9. MĀGANDIYASUTTAṂ | 9. KINH VỀ MĀGANDIYA | (IX). KINH MĀGANDIYĀ |
839. Disvāna taṇhaṃ aratiṃ ragañca nāhosi chando api methunasmiṃ, kimevidaṃ muttakarīsapuṇṇaṃ pādāpi naṃ samphusituṃ na icche. | 839. Sau khi nhìn thấy tham ái, bất mãn, và luyến ái, ngay cả sự mong muốn về việc đôi lứa đã không có. Vật được chứa đầy nước tiểu và phân này là cái gì đây? Ta không muốn chạm đến nó dầu là bàn chân. | Thế Tôn: 835. Sau khi thấy khát ái, Bất lạc và tham đắm, Không thể có ưa muốn, Ðối với sự dâm dục. Sao, với bao đầy tràn, Nước tiểu, phân uế này, Ta không có ước muốn, Với chân động chạm nó. |
840. Etādisaṃ ce ratanaṃ na icchasi nāriṃ narindehi bahūhi patthitaṃ, diṭṭhiggataṃ sīlavatānujīvitaṃ bhavūpapattiñca vadesi kīdisaṃ. | 840. Nếu Ngài không ước muốn báu vật như thế này, một người nữ được mong ước bởi nhiều vị vua chúa, vậy Ngài nói về quan điểm, về giới, về phận sự, về cuộc sống, và về sự sanh lên của hiện hữu thuộc loại như thế nào? | Màgandiya: 836. Nếu Ngài không ước muốn: Ngọc báu như thế này, Nữ nhân được mong cầu, Bởi rất nhiều đế vương, Hãy nói như thế nào, Là tri kiến của Ngài, Giới cấm và sinh mạng, Cùng sự hữu phát sanh. |
841. Idaṃ vadāmīti na tassa hoti (māgandiyāti bhagavā) dhammesu niccheyya samuggahītaṃ, passañca diṭṭhīsu anuggahāya ajjhattasantiṃ pacinaṃ adassaṃ. | 841. (Đức Thế Tôn nói: “Này Māgandiya,) sau khi đã suy xét trong số các pháp (tà kiến), đối với Ta đây không có điều gì đã được nắm bắt (nói rằng): ‘Ta nói điều này.’ Và trong khi nhìn thấy mà không bám níu vào các tà kiến, trong khi tìm tòi, Ta đã nhìn thấy sự an tịnh ở nội phần.” | Thế Tôn: 837. Thế Tôn liền trả lời, Cho Màgandiya, Với Ta không có nói, Ta nói như thế này, Sau khi quán sát kỹ Sự chấp thủ trong pháp, Trong tất cả tri kiến, Ta không có chấp trước, Ta thấy sự cất chứa, Tịch tịnh trong nội tâm. |
842. Vinacchayā yāni pakappitāni (iti māgandiyo) te ve muni brūsi anuggahāya, ajjhantasantīti yametamatthaṃ. kathaṃ nu dhīrehi paveditaṃ taṃ. | 842. (Māgandiya nói rằng:) “Các phán đoán nào đã được xếp đặt, này bậc hiền trí, ngài nói về chính chúng mà không bám níu. Điều nào có ý nghĩa là ‘sự an tịnh ở nội phần,’ điều ấy đã được tuyên bố thế nào bởi các bậc sáng trí?” | Màgandiya: 838. Màgandiya nói: Các lý thuyết quyết định, Ngài nói vị ẩn sĩ, Không nắm giữ thuyết nào. Còn về ý nghĩa này, Của hai chữ nội tịnh, Thế nào là bậc Hiền trí, Hiểu biết hai chữ ấy? |
843. Na diṭṭhiyā na sutiyā na ñāṇena (māgandiyāti bhagavā) sīlabbatenāpi na suddhimāha, adiṭṭhiyā assutiyā añāṇā asīlatā abbatā nopi tena, ete ca nissajja anuggahāya santo anissāya bhavaṃ na jappe. | 843. (Đức Thế Tôn nói: “Này Māgandiya,) người ta đã nói rằng sự trong sạch không phải do kiến, không phải do nghe, không phải do trí, không phải do giới và phận sự, cũng không phải do (không có) điều ấy là do không kiến, do không nghe, do không trí, do không giới, do không phận sự. Và sau khi không nương tựa, không bám níu vào các điều này, được an tịnh, không phụ thuộc, không còn tham muốn hữu.” | Thế Tôn: 839. Thế Tôn nói như sau: Này Màgandiya, Không phải từ tri kiến, Từ truyền thống, từ trí, Không phải từ giới cấm, Thanh tịnh được đem đến. Người ta nói như vậy, Nhưng cũng không phải là Không kiến, không truyền thống, Không trí, không giới cấm, Từ bỏ tất cả chúng, Không chấp thủ sự gì, Bậc thiện không y chỉ, Không ước muốn sanh hữu. |
844. No ce kira diṭṭhiyā na sutiyā na ñāṇena (iti māgandiyo) sīlabbatenāpi visuddhimāha, adiṭṭhiyā assutiyā añāṇā1 asīlatā abbatā nopi tena, maññāmahaṃ momuhameva dhammaṃ diṭṭhiyā eke paccenti suddhiṃ. | 844. (Māgandiya nói rằng:) “Nếu nói rằng sự trong sạch không phải do kiến, không phải do nghe, không phải do trí, không phải do giới và phận sự, cũng không phải do (không có) điều ấy, là do không kiến, do không nghe, do không trí, do không giới, do không phận sự, tôi nghĩ rằng giáo lý (ấy) thật mù mờ; một số người tin rằng trong sạch là do kiến.” | Màgandiya: 840. Màgandiya nói: Nếu không từ tri kiến, Từ truyền thống, từ trí, Không phải từ giới cấm, Thanh tịnh được đưa đến. Người ta nói như vậy, Cũng không phải không kiến, Không truyền thống, không trí, Không giới luật giới cấm, Thanh tịnh được đem đến Con nghĩ rằng pháp vậy, Là pháp kẻ ngu si, Vì rằng thật có người, Nhờ kiến đến thanh tịnh. |
845. Diṭṭhiñca nissāya anupucchamāno (māgandiyāti bhagavā) samuggahitesu pamohamāga, ito ca nāddakkhi aṇumpi saññaṃ tasmā tuvaṃ momuhato dahāsi. | 845. (Đức Thế Tôn nói: “Này Māgandiya,) sau khi nương tựa vào kiến, trong khi tìm hiểu, ngươi đã đi đến sự mê muội ở những điều đã được nắm bắt. Và từ đây ngươi đã không tiếp thâu sự nhận thức dầu là nhỏ nhoi; do đó ngươi ghi nhận (điều ấy) là mù mờ.” | Thế Tôn: 841. Thế Tôn nói như sau: Này Màgandiya, Nếu y vẫn tri kiến, Ông còn tiếp tục hỏi, Chính do những chấp thủ, Ði đến sự ngu si, Từ đó, Ông không thấy, Một chút gì về tưởng, Do vậy, Ông chớ thấy, Tất cả là ngu si. |
846. Samo vihesi uda vā nihīno yo maññati so vivadetha tena, tīsu vidhāsu avikampamāno samo visesīti na tassa hoti. | 846. Bằng nhau, đặc biệt, hoặc thấp hèn, kẻ nào nghĩ vậy, kẻ ấy sẽ tranh cãi vì điều ấy. Người không dao động ở ba trạng thái kiêu mạn ấy, đối với người ấy không có (ý nghĩ): ‘bằng nhau’ hay ‘đặc biệt.’ | 842. Bằng ta thắng hơn ta, Hay thấp kém hơn ta, Ai suy nghĩ như vậy, Do vậy đấu tranh khởi, Ai không bị dao động Bởi ba vấn đề ấy, Như vậy, đối vị ấy, Không bằng, không thù thắng. |
847. Saccanti so brāhmaṇo kiṃ vadeyya musāti vā so vivadetha kena, yasmiṃ samaṃ visamaṃ vāpi natthi sa kena vādaṃ paṭisaṃyujeyya. | 847. Vị Bà-la-môn ấy có thể nói gì (cho rằng): ‘Đây là sự thật’? Hoặc vị ấy có thể tranh cãi với ai rằng: ‘Đây là sai trái’? Ở vị nào (ý niệm so sánh) bằng nhau hay không bằng nhau là không có, vị ấy có thể vướng víu vào sự tranh luận với ai đây? | 843. Sao Bà-la-môn ấy Lại nói: "Ðây sự thật ", Ðây chính là nói láo, Ðể gây nên tranh luận, Với ai không hề có, Bằng nhau, không bằng nhau. Do đâu nó có thể, Mắc vào tranh luận được. |
848. Okam pahāya aniketasārī gāme akubbaṃ muni santhavāni, kāmehi ritto apurekkharāno kathaṃ na viggayha janena kayirā. | 848. Sau khi từ bỏ chỗ ngụ, không có sự vương vấn nhà ở, vị hiền trí không nên tạo ra các sự thân thiết ở trong làng, trống vắng đối với các dục, không ước vọng, không nên tạo ra cuộc nói chuyện cãi vã với người (khác). | 844. Ðoạn tận mọi nhà cửa, Sống là kẻ không nhà, Ẩn sĩ không thân thiết, Với một ai ở làng, Trống không các dục vọng, Không xem trọng sự gì, Không nói chuyện tranh luận, Với một ai ở đời. |
849. Yehi vivitto vicareyya loke na tāni uggayha vadeyya nāgo, elambujaṃ kaṇṭakaṃ vārijaṃ yathā jalena paṅkena canūpalittaṃ, evaṃ munī santivādo agiddho kāme ca loke ca anūpalitto. | 849. Sống ở thế gian, (bản thân) đã được viễn ly với những điều nào, bậc long tượng sẽ không tiếp thu và sẽ không nói về những điều ấy. Giống như cây sen có gai (ở cuống), được sanh ra ở trong nước, không bị vấy bẩn bởi nước và bùn, tương tự như vậy, bậc hiền trí nói về sự an tịnh, không bị thèm khát, không bị vấy bẩn ở dục và ở thế gian. | 845. Vị ấy sống viễn ly, Mọi sự việc ở đời, Bậc Long tượng không chấp, Và không nói đến họ. Như hoa sen có gai, Sanh ra ở trong nước, Không bị nước và bùn, Mắc dính và thấm ướt. Như vậy bậc ẩn sĩ, Nói an tịnh, không tham, Không bị dục và đời, Mắc dính và thấm ướt. |
850. Na vedagū diṭṭhiyā na mutiyā sa mānameti na hi tammayo so, na kammunā nopi sutena neyyo anūpanīto sa nivesanesu. | 850. Bậc hiểu biết sâu sắc không do tà kiến, không do cảm giác mà vị ấy đi đến ngã mạn, bởi vì vị ấy không có điều ấy là bản tính. Không do hành động, cũng không do điều đã được nghe mà vị ấy có thể bị dẫn đi, vị ấy không bị dẫn dắt vào trong các sự chấp chặt. | 846. Bậc trí, không do kiến, Cũng không do thọ tưởng, Ði đến sự kiêu mạn, Không có tham dự vào, Không để cho hành động, Cho truyền thống dắt dẫn, Không để bị chi phối, Trong trú xứ của ý. |
851. Saññā virattassa na santi ganthā paññā vimuttassa na santi mohā, saññañca diṭṭhiñca ye aggahesuṃ te ghaṭṭayantā vicaranti loketi. | 851. Đối với vị đã xa lìa tưởng, các trói buộc không hiện hữu, đối với vị đã được giải thoát do tuệ, các si mê không hiện hữu. Và những người nào đã nắm giữ tưởng và tà kiến, những người ấy sống, gây va chạm, ở thế gian. | 847. Người không ưa thích tưởng, Không có bị trói buộc, Vị được tuệ giải thoát, Không có sự si mê, Và những ai chấp thủ, Tư tưởng và tri kiến, Người ấy sống xung đột, Với mọi người ở đời. |
Māgandiyasuttaṃ niṭṭhitaṃ. | Dứt Kinh Māgandiya. | |
| | |
10. PURĀBHEDASUTTAṂ | 10. KINH TRƯỚC KHI HOẠI RÃ | (X) KINH TRƯỚC KHI BỊ HỦY HOẠI |
852. Kathaṃdassī kathaṃsīlo upasantoti vuccati, taṃ me gotama pabrūhi pucchito uttamaṃ naraṃ. | 852. “Có sự hiểu biết thế nào, có giới thế nào, được gọi là an tịnh? Thưa ngài Gotama, được hỏi về con người tối thượng, xin ngài hãy nói về vị ấy.” | Người hỏi: 848. Người sống đời an tịnh, Kiến và giới thế nào? Con hỏi Gotama, Là bậc người tối thượng. |
853. Vītataṇho purā bhedā (iti bhagavā) pubbamantamanissito, vemajjhenupasaṅkheyyo tassa natthi purekkhataṃ. | 853. (Đức Thế Tôn nói): “Vị có tham ái đã được xa lìa trước khi hoại rã (xác thân) không nương tựa vào thời gian trước (quá khứ), ở vào khoảng giữa (hiện tại) không thể phân hạng; việc mong ước là không có đối với vị ấy.” | Thế Tôn: 849. Thế Tôn đáp như sau: Ly ái trước thân hoại, Không y chỉ ban đầu, Không y chỉ cuối cùng, Không kể đến vật giữa, Không có ưa thích nào. |
854. Akkodhano asantāsī avikatthi akukkuco, mantabhāṇī anuddhato sa ve vācāyato muni. | 854. Không có sự giận dữ, không xao động, không khoe khoang, không hối tiếc, có lời nói khôn khéo, không cao ngạo, vị ấy quả thật là bậc hiền trí đã thu thúc về khẩu. | 850. Không phẫn nộ, không sợ, Không khoa đại, không hối, Nói hòa nhã, không động, Bậc ẩn sĩ thận ngôn. |
855. Nirāsatti anāgate atītaṃ nānusocati, vivekadassī phassesu diṭṭhīsu ca na nīyati. | 855. Vị không có sự dính mắc ở tương lai, không sầu muộn về quá khứ, có cái nhìn tách biệt ở các xúc, và không bị dẫn đi bởi các tà kiến. | Không ước vọng tương lai, Không sầu muộn quá khứ, Thấy viễn ly giữa xúc, Không để kiến dắt dẫn. |
856. Patilīno akuhako apihālu amaccharī, appagabbho ajeguccho pesuneyye ca no yuto. | 856. Vị đã xa rời (các bất thiện pháp), không xảo trá, không mong cầu, không bỏn xẻn, không xấc xược, không gây nhờm gớm, và không can dự vào việc nói đâm thọc. | 852. Sống riêng, không man trá, Không thích, không xan tham, Không xông xáo nhàm chán, Không đi đến hai lưỡi. |
