Skip directly to content

20061229 - GIỚI ĐỨC 01 - TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC ĐẠO ĐỨC

20061229 - GIỚI ĐỨC 01 - TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC ĐẠO ĐỨC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 29/12/2006

Thời lượng: [44:45]

1- TU TỈNH THỨC MÀ THIẾU TỈNH GIÁC GÂY ỨC CHẾ LỌT TƯỞNG

(00:04) Phật tử: Con mới tuyên bố thì giống Thiện Thảo…​ (Không nghe rõ) tức là nó bị ức chế rồi, bị tưởng, thì…​ (Không nghe rõ) Thành ra là con thấy cái trường hợp cô Diệu Vân rất là tội, làm sao có cái hướng để tiếp theo để cho cô giải được cái này, để cô tu cho được. Cái ý chí của cô tu như vậy con thấy con rất phục, mà tu cái kiểu cô ấy con nghĩ là bảy ngày mà không thành, không lên tòa sen ngồi xếp đó Thầy, kiểu như vậy. Thiện Thảo là nó bị…​ (Không nghe rõ), kiểu là nó thành tưởng nó lạc rồi, con sợ như vậy. Tại vì mình thấy những nhân tố tốt mà không có điều kiện không biết ra làm sao để mà giúp…​ (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Nói chung, cái thời gian mà các thầy về tự tu, mà cứ không có tỉnh giác, mà thiếu tỉnh thức, cho nên đến khi bị ức chế là nó phát tưởng. Chính như Chân Quang mà về Tu viện, Thầy có viết thơ gửi, lo mà xả tâm, tức là tỉnh giác hơn. Do cái sự hiểu biết sai lệch, tỉnh thức với tỉnh giác tưởng là một.

Ở đây Thầy giải thích thêm cái từ để mấy con được thông hiểu. Bởi vì tỉnh giác là mình hoàn toàn mọi cái sự kiện xảy ra đều là mình hiểu biết, là giác ngộ. Mình giác đó tức là mình biết thiện với ác, cho nên ác làm sao xâm chiếm được mình? Cho nên chỉ còn cái tưởng. Thiện thì tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là cái tu của cái người mà tu giới, người ta chứng giới bằng cái tri kiến; bằng cái sự hiểu biết của người ta, cho nên người ta phải giác.

(01:55) Còn tỉnh thức, là mình ngồi im lặng như thế này chỉ thấy có biết hơi thở ra vô. Mà khi có một niệm gì trong đầu nó xảy ra thì mất cái tỉnh thức đó rồi. Đã mất cái thức tức là thất niệm chứ gì? Thất niệm rồi. Con phân biệt cái thức với cái giác chứ gì? Tỉnh thức với tỉnh giác. Cho nên cái tỉnh thức là mình ngồi đây, mình biết rất rõ là mình thức chứ không phải mình ngủ, không phải mình mê, cho nên nó thức.

Nhưng mà nó thức thì nó phải thấy biết cái gì? Nó sẽ biết hơi thở, hơi thở ra, hơi thở vô. Phải không? Mà bây giờ, có một niệm, hễ có một niệm xen vô thì nó đi hàng ha, nó vừa biết hơi thở, mà nó vừa có niệm. Hoặc là cái niệm nó sẽ làm quên mất đi thì tức là mình mất tỉnh thức. Phải không? Mà mất tỉnh thức, thì nếu mà cố gắng, cố gắng để cho cái tỉnh thức được. Mà nếu mà cố gắng để cho sức tỉnh thức đó nó kéo dài ra, nó không có niệm thì bị ức chế tâm. Nó lọt vô tưởng thì nó phải thất niệm.

Nói cho đủ thứ hết, nhưng mà tâm xả thì không có, bởi vì cái tỉnh giác mình không có. Mà tỉnh giác thì phải đi vào cái đạo đức, cái giới luật. Người ta thông suốt, những gì thông suốt cần phải thông suốt. Mà giờ giới luật, đức hạnh không thông suốt thì làm sao mà tỉnh giác được, nhân quả không thông suốt thì làm sao mà tỉnh giác được. Con hiểu không? Cho nên những cái bài học mà lớp Chánh Tri Kiến, nó giúp cho mấy con có phần tỉnh giác.

