20060617-YẾU CHỈ TU TẬP
20060617-YẾU CHỈ TU TẬP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 17/06/2016
1- CHỨNG ĐẠO KHÔNG CÓ GÌ LÀ CAO SIÊU VĨ ĐẠI
(0:00) …Vì vậy mà phải sáu tháng miệt mài với cái pháp Như Lý Tác Ý cho đến khi Thầy làm chủ được bốn sự đau khổ của mình.
Còn bây giờ mấy con có Thầy, cũng như trước mà có đức Phật giảng bài thuyết pháp đầu tiên thì sau thời gian đó năm anh em Kiều Trần Như chứng quả A La Hán. Sao mà dễ dàng vậy? Và cuối cùng những người khác khi được nghe Đức Phật thuyết giảng xong thì họ cũng vậy, chứng quả A La Hán một cách dễ dàng.
Mà tại sao thời nay chúng ta cũng con người chứ đâu phải chúng ta là một cái loài vật gì khác sao? Y như người xưa, người xưa cũng có người thông minh, cũng có người u tối, thì thời nay cũng vậy. Nhưng mà tại sao người ta rồi nghe người ta chứng đạo, còn mình nghe rồi mà tu gần chết, mà tu lạc trong tưởng, mà không đạt?
Bởi vậy cho nên Thầy thấy: Khi hiểu rồi sao mà nó dễ quá, mà chưa hiểu sao lại khó quá! Mà hầu hết Thầy thấy quý thầy chưa hiểu, cho nên tu coi khó. Đi khất thực thì thấy mặt nào cũng ỉu xìu, đi cứ gầm gầm gầm gầm, không có thấy cái vẻ hân hoan gì hết! Tu thì phải hân hoan vui vẻ chứ tu gì mà coi khổ quá, khắc khổ!
Cho nên ở đây, Thầy xin đọc cái bài cho quý thầy hiểu:
Mọi người học đạo đều nghĩ chứng đạo là một cái gì quá cao siêu, vĩ đại…
Thật ra thì quý vị, ở trong não của quý vị từ lâu đến giờ người ta truyền thừa quý vị bằng cách quý vị hiểu như vậy đó. Cao siêu, vĩ đại lắm mới là người chứng đạo, chứng như Phật! Ghê quá, nghe như Phật thấy ớn quá!
Thành ra lúc bấy giờ mình thấy mình nhỏ nhoi, và mình thấy mình là, cái thời của mình là thời mạt pháp chắc tu khó lắm! Tự cái nghĩ như vậy nó cũng làm cho mình giảm đi cái hiểu biết của mình và cái sự tu tập của mình, cho nên rất là đau khổ.
Bởi vì Đại Thừa nó đã gieo vào tư tưởng của chúng ta cái khó khăn đó, cho nên bây giờ Thầy có nói gì, cởi mở gì thì quý thầy cũng thấy khó khăn. Bởi vì từ lâu nó truyền thừa một cách lâu dài, làm cho tâm chúng ta thấy quá khó, tu tập theo đạo Phật quá khó. Sự thật đâu có khó gì đâu!
Cho nên ở đây Thầy nhắc, mọi người hiện mà đang theo Thầy tu tập ở đây:
… đều nghĩ chứng đạo là một cái gì quá cao siêu và vĩ đại, nhưng sự thật không phải vậy.
Chứng đạo là sống với một tâm không bị dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu tác động.
(2:35) Các con thấy không? Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu mà không tác động thì, cái người cũng bình thường thôi, nhưng mà có dục lậu, dục lậu là gì? Là lòng ham muốn, mình muốn cái này muốn cái kia.
Bây giờ đó, mình biết nó là dục lậu thì mình làm sao mình phải theo nó? Ví dụ giờ này nó khởi muốn ăn, thì mình biết nó là dục lậu rồi chứ gì? Mình khởi thích đi lại thất kia nói chuyện thì biết nó là dục lậu rồi chứ gì? Thì dừng nó lại!
Còn không thì… kiếm người ta nói chuyện cho đã thì như vậy là dục lậu, chạy theo dục lậu rồi! Thì như vậy là nó đơn giản, rất là đơn giản. Mình ngăn, mình diệt những cái dục lậu.
Còn cái hữu lậu là những cái mình có. Rồi cái vô minh là cái không hiểu. Mà mình đã học được cái lớp Chánh Kiến rồi thì mình có minh rồi chứ, đã biết nhân quả, đã biết các pháp vô thường, đã biết các pháp bất tịnh, thì đó là mình được một số minh rồi chứ đâu phải là vô minh hết sao?
Cho nên vì vậy mà có cái vô minh lậu nào tác động được? Không có cái vô minh lậu nào tác động được. Vì vậy là ngay đó là giải thoát rồi chứ còn đòi gì, ngay đó là chứng đạo rồi, còn đòi cái gì nữa?
Đòi mấy người mọc ba đầu sáu tay sao? Hoặc là đòi phải bay lên trời, trên không ngồi xếp bằng trên trời mới gọi là chứng đạo! Chứng đạo đâu phải là thần thông? Đạo Phật đâu có dạy chúng ta!
Chứng đạo của đạo Phật là làm chủ bốn sự đau khổ. Như cô Huệ Ân, đến nay cô Huệ Ân cô cũng làm chủ được sinh, già, bệnh, chết, bây giờ cô tịnh chỉ được 15 phút hơi thở rồi!
Đó quý thầy thì chưa tịnh chỉ chứ cô Huệ Ân như mấy con nhìn, cô Huệ Ân cổ viết trong tập vở cổ trình bày cái sự tu tập, bệnh thì cổ đuổi đi, già thì bây giờ cô còn ngồi được chứ cổ có nằm liệt chiếu liệt giường đâu?
(4:25) Các con thấy, vẫn làm chủ được thân mà! Hôm đó cái lưng cổ khòm, bữa nay thì cổ đã tu tập, cổ đã thẳng được chút ít rồi, đâu có gì đâu! Rồi đây nó sẽ thẳng cũng như chúng ta thẳng thôi, có gì đâu, tại vì chúng ta không chịu.
Cho nên, pháp của Phật nó vẫn làm chủ được những sự đau khổ của kiếp người chứ đâu phải không? Mà hiện diện là chúng ta đã thấy huynh đệ của chúng ta và mọi người ở đây tu tập thật sự ra Thầy thấy, người ta làm chủ được chứ! Các thầy cũng có làm chủ được chứ đâu phải là không có làm chủ được?
Như vậy rõ ràng là pháp Phật thực tế chứ đâu phải… Như vậy rõ ràng là mình có chứng chứ đâu phải là mình không chứng? Tại sao mình không thấy cái chứng của mình mà mình cho rằng cái chứng cao siêu vĩ đại nào? Bộ ngồi đó phóng hào quang là chứng đạo sao, không phải cái chuyện đó!
Cho nên:
Chứng đạo không có cái gì cao siêu vĩ đại cả, chỉ là một tâm bình thường như mọi người nhưng không có chướng ngại nào làm cho tâm người đó chướng ngại được.
Nghĩa là bây giờ, như Thầy bây giờ ai làm Thầy chướng ngại? Có cái gì? Cho nên đối với Thầy, Thầy thấy nó quá bình thường! Trời ơi, nếu mà cỡ trước hồi đó Thầy biết người ta dạy cho Thầy, Thầy cần gì phải tu cho cực!
Nghĩa là không có chướng ngại nào mà tác động vào được. Còn hễ mình bị chướng ngại tức là mình bị ác pháp chứ gì? Cho nên Đức Phật dạy ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Mình sống hàng ngày như vậy là giải thoát rồi còn đòi hỏi gì nữa? Đó là cái cụ thể rõ ràng!
Chứng đạo không có nghĩa là chứng thần thông, mà chứng đạo chỉ là một tâm biết, một tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Chứng đạo chỉ là sống với tâm thanh thản an lạc và vô sự, lúc nào cũng như lúc nào, không bị kiềm chế, không bị bắt buộc phải tu như thế này, như thế kia.
(6:16) Nghĩa là mình chứng đạo rồi đâu bắt cái tâm mình, mà buộc mình phải tu như thế này, tu như thế (kia). Còn bây giờ mấy con thấy tâm thanh thản an lạc vô sự cứ bắt nó phải quán thân, rồi bắt nó phải đi kinh hành, bắt nó phải thế này thế kia…
Mà Thầy thường nhắc, ví như buồn ngủ mình đi mà không buồn ngủ thì thôi, mình người chứng đạo mà ăn thua gì mà sợ? Tới giờ đi ngủ rồi cứ ngủ chứ ai biểu không ngủ? Ông Phật ngày xưa ông tu rồi đến canh giữa ông còn nằm ông nghỉ kia mà, nghỉ ngơi kai mà, đâu có gì đâu? Còn nó ngủ cứ ngủ kệ nó, ăn thua gì, nó đâu phải là mình đâu mình sợ? Các con hiểu.
Cho nên, trong cái vấn đề tu tập nó quá cụ thể rõ ràng. Chứng đạo đâu phải là cái gì khó đâu. Nó đâu phải một cái chứng đạo để trở thành con người siêu việt?
Đừng hiểu một cách sai lệch của đạo Phật như vậy thì làm cho Phật pháp nó càng lệch xa, làm cho Phật pháp nó càng xa con người. Làm cho người ta thấy người ta tu không có được, làm cho nó không có gần gũi với con người. Mà đạo Phật là đạo của con người, là đạo gần với con người, cách sống của nó rất là bình thường!
Chứng đạo chỉ là sống với tâm thanh thản, an lạc, vô sự, lúc nào cũng như lúc nào, không bị kìm chế, không bị bắt buộc phải tu như thế này phải tu như thế kia. Chỉ có một điều quan trọng nhất đó là chúng ta phải quyết tâm buông xả đời sống nhân quả hiện có của chúng ta.
Nghĩa là trong cái đời sống chúng ta là đời sống nhân quả, chúng ta có quyết tâm buông xả cái đời sống nhân quả đó không? Nhân với quả. Mà có quyết tâm thì chúng ta mới có buông xả được, mà không quyết tâm thì làm sao? Ví dụ như bây giờ muốn ăn mà cứ đi ăn thì làm sao? Đó là đời sống nhân quả mà!
À nó muốn ngủ, giờ này mình chưa cho phép nó ngủ thì mình tìm cách mình đừng có cho nó ngủ, thì như vậy là mình làm chủ đời sống nhân quả. Mình muốn buông xả cái nhân quả đó thì phải làm như vậy, phải chống lại cái nhân quả đó như vậy, thì như vậy là mình giải thoát chứ có gì đâu!
2- BUÔNG BỎ CÁI BỊ SANH, BỊ GIÀ, BỊ BỆNH, BỊ CHẾT
(8:22) Mục đích tu hành của chúng ta là làm chủ sanh, già, bệnh, chết, nhưng cái gì làm cho chúng ta bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết?
Muốn hiểu điều này Thầy xin đọc lại bài kinh Thánh Cầu:
Thầy đọc cái bài kinh Thánh Cầu để cho quý vị thấy Phật dạy như thế nào?
Bởi vì chúng ta hằng sống ở trong cái nhân quả mà chúng ta không quyết tâm buông xả cho nên chúng ta bị sanh, bị cái đời sống của chúng ta, ham muốn dục lạc cái này cái kia, bị già, bị bệnh và bị chết.
Nghĩa là bị, chúng ta bị chứ không phải là chúng ta muốn cái đó đâu, chúng ta bị. Vậy thì chúng ta muốn cho mình không bị già, bị sanh, bị chết thì chúng ta phải tu tập cái gì đây? Thì trong cái bài kinh Thánh Cầu Đức Phật có nói, sau đây Thầy xin đọc lại đoạn kinh đó để cho quý Thầy thấy. Bởi vì chép nó hơi dài cho nên Thầy không có chép ra mà thôi.
“Ở đây, này các Tỳ Kheo, có người tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh.”
“Bị sanh rồi đi tìm cầu cái bị sanh” - như bây giờ đó, nó khởi là mình muốn uống ly nước hay hoặc ăn, muốn uống ly nước ngọt, uống ly nước sữa hoặc buổi sáng muốn ăn bữa cơm, thí dụ nó khởi muốn, đó là cái bị sanh đó! Phải không, cái bị sanh đó.
Thì bây giờ chúng ta lại tìm cầu cái bị sanh, là chúng ta đi lấy bát cơm hay hoặc lấy cái ly nước sữa uống, đó là chúng ta tìm cầu cái bị sanh. Đó là cái chỗ…
Rồi bây giờ chúng ta, ở đây cái câu kinh rất là rõ ràng dạy chúng ta rất rõ, chúng ta đừng có làm theo cái điều đó thì chúng ta không có bị sanh.
