Skip directly to content

113. KINH CHÂN NHÂN

(Sappurisasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana,tại Tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đâyThế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo” – “Thưa vâng,bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: “Này các Tỷ-kheo,Ta sẽ giảng cho các Ông Chân nhân pháp và phi Chân nhân pháp. Các Ông hãy nghe và suy nghiệm kỹTa sẽ giảng” – “Thưa vâng,bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

– Này các Tỷ-kheo,thế nào là phi Chân nhân pháp? Ở đây,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình cao sang. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta xuất gia từ một gia đình cao sang. Còn các Tỷ-kheo nàykhông xuất gia từ một gia đình cao sang”. Vì người ấy thuộc gia đình cao sang nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và này các Tỷ-kheo,người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì thuộc một gia đình cao sang mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ,hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia,không phải từ một gia đình cao sang,và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp,hành trì chơn chánh,hành trì thuận pháp,thời ở đây,người ấy được kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấysau khi lấy đạo lộ (patipadam) làm chánh yếu (antaram?) không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình cao sang. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,một người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình... (như trên)... xuất gia từ một gia đình đại phú... (như trên)... xuất gia từ một gia đình quý phái. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta xuất gia từ một gia đình quý phái,còn các Tỷ-kheo này không xuất gia từ một gia đình quý phái”. Vì người ấy thuộc gia đình quý phái,nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. Và này các Tỷ-kheo,người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì thuộc về một gia đình quý phái mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia không phải từ một gia đình quý phái và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp,hành trì chơn chánh,hành trì thuận pháp,thời ở đây,người ấy được kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấy được sau khi lấy đạo lộ làm chính yếukhông khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình quý phái. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân được nhiều người biết,có danh xưng. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta được nhiều người biết,có danh xưng,còn các Tỷ-kheo này được ít người biết đến,không được trọng vọng”. Vì người ấy tự mình được nhiều người biết đến nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. Và này các Tỷ-kheo,người Chân Nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì mình được nhiều người biết đến mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay sân pháp đi đến đoạn trừ,hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia không được nhiều người biết,không có danh xưng,và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp,hành trì chơn chánh,hành trì thuận pháp,thời ở đây, người ấy được kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu,không khen mình chê người vì tự mình được nhiều người biết và danh xưng. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân được các vật (cúng dường) như y phục,đồ ăn khất thực,sàng tọa,y liệu trị bệnh. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta nhận được các vật (cúng dường) như y phục,các đồ ăn khất thực,sàng tọa,y liệu trị bệnh,còn các Tỷ-kheo này không nhận được y phục,các đồ ăn khất thực,sàng tọa,y liệu trị bệnh”. Vì người ấy thâu nhận được như vậy nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp. Và này các Tỷ-kheo,người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình nhận được các vật (cúng dường như) y phục,các đồ ăn khất thực,sàng tọa,y liệu trị bịnh mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ,hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia không nhận được các vật (cúng dường như) y phục,các đồ ăn khất thực,sàng tọa,y liệu trị bệnhvà người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháphành, trì chơn chánh,hành trì thuận pháp,thời ở đây,người ấy được kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu,không khen mình chê người tự mình được thâu nhận như vậy. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheocó người phi Chân nhân là người nghe nhiều. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người nghe nhiều,còn các Tỷ-kheo này không nghe nhiều”. Người ấy do được nghe nhiều nên khen mình chê người. Như vậynày các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và này các Tỷ-kheo,Người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phảivì nghe nhiều mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ,hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu có người không nghe nhiều và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp,thời ở đây,người ấy được kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu,không khen mình chê người,vì tự mình được nghe nhiều. Như vậynày các Tỷ-kheolà Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân là bậc trì luật. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là bậc trì luật,còn các Tỷ-kheo này không là bậc trì luật”. Do tự mình trì luật,người ấy khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp. Và này các Tỷ-kheo,người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình là bậc trì luật mà các tham pháp đi đến đoạn trừhay các sân pháp đi đến đoạn trừhay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu có người không phải là bậc trì luật,những người này hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp,thời ở đây,người ấy được kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu,không khen mình chê người vì tự mình là bậc trì luật. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân là người thuyết pháp. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người thuyết pháp,còn các Tỷ-kheo này không phải là người thuyết pháp”. Vì tự mình là người thuyết pháp,nên người ấy khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheosuy nghĩ như sau: “Không phải do tự mình là bậc thuyết pháp mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ,hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không phải là người thuyết pháp, nhưng hành trì đúng pháp, và thuận pháp,hành trì chơn chánh,hành trì thuận pháp,thời ở đâyngười ấy được kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu,không khen mình chê người vì tự mình là bậc thuyết pháp. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân là người theo hạnh sống ở rừng núi. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người theo hạnh sống ở rừng núi,còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống ở rừng núi”. Người ấy vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo,suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ,hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh sống ở rừng núi nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp,hành trì chơn chánh,hành trì thuận pháp,thời ở đây,người ấy được kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếukhông khen mình chê người vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân theo hạnh mặc phấn tảo y. