20080730 - THẦY DẠY TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG-PHẬT TỬ HÀ NỘI
20080730 - THẦY DẠY TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG-PHẬT TỬ HÀ NỘI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Ngày giảng: 30/07/2008
1- MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO PHẬT LÀ LÀM CHỦ BỐN SỰ ĐAU KHỔ
(00:01) Trưởng lão: Mục đích của đạo Phật ra đời là nó giúp cho con người thoát khổ mấy con. Khỏi bốn cái sự đau khổ của con người: Sinh, già, bệnh, chết.
Đời sống của con người hở một chút thì phiền não, giận hờn, lo lắng, sợ hãi đủ thứ. Đó là giúp cho đời sống của mình, để cho mình khi có những cái ác pháp, có những cái chướng ngại pháp mình biết cách mình xả tâm mình, để tâm mình nó bất động, nó thanh thản, an lạc, vô sự mấy con. Đó là cái thứ nhất để cho mình làm chủ được cái tâm.
Cái thứ hai để làm chủ được cái thân của mình, là mình phải an trú được cái thân của mình không bị đau, không bị nhức, không bị mỏi mệt. Khi mà mình lớn tuổi thì nó hay đau chỗ này, hay nhức chỗ khác. Đó là thân già, khi mình già có thân. Cũng như mấy con bây giờ có thân thì nay không đau thì mai mốt nó sẽ bệnh đau cái này hoặc cái khác. Đạo Phật dạy chúng ta sẽ an trú được cái thân làm cho thân nó không có đau khổ. Đó là cái thứ hai.
Cái thứ ba là bệnh. Có bệnh thì mấy con cũng sẽ đẩy lui được bệnh khổ ra khỏi thân, mà khỏi phải đi uống thuốc, bệnh viện. Đó là cái nội lực của chúng ta để làm chủ được cái bệnh trên thân của chúng ta.
Rồi cái chết, khi chúng ta muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Chứ còn hiện giờ thì các con thấy khi mà thân nó muốn chết thì chúng ta không thể nào làm sao sống được. Cho nên vì vậy mà chúng ta không làm chủ được cái chết. Còn trái lại đạo Phật dạy chúng ta có cách thức để làm chủ được sự sống chết.
(01:50) Thí dụ như Thầy giờ đang mạnh như thế này, mà Thầy muốn thân Thầy chết thì Thầy sẽ chết một cách dễ dàng, tự tại. Nó không phải là nín thở, mà mình nhập vào thiền định. Trong cái phút thiền định đó, nó tịnh chỉ được cái hơi thở, rồi Thầy xả cái trạng thái của cái thiền định đó, Thầy vào cái trạng thái bất động tâm của mình, thì Thầy bỏ cái thân Thầy một cách tự tại, mà không phải đau khổ. Còn như mấy con thì không thể làm được, tại vì mấy con không có thiền định. Cho nên, mấy con không thể đi vào cái Định để bỏ cái thân của mình. Cho nên, muốn chết thì mấy con không làm sao được hết.
Thí dụ như một người mà bệnh bán thân nằm đó, ăn uống thì nhờ người khác phải đút. Vệ sinh, làm cái này khác hoặc tắm rửa đều nhờ người khác hết, mà không chết. Cứ nằm đó chịu từ tháng này đến tháng khác, quá khổ sở. Còn trái lại, cái người tu hành người ta không chết trong cái khổ sở đó đâu, mà cỡ sức người ta bị như vậy là người ta chết một cách tự tại, người ta không để như vậy, để quá chịu khổ.
Cho nên đạo Phật nó có cái nội lực để làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người mấy con - Làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Tức là làm chủ đời sống, ai chửi không giận, ai mắng, ai nói oan ức không buồn phiền, không oán ghét họ; chuyện đời không lo lắng đói no, không sợ hãi, không tham giàu, không sợ những tai nạn. Mà mình sống đúng được cái giới hạnh, đức hạnh thì tất cả những cái tai họa, những cái tai nạn nó sắp xảy ra cho mình thì nó sẽ chuyển, nó chuyển, nó thay đổi.
2-THỌ TAM QUY – NGŨ GIỚI
(03:24) Trưởng lão: Cho nên, khi mấy con quy y Tam Bảo (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng) thì mấy con thọ Ngũ Giới. Có phải không? Mấy con đến với đạo Phật thì mấy con phải quy y Phật, Pháp, Tăng. Rồi thọ Ngũ Giới.
Quy y Phật thì mấy con chọn lấy một đức Phật mà đúng của ông Phật thật có ở trên thế gian này. Đó là ông Phật Thích Ca, người Ấn Độ. Chứ không thể nào mà trên thế gian này còn có một vị Phật nào khác. Cho nên, mấy con quy y Phật là phải theo ông Phật Thích Ca là đúng. Còn cái ông Phật Di Đà hoặc là Phật Cổ Nhiên Đăng hay ông Phật Tỳ Lô Giá Na hoặc ông Phật Di Lặc. Mà các con đến chùa thấy ông Phật cái bụng (bự), cười toe toét đó, thì đó là ông Phật Di Lặc. Sự thật ra không có những vị Phật đó mấy con, chỉ sau này chúng ta tưởng tượng ra mà thôi, chứ không có thật mấy ông Phật đó. Mà chỉ có ông Phật Thích Ca là cái người Ấn Độ, được sinh ra, rồi lớn lên đi tu chứng đạo, rồi để lại giáo pháp mà hôm nay chúng ta tu hành gọi là Đạo Phật. Có một đức Phật đó thôi, còn tất cả các đức Phật khác đó đều là sự tưởng tượng của con người chúng ta sau này tưởng tượng ra thêm cho nhiều đức Phật, chứ sự thật ra thì không có nhiều Phật mà chỉ có một ông Phật mà thôi.