“… tự mình bị già lại đi tìm cầu cái bị già”
Cái bị già là cái gì? Cái ăn uống đó nó chạy theo cái dục đó đó, là bị già đó! Ở đây để rồi cái bài kinh nó sẽ giải thích cho chúng ta thấy cái nào bị già. Thầy xin đọc luôn để thấy rõ ràng:
“Có người tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh lại tìm cầu cái bị bệnh, tự mình bị chết lại tìm cầu cái bị chết, tự mình bị sầu lại tìm cầu cái sầu, tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm.
Này các Tỳ Kheo, cái gì theo các người gọi là bị sanh?
Này các Tỳ Kheo, vợ con là bị sanh…”
Thấy chưa?
“… đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sanh, dê và cừu là bị sanh, gà và heo là bị sanh, voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sanh, vàng bạc là bị sanh.”
(11:02) Nghĩa là nói chung một cái đời sống của chúng ta xung quanh hiện giờ: Nhà cửa, của cải, tài sản, ruộng vườn, đất đai là cái bị sanh hết, là bị già, là bị bệnh, là bị chết. Những cái đó đó, nó là những cái “bị” đó.
Thì ở đây Đức Phật xác định cho chúng ta thấy là nói về cái bị, cái đời sống của chúng ta là, cái đó là cái bị sanh, già, bệnh, chết. Vậy thì chúng ta buông nó ra. Vậy thì bây giờ quý vị về đây quý vị buông nó ra hết đi chứ bây giờ còn cái gì nữa không?
Thế mà trong lòng không chịu buông đó. Trong tâm chưa chịu buông nữa! Ở ngoài cái hình thức là buông hết chứ trong tâm ngồi đây chứ còn nhớ vợ, nhớ con, ngồi đây còn lo lắng không biết ở nhà nó đói khổ làm sao? Rồi ở đây không biết nhà cửa ruộng đất (của) mình không biết có ai lấy không? Giấy tờ không biết có lo làm không? Nó đủ thứ chuyện hết, nói bỏ chứ sự thật chưa bỏ!
Bỏ, bỏ dứt hẳn đó, thì nó mới được, tức là không bị già, không bị sanh. Đây là cách thức thật sự mà, tại sao chúng ta muốn làm chủ sinh, già, bệnh, chết, tại sao chúng ta không dám bỏ? Mà bỏ tới nửa chừng à, bỏ phân nửa thôi, còn phân nửa đi về, mai mốt có… chạy về!
Thật sự ra mình đã quyết bỏ là bỏ thật sạch đi, thì con đường đó là con đường chứng đạo chứ gì? Khi mà quyết rồi thì nó chứng đạo chứ gì, cho nên cần phải dứt bỏ nhân quả mới chứng đạt được.
Thì Thầy xin đọc tiếp:
“Này các Tỳ Kheo, những chấp thủ ấy bị sanh người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh.
Và này các Tỳ Kheo, cái gì theo các người gọi là bị già?
Này các Tỳ Kheo vợ con là bị già…”
Nó cũng lặp trở lại, lặp đi lặp lại, vì sao này kia, cũng lặp lại bao nhiêu đó, là sanh, già, bệnh, chết.
Nghĩa là cái đoạn kinh này đó, lặp đi lặp lại cái chỗ đó là nói bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, nó cũng đều toàn bộ là cái cuộc sống của chúng ta hàng ngày: Vợ con, nhà cửa, của cải, tài sản, heo dê, tiền bạc, đất đai, ruộng vườn, nhà cửa… tất cả những cái đó là cái bị sanh, già, bệnh, chết.
“Và này các Tỳ Kheo, có người tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh.”
(13:27) Bây giờ đó, đi ngược lại đó, bây giờ đi ngược lại, để dạy cho mình, cái kia hồi nãy thì mình bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bây giờ đi ngược lại: Cái vô sanh, cái không già, cái không chết. Bây giờ để coi thử nó cho chúng ta biết cái nào?
Thì rõ ràng là mục đích của mình, ở đây Thầy nói: Chứng đạo là làm chủ bốn sự đau khổ, chứng cái sự làm chủ bốn sự đau khổ. Mà bây giờ mình chứng được, mình hiểu được, thì cái không bị già, cái không bị chết, cái không bị sanh, cái không bị bệnh, thì mình phải làm chủ nó, mình đừng có để cho nó sai mình thì tức là giải thoát, chứng đạo chứ có cái gì?
Cho nên quá dễ, người ta nghe rồi người ta… chấp nhận cái không bị sanh, không bị già, cái vô sanh này thì tức là vô sự, chấm dứt hoàn toàn, có gì đâu?
Có gì mà phải tu, có gì mà phải thức đêm dậy khuya như vậy? Có gì mà phải cực khổ đến cái mức độ như vậy? Thầy thấy quá đơn giản, đâu có gì đâu, hiểu rồi ngay đó là tôi đã giải thoát hoàn toàn!
Hôm nay Thầy xin đọc lại cái đoạn này cho rõ ràng, đây:
“Và này các Tỳ Kheo, thế nào là Thánh Cầu?
Ở đây này các Tỳ Kheo, có người tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của sự bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn;
Tự mình bị già sau khi biết rõ sự nguy hiểm của sự bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi khổ đau, Niết Bàn;
Tự mình biết cái bệnh và cái không bệnh…;
Tự mình biết cái chết và cái bất tử…;
Tự mình bị sầu cái không sầu…;
Tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của sự ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi khổ ách, Niết Bàn.
Này các Tỳ Kheo, như vậy là Thánh Cầu!”
(15:24) Nghĩa là bây giờ mình biết những cái đó là vợ con, nhà cửa, của cái, vàng bạc, tiền của… đó là cái sanh già bệnh chết, cái bị sanh, già; cái vô sanh, cái không bệnh, không già, không chết thì cái đó đi ngược toàn bộ là không chấp nhận cái đó.
Vậy thì mình không chấp nhận, mình bỏ đi, bỏ thật sự, quyết tâm bỏ chứ đừng có tiếc, đừng có gì nữa hết, trong đầu này đừng có gì nữa hết thì ngay đó chứng chứ sao? Người ta hiểu rồi người ta bỏ sạch người ta đâu có tiếc?
Cung vàng điện ngọc, Đức Phật vì sự đau khổ của chúng sanh Ngài bỏ, Ngài không tiếc chút nào hết. Sau khi về còn có một đứa con trai, thay vì để cho nó thay thế mình nó làm vua chứ? Không! Cho cái bình bát, coi như là cái ông Phật tiệt dòng mất rồi! Rồi cái ngai vàng này bỏ cho ai đây? Ổng có tiếc không mấy con? Ông đâu có tiếc đâu! Có thằng con trai ông cho làm vua mà giờ vác bình bát đi xin ăn, mà chúng còn đánh lỗ đầu nữa chứ!
Các con thấy cái chỗ của ông Phật, ổng thấy được cái thật và cái giả của cuộc đời, cho nên cái ngai vàng là cái giả, cái giàu sang là cái giả, có gì? Đó là cái bị sanh, già, chết. Cho nên dẹp hết, bỏ ra, khi về gia đình độ cả vợ con đi vào con đường giải thoát hoàn toàn, bỏ hết, không cần thiết!
Đó là một cái gương, một cái gương rất sáng, mà cái gương rất sáng để chúng ta biết rằng tu hành đâu phải khó, chỉ cần buông bỏ cái này. Mà Thầy thấy các con buông không nổi. Tại sao mà buông không nổi? Có gì đâu? Đã học các pháp đều vô thường, tất cả đều nhân quả, duyên hợp mà thành, có gì của mình nữa đâu mà tại sao không bỏ!
(17:10) Cho nên đọc sơ cái bài kinh như vậy chúng ta biết cái gì là cái bị sanh, bị già, bị chết, chúng ta phải quyết tâm chứ! Quyết tâm để mà chúng ta không còn bị sanh, già, bệnh, chết nữa.
Cho nên hiểu được cái bài kinh này rồi thì chúng ta biết cái chỗ nào để mà chúng ta tu. Sau này quý vị đọc lại cái bài kinh Thánh Cầu: Phi Thánh Cầu và Thánh Cầu, nghĩa là chúng ta sống theo cuộc đời thế gian đó là phi Thánh Cầu, còn chúng ta sống đúng, bỏ xuống hết thì đó là Thánh Cầu.
3- TU HÀNH KHÔNG PHẢI DIỆT Ý THỨC, DIỆT VỌNG TƯỞNG
(17:45) Tu hành là một sự sống bình thường, có lý đâu lại diệt hết ý thức phân biệt thiện ác…
Ông Phật có dạy mình, xả cái đời sống của mình như vậy là có xả cái ý thức của mình không? Đâu có! Các con đọc cái bài kinh này có nghe ông Phật bảo rằng phải dừng hết cái vọng tưởng, dừng hết cái ý đâu? Mà bảo dừng, diệt những cái đó đó, cái bị sanh, già, bệnh, chết đó, dừng cái đó lại đi!
Thì ông Phật dạy vậy, tại sao chúng ta không làm vậy mà chúng ta đi làm khác? Dừng hết cái vọng tưởng chúng ta làm cái gì, mà ông Phật có dạy đâu?
Cho nên tu hành là một sự sống bình thường, mình sống như bình thường mọi người, có khác gì với ai đâu? Nếu mà mình bỏ cái đó là mình phi thường đó! Bởi vì người ta bỏ không được mà mình bỏ được, đó là cái phi thường của nó. Mà cái phi thường đó quá dễ mà!
Từ mình làm ra, từ duyên hợp của nhân quả mà có cha, có mẹ, chứ đâu phải là mình làm được cái này đâu? Duyên hợp ra có cha có mẹ, thì bây giờ mình hiểu được Phật pháp: Cái này là bị già, bị sanh, bị chết nè, bỏ xuống hết nè, để chấm dứt sanh, già, bệnh, chết! Cái mục đích nó như vậy mà! Thế rồi chúng ta lại bỏ không được!
Cho nên Thầy nói:
Tu hành là một sự sống bình thường chứ lý đâu lại diệt ý thức phân biệt thiện ác? Cho nên có vọng tưởng hay không vọng tưởng đều là một ý thức bình thường của mỗi con người.
(19:18) Như mình có vọng tưởng hay không vọng tưởng thì trong đầu mình nó suy tư nó nghĩ tưởng gì nó nghĩ thì mặc nó ăn thua gì? Miễn là nó đừng có suy nghĩ lòng vòng ba cái bị sanh, bị già, bị chết này thôi, chứ nó nghĩ gì cứ cho nó nghĩ, mà đừng có nghĩ cái chuyện đó.
Mà nghĩ cái chuyện đó thì dẹp… người bình thường như Thầy thôi, thì mấy con sẽ được giải thoát chứ có gì đâu? Đơn giản, quá đơn giản không có khó gì!
Đó, Đức Phật đã gom lại cho chúng ta thấy: Một cái đời sống của chúng ta xung quanh cả bao nhiêu vật chất, tình cảm của chúng ta đều là gói ghém ở trong đó hết. Đó Đức Phật gọi là cái bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết.
Bây giờ muốn cái mà không sanh, không già, không chết thì bỏ cái này xuống đi, chứ đâu có bảo dạy mình diệt cái ý thức của mình, đừng có niệm ở trong đó? Các con hiểu rõ cái chỗ này.
Cho nên bây giờ mà cứ ngồi đó mà lại ức chế cho hết…
(20:08) …còn bữa nào mà có vọng tưởng lia lịa tới thì trời ơi bữa nay tu sao mà khó quá! Đó là cái tu sai, không đúng.
… của mọi người. Nhưng người tu hành không chấp nhận những vọng tưởng có tướng bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết.
Đó Thầy lặp lại đó! Thầy sẽ đọc lại câu này thấy rõ:
Tu hành là một sự sống bình thường chứ lý đâu lại diệt hết ý thức phân biệt thiện ác?
Cho nên có vọng tưởng hay không vọng tưởng đều là một ý thức bình thường của mỗi con người, nhưng người tu hành không chấp nhận những vọng tưởng…
Tức là những ý tưởng của chúng ta khởi nghĩ đó.
… có tướng bị sanh, bị già, bị bệnh và bị chết.
Nó đúng với cái câu trong bài kinh Thánh Cầu.
Tất cả những vọng tưởng đó… đều ngăn tất cả những vọng tưởng đó.
Những cái vọng tưởng mà bị sanh, bị già, bị chết đó, tất cả những vọng tưởng đó, nếu nó đến thì chúng ta ngăn và diệt.