857. Sātiyesu anassāvi atimāne ca no yuto, saṇho ca paṭibhānavā na saddho na virajjati.
| 857. Vị không có sự buông xuôi theo các khoái lạc, không can dự vào việc ngã mạn thái quá, tế nhị, và có biện tài, không cả tin, không thờ ơ lãnh đạm. | 853. Không mê vật khả ái, Cũng không có quá mạn, Nhu hòa, nhưng ứng biện, Không vọng tín, không tham. |
858. Lābhakamyā na sikkhati alābhe na ca kuppati, aviruddho ca taṇhāya rasesu nānugijjhati. | 858. Vị học tập không vì ham muốn lợi lộc và không bực tức khi không được lợi lộc, không chống đối và không thèm muốn các vị nếm do tham ái. | 854. Không tu tập vì lợi, Không được lợi, không sân, Không bị ái kích thích, Không đam mê các vị. |
859. Upekkhako sadā sato na loke maññate samaṃ, na visesī na nīceyyo tassa no santi ussadā. | 859. Vị hành xả, luôn luôn có niệm, ở thế gian không nghĩ (bản thân) là ngang bằng, không (nghĩ) là có sự đặc biệt, không (nghĩ) là thấp hèn. Đối với vị ấy, không có các (thái độ) kiêu ngạo. | 855. Thường trú xả, chánh niệm, Ở đời, không nghĩ mình, Bằng hơn hay thua người, Vị ấy, không bồng bột. |
860. Yassa nissayatā natthi ñatvā dhammaṃ anissito, bhavāya vibhavāya vā taṇhā yassa na vijjati. | 860. Đối với vị nào không có sự nương tựa—sau khi hiểu được Giáo Pháp (vị ấy) không còn nương tựa—đối với vị ấy tham ái ở hữu và phi hữu không tìm thấy. | 856. Không y chỉ một ai, Biết pháp, không y chỉ, Vị ấy không có ái, Ðối với hữu, phi hữu. |
861. Taṃ brūmi upasantoti kāmesu anapekkhinaṃ, ganthā tassa na vijjanti atāri so visattikaṃ. | 861. Ta nói rằng vị ấy là “bậc an tịnh” không trông mong về các dục, đối với vị ấy các sự trói buộc không tìm thấy; vị ấy đã vượt qua sự vướng mắc. | 857. Ta gọi vị an tịnh, Không mong cầu các dục, Vị ấy không triền phược, Vượt khỏi các tham trước. |
862. Na tassa puttā pasavo khettaṃ vatthuṃ ca vijjati, attā vāpi nirattā vā na tasmiṃ upalabbhati. | 862. Đối với vị ấy, những người con, các thú nuôi, ruộng vườn và đất đai đều không tìm thấy. Ngã (thường kiến) và luôn cả phi ngã (đoạn kiến) cũng không tồn tại ở vị ấy. | 858. Vị ấy không con cái, Thú vật, ruộng, đất đai, Không có gì nắm lấy, Là ta, là không ta. |
863. Yena naṃ vajju puthujjanā atho samaṇabrāhmaṇā, taṃ tassa apurekkhatā tasmā vādesu n’ ejati. | 863. Vì việc nào mà các phàm phu, rồi các Sa-môn, và các Bà-la-môn có thể kết tội vị ấy, việc ấy là không được mong ước bởi vị ấy; vì thế vị ấy không run sợ ở những lời (buộc tội). | 859. Phàm phu có buộc tội, Hoặc Sa-môn, Phạm chí, Vị ấy không quan tâm, Trong lời nói không động, |
864. Vītagedho amaccharī na ussesu vadate muni, na samesu na omesu kappaṃ neti akappiyo. | 864. Có sự thèm khát đã được xa lìa, không bỏn xẻn, bậc hiền trí không mô tả (bản thân) là trong số những người ưu việt, không trong số những người ngang bằng, không trong số những người thấp kém, là vị không bị sắp đặt, không đi đến sự sắp đặt (bởi tham ái và tà kiến). | 860. Không tham, không xan lẫn, Ẩn sĩ không nói cao, Không nói bằng, nói thấp, Không đi đến thời kiếp, Vì vị ấy vượt khỏi, Sự chi phối thời kiếp. |
865. Yassa loke sakaṃ natthi asatā ca na socati, dhammesu ca na gacchati sa ve santoti vuccatīti. | 865. Đối với vị nào, vật sở hữu ở thế gian là không có, vị không sầu muộn do tình trạng không có, và không đi đến (sự lầm lẫn) trong mọi pháp; thật vậy vị ấy được gọi là ‘bậc an tịnh.’” | 861. Ai không có vật gì, Không có, không sầu muộn, Không đi đến các pháp, Vị ấy gọi an tịnh. |
Purābhedasuttaṃ niṭṭhitaṃ. | Dứt Kinh Trước Khi Hoại Rã. | |
| | |
11. KALAHAVIVĀDASUTTAṂ | 11. KINH CÃI CỌ VÀ TRANH CÃI | (XI) KINH TRANH LUẬN |
866. Kuto pahūtā kalahā vivādā paridevasokā sahamaccharā ca, mānātimānā sahapesunā ca kuto pahūtā te tadiṅgha brūhi. | 866. “Từ đâu khởi sanh các sự cãi cọ, các sự tranh cãi, các sự than vãn, các nỗi sầu muộn, và thêm các sự bỏn xẻn, các sự ngã mạn, và ngã mạn thái quá, rồi thêm các việc nói đâm thọc? Từ đâu chúng khởi sanh? Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy.” | Người hỏi: 862. Từ đâu được khởi lên, Các tranh luận, đấu tranh, Than van và sầu muộn, Cùng với tánh xan tham, Mạn và tăng thượng mạn, Kể cả với hai lưỡi, Từ đâu chúng sanh nhiều, Mong Ngài hãy nói lên. |
867. Piyā pahūtā kalahā vivādā paridevasokā sahamaccharā ca, mānātimānā sahapesunā1 ca macchiriyayuttā kalahā vivādā vivādajātesu ca pesunāni. | 867. “Từ vật được yêu thương, khởi sanh các sự cãi cọ, các sự tranh cãi, các sự than vãn, các nỗi sầu muộn, và thêm các sự bỏn xẻn, các sự ngã mạn, và ngã mạn thái quá, rồi thêm các việc nói đâm thọc. Các sự cãi cọ, các sự tranh cãi là có liên quan đến sự bỏn xẻn. Và ở các cuộc tranh cãi đã được sanh ra, có các việc nói đâm thọc.” | Thế Tôn: 863. Từ ái sanh khởi nhiều, Các tranh luận, đấu tranh Than van và sầu muộn, Cùng với tánh xan tham, Mạn và tăng thượng mạn, Kể cả với hai lưỡi, Các tranh luận, đấu tranh, Ðều liên hệ xan tham, Những lời nói hai lưỡi, Khởi lên từ tranh luận. |
868. Piyāsu lokasmiṃ kutonidānā ye cāpi lobhā vicaranti loke, āsā ca niṭṭhā ca kutonidānā ye samparāyāya narassa honti. | 868. “Vậy các vật được yêu thương ở thế gian có căn nguyên từ đâu, và cũng do tham chúng (loài người) sống ở thế gian? Mong mỏi và sự thành tựu (của mong mỏi),―(nhân) đưa đến đời sống kế tiếp của con người,―có căn nguyên từ đâu?” | Người hỏi: 864. Do những nhân duyên nào, Khả ái sanh ở đời? Hay những tham lam nào, Ðược lưu hành ở đời? Ước vọng và thành đạt, Là do nhơn duyên nào? Khiến loài Người được sanh, Trong thời gian tương lai? |
869. Chandanidānāni piyāni loke ye cāpi lobhā vicaranti loke, āsā ca niṭṭhā ca itonidānā ye samparāyāya narassa honti. | 869. “Các vật được yêu thương ở thế gian có mong muốn là căn nguyên, và cũng do tham chúng (loài người) sống ở thế gian. Mong mỏi và sự thành tựu (của mong mỏi),―(nhân) đưa đến đời sống kế tiếp của con người,―có căn nguyên từ đây (sự mong muốn).” | Thế Tôn: 865. Do ước muốn là nhân, Khả ái sanh ở đời, Hay với những tham lam, Ðược lưu hành ở đời, Ước vọng và thành đạt, Do ước muốn làm nhân, Khiến loài Người được sanh, Trong thời gian tương lai. |
870. Chando nu lokasmiṃ kutonidāno vinicchayā vāpi kuto pahūtā, kodho mosavajjañca kathaṃkathā ca ye vāpi dhammā samaṇena vuttā. | 870. “Vậy mong muốn ở thế gian có căn nguyên từ đâu? Hoặc luôn cả các phán đoán được khởi sanh từ đâu? Sự giận dữ, lời nói giả dối, và sự nghi ngờ, hoặc luôn cả các pháp nào đã được bậc Sa-môn nói đến?” | Người hỏi: 866. Ước muốn sanh ở đời Là do nhân duyên nào? Hay cả những quyết định, Do nhân nào được sanh? Phẫn nộ và vọng ngữ, Cùng với cả nghi hoặc, Hoặc là những pháp nào, Ðược Sa-môn nói đến? |
871. Sātaṃ asātanti yamāhu loke tamupanissāya pahoti chando, rūpesu disvā vibhavaṃ bhavañca vinicchayaṃ kurute jantu loke. | 871. “‘Khoái lạc, không khoái lạc’ là điều người ở thế gian đã nói; nương tựa vào điều ấy, mong muốn khởi sanh. Sau khi nhìn thấy sự biến mất và sự hình thành ở các sắc, con người ở thế gian tiến hành sự phán đoán. | Thế Tôn: 867. Khả ý, bất khả ý, Ðược gọi vậy ở đời, Do y chỉ nơi chúng, Ước muốn được sanh khởi. Sau khi thấy trong sắc, Cả hữu và phi hữu, Chúng sanh mới làm được, Những quyết định ở đời. |
872. Kodho mosavajjañca kathaṃkathā ca etepi dhammā dvayameva sante, kathaṃkathī ñāṇapathāya sikkhe ñatvā pavuttā samaṇena dhammā. | 872. Sự giận dữ, lời nói giả dối, và sự nghi ngờ, các pháp này (sanh lên) trong khi cặp đôi có mặt. Kẻ có sự nghi ngờ nên học tập theo lộ trình của trí. Các pháp đã được bậc Sa-môn nói lên sau khi Ngài đã biết.” | 868. Phẫn nộ và vọng ngữ, Cùng với cả nghi hoặc, Những pháp này lưu hành, Khi pháp đôi có mặt, Kẻ nghi hãy học tập, Trên con đường chánh trí, Sau khi biết các pháp, Do Sa-môn thuyết giảng. |
873. Sātaṃ asātañca kutonidānā kismiṃ asante na bhavanti hete, vibhavaṃ bhavañcāpi yametamatthaṃ etaṃ me pabrūhi yatonidānaṃ. | 873. “Khoái lạc và không khoái lạc có căn nguyên từ đâu? Khi cái gì không có mặt, thì hai pháp này không có mặt? Về sự biến mất và sự hình thành, điều nào là ý nghĩa, xin ngài hãy nói cho tôi điều ấy có căn nguyên từ đâu? | Người hỏi: 869. Khả ý, bất khả ý, Là do nhân duyên nào, Do cái gì không có, Họ không có hiện hữu. Còn về ý nghĩa này, Về phi hữu và hữu, Hãy nói cho chúng con, Nguyên nhân gì chúng sanh? |
874. Phassanidānaṃ sātaṃ asātaṃ phasse asante na bhavanti hete, vibhavaṃ bhavañcāpi yametamatthaṃ etaṃ te pabrūmi itonidānaṃ. | 874. “Khoái lạc và không khoái lạc có xúc là căn nguyên. Khi xúc không có mặt, hai pháp này không có mặt. Về sự biến mất và sự hình thành, điều nào là ý nghĩa, Ta nói cho ngươi điều ấy có căn nguyên từ đây.” | Thế Tôn: 870. Do nhân duyên cảm xúc, Khả ý, bất khả ý, Nếu không có cảm xúc, Họ cũng không hiện hữu, Còn về ý nghĩa này, Về phi hữu và hữu, Ta nói cho Ông rõ, Nguyên nhân này, chúng sanh. |
875. Phasso nu lokasmiṃ kutonidāno pariggahā cāpi kuto pahūtā, kismiṃ asante na mamattamatthi kismiṃ vibhūte na phusanti phassā. | 875. “Vậy xúc ở thế gian có căn nguyên từ đâu? Và các sự bám giữ được khởi sanh từ đâu? Khi cái gì không có mặt, thì không có trạng thái chấp là của tôi? Khi cái gì bị biến mất, thì các xúc không xúc chạm?” | Người hỏi: 871. Còn cảm xúc ở đời, Do nhân gì sanh khởi, Hay các loại chấp thủ, Do từ đâu sanh nhiều, Do cái gì không có, Ngã sở hữu không có, Cái gì không hiện hữu, Khiến không có cảm xúc? |
