Skip directly to content

12. KINH QUÁN XÉT HAI KHÍA CẠNH

12. DVAYATĀNUPASSANĀSUTTAṂ

 

12. KINH QUÁN XÉT HAI KHÍA CẠNH

 

12. KINH HAI PHÁP TÚY QUÁN

 

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati pubbārāme migāramātu pāsāde. Tena kho pana samayena bhagavā tadahuposathe pannarase puṇṇāya puṇṇamāya rattiyā bhikkhusaṅgha-parivuto abbhokāse nisinno hoti. Atha kho bhagavā tuṇhībhūtaṃ tuṇhībhūtaṃ bhikkhusaṅghaṃ anuviloketvā bhikkhū āmantesi:

Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, tu viện Pubba, ở tòa nhà dài của Mẹ của Migāra Vào lúc bấy giờ, nhằm ngày Uposatha, vào ngày mười lăm, trong đêm trăng tròn vằng vặc, đức Thế Tôn ngồi ở ngoài trời, được vây quanh bởi hội chúng tỳ khưu. Khi ấy, sau khi xem xét thấy hội chúng tỳ khưu có trạng thái im lặng hoàn toàn, đức Thế Tôn đã bảo các vị tỳ khưu rằng:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Ðông Viên, tại lâu đài mẹ của Migàra. Lúc bấy giờ, trong ngày trai giới Uposatha, vào ngày rằm, trăng tròn, trong đêm rằm, Thế Tôn ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, nói với các Tỷ-kheo:

Ye te bhikkhave, kusalā dhammā ariyā niyyānikā sambodhagāmino, tesaṃ vo bhikkhave, kusalānaṃ dhammānaṃ ariyānaṃ niyyānikānaṃ sambodhagāminaṃ kā upanisā savaṇāyāti. Iti ce bhikkhave, pucchitāro assu te evamassu vacanīyā: Yāvadeva dvayatānaṃ dhammānaṃ yathābhūtaṃ ñāṇāyāti.

“Này các tỳ khưu, các pháp thiện nào là cao thượng, dẫn dắt ra khỏi, đưa đến giác ngộ, này các tỳ khưu, lý do gì khiến các ngươi lắng nghe các pháp thiện, cao thượng, dẫn dắt ra khỏi, đưa đến giác ngộ ấy? Này các tỳ khưu, nếu có những người hỏi như thế, những người ấy nên được nói như vầy: ‘Chỉ để đưa đến sự nhận biết đúng theo bản thể đối với các pháp có hai khía cạnh.’

- Này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào thuộc bậc Thánh có khả năng hướng thượng, đưa đến giác ngộ; này các Tỷ-kheo, đối với các thiện pháp thuộc bậc Thánh có khả năng hướng thượng đưa đến giác ngộ ấy do lý do gì các Thầy nghe những pháp ấy? Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thể được hỏi như vậy, các Thầy có thể trả lời cho những người câu hỏi ấy như sau: "Vì muốn có như thật trí đối với hai pháp".

Kiñca dvayataṃ vadetha:

 

‘Và các vị nói cái gì là hai khía cạnh?’

Và nếu các Thầy nói: "Thế nào là hai?".

Idaṃ dukkhaṃ ayaṃ dukkhasamudayo ’ti ayamekānupassanā. Ayaṃ dukkhanirodho ayaṃ dukkhanirodhagāminīpaṭipadā ’ti ayaṃ dutiyānupassanā.

 

‘Đây là Khổ, đây là Nguyên Nhân của Khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Đây là sự Diệt Khổ, đây là sự Thực Hành theo Con Đường đưa đến sự Diệt Khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

- "Ðây là khổ, đây là khổ tập", đây là tuỳ quán thứ nhất. "Ðây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt", đây là tùy quán thứ hai.

Evaṃ sammā dvayatānupassino kho bhikkhave, bhikkhuno appamattassa ātāpino pahitattassa viharato dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitāti.

 

Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn như vậy, không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai.”

Này các Tỷ-kheo, như vậy do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp, không có phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, được chờ đợi là một trong hai quả sau đây: Ðược chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn. 

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvā sugato athāparaṃ etadavoca satthā:

 

Đức Thế Tôn đã nói điều này. Sau khi nói điều này, đấng Thiện Thệ, bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm: 

727. Ye dukkhaṃ nappajānanti atho dukkhassa sambhavaṃ,
yattha ca sabbaso dukkhaṃ asesaṃ uparujjhati,
tañca maggaṃ na jānanti dukkhūpasamagāminaṃ.
 

727. “Những người nào không nhận biết khổ, rồi nguồn sanh khởi của khổ, và nơi nào khổ được tiêu hoại toàn bộ không dư sót, và không biết về đạo lộ ấy, (đạo lộ) đưa đến sự yên lặng của khổ.