2- NHỜ THÔNG SUỐT ĐẠO ĐỨC MÀ CÓ TỈNH GIÁC

(03:22) Trưởng lão: Nhưng mà mới học có bao nhiêu đó đâu đủ. Cho nên khi mà bước qua một cái học của cái Ngũ Giới, thì cái giới đầu tiên là cái giới không sát sanh. Mà giới không sát sanh thì đức nó là Đức Hiếu Sinh. Mà hiếu sinh là cái lòng thương yêu của mình chứ gì. Mà nói về thương yêu thì biết bao nhiêu là sự thương yêu? Một chút xíu vầy là nó có sự thương yêu. Lời nói thương yêu hay lời nói không thương yêu? Hành động có thương yêu hay là hành động không thương yêu? Cái ý suy nghĩ có thương yêu hay không thương yêu? Luôn luôn nó kèm theo hai cái để chúng ta.

Vậy chúng ta phải học một cái giới không sát sanh, tức là cái Đức Hiếu Sinh. Chúng ta học biết bao nhiêu cái Đức Hiếu Sinh. Thế không học làm sao chúng ta nắm toàn diện được để mà chúng ta thực hiện được cái tỉnh giác của chúng ta? Nhưng một người thực hiện được cái Đức Hiếu Sinh tức là cái tâm từ của họ chứ gì, thì làm sao có ác pháp tác động.

Cho nên đức Phật nói lấy tâm từ đối trị tâm sân. Nhưng mà có từ làm sao có tham được? Nếu còn thương yêu thì làm sao có tâm tham, cho nên nó đối trị tâm tham. Nhưng mà có lòng từ tức là có lòng thương yêu làm sao có tâm si được? Vì tâm si nó mới mất lòng thương yêu. Cho nên tham, sân, si nó phải diệt.

Chỉ có một lòng thương yêu mà chúng ta đã chứng quả A La Hán. Cho nên em ông Cấp Cô Độc đã chứng quả A La Hán, tu ở trong tâm từ. Và ông Phú Lâu Na thực hiện lòng từ, ai làm gì ông cũng thấy người ta thương ông hết, chứ ông có ghét ai được đâu. Cho nên lòng từ ngay thực hiện, từ đó cho nên người ta chứng đạo ở cái chỗ đó, chứ cần gì mà phải, đó là cái giới thứ nhất của Phật dạy. Mà năm giới, năm giới là Ngũ Giới chứ gì. Năm giới, mỗi giới chúng ta phải học đạo đức như thế nào? Đâu phải học có cái mà hết, không bao giờ.

Nói giới không tham lam trộm cắp tôi nói nhiêu đó thôi, tôi bây giờ không tham lam trộm cắp, đâu nói đơn giản cái kiểu đó được. Nó tham đủ mặt chứ đâu phải nó tham có cái mà đi lấy của người ta, cướp của người ta. Các con hiểu không? Cho nên phải học mới hiểu, mới thông suốt; mà thông suốt mới là giác, chưa thông suốt làm sao mà tỉnh giác? Cho nên vì thông suốt nó mới có tỉnh giác; mà không thông suốt làm sao tỉnh giác được? Không thông suốt thì nó mê mờ. Cho nên nói tui xả tâm, mà tôi không thông suốt thì tôi lấy cái gì tôi xả.

3- NHỜ HỌC TẬP MỚI THÔNG SUỐT ĐẠO ĐỨC

(05:43) Cho nên buộc lòng cái chương trình mà giáo dục đào tạo của đạo Phật ra đời. Cho nên lớp Ngũ Giới phải học. Lớp thọ Tam Quy cũng phải học quy y Phật, quy y Pháp. Nó là đức hạnh chứ có gì đâu. Nói tui quy y Phật, tui theo Phật, tui học theo Phật. Nhưng mà sự thật mình học làm sao đây? Ông Phật là cái người tượng trưng cho cái đức từ bi, cái lòng thương yêu.

