Tứ niệm xứ
1- Trên thân quán thân
2- Trên thọ quán thọ
3- Trên tâm quán tâm
4- Trên pháp quán pháp
Vậy trên thân quán thân như thế nào?
Trên thân quán thân có nghĩa là dùng mắt nhìn thấy, tai lắng nghe, cảm nhận xúc chạm và ý thức quan sát ngay trên thân, nếu thân có đau nhức chỗ nào liền biết ngay, thân đi biết thân đi, thân ngồi biết thân ngồi, thân nằm biết thân nằm, thân đứng biết thân đứng v.v...
Bất cứ thân làm điều gì đều biết, thân ăn biết thân ăn, thân ngủ biết thân ngủ, thân quét sân biết quét sân, thân lặt rau đều biết thân lặt rau. Thân ngồi yên biết thân ngồi yên và khi thân ngồi yên bất động thì biết hơi thở ra hơi thở vô trên thân. Tất cả hành động đều được xem là trên thân quán thân. Dù quán hơi thở ra hơi thở vô cũng chính là trên thân quán thân.
Tuy nói trên thân quán thân nhưng thật sự là đang quán bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp. Vì biết thân là biết thọ, biết thọ là biết tâm, biết tâm là biết pháp, biết pháp là biết thân. Cho nên trên TỨ NIỆM XỨ biết chỗ này thì liền biết chỗ khác. Bốn chỗ này như một khối tuy nói bốn nhưng mà một.
Quán thân trên thân tức là tâm tỉnh thức trên thân, nên thân xảy ra một điều gì dù lớn lao hay nhỏ nhặt tâm đều biết rất rõ. Cho nên nói trên thân quán thân chớ kỳ thực là quán TÂM BẤT ĐỘNG, nếu tâm TÂM BẤT ĐỘNG suốt bảy ngày đêm là tu tập chứng đạo, nhưng trong suốt bảy ngày đêm tâm thường bị hôn trầm thùy miên vô ký và loạn tưởng thì nên dùng pháp ngăn ác diệt ác để mà diệt các ác pháp này. Nếu muốn rõ pháp tu hành thì nên lắng nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Bốn Niệm Xứ? Ba Thiện Hành, cần phải trả lời như vậy”. Đúng vậy chỉ có lấy thiện diệt ác pháp mới không bị ức chế tâm. Theo như lời Phật dạy: “Ba thiện hạnh nghĩa là gì?”
Ba thiện hạnh là ba hành động thiện trong thân của mọi người như: