Skip directly to content

20060423 - THẦY THĂM THANH HÓA 02 - CÁCH TU TẬP GIỮ GÌN TÂM BẤT ĐỘNG

20060423 - THẦY THĂM THANH HÓA 02 - CÁCH TU TẬP GIỮ GÌN TÂM BẤT ĐỘNG

Trưởng lão Thích Thông lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng: 23/04/2006

Thời lượng: [1:47:19]

Tên cũ: 2310-(ThanhHoa)-KhaiThiPhatPhap-CachTu-DuoiBenh-NhanQua-UcChe-CungDuongDungPhap-TTAD-(CsThan)-(23-4-2006)

https://thuvienchonnhu.net/audios/20060423-thay-tham-thanh-hoa-02-cach-tu-tap-giu-gin-tam-bat-dong.mp3

 

1- ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH, KHỔ NGƯỜI

(00:00) Trưởng lão: Con cứ tu duy suy nghĩ. Con cứ nói hết, con cứ tu duy suy nghĩ cứ nói hết ra để mất công nó mang nhân quả trong người. Con thấy muôn mặt, mặt nào nó không giống mặt nào hết à. Có đúng không? Đó là cái tướng của con người, rồi cái tính của con người nó cũng theo quy luật của nhân quả mà nó khác nhau. Cái cây cỏ thảo mộc nó là nhân quả thảo mộc, thì nó cũng khác nhau. Mình phải học, mình hiểu, để rồi tới chừng mình chuyển đổi nó, làm cho nó bình an. Tức là đem đến sự bình an cho con. Đó là mình học, mình hiểu chứ mình không học làm sao mình hiểu, phải không? Nói nhân quả thì ai cũng nói chung chung thì được.

Phật tử: Thưa Thầy! Học Chánh Kiến tức là học nhân quả vẫn là quan trọng nhất ạ?

Trưởng lão: Quan trọng nhất. Học nhân quả, rồi nhân quả con người, đường đi nhân quả, rồi đạo đức nhân quả. Nó nhiều cái bài học nhân quả. Nhân quả vũ trụ, nhân quả thời tiết, nhân quả thiên nhiên. Nó đủ nhân quả chứ.

Phật tử: Bạch Thầy! Muốn có Chánh Kiến đúng thì lại phải hiểu nhân quả đúng, phải không ạ?

Trưởng lão: Đúng rồi con! Học bao nhiêu nhân quả chưa đủ, còn học nữa. Học các pháp vô thường thay đổi liên tục, đó là học các pháp. Học thân vô thường, rồi học các pháp bất tịnh, thân bất tịnh. Học nhiều chứ con học ít thì con làm sao con hóa giải được.

Phật tử: Thưa Thầy! Cái Chánh Kiến mà thuần rồi thì chứng đạo phải không ạ?

Trưởng lão: Chứ sao! Xả hết rồi thì tâm thanh thản, an lạc, vô sự, thì chứng đạo rồi.

Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Bổn Sư Trưởng lão Thích Thông Lạc Phật.

Bạch Trưởng lão! Hôm nay các Phật tử Thanh Hóa chúng con xin đảnh lễ Trưởng lão và xin đức Trưởng Lão khai thị cho chúng con biết được chân lý của nhân loại, để chúng con hướng về nhân lý.

Bạch Thầy! Từ lâu đến nay chúng con đều do ba nghiệp tham, sân, si. Do tâm tà kiến đã nhuốm trong tâm của chúng con từ vô lượng kiếp đến nay. Hôm nay chúng con có duyên lành được đức Trưởng Lão về đây. Chúng con kính mong đức Trưởng Lão chỉ cho chúng con thấy được con đường Chánh Kiến, để chúng con sống với đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

Hôm nay tại gia đình anh Thân ở thành phố Thanh Hóa này, cùng với tất cả Phật tử gần xa. Chúng con về đây cũng xin thỉnh đức Trưởng Lão từ bi hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con. Để cho chúng con biết cách tu tập, để sống không làm khổ mình, khổ người, để chúng con khỏi uổng phí kiếp làm người trong thế gian này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Thông Lạc Như Lai.

(04:18) Trưởng lão: Con ngồi xuống đi con. Hôm nay Thầy dạy tu tập để sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người.

Cái chương trình của Phật giáo, cái chương trình giáo dục đào tạo để dạy đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người, nó là tám cái lớp học, chứ không phải là một lớp, và ba cấp: cấp Giới, cấp Định và cấp Tuệ. Bây giờ muốn dạy thì nó phải có trường lớp. Nó có cái cơ sở để mình đến học như lớp học của Bộ giáo dục đào tạo quốc gia. Mà đạo Phật nó cụ thể rõ ràng. Nó là cái chương trình giáo dục đào tạo, chứ không phải muốn tu làm sao thì tu, muốn tu như thế nào cũng được.

Cho nên từ hồi nào tới giờ người ta đến chùa là đến đó để cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, chứ thật sự ra không có tu gì hết. Ngồi thiền rất là không có sáng suốt. Tưởng ra, rồi ức chế ý thức của chúng ta, làm cho nó tê liệt nó không hiểu. Nó không làm thanh tịnh mà nó dùng những cái phương pháp để ức chế cái tâm của người ta.

Ví dụ như sổ tức là người ta đếm hơi thở, người ta hít vô thở ra, người ta đếm hơi thở để cho đừng có vọng tưởng, cho đừng có niệm khởi. Đó cũng là phương pháp ức chế. Rồi niệm cái câu Nam Mô A Di Đà Phật cũng là cái phương pháp ức chế. Đây là ức chế cái tâm tham, sân, si của người ta. Cho nên người ta không hết tham, sân, si cuối cùng người ta không được giải thoát. Đó là cái tu sai, tu sai rất nhiều.

Bởi vì vậy mà người ta tu riết, người ta không có đạt được thì người ta dựa vào cái tụng kinh, tụng niệm, rồi đọc Thần chú. Để cho cái tưởng của chúng ta nó hoạt động, cho nên nó thực hiện qua những cái Thần thông. Do đó mà chúng ta thấy những cái linh hiển vi diệu đó chúng ta tin tưởng, chứ thật sự ra những điều đó là ở trong thân chúng ta nó có phận sự để nó làm những cái linh hiển đó. Như là mình biết chuyện quá khứ, vị lai. Mình biết những sự xảy ra đó, đều do cái phận sự ở trong cái thân của con người, nó không phải cái linh hồn của chúng ta đâu, mà nó là cái phận sự. Nó là thuộc một cái nhóm tế bào, gọi là nhóm tế bào của tưởng uẩn. Nó hoạt động, nó làm ra cái thế giới siêu hình, nó như là linh hồn nhập vào chúng ta, như là linh hồn của người chết nhập vào chúng ta.

(06:51) Cho nên mỗi lần một người mà lên đồng nhập cốt thì họ phải lúc lắc, họ phải thắp hương, họ phải ợ ngáp rồi họ mới lên. Họ thay đổi ý thức của họ, không có còn ý thức hoạt động thì nó có cái tưởng thức thay thế ý thức của chúng ta mà nó hoạt động như 1 cái người ngủ, nó mới chiêm bao. Còn cái người thức thì không bao giờ chiêm bao. Cái ý của chiêm bao là bao giờ cái ý thức của chúng ta nó cũng phải dừng lại.

Do đó cái người mà tu tập để ý thức của mình dừng lại thì chúng ta bị lọt vào trong tưởng gọi là định tưởng. Cho nên hầu hết trong các chùa hiện giờ mà gọi là tu Niệm Phật hoặc là tu thiền thì đều là lọt vào định tưởng hết. Mục đích như vậy cho nên họ không có đạo đức. Họ bày vẽ cái này, cái khác để Phật tử cúng dường mình bằng cách này, cách khác, xây cất chùa, xây tháp hoặc đúc chuông, tạc tượng cho lớn. Họ nói làm như vậy để được công đức lớn, nhưng thật sự ra thì tốn hao tiền bạc rất nhiều, mà biến cảnh chùa thành cái cảnh tham quan. Rồi cái cảnh mê tín, để đến đó chúng ta cúng bái, bỏ tiền vào cúng bái, làm cho công sức của Phật tử tốn hao rất nhiều, mà chẳng lợi ích gì hết, chỉ đi vào con đường mê tín mà thôi.

Trái lại Phật giáo thì có cái lớp học hẳn hoi, tám cái lớp học của người ta. Nhưng mà tại sao quý thầy không dựng lại tám cái lớp học đạo đức đó? Bởi vì, đạo đức không làm khổ mình, khổ người, nó đem lại lợi ích cho mình, cho người. Nó biến cõi thế gian này thành Cực Lạc Thiên Đàng. Chúng ta sống trong cõi này không có ai làm khổ nhau. Do đó nó là hạnh phúc, nó là Thiên Đàng Cực Lạc. Chứ không phải có cõi Thiên Đàng Cực Lạc ở đâu, vô hình ở chỗ nào? Không bao giờ có. Bởi vì ở trên hành tinh này là cái không gian vô tận. Bao nhiêu cái hành tinh, chứ không phải riêng cái hành tinh sống của chúng ta là cái trái đất này không đâu.

Do đó hôm nay chúng ta được đủ duyên, mà chúng ta ở trên cái hành tinh này. Mà sinh ra làm người là chúng ta có đủ cái duyên phước rất lớn. Vì có đức Phật Thích Ca, con người cũng bằng xương bằng thịt, người Ấn Độ. Rồi Người thấy bốn nỗi khổ của con người là sinh, già, bệnh, chết. Người mới bỏ hết cả cung vàng điện ngọc, bỏ luôn cả vợ con, rồi đi vào rừng núi mà tu hành sáu năm khổ hạnh gần như chết. Người hy sinh cả thân mạng của Người để đi tìm cái chân lý, cái sự thật để giải thoát cho chúng ta. Thì cuối cùng tất cả các pháp mà trong cái thời đó các tôn giáo dạy Ngài, Ngài tu mà không thấy có tìm được sự giải thoát, cuối cùng Ngài ném bỏ hết. Rồi Ngài tự suy tư tìm ra cái đường lối để tu tập giải thoát, cho đến khi Ngài làm chủ được bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Ngài thấy đây là con đường có thể con người làm được. Cho nên khi Ngài tu chứng xong thì Ngài mới tuyên bố cho mọi người được biết.

"Trên trời dưới trời

Con người là duy nhất

Làm chủ được sinh, già, bệnh, chết".

Bởi vì Ngài là con người. Cho nên Ngài nói tất cả con người, ai là con người cũng có thể làm chủ sinh, già, bệnh, chết là như vậy.

(10:08) Như vậy pháp của Phật không phải là khó. Cho nên Ngài đưa ra bốn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Đạo Đế tức là cái chương trình giáo dục đào tạo đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người mà mọi người trên hành tinh này đều sống không làm khổ mình, khổ người là hạnh phúc, là giải thoát rồi.

Muốn được như vậy thì phải học. Học lớp thứ nhất là Chánh Kiến. Lớp thứ hai là Chánh Tư Duy. Nếu không học, thì chúng ta làm sao biết được. Cũng như bây giờ chúng ta từ khi sinh ra lớn lên nếu mà cha mẹ không cho đi học, thì chúng ta làm sao biết đọc chữ? Nếu cha mẹ không dạy chúng ta thì chúng ta như t con vật chỉ biết ứ á thôi, chứ làm sao mà chúng ta nói được. Cho nên, từ cái chỗ mà không biết được, được cha mẹ nuôi dưỡng dạy cho mình nói, mình phải nói được tiếng. Rồi mình đi học, mình mới đọc được chữ. Rõ ràng là phải có cái sự giáo dục đào tạo, dạy bảo, chứ không thể nào mà chúng ta tự hiểu, tự biết được. Nếu chúng ta sinh ra không được giáo dục đào tạo, thì chúng ta cũng như một loài động vật chỉ biết la, biết hét mà thôi, chứ không nói được tiếng người. Con người chúng ta nhờ lần lượt chúng ta phát được từ âm này đến âm khác, từ đó mới viết được thành chữ rồi từ đó chúng ta học để trở thành cái chương trình giáo dục đào tạo con người.

Nhưng về bên đó thì đạo đức chúng ta không có, cho nên cái bản chất chúng ta vẫn còn hung hăng dữ tợn, tranh giành, cắn xé, ăn thịt lẫn nhau, phải không? Bởi vì bây giờ mình thấy mình hiện giờ đang ăn thịt chúng sinh, tức là mình ăn thịt lẫn nhau. Mình ăn thịt chứ thật sự ra con người nó không phải vậy. Con người chúng ta ăn rau cỏ, ăn hoa quả chúng ta vẫn sống, mà đâu cần gì phải ăn thịt. Chẳng hạn như chúng ta nhìn thấy quý thầy, ăn ngày một bữa, mà ăn thực phẩm thực vật cây cỏ, không ăn thịt, nhưng người ta vẫn khỏe mạnh như thường, người ta đâu có đau ốm gì đâu. Còn mình thì lại ăn thịt, ăn cá, giết hại chúng sinh, làm đau khổ những loài động vật. Nó muốn sống chứ nó có muốn chết bao giờ đâu. Thế rồi chúng ta nỡ tâm cắt cổ nó, ăn thịt nó, nên chúng ta tạo thành những điều ác, làm đau khổ chúng sinh.

(12:31) Cho nên hôm nay đạo Phật dạy chúng ta sống không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ tất cả chúng sinh. Chúng ta sống với tinh Thần đạo đức. Như vậy thì phải học nhưng Thầy bây giờ thì không thể nào bởi vì nó không có lớp học. Mình phải học từ lớp một , lớp hai, lớp ba, lớp bốn v.v, đạo Phật là như vậy. Nó đào luyện cho chúng ta thành con người có đạo đức, sống có đạo đức. Chúng ta không bao giờ dùng cái ngôn ngữ thô ác chửi mắng nói nặng nhẹ người khác. Mà dùng cái Chánh Ngữ chúng ta nói lời ôn tồn nhã nhặn đối xử với nhau. Làm sao có giận hờn phiền não? Nhưng chúng ta không học, chúng ta biết làm sao nói được lời nói như vậy. Nhiều khi chúng ta có nói được những lời ôn tồn, nhã nhặn nhưng nhiều khi chúng ta không dằn được tâm chúng ta nói lời thô lỗ chửi mắng mạ lỵ người khác.

Cho nên hôm nay Thầy đến đây. Nếu mà ở đây có một cái cơ sở như cái trường học, thì chắc chắn là sẽ mở cái lớp học ở đây cho quý Phật tử. Dù già dù trẻ, lớn bé bao nhiêu người, mọi người đều học đạo đức được hết. Chứ không phải nói người già, tôi già tôi gần chết tôi không học. Bởi vì người già càng phải học. Học như thế nào cho làm chủ không làm khổ mình?

Ví dụ như người già học, bây giờ cơ thể người già dễ bệnh đau, mà mình không học đạo đức làm sao mình đẩy lui được bệnh, buộc lòng mình phải đi nhà thương uống thuốc, phải đi bác sĩ. Mà đi nhà thương, đi bác sĩ thì phải tốn hao tiền bạc. Thì bây giờ mình vô nhà thương, thì phải có người theo nuôi. Mình nằm trên giường bệnh thì con cháu mình đi nuôi phải nằm dưới đất, chứ làm sao nằm trên giường hết được. Do đó nó cực khổ cả hai người, một người bệnh, một người nuôi. Thì nó càng cực khổ. Thay vì đi nhà thương mình nằm nhà, thì con cháu mình nó chăm sóc nó cũng đâu có cực. Nhưng mà mình làm sao mà mình bệnh đến độ mà con cháu nó phải chăm sóc. Bởi vì mình học đạo đức mình không làm khổ mình. Cho nên cơ thể có bệnh là mình đẩy lui được bệnh ra, mình có đủ lực. Vì mình làm chủ được bệnh mà.

Bởi vì đức Phật nói:

"Trên trời dưới trời

Con người là duy nhất

Làm chủ được sinh, già, bệnh, chết".

Mà làm chủ cả cái chết nữa. Bây giờ mình muốn chết hồi nào thì chết, do quyền của mình. Còn ai sai mình được? Nhân quả nó cũng không có sai được.

(14:59) Quý Phật tử thấy bây giờ cái thân bệnh mà đẩy lui không được. Tức là mình có tu theo Phật, có học đạo đức đó đâu. Mình làm sao làm chủ được cái bệnh? Rồi bây giờ cái thân này nó bệnh đau nó muốn chết, nó nghẹt cổ, nó thở không được, nó chặn cổ nó muốn chết, mà không có cách nào làm sao hết được. Do đó, đem đến nhà thương thì người ta dùng máy móc người ta cho mình thở, hoặc người ta giúp mình cách thức thở, để mình thở cho được. Cho nên có nhiều bệnh người ta cho hai cái vòi vào lỗ mũi chúng ta để chúng ta thở bằng khí oxy phụ, để cho mình nằm đó mình sống. Sống cũng như chết rồi. Mà giờ muốn chết cũng không được. Có nhiều người bán thân nằm đó, con cái phải đổ cứt, đổ đái, phải bón đút cho ăn, mà nằm đó không chịu chết. Muốn chết lắm mà không chết được. Như vậy cái thân của chúng ta quá đau khổ, con cái cũng quá đau khổ. Có phải không?

Thà là khi như vậy chúng ta muốn chết để làm gì đây? Để cho mọi người cực, thân mình nằm đó cũng khổ quá. Cho nên mình ra lệnh "Hơi thở tịnh chỉ ngưng" thì ngay đó hơi thở ngưng mà trạng thái thân chúng ta cũng rất an lạc, mà chết không có đau nhức chút nào hết. Như vậy là pháp Phật quá hay chứ gì? Nhưng tại sao chúng ta không học những cái đạo đức, những cái hành động đó để đem lại sự bình an cho chúng ta khi chúng ta muốn chết? Như các cụ lớn tuổi rồi, sắp sửa sẽ bị chết nay mai, mà bây giờ chết thì chắc chắn là không bao giờ muốn, mà muốn sống thì sống không được. Vậy thì phải học đạo đức mới biết cách thức mà làm chủ sự sống.

(16:43) Nhưng mà học đạo đức thì phải qua tám lớp. Phỏng chừng như các cụ lớn tuổi rồi thì các cụ có học kịp không? Sợ không kịp. Cho nên Thầy tóm lược lại để cho quý Phật tử ở đây. Bây giờ mình chưa có lớp. Thầy cũng chưa xin phép được Nhà nước cho mình mở những cái lớp học. Tức là mở cái trung tâm an dưỡng từ thiện. Trong đó các cụ, các bác hoặc là các Phật tử đến để nghỉ ngơi. Gọi là an dưỡng mà, mình nghỉ ngơi. Được trung tâm đó người ta giúp cho mình ngày 1 bữa cơm, đâu phải cần ăn nhiều. Như Thầy ăn 1 bữa cơm mà Thầy khỏe mạnh hơn mấy người ăn nhiều.

Do đó người ta giúp cho mình bữa cơm. Mình nghỉ ngơi, mình không lao động, không làm gì hết. Người ta dạy mình học như học trò. Nó có làm gì đâu. Mình đến lớp mình học mà. Người ta dạy mình học tập. Các cụ, các bác đều được ngồi trên bàn, ghi chép, được nghe, được hiểu. Rồi lần lượt thấm nhuần những cái hành động đó. Rồi người ta dạy mình cách thức tập luyện, để cho mình đủ cái sức lực mình đẩy lui được bệnh, mình làm chủ được sự sống chết. Tức là đạo đức sống không làm khổ mình. Không làm khổ mình cực lắm chứ đâu phải dễ. Không làm khổ người, người ta chửi mình thì mình nhịn người ta, mình nhẫn người ta, thì mình không nói lại, là không làm khổ người. Nhưng trong bụng mình vẫn tức chứ đâu phải không tức.

Trái lại một người học đạo đức, người ta không chửi lại người khác, mà tâm người ta vui vẻ. Tại sao người ta vui vẻ? Tại vì người ta thấy cái người mắng mình là người đó đang khổ. Người ta đang khổ, người ta tức giận mình, người ta mới chửi mình. Đang tức giận là đang khổ. Mình hiểu người ta đang khổ là hiểu như thật. Cho nên người ta chửi gì, mình thấy mình rất thương yêu họ. Họ đang làm một điều ác là đang chửi mình, mai mốt họ là người chịu những cái quả đó và họ là người đang thọ quả khổ mà họ đang căm tức mình.

Do đó như vậy là mình hiểu đúng nhân quả. Khi mình hiểu đúng nhân quả thì mình tha thứ thương yêu cái người đó đang đau khổ. Do mình thương yêu tha thứ cho người đang giận dữ đó, thì tâm mình có giận không? Không. Tại vì mình hiểu như thật. Cho nên tâm mình không có giận cái người đó, vì vậy mà mình có giải thoát không? Mình không giận là mình có giải thoát chứ gì? Mà mình không giận là mình không có tạo ra cái nhân mới, là mình chửi hoặc đánh lại họ. Còn nếu mình giận thì mình phải chửi họ, rồi mình phải đánh họ. Đó là mình tạo cái nhân mới. Cái nhân quả trùng trùng khởi ra, làm cho một người đi nằm nhà thương, còn một người có thể bị ở tù đó. Các con thấy không? Bây giờ mình đánh người ta hoặc mình giận quá có thể lúc bấy giờ mình giết người ta mà mình không có cần. Cho nên cuối cùng thì một người đi nằm nhà thương hoặc chết, còn một người thì phải đi ở tù, vì mình đánh người ta bị thương. Hoặc mình giết người ta chết thì mình phải đi ở tù chứ sao. Rốt cuộc cả 2 bên đều quá khổ, không có bên nào là an ổn cả.

Mà trái lại đạo Phật dạy chúng ta trước cảnh mà hai bên xung đột, đã hóa giải một cách tài tình, đem lại sự bình an cho mình và sự bình an cho người khác. Cho nên nói là đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người mà. Bây giờ không làm khổ mình thì ngay thân mình bệnh đau thì đẩy lui được bệnh, thì đó là không làm khổ mình. Chứ bây giờ ngay thân mình đau mà mình không làm cách nào hết, cứ để cho nó đau bệnh, thì tức là làm khổ mình chứ sao? Chịu đựng trên cái sự đau khổ là làm khổ mình chứ gì. Nó nhức cái đầu mà cứ để cho nó đau, cứ chịu đau là mình thiếu cái đạo đức đó rồi. Mình có khả năng sao mình không đẩy lui được bệnh, mà để cho nó đau. Như vậy là mình học. Phải tu chứ.

2- BỐN CHÂN LÝ CỦA ĐẠO PHẬT

(20:32) Còn bây giờ mình muốn chết mà nó chết không được, mà mình muốn sống nó cũng sống không được. Tức là mình không đủ cái khả năng, không đủ cái năng lực, để cho mình làm chủ được thân tâm của mình.

Do đó, hôm nay đạo Phật dạy để chúng ta làm chủ. Vậy thì muốn làm chủ thì Thầy nói như thế nào để biết? Bây giờ đức Phật dạy chúng ta có bốn cái chân lý là bốn cái sự thật. Chúng ta lắng nghe Thầy nói về bốn sự thật. Nghĩa là do lòng tham, sân, si mà chúng ta khổ. Chúng ta ham muốn là chúng ta khổ, chúng ta giận hờn là chúng ta khổ, chúng ta mê mờ không hiểu là chúng ta khổ. Nghe người ta chửi mình "Mày là chó, trâu. Thằng đó là chó trâu". Mình không hiểu cái mình tức, mình tưởng mình là chó, trâu thật. Làm sao người ta nghe mình nói mà mình là chó, trâu được? Tức là mình nghĩ sai. Nếu như là sai, mà tưởng người ta nói mình là chó, trâu là xấu lắm, tệ lắm. Cho nên mình đem tức, mình chửi lại họ. "Tao đào mồ mả cha mày, chứ ở đó mà chửi tao là chó, trâu". Có phải không? Thì đó là chửi lộn nhau. Do đó hai bên xung đột nhau, do cái sự không hiểu biết, đó là si mê không hiểu biết, vô minh không hiểu, mà làm cho chúng ta khổ. Đó là si do tham, sân, si. Tham mà không được thì chúng ta phiền não. Chúng ta ước muốn một cái điều gì mà không đạt được thì chúng ta phiền não, chúng ta buồn rầu. Còn ước muốn mà làm cái gì được thì chúng ta vui. Chứ sự thật cái ước muốn, cái lòng ham muốn của chúng ta nó không đáy. Muốn được cái này rồi lại muốn được cái khác, chứ nó đâu có dừng ở đó. Cho nên cái lòng ham muốn nó không có đáy đâu. Vì vậy nó làm cho chúng ta khổ hoài.

Do đó hôm nay chúng ta biết được cái nguyên nhân đau khổ của chúng ta là do tham, sân, si mà đau khổ. Thì ở trước mặt Thầy, mọi người có ai mà không có tham, sân, si không? Người nào cũng có tham, sân, si hết. Do đó là cái sự thật của con người mà.

(22:40) Rồi bây giờ ở trước mặt Thầy ai cũng có trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Nghĩa là bây giờ chúng ta không có thể sống trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự được. Nhưng mà chúng ta nhận ra được. Bây giờ chúng ta ngồi lại im lặng, đầu óc chúng ta không suy nghĩ một cái gì hết, thì đó là thanh thản. Có phải không? Không nghĩ cái gì, thì nó thanh thản chứ sao. Bây giờ thân của chúng ta ngồi đây nó không mỏi, không đau, không nhức chỗ nào hết, là nó an lạc chứ gì, có đúng không? Rồi chúng ta ngồi im lặng như thế này, không có ai làm công việc gì hết, thì nó là vô sự. Có đúng không? Bây giờ ngồi trước mặt Thầy đây, thanh thản, an lạc, vô sự ai cũng có. Đó là một cái sự thật, đó là chân lý. Nếu mà một người có, mà một người không, thì nó không phải là chân lý. Mà người nào cũng có thì nó là chân lý. Vậy bây giờ mà bảo vệ, hộ trì cái chân lý này, để cho tâm hồn chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự mãi mãi, không có khổ đau, không có giận hờn phiền não, không có sân hận, không có đau bệnh, thì chúng ta làm sao giữ cho được? Bây giờ chúng ta sống chỉ từng ba mươi giây. Ngồi vậy thanh thản, an lạc, vô sự, quý vị ráng lắm là ba mươi giây. Còn người nào khá hơn nữa là một phút. Có phải không? Còn năm phút, mười phút có được không? Nó cứ lăng xăng ở trong cái đầu này hoài, mà ngồi đây một hơi thì nó mỏi. Làm sao cho nó bình an được?

Vậy mà cái người mà theo đạo Phật thì người ta có cái phương pháp, người ta giữ được cái trạng thái đó từ ngày này sang ngày khác, qua ngày nọ. Như Thầy ngồi nói chuyện với mấy con xong rồi, Thầy ngồi yên lặng, thì Thầy vẫn thanh thản, an lạc, vô sự. Nghĩa là kéo dài hoài cái trạng thái đó, mà hễ mà có ai đụng nó đều thiện ác thì bất động. Nó không giao động, nó không giận hờn phiền não, nó không tham, sân, si trên những cái điều đó. Mà hễ ai mà muốn hỏi điều gì đúng lý, thì nó sẽ giải thích. Cũng như mấy con bây giờ muốn biết được Phật pháp, Thầy giải thích cho mấy con. Khi Thầy giải thích xong rồi, Thầy ngồi lại một mình, Thầy vẫn im lặng, nó vẫn thanh thản, an lạc, vô sự. Mấy con làm sao được? Mấy con bây giờ nghe Thầy nói rồi, nó ngồi lại nó thanh thản được một lát, nó nhảy ra nó nghe lời Thầy ở trong đó, có phải không? Nó đâu có quên. Còn Thầy thì nó không nhảy ra nữa. Mình tu như thế nào, mình tập như thế nào, mình học như thế nào, để mà nó không có nhảy ra? Còn mấy con thì không được. Nó nhảy vô rồi, thì nát nó nhảy ra, chứ nó không chịu nằm đó, mà nó nhảy ra nhiều lần. Nó nhớ cái đó rồi một lúc nữa nó quên, rồi lát nữa nó nó lại nhớ nữa, nó lặp đi lặp lại hoài. Cho nên, tâm mấy con nó thanh thản, an lạc, vô sự, nó không được kéo dài. Muốn được vậy có phương pháp mấy con.

3- PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN GIỮ GÌN TÂM BẤT ĐỘNG

(25:16) Bây giờ Thầy dạy phương pháp cho mấy con. Nếu mà học tám cái lớp, ba cái cấp. Nếu mà mấy con học mà không có người dạy. Ở đây bây giờ đâu có cơ sở để mà dạy, phải làm sao?

Cho nên bây giờ Thầy tóm lược cái phương pháp ngắn gọn, để giúp các cụ già lớn tuổi rồi, không có thể nào còn cái thời gian dài. Cho nên ở đây nghe lời Thầy cố mà tập luyện. Tập luyện thì nó không phải là mình rảnh hồi nào tập hồi đó. Một phút tập một phút, hai phút tập hai phút, ba mươi phút tập ba mươi phút, không cần phải giờ giấc như học trò. Sau này có trường lớp rồi, thì chúng ta có giờ giấc như học trò. Còn bây giờ chưa có thì chúng ta rảnh giờ nào chúng ta tập giờ đó.

Bây giờ nhìn Thầy đây, Thầy ngồi, Thầy nhắc, mấy con tác ý ra, tác ý to tiếng ra: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Thầy bảo nó rồi, Thầy ngồi yên vậy, Thầy lắng nghe sự thanh thản, an lạc, vô sự. Coi nó được bao lâu? Nó được khoảng ba mươi giây, một phút thì nó khởi ra một cái niệm Thầy lại nói "Các pháp là vô thường, cái niệm này dừng lại đi đi. Ở đây không chấp nhận mày, mà tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự". Thì bắt đầu Thầy ngồi lại nó thanh thản, an lạc, vô sự, cái niệm đó nó dừng lại, có phải không? Mình bảo nó dừng mà, nó là vô thường mà, hồi nãy nó không có mà tại sao giờ nó nhảy vô, thì nó là vô thường. Mình nói trúng nó, chứ đâu có nói sai, có phải không?

(26:41) Bất kỳ cái niệm gì, niệm sân, niệm phiền não, niệm lo lắng, niệm sợ hãi, niệm tính ra tiền ra bạc gì, có niệm gì cũng bảo nó "Dừng hết". Mấy con hiểu không? Bây giờ nó khởi niệm bảo "Các pháp vô thường, cái niệm dừng lại. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự", rồi bắt đầu ngồi thanh thản, an lạc, vô sự.

Về cái phần tâm của mấy con đó là Thầy dạy, để mấy con giữ gìn được cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Đó gọi là hộ trì và bảo hộ cái chân lý. Tức là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, bằng cái phương pháp xả tâm. Các con thấy đây là cái phương pháp xả đó. Xả mà nó đúng, bởi vì nó vô thường thật. Cho nên cái niệm nào trong đầu chúng ta đều là vô thường hết. Cho nên nói: “Các pháp vô thường ở đây không chấp nhận, đi đi, tâm thanh, an lạc, vô sự", cho cái tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự trở lại rồi bắt đầu mình ngồi thanh thản, đó là về phần tâm. Các con nhớ người lớn tuổi mình ngồi chơi, mà mình có tập trung trong pháp nào đâu? Đâu có Niệm Phật, thì nó đâu có bị ức chế. Đâu có hít thở, mà nó bị ức chế. Mình ngồi chơi như người bình thường, có gì đâu. Nhưng mà có niệm thì tác ý liền, đánh liền ngay tức khắc, dập đầu nó liền, chứ không để cho nó nghĩ ngợi cái này, cái kia, nó kéo dài mình.

Bây giờ Thầy nói thêm một phần nữa. Mình ngồi mình yên lặng như thế này, nó đâu có để yên mình, nó không niệm. Chứ bây giờ nó không khởi niệm nữa, thì nó ngủ gục đó có phải không? Mình ngồi yên là nó ngủ gục, nó gục xuống rồi nó bảo "Mày đến rồi, mày là hôn trầm thùy miên chứ gì". Không khéo nó ngồi vậy nó nghẹo cổ qua nó ngủ thì nó thùy miên. Còn nó gục vậy là nó hôn trầm. Qúy vị ngồi yên cái buồn ngủ, coi chừng nó nhào vô, nó ôm cổ đó, chứ nó không có tha đâu. Ngồi làm công việc đó, thì nó không buồn ngủ, chứ mà ngồi mà thức, mà ngồi tỉnh, thì nó vô, nó chụp cổ à. Nó kéo cái đầu nó quẹo xuống, chứ nó không có để ngồi yên đâu. Cho nên "Được rồi! Tao sẽ đánh mày, tao không có tha mày đâu, ngủ gục xuống cái biết rồi, tao không dại gì tao ngồi cho mày lôi lên lôi xuống đâu, tao đứng dậy tao đi kinh hành".

Đi kinh hành thì quý vị nhắc như thế nào? "Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành". Quý vị cứ bước đi, rồi cảm nhận bước chân mình thôi. Đi mình biết mình bước đi thôi. Mà nó có biết bước đi hay không, thì mình cứ nhắc "Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Các con nhớ không? Mình đi mà mình nhắc "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Để rồi mình vẫn đi, mà mình vẫn thanh thản, an lạc, vô sự. Mới đầu thì mình nhắc bước đi, để cho nó biết bước đi, để cho nó tỉnh lại đã. Rồi sau thấy nó tỉnh. Chứ không khéo nó đi, nó cũng buồn ngủ nữa. Nó lủi qua, nó lủi lại, nó giống như người say rượu vậy đó. Nó không ít đâu chứ cái hôn trầm thùy miên, cái buồn ngủ nó nặng lắm. Thầy nói Thầy dạy, đệ tử của Thầy sợ buồn ngủ lắm. Khi buồn ngủ rồi đứng dậy đi, nó lủi qua lủi lại, nó lủi tới lủi lui, nó té qua nó té lại. Khi như vậy chỉ còn cách đi kinh hành trên cái bờ hồ. Cái tâm nó sợ rớt xuống hồ, nó mới tỉnh. Chứ mình đi trên cái đường lớn vậy, nó ngủ, nó không sợ. Cái tâm nó khôn lắm. Cho nên đi trên cái cầu tre hoặc đi trên cái bờ hồ nhỏ vậy, nó sợ té, cho nên nó tỉnh mau. Chứ còn đi đường mà bự vậy, nó vừa đi, nó vừa ngủ. Đó là cái tâm lý. Thật mà! Mình muốn phá nó mình phải đi. Nó có nhiều pháp đi để phá nó. Nếu nó nặng quá thì chúng ta đi. Vừa đi vừa tác ý từng bước chân. Thầy nhắc như thế này. Buồn ngủ quá rồi thì mình phải đứng dậy, hai cái chân để như vậy, mình bảo: "Chân trái bước, dỡ gót lên, dỡ chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống". Đó là một bước. Mình ra lệnh như vậy, mình la lớn, để cho nó lồng cái ngực lên mà nó tức cái phổi. Không cho nó ngủ gục. Tới chân mặt bước, coi chừng chú ý chân mặt "Dỡ chân lên, dỡ gót lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống". Đi chừng đây tới kia nó hết buồn ngủ. Vì mình vừa đi vừa tác ý lớn, cho nó động phổi. Tác ý lớn, ra lệnh dữ tợn, nó không có ngủ. Đó là cách thức Thầy dạy cho phá hôn trầm, phá buồn ngủ, nó không dễ đâu. Mà khi nó tỉnh rồi ngồi lại mới tỉnh. Nó im lặng, cái trạng thái nó an lạc vô cùng. Mình phá được hôn trầm rồi, mình tỉnh lắm. Nó tỉnh rồi, lại nhắc "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ nó kéo dài ra, mà nó không có niệm nữa. Nó còn cái hôn trầm, nó còn niệm nhiều lắm, nó còn si. Còn mình phá hết hôn trầm rồi, thì cái niệm lăn xăn nó lại hết. Mình không có ức chế, mình ngồi thanh thản chơi vậy chứ không có ức chế nó.

(31:30) Nhớ kỹ cái điều Thầy. Từ chỗ phá được cái si đó, thì cái niệm nó không còn, nó xen vô nữa, tự nó hết. Còn người ta không biết, người ta cứ dùng cái phương pháp, người ta ức chế tâm đều là sai. Mình cứ để tự nó, nó lui ra nó hết luôn.

4- CÁCH THỨC ĐỐI TRỊ CẢM THỌ

(31:46) Do đó bây giờ còn một cái trạng thái nữa. Cái phá đầu tiên là xả niệm ở trong tâm mình. Kế đó là mình xả cái lười biếng, cái hôn trầm, thùy miên phải không? Nhớ kỹ đó là những cái bệnh của con người, cái bệnh ngu si, cái bệnh đau khổ, nó làm cho chúng ta đau khổ.

Bây giờ còn cái nữa. Bây giờ cái thân chúng ta nó không phải ngồi yên đâu. Bữa nay thì nó đau này, bữa mai thì nó đau khác. Ngồi lâu thì nó tê chân khó ngồi. Quý vị ngồi xếp bằng vậy, nó tê cả bụng, nó nóng rồi nó đau, nó đau bụng nó mới nóng tất cả. Ngồi lâu nó tê, nó làm cho mình khó chịu. Nó đau cái thân, là do mình ngồi nó đau, tê. Trong khi mình ngồi, mà mình bị đau tê, thì mình đứng dậy, mình xả đi. Thì mình giữ thanh thản mà đi, thì cái đau tê mất liên, đừng có ngồi. Đó là cái thứ nhất phá cảm thọ. Bây giờ trong thân của chúng ta có cái mà đứng dậy đi, nó không hết đau. Như bây giờ cái đầu đau này nó không hết thì đứng dậy đi, nó cũng đau. Còn bây giờ mà mình ngồi, mà nó đau, nó tê nhức ở trong này, thì đứng xả đi hết liền. Cũng như Thầy ngồi trên cái ghế này, ngồi hoài mỏi chân quá, thì Thầy đứng dậy Thầy đi thôi, thì nó hết. Có phải không? Đó là cách thức xả thọ, xả cái cảm thọ của mình. Bây giờ cái đầu đau là cái bệnh, do cái thân có bệnh đau đầu, cái bụng nó đau, cái tay nó nhức. Bây giờ muốn trị những cái này, thì Thầy sẽ chỉ cho mấy con, để cho nó đem lại cho cái thân an lạc. Chứ để không khéo nó đau nhức. Làm sao nó an lạc được? Mình làm sao mình bảo vệ cái chân lý thanh thản, an lạc, vô sự cho được. Cho nên muốn bảo vệ nó thì chúng ta có phương pháp. Bây giờ cái đầu đau thì Thầy biết rồi "Thọ là vô thường, cái đầu đau này không có đau nữa". Thầy ra lệnh bảo nó đừng đau. Mình làm chủ nó, chứ nó đâu có làm chủ mình. Cho nên mình ra lệnh "Cái thọ là vô thường, cái đầu đau này phải đi, không được ở trong thân ta nữa". Mình bảo nó như vậy. Bắt đầu mình tác ý "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra", con đưa tay ra, cái đầu đau mặc nó. Bây giờ tao chỉ biết cánh tay đưa ra, và cái tác ý của tao thôi "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô". Bây giờ tiếp tục bàn tay này ra vô. Cứ làm như vậy hoài. Mình làm chơi chứ có gì đâu, phải không? Cái câu tác ý của mình cũng như người mẹ mà ru đứa con. Cái đứa con nó khóc mình ru nó ngủ thôi. Còn cái này mình cũng làm như vậy, thì cái tâm của mình nó chú ý ở trong cánh tay đưa ra, đưa vô, nó quên đi cái đau trên đầu, mình làm mãi thì cái đầu mình nó mất đau. Các con biết tại sao nó mất đau không? Tại vì cái cơ thể chúng ta, cái tâm chúng ta nó không chú ý vào cơn đau. Cho nên cái cơ thể nó có sức đề kháng rất mạnh, nó phá vỡ cơn đau, cái sức đề kháng nó chống lại cái mô bệnh ở trên cái đầu của nó. Cái cơ thể chúng ta nó có sức đề kháng, nhưng mà chúng ta cứ ham tập trung ở trong cái chỗ đau đó, thì cái sức đề kháng nó yếu. Cho nên khi các con bị cảm, thì người ta cho thuốc, mấy con uống, mấy con ngủ. Ngủ làm cho nó quên chứ gì? Chừng thức dậy là cảm nó hết. Là uống thuốc nó có sức đề kháng đó. Nó làm cho chúng ta ngủ đi, để rồi nó chống lại cái cơn bệnh.

(35:26) Trong thân chúng ta mà không có sức đề kháng, là chúng ta sẽ bị vi trùng nhiễm, rất khó trị. Người nào mà không có sức đề kháng là người đó dễ chết. Bây giờ thời đại chúng ta có một loại bệnh mất sức đề kháng, đó là bệnh không có thuốc trị. Có phải không?

Mà bây giờ phương pháp của Phật dạy là có sức đề kháng rất mạnh, để chống lại các bệnh. Cho nên nói đẩy lui bệnh, chứ thật sự ra chúng ta làm cho sức đề kháng trong thân chúng ta nó rất mạnh, nó khoa học mà. Thầy nói thật đó. Phật giáo dạy chúng ta đưa cánh tay ra vô như thế này, cái tâm nó cột ở trong này, thì cái cơ thể nó được rảnh rang, nó đề kháng. Còn cái tâm mình cứ đắm đuối cái đau, cái cơ thể nó không rảnh rang được, nó cứ chú ý cái đau, nó mất đi cái sức đề kháng.

Nhiều khi đau mình nghĩ tưởng bậy bạ, mình còn lại sợ nữa. Mình sợ chết này, mình thấy đau quá, mình lo, mình nghĩ. Cái đầu đau này không biết cái óc mình nó hư hại gì đây? Trong đó mình nghĩ tưởng cái bệnh nặng không. Do đó cái sức đề kháng nó mới yếu đi. Còn ở đây mình không cần nghĩ nó nữa đâu, cứ ôm cái tay đưa ra đưa vô thôi. Chẳng cần biết cái đầu đau nữa, nhưng cuối cùng cái đầu hết đau. Mà bây giờ nó hết đau thì thanh thản, an lac, vô sự. Nó trở về chứ gì, có dễ không? Mà rất khoa học nữa. Tôi như vậy là làm chủ sanh tử luân hồi, sướng chưa? Chứ bây giờ tôi làm Phật ngồi trên bàn ghế làm chi? Mấy con tu kiến tánh thành Phật để làm gì? Giờ đây cầu khẩn tụng kinh để về Cực Lạc. Phỏng chừng tâm tham, sân, si mình còn. Ai dám đỡ mình lên trên đó, ai dám rước mình? Rước lên trên đó để đánh lộn sao? Mình còn tham, sân, si mà. Mình biết trước, ông Phật đâu có dám rước mấy con. Vậy mà mỗi lần có người chết thì lo rước thầy cầu siêu cho vong hồn về Cực Lạc. Trời đất! Ông Phật Di Đà có thật, chắc ông dám rước mấy cái người này lên ăn ngày một bữa như chư Phật? Chắc ăn không nổi. Thôi bây giờ mấy con ăn ngày một bữa như Thầy cũng khó rồi, phải không? Huống hồ là tham, sân, si chưa dẹp làm sao mấy con ước ao được ông bà mình chết lên cõi đó? Lên cõi đó một bữa, ông bà mình xách gói chạy về thế gian, không chịu được. Ở trên đó cõi Phật không lẽ ăn ngày ba, bốn bữa sao? Ăn 1 bữa chứ. Mà rồi người ta không nghe ca hát nữa. Mà ở trên đó có ca hát đâu mà nghe, có phải không? Do đó, trời ơi! Hồi ở thế gian nghe tivi nghe ca hát, còn lên đây bây giờ kiếm không được, thì mấy con phải xách gói chạy về cái thế gian này chứ.

Bởi vì cái tâm tham, sân, si nó còn ham muốn. Những cái vật chất của khoa học, nó sản xuất ra, nó cám dỗ cái tâm ham muốn của chúng ta càng lớn. Cho nên từ đó mà ác pháp nó sinh ra. Cho nên chúng ta đấu tranh nhau bằng cách này, cách kia, để chúng ta đạt được những cái vật chất của khoa học.

Bây giờ các con thấy máy móc, điện thoại di động ai cũng có, người nào cũng có hết. Ngồi đây mà nói chuyện đâu đâu. Trời đất ơi! Người ta làm được, người ta có, mình cũng phải có 1 cái chứ. Hầu hết nó bán, nó lấy tiền quá trời. Mà mình muốn có tiền phải làm từ mồ hôi nước mắt của mình mới có chứ. Đó là do cái tâm tham muốn. Còn như Thầy không tham muốn, Thầy không có điện thoại gì hết. Có phải sướng không? Thầy đâu có tốn tiền. Bây giờ muốn gặp Thầy nói chuyện cứ gặp thôi. Còn cứ reo reo. Thầy nói, trời ơi! Ba cái điện thoại nó làm cho mình mệt, người nào cũng réo, hồi hôm réo, tối ngày réo. Ba cái điện thoại này cũng mệt mình nữa. Đâu có vướng mấy con.

Mà khoa học ngày càng lên. Cái người tu người ta biết đây là cái nỗi khổ. Là cái nỗi khổ chứ sung sướng gì đâu? Vì vậy mà chúng ta biết cách sử dụng gọi điện thoại, mà nói ngắn gọn đủ ý nghĩa, đừng nói lòng vòng như mình kể chuyện cổ tích thì thôi rồi. Trời đất ơi! Nói vậy, trong cái điện thoại mà như kể chuyện cổ tích thì tiền hao vô cùng chứ. Đâu phải nói cứ điện thoại mà ít tiền đâu. Cho nên hao tốn tiền mà không biết, chỉ thỏa mãn cái lòng dục của mình. Mình nói chuyện nghe cho đã, sự thật ra không có gì hết.

5- LUẬT NHÂN QUẢ

(39:29) Trong cái vấn đề tu học theo Phật giáo, chúng ta phải sáng suốt nhận định vào những cái lớp học đó. Sau này có dịp Thầy sẽ về đây, Thầy dạy mấy con học đạo đức hẳn hoi. Phải học mấy con mới biết đạo đức này, nhân quả này. Nhân là cái hạt và quả là cái trái. Mấy con nhìn thấy loài thảo mộc cây trái không? Cây cam thì nó cho ra trái cam là quả. Mà trong trái cam nó có nhiều cái hạt trong đó, nó là quả, các con hiểu chưa?

Các con đâu có ngờ được một con người chúng ta còn sống, mà chúng ta đã sinh ra nhiều người và nhiều con vật. Tại sao vậy? Các con thấy một cây xoài nó còn sống đó, mà nó ra quả ra trái, thì nó lên biết bao nhiêu cây con? Bởi vì nhân quả sinh ra chứ đâu phải do con người sinh, ông trời, ông Phật nào sinh ra chúng ta đâu? Mà do nhân quả sinh ra chúng ta. Mà từ những hành động thiện ác, nó sẽ tương ưng, nó đi tái sinh, chứ chúng ta có đi đâu. Cho nên con thấy cái cây đu đủ, nó còn sống sờ sờ, nó ra một nùi trái vậy, mỗi trái trong đó nó cho bao nhiêu hạt? Rồi cây đu đủ còn sống, mà những cái hạt này nó lên thành những cây đu đủ con. Nghĩa là không có đất trồng hết nó đâu. Nhờ nắng gió, nhờ cái duyên không đủ, nó mới tan hoại, nhờ côn trùng cắn nó mới chết. Có phải không? Thì chúng ta sinh ra cũng như vậy. Nhiều khi cái từ trường chúng ta phóng ra cái ác hay cái thiện, nó tiếp tục tái sinh làm người, làm vật. Nó cũng bị những duyên tan của nó, nó cũng bị chết yểu, chết non. Cũng như bây giờ, mình có người mới ở trong bào thai đã chết non. Rồi mới sanh ra một bữa rồi chết. Rồi sinh ra ba; bốn bữa hoặc một tháng gì đó cũng chết. Rồi ba, bốn năm nó biết chạy biết đi, nó chạy ra kia xe đụng chết, có không? Các con thấy nó chết bất đắc kỳ tử. Mà cỡ nó không diệt như vậy thì không biết bao nhiêu là con người con vật không? Đủ loại chết, chứ đâu có phải là không.

Đó là duyên hợp và duyên tan. Nó hợp thì nó thành, nó không đủ phước thì nó tan. Bởi vì ở đây mình sống, mình làm rất nhiều điều ác.

Ví dụ như bây giờ mình bắt con cá mẹ, mình để lại bầy con, hoặc mình bắt bầy con, thì con cá mẹ nó cũng thương con. Nó khổ sở chứ đâu phải nó không biết thương con? Vì vậy mà khi mình bắt cá mình ăn, mình bắt gà mình ăn, tất cả các loài động vật mà mình ăn thì đó là cái nhân quả ác của nó chứ. Thì những cái con vật sinh ra để trả cái quả của nó, thì cái nhân quả làm sao chúng ta chạy khỏi. Bởi vì cái đạo luật của nhân quả không có một người nào mà tránh khỏi nó được. Nó công bằng công lý, không ai lo lót, không ai hối lộ nó được đâu. Dù là ông Phật lơ mơ làm cái nhân quả thì nó cũng lôi đầu xuống nó phạt, chứ nó không có tha đâu. Không có ông Thần, ông Thánh nào mà được hết. Cho nên chúng ta biết quy luật nhân quả mà. Vì vậy khi nào học cái lớp Chánh Kiến thì chúng ta học về nhân quả thảo mộc trước. Để chúng ta hiểu rằng một cái trái thì nó có nhiều hạt, mà nhiều hạt thì nó sinh ra nhiều cây. Mà chúng ta học nhân quả, chúng ta mới biết rằng có cây này trái ngọt, có cây kia trái chua, có cây nọ trái đắng, có cây trái cay. Cay, đắng, ngọt, bùi, tức là tính chất của nhân quả, là như vậy. Cho nên tính chất của nhân quả có thiện, có ác mà nó đâu có làm sao mà nó toàn thiện được. Cho nên nhân quả là như vậy. Chúng ta học chúng ta mới thông suốt, chứ không học làm sao thông suốt được.

(42:51) Bây giờ nói nhân quả thì các con cứ nhớ rằng mình làm cái gì đó, thì nó sẽ có cái kết quả xấu hay tốt là nó do thiện ác mà thôi. Mấy con thấy hiểu như vậy là hiểu chung chung, chứ chưa có thâm sâu. Cho nên phải học rồi người ta giải thích cho mình nghe, mình hiểu, mình mới biết được cái thâm sâu của nhân quả. Khi mình thông suốt được cái lý nhân quả rồi, cái đạo đức nhân quả như thế nào. Mình học xong rồi, cái gì mình cũng hiểu. Cho nên mỗi sự kiện mà xảy ra làm cho tâm mình phiền não thì mình lại hiểu nhân quả, nên mình không có phiền não, có phải tại mình hiểu, cho nên mình không còn đau khổ nữa chứ gì? Tự nhiên học thông suốt rồi thì cái tâm mình nó không giận hờn, phiền não ai nữa hết, nó không lo lắng trước hoàn cảnh, trước tai nạn của gia đình mình. Tại vì nó hiểu, cho nên nó không có buồn, nó không có khổ. Còn các con không hiểu thì nó xảy ra tai nạn gì thì mấy con buồn, mấy con khổ, tai nạn giao thông mấy con cũng đau khổ. Con đi học chiều chưa thấy về thì mấy con ngồi trông ngóng, không biết giờ này sao mà nó chưa về, không biết là xe đụng hay ai bắt cóc nó rồi. Các con thấy tự các con lo lắng đủ thứ chuyện hết. Còn các con thấy nhân quả, các con nghĩ nhân quả, mà có gì đâu mà lo. Do mình hiểu như thật rồi mấy con không còn lo nữa, không biết thì tức, nó lát nó đi chơi với bạn bè nó sách cặp nó về thì "Trời ơi! Tao chờ mày gần chết". Mà nếu học nhân quả thì coi thường. Nhưng không có nghĩa là để cho con mình đi chơi vậy, không cần biết, nhưng mà tâm mình lúc bấy giờ đâu có lo lắng. Có phải hiểu nhân quả thì đâu có lo. Bởi vì thấy nhân quả rồi thì khi con về thì nhắc "Mai mốt con đi học đừng về muộn như vậy, làm cho cha mẹ chờ đợi". Đó mình nói với nó vậy, nó ngọt ngào "Đi học về nhớ đúng giờ, đừng có về trễ". Đi đâu cũng vậy. Khi nào hứa giờ nào về thì mình về, đừng có đi quá như vậy. Cái người mà người ta chưa hiểu nhân quả thì người ta lo lắng, không biết tai nạn gì xảy ra thế này, thế khác. Làm cho người ta dao động, tâm người ta khổ. Vì khi mình vui chơi, mình không biết ở nhà người ta khổ như thế nào.

Thì mình đem cái đó mình nói cho con mình. Dạy con: "Mai mốt đừng như vậy, giờ giấc đúng giờ. Học xong thì con về. Trong nhà ba mẹ không có lo. Còn con đi chơi mà con về trễ giờ, làm ba mẹ lo. Không biết nó xảy ra tai nạn như thế nào? Làm sao mà mẹ không thương con? Cho nên từ nay về sau con đừng có đi chơi về trễ nữa. Mẹ không phải không muốn cho con đi chơi, nhưng con đi chơi đừng có làm cho ba mẹ buồn khổ, thương nhớ con". Đó mình dạy con mình như vậy, thì nó ngọt ngào, mà nó nghe nó thấm. Nhiều khi đứa con nó quỳ xuống, nó xin lỗ:_."Mai mốt con không đi chơi vậy nữa. Con không làm cho ba mẹ khổ nữa"._ Hướng dẫn cho cả con cái của mình. Khi người mẹ tránh nó nhẹ nhàng, một cái lời trách thương yêu, cho nên nó rất hối hận. Và đồng thời khi mà được đọc sách Đạo Đức, thì ngay đó nó sẽ quỳ xuống, nó xin lỗi mẹ: "Con từ nay về sau không bao giờ làm cho ba mẹ buồn nữa". Từ đó con mình nó rất là hạnh phúc mấy con. Còn mình dạy con như thế nào: "Chứ bây giờ mày đi chơi, mày đi luôn đi, đừng có về cái nhà này nữa". Hồi đó mình nuôi nấng mình chăm bẵm nó, mà khi gặp mặt thì đuổi luôn. Vì vậy sau này nó đi đâu nó giấu, vì nó sợ mình giữ lắm. Đánh nó thành ra nó sợ, đứa con mình nuôi mà mình lỡ đánh nó.

Nói như Thầy dạy nó có một cái tình mẹ con, có một cái tình thương của người mẹ. Cho nên từ đó con mình nó trở thành một đứa con tốt.

(46:37) Sách Đạo Đức Gia Đình Thầy viết Thầy sẽ ra đời. Thầy dạy mấy con từng chút. Cha mẹ dạy con như thế nào, con cái đối xử với cha mẹ như thế nào? Như hành động mà nó quỳ xuống nó xin lỗi mẹ, xin lỗi cha. Đó là cái hành động đạo đức của đứa con, đã vô tình, mình làm cha mẹ mình buồn. Cha mẹ chăm lo cho sự tốt đẹp của gia đình. Những cái điều kiện mà Thầy nói đây, ngày mai mấy con sẽ học. Mấy con có gia đình thì mấy con phải học, học để mà chúng ta biết, chúng ta giáo dục con cái chúng ta. Chứ bây giờ nhiều khi chúng ta giáo dục chỉ là la mắng, mà chúng ta chưa biết được những cái như vậy. Nói chung chúng ta cũng biết, nhưng chúng ta chưa có hiểu, mà chưa có áp dụng vào cuộc sống được. Còn bây giờ mình học xong thì mình áp dụng.

Thì mấy con chờ đợi khi nào mà Thầy về đây Thầy mở lớp, thì mấy con sẽ học. Từ trẻ em nhỏ cũng được học, tới người già cả cũng học, mấy cô lớn tuổi học để làm chủ bệnh, làm chủ chết có khỏe không?

Đó, hôm nay Thầy tóm tắt lại Phật pháp như vậy đó. Chứ đừng có nghe ba cái ông Đại thừa, mà vô chùa gõ mõ, tụng kinh với cầu siêu, cầu an. Ông nội ai dám rước mấy con không? Một bụng tham, sân, si, một bụng phiền não đau khổ, chết mà còn nhớ con nhớ, nhớ cháu. Làm sao mà ai dám rước mình về đó. Có phải không? Rồi mấy con không tập cái đời sống của một chư Phật, làm sao mấy con sống được. Người ta ăn ngày một bữa, lên đó ai mà dọn cơm cho mấy con ăn ba bữa. Cũng như bây giờ mấy con ở Việt Nam mà đi qua Mỹ sống, mấy con phải tập sống như người Mỹ mới được chứ. Sáng mà mấy con tà tà ngồi quán này quán kia, thì bên Mỹ nó có làm cái điều đó không? Giờ làm việc là nó vắng hết luôn, nó vô trong phòng nó làm việc hết, đường xá không có người đi. Còn đến giờ nó về, thì đầy đường xá hết. Còn mình thấy giờ này, còn ngồi quán, ngồi lều ở trong đó. Có phải không mấy con? Đời sống ông Việt Nam khác, mà đời sống Mỹ nó khác. Mà giờ mình sống không giống đời sống Mỹ thì có ở nước Mỹ được không? Đâu có được, nó khó vậy đó. Còn huống hồ là một cõi Cực Lạc. Trời đất! Mấy con tưởng đó. Cho nên việc làm mấy con vào chùa là không có đúng cách, nó sai. Mấy con cứ suy ngẫm xem có phải không? Trời ơi! Bụng mình còn tham, mà mình chết rồi, con cái mình nó tụng cho mình đi về đó, chắc gì mình về đó được, chắc tao cũng không muốn về đâu. Các con cứ nghĩ đi, về đó các con ăn một bữa, các con chưa tập, các con làm sao? Thôi tao không chịu về đâu, về đó ăn một bữa chết tao. Về đó người ta bắt ăn chay nữa, không ăn thịt cá như thế này. Tụi bay cầu cho tao về đó, chắc tao chết. Phải không? Thầy nói mấy con cứ nghĩ coi có phải không?

Cho nên các con làm không đúng. Cha mẹ mình còn muốn ở thế gian, mà mình muốn đưa ông bà đi cái chỗ đó, làm cho ông bà bằng lòng không? Mà cứ tưởng tượng thì nơi đó là hạnh phúc. Trời đất ơi! Hạnh phúc sao các con tập sống như Thầy chưa? Nếu sống được như Thầy thì mấy con cầu Phật, chư Phật rước về đó thì được. Mà chưa sống được như Thầy, về đó sao được. Khi Thầy làm Phật, Thầy sống có ba y, một bát, sống không có nhà cửa, không có gia đình. Chứ còn có gia đình con cái, tao bỏ, tao đi, tao thương nó gần chết. Mà mình ngồi đây, mà mình nhớ con, nhớ cái thì mình làm sao? Nếu có linh hồn thì chắc chắn điều đó không được.

(50:02) Cũng như bây giờ mấy con xuất gia, mấy con vô chùa mà mấy con cứ chạy về hoài, mấy con thăm viếng hoài thì, trời đất ơi! Xuất gia cái kiểu này sao được. Nó không hiểu mấy con. Vô chùa tu rồi thôi chứ về nhà thăm con cái làm sao được, sao làm cái chuyện kỳ lạ vậy được. Con hiểu không? Phải hiểu như vậy mới biết được những cái các con làm hiện giờ như cầu siêu, cầu an là nhảm nhí, là không thật. Không thật mà cứ làm tốn tiến chứ đâu có phải không tốn kém. Bây giờ cha mẹ chết rồi, làm đường rước hai chục, ba chục ông thầy đến đó trai Tăng cúng dường, làm rềnh rang. Hết năm triệu, mười triệu vẫn làm. Mình thương cha mẹ mình, mà để cho mấy ông này hợp nhau, để cho linh hồn được siêu sinh Cực Lạc. Các con hiểu điều đó không? Các con hiểu điều đó. Lòng thương mấy con là đúng nhưng cái việc làm của mấy con nó sai, nó không có lợi ích. Làm gì có linh hồn mà đi mua quần áo bằng giấy vàng mã mang đốt. Đốt rồi mặc cái gì được? Mất tiêu, sắm nhà sắm cửa. Trời đất ơi! Biết mất tiền rồi, mấy người đó có lấy được cái nhà đó mà sài không? Đốt hết rồi còn tro để mà hốt mà xài được không? Khói đốt thành cái nhà được sao? Mấy con tưởng tượng gì kỳ lạ vậy? Rồi khi chết rồi lại mâm cao cỗ đầy, tưởng mấy người đó linh hồn họ về, họ hít cái đó mà ăn sao? Mấy linh hồn có ăn cái đó được không? Mình có thân này thì mình mới ăn. Còn không còn thân này, thì ăn làm sao? Mấy cái đồ này là đồ của người có thân ăn, chứ đâu phải để cho linh hồn ăn. Ví dụ như có linh hồn thật thì phải ăn cái thứ khác, chứ đâu phải ăn cái thứ này. Linh hồn thì nó phải ăn thứ khác, thứ mà không có hình ảnh, còn đồ ăn của mình là có hình ảnh. Người ta là thứ không hình ảnh, thì người ta phải ăn thứ không hình ảnh. Mấy con phải hiểu chứ bởi vì cái linh hồn nó đâu có hình ảnh đâu cho nên nó phải ăn cái thứ khác. Mình phải suy tư, mình phải hiểu biết, chứ không khéo người ta nói cầu như vậy vong linh mới lên được Cực Lạc, phải cầu như vậy mới được bình an. Mình không chịu suy nghĩ, người ta nói sao mình làm vậy. Cho nên nó biến dần mình mê tín mà còn dị đoan nữa, rồi hao tốn tiền bạc. Nhiều khi người ta bảo mình ngồi thiền, mình cũng ngồi thiền xếp bằng sao cho cực. Ức chế tâm cho không có niệm khởi. Trời đất ơi! Nếu nó không có niệm khởi, nó không phân biệt nữa. Nó thành cái gì con biết không? Nó thành cái cục đá chứ sao. Các con thấy cục đó, gốc cây nó có suy nghĩ không? Trời ơi! Nhờ tôi suy nghĩ tôi mới biết thiện ác, tôi mới là con người. Nếu tôi thành gốc cây cục đá, thì tôi tu làm cái gì. Mà bây giờ tôi không biết gì hết, ép buộc nó đừng có nghĩ ngợi, ngồi đây mà vô phân biệt, đừng có phân biệt cái gì hết, thì như vậy mới là Phật. Trời đất ơi! Ông Phật mà như vậy thì ông Phật làm gì đâu? Cho nên cái suy nghĩ mấy con người ta dạy mình như vậy là sai. Tại mình không chịu suy nghĩ, nó chắc chắn là mình tưởng. Ngồi đây mà tâm không niệm, chắc nó hết tham, sân, si rồi chứ gì, nó sẽ giải thoát rồi chứ gì? Nhưng mình có tới chỗ đó chưa? Mà chính ông Thầy dạy mình cũng chưa có tới chỗ đó nữa, nhưng mà ông tới chỗ đó, bắt đầu ông điên. Các con thấy không?

Cái người điên họ có nói giống mình đâu. Họ nói tầm bậy, tầm bạ, họ nói lắp bắp trong miệng, hộ rồi lát họ cười một mình. Trời đất ơi! Kỳ lạ vậy mình tu riết là mình thành ra điên khùng hết, mấy người mà quyết tâm tu để đạt được đến cái chỗ không có niệm là họ bị điên. Các con không thấy.

Còn những người mà tu chơi, tu thường thường, thôi thì nó không hết niệm, nó đâu có điên. Bởi vì nó còn niệm thì mình ngồi đây, nó có vọng tưởng, thì mấy người đó chưa điên. Còn mấy người tới chừng hết niệm rồi đó, thì mấy người đó điên.

(53:52) Hiện tượng bây giờ người ta tu thiền nhiều lắm, người ta điên nhiều lắm chứ không phải ít. Thầy đi ra đường Thầy thấy thỉnh thoảng lại có một người điên, thỉnh thoảng lại thấy một ông điên. Trời! Râu tóc xồm xoàm giống như mấy ông tự tại vô ngại, không có còn ngon. Cái thế gian này mấy ông không cần biết nữa. Cho nên mấy ông đi đi dục mắc cười, không biết cười cái gì, rồi cứ đi đi vậy, rồi ông nói lắp bắp trong miệng, không biết ông nói cái gì mình ông. Rồi ông lại ông nói chuyện với mình, ông hỏi đâu trên trời không biết gì hết. Thầy không biết là con người ở hành tinh nào tới.

Cho nên chúng ta là con người trên hành tinh này, là ý thức của chúng ta đối xử với nhau thân thiện, không làm khổ mình, khổ người. Chứ không phải chúng ta là con người hành tinh ở đâu mà đến đây điên khùng. Những người đó được vào nhà thương điên nhiều lắm mấy con. Vô trong coi họ nói chuyện có mình họ. Nhiều khi mình đứng vô cái họ ôm mình, họ khóc sướt mướt, mình thấy cũng thương mà không biết họ khóc cái gì, mình cũng chẳng biết. Đấy mấy con thấy tu như vậy là mấy con hại. Cho nên ở đây cần có một sự hiểu biết rất là thực tế bằng cái ý thức của chúng ta là đừng có diệt nó, diệt nó là chúng ta còn cái gì, chúng ta giống như người trong giấc mộng chứ gì. Như người mộng du, đi mà có biết gì đâu. Các con hiểu điều đó không?

Vì vậy mà chúng ta theo Phật giáo, đạo Phật dạy chúng ta bốn cái sự thật của kiếp người, chứ không phải chúng ta ngoài cái sự thật đó. Còn nói Cực Lạc là ngoài cái sự thật của kiếp người rồi, nó đâu có thật, nó đâu có nhằm nhò gì với chúng ta. Bởi vì cõi đó, nó ở đâu đó, mà mình ở đây, cõi người mà nói chuyện cõi nào. Như vậy là không có đúng sự thật.

Cho nên hôm nay ở đây nghe Thầy nói rồi, thật sự có nhiều người mấy con tới chùa, họ bảo sao về mấy con làm vậy không có chịu. May là có Thầy đến đây, Thầy nói cho biết đó, chứ nếu không có Thầy. Mấy con cứ nói là Thầy chùa nói đúng lắm đó. Nó có cõi Cực Lạc đó, mình ráng mà vô cúng dường cho nhiều, mà mục đích tới lúc đó mình chết họ đưa mình tới chỗ Cực Lạc. Có phải không? Thầy nói trúng tâm mấy con, ráng mà làm công quả. Mà giờ mình không có tiền mình vô mình quét sân chùa, giẫy cỏ, nhổ cỏ làm cho sạch sẽ chùa. Nhờ công quả đó mà mình chết được ông chùa tụng kinh đưa về cõi Cực Lạc, cho nó khỏe hơn chứ ở thế gian này cực.

Nhưng mà cõi đó không có ai tới, không có người nào tới hết. Ông Thầy, ông tụng kinh vậy, ông cũng chưa biết ông đó có siêu sinh Tịnh Độ không nữa. Có đúng không mấy con? Ông cũng chưa biết đâu. Ông biết làm sao mà ông còn ăn thịt chúng sinh? Ông biết làm sao ông còn tham, sân, si? Ông biết làm sao ông còn ở nhà to cửa lớn.

(56:44) Đức Phật dạy người tu sĩ cạo bỏ râu tóc, cái đầu này cạo trọc, đắp áo cà sa, cái áo phải xấu, vải thây ma, vải thô xấu, chứ không được vải bóng tốt như các bây giờ Thầy mặc đâu. được mặc ý áo đẹp đâu. Ở đây mặc đẹp lắm. Cho nên đó cũng là một cái sai. Ngày xưa đức Phật nhuộm vải đã bó thây ma, vải thưa đó kết lại làm 1 cái tấm chăn lớn như cái chiếu rồi quấn quanh mình cho kín cái thân mình, chứ không phải may áo, may quần vậy đâu. Đây là mấy Thầy Đại thừa mặc áo này này. Mấy con thấy mấy sư mà đi theo Thầy đó, mấy người vấn cái y đó, y đó là còn đẹp đó. Còn cái ý của đức Phật, ngày xưa lượm vải bỏ xấu lắm. Cho nên đắp áo cà sa là áo xấu, không có còn trang điểm đẹp nữa đâu.

Sống không có nhà cửa, ở ngoài gò mã, cội cây, không có nhà cửa riêng của mình đâu, không có gia đình, không có vợ con, coi như là xả hết, thiểu dục tri túc, đời sống chỉ còn 1 cái bát để ăn cơm mà thôi. Ăn cơm ở bên Ấn Độ thì ăn bốc. Còn Thầy bên đây còn cái muỗng. Bởi vì mình ăn bốc không có quen, chứ lẽ ra ăn bốc được là đỡ khỏi có mang thêm cái muỗng, bớt được chút nào là giải thoát chút nấy. Cho nên Thầy còn có cái muỗng múc cơm ăn, ăn rồi có cái bát thôi, uống nước trong đó, rồi rửa cái bát lau sạch, bỏ vào trong cái túi mang đi, giống như người lính có cái ba lô với cây súng thôi. Các con thấy không? Đời sống của người tu sĩ là như vậy, chứ không có cất chỗ này, chỗ kia. Lệnh đi là phải đi, chứ không có ở chỗ đó nữa, cho nên nó không dính. Chứ bây giờ Thầy ở chùa này, nó có cái tình cảm với cái chùa này, nó dính. Muốn đi, nó không rời được. Còn cái đời sống du Tăng người ta rày đây mai đó, người ta không có ở một chỗ như vậy là người ta không có bị tình cảm với cái chỗ ở. Như vậy mới gọi là giải thoát chứ. Do đó mà đời người ta mới thấy thanh thản, an lạc, vô sự. Và đồng thời người ta không lo lắng chuyện thế gian.

Thầy nói câu chuyện như thế này. Một hôm đức Phật đi khất thực, đến chỗ hóa duyên độ chúng đó đi qua chỗ một ông nông dân đang cày ruộng, thì ông nông dân đó mới nói với đức Phật rằng: "Thôi ông đi về đi cày ruộng với tôi, chắc có ăn. Chứ ông đi xin không ai cho ông đâu. Ở cái xóm này tôi biết người ta không bố thí, người ta không cho ông đâu". Ông Phật làm thinh, không nói gì hết, ôm bình bát đi xin. Quả đúng cái xóm này người ta chưa bao giờ biết tôn giáo, biết Phật giáo, nên người ta không cho, không sớt bát gì hết. Khi đức Phật đi về ngang qua chỗ ông nông dân, ông chạy lên coi có ai cho gì không, nhưng thật sự mở bình bát ra thì không có hạt cơm, hột cháo gì hết. Ông nói: "Tôi nói ông không có nghe lời tôi, tôi biết cái xóm này mà. Họ không cho ông đâu. Ông đừng có đi, vậy mà ông cứ đi. Thấy cái bình bát ông không. Bữa nay ông chết đói rồi". Thì ông Phật ông nói làm sao mấy con biết không? Ông nói: "Ta đâu cần ăn thứ này, thứ này bất tịnh, ta đâu có cần. Ta về ta ngồi thiền, ta vẫn sống, ta đâu có cần ăn". Khi mà ta ngồi thiền cái lỗ chân lông của ta nó thu nhập những chất bổ ở trong không khí mà nó sống. Đâu cần phải nhai nuốt nó cực. Còn mấy ông ăn, mấy ông phải nấu nướng, phải nhai nuốt, nó mới cực. Còn ta có cần nhai nuốt đâu. Tự cái lỗ chân lông ta, khi mà ta ngồi thiền nó hấp thụ cái chất bổ ở trong không khí. Nếu mà cái cây kia, cái cây nào, cái vật gì không có không khí nó sống được không? Cái cây cũng không sống được, như vậy rõ ràng trong không khí nó có chất bổ, nó có cái sự sống trong đó. Mà ông này, ông chơi, ông ngồi thiền, nó trực tiếp ngay liền, nó thu cái chất bổ, nó thanh tịnh. Phải không? Còn mấy người lòng vòng đi qua cái bất tịnh để nuôi cái thân, mấy người còn phải nhai nuốt. Ta đi xin không có nghĩa là ta ưa những cái này đâu, ta biết nó bất tịnh. Nhưng vì ta thương chúng sinh, người nào cho ta một nắm cơm là ta nợ người đó. Cho nên ta dạy người đó tu, thì người đó nghe. Còn nếu ta không nợ, thì ta nói người đó không nghe”. Đó mấy con thấy không? Cũng như Thầy uống ly nước rồi, Thầy nợ con ly nước, nên Thầy nói các con nghe. Còn Thầy không nợ thì các con nói: "Cái ông Thầy ông nói gì vậy. Ăn ngày 1 bữa khổ gần chết. Tôi ăn 3 bữa sướng. Tôi không theo ông đâu". Tức là Thầy không có nợ con. Con hiểu không? Thầy có nợ con thì con nói"Như vậy là giải thoát. Chứ ăn ngày có một bữa. Ông đi xin, ông có làm gì đâu. Còn mình bây giờ phải làm mà ăn ngày 3 bữa hao tốn nhiều thời gian, tiền bạc". Trời đất ơi! Cuộc đời mà chỉ phục vụ có ăn uống, coi chừng chết có làm gì đâu". Đó có phải không? Các con ngồi suy nghĩ vậy. Các con thấy tu hành như vậy, lợi ích quá. Nhờ cái ly nước này mà con nghĩ được vậy. Mà nếu không có ly nước này, con nghĩ khác đó.

Cho nên các con biết, có bao nhiêu người, người ta nghĩ khác, mà người ta không được giải thoát không? Cho nên Phật hóa duyên để độ chúng, xin cơm họ để ăn, để tạo cái duyên cho người đó có nợ với mình trong bát cơm, để rồi dạy họ mới nghe, chứ đâu phải dễ. Luật nhân quả cũng như vậy chứ. Có nợ với nhau mới nói được, không nợ nhau làm sao nói được.

(1:02:02) Cho nên hôm nay Thầy về đây là tại vì Thầy nợ mấy con từng bát cơm từ kiếp trước chứ đâu phải không nợ, hôm nay mấy con ngồi đây, ngày xưa mấy con cúng dường Thầy. Có phải không? Bây giờ mới gặp Thầy, Thầy mới dạy đạo đức cho mấy con để mấy con được giải thoát đó. Còn không có duyên thì làm sao gặp được. Các con thấy bây giờ xe cộ chạy biết bao nhiêu người ngoài đường không? Họ có được nghe Thầy nói không? Tức là họ đâu có sớt bát, đâu có cúng dường Thầy một bát cơm đâu, một ly nước đâu. Có đúng không mấy con? Cho nên giờ họ cứ chạy ngoài đường chứ họ đâu có vô đây được. Thầy nói các con suy ngẫm, có đúng không? Có nợ, có duyên thì mới gặp nhau. Cũng như bây giờ các con có gia đình này. Con cái vợ chồng đều có duyên nợ với nhau, mới gặp trong một nhà chứ bộ, khi không có người nào chạy vô nhà mình nói được. Con hiểu không? Mình sinh con ra ít ra mình cũng có duyên nợ với nó. Nó vay nợ, nó mới làm con mình, chồng mình cũng vậy. Tại sao ông này không ưng, mà sao ông nọ ưng mình. Đó là duyên nợ với nhau. Cho nên hồi đó tôi nợ cái ông uống rượu chè. Hồi tôi gặp ông, thì ông không uống rượu chè, mà tới chừng sống chung với tôi ông sanh cái chứng kỳ lạ là ông uống rượu chè. Ông đánh chửi tôi hoài. Trời ơi tôi khổ với ông chồng này ghê gớm! Phải không? Đó là cái nợ của mấy con mà mấy con phải trả. Chứ ai điên gì đi kiếm ông chồng rượu chè say sưa mấy con. Họ sanh ra vậy để cho mình trả cái nợ chứ có gì đâu. Nhưng mấy con biết nhân quả rồi, mình vui vẻ mình trả nợ. Rồi mình giữ tám cái giới luật của Phật, thọ Bát Quan Trai, mình ước nguyện rằng cái nhân quả này sẽ được chuyển. Lần lượt ông không còn uống rượu nữa. Ông thương vợ, ông thương con lắm. Mình có khuyên ông đâu, khuyên ông chửi mình đó, chứ đừng có nói.

