20120729 - TÂM BẤT ĐỘNG LÀ CON ĐƯỜNG TẮT CHỨNG ĐẠO - PHẬT TỬ HÀ NAM
20120729 - TÂM BẤT ĐỘNG LÀ CON ĐƯỜNG TẮT CHỨNG ĐẠO - PHẬT TỬ HÀ NAM
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Ngày giảng: 29/07/2012
Thời lượng: [1:06:50]
1- HỎI VỢ CHO CHỒNG ĐỂ ĐI TU
Phật tử 1: Mô Phật! Con bạch Thầy cho con hỏi là con có chồng và có hai đứa con, hai đứa con gái thì con cũng muốn cho các cháu xuất gia. Nhưng mà hiện nay thì các cháu là cũng chưa có ý định xuất gia nhưng mà con muốn như thế. Thứ hai nữa là chồng con thì cũng đang công chức nhà nước, thì con muốn hỏi vợ cho chồng con, để cho con được ở bên theo đạo cho trọn vẹn có được không ?
Trưởng lão: Cái nhân duyên của nó con. Nó gặp được Phật pháp, mà nó nỗ lực, nó quyết tu thì nó trọn vẹn. Còn nó cái duyên nó gặp được Phật pháp, mà nó gặp những cái khó khăn, cái nghiệp. Thành ra nó gặp mà nó không tu theo được, đó là cũng là cái duyên nghiệp của nó. Cho nên, mình thấy: Ờ! Nó gặp mà nó suôn sẻ, nó gặp những cái bậc chân tu thì đây là cái duyên của nó rồi, nó sẽ tu tới nơi tới chốn. Mà đây là nó gặp một cái ông Thầy nào đó cũng dạy nó tu, mà chính ông Thầy đó tu chưa có được gì hết, thì đó là cái duyên của nó, thì nó tu cũng hổng được gì hết. Mình thấy mình biết vậy mà.
Phật tử 1: Thưa Thầy! Có nghĩa là cái chuyện mà hỏi vợ cho chồng con, thì cái đấy có được làm, có được phép không ạ?
Trưởng lão: Được chứ con! Mà vì Việt Nam của mình mà có người tu như Thầy cũng không phải là dễ. Thế mà người Việt Nam lại làm được những cái điều đó, làm được những điều đó. Thật sự cái đất nước Việt Nam nghèo đói, dân tộc Việt Nam nhỏ con không có lớn con, thế mà làm nên những sự việc lớn đó mấy con. Quang Trung Nguyễn Huệ, những tướng tài. Con thấy năm ngày mà đánh tới Hà Nội đuổi quân Thanh chạy mất.
Rồi cái dân tộc Việt Nam tu mà để tâm được giải thoát, thì cũng dân tộc Việt Nam, Thầy cũng dân tộc Việt Nam, phải không? Hãnh diện đất nước chúng ta lắm mấy con. Cũng cái dân tộc này chứ đâu phải người Trung Hoa làm được đâu. Xưa ở Ấn Độ chỉ có người Ấn Độ làm được tức là đức Phật. Rồi từ đó về sau không thấy người Ấn Độ nào làm Phật nữa hết. Mãi cho đến bây giờ có thấy Thầy mà thôi.
Đó thì mấy con biết, như ông A Nan, ông Ca Diếp đó là những cái truyền thuyết, chứ nó đâu phải có con người thật, truyền thuyết của nó. Còn đây là cái con người bằng xương bằng thịt, tập luyện tu tập, tâm nó bất động trước ác pháp nó không dao động, nó không sợ hãi một cái gì hết. Thành ra do đó mà nó giải thoát được. Thầy tin rằng trong mấy con, người nào nỗ lực tu tập thì người đó cũng sẽ được, không làm không phải là không được, phải được mà thôi. Dù nam hay nữ cũng vậy, cũng làm được. Đất nước chúng ta, chúng ta thấy đầu tiên là người phụ nữ Trưng Vương, Triệu Ẩu. Mà rõ ràng Hai Bà Trưng mà, chứ đâu phải thấy một cái ông nào đâu. Đó! Chứng tỏ là chúng ta thấy nữ nam nó rất là bình đẳng bình quyền, trong một cái đất nước nhỏ như chúng ta nó không có kỳ thị.
2- TÂM BẤT ĐỘNG LÀ CON ĐƯỜNG TẮT
(05:07) Phật tử 2: Thưa Thầy! Thưa Thầy con đọc trong trong quyển của Thầy thì con thấy lời Thầy nói là chúng con được về đây là quá quý rồi bởi vì sao? Bởi vì chúng con về đến đây thì chúng con mới biết được là Thầy nói là Phật có con đường tắt nhưng mà nhờ đó Thầy tu chứng đạo. Cho nên là đến đây con vô cùng hạnh phúc con mới biết được điểm này. Vậy thì con mong Thầy cho chúng con được rõ con đường nào cho chúng con tu?
Trưởng lão: Bởi vì Thầy khi mà tu rồi, nó có con đường tắt rõ ràng mà. Ai cũng có cái tâm bất động. Bây giờ nói bất động, mặc dù cái sự bất động đó mấy con chỉ cái thời gian ngắn thôi không có dài, nhưng mà có chứ không phải là không có. Nhưng mà từ cái bất động đó nó sẽ là làm Phật đó. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, và vô sự. Cho nên Thầy mới lấy cái chân lý của đạo Phật thành một cái câu, gôm lại thành một cái câu: “Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự”. Đó là cái chân lý của đạo Phật, cái con đường tắt.
Bây giờ mấy con tu, mấy con ờ, tất cả chuyện gì xảy ra: “Tâm Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự”. Mình quyết tâm tu làm Phật thì phải như Phật, phải có cái trạng thái tâm vậy chứ. Sao để tâm nó chạy theo động vậy? Thì mình nhắc nó cái nó im xuống. Mà nhiều lần, nhiều lần, nhiều lần cái nó im luôn. Con đường tắt nó như vậy, chứ mình đâu có cần phải tu, phải xếp chân ngồi kiết già, rồi phải gom tâm, gom ý thức bằng cách này bằng cách kia, nó đâu có. Cái này trí tuệ chúng ta cũng còn hẳn hòi hoàn toàn, biết cái này, cái nọ, cái kia hoàn toàn. Ai nói gì cũng hiểu, ai làm gì cũng hiểu, biết đâu đó làm rõ ràng, vậy là làm Phật. (Thầy cười). Mấy con uống nước.
Phật tử 2: Thưa Thầy! Nhưng mà để mà thực hiện được cái Tâm Bất Động thì con thấy nó cũng có nhiều chướng ngại như thầy Thanh Văn, chị gái của chúng con?
Trưởng lão: À, cái đó, cái mục tiêu đầu tiên thứ nhất của nó, chúng ta sống, tập sống một mình. Muốn Tâm bất động mà thì phải sống một mình chứ. Còn có hai, ba người nữa làm sao nó bất động được. Đầu tiên chúng ta sống một mình, mà sống một mình được thì chúng ta mới bước qua cái bước thứ hai. Cái pháp thứ nhất là sống một mình, mà giờ sống một mình chưa được thì mấy con bước qua tu không được. Con sống một mình! Bây giờ một mình được rồi, hỏi Thầy: “Bây giờ con sống một mình, con thấy nó an ổn, vui vẻ nó không có buồn rầu không có cô đơn, không có gì hết”. Được rồi Thầy sẽ dạy tiếp.
3- THƯA HỎI
(08:20) Phật tử 3: Chúng con ở ngoài Bắc xa xôi đủ duyên chúng con được gặp Thầy. Con gặp được pháp của Thầy từ năm 2010, chúng con thấy rất sung sướng hạnh phúc. Hạnh phúc lắm Thầy ạ! Hạnh phúc không gì bằng nữa, con nghĩ ở ngoài đời chúng con quá khổ rồi, mà giờ con gặp Thầy con sung sướng lắm. Thầy tu chứng, con sung sướng không gì bằng, thế thì con đọc những lời Thầy dạy, nhưng mà ở ngoài xa thì chúng con cũng không không nhớ tu tập như lời Thầy dạy, nếu không thì tu sai pháp, tu sai pháp không được, con xin Thầy ạ. Thầy bảo là đặc tính của từng người, mỗi người một khác, thì con xin Thầy mỗi người đặc tướng chúng con tu thế nào, chúng con lo tu sai pháp?