… Còn những vọng tưởng không sanh, không già, không bệnh, không chết thì để tự nhiên.
Nhớ cái câu Thầy nói. Nó có vọng tưởng, nhưng mà vọng tưởng không sanh, không già, không chết thì để tự nhiên chứ! Vậy thì cái vọng tưởng nào mà không sanh, không già, không chết?
(21:25) Quý vị biết quá nhiều, bây giờ tôi ngồi tôi nghĩ là bây giờ đây thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự nè, thì cái này rõ ràng là cái vọng tưởng không sanh, không già, không bệnh, không chết chứ gì? Cái thanh thản, an lạc, vô sự có sanh, già, bệnh, chết gì trong đó được? Nó đơn giản vậy.
Mà nếu có những cái kia thì mình nhìn thấy, điểm mặt nó liền, đâu chấp nhận nó! Cho nên cứ để tự nhiên. Vì vậy mà chúng ta đâu cứ phải gò bó ức chế cái tâm nó quá là cực khổ như vậy?
Cho nên tu riết rồi Thầy thấy, mấy con tu riết mà cái mặt cứ gằm gằm gằm gằm vầy mà không thấy hân hoan chút nào hết! Người nào cũng thấy coi nó khắc khổ quá, cứ hai tháng qua rồi thì nhìn coi bộ người nào coi cũng khắc khổ! Sao mà làm khổ mình đến cái mức độ như vậy?
Bởi vì, Thầy nói không dám ngó ai hết! Ai biểu liếc xéo liếc ngang làm chi, ngó thì ngó, nhìn thì nhìn chứ sao, có gì đâu, nhưng mà đừng có liếc người ta!
Cho nên Đức Phật dạy: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật, muôn pháp lành đều do nơi đó mà sanh!”
Các con thấy không? Không phóng dật mà các pháp lành tăng, như vậy là có vọng tưởng hay không vọng tưởng nè? Các con cứ nghĩ đi, các con cứ nghĩ cái câu của lời Đức Phật nói.
Câu Đức Phật lời nói quá rõ ràng: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật, muôn pháp lành đều do nơi đó mà sanh” - do nơi tâm không phóng dật mà sanh.
Vậy thì do nơi tâm, pháp lành mà, thì nó có chỗ nào? Có bị sanh, bị già, bị chết nữa không? Đâu có nữa! Cho nên nó đâu phải là hết vọng tưởng đâu.
Quý vị có nghe rõ lời dạy này chưa? Không phóng dật nhưng lại các pháp lành từ nơi tâm không phóng dật mà sanh! Đọc câu này chúng ta thấy người tu hành có hết vọng tưởng không?
(23:10) Nếu hết vọng tưởng là chúng ta thành cây đá mất! Nghĩa là tu cái kiểu mấy con mà đi khất thực mà Thầy thấy ít hôm chắc nó thành cây thành đá hết! Nghĩa là không dám cục kịch đi, cứ nhìn dưới chân này bước, bước, bước, rồi tới nó lấy cơm rồi cái cúi đầu đi về, không dám ngó qua ngó lại gì hết, thành một cây đá!
Chúng ta ngó qua ngó lại nhưng không được liếc xéo, liếc ngang! Mình hiểu vậy! Đó là những cái mình quá gò bó, mình quá sợ hãi. Có gì đâu mà mình phải sợ hãi mình dữ vậy?
Tại sao chúng ta lại dẹp hết vọng tưởng để trở thành cây đá?
Tu là làm chủ những sự đau khổ để hết đau khổ chứ đâu phải tu là làm cho chúng ta trở thành con người ngơ ngơ ngẩn ngẩn, gầm gầm đi không dám nhìn ngó ai?
Tu là đem lại cho tâm hân hoan vui vẻ, đoan trang, chánh trực, không liếc xéo, liếc ngang, không nói xấu nói lỗi người, không ly gián người này với người khác.
Tu là đi đứng khoan thai nhẹ nhàng, thoải mái chứ đâu phải đi cúi đầu, khom lưng bước thấp, bước cao!
Tu là tỉnh giác, nhưng tỉnh giác đâu có nghĩa là chỉ có biết bước đi, hơi thở, mà tỉnh giác là tỉnh giác tất cả mọi sự việc xung quanh chúng ta.
Nghĩa là đâu có tỉnh giác ở trên bước đi không đâu, mà tỉnh giác đây là tỉnh giác những chuyện gì xung quanh chúng ta xảy ra, biết rõ thiện ác, biết rõ cái bị sanh, bị già, bị chết biết rõ, sự kiện xảy ra biết được, đó mới là tỉnh!
Chứ không phải tỉnh cứ trong hơi thở, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô. Đâu có tỉnh nghĩa là tỉnh mình đi biết mình đi không đâu? Cho nên tỉnh giác là toàn diện, chứ không phải tỉnh giác có một cái hành động của chúng ta thôi.
Nhưng tỉnh giác trong một cái hành động đầu tiên của chúng ta tu tập đó là bắt đầu, khởi sự cho người mới tu là tập nương vào hơi thở, biết hơi thở ra vô, đó là mới tập tỉnh.
Còn bây giờ mấy con đã trải qua bao nhiêu thời gian tập cái đó rồi, bây giờ còn tập cái đó để làm gì nữa? Tập làm gì nữa?
5- TU LÀ NGĂN VÀ DIỆT NHỮNG HÀNH ĐỘNG LÀM KHỔ MÌNH, KHỔ NGƯỜI
(25:29) Chứng đạo cũng như người bình thường, nhưng người bình thường thì đang bị sanh, già, bệnh, chết làm dao động, còn người chứng đạo thì không bị sanh, già, bệnh, chết làm dao động.
Cho nên người chứng đạo và người bình thường chỉ khác nhau ở chỗ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Tu như vậy đâu có nghĩa là khó khăn phải không quý vị? Tu đâu có nghĩa là làm cho chúng ta thay đổi thân tâm khác thường? Mà làm cho thay đổi thân tâm khác thường thì đâu gọi là tu đúng?
Tu là ngăn diệt những hành động làm khổ mình, khổ người. Đó là cách thức tu!
Sau 2 tháng tu hành, Thầy nhìn trên gương mặt của quý thầy, của quý cư sĩ sao không thấy hân hoan, trông có vẻ khắc khổ quá!
Cho nên, quý vị xác định cho rõ ràng: Tu chứng là chứng cái gì?
Phải xác định được cụ thể rõ ràng cách thức mình tu chứng là chứng cái gì. Nghĩa là mình trình bày lại cho Thầy: “Con nghĩ tu chứng là phải chứng như vậy!”, trình bày cho Thầy nghe thấy tự lời mình nhận xét tu chứng.
Bởi vì các con đọc trong Những Lời Phật Dạy, Đức Phật đã giác ngộ cho người ta ngộ được cái chân lý, cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Để làm gì? Để mình hộ trì và bảo vệ cái trạng thái đó. Thì hộ trì và bảo vệ cái trạng thái đó là chứng trạng thái đó chứ gì? Đó là cái chân lý Diệt Đế mà, cái chân lý.
Vậy thì chúng ta phải nhìn nhận như thế nào đúng và như thế nào sai. Có phải khi mà chúng ta hết vọng tưởng rồi thì chúng ta mới chứng được cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó không? Phải hỏi kỹ lại.
Còn cứ nghĩ chứng nó phải có Tam Minh, phải có Lục Thông, phải có Tứ Thần Túc, đừng có nghĩ vấn đề đó! Mà càng nghĩ vấn đề đó thì lại càng không có cái thứ đó.
Cho nên chúng ta đừng có nghĩ cái điều đó! Mà chúng ta hãy nghĩ bây giờ nè, cái gì bây giờ mà làm cho chúng ta chướng ngại nè, bây giờ làm cho chúng ta khắc khổ nè! Tu mà làm cho mấy con quá cực khổ, cái đó là cái sai.
Cho nên, khi mà chứng đạo rồi thì Đức Phật nói: Con đường khổ hạnh Đức Phật không chấp nhận, mà con đường lợi dưỡng cũng không chấp nhận đâu! Hai cái ngả này Đức Phật không chấp nhận. Cho nên nó trung đạo.
Vậy trung đạo là trung đạo cái chỗ nào? Cho nên trung đạo là cái chỗ không tự làm khổ mình. Tu mà làm khổ mình quá như vậy thì làm sao mà tu tới nơi tới chốn được? Cho nên, cái tu mà làm khổ mình tức là khổ.
(28:32) Cho nên, quý vị xác định cho rõ ràng: Tu chứng là chứng cái gì? Rồi trình cho Thầy cái điều kiện đó.
Mình ngộ, mình giác ngộ cái trạng thái mình chứng, để mình biết mình đã đạt được cái chỗ đó, rồi Thầy sẽ giải thích cho mấy con nghe đúng hay sai. Đúng thì Thầy xác định cho cái này đúng, và giữ gìn nó bằng cách nào Thầy sẽ chỉ cho.
Chứ còn bây giờ hỏi pháp tu của Thầy, à bây giờ tu tỉnh thức là vậy, tu hơi thở là vậy, đẩy lui bệnh là vậy, xả tâm là như vậy, thì hỏi vậy Thầy trả lời vậy.
Nhưng mà trả lời những cái pháp như vậy thì nó trở về với cái trạng thái bất động của nó, trạng thái an lạc. Nhưng mà không ngờ rằng, khi mà trả lời vậy thì về quý vị phải ức chế làm cho được cái đó thì nó lọt vào cái trạng thái ức chế, nên nó không niệm khởi, nó bất động thì nó lại sai pháp!
Đâu phải tu hết các tưởng là chứng đạo! Đâu phải tỉnh giác là chứng đạo! Đâu phải thần thông là chứng đạo! Đâu phải ngồi thiền nhiều là chứng đạo!
Chứng đạo là tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng: Ý muốn gì, sai bảo thì thân tâm làm theo.
Các con có nghe cái câu mà Đức Phật đã dạy không: “Tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng”.
Vậy thì bây giờ mình biết cái đó là cái bị sanh, bị già, bị chết, rồi tâm nó nhu nhuyễn chứ gì, mình đừng có làm theo cái đó thì nó nhu nhuyễn chứ có cái gì đâu, chứ đâu phải tập luyện làm sao cho nó nhu nhuyễn!
(30:04) Các con hiểu cái nhu nhuyễn là như thế nào? Còn định tỉnh là như thế nào? Thì mình biết cái này là cái bị sanh, bị già, bị chết là định tỉnh chứ sao? Không định tỉnh làm sao biết được cái này!
Chứ bây giờ ngồi cứng ngắc như gộc cây rồi tôi định, rồi tôi biết là định tỉnh, như vậy để làm gì đây? Định tỉnh đó làm cái gì, ra ngoài kia làm gốc cây chứ sao!
Chứ không nhẽ bây giờ con người mình tu rồi mình làm cái gộc cây, cục đá ngồi ở ngoài hàng rào kia, ngồi bất động đó sáu tháng như chú bé người Ấn Độ đó, làm cái gì đó. Không lẽ tu như vậy sao?
Mấy con thấy Thầy bác sạch ba cái thứ quỷ quái này! Con người thì con người chứ tại sao con người tu mà để rồi bây giờ ngồi đó sáu, bảy tháng không ăn uống gì hết, không nói gì hết, để làm gộc cây sao?
Cho nên chứng đạo là tâm định tỉnh, phải hiểu chữ “định tỉnh”, định tỉnh là làm sao? “Định tỉnh” chắc có lẽ là ngồi cứng nhắc không cục kịch, đầu óc cũng không dám nghĩ gì hết, đó là định tỉnh?
Rồi “nhu nhuyễn”, chắc là nhu nhuyễn cái tâm nó mềm mại lắm đó nha! Nghĩ cái gì lạ lùng vậy! Thầy cũng chẳng hiểu nữa!
“Dễ sử dụng” chắc có lẽ là mấy người biết bảo cái gì nó làm theo nấy chứ gì, là dễ sử dụng! Cho nên, phải hiểu cho đúng của nó.
Chứng đạo là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Khi tâm ham muốn một điều gì, ý thức bảo không được ham muốn điều đó là nó không làm.
Thì chứng đạo là vậy. Bây giờ tâm chúng ta muốn cái điều đó - “Không có được!” thì nó thôi; thì đó là chứng chứ còn gì nữa mấy con? Nó có làm theo cái đó không? Mà nó không làm theo đó là mình làm chủ chứ gì? Có phải không? Mấy con cứ nghĩ đi!