Kế đó, Pháp thì đức Phật dạy chúng ta là đạo đức Nhân bản – Nhân quả. Tức là đạo đức như mấy con khi mà thọ Tam Quy – Ngũ Giới, thì năm cái giới nó là đạo đức nhân bản mấy con. Không giết hại chúng sinh, tức là Đức hiếu sinh - Lòng thương yêu sự sống. Cho nên vì vậy mà cái người theo đạo Phật người ta gọi là ăn chay, chứ sự thật ra người ta thương yêu sự sống, cho nên người ta không nỡ người ta ăn thịt chúng sinh. Đó là cái Đức hiếu sinh.
Còn cái người đời, tuy rằng người ta cũng biết con người thương con người, nhưng mà khi con vật như con cá, con tôm, hay loài vật thì họ bắt họ ăn thịt, họ không có thương
(05:21) Nhưng mà các con thấy đức Phật dạy: Cái sự sống của một con vật nó cũng là sự sống của một con người, nó bình đẳng lắm. Nhưng tại vì chúng ta thấy nó không bình đẳng cho nên chúng ta giết hại, chúng ta ăn thịt, chúng ta phạm vào cái sự sống, phạm vào cái sự khổ. Cũng như cái sự sống rất quý mà chúng ta lại đem cái sự sống của chúng ta sống ở trong cái nhơ bẩn.
Ví dụ như tham lam, trộm cắp, rượu chè, bài bạc v.v.. đó là đem cái sự sống của mình chôn vùi ở trong bùn dơ để mà đau khổ thêm, đem cái sự sống của chúng ta trở thành sự đau khổ. Cho nên, cái người đó chưa quý trọng được sự sống.
Còn cái sự sống thật sự mà cái người biết sự sống rất quý trọng, là một cái người người ta quý trọng được sự sống là người ta sống thanh thản, an lạc, vô sự. Còn cái người chưa biết sự sống, lo toan cái này, lo toan cái kia cho nên cái sự sống của mình rất đau khổ, cho nên chưa biết sự sống. Vì vậy mà người ta biết sự sống rồi, người ta đem cái sự sống người ta rất là an ổn, nó an ổn, hạnh phúc mấy con.
Cho nên cái người coi cái sự sống quý trọng, thì quý trọng bằng cách nào? Chứ nhiều khi quý trọng bằng cách ăn uống, bằng cách nhậu nhẹt, bằng cách say sưa thì cái đó là mình không quý trọng. Mình đem cái sự sống mình làm cho nó càng khổ đau hơn.
Cho nên vì vậy chúng ta biết sự sống nó có cái sự bình đẳng như nhau. Nhưng mà tại vì chúng ta sống không bình đẳng, cho nên chúng ta muốn lấy của người khác làm của mình, tức là cướp cái sự sống của kẻ khác, cho nên nó có trộm cướp, nó có giật, nó có cướp giật với nhau, thì như vậy là không có bình đẳng trong sự sống.
Rồi thậm chí mình giết hại chúng sanh, mình làm thực phẩm mình ăn hàng ngày như các con thấy. Dù mình là người Phật tử đến thọ Tam Quy - Ngũ Giới rồi. Thọ giới thứ nhất Không Sát Sanh, thế mà mình giết hại chúng sanh mình ăn thịt hàng ngày. Cái người thọ giới rồi mà không ăn trường chay là sai, không đúng Phật pháp đâu.
(07:20) Và khi mà chúng ta giữ được cái giới không sát hại chúng sanh, không ăn thịt chúng sanh thì nó chuyển cái thân của chúng ta không bệnh tật. Mấy con thấy, thường thường mấy con bệnh tật là tại vì mấy con ăn thịt chúng sanh, con giết hại chúng sanh không thể thoát, mấy con sống không khỏi nhà thương. Mấy không tin mấy con con đến bệnh viện Chợ Rẫy coi sao, hàng lớp lớp người, hỏi ra thì người nào cũng giết hại chúng sinh. Tại sao vậy? Tại vì những người đó đều có cái ác pháp là ăn thịt chúng sinh, là nuôi sự đau khổ vào thân tâm của chúng ta, thì làm sao chúng ta tránh khỏi bệnh tật?
Còn tại sao có nhiều người ăn chay mà lại còn bệnh đau? Tại vì người ăn chay đó họ còn thèm thịt. Họ ăn chay, nhưng mà họ còn thèm mấy con. Cho nên thèm thịt, tức là còn thèm sự đau khổ, còn cái dục của sự đau khổ, cho nên họ vẫn ăn chay mà họ vẫn bệnh đau, họ vẫn vào bệnh viện.
Thí dụ như: Các Thầy sao lại đi vào bệnh viện, mà quý Thầy cũng ăn chay? Nhưng mà sự thật ra quý Thầy còn phạm vào cái ý của mình thèm thịt, cá chứ không phải là hết.
Còn cái người ăn chay mà không còn thèm thịt cá, mà ăn chay với cái tình thương. Họ thương yêu cái loài chúng sanh đau khổ, họ không nỡ ăn thịt. Chừng đó cái đức hiếu sinh đó nó thấm nhuần từng da thịt họ, thì người đó họ hết khổ, họ không bệnh.
Còn mình ăn chay mà không hiểu được, cho nên không hiểu được cái đức hiếu sinh, cái lòng thương yêu của mình. Cho nên mình ăn chay mà cái tâm của mình nó chưa có chay, nó chưa biết thương. Tại vì nghe nói ăn chay là mình tu theo Phật, là mình phải giữ giới ăn chay vậy đó thôi, mình không giết hại chúng sinh, mình không ăn thịt chúng sinh thôi. Nhưng mình không học cái giới đó là cái đức hiếu sinh, cái lòng thương yêu.
