Skip directly to content

20080504 - DUYÊN TÁI SANH - PHẬT TỬ CANADA

20080504 - DUYÊN TÁI SANH - PHẬT TỬ CANADA

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 04/05/2008

Thời lượng: [31:10]

1- TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGƯỜI TU Ở TU VIỆN

(00:01) Trưởng lão: Mấy con ngồi xuống hết đi con.

Phật tử: Thầy khỏe hả Thầy?

Trưởng lão: Cám ơn con Thầy khỏe con.

Phật tử 1: Cổ gửi cái này cúng dường gạo, còn cái này cúng dường để cất nhà.

Trưởng lão: À, mấy con thì thôi bây giờ con cất, con lo công việc trong Tu viện, Thầy xin cám ơn mấy con. Thầy sẽ nhận sự cúng dường của mấy con.

Phật tử: Con nay thấy Thầy ốm đi nhiều hơn hay sao?

Trưởng lão: Thầy ốm hơn là làm việc nhiều.

Phật tử : Làm việc nhiều quá hả Thầy?

Trưởng lão: Làm việc nhiều lắm. Bởi vì Thầy vừa viết sách mà vừa kiểm tra lại các tu sĩ để đưa họ vào cái lớp học cao hơn, cái lớp tu cao hơn. Để những năm sắp tới đây, phải đào tạo những người tu thật tu tự chứng mấy con. Phải làm chủ được sự sống chết, chứ không khéo Thầy dẫn dắt hoài mà tu không ai được hết thì nó phí quá.

Phật tử : Được hả Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con, Thầy mà không dẫn thôi, chớ Thầy dẫn là phải tới. Phải có người tu làm chủ như Thầy, muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống. Chớ còn mà tu mà không được như vậy thì làm sao làm chủ.

Mấy con ngồi đi con. Mấy con ngồi ghế đi con. Mấy con ngồi ghế hết đi con, ngồi đi con, ngồi đi, ngồi đi, ngồi trên ghế hết đi con, con ngồi đi.

Phật tử : Cho con con được phép ngồi đây nha Thầy.

Trưởng lão: Được con nhắc ghế ngồi đi con.

Bởi vì Thầy vừa viết sách mà vừa đào tạo cho người tu thật tu con thật tu thật chứng. Cho nên trong một cái cái cái cái lớp vừa rồi, thì đào tạo ở đây cái, cái Tăng đoàn, cái Ni đoàn ở đây con. Nó ở đây nó có cái cái cái giáo đoàn của Tu viện Chơn Như. Thì trong giáo đoàn đó nó có cư sĩ: Nam cư sĩ đoàn, Nữ cư sĩ đoàn, rồi Tăng đoàn, rồi Ni đoàn. Thì mấy con đi ngang mấy con thấy cái lớp mà các sư mà mặc y áo vàng đó, theo Nam Tông đó, đó là cái Tăng đoàn. Rồi các Ni đoàn thì bên nữ, thì họ cũng mặc y áo vàng như vậy.

Ở đây nó có bốn cái giới đệ tử của Phật Thích Ca: Nam cư sĩ, nữ cư sĩ, và Ni và Tăng, đâu nó ra đó. Còn Thầy thì ăn mặc như thế này nè, là tại vì Thầy thấy là mình cần phải hòa hợp với các thầy Đại Thừa. Chứ Thầy ăn mặc mà như các sư như vậy đó, mặc y vấn như vậy đó thì người ta nói Thầy Nam Tông Nguyên Thủy chống đối Đại Thừa. Các con hiểu điều đó không? Còn Thầy là một thầy Đại Thừa mà, phải không? Cho nên Thầy đâu có chống đối. Thầy muốn các thầy Đại Thừa tu hành cũng như Thầy, cũng tu làm chủ được sự sống chết. Chứ không phải cúng bái, niệm Phật, tụng kinh mà rốt cuộc rồi không làm chủ được gì hết thì quá phí uổng con.

(2:33) Cho nên Thầy nỗ lực lắm. Thầy làm sao mà ở đây có người tu chứng. Kinh sách của Thầy dựng lại những cái gì của Phật dạy cho đúng. Để rồi quý thầy Đại Thừa họ thấy đọc đúng không sai, thì họ thấy Thầy làm có kết quả mà. Thầy dạy người ta tu có kết quả chứ đâu phải nói lời nói suông. Mà đâu phải là chỉ có mình Thầy, cho nên cái họ bắt đầu họ theo. Tất cả Đại Thừa theo Thầy thì mọi ngôi chùa ở đây thì nó trở thành cái lớp học dạy đạo đức, có phải đẹp không? Chứ đâu phải bỏ mấy con.

Còn cái chỗ mà quý thầy người ta thờ Phật Quan Âm, Thế Chí, hay Di Đà hay hoặc là tất cả những Đức Phật khác, Thập Điện Diêm Vương đều là những cái nơi để lại lịch sử của Phật giáo, của đất nước chúng ta. Thì cái nơi đó chúng ta không có sinh hoạt nữa. Nhưng mà nơi đó để trở thành cái cái cái khu lịch sử của Phật giáo. Thành ra chúng ta sinh hoạt ở trong cái trường học, ở trong những cái nhà nhỏ để mà chúng ta thực hiện tu tập. Chớ không phải đến đó tụng niệm cúng bái như hiện giờ các nhà Đại Thừa hay làm. Nó trở thành cái di tích của lịch sử thôi.