Cho nên ở đây Thầy nói rất rõ, những cái điều này là điều mấy con cần phải hiểu dể mà tu.
Chứng đạo là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Khi tâm ham muốn điều gì thì ý thức của chúng ta…
Chứ không có cái gì hết, không có trí tuệ ở đâu hết à, đây là cái ý thức nè.
… bảo: “Không được ham muốn!” thì tâm không ham muốn. Khi tâm sân hận, ý thức bảo: “Tâm không được sân hận!” thì tâm không sân hận.
Đó là chứng đạo chứ sao?
(32:20) Nó còn giận nữa không? Đã bảo là không giận mà giận là tát mặt, lấy bạt tai tát đầu nó vài cái: “Mày còn giận là mày chết! Tao đã bảo không giận là phải nghe!”
Mình bảo mình không được sao? Mình đánh mình không được sao? Có gì đâu mà phải ngồi đó ghìm ghìm cái đầu xuống cho nó giận luôn, có phải không? Còn tát nó mấy tát tai, nó còn giận là tát nó thì nó hết giận!
Có phải sung sướng không, nó hết giận rồi! Cái nào khỏe? Cái đau này tát vô nó hết, chứ cái giận nó hầm hầm nó cứ giận hoài nó không phải khổ sao! Các con thấy, đó là cái đơn giản nhất của cái sự tu tập: Bị ý thức của chúng ta sai là làm.
Thí dụ như bây giờ cái thân của chúng ta già yếu lụm cụm: “Thôi mày không được già yếu lụm cụm! Đi đứng vững vàng!” - thì đó là ý thức mình bảo mà!
Đây cô Huệ Ân các con thấy không? Cô lòm khòm vậy, bây giờ cô tập mà cô cũng đỡ rồi đó, các con thấy chưa? Ý thức bảo mà! Bằng chứng trước mặt mấy con chứ đâu. Phải không?
Cái ý thức của chúng ta nó có đủ cái sức lực, “ý làm chủ, ý tạo tác” mà, “ý dẫn đầu các pháp” mà, các con nghe lời Đức Phật nói quá rõ ràng mà, đâu có gì!
Khi thân chúng ta già yếu lụm cụm thì ý thức chúng ta bảo: “Không được già yếu lụm cụm nữa! Thân phải bình thường!” thì lần lượt nó cũng trở lại bình thường như thường.
Đó là cái sự tu chứng của chúng ta mà, nó làm chủ nó mà!
Khi thân bị bệnh, ý thức bảo: “Thân không được bệnh!” thì thân nó sẽ không bệnh.
Các con thấy đó là cái sự thật mà, đâu có gì đâu? Nhưng mà mấy con cứ để cho dính mắc, nhớ nhà nhớ cửa rồi đi nói chuyện, rồi làm cái này cái kia, còn bảo nó cũng không nghe chứ đừng có nói!
Còn mấy con nghe lời Thầy, mấy con sống đúng giới đi, sống độc cư trầm lặng không nói chuyện với ai nữa đi, mấy con sai nó có được không? Bảo cái gì nó lại không nghe!
(34:04) Khi mà thân nó sắp sửa chết thì mình sẽ bảo: “Tịnh chỉ hơi thở, chết đi! Ở đây mà thở “hôm hốp hôm hốp” cho mệt!” Phải không? Cho nó ngưng hơi thở rồi chết có phải sướng không! Để nó hớt hớt hớt hoài có phải khổ không? Các con thấy mấy người sắp chết, họ cứ cà nấc cà nấc mà thở không được, mà sống không sống mà chết không chết, rất là khổ.
Còn ở đây chỉ bảo: “Tịnh chỉ hơi thở, ngưng đi! Chết cho rồi chớ ở đó mà thở kiểu gì lạ lùng!” Có phải không mấy con? Đó là sự thật, người tu hành là phải vậy chứ!
Nhưng mà chúng ta phải sống như thế nào? Bởi vì sống chúng ta không bị sanh, bị già, bị chết chứ, mà chúng ta cứ sống ở trong cái bị sanh, bị già, bị chết rồi chúng ta bảo nó được không? Đâu có được!
Tại vì chúng ta sống đúng. Đó là Giới sanh Định mà! Cái giới luật của chúng ta sống đúng như vậy, đó là giới luật, thì mấy con thấy cái làm chủ của chúng ta rất rõ ràng.
Đây là Thầy nói trên cái vấn đề dùng cái ý thức mà bảo, sai bảo cái thân của chúng ta, cái tâm của chúng ta, đó là cách thức để mà chúng ta biết cách chúng ta tu tập mấy con, mà chỉ cần giữ giới là mấy con sẽ đạt được chứng đạo. Còn năm tháng nữa, mà năm tháng nữa rèn mình ở trong cái này, mấy con sẽ đạt được… , nó đâu phải khó đâu!
Chứ đâu phải mấy con ráng tập như thế này như thế khác, ôi thôi tập đi muốn chết luôn, mà xả ra cái trời ơi hai chân nó rũ rượi, coi bộ nó muốn buồn ngủ hơn! Không, nó còn khổ hơn! Cho nên vì vậy mà Thầy thấy tu sai mà còn cố!
Cho nên hôm nay là cái bài pháp tuy nó ngắn gọn nhưng nó cô đọng đầy đủ những cái phương pháp. Người nào mà chưa có ngộ được cái sự chứng đạo, cái trạng thái chứng đạo cứ đến hỏi Thầy. Cần thiết để hiểu biết cái này nè, chứ đừng có hiểu biết cái ba lăng nhăng mà tập ức chế tâm đó, hỏi Thầy lăng nhăng ba cái tưởng này tưởng kia, ba cái đó dẹp xuống hết đi, ở đây không có ba cái thứ đó nữa.
Tại vì mấy con cứ ngồi im lặng tưởng nó sẽ sinh ra, rồi tưởng nào đủ thứ hết! Ai biểu dừng cái ý thức làm gì để cho tưởng nó vô nó làm việc? Cũng như một người ngủ thì mới có chiêm bao chứ người không ngủ làm sao có chiêm bao?
Mà ở đây là chúng ta hoàn toàn làm chủ cái ý thức mà, lấy cái ý thức mà làm chủ tất cả mọi pháp mà, còn ba cái tưởng chúng ta đâu có sử dụng, đâu có cần! Chúng ta đâu phải là thứ tu tưởng, cho nên chúng ta khác.
(36:17) Đây là người tu chứng đạo: Ý thức làm chủ sự sống chết, tâm lúc nào cũng thoải mái, dễ chịu, hoan hỷ, vui vẻ.
Các con thấy, mình đuổi nó rồi nó bình an cho mình, thì ngồi vui vẻ chơi chứ có làm cái gì đâu? Chứ đâu phải là quá dụng công, dụng sức gì tu tập mệt nhọc quá, cho nên mặt héo xèo. Có phải không? Mấy con dụng công quá, cái mặt héo xèo, không có người nào hân hoan được! Bởi vì quá dụng công tức là quá hao sức.
Còn cái này mình dùng ý thức của mình đuổi, sống đúng đời sống giới, không ăn phi thời, không nghe ca hát, không vui chơi, không gì hết. Các con thấy. Rồi bắt đầu bây giờ mình dùng cái ý thức của mình đuổi tất cả những cái chướng ngại: Cái bị già, bị sanh, bị chết, làm chủ nó. Mình đâu có sống ở trong cái bị sanh, bị già, bị chết đâu?
Rồi bắt đầu từ cái tâm niệm của mình mà khởi thì biết nó cái bị sanh, bị già, bị chết thì tác ý đuổi. Thì bây giờ nó đến với mình, đau nhức ở trên thân, nó đến với tâm niệm phiền não, sân hận, lo lắng, sợ hãi đều là dứt hết chứ, tác ý: “Dừng!” Mình có chấp nhận nó đâu? Cái đó là cái bị sanh, bị già, bị chết, mình biết mà!
Đó là qua cái bài Thánh Cầu chúng ta thấy rõ ràng cái đường lối, cách thức chúng ta tu, chứ không khéo mà chúng ta cứ ức chế tâm để mà tập tỉnh thức, để tập xả tâm bằng cách này bằng cách kia, thì chúng ta không khéo chúng ta lọt vào trong trạng thái của tưởng, rất là khó khăn!
Cho nên, chứng đạo là sống trong sự an vui, thanh thản trước các ác pháp, chứ đâu phải chứng đạo như cục đá gốc cây!
Như sư cô Huệ Ân làm chủ được thân tâm một cách cụ thể, rõ ràng.
Đó bây giờ sư cô Huệ Ân ngồi trước mặt chúng ta đây, cô làm chủ được, rõ ràng như vậy là chứng đạo chứ, còn đòi hỏi gì mấy con? Còn đòi hỏi gi! Hạnh phúc quá! Trên thân có đau thì cô chỉ tác ý một vài giây, một vài phút cái bệnh sẽ vượt qua. Thậm chí như cái thân đã trở thành cái tật đi mà khòm vậy đó, thế rồi nó vẫn ngay lại được.
(38:22) Nó là cái chứng đạo, cái lực của chứng đạo đã có chứ đâu phải không? Nhưng thời gian chúng ta để chứng đạo trọn vẹn, 5 tháng, chúng ta còn làm nữa, cho đến cuối cùng chúng ta trọn vẹn thì chúng ta đủ lực chứ sao!
Mà Đức Phật đã nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, thấy quá rõ ràng chứ đâu phải là không có cái kết quả đó đâu! Chứ đâu phải là tu đợi cho tới chừng chết mới được về Cực Lạc, mới thấy mình vãng sanh? Phải vậy không? Đạo Phật rất cụ thể.
Chứng đạo đâu có nghĩa là ngồi thiền hay đi kinh hành suốt đêm không ngủ. Xưa Đức Phật canh giữa Phật còn nằm kiết tường nghỉ ngơi kia mà?
Các con thấy. Ngày xưa Đức Phật đã tu chứng rồi, nhưng mà canh giữa trong cái thời khóa Đức Phật đã nói rất rõ, Đức Phật còn nằm nghỉ ngơi mà? Đâu có ép buộc chúng ta phải thức trắng đêm! Các con hiểu điều đó. Đâu có phải điều đó đâu.
Cho nên ở đây, tất cả những cái điều mà Thầy cô đọng lại để cho biết cách thức mà chúng ta tu tập… Hôm nay nghe rõ ràng rồi các con còn có cái gì thắc mắc không? Đây Thầy nhắc thêm một lần…
6- HIỂU RỒI THÌ TU TẬP RẤT DỄ DÀNG, KHÔNG CÒN KHÓ KHĂN
Tu sinh: Thưa hỏi.
(39:40) Trưởng lão: Thầy chứng pháp nhãn rồi đó, thì sau thời gian năm mười ngày chứng quả A La Hán.
Bởi vì đã thấy được, sau khi chứng pháp nhãn là hiểu được, giác ngộ đó, như là ngộ, giác ngộ rồi đó. Ngộ rồi cái bắt đầu thực hiện trong những cái ngày đêm, thấy rõ ràng từng cái tâm niệm này, nó đâu có qua mặt mình được! … “thôi tao chứng đạo đi giảng đạo!” Có vậy thôi!
Mà luôn luôn sống như vậy là nó sẽ đủ Tứ Thần Túc, có thần thông liền tức khắc chứ có gì đâu? Tại vì nó có ác pháp tác động gì mình được, tâm luôn thanh tịnh rồi! Ngay từ lúc đầu đã chứng ngay cái đầu tiên rồi, A La Hán rồi, là cái trạng thái bất động đó, cho nên tất cả ác pháp làm động không được.
Còn mấy con hơi chút cái trời đất ơi, Thầy nói sao mà nó động! Nó động thậm chí như chú… phải chạy đi! Phải không? Vừa rồi, các con hiểu không, ở ngoài Nghệ An Hà Tĩnh thôi mà đây nó chạy… Có không? Nó động như vậy thì mấy con cứ nghĩ như thế nào? …
Ở đây là pháp bị sanh, bị già, bị chết… có bao nhiêu đó! Đã biết như vậy thì như thế tức là mình đã không bị sanh, bị già, bị chết, còn… theo đi là bị sanh, bị già, bị chết rồi đó. Có đúng không? Thầy nói đúng không? Mấy con cứ xét qua cái bài kinh Thánh Cầu coi có đúng không?
Cho nên ở đây không có khó đâu, dễ quá mấy con. Có một chút xíu là mình thành Phật, thành A La Hán. Nhưng Thầy biết trong đầu quý thầy cứ nghĩ là khó chứ chưa phải là có người đã nghĩ dễ đâu. Người nào mà nghĩ dễ là nó cởi mở, cười hoài. Tưởng đâu là khó, ai dè dễ quá trời!