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người theo hạnh mặc phấn tảo y. Còn các Tỷ-kheo này không là người theo hạnh mặc phấn tảo y”. Người này do tự mình theo hạnh mặc phấn tảo y nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo,suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình theo hạnh mặc phấn tảo y mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ,hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh mặc phấn tảo ynhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng,ở đây,người ấy tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu,không khen mình chê người vì tự mình mặc phấn tảo y. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân là người theo hạnh khất thực. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta theo hạnh khất thực,còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh khất thực”. Người ấy,do tự mình theo hạnh khất thực nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhânnày các Tỷ-kheosuy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình theo hạnh khất thực mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ,hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh khất thực nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng,ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu,không khen mình chê người, vì tự mình theo hạnh khất thực. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,một người phi Chân nhân theo hạnh sống dưới gốc cây. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người theo hạnh sống dưới gốc cây,còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống dưới gốc cây”. Người ấy do tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây nên khen mình chê người.Như vậy,này các Tỷ-kheolà phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo,suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh sống dưới gốc cây,nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp,hành trì chơn chánh và hành trì thuận pháp,thời ở đây,người ấy được kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu,không khen mình chê người vì tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh sống tại nghĩa địa... (như trên)... theo hạnh sống ngoài trời... (như trên)... theo hạnh thường ngồi (không nằm)... (như trên)... Theo hạnh ngồi tại chỗ mời... (như trên)... theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi,còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi. Do tự mình theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo,suy nghĩ như sau: “Không phải vì mình theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi mà các tham pháp đi đến đoạn trừ,hay các sân pháp đi đến đoạn trừ,hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh chỉ ăn một lần nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp,hành trì chơn chánh,hành trì thuận pháp, thời ở đây,người ấyđược kính trọng,ở đây,người ấy được tán thán”. Người ấysau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu,không khen mình chê người vì tự mình sống chỉ ăn một lần ngồi. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân ly dục,ly bất thiện pháp,chứng và trú sơ Thiền,một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh,có tầm có tứ. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người chứng được sơ Thiền,các người Tỷ-kheo này không chứng được sơ Thiền”. Người ấy do tự mình chứng được sơ Thiền nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo,suy nghĩ như sau: “Định sơ Thiền,tự tánh là vô tham ái,Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này,thế khác,thời tự tánh liền đổi khác”. Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu,không khen mình chê người vì chứng được định sơ Thiền. Như vậy,này các Tỷ-kheo là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân pháp diệt tầm và tứ,chứng và trú Thiền thứ hai,một trạng thái hỷ lạc do định sanh,không tầm không tứ,nội tỉnh nhứt tâm... Thiền thứ ba... chứng và trú thiền thứ tư. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta chứng đắc định Thiền thứ tư. Còn các Tỷ-kheonày không chứng đắc định Thiền thứ tư”. Người ấy vì chứng đắc định Thiền thứ tư ấynên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo,suy nghĩ như sau: “Định Thiền thứ tư,tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này,thế khác,thời tự tánh liền đổi khác”. Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu,không khen mình chê người vì chứng đắc định Thiền thứ tư. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhânvượt lên mọi sắc tưởng,diệt trừ mọi chướng ngại tưởng,không tác ý đối với dị tưởng,người ấy nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”,chứng và trú Không vô biên xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta chứng được định Không vô biên xứ,còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Không vô biên xứ”. Người ấy,vì chứng được định Không vô biên xứ ấy,nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Định Không vô biên xứtự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ như thế này,thế khác,thời tự tánh liền đổi khác”. Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu,không khen mình chê người vì chứng được định Không vô biên xứ. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân,vượt lên Không vô biên xứ,nghĩ rằng: “Thức là vô biên”chứng và trú Thức vô biên xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta chứng được định Thức Vô biên xứ,còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Thức vô biên xứ”. Người ấy vì chứng được định Thức vô biên xứ ấynên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo,suy nghĩ như sau: “Định Thức vô biên xứtự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này,thế khác,thời tự tánh liền đổi khác”… Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu,không khen mình chê người vì chứng được định Thức vô biên xứ. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân vượt lên một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ,nghĩ rằng: “Không có sở hữu”chứng và trú Vô sở hữu xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta chứng được định Vô sở hữu xứcòn các Tỷ-kheo này không chứng được định Vô sở hữu xứ”. Người ấy, vì chứng được định Vô sở hữu xứ ấy,nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo,suy nghĩ như sau: “Định Vô sở hữu xứtự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này,thế khác,thời tự tánh liền đổi khác”. Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu,không khen mình chê người vì chứng được định Vô sở hữu xứ. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,có người phi Chân nhân vượt lên Vô sở hữu xứ,chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ,còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Người ấy vì chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ ấy nên khen mình chê người. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là phi Chân nhân pháp. Và người Chân nhân,này các Tỷ-kheo,suy nghĩ như sau: “Định Phi tưởng phi phi tưởng xứtự tánh là vô tham ái.Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế nàythế khácthời tự tánh liền đổi khác”. Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu,không khen mình chê người vì định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy,này các Tỷ-kheo,là Chân nhân pháp.

Lại nữa,này các Tỷ-kheo,người Chân nhân sau khi vượt lên Phi tưởng phi phi tưởng xứ,chứng và trú Diệt thọ tưởng địnhsau khi thấy với trí tuệ,các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ. Này các Tỷ-kheo,Tỷ-kheo này không nghĩ mình là bất cứ vật gì,không nghĩ đến bất cứ chỗ nào,không nghĩ đến bất cứ vì sự việc gì.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.