Trưởng lão: Cái đầu tiên mà tu tập thì đừng có nghĩ sợ sai pháp. Mà cái đầu tiên á, con đã quyết tu á thì buông xả hết những cái ái kiết sử, những cái người thân thuộc con cái trong gia đình, buông hết! “Tôi quyết tâm làm Phật”. Thì con đi theo một vị chân tu coi, thì họ sẽ chỉ dạy con mau lắm. Còn con, bây giờ con, con cháu rối đùm đề đề vầy mà đi theo ông Phật mà tu thôi chắc không được. Bởi vì đó thuộc về ái kiết sử rồi, trói buộc dữ lắm con. Thí dụ như một người mà tu hành như Thầy, không vợ không con, không còn ai trói buộc nó được hết, đó là cái phần thế gian nó giải thoát rồi. Rồi cái phần mà tâm linh, tức là cái phần vô hình nó giải thoát. Phần này là cái phần khác rồi, nó hai phần nó rõ ràng. Còn con thì cái phần mà vật chất, về phần con người chưa giải thoát được, thì đòi hỏi cái phần mà tâm linh sao có được. Nhưng mà cũng dạy cho mấy con tu để cho nó được an ủi cái tinh thần của mình thôi. Sự thật nó đi tới nơi tới chốn, hổng tới.
4- DUYÊN ĐƯỢC GẶP THẦY
(10:45) Phật tử 4: Con thưa Thầy! Thầy cho con hỏi. Con thưa Thầy con ở ngoài Hà Nội. Con mới vào được một thời gian ngắn cũng mấy ngày thôi. Hôm nay, nhờ duyên lành các bác, các cô, các anh, các chị đây, con cũng được theo các bác, các anh, các chị, có đủ duyên lành đến thăm sức khỏe Thầy. Chúng con rất là hạnh phúc Thầy đã nghe các bác, các anh vừa thưa với Thầy! Mấy hôm vừa rồi con gặp thầy Bảo Nguyên, con ước nguyện được gặp Thầy. Nhưng hôm nay được gặp Thầy thì con thấy rằng con còn rơi nước mắt, thế nhưng hôm nay gặp Thầy con lại thấy vui. Con không hề rơi nước nước mắt. Vì sao? Vì con thấy Thầy quả thật đúng là một con người, mà con yêu thương Thầy, cái đó là thật sự.
Con chỉ có ba ngày được ở gần thầy Bảo Nguyên, được thầy Bảo Nguyên tặng cho con kinh sách của Thầy và các đĩa của Thầy. Con nghe những lời Thầy dạy rất là thấm tình, thế cho nên con đọc tới đâu con học thuộc tới đấy. Bây giờ con cũng chỉ phát biểu những cảm tưởng của con là con đọc được những cái lời Thầy dạy, tu học theo cách Thầy giảng những việc và nói những lời Phật dạy, không gì khó cả, chỉ cần những ai. Con chỉ muốn hỏi chỉ cần con còn có một tâm trạng nghe lời Thầy tâm mình bất động mình xả hết ra. Thì thưa với Thầy trước khi vào thăm Thầy con mới tu được ở nhà có mười bốn ngày thôi thì vào đây ba ngày nữa là mười bảy ngày. Thì hôm nay con tới trình Thầy để Thầy chứng minh. Cụ thể con được nghe đĩa ghi âm của Thầy qua những buổi Thầy giảng cho các tu sinh chuyên tu và đọc hết qua thì có hai cuốn thôi, trong cái bộ Những Lời Gốc Phật dạy.
10 năm con đi tu học ở pháp Đại Thừa con chẳng có cái gì cả. Con chỉ biết lễ và lạy Phật và lễ các quý thầy thôi. Còn những danh từ mà các chùa Đại Thừa mà thầy ban cho, kiến tánh hay là những danh từ biết vọng liền buông, thế rồi niệm Phật cho đến nhất tâm. Con về con làm trong mười năm mà con thấy con chả hiểu cái gì cả. Còn những người chưa được gặp Phật, chưa được gặp Pháp, chưa được gặp Tăng. Chứ chính ra như hôm vừa rồi con về đây thì con đi có 24 người, con thay mặt cho vợ con, con xin quỳ xuống trước Thầy, quỳ xuống lạy Trưởng lão cho con quy y theo pháp Thầy. Đến khi già rồi, trước đây là quy y Phật theo Đại Thừa.
Thế cho nên, con vẫn thấy là hơn 10-11 năm từ năm 2001 con chẳng được cái gì cả. Mà chúng con có duyên lành mới được gần một tháng nay thôi được học sách của Thầy tại chùa Chi Đông, Hà Nội. Thì có các thầy, các cô ở nhà bác Đạo bên này thì chúng con đã hạ quyết tâm hai vợ chồng con hạ quyết tâm trong vòng hai tuần thôi, con thu xếp công việc, thì con vào đây.
Vào đây thì được đúng ba ngày, ngày hôm nay là ngày thứ tư thì con có phước lớn. Con cảm thấy rất may là con đã đi theo các cô các bác Phật tử cùng các anh các chị đây thì Thầy đã tạo duyên lành cho con được đảnh lễ Thầy, được kính chào Thầy. Thì hôm nay chúng con phát biểu cảm tưởng là chúng con rất sung sướng. Con nghĩ là tâm niệm của các cô, các bác đây cũng vậy thôi. Bởi vì Thầy đã đạt Tam Minh rồi, Thầy rất nhiều công việc. Mà Thầy vẫn dành tình thương để ra thăm hỏi, tiếp chuyện chúng con. Thì đây là một diễm phúc rất lớn cho anh em chúng con và các cháu ở đây. Thế con nghĩ rằng các cô các cháu cũng nghĩ vậy thôi.
Nói như thế có lẽ là hơi tham, thì Thầy cho con sám hối. Vì quả thật ở trên đời này con chỉ tin pháp Phật , Phật bảo, mà quý ngưỡng và ngày hôm nay là Tăng bảo - người Thầy vĩ đại của nhân dân Việt Nam - của đầu thế kỉ thứ 21. Thầy cho chúng con được gửi gắm tình thương, tất cả chúng con có mặt tại đây. Xin thành tâm kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe. Thầy trụ vững thời gian dài hơn nữa để Thầy tạo duyên lành, tạo phước báu cho không những chúng con mà cho tất cả những người con Việt Nam yêu quê hương, yêu tổ quốc.
Hôm nay chúng con phát biểu cảm tưởng như vậy. Và cuối cùng chúng con cũng xin hứa với Thầy khi về quê hương của mình cũng sẽ trở thành ngọn đuốc sáng để tu tập theo những lời dạy của Thầy. Rồi tất cả những bạn hữu cùng tu với con trước đây, những bà con trong xóm khi họ muốn hiểu về Phật, muốn hiểu về Pháp, muốn hiểu về Tăng. Con thành tâm kính mong Thầy hứa khả và Thầy hoan hỷ chứng minh cho con.
Trưởng lão: Hôm nay là cũng là cái nhân duyên lớn mà mấy con được gặp Thầy, chứ không phải là dễ đâu. Thầy ít có khi nào mà gặp lắm. Bởi vì mấy con biết không? Khi mà gặp đó, thì nó phải biết trong cái số người đó, nó phải có những cái nhân duyên để mà độ họ. Mà họ có duyên với mình trong cái kiếp trước nào. Chứ còn nếu mà không có thì chắc cũng không có bao giờ gặp họ. Nghĩa là trong kiếp trước mà không có duyên với Thầy, kiếp này dù có xin gì cũng không gặp.
Bởi vì Thầy nói làm Phật cực lắm! Mấy con biết không? Độ một người mà tu thành Phật là rất vất vả, chứ không phải dễ. Khuyên như thế này, họ tu như thế khác. Họ không tu đúng như lời Thầy dạy. Cho nên Thầy mong rằng mấy con có nhân duyên gặp Thầy hôm nay, những gì mà Thầy dạy, mấy con hỏi kỹ lưỡng đàng hoàng. Tu là giải thoát. Giải thoát là giải ba cái sự đau khổ của kiếp người. Làm con người sinh ra con người, cha mẹ sinh ra lọt lòng mẹ là khổ rồi. Các con thấy không? Lớn lên, từ đó mà lớn lên cho đến có vợ có con cho đến nên người. Mấy con biết bao nhiêu thứ khổ, rất là nhiều sự khổ, mà chỉ đi tu mới hết con. Mà đi tu hết khổ, cái mà hết khổ của nó, mà quan trọng nhất của đời người đó là làm chủ sự sống chết mấy con.
