20080902 - ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ - PHẬT TỬ NƯỚC NGOÀI, CẦN THƠ, HỒ CHÍ MINH
20080902 - ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ - PHẬT TỬ NƯỚC NGOÀI, CẦN THƠ, HỒ CHÍ MINH
ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ - PHẬT TỬ NƯỚC NGOÀI, CẦN THƠ, HỒ CHÍ MINH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật Tử
Thời gian: 02/09/2008
Thời lượng: [59:26]
1- SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH TU TẬP
(0:00) Trưởng lão: Như Thầy thấy mấy con được sanh làm người mà được gặp Phật Pháp nó không phải dễ. Biết mặc dù Thầy cố gắng, Thầy viết sách để phổ biến để cho mọi người được gặp được Chánh pháp của Phật biết cách tu tập. Nhưng quá khó mấy con. (nghe không rõ), chờ cái số người mà biết được cái Chánh pháp của Phật để tu tập, để được giải thoát làm chủ sự sanh tử.
Cái số lượng người về đây mà biết Thầy về đây quá ít. Mà một kiếp người, mà sinh ra làm người nó có cái giá trị rất lớn, cái sự sống có giá trị rất lớn. Mà thường thường người ta không biết, người ta đem cái sự sống người ta đi vào cái chỗ đau khổ, để cho nó phiền não, giận hờn, bệnh tật, đau khổ mọi thứ. Sự thật ra cái sự sống của mọi người đều rất quý. Cho nên từng phút giây mà chúng ta sống như thế nào để tâm chúng ta được thanh thản, an lạc, vô sự đó là cách sống tuyệt vời.
(1:05) Thầy đã dạy mấy con thấy, cũng như đức Phật ngày xưa đã xác định được cái chân lý đó, cái sự thật đó. Mọi người đều có một cái sự giải thoát đó. Cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự ai cũng có hết. Nhưng muốn bảo vệ và giữ gìn nó được lâu dài thì chưa có ai làm được, chưa có ai làm được. Mấy con hiểu rồi, nhưng mà gia duyên nó đủ loại đủ cách. Không làm sao mà cắt lìa ra, để rồi ngồi lại chơi mà từng phút từng giây, để bảo vệ giữ gìn nó bằng một cái phương pháp Như Lý Tác Ý.
Các con thấy đơn giản quá, pháp của Phật quá đơn giản! Quá đơn giản nhưng mà không phải dễ làm. Ai cũng biết tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự trong một phút giây thì ai cũng thấy nhận ra được. Nhưng muốn sống được với nó một ngày, hai ngày cũng không phải dễ. Thầy nói bây giờ trong một giờ cũng không phải dễ với nó đâu. Rồi xem lại trong một cái thời gian ngắn nhất của nó là trong một phút. Cũng chưa chắc đã có người đã bất động, thanh thản, an lạc, vô sự trong một phút.
(2:18) Phải tập cho cố gắng không khéo thì bị ức chế tâm của mình. Thấy nó không niệm, nó bất động. Nhưng mà mình cứ sử dụng cái đối tượng để mà ức chế nó, thì như vậy là mình chưa phải sống thật sự với tâm bất động. Cho nên nó đơn giản mà nó không khéo thì mình rơi vào sự ức chế. Cho nên hầu hết người ta cũng biết mà người ta không biết cách nào mà người ta thực hiện cho được.
Vì vậy mà đầu tiên chúng ta phải tập, phải tập luyện như thọ Bát Quan Trai. Bốn pháp chúng ta phải tập. Bốn pháp tu tập thì: Đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, Thân Hành Niệm. Rồi quán vô lậu để triển khai cái tri kiến hiểu biết. Rồi tu 19 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở. Rồi tu tập cái Định Sáng Suốt thư giãn. Rõ ràng là bốn cái pháp này trong khi thọ Bát Quan Trai giữ gìn tám giới để tu tập. Đó là chúng ta mới làm quen với các pháp đó thôi, chứ chưa phải đi vào đâu được hết.
(3:21) Sau khi tập luyện cho nó thuần thục rồi bắt đầu mới vào, mới có hành trình chiến đấu tận cùng với giặc sinh tử. Giặc sinh tử là giặc niệm khởi từng vọng tưởng của mình, đó là cái hình thức giặc sinh tử. Rồi giặc cảm thọ, từng đau nhức trên thân của mình chỗ này chỗ kia đó là giặc cảm thọ. Rồi giặc tưởng nữa, ngồi đây rồi trạng thái hỷ, lạc, khinh an tưởng là mình vào thiền vào định. Hoặc là thấy phóng hào quang ánh sáng, hoặc là cảm thọ điều này thế kia, đều là hoàn toàn bị tưởng. Đó là giặc tưởng. Giặc vọng tưởng, rồi giặc tưởng, rồi giặc cảm thọ, rồi đến giặc hôn trầm thùy miên. Ngồi im lặng, lặng, lặng cái rồi ngủ gục xuống, đó là giặc hôn trầm. Các con thấy trong cái mặt trận của sinh tử luân hồi của chúng ta quá khó khăn không phải dễ.
Chiến đấu với chúng không phải khó. Nhưng bền chí chúng ta làm được, không phải khó đâu mấy con, dễ lắm. Một đời người sanh ra làm kiếp người mà thắng được, làm chủ được thân tâm chúng ta. Muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào sống. Có bệnh đuổi ra liền tức khắc không sợ hãi, không dao động tâm. Con người ta là ai cũng làm được, chứ không phải có riêng Thầy làm được. Thầy tin rằng mọi người đều làm được, trai cũng được, gái cũng được.
Người nào mà bỏ phí cuộc đời chúng ta lại chạy theo. Đem cái sự sống thanh thản, an lạc, vô sự không đau khổ này mà vùi nó vào cái sự đau khổ. Bởi vì con còn có vợ có con là mấy con đã vùi cái sự sống của mấy con trong đau khổ rồi. Một lúc thì có chuyện này, lúc có chuyện kia. Phiền não, tức giận, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, đói khổ, đủ loại khổ. Các con thấy mình đem cuộc sống mình vào cái sự khổ, chứ có ai mà đem cho mình đâu? Nhưng mình bị nhân quả chi phối sai bảo mình làm, cho nên mình nô lệ cho giặc nhân quả.
(5:19) Hàng ngày, ý mình suy nghĩ, mình làm theo cái ham muốn của mình. Nó sai mình làm, làm cái này, làm cái kia để cho có tiền nhiều. Làm cái nọ để mà tạo cái hạnh phúc, nhưng mình sống trong tưởng. Mình đạt được cái đó, mình đến cái mức đó đó, thì mình thấy mình chưa phải là được hạnh phúc an vui, quá khổ! Bây giờ con ước ao sao mình có được tỷ bạc. Nhưng mà khi làm có tỷ bạc rồi nó đâu có hạnh phúc đâu. Lo lắng, sợ hãi đủ loại ở trong đó hết. Chứ đâu phải có tỷ bạc là ngồi đó mà được an vui đâu, con hiểu không?
Cho nên Thầy thấy mấy con để cuộc đời mình trôi lăn dần dần cái thời gian nó sẽ mất. Và mất đi mấy con lấy lại không được đâu. “Tấc bóng thời gian một tấc vàng, tấc vàng thì không gì khó, tấc bóng thời gian khó hỏi han”. Như tuổi đời của mấy con bây giờ qua rồi đâu có lấy lại được. Như cháu đây còn nhỏ, nhưng mà để chừng năm, mười năm sau cháu lấy lại không được cái thời gian mất đâu. Mất rồi khổ lắm con, lấy lại không được thời gian. Ngay bây giờ phải chiến đấu tận cùng làm chủ giặc sinh tử, làm chủ được thân tâm chúng ta. Lúc bấy giờ chúng ta, không có gì mà cám dỗ chúng ta được.
(6:44) Cái khó là phải hiểu cho thật hiểu pháp mới cứu khổ mình ra, mới đòi lại quyền làm chủ. Mình làm chủ sự sống chết. Chứ còn không khéo mình không hiểu, mình tu tập cầm chừng, rồi nó đâu nó cũng dậm chân tại chỗ mấy con. Thấy thì hay đó nhưng mà mình phí bỏ cuộc đời mình. Cho nên nhìn chung hết, mấy con thấy mọi thầy mà theo Thầy. Thầy thấy vô đây tu ít bữa, năm mười bữa, một tháng, nửa tháng cái đi ra, đi vòng chơi rồi cái trở lại. Trời ơi! Thầy nói họ sao coi cuộc đời sống họ coi rẻ rúng quá vậy? Vô đây là một là: “Ở đây giam mình cho đến khi chứng đạo mới bước ra khỏi cổng chùa. Mà không chứng đạo nhất định là không rời khỏi cổng chùa”. Đó là cái thứ nhất.
Đã xuất gia, đã tu rồi thì nhất định còn có một chết, một chứng đạo, không rời khỏi nơi đây. Bởi vì một người xuất gia rồi, mấy con thấy đi chỗ này, đi chỗ kia để làm gì? Vui sướng gì nữa mà đi? Cho nên nhất định là phải cột chặt mình ở lại. Và đồng thời nhất định chết trong thất. Sống một mình không nói chuyện chơi với ai hết. Bởi vì mình là mình vào đây có trách nhiệm bổn phận là mình phải làm chủ được thân tâm, không phải vô đây mà chơi. Cho nên quý vị vào đây xuất gia rồi cũng lơ là, tu cho nó lấy có, rồi đi tới đi lui, mất thì giờ suốt.