Thì chúng ta cũng không được phá bỏ một cái tượng Phật nào hết. Để nói lên trong một cái giai đoạn Phật giáo của đất nước, của quê hương của chúng ta trong cái thời điểm đó, người ta đã đúc những cái tượng như vậy như vậy. Để lại cái di tích cho những thế hệ sau này, con cháu chúng ta đến đó người ta tham quan. Đây là cái giai đoạn Phật giáo như vậy, và đây là cái giai đoạn Phật giáo mà để tu tập được làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Người ta thấy rồi.

Người ta đến thấy những cái ngôi nhà như thế này, thế này mà lại làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Không có thấy có cái tượng Phật tốn hàng tỷ bạc. Nhưng mà những cái tượng Phật tốn hàng tỷ bạc đó là cái di tích lịch sử của chúng ta. Chúng ta không có quyền phá nó. Để chúng ta nói lên cái lịch sử của tôn giáo, của đất nước quê hương của chúng ta. Mồ hôi, nước mắt của đồng bào, của dân tộc chúng ta đổ vô đó mới đúc lên được cái tượng đồng, với cái tượng lớn như vậy, chớ đâu phải khi không mà có mấy con. Nó thuộc về lịch sử, nó rất đẹp cho dân tộc của chúng ta. Nó là những cái hình ảnh văn hóa đất nước của chúng ta .

(04:35) Phật tử : Dạ, nhưng mà nếu mà mình dựa vào đó thì có thể con nghĩ chắc không có đi đến cái nắm được cái sanh tử bệnh lão của mình hả Thầy?

Trưởng lão: Đúng vậy con, cái đó là không bao giờ nó đi đến, cái chỗ đó là đi đến tha lực, đi cầu khẩn. Đi cầu khẩn nó không đúng cái cái tinh thần của Phật giáo. Đức Phật dạy chúng ta là: "Tự thắp đuốc lên đi'' mà giờ cầu khẩn là đi ngược lại rồi. Nó sai, nó sai ý của đức Phật.

2- CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THEO BÁT CHÁNH ĐẠO

(05:00) Phật tử: Con thấy sao quá trình mà đi đến con đường giải thoát đó, sao con thấy dường như nó khó khăn quá, hình như tùy duyên hả Thầy. Chắc cái nghiệp con nặng hay sao?

Trưởng lão: Không phải con, nó dễ lắm con. Nhưng mà nó là cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật, nó Bát Chánh Đạo mà con. Nó có lớp lang đàng hoàng từ thấp đến cao mà. Nó có ba mươi bảy pháp để mà tu tập ở trong Bát Chánh Đạo, ở trong tám cái lớp học đó. Cho nên nó có ba cái cái cái cái cái cái cái nó ba cái chương trình học của nó. Nó cũng như là Tiểu học, Trung học, Đại học, thì nó Giới - Định -Tuệ con. Đạo Phật nó cụ thể rõ ràng lắm mấy con.

Cho nên nó nó mình thấy, ví dụ nhìn trên cái chương trình, mà mình thấy người mà làm chủ được sinh, già, bệnh, chết thấy nó khó quá, không ai làm được. Nhưng mà bắt đầu mình vô mình học cái lớp một, lớp hai. Cũng như bây giờ nhìn một cái người tiến sĩ học, một bác sĩ mình thấy khó quá. Mình chưa biết chữ đọc thì mình thấy khó quá, nhưng mình học từ lớp một cho đến bác sĩ thì mình thấy dễ. không khác. Khoan hãy vô cái chương trình nó dễ.

Cho nên hôm nay Thầy hướng dẫn cho mọi người đi từ lớp một đi lên, từ cấp một, cấp của nó, cấp tiểu học. Cũng như là cấp Giới rồi cấp cấp Định rồi cấp Tuệ. Các con thấy cái trương trình của Phật nó thực tế mà nó có phương pháp đàng hoàng. Cấp nào nó có những cái học gì? Cái bài học nào? Rồi cái phương pháp tập luyện như thế nào? Nó nằm ở trong cấp đó. Cái lớp một nó phải tập luyện cho cái lớp một cho nó đạt được, rồi nó mới tuyển lên cái lớp hai. Lớp hai rồi nó mới tuyển lên lớp ba. Nó cứ như vậy thành ra nó khó mà nó dễ (nghe không rõ).

Phật tử : Nó có căn bản.

(06:37) Trưởng lão: Nó có căn bản con, nó đi từ từ.

Mà Thầy dựng lại cái chánh pháp của Phật, nó theo cái chương trình giáo dục đào tạo. Chứ nó không phải tự tu tự chứng được, mà phải do cái sự hướng dẫn đào tạo. Cho nên hiện giờ Thầy đào, Thầy luyện đào tạo cho một số người tu chứng, để họ đứng lớp họ dạy. Chớ một mình Thầy làm sao dạy hết mấy con, đâu dạy hết đâu. Cái người dạy lớp một ở bên lớp một, mà người dạy lớp hai phải có người đứng lớp dạy cho lớp hai chớ. Cho nên cái nhân sự để mà đứng lớp dạy, để mà đào tạo cho cái người tu chứng là cần phải có nhân sự. Chớ còn không có nhân sự thì đừng có mong nói chuyện mà dạy người ta tu chứng.

Cho nên các con thấy, hôm nay mấy con thấy ở cái lớp ở Tu Viện đây là cái lớp một. Cái lớp một ở đây mà học những cái giới luật đức hạnh. Cho nên nó có những cái bài học năm giới. Con thấy có năm giới thì có năm cái đức. Mà năm cái đức mà không học thì làm sao mà mình học giới. Như giới cấm sát sanh mà không học cái đức hiếu sinh của nó thì làm sao hiểu được cái giới? Cho nên khi mà học được năm giới căn bản rồi mới học Thập Thiện. Chớ đâu phải mà muốn vô học Thập Thiện học đại. Đó các con thấy chưa? Rồi học Thập Thiện rồi thì mới học Thập Giới Sa di, rồi học 250 giới Tỳ kheo, rồi mới học 348 giới Tỳ kheo Ni. Đó là cái phần giới, giới giới luật, giới cấm. Còn cái phần mà giới kinh nữa mấy con, nó nhiều lắm.