Bây giờ thử hỏi mấy con nằm xuống bảo chết, chết không? Làm gì mà nó tắt thở được, nó chết. Mấy con nín thở một hơi nó cũng thở cái khì à, phải không? Còn Thầy bảo nằm xuống không có thở nữa nghe. Chết! Cái nó nằm xuống nó thở nhè nhẹ, cái nó không thở nữa. Sao nó lại biết nghe Thầy còn nó lại không biết nghe mấy con? Cái hơi thở của Thầy sao nó biết nghe Thầy vậy? Tại vì Thầy tập luyện nó mà, nó không biết nghe sao. Cho nên sự tu tập nó lợi ích là lợi ích lắm. Mình muốn chết thì chết, muốn sống thì sống. Còn giờ nó, nó không muốn sống, nó muốn hết thở thì mình ra lệnh bảo: “Thở nha, không có chết, mày còn một chút nữa mày phải sống để làm cho hết cái nghiệp, không có đi trước”, cái nó thở khì khì. Sống!
Các con giờ không có ai làm được điều đó đâu. Hễ nó chết thì nằm xuống, thì tâm nó buông luôn. Cái quan tài về, người ta bỏ trong đó, người ta khiêng đi chôn chứ không cách nào khác hơn hết. Còn Thầy mà đem quan tài về Thầy bảo để đó không có được bỏ vô, cái không bỏ vô. Thành ra tu hành nó lợi như vậy đó, mà không tu uổng lắm. Mà may có một người có kinh nghiệm rồi mà không tu nữa chứ. Cho nên, phải ráng tu mấy con. Có duyên gặp Thầy rồi, về cái gì mà coi nó không quan trọng mình bỏ xuống để cho mình lo mình tu tập, để tập để cho mình làm chủ.
Chừng nào mà mấy con bảo: “Nằm xuống, không có thở nữa, chết!” Thì nó nằm xuống nó không thở nữa nó chết. Còn bệnh đau mà bén mảng đến thân con sao được. Là cái chết mấy con làm chủ thì mấy con phải làm chủ bệnh chứ sao. Ờ, bây giờ cái đầu nhức: “Thọ là vô thường, cái đầu nhức này đi, à không có đau à”, nó đi mất. Còn mấy con uống cả vốc thuốc mới hết bệnh được, phải không? Còn người ta người ta chỉ bảo nó cái nó hết đau rồi. Thế sao người ta có lệnh thế vậy còn mấy con không có lệnh? Mấy con có mà không chịu luyện. Thần dược mà không biết uống mà biết uống ba cái thuốc lá cây đồ không. Dở!
5- CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC
(21:12) Phật tử: Thưa Thầy là con đi tới nhiều chùa ở bên Đại thừa. Thì đúng như sách của Thầy viết thì chúng con thấy được rất rõ. Ví dụ như có những chùa còn nuôi cả cá sấu nên con rất là xót xa. Nhưng như con, con có nuôi 2 con cá sấu, con đến con buộc chặt người. Đồng thời cái nhà sư đó lại còn hút thuốc lá, rượu thì không biết con không trông thấy. Nhưng con thấy hút thuốc lá và nuôi rất nhiều rất là nhiều cây cảnh thì đấy là con có thấy.
Thứ hai nữa là con có thấy chùa miền Nam có trường hợp là có một sư là bạn của ông anh con, thì cũng coi như là làm một nơi để thờ cúng các am với lại cái gì thì trông rất luộm thuộm trông như là một cái chạn bát. Thế con lần con đi cùng, con cũng quen và dần dần con cũng tâm sự con bảo Thầy có cái gì để che đi. Thế nhưng mà ở đấy là có những cái hài cốt trong đấy. Con nghĩ thấy rất là xót xa. Thì cũng giống như là Thầy đã nói trong sách.
Vì vậy, cho nên là ở đây chúng con muốn suy nghĩ như thế này: Pháp của Thầy cũng như của Phật quý hóa như thế, mà rất dễ, rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết được. Vậy thì con chỉ mong Thầy như thế này. Đối với Phật tử chúng con ấy mà thì không có thể có duyên, ít người có duyên được gặp Thầy như thế này. Thế thì làm thế nào để có những cái giáo án hoặc là có cái chương trình như thế nào ngắn nhất để cho mọi người có thể hiểu. Tức là từ trẻ con cho tới người lớn tu một cách nhẹ nhàng. Mà thực tế ở nhiều địa phương chứ không phải lúc nào cũng về Tu viện như thế này được. Kính mong Thầy có một chương trình như thế nào đó.
Con vẫn suy nghĩ từ ngày chúng con đọc và chúng con làm như thế nào để cho các cháu nó hiểu? Thế rồi tất nhiên là như trong kinh Thập thiện thế rồi tất cả các kinh, nó rõ rồi nhưng mà không phải ai cũng đọc. Vậy thì chương trình tu tập như thế nào? Cư sĩ như thế nào? Mong Thầy chúng con chưa đọc đến hết hay như thế nào thì chúng con xin Thầy?
Trưởng lão: Thầy cố gắng, Thầy sẽ viết cái bộ sách đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người mấy con. Bộ sách đạo đức viết cho trẻ em cho đến cái người lớn, người già sống không làm khổ mình, khổ người, có hết. Đó thì cái bộ sách đạo đức đó là bộ sách Thầy sắp sửa cho ra đời. Nếu mà Thầy mà thấy có đủ duyên mà nó ra, đừng có ai quấy rầy Thầy. Mình Thầy, Thầy ngồi Thầy viết thì cũng không bao lâu đâu. Sợ khách khứa đồ làm động đó Thầy viết nó lâu thôi. Chứ không có, Thầy viết nó cũng không có bao lâu đâu.
Cái bộ sách nó có một giá trị, cái hành động đó là đạo đức thì Thầy nói cái hành động này là đạo đức. Đạo đức gì? Cho nó biết. Còn cái hành động này là không đạo đức, từ đây về sau không nên hành động này nữa. Thầy dạy từng cái hành động từ trẻ con cho đến cái người lớn của chúng ta. Nhiều khi cái hành động đó chúng ta không có đạo đức mà chúng ta cứ nghĩ nó là đúng. Nó có lợi ích là chúng ta cứ nghĩ nó là đúng. Chứ nó vô đạo đức mà mình đâu có biết. Mà nó làm khổ mình, khổ người mà mình không có biết. Cho nên vì vậy mà cái sách đạo đức của Thầy ấy, tuy rằng nó chưa ra đời, nhưng mà Thầy đã xây dựng trong đầu của Thầy, để sau khi Thầy ra đi ấy, thì còn để lại cái bộ sách đạo đức này, nó lợi ích cho đời dễ tu.
(24:38) Phật tử: Con thưa Thầy! Con thưa Thầy là hiện nay Đại Thừa coi như là con đi rất nhiều chùa con thấy tình hình nhiều chùa rất là lớn và rất là mạnh. Có nhiều cái đúng như là Thầy trong sách của Thầy. Thầy đã đập phá rất mạnh. Thì cái này con thấy là đối với ta thì Nguyên Thủy như vậy. Thì trước một cái hoàn cảnh như vậy theo con, con muốn hỏi Thầy xem cách thức như thế nào để làm cho Nguyên Thủy chúng ta sẽ phát triển lên được nhanh mạnh?
Trưởng lão: Có! Đã có kế hoạch đàng hoàng, nhưng mà Thầy không muốn nói ra. Tại sao vậy? Chớ Thầy luôn luôn lúc nào khi mà Thầy đưa ra rồi, Thầy đều có kế hoạch của nó, nhưng mà Thầy không muốn nói ra. Nói ra người ta biết trước. Dở lắm!
6- XIN THẦY VIẾT SÁCH ĐẠO ĐỨC
(25:26) Phật tử: Con xin tác bạch Thầy một câu nữa ạ. Hiện nay là người dân Việt Nam, theo cái quy luật phát triển xã hội thì đời sống nhân dân có khá hơn. Cho nên là họ cũng tìm cái chỗ để đặt niềm tin trong cuộc sống. Thì thế hệ chúng con hay thế hệ trên chúng con hay dưới chúng con họ đều nghĩ đến Phật. Khi nghĩ tới Phật, họ không hiểu về Phật. Thế cho nên là họ có những hình tượng Phật Di Đà rất nhiều. Thì đây là một cái tai họa sắp sửa xảy ra.
Vì thế cho nên tại sao con về đây? Chúng con nhanh chóng về đây để gặp Thầy. Thì con sợ rằng nếu sau này mà Thầy không ở lại với nhân dân Việt Nam nữa. Thì theo luật vô thường mà đức Phật Thích Ca đã dạy, Thầy theo Phật Thích Ca thì chúng con và nhân dân Việt Nam biết trông vào ai để giải trừ mối lo này? Vì vậy chúng con mong rằng Pháp của Phật và bây giờ là Pháp của Thầy. Thì Thầy hứa khả cho bộ sách đạo đức ra đời.