2- TU TẬP ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TÂM VÔ LẬU
(8:14) Tu không lâu đâu mấy con. Thầy nói thật sự nếu mà trong sáu tháng mấy con ngồi bền chí quyết định là mình sẽ làm chủ. Thầy nói sáu tháng sau mà Thầy dạy mấy con tu nghiêm chỉnh, sáu tháng sau mới làm chủ sự sống chết. Bởi vì tâm mấy con vô lậu, thì vô lậu nó cũng phải có cái lực của vô lậu chứ, Thầy nói hữu lậu thì có cái lực của hữu lậu. Tại sao Thầy nó có cái lực của hữu lậu? Bởi vì tâm mấy con phiền não, giận hờn đó là lậu hoặc thì nó phải có cái lực. Cái lực của nó mấy con thấy rất rõ ràng. Người ta vừa chửi mấy con, mấy con sân lên liền, không phải đó là cái lực sao? Cái lực của hữu lậu mấy con. Thấy một vật ham thích cái ham muốn liền, các con thấy đó là một cái lực của hữu lậu.
Còn khi mà tâm chúng ta vô lậu thì nó phải có cái lực vô lậu chứ. Cái lực vô lậu là cái lực muốn sống hồi nào sống, muốn chết hồi nào chết, nó là Tứ Thần Túc mấy con. Cái tâm mấy con thanh tịnh thanh thản, an lạc, vô sự thì cái thời gian của nó không có lâu. Mấy con sống được trong một ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ thì bảy ngày đêm nó dễ dàng mấy con ngồi bất động, nó không có buồn ngủ mấy con. Bây giờ mấy con còn hôn trầm, còn thùy miên, buồn ngủ là tại vì mấy con chưa sống được với vô lậu. Còn vô lậu rồi mấy con thấy ngồi đây thân bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó có làm gì đâu.
(9:46) Có phải là cái thân nó ngồi đây mà nó không đau, không nhức, không mỏi thì nó có cục kịch, nó nhúc nhích gì đâu mà gọi nó làm. Cũng giống như con ngủ thì con đâu có lăn lộn, mà con hơi thức dậy, con lăn ra liền. Còn con ngủ, cái ý của con đâu có nghĩ ngợi cái gì đâu, có phải không? Thì Thầy ngồi đây cái ý của Thầy cũng đâu có nghĩ ngợi gì? Bất động, thanh thản mà. Thân thì an lạc nó đâu có gì đâu, thì do là Thầy ngủ mà Thầy tỉnh, tức là Thầy nghỉ ngơi. Cái ngủ có nghĩa là thân và tâm nghỉ ngơi. Mà giờ mình không nghỉ ngơi thì nó mệt nhọc, con hiểu không? Mất ngủ là nó sẽ bị bệnh. Là tại vì con không có ngủ mà cái đầu óc của con cứ suy nghĩ hoài, nó chẳng mệt chứ sao? Còn thân thì lăn qua lộn lại, nó đâu có nằm yên được.
Còn Thầy thì thân ngồi im lìm từ một giờ, hai giờ, ba giờ nó vẫn im lìm. Tâm không khởi niệm thì đó là nó ngủ chứ sao. Nhưng mà ai làm gì Thầy cũng biết hết, bởi vì cái sức tỉnh Thầy có. Còn mấy con không có, cho nên vì vậy mấy con ngủ là mấy con mê. Còn Thầy tỉnh, nó không mê. Các con hiểu chỗ đó không? Cho nên thân Thầy không ngủ mà là ngủ, bởi vì nó ngồi đây nó nghỉ ngơi, chứ nó có làm gì đâu mà nó mệt. Các con thấy rõ không? Nó ngủ mà nó tỉnh, cho nên vì vậy mà nó không có bị mệt nhọc, nó không có bị bệnh.
(11:06) Cho nên khi tu đúng rồi chúng ta thấy sao mình không có ngủ à? Mà sao không bệnh? Các con hiểu chỗ đó chưa? Cái thực tế của cái người tu sĩ đạo Phật là họ không có ngủ đâu. Họ không ngủ mà họ ngủ. Họ ngủ là tại vì ngủ có nghĩa là nghỉ ngơi, thân tâm nghỉ ngơi mà họ ngồi im lặng, bất động là thân tâm nghỉ ngơi. Đó là giống như người ngủ chứ gì? Chứ họ không phải là quên tất cả. Họ biết hết tất cả mọi sự việc xảy ra, tiếng động, tiếng gì họ cũng nghe hết. Nhưng mà những cái tiếng đó không làm cho tâm họ phóng dật suy nghĩ về cái tiếng đó, nó bất động. Cho nên nó khỏe quá! Vì vậy mà sự giải thoát Thầy thấy đơn giản, rất đơn giản.
Các con thấy không? Bây giờ Thầy ngồi đây nà, Thầy nhắc nó một câu, bởi vì Thầy có pháp Như Lý Tác Ý mà. Đức Phật dạy: “Có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh thì bị diệt”. Lậu hoặc là cái chỗ nào? Là tâm giận hờn, phiền não, lo lắng, sợ hãi nó thuộc về tâm. Mà thuộc về thân thì chỗ nào? Nhức mỏi chỗ này, chỗ kia, đau đớn chỗ nọ đó là lậu hoặc. Mà hễ nó không sanh thì chúng ta tác ý: “Tâm bất động, thanh thản”. Bây giờ nó không có đau, không có gì hết, tâm không có phiền não gì hết thì nhắc nó, nó sẽ không sanh à! Thì mình yên lặng một lúc thì tác ý nữa, nhắc nữa: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi ngồi yên lặng một lúc nữa chừng khoảng nửa tiếng. Khoảng chừng nửa phút hay một phút, mình lại tác ý một lần. Bởi vì có tác ý, có như lý tác ý lậu hoặc sẽ không sanh. Và cái thân này nó sẽ tiếp tục nó an trú, nó không sanh đó. Nó không đau, không mỏi, không tê đâu.
(12:41) Cho nên vì vậy mà đức Phật có những cái phương pháp. Bây giờ nghe cảm thấy cái thân nó hơi mỏi hoặc nó muốn sắp sửa tê thì mình cảm giác: “ An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Thì bắt đầu nương vào hơi thở, thì lần lượt những cái cảm thọ nó sẽ biến mất đi. Nó để lại một cái sự bình an cho cơ thể chúng ta không đau, không nhức gì hết. Nó có phương pháp mà mấy con. Còn cái tâm này nó cứ sanh niệm khởi ra, khởi vô thì nhắc liền: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô thở ra. Nhưng vừa chợt thấy cái hơi thở, sao cái tâm mình nó cứ bám chặt trong hơi thở? Bởi vì nó quen hơi thở, nó cứ biết hơi thở không mấy con. Tức là nó bị nhiếp phục ở trong hơi thở, bị trói chặt trong hơi thở thì nhắc lại liền.
(13:32) Có phương pháp nhắc để cho nó thành nhả lỏng ra, chứ không khéo nó ức chế. Ức chế cái ý thức của chúng ta đó mấy con: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân thôi biết tôi thở ra”. Cảm giác toàn thân để biết hít vô thì nó không còn tập trung trong hơi thở duy nhất nữa mấy con. Có phải không? Bây giờ các con biết thở mà lại cảm nhận toàn thân. Nó đã phân chia cái tâm của mấy con toàn thân. Cho nên trên Tứ Niệm Xứ - mấy con đứng trên góc độ Tứ Niệm Xứ quán thân trên thân rồi đó. Các con thấy cái câu mà dạy chúng ta tu tập để chúng ta nhả bớt, không có tập trung trong một đối tượng. Nó hay lắm!
Rồi bắt đầu cái tâm nó hơi lặng lặng, nó muốn lặng mình biết liền. Nó muốn buồn ngủ chứ, mình biết liền chứ, nhắc liền: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”. Một lần nó chưa tỉnh tỉnh. Hai lần, ba lần cái tỉnh tỉnh lại hết, ngồi đây hết buồn ngủ rồi. Nó tỉnh như là ánh sáng mặt trời mà rọi sáng trưng, sáng suốt vô cùng. Thân nó cũng không nghe lờ đờ, mà tâm nó không nghe mờ mịt. Thì đó bây giờ tỉnh đàng hoàng rồi đó, có phải sung sướng không? Mấy con thấy. Tỉnh thì không có bao giờ có niệm gì vào vô được đâu. Tại nó lờ mờ nó mới vào. Đó! Mấy con thấy đơn giản.
(14:47) Thầy ngồi đây, Thầy chơi suốt ngày. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai, ngày thứ ba, bảy ngày Thầy chứng đạo. Đâu phải lâu, tâm vô lậu, bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tại mấy con ngồi chơi không được. Nghe nói ngồi chơi không làm gì, nghe nó dễ. Nhưng mà đi làm nó dễ hơn, chứ ngồi chơi không được đâu mấy con. Ngồi nó nhúc nhúc nhích nó muốn đi, nó khó. Bởi vì ngồi chơi, bây giờ muốn ngồi chơi là phải tập dữ lắm mới ngồi chơi được. Chứ không ngồi hơi cái bắt đầu đi quét à. Nó đi dọn, nó không chịu rảnh đâu, nó không chịu ngồi chơi đâu. Sự thật con người mình sao nó sanh ra để mà làm khổ không à! Không có chịu sung sướng, ngồi chơi không chịu, đó là cái ngu của mình. Cho nên Thầy nói thật sự sao Thầy hiểu rồi, Thầy thấy Phật pháp dễ quá. Tại sao người ta tu khó quá? Mà Thầy dạy sao mọi người không nghe lời Thầy? Sao họ không nghe? Họ không ráng nỗ lực tu?