Mình không có ăn, mình ăn chay có nghĩa là mình thương yêu cái sự sống, không nên cướp cái mạng sống của loài chúng sinh mà để nuôi thân mạng của mình. Cái ý nghĩ đó, cái tinh thần đó, cái tư tưởng đó nó thấm nhuần ở trong thân (tâm) của cái người đó, thì người đó sẽ không thân bệnh đau.
(09:13) Con thấy, thí dụ như bây giờ Thầy đã hiểu biết, Thầy dạy một số người hiểu biết họ ăn chay với cái tình thương, lần lượt cơ thể họ nhức đầu hay nóng lạnh nó vừa qua, họ chỉ tác ý một cái nó đi qua, nó không đau, không nhức nữa. Là tại vì nó chuyển được từ cái đời sống ác pháp của họ chuyển qua cái đời sống thiện pháp. Cho nên tại sao cái lực của họ, họ nói: “Thọ là vô thường, cái đầu nhức này không có nhức nữa nha!”. Họ nói vậy thôi, mà tại sao cái đầu không nhức? Tại vì họ sống ở trên cái nền tảng của đạo đức, của đức hiếu sinh, họ không giết hại chúng sinh, họ không thương yêu chúng sinh. Cho nên bây giờ cái đầu đau là tại vì cái thân của họ từ kiếp trước họ đã có sự sát hại chúng sinh, ăn thịt chúng sinh, giết hại chúng sinh.
Như bây giờ chúng ta cũng vậy. Nhưng bây giờ chúng ta lại bắt đầu chúng ta không ăn thịt chúng sinh mà lại thương yêu chúng sinh, thì cái nhân quá khứ nó còn cho nên nó còn nhức. Nhưng chúng ta lại tác ý thì nó lại hết. Tại vì cái nền tảng chúng ta sống trong thiện pháp.
Bởi vì mình sống trong thiện pháp nó đỡ lắm. Một người họ mắng chửi mình, họ nói xấu mình, mình vẫn thản nhiên. Đó là giải thoát. Mình đâu có mắng chửi lại họ! Đó là cách thức mình nhẫn nhục họ, mình biết nhẫn và mình biết xả tâm. Đó là đạo Phật mấy con.
Thì mấy con thấy đạo Phật dạy chúng ta có những cái đức hạnh như 5 cái giới, thì mấy con thấy như:
Giới thứ nhất dạy không sát sanh, thì đó là Đức hiếu sinh.
Giới thứ hai dạy chúng ta không tham lam, trộm cắp, không lấy của không cho. Tức là dạy Đức ly tham, lìa cái tâm tham của mình. Tham nó có nhiều cái: Tham của cải tài sản, tham danh, tham lợi, rồi tham dục, ham muốn cái này ham muốn cái kia, rồi tham ăn, tham ngủ nữa.
Thí dụ như: Một ngày ăn sống được, nhưng mà người ta quen đi, người ta ăn 3 bữa, bây giờ ăn ngày một bữa ăn không được, đói, rồi mệt, rồi khổ sở. Rồi ăn thì cứ… Nếu mà ăn còn phải tham cái ngon còn ăn cái dở thì ăn không vô. Đó rõ ràng là cái tâm tham, tham ngon, dở chứ không phải là ăn để sống. Cho nên là con người ta nó thể hiện tâm tham rất rõ ràng, tham ăn, tham ngủ là ai cũng thấy.
Ngủ thôi li bì mà cũng còn tham ngủ. Nó sinh ra một cái tật lười biếng mà họ không thấy. Còn cái người tu người ta ngồi tỉnh táo suốt ngày này đến ngày khác người ta không ngủ, mà cơ thể người ta khỏe mạnh. Còn cái người tham ăn, tham ngủ mà họ mất ngủ là họ bệnh. Đó rõ ràng là tại vì cái cơ thể của họ nó còn cái dục, cho nên nó không thể tránh khỏi được cái bệnh tật, khổ đau.
(11:50) Cho nên nói ra thì cuộc đời con người theo đạo Phật hỏi ra thì nó rất là…, ăn gì mà trái nghịch với cái đời sống của thế gian. Đời sống của thế gian thì lấy thịt cá mà làm thực phẩm sống, rồi cho đó là bổ khỏe. Nhưng mà sự thật ra nó không bổ khỏe mà lại là nuôi dưỡng, cho nên một cái người đó đang mạnh khỏe, đang mập như vậy đùng cái là họ đau đi bệnh viện. Mấy con đến bệnh viện, không có người nào mà gọi là không đi bác sĩ, không đi bệnh viện. Thầy nói thật sự con người nào cũng bệnh hết, không có người nào mà không bệnh.
Còn trái lại một cái người tu hành hẳn hoi, suốt cuộc đời của họ họ không bao giờ bước vào bệnh viện mấy con. Đó là như Thầy hôm nay là tám mươi mấy tuổi rồi, tám mốt tuổi rồi, chẳng bao giờ đến bệnh viện lần nào hết, chẳng bao giờ đi bác sĩ lần nào hết, không có bệnh tật gì hết. Sắp sửa mai mốt ra đi chết tự tại, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Chết không phải là chết trong bệnh mấy con, chết trong tự mình muốn chết, mình muốn chết sao mình chết, đó là cái quyền làm chủ của mình. Thầy mong rằng mấy con không biết Thầy thôi, nhưng biết thì mấy con hãy cố gắng tu tập.
3- HIỂU VỀ LẬU HOẶC VÀ CÁCH ĐỐI TRỊ LẬU HOẶC
(12:56) Trưởng lão: Đức Phật nói một câu nói rất là ngắn gọn và dễ tu tập: “Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”.
Vậy thì chữ “lậu hoặc” là cái gì mấy con? Cái tâm giận hờn, cái tâm phiền não của mấy con, cái thân đau nhức chỗ này chỗ kia, đó gọi là lậu hoặc.