876. Nāmañca rūpañca paṭicca phassā icchānidānāni pariggahāni, icchāya ’santyā na mamattamatthi rūpe vibhūte na phusanti phassā. | 876. “Các xúc tùy thuộc vào danh và sắc. Và các sự bám giữ có ước muốn là căn nguyên. Khi ước muốn không có mặt thì không có trạng thái chấp là của tôi. Khi sắc bị biến mất, thì các xúc không xúc chạm.” | Thế Tôn: 872. Do duyên danh và sắc, Nên có các cảm xúc, Do nhân các ước muốn, Nên có những chấp thủ, Nếu ước muốn không có, Ngã sở hữu cũng không, Do sắc không hiện hữu, Khiến không có cảm xúc. |
877. Kathaṃ sametassa vibhoti rūpaṃ sukhaṃ dukhaṃ vāpi kathaṃ vibhoti, etaṃ me brūhi yathā vibhoti taṃ jānissāma iti me mano ahū. | 877. “Đối với vị đã thành đạt thế nào thì sắc biến mất? Hạnh phúc hoặc luôn cả khổ đau biến mất thế nào? Xin ngài hãy nói cho tôi việc ấy biến mất ra sao, ‘chúng tôi nên biết điều ấy,’ ý nghĩ của tôi đã là thế ấy.” | Người hỏi: 873. Sở hành như thế nào, Sắc pháp không hiện hữu, An lạc và khổ đau, Thế nào không có mặt, Hãy nói lên cho con, Không có như thế nào, Chúng con muốn được biết, Tâm ý con nói vậy. |
878. Na saññasaññī na visaññasaññī nopi asaññī na vibhūtasaññī, evaṃ sametassa vibhoti rūpaṃ saññānidānā hi papañcasaṅkhā. | 878. “Không phải là có tưởng ở tưởng, không phải là có tưởng ở tưởng sai lệch, cũng không phải là không có tưởng, không phải là có tưởng bị biến mất; đối với vị đã thành đạt như vậy thì sắc biến mất, bởi vì cái gọi là vọng tưởng có tưởng là căn nguyên.” | Thế Tôn: 874. Không có tưởng các tưởng, Không có tưởng vô tưởng, Phi tưởng cũng không có, Vô hữu tưởng cũng không. Do sở hành như vậy, Sắc pháp không hiện hữu, Do nhân duyên các tưởng, Hý luận được hình thành. |
879. Yaṃ taṃ apucchimha akittayi no aññaṃ taṃ pucchāma tadiṅgha brūhi, ettāvataggaṃ nu vadanti heke yakkhassa suddhiṃ idha paṇḍitā se udāhu aññampi vadanti etto. | 879. “Điều mà chúng tôi đã hỏi ngài, ngài đã trả lời chúng tôi. Chúng tôi hỏi ngài điều khác. Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy. Có phải một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của chúng sanh đến chừng này là cao nhất, hay là họ còn nói về điều khác so với điều này?” | Người hỏi: 875. Ngài đã nói chúng con, Những điều chúng con hỏi, Có điều nữa hỏi Ngài, Mong Ngài trả lời cho, Bậc Hiền trí nói rằng, Như thế này tối thượng, Nghĩa là ở đời này, Sự thanh tịnh Dạ-xoa Hay là chúng muốn nói, Có điều gì khác nữa? |
880. Ettāvataggampi vadanti heke yakkhassa suddhiṃ idha paṇḍitā se, tesaṃ paneke samayaṃ vadanti anupādisese kusalā vadānā. | 880. “Một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của chúng sanh chỉ đến chừng này là cao nhất. Trái lại, một số trong số đó nói về sự tịch diệt (đoạn kiến), tuyên bố là thiện xảo về trạng thái không còn dư sót.” | Thế Tôn: 876. Bậc Hiền trí nói rằng, Như thế là tối thượng, Nghĩa là ở đời này, Sự thanh tịnh Dạ-xoa, Như có người nói rằng, Chính là sự hoại diệt, Lại một số thiện nhân, Nói rằng: "Không dư y". |
881. Ete ca ñatvā upanissitāti ñatvā munī nissaye so vimaṃsī, ñatvā vimutto na vivādameti bhavābhavāya na sameti dhīroti. | 881. Và sau khi nhận biết những người này là ‘những kẻ nương tựa,’ sau khi nhận biết, bậc hiền trí ấy có sự cân nhắc về các sự nương tựa, sau khi nhận biết, bậc đã được giải thoát không đi đến tranh cãi, bậc sáng trí không đi đến tái sanh ở hữu và phi hữu.” | 877. Biết được những pháp ấy, Ðều nương tựa y chỉ, Biết vậy bậc ẩn sĩ, Suy tư trên y chỉ, Biết được, nên giải thoát, Không đi đến tranh luận, Bậc Hiền không tìm đến, Cả hữu và phi hữu. |
Kalahavivādasuttaṃ niṭṭhitaṃ. | Dứt Kinh Cãi Cọ và Tranh Cãi. | |
| | |
12. CŪḶAVIYŪHASUTTAṂ | 12. KINH SỰ DÀN TRẬN NHỎ | (XII) NHỮNG VẤN ĐỀ NHỎ BÉ |
882. Sakaṃ sakaṃ diṭṭhiparibbasānā viggayha nānā kusalā vadanti, yo evaṃ jānāti sa vedi dhammaṃ idaṃ paṭikkosamakevalī so. | 882. “Trong khi sống theo quan điểm của chính mình, nhiều vị khác nhau (tự xưng là) thiện xảo, giữ khư khư (quan điểm của mình), nói rằng: ‘Người nào biết như vầy, người ấy hiểu biết pháp. Kẻ khinh miệt điều này, kẻ ấy là không toàn hảo.’ | Người hỏi: 878. Mỗi người tự thiên chấp, Về tri kiến của mình, Do chấp thủ sai biệt, Bậc thiện xảo nói lên, Ai biết như thế này, Vị ấy biết được pháp, Ai chỉ trích điểm này, Vị ấy không hoàn toàn. |
883. Evampi viggayha vivādiyanti bālo paro akkusaloti cāhu, sacco nu vādo katamo imesaṃ sabbeva hime kusalāvadānā. | 883. Sau khi giữ khư khư (quan điểm của mình) như vậy, chúng tranh cãi, và đã nói rằng: ‘Người khác là ngu si, không thiện xảo.’ Vậy thì lời nói nào trong số này là sự thật, bởi vì tất cả những người này đều tuyên bố (họ) là thiện xảo?” | 879. Do chấp thủ như vậy, Họ tranh luận với nhau, Họ nói kẻ khác ngu. Không có khéo thiện xảo. Trong những lời nói này, Lời nói ai chân thật, Hay tất cả vị này, Là những bậc khéo nói? |
884. Parassa ce dhammamanānujānaṃ bālo mago hoti nihīnapañño, sabbeva bālā sunihīnapaññā sabbevime diṭṭhiparibbasānā. | 884. “Nếu không thừa nhận pháp của người khác, (kẻ ấy) là ngu si, là loài thú, có tuệ thấp kém, tất cả quả là những kẻ ngu si, có tuệ vô cùng thấp kém, tất cả những người này quả đang sống theo quan điểm (của mình). | Thế Tôn: 880. Nếu không có chấp thuận, Pháp của các người khác, Nói kẻ khác là ngu, Tuệ như vậy thấp kém. Tất cả là ngu si, Có tuệ thật thấp kém. Tất cả tri kiến này. Ðều chỉ là thiên chấp. |
885. Sandiṭṭhiyā ceva na cevadātā sa suddhapaññā kusalā mutīmā, na tesaṃ koci parihīnapañño diṭṭhi hi tesampi tathā samattā. | 885. Và nếu do quan điểm của mình, những kẻ không trong sạch trở nên có tuệ thanh tịnh, thiện xảo, có sự nhận thức, không ai trong số họ là có tuệ hoàn toàn thấp kém, bởi vì quan điểm của họ cũng đã đạt đến bản thể thật.
| 881. Nếu các cuộc tranh luận, Ðược tri kiến gạn lọc, Trí tuệ được thanh tịnh, Thiện xảo trí sáng suốt, Họ không có một ai, Là trí tuệ hạ liệt, Và tri kiến của họ, Ðược hoàn toàn viên mãn. |
886. Na cāham etaṃ tathīyanti brūmi yamāhu bālā mithu aññamaññaṃ, sakaṃ sakaṃ diṭṭhimakaṃsu saccaṃ tasmā hi bāloti paraṃ dahanti. | 886. Nhưng Ta không nói rằng: ‘Điều ấy là bản thể thật,’ là điều mà các kẻ ngu đã nói đối chọi lẫn nhau. Họ đã tạo lập quan điểm của chính mình là chân lý, chính vì điều ấy, họ đã xem người khác là ‘kẻ ngu si.’” | 882. Ta không có nói rằng: "Ðây chính là sự thật". Các người ngu với nhau, Cùng nhau nói như vậy, Với tri kiến tự mình, Họ nói là chân thật, Do vậy các người khác, Ðược họ xem là ngu. |
887. Yamāhu saccaṃ tathiyanti eke tamāhu aññe tucchaṃ musāti, evampi viggayha vivādiyanti tasmā na ekaṃ samaṇā vadanti. | 887. “Điều mà một số kẻ đã nói: ‘Là sự thật, là bản thể thật,’ những kẻ khác đã nói điều ấy ‘Là rỗng không, là sai trái.’ Sau khi giữ khư khư (quan điểm của mình) như vậy, họ tranh cãi. Vì sao các vị Sa-môn nói không đồng nhất?” | Người hỏi: 883. Một số người nói rằng: "Ðây mới là sự thật" Họ nói các người khác, Là trống không, giả dối, Do chấp thủ như vậy, Họ tranh luận đấu tranh, Vì sao bậc Sa-môn, Không cùng nói một lời? |
888. Ekaṃ hi saccaṃ na dutiyamatthi yasmiṃ pajā no vivade pajānaṃ, nānā te saccāni sayaṃ thunanti tasmā na ekaṃ samaṇā vadanti. | 888. “Bởi vì Sự Thật chỉ có một, không có cái thứ nhì, trong khi nhận biết về Sự Thật ấy, chúng sanh sẽ không tranh cãi. Chúng tự mình nói về các sự thật khác nhau; vì thế, các vị Sa-môn nói không đồng nhất.” | Thế Tôn: 884. Sự thật chỉ có một, Không sự thật thứ hai, Người hiểu biết tranh luận, Với người có hiểu biết, Nhưng chân thật họ khen, Chỉ sự thật của họ, Do vậy bậc Sa-môn, Không cùng nói một lời. |
889. Kasmā nu saccāni vadanti nānā pavādiyā se kusalā vadānā, saccāni sutāni bahūni nānā udāhu te takkamanussaranti. | 889. “Nhưng vì sao họ—những nhà biện luận tuyên bố (mình) là thiện xảo—lại nói về các sự thật khác nhau? Phải chăng các sự thật đã được nghe là có nhiều và khác nhau? Hay là các vị ấy theo đuổi sự suy tư (của riêng mình)?” | Người hỏi: 885. Vì sao họ nói lên, Những chân thật sai khác, Vì sao bậc thiện xảo, Lại nói lời tranh luận, Nếu các sự thật ấy, Là nhiều và sai biệt, Hay họ chỉ nhớ đến, Những suy luận của họ. |
890. Na heva saccāni bahūni nānā aññatra saññāya niccāni loke, takkañca diṭṭhīsu pakappayitvā saccaṃ musāti dvayadhammamāhu. | 890. “Đương nhiên là không có nhiều sự thật khác nhau và thường còn ở thế gian, ngoại trừ (các sự thật) do tưởng (tạo ra). Và sau khi xếp dặt sự suy tư về các quan điểm (do chúng tạo ra), chúng đã nói về hai pháp là: ‘Đúng và sai.’ | Thế Tôn: 886. Thật sự các sự thật, Không có nhiều sai biệt, Từ các luồng tư tưởng, Về thường còn ở đời, Do họ suy nghĩ đến, Tư tưởng các tri kiến, Họ nói có hai pháp, Sự thật và giả dối. |
891. Diṭṭhe sute sīlavate mute vā ete ca nissāya vimānadassī, vinicchaye ṭhatvā pahassamāno bālo paro akkusaloti cāha. | 891. Liên quan đến điều đã được thấy, đến điều đã được nghe, đến giới và phận sự, hoặc đến điều đã được cảm giác, sau khi nương tựa vào các điều này, rồi có sự coi khinh (người khác), sau khi đứng vững ở các phán đoán, trong lúc hớn hở, (kẻ ấy) đã nói rằng: ‘Người khác là ngu si, là không thiện xảo.’ | 887. Các pháp được thấy nghe, Ðược giữ giới, thọ tưởng, Họ y cứ pháp này, Họ suy tư, nhìn thấy, An trú các quyết định, Họ chê cười người khác, Họ nói các người khác, Là ngu si bất thiện. |
892. Yeneva bāloti paraṃ dahāti tenātumānaṃ kusaloti cāha, sayamattanā so kusalāvadāno aññaṃ vimāneti tatheva pāvā. | 892. Bởi chính lý do nào mà kẻ ấy xem người khác là ‘ngu si,’ thì bởi lý do ấy kẻ ấy đã nói về bản thân là ‘thiện xảo.’ Kẻ ấy, trong khi tự mình tuyên bố chính mình là thiện xảo, rồi khinh chê người khác, và đã phát biểu y như thế.