(15:39) Bây giờ sắp xếp gia đình mình tất cả mọi cái rồi cho ổn. Đứa con nào lo cho đứa nấy đàng hoàng rồi, tụi bây lo phận sự hết, phải không? Rồi vợ con đâu đó đàng hoàng hết rồi, bây giờ không còn phải không? Bây giờ còn một vài năm, thì bây giờ ba phải lo cái phần của ba. Chứ không lẽ là cứ lo cho vợ, cho con cái hoài, cái đời của ba chắc tới chừng nó xuống mồ cũng chưa xong cái gì hết đâu. À bây giờ sắp xếp xong rồi thì nhất định cắt cái cụp liền. Tức là ở ngoài đó mà có chết đừng báo à nha, để ba ở trong này ba tu chứ báo báo lộn xộn ba tu không có được. Tình cảm ái kiết sử mà, nghe ở ngoài đó bệnh đau là mình ngồi ở đây cũng không được đâu. Ở ngoài đó phải giải quyết, bệnh đau đi nhà thương, chứ kêu ba về, ba cũng ngó thôi, chứ ba làm gì được. Thương thì có thương, chứ sự thật làm cái gì được ở trên cái bệnh đau của mọi người. Cho nên ở ngoài đó giải quyết.
3- CÁCH TỔ CHỨC MA CHAY BÀI TRỪ MÊ TÍN
(16:29) Còn cách thức mà chết thì chôn cất đúng cách, đừng có rước thầy chùa tụng kinh. Không có chuyện linh hồn không có đâu, đừng có làm cái chuyện nhảm nhí. Phải đến đám tang thì lo tang tẩm liệm như thế nào? Thì Thầy đã có một cái sự hướng dẫn cho một cái bài để biết cách tẩm liệm. Trong gia đình lo lắng rồi chôn cất, chết rồi để không có sống đâu. Để cho cực gia đình, mà cực làng xóm người ta đến phúng điếu. Lo cho xong đi rồi để bàn thờ lên đó thờ, ai có đến thăm thì đến đó thắp cây hương được rồi. Gia đình rảnh rang khỏe khoắn không có gì hết, chứ để không để cái đám ma năm, bảy ngày. Mấy ông thầy chùa biết sao không? Ngày nay, để coi ngày nay là bị sát chủ, ngày mai bị tâm liên, rồi ngày mốt bị gì đó đủ thứ tùm lum để kéo dài ra. Đặng mỗi ngày thêm tụng kinh mới có tiền chớ, có phải không? Mấy ông thầy chùa biết tính vậy chứ sao. Chứ nếu mà bữa nay chết bữa mai chôn lấy gì có tiền? Có ngọ đâu có nhiêu? Có bao giờ mấy ông thầy chùa đến tụng kinh mình mà ông nói có ngọ không bao giờ không? Ít ra ba ngọ, là cái nhà đó nghèo đó, chứ còn giàu giàu là ông nói bảy ngày à! Mà bảy ngày mà ông đến tụng niệm thì phải ăn tiền nhiều chứ sao. Các con thấy chưa? Cho nên đừng mà có nghe mấy ông thầy đó. Mấy ông đó là mấy ông làm tiền mà, chứ đâu phải là ông tụng cho mình không đâu.
(17:50) Cho nên vì vậy, mình phải khéo léo. Do cái bài mà Thầy viết ra để cho mấy con biết cách tẩm liệm. Khi chết rồi phải làm, phải đi sửa sang cái thân người chết như thế nào? Rồi mặc áo như thế nào? Rồi khi tẩm liệm như thế nào? Đưa vào quan tài như thế nào? Đặt quan tài trong nhà chỗ nào hẳn hoi hoàn toàn rồi đem khiêng chôn như thế nào? Cách thức Thầy dạy rõ ràng cứ làm theo, nhẹ nhàng không tốn hao, không kèn trống, không gì hết. Chết chôn chứ ở đó vui sướng gì lắm mà nhạc lại kèn trống um sùm, có phải khỏe không? Đơn giản mà không tốn tiền, mà không cực khổ ai hết. Đó là cách thức trong nhà có ma chay phải làm điều đó.
4- CHỮA BỆNH THEO PHÁP PHẬT TẠI GIA
(18:32) Mà trong nhà có người bệnh thì cái người tu là phải hướng dẫn cho người thân của mình biết cách đẩy lui bệnh. Uống thuốc thì mặc uống thuốc, nhưng mà không đi nhà thương, không nằm nhà thương. Nhà thương dơ lắm, bẩn lắm, ở đó hoàn toàn bệnh nhiều thứ bệnh mà. Ở nhà mình phải sạch sẽ hơn. Đi bác sĩ cho thuốc về uống, nhưng mà ở nhà mình hỗ trợ cho cách thức, dùng phương pháp đẩy lui bệnh. Bởi vì nếu mà không cho uống thuốc thì mọi người trong gia đình họ quá sợ. Có bao giờ, thuở giờ không ai uống thuốc mà hết bệnh bao giờ? Cứ cho uống thuốc để cầm chừng cho những người thân của mình yên tâm đi. Chứ sự thật cái phương pháp nó đủ cách để đẩy lui cái bệnh ở trong thân của mình ra. Cho nên đừng có lo sợ, bệnh mà. Hôm qua không đau, bữa nay đau là vô thường chứ nó đâu phải thường. Vậy thì bữa nay đau thì ngày mai phải hết chứ làm sao mà nằm ở trong thân mình được hoài phải không?
Cái cơ thể nó có cái sức đề kháng chống lại tất cả mọi bệnh. Tại vì mình quá sợ hãi cho nên cái sự đề kháng nó lại yếu. Còn mình không sợ là nó có sức đề kháng rất mạnh, bệnh gì nó cũng chống, đẩy lui ra hết. Cái cơ thể của mình là một cái máy. Cái máy nó chống lại tất cả những vi trùng, những vi khuẩn, những thời tiết nóng lạnh nó đều chống lại để nó thích nghi, để nó ngoi lên nó sống mà. Nó đủ cái sức đề kháng chứ không cần gì hết đâu. Mà tại vì mình quá sợ, cái sức đề kháng nó lại yếu mòn đi. Cái tinh thần mạnh là cái sức đề kháng của cơ thể rất mạnh.
Cho nên chúng ta lợi dụng cái ý thức lực của chúng ta tác ý đuổi, chẳng dao động tâm chút nào hết. Thay vì đau thì người ta khó khăn người ta ngồi lắm, các con hiểu không? Thì người ta phải nằm. Người đau thì họ nằm, họ rên la, họ ngồi không có nổi. Mà cái người mà ngồi là khá lắm đó, ráng mà ngồi sững lên mà tu mà đuổi bệnh đó là khá lắm. Còn cái người người ta còn hay hơn nữa mấy con. Người ta đứng dậy, người ta đi Thân Hành Niệm. Mấy người đó đuổi bệnh nhanh lắm á! Bằng phương pháp Thân Hành Niệm mấy con. À đưa tay ra, đưa tay vô bệnh mặc mày, tao đi là tao đi. Bệnh một chút xíu, con đi chừng nửa tiếng, tiếng đồng hồ là cái bệnh nó hết mất, nó không còn đau nhức chỗ nào đâu. Cái phương pháp mà đi Thân Hành Niệm nó là một cái lực vô cùng, nó mạnh lắm. Mà cái người mà đau, đau gần chết mà đứng dậy đi được á, mấy người đó gan lắm. Còn mấy người nhát thôi cứ nằm đó, chứ còn ngồi cũng không nổi nữa chứ đừng nói. Không Thầy nói đó là cái nghị lực, cái ý chí của cái người đó họ sẽ thắng được cái bệnh qua cái nghị lực, ý chí của họ, cái gan dạ của họ. Họ không có sợ cái thứ đó.
5- BUÔNG XUỐNG HẾT ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TÂM BẤT ĐỘNG
(21:12) Do đó thì mình phải hiểu biết pháp Phật nó thực lắm mấy con. Bỏ hết, cuộc đời có gì? Tất cả các pháp đều vô thường do nhân quả. Vợ chồng, con cái, anh em ruột thịt, bè bạn đều là nhân quả. Thuận thì vui đó, nghịch thì chửi lộn nhau có gì đâu, chuyện đó không có gì hết. Cho nên dẹp xuống, dẹp xuống hết đi mấy con. Dẹp xuống vô đây mà ngồi. Thầy cho cái thất rồi ở đó mà mày mò, sáu tháng sau làm chủ được sinh tử thì tự tại vô cùng. Chừng đó muốn đi đâu thì đi Thầy không nói đâu. Bây giờ tâm nó không ham giàu sang nữa, cho tiền đống nó cũng không ham nữa, nó không thèm đâu. Nó chỉ muốn ở cái chỗ nào yên tịnh thanh thản, nó chơi một mình nó không chơi với ai nữa hết.
Hoặc là nó thấy không có duyên, nó sẽ nhập diệt nó bỏ thân. Bởi vì mang cái thân là mang cái nghiệp, cái nghiệp của nhân quả, nó bỏ thân. Cũng như mấy cháu còn nhỏ khi mà tu rồi thấy mình không có duyên. Bởi vì mình còn nhỏ tuổi nói không ai nghe đâu. Lớn tuổi như Thầy nhiều khi nghe rồi họ cũng bỏ qua, huống hồ mấy con mà nhỏ tuổi, nói tôi vậy vậy, họ đâu có thèm nghe đâu. Cho nên nhập diệt cho rồi cho sướng cái thân, ở làm chi mất công nhai nuốt, mất công ăn chứ làm gì, mấy con cực. Có phải không mấy con? Ăn đâu phải khi không nó chạy vô cổ mình nuốt trỏng được sao, cũng phải nhai nuốt chứ. Rồi ăn cũng phải nấu nướng, chứ đâu phải ăn đồ sống đồ sít được.