Vậy thì ngay từ cái giới thứ nhất là cũng học lòng thương yêu. Thì ông Phật mình muốn, thọ Tam Quy, quy y Phật cũng phải học lòng thương yêu chứ học gì? Vậy học ở trên cái ông Phật, phải học cái gương hạnh của ông Phật. Ông thương yêu cái gì? Thì phải nhắc cái gương hạnh của ông Phật. Ai nhắc cho mấy con biết? Thì phải có người thông suốt mới biết, mới nhắc.

Các con thấy chưa? Vậy thì nó phải thành lập một cái giáo án; một cái bài. Bây giờ cái gương hạnh của đức Phật thương một cái người nào, thương một cái người hốt phân, để nhận họ vào; để trở thành một tu sĩ, dạy cho người ta chứng quả A La Hán. Cái tình thương đó như thế nào? Để phá ban bằng cái giai cấp cùng đinh của xã hội.

Thì cái người đó phải đưa cái bài đó ra, rồi mới hỏi cái đạo đức của đức Phật lúc bấy giờ thương là như thế nào; làm như thế nào; hành động như thế nào; nói như thế nào? Trong khi cái mẩu chuyện đó nó phải có, cái bài kinh nó phải có. Có phải không mấy con? Ai nói ra từng chi tiết này? Mà từng chi tiết này được vạch ra thì nó lại thấm nhuần cho cái người đã được học. Thầy đặt ra câu hỏi từng cái chỗ đoạn đó sao. Hỏi cái chỗ này đạo đức gì? Khẩu hành, thân hành ý hành của Phật như thế nào? Thì mấy con đọc mấy con hiểu thì tức là mấy con thấm rồi chứ gì? Mà khi mà Thầy truyền đạt những cái đó làm cho cái tư tưởng của mấy con thấm được cái đạo đức đó thì mấy con có tu không? Tu đó chứ sao. Học là tu; tu là thấm nhuần; thấm nhuần thì tức là nó trở thành đạo đức mà mình không hay. Cuối cùng khi mà thấm nhuần rồi, thì tâm mình còn chỉ có thương người, thì người ta làm gì mình có giận hờn nữa đâu.

Tại vì bây giờ nó chưa thấm, cho nên dù sao tôi cũng phải chịu nhẫn nhục. Nghe nói tức quá, tui nhẫn tui không nói lại chứ sự thực tui cũng bực bực trong bụng. Các con thấy cái người nói vậy chứ không ưa thì tức là mình chưa thấm. Nhưng mà mỗi ngày, mỗi bài vở, mỗi nói về đạo đức, từ cái bài này cho đến cái bài khác người ta nói đạo đức. Lần lượt thấm dần, biến thành mình con người biết thương yêu chứ không có ghét. Đó là cái chương trình giáo dục.

(08:21) Bởi vì người ta giáo dục người ta hướng dẫn mình thấm nhuần. Mình thấm được cái lý, mình thấm được cái đạo đức. Người ta truyền đạt cái tư tưởng của mình để cho mình thấm dần ngày chút, ngày chút. Trong một năm con học 365 ngày, 365 cái bài đạo đức. Mỗi một ngày các con được thấm nhuần thêm một cái đức hạnh thân hành, khẩu hành, ý hành hoặc một cái bài đó nó có cả thân hành, ý hành, khẩu hành, trong một cái bài đạo đức đó. Cứ ngày nhét thêm cho mấy con trong tư tưởng chút chút, chút chút chút. Năm sau mấy con, trời đất! Bây giờ tui thành con người biết thương không biết ghét. Có tu cái gì đâu, mấy con thấy chỉ người ta hướng dẫn đào tạo mình thôi.