Chứ bọn con cũng xin thưa với Thầy. Có một bộ sách mà vừa rồi Thầy ghi câu hỏi. Thầy đưa ra bộ sách nói về Phật thôi. Bởi vì trình độ nhân dân Việt Nam đa số là thấp. Cho nên, họ không có khả năng cũng như không có thời gian để đọc những bộ sách quá dày, quá nhiều. Cho nên chúng con xin trình với Thầy tâm nguyện của con cũng như tâm nguyện của gia đình con. Bởi vì con đã đọc những cuốn sách của Phật, của Thầy. Là vì con đã giảng cho vợ con, con con nó nghe. Chứ thật ra vợ con nó cũng hơn 10 năm nay nhưng nó cũng không hiểu gì cả. Bởi vì những hướng dẫn của Thầy cũng rất xúc tích, cũng rất ngắn gọn, đi thẳng vào cuộc sống.
Nghĩa là những gì Thầy dạy: “Buông xuống, hãy buông xuống đi” tất cả cuộc sống, tất cả những cuốn sách Thầy cho ra đều có những bài kệ buông xuống và bài kệ Như Lý Tác Ý. Con nghĩ rằng nếu phải con đã theo học mà con có duyên may, con học đến đâu của Thầy con thấm tới đấy như hạt cát thấm nước. Nhưng còn đại đa số con nhìn thấy, khi con ngồi nói chuyện với các Phật tử đi theo Đại Thừa. Hàng chục cô, hàng chục chú cứ bảo con lắm chuyện, để cho họ hiểu thêm về Phật, về Pháp, về Tăng, về cách tiếp cận. Con mới bảo thôi con xin lỗi các bác chứ tôi cũng chỉ mới biết về pháp thôi. Tôi thấy các bác có những chỗ không đúng thì tôi xin nói lại thôi. Chứ các Thầy nói là như thế thì các bác làm sai.
Vậy hôm nay con có phước báu được cùng với các cô, các bác về đây Thầy cho phép con nói để con được thưa với Thầy. Khi Thầy và Phật Thích Ca ra đi sau này thì Thầy giảng Pháp trên cơ sở là pháp của đức Phật Thích Ca theo kinh Nguyên Thủy mà Thầy đã chứng. Thì Thầy cho chúng con và nhân dân Việt Nam hiểu về Phật Thích Ca có phù hợp với truyền thống của người dân Việt Nam. Là gia đình nào cũng thờ phụng, thờ cúng, con thưa với Thầy như vậy, không một gia đình nào kể cả nhà trí thức và người sản xuất họ đều thờ cúng.
Vì vậy mà con thấy bên Thiền Tông mà Hòa thượng Thích Thanh Từ đã khéo kết hợp cái việc thờ cúng với truyền thống yêu nước qua vua Trần Nhân Tông để lồng khéo nhận là dòng thiền của người Việt Nam. Nhưng con đọc sách của Thầy, con mới phát hiện ra các Thầy khéo lừa mà thôi. Chứ nếu nói đúng ra thì không phải thiền của người Việt Nam. Vì vậy người Việt Nam hiện nay Thầy ra đi theo Phật, vậy chắc chắn sau này.
Vậy hôm nay con xin được thưa với Thầy, với tấm lòng thương yêu Thầy. Thầy hãy thương con và nhân dân Việt Nam, Thầy hãy để lại tình thương của Thầy đối với nhân dân Việt Nam để hiểu Phật hơn, để sống gần giống Phật hơn bằng những cuốn sách, bằng những bộ đĩa nó phù hợp với truyền thống của nhân dân Việt Nam: nói ít, làm nhiều để có kết quả tốt hơn, để buông xả giống như Thầy dạy.
Trưởng lão: Thầy có suy nghĩ mấy con. Con đã gợi ý, Thầy đã nghĩ tới lâu rồi. Nhưng mà Thầy đã nghĩ nó một cách sâu sắc. Chỉ có các em ở trong trường á, đem cái đạo đức của Phật giáo này dạy ngay từ cái mầm non này. Thì đất nước chúng ta ở đâu lại không có trường mấy con? Trẻ em nó lớn lên như chúng ta thì đạo Phật hết. Có phải đi từ cái gốc này không? Chứ bây giờ Thầy rỉ tai con, con rỉ tai người khác, chỉ nghe có một số ít thôi, không nhiều. Chứ mà Thầy đem cái này, Thầy đưa vô Bộ Giáo Dục. Thầy nói chuyện với họ như thế nào? Đạo đức làm sao? Cách thức nào mà gọi đạo đức? Mà sống đạo đức, tại sao người ta khen đạo đức, mà người ta chê vô đạo đức? Cái hành động đạo đức có phải đáng khen không? Thì mấy ông này chấp nhận cứ phải dạy cho các em chứ sao. Nhưng mà cái duyên nó chưa tới cho nên chưa làm thôi, chứ cái kế hoạch đều đã nghĩ hết rồi. Năm tới rồi Thầy với Bộ Giáo Dục sẽ bàn bạc với nhau trong vấn đề này.
(31:47) Phật tử: Con thưa Thầy là những lời Thầy dạy từng câu chữ, từng lời nói của Thầy, chúng con thấy thấm thía lắm. Chúng con cũng ước nguyện pháp của Thầy đến với mọi người để mọi người hết khổ. Trong cái pháp Đại Thừa làm cho con người ta phải khổ, thế thế nhưng mà, thật ra cái tâm chúng con muốn gieo cho họ để cho họ làm sao thoát được khổ. Thế nhưng mà có duyên mới được gặp, thế nhưng mà chỉ nghe tiếng nói thì họ không tin, họ không tin rồi họ cứ nói về chúng con thế nọ thế kia. Như nhà con chẳng hạn, công an ở quê con điện lên huyện, xong rồi để đưa xuống để điện thoại cho con nói truyền đạo thế nọ thế kia.
Con biết tâm nguyện của Thầy, Thầy thương chúng con lắm, muốn chúng con hết khổ và được giải thoát. Ngay gia đình con có đứa con hiểu, có đứa con không hiểu, bây giờ có người bảo thế nọ kia rồi nói thế nọ kia, nên con ngậm đắng nuốt cay ngậm ngùi Thầy ạ, không biết làm thế nào Thầy ạ, chỉ biết thì đấy là cái duyên của họ.
Con rất là mong, mong cho giáo Pháp của Thầy tới mọi chúng sinh để cho mọi người hết khổ như cái pháp Đại Thừa họ đã gieo. Trước chúng con cứ đi tụng kinh gõ mõ tụng kinh Dược Sư nhiều năm rồi mà chúng con chẳng được gì. Tới khi gặp Pháp của Thầy chúng con thấy giải thoát ngay ví dụ như các chùa Đại Thừa các nhà sư đi lễ xong rồi lại cầm quà biếu, hoặc làm nhà cho thì thậm chí người ta cúng làm vài mâm cỗ chay, thì Thầy bảo “chay như thế nào?” Không làm, không cho làm. Chúng con thấy đau lòng.
Như Thầy nói tâm nguyện của Thầy chúng con rất sung sướng. Thầy tu chứng từ năm 1980, chúng con cũng ngộ ra ngay năm 2011. Chúng con thấy là sung sướng vô cùng, có duyên gặp pháp của Thầy. Chúng con cũng không biết nói gì hơn là chúng con mong Thầy ở lại với chúng con, để dìu dắt cho chúng con.
Trưởng lão: Các con mới nghe được tiếng trống của Thầy giống lên, chứ chưa có mà, chưa có gì hết. Các con để ý mấy người đệ tử của Thầy sau này nó là cuộc cách mạng, cách mạng Đại thừa mà. Đó mấy con biết, cách mạng phải có người, chứ không có người làm sao mà cách mạng, phải không? Nhưng mà đệ tử Thầy nó mới mạnh dạn nó làm cách mạng. Còn Thầy chỉ được tiếng trống giống lên để cho mấy con phải thức tỉnh thôi.
(35:10) Phật tử Hiển: Kính thưa Thầy! Hôm nay con có duyên được vào gặp Thầy thì con có một cái suy nghĩ. Qua quá trình mà con được đọc sách cũng như có lúc được Thầy dạy trực tiếp và con cũng điều chỉnh được bản thân mình, nhưng thật mà con cũng là một người suy nghĩ hơi logic. Bên cạnh Thầy nói là sẽ có bộ sách chung với nhà trường, với nhà nước. Thì thật sự ra thì con cũng xin bạch Thầy là con thấy đạo đức của Phật thì nó rõ ràng cụ thể. Nếu như là Thầy thương chúng sinh vì con biết là chúng sinh nó quá cực cho Thầy. Thì con xin cho tất cả mọi người, cho chúng sinh thì nó là như vậy.