| 888. Vì rằng đối người khác, Nó xem là ngu si, Tự mình gọi chính mình, Là thiện xảo tốt đẹp, Do chính mình khen mình, Vị ấy gọi thiện xảo, Khinh thường các người khác, Lời người ấy là vậy. |
893. Atisāradiṭṭhiyā so samatto mānena matto paripuṇṇamānī, sayameva sāmaṃ manasābhisitto diṭṭhīhi sā tassa tathā samattā. | 893. Với quan điểm vượt quá giới hạn, kẻ ấy được thỏa mãn, bị say đắm vì ngã mạn, có sự tự cao là toàn thiện, rồi bằng tâm ý, tự mình đăng quang cho chính mình; quan điểm ấy của kẻ ấy đã được tiếp nhận như thế. | 889. Vị ấy quá say mê, Với tri kiến của mình, Nên trở thành kiêu mạn, Viên mãn tự ý mình, Tự mình với tâm ý, Làm lễ quán đảnh mình, Do vậy, bị say mê, Trong tri kiến của mình. |
894. Parassa ce hi vacasā nihīno tumo sahā hoti nihīnapañño, atha ce sayaṃ vedagū hoti dhīro na koci bālo samaṇesu atthi. | 894. Bởi vì, nếu do lời nói của kẻ khác mà trở thành thấp kém, thì bản thân, do điều ấy, (cũng) trở thành có tuệ thấp kém. Còn nếu do (lời nói) của mình mà trở thành người thông hiểu, sáng trí, thì không có bất cứ người nào là kẻ ngu trong số các vị Sa-môn. | 890. Nếu người khác nói rằng: Nó là hạng hạ liệt. Như vậy đối tự mình, Kẻ kia cũng liệt tuệ, Nếu tự nó sáng suốt, Bậc Hiền trí hiểu biết, Không có ai ngu si, Giữa các bậc Sa-môn. |
895. Aññaṃ ito yābhivadanti dhammaṃ aparaddhā suddhimakevali te, evampi tithyā puthuso vadanti sandiṭṭhirāgena hi tebhirattā. | 895. Những kẻ nào thuyết về pháp nào khác so với điều này, những kẻ ấy bị thất bại về (đạo lộ) trong sạch, họ không toàn hảo. Các kẻ ngoại đạo cũng nói như vậy theo kiểu cách riêng, bởi vì họ bị nhiễm nặng do sự luyến ái với quan điểm của mình. | 891. Những ai tuyên bố pháp, Sai khác với pháp này, Ði ngược lại thanh tịnh, Không là người hoàn toàn, Như vậy các ngoại đạo, Tuyên bố thật rộng rãi, Do lòng tham tri kiến, Họ quá sức đam mê. |
896. Idheva suddhiṃ itivādiyanti nāññesu dhammesu visuddhimāhu, evampi titthyā puthuso niviṭṭhā sakāyane tattha daḷhaṃ vadānā. | 896. ‘Chỉ nơi đây có sự trong sạch,’ họ nói như thế ấy. Họ đã nói sự thanh tịnh không có ở các giáo pháp khác. Các kẻ ngoại đạo cũng đã gầy dựng như vậy theo kiểu cách riêng về đường lối của họ, trong khi nói một cách khẳng khái về điều ấy. | 892. Những ai tuyên bố rằng, Chính đây là thanh tịnh, Họ nói không thanh tịnh, Trong các pháp sai khác. Như vậy các ngoại đạo, An trú thật rộng rãi, Họ kiên trì tuyên bố, Con đường riêng của mình. |
897. Sakāyane cāpi daḷhaṃ vadāno kamettha bāloti paraṃ daheyya, sayameva so medhagaṃ āvaheyya paraṃ vadaṃ bālamasuddhidhammaṃ. | 897. Và trong khi nói một cách khẳng khái về đường lối của họ, người nào khác ở đây mà kẻ ấy có thể xem là ‘ngu si’? Kẻ ấy tự chính mình đem lại sự gây gỗ, trong khi nói kẻ khác là ngu si, là có pháp không trong sạch. | 893. Ai kiên trì tuyên bố, Con đường riêng của mình, Sao ở đây có thể, Nói người khác là ngu? Vị ấy tự chê mình, Ðem lại tiếng liệt tuệ, Người khác nói nói ngu, Không được pháp thanh tịnh. |
898. Vinicchaye ṭhatvā sayaṃ pamāya uddhaṃ so lokasmiṃ vivādameti, hitvāna sabbāni vinicchayāni na medhagaṃ kurute jantu loketi. | 898. Sau khi đứng vững ở sự phán đoán, sau khi ước lượng bản thân, kẻ ấy đi đến sự tranh cãi ở thế gian nhiều hơn. Sau khi từ bỏ tất cả các sự phán đoán, con người không tạo ra sự gây gỗ ở thế gian.” | 894. An trú trên quyết định, Tự mình lượng sức người Vị ấy ở trên đời, Chỉ tăng thêm tranh luận, Ai từ bỏ tất cả, Mọi quyết định, chủ trương, Không bị người ở đời, Chê là kẻ liệt tuệ. |
Cūḷaviyūhasuttaṃ niṭṭhitaṃ. | Dứt Kinh Sự Dàn Trận Nhỏ. | |
| | |
13. MAHĀVIYŪHASUTTAṂ | 13. KINH SỰ DÀN TRẬN LỚN | (XIII) NHỮNG VẤN ĐỀ TO LỚN |
899. Ye kecime diṭṭhi paribbasānā idameva saccanti vivādayanti, sabbeva te nindamanvānayanti atho pasaṃsampi labhanti tattha. | 899. “Bất cứ những người nào, trong khi sống theo quan điểm (riêng của cá nhân), tranh cãi rằng: ‘Chỉ điều này là chân lý,’ có phải tất cả những người ấy đều mang lại sự chê trách, hay họ cũng đạt được sự khen ngợi về việc ấy?” | Người hỏi: 895. Với những ai thiên vị, Ðối với những tri kiến này, Chỉ đây là sự thật, Họ cãi cọ tranh luận, Tất cả những người ấy, Ðem lại sự chỉ trích, Hay chính tại ở đây, Họ được lời tán thán? |
900. Appaṃ hi etaṃ na alaṃ samāya duve vivādassa phalāni brūmi, evampi disvā na vivādayetha khemābhipassaṃ avivādabhūmiṃ. | 900. “Bởi vì việc (ca ngợi) này là nhỏ nhoi, không đủ để đưa đến sự yên lặng. Ta nói đến hai kết quả của sự tranh cãi. Và sau khi nhìn thấy như vậy, thì không nên tạo ra sự tranh cãi, trong khi nhận thấy vùng đất không tranh cãi là an toàn (Niết Bàn). | Thế Tôn: 896. Ðây chỉ là nhỏ bé, Không đủ đem an tịnh, Ta nói về hai quả Của các loại đấu tranh. Sau khi thấy như vậy, Chớ có nên tranh luận, Nên thấy rằng an ổn, Không phải đất tranh luận. |
901. Yā kācimā sammutiyo puthujjā sabbā ’va etā na upeti vidvā, anūpayo so upayaṃ kimeyya diṭṭhe sute khantimakubbamāno. | 901. Bất cứ những thỏa thuận chung nào được sanh lên từ số đông, bậc đã hiểu biết không tiếp cận tất cả những điều ấy. Trong khi không thể hiện sự chấp nhận ở điều đã được thấy, ở điều đã được nghe, vị ấy, không có sự vướng bận, tại sao lại đi đến với sự vướng bận? | 897. Phàm những thế tục này, Ðược sanh giữa phàm phu, Bậc trí không dựa vào, Tất cả thế tục này, Ðã không có quan tâm, Sao nay tìm quan tâm, Sao có thể kham nhẫn, Với vật được thấy nghe. |
902. Sīluttamā saññamenāhu suddhiṃ vataṃ samādāya upaṭṭhitā se, idh' eva sikkhema athassa suddhiṃ bhavūpanītā kusalā vadānā. | 902. Những kẻ chủ trương giới là tối thượng đã nói sự trong sạch là do sự tự chế ngự. Sau khi thọ trì phận sự, họ duy trì (nghĩ rằng): ‘Chúng ta hãy học tập ở lãnh vực này thôi, rồi sẽ có sự trong sạch;’ họ bị dẫn đến hữu trong khi tuyên bố (mình) là thiện xảo. | 898. Bậc xem giới tối thượng, Nói tịnh nhờ chế ngự, Chấp thủ giới cấm xong, Họ an trú như vậy. Ở đây họ tu tập, Do đây được thanh tịnh, Họ chỉ khéo nói năng, Họ bị hữu dắt dẫn. |
903. Sace cuto sīlavatato hoti sa vedhatī kammaṃ virādhayitvā, sa jappatī patthayatīdha suddhiṃ satthā va hīno pavasaṃ gharamhā. | 903. Nếu bị hư hỏng về giới và phận sự, kẻ ấy run rẩy sau khi thất bại về hành động, kẻ ấy tham muốn, ước nguyện sự trong sạch ở nơi này, ví như người bị bỏ lại bởi đoàn xe trong khi sống xa nhà. | 899. Nếu có ai vi phạm, Giới hạnh và giới cấm, Người ấy sẽ run sợ, Vì sở hành khiếm khuyết. Ở đây người ấy than, Cố gắng được thanh tịnh, Như lữ hành lạc đoàn, Như kẻ bỏ gia đình. |
904. Sīlabbataṃ vāpi pahāya sabbaṃ kammañca sāvajjanavajjametaṃ, suddhiṃ asuddhinti apatthayāno virato care santimanuggahāya. | 904. Hoặc là sau khi đã dứt bỏ tất cả giới và phận sự, cùng hành động có tội hoặc không có tội ấy, trong khi không ước nguyện về ‘sự trong sạch hay không trong sạch,’ đã lìa bỏ, vị ấy sống, không nắm bắt sự an tịnh (do tà kiến). | 900. Ðối với giới cấm thủ, Sau khi đoạn tất cả, Cùng với các sở hành, Có tội,không có tội, Không còn có cố gắng, Thanh tịnh, không thanh tịnh, Hãy sống hạnh viễn ly, Không chấp thủ an tịnh. |
905. Tamūpanissāya jigucchitaṃ vā athavāpi diṭṭhaṃ va sutaṃ mutaṃ vā, uddhaṃsarā suddhimanutthunanti avītataṇhā se bhavābhavesu.
| 905. Sau khi nương tựa vào điều đã bị chán ghét ấy (khổ hạnh), hoặc vào điều gì đã được thấy, đã được nghe, hoặc đã được cảm giác, những kẻ chủ trương luân hồi hướng thượng nói về sự trong sạch, chúng chưa xa lìa tham ái ở hữu và phi hữu. | 901. Người y chỉ khổ hạnh, Người y chỉ nhàm chán, Kẻ dựa vào nghe thấy, Hay dựa vào thọ tưởng, Họ là hạng nói lớn, Tán thán sự thanh tịnh, Chưa đoạn được tham ái, Ðối với hữu, phi hữu. |
906. Patthayamānassa hi jappitāni pavedhitaṃ vāpi pakappitesu, cutūpapāto idha yassa natthi sa kena vedheyya kuhiṃva jappe. | 906. Bởi vì đối với những người đang ước nguyện, các sự tham muốn hoặc sự run sợ về các điều đã được (họ) xếp dặt. Ở đây, đối với vị nào tử và sanh là không có, vị ấy có thế run rẩy vì cái gì, có thể tham muốn về cái gì? | 902. Với ai có nỗ lực, Cầu mong và ham muốn, Họ mới phải run sợ, Với những kiến của mình, Với những ai ở đời, Không có sanh và chết, Do gì, khiến họ sợ, Họ tham vọng cái gì? |
907. Yamāhu dhammaṃ paramanti eke tameva hīnanti panāhu aññe, sacco nu vādo katamo imesaṃ sabbeva h’ ime kusalā vadānā. | 907. Pháp nào mà một số vị đã nói là ‘tối cao,’ trái lại, những vị khác đã nói về chính pháp ấy là ‘thấp kém;’ vậy trong số những vị này, lời nói nào là sự thật, bởi vì tất cả các vị này đều tuyên bố (mình) là thiện xảo?