724. Ai không tuệ tri khổ,
Và hiện hữu của khổ,
Và chỗ khổ hoàn toàn
Ðược đoạn tận không dư,
Vị ấy không biết đường,
Ðưa đến khổ an tịnh.

728. Cetovimuttihīnā te atho paññāvimuttiyā,
abhabbā te antakiriyāya te ve jātijarūpagā.
 

728. Những người ấy là thấp kém về sự giải thoát của tâm, rồi sự giải thoát của tuệ, những người ấy không thể thực hiện việc chấm dứt, quả thật họ đi đến sanh và già.

725. Không có tâm giải thoát,
Không có tuệ giải thoát,
Vị ấy không có thể
Ðoạn tận sanh và già.

729. Ye ca dukkhaṃ pajānanti atho dukkhassa sambhavaṃ,
yattha ca sabbaso dukkhaṃ asesaṃ uparujjhati,
tañca maggaṃ pajānanti dukkhūpasamagāminaṃ.
 

729. Và những người nào nhận biết khổ, rồi nguồn sanh khởi của khổ, và nơi nào khổ được tiêu hoại toàn bộ không dư sót, và nhận biết đạo lộ ấy, (đạo lộ) đưa đến sự yên lặng của khổ.

726. Những ai tuệ tri khổ
Và hiện hữu của khổ
Và chỗ khổ hoàn toàn
Ðược đoạn tận không dư,
Vị ấy biết con đường,
Ðưa đến khổ an tịnh.

730. Cetovimuttisampannā atho paññāvimuttiyā,
bhabbā te antakiriyāya na te jātijarūpagāti.

730. Những người ấy thành tựu sự giải thoát của tâm, rồi sự giải thoát của tuệ, những người ấy có thể thực hiện việc chấm dứt, quả thật họ không đi đến sanh và già.”

727. Ðầy đủ tâm giải thoát,
Với trí tuệ giải thoát,
Những vị ấy có thể
Với trí tuệ giải thoát,
Ðoạn tận sanh và già.

Siyā aññenapi pariyāyena sammā dvayatānupassanāti, iti ce bhikkhave, pucchitāro assu siyātissu vacanīyā, kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ upadhipaccayāti, ayamekānupassanā. Upādhīnaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn bằng một phương thức khác,’ này các tỳ khưu, nếu có những người hỏi như thế, những người ấy nên được nói như vầy: ‘Có thể.’ Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do mầm tái sanh là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của các mầm tái sanh, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: "Có thể có chân chánh tuỳ quán hai pháp, theo một pháp môn khác không?" Các Thầy cần phải trả lời: "Có thể có". Có thể có như thế nào? "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên sanh y", đây là tuỳ quán pháp thứ nhất. "Do sự đoạn diệt, ly tham, các sanh y không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

- Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tuỳ quán hai pháp, không có phóng dật, nhiệt tâm tinh cần, được chờ đợi là một trong hai quả sau đây: Ðược chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn. Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm: 

731. Upadhinidānā pabhavanti dukkhā
ye keci lokasmiṃ anekarūpā,
yo ve avidvā upadhiṃ karoti,
punappunaṃ dukkhamupeti mando,
tasmā pajānaṃ upadhiṃ na kayirā
dukkhassa jātippabhavānupassīti.



 

731. “Bất cứ các khổ nào, với nhiều hình thức, phát khởi ở thế gian đều có mầm tái sanh là căn nguyên. Thật vậy, kẻ ngu nào, không biết, tạo ra mầm tái sanh, (sẽ) đi đến khổ lần này lần khác. Vì thế, người có sự quán xét về sự sanh ra và phát khởi của khổ, trong khi nhận biết, không nên tạo ra mầm tái sanh.”

728. Chính do duyên sanh y,
Các khổ được sanh khởi,
Tất cả các khổ đau,
Sai biệt ở trên đời,
Ai chính do vô minh
Tạo lên sự sanh y,
Kẻ ngu ấy gặp khổ
Nối tiếp nhau sanh trưởng,
Do vậy vị hiểu biết,
Không tạo lên sanh y,
Tuỳ quán được hiện hữu
Của sanh và của khổ.

Siyā aññenapi pariyāyena sammā dvayatānupassanāti iti ce bhikkhave, pucchitāro assu siyātissu vacanīyā, kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ avijjāpaccayāti, ayamekānupassanā. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn bằng một phương thức khác,’ này các tỳ khưu, nếu có những người hỏi như thế, những người ấy nên được nói như vầy: ‘Có thể.’ Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do vô minh là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của vô minh, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: "Có thể có chân chánh tùy quán hai pháp theo một pháp môn khác không?" Các Thầy cần phải trả lời: "Có thể có". Có thể có như thế nào? "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên vô minh", đây là tùy quán thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham, vô minh không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp, không có phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, được chờ đợi là một trong hai quả sau đây: Ðược chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn. Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo sư lại nói thêm:

732. Jātimaraṇasaṃsāraṃ ye vajanti punappunaṃ,
itthabhāvaññathābhāvaṃ avijjāyeva sā gati.

732. “Những người nào đi đến sanh, tử, luân hồi lần này lần khác, đến sự hiện hữu này và sự hiện hữu khác, tiến trình ấy là do chính vô minh.