Cho nên mấy con cứ lấy Phật pháp mà mấy con chuyển cái nhân quả của mấy con chuyển. Thầy nói trái cam chua, người ta ghép lại, người ta bỏ phân vô, thì trái cam nó sẽ ngọt có đúng không? Tức là chuyển nhân quả đó. Lấy nhân quả thảo mộc, mà chúng ta biết, chúng ta tu tập là chúng ta sẽ chuyển được nhân quả. Mấy con hiểu chỗ đó chưa? Thầy nói là cả một sự thật, có cái nào mấy con thấy lời nói không thật không? Thầy nói rất đúng, không có cái gì mà Thầy nói sai. Mấy con suy ngẫm lời Thầy nói. Thầy không có dạy mấy con mê tín, mơ hồ, trừu tượng, mà Thầy nói có chứng cứ hẳn hoi. Tại sao Thầy nói nhân quả chuyển được? Bằng chứng là Thầy nói cho mấy con. Là cây cam mà có trái cam chua chuyển thành trái cam ngọt. Trái xoài chua, chúng ta chuyển thành trái xoài ngọt, chúng ta làm được. Thì nhân quả phải chuyển biến chứ đâu phải nhân quả cố định.

(1:04:47) Ví dụ như nhân quả đến với Thầy là Thầy phải trả cái quả là xe đụng chết, nhưng mà Thầy hiểu biết rằng Thầy sẽ bị đụng chết, thì Thầy sẽ sống như thế nào mà chuyển được cái nhân quả, thì xe đâu có đụng Thầy được. Không lẽ Thầy biết là cái xe đó nó đi tới kia, nó bị xuống đèo nó chết chung nhau. Không có lý nào Thầy biết mà Thầy nhào lên cái xe đó Thầy ngồi. Tại vì Thầy không biết, Thầy mới lên cái xe đó Thầy ngồi. Chứ Thầy biết như vậy, rồi thì Thầy đâu có điều gì Thầy trèo lên đó Thầy ngồi, làm sao Thầy chết. Có phải không? Tức là Thầy chuyển nhân quả. Mà Thầy muốn được biết như vậy là Thầy phải sống toàn thiện, không còn tham, sân, si. Thầy mới biết. Chứ bụng mấy con còn tham, sân, si làm sao mấy con biết được. Bởi vì cái màn vô minh của tham, sân, si nó che đậy là mấy con không thấy được. Còn Thầy hết tham, sân, si rồi. Cho nên Thầy thấy được, nên nhân quả làm sao tác động được Thầy. Mặc dù trước kia Thầy tạo cái tội, Thầy bẻ giò ếch, Thầy làm thịt ếch, Thầy cắt cổ nó, Thầy bẻ giò nó, thì Thầy sẽ bị xe đụng gãy giò. Nhưng mà Thầy tu, tâm Thầy hết tham, sân, si rồi. Cho nên Thầy biết xe kia đụng Thầy gãy giò, thì Thầy điên gì nhào lên mà ngồi cái xe đó cho nó đụng cho Thầy gãy giò. Con hiểu không?

Còn mấy con không biết vì mấy con còn tham, sân, si, thì mấy con nhào lên xe, mấy con bị trả nghiệp chứ làm sao? Cho nên bây giờ mấy con sống thiện, mấy con sẽ chuyển. Còn mấy con chưa trọn vẹn, thì mấy con chưa biết, nhưng nó chuyển. Thay vì gãy giò mấy con ngồi trên xe lăn, thì trái lại mấy con chỉ bị xây sát nhẹ thôi, chứ không có đụng xe đâu. Mấy con thấy nhiều người xe đụng mà không chết, chỉ xây sát da thịt sớm máu chút ít thôi, không có gì. Còn có người bị chết, có người gãy chân đi nằm nhà thương mấy con. Hẳn nhiên đó là nhân quả, mà sao người đó được vậy? Thầy nói tai nạn máy bay thôi rớt xuống bao nhiêu người chết mà lại có người sống. Thì mấy con biết cái người đó họ đã chuyển nhân quả của họ như thế nào? Họ chuyển bằng cách họ sống thiện. Nếu mà họ sống ác, thì họ cũng tiêu đời rồi, đâu còn sống mà được như vậy được. Các con hiểu không?

Cho nên tai nạn giao thông xảy ra như vậy, có người sống mà có người chết, có người gãy chân, có người gãy tay. Các con hiểu điều đó. Cho nên cái sự thật của nhân quả. Nếu mà thấu suốt với nhân quả thì không còn lo lắng gì hết. Mà tu đúng là mấy con chuyển được nhân quả. Vì chuyển nhân quả nên bây giờ mấy con làm chủ sự sống chết của mấy con. Đó là mấy con chuyển nhân quả của mình, làm chủ được nhân quả rồi. Tức là mấy con đã đứng ra ngoài vòng quy luật của nhân quả.

(1:07:33) Một người tu theo đạo Phật thì nói đơn giản là làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Làm chủ sinh, già, bệnh, chết tức là ra khỏi quy luật của nhân quả. Nhân quả không còn chi phối được. Bây giờ nhân quả làm sao mà sai cái ông đó được. Ông thấy cái vật đó đẹp, ông đâu có ham muốn thành ra nhân quả làm sao mà chuyển ông được. Có phải không? Người ta chửi ông, ông không giận thì nhân quả làm sao chuyển ông được. Ông hết tham, sân, si rồi. Còn mấy con bây giờ còn tham, sân, si. Đụng tới mấy con là mấy con tức giận liền, thấy cái đó đẹp mấy con ham liền.

Như vậy một người tu, mục đích người ta làm cho hết tham, sân, si. Mà hết tham, sân, si thì tâm niệm này nó phải thanh thản, an lạc, vô sự. Nó còn niệm này niệm kia thì tức là còn tham, sân, si, chứ có cái gì. Mà bây giờ mình cứ ức chế tham, sân, si mà không biết xả nó, thì mình cũng lọt vào cái thế giới khác rồi, thì mình là yêu ma rồi. Vậy mà mấy con ham tu, coi chừng mấy con bị lừa đảo những cái pháp sai. Cuối cùng cuộc đời mấy con không giải thoát, mà mấy con điên khùng.

Trái lại người tu đúng người ta ngồi chơi như người bình thường. Mấy con thấy Thầy cũng giống mấy con, có khác mấy con chút nào không? Mà sao Thầy lại làm chủ được, sinh, già, bệnh, chết. Mà Thầy ăn ngày một bữa, Thầy ít ngủ. Tại sao Thầy làm được? Còn mấy con ngủ li bì, mà còn ham ngủ, lười biếng nữa chứ.

Không người nào hơn đúng không? Mấy con thấy Thầy cũng như mấy con. Mà Thầy hơn mấy con chứ Thầy đâu có thua mấy con. Mà con người ai cũng làm được, chứ đâu phải riêng Thầy. Nhưng tại các con không biết mà thôi. Mà biết rồi, mà mấy con không tu, để cho trôi lăn ở trong cái nhân quả như vậy. Rồi tiếp tục tái sinh luân hồi. Quá uổng mấy con! Một đời người đâu phải dễ. Lỡ mấy con chết rồi, mấy con sinh cào cào, châu chấu, rồi làm sao mấy con tu. Được thân người này là khó. Mà bây giờ có thân người này, mà mấy con không ráng tu. Đức Phật nói "Con người là duy nhất", nghĩa là duy nhất có con người mới tập được. Mấy con thấy con nhái, con các, con ếch, con gà, con chó, v.v…​ Nó có tu được không? Nó biết cái gì mà tu? Nó biết ăn, biết đá lộn, biết giành giật nhau ăn, chứ nó biết cái gì? Còn con người mình biết, mà mình còn tranh giành, giành giật với nhau, mình ăn như vậy thì đâu phải là con người. Cho nên đức Phật dạy chúng ta biết thương yêu, biết san sẻ nhau từng giọt mồ hôi nước mắt cho những người bất hạnh.

Đó là cái điều tốt, cái điều con người làm, chứ con vật nó dễ gì làm được. Nó thấy con chó kia gặm miếng bánh mì thì nó chạy lại nó ỷ mạnh, nó giành giật liền, nó ăn. Chứ nó để cho con chó kia ăn sao? Con chó yếu thì chỉ ngó lơ láo thôi.

Thầy nói đó là sự thật, chúng ta không phải là loài động vật mà là con người. Mấy con thấy bây giờ mình có chồng, mà mình đi gian díu với người khác, đó loài động vật chứ đâu phải con người. Con người là phải biết thương nhau, biết chung thủy với nhau. Như vậy mới là hạnh phúc gia đình chứ. Tại sao có chồng rồi lại đi kiếm người khác, có vợ rồi lại đi kiếm người khác? Tại sao vậy? Làm cho gia đình mình tan nát. Con mình nó cũng bơ vơ, nó rất là đau khổ.

Đó là hạnh phúc gia đình ở chỗ đó. Đạo Phật dạy chúng ta không có tà dâm. Tức là chung thủy với nhau. Xây dựng hạnh phúc gia đình của mình, phải một vợ một chồng thương nhau. Chứ đâu phải trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng, ép buộc người ta là phải có một chồng thôi, chồng chết thì chờ chồng nuôi con, chứ không được đi tái giá, làm cái gì mà ép buộc người ta dữ vậy. Người phụ nữ người ta cũng là con người, phải bình đẳng với nhau chứ. Tại sao có những đạo đức gì kỳ lạ vậy? Các con thấy đạo đức Nho giáo nó vậy đó, nó bắt buộc cái kiểu đó. Ông vua thì biết bao nhiêu vợ, còn phụ nữ thì không cho người ta lấy chồng khác. Nó có công bằng không? Thầy không chấp nhận điều đó.

(1:11:11) Đối với Thầy, đúng góc độ đạo Phật thì bình đẳng như nhau, nhưng chúng ta có chồng, có vợ là phải chung thủy, không có được chửi lộn nhau, không có được phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Đạo đức của đạo Phật ra đời để đem lại hạnh phúc cho mấy con nhiều nhất. Mấy con sẽ an vui trong cái gia đình và trật tự xã hội. Không có ai giật của ai, giết người bằng cách này, cách khác.

Đó là hôm nay Thầy dạy Thầy nói về phương pháp tu tập. Hồi nãy Thầy dạy mấy con nghe rồi chứ gì. Ráng mà tu tập "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Đó là chân lý giải thoát của con người. Các con hiểu chưa? Cách thức đuổi bệnh, cách dùng cánh tay đuổi bệnh. Các con đẩy lui bệnh đi được, đẩy xe chạy được thì phải bệnh được chứ. Cũng cánh tay mấy con chứ gì. Các con thấy tuyệt vời. Phải không? Phải ráng mà lo tu tập, không có pháp nào hơn pháp Phật. Sống không làm khổ mình, khổ người, đẩy lui bệnh, làm chủ sự sống chết đó là đạo đức chứ gì? Đạo đức không làm khổ mình. Nó khổ là đuổi nó đi, "Ở đây tao không để cho mày khổ, tao có đạo đức mà". Mình không làm khổ ai hết, biết thương yêu tha thứ những lỗi lầm của những người khác thì như vậy là hạnh phúc rồi. Cực Lạc ở đây chứ không có đâu xa, Thiên Đàng ở chỗ này đừng có cầu ở chỗ khác.

Các con thấy, ông Phật đâu phải ông tu ông thành Phật. Ông ngồi trên đó ông làm ông tượng ở trên đó. Ông đâu có muốn làm cái chuyện đó, làm cái chuyện đó, ngồi đó mệt, ông sống như bao nhiêu người khác. Các con thấy cái tâm thanh thản. Khi các con chết cái tâm thanh thản, an lạc nó khắp cùng vũ trụ này. Nó có ngồi, có đi, có đứng đâu đâu, có sướng không. Nó thanh thản mà nó đâu có tham sân, si. Cho nên nó không tái sinh, nên nó ở đây chứ ở đâu. Nó đâu có mất đi đâu. Như Phật Thích Ca đã hai ngàn năm trăm năm nay, ông tịch rồi, nhưng mấy con vào thanh thản, mấy con nói tôi muốn gặp Phật Thích Ca này, thì ngay đó mấy con thấy Phật Thích Ca liền. Mấy con vào coi ông ốm hay là ông mập là biết. Chứ đâu phải cái hình tượng mà mập ú vậy mấy con. Trời đất ơi! Ông Phật ông ăn ngày có 1 bữa, mà ông mập quá trời. Các con cứ đến chùa coi cái mặt ông Phật nó mật ú, nó mặt như ông nhà giàu, có nhiều ông Phật như đứa trẻ búp bê vậy đó. Ông Phật mà tròn vo. Ông Phật gì mà lạ hoắc. Ông Phật ông ra lệnh tất cả đệ tử phải cạo đầu tóc hết, thế mà ông Phật trong chùa thì tóc quăn queo. Trời đất ơi! Có giống cái giới luật của ổng không. Ít ra ông là Phật, ông phải làm gương cho chúng tôi, ông phải cạo đầu chứ. Sao ông bắt tụi tôi cạo đầu, mà ông để tóc ông trang điểm cho đẹp, có đúng không mấy con?

(1:13:46) Thầy nói thật. Ông Phật mà kiểu Đại thừa Thầy hỏi Thầy chất vấn ông, là ông Thầy phải làm gương, ông phải cạo bỏ râu tóc đàng hoàng, chứ ông để tóc cái kiểu này, mà ông bảo tụi tôi cạo đầu, thì tôi không chịu đâu. Vậy đạo Phật cạo đầu chứ đạo Phật mà để tóc sao? Có phải không mấy con? Mấy con phải lý luận chứ. Thầy của mình trò phải giống Thầy, Thầy phải giống trò, chứ tại sao Thầy khác mà trò khác. Đâu có được. Dạy đạo đức mình phải có cái đức hạnh, mình mới dạy đạo đức. Mình không có đức hạnh, mình dạy đạo đức người ta không có được không?

Thầy ăn ngày ba bữa, mà Thầy dạy mấy con ăn ngày 1 bữa, mấy con chống liền đó chứ. Có đúng không? Bởi vì cái gì mình cũng phải làm gương. Cho nên mấy con thấy cái hình Phật không đúng mấy con.

Có một bài kinh như thế này "Trong mùa an cư kiết hạ. Tất cả chư Tăng đều ở trong một khu rừng. Trong lúc đó thì cư sĩ người ta làm cơm trưa, người ta mang đến, người ta sớt bát” chứ các Tăng và Phật không đi khất thực như bình thường. Bởi vì kiết hạ an cư mà. Người ta đâu có đi ra ngoài được, cái luật của người ta như vậy. Cho nên cư sĩ nấu cơm rồi đem sớt bát. Hôm đó có một vị cư sĩ đem cơm đến sớt bát, thì khi đi trên con đường, đi ngang qua chỗ Phật ngồi dưới gốc cây đó, vì đức Phật ngồi tu dưới gốc cây mà. Thì đức Phật lấy cái y chùm cái đầu mình, chắc là bị muỗi, vì ở trong rừng mà. Theo Thầy nghĩ chắc là trời lạnh hoặc như thế nào đó, chắc chắn là ở bên Ấn Độ thì trời lạnh hơn, nhưng mà chắc là bị muỗi, cho nên bịt cái y như vậy, để cho muỗi đừng cắn, để ngồi thiền. Thì nghe đi sạt sạt, thì đức Phật mới giở cái y ra. Ông ta dòm thấy cái đầu trọc và nhìn ông thấy gương mặt của đức Phật, ông ta mới nói: "Đây là GôTaMa", mới đi lấy cơm sớt bát cho đức Phật. Đó! Là cái bài kinh đó xác định là đức Phật cạo đầu, chứ đâu có để tóc như mấy ông thờ. Đây thờ ông Bà La Môn nào chứ đâu có phải ông Phật. Các con hiểu không?