| Người hỏi: 903. Có những người tuyên bố, Pháp này là tối thượng, Nhưng người khác lại nói, Pháp ấy là hạ liệt. Ai nói lời chân thật, Giữa hai hạng người này, Hay tất cả hạng này, Ðều là hạng khéo nói? |
908. Sakaṃ hi dhammaṃ paripuṇṇamāhu aññassa dhammaṃ pana hīnamāhu, evampi viggayha vivādayanti sakaṃ sakaṃ sammutimāhu saccaṃ. | 908. Bởi vì họ đã tuyên bố pháp của chính mình là hoàn hảo, hơn nữa, họ đã tuyên bố pháp của người khác là thấp kém. Sau khi giữ khư khư (quan điểm của mình) như vậy, chúng tranh cãi, và đã tuyên bố quan điểm riêng của từng cá nhân là sự thật. | 904. Với pháp tự của mình, Nói pháp này viên mãn Chỉ trích pháp người khác, Là thấp kém hạ liệt, Do chấp thủ như vậy, Họ luận tranh đấu tranh, Mọi thế tục tự mình, Họ nói là chân thật. |
909. Parassa ce vambhayitena hīno na koci dhammesu visesi assa, puthū hi aññassa vadanti dhammaṃ nihīnato samhi daḷhaṃ vadānā. | 909. Nếu là thấp kém do việc bị khinh miệt của người khác, thì không có pháp nào là đặc biệt trong số các pháp, bởi vì số đông tuyên bố pháp của người khác là thấp hèn, trong khi nói một cách chắc chắn về (pháp) của mình. | Thế Tôn: 905. Nếu có bị người khác, Khinh rẻ là hạ liệt, Như vậy giữa các pháp, Không gì thù thắng sao? Kẻ phàm phu nói rằng Pháp người khác hạ liệt, Cương quyết tự đề cao, Pháp mình không hạ liệt. |
910. Sadhammapūjā ca panā tatheva yathā pasaṃsanti sakāyanāni, sabbeva vādā tathiyā bhaveyyuṃ sudhī hi tesaṃ paccattameva. | 910. Họ ngợi khen đường lối của chính mình như thế nào, thì việc cúng dường đến học thuyết của họ sẽ là y như vậy. Tất cả các học thuyết có thể là đúng đắn, bởi vì sự trong sạch của họ chỉ liên quan đến cá nhân. | 906. Như mọi người tôn thờ, Chánh pháp của tự mình, Giống như họ tán thán, Mọi sở hành bản thân, Tất cả những lời nói Trở thành lời chân thật, Sự thanh tịnh đối họ, Tự mỗi người tác thành. |
911. Na brāhmaṇassa paraneyyamatthi dhammesu niccheyya samuggahītaṃ, tasmā vivādāni upātivatto na hi seṭṭhato passati dhammamaññaṃ. | 911. Sau khi suy xét về điều đã được ôm giữ trong số các pháp (tà kiến), đối với vị Bà-la-môn, không có việc bị dẫn dắt bởi người khác. Do điều ấy, vị Bà-la-môn vượt lên trên các sự tranh cãi, bởi vì vị Bà-la-môn nhìn thấy học thuyết khác là không tối thắng. | 907. Với người Bà-la-môn, Không người khác lãnh đạo, Sau khi đã nghiên cứu, Chấp thủ trong các pháp, Do vậy nên vị ấy Vượt khỏi các tranh luận, Không thấy pháp người khác, Có thể thù thắng hơn. |
912. Jānāmi passāmi tatheva etaṃ diṭṭhiyā eke paccenti suddhiṃ, addakkhi ce kimhi tumassa tena atisitvā aññena vadanti suddhiṃ.
| 912. (Nói rằng): ‘Tôi biết, tôi thấy điều ấy chắc chắn là như thế,’ một số tin rằng sự trong sạch là do việc thấy. Nếu đã nhìn thấy, điều gì có được cho bản thân với việc (thấy) ấy? Sau khi sai sót, chúng nói về sự trong sạch theo cách khác.
| 908. Họ nói: "Tôi thấy, biết, Cái này là như vậy". Họ đi đến quan điểm, Thanh tịnh nhờ tri kiến, Vị ấy đã thấy vậy, Cần gì kiến người khác, Vượt qua được quan điểm, Thanh tịnh nhờ pháp khác. |
913. Passaṃ naro dakkhiti nāmarūpaṃ disvāna vā ñassati tāni meva, kāmaṃ bahuṃ passatu appakaṃ vā na hi tena suddhiṃ kusalā vadanti. | 913. Một người, trong khi nhìn, sẽ nhìn thấy danh và sắc, hoặc sau khi nhìn thấy thì sẽ biết được mỗi chúng mà thôi. Hãy để người ấy nhìn nhiều hay ít theo ý thích, các bậc thiện xảo hẳn nhiên không nói sự trong sạch là do điều ấy. | 909. Người có mắt thấy được, Cả danh và cả sắc, Sau khi thấy được họ, Sẽ biết họ là vậy, Hãy để họ được thấy, Các dục nhiều hay ít, Bậc thiện xảo không nói, Thanh tịnh là nhờ dục. |
914. Nivissavādī na hi subbināyo pakappitaṃ diṭṭhi purekkharāno, yaṃ nissito tattha subhaṃ vadāno, suddhiṃ vado tattha tathaddasā so. | 914. Trong khi sùng bái quan điểm đã được xếp dặt, kẻ đã chấp chặt vào học thuyết quả thật không dễ hướng dẫn. Nương tựa vào cái gì thì nói điều tốt đẹp về cái ấy, với lời tuyên bố về sự trong sạch, kẻ ấy đã nhìn thấy sự thật ở nơi ấy. | 910. Người đã gọi cuồng tín, Không đưa đến thanh tịnh, Vì đã có thiên vị, Với tri kiến tác thành, Y chỉ nơi cái gì, Nơi đấy là tinh sạch, Người tuyên bố thanh tịnh, Thấy ở đấy như vậy. |
915. Na brāhmaṇo kappamupeti saṅkhaṃ na diṭṭhisārī napi ñāṇabandhu, ñatvā ca so sammatiyo puthujjā upekkhati uggaṇhanti maññe. | 915. Sau khi cân nhắc, vị Bà-la-môn không tiếp cận sự sắp đặt (của tham ái và tà kiến), không có sự hùa theo quan điểm, cũng không có sự thân thiết với các (thắng) trí. Và sau khi biết các sự đồng thuận được sanh lên từ số đông, vị ấy thản nhiên (nói rằng): ‘Hãy để những kẻ khác tiếp thu.’ | 911. Phạm chí không rơi vào, Thời gian và ước lượng, Không theo các tri kiến, Không bà con với trí, Biết được các thế tục, Do phàm phu chấp thủ, Các người khác học hỏi, Vị ấy sống hỷ xả. |
916. Visajja ganthāni munīdha loke vivādajātesu na vaggasāri, santo asantesu upekkhako so anuggaho uggaṇhantimaññe. | 916. Sau khi tháo gở các sự trói buộc ở thế gian này, bậc hiền trí không hùa theo phe nhóm ở các cuộc tranh cãi đã được sanh lên. Vị ấy thản nhiên, an tịnh giữa những người không an tịnh, không tiếp thu, (nói rằng): ‘Hãy để những kẻ khác tiếp thu.’ | 912. Không chấp thủ triền phược, ẩn sĩ sống ở đời, Giữa tranh luận khởi lên, Không theo phe phái nào, Sống an tịnh, hỷ xả, Giữa những người không tịnh, Các người khác học hỏi, Vị ấy sống không học. |
917. Pubbāsave hitvā nave akubbaṃ na chandagū nopi nivissavādī, sa vippamutto diṭṭhigatehi dhīro na lippati loke anattagarahī. | 917. Sau khi từ bỏ các lậu hoặc trước đây, không tạo ra những lậu hoặc mới, không là người đi theo sự (tác động của) mong muốn, cũng không phải là kẻ đã chấp chặt vào học thuyết, vị ấy đã được giải thoát khỏi các tà kiến, là bậc sáng trí, không bị nhơ bẩn ở thế gian, không có sự chê trách bản thân. | 913. Từ bỏ lậu hoặc cũ, Không tạo lậu hoặc mới, Không đi đến ước muốn, Không cuồng tín chấp thủ, Vị Hiền trí như vậy, Thoát khỏi các tà kiến, Không tham dính ở đời, Không bị ngã chỉ trích. |
918. Sa sabbadhammesu visenibhūto yaṃ kiñci diṭṭhaṃ va sutaṃ mutaṃ vā, sa pannabhāro muni vippayutto na kappiyo nūparato na patthiyoti. | 918. Vị ấy là người diệt đạo binh ở tất cả các pháp (tà kiến), về bất cứ điều gì đã được thấy, đã được nghe, hoặc đã được cảm giác. Bậc hiền trí ấy có gánh nặng đã đặt xuống, đã được tách riêng, không chịu sự phân hạng, không phải kiêng chừa, không có ước nguyện.” | 914. Không có sự thù hằn Ðối với tất cả pháp, Phàm có thấy nghe gì, Cùng với tưởng và thọ, ẩn sĩ không hệ lụy, Ðã đặt gánh nặng xuống Không liên hệ thời gian, Không chấm dứt, không cầu, Thế Tôn nói như vậy. |
Mahāviyūhasuttaṃ niṭṭhitaṃ. | Dứt Kinh Sự Dàn Trận Lớn. | |
| | |
14. TUVAṬAKASUTTAṂ | 14. KINH MỘT CÁCH NHANH CHÓNG | (XIV) KINH TUVATAKA (CON ĐƯỜNG MAU CHÓNG) |
919. Pucchāmi taṃ ādiccabandhuṃ vivekaṃ santipadañca mahesiṃ, kathaṃ disvā nibbāti bhikkhu anupādiyāno lokasmiṃ kiñci. | 919. “Tôi hỏi ngài, đấng quyến thuộc của mặt trời, bậc đại ẩn sĩ, về sự viễn ly và vị thế an tịnh. Sau khi nhìn thấy như thế nào, vị tỳ khưu được tịch diệt, không còn chấp thủ bất cứ cái gì ở trên đời?” | Người hỏi: 915. Con hỏi bậc Ðại tiên, Bậc bà con mặt trời, Con đường đến viễn ly, Con đường đến an tịnh, Tỷ-kheo sau khi thấy, Làm thế nào mát lạnh, Không có sự chấp thủ, Một vật gì ở đời? |
920. Mūlaṃ papañcasaṅkhāya (iti bhagavā) mantā asmīti sabbamuparundhe, yā kāci taṇhā ajjhattaṃ tāsaṃ vinayā sadā sato sikkhe. | 920. (Đức Thế Tôn nói) “Nên chận đứng tất cả gốc rễ của cái được gọi là vọng tưởng: ‘Tôi là’ nhờ vào trí tuệ. Bất cứ những tham ái nào ở nội phần, sau khi dẹp bỏ chúng, nên học tập, luôn luôn có niệm. | Thế Tôn: 916. Thế Tôn đáp như sau: Hãy chặt đứt hoàn toàn, Gốc rễ các hý luận, Mọi tư tưởng "tôi là ", Tất cả phải chấm dứt, Phàm có nội ái nào, Sau khi nhiếp phục chúng, Thường chánh niệm học tập. |
921. Yaṃ kiñci dhammamabhijaññā ajjhattaṃ athavāpi bahiddhā, na tena mānaṃ kubbetha na hi sā nibbuti sataṃ vuttā. | 921. Bất cứ pháp (đức tính tốt) nào có thể biết rõ ở nội phần (nơi bản thân) hay là ở ngoại phần (nơi người khác), không vì điều ấy mà tạo ra sự ngã mạn, bởi vì điều ấy không được các bậc thiện nhân gọi là sự tịch diệt. | 917. Phàm có loại pháp gì, Ðược thắng tri hoàn toàn, Hoặc thuộc về nội pháp, Hay thuộc về ngoại pháp, Chớ có làm kiên trì, Bất cứ một pháp nào, Trạng thái ấy không gọi, Sự mát lạnh của tịnh. |
922. Seyyo na tena maññeyya nīceyyo atha vāpi sarikkho, phuṭṭho anekarūpehi nātumānaṃ vikappayaṃ tiṭṭhe. | 922. Không nên vì việc (ngã mạn) ấy mà nghĩ rằng (bản thân) là tốt hơn, kém thua, hoặc thậm chí là tương đương. Bị tác động bởi nhiều hình thức, trong khi sắp đặt về bản thân, không nên dừng lại ở điều ấy. | 918. Chớ có nghĩ như sau: Cái kia là tốt hơn, Ðây là hạ liệt hơn, Hay đây là ngang bằng, Do phải bị xúc chạm, Với các sắc sai biệt, Hãy chớ để tự mình, An trú trên vọng tưởng. |
923. Ajjhattameva upasame na aññato bhikkhu santimeseyya, ajjhattaṃ upasantassa natthi attā kuto nirattā vā. | 923. Nên an tịnh ngay ở nội tâm, vị tỳ khưu không nên tìm kiếm sự an tịnh từ nơi khác. Đối với vị đã được an tịnh ở nội tâm, điều được nắm bắt là không có, từ đâu có điều được buông lơi? | 919. Hãy giữ được an tịnh, Về phía tự nội tâm, Tỷ-kheo không cầu tìm, An tịnh từ chỗ khác, Với người được an tịnh, Từ phía tự nội tâm, Ðã không có tự ngã, Từ đâu có vô ngã. |
924. Majjhe yathā samuddassa hoti ūmi no jāyatī ṭhito hoti, evaṃ ṭhito anejassa ussadaṃ bhikkhu na kareyya kuhiñci. | 924. Giống như ở giữa biển cả, là đứng yên, sóng biển không sanh ra, tương tự như vậy, nên trầm tĩnh, không dục vọng vị tỳ khưu không nên tạo ra (thái độ) kiêu ngạo ở bất cứ đâu.” | 920. Như chính giữa trung ương, Của biển cả đại dương, Sóng biển không có sanh, Biển hoàn toàn đứng lặng, Cũng vậy, này Tỷ-kheo Hãy đứng lặng không động, Không tạo nên bồng bột, Ðối sự gì ở đời. |
925. Akittayi vivaṭacakkhu sakkhidhammaṃ parissayavinayaṃ, paṭipadaṃ vadehi bhaddante pātimokkhaṃ athavāpi samādhiṃ. | 925. “Bậc có mắt được mở ra đã nói về pháp thực chứng, có sự xua đi các hiểm họa. Thưa ngài đại đức, xin ngài hãy nói về đường lối thực hành, về giới giải thoát, và luôn cả định nữa.” | Người hỏi: 921. Vị có mắt rộng mở Ðã tuyên bố rõ ràng, Pháp có thể chế ngự, Mọi nguy hiểm khó khăn, Bậc Hiền thiện mong Ngài, Tuyên bố rõ con đường, Hay về biệt giải thoát, Hoặc về pháp thiền định? |
926. Cakkhūhi neva lolassa gāmakathāya āvareyya sotaṃ, rase ca nānugijjheyya na ca mamāyetha kiñci lokasmiṃ. | 926. “Không nên buông thả với đôi mắt, nên che đậy lỗ tai đối với chuyện làng xóm, và không nên thèm muốn ở các vị nếm, và không nên chấp là của ta về bất cứ cái gì ở thế gian.