(41:16) Nó dễ quá trời chứ có gì đâu? Cái này sai, cái này đúng, thì cái đúng mình sống, cái sai thì bỏ chớ? Ai dạy mình cái sai mà cứ ôm hoài? Các con hiểu chưa?
Thôi bây giờ đó là đủ rồi phải không? Rồi bây giờ mấy con… còn Thầy, Thầy rút về, Thầy lo công việc khác của Thầy. Đủ rồi phải không? Còn bây giờ không có thưa hỏi Thầy thêm gì nữa hết, tu được không được cũng đuổi về! Có vậy thôi!
Thầy nói rồi, Thầy nói quá kĩ lưỡng rồi không còn có chỗ nào. Bây giờ cứ vô trong thất, sống độc cư trọn vẹn, nhìn xem coi cái bị sanh, bị già, bị chết là chỗ nào thì dẹp nó là mấy con chứng đạo. Có vậy thôi.
Chớ mấy con tu cái gì? Mình có tu gì nữa đâu? Mình đâu có tu cái gì! Bị sanh, bị già, bị chết, cái đó là biết rồi. Còn không thì mượn kinh về cho đọc. Còn không nữa Thầy mở máy ra, Thầy lấy một cái đoạn kinh đó, trong kinh Trung Bộ nó đã có trong máy rồi mà, Thầy cho in cái đoạn đó ra, Thầy gởi cho mọi người để đọc cái bị sanh, bị già, bị chết đó.
Tại vì mục đích của mình là làm chủ sanh già bệnh chết, mà bây giờ cái bị sanh, bị già, bị chết này thì phải dẹp! Hiểu chưa? Như vậy là hỏi Thầy làm cái gì nữa, Thầy có dạy tu cái gì nữa cũng bằng thừa rồi! Sướng quá trời!
Có cần cạo đầu cạo tóc đâu mấy con! Bây giờ có tóc cũng giải thoát mà không tóc cũng giải thoát! Người nào là con người cũng giải thoát hết, chớ đâu phải cạo tóc mới giải thoát đâu mấy con? Đâu phải vậy!
Tu dễ dàng quá! Phải không? Không có khó khăn đâu. Rồi, bây giờ để Thầy coi hỏi gì để Thầy trả lời.
7- TÀI LIỆU, KINH SÁCH CHỈ ĐEM LẠI LỢI ÍCH NẾU CÓ NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
(42:50) Trong cái vấn đề phim ảnh đó, thì ở đây ai quyết tâm mà tu giải thoát trong 7 tháng thì cứ về tu, còn ai không xem thì cứ ở đó, rồi mai mốt cứ cóp (copy) về. Có vậy thôi. Bởi vì mình xem phim là nó động tâm.
Nhưng mà nó để cho mình (có) cái sự động tâm của mình, mà mình biết quyết tâm để cho mình tu giải thoát thì mình đừng có xem! Chờ 5 tháng sau, khi mình tu rồi, mình xem coi thử coi cái phim này nó ra sao.
Theo Thầy thiết nghĩ nó không phải là gì khác, là tại vì ở đây có một số người người ta sắp sửa tới, mà nếu mà không nói ra thì người ta sẽ cố gắng để tùy thuận, thì người ta sẽ bị động tâm. Cho nên Thầy không nói, chứ người nào mà quyết tâm để giải thoát trong vòng 5 tháng nữa thì hãy về.
Còn người nào mà không quyết tâm, thấy mình chưa được thì ở lại mà xem để thấy được cái chuyến đi của Thầy nó đầy đủ ý nghĩa chứ không phải là không đầy đủ ý nghĩa, cuốn phim rất hay, đầy đủ ý nghĩa.
Nghĩa là Thầy dựng lại cái của Phật giáo đã bị vùi dập mà cách đây 2500 năm, hôm nay dựng lại. Mà dựng lại là cái nòng cốt là những người mà còn 5 tháng này chứng đạt. Nếu mà không có những người chứng đạo này thì kể như là tất cả những phim ảnh này đều là dẹp xuống hết, không bao giờ…
Phải bỏ hết đó, từ kinh sách của Thầy viết, mặc dù công lao Thầy rất lớn dựng lại, Thầy cũng dẹp bỏ hết. Thầy tuyên bố với mấy con là như vậy. Nếu có người chứng, mà không có người chứng thì dẹp hết. Phim ảnh gì Thầy dẹp hết, Thầy không để cho người ta biết Thầy dựng lại.
Còn có người chứng thì phim ảnh này và kinh sách của Thầy được phép tắc (in) là một cuộc cách mạng Phật giáo, làm thay đổi toàn bộ Phật giáo hết. Đồng thời 5 tháng nữa có người tu chứng là một điều xác định được điều đó.
Còn nếu không thì thôi, Thầy chỉ là một con người bình thường như bao người, một ông già lọm khọm như bao nhiêu ông già khác, bây giờ chống gậy đi chơi, không có làm cái chuyện gì, không có làm cái chuyện tôn giáo nữa. Chừng đó mấy con đừng có thấy Thầy mặc chiếc áo này nữa!
(45:09) Thầy nói thật mấy con! Thầy không mặc chiếc áo này nữa. Thầy mặc chiếc áo nông dân, chiếc áo bà ba của người nông dân, Thầy chống cây gậy đi chỗ này đi chỗ kia chơi. Thầy nói thật mấy con!
Bởi vì chiếc áo này là phải làm một cái gì, nó thuộc về tôn giáo, nó thuộc về đạo đức, mà không làm được thì mình là một nông dân … thì nó trở về một nông dân. Thầy xả bỏ hết tất cả mọi cái, đời của Thầy coi như là ra đi, Thầy muốn chết hồi nào thì chết. Bởi vì Thầy làm chủ được Thầy rồi, Thầy biết chỉ có Thầy làm được điều đó, còn hoàn toàn không ai tu được!
Đạo Phật dễ, không khó. Tại sao người ta tu? Đó là duyên… Thầy xét mấy con thật kỹ, nếu tình trạng này thì không có bao giờ có người tu chứng. Cho nên hôm nay có bài pháp nhắc nhở cho mấy con biết…
Mà nếu mấy con không lưu ý, để ý thì còn 5 tháng nữa, không, thời gian không lâu đâu, rồi mấy con sẽ thấy … Thầy đã có sự quyết định. Thầy không lừa đảo người khác đâu, Thầy không gạt người khác.
Được thì dựng lại tất cả những gì của đạo Phật, đem lại sự lợi ích cho con người, cho xã hội. Mà không được, quyết định dẹp bỏ hết. Không để cho con người khổ! Người ta tu không được mà mình cứ duy trì những cái này để cho người ta khổ. Quyết định!
Cho nên ở đây quý vị quyết tâm. Còn 5 tháng nữa, quý vị hãy về, quay về lo tu. Còn vị nào thấy mình, quý vị đừng có, đừng nghĩ rằng mình sẽ tu được đâu, hãy về. Những người người ta sẽ…
Còn trong quý vị nhìn ở đây đông như vậy chứ chưa chắc đã là vậy. Thầy nói thật sự mấy con. Người nào tu như thế nào Thầy biết hết. Thầy đã theo dõi từng chút. Cho nên quý vị nghe như vậy, quý vị bỏ về hết là quý vị chết rồi! 5 tháng quý vị…
(47:12) Cho nên mình phải hiểu mình, biết mình. Bởi vì tu theo Phật mà, phải rõ mình từng chút. Mình biết mình làm được hay làm không được. Mình biết mình đang bị tưởng hay không bị tưởng, mình biết rất rõ từng tâm niệm của mình nè. Mình biết mình hơn ai hết!
Chứ đừng có nghĩ rằng, đừng có, bỏ mấy cái danh giả, là vì bây giờ mình thấy mình tu không được thôi mình về để cho người ta cứ tưởng mình là 5 tháng đã chứng đạo chứ gì? Chưa, mình tu, chưa! Sự thật nó không phải vậy đâu mấy con.
Cho nên những cái băng này nó cũng là có cái lợi ích chứ không phải là không lợi ích. Vì nó sẽ đem lại cho mấy con thấy rằng cái chuyến đi của Thầy không phải là đi chơi, mà nó là đi đem lại cái sự lợi ích rất lớn. Và mấy con sẽ thấy con người đang tha thiết, rất là tha thiết ở trên con đường của đạo Phật.
Các cô các bác khóc sướt mướt, đến đâu cũng khóc sướt mướt! Tội lắm! Từ già đến trẻ, từ cháu bé rất nhỏ, các con xem phim Thầy các con sẽ thấy lòng tha thiết của họ muốn tìm cầu sự giải thoát, đời quá khổ!
8- DỪNG ÁC PHÁP THÌ THIỆN PHÁP HIỆN RA
(48:21) Trưởng lão: …mấy con cách thức tu… hiểu đúng cách thức để xả từng tâm niệm của mình một cách đúng thì mình sẽ đạt được, không còn khó nữa.
Thầy nói nếu mà mấy con mà hiểu thì Thầy thấy, chứ ngày hôm nay, bữa nay nghe Thầy nói, một tuần lễ nữa mấy con chứng. Mấy con nghiệm trong một tuần lễ này mấy con sẽ chứng đàng hoàng. Biết cái nào là mình cần xả, biết cái nào, bởi vì mình ngồi mình tư duy, sau khi nghe Thầy thuyết giảng, nghe Thầy nói.
Cũng như năm anh em Kiều Trần Như khi nghe Đức Phật thuyết giảng bài pháp Tứ Diệu Đế thì về suy ngẫm. Đâu phải nghe rồi thì ngộ, hay quá, tức là chứng được cái pháp… Hay quá! Tuyệt vời!
Không có cái pháp nào, từ xưa đến giờ không có cái hệ thống của lục sư ngoại đạo nào giảng về điều này, mà cái này thực tế cụ thể ngay trên bản thân của mình, ngay trên thân tâm.
Cho nên nghe rồi về suy ngẫm, trong thời gian suy ngẫm, cho nên sau thời gian đó là chứng đạo. Suy ngẫm rồi chứng đạo. Biết cách suy ngẫm, rồi biết tâm của mình để ngăn diệt tất cả những chướng ngại pháp, ngăn cái bị sanh, bị già, bị chết để cho mình sống thân tâm vô sự.
Bởi vì trong Tứ Diệu Đế thì các con thấy cái trạng thái thanh thản an lạc vô sự đó là cái vô sanh, cái không bị già, bị chết, Thầy đã dạy mấy con… chứ dâu phải là đem cái này để mà gò bó ức chế nó để cho nó có cái này vào. Không như vậy…
Tâm thanh thản an lạc vô sự mà cứ dè trên đó mà tu tập trên thanh thản thì bị ức chế. Mình cứ xả cái này thì cái này nó có. Mà cái này nó chưa xả thì nó lòi ra thì xả nữa. Mà hễ xả hết thì nó thòi ra hết, còn xả chưa hết thì nó che phủ lại, thì mình cứ xả. Cho nên xả cái này thì có.
(50:15) Cho nên nói dừng được một ác pháp thì một thiện pháp hiện ra chứ đâu phải mà cứ làm thiện pháp mà ác pháp nó dừng? Mình cứ dừng ác pháp thì thiện pháp nó hiện ra, mà ác pháp này dừng thì nó có một thiện pháp nó hiện ra chứ?
Tu thì làm cái chuyện này chứ đâu phải là cứ nuôi dưỡng cái thiện pháp mà ác pháp không dừng thì làm sao hết? Mấy con thấy rất rõ.
Cho nên ở đây nó rõ ràng, nó hai vế rất rõ ràng: Cái này dừng thì cái này có, cái dừng bị sanh bị già bị chết thì cái vô sanh này nó có chứ! Chúng ta cần gì phải giữ cái vô sanh này, mà chúng ta chỉ cần dừng cái ác pháp lại thì nó sẽ…
Cho nên chúng ta có làm gì đâu? Ngồi ở đây mà tất cả những cái bị sanh, bị già chết hiện ra thì diệt, diệt nó được thì nó hiện ra cái vô sanh. Và cứ như vậy là chúng ta tiếp tục trong năm, bảy ngày, khi mà chúng ta đã hiểu rồi thì ngay đó là chúng ta chứng.
Tại vì nó muốn cái gì thì chúng ta bảo nó là dừng hết rồi. Các con thấy dễ không? Tại vì mình biết nó: “Nhất định là tao chết chứ nhất định là tao không làm!”, thì như vậy là giải thoát chứ sao? Thì mình có làm theo nó nữa đâu? Cho nên nó là giải thoát chứ gì? Nó là chứng chứ gì?