Qua cái bài kinh này đức Phật xác định đức Phật cạo bỏ râu tóc, chứ đâu có để tóc mà lồm xồm như thế này. Vậy mà bây giờ ở trong chùa họ thờ cái ông gì đây, cái ông Bà La Môn nào đó chứ sao để tóc dữ tợn vậy. Có đúng không mấy con? Nếu không đọc cái bài kinh này, làm sao xác định được. Và đồng thời Thầy tu rồi Thầy thấy được hình ảnh Phật, tượng Phật, nhưng mà Thầy nói ai tin. Bởi vì chùa nào cũng thờ có tóc hết. Thầy nói ông Phật cạo tóc thì cứ tin. Nhưng nhờ cái ông Phật này thì thấy ông Phật cạo tóc, thì bây giờ mình thờ, mình đem ông Phật cạo tóc xuống thì nó mới đúng. Chứ để như vậy là trật.

(1:16:18) Mà ông Phật ông ốm, ông ăn này có một bữa, làm sao ông mập được. Còn ông này bắt buộc ông phải nhịn ăn mới được, ông Phật thờ trên chùa bắt nhịn ăn một tháng thì nó mới ốm lại được, nó mới giống ông Phật thật.

Bởi vì đức Phật là một bậc vĩ nhân, một ân nhân của con người. Ngài đưa ra bốn cái chân lý, dựng lại tám cái lớp học đạo đức, ba cái cấp học đạo đức. Là một ân nhân cho loài người, giúp cho con người sống không còn đau khổ nữa, được giải thoát. Thế mà chúng ta không biết hình ảnh của đức Phật là người như thế nào? Bây giờ ở trong chùa thờ chỗ này, thì cái mặt như thế này. Chỗ khác lại thờ cái mặt như thế khác. Trời đất ơi! Ông Phật nhiều mặt quá vậy. Cho nên bây giờ nó sai rồi, mình đáng trách. Tại sao cái người đương thời của Phật mà không biết, không ghi lại hình ảnh của một vị vĩ nhân, một ân nhân của nhân loại để cho con cháu chúng ta ngày nay biết được?

Cũng như bây giờ Thầy ngồi đây Thầy nói ngày mai Thầy dựng lại cái nền đạo đức của Phật giáo. Phỏng chừng những quý vị này không chụp hình Thầy, không quay phim thu băng, không vẽ hình Thầy, thì ngày mai các con cháu chắt, mấy con trách, mấy con đương thời. Tại sao không ghi lại các cái hình ảnh của một người đã dựng lại cái nền đạo đức nhân bản, nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người. Bây giờ tụi con biết sống được hạnh phúc như thế này mà bây giờ không biết cái hình ảnh của các vị đó như thế nào? Có phải không? Bây giờ mặt Thầy như thế này, mà tới chừng đó vẽ cái mặt Thầy một đống, cứ tưởng tượng ra Thầy mà vẽ, ai vẽ cũng được.

(1:17:59) Thành ra mấy con khi nhìn hình đức Phật nó lệnh lạc lắm. Lẽ ra cái hình đó nó được ghi vào cái thời đức Phật còn sống cho đến hôm nay trải qua bao thế hệ con người, bao nhiêu thế kỷ, mà từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, không biết ông Phật ra làm sao? Mà cứ theo đạo Phật, nghe ông Phật thì ai cũng thích, nhưng mà không biết ông Phật ông ra làm sao. Cũng như nghe ông cha của mình, mà chưa từng biết mặt ông cha. Cũng như Thầy bây giờ không có ra đây, mấy con đọc kinh sách Thầy, mà thấy hình, không biết có phải vậy không nữa. Có phải không? Bây giờ Thầy ra đây, Thầy ngồi đây, trước mặt Thầy nói chuyện với mấy con là mấy con thấy thật. Có ai mà không thấy, mà Thầy đi ở xứ nào bây giờ ở trong đầu mấy con cũng có hình ảnh Thầy trong đó thật, nhưng mấy con diễn tả ra, người ta sẽ không tin mấy con đâu. Cái hình Thầy mập, chứ đâu có ốm như vậy. Mấy con đã thấy cái hình Thầy hồi còn trẻ nó khác, phải không? Bởi vì vô thường mà, cái luật vô thường mà. Còn bây giờ Thầy ốm, Thầy khác. Thầy già rồi, tám mươi tuổi rồi. Còn hồi đó Thầy mới có bốn mươi tuổi. Lấy hình bốn mươi tuổi ra so với hình tám mươi tuổi, làm sao giống được. Các con hiểu chưa?

Thôi bây giờ Thầy nói vậy, mấy con ráng nhớ giữ cái pháp mà Thầy dạy, mà tu tập. Có dịp Thầy về Thầy dạy mấy con đạo đức tiếp. Đi vào cái chương trình giáo dục thì mấy con sẽ giải thoát hoàn toàn. Còn bây giờ các con giải thoát, nhưng mà giải thoát phần nào tốt phần nấy. Mấy con không tu thì thôi, đã tu là có giải thoát liền. Giữ tâm thanh thản là giải thoát chứ gì? một giây, một phút thêm nữa thì hai phút, ba phút, năm phút, mười phút, nhưng mà hơn nữa thì phải chờ Thầy, chứ hơn nữa thì chưa được. Thầy chắc chắn là mấy con tu hơn nữa không được đâu. Từ một giờ, hai giờ, ba giờ thì mấy con chưa làm được, chờ đợi Thầy sẽ đến, mấy con sẽ Tăng được thêm nữa, rồi Tăng tới mười hai giờ đồng hồ (Nhất Dạ Hiền) thì mấy con sẽ đủ Tứ Thần Túc, làm chủ được sự sống chết của mình.

Phương pháp đơn giản vậy, nhưng các cụ già nhớ tập: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Lúc mà cơ thể sắp chết rồi, các vị đừng có nhớ thương, đừng có lo cho ai hay nhớ gì cả, phải bỏ xuống hết, thương nhớ bỏ xuống hết. Các pháp là vô thường, bỏ xuống như lời Thầy dạy, để tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Khi ra đi nó không tái sinh nữa. Các cụ không tái sinh, chứ tái sinh khổ lắm. Một đứa bé nằm ở trong bụng mẹ chật chội. Khi sinh ra thì đau đớn, rồi ba, bốn năm nằm ở trên đó, bò trườn lăn, rất là khổ. Ăn thì có mẹ đút, bú thì có mẹ cho bú. Còn không tắm rửa thì nằm ở trên cái chất dơ bẩn. Khổ lắm mấy con, đừng để cho tái sinh nữa. Nhớ lời Thầy dạy: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự" là không tái sinh. Mà không tái sinh thì sống cùng chư Phật. Bởi vì mình thanh thản, thì mình sẽ tương ưng với Phật. Mình sẽ về với Phật chứ sao? Mấy con nhớ chưa? Mấy cụ lớn tuổi nhớ lời Thầy dặn. Thầy chỉ giúp đỡ cho mấy cụ bằng cách chỉ cho mấy cụ sống để không tái sinh nữa. Đó là Thầy đem lại sự bình an cho mấy cụ, chứ không khéo các cụ lại tiếp tục đi tái sinh, mà con cháu không ai mà cứu được mấy cụ đâu. Khổ lắm mấy con. Nhớ lời Thầy dạy chưa?

Còn mấy người trẻ, đừng có nói, vô thường nó cũng tới đó, ráng mà tu tập. Những lời Thầy dạy là những lời vàng ngọc đó, đem lại hạnh phúc cho mấy con đó, cố gắng mà tu tập. Mà rảnh rỗi hồi nào tập hồi nấy. Tập được một phút tốt một phút, hai phút tốt hai phút. Bởi vì một phút vẫn giải thoát được một phút, mà hai phút vẫn giải thoát được hai phút. Cụ thể, rõ ràng. Khi thanh thản, an lạc, vô sự, thì có gì buồn rầu đâu, mà không giải thoát. Có phải không mấy con? Nhớ kỹ, giữ gìn dùm Thầy, rồi sẽ gặp Thầy.

Thôi đến đây Thầy xin chấm dứt, Thầy sẽ đi vào trong kia nữa.

(1:21:44) Phật tử: Bạch Thầy! Chúng con là Phật tử Thanh Hóa, nhưng mà chúng con vẫn đi Đại thừa nhiều, mà bây giờ tìm được cái pháp của Ngài. Chúng con cũng rất vui sướng, để được học hỏi. Bởi vì chúng con cũng đi chùa chiền cũng nhiều, đi cũng rất nhiều nơi mà chưa ai dạy bảo được như Thầy. Kể cả các Hòa thượng, Thượng tọa ở trong chùa cũng vậy. Bây giờ chúng con gặp được Thầy thì chúng con cũng được mở mang trí tuệ.

Con bạch Thầy là có người biết chữ và có người không biết chữ. Mà chúng con vẫn nghe những lời Thầy dạy, Thầy giáo huấn để chúng con học theo. Thì hôm nay các cụ đây cũng muốn hỏi Thầy nhiều, mà không có thời gian. Các cụ muốn hỏi: "Sau này các cụ đi thì Thầy có độ được các cụ không ạ?” Các cụ đang hỏi ạ.

Trưởng lão: Thầy chỉ dạy các cụ đó là Thầy độ các cụ đi đó chứ, đi trong thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là các cụ đi trong cái trạng thái đó, là gặp Phật, gặp Thầy chứ gì? Thầy đang ở trong thanh thản, còn đi chỗ nào được?

Phật tử: Con hỏi là các sư ở chùa ai cũng giữ chức vụ là Hòa thượng, Thượng tọa rồi mà còn đang ăn mặn mà dạy chúng con tu hành thì có được không ạ?

Trưởng lão: Không được.

Phật tử: Chúng con là người tại gia mà ăn chay trường hai mươi năm nay. Và chúng con cũng trường kỳ là bảy ngày không ăn, không uống, không ngủ. Và chúng con hiện nay cũng thọ Bát Quan Trai theo của Ngài, là cũng được một tháng hai ngày ạ. Chúng con cũng thực hành như Thầy dạy ạ.

Thì trong này chùa chiền, mà Đại thừa cũng nhiều nên nói thì chưa ai tin mấy ạ. Cũng có người phản đối lại. Chúng con tha thiết khẩn cầu Thầy đã về đây, đã nói cho chúng con được nghe chương trình học theo cái giáo pháp của Ngài. Bạch Thầy! Ở trong này cũng đang đi cái chùa chiền nhiều, vừa rồi cụ này và chú này cũng thọ Bát Quan Trai, nhưng lại thực hiện không đúng trong sách của Thầy, về nhà con nó lại nói này nói nọ. Cho nên đã đi chùa thọ Bát Quan Trai mà lại còn ráng ăn nhẹ một bát cháo, trưa ăn cơm rồi tối ăn nhẹ một bát cháo. Như thế chúng con thấy là chưa đúng ạ.

Thầy thấy con mấy hôm nay cũng mỏi mệt lắm rồi, con cũng đi ra Hà Nội chờ Thầy năm, sáu ngày nay rồi. Thầy về đây chúng con cũng đã tích trần nhiều lắm. Mà chúng con cũng tha thiết khẩn cầu được đi con đường chân chính. Thanh Hoá chưa đủ duyên ạ, như hôm qua Thầy về ở trên kia giảng cho chúng con nghe cũng không dám giảng cho chúng con nghe con đường đúng và sai. Nhưng mà công an huyện, công an xã họ đến, không có vấn đề gì xảy ra. Như hôm qua con cũng không ở trên nhà nhưng con cũng cố gắng con xuống đây tối hôm qua để con nghe Thầy nói. Bởi vì, thân con không cửa, không nhà, không tiền, không bạc nhưng vướng nợ trần có hai đứa con mà chồng thì cũng mỗi người mỗi nơi.

(1:26:09) Con ăn trường chay hơn hai mươi năm trời mà con con cũng tha thiết khẩn cầu con đi con đường chân chính mà con mộ đạo cực kỳ. Nhưng con cũng chưa đến chùa để con dâng tiền cho, con chưa đến chùa để mà con xin một cái vấn đề gì. Mà con gặp được cái pháp của Thầy thì con cũng chưa học hỏi được bao nhiêu cả, con cũng rất thích nghe cái pháp này và (1:26:48 không nghe rõ). Con bạch Thầy có nhiều câu muốn hỏi lắm ạ.

Đệ tử của Trưởng lão: Thì hôm nay thời gian cũng ngắn, anh Trọng có gì muốn trình bày cứ nói ạ.

6- CÚNG DƯỜNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP

(1:27:25) Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Bổn Sư Thích Thông Lạc Như Lai Phật.

Kính bạch đức Trưởng Lão. Hôm nay tất cả các Phật tử chúng con ở tại tỉnh Thanh Hóa, đã đủ duyên lành gặp được đức Trưởng Lão, thì chúng con xin pháp tâm thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Xin Trưởng lão bố thí cho chúng con được pháp danh.

Và con xin thay mặt cho tất cả các Phật tử ở Thanh Hóa xin thỉnh đức Trưởng Lão từ bi gia hộ cho tất cả các Phật tử chúng con, chỉ dẫn cho chúng con được tu tập để giải thoát khỏi con đường tà kiến của ngoại đạo đã ẩn núp trong thân tâm của chúng con từ lâu cho đến nay do giáo pháp Đại thừa thâm nhập vào trong tâm của chúng con. Hiện nay vẫn đang còn nhiều cái tư tưởng sai lạc. Chúng con vẫn còn theo kinh sách của Đại thừa, mà chúng con hiện nay chưa thoát được cái tư tưởng đó. Chúng con hôm nay được nghe đức Trưởng Lão đã chỉ dẫn chúng con về đạo lý làm người, sống không làm khổ mình, khổ người. Nhưng mà thời gian có hạn Thầy phải đi nhiều nơi, thì hôm nay chúng con cũng xin đảnh lễ Thầy. Và xin để lại cái danh sách các Phật tử chúng con được thọ Tam Quy Ngũ Giới và xin Thầy cho pháp danh cho chúng con. Và hai nữa chúng con cũng xin dâng Thầy để Thầy in tống kinh sách ạ.

Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy cũng nói như thế này, Thầy gửi lại cái tiền này cho mấy con. Bởi vì Thầy thuyết pháp chứ không phải bán pháp. Mà Thầy cho mấy con, mấy con cất đi. Khi nào mà Thầy in kinh sách, thì chừng đó mấy con sẽ góp với nhau. Thầy sẽ giao ở Thanh Hóa này. Thầy sẽ xin phép những cuốn sách như vậy, Nhà nước cho phép rồi, Thầy giao trọng trách cho mấy con sẽ trả tiền cho nhà in, in ra. Coi như cái phần này là phần danh dự.

Phật tử: Con kính bạch Thầy, đại chúng có xin Thầy nhận số tiền này để in sách ạ. Bạch Thầy đây là công đức của chúng con được về mai sau ạ. Tha thiết bạch Thầy nhận cho chúng con ạ.