729. Những ai tiếp tục rơi,
Dòng luân chuyển sanh tử,
Ðến hữu này hữu khác,
Sanh thú do vô minh.

733. Avijjā hayaṃ mahāmoho yenidaṃ saṃsitaṃ ciraṃ,
vijjāgatā ca ye sattā nāgacchanti punabbhavanti.
 

733. Bởi vì vô minh này là sự mê muội lớn lao, do nó việc bị luân hồi này là lâu dài. Và những chúng sanh nào đạt được minh, họ không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”

730. Vô minh này, đại si,
Ðưa đến luân chuyển dài,
Chúng sanh, minh đạt được,
Không còn phải tái sanh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ saṅkhārapaccayāti, ayamekānupassanā. Saṅkhārānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do các hành là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của các hành, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:... "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên các hành", đây là tuỳ quán pháp thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham, các hành không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo sư lại nói thêm:

734. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ saṅkhārapaccayā,
saṅkharānaṃ nirodhena natthi dukkhassa sambhavoti.

734. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do các hành là duyên. Do sự diệt tận của các hành, không có sự hình thành của khổ.

731. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả duyên các hành,
Do đoạn diệt các hành,
Khổ không có hiện hữu.

735. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ saṅkhārapaccayā,
sabbasaṅkhārasamathā saññāya uparodhanā,
evaṃ dukkhakkhayo hoti etaṃ ñatvā yathātathaṃ.

735. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do các hành là duyên. Do sự yên lặng của tất cả các hành, do sự ngưng lại của tưởng, như vậy có sự cạn kiệt của khổ, sau khi biết điều này đúng theo thực thể ...

732. Do biết nguy hiểm này,
Khổ do duyên các hành,
Tịnh chỉ tất cả hành,
Do phá hoại các tưởng,
Như vậy, khổ được diệt,
Biết như thực là vậy.

736. Sammaddasā vedaguno sammadaññāya paṇḍitā,
abhibhuyya mārasaṃyogaṃ nāgacchanti punabbhavanti.

736. ... các bậc đạt được sự thông hiểu đã nhìn thấy đúng đắn; với sự nhận biết đúng đắn, các bậc sáng suốt, sau khi chế ngự sự ràng buộc của Ma Vương, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”

733. Bậc Hiền trí chánh kiến,
Hiểu biết, với chánh trí,
Nhiếp phục Ma kiết sử,
Không đi đến tái sanh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ viññāṇapaccayāti, ayamekānupassanā. Viññāṇassa tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

 

 ‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do thức là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của thức, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:... "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên thức", đây là tùy quán pháp thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham thức không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp, bậc Ðạo sư lại nói thêm:

737. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ viññāṇapaccayā,
viññāṇassa nirodhena natthi dukkhassa sambhavo.
 

737. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do thức là duyên. Do sự diệt tận của thức, không có sự hình thành của khổ.

734. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả do duyên thức,
Với thức được đoạn diệt,
Khổ không có hiện hữu.

738. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ viññāṇapaccayā,
viññāṇupasamā bhikkhu nicchāto parinibbuto’ti.

738. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do thức là duyên, do sự yên tịnh của thức, vị tỳ khưu không còn sự khao khát, được hoàn toàn tịch tịnh.”

735. Do biết nguy hiểm hày,
Khổ do duyên các thức,
Tỷ-kheo tịnh chỉ thức,
Không dục ái, tịch tịnh
.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ phassapaccayāti, ayamekānupassanā. Phassassa tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

 

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do xúc là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của xúc, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:.... "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên xúc", đây là pháp tùy quán thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham xúc không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

739. Tesaṃ phassaparetānaṃ bhavasotānusārinaṃ,
kummaggapaṭipannānaṃ ārā saṃyojanakkhayo.
 

739. “Đối với những người bị quấy nhiễu bởi (sáu) xúc, có sự xuôi theo dòng chảy của hiện hữu, đang thực hành đường lối xấu xa, sự cạn kiệt các mối ràng buộc là xa xôi.

736. Những ai, xúc chi phối,
Chạy theo dòng sanh hữu,
Những người hành tà đạo,
Xa vời diệt kiết sử.

740. Ye ca phassaṃ pariññāya aññāya upasame ratā,
te ce phassābhisamayā nicchātā parinibbutā’ti.

740. Và những người nào, sau khi biết toàn diện về xúc, được thích thú ở sự an tịnh nhờ vào trí hiểu biết, những người ấy, thật vậy, do sự lãnh hội về xúc, không còn sự khao khát, được hoàn toàn tịch tịnh.”

