Bài pháp thứ tám: Tứ như ý túc
1- Định Như Ý Túc
2- Tinh Tấn Như Ý Túc
3- Tuệ Như Ý túc
4- Dục Như Ý túc
Trên đây là BỐN pháp, pháp môn này là pháp môn thứ tám của Phật giáo theo lời dạy của đức Phật còn ghi lại trong kinh Nguyên Thủy.
Tổng cộng lại tất cả các pháp tu tập của đạo Phật chúng ta có đúng là BA MƯƠI BẢY PHÁP MÔN, ngoài ba mươi bảy pháp môn này để thực hiện trọn đủ trong chương trình BÁT CHÁNH ĐẠO. Thì không còn pháp môn nào khác nữa xin quý vị lưu ý đừng để giáo pháp ngoại đạo lừa đảo.
Đạo Phật chỉ có ba mươi bảy môn tu tập này mà thôi nó không còn một pháp môn nào khác nữa. Nếu còn có pháp môn nào ngoài ba mươi bảy pháp pháp môn này thì đó là pháp môn của ngoại đạo.
Bởi vậy Phật giáo có pháp môn riêng của Phật giáo mà ngoại đạo không bao giờ có những pháp môn ấy, cho nên ngoại đạo không thể nào mạo nhận pháp môn của mình là pháp môn của Phật giáo được. Kinh sách Đại Thừa và kinh sách Thiền Tông muốn mạo nhận những kinh sách này là của Phật thuyết nhưng không làm sao được nên Đại Thừa và Thiền Tông mới nghĩ ra phương cách gạt tín đồ bằng cách dựng lên những trang thiền sử có 33 vị Tổ sư thiền Ấn Độ và Trung Quốc. Kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông làm trái ngược lại với lời di chúc của đức Phật trước khi nhập Niết Bàn: “Này các thầy tỳ kheo, sau khi Ta nhập diệt các thầy tỳ kheo hãy lấy GIỚI LUẬT và Giáo Pháp (TỨ NIỆM XỨ) của Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc, không nương tựa một điều gì khác, đừng lấy ai làm thầy cả”. Kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông làm sao gạt được khi kinh sách Nguyên Thủy còn ghi lại lời di chúc đó. Ba mươi bảy pháp môn của Phật còn kia thì bộ mặt dối trá bị lật tẩy quý vị có thấy không?
Quý vị cũng biết kinh sách Phát triển Đại Thừa và kinh sách Tối Thượng Thừa của Thiền Tông Trung Hoa cố ý mạo nhận là Phật thuyết, nên xếp kinh A Hàm những lời đức Phật dạy vào hàng Tiểu Thừa để lừa đảo mọi người. Nhưng khi đọc kinh Nikaya nguyên gốc của Phật mới biết Đại Thừa và Tối Thượng Thừa là kinh sách của Phật giáo Trung Quốc chịu ảnh Khổng giáo và Lão giáo rất nặng, cho nên kinh sách Đại Thừa và kinh sách Tối Thượng Thừa không còn là Phật giáo nguyên thủy.
Kinh sách Đại Thừa và kinh sách Tối Thượng Thừa là kinh sách lai căng nhưng nó lúc nào cũng muốn làm đàn anh của Phật giáo nên mới bày ra nhiều thủ đoạn để diệt kinh sách Phật giáo Nguyên Thủy, có diệt kinh sách Nguyên Thủy thì mới có thể thay thế kinh sách Đại Thừa và kinh sách Thiền Tông vào. Kinh sách Đại Thừa và kinh sách Tối Thượng Thừa tu hành không bao giờ làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Cho nên kinh sách này không bao giờ dám đả động đến việc tu tập làm chủ sinh tử và chấm dứt luân hồi.