Cũng như Thầy ví dụ như bây giờ mấy con cầm bức thư như thế này mấy con đọc chữ vanh vách. Nếu trước kia mấy con không học thì ngày giờ này mấy con đọc được không? Nó thấm nhuần chữ, bây giờ mấy con đọc đâu có cần phải đánh vần, đâu có cần ráp đâu, nó tại nó thấm. Các con hiểu không? Hồi đầu tiên mấy con mới ráp chữ, mấy con đọc ấp a, ấp ửng chứ gì, chưa suông, lần lượt đọc suông suông, nhưng mà nó chưa thành cái bài văn đọc cái kiểu đó. Cho nên người ta bắt mấy con tập đọc. Lần lượt cứ thấm nhuần, mấy con có phải, có phải mấy con tu tập cái gì đâu. Lần lượt buộc lòng mấy con phải học tập. Nó thấm lần, thấm lần, từng đó nó vô mấy con cầm máy con đọc vanh vách. Thầy nói đơn sơ về cái chương trình giáo dục đào tạo của bộ giáo dục. Để đào tạo chúng ta có những kiến thức; có những cái hành; có những cái tay nghề, chuyên môn đều là hoàn toàn qua cái trường lớp đào tạo cho mình.

Và cuối cùng. Bởi vì chúng ta học môn đạo đức, còn kia học môn nghề nghiệp. Con hiểu không? Cái nghề nghiệp nó cũng mới thành cái nghề nghiệp của người ta. Bây giờ thí dụ như con học về toán, thì bắt đầu bây giờ cái môn học toán thì nó phải vậy, nó phải học cái chương trình như giáo dục, cái kiến thức nó phải vậy thôi. Nhưng mà con học về sử, địa nó phải khác chứ. Cái môn học nào nó ra môn học nấy. Cho nên bây giờ thí dụ như Thầy nói về giáo sư sử địa, nói về địa, nói về đất nước Việt Nam chúng ta thì ngay đó chúng ta thấy cái hình chữ S rồi, có phải không? Nhưng mà các con chưa học, các con chưa biết đất nước Việt Nam nó ra sao không biết. Nó tròn, nó méo như thế nào không có biết, có đúng không? Nhưng mà con học rồi đi, nó lưu thành ký ức. Hễ nói đất nước Việt Nam con biết liền. Tại vì nó thấm, nó thấm nhuần, chứ tự thân nói nó biết nó không biết đâu. Mà nó biết rất nhanh, nói về cái hình dáng của cái địa lý của đất nước Việt Nam nó biết nhanh, rất nhanh. Nó biết biển ở chỗ nào, mặt đất ở chỗ nào, cái núi ở chỗ nào, có phải không? Nó biết cái thủ đô Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh nằm đâu nó biết liền. Ở trong cái đầu nó chứ gì. Nếu mà nó không học thì chắc nó Không Tưởng tượng ra nổi cái điều đó phải không? Đó là cái chương trình giáo dục.

(11:15) Cho nên gần đây mấy con thấy cô Út cô đứng ra cô dạy là hoàn toàn là Thầy soạn ra cái giáo án. Nhưng mà lâu nó sẽ thấm nhuần.

Phật tử: Cô Út dạy cho bên nữ ạ Thầy? Còn bên nam Thầy?

Trưởng lão: Bên nam là Thầy Chơn Thành. Phải huấn luyện cho hai người này trước, để cho họ khởi, như là khởi xướng trong cái vấn đề của các lớp học. Rồi sau này các con đều là những người đều phải đứng lớp hết. Tại sao? Tại vì mình đã thấm nhuần được đạo đức. Thì lúc bấy giờ những người này rất là vất vả, họ chưa có xả, họ chịu đựng, nhiều khi còn bị chống đối. Còn sau này mấy con hết chống đối rồi. Bởi vì họ đã quá thuần rồi, những cái lớp người khác mà đến học mấy con dạy. Toàn là mấy con đã là những người đã thuần rồi. Không có còn trở ngại trên con đường. Đã từng những cái kinh nghiệm mà người ta hỏi cái này, cái kia. Mọi người đã hỏi cái này, cái kia, đều lần lượt hai người này đều chịu, gánh hết rồi mấy con.

4- THẤM NHUẦN ĐẠO ĐỨC SẼ CÓ ĐỊNH CHỨ KHÔNG PHẢI DỤNG CÔNG

(12:10) Phật tử: Vậy là theo Thầy, cái lớp Ngũ Giới là đang tiến hành. Vậy bọn con nên theo những cái lớp đó học hay là phải đợi Thầy dạy?