737. Những ai liễu tri xúc,
Nhờ trí, thích an tịnh,
Do họ thắng tri xúc,
Không dục ái, tịch tịnh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ vedanāpaccayāti, ayamekānupassanā. Vedanānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.
 

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do thọ là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của thọ, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:... "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên thọ", đây là pháp tùy quán thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham thọ không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

741. Sukhaṃ vā yadi vā dukkhaṃ adukkhamasukhaṃ saha,
ajjhattañca bahiddhā ca yaṃ kiñci atthi veditaṃ.
 

741. “Bất cứ điều gì có sự được cảm thọ, dầu là lạc hay là khổ, (hay là) với không khổ không lạc, ở nội phần và ở ngoại phần, ...

738. Với lạc thọ, khổ thọ,
Hay bất khổ, bất lạc;
Nội thọ và ngoại thọ,
Phàm có cảm thọ gì.

742. Etaṃ dukkhanti ñatvāna mosadhammaṃ palokitaṃ,
phussa phussa vayaṃ passaṃ evaṃ tattha vijānāti,
vedanānaṃ khayā bhikkhu nicchāto parinibbuto’ti.

 

742. ... Sau khi biết được ‘điều ấy là khổ, có tính chất giả trá, bị đổ vỡ, trong khi nhìn thấy sự hoại diệt sau mỗi lượt xúc chạm và nhận thức như vậy tại nơi ấy, do sự cạn kiệt của các thọ, vị tỳ khưu không còn sự khao khát, được hoàn toàn tịch tịnh.”

739. Biết được đây là khổ,
Giả dối bị hủy hoại.
Thấy các xúc hoại diệt,
Như vậy, đây ly tham,
Tỷ-kheo diệt các thọ,
Không dục ái, tịch tịnh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ taṇhāpaccayāti, ayamekānupassanā. Taṇhāya tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do ái là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của ái, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:... "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên ái", đây là pháp tùy quán thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham ái, không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:
 

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chán tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

743. Taṇhā dutiyo puriso dīghamaddhāna saṃsaraṃ,
itthābhāvaññathābhāvaṃ saṃsāraṃ nātivattati.

743. “Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến sự hiện hữu này và sự hiện hữu khác, con người không vượt qua được luân hồi.

740. Người có ái bạn đường,
Bị luân chuyển dài dài,
Ðến hữu này, hữu khác,
Luân chuyển không dừng nghỉ.

744. Etamādīnavaṃ ñatvā taṇhā dukkhassa sambhavaṃ,
vītataṇho anādāno sato bhikkhu paribbaje’ti.
 

744. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị tỳ khưu có tham ái đã được xa lìa, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”

741. Do biết nguy hiểm nầy,
Chính ái tác thành khổ,
Ly ái, không chấp thủ,
Chánh niệm, Tỷ-kheo hành.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ upādānapaccayāti, ayamekānupassanā. Upādānānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do thủ là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của thủ, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:.... "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên thủ", đây là pháp tùy quán thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham thủ không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:
 

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

745. Upādānapaccayā bhavo bhūto dukkhaṃ nigacchati,
jātassa maraṇaṃ hoti eso dukkhassa sambhavo.

745. “Do thủ là duyên, có hữu. Ngưỡi đã được hiện hữu phải chịu khổ. Có cái chết dành cho người đã được sanh ra; điều ấy là nguồn sanh khởi của khổ.

742. Do duyên thủ, có hữu,
Do hữu, đi đến khổ,
Từ sanh nên có chết,
Ðây hiện hữu của khổ.

746. Tasmā upādānakkhayā sammadaññāya paṇḍitā,
jātikkhayaṃ abhiññāya nāgacchanti punabbhavanti,

746. Vì thế, do sự cạn kiệt của thủ, các bậc sáng suốt, với sự nhận biết đúng đắn, sau khi biết rõ sự cạn kiệt của sanh, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”

743. Do vậy, bậc Hiền trí,
Diệt thủ, nhờ chánh trí,
Nhờ thắng trí sanh diệt,
Không đi đến tái sanh
.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ ārambhapaccayāti, ayamekānupassanā. Ārambhānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do sự khởi động (gắn liền với nghiệp) là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của sự khởi động, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:... "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên khởi xướng", đây là pháp tùy quán thứ nhất. "Do đoạn diệt ly tham khởi xướng không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

747. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ ārambhapaccayā,
ārambhānaṃ nirodhena natthi dukkhassa sambhavo.

747. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do sự khởi động là duyên. Do sự diệt tận của sự khởi động, không có sự hình thành của khổ.

744. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả duyên khởi xướng,
Do đoạn diệt khởi xướng,
Khổ không có hiện hữu.

748. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ ārambhapaccayā,
sabbārambhaṃ paṭinissajja anārambhavimuttino.

748. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do sự khởi động là duyên, sau khi từ bỏ mọi sự khởi động, đối với vị đã giải thoát khỏi sự khởi động, ...

745. Do biết nguy hiểm này,
Khổ do duyên khởi xướng,
Từ bỏ mọi khởi xướng,
Không khởi xướng, giải thoát.

749. Ucchinnabhavataṇhassa santacittassa bhikkhuno,
vitiṇṇo jātisaṃsāro natthi tassa punabbhavoti.
 

749. ... đối với vị tỳ khưu có hữu ái đã được trừ tuyệt, có tâm an tịnh, việc luân hồi tái sanh đã được triệt tiêu, đối với vị ấy không có sự hiện hữu lại nữa.”


 

746. Do đoạn tận hữu ái,
Tâm Tỷ-kheo tịch tịnh,
Vượt khỏi sanh luân chuyển
Vị ấy không tái sanh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ āhārapaccayāti, ayamekānupassanā. Āhārānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do dưỡng chất là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của các dưỡng chất, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:... "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên thức ăn", đây là pháp tùy quán quán thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham thức ăn không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

750. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ āhārapaccayā,
āhārānaṃ nirodhena natthi dukkhassa sambhavo.

750. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do dưỡng chất là duyên. Do sự diệt tận của các dưỡng chất, không có sự hình thành của khổ.

747. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả duyên thức ăn,
Do đoạn diệt thức ăn,
Khổ không có hiện hữu.

751. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ āhārapaccayā,
sabbāhāraṃ pariññāya sabbāhāramanissito,

751. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do dưỡng chất là duyên, sau khi biết toàn diện về mọi dưỡng chất thì không bị lệ thuộc vào mọi dưỡng chất.

748. Do biết nguy hiểm này,
Khổ do duyên thức ăn,
Liễu tri mọi thức ăn,
Không y mọi thức ăn.

752. Ārogyaṃ sammadaññāya āsavānaṃ parikkhayā,
saṅkhāya sevī dhammaṭṭho saṅkhaṃ nopeti vedagūti.

752. Với sự nhận biết đúng đắn về vô bệnh (Niết Bàn), do sự hoàn toàn cạn kiệt của các lậu hoặc, vị có sự hành trì, sau khi phán xét, đứng vững ở Giáo Pháp; các bậc đạt được sự thông hiểu không đi đến sự phán xét.”

749. Nhờ chánh trí không bệnh,
Ðoạn diệt các lậu hoặc,
Thọ dụng các thức ăn,
Giác sát, trú Chánh pháp,
Vị đạt được trí tuệ,
Không rơi vào ước lượng.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ iñjitapaccayāti, ayamekānupassanā. Iñjitānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do sự loạn động là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của các sự loạn động, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:... "Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên dao động", đây là pháp tùy quán quán thứ nhất. "Do đoạn diệt, ly tham dao động không có dư tàn, khổ không có hiện hữu", đây là tùy quán pháp thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

753. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ iñjitapaccayā,
iñjitānaṃ nirodhena natthi dukkhassa sambhavo.

753. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do sự loạn động là duyên. Do sự diệt tận của các sự loạn động, không có sự hình thành của khổ.

750. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả duyên dao động,
Do đoạn diệt dao động,
Khổ không có hiện hữu.

754. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ iñjitapaccayā,
tasmā hi ejaṃ vossajja saṅkhāre uparundhiya,
anejo anupādāno sato bhikkhu paribbajeti.

754. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do sự loạn động là duyên, chính vì thế, sau khi buông bỏ dục vọng, sau khi chận đứng các hành, vị tỳ khưu không còn dục vọng, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”

751. Do biết nguy hiểm này,
Khổ do duyên dao động,
Do vậy, bỏ dao động,
Chận dừng lại các hành,
Không có gì chướng ngại
Không chấp thủ, chánh niệm,
Vị Tỷ-kheo bộ hành,
Khắp tất cả chân trời.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Nissitassa calitaṃ hotīti, ayamekānupassanā. Anissato na calatīti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Người bị lệ thuộc có sự bị dao động,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Người không bị lệ thuộc không dao động,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:... "Ai có nương tựa, thì bị dao động", đây là pháp tùy quán quán thứ nhất. "Ai không có nương tựa, không bị dao động", đây là pháp tùy quán thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

755. Anissito na calati nissito ca upādiyaṃ,
itthabhāvaññathābhāvaṃ saṃsāraṃ nātivattati.
 

755. “Người không bị lệ thuộc không dao động, và người bị lệ thuộc, trong khi chấp thủ sự hiện hữu này và sự hiện hữu khác, không vượt qua được luân hồi.