(22:33) Cái gì nó cũng cực khổ hết, vậy mà người ta lại ham chứ. Cái đời này ham gì? Bỏ hết đi. Thầy nói về đây, Thầy dạy sáu tháng, mà tu đúng như lời Thầy dạy, sáu tháng chứng đạo. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà làm sao không chứng? Bây giờ Thầy nói, bây giờ Thầy dạy cho mấy con biết Tâm bất động, thanh thản mấy con đã chứng từng giây rồi. Một giây mấy con thấy bất động, thanh thản là chứng ở chỗ trạng thái đó chứ sao. Mà mấy con kéo dài thêm hai giây thì mấy con chứng hai giây. Mà được phút là chứng một phút, mà hai phút là chứng hai phút. Mà cứ từng lần lượt như vậy mà đến một ngày, hai ngày, bảy ngày thì chứng luôn chứ sao. Lúc bấy giờ nó đủ thần lực mấy con chứ. Cái tâm mà không động, không phiền não tham, sân, si thì cái tâm nó phải có cái lực của không tham, sân, si chứ. Thì cái lực nó là Tứ Thần Túc chứ khó gì đâu. Mấy con thấy dễ lắm, có bảy ngày mà có, mà không tu thì dở.
Phước Tồn phải dẹp hết, bỏ hết đi. Đừng có chụp hình, đừng có gì hết. Thầy nói thật sự đừng có làm gì hết đi, bảy ngày chứng đạo. Ngồi miệt ở trong thất, cứ làm như một người lính gác cửa thành, phải không? Gác cửa thành. Tất cả cái thành của tao chỉ có duy nhất là có một ông vua, là “Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Còn hoàn toàn tui bay toàn là giặc, đi ra, chỗ này là chỗ tao bảo vệ ông vua. Thằng nào lén bước bước vô cửa: “Đi! Ở đây không có được”. Đuổi riết nó bảy ngày nó đi, không có thằng nào dám vô nữa. Thì như vậy là mình hoàn toàn là cái thành độc lập, không có giặc xâm chiếm nữa, sướng không? Có bảy bữa à! Đuổi giặc có bảy bữa mà làm chủ sinh tử. Không! Thầy nói thì vậy, chứ mà cái người mà gan dạ họ làm bảy bữa xong. Đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Bảy ngày ngồi trì chí bảy ngày là đuổi giặc xong à.
(24:21) Để làm chi ít bữa cái thân này đau, ít bữa cái ai nói gì đó phiền não. Rồi bữa nay ăn sao không ngon, phải làm cái này làm cái kia cho ngon. Tất cả những cái này nó đòi mình rất cực khổ mấy con. Điên gì chạy theo ăn uống, toàn một bộ tất cả đều là bất tịnh. Nhai nuốt cực khổ, vô đây nó ra còn ra cái thứ gì? Thế mà không nhai nuốt không được. Bây giờ không ai mà gọi là không ăn mà sống được. Thầy nói chỉ có Thầy không ăn là sống được.
Thầy ngồi thiền, Thầy nhập định một tháng, hai tháng không ăn uống, ở trong thiền định làm gì mà có chết chóc được. Không có làm sao mà Thầy chết được. “Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn” mà. Ngồi thiền thì thân thể của mình sung mãn vô cùng mà, tự nó nó hấp thụ. Từ lỗ chân lông Thầy hấp thụ trong không khí, nó nuôi dưỡng cơ thể Thầy bằng sức thiền định, chứ đâu phải bằng ăn uống. Còn mấy con bây giờ phải bằng ăn uống. Chứ không ăn uống rồi cơ thể của mấy con ốm riết, rồi đi hết nổi cái nằm quẹp xuống chết, phải không? Mấy con cứ bỏ ăn đi thì biết, một tuần lễ thì biết. Thầy nói còn có bộ xương da không thì ít bữa chỉ còn nước chết thôi.
Còn Thầy thì vô ngồi thiền nhập định tịnh chỉ hơi thở ngồi nhập Tứ thiền liền. Thầy ngồi đây thì coi như mấy con đi vào không được đâu. Thầy như có một cái nhà kiếng nó đậy Thầy lại. Nắng không nóng, mưa không ướt, kiến không chui vô cắn được. Còn mấy con cứ ngồi đây đi, chừng hai, ba tiếng đồng hồ kiến bò đầy mình. Nó đánh hơi mồ hôi mấy con, nó tới nó bò. Còn Thầy thì khỏi lo. Bởi vì khi cái từ trường của Thầy ngồi mà nhập định mà Tứ Thánh Định, nó phủ ra. Mấy con thấy nó trống vậy, chứ mà mấy con vô không được đụng nó đâu. Các con cứ tu tập bảy ngày tâm bất động đi rồi các con sẽ thấy. Thầy không có nói láo lời nào hết. Nhưng mà tại vì mấy con tâm không bất động được thì mấy con không chứng nghiệm được điều này, không chứng nghiệm được.
6- KIỂM TRA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
(26:21) Cho nên khi mà mấy con nói “Tôi hôm nay tôi tu chứng đạo rồi”. Được rồi! Thầy mới hỏi: “Bây giờ chứng đạo, con thấy trên không gian này, con sẽ viết ở trong lòng bàn tay nè. Con thấy cái chữ gì trong không gian viết cho Thầy coi”. Thì Thầy viết cái chữ đó, Thầy nắm trong tay. Con viết chữ đó, con đã chứng rồi mà! Thầy đã thấy chữ đó rồi, phải không? Bây giờ Thầy, con giơ bàn tay con cho Thầy thấy. Thầy giơ bàn tay mà chữ con viết trật là con không thấy. Trắc nghiệm con Thầy biết liền. Con thấy bậy, con thấy tưởng rồi, phải không? Nó có cái gì ở trong không gian người ta chứ, người ta thấy chứ. Còn con không thấy, mà con thấy con cũng thấy mà thấy theo kiểu tưởng con thì nó không trúng đâu.
Nghĩa là bây giờ ai nói chứng đạo, Thầy nói chứng đạo thì bây giờ nhìn trong không gian này thấy cái gì đi, viết cái đó cho Thầy. Rồi Thầy sẽ viết, Thầy không nói ra đâu. Thầy cũng viết trong bàn tay này, rồi hai người đồng đưa tay, Thầy đưa tay, con đưa tay. Thầy nhìn tay con Thầy biết con trật hay đúng, Thầy biết liền, biết chứng đạo liền. Con thấy đơn giản đâu có gì, hai người đồng thấy nhau chung mà.
Cũng như bây giờ Thầy hỏi như thế này: “Cái hình ông Phật như thế nào đâu? Con thấy trên mặt ông Phật có cái thẹo không?” Có thì con cứ nhìn thấy ông Phật sao thì con cứ viết đi. Thầy thấy sao thì thầy viết. Nếu mà Thầy với con đồng thấy giống nhau thì đó hai người chứng. Mà Thầy thấy vậy, con chưa thấy vậy thì chưa có chứng. Thầy biết con bị tưởng thôi chứ chưa có làm chủ. Vì vậy cho nên Thầy bảo con nếu mà thật sự con tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ thiền thì không làm được. Cho nên mấy người mà nói chứng chứng là mấy người nói dóc đó, không thể nào mà gạt Thầy được đâu. Cho nên tu nó dễ dàng lắm con, không có khó. Có gì không con?
Cô Trang: Sắp hết giờ rồi Thầy.
Trưởng lão: Ờ! Rồi Thầy sẽ ra, không sao đâu.
7- THÀNH LẬP TĂNG ĐOÀN, NI ĐOÀN VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG
(28:13) Hôm nay, Thầy nghe mấy con sắp sửa. Ở đây Thầy thành lập một cái Tăng đoàn, cái Tăng đoàn thứ hai. Cái Tăng đoàn thứ nhất sắp sửa Thầy sẽ cái Tăng đoàn, cái Ni đoàn thứ nhất Thầy sẽ cho di chuyển. À, thí dụ như bên Ni đoàn họ sẽ di chuyển về ở Tịnh xá ngoài đó con, chứ không phải không. Họ di chuyển ngoài đó ở vài hôm, rồi họ hoặc họ, Thầy sẽ đưa họ đi ra Hà Nội. Họ đi một vòng tức là họ sinh hoạt họ có đủ giấy tờ, Thầy lo giấy tờ đủ mà họ sinh hoạt từ địa điểm này đến các địa điểm khác. Cuối cùng họ trở về nhập thất hoàn toàn để tu tới chứng đạo mà thôi. Đó là cái Ni đoàn với cái Tăng đoàn Thầy sẽ cho đi.
Rồi bắt đầu thành lập cái Ni đoàn thứ hai. Rồi cái Tăng đoàn thứ hai kế tiếp để mà ở đây tu tập xả tâm học giới luật, đức hạnh hẳn hoi hoàn toàn. Những oai nghi tế hạnh, những cái gì mà còn thiếu sót đều là được Thầy bổ túc xong hết. Từ cái, thí dụ như người xuất gia rồi mà gia đình có chuyện gì, về giải quyết như thế nào? Có được giải quyết hay không giải quyết? Thầy dạy hết. Có được ở trong nhà, ngủ nghỉ chung ở trong một nhà của gia đình không, khi mà xuất gia mang áo? Thầy sẽ dạy hết tất cả những cái oai nghi này, qua một câu hỏi của một Sư cô ở trong này đã hỏi Thầy. Mà từ lâu Thầy chưa có trả lời là tại Thầy biết thấy cái duyên chưa đủ. Bây giờ nó đủ rồi để sắp sửa cho cái Ni đoàn đi từ chỗ này đến chỗ khác.