Cho nên tất cả những cái phần giới này làm cho mấy con phải hiểu biết. Làm cho cái tri kiến của mấy con hiểu biết về cái đức hạnh của giới. Cái oai nghi, từ cái lời nói như thế nào gọi là ái ngữ? Cái lời nói như thế nào gọi là Chánh Ngữ? Cho nên các con thấy cái Bát Chánh Đạo thì từ Chánh Kiến, thấy mọi vật như thế nào gọi là Chánh Kiến. Thấy mọi vật như thế nào, thấy mọi sự việc như thế nào gọi là tà kiến.

(08:31) Rồi Chánh Tư Duy, phải học như thế nào để mà gọi là Chánh Tư Duy. Nhiều khi, khi mà chúng ta tư duy ở trong đầu mà cái nỗi lòng chúng ta buồn lo thì làm sao gọi là chánh được. Cho nên vì vậy người ta phải dạy cho mình hiểu biết. Khi mà suy nghĩ một điều gì đó mà lòng mình được an vui, mà cái suy nghĩ đó nó sẽ đem đến cho người khác vui, vui hơn là đem cho người ta khổ, thì đó là Chánh Tư Duy.

Rồi Chánh Tư Duy rồi thì các con thấy đức Phật dạy tới cái lớp kế nữa là Chánh Ngữ. Cái lời nói ôn tồn nhã nhặn, chớ cái lời nói thô lỗ, cộc cằn thì đâu phải gọi là Chánh Ngữ được? Không Chánh. Dạy chúng ta từ ngôn ngữ mấy con. Dạy từ chúng ta từ sự suy nghĩ để chúng ta được giải thoát. Dạy từ chúng ta cái háy thấy hiểu biết để mà chúng ta không bị ác pháp làm chướng ngại tâm.

Đó thì các con thấy từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ rồi bây giờ Chánh Mạng, Chánh Nghiệp. Chánh Nghiệp là dạy chúng ta cái hành động sống hàng ngày phải sống như thế nào, phải làm như thế nào gọi là Chánh Nghiệp? Rồi tới Chánh Mạng, Chánh Mạng là nuôi mạng sống mình về vật chất, phải nuôi nó bằng cái gì? Rồi về tinh thần phải nuôi nó bằng cái gì? Người ta chửi mình, mình giận đó là mình nuôi tinh thần mình là không phải là Chánh Mạng. Làm cho mình buồn khổ, cơ thể bệnh đau thì như vậy đâu có nghĩa là Chánh Mạng được, Chánh Mạng…​

(09:47) Phật tử : Cái buồn khổ khó bỏ quá hả Thầy?

Trưởng lão: Đó đó…​Bởi vậy, người ta mới dạy cho mình, con thấy không? Chánh Mạng - mình nuôi cái mạng mình nó có phần vật chất. Ăn thì đừng có nên ăn những cái loài đau khổ, có sự chết chóc ở trong cái thực phẩm đó thì làm sao mà gọi là Chánh Mạng. Đó cho nên vì vậy, dạy cho mình từng cách sống gọi là Chánh Mạng. Đến khi mà cái Chánh Mạng mình xong rồi thì dạy cho mình Chánh Tinh Tấn. Phải siêng năng làm cái gì hàng ngày? Phải làm gì thì Chánh Tinh Tấn? Hằng ngày phải ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, tức là Tứ Chánh Cần. Mà sau khi Tứ Chánh Cần tâm mình bất động thanh thản, an lạc, vô sự rồi, thì bắt đầu người ta dạy mình Tứ Niệm Xứ, tức là Chánh Niệm. Chánh Niệm thì tâm bất động nhưng mà nó tự nó khắc phục tham ưu. Cho nên cho nên trên tứ Chánh niệm. À.. trên Tứ Niệm Xứ, đức Phật dạy: ''Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu''.

Nó tự nó nhiếp phục những cái vi tế trong tâm nó chứ không phải thành cái niệm trong đầu. Còn mình còn niệm vọng tưởng thì phải hoàn toàn phải ở trên Tứ Chánh Cần mà ngăn mà diệt, cho đến khi tâm bất động. Có gì không con?

Phật tử khác: Cô Trang gọi điện cho Thầy có ai gọi…​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: À, vậy rồi Thầy sẽ về không sao đâu. Con sẽ nói nó chút Thầy qua liền, chớ bây giờ Thầy bỏ mấy con đây sao? Thầy thì có cái ở cái lớp cứ ngồi thì ở chỗ này rồi chỗ kia, rồi tới chừng nghỉ thì coi như Thầy…​ Nói chung thì có con đông thì phải vậy, con đông thì phải vậy. Thầy phải thương hết không bỏ đứa nào hết.

3- TỪ TRƯỜNG ĐI TÁI SANH, KHÔNG CÓ LINH HỒN

(11:14) Phật tử: Thầy, con có cái thắc mắc đó, Thầy nghĩ sao về vấn đề bên Công giáo họ nói là sau khi chết thì không còn linh hồn?