752. Không nương tựa, không động,
Nương tựa có chấp thủ,
Chấp hữu này, hữu khác,
Không chinh phục luân chuyển.

756. Etamādīnavaṃ ñatvā nissayesu mahabbhayaṃ,
anissito anupādāno sato bhikkhu paribbajeti.

756. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) nỗi sợ hãi lớn lao ở các sự lệ thuộc, vị tỳ khưu không bị lệ thuộc, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”

753. Sau khi rõ biết được,
Nguy hiểm tai hại nầy,
Trong các sự nương tựa,
Có sợ hãi lớn lao,
Không nương tựa y chỉ,
Không chấp thủ, chánh niệm,
Vị Tỷ-kheo bộ hành,
Khắp tất cả chân trời.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Rūpehi bhikkhave āruppā santatarāti, ayamekānupassanā. Āruppehi nirodho santataroti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Này các tỳ khưu, các trạng thái vô sắc an tịnh hơn các trạng thái sắc,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Sự diệt tận an tịnh hơn các trạng thái vô sắc,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: "Có thể có như thế nào?" Này các Tỷ-kheo "Các pháp vô sắc an tịnh hơn các sắc pháp", đây là pháp tùy quán thứ nhất. "Sự đoạn diệt an tinh hơn các pháp vô sắc", đây là pháp tùy quán thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

757. Ye ca rūpūpagā sattā ye ca āruppavāsino,
nirodhaṃ appajānantā āgantāro punabbhavaṃ.

757. “Và những chúng sanh nào đã đi đến sắc giới, và những người nào trú ở vô sắc giới, trong khi không biết toàn diện về tịch diệt (Niết Bàn), là những người đi đến sự hiện hữu lại nữa.

754. Chúng sanh thuộc sắc giới,
Chúng sanh trú vô sắc,
Không tuệ tri đoạn diệt,
Chúng đi đến tái sanh.

758. Ye ca rūpe pariññāya arūpesu susaṇṭhitā,
nirodhe ye vimuccanti te janā maccuhāyinoti.

758. Và những người nào sau khi biết toàn diện về sắc giới, đã khéo đứng vững ở vô sắc giới, những người nào được giải thoát ở tịch diệt (Niết Bàn), những người ấy có sự từ bỏ Tử Thần.”

755. Những ai liễu tri sắc,
Khéo an trú vô sắc,
Giải thoát trong đoạn diệt,
Họ từ bỏ sự chết.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ bhikkhave sadevakassa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya idaṃ saccanti upanijjhāyitaṃ tadamariyānaṃ etaṃ musāti yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ, ayamekānupassanā. Yaṃ bhikkhave sadevakassa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya etaṃ musāti upanijjhāyitaṃ tadamariyānaṃ etaṃ musāti yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ, ayaṃ dutiyānupassanā.
 

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Này các tỳ khưu, điều nào mà đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài người,được suy tưởng rằng: ‘Điều này là sự thật,’ điều ấy đấy đối với các bậc Thánh được nhìn thấy rõ bằng tuệ chân chánh đúng theo bản thể rằng: ‘Diều này là giả trá,’ đây là sự quán xét thứ nhất. Này các tỳ khưu, điều nào mà đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài người,được suy tưởng rằng: ‘Điều này là giả trá,’ điều ấy đấy đối với các bậc Thánh được nhìn thấy rõ bằng tuệ chân chánh đúng theo bản thể rằng: ‘Diều này là sự thật,’ đây là sự quán xét thứ hai.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: "Có thể có như thế nào?" Này các Tỷ-kheo, "Cái gì được thế giới với chư Thiên, các Ma, các Phạm thiên, được thế giới này với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người suy tưởng: "Ðây là sự thật", cái ấy được các vị Thánh khéo thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này là hư vọng", đây là pháp tùy quán thứ nhất. Này các Tỷ-kheo, "Cái gì được thế giới với chư Thiên, các Ma, các Phạm thiên, được thế giới này với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người suy tưởng: "Ðây là hư vọng", cái ấy được các vị Thánh khéo thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này là chân thật", đây là pháp tùy quán thứ hai.

Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

759. Anattani attamāniṃ passa lokaṃ sadevakaṃ,
niviṭṭhaṃ nāmarūpasmiṃ idaṃ saccanti maññati.

759. “Hãy nhìn xem thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, có sự hoan hỷ ở vô ngã (và) bị chìm đắm ở danh và sắc. Họ nghĩ rằng: ‘Điều này là sự thật.

756. Hãy xem thế giới nầy,
Với thế giới chư Thiên,
Hoan hỷ với phi ngã,
An trú trên danh sắc,
Nghĩ rằng danh sắc này
Là chân thật không ngụy.


760. Yena yena hi maññanti tato taṃ hoti aññathā,
taṃ hi tassa musā hoti mosadhammaṃ hi ittaraṃ.
 

760. Dẫu cho họ nghĩ thế nào, cái ấy trở thành cái khác so với chính nó. Chính cái ấy trở nên giả trá đối với nó, bởi vì nó có tính chất giả trá và ngắn ngủi.

757. Dầu họ nghĩ thế nào,
Khi danh sắc đổi khác,
Danh sắc là hư vọng,
Giả dối sống tạm bợ,

761. Amosadhammaṃ nibbānaṃ tadariyā saccato viduṃ,
te ve saccābhisamayā nicchātā parinibbutāti.

761. Niết Bàn là pháp không giả trá, các bậc Thánh đã biết điều ấy là sự thật. Những vị ấy, thật vậy, do sự lãnh hội về sự thật, không còn sự khao khát, được hoàn toàn tịch tịnh.”

758. Niết-bàn không hư ngụy,
Bậc Thánh chân thật biết,
Họ thắng tri chân thật,
Không ái dục, tịch tịnh.

Siyā aññenapi pariyāyena sammā dvayatānupassanāti iti ce bhikkhave, pucchitāro assu siyātissu vacanīyā, kathañca siyā? Yaṃ bhikkhave sadevakassa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya idaṃ sukhanti upanijjhāyitaṃ tadamariyānaṃ etaṃ dukkhanti yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ, ayamekānupassanā. Yaṃ bhikkhave sadevakassa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya idaṃ dukkhanti upanijjhāyitaṃ tadamariyānaṃ etaṃ sukhanti yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn bằng một phương thức khác,’ này các tỳ khưu, nếu có những người hỏi như thế, những người ấy nên được nói như vầy: ‘Có thể.’ Và có thể như thế nào? ‘Này các tỳ khưu, điều nào mà đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài người, được suy tưởng rằng: ‘Điều này là lạc,’ điều ấy đấy đối với các bậc Thánh được nhìn thấy rõ bằng tuệ chân chánh đúng theo bản thể rằng: ‘Diều này là khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhất. Này các tỳ khưu, điều nào mà đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài người,được suy tưởng rằng: ‘Điều này là khổ,’ điều ấy đấy đối với các bậc Thánh được nhìn thấy rõ bằng tuệ chân chánh đúng theo bản thể rằng: ‘Diều này là lạc,’ đây là sự quán xét thứ hai.

 

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: "Có thể có như thế nào?" Này các Tỷ-kheo, "Cái gì được thế giới với chư Thiên, các Ma, các Phạm thiên, được thế giới này với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người suy tưởng: "Ðây là an lạc", cái ấy được các vị Thánh khéo thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này là khổ", đây là pháp tùy quán thứ nhất. Này các Tỷ-kheo, "Cái gì được thế giới với chư Thiên, các Ma, các Phạm thiên, được thế giới này với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người suy tưởng: "Ðây là khổ", cái ấy được các vị Thánh khéo thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này là lạc", đây là pháp tùy quán thứ hai.

Evaṃ sammā dvayatānupassino kho bhikkhave, bhikkhuno appamattassa ātāpino pahitattassa viharato dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitāti. Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvā sugato athāparaṃ etadavoca satthā:

Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn như vậy, không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai. Đức Thế Tôn đã nói điều này. Sau khi nói điều này, đấng Thiện Thệ, bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

 

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

762. Rūpā saddā rasā gandhā phassā dhammā ca kevalā,
iṭṭhā kantā manāpā ca yāvatatthīti vuccati.

762. “Các sắc, các thinh, các vị, các hương, các xúc, và các pháp, tất cả là đáng mong, đáng yêu, và đáng mến khi nào chúng còn (có trạng thái) được gọi là ‘hiện hữu.’

759. Sắc, tiếng, hương, vị, xúc,
Tất cả những pháp này,
Khả lạc, hỷ, khả ý,
Khi nào chúng hiện hữu.

763. Sadevakassa lokassa ete vo sukhasammatā,
yattha cete nirujjhanti taṃ tesaṃ dukkhasammataṃ.

763. Đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, các pháp này được công nhận là lạc, và nơi nào các pháp này được diệt tận, điều ấy đối với chúng được công nhận là khổ.

760. Thế giới với chư Thiên
Xem chúng là khả lạc,
Khi chúng bị hoại diệt,
Mới thấy chúng là khổ.
 

764. Sukhanti diṭṭhamariyehi sakkāyassuparodhanaṃ,
paccanīkamidaṃ hoti sabbalokena passataṃ.

764. Sự hoại diệt của bản thân này được các bậc Thánh xem là ‘lạc,’ điều (nhận thức) này của các bậc đang nhìn thấy là đối nghịch với tất cả thế gian.

761. Bậc Thánh thấy là lạc,
Khi có thân đoạn diệt,
Ðây hoàn toàn trái ngược,
Ðiều mọi giới được thấy.

765. Yaṃ pare sukhato āhu tadariyā āhu dukkhato,
yaṃ pare dukkhato āhu tadariyā sukhato viduṃ.1
 

765. Điều nào những kẻ khác đã nói là lạc, điều ấy các bậc Thánh đã nói là khổ. Điều nào những kẻ khác đã nói là khổ, điều ấy các bậc Thánh đã biết là lạc.