Nhưng mà cái thời gian để mà chúng ta đủ Thần Túc thì nó không phải có một ngày hai ngày. Trước, gió nó lặng, biển mà muốn lặng yên thì gió phải dừng. Mà gió dừng rồi thì gợn sóng nhấp nhô vẫn còn chớ, nhưng mà thời gian sau nó mới hết chớ? Nó đâu phải còn hoài.
9- DỰNG LẠI NỀN ĐẠO ĐỨC LÀ NHIỆM VỤ CỦA TU SINH
Mà Nguyên Thanh hồi nãy viết riêng với Thầy đó thì xin … Từ với Nguyên Thanh thì chia làm hai khu ở riêng ra để độc cư trọn vẹn để mà tu, cố gắng trong mấy tháng cho nó… Vì vậy thì hai người nên đừng có ở gần nhau, gần nhau rồi quý nhau rồi cũng nói chuyện rồi này kia nữa thì tu không được.
(52:16) Cho nên chia ra, (mỗi) người ở một khu. Bây giờ ở đó có không? Có hai khu, (mỗi) người ở một khu. Người nào cũng tách rời ra để mà ráng mà lo tu, trong vòng mấy tháng nữa, còn có 5 tháng nữa, ráng! Có hiểu không? Hiểu thì tu tất cả được an mà không hiểu… Mà cứ ở gần thì người này làm cho người kia động…
Cho nên ở đây mấy con thấy, những người nào mà làm động, ở đây thì thầy Chân Thành ở gần một cái cửa. Mấy con đi ra cái cửa gần cái thất người ta ở, mấy con đừng có đóng cái cửa cái “rầm”, tội người ta ở gần! Đó, nó khổ chỗ đó!
Bây giờ thầy Chân Thành ở gần cái cửa, mà đi ra đóng cái cửa, cái cửa sắt mà đóng cái “rầm” thì người ta làm sao người ta tu? Cho nên mình là cái người tu phải nhẹ nhàng, khéo léo, đừng có làm vậy!
Cho nên ở đây, lúc mà 10 giờ người ta đi ngủ, cần phải đi ngủ, đóng cái cửa cái “râm”, không biết là mình đi… nhẹ nhàng, phải làm khéo léo, đi nhẹ nhàng, đàng hoàng, đừng làm… Tất cả những điều này cố gắng để cho mình khắc phục trong thời gian…
Làm cho được. Bởi vì cái hạnh phúc của loài người là nơi mấy con! Cái quyết định của Thầy mà! Đời sống của Thầy là đủ rồi mấy con, Thầy làm được rồi. Còn ai mà có thể làm… Thầy làm chủ được sự sống chết, Thầy muốn chết hồi nào thì chết muốn sống thì sống. Thầy biết chỗ mình về.
Còn mấy con thì bây giờ tuy rằng học hiểu… chưa làm chủ được. Và biết bao nhiêu chúng sanh đang khổ, mà hôm nay Thầy lấy chọn một số người này để tiêu biểu cho cái phước báu của chúng sanh, thì cái trách nhiệm bổn phận của mấy con không phải là chuyện thường!
Nếu dựng lại cái nền đạo đức nhân bản nhân quả này, mấy con đã đọc được hai cuốn sách đạo đức của Thầy viết chứ gì? Các con thấy nó gần gũi với con người chứ đâu có xa đâu? Cái đạo đức của nó như vậy, đạo Phật là đạo đức như vậy, chứ không phải là xa! Thế mà dựng lại toàn bộ 24 tập đạo đức như vậy thì đem lại hạnh phúc cho con người trên hành tinh này biết bao nhiêu?
(54:19) Các con biết vừa rồi, một tờ báo Việt Nam của chúng ta nói về bên Liên Xô, cái vấn đề gia đình nó thay như là thay áo! Mà cái rượu chè, đánh lộn đánh lạo trong gia đình tàn nhẫn một cách tàn nhẫn, bên Liên Xô! Hiện tượng ở bên các nước Âu phương, vì ba cái rượu này mà tai hại rất lớn. Nghĩa là gia đình tan nát hết! Rồi cái vấn đề mại dâm, nó đã làm bao nhiêu gia đình tan nát, nó không còn gì nữa! Làm cho đau khổ…
Nhưng mà mấy con là những người ngồi trước mặt, tiêu biểu cho nền đạo đức, mà mấy con làm không được Thầy về! Lỗi của ai mấy con biết? Lỗi của mấy con không hiểu cho rõ, lỗi của mấy con không ráng tu tập, cho nên nhân loại sẽ chịu những cái đau khổ này!
Mấy con thấy cái nhiệm vụ, mấy con ngồi trước mặt Thầy, mấy con bỏ hết gia đình, bỏ hết tất cả mọi cái, mấy con đến đây để thực hiện con đường đạo đức của Phật giáo không làm khổ mình, đem lại sự lợi ích cho mọi người thì mấy con phải quyết, phải có sự quyết tâm.
Một người tu chứng nền đạo đức của Phật giáo, tám lớp học của đạo Phật sẽ dựng lại. Giáo trình, Thầy đem hết sức lực Thầy sẽ làm cái giáo trình này, từ cái lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Định, bài vở hẳn hòi! Những cái bài kinh mà trong kinh Nikaya mà Hòa thượng Minh Châu đã dịch, Thầy sẽ đưa những cái bài kinh này vào từng cái lớp, kết tập kinh sách lại hết.
Còn nếu mà mấy con mà tu không chứng, còn 5 tháng nữa, Thầy dẹp sạch hết, Thầy không làm gì hết. Thầy chống gậy đi chu du chơi cho sướng. Chẳng cần ai biết đến Thầy, Thầy đi tới đâu Thầy… Cái phước báu của Thầy rất đầy đủ, Thầy đi đến đâu Thầy no đủ đến đó. Không có ai mà không cho Thầy hết!
(56:07) Nghĩa là Thầy đến Thầy xin, thầy đâu có xin đồ ngon đâu! Xin cơm đổ, cơm thiu của họ ăn cũng được, có cần gì đâu! Đối với Thầy thì cái gì cũng sống được hết, cho nên đối với Thầy không quan trọng.
Cho nên hôm nay Thầy nói trước mặt đây cái trách nhiệm bổn phận mấy con. Phật giáo có dựng lại được, nền đạo đức Phật giáo có dựng lại được là ở nơi mấy con chứ không phải ở chỗ Thầy.
Thầy dạy hết, cái bài cuối cùng này là Thầy nhắc mấy con, Thầy đem cái bài Thánh Cầu là nhắc mấy con cách thức để cho mấy con biết cái gì bị sanh bị già bị chết, mục đích nhắm vào cái chỗ tu tập.
Con muốn nghe thì Thầy sẽ cho ít cái đoạn đọc. Bây giờ mấy con đi… Rồi Thầy sẽ cho ít cái tài liệu. Nhưng mà ở đây thì mấy con phải có sự quyết tâm. Chỉ còn có 5 tháng, không lâu đâu. Được hay không được đó là cái phước của chúng sinh, mà các con là cái tượng trưng cho cái phước của chúng sanh, có quyết tâm hay không.
Thầy nghĩ rằng coi như cái sự tu tập này nó thoáng qua, 5 tháng thoáng qua như chớp mắt. Các con thấy, chỉ một chốc lát thì mình thấy cai Tết nó đi tới rồi, huống hồ là 5 tháng, đâu có còn dài đâu?
Hôm nay thì mấy con thấy, 2 tháng… đến nay là ngày thứ… mà ở cái lớp là ngày 16 tháng tư. Bởi vì ngày rằm, thay vì Thầy mở ngày rằm, nhưng mà ngày rằm Thầy phải đi họp. Rồi thay vì ngày hôm qua là đúng ngày hôm qua thì Thầy cũng phải đi họp. Các con thấy nó trùng lặp hai lần. Cho nên chuyển qua ngày Chủ Nhật. Thì các con biết cái sự quyết định của nó…
Đó thi, ở đây Thầy nghĩ rằng, nếu mấy con chỉ có cần những người quyết tâm một chút thôi, thì sẽ có những người hiểu rõ, quyết tâm một chút, thì sẽ có những người chứng đạo. Chứng thật sự chứ không phải là chứng một cách là nói chơi, hoặc là sợ Thầy bỏ, mấy con nói dối. Nói dối với Thầy không được!
(58:19) Mấy con sợ rồi mấy con nói “Tui cũng chứng đạo!”, Thầy trắc nghiệm một cái là chết! Không, không có gạt Thầy được mà! Thầy nói thật sự. Cái gì đúng là đúng, cái gì tới đâu, mấy con tu tới đâu Thầy biết tới đó.
Và những người nào mà Thầy đang chú ý nhìn, không phải bởi vì cái mục đích dựng lại cái đạo Phật là mục đích dựng lại cái nền đạo đức cho loài người, làm cho quan trọng của những người mình đào tạo chứng hôm nay, dù Thầy có viết kinh sách, có thu băng đĩa gì đi nữa nó cũng không bằng cái người tu chứng.
Đó là cái cốt lõi của Phật giáo, nó mới xác định được con đường của tất cả Phật giáo từ xưa đến giờ chưa có ai làm được cái điều này, chưa có người tu chứng được. Thế mà trong cái lớp học của Thầy 7 tháng có người tu chứng, để mình báo cho người ta biết rằng: Ở đây không phải là nói chơi, mà nói thật sự.
Còn không chứng? Dẹp! Đó là cái quyền của mình mà! Mình thấy không có làm cho hao của hao cải của người khác, mà không làm hao sức hao lực của người khác.
Bây giờ như thế này, rồi phát triển như thế kia, rồi ùn ùn đến đây hàng trăm hàng vạn người, nhưng mà đến đây để làm gì? Có lợi ích gì không? Có bảo chứng được cái người tu chứng không? Hay là chỉ mình Thầy nói?
Mà không biết Thầy có chứng không nữa! Mấy con chứng mới biết Thầy chứ? Còn mấy con chưa chứng mấy con còn đâm nghi ngờ này kia, làm sao biết được? Rồi chừng ông này cũng như mấy ông thầy kia, ham danh… làm được.
Cho nên ở dây Thầy nói thật ra, làm là làm được, lợi ích là lợi ích, còn không lợi ích là dẹp, cái đó là cái quyết định. Dạy người ta mà người ta cứ tu như thế này, lầm! Bảo độc cư thì không độc cư, bảo đừng nói chuyện thì đi nói chuyện… bảo một chuyện đi làm cái chuyện khác thì Thầy làm sao mà Thầy dạy được đây?
(1:00:20) Đó thì mấy con cứ thấy Thầy có nói đúng không? Cái lỗi của ai hay là cái lỗi của Thầy dạy? Bảo tu tới đó, dừng lại, đừng có tu nữa, ức chế tâm để rồi… Trời!
Thật sự ra nếu một người mà vì danh vì lợi chắc người ta cũng mắc điên luôn! Nghĩa là bây giờ mình dạy người ta điên như vậy hết ai theo mình tu nữa? Các con cứ nghĩ đi!
Thầy thì trách phạt, bởi vì Thầy… không nghe lời mình. Thật sự ra mấy con ham tu, nhưng mà phải hiểu cho kĩ, làm cho đúng, đừng có vội vàng. Mà khi hiểu rồi, hiểu đúng rồi, được rồi, độc cư rồi còn xả từng chút, để rồi…
Còn bây giờ mấy con… thì có Thầy, còn cái lớp mà Thầy chọn 20 người tu tập, thì bây giờ còn lại những người Thầy biết. Cho nên vì vậy đó, bên nữ thì mấy con, người nào mà được chọn mấy con sẽ về… trong 5 tháng mà nếu không độc cư… không tới đâu, không làm được gì.
Cho nên trọn vẹn, sống không… - nghĩa là cái miệng của mấy con bị mốc meo đó, nó đóng băng. Thầy mà thấy nó đóng cái “rốp” là Thầy biết mấy con chứng đạo. Mà cái miệng mấy con mà thấy uốn lượn thì chắc không chứng đạo nổi!
Mà quyết tâm thì mấy con phải thấy… giải thoát. Trong cái giai đoạn này, thay vì bây giờ mấy con bỏ đi chơi, đi vòng vòng này kia… nhưng mà nó có lợi ích gì cho bản thân mấy con và cho mọi người?