Trưởng lão: Không. Coi như là mấy con vừa là tu, vừa học chung những cái lớp đó luôn, mình học đạo đức, bắt đầu từ thứ bảy tuần bây giờ. Rồi trong khi đó mình học, giờ mình học rồi, cái mình về, có những cái niệm mình suy nghĩ mình tìm hiểu thêm thì tức là trong cái Định Vô Lậu mình quán, tư duy để triển khai tri kiến của mình hiểu thêm về cái vấn đề đạo đức đó. Nó làm cho các con lại thấm nhuần cái Đức Hiếu Sinh càng rõ hơn.

Thầy nói như con, Thầy nói thiệt sự ra, bây giờ có cái chỗ nào mà ở gần Thầy hướng dẫn, thật mà. Con đã sẵn rồi, bởi vì qua những cái bài mà lớp Chánh Kiến con viết là Thầy đã thấy. Đừng có nên tu cái gì khác hơn hết. Bởi vì mấy con bây giờ tu, bây giờ là tâm tham, sân, si mình còn chứ chưa phải hết. Các con biết là nó còn, mặc dù là nó giảm; nó bớt rất nhiều; nó muội lược. Mấy con sẽ chết mấy con ở trong cái từ trường thiện đó. Nhưng mà điều kiện là một đời nay mình phải đi tới rốt ráo. Chứ mình không thể mà mình cầu cái chỗ thiện nhỏ đó đâu. Mình cần phải cho hết những cái vi tế rất nhỏ như thế này.

Mà muốn cho hết cái vi tế rất nhỏ này, thì cái đạo đức của mình phải lớn lên, nó mới quét sạch ra. Cái đạo đức mình không lớn lên nó không quét sạch. Chứ không phải mình ngồi mình ức chế tỉnh thức đó mà nó quét cái đó ra được. Mình sống đời sống đạo đức, nó là giới luật mà Giới sanh Định, chứ đâu phải là Định mà ngồi Thiền, mà tu Định mà thành Định được. Cho nên tu tỉnh thức để mà có Định thì làm sao được. Còn tỉnh giác nó mới đưa đến Định. Bởi vì mình giác được cho nên tất cả các ác pháp đều không tác động được mình, cho nên mình mới thật sự là Định.

Cho nên khi mà Thầy thấy những cái bài viết của mấy con, những cái tri kiến của mấy con đó. Thầy thấy mấy con là những người sắp bước vào cái cửa giải thoát rồi. Chỉ cần mà Thầy được yên ổn, được huấn luyện cho mấy con kĩ lưỡng, được trực tiếp bên Thầy để hướng dẫn cho mấy con. Để rồi mấy con sẽ thấy cái trạng thái bất động rất dễ dàng. Khi mà nó kéo dài mười hai tiếng, hai bốn tiếng đồng hồ mà nó bất động rồi, thì mấy con biết tham, sân, si nó không còn; nó mới bất động; nó không còn niệm. Tự nó chứ không phải mà ngồi đó mà dụng pháp mà tu đâu.

Cho nên không có dụng pháp gì, ngồi chơi, mà tự nó quán trên thân của nó, chứ không phải dùng pháp Tứ Niệm Xứ quán nữa đâu. Bởi vì cái lớp Chánh Niệm nó là cái lớp Chánh Niệm của Bát Chánh Đạo, nó là lớp thứ bảy. Cho nên chúng ta đâu còn dùng pháp nữa. Mà bây giờ chúng ta dụng pháp trên Tứ Niệm Xứ để quán Tứ Niệm Xứ là chúng ta đã sai.

(14:59) Cho nên các trường thiền mà dạy về Tứ Niệm Xứ để quán trên Tứ Niệm Xứ là các trường thiền đó dạy sai. Cái lớp thứ bảy của đạo Phật rồi, nó lòi cái tướng nó ra Chánh Định của nó rồi, cho nên nó tự nó nó định. Chứ làm sao bây giờ mà ngồi đó dụng công. Con hiểu chưa? Con dụng công đó rồi con lọt trong tưởng rồi sao? Bởi vì cái ý thức nó thanh tịnh rồi, ngồi tự nó im lặng chứ. Như vậy nó mới là đạo chứ. Nếu mà con tự im lặng bằng cách dụng công thì cái đó là cái sai mất rồi.