Trưởng lão: Có nghĩa là, ở Phật giáo thì sau khi chết thì hoàn toàn cái thân tứ tứ đại của chúng ta. Thì nó hoàn toàn nó không còn có cái linh hồn gì trong này.

Phật tử: Ủa vậy hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ, Phật Giáo thì hoàn toàn, đức Phật nói hoàn toàn là không có linh hồn…​ (không nghe rõ).

Phật tử : Vậy sao có kiếp sau Thầy?

Trưởng lão: Kiếp sau, nó còn kiếp nhiều nữa chứ ở kiếp sau. Bây giờ Thầy nói, con muốn hỏi về nhân quả? Nhưng mà để Thầy giải thích nhân quả con. Bởi vì người ta chưa hiểu nhân quả cho nên người ta mới nghĩ ra cái thân này có cái linh hồn. Cho nên Thiền Tông nó không hiểu, nó cũng cho ở trong thân này có Phật Tánh, cho nên tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh mà, do đó mà Thiền Tông nó hiểu. Cho nên có Phật Tánh tức là có một vật thường hằng bất biến không thay đổi.

Nhưng đức Phật nói các pháp trên thế gian này đều vô thường không có pháp nào mà thường. Vô thường thì bữa nay như thế này, mai thay đổi như thế khác. Không có khi chết rồi thì lại mất, mất rồi cái gì tiếp tục tái sanh? Cái gì tiếp tục tái sanh? Bây giờ mấy con thắc mắc nếu không có linh hồn thì cái gì tiếp tục tái sanh? Hằng ngày thí dụ như con sống, hàng ngày có người nào làm chướng ngại tâm, con tức giận con la, con la. Không biết con mình nó làm gì đó, la: "Mày không đi học, à.. con không đi học, bây giờ phải ôm cặp mà đi học. Tao bảo phải biết nghe, không có được cãi". Nó đó là con tức tối. Mà cái tâm sân con giận con, con la thôi chứ chưa nói ai đâu, thì cái từ trường nó phóng ra. Con biết cái từ trường?

(12:45) Bây giờ cái nam châm với cái cái miếng, cái thanh sắt nó sẽ hai cái nó hít nhau, thì giữa cái sức hút đó, cái sức hút mà giữa sức hút không thấy hình dáng gì mà nó hút mạnh lắm, thì đó là từ trường. Các con muốn Thầy muốn nói không? Thì bây giờ con nói ra cái lời nói mà tức giận con thì nó phóng ra cái từ trường đó. Nó phóng ra không có nghĩa nó ở xung quanh đây đâu, mà nó bao bọc hết cái trái đất của chúng ta. Cái vòng khí quyển nó bao hết, nó ở chỗ nào nó cũng có hết.

Rồi bắt đầu bây giờ, con thấy một đứa cháu của mình nó khóc con dỗ nó. Rồi con hát cho nó ngủ, nó yên nó khóc. Tức là con làm cái hành động thiện đó để cho cháu nó yên ổn nó ngủ. Thầy nói đây là con cháu của mình, nhưng mà đó là hành động thiện. Thì cái hành động hát, cái hành động mà ru dỗ nó, nó cũng phóng xuất. Con bây giờ cầm một đồng bạc hay một bát cơm cho một người ăn mày. Cái hành động mà con cho người ăn mày con không nói lời nào. Con sớt cho họ một bát cơm hay một đồng bạc, cái hành động đó nó cũng nó là thiện. Mà cái hành động mà con đánh người ta một bạt tay thì nó cũng phóng ra.

Cho nên cái gì mà đi đầu thai? Không phải một con người mà đầu thai có một người, mà một người không có nghĩa là đầu thai thành một con người mà không thành con vật. Nó thành con vật. Con bắt con gà con cắt cổ, con nhổ lông, con ăn thịt. Cái hành động mà giết của con làm chết con gà, hành động nó phóng, nó cũng bao phủ cái từ trường. Trong khi đó nó nằm xung quanh trái đất của chúng ta, cho nên cái hành động đó, cái hình ảnh đó nó lưu lại trong không gian.

Cho nên một cái người có Tam Minh, người ta dùng cái cái đôi mắt Tam Minh, nó không phải là cái, cái đôi mắt ở giữa trán mà người ta tưởng tượng ra gọi là Thiên Nhãn, không phải. Mà cũng không phải trí tuệ để mà hiểu. Mà cái con mắt của chúng ta đây, mấy con dùng cái con mắt của mấy con bây giờ nhìn thấy cái bàn, cái ly nước, cái này cái nọ xung quanh đây. Các con thấy nhà cửa xung quanh đây là đôi mắt của mấy con, nhưng nó hoạt động bằng một cái số tế bào não thuộc về ý thức nó thấy như vậy.

(15:00) Nhưng khi một cái người, người ta dùng cái số tế bào não khác ở trong đầu của chúng ta, nó sẽ hoạt động qua đôi mắt này. Mà vách này là vách tường ngăn thôi, ở bên ngoài chiếc xe để, ở đây mấy con dùng mắt không thấy. Nhưng mà Thầy dùng cái đôi mắt đó mà Thầy nhìn qua, Thầy thấy cái vách này nó không còn cái vách này nữa. Nó thấy chiếc xe để bên ngoài nó biết một người núp ngồi chỗ nào nó biết rõ ở bên ngoài vách. Không gian vũ trụ này, hành tinh như thế nào nó thấy, không chỗ nào nó không thấy, đó gọi là Thiên Nhãn Minh.