(1:02:05) Còn đây là đại diện không chỉ riêng cho mình mà còn bao nhiêu người, mà cả bao nhiêu người trên thế gian, để Thầy còn ở lại. Chớ còn không khéo thì thôi, đi chỗ khác, chẳng ở lại với đời nữa. Ở đây mặc kệ… khổ đau, sướng khổ… tới giờ phút này rồi…
Đó mấy con cần hỏi gì thêm, mấy con phát biểu, không thì Thầy sẽ in cái bài kinh Thánh Cầu, rồi mấy con sẽ đọc cái bài kinh Thánh Cầu.
10- Ý THỨC LÀM CHỦ, KHÔNG CHẤP NHẬN CÁI BỊ SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT
Tu sinh:… Cái bài kinh Thánh Cầu… dạy bỏ vợ, bỏ con, bỏ nhà cửa, đất đai, tài sản, ruộng vườn. Nhưng mà khi mình hành động thì nó lại sâu hơn, mình bỏ từng cái tâm niệm của mình… gọi là cái Chân Đế thứ hai, là mình bỏ tất cả những niệm dục.
Cho nên bởi vậy… mình thấy nó rất là… mình bỏ từng tâm niệm rất chi li. Còn bài kinh thì nó khái quát quá… Mà nếu không hành… rút cục không hiểu được rõ ràng.
(1:03:27) Trưởng lão: Do cái đời sống của mình, tức là từng cái tâm niệm của mình, cái cuộc sống của mình, sống mà bị sanh bị già, phải cảnh giác. Nhưng mà khi mình đã chấp nhận cái không sanh rồi, thì tất cả những cái này không chấp nhận.
Cho nên mặc dù nó bao nhiêu hàng vạn, vô lượng… trong cái sanh già bệnh chết, nhưng nó không qua mắt.
Bởi vì khi đó con sẽ đọc cái bài kinh Thánh Cầu này, rồi coi cái niệm, từng cái tâm niệm của mình nó nằm ở trong cái chỗ không bị già bị chết, thì lúc bấy giờ, con đã không chấp nhận nó, mà không chấp nhận cái sự bị sanh bị già bị chết này thì con sẽ chấp nhận cái không già, thì con sẽ thành tựu được chứ!
Vì nó có hai: Cái Thánh Cầu và cái phi Thánh Cầu. Mà trong cái bài Thánh Cầu thì Đức Phật đưa ra cái Thánh Cầu và cái phi Thánh Cầu, có phải không? Cho nên chúng ta không chấp nhận cái phi Thánh Cầu mà chấp nhận cái Thánh Cầu.
Cho nên bây giờ chúng ta đã hiểu, đã giác ngộ rồi, đã ngộ được rồi, đã ngộ biết cái pháp này rồi, cho nên vì vậy không chấp nhận là không chấp nhận, ngồi đây chết nhất định là không chấp nhận, không chấp nhận cái điều đó, thì như vậy là mình chứng đạo rồi.
Cho nên mình đã có cái pháp tác ý rõ ràng mà, cái ý thức của mình rõ ràng, cái ý dẫn đầu, ý làm chủ, ý tạo tác mà! Cho nên mỗi mỗi cái không chấp nhận là nhất định mình không làm! Sai mình sao được?
Chẳng hạn bây giờ đó, thí dụ như bây giờ, nó khởi ý bây giờ mình muốn đi ra… đó là nó nằm ở trong, ở chỗ cái bị sanh, bị già, bị chết, cái mình muốn đi ra, mình muốn đi ra khỏi thất. Nhưng mà cái này là cái bị sanh, bị già, bị chết!
(1:05:03) Tại sao vậy? Mình muốn đi cho thoải mái chứ gì? Có phải không? Cho nên: “Dừng lại! Tao không đi!” - mình lấy cái ý thức mình làm chủ mà! Cho nên “ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Cho nên dừng nó lại đi, vì như vậy các con…
Nó có làm được không? Như vậy là mình chứng chứ sao? Ngay liền mình làm chủ nó mà? Chứ đâu có nghĩa là cái thân này tui chứng tui không bệnh? Không bệnh sao ông Phật cũng bệnh đó? Nhưng mà ông Phật đuổi được bệnh mà! Có phải không?
Ông Phật chứng rồi, tới 80 tuổi gần chết rồi, cái hôm đó là đi về tới cái nơi để mà nhập Niết Bàn thôi, cho nên trên đường đi Đức Phật đau muốn chết, đau gần chết. Thì Đức Phật lại dùng cái sức tỉnh thức của mình đẩy lui bệnh ra, tất cả những cái bệnh đó không còn.
Có nghĩa là ông Phật cũng bệnh chớ! Nhưng mà mình có đủ sức đuổi chớ? Đâu có nghĩa chứng đạo là không còn bị sanh bị già bị chết nữa đâu? Có, nhưng mà nó làm sao làm được? Phải không? Chứng đạo, nhưng mà bây giờ mấy con chứng đạo là tui không bị bệnh nữa sao? Không phải!
Cho nên ngay từ cái chỗ ta hiểu, cho nên vì vậy mà sau khi mà chứng pháp nhãn thanh tịnh năm anh em Kiều Trần Như rồi, thì sau một thời gian thì chứng quả A La Hán.
Tại vì suy nghĩ nó rất kĩ trên cái pháp Tứ Diệu Đế: … cái khổ như thế nào? Cái nguyên nhân sanh khổ như thế nào? Trạng thái hết khổ thế nào? Cái Bát Chánh Đạo - tám cái nẻo này như thế nào? Chánh Kiến như thế nào?
Hiểu thông suốt hết rồi, bây giờ còn áp dụng. Mà áp dụng vô thì hoàn toàn làm chủ rồi mấy con, thì như vậy là chứng đạo! Chứ đâu phải chứng là hết mấy con, đã là chủ nó thì nó có thì cứ làm chủ nó thôi. Làm chủ là có bệnh là mình làm chủ, còn không bị…
11- HIỂU TỨ DIỆU ĐẾ RỒI THÌ KHÔNG CẦN LẬU TẬN MINH
(1:06:49) Hỏi: “Ở đây có trường hợp nào chỉ thực hiện được ba Ý Túc đầu, còn Tuệ Như Ý Túc không thực hiện được, phải thực hiện trong Niết Bàn Tuệ Như Ý Túc?”
Con muốn hỏi Tuệ Như Ý Túc?
Đáp: Ở đây Đức Phật đã triển khai cho chúng ta hiểu Tứ Diệu Đế rồi, đâu cần gì phải là thực hiện Tuệ Như Ý Túc!
Không cần đâu con! Bởi vì mình đã hiểu nó, cái Tuệ mình đã hiểu nó như vậy rồi, còn bây giờ Tứ Như Ý Túc là bốn cái như ý, tức là Dục Như Ý Túc chứ gì? Tinh Tấn Như Ý Túc chứ gì? Định Như Ý Túc chứ gì? Rồi Tuệ Như Ý Túc là tuệ Tam Minh. Con hiểu chỗ Thầy nói không?
Thì ở đây cái tuệ Tam Minh thì nó có Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh. Mà Lậu Tận Minh đó, cái Minh cuối cùng Đức Phật đã dạy cho mình Tứ Diệu Đế rồi, mà mình đã hiểu được rồi thì cần gì phải đi tới Tam Minh này!
Còn bây giờ con muốn có Tam Minh để mà thực hiện tuệ Tam Minh, tức là… Như Ý Túc biết được nhiều đời nhiều kiếp mình chứ gì? Hay là Thiên Nhãn Minh để ngồi đây quan sát vũ trụ chứ gì?
Còn cái Lậu Tận Minh là biết được cái nguyên nhân đau khổ, biết được Tứ Diệu Đế… Có phải Lậu Tận Minh là biết Khổ - Tập - Diệt - Đạo không? Bây giờ Phật đã khai ngộ cho mình biết Khổ - Tập - Diệt - Đạo, chứ hồi ông Phật có ai dạy ông Phật Khổ - Tập - Diệt - Đạo bao giờ? Có phải không?
Cho nên khi mà tu có tuệ Tam Minh rồi đó, Tuệ Như Ý Túc đó, thì ổng mới biết được cái khổ này, còn mình thì bây giờ đã khai ngộ rồi. Cho nên ngay từ cái chỗ tuệ Tam Minh, cái Tuệ Như Ý Túc, cái tuệ Tam Minh, cái tuệ Lậu Tận Minh ngay đó đã được khai ngộ rồi!
Ngay cái cuối cùng con thấy nè, cái Tuệ Như Ý Túc thì nó là Tam Minh: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh, cái Lậu Tận Minh đã được khai ngộ rồi. Cho nên chúng ta còn cái gì nữa mà chúng ta…
Ngay cả cái Túc Mạng Minh - biết nhiều đời nhiều kiếp, chúng ta cũng không cần nó nữa, đâu cần để ý nó làm gì? Thiên Nhãn Minh chúng ta cần biết về cái vũ trụ này làm gì?
(1:09:09) Chúng ta biết ở đây con người chúng ta sanh ra, làm sao cho hết đau khổ đây? Cho nên chúng ta không cần tu một cái gì khác hơn hết, nhưng mà chúng ta sẽ có đủ những cái này! Khi tâm chúng ta hoàn toàn thanh tịnh thì chúng ta sẽ đủ.
Bây giờ chúng ta thấy nè: Mỗi mỗi cái ác pháp nó đến, cái bị sanh, bị già nó tác động đến thì chúng ta ngăn diệt không còn cái nào nữa hết. Sau một tuần lễ nghiệm xét đúng rồi, thì lúc này từ đây về sau chúng ta hoàn toàn được giải thoát. Đó là cái chứng đạo của người ta chứ còn gì?
Nhưng mà cái thời gian mà để cho chúng ta đủ Tứ Như Ý Túc, thì khi tâm của chúng ta hoàn toàn không còn bị chướng ngại tác động nữa, không còn bị chướng ngại thì chúng ta đủ cái thần lực, Dục Như Ý Túc của chúng ta, cái ý muốn của chúng ta: Thân không đau là không đau, thân không bệnh là không bệnh! Đó là chúng ta đủ.
Thì như vậy, sau một thời gian thì chứng quả A La Hán. Thì sau một thời gian, khi mà chúng ta ngồi nghỉ thì chúng ta áp dụng, chúng ta thấy không còn tác động chúng ta được nữa, nghĩa là không còn chút nào chúng ta phiền não, là chúng ta đạt được Tam Minh, đã chứng đủ Tứ Thần Túc, đầy đủ Tam Minh, không có cái nào mà chúng ta thiếu.
Nghĩa là Thầy bảo đảm cho mấy con, nếu mà mấy con biết cách mà sống đúng như Thánh Cầu, thì chỉ biết cách đừng có để cho những cái bị sanh bị già bị chết tác động được con: Bây giờ thân con có bệnh nè, nhưng mà con tác ý, con vẫn thấy thản nhiên không còn bị dao động, bị chướng ngại, thì một thời gian, một tuần lễ thôi thì mấy con sẽ đủ Tam Minh, có đủ Tứ Thần Túc.
Nhưng mà đừng có tu cái gì khác cả hết! Mấy con đùng có để cho nó tác động, đừng có để cho nó tạo ra cái cảnh tượng này cảnh tượng kia, đừng có nghĩ ngợi cái này kia làm cho tâm mình dao động.
Chỗ chứng đạo bất động tâm, mà bất động tâm đó, từ cái ngày thứ nhất đến cái ngày thứ bảy là tất cả các ác pháp này tác động con không được, thì con sẽ có đủ Tứ Thần Túc! Cho nên sau thời gian là chứng quả A La Hán.
(1:11:12) Còn cái này, mấy con tu mà để chướng ngại cái này, để chướng ngại cái kia, thì cái đó làm sao mấy con chứng được? Đó, các con hiểu chưa?
Cho nên ở đây con hỏi: “Có trường hợp nào chỉ thực hiện được ba Ý Túc, còn Tuệ Như Ý Túc thì không thực hiện được?” Không có cái trường hợp đó! Không bao giờ, nó là Tứ Như Ý Túc là nó có bốn cái Như Ý Túc thôi chớ không thể nào một cái được! Các con hiểu không?
Nghĩa là có cái Dục Như Ý Túc là có cả cái kia, chớ nó không thể nào mà thực hiện có một cái. Thực hiện có một cái là chỉ có cái ngoại đạo thôi, trong tưởng thôi chứ còn đối với đạo Phật nó là Tứ Như Ý Túc là một cái cụm đó, không thể nào mà…
Cũng như bây giờ nó Tứ Niệm Xứ, thì không thể nào mà con có thể bỏ được cái Thân Niệm Xứ con bỏ rời ra được! Nó phải Thân - Thọ - Tâm - Pháp, nó phải một cụm như vậy.