(29:41) Đó thì từ cái Tịnh xá này họ đến Tịnh xá khác. Từ cái chỗ này, họ đến những cái chùa mà Thầy đã chỉ định cho họ đến đó ở. Hoặc là mười ngày, một tháng, nửa tháng rồi cái họ, Thầy cho gọi họ phải đi vào cái địa điểm nào. Thì lên Đà Lạt hoặc là đi ra Hà Nội, hoặc là ra Quy Nhơn, hoặc là Phú Yên. Từng những cái địa điểm đều họ được về đó, để thấy cái hình ảnh của tu sĩ của Tu viện Chơn Như. Nghĩa là cái người cư sĩ đó, khi mà đến cái Tịnh xá đó thì cái nhóm người cư sĩ đó sẽ thấy được cái oai nghi của các vị tu này. Mà khi mà Thầy hướng dẫn đầy đủ rồi họ sẽ đến. Họ đi một vòng như vậy, cái sau đó họ trở về Tu viện, họ sẽ đi luôn ra sau họ nhập thất họ tu luôn, họ tu chứng đạo thôi.
Đó là cho họ đi một vòng kêu là du lịch. Du lịch xong rồi bây giờ không còn ao ước điều gì hết. Đã đi đâu cũng là đi hết rồi, không còn ao ước nữa. Và cũng là đem cái oai nghi tế hạnh của người tu đi vào cái cuộc sống của mọi người, để người ta thấy cái sự tu tập của chúng ta. Tăng cũng vậy, Ni cũng vậy mấy con. Đây là mấy sư, mấy thầy ở đây mà mang áo như sư Phước Tồn đều chuẩn bị sắp sửa có cái giai đoạn đi du lịch. Mà nếu mà có điều kiện, xin giấy tờ để mà, giấy xuất cảnh thì Thầy sẽ cho đi qua Úc con. Có cơ sở bên Úc, có cơ sở bên Mỹ, Thầy cho đi qua bên đó hết.
(31:14) Thầy cho đi một vòng qua bên đó, nhưng mà Thầy xét oai nghi tế hạnh đầy đủ mới cho đi. Ăn uống mà ngồi mà nói chuyện thì thôi mấy người này ở lại, không có đi. Đâu đàng hoàng. Trong khi mà ngồi ăn mà tập thể chung nhau đó, thì tất cả những vật dụng của người tu sĩ đều ở trong bát của mình đầy đủ, chứ không phải là chạy tới chạy lui lấy đâu. Lát thiếu cái dao, lát thiếu cái kéo, lát thiếu cái này kia mà chạy tới chạy lui thì mấy người này ở lại. Cái oai nghi như vậy không có đúng, không nghiêm chỉnh.
Khi mà mình ôm bình bát đi xin rồi thì tất những vật dụng trong cái buổi ăn uống đó đầy đủ, Thầy nhắc nhở hết rồi. Để tập cho nó thành một cái thói quen con. Để khi đi là những cái oai nghi của mình là người ta nhìn ngó vô cùng. Người ta coi thử coi cái sinh hoạt của mình như thế nào,? Sau khi xong rồi về mà nỗ lực tu. Tu tập cho tới nơi tới chốn chứ không còn ấm ức trong bụng là tôi chưa biết chỗ này, tôi chưa biết chỗ kia. Thầy cho biết hết, Thầy cho đi dạo hết mà về mà còn ấm ức là chết đó.
(32:14) Mấy con thấy không? Thầy nói thật sự ra, Thầy đào luyện mấy con, Thầy biết từng tâm niệm của mấy con. Bởi vậy khi mà Thầy cho chú Mật Hạnh vào thất tu chú nói: “Bây giờ tu như thế này, tâm mình nó sẽ bất động, nó thanh thản, an lạc như thế này, nó sẽ giải thoát mất đi, rồi đời mình không biết cái gì hết trơn, hết trọi”. Trời đất ơi! Mới lớn lên chú có hiểu đời gì hết mà chơi kiểu này tiêu cha hết. Chú nói: “Thầy ơi! Thầy cho con ra chút ít đi để con biết cái đời chút chứ, để con bây giờ, hồi nào tới giờ theo Thầy, giờ con không biết gì hết”. Thầy nói: “Thôi được rồi, thôi được, Thầy cho”.
Vì cái kinh nghiệm này mà Thầy thấy còn thiếu một chút gì trong mấy con, mấy con khó tu vô cùng lận. Khó đi tới! Để cho hiểu hết, rồi biết rằng đi chơi chưa phải sướng đâu, mệt xác. Đi ra tắm biển chưa phải khỏe đâu, nó mệt lắm chứ đâu phải sung sướng đâu. Đừng nói nghe nói đi Vũng Tàu tắm biển là khỏe, đừng có nói, ra đó mà dợt với sóng hơi rồi biết. Cho nên Thầy cho đi dạo hết, rồi mới về mới khép vô tu đàng hoàng. Bây giờ đi chơi hết rồi phải không? Bây giờ chỉ còn một là chết, hai là chứng đạo, chứ không có còn đòi hỏi gì thế gian này nữa hết. Người nào còn ao ước gì không? Không ao ước thì nỗ lực tu cho tới nơi tới chốn, đó là cái trách nhiệm của Thầy đã dẫn dắt.
8- TÔN GIÁO TRONG PHÁP LUẬT
(33:32) Còn mấy con mà thật sự ở ngoại quốc, mấy con hãy xin giấy về Việt Nam tu tập. Bởi vì cái người ngoại quốc khó con. Về Việt Nam nó hơi khó là tại vì, tại sao? Tại cái hộ khẩu của mình nó không phải là người Việt Nam. Còn Việt Nam mình có giấy Việt Nam rồi, con đi ở bất cứ ở trên đất nước Việt Nam, chỗ nào con cũng có quyền. Không ai cấm cản con được, không ai bắt bớ con được. Con có cái giấy, nhà nước cấp cho mình cái giấy chứng minh, cái quyền công dân của mình. Còn cái kia người ta sợ, không phải là vì nhà nước người lãnh đạo người ta sợ. Người ta sợ mình là người ngoại quốc, mình về mình hay làm chính trị, rồi nó náo động ở trong nước con, cho nên người ta sợ.
Còn mình xin về đất nước rồi, người ta cho mình hoàn toàn, người ta khỏi mất công theo dõi mình. Chứ còn không khéo mình về, mình xin vào gia đình của mình, mình ở chỗ này, mình ở chỗ kia là người ta nghi ngờ, người ta sợ lắm. Họ sợ đất nước họ không yên. Mình phải cảm thông với cái người mà lãnh đạo đất nước mấy con, họ lo lắng. Họ muốn làm sao cho đất nước họ yên, để họ phát triển về kinh tế cho dân giàu nước mạnh. Còn nó cứ lộn xộn nó chống đối, bây giờ như Thái Lan nó cứ biểu tình chống đối qua lại, dân khổ hết sức khổ. Không có yên ổn, làm sao làm ăn được? Rất khổ. Đất nước Việt Nam chúng ta yên ổn khéo léo trước sự cai trị, nhưng mà người ta vẫn lo con, bởi vì chính trị nó vẫn lo. Trời đất ơi! Nó lo nhất là tôn giáo mấy con, cái hình thức tôn giáo nó không xì chỗ này nó xì chỗ kia, nó ghê gớm lắm.
(34:56) Thầy hiểu biết hết, cho nên Thầy hướng dẫn hoàn toàn Tôn giáo trong Pháp luật. Cho nên mấy con thấy Thầy làm giấy, Thầy làm giấy đàng hoàng. Nhà nước ở địa phương - mấy con mà đến đây mà con xin xuất gia đây - Nhà nước phải chứng nhận đàng hoàng. Chấp nhận tôi là tôn giáo, chấp nhận tự do tín ngưỡng tôn giáo thì tôi giữ gìn pháp luật. Thì cái người địa phương phải biết cái người địa phương đó rõ, họ có tiền án, tiền sự gì không? Gửi vào cho tôi, ký tên cho tôi, tôi mới chấp nhận chứ. Bởi vì tôi là Tôn giáo trong Pháp luật Nhà nước chứ không phải ngoài Pháp luật Nhà nước, tôi không có làm lén. Thầy nói thẳng, nói thật. Cho nên cầm cái tờ giấy Thầy, mấy con về xin chính quyền phải ký tên thôi, không có ông nào không dám ký tên.
Chứ hồi đầu mấy con đưa giấy xuất gia họ nói: “Cái vấn đề tự do tín ngưỡng này, mấy ông muốn tu đâu tu, theo chỗ nào theo”. Nhưng mà khi cầm cái giấy này rồi không phải: “Chúng tôi là những người theo tôn giáo nhưng mà theo tôn giáo có Pháp luật đàng hoàng, trong Pháp luật chứ không phải ngoài Pháp luật. Cho nên mấy ông phải thấy chúng tôi là người đúng hay người sai? Chứ mấy ông nói tự do tín ngưỡng, tôi theo tà giáo bậy bạ, tôi phá hoại đất nước này sao. Mà khi tôn giáo là tinh thần người ta mà. Khi mà người ta xúi giục một cái số người đến, thì mấy ông cứ nghĩ đi. Bây giờ mấy ông đàn áp, nó phải chết một số người dân tộc của mấy ông chứ ai. Mấy ông phải hiểu điều đó, nó làm rối ren cho đất nước mấy ông. Còn về tui làm hẳn hoi đàng hoàng, mấy ông không chứng à? Cái trách nhiệm bổn phận của mấy ông là phải lo nhiệm vụ này nè”. Cãi Thầy được sao? Thầy làm đâu ra đó hết. Còn mấy con ở ngoại quốc, mấy con cứ về đây. Thầy dạy mấy con đi tới nơi, để không mấy con phí cuộc đời.