Chẳng hạn như hiện nay Thầy kết hợp với nhà nước hoặc bộ giáo dục, nhưng mà rõ ràng nó sẽ có cấp một, cấp hai, cấp ba, Đại học. Thì nếu như mà Thầy viết bộ sách giống như ứng dụng các pháp, chẳng hạn như: buông xả, làm vợ, trách nhiệm trong gia đình là phải như thế nào? Từng cái hệ thống tại vì con thấy như là người cư sĩ bọn con ấy. Sau có một lần là con trai con hỏi, thì Thầy có nói là cư sĩ nên xả tâm cho thật nhiều vì đụng những chuyện đó ngoài đời vừa là nhân quả vừa là kiểm tra lại cái tâm tham, sân, si của mình tâm ta như thế nào?
Con nhìn lại thì thấy quả thật là nếu như mà có được những cái phương pháp nó rõ ràng tức là nó giống như cấp một, cấp hai, cấp ba thì những người tại gia họ có duyên vào tu thì nó quá tốt. Nhưng ví dụ như họ có tận dụng tốt cái thời gian, nó giống như theo cái giáo trình vào vấn đề học hoặc là giống như kiểu họ lên mạng. Họ thấy có một chương trình rất rõ để họ tự kiểm tra lại những cái bài đạo đức mà tiêu chuẩn nó như thế nào? Rồi thực hiện được hay không được thì tự con biết rõ hết ạ.
Nhưng mà ý con muốn nói là để tới lúc đi cho đến cái giai đoạn làm chủ bệnh tật, sự sống chết. Vì cái này thật sự mà nói là tự động vào khuôn khổ. Có mặt Thầy có có mặt Phật, hay không có thì chúng con phải tự vào khuôn thôi. Chứ giờ trước mặt Thầy chúng con ráng giữ giới rồi sau lưng coi như là 0. Con thấy cái này giống như học sinh giải bài tập, có công thức có bài tập, thì con xin giáo án là con xin cho tất cả chúng sinh chứ không phải là xin cho riêng cho con. Tức là có một cái giáo án rất rõ cái tiêu chuẩn tập, thì theo anh muốn theo tiêu chuẩn Ngũ Giới thôi. Là một người thế gian bình thường, người có gia đình, vợ chồng con cái. Thì chỉ có đó thôi thì nó vào cấp một.
Nhưng mà anh muốn học cái giáo trình cao hơn thì có những người như là đức Trưởng lão hay những quý thầy mà tốt nghiệp rồi dạy thì quá tuyệt vời! Nhưng nếu lỡ như không thì vẫn còn có một cái phước đức rất lớn là vì Thầy đã soạn một chương trình rất rõ. Là vì như, chẳng hạn như con tham, sân, si ở nhà con bây giờ Ngũ Giới nó ốp vô trong đó mình còn dính và thú thật cho tới ngày nay con vẫn chưa dám quy y, không phải con không muốn quy y. Trời ơi! Quy y Phật làm sao mà không muốn được. Nhưng mà thật sự con tự kiểm tra một cách nghiêm túc thì mình chưa xứng đáng thì mình không thể nhận Tam Quy Ngũ Giới. Ngày nào mình đủ rồi thì quỳ trước Phật, trước đức Trưởng lão con xấu hổ.
Trưởng lão: Con nói hay quá mà! Bởi vì cái giáo án nó đã có đó mà giáo viên nó không rành, nó không có nó làm gì mà nó lấy đâu mà dạy trẻ con. Phải không? Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Nghĩa là trước khi mà cái giáo án của mình có thì mình phải đào tạo một số giáo viên nắm cho vững cái giáo án thì đám trẻ con này nó mới có thông suốt được. Cái gì cũng vậy, mình đi từng giai đoạn một, giai đoạn hai, giai đoạn ba như thế nào đều hoàn tất được con đường đạo đức của nó. Đạo Phật nó đâu nó sẵn sàng cho chúng ta hết. Tại chúng ta chưa chịu khó làm việc thôi.
Còn con bây giờ đứng ở ngoài cái hàng cư sĩ mà con nhìn vô cái đám rừng của Phật giáo. Con thấy, trời đất ơi nó đủ thứ như thế này. “Tôi thì phải Thầy dạy gì tui tập vậy, chị thì phải tu tập kia. Vậy tôi không biết làm sao? Tôi tu khác, chị tu khác”. Chứ thật sự ra nó, cái đó là tại dạy theo đặc tướng riêng của mấy con thôi. Chứ còn cái chương trình của người ta vô người ta khép mà vô, học tập đàng hoàng. Đức Phật có tám lớp học phải không? Bát Chánh Đạo, Chánh Kiến. Đầu tiên người ta vô người ta dạy con thấy như thế nào gọi là chánh mà thấy như thế nào gọi là tà, con hiểu chưa? Chứ đâu phải để con học lu bù như vậy. Bây giờ hỏi chánh kiến, con không biết Chánh Kiến làm sao hết, vậy con học được lúc nào đây?
(40:26) Phật tử: Con xin phép hỏi Thầy ví dụ như là tức là cái chương trình, ý con nói là cái chương trình để cho người hậu thế, cho người được hưởng cái đó.
Trưởng lão: Ờ, có chương trình rồi. Bát Chánh Đạo. Thấy hông? Tám lớp đàng hoàng. Bây giờ mình cứ theo cái chương trình đó mình dạy thì chắc chắn con, nó đúng mà chứ nó không có sao hết. Chứ mình khỏi cần phải soạn cái chương trình gì nữa hết. Nó đã có rồi.
Phật tử: Dạ, con thưa Thầy ạ! Là bây giờ chúng con rất là muốn. Bởi vì yêu quý pháp của Phật và rất chi là kính trọng Thầy. Bây giờ làm thế nào mà chúng con muốn đóng góp một chút sức nhỏ bé vào để cho quê hương của chúng con hiện nay rất là mơ màng về chuyện này. Thế thì hiện nay Hà Nam chúng con có bốn chị em mới về đến đây gặp Thầy. Thầy cho ưu tiên gặp như thế này. Thế nhưng mà làm sao mà Thầy giúp chúng con để chúng con có cái phước để cùng nhau để xây dựng phật giáo Nguyên Thủy ở Hà Nam chúng con sẽ tăng trưởng lên.
Trưởng lão: Cái đó không khó đâu con. Bây giờ ví dụ như bây giờ con có một cắc, con góp với ba chị em kia người cắc, người cắc, được bốn cắc. Sau khi có rồi, có được cái số tiền không biết bao nhiêu, nhưng mình có được số tiền khá khá. Thì Thầy thấy ờ bây giờ con có vậy đó. Ở chỗ con có cái duyên, con nên cất cái trường để mà học. Chứ giờ không trường học, không lẽ ra ngoài đám cây kia ngồi học, nắng chết còn gì. Phải không?
Bây giờ cái duyên của quê hương của con cần có cái trường học. Thầy thấy bây giờ đó là do mồ hôi nước mắt của những người tại địa phương đó họ phải xây dựng lên. Thì giờ các con đã đóng góp nhau có được cái số tiền đó rồi. Thì bắt đầu bây giờ ngay miếng đất đó xây dựng lên một ngôi trường. Rồi bắt đầu Thầy đưa những người mà chuyên môn đến, người ta dạy lớp một. Rồi dạy lớp một xong rồi, người ta rút người ta về, ta đưa người lớp hai. Chứ lớp một người ta mới đi dạy chỗ khác, phải không?. Vậy đó mới có người.
Cho nên con yên tâm, bây giờ cái tâm nguyện của các con, các con đóng góp nhau. Bây giờ người một cắc người cắc người cắc, bốn người bốn cắc mà tám người được tám cắc. Bây giờ nó có được số tiền đó rồi, cần được cất một cái lớp hay hoặc là cất một cái nhà, cất cái phòng vậy nè, làm cái nhà giảng. Bây giờ ở mình người ta chưa biết Phật giáo nhiều chỉ có mười chị em mình, hai mươi chị em mình, anh chị em mình. Thôi được rồi nhiêu đây mình sẽ mời Thầy đến Thầy thuyết giảng một bữa cho chị em nghe. Thì Thầy thấy cái duyên nó đúng rồi, chứ nhiều khi mấy con mời Thầy ra đó không có chỗ ngồi.