Thí dụ như bây giờ có người nào làm cho phiền lòng con tức giận lên. Con nhắc: “Sân là đau khổ, tức giận là đau khổ. Ác pháp hãy buông xuống đi, đừng có giận hờn”. Con chỉ cần tác ý, ở trong tâm chỉ cần tác ý thầm như vậy thôi thì cái tâm sân con nó sẽ xuống liền.
Đó, thì có Như Lý Tác Ý thì nó diệt. Nếu mà cái tâm lậu hoặc của mình nó sanh ra thì nó đã diệt. Mà mình tác ý một lần chưa diệt, hai lần, ba lần thì nó phải diệt mất thôi.
Còn bây giờ cái thân con nó đau nhức cái đầu hoặc đau cái bụng, con tác ý: “Thọ là vô thường, hồi hôm qua không đau bữa nay đau, thì cái thọ này phải rời khỏi thân ta”. Thì con nói một lần nó chưa đi, con tác ý lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư là cái bệnh nhức đầu hay đau bụng hết.
Bởi vì Phật pháp đã dạy chúng ta vô lậu, làm cho cái thân chúng ta không còn đau khổ nữa. Vậy thì chúng ta hãy cố gắng ôm cái pháp đó mà tập các con.
Cũng như bây giờ một cái người mà theo Thầy tu tập, thì hàng ngày trong đầu của họ sẽ khởi niệm này, niệm kia mấy con, họ ngồi im lặng như vầy chứ lát nó nghĩ ngợi cái này, lát nghĩ ngợi (cái kia). Lát nó nghĩ về gia đình, nó nghĩ về vợ con, hoặc là nó nghĩ về lo làm ăn cái này, cái kia đủ thứ hết, trong cái đầu nó nhiều chuyện lắm. Nhưng mà một khi nó khởi niệm thì mấy con tác ý, thấy nó nhớ về gia đình biết kiết sử, ái kiết sử, cái lòng thương yêu của mình đối với người thân, “Đây là ái kiết sử, hãy đi đi. Chỗ này là chỗ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Mấy con chỉ nhắc vậy thì nó trở về với sự bất động, thanh thản, an lạc, thì cái niệm nhớ thương gia đình của mình nó sẽ xả ra. Các con thấy tu đơn giản lắm!
Rồi mình ngồi đây chơi, bỗng dưng nó khởi một cái niệm: “Hôm qua có cái ông đó ông ấy chửi mình, mới… nói mình, ông nhậu nhẹt vô say sưa, thằng cha thấy ghét”, mình nói vậy. Thì mình nói: “Không được, ghét người ta tức là ác pháp. Người ta đang đi ở trong nhân quả, người ta uống rượu say, người ta không còn tỉnh táo, người ta mới mắng chửi mình, người ta nói này, nói nặng, nói nhẹ mình. Mình hãy thương yêu và tha thứ họ đi, chứ không được ghét họ”. Mình nhắc cái tâm của mình vậy, phải thương yêu họ, thì ngay đó cái tâm mà mình ghét ông ta thì nó hết. Hay chưa!
(15:20) Chỉ có tác ý cái câu ý thức của mình ở trong đầu mình suy ngẫm, rồi mình tác ý ra, mình khởi nghĩ ra thì đó là mình tác ý thôi, thì cái tâm mình nó xả, nó không còn phiền não. Đó là có lậu hoặc nó sẽ diệt hết lậu hoặc, nó làm chúng ta trở về sự bình an của tâm.
Mà ngày ngày ngồi đây mà tôi quét, cứ quét dần dần đến hết, chừng đó cái tâm nó bất động, thanh thản, nó kéo dài. Nó thanh thản, nó không có khởi niệm nữa mấy con, tức là nó vô lậu rồi đấy. Nhưng mà nó vô lậu từ 30 phút chứ nó chưa được dài. Rồi nó lần lượt mình ngồi mình tác ý mình xả nữa, nó có niệm mình xả, còn không niệm thì thôi.
Mình tu đơn giản lắm, mình không chơi với ai hết, mình không nói chuyện, vì mình nói chuyện nó sẽ huân vô, nó đem vô những cái niệm vui, niệm buồn, dục của thế gian, cho nên mình không chơi với ai hết, và mình cứ xả ra, mình xả ra. Trong vòng 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần lễ, rồi 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, … bảy tháng, thì bỗng dưng nó có trạng thái nó không còn niệm nữa, nó không còn niệm trong đầu ngồi im lặng phăng phắc. Thì chúng ta để xem coi không có niệm này nó được bao lâu? Nó được 30 phút như vậy. Ba mươi phút thì nó có một niệm, thì mình biết rồi, 30 phút mình tác ý một lần, cứ đến 30 phút tác ý một lần. Từng lần lượt nó tăng lên 1 giờ, rồi 2 giờ, rồi 3 giờ, rồi đến 7 giờ, rồi đến 1 ngày đêm, 7 ngày đêm. Trong 7 ngày đêm là người chứng đạo, chứng quả A La Hán.
(16:51) A La Hán có nghĩa là vô lậu, không còn đau khổ, không còn phiền não. Đó là cái quả giải thoát.
Cái quả A La Hán đâu có cái gì đâu! Tại cái danh từ đó là danh từ của tiếng Phạn, chữ A La Hán. Nhưng mà tiếng Trung Hoa họ gọi là vô lậu. Còn tiếng của người Ấn Độ, mà tiếng Phạn của người Ấn Độ họ gọi là A La Hán. Tiếng Trung Hoa gọi là vô lậu. Tiếng Việt Nam của mình, dịch ra tiếng Việt Nam của mình là không còn đau khổ. Nghe dễ hiểu.