9- TRIỂN KHAI NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ
(36:36) Chừng nào mà Thầy có đủ cái duyên, mà Thầy nghĩ rằng cái đất nước của Thầy mà đạo đức con em của chúng ta, các cái thế hệ chúng ta, con cháu chúng ta chưa học được đạo đức nhân bản - nhân quả, mà đi dạy tùm lum ra ngoài nước ngoài có lợi ích gì? Phải xây dựng cái đất nước này làm một cái thí điểm tốt đạo đức hẳn hoi, tu hành chứng đạo nhiều người. Chừng đó các nước khác đến đây xin chúng ta dạy. Chứ bây giờ chúng ta đi qua bên đó, người ta cho tự do tín ngưỡng. Nhưng mà sự thật tự do tín ngưỡng cái kiểu này đó thì Thầy nói chưa phải.
Nhà nước phải chấp nhận đàng hoàng, giấy phép đàng hoàng, chúng tôi làm trong Pháp luật. Tôn giáo phải trong Pháp luật, chứ không thể mà làm tầm bậy tầm bạ như vậy. Sau khi như ở Nhật Bổn con thấy tự do tín ngưỡng. Trong khi nó tuyên bố rằng năm 2000 này là tận thế sắp chết hết rồi, đùng đùng cái nó tự tử nhau nó chết cả đám. Trời đất ơi! Cả ông Chính phủ Nhật Bổn này ông rối đầu ông luôn. Các con thấy tai hại rất lớn chứ đâu phải. Cái chuyện đó là cái chuyện rất tai hại cho đất nước người ta, nó ảnh hưởng cả thế giới lận chứ nó không phải ít. Bây giờ chết một lần tới năm, sáu ngàn người như vậy mà trong cái tôn giáo đó thì nó ảnh hưởng cho cái vấn đề của đất nước đó chứ đâu phải không.
(37:48) Cho nên Thầy… người lãnh đạo tôn giáo phải sáng suốt, phải trợ giúp cho quê hương xứ sở của mình. Đem lại cái nền đạo đức Nhân bản - Nhân quả cho từ trẻ em lớp tiểu học, trung học, đại học. Nó phải học những cái nền đạo đức này để nó trở thành một con người nhân tài. Nó có học, nó có tài, nhưng nó phải có đức mới gọi là nhân tài. Mà nhân tài thì nó có đức làm sao mà có sự tranh chấp, làm sao mà có cái sự xung đột, nó mới có cái tốt của nó chứ.
(38:15) Mà bây giờ đạo đức nó không có, sách vở đạo đức nó không có. Nó có cái dạy đạo đức mà đạo đức cái kiểu quá cạn cợt. Nó nói: “Tiên học lễ - hậu học văn”. Nó nói vậy cho có hình thức vậy thôi, chứ còn cúi đầu chào người ta, không cúi đâu. Có phải không? Mấy con thấy. Lúc nhỏ thì cô giáo vô nó còn đứng dậy chào, nhưng mà lớn hơn chút nó không chào luôn. Thầy vô thì vô, mặc! Nó không chào. Lên đại học thì ngồi (không nghe rõ) nó không biết ông thầy ra sao nữa hết. Có phải đạo đức nó kỳ không? Mà nó để cái bảng thiệt lớn, ở trường học nào nó cũng để “Tiên học lễ - hậu học văn” Mà lễ có chào hỏi ai không? Cái lễ nó đâu phải có cái sự đứng dậy chào không? Mà nó còn có những cái lễ.
Bởi vậy khi mình làm một cái lỗi gì Thầy có viết cái nàng Mạnh Quang mà, cái câu chuyện. Khi mình làm lỗi gì với chồng là hai người đều là bằng nhau, vợ chồng là bằng nhau mà. Vậy mà người vợ quỳ xuống xin lỗi chồng mà, có ai dám làm không? Mà chính chỗ đó nó mới thật sự quỳ xuống như vậy, thật sự mình mới không làm lỗi nữa. Còn bây giờ mình làm lỗi thấy chồng mình buồn hoặc là vợ mình buồn: “Xin lỗi em hay xin lỗi anh, bữa đó em làm đó sai”. Nói vậy thôi, nhưng mai mốt vẫn làm nữa. Còn người ta quỳ xuống, cái lễ người ta thấy cái lỗi mình. Đây là làm cho gia đình mình động, làm cho gia đình mình đau khổ, quỳ xuống xin lỗi. Vậy mới thật sự là không làm lỗi nữa. Cái hành động đó mới không làm lỗi mà cả thời Đông Chu Liệt Quốc chỉ có nàng Mạnh Quang làm. Còn bao nhiêu người khác có làm không? Không!
(39:56) Việt Nam mình thì đứng dậy nói xin lỗi thôi: “Xin lỗi! Tôi lỡ đụng”, rồi hai bên đi. Rồi mai mốt đụng nữa, chứ chưa chắc không đụng, có phải không? Mấy con thấy không? Cái tật mình mà không cẩn thận vô ý là luôn luôn lúc nào cũng vô ý. Đi đụng ta xét cái: “Xin lỗi lỡ đụng” rồi cái bỏ đi. Thấy người kia cười xuề xòa cái thôi rồi, hai người coi như huề, đi mai mốt đụng nữa chưa hẳn đã xong. Bởi Thầy nói học đạo đức mà nếu mà không học tận cùng gốc của nó thì chúng ta chưa hẳn đã là thấy trách nhiệm và bổn phận đạo đức của chúng ta. Đâu phải nói chuyện chơi, các con thấy chưa?
Cho nên tu cũng vậy mấy con. Tu là không tu thôi, mà tu nhất định là tu tới nơi tới chốn. Đừng có mang chiếc áo này, xuất gia tu hành mà không tới nơi tới chốn. Đừng có mang chiếc áo này mà là Phật tử gọi là con Phật, mà rút cuộc mình được gì của Phật đây? Hay là một cái tên đó thôi? Mấy con vô chùa chỉ mang cái tên thôi, năm giới của Phật thì phạm hết không còn sót cái nào hết, thì chỉ có cái tên Phật tử thôi. Rồi lại làm những cái chuyện mê tín nữa, cúng bái, cầu siêu, cầu an, vô chùa lạy lễ. Ôi thôi! Cầu Phật điều này là đều sai hết. Thầy không phải bài bác đâu mà nói cái này là nói sự thật mấy con. Đó là một cái sự thật vô ích, đi ngược lại đạo Phật. Đạo Phật dạy, đức Phật dạy mình “Tự thắp đuốc lên đi ta không cứu khổ mấy con”. Tại sao bây giờ lại cầu Phật cứu khổ là cái chuyện gì? Mình có phải đi ngược lại cái lời của đức Phật dạy không? Tại sao mình không tự cứu mình? Mà cái nền đạo đức của Phật giáo dạy chúng ta không làm khổ mình, khổ người thì làm sao không giải thoát.
(41:37) Quá rõ ràng! Bởi vậy Thầy khô cổ vì các con. Nói thẳng thừng mà nói, các con hãy buông xuống hết đi mấy con, đời không có gì đâu. Các pháp đều vô thường, bữa nay nó vậy chứ ngày mai nó khác, nó thay đổi liên tục mấy con. Bữa nay nó sống, ngày mai nó bệnh, mốt kia nó chết nữa, nó không chờ đợi mình đâu. Buông xuống, buông xuống hết! Về đây Thầy cho một cái thất, cơm Thầy cho ăn. Thầy ăn cái gì mấy con ăn cái nấy. Thầy ăn cháo mấy con ăn cháo, Thầy ăn cơm mấy con ăn cơm. Thầy dạy sao mấy con làm vậy. Làm cho đúng như lời Thầy dạy, năm, sáu tháng sau mấy con chứng đạo. Mấy con thấy cần nhập Niết Bàn, Thầy cho mấy con nhập Niết Bàn.
Mà không cần, Thầy bảo: Bây giờ Thầy đề cử con phải đi ra cái khu vực đó, cái nơi đó để hướng dẫn một số người có nhân duyên với con. Con cứ quán đi để theo Thầy. Thì cái người tu chứng, người ta quán thấy mình có nhân duyên tại cái khu đó, mình sẽ đến đó. Rồi đến đó thì Thầy sẽ hỗ trợ như thế nào để cho mình đến đó mình làm công việc để giúp cho mọi người đang đau khổ ở đó mấy con. Nói thí dụ mấy con tu xong rồi, Thầy chỉ định cho mấy con: Bây giờ mấy con phải về đó, làm cái điều đó thì mấy con sẽ đến đó. Thì Thầy sẽ hỗ trợ cho cách thức mấy con làm, để những người xung quanh đó có cái duyên với con. Khi mấy con làm rồi thì họ sẽ tập trung đến với mấy con, con nói đâu họ nghe đó, mấy con cố gắng.
10- PHẬT TỬ THƯA HỎI VỀ QUY Y
(43:00) Còn Thưa hỏi Thầy gì không con, rồi Thầy sẽ dạy.
Trưởng lão: Con có thưa hỏi Thầy gì không?
Phật tử 1: Dạ con xin Thầy cho con xin quy y.
Trưởng lão: Rồi, được rồi! Thầy sẽ quy y con. Rồi! Mấy con sẽ ghi tên, tuổi và nếu mà muốn xuất gia thầy sẽ xuất gia. Tu hành thật sự mấy con, đi tới nơi tới chốn. Đừng có để cuộc đời nó lôi kéo mình rất đau khổ mấy con. Phải ráng cố gắng vượt lên trên tất cả những cái tâm ham muốn của mình, tiền bạc của cải. Cái hạnh phúc mà mấy con cứ ngỡ tưởng đó là bóng dáng. Không bao giờ có đâu mấy con, cái đau khổ. Mấy con nhớ, Thầy khuyên mấy con, cố gắng. Rồi! Mấy con. Mấy con cứ ghi tên, Thầy sẽ cho cái điệp phái rồi quy y.
Phật tử 2: Dạ bạch Thầy! Riêng về con! Xin phép Thầy, thưa Thầy là con từ ở Mỹ về.