Trưởng lão: Thầy cứ đến đâu Thầy cũng nhận tiền vậy, Thầy không muốn. Thầy muốn đến đây, Thầy cho các con pháp, mà Thầy có bán pháp đâu. Mà Thầy thấy ở Hà Nội cũng vậy. Người nào đến cũng cúng dường, Thầy thấy như vậy là không đúng. Nó cũng là thói quen của Đại thừa mất rồi.

Phật tử: Bạch Thầy! Không phải như thế đâu ạ. Chúng con không nghĩ như thế đâu ạ.

Bây giờ con cũng xin bạch Thầy, cái khu vườn của con hiện nay con đang làm đó. Thì cái tư tưởng của con cũng có một cái mong cầu từ trước khi nhận đất, và sau khi nhận đất rồi, con cũng mong muốn làm cái nơi an dưỡng cho mọi người tu tập. Thì trong khi làm, sức của con cũng không có, bản thân của con cũng có một mình, không vợ, không con. Trước khi nhận đất thì cũng có nhiều người giúp con, cũng có tâm nguyện để có được cái nơi học được chánh pháp. Và cũng là cái nơi mọi người hướng về nương tựa, để tu tập. Thì hiện nay con đã nhận khu đất đó cách đây năm năm rồi. Trong việc này con có tâm nguyện là mong muốn làm sao cho mọi người có cái nơi tu tập. Các Phật tử chúng con cũng tha thiết mong được các Thầy thừa kế và hướng dẫn cho chúng con con đường tu tập, để thoát khỏi cái con đường đau khổ. Thì con cũng xin Thầy từ bi thương lấy tất cả chúng con đang đắm đuối trong biển trần luân hồi sinh tử, không có người hướng đạo cho chúng con. Thầy về đây hôm nay con cũng xin bạch Ngài.

Hiện nay là có một số các Phật tử trước đây đã, cũng đã phát tâm góp tiền cho con (1:31:56 không nghe rõ). Thứ nhất là tập trung vào làm cái khu vườn, cái thứ hai là một số phật tử góp tiền vào ấn tống kinh. Tức là (1:32:15 không nghe rõ) bởi vì các phật tử ở đây cũng rất là khó khăn với máy móc cũng không được hiện đại để giao nhiều nơi. Hôm nay chúng con gặp được Thầy chúng con xin tha thiết xin Thầy từ bi hướng dẫn cho tất cả chúng con. Ở đây có những người già yếu không thể đi được, kinh tế cũng khó khăn, đi đường tốn kém, chúng con ước nguyện mong Thầy trong cái chuyến đi này vì thời gian rất là ngắn vì thế xin Thầy từ bi chỉ cho chúng con pháp tu ngắn nhất cho chúng con đi theo đó để mà tu học.

(1:33:15) Trưởng lão: Rồi thôi được rồi, Thầy đã dạy mấy con rồi, còn cái vấn đề mà lập thành cái khu để mà tu tập nó không phải là cất cái chùa mấy con. Như hồi nãy Thầy nói là cái khu an dưỡng.

Bây giờ Thầy cần phải xin phép, ví dụ như bây giờ Thầy xin phép ở trong thành phố Hồ Chí Minh ở trong miền Nam, có cái giấy phép thành lập khu trung tâm an dưỡng từ thiện Chơn Lạc.

Do đó, Thầy sẽ xin về đây con có sẵn đất sẽ xin mở cái chi nhánh của trung tâm. Bởi vì Thầy có cái giấy phép của trung tâm rồi, xin cái chi nhánh thì người ta sẽ cho. Người ta cho rồi thì con hay hoặc là phật tử nào cúng dường miếng đất một mẫu, hai mẫu hay ba mẫu Thầy lấy đó Thầy sẽ cất những cái ngôi nhà cho mấy con có cái chỗ mấy con về an dưỡng để mà tu học. Đó là cái duyên.

Bây giờ Thầy lo cho có giấy phép còn không có giấy phép thì không làm chỗ nào được hết. Các con hiểu chưa? Bây giờ có đất bao nhiêu mấy con cúng dường Thầy cũng không nhận đâu. Bởi vì nhận mà Thầy không làm gì được Thầy nhận để làm gì? Vì vậy mà mấy con có tâm nguyện thì mấy con để đó chờ cái duyên thì Thầy nhận.

(1:34:20) Còn bây giờ về việc in kinh sách như thế này, Thầy nói như thế này để cho mấy con thấy rằng: Ví dụ như Thầy viết một tập sách như thế này, bây giờ mình phải xin phép Nhà nước. Bởi vì mình không xin phép Nhà nước thì phổ biến đó là sai. Cho nên, mình là người dân mình phải sống cho đúng pháp luật của Nhà nước.

Ở đây một số phật tử họ làm như thế này, Thầy chỉ gửi cho họ và họ làm như thế này. Đây là ở ngoài Hà Nội họ làm, họ mướn in mà không có xin phép, Thầy không có bằng lòng chuyện đó đâu.

Đối với Thầy, là một công dân trong một nước thì phải thi hành pháp luật. Thầy chỉ viết cho mấy con đọc thôi chứ không được làm như thế này. Vì tha thiết sợ người khác không có sách cho nên quý phật tử người ta làm cái này chứ Thầy không đồng ý.

Khi nào mà Thầy đưa cuốn sách này cho nhà xuất bản, ban Tôn giáo người ta duyệt, người ta cho phép thì mình có giấy phép mình mới đem mình in.

Bây giờ mấy con ở trong khu Thanh Hoá này mấy con góp được năm triệu, mấy con in năm triệu thôi. Thay vì mấy con in cuốn sách này hai mươi triệu mà mấy con góp có năm triệu thôi. Mấy con lam ăn vất vả, cực khổ làm sao mấy con được hai chục triệu? Thầy sẽ xin phật tử chỗ khác Thầy cho mấy con mười lăm triệu.

Đồng thời cuốn sách được in này thì để cái tổ Bát Quan Trai mấy con ở đây do mấy con làm ra, Thầy trợ giúp cho mấy con thì coi như mấy con phật tử ở Thanh Hoá đã in được cuốn sách này.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói hôm nay Thầy đến đây không phải là Thầy đi thuyết pháp mà mấy con cúng dường. Thầy đem pháp Thầy trao cho mấy con để mấy con sống được an vui, đem lại hạnh phúc cho mấy con.

Cho nên, mấy con đem mà cúng dường như thế này coi như là Thầy bán pháp các con hiểu chưa? Thầy không bán pháp mà Thầy cho pháp. Mấy con cúng dường ngang như thế này là trao đổi mua bán, không đúng. Cũng như Thầy trao cho mấy con cuốn sách này thì mấy con gửi tiền để cúng dường kinh sách thì Thầy bán kinh sách bằng hình thức khác, không đúng mấy con.

Bây giờ không có cuốn kinh sách nào khác, mấy con góp nhau một đồng, hai đồng, một ngàn, hai ngàn rồi mấy con mới gửi Thầy để Thầy in ấn kinh sách thì Thầy nhận liền. Chứ bây giờ Thầy đem kinh sách cho mấy con, mấy con cúng dường Thầy là Thầy không nhận. Tại vì như vậy là buôn bán qua một góc độ khác.

Đại thừa khôn khéo lắm mấy con, bán cái kiểu này nó còn hơn bán ở ngoài chợ. Trao cho mấy con mỗi người một cuốn sách, không lẽ mấy con lấy cuốn sách mấy con để hai chục, ba chục, ít ra cũng năm chục, một trăm.

Thầy nói bán sách cắt cổ bằng hình thức. Thầy không chấp nhận cái điều đó.

Phật tử: Thầy dùng tiền này để lo cho Phật pháp. Thầy ăn ngày một bữa nên đây là Thầy đang giúp đỡ cho chúng con đấy ạ. Thầy hoan hỉ nhận đi ạ.

Trưởng lão: Bởi vậy Thầy sẽ dạy cho các con từ cúng dường cho đến cung cách, Thầy dạy cho các con tất cả cái nào đúng, cái nào sai chứ không khéo mấy con làm trật. Thầy có bổn phận phải dạy cho đúng chánh pháp của Phật mà. Cho nên, đức Phật dạy cúng dường, bố thí đúng chánh pháp như thế nào?

Cho nên, đức Phật giảng rõ ràng. Còn đây Thầy thấy hầu hết là mấy con không hiểu cho nên đi từ Nam ra Bắc hầu hết đều cúng dường theo kiểu Đại Thừa. Mấy con thấy rằng tâm mấy con tốt thật nhưng cái hành động đó là hành động trao đổi mấy con.

(1:38:06) Mấy con thấy Thầy nói đúng không mấy con? Cho nên, quý Thầy họ lợi dụng sự trao đổi đó mà họ làm tiền phật tử một cách rất đau lòng. Thầy nói thật sự tại sao trong chùa chỗ mà phát kinh ấn tống tại sao lại bán kinh? Mấy con vô thỉnh cuốn kinh nào họ bán chứ họ cho mấy con không?

Đó là ngay trong chùa có cái chỗ phòng bán kinh đó, phòng phát hành kinh của họ đó. Cho nên, ở đây Thầy nói rằng Phật pháp không phải là bán Phật, bán Pháp. Phật pháp là phải ban cho mọi người.

Vì đạo Phật là đạo từ bi thương xót mọi người chứ không được đi buôn bán như vậy. Vậy mà cái hình thức như vậy Thầy không chấp nhận mấy con. Thầy phải nói thẳng, nói thật để cho mấy con hiểu rằng Thầy là một cái người tu như vậy mà Thầy còn tham tiền, tham bạc sao mà Thầy đi trao đổi như vậy. Đem hết sức lực của Thầy nói để đem lại cái nền đạo đức cho mấy con sống, mấy con giải thoát là mấy con dâng lên cúng dường Thầy chứ Thầy đâu cần gì tiền bạc mấy con.

Thật sự Thầy không cần, bây giờ mấy con cúng dường Thầy, Thầy giao cho một người cư sĩ họ cất, họ chi phí, in kinh sách làm gì thì làm Thầy không biết. Thầy không biết trong này là bao nhiêu Thầy không cần biết đâu. Thầy là người không danh, không lợi, không nghi ngờ một người nào hết. Người nào làm ác thì tội chịu chứ Thầy không nghi ngờ. Bởi vì nghi là khổ, đó là đối với Thầy.

Thầy nói cho mấy con biết một người tu như Thầy nó mới là một người giải thoát thật sự. Mấy con nhìn lại đi coi có phải Đại Thừa không mà Thầy lại nói một điều mà Thầy sống như Đại Thừa sao mấy con? Thầy không giống như Đại Thừa đâu.

Thầy thành thật đem cái chánh pháp của Phật, đem cái đạo đức để mà dạy cho mấy con, mấy con sống được hạnh phúc đó là Thầy mừng. Thầy đem lại sự an vui cho loài người ở trên hành tinh này. Thầy là người Việt Nam, Thầy đem lại cho dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam sống an vui là một thí điểm cho thế giới.

(1:40:09) Cái này là một sự thật cho mọi người chứ không phải của riêng ai hết. Đó là Thầy nói như vậy, hôm nay thì Thầy xin nhận, thật sự ra thì mấy con chưa biết. Sau này mấy con cúng dường khác, không có cúng dường như thế này, hiểu không?

Bây giờ Thầy xin nhận, con đưa lại cho Minh Tâm cất cái này để sau này in sách hoặc là làm việc Phật sự gì. Hoặc là ví dụ mấy con xin phép được Thầy nói Minh Tâm bỏ tiền cất những cái nhà thất trên đất của mấy con để cho phật tử người ta về đây để mà người ta an dưỡng. Các con hiểu không?

Thôi bây giờ Thầy xin từ giã mấy con, hẹn mấy con trong một ngày mà Thầy đứng lớp dạy mấy con. Lúc bây giờ chắc Thầy chín mươi tuổi rồi. Một ông già lụ khụ.

Phật tử: Bạch Thầy! (1:41:11 không nghe rõ)

(1:42:55) Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói như thế này, con cứ lập thành cái khu vườn, đừng có cất nhà cửa gì trên đó hết. Chừng nào có giấy phép Thầy sẽ vẽ cái đồ án, đường xá trên khu đất đó như thế nào, nhà cửa cất khu nào cho người già, khu nào cho người trẻ, khu nào cho tăng, khu nào cho ni.

Còn bây giờ thì thôi đừng có làm gì hết, cứ lo trồng tỉa, sinh hoạt cho có kinh tế trên cái khu đất đó. Còn phật tử có tâm cúng dường trợ giúp con thì con sẽ mượn họ, con làm con trả họ. Đừng có nên vay họ để rồi mình mắc nợ con hiểu không?

Cứ trồng trọt, phật tử có cho con, con mượn con sẽ đem số tiền kiếm được từ đó con trả lại phật tử. Tiếp tục con làm cái khu vườn đó để khi nào Thầy xin cái giấy phép rồi Thầy sẽ xin cái chi nhánh ở đây. Đó là cái duyên. Mọi người ở đây đều có cái ý nguyện Thầy mới về đây được. Còn mấy con không có ý nguyện Thầy không có về đây được. Các con hiểu chưa?

Cho nên mấy con tha thiết có cái ý nguyện làm sao có được cái nền đạo đức dạy cho các con hiện tại, hiện giờ và con cháu của các con còn giữ được cái này sẽ học được. Đời chúng ta sau này biết bao nhiêu con cháu của chúng ta, cái nền đạo đức có được là con cháu chúng ta sẽ thọ hưởng được cái nền đạo đức. Con hiểu chưa?

Còn về vấn đề con đừng có nói đây là chùa, đây là trung tâm an dưỡng, đây là khu an dưỡng, đừng có nói điều đó. Bởi vì mình chưa có giấy phép mình nói điều đó là mình sai. Làm cái việc mà không có pháp luật là sai. Cho nên, con làm vườn là cứ làm vườn, con hiểu không? Sinh hoạt, kinh tế, làm lụng này kia là cất giữ đó nếu có dịp thì con đóng góp với phần sức của con thôi. Còn các phật tử khi nào mà có trung tâm an dưỡng rồi thì đóng góp người hai ngàn, năm ngàn, hai triệu, ba triệu để mà chúng ta cất từng cái nhà trong đó.

(1:45:05) Hiện tại chúng ta lớn tuổi chúng ta cất khu cho người lớn tuổi. Người trẻ thì xây dựng khu trẻ. Mười cái nhà, một trăm cái nhà, mỗi nhà là một người ở. Các con hiểu không? Cũng như một cái phòng thực hiện cái sự tu tập. Cho nên vì vậy mấy con đóng góp nhau để mà tu tập đạo đức cho con cháu chúng ta sau này chứ không phải bây giờ. Các con hiểu chưa?

Thầy là người sẽ xin phép rồi Thầy sẽ chuyển về đây cái chi nhánh để cho mấy con danh chánh ngôn thuận để cho mấy con được chấp nhận rồi chúng ta sẽ dạy đạo đức. Mấy con thấy chưa? Đó là như vậy. Đừng có cất chùa chiền, đừng nói đây là trung tâm an dưỡng gì hết. Coi chừng Nhà nước không cho đó.

Phật tử: Thầy cho chúng con xin pháp danh ạ

Trưởng lão: Rồi được rồi, để về trong đó Thầy sẽ ghi vào trong cái điệp phái rồi Thầy gửi về cho mấy con.

Cho Thầy cái ly nước lớn quá, uống không hết. Mấy con lấy cho Thầy một ít thôi, nếu đổ thì phí.

Thôi bây giờ Thầy về con. Thầy còn đi qua bên kia nữa.

HẾT BĂNG