762. Ðiều người khác gọi lạc,
Bậc Thánh gọi là khổ,
Ðiều người khác gọi khổ,
Bậc Thánh biết là lạc,
 

766. Passa dhammaṃ durājānaṃ sampamūḷhettha aviddasu,
nivutānaṃ tamo hoti andhakāro apassataṃ.

766. Hãy nhìn xem Pháp khó nhận biết (Niết Bàn), ở đây những kẻ ngu muội không nhìn thấy. Sự tối tăm là dành cho những kẻ bị che đậy, bóng đêm là dành cho những kẻ không nhìn thấy.

Hãy xem pháp khó biết,
Kẻ không thấy mê mờ.

763. Kẻ bị che, tối tăm,
Kẻ không thấy, tối mù,


 

767. Satañca vivaṭaṃ hoti āloko passatāmiva,
santike na vijānanti magā dhammass’ akovidā.
 

767. Sự mở ra (Niết Bàn) là dành cho những người tốt lành, ví như ánh sáng là dành cho những người đang nhìn thấy. Những kẻ ngu không thông thạo Giáo Pháp không nhận thức được (dầu) ở gần bên.

Bậc thiện, được rộng mở,
Bậc thấy, được ánh sáng,
Kẻ ngu dầu có gần,
Cũng không biết con đường,
Cũng không có thiện xảo,
Ðối Chánh pháp Phật dạy.

768. Bhavarāgaparetehi bhavasotānusāribhi,
māradheyyānupannehi nāyaṃ dhammo susambudho.

768. Pháp này không dễ dàng giác ngộ bởi những kẻ bị quấy nhiễu bởi hữu ái, bởi những kẻ xuôi theo dòng chảy của hữu, bởi những kẻ đã đi vào tầm khống chế của Ma Vương.

764. Bị hữu tham chiến bại,
Bị trôi theo dòng hữu,
Rơi vào Ma chi phối,
Pháp này khó chánh giác.

769. Ko nu aññatramariyehi padaṃ sambuddhumarahati,
yaṃ padaṃ sammadaññāya parinibbanti anāsavāti.

769. Vậy người nào xứng đáng để giác ngộ vị thế (Niết Bàn) ngoại trừ các bậc Thánh? Với sự nhận biết đúng đắn về vị thế ấy, các ngài chứng đạt Niết Bàn, không còn lậu hoặc.”

765. Ai ngoài các bậc Thánh,
Xứng đáng đạo chánh giác.
Do chánh trí đạo ấy
Chứng vô lậu Niết-bàn.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti. Imasmiṃ kho pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne saṭṭhimattānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti.
 

Đức Thế Tôn đã nói điều này. Được hoan hỷ, các vị tỳ khưu ấy thỏa thích lời dạy của đức Thế Tôn. Hơn nữa, trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của sáu mươi tỳ khưu ấy đã được giải thoát khỏi các lậu hoặc, do không còn chấp thủ.

Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỉ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi pháp này được giảng, tâm của hơn sáu mươi Tỷ-kheo giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

 

Dvayatānupassanā suttaṃ niṭṭhitaṃ.

 

 

Dứt Kinh Quán Xét Hai Khía Cạnh.

 

 

 

TASSUDDĀNAṂ

 

TÓM LƯỢC KINH NÀY

 

 

Saccaṃ upadhi avijjā ca saṅkhāraviññāṇapañcamaṃ,

phassavedaniyā taṇhā upādānarambhā āhārā,

iñjitaṃ calitaṃ rūpaṃ saccaṃ dukkhena soḷasāti.

 

Sự thật, mầm tái sanh, vô minh, các hành, và thức là thứ năm,

xúc, thọ, ái, thủ, sự khởi động, các dưỡng chất,

sự loạn động, sự bị dao động, sắc, sự thật, với khổ là mười sáu.

 

 

 

Mahāvaggo tatiyo.

 

Đại Phẩm là thứ ba.

 

 

 

TASSA VAGGASSUDDĀNAṂ

 

 

TÓM LƯỢC PHẨM NÀY

 

 

Pabbajjā ca padhānañca subhāsitañca pūraḷāsaṃ

māghasuttañca sabhiyo ca selo sallaṃ ca vuccati,

vāseṭṭho cāpi kokāli nālako dvayatānupassanā

dvādasetāni suttāni mahāvaggoti vuccatīti.

 

Việc xuất gia, sự nỗ lực, việc khéo nói, và phần bánh cúng tế,

và Kinh về vị Māgha, vị Sabhiya, vị Sela, và mũi tên được nói đến,

và vị Vāseṭṭha nữa, vị Kokāli, vị Nālaka, việc quán xét hai khía cạnh,

mười hai bài Kinh này gọi là Đại Phẩm.