Trưởng lão: Vậy hả con?
Phật Tử 2: Thì con cũng coi như cái chuyện gia đình dàn xếp coi như là dứt bỏ dễ dàng. Con muốn được về đây là để thưa Thầy giúp cho được tu hành, thì con cũng muốn rằng là cố gắng để đạt được một cái điều mà Thầy dạy. Tuy nhiên con cũng muốn Thầy giúp lại, coi lại cái trường hợp của con, đó là có duyên chưa hay là để mà con thu xếp toàn bộ ở bên kia, con dứt bỏ con về đây.
(44:29) Trưởng lão: Rồi, rồi! Để Thầy sẽ coi. Thầy xem cái duyên con đủ hay không? Đủ, Thầy khuyên con hãy nên bỏ, dứt bỏ về đây, Thầy sẽ dạy. Có đủ duyên tới cái giai đoạn mà phải nỗ lực tu tập thì Thầy sẽ coi, xem xét xong rồi, Thầy sẽ báo cho con biết. Con bây giờ ở đây, rồi một bữa, hai bữa thì trước khi mà đi về bên đó đó con sẽ gặp Thầy, Thầy sẽ báo cho con, phải không? Để mà con chuẩn bị cho nó yên ổn, phải không?
Trưởng lão: Còn mấy con muốn quy y thì mấy con ghi tên quy y và mấy con chuẩn bị. Mà muốn xuất gia thì mấy con báo trước cho Thầy, để rồi một ngày nào đó Thầy về, Thầy làm cái lễ xuất gia xuống tóc cho mấy con trở thành tu sĩ. Y áo hẳn hoi hoàn toàn, rồi phải tập luyện những oai nghi tế hạnh mấy con. Để tu hành, chứ không khéo cứ nghĩ rằng mình đi chơi một thời gian nữa mới vô tu, để định già mới tu thì coi chừng à, nó càng đau khổ nữa mấy con. Phải nỗ lực.
Trưởng lão: Có gì không con?
Phật tử 3: Kính thưa Thầy con là Tân ở Huế. Con nguyên là Phật tử, con xin về đây để quy y Thầy.
Trưởng lão: Vậy hả con? Được rồi! Con cũng sẽ ghi tên rồi này kia cho Thầy, Thầy sẽ cho Pháp danh. Coi như là Thầy đặt tên cho mấy con là mấy con là con của Thầy. Là đệ tử của Thầy rồi thì từ đây về sau Thầy có trách nhiệm, dạy sao mấy con ráng nghe để mấy con sẽ được sự giải thoát mấy con.
Phật tử 3: Bạch Thầy là con, vợ con cũng và ba đứa con của con cũng quy y Thầy.
Trưởng lão: Được rồi con, nó lớn khôn hết chưa con?
Phật tử 3: Dạ?
Trưởng lão: Nó lớn khôn hết chưa con?
Phật tử 3: Dạ, lớn khôn cả rồi!
Trưởng lão: Vậy được, tốt rồi! Bây giờ thì nó lớn khôn rồi thì con hãy lo tới phần con đi. Rồi lần lượt Thầy sẽ hướng dẫn, để không cái tuổi đời nó càng ngày nó lớn rồi, nó không có chờ đợi nữa đâu.
Phật tử 3: Dạ bạch Thầy con bây giờ là còn làm việc Nhà nước, cán bộ công nhân viên làm ngành đường sắt còn ba năm nữa là về hưu. Nhưng tuổi của con năm nay là đúng là sáu mươi tuổi nhưng mà vì con khai hụt tuổi thời trước nên hụt xuống ba tuổi, nên con và vợ con cũng muốn lấy cái tiền hưu.
Trưởng lão: Rồi! Ba năm nữa được rồi, con sắp xếp hết. Đó là ba năm để sắp xếp vừa gia đình mà lại là mình hưu trí luôn. Rồi chừng đó đó sẽ quyết định tu, không muộn đâu.
Phật tử 3: Dạ bạch Thầy, còn riêng con tự cảm nhận được từ khi mà biết được Pháp của Thầy con rất là sáng dạ nhiều vấn đề trong Phật pháp và trong cái cuộc sống thường ngày. Nên bạch Thầy là con cũng chuẩn bị tinh thần rồi ạ!
(47:16) Trưởng lão: Vậy tốt rồi! Yên tâm! Con ngồi xuống đi không có gì đâu. Thầy sẽ quy y cho, Thầy cho Pháp danh con, ráng mà tu tập. Thầy thấy mấy con lớn tuổi hết rồi, không còn lâu. Ba năm nữa không có lâu đâu. Ba năm sắp xếp ổn định hết gia đình. Ba năm nữa hưu trí thì lo mà tu tập, giao hết cho con cái. Thậm chí như tiền lương hưu con có, con cũng giao vợ con, con cái sống, không có lo cho con. Con cứ vào đây, Thầy cho con ngày bữa. Coi như là mình xuất gia buông xuống hết, ba y một bát, rồi sẽ đi tới nơi tới chốn, có vậy. Nó chỉ có một hướng mình đi thôi và có cái phương pháp tu để cho mình đi đến cái chỗ tâm vô lậu hoàn toàn. Đó, phải quyết định của mình con.
11- GIẢI ĐÁP PHẬT TỬ VỀ XUẤT GIA
(48:01) Trưởng lão: Con, có gì không con?
Phật tử 4: Dạ Thầy ơi! Con có tâm nguyện xuất gia, hiện giờ con còn công việc với gia đình. Con không biết xử trí ra sao, xin Thầy dạy!
Trưởng lão: À! Được mà con không sao đâu! Từ từ để mà giải quyết hết những cái công việc gia đình của mình cho nó rảnh rang hả con. Bởi vì cái vấn đề này là nó thuộc về ái kiết sử, nếu mình không giải quyết mình ngồi tu. Mình vô mình tu, mình ngồi không có xong đâu, nó dằn vặt mình lắm con, hiểu chưa? Cho nên mình phải quyết tu là mình phải giải quyết hết mọi cái mặt về ái kiết sử, về gia đình. Để cho khi mình khép chân vào nó không còn bị bên đây, bị bên kia hay hoặc là. Thí dụ như bây giờ con còn mẹ là phải có người phải chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ cho hẳn hoi hoàn toàn, rồi con mới vô đây. Chứ bây giờ bà mẹ mà không người chăm sóc thì con thấy con chẳng thể nào mà đi được.
Phật tử 5: Hiện giờ là con chưa thể xuất gia phải không Thầy?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là vậy rồi.
Phật tử 5: Thưa Thầy gia đình con cũng tạm ổn.
(49:36) Trưởng lão: Cứ con bây giờ sắp xếp xong rồi xuất gia, thì lúc nào lên Thầy xin xuất gia. Thì coi như là cha mẹ có người lo lắng hết rồi, không còn gì hết. Còn con bây giờ đó, thấy mình cũng không cần gì hết nữa, cũng không cần lo gì nữa hết. Thì coi như là sắp xếp vừa tư tưởng tình cảm của mình, tất cả mọi cái đối với trong gia đình mình không còn có gì, thì đó là cái nhiệm vụ đi tu của người xuất gia được. Còn nó còn những cái gì mà giải quyết chưa được thì chưa xong. Còn giải quyết được, nó ổn được thì nỗ lực tu hành, chứ không khéo thì uổng phí một đời người.
Con cứ tư duy suy nghĩ chín chắn hẳn hòi thì xuất gia rất tốt. Xuất gia là mình sống vô sự, ngồi chơi không có làm gì hết, khỏe lắm! Nhưng mà phải nỗ lực thật sự! Dốc hết sức lực của mình còn lại chút nào là đem ra chiến đấu với mặt trận sinh tử. Nghĩa là nó dữ lắm! Nó không hiền đâu. Thầy nói nó không hiền. Nó có bốn cái loại giặc của nó mà nó đánh mình. Nghĩa là nó có bốn cái loại mà nó tấn công mình. Thân tâm mình nó bị bốn cái loại nó tấn công. Cho nên suy nghĩ khả năng mình có thể chiến đấu nổi không? Người lính phải gan dạ, mà biếng nhác thôi đừng có đi lính. Đi lính ra nghe súng bắn là bỏ chạy, con hiểu chưa? Phải thấy gan dạ mới được.
12- VỀ VẤN ĐỀ IN KINH SÁCH
(50:57) Phật tử 6: Kính thưa Thầy thì vừa rồi bác Nguyên Nhuận có lên ý chắc bác cũng thưa với Thầy rồi, cuốn Những Bức Tâm Thư tập 1, tập 2 ý, hôm qua trước khi bác về bác có con có được phép ngồi thưa chuyện với bác hỏi là: “Cái này Thầy đã cho phép nhà xuất bản in tập 1, tập 2 rồi mà theo như lời Út nói là Thầy có ý định tái bản hai quyển ghép làm một thì con, bác Nhuận cùng nói với con nếu mà hai cuốn gộp làm một sợ nó dày quá, bác có nói là để thưa lại với Thầy”.
Trưởng lão: Nói chung là nó dày quá con, nó dồn lại nó dày. Nhưng mà để rồi Thầy sẽ coi lại, Thầy sẽ nhuận lại. Bởi vì sau khi mà xin tái bản đó con, là phải kiểm lại kỹ đó con, nó mất thì giờ Thầy cũng nhiều lắm đó. Bởi vì bữa đó chú Lý có nói đó, tất cả những cái người biên tập lại những cái sách của Thầy, hầu như là chú nói rất là khó hiểu. “Ngoài điều kiện của con chỉ biên tập vậy thôi, chứ mong Thầy sau này mà xin tái bản thì phải nhuận lại cho nó hẳn hoi hoàn toàn. Để cái giá trị nó rất lớn của những bộ sách này, nó lợi ích rất lớn cho loài người”. Thì chú Lý bữa đó nói với Thầy. Cho nên Thầy phải chịu cực khổ. Mà nếu mà Đường Về Xứ Phật hay Những Lời Gốc Phật Dạy đó, hoặc là những cái tập mà Những Bức Tâm Thư đồ đó, đều là phải đọc lại hết. Chứ còn không thể nào mà Thầy soạn thảo, Thầy đưa ra cái in được luôn.