7- TỔ CHỨC CÁC BUỔI GIẢNG PHÁP
(43:21) Phật tử: Chúng con xin Thầy một lần nữa. Thầy có nhận định là chúng con cất một cái nhà để Thầy ra. Thì cái này chúng con sẽ đưa về quê hương. Thì chúng con đang ở ngoài Gia Lâm ở Hà Nội, chùa Chi Đông. Thầy ra Thầy biết rồi. Hiện nay chúng con có tâm nguyện chúng con muốn thưa với Thầy. Hiện nay chúng con đi các chùa Đại Thừa họ trực tiếp thuyết giảng đông lắm Thầy ạ. Nhưng có cái điều hiện nay ở Hà Nội thì có cái cơ sở ở Chi Đông. Thì con cũng có thưa với Thầy thì con trình lên Thầy, Thầy nghiên cứu có thể cho bố trí một số Thầy, đệ tử của Thầy, đành rằng chưa được như Thầy mười phần được cả mười như Thầy nhưng cũng được năm được bảy phần để dẫn dắt chúng con để mang cái tinh thần của Thầy truyền cho chúng con.
Bởi vì nếu chỉ nghiên cứu trong băng thì chỗ nào cần thiết thì con mới vào nghe. Như chúng con đây, từ gieo duyên thì tất cả mọi người đều đã biết tiếng của Thầy rồi. Thế nhưng mà Thầy không ra được thì Thầy hãy thương quê hương Việt Nam. Thầy cho một số đệ tử của Thầy mà đủ khả năng để mang tình thương của Thầy hiểu về Phật, hiểu về truyền thống nhân dân Việt Nam. Để giải thích rõ thờ phụng Phật, thờ phụng ông bà tổ tiên như thế nào cho phù hợp. Có một truyền thống đó để nhân dân Việt Nam họ hiểu rằng nếu cứ đi theo các Phật Đại Thừa mà cứ thờ cúng Phật A Di Đà thì như thể ở trong kinh sách. Chỉ cần được các đệ tử của Thầy mà con vừa thưa với Thầy chưa được 10/10 như Thầy muốn thì Thầy cũng cứ mạnh dạn cho đi để các đệ tử của Thầy về sẽ trình với Thầy, mang đến một nền giáo dục, nhân dân được nhiều lợi ích, để giáo dục nhân dân họ hiểu được lan rộng tỏa rộng khắp mọi miền đất nước.
Xuống chùa Chi Đông con thấy đúng như lời Thầy nói không tổ chức Minh Sát. Chúng con về chúng con nghe thì cũng chỉ có chúng con thôi. Cũng như Thầy giảng trong băng là Thầy chứng rồi. Thầy thương các Phật tử thì Thầy thuyết giảng để cho các Phật tử học theo Thầy thì mới giải thoát, thì mới ngấm được cuộc đời. Thế thì Thầy đã nhân giống rất rộng. Thì theo con được biết hiện nay trong Tu viện có rất nhiều đệ tử của Thầy cũng đã rất xuất sắc rồi. Nhưng mà chưa đủ duyên là vì Thầy chưa có phép đi thuyết pháp, đi hóa độ. Thì bản thân con cũng mong muốn Thầy sớm để kiểm nghiệm qua thực tế thì Thầy cứ cho phép đệ tử của Thầy đi thuyết pháp những cơ sở nào riêng Thầy ạ.
Để cho nhân dân Việt Nam càng sớm càng tốt để cho người ta hiểu rằng lạy Phật A Di Đà ở các chùa là không đúng. Bởi vì nghe băng nghe đĩa không có tình thương Thầy ạ. Thế còn nghe trực tiếp các Thầy giảng thì thực tế con cũng chứng kiến có một người phát biểu như thế này đây ạ! Chỉ nghe hơi ấm của các thầy bên Đại Thừa nói về đạo đức con người nhân ngày rằm tháng bảy lễ báo hiếu vu lan mà họ đi tới hàng trăm hàng nghìn người tới nghe. Họ có biết nghe được cái gì đâu. Họ chỉ cần nghe hơi ấm của các thầy thôi, tên danh của các thầy ấy thôi.
Như ở trên chùa Bắc Ninh họ lên tới gần 2.000 người để nghe, con không thể tưởng tượng nổi Thầy ạ. Ở bên Đại Thừa cái chỗ Thiền Viện Trúc Lâm lan tỏa về tới Yên Tử, rồi lan tỏa về tới Hà Nội thì mấy thầy Đại Đức, mấy thầy Thượng Tọa họ chọn một số thầy tự nguyện như Thầy nói. Thì thật ra con cũng không dám nói nữa. Nhưng mà họ chỉ nghe hơi ấm của thầy thôi mà họ đã đặt niềm tin vào đấy rồi. Mà tới hơn một nghìn suất ăn. Thầy bảo chúng con đi làm công quả làm nghìn suất ăn. Như chùa ở Hà Nội như chùa của thầy Thích Thanh Từ, thầy Tâm Chánh ở bên Mỹ còn thầy Tâm Thuần thì ở Hà Nội thì con tính hàng nghìn người về ăn. Họ xây tòa nhà lớn ba tầng Thầy ạ, tới một nghìn người nghe pháp, hoành tráng kinh khủng.
Thế nhưng khi mà con về tập 5 của Thầy, giáo án là cái bộ sách Đường Về Xứ Phật ấy. Con mê lắm Thầy ạ! Con đi photo tới một trăm trang liền, được năm quyển như thế thì được năm trăm trang. Con đi con biếu các bạn đồng tu mà trong đó chỉ có 2 người họ ủng hộ còn có 3 người họ lắc đầu bảo: “Mày nghĩ gì?”.
Con xin sám hối Thầy! Đấy là một thực tế. Thế nên là Thầy cứ mạnh dạn, Thầy nghiên cứu ý kiến con trình với Thầy, để cho các đệ tử của Thầy in hết pháp để cho mọi người dân Việt Nam hiểu được. Chứ không có bây giờ cái uy tín của con không được cái gì cả. Con đi photo có chục trang mà họ cũng lắc đầu. Con đi photo đúng sách của Thầy mà họ không nghe. Mà tới bạn tu của con mười năm trên mười năm rồi mà chỉ có hai người họ ủng hộ con. Thế thì hôm nay con xin trình bày đúng ý hiểu của con như vậy.
8- ĐƯA ĐẠO ĐỨC VÀO TRƯỜNG HỌC
(49:00) Phật tử: Kính thưa Thầy! Kính thưa quý Phật tử! Con cũng là một Phật tử cũng rất là may mắn. Con là một quân đội về hưu nhưng mà sau năm tháng vừa rồi Thầy đi ra các tỉnh phía Bắc, con được biết nhưng mà cũng không đến thăm Thầy được, tuần sau con được tìm hiểu. Mà con tìm hiểu tất cả các loại tài liệu, mà con đi từ hà Nội vào đây cùng với đoàn. Con cũng báo cáo với Thầy vì thành tâm con rất toại nguyện được vào gặp Thầy hôm nay.
Và hai nữa là con được tìm hiểu các tài liệu mà đối với Phật giáo của Phật thì con rất là tâm đắc. Thế nhưng có cái vừa rồi là con ngồi con nghe thì tất cả những ý kiến của các Phật tử vừa rồi thì con thấy rất là thấm thía. Vì nó là thực tế của xã hội đang diễn biến. Thế rồi một bên là Thầy, tài liệu của Thầy đang hướng dẫn cho con người đi tới một cái đạo đức thật sự mà có thật. Thế nhưng nói đây thì tất cả các Phật tử ta trình bày với Thầy, ta nói với nhau ta nghe.
Nhưng con cầu mong con phát biểu thành tâm với Thầy với Phật tử như thế này: Thầy cố gắng làm sao làm việc với bộ giáo dục. Chỉ cần bộ giáo dục đồng ý đưa vào chương trình hay không, không biết. Tức là đã có sự đồng ý đưa vào, có tiếng nói. Thế thì tất cả đội ngũ của Thầy hôm nay, Phật tử hôm nay, và từ trước tới giờ sẽ hỗ trợ thì con nghĩ đó là giải pháp đầu tiên.
Cái giải pháp thứ hai nữa là bây giờ ta đây sống trong một nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nằm trong pháp luật. Thế thì như các ý kiến vừa rồi muốn các đệ tử xuống giúp các cơ sở để cho những người dân người ta hiểu người ta đi theo đạo. Thế thì bây giờ làm thế nào đây? Thì phải có chứng kiến cụ thể của chính quyền.