Còn một cái cụm Tứ Thần Túc này, thì nó là cái cụm của nó thôi, cho nên nó không thể nào mà đạt được ba cái Ý Túc đầu mà còn cái Tuệ Như Ý Túc thì không đạt. Không được! Hễ nó có Tứ Thần Túc là Tứ Thần Túc, không thể nào tách rời nó ra được!
12- KHI VÀO NIẾT BÀN RỒI THÌ KHÔNG CẦN TỨ NHƯ Ý TÚC
(1:12:25) “Còn Tuệ Như Ý Túc không thực hiện được, phải thực hiện trong Niết Bàn?
Khi Niết Bàn rồi thì đâu có cần gì nữa mà Tứ Như Ý Túc đâu? Không có cần! Khi mà vào Niết Bàn rồi, nó là cái trạng thái bất động, nó không bao giờ còn có cái dục nào ở trong đó.
Mặc dù là bây giờ một người vào Niết Bàn rồi, mình muốn gặp người trong Niết Bàn thì mình vào cái trạng thái đó, thì mình còn đang sử dụng cái Dục Như Ý Túc, mình muốn gặp Đức Phật Thích Ca thì mình gặp, chớ còn ông Phật Thích Ca thì chắc không muốn gặp mình đâu! Ổng an ổn ở trong đó rồi… mà ổng còn gặp làm cái gì bây giờ?
(1:13:03) Thật sự ra ông… Bởi vì ông nói đời ông chỉ còn một cái kiếp này mà thôi không còn kiếp nữa, nhưng mà chúng ta cứ tưởng tượng rằng Đức Phật sẽ bay về cùng, cũng ra để độ chúng sanh, không có! Bởi vì con người ta đi vào cái chỗ đó rồi… người ta không có còn cái chút gì là người ta thương.
Cũng như Thầy, thương chúng sanh là Thầy làm hết cái cuộc đời của Thầy còn gặp các con. Chứ còn sau đó rồi, cái thương đó, nói thương thì nó cũng không thương, mà nói ghét thì nó cũng không ghét, mà nó cũng không sao hết à! Nó cũng cứ bình thường như vậy, nó không thương ghét chúng sanh gì hết! Nó như là vũ trụ, nó không thương ghét ai hết à!
Các con cứ hiểu như vậy, đừng có hiểu ông Phật là theo kiểu mà ông Phật hồi còn là con người, còn thương còn ghét còn…
Lúc mà chúng ta tu cái tâm từ bi để mà chúng ta phá cái thương ghét ích kỷ, chứ không phải là cái gì, để biến vào cái lòng thương yêu của chúng ta nó rộng rãi ra. Đó là tâm từ bi của chúng ta.
Chứ còn không khéo thì chúng ta thương trong cái ích kỉ nhỏ mọn, thương mình, thương gia đình mình, thương những người thân của mình còn những người khác kệ! Cho nên cái lòng từ bi nó biến chúng ta… .
Cho nên những cái điều mà con hỏi thi nó vào cái vấn đề của cái sự tu tập, ở đây Thầy không có đề cử ở trên cái vấn đề Tứ Thần Túc Thông, Thầy không chấp nhận trên cái vấn đề. Nhưng mà Thầy bảo đảm mấy con là mấy con tu tập mà đúng thì mấy con thừa sức đủ, không thiếu một cái gì trong này hết. Cái mục đích đó, là cái người tu chứng quả A La Hán là phải có đủ, không có…
13- DÙNG TRI KIẾN GIẢI THOÁT XẢ HẾT CÁC TƯỞNG
Tu sinh: Con xin hỏi! Bạch Thầy là, vậy khi mình tu mà nó bị vào ức chế đó… Không cần phải tu nó nữa mà … là như thế nào Thầy?
(1:14:48) Trưởng lão: Nó cứ rớt ở trong cái chỗ ức chế con phải không? Thì bắt đầu con thay đổi oai nghi, đi, đứng…
Tu sinh: Ngồi vô là nó, đứng nó cũng bị…
Trưởng lão: Đứng con đừng có nghỉ ngơi…
Tu sinh: Dạ đi nó cũng bị… Không có hướng tâm nó cũng vô!
Trưởng lão: Như vậy là con tác ý thôi. Con tác ý con xả cái trạng thái nó vô. “Ra! Ở đây không phải chỗ mày, đi!”
Tu sinh: Bạch Thầy cái… mình phải giữ một thời gian nó mới…
Trưởng lão: Con tập nó, xả nó, tác ý xả nó đi cho hết, để cho mình tập lại bình thường, hạn chế đừng có vô! Bởi vì hồi nào tới giờ con bị ức chế nó hay vô cái trạng thái đó, cho nên vì vậy mà bây giờ con xả lại bình thường.
Bởi vì ở đây dùng cái tri kiến, dùng cái tri kiến giải thoát con để… . Rồi bắt đầu con không chấp nhận làm những cái bị sanh, bị già, bị chết này. Từng cái tâm niệm bị sanh, bị già, bị chết này không chấp nhận nó thì mấy con sẽ đạt được!
Ngồi chơi, đâu có làm gì đâu cho nó cực khổ. Mà hễ nó nhích vô đó, nó nhích nhích vô đó, mà nó vô nó ôm vô một cái… nào đó thì xả nó ra đi. Rồi mấy con để tự nhiên coi nó… chứ còn đừng có để cho nhích rồi mình mới, nhích nhích vô đó, nó vô trong đó rồi cái bắt đầu nó lặng. Nó lặng thì đến khi nó thay thế cái tưởng.
Bởi vì cái biết của cái tưởng với cái biết của ý thức nó gần kề. Cái này nó im lặng, cái ý thức nó im lặng một lúc thì cái tưởng thức nó chen vô đó. Thành ra các con thấy im lặng, nhưng mà rồi khi mà nó có những hiện tượng xảy ra thì mới biết là mình bị tưởng, chứ còn chưa có gì thì chưa có biết được. Hoặc là nó lải nhải nó nói gì ở trong đầu con đó, mới biết là pháp tưởng.
(1:16:29) Còn nó im lặng… thì mấy con biết, nó rớt trong Không Vô Biên Xứ mấy con cũng không biết nữa. Chừng nào mấy con tỉnh lại, nãy giờ…
Cho nên những cái này đều cố gắng mà xả ra. Bởi vì… , nghĩa là những người nào mà bị tưởng… Đó.
Rồi, bắt đầu bây giờ còn hỏi gì nữa không? Hết rồi phải không? Cố gắng xả ra hết các tưởng. Mấy con bây giờ… cố gắng xả ra hết, thì nó hết.
Còn gì nữa không? Rồi, bắt đầu…
Tu sinh: Thưa hỏi
Trưởng lão: Cái bài Thánh Cầu phải không? Rồi rồi, được rồi…
14- ĐÂU PHẢI CẠO TÓC MỚI LÀ GIẢI THOÁT
Tu sinh: Thưa hỏi
(1:17:31) Trưởng lão: Cô Thích Nữ Thiện Ngọc, ở đâu con? Con muốn phủi tóc phải không con? Phải nỗ lực xả tâm đi rồi … Xả đi rồi Thầy cho phủi. Còn có 5 tháng nữa… tức là 5 tháng nữa, làm cho xong!
Biết không? Biết cách xả không? À biết cách xả rồi! Vậy rồi. Hễ mà nếu mà xả xong thì Thầy, có 5 tháng nữa, xả xong thì phủi tóc được.
Rồi phải không? Bây giờ mấy con còn hỏi gì, bên nam còn có người nào muốn phủi tóc nữa không? Còn ai nữa không? … bên nam để vậy tu cho sướng!
Thôi được rồi. Thà là để tóc, nhưng mà mình vẫn là giải thoát ở tâm mình mà? Đâu cần gì phải là cạo đầu. Còn con thì tại vì bên nữ mấy con để tóc dài mắc công gội, mắc công cực. Đó thầy chưa? Thầy biết mà!
Cho nên vì vậy mà cạo tóc khỏe hơn, thoải mái hơn, mắc công chải, gỡ… cũng được, không có gì đâu. Thì ráng mà nỗ lực tu ít hôm nữa đi rồi còn có thời gian nữa thì xuống tóc. Người nào muốn xuống tóc thì cứ xuống, không có gì.
Rồi, bây giờ còn gì nữa không con? Mấy con hỏi gì mấy con?
Còn thầy Chân Thành có nói gì không? Con có nói gì không con?
15- LY DỤC LY ÁC PHÁP TRONG TỪNG OAI NGHI TẾ HẠNH
Tu sinh: Thưa hỏi
(1:18:56) Trưởng lão: Không có gì phải không? Ráng! Còn có 5 tháng nữa, mà trong quý thầy… cho thầy Chân Thành với thầy… ổng cũng ráng nỗ lực lắm đó.
Nhưng mà Thầy khuyên ráng cố gắng mấy con giữ, giữ thứ nhất là đi, cái oai nghi đi đứng của mình đừng có khòm khòm khòm khòm xuống. Đó thấy không? Cái kiểu mà khòm xuống đó, tức là cái… hạnh không có chỉnh, không có thực hành. Thì ra đó không thực hành thì bị tưởng nó giữ, xen vô.
Cho nên mình đi thì mình nhìn thẳng… Mình tập cho nó thành cái thói quen. Cho nên nó thẳng, tức là trực hạnh của cái tướng đi.
Rồi mình ngồi ăn cũng vậy mấy con, đừng có ngồi khòm, mà ngồi cho thẳng. Bởi vì Thầy chưa có dạy cái lớp Chánh Nghiệp về ăn uống, đi đứng, mà tới đây thì chỉ còn cái nòng cốt của cái phương pháp để cho người tu chứng mà thôi, do đó thì cái oai nghi tế hạnh không được rèn giữa.
Vì vậy mà các con cố gắng về khắc phục mình. Đi nhẹ nhàng, đàng hoàng, chứ đừng có đi cái kiểu mình gầm đầu xuống mà đi mình tập trung… Rồi giữ gìn cái cơ thể của mình đi thẳng thớm, đừng có cúi gầm đầu xuống đi, cái tướng đi như vậy nó không tốt.
(1:20:12) Và khi ăn mấy con ngồi thẳng lưng, để cái bát ở trong lòng mấy con, mấy con để cái bát… thực phẩm, cơm mình múc lên ăn một cách chậm chạp, nhẹ nhàng. Nhai từng miếng cơm, từng chút… trong đó, mình suy xét từng tâm niệm, phải tham ăn không? Tức là những cái bị sanh, bị già nó hiện ra ở đó.
Đối với mình, hằng phút hằng giây mình tu để cho mình làm chủ được sinh già bệnh chết, vì vậy mình phải cố gắng từng oai nghi tế hạnh. Mỗi cái hành động của mình là đã có cái sự ly dục ly ác pháp trong đó.
Cho nên từ đây về sau, trong 5 tháng này thì mấy con hãy cố gắng giữ gìn độc cư trọn vẹn, đừng có đi tới đi lui, mình ở trong… đi tới làm động người khác, đi lui làm động mình. Cho nên cố gắng khắc phục, nỗ lực, thực hiện cho được.
Trừ ra thì có Thanh Quang ở đây, vì lo công việc liên hệ, xin phép tắc in sách cho Thầy, cho nên có nhiều điều cần phải đi tới đi lui.
Cũng như vừa rồi hơn mười mấy ngày phải đi chỉnh lại cái bộ phim đã quay. Mà nếu mà để quay như vậy thì nó không thành bộ phim, cho nên phải đi chỉnh lại cho cần thận, để rồi mình xem xét lại, xem cái phim đó nó còn cái ưu, khuyết để cho mình còn có dịp mình chỉnh lại cho hoàn chỉnh.
Khi chỉnh lại hoàn chỉnh để đem lại cái đúng thời điểm thì nó được phổ biến rộng cho mọi người biết: Đây là cái hình ảnh linh động, là nói lên được cái điều kiện cần thiết của Tu viện Chơn Như. Chúng ta cũng cần phải có một ít tài liệu…
Bởi vì thí dụ như, ở trong đây thì nó có những cái máy quay phim, như Thanh Quang có một cái máy quay phim, rồi Thanh Trí, rồi có những cái hình ảnh mà Thanh Quang không quay được thì Thanh Trí quay, có những hình ảnh mà Thanh Trí không quay được, Thanh Quang không quay được mà Nguyên Thanh quay được, thì chúng ta cộng tác nhau lại để làm bộ phim cho nó có chất lượng tốt hơn.
Chứ còn chúng ta, người nào cũng lo mình làm cho mình thì coi chừng mình…
HẾT BĂNG