Phật tử 6: Dạ thưa Thầy tại vì hôm qua khi bác về thì bác cũng có trao đổi với con, con cũng có nói là con không biết ý định của Thầy là như thế nào? Thì chú bảo là sợ, thứ nhất là mất thời giờ của Thầy, thứ hai là nó có tốn kém quá không? Thì lúc nãy con cũng hỏi Út thì Út nói cũng chưa biết ý Thầy như thế nào?
(52:37) Trưởng lão: Cho nên vừa rồi Thầy đã sửa. Từ từ đã con chứ đâu có vội được, Thầy đủ thứ chuyện hết. Chưa đâu, bây giờ chưa đâu con. Bây giờ mình lo mình chuẩn bị đàng hoàng chứ chưa đâu. Bây giờ đó, chú Nhuận đó, chú đọc hết rồi, chú phải đưa về Thầy. Như vừa rồi cái tập mà Thiền Căn Bản với cái tập mà Cẩm Nang, Thầy phải xem đọc lại, Thầy sửa quá nhiều chứ đâu phải ít đâu con. Thầy sửa hai tập tuy rằng mỏng mà Thầy sửa trang nào cũng có chữ Thầy sửa trong đó hết thì đủ biết. Có cái thì nó không có mang đầy đủ ý phải thêm, có cái thì nó thừa thì phải gạt bỏ. Thì cái người khác thì không thể hiểu nổi cái này đâu. Chỉ có Thầy, Thầy mới viết được. Cho nên Thầy sửa rất nhiều, tuy rằng hai tập đó mỏng. Mà tới hôm Thầy sửa tập rồi thì chú đi về đó, cô Út đem về đó là Thiền Căn Bản. Còn cái tập mà Cẩm Nang đó thì tới bữa nay Thầy mới sửa hết xong, Thầy sửa hết rồi, Thầy cực quá! Mất thì giờ quá nhiều! Trong khi Thầy phải soạn thảo đủ thứ hết, đủ loại. Lớp trả lời thư, rồi lớp thì soạn thảo những cái tập sách mới, nhiều lắm… Thôi bây giờ cũng trả cái nghiệp, thương chúng sanh thì phải thương cho trót, thì cho nên phải đem hết sức mình phải ra làm việc.
13- OAI NGHI TẾ HẠNH CỦA TU SĨ
Phật tử 7: Con thưa Thầy, con nghe thầy mới vừa nói, thì cái đoàn Tăng mà Thầy cho đi đó, như Thầy cho đi chơi nhưng mà trong khi đó họ chưa có tu thì làm sao họ chứng tỏ được cái oai nghi của họ đối với quần chúng.
(54:24) Trưởng lão: Coi như là ở đây họ ở đây, Thầy thành lập cái Tăng đoàn đó đó. Thầy đã theo dõi và kiểm tra lại từng chút, từng chút coi cái oai nghi họ sống đúng hay không? Thậm chí như nếu mà trước khi mà Thầy cho đi đó, là coi như là Thầy kiểm tra chặt chẽ những oai nghi tế hạnh về giới luật của họ. Được rồi Thầy mới cho đi, mà không được chưa cho đi, Thầy cẩn thận lắm con. Dạy từng chút, từng chút những cái hành động đi trong cái đoàn như thế nào? Ngồi ăn uống như thế nào? Cách thức như sao? Chuẩn bị trước khi ăn hay hoặc là chuẩn bị trước khi đi trong đoàn. Chuẩn bị trở về thất của mình ngồi, cách thức tu tập như thế nào? Thầy đều hướng dẫn từng chút hết. Để không mình về thất riêng mình, cái mình cởi áo, cởi y mình ra mình ở trần, cái điều đó là không được rồi. Tất cả những cái này không có làm được. Người tu sĩ phải giữ gìn oai nghi tế hạnh. Không có để hở da, hở thịt, mặc dù ở trong thất riêng một mình mình cũng không được. Cho nên, nhiều khi mình đến ở chỗ riêng của mình, nhưng mà người ta vẫn để ý. Người ta thấy cái hành động của mình thô lỗ quá. Mình đâu phải võ sĩ.
Phật tử 7: Dạ thưa Thầy trên cơ bản thì để trở thành A La Hán, dạ mà nếu mà trên toàn thế giới hiện nay chỉ còn mỗi một mình Thầy. Nhưng mà bây giờ Thầy có thể nào mà Thầy giúp cho tất cả các cái tu sĩ ở tại Việt Nam, để họ đứng lên để mà coi như cả thế giới người ta đang nhìn về Thầy, thì Thầy nghĩ sao cái vấn đề có thể giúp những cái người mà có uy tín ở trong cái Tăng đoàn, dĩ nhiên họ cũng có một cái lòng tham mà do cái quá khứ lâu dài của họ, điều đó mọi người đều thấy hết.
(56:08) Trưởng lão: Bởi vì không, Thầy đã nghĩ như thế này này. Nghĩa là tất cả những tu sĩ Phật giáo dù là Nguyên thủy hay hoặc Đại thừa mà trong đất nước Việt Nam, đều là những người con của Phật dù có tu sai. Mục đích của Thầy là chỉnh cái sai làm cái đúng, đem từ cái sai của các tu sĩ đó trở về cái đúng thôi, chứ không có chia hệ phái mà chống đối nhau. Do đó thì cái bổn phận của Thầy là phải viết sách để làm cho họ hiểu biết rõ và đồng thời dạy người tu chứng để làm cái gương cho họ. Khi mà Thầy đưa ra một cái số người năm người, mười người, hai chục người mà tu chứng rồi, thì coi như là tất cả các thầy ở các cái Giáo hội, mà quý thầy trong giáo hội, các vị hòa thượng đều là họ đến đây hết. Họ không làm được mà Thầy ở đây đã có nhiều người tu như vậy. Thì nói Việt Nam thôi chứ mình chưa có nói ngoại quốc.
Nhưng mà Việt Nam đã có những người tu chứng như vậy rồi, thì ngoại quốc sẽ vào đây. Và Thầy phải xin Nhà nước cho những người ngoại quốc vào đây tu hành ở đất nước Việt Nam là vinh dự của dân tộc Việt Nam, Thầy sẽ xin mà! Chứ còn Thầy đã hỏi Ban tôn giáo Nhà nước của tỉnh rồi mà! Thì Nhà nước nó chưa có cái Pháp lệnh của Nhà nước cho người ngoại quốc vào đây. Thầy nói: “Bây giờ có những người Phi châu, những người Mỹ họ xin vào Việt Nam để tu theo cái pháp của Tu viện Chơn Như thì như vậy, mấy anh làm Ban tôn giáo mấy ông liên hệ với Chính quyền để nói giúp giùm cho những người này, người ta được vào đất nước, người ta tu hành”. Thì mấy người đó nói: “Pháp luật Nhà nước chưa cho phép, chừng nào cho phép tôi sẽ cho Thầy hay”. Thì Thầy mới nói: “Nhờ các anh làm một cái móc để mà nối liền Tôn giáo và Chính quyền. Để người ta giúp đỡ cho những người, tại sao mà đất nước như Miến Điện, tại sao người ngoại quốc vào Miến Điện tu được mà đất nước Việt Nam lại không được? Thì mấy anh phải giúp đỡ”. Thầy chỉ gợi ý vậy thôi, rồi lần lượt, rồi họ sẽ báo tin cho Thầy. Một cái vinh dự mà. Cái Tu viện Chơn Như mà dạy người tu ở ngoại quốc vào đây tu thì đó là cái vinh dự của đất nước mà. Thầy có nói rồi mấy con.
Phật tử 7: Dạ thưa Thầy như thế này, trông họ giống con và những người ở Mỹ, thì chúng con cũng muốn được ra là nói lên tiếng nói ở đó để kêu họ cho thấy họ về đây họ xin phép Thầy họ tu như ri.
(58:29) Trưởng lão: Được chứ mấy con. Bây giờ khoan, từ từ. Thầy làm cái gì cũng phải có thời gian, chứ không thể nhanh chóng được. Con thấy từ cái chỗ mà khó khăn cho tới bây giờ nó rất dễ dàng. Cái đất nước của mình nó càng ngày nó phát triển đi lên, nó càng dễ mấy con, nó không khó đâu. Rồi sau này có người ngoại quốc vào đây và mình ở đây, mình có người tu chứng mà. Thầy có một cái ban giảng sư, một cái ban dạy người ta tu nữa chứ! Cái tổ chức của mình phải có nhân sự. Còn bây giờ có một mình Thầy mà chạy đông chạy tây chắc Thầy chết à! Không thể nào mà làm cái chuyện đó được. Cho nên vì vậy mà cái Tăng đoàn của mấy con là Thầy đã chọn người để mà tu tới nơi tới chốn, để cùng Thầy làm công việc. Một người không thể làm được, phải có một cái nhân sự. Cái nhiệm vụ của Thầy là phải tạo nhân sự.
Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy về. Mấy con nhớ chuẩn bị cho Thầy đi, rồi Thầy sẽ sẵn sàng giúp mấy con, rồi! Thôi Thầy về mấy con.
Phật tử: Dạ! Chúng Con thành kính cảm ơn Thầy!
Trưởng lão: Thầy chào mấy con!
HẾT BĂNG