Ví dụ chúng con đi đến đâu? Muốn nói chuyện với ai? Thì phải chính quyền địa phương ông trưởng thôn, ông bí thư gật đầu. Thì cái đó, đạo của Thầy thì sẽ ăn sâu vào từng bước một. Chứ bây giờ ta hôm nay, chúng con ngồi đây mới phản ánh cho Thầy biết tình hình chung là như thế. Thầy cũng buồn, chúng con cũng buồn. Nhưng hôm nay con xin trình bày thế này trong bối cảnh của khu vực chúng con hiện nay. Một số đạo Phật cũng mặc áo cà sa cũng mặc áo như chúng con màu như thế này đây, về tận địa phương chúng con chùa chiền lễ bái, đặt giá. Có cái lễ đòi năm chục triệu. Trong khi con cái người ta ốm đau không cho đi viện được thì buồn rầu, cũng thương cũng chịu thôi, chấp nhận chịu chết thôi. Nhưng đến khi nói đi lễ ở dưới âm người ta đòi như thế này như thế kia bốn năm chục triệu, vài ba chục triệu họ vẫn phải trả.
Con cũng là giáo viên con biết cái điều đó là không đúng. Thế nhưng mình con làm sao mà chống trả được. Mà có khi chính con nói ra vợ và bố mẹ đều phản đối. Đấy tình hình hiện nay nó là như thế. Thế thì dụng ý của con muốn nói với Thầy với Phật tử ở đây là Thầy trước hết phải có ý kiến với bộ giáo dục. Chỉ cần bộ giáo dục gật đầu, thì từ cái gật đầu đó thì đưa vào chương trình hay không đưa vào chương trình là cái tốt. Còn không khi đã gật đầu rồi thì lý luận của Thầy sẽ được áp dụng. Thì chúng con cũng sẽ phát huy được. Chứ nếu không vẫn cứ hoàn cảnh này kéo dài thì biết tới bao giờ?
Mà chúng con đến đây thấy Thầy đã yếu quá rồi. Thực tình chúng con vui được gặp Thầy, nhưng cái buồn thì không biết Thầy, còn ở chúng con tới bao giờ, để giúp chúng con dẫn chúng con đến bao giờ, có thành công hay không? Thực ra đấy là ý nguyện của con, con phát tâm ra mà con nói thành tâm ra như thế. Cầu mong làm sao là cái đạo Phật của Thầy sẽ sớm được nhân rộng ra từng bước một.
Chứ nói bảo bây giờ là, làm hoặc đưa được ngay thì hơi khó. Bởi vì cái tâm trí của con người ta nó từ ăn hằn sâu từ hết đời này qua đời khác. Nó ăn sâu rồi rất khó thay đổi. Thế thì bây giờ làm một cuộc cách mạng thay đổi từ cái cốc sang cái chén là vấn đề rất khó. Thế nhưng con vẫn tin là đạo Phật của Thầy sẽ làm được, đường lối của Thầy sẽ được. Bởi vì nó là chính nghĩa, nó là sự thật, nó là đạo đức của con người, nó là thực tế. Chúng con nghiên cứu mới thấy quá thực tế chứ không phải là không. Thế cho nên là chúng con rất thấm thía. Con có một ý phát biểu với các Thầy tâm niệm nhỏ như vậy. Xin chúc Thầy mạnh khỏe, xin chúc quý Phật tử của ta rèn luyện tốt.
(53:46) Trưởng lão: Thầy đang nghĩ cách đó con. Thầy đang nghĩ cách nào mà có thể mà đi đến đó để mà đưa cái chánh pháp của Phật đến với dân tộc của mình, mà được thành một cuộc đấu tranh với nhau, cái đó là cái khó. Chứ bây giờ Thầy đưa ra, ờ bây giờ pháp Phật vậy vậy vậy, thì mấy ông Đại Thừa họ tìm cách, họ chống Thầy liền tức khắc, chứ họ đâu có để yên, đâu phải dễ. Nhưng mà phải tìm cái con đường nào để đưa ra mà họ chống đối không được. Cách thức này phải khéo léo khôn ngoan mới được.
Cho nên Thầy tư duy suy nghĩ lắm, để rồi mình sẽ có một cái lộ trình mình đi chứ! Chứ không lẽ đến đây rồi mình ngưng sao. Có một cái lộ trình mà đi đến đích đàng hoàng, giải quyết được mọi chuyện của mình thì như vậy mới được. Cho nên mấy con lo, Thầy xin cám ơn mấy con. Các con đồng tâm huyết lực cùng lo với Thầy nhưng chính Thầy đang tìm cái đường để tự giải quyết, chứ mình nói suông không hổng được. Phải tìm, tìm cách giải quyết. Mặc dù chánh pháp của Phật có đó rồi thì bây giờ phải giải quyết như thế nào, đưa ra như thế nào, để mà cho đúng?
Các con biết khi mà Thầy muốn đưa ra, những pháp của Thầy mà đưa ra rồi. Bắt đầu trên thư viện Hoa Sen nó đấu tranh dữ lắm chứ đâu có phải vừa. Rồi các nhà trí thức ở trên đó nó đấu đá với nhau chứ. Thầy không nói, Thầy nói Thầy chỉ đưa ra thôi, còn ai muốn tranh luận với nhau thì cứ tranh. Họ tranh luận với nhau còn Thầy thì không có tranh luận. Ờ, ai đúng ai sai thì mấy người tranh luận rồi. Có vậy thôi! Rồi cuối cùng thì Thầy thành công . Bởi vì đất nước của mình á, dân tộc của mình nhà tri thức nó rất nhiều. Thấy đúng nó biết chứ đâu phải nó không biết đâu. Cho nên cái bậy thì nó tranh luận, nó phải vạch rõ ra. Thì rõ ra người ta thấy, thì sai rồi đâu còn đúng đâu. Cho nên Thầy cứ cố gắng vạch cái đúng và đồng thời tìm cái con đường mình đi sao mà cho êm ái, cho đến nơi đến chốn, tránh cách thức đấu đá với nhau. Xấu lắm!
Thầy mà với Đại Thừa đấu đá với nhau. Xấu quá! Thầy cũng từ gốc Đại Thừa ra, nhưng mà tại vì cái duyên của Thầy nó đủ là nhờ Hòa thượng Minh Châu dịch những cái tạng kinh Pali chứ không phải Hán Tạng. Cái Hán Tạng là của người Trung Quốc, còn Pali thì của cái người Pali. Do Hòa thượng Minh Châu dịch ra đặng dạy trên đại học Vạn Hạnh cho học sinh, tăng sinh nó học. Không ngờ là cái bộ kinh đó lại là cái chốt để cho Thầy triển khai cái Phật pháp. Bây giờ mấy con mới thấy Phật, cái nào đúng cái nào sai là ở trong đó công ơn của Hòa Thượng Minh Châu cũng nhiều lắm chứ. Ông dịch ra Tiếng Việt, chứ Thầy có biết tiếng Pali là thứ gì đâu.
9- TRỒNG CÂY TRONG TU VIỆN
(57:16) Phật tử: Thưa Thầy, con còn xin một cái ý này nữa ạ. Thưa Thầy con về Tu Viện thì con thấy là những cái cơ sở vật chất của ta là đúng như ý của Thầy. Tức là Thầy rất là giản dị, thế thì cái điều này con rất là băn khoăn. Khi mà một cái nơi mà trang nghiêm, mà có một pháp tu vô cùng quý hóa thì phải có một vị trí tức là nó trang trọng. Con chỉ mong là nó trang trọng chứ không phải cầu kì như các Thiền Viện Trúc Lâm. Thế rồi các nơi chúng con đến thì nó quá là nhiều các thứ.
Trong khi ở Tu Viện chúng ta thì rất là đơn giản, giản dị. Nhưng mà tâm nguyện của con thì con muốn suy nghĩ như thế này. Tức là Thầy cho phép trồng những cây nào không có tính chất là cầu kì cả, mà làm cây thôi, nhưng mà phải làm cho nó khang trang, làm cho nó đẹp cái Tu viện của ta. Thế thì ở đây, hôm nào con có dịp con sẽ suy nghĩ, con sẽ có một cái kế hoạch để con gửi Thầy, con trình Thầy sau, tức là cái cách thức và cũng mong tất cả các Phật tử khắp cả nước sẽ về đây có những cây trồng quý thì sẽ mang về để trồng. Chứ không phải mang tính chất cây cảnh. Nhưng mà phải là những cái cây nó làm cho khang trang cái Tu Viện của ta. Thì con xin mạo muội xin trình với Thầy như thế. Đấy là cái ý kiến của con. Dạ con xin hết ạ.