Bằng con mắt này chứ không phải…​ cũng con mắt này thấy cả cái vũ trụ này chớ không phải con mắt khác. Mà những người tu không biết họ gọi là Tuệ Nhãn. Gọi là Thiên Nhãn bằng con mắt ở giữa này, nó mở ra bằng cái này, đó là họ dùng tưởng họ tu. Chớ nó con mắt này, trong cái bộ óc này nó có những cái tế bào nó đang làm việc, mà có những tế bào không làm việc. Mà cái người tu, người ta đánh thức được những cái tế bào đó làm việc khi người ta sử dụng nó.

Cho nên cũng con mắt đó mà nó thấy được, các con hiểu điều đó. Cũng con mắt Thầy mà Thầy thấy được vũ trụ. Cũng con mắt này mà Thầy thấy được tâm niệm ở trong bụng của con như thế nào, các con hiểu không? Cũng con mắt này nó biết được, nó thấy được. Đó, thì như vậy gọi là Thiên Nhãn Minh. Cái sáng suốt mà người thế gian các con không tu thì các con sử dụng con mắt các con không được. Các con có mà các con chịu. Không phải là Thầy có mà các con không có, các con có.

Cho nên nói cái hiểu qua cái nghĩa của những người tu chưa chứng, họ hiểu một cách là những người đó họ có con mắt đó, còn các con không có. Còn Thầy nói ở đây con mắt của các con là con mắt để sử dụng những cái điều đó. Nhưng vì cái não bộ, cái cái tế bào não của mấy con nó chưa hoạt động ở trong cái chỗ đó, cho nên mấy con không thấy mà thôi, con hiểu rồi phải không?

(16:52) Bây giờ cái gì đi tái sanh? Hằng cuộc đời của các con biết bao nhiêu lần giận hờn, buồn phiền, đau khổ. Thì mỗi lần giận hờn, buồn phiền, đau khổ đều bị phóng xuất từ trường hết. Cho nên, cái từ trường không có hình ảnh nhưng mà người ta có con mắt đó người ta nhìn. Cho nên hiện giờ đức Phật đã tịch 2551 năm, hình ảnh đó không phải ở bên Ấn Độ, mà ngay tại Việt Nam Thầy nhìn vẫn thấy hình ảnh đó. Tại vì Thầy nhìn bằng con mắt của Tam Minh, chớ không phải nhìn con mắt của ý thức. Con hiểu không? Cho nên Thầy thấy được nhìn ảnh của Phật. Ai xóa được cái hình ảnh đó? Các con hiểu.

Nhưng trong các hình ảnh đó lưu thì nó có cái từ trường của hình ảnh đó. Cho nên các con thấy khoa học bây giờ, hiện giờ Thầy đọc ở trong báo ấy Thầy thấy rất rõ. Hồi trước Thầy nói thì không ai, không ai tin Thầy nói điều đó có cái từ trường. Nhưng mà nhờ khoa học nó đã chứng minh được. Nhưng mà cái khoa học nó chỉ cái thời gian ngắn. Thí dụ 3 - 4 tháng, các con để xe hơi bữa nay ở đây, con đi về đi, 3 - 4 tháng sau, người ta dùng cái máy đó người ta chụp cái hình ảnh của xe hơi con còn. Người ta chụp được cái hình xe hơi con. Đó là trong báo, trong báo An ninh thế giới, nó đã đưa ra những cái khoa học tiến bộ đến cái mức độ như vậy. Tại sao cái hình ảnh xe hơi nó còn lưu ở đây, các con thấy không? Còn trái lại, nó chỉ chụp ở đây nó thấy mà chụp chỗ khác nó thu không được. Còn trái lại cái đôi mắt Thầy ở xứ nào Thầy cũng thấy cái xe hơi của con được hết. Nghĩa là để ở bên chỗ, bên cái hông nhà khách này, con thấy chưa?

Bây giờ những cái từ trường đó khi mấy con chết, mấy con chết đi, thì mỗi từ trường nếu ác mà sân thì nó sẽ sanh làm con người giận dữ, hung dữ. Nó tương ưng với những người nào sân, cùng với cái cái cái độ sân nó giống nhau, nó tương ưng nhau, nó thành ra một con người.

(18:52) Mà bây giờ một cái từ trường thiện của con, mà trong một cái đời con bao nhiêu lần sanh, nó sẽ sanh bao nhiêu con người, chớ không phải một người đâu. Có một linh hồn thì phải sanh một người chớ sao sanh nhiều? Mà vì con quá nhiều từ trường. Thì bao nhiêu từ trường mỗi lần sân thì nó phải có từ trường phóng ra chớ sao, chớ đâu phải có một cái từ trường sân đâu, nó nhiều. Phải không? Rồi bắt đầu thiện nó cũng nhiều, cho nên nó cũng có sanh người thiện. Mà cũng có sanh người sân, cũng có sanh người buồn phiền đau khổ. Rồi rồi nó cũng có sanh ra loài chúng sanh.

Bởi vì con cắt cổ con gà, con ăn thịt nó, thì cái từ trường đó nó phải sanh làm con gà để nó trả cái quả. Ngoài hoàn toàn con đâu có biết cái con gà đó bị cắt cổ đau khổ như thế nào? Như hiện giờ con giết con gà, con đâu biết nó giãy giụa đau khổ như thế nào. Nhưng nó phải trả cái quả của con làm cái chuyện đó bằng cái từ trường của con. Bằng cách là nó sẽ sanh làm con gà trong một kiếp. Đến khi mà con bỏ thân này, thì những cái từ trường ác con nó sẽ sanh làm đủ con vật hết. Thôi bây giờ nói như vầy thì mấy con đâu có làm sao tin nổi, nhưng mấy con thấy nhân quả của một cái cây. Một cây xoài nó có cho mấy con một trái không?