Nói bây giờ tôi giữ cái tâm tôi bất động, không còn đau khổ thì đó là giải thoát chứ gì! Không còn phiền não, thân không còn đau nhức. Ngồi đây một ngày, hai ngày mà không tê chân, không đau chân. Còn mấy con bây giờ ngồi không được đâu, ngồi lát cái nó mỏi, ngồi lát nó nhức phải không? Tức là nó còn lậu hoặc, còn đau khổ.
Cho nên, từ cái tiếng của Ấn Độ, tiếng Phạn của Ấn Độ là A LA HÁN. Thì mình nghe nói người tu chứng quả A La Hán là người thành Phật nghe cao siêu quá. Nhưng mà không ngờ cái danh từ đó thì người Trung Hoa gọi là VÔ LẬU. Người Việt Nam gọi là KHÔNG ĐAU KHỔ, HẾT ĐAU KHỔ. Cái người mà ngồi lại mà tâm không nghĩ ngợi một cái gì hết, mà thân không mỏi, không tê, không đau nhức gì trên thân, ngồi đây suốt một ngày, hai ngày mà cứ ngồi bất động như thế này là người đã chứng đạo. Còn mình ngồi không được là mình còn lậu hoặc, còn lậu hoặc thì còn đau.
Như giờ Thầy ngồi đây mà giờ cái chân Thầy tê, nói không tê thì: “Thọ là vô thường, cái chân tê này là không được tê nữa, đi đi”. Thầy nói, Thầy tác ý một hồi nó hết ngay. Nó hết tê tức là Thầy an trú được, thì chân Thầy không tê. Rồi bắt đầu không tê đó nó kéo dài tới 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 1 ngày, 2 ngày, 7 ngày không tê, thì lậu hoặc đâu còn. Các con thấy không? Lậu hoặc không còn thì cái tâm của mình nó không niệm, thì cái thân nó mới đẩy lui được cái lậu hoặc của thân. Còn cái tâm mà nó còn khởi vọng tưởng, niệm nghĩ nhớ này kia, thì con đuổi cái lậu hoặc ở trên thân không đi mấy con.
(18:55) Con thấy đạo Phật nó có một cái pháp đơn giản. Có Như Lý Tác Ý, như cái lý của cái cảm thọ đó, cái trạng thái tâm đó, mình như cái lý đó mình tác ý đuổi nó ra, để đem lại cái sự bình an cho mình trong cái trạng thái giải thoát. Có như vậy thôi, đâu có gì tu nhiều, đâu có gì thiền định nhiều mà phải ngồi kiết già, phải khoanh chân, phải niệm Phật, phải cúng bái, phải trì chú v.v.. Đạo Phật không dạy điều đó, mà dạy cho chúng ta cách thức để mà xả tâm.
Bây giờ ngồi đây mà nó khởi một cái niệm mà phải về lo làm ăn giàu có, tính toán, phải buôn bán, phải mua cái này, bán cái kia cho lời, thì đây là dục phải xả đi ác pháp, đau khổ lắm. Đây là những người đời, còn chúng ta đã chọn sự đi tu để tìm con đường giải thoát thì có đâu mà ngồi đây tính cái chuyện làm ăn, giàu có nữa, phải buông xuống đi. Chừng nào mà chúng ta đang còn ở ngoài đời làm ăn thì chúng ta hãy tính toán, còn bây giờ đã đi tu rồi thì bỏ xuống, đừng có nghĩ cái chuyện làm ăn đó nữa. Giao cho vợ con, giao cho chồng con làm gì làm, quyết đi tu một đời nay chấm dứt sinh tử luân hồi, không còn tái sinh nữa. Chứ để không tái sinh mãi thì mình lại khổ, sinh làm đứa con nít như cháu đó, lớn lên rồi khổ, khổ rồi chết, chết rồi lại tiếp tục sinh đứa con nít nữa, rồi lần lượt lớn lên rồi khổ nữa. Cứ từ cái thân này đi sang qua cái thân khác mãi mãi đời này đến cái đời khác. Thầy nói nội sinh ra làm người không cũng đã khổ rồi, có sung sướng đâu, mấy con thấy khổ lắm!
Cho nên, chúng ta biết Phật pháp rồi hãy nỗ lực mà tu tập. Cái gì không hiểu mấy con về hỏi. Ngồi tu như thế nào, cách thức như thế nào? Thầy sẽ chỉ bảo, Thầy sẽ dạy bảo cho mấy con cách thức để mấy con xả tâm, mấy con tu tập để cho nó chín chắn, rồi mấy con xin cô Út một cái thất như vậy, mấy con ở trong đó mấy con tu tập. Chứ còn nếu mà mấy con ở ngoài này, ở chung trong gia đình mình thì người vầy, kẻ khác nó đủ thứ mình tu không được đâu.
(20:47) Chỉ có mình sống đời sống đạo đức là mình biết nhẫn nhục, mình biết tùy thuận, mình biết vui lòng để cho tâm mình được an, chứ sự thật ra mỗi người mỗi ý mấy con, mỗi người mỗi ý mình không tùy thuận là mình sẽ đau khổ. Cho nên đời khổ lắm! Nó không thể nào mà nó theo một chiều, một hướng với mình được.
Cho nên Thầy mong rằng mấy con sẽ cố gắng tu học mấy con!
Phật tử xá Thầy!
Phật tử: Vừa rồi Thầy đã bố thí cho chúng con một thời pháp nhũ, chúng con gục đầu Thầy đảnh lễ. Kính chúc Thầy pháp kỉnh muôn đời an tịnh để hoằng dương Phật pháp cho chúng con…
Trưởng lão: Mấy con xá Thầy thôi con.