| Thế Tôn: 922. Chớ có những con mắt, Ðầy dẫy những tham đắm! Hãy chận đứng lỗ tai, Nghe câu chuyện của làng. Lại chớ nên đắm say, Các mùi vị ngon lành, Chớ xem là của ta, Mọi sự vật ở đời! |
927. Phassena yadā phuṭṭhassa paridevaṃ bhikkhu na kareyya kuhiñca, bhavaṃ ca nābhijappeyya bheravesu ca na sampavedheyya. | 927. Khi nào bị xúc chạm bởi xúc (bất hạnh), vị tỳ khưu không nên thể hiện sự than vãn về bất cứ điều gì, và không nên tham đắm sự hiện hữu, và không bị lay động ở các sự khiếp đảm.
| 923. Trong khi được cảm giác, Với các loại cảm xúc, Tỷ-kheo không than van, Bất cứ một điều gì. Vị ấy không cầu mong, Dầu lại sanh hữu nào, Và không có run sợ, Rơi vào các kinh hoàng. |
928. Annānamatho pānānaṃ khādanīyānaṃ athopi vatthānaṃ, laddhā na sannidhiṃ kayirā na ca parittase tāni alabhamāno. | 928. Đối với các thức ăn, rồi đối với các thức uống, đối với các vật thực cứng, rồi đối với các loại vải vóc, sau khi nhận được, không nên tạo ra sự cất giữ, và không nên băn khoăn trong khi không nhận được chúng.
| 924. Các đồ ăn thâu được, Cùng với các đồ uống, Các món ăn nhai được, Các đồ vải mặc được, Chớ có cất chứa chúng, Những đồ vật nhận được, Chớ có quá lo âu, Nếu không thâu được chúng. |
929. Jhāyī na pādalol’ assa virame kukkuccā nappamajjeyya, atha āsanesu sayanesu appasaddesu bhikkhu vihareyya. | 929. Nên là vị có thiền, không nên buông thả bàn chân (đi đó đây), nên xa lánh trạng thái hối hận, không nên xao lãng, và ở những chỗ ngồi, ở những chỗ nằm, ở những nơi có ít tiếng động, vị tỳ khưu nên cư trú. | 925. Hãy tu tập thiền định Chớ làm kẻ lang thang, Chớ ưa thích trạo cử, Ðừng rơi vào phóng dật, Ðối với các chỗ ngồi, Cùng với các chỗ nằm, Tỷ-kheo hãy an trú, Những chỗ không tiếng động. |
930. Niddaṃ na bahulīkareyya jāgariyaṃ bhajeyya ātāpī, tandiṃ māyaṃ hassaṃ khiḍḍaṃ methunaṃ vippajahe savibhūsaṃ. | 930. Không nên thực hiện nhiều việc ngủ nghỉ. Nên thân cận sự tỉnh thức, có sự tinh cần. Nên dứt bỏ hẳn sự uể oải, xảo quyệt, cười cợt, đùa giỡn, việc đôi lứa, cùng với việc trang điểm. | 926. Ngủ nghỉ có chừng mực, Chớ có ngủ quá nhiều, Hãy luôn luôn tỉnh thức, Nỗ lực và nhiệt tâm, Hãy từ bỏ biếng nhác, Man trá, cười, chơi đùa, Hãy từ bỏ dâm dục, Bỏ ưa thích trang điểm. |
931. Āthabbaṇaṃ supinaṃ lakkhaṇaṃ no vidahe athopi nakkhattaṃ, virutañca gabbhakaraṇaṃ tikicchaṃ māmako na seveyya. | 931. Không nên thực hành việc bùa chú, giải mộng, bói tướng, và luôn cả chiêm tinh. Người đệ tử thành tín không nên chuyên chú về việc giải đoán tiếng thú kêu, việc thụ thai, và việc chữa bệnh. | 927. Chớ có dùng bùa chú, A-thar-va Vệ-đà, Chớ tổ chức đoán mộng, Coi tướng và xem sao, Mong rằng đệ tử Ta, Không đoán tiếng thú kêu, Không chữa bệnh không sanh, Không hành nghề lang băm. |
932. Nindāya nappavedheyya na unnameyya pasaṃsito bhikkhu, lobhaṃ saha macchariyena kodhaṃ pesuniyañca panudeyya. | 932. Không nên run sợ vì sự chê bai, vị tỳ khưu khi được ca ngợi không nên kiêu hãnh, nên xua đi sự tham lam cùng với sự bỏn xẻn, sự giận dữ và việc nói đâm thọc. | 928. Tỷ-kheo không run sợ, Khi bị người chỉ trích, Cũng không có cống cao, Khi được khen tán thán, Hãy từ bỏ tham ái, Cùng với tánh xan tham, Kể luôn cả phẫn nộ, Cùng với nói hai lưỡi. |
933. Kayavikkaye na tiṭṭheyya upavādaṃ bhikkhu na kareyya kuhiñci, gāme ca nābhisajjeyya lābhakamyā janaṃ na lapayeyya. | 933. Không nên duy trì việc mua bán, vị tỳ khưu không nên tạo sự chê trách ở bất cứ nơi nào, và không nên ràng buộc vào làng xóm, không nên tỉ tê với người thế vì mong muốn lợi lộc. | 929. Tỷ-kheo không an trú, Trong nghề nghiệp bán buôn, Lại không có chỉ trích, Bất cứ tại chỗ nào, Khi ở tại thôn làng, Không tức giận một ai, Chớ có vì lợi dưỡng, Nói chuyện với quần chúng. |
934. Na ca katthiko siyā bhikkhu na ca vācaṃ payutaṃ bhāseyya, pāgabbhiyaṃ na sikkheyya kathaṃ viggāhikaṃ na kathayeyya. | 934. Và vị tỳ khưu không nên là kẻ nói khoe khoang, và không nên nói lời nói ướm (liên quan bốn món vật dụng), không nên học tập lối cư xử xấc xược, không nên nói ra ngôn từ đưa đến sự cãi vã. | 930. Tỷ-kheo không nên nói, Khoa trương quá mức độ, Và cũng không nói lời Có dụng ý lợi dưỡng. Chớ có học tập theo, Lối sỗ sàng trâng tráo, Chớ có thốt ra lời Khiêu khích xung đột ai! |
935. Mosavajje na niyyetha sampajāno saṭhāni na kayirā, atha jīvitena paññāya sīlabbatena nāññamatimaññe. | 935. Không nên bị xui khiến trong việc nói lời dối trá, không nên cố tình thực hiện các điều xảo trá, và không nên khinh khi người khác về sự sinh sống, về sự nhận thức, về giới và phận sự. | 931. Chớ có bị dắt dẫn, Rơi vào lời nói láo, Không cố ý làm nên, Ðiều man trá giả dối, Chớ có khinh người khác, Về vấn đề sinh mạng, Về vấn đề trí tuệ, Và vấn đề giới hạnh. |
936. Sutvā rusito bahuṃ vācaṃ samaṇānaṃ puthuvacanānaṃ, pharusena ne na paṭivajjā na hi santo paṭiseniṃ karonti. | 936. Bị xúc phạm sau khi nghe nhiều lời nói của các vị Sa-môn, của những kẻ phàm phu, không nên đáp trả lại những kẻ ấy một cách thô lỗ, bởi vì các bậc thiện nhân không thể hiện sự phản kháng. | 932. Sau khi phẫn uất nghe Nhiều ngôn từ lời lẽ Của các vị Sa-môn, Hay những kẻ phàm phu, Chớ có phản ứng họ, Với những lời thô ác, Bậc hiền lành an tịnh, Không phản pháo một ai. |
937. Etañca dhammamaññāya vicinaṃ bhikkhu sadā sato sikkhe, santīti nibbutiṃ ñatvā sāsane gotamassa nappamajjeyya. | 937. Và sau khi hiểu thông Giáo Pháp này, trong khi chọn lựa, vị tỳ khưu nên học tập, luôn luôn có niệm, sau khi biết được sự diệt tắt là ‘an tịnh,’ không nên xao lãng về lời giáo huấn của đức Gotama. | 933. Sau khi rõ biết được Pháp này là như vậy, Tỷ-kheo hãy học tập, Sáng suốt và chánh niệm, Rõ biết sự mát lạnh, Ðược gọi bậc "an tịnh ", Chớ có sống phóng dật, Trong lời dạy Cù-đàm. |
938. Abhibhū hi so anabhibhūto sakkhidhammaṃ anītihamadassī, tasmā hi tassa bhagavato sāsane appamatto sadā namassamanusikkhe ”ti. | 938. Bởi vì, vị ấy là đấng Chiến Thắng, bậc không bị chế ngự, vị đã nhìn thấy pháp thực chứng, không do nghe nói lại theo truyền thống. Chính vì thế, luôn luôn không xao lãng, trong lúc kính lễ, nên học tập theo lời giáo huấn của đức Thế Tôn ấy.” | 934. Bậc đã được chiến thắng, Không ai chiến thắng nổi Tự mình thấy được pháp, Không nghe theo tin đồn, Do vậy hãy học tập Luôn luôn không phóng dật, Với tâm tư cung kính, Lời dạy đức Thế Tôn, Thế Tôn nói như vậy. |
Tuvaṭakasuttaṃ niṭṭhitaṃ. | Dứt Kinh Một Cách Nhanh Chóng. | |
| | |
15. ATTADAṆḌASUTTAṂ | 15. KINH UẾ HẠNH CỦA BẢN THÂN | (XV) KINH CHẤP TRƯỢNG |
939. Attadaṇḍā bhayaṃ jātaṃ janaṃ passatha medhagaṃ, saṃvegaṃ kittayissāmi yathā saṃvijitaṃ mayā. | 939. Sự sợ hãi sanh lên do uế hạnh của bản thân. Các người hãy nhìn xem loài người đang gây gỗ. Ta sẽ thuật lại trạng thái chấn động đúng theo sự việc đã bị chấn động bởi Ta. | Thế Tôn: 935. Từ người cầm các trượng, Sợ hãi được sanh ra, Hãy xem các loài người, Trong khi đấu tranh nhau, Ta sẽ nói sợ hãi, Như Ta đã được biết. |
940. Phandamānaṃ pajaṃ disvā macche appodake yathā, aññamaññehi vyāruddhe disvā maṃ bhayamāvisi. | 940. Sau khi nhìn thấy nhân loại đang run rẩy tựa như những con cá ở chỗ ít nước, sau khi nhìn thấy chúng chống đối lẫn nhau, sự sợ hãi đã xâm nhập Ta. | 936. Thấy loài, người vùng vẫy, Như cá trong nước cạn, Thấy họ chống đối nhau, Ta rơi vào sợ hãi. |
941. Samantamasāro loko disā sabbā sameritā, icchā bhavanamattano nāddasāsiṃ anositaṃ. | 941. Toàn bộ thế gian là không có cốt lõi, tất cả các phương đều bị chuyển động. Trong khi ước muốn chỗ trú ngụ cho bản thân, Ta đã không nhìn thấy (một nơi nào là) không bị chiếm cứ. | 937. Ðời toàn không lõi cây, Mọi phương đều dao động Muốn cho mình ngôi nhà, Ta không thấy nhà ở. |
942. Osāne tveva vyāruddhe disvā me aratī ahu, athettha sallaṃ addakkhiṃ duddasaṃ hadayanissitaṃ. | 942. Nhưng ngay sau khi nhìn thấy chúng chống đối vào giai đoạn cuối, sự chán ngán đã khởi lên ở Ta. Và ở đây, Ta đã nhìn thấy mũi tên khó thể nhìn thấy đã được cắm sâu vào trái tim (tâm thức). | 938. Cuối cùng là xung đột, Thấy vậy Ta chán ngắt, Ðây Ta thấy mũi tên, Khó thấy, gắn vào tim. |
943. Yena sallena otiṇṇo disā sabbā vidhāvati, tameva sallaṃ abbuyha na dhāvati na sīdati. | 943. Kẻ đã bị mũi tên đâm vào chạy khắp tất cả các phương (luân hồi khắp các cõi), sau khi đã nhổ chính mũi tên ấy lên thì không chạy, (và) không chìm xuống. | 939. Ai bị mũi tên đâm, Chạy khắp mọi phương hướng, Ai rút mũi tên ra, Không chạy, liền ngồi xuống. |