(19:53) Phật tử: Nó nhiều trái.

Trưởng lão: Ừ, nhiều trái, mà đâu phải trái nào cũng đều nhau đâu. Có trái lớn, trái đẹp, trái eo, trái đủ thứ loại có phải không? Đó là những trái đậu. Còn bao nhiêu trái rớt mấy con thấy không? Nó vừa ra bông nó đã đổ, nó rớt đầy gốc chớ đâu phải. Đâu phải con sanh vậy là nó hoàn toàn nó đều lớn lên hết đâu. Nó đều chết yểu chết non đủ loại của nó. Các con thấy nhân quả của cái cây có có đúng không? Như vậy một con người là một cái cây, một cái, cái quả trong một cái nhân rồi.

Cho nên khi mà cái hành động của chúng ta là những cái quả mà nó chờ để mà nó thành cái quả của nó, các con chạy sao cho khỏi? Cho nên mà những người ngồi xung quanh đâu biết chừng đó là nhân quả của chúng ta. Một chùm mà sanh ra cho hôm nay chúng ta mới gặp nhau. Chứ nếu mà không có một chùm thì chúng ta là người xa lạ, làm sao chúng ta gặp nhau đây. Các con hiểu chưa?

Đó, cho nên nhân quả mà, nhân quả tái sanh chớ làm sao ai nói linh hồn tái sanh. Còn mấy người nói linh hồn tái sanh là tại vì mình đứng ở trong thuyết, cái thuyết xưa…​Từ xưa đến giờ người ta không hiểu được nhân quả. Người ta đâu không hiểu rằng một cái hạt xoài nó lên một cây xoài, nó cho một trái bao giờ. Một cây xoài nó cho bao nhiêu trái? Mà nó càng lớn, càng, nó càng lớn cho đến khi mà cây xoài chết nó cho biết bao nhiêu lần trái mấy con. Phải không, mấy con thấy?

Cho đến khi cây xoài chết - mà cái cây xoài mà chưa chết, nó hàng trăm năm nó chưa chết, nó cho bao nhiêu không? Đó các con thấy ghê gớm không? Còn chúng ta mà cho tới chừng chết, chúng ta cao lắm là chúng ta 100 tuổi, là cái người đó cũng cao lắm rồi. Thì 100 tuổi mấy con để biết bao cái điều giận hờn, phiền não, đau khổ, giận dữ của mấy con không? Thì bao nhiêu đó, thì mấy con biết bao nhiêu cái cái, cái quả của nó không? Đau khổ lắm con.

Phật tử: Tức là con người tái sanh theo cái nghiệp riêng?

Trưởng lão: Theo cái nghiệp. Bởi vì theo nghiệp mà tái sanh chớ đâu, chớ đâu phải là linh hồn đi tái sanh. Cho nên mình đâu có chọn được. Cho nên cái sự cầu siêu, làm sao mà có cầu siêu được. Một cái người tham lam trộm cắp mà cầu siêu lên cõi Cực Lạc, lên trên đó chúng ta tham lam hết không? Rồi lên trên đó sao mấy con? Cái nước của người ta là sao? Nước Phật mà bây giờ có trộm cắp này là sao? Vậy thì khi mấy cái ông thầy mà dạy chúng ta cầu siêu có đúng không?

4- HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI THÂN

(22:01) Phật tử: Tức là cái vấn đề cầu siêu là vô hiệu quả hả Thầy?

Trưởng lão: Không có hiệu quả con. Mà nó không có cái, cái, cái cái vấn đề lí luận nó không có logic được. Nó không có bảo đảm cho cái sự lý luận không đúng. Nó không khoa học, nó không đúng. Như vậy mà chúng ta tin.

Phật tử: Vậy khi mình chết thì thì theo theo cái Thầy dạy đó, chỉ dạy đó, thì mình làm sao cho nó đúng Thầy?

(22:26) Trưởng lão: Thì Thầy sẽ chỉ dạy cho mấy con đúng cách. Muốn đúng cách khi chết rồi thì nó sẽ tương ưng nó tái sanh. Dù nó tái sanh một trăm, một vạn người chúng ta cũng không sợ. Chúng ta ước nguyện, làm sao bây giờ con bỏ ra một cái số tiền con in kinh sách Đạo đức. Tức là năm giới, năm giới đức của Phật. Mong sao cho những cái người thân của tôi chết dù sanh ra một vạn người, những người này đều gặp được cái cái Chánh Pháp này, cái đức hạnh này. Thì nhờ gặp được chánh, cái cái đức hạnh này thì những người đó họ sẽ từ sân họ không sân. Họ sống thiện, học đức hiếu sinh. Họ học được đức ly tham, họ không còn tham lam. Họ được đức chung thủy, họ sống chung thủy, thì các con thấy hạnh phúc không? Có giải thoát họ không? Sanh bao nhiêu thì mà họ giữ được giới luật đức hạnh bấy nhiêu.

Phật tử: Hồi hướng công đức?

Trưởng lão: Thì đó, thì mình coi như mình hồi hướng công đức. Nhưng mà ước nguyện cho cái người…​ cũng như mẹ mình đi, hay là ông bà mình chết đi, “ước nguyện cho ông tôi, bà tôi chết được sanh ra, dù là bao nhiêu cũng được gặp Chánh Phật Pháp này”. Rồi mình bỏ số tiền mình in cái số kinh đó trong cái ngày mà gọi là cái ngày làm tuần đi. Mình phát cho bà con mọi người một tập sách: “Tôi mong rằng cô bác về đọc sách này sẽ thấy cái đạo đức nó đem lại hạnh phúc cho gia đình mình”.