4- CÁCH ĐẨY LUI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Phật tử: Con lạy Thầy. Kính bạch Thầy… Xin Thầy dạy cho con cách đẩy lui bệnh tiểu đường?
(21:57) Trưởng lão: Rồi, Thầy sẽ chỉ cách, con sẽ đuổi cái bệnh con, con phải bền chí. (Bây giờ con cứ sử dụng). Bây giờ cái hơi thở con hít thở ra – vô, con có nghe nó tức ngực con không?
Phật tử: Có lúc tức ạ!
Trưởng lão: Thôi, Con bây giờ có như vậy là cái hơi thở con nó rối loạn hô hấp. Bởi vì con tập trung trong hơi thở thì nó hơi nghe tức ngực, thì đó là hơi thở con. Thôi bây giờ tốt hơn con dùng cánh tay con thì nó không sao. Cánh tay con đưa ra, đưa vô, con đưa ra, đưa vô như này.
Bây giờ con đưa tay ra con biết con đưa tay ra, thì con đưa cánh tay ra; đưa cánh tay vô, con biết con đưa tay vô. Rồi con đưa ra, đưa vô, đưa ra, đưa vô, con đếm “một, hai, ba, bốn, năm” phải không? Năm lần rồi, bắt đầu tay bên đây con cũng nhắc: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra” con đưa ra, “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”. Rồi con đưa ra, đưa vô đếm “một”; đưa ra, đưa vô con đếm “hai”; đưa ra, đưa vô đếm “ba”; đưa ra, đưa vô đếm “bốn”; đưa ra, đưa vô đếm “năm”. Năm rồi thì bắt đầu bây giờ con đuổi bệnh này. Mà khi mà đếm “năm” như vậy mà con thấy con tập, ý con không có một cái niệm nào, nó chỉ biết cánh tay đưa ra vô thì con đuổi bệnh được rồi.
Thì bắt đầu con nhắc: Bây giờ cái bệnh tiểu đường ở trong con phải theo cánh mặt này này mà ra. Thì con nhắc: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, rồi con nhắc: “Cái bệnh, cái thân không bệnh tiểu đường này phải theo cánh tay mặt này mà vào. Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô” rồi con đưa vô. Rồi bắt đầu con sẽ đưa ra, đưa vô như thế này mà 5 lần.
Rồi bắt đầu tay bên đây con cũng nhắc: “Cái bệnh tiểu đường này phải theo cánh tay trái này mà ra khỏi thân” thì con sẽ đưa ra. “Cái thân không bệnh tiểu đường này phải theo cánh tay trái này mà vào” thì con đưa vào, rồi con đưa ra, đưa vào 5 lần. Rồi bắt đầu đó con mới tác ý tay mặt nữa. “Cái bệnh tiểu đường này theo cánh tay mặt này mà ra” con đưa ra. “Cái thân không bệnh này phải theo cánh tay mặt này mà vào” con đưa vào, rồi con đưa ra đưa vào 5 lần. Rồi con đổi tay qua bên đây con cũng tác ý cái bệnh của con, để nó theo cánh tay con ra và cái thân không bệnh theo cánh tay mà vào.
(24:24) Ví dụ như bây giờ con có hai cái bệnh ở trong thân con, thì con nhắc 2 cái bệnh đó, còn 3 bệnh thì con nhắc, một bệnh thì con nhắc cái tên bệnh đó, thì con bảo “theo cánh tay mà ra” thì con sẽ đưa tay ra, rồi “cái thân không bệnh thì theo cánh tay mà vào” con đưa vào. Thì bên đây cũng vậy. Các con bền chí, nó không có tốn tiền gì hết mà các con cứ bền chí. Cứ mỗi lần tập vậy các con sẽ tập trong 30 phút. Một ngày được hai lần, hay ba lần, hay bốn lần đều là tốt hết. Cố gắng tập để đuổi bệnh, thì một thời gian sau, trong vòng một tuần lễ hoặc nửa tháng con cứ đi bác sĩ khám là nó hết bệnh, có gì đâu, tại đuổi đi hết rồi. Phải về bền chí làm mấy con, tập làm. Chỉ có cánh tay của mình thôi, chỉ có cái câu, cái ý của mình thôi, cái ý thức lực mà, nó đuổi mà, nó không có chỗ ở trong thân nó. Do đó thì con cứ tập y như vậy. Và đồng thời con sống đúng 5 giới luật, còn không thì con thọ Bát Quan Trai. Trong cái ngày thọ Bát Quan Trai con giữ 8 cái giới đó, thì con sẽ tu tập cái này con đuổi bệnh mau lắm.
(25:18) Mình sống ở trên thiện pháp, dùng cái lực của ý thức đẩy bệnh ra. Trên cái nền tảng của thiện pháp đó nó sẽ phục hồi lại cái cơ thể của mấy con không còn bệnh nữa. Bệnh ung thư bây giờ cũng hết nữa, chứ không còn bệnh gì mà sợ nó.
Bởi vì chết là do nhân quả, mà không chết thì bây giờ không làm gì mình chết được đâu, chỉ có mình đuổi, chứ không khéo nó sẽ đòi cái nợ con. Bởi vì con đi trị bệnh con phải tốn tiền thang thuốc. Nhiều khi con bán sạch nhà cửa, đất đai hết mà chưa hết bệnh đó con. Nó đến đòi nó làm cho mình nghèo. Vì bệnh tật nó làm cho mình nghèo đó con. Từ cái chỗ mình có tiền, có bạc nó làm cho mình bán hết, mà chưa chắc mình đã hết bệnh.
Cho nên, các con cứ sống đúng giới luật của Thầy, và đồng thời mấy con thấy ai trong xã hội bất hạnh mấy con vui lòng bố thí họ đi. Mình có mang bệnh tức là cái bệnh này nó sẽ tốn tiền thuốc, bác sĩ ăn hết, không bằng mình đem cái lòng thương yêu của mình bố thí họ một bát cơm mấy con, cho những người bất hạnh người ta nghèo khổ.