Trưởng lão: Cái đó đẹp lắm à con. Mình tạo thành một cái khu rừng, một cái khu rừng. Cho nên Thầy không biết cây gì mà cho trồng ở đây cho nó mau, chỉ có cây xà cừ thôi. Đi kiếm cây xà cừ trồng giống như mấy cây trước mặt mình đó là cây xà cừ. Trồng cho nó mau lớn lên thành một khu rừng, cho nó có bóng mát mẻ mà nó trở thành đẹp đẽ. Mà mình sống ở đây thì từ cái tiếng nói của mình nó cũng nhỏ nhẹ nó cũng không có ồn náo. Cho đến cảnh quang của mình ở nghe nó thanh tịnh, nó vắng lặng, nó đẹp đẽ vô cùng. Đó, thành ra con có cái ý rất là hợp Thầy.
Ở đây các con thấy khu đất này coi. Thay vì ở đây cái nhà của mình đây rồi, mình đựng kinh sách của mình đây rồi. Mà cái khu cây đó mà nó lớn lên thành một khu rừng con con á, mà cây nó bự lên rồi các con thấy nó mát mẻ, nó đẹp đẽ vô cùng. Nhà cửa cây cảnh mà cây cảnh chứ không phải là cây kiểng, cây là nó tạo cái cảnh rừng, mình thấy nó đẹp đẽ.
Nói chung là tại Thầy, cái đầu của Thầy nó vậy. Thầy ở đâu, Thầy cũng muốn có rừng, bụi đồ nó đi theo, chứ rừng bụi thật sự nó không có đi theo mình đâu. Mà mình tạo nó thành rừng, thành ra nó có những cây cảnh, cây cảnh nó đẹp đẽ vô cùng.
(1:00:36) Phật tử: Thưa Thầy là Tu viện, ý của Thầy là cũng không xin ai mà cũng không nói với ai cả. Ý con muốn suy nghĩ thế này: làm thế nào để mọi Phật tử, tất cả ai đến đây cũng thế thôi, ở đất nước này đều suy nghĩ cái điều làm thế nào cho cái Tu viện ta thì có thể gửi các cái cây ở các nơi, cây lạ ạ, mà Tu viện ta mà muốn có được thì con mong là như thế thì tốt nhất. Nhưng mà vì Thầy không có ý như thế, cho nên là làm thế nào mà để cho Phật tử hiểu ra, con xin mạo muội?
Trưởng lão: Thầy mong muốn cây cảnh khắp nước của chúng ta được đem về trồng nó đẹp, là đẹp đẽ vô cùng. Nhưng mà bây giờ, làm sao bây giờ cho mọi người biết để người ta mang từ cây con, rồi người ta mang đây. Mọi người góp công lao, người ta ra đào đất, rồi người ta trồng cái cây đó. Mai mốt lên, rồi nhớ ông Phật tử trồng cây này đây đây, thì đủ rồi.
(1:01:38) Phật tử: Con thưa Thầy là ở trong quê con có những cây Mưng. Cây Mưng là nó bây giờ nhiều nơi họ ưa chuộng, mà cái cây đó nó dễ sống.
Trưởng lão: Vậy hả con? Thầy nói được những cây gì cứ đem vô đây, cứ mình trồng ở trong khu rừng của mình.
10- GIÁO TRÌNH LUẬT NHÂN QUẢ
Phật tử: Thưa Thầy còn cái vấn đề mà gặp gỡ với những người lãnh đạo nước. Thì con thấy là ở bên Đại Thừa như thầy Chân Quang mà Thầy đã gặp, và thầy cũng đã làm việc với Thầy, và thầy nói là thầy sẽ viết cái giáo trình về luật Nhân Quả để đến khi triển khai trong các trường học.
Trưởng lão: Thật sự ra nhân quả, mấy con biết cái đường đi của nhân quả, cái rồi cuộc sống của nhân quả, tức là chúng ta, mọi người đang sống ở trong nhân quả. Mà cái người mà thông suốt nhân quả là cái người phải có chánh kiến. Mà cái lớp chánh kiến chưa mở thì không thể thông suốt nhân quả. Mà thông suốt nhân quả rồi mấy con không có làm cái tà kiến, thành ra các con sẽ luôn luôn giải thoát. Các con ở trên nhân quả các con đi thành ra các con thấy thảnh thơi, an ổn vô cùng. Nhưng mà cái lớp Chánh Kiến của đạo Phật chúng ta chưa dạy. Có được cái duyên mà chúng ta dạy cái lớp Chánh Kiến, rồi Chánh Tư Duy của nó rồi mấy con thấy khỏe vô cùng.
Mình làm cái gì mình phải suy nghĩ đắn đo đàng hoàng. Cái gì chánh thì mình làm, cái gì tà thì không làm. Còn Chánh Kiến thì thấy cái vật gì đúng thì mình tin, còn thấy cái vật gì không đúng thì mình không tin. Các pháp vô thường. Nói vô thường mà sao cái cây cỏ nó có như vậy. Nhưng mà sự thật cây cỏ đâu có như vậy, chứ bữa nay nó có, ngày mai nó đâu còn. Vô thường là đúng, nó không sai. Thì như vậy là mình tư duy, mình suy nghĩ, mình thấy. Cái gì đúng thì nó là chánh, mà cái gì tà cái nó không đúng là nó tà. Mình học đạo là mình học từng cái nguồn gốc. Sự thật ra mình học đạo Phật cái mình vô, mình bắt ngang mình học con. Rồi mình tu vậy thôi, chứ còn thật sự ra mình không có đi từ cái lớp một của nó để mình đi vô. Chứ mình mà vô được cái lớp một, cái mình đi tới nữa suốt tám lớp tới Chánh Định.
Mấy con cứ nghĩ người ta đem chánh định của người ta. Trung Quốc nó đem chánh định của nó qua đây, nó bắt mình ngồi cũng như con cóc á. Khép chân, kiết già đồ, rồi ngồi khoanh chân, ôi ngồi coi đẹp đẽ quá, nhưng mà giải thoát giải thoát chỗ nào? Trật! Mà Chánh Định của Phật, lớp Chánh Định của Phật là lớp cuối cùng của người ta mà. Bát Chánh Đạo mà, trí tuệ của người ta nó vô cùng rộng rãi bao la. Ngồi đây mà ngày mai chuyện gì xảy ra trí tuệ người ta biết thì như vậy là mới lớp Chánh Định của người ta. Định được cái tâm người ta, người ta mới thấy, còn mình cái tâm chưa định mà làm sao mình thấy được cái chuyện ngày mai. Bởi vậy Thầy nói tu theo Phật nó lợi ích lắm. Ngày mai chuyện gì xảy ra, bây giờ mấy người không tu, không người nào biết hết. Mà người tu theo Phật người ta biết ngày mai nè, xe đụng nè, biết liền.
Mình nói thì nghe như là mình nói chuyện, nói chuyện chơi vậy chứ sự thật là đúng vậy. Đối với cái trí tuệ của con người mà tu luyện rồi nó không có không gian và thời gian. Khi không gian và thời gian, thành ra ngày mai, ngày nay, ngày mốt, rồi bữa kia, ngày nào nó cũng thông suốt. Nhớ lại từ tiền kiếp nó, nó cũng nhớ lại được hết, mà nó không có che đậy được.
Bởi vậy Thầy nói: được sinh làm kiếp người là phước quá rồi, được làm người mà, phước quá rồi. Mà đi tu nữa, trời ơi! Gặp được Phật pháp đi tu nữa là phước quá. Nỗ lực tu để mình thấy tương lai mình là cái gì đây? Là ai? Đàn ông hay đàn bà? Rồi dòng họ, bà con ruột thịt mình bao nhiêu người? Rồi đời này mấy người, đời trước nữa mấy người, đời trước nữa mấy người? Có vậy mà không tìm hiểu, ngồi đây không biết gì hết mà cứ ngồi hoài. Rất uổng!
Phật tử: Con thưa Thầy! Chúng con là Phật tử tới đây, chúng con rất may mắn được gặp Thầy rồi. Bây giờ có một điều là chúng con xin nhìn chung, sức khỏe của Thầy cũng quá rồi, cho nên là cũng xin phép là Thầy nghỉ. Thầy dành cái thời gian cho sức khỏe nữa, viết thêm những cái gì mà Thầy cần viết cho chúng con sau về này. Con cám ơn Thầy!
Trưởng lão: Đúng đó! Ờ thôi, bây giờ mình nghỉ con. Gặp Thầy vầy là quý rồi.Thôi bây giờ Thầy chào mấy con.
Phật tử: Chúng con kính chào Thầy!
HẾT BĂNG