Thì mấy con sẽ thấy vừa cái đời sống của những người tiếp xúc được, mà trong đó biết đâu chừng có ông bà của mình khi chết tái sanh trong những gia đình này. Các con hiểu chưa? Thành ra con cháu trong gia đình này mà có tập sách này, thì lớn lên chắc chắn là có cái duyên ước nguyện của con, nó sẽ thấy cuốn sách này, nó đọc nó ham thích liền.

Đấy, cái duyên nhân quả cái tình thương của nó, nó đặt, nó đặt cùng nhau nó tương ưng ở trong cái nhân quả. Cho nên khi mà nó gặp cuốn sách này mà được cái tâm con ước nguyện thì nó thấy cuốn sách này đọc thích quá, hay quá. Nó đọc suốt đêm mà nó không biết mệt mỏi ngủ nghỉ. Cho nên có nhiều người họ đọc sách Thầy, họ gặp sách Thầy họ đọc. Họ nói hay quá. Đúng quá. Cho nên họ đọc, họ không nghỉ. Rồi họ năm mười ngày, một tháng, hai tháng sau, họ đi tìm những cái nơi nào đó để mà chỉ cho họ về Tu viện. Đó là cách thức thật sự mấy con. Từ cái chỗ họ không biết, mà họ biết được Tu Viện là nhờ cái duyên ước nguyện. Mà khi mà ước nguyện in kinh sách như vậy, họ có bán sách này đâu, Thầy đâu có cho phép.

Chỉ có ước nguyện để đem lại cái sự hạnh phúc cho mọi người. Trong họ còn sống và người đã chết sẽ khi tái sanh họ sẽ gặp được sách này. Trong một cái cái vấn đề làm thực tế cụ thể, trong xã hội chúng ta có đạo đức, thì đó là một điều tốt cho mọi người. Và khi mọi người sanh ra được gặp đạo đức thì lại là còn xây dựng cho họ trở người khác được giải thoát như mình. Các con thấy có cái nào mà không lợi ích đâu.

5- KHI CHẾT NÊN CHÔN HAY HỎA THIÊU

(25:13) Phật tử: Còn vấn đề mà chết đi mà chôn với lại hỏa thiêu là sao Thầy ?

Trưởng lão: Chôn và hỏa thiêu thì như thế này, chúng ta là những người Việt Nam thì chúng ta nên nhớ rằng chúng ta có cái tinh thần, mà tổ tiên của chúng ta đã nói: “Sống cái nhà, thác cái mồ”. Chúng ta không phải là người Campuchia mấy con, chết mà thiêu đốt. Thiêu đốt rồi bắt đầu chúng ta bỏ trong một cái hũ như thế này, đem để trong tháp. Mà chúng ta không có đến thăm cái chùa đó, không cúng dường thì họ để cái tháp hài cốt của ông bà chúng ta nhét đằng sau. Họ đâu có sắp sửa, họ đâu có lau chùi đâu mấy con.

Nhưng mà chúng ta hằng rằm, vía lớn này kia, chúng ta hằng đến chùa, từng tháng đến chùa thì họ để cái hũ lau chùi sạch sẽ. Bởi vì mình đến chùa là mình phải cúng dường, coi như mình mướn họ làm cái công việc đó. Còn mình quên không mướn họ, thì đương nhiên họ nhét cái hủ hài cốt của cha mẹ mình. Nhưng mà trong khi đó, trong khi đó, con biết hàng trăm hàng vạn cái hũ mà chất ở trong một cái, một cái tháp, một cái kệ như vậy thì mấy con biết. Khi mà con cháu chúng ta đến biết cái hài cốt nào là của ông cha chúng ta.

Không bằng chúng ta có một khu đất nhỏ hay hoặc là nơi chùa đó dành cho chúng ta có khu đất nhỏ, để tất cả những anh chị em chúng ta, cô bác chúng ta chết chôn vào đây. Hôm nay mình đưa con cháu mình về đây để thăm mồ mả của ông bà, thăm cái nơi thác cuối cùng chôn cất, không phải là cái tinh thần, tinh thần…​

Phật tử: Rồi cái vấn đề khác là nó không ảnh hưởng tới những người chết, nó chỉ ảnh hưởng đến người sống thôi phải hôn? Nó chỉ là để cho họ còn nhớ gốc nhớ nguồn phải hôn?

Trưởng lão: Nhớ gốc nhớ nguồn con, tức là cái người Việt của chúng ta, cái tinh thần.

Phật tử: Nhưng mà ở ngoại quốc đâu có được vậy Thầy, nó chôn chồng lên, không có được đâu Thầy, giờ Thầy nguồn đất riêng biệt nhưng nó vẫn chôn chồng, chôn chồng, nó không có cho riêng, không có bao giờ cho riêng?

Trưởng lão: Không được? Vậy thì thử hỏi cái nhà của tui có người nào lên ở hay không, lên ở chồng tui không?

Phật tử: Thì ở bển vậy đó Thầy.

(27:10) Trưởng lão: Không được?

Phật tử: Các nghĩa địa đó thí dụ các chu vi vậy phải không? Thầy không có được chôn ngoài ra cái này, Thầy mua bao nhiêu đất cũng vậy, chỉ là cất nhà chứ còn không được chôn người, mà hãy chết thì phải trong cái nghĩa địa đó, người đông quá nên chồng lên, chồng lên, chồng lên dầy nè.