Mấy con, Thầy nói đây là con người, còn một con kiến mà bò dưới đất của mình, lấy một hạt cơm cho nó ăn nghe con. Con sẽ bố thí nó cũng như là con bố thí một bát cơm cho một con người khác đó mấy con. Các con nhớ! Cái đó là tu đức hiếu sinh, mình thương yêu cái sự sống của người khác, mình giúp đỡ họ.
Và đồng thời thì con làm như vậy làm gì? Để cho đẩy lui bệnh, trên cái bệnh này nó còn có cái nghiệp. Cái nghiệp là do mình bỏn xẻn, ích kỷ mà nó sinh ra cái bệnh, để cho mình bỏ hết của cải, tài sản bằng cái ích kỉ, bỏn xẻn của mình con, thu vô chứ dám bỏ ra. Con hiểu không? Có nhiều người, bởi vậy Thầy nói bán hết nhà cửa, đất đai mà trị bệnh không hết, cứ nghèo mấy con. Con nên nhớ lời Thầy dạy, nó thuộc về nhân quả.
Các con cứ nhớ rồi các con tu tập vậy. Rồi trong xã hội mấy con thấy ai nghèo khổ mấy con giúp. Thầy nói chính thậm chí như con kiến, một con vật gì mà nó bò đi kiếm ăn trên sân, mình biết nó đi kiếm thực phẩm, nó đói đó mấy con. Mình hãy đem một ít đường, hay là một chút gì đó mình bỏ ở chỗ nào, “kiến con hãy lại đây con tìm chỗ này, có chỗ này con ăn nghe, đừng có chạy lăng xăng nha, người ta đạp chết tội”.
Con chỉ khởi tâm thương yêu họ đi, mà rồi từ đó thân của mấy con nó chuyển, nó không còn bệnh khổ nữa, nó sẽ mạnh. Thương với cái lòng tốt thì nó sẽ đem lại sự bình an cho mấy con tốt, không có gì.
(27:45) Cũng giống như Thầy, Thầy sống luôn luôn lúc nào Thầy cũng thương yêu. Cho nên vì vậy mà thân của Thầy nó mạnh khỏe lắm, 81 tuổi, gần 82 tuổi rồi mà Thầy thấy mình không bệnh, không đau từ lúc tu hành.
Mấy con đọc cái cuốn Tạo duyên hóa độ chúng sanh, mấy con thấy Thầy tu từ lúc nhỏ, mà 8 tuổi đi tu cho đến trải qua một thời gian bốn mươi mấy tuổi Thầy mới chứng đạt, mà cho tới bây giờ luôn lúc nào Thầy cũng khỏe, không đau.
Phật tử: A Di Đà Phật. Chúng con chưa đủ duyên được xem cuốn sách đấy ạ!
Trưởng lão: Tạo Duyên Hóa Độ Chúng Sanh hả con? Thầy Chân Quang Thầy viết về cái câu chuyện tu tập của Thầy từ bắt đầu đi tu vào từ tu thiền định vào từ Hòa thượng Thanh Từ (Thiền Tông), cho đến khi mà Thầy lên Hòn Sơn tu tập một mình, rồi khi về Trảng Bàng, cái thất của Thầy là cái nền chỗ ông Phật nằm đó. Hồi đó có cái nền đất Thầy cất lên đó, bây giờ để ông Phật nằm làm cái di tích, cái di tích ở chỗ Thầy nhập thất. Thầy ở đó mà Thầy nỗ lực.
Còn cái chỗ nhà này là cái chỗ mà thờ mẹ Thầy đó, cô Út cất sau đó, là cái chỗ nhà thờ mẹ Thầy. Hồi đó là cái thất của mẹ Thầy, ở đó bà nấu cơm, bà mang ra thất cho Thầy nhập thất Thầy tu. Thầy tu ở đây cho đến khi mà chứng đạo vậy đó. Tức là chủ được sự sống, chết. Đó là cái nền thất con.
(29:03) Phật tử xin sách Thầy.
Cho sách Tạo Duyên Cứu Độ Chúng Sanh cho các Phật tử.
Phật tử xin sách Thầy và chữ ký – Chụp ảnh cùng Thầy.
5- THẦY CHỈ DẠY CÁCH THỨC TU TẬP CHO PHẬT TỬ
(34:28) Trưởng lão: Trong khi con đọc cái cuốn Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ, trong đó nó có bốn cái pháp tu trong ngày thọ Bát Quan Trai đó con. Rồi con tập tu trên bốn pháp đó, rồi Thầy về Thầy xem lại. Con còn ở đây bao lâu?
Phật tử: … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Khi con về con phải đọc sách. Chứ sự thật ra thì các pháp nó có 37 pháp tu tập, chứ không phải một pháp 37 Phẩm Trợ Đạo.
Đầu tiên thì mấy con phải biết cách phòng hộ các căn, thì con biết tức là tu Ngũ căn, Ngũ lực. Năm căn và năm cái lực. Ngũ căn, Ngũ lực cái đầu tiên nó phải vô 37 pháp, thì Ngũ căn, Ngũ lực là 10 cái pháp đầu tiên để cho mình giữ gìn. Thì mình dùng 10 pháp đó mình học giới luật. Giới luật như 10 giới Sadi thì giữ gìn cho trọn vẹn giới Sadi. Nếu mà quyết tâm tu theo, mình chưa có thọ nhưng mà mình cũng phải học cho thông suốt những cái giới luật đức hạnh, những cái oai nghi của 10 giới Sadi, để cho mình phòng hộ tai, mắt, mũi, miệng, thân, ý, tất cả oai nghi tế hạnh của mình, để mình giữ cho nó thanh tịnh, giữ thanh tịnh rồi thì người ta mới dạy pháp cho mình tu. Chứ còn giới luật mà lỏng lẻo mình tu không nổi.