944. Tattha sikkhānugīyanti yāni loke gathitāni na tesu pasuto siyā, nibbijjha sabbaso kāme sikkhe nibbānamattano. | 944. Ở nơi ấy, các môn học tập được truyền tụng. Những gì bị trói buộc vào thế gian, không nên quan tâm đến chúng. Sau khi thấu triệt các dục về mọi phương diện, nên học tập về sự tịch diệt cho bản thân. | 940. Ở đây sự học tập, Ðã được nói rõ lên, Phàm triền phược ở đời, Chớ liên hệ với chúng, Ðâm thủng dục hoàn toàn, Tự học tập Niết-bàn. |
945. Sacco siyā appagabbho amāyo rittapesuno, akkodhano lobhapāpaṃ vevicchaṃ vitare muni. | 945. Nên chân thật, không hỗn xược, không xảo quyệt, việc nói đâm thọc được buông bỏ, không giận dữ, bậc hiền trí có thể vượt qua sự xấu xa của tham, (và) sự keo kiệt. | 941. Chân thật không xông xáo, Không man trá, hai lưỡi, Không phẫn nộ, ẩn sĩ, Vượt tham ác, xan tham. |
946. Niddaṃ tandiṃ sahe thīnaṃ pamādena na saṃvase, atimāne na tiṭṭheyya nibbānamanaso naro. | 946. Người có tâm ý hướng Niết Bàn nên khắc phục trạng thái ngủ gà ngủ gật, sự uể oải, sự dã dượi, không nên cộng trú với sự xao lãng, không nên trụ lại ở sự ngã mạn thái quá. | 942. Người nghĩ đến Niết-bàn, Bỏ ngủ, nhác, thụy miên, Không sống với phóng dật, Không an trú, quá mạn. |
947. Mosavajje na niyyetha rūpe snehaṃ na kubbaye, mānañca parijāneyya sāhasā virato care. | 947. Không nên bị lôi kéo vào việc nói lời dối trá, không nên tạo ra sự thương yêu ở sắc, và nên hiểu toàn diện về ngã mạn, nên sống tránh xa sự hung bạo. | 943. Không rơi vào nói láo, Không tham ái các sắc, Cần liễu tri quá mạn, Sống từ bỏ bạo ác. |
948. Purāṇaṃ nābhinandeyya nave khantiṃ na kubbaye, hīyamāne na soceyya ākāsaṃ na sito siyā. | 948. Không nên thích thú cái cũ (ngũ uẩn quá khư), không nên tạo ra sự ưa chuộng cái mới (ngũ uẩn vị lai), trong khi (cái gì) đang bị tiêu hoại, không nên sầu muộn, không nên nương tựa hư không (tham ái). | 944. Không hoan hỷ việc cũ, Không nhẫn chịu sự mới, Trong tổn giảm không sầu, Không liên hệ tham ái, |
949. Gedhaṃ brūmi mahoghoti ājavaṃ brūmi jappanaṃ, ārammaṇaṃ pakappanaṃ kāmapaṅko duraccayo. | 949. Ta gọi thèm khát là ‘dòng lũ lớn,’ ta gọi tham muốn là dòng nước mạnh, sự bám vào (đối tượng) là rung động, dục là bãi lầy khó vượt qua được. | 945. Ái, Ta gọi bộc lưu, Mong cầu gọi bọt nước, Sở duyên gọi biến kể, Bùn dục khó vượt qua. |
950. Saccā avokkamma muni thale tiṭṭhati brāhmaṇo, sabbaṃ so paṭinissajja sa ve santoti vuccati. | 950. Không chệch khỏi sự thật (gọi là) bậc hiền trí, đứng ở đất liền (gọi là) vị Bà-la-môn. Vị ấy sau khi xả bỏ tất cả, vị ấy quả thật được gọi là ‘bậc an tịnh.’ | 946. ẩn sĩ không rời chân, Phạm chí trú đất liền, Vị từ bỏ tất cả, Thật được gọi an tịnh. |
951. Sa ve vidvā sa vedagū ñatvā dhammaṃ anissito, sammā so loke iriyāno na pihetīdha kassaci. | 951. Quả thật, vị ấy là bậc đã hiểu biết, vị ấy là bậc đã đạt được sự thông hiểu, sau khi biết pháp, vị ấy không nương tựa (vào tham ái và tà kiến). Vị ấy, trong khi cư xử chân chánh ở thế gian, không mong cầu đối với bất cứ người nào ở nơi này. | 947. Biết vậy, gọi người biết, Biết rồi không y pháp, Chơn chánh sống ở đời, Không tham ái một ai. |
952. Yodha kāme accatari saṅgaṃ loke duraccayaṃ, na so socati nājjheti chinnasoto abandhano. | 952. Ở đây, vị nào vượt qua các dục, sự quyến luyến ở thế gian khó vượt qua được, vị ấy không sầu muộn, không ưu tư, có dòng chảy đã được cắt đứt, không còn sự trói buộc. | 948. Ai ở đây vượt dục, Ái khó vượt ở đời, Không sầu, không tham muốn, Cắt dòng không trói buộc. |
953. Yaṃ pubbe taṃ visosehi pacchā te māhu kiñcanaṃ, majjhe ce no gahessasi upasanto carissasi. | 953. Điều gì trước đây (quá khứ), ngươi chớ nắm lấy điều ấy. Chớ có bất cứ điều gì sanh khởi đến ngươi sau này (vị lai). Nếu ngươi không nắm lấy ở khoảng giữa (hiện tại), ngươi sẽ sống, được an tịnh. | 949. Trước Ông làm khô cạn Sau Ông không vật gì, Ở giữa không nắm giữ, Ông sẽ sống an tịnh. |
954. Sabbaso nāmarūpasmiṃ yassa natthi mamāyitaṃ, asatā ca na socati sa ve loke na jiyyati. | 954. Đối với vị nào không có vật đã được chấp là của ta liên quan đến danh và sắc về mọi phương diện, và (là vị) không sầu muộn do tình trạng không có, vị ấy quả thật không bị thua thiệt ở thế gian. | 950. Toàn diện đối danh sắc, Không gì nghĩ "của ta" Không có gì không sầu, Không có già ở đời. |
955. Yassa natthi idaṃ meti paresaṃ vāpi kiñcanaṃ, mamattaṃ so asaṃvindaṃ natthi meti na socati. | 955. Đối với vị nào, không có (ý nghĩ): ‘Cái này là của tôi,’ hoặc ‘(Cái này) là của những người khác’ về bất cứ điều gì, trong lúc không tìm kiếm trạng thái sở hữu chủ (nghĩ rằng): ‘Không có gì là của tôi,’ vị ấy không sầu muộn. | 951. Không nghĩ "đây của tôi ", Không nghĩ "đây của người ", Người không có tự ngã, Không sầu vì không ngã. |
956. Aniṭṭhurī ananugiddho anejo sabbadhī samo, tamānisaṃsaṃ pabrūmi pucchito avikampinaṃ. | 956. Không ganh tỵ, không tham đắm, không dục vọng, bình đẳng ở mọi nơi, điều ấy là sự lợi ích mà Ta (sẽ) nói, khi được hỏi về vị không dao động. | 952. Không tàn bạo, không tham, Không dục, thường đồng đẳng, Ðược hỏi Ta nói lên, Lợi ích bậc bất động. |
957. Anejassa vijānato natthi kāci nisaṅkhiti, virato so viyārambhā khemaṃ passati sabbadhi. | 957. Đối với vị không dục vọng, đang nhận thức, không có bất cứ sự tạo tác nào. Đã tránh xa khỏi sự tạo tác, vị ấy nhìn thấy an toàn ở mọi nơi. | 953. Bậc ly dục rõ biết, Vị ấy không sở hành, Thoát ly, không tinh cần, Thấy an ổn khắp nơi. |
958. Na samesu na omesu na ussesu vadate muni, santo so vītamacchero nādeti na nirassatī ”ti. | 958. Bậc hiền trí không mô tả (bản thân) là trong số những người ngang bằng, không trong số những người thấp kém, không trong số những người ưu việt. Được an tịnh, đã xa lìa sự bỏn xẻn, vị ấy không nắm giữ, không buông bỏ.” | 954. Bậc ẩn sĩ, không nói, Bằng nhau, thua, hơn nhau, An tịnh, ly xan tham, Không nhận, không bác bỏ. Thế Tôn giảng như vậy. |
Attadaṇḍasuttaṃ niṭṭhitaṃ. | Dứt Kinh Uế Hạnh của Bản Thân. | |
| | |
16. SĀRIPUTTASUTTAṂ | 16. KINH SĀRIPUTTA | (XVI) KINH SĀRĪPUTTA (XÁ-LỢI-PHẤT) |
959. Na me diṭṭho ito pubbe (iccāyasmā sāriputto) nasuto uda kassaci, evaṃ vagguvado satthā tusitā gaṇimāgato. | 959. Từ đây trở về trước, con chưa từng được thấy, (Đại đức Sāriputta đã nói thế ấy), hoặc chưa từng được nghe của bất cứ người nào, tương tự như bậc Đạo Sư, vị có giọng nói êm dịu, bậc có đồ chúng, đã đi đến từ cõi trời Tusitā. | Sàriputta: 955. Trước con chưa từng thấy, Chưa ai từng được nghe, Tiếng nói thật ngọt ngào, Như tiếng bậc Ðạo Sư, Từ cõi Ðâu-suất đến, Xá-lợi-phất nói vậy. |
960. Sadevakassa lokassa yathā dissati cakkhumā, sabbaṃ tamaṃ vinodetvā ekova ratimajjhagā. | 960. Đối với thế gian có cả chư Thiên, bậc Hữu Nhãn được nhìn thấy là như thế. Sau khi xua đi tất cả tăm tối, Ngài, chỉ một mình, đã đạt đến sự khoái cảm (của việc xuất gia, của sự viễn ly, của sự an tịnh, của sự giác ngộ). | 956. Bậc có mắt xuất hiện, Ðời này và thiên giới, Quét sạch mọi u ám, Ðộc cư, chứng an lạc. |
961. Taṃ buddhaṃ asitaṃ tādiṃ akuhaṃ gaṇimāgataṃ, bahunnamidha baddhānaṃ atthi pañhena āgamaṃ. | 961. Với ý định (hỏi) câu hỏi cho số đông đã được gắn bó ở đây, con đã đi đến gặp đức Phật, bậc không nương tựa, đấng tự tại, vị không dối trá, bậc có đồ chúng, đã đi đến ấy. | 957. Bậc Giác ngộ, độc lập, Như thật, không man trá, Ngài đến ở đời này, Lãnh đạo các đồ chúng, Từ nhiều người trói buộc, Con đến với câu hỏi. |
962. Bhikkhuno vijigucchato bhajato rittamāsanaṃ, rukkhamūlaṃ susānaṃ vā pabbatānaṃ guhāsu vā. | 962. Đối với vị tỳ khưu nhờm gớm (sanh, già, bệnh, chết, v.v...) đang thân cận chỗ ngồi trống vắng, gốc cây, mộ địa, hoặc ở các hang động của những ngọn núi. | 958. Vị Tỷ kheo nhàm chán, Sống an tọa, trống không, Tại gốc cây, nghĩa địa, Hay núi rừng hang sâu. |
963. Uccāvacesu sayanesu kīvanto tattha bheravā, yehi bhikkhu na vedheyya nigghose sayanāsane. | 963. Ở những chỗ trú ngụ cao thấp, có bao nhiêu sự khiếp đảm ở nơi ấy mà vị tỳ khưu không nên run sợ ở chỗ nằm ngồi không tiếng động? | 959. Tại chỗ cao thấp ấy, Có bao nhiêu sợ hãi, Khiến Tỷ kheo không run, Tại trú xứ vắng lặng? |
964. Katī parissayā loke gacchato agataṃ disaṃ, ye bhikkhu abhisambhave pantamhi sayanāsane. | 964. Đối với vị đang đi đến khu vực chưa từng đi đến, có bao nhiêu hiểm họa ở thế gian mà vị tỳ khưu cần khắc phục ở các chỗ nằm ngồi xa vắng? | 960. Bao nguy hiểm ở đời, Tỷ Kheo cần chinh phục, Trong hướng đi bất tử, Tại trú xứ xa vắng? |
965. Kyāssa vyappathayo assu kyāssassu idha gocarā, kāni sīlabbatānassu pahitattassa bhikkhuno. | 965. Cách thức nói năng của vị ấy nên là như thế nào? Hành xứ ở nơi này của vị ấy nên là như thế nào? Giới và phận sự của vị tỳ khưu có bản tánh cương quyết nên là như thế nào? | 961. Ngôn ngữ và hành xứ Của vị ấy là gì? Có bao nhiêu giới cấm, Tỷ Kheo cần tinh tấn? |