Trưởng lão: Thầy nói thật sự đông người chứ chưa hết đất. Thầy thấy bây giờ nói Việt Nam của mình, phải mình tập trung, mình tập trung lại cái chỗ đông người. Chứ sự thật ra mình đi ra miền Trung, cát trắng phau, làm sau hết đất đâu.

Phật tử: Thì ở đây thì khác rồi Thầy nhưng mà ở nước ngoại quốc không được.

Trưởng lão: Cái lịnh của cái người..

Phật tử: Nhưng mà nếu mà như vậy, cái giữa cái chết và, giữa thiêu và chôn thì có ảnh hưởng gì tới người chết không Thầy?

Trưởng lão: Nó không có ảnh hưởng gì hết, nhưng mà mình nói về cái tình cảm…​

Phật tử: Như chết rồi là hết rồi phải không?

Trưởng lão: Chết rồi là hết rồi con nó không ảnh hưởng. Nhưng mà cái tình cảm của cái người dân tộc Việt Nam của mình. Lúc còn sống đó. Khi mà thấy thiêu đốt xác của cha mẹ mình, mình nghe nó nóng xót lắm. Chứ cái người chết họ có nóng đâu, mà mình cảm thấy nó nóng. Cái cảm tình, cái thương yêu của mình, mình thấy cha mẹ mình đốt vậy, trời ơi nó xót, nó nóng xót vô cùng, có phải không? Cái tình cảm Việt Nam, cái người Việt Nam mình nó có tình cảm sâu sắc lắm. Cho nên nó mới có cái câu tục ngữ: "Sống cái nhà, thác cái mồ". Tại sao chúng ta ích kỉ với những người thân của chúng ta đến đỗi? Và đồng thời cái để mà chỉ cho con cháu chúng ta biết cái chỗ nơi cuối cùng của cái nắm xương tàn của ông cha chúng ta chôn cất. Mặc dù bây giờ mấy con thiêu đi, mấy con bỏ vào cái hũ…​

Phật tử: Như vì cho nhớ nguồn gốc trong tổ tiên ông bà chớ không có ảnh hưởng tới cái người chết?

Trưởng lão: Cái người chết nó không có cái gì hết. Chẳng hạn chết con chôn bữa nào cũng được, mà con đốt bữa nào cũng được, không phải trùng tang liên táng gì hết. Ở đây không có cái mê tín cái vấn đề đó. Làm sao trùng được? Mà nó có chết tại vì cái người đó cái nhân quả nó tới nó chết, chứ đâu phải là do trùng đó mà chết đâu. Do đó đừng có sợ, đừng có coi ngày giờ tốt xấu gì hết.

(28:57) Sau khi chết mình thấy cái khả năng của mình để được hai ngày, ba ngày thì mình đốt. Mà theo Thầy thấy để ba ngày đã là quá lắm rồi, chớ còn chết rồi thì mình chôn. Để lên cái bàn thờ cái hình ảnh, để cho con cháu đến đó chiêm ngưỡng cái hình ảnh. Để rồi chúng ta nhìn lại cái mồ, cái nơi mà nắm xương tàn của ông bà của mình là đủ rồi. Còn ở bên đó thì thôi mấy con phải tùy theo cái cái cái pháp luật của ở đó, chớ không khéo mình chôn rồi người chôn chồng chồng lên đó thôi, lớp này chồng lên lớp kia, không được, không được, không được..

Phật tử: Bởi vậy con thấy nếu mà ở bên kia thấy thiêu là tốt hơn phải không?

Trưởng lão: Bây giờ mấy con thiêu đi, rồi mấy con sẽ đem về Việt Nam. Cái nguồn gốc người Việt Nam, con đem về hoặc gửi về trong một cái hũ, cái gì đó con đem về Việt Nam. Rồi đem về Việt Nam, thì nó có những cái cái cái nghĩa địa, mà ở trong một cái chùa hay hoặc là con thấy bên Thiên Chúa người ta có cái nghĩa địa của Thiên Chúa, phải không? Mẫu mã nhưng mà làm lớn quá, làm lớn quá.

Có nhiều người bây giờ họ cũng khéo léo nữa. Họ xây xung quanh đây một khu đất nhỏ, trong này họ làm những cái mồ nhỏ nhỏ. Dòng họ họ chôn ở trong này, đầy ở trong này hết. Họ đến họ thăm cái khu này, coi như đó là cái khu tổ tiên của người ta. Nhà mồ nhỏ gọn, không có rộng đất, không có làm những cái mả to lớn. Nó rất nhỏ gọn, rất hay mấy con.

Phật tử: Thầy, Thầy dùng bữa chưa?

Trưởng lão: Thầy sẽ trở qua bên kia Thầy còn tiếp khách chút rồi Thầy mới dùng bữa con.

Phật tử: Cám ơn những bài pháp quý giá của Thầy.

Trưởng lão: Thì hôm nay Thầy nói về cái bài pháp mà tái sanh. Nó không phải tái sanh một người, mà tái sanh một người, nó nhiều người con. Mấy con đã hiểu quy luật nhân quả. Chúng ta sống trong nhân quả cho nên chúng ta phải biết được cái quy luật của nhân quả tái sanh luân hồi của nó. Chớ không thể nào cái thuyết linh hồn, thuyết siêu hình. Ở đây nó không có siêu hình.

Phật tử: Nó phải có nghiệp duyên nó tái sanh thôi phải không Thầy?

Trưởng lão: Nó có cái nghiệp duyên nó tương ưng với nhau. Nó tái sanh với nhau, để nó tương ưng với những cái nghiệp duyên đó. Thôi bây giờ Thầy ra mấy con.

Phật tử: Con cảm ơn Thầy.

HẾT BĂNG