(35:42) Cũng như một người cư sĩ thì họ chỉ giữ 5 giới thôi. Còn mình mà quyết tâm, như tuổi trẻ các con thì phải giữ gìn 10 giới, chứ không thể 5 giới suông được. Mà 10 giới mình giữ trọn được phải tu tập. Còn nếu mà mình không tu tập thì mình lấy giới đó mình ức chế mình. Còn mình tu tập mình có cách thức mình xả ra. Nhờ mình giữ giới tức là mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình trong 10 giới, thì bắt đầu mình tu tập, cho nên mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình nó tiếp xúc sáu trần nó nghe âm thanh, nó thấy sắc tướng thì mình biết ngay cái pháp nào phải tác ý để mà phá cái tâm đó. Thì mình phòng hộ mắt mình, phòng hộ lỗ tai mình, phòng hộ cái mũi của mình, phòng hộ cái vị của mình khi ăn uống, khi ngửi mùi, mùi thơm, mùi hôi, tất cả mùi hương trần, tất cả những cái hương trần đều là mình có cái sự chuẩn bị để mình phòng hộ, thì như vậy nó mới có thể tốt.
Thành ra con phải đọc cuốn sách Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ, con phải tu tập, … Con phải nghiên cứu kỹ, rồi sau đó mới về mới hỏi Thầy: Bây giờ tập cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác ra sao? Tập pháp Thân Hành Niệm như thế nào? Tập Định Vô Lậu thế nào? Thư giãn như thế nào? Thì Thầy sẽ chỉ dạy cho.
(37:16) Cái bệnh thì không khó con. Con phải tập nhiếp tâm cho được. Nhiếp tâm trong 30 phút, thì phải tập an trú cho được thì cái bệnh nào ở trong thân con cũng đẩy lui ra hết. Nhiếp tâm 30 phút con, 30 phút nhiếp tâm theo phương pháp hẳn hoi: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi con hít vô – thở ra, rồi con tác ý nữa “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô – thở ra, rồi tác ý nữa. Chứ không phải hít vô rồi đếm “một, hai, ba, bốn”, không phải như sổ tức đâu. Mà con phải biết hơi thở ra vô, đó là tùy tức con.
Ở đây chúng ta dẫn cái tâm chúng ta vào cái hơi thở bằng cái pháp Như Lý Tác Ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, hít vô - thở ra rồi tác ý nữa, đúng 30 phút. Mà con thấy con tác ý như vậy đúng 30 phút không niệm thì con bắt đầu an trú.
An trú thì nó có 3 cái đề mục của pháp Định Niệm Hơi Thở để an trú.
“An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra” đó là đề mục thứ nhất.
Đề mục thứ hai: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.
Đề mục thứ ba là: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”, rồi bắt đầu con hít vô, thở ra, hít vô, thở ra liên tục, đúng 1 phút thì con tác ý lại một lần, đúng một phút tác ý một lần.
Sau khi đúng 1 phút tác ý một lần, đúng 30 phút con xả nghỉ. Tới cái thời khác con sẽ tu 30 phút y như vậy, thì có cái trạng thái an ổn nó hiện ra nơi thân tâm con, thì lúc bây giờ con đã an trú, còn nó chưa có hiện ra con cứ tác ý tu, tu tập đến khi nó có cái sự an. Nghĩa là nó phải có một cái trạng thái an nó mới được gọi là an trú, con hiểu không? Mà nó chưa an trú, tức là con tác ý nó chưa an trú, tức là chưa an. Hiểu không? Mà bây giờ con tác ý rồi con hít vô, thở ra nghe nó an một cách kỳ lạ, nó an lạc, nó không bị cái gì hết, hoàn toàn nó an trú vậy là con sẽ đẩy lui bệnh. Bắt đầu bây giờ bệnh con, thân con bệnh gì, con tác ý cái bệnh đó sẽ lui hết.
Phật tử: … (Không nghe rõ).
(39:06) Trưởng lão: Bây giờ đó nó sẽ. Trong khi con tác ý cái bệnh, bảo: “Thọ là vô thường, cái bệnh trong thân này phải đi ra khỏi thân này, cái thân này phải bình phục lại”, rồi bắt đầu con cứ hít vô, thở ra (đưa tay ra, đưa tay vô), cái bệnh nó sẽ theo cái tay của con ra.
Phải nhiếp tâm rồi an trú, hai cái đó. Nhiếp tâm như Thầy dạy rồi. Mỗi một cái hơi thở thì tác ý một câu một thôi. “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô – thở ra, đó là một hơi thở là một câu tác ý. “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi tập như vậy trong 30 phút. Ba mươi phút mà con thấy hoàn toàn trong ý con không có khởi niệm ra, thì đó là con đã đạt được cái quả của pháp nhiếp tâm.
Bây giờ tới an trú tâm thì con tác ý ba câu đề mục của hơi thở, thì khi đó con hít – thở, hít – thở. Bỗng dưng nó có trạng thái an trú, nó an lạc vô cùng thì đó là con đã an trú được rồi. Mà con an trú được rồi thì đẩy lui được bệnh, thì bắt đầu bây giờ con tác ý cái bệnh của con thì nó sẽ đẩy lui được, bởi vì đó là định, nó có định lực rồi. Nó có có tác dụng, còn chưa có định thì chưa tác dụng cái bệnh con. Con hiểu không? Chúng ta tu có pháp, có phương pháp đàng hoàng con, để đẩy lui được.
Thôi Thầy ra Thầy nghỉ mấy con.
HẾT BĂNG