966. Kaṃ so sikkhaṃ samādāya ekodi nipako sato, kammāro rajatasseva niddhame malamattano. | 966. Sau khi thọ trì sự học tập gì, vị có sự chuyên nhất (của tâm), chín chắn, có niệm ấy, có thể loại bỏ bụi bặm (ô nhiễm) của bản thân, ví như người thợ kim hoàn có thể loại bỏ cáu bẩn của bạc?” | 962. Chấp nhận học tập gì, Vị Tỷ Kheo nhất tâm, Thông minh, giữ chánh niệm, Tẩy sạch các cấu uế, Trên tự ngã của mình, Như thợ lọc vàng bạc? |
967. Vijigucchamānassa yadidaṃ phāsu (Sāriputtāti bhagavā) rittāsanaṃ sayanaṃ sevato ce, sambodhikāmassa yathānudhammaṃ taṃ te pavakkhāmi yathā pajānaṃ. | 967. (Đức Phật nói: “Này Sāriputta,) Ta sẽ tuyên thuyết về điều ấy cho ngươi theo như Ta nhận biết, tức là sự thoải mái (an trú) dành cho vị nhờm gớm (sanh, già, bệnh, chết, v.v...) nếu vị ấy đang thân cận chỗ ngồi nằm trống vắng, có mong muốn quả vị giác ngộ thuận theo Giáo Pháp. | Thế Tôn: 963. Này Sàriputta, Thế Tôn bèn trả lời: Với người biết nhàm chán, Có gì là khoan khoái! Khi sử dụng sàng tọa, Tại chỗ tịnh trống không, Với ai muốn giác ngộ, Sống đúng với tùy pháp, Ta sẽ nói người ấy, Như Ta đã quán tri. |
968. Pañcannaṃ dhīro bhayānaṃ na bhāye bhikkhu sato sappariyantacāriṃ, ḍaṃsādhipātānaṃ siriṃsapānaṃ manussaphassānaṃ catuppadānaṃ. | 968. Vị tỳ khưu, sáng trí, có niệm, sống trong khuôn khổ, không nên sợ hãi đối với năm điều sợ hãi: đối với loài ruồi và muỗi mòng, đối với loài rắn, đối với các sự va chạm với con người, đối với loài bốn chân. | 964. Vị Tỷ kheo có trí, Chánh niệm sống biên địa, Không có sợ năm điều, Ðáng sợ hãi ở đời. Các loại ruồi, mối bay Cùng các loài bò sát, Xúc chạm của loài người, Cùng các loại bốn chân. |
969. Paradhammikānampi na santaseyya disvāpi tesaṃ bahubheravāni, athāparāni abhisambhaveyya parissayāni kusalānuesī. | 969. Cũng không nên sợ sệt đối với những kẻ theo các giáo phái khác, ngay cả sau khi nhìn thấy nhiều điều khiếp đảm của họ. Và vị tầm cầu điều tốt đẹp còn phải khắc phục những hiểm họa khác nữa. | 965. Vị ấy không nên sợ, Tri kiến của người khác, Khi đã được thấy biết, Nhiều sợ hãi của chúng, Bậc tìm đến chí thiện, Thấy được các nguy hiểm Cần phải lo khắc phục Tất cả nguy hiểm khác. |
970. Ātaṅkaphassena khudāya phuṭṭho sītaṃ athuṇhaṃ adhivāsayeyya, so tehi phuṭṭho bahudhā anoko viriyaṃ parakkamma daḷhaṃ kareyya. | 970. Bị tác động bởi sự xúc chạm của bệnh tật, của cơn đói, nên chịu đựng sự lạnh, sự nóng. Bị tác động bởi những việc ấy dưới nhiều hình thức, vị không trú xứ ấy nên nỗ lực tinh tấn và nên thể hiện sự vững chãi. | 966. Khi thọ lãnh bệnh hoạn, Khi cảm xúc đói khổ, Với lạnh và cực nóng, Cần phải nhiếp phục chúng, Bị chúng cảm xúc nhiều, Kẻ không bỏ nhà cửa Cần tinh tấn cần mẫn, Lòng hết sức kiên trì. |
971. Theyyaṃ na kareyya na musā bhaṇeyya mettāya phasse tasathāvarāni, yadā vilattaṃ manaso vijaññā kaṇhassa pakkhoti vinodayeyya. | 971. Không nên thực hiện việc trộm cắp, không nên nói lời dối trá, nên tiếp xúc bằng từ tâm với các loài yếu hay mạnh, khi nào nhận biết được trạng thái bị khuấy động của tâm, nên xua đi (nghĩ rằng): ‘Nó là phần đen tối.’ | 967. Chớ ăn trộm, ăn cắp, Chớ nói lời nói láo, Hãy cảm xúc từ tâm, Ðối kẻ yếu, kẻ mạnh, Khi rõ biết tâm tư, Trong tình trạng dao động, Hãy gột sạch, tẩy sạch, Phần hắc ám đen tối. |
972. Kodhātimānassa vasaṃ na gacche mūlampi tesaṃ palikhañña tiṭṭhe, athappiyaṃ vā pana appiyaṃ vā addhā bhavanto abhisambhaveyya. | 972. Không nên rơi vào quyền lực của sự giận dữ và ngã mạn thái quá, nên đứng vững sau khi đào lên gốc rễ của chúng. Và trong khi khắc phục vật được yêu mến hoặc không được yêu mến, nên chế ngự chúng một cách chắc chắn. | 968. Chớ để bị chi phối, Bởi phẫn nộ, quá mạn, Hãy đào chúng tận gốc, Và an trú như vậy, Ðối những gì khả ái, Hay đối không khả ái, Hãy hoàn toàn nhiếp phục, Chớ để bị chi phối. |
973. Paññaṃ purakkhatvā kalyāṇapīti vikkhambheyya tāni parissayāni, aratiṃ sahetha sayanamhi pante caturo sahetha paridevadhamme. | 973. Sau khi chú trọng về trí tuệ, với sự hoan hỷ về thiện pháp, nên loại trừ các hiểm họa ấy, nên khống chế sự không thích thú ở chỗ trú ngụ xa vắng, nên khống chế bốn pháp tạo nên sự than vãn. | 969. Thiên trọng về trí tuệ, Hoan hỷ trong chí thiện, Hãy chận đứng loại bỏ, Nguy hiểm ách nạn ấy, Hãy khắc phục bất lạc, Ðối trú xứ vắng lặng, Hãy khắc phục bốn pháp, Khiến sầu muộn khóc than. |
974. Kiṃsu asissāmi kuvaṃ vā asissaṃ dukkhaṃ vata settha kuvajja sessaṃ, ete vitakke paridevaneyye vinayetha sekho aniketasārī. | 974. ‘Vậy ta sẽ ăn gì? Hoặc ta sẽ ăn ở đâu? Quả thật ta đã ngủ khổ sở. Hôm nay, ta sẽ ngủ ở đâu?’ Vị hữu học, không có sự vương vấn nhà ở, nên loại bỏ những suy tầm có tính chất than vãn này. | 970. Ta sẽ ăn những gì, Và được ăn tại đâu. Thật khó khăn ta ngủ, Nay ta ngủ tại đâu? Với những tư tưởng ấy, Vị ấy có thể than, Bậc hữu học, không nhà, Hãy nhiếp phục trừ chúng. |
975. Annañca laddhā vasanañca kāle mattaṃ so jaññā idha tosanatthaṃ, sotesu gutto yatacāri gāme rusitopi vācaṃ pharusaṃ na vajjā. | 975. Sau khi nhận lãnh vật thực và y phục đúng thời hạn, vị ấy nên biết chừng mực ở đây với mục đích vừa lòng. Vị đã được bảo vệ ở các dòng chảy (giác quan), sống thu thúc ở trong làng, dầu cho bị xúc phạm, không nên nói lời nói thô lỗ. | 971. Với đồ ăn, vải mặc, Ðúng thời, thâu hoạch được, Cần ước lượng vừa đủ, Với mục đích thỏa mãn, Chế ngự đối với chúng, Sống nhiếp phục trong lòng, Dầu phẫn uất, không nói, Những lời độc thô ác. |
976. Okkhittacakkhu na ca pādalolo jhānānuyutto bahujāgarassa, upekhamārabbha samāhitatto takkā sayaṃ kukkuccañcupachinde.
| 976. Có mắt nhìn xuống và không buông thả bàn chân (đi đó đây), nên gắn bó với việc tham thiền, nên có nhiều tỉnh thức, sau khi nỗ lực về hành xả, có bản thân định tĩnh, nên cắt đứt nền tảng của sự suy tư và trạng thái hối hận. | 972. Với mắt cúi nhìn xuống, Chân không đi lang thang, Chú tâm vào thiền định, Với rất nhiều tỉnh giác, Cố gắng tu tập xả, Tự ngã khéo định tĩnh, Hãy cắt đứt trừ khử, Các nghi ngờ hối tiếc. |
977. Cudito vacīhi satimābhinande sabrahmacārīsu khilaṃ pabhinde, vācaṃ pamuñce kusalaṃ nātivelaṃ janavādadhammāya na cetayeyya. | 977. Bị quở trách bởi những lời nói, vị (tỳ khưu) có niệm nên hoan hỷ. Nên phá vỡ sự cay nghiệt đối với các vị đồng phạm hạnh. Nên thốt lên lời nói tốt lành, không vượt quá giới hạn. Không nên suy nghĩ về chuyện phiếm luận của những người (khác). | 973. Bị buộc, tội bằng lời, Chánh niệm, tâm hoan hỉ, Phá hoại sự cứng rắn, Giữa các đồng Phạm hạnh, Nói lên những lời nói, Hiền thiện và đúng thời, Không để tâm suy tư, Các chủ thuyết người khác. |
978. Athāparaṃ pañca rajāni loke yesaṃ satīmā vinayāya sikkhe, rūpesu saddesu atho rasesu gandhesu phassesu sahetha rāgaṃ. | 978. Và hơn thế nữa, có năm loại bụi bặm ở thế gian, đối với chúng vị có niệm nên học tập để loại bỏ. Nên khống chế sự luyến ái ở các sắc, ở các thinh, rồi ở các vị, ở các hương, ở các xúc. | 974. Lại nữa, năm loại vua, Hiện có ở trên đời, Hãy học nhiếp phục chúng. Luôn luôn giữ chánh niệm. Ðối với sắc và tiếng, Ðối với vị và hương, Cùng đối các cảm xúc, Hãy chế ngự tham ái. |
979. Etesu dhammesu vineyya chandaṃ bhikkhu satīmā suvimuttacitto, kālena so sammā dhammaṃ parivīmaṃsamāno ekodibhūto vihane tamaṃ so ”ti. | 979. Vị tỳ khưu có niệm, có tâm khéo được giải thoát, Nên loại bỏ sự mong muốn ở các pháp ấy. Vị ấy, đúng thời điểm, trong khi suy xét toàn diện một cách đúng đắn về Giáo Pháp, có trạng thái chuyên nhất (của tâm), vị ấy có thể diệt trừ sự tăm tối.” | 975. Hãy chế ngự ước muốn, Ðối với những pháp ấy, Vị Tỷ kheo chánh niệm, Tâm tư khéo giải thoát, Rồi đúng thời vị ấy, Chơn chánh suy tư pháp, Với chuyên tâm nhất trí, Hãy đoạn tận hắc ám. Thế Tôn nói như vậy. |
Sāriputtasuttaṃ niṭṭhitaṃ. Aṭṭhakavaggo catuttho. | Dứt Kinh Sāriputta. Phẩm Nhóm Tám là thứ tư. | |
TASSUDDĀNAṂ | TÓM LƯỢC PHẨM NÀY | |
Kāmaguhaṭṭha duṭṭhāva suddhaṭṭha paramā jarā, metteyyo ca pasūro ca māgandi purābhedanaṃ. Kalahaṃ dveva vyuhāni punarevatuvaṭṭakaṃ, attadaṇḍaṃ therasuttaṃ therapañhena soḷasa, tāni etāni suttāni sabbānaṭṭhakavaggikā ”ti. | Nhóm Tám về Dục, về Hang, về Xấu Xa, về Trong Sạch, về Tối Thắng, (bài Kinh về) Sự Già, vị Tissametteyya, vị Pasūra, và (Bà-la-môn) Māgandiya, (bài Kinh) Trước Khi Hoại Rã, sư Cãi Cọ, hai (bài Kinh) Sự Dàn Trận, rồi (bài Kinh) Một Cách Nhanh Chóng nữa, (bài Kinh) Uế Hạnh của Bản Thân, bài Kinh vị trưởng lão (Sāriputta) với câu hỏi của vị trưởng lão là mười sáu; tất cả những bài Kinh này đây là thuộc về Phẩm Nhóm Tám. | |
| | |