5- CÁCH THỨC HỌC TẬP TRAU DỒI ĐẠO ĐỨC

(15:27) Phật tử: Vậy lúc mà con ngồi không bình thường, không làm gì ạ Thầy? Cứ im lặng, mà nó khởi lên lại quán xét tiếp ạ?

Trưởng lão: Như vậy đó con. Tại vì cái tỉnh giác của con nó chưa có đủ, cái đức Ngũ Giới của nó chưa có tròn, cho nên nó mới còn cái niệm. Nếu mà đức giới nó đủ rồi thì nó không có còn niệm. Bởi vì tự cái đức Ngũ Giới đó, nó tự đó, nó đã ly tham, sân, si cho mình. Bởi vì nói giới ly tham mà, giới ly. Cho nên mình, Thầy nói tu nó dễ lắm, đâu có khó.

Phật tử: Con thấy không dễ đâu Thầy.

Trưởng lão: Không dễ chứ gì? Thí dụ như bữa nay, bây giờ Thầy nói cái sự việc như thế này để con thấy. Thầy nói Thầy đưa ra một cái mẩu chuyện thế này thôi, đó là những cái bài học đạo đức mà Thầy đã viết, cô Út dạy rồi, chứ chưa phải không đâu.

Như cái mẩu chuyện khi mà đưa ra làm thành cái giáo án, Thầy đưa ra một cái mẩu chuyện, thí dụ như một mẫu chuyện đơn giản là bây giờ, như một chú bé mà chú đi lượm từng cái con sao biển chú ném xuống biển. Thì có một cái người đó mới thấy cái chú bé này kì, cứ lượm ba con sao biển ném xuống biển để chi? "Chú làm cái chuyện gì vậy?" "Tôi lượm những con sao biển tôi ném xuống nước biển để chết tội nghiệp, chú bé trả lời thế đó. Nhưng mà biết bao nhiêu con sao biển mà bị sóng gió nó tạt lên bãi biển, chú làm chuyện mất công như vậy?"

Thì cái chú bé đó trả lời: "Tôi chỉ làm cái chuyện vừa với cái sức của tôi thôi. Nhưng mà những con sao biển này nó cũng sống được, chứ tôi làm hết, tôi đâu có làm hết được".

Cũng như bây giờ cả bao nhiêu người không đạo đức mà bây giờ có một người gần mình, mình không dạy đạo đức họ, thì mình nói để chờ tui dạy cho hết, thì tui mới dạy, thì cái chuyện đó, cái người gần bên mình, mình bỏ sao? Thà là được một người còn hơn là bao nhiêu người. Thì như vậy bây giờ đưa cái bài như vậy, hỏi cái đạo đức của chú bé này cái chỗ nào? Cái hành động đạo đức của chú ở chỗ mà chú ném đó là hành động đạo đức, suy nghĩ đó là cái ý của chú, mình làm cái chuyện đó có lợi ích cho những con sao biển mà khi chú ném chúng xuống biển. Đó là ý suy nghĩ, tức là đạo Đức Hiếu Sinh của chú ở cái ý. Con hiểu không?

Bây giờ mình vạch cái bài đó ra làm cho người ta hiểu được cái hành động đó là đạo Đức Hiếu Sinh nó chỗ nào, chỗ nào. Thế bắt đầu con suy tư, con trả lời những câu hỏi đó, thì đó là cái giáo án cho con học rồi chứ gì. Nhưng mà con học con hiểu biết như vậy con tưởng nó nông, nó sơ đâu, nó làm cho con thấu triệt được cái đạo đức và nó thấm nhuần vô trong cái tư tưởng của con mà con không ngờ! Rồi con học bài khác, nó cũng có những câu hỏi như vậy nữa, nó cứ lần, cứ lần thấm nhuần, thấm nhuần vô. Riết tới chừng một năm sau con thấy sao mà tâm mình giờ không biết ghét ai hết, chỉ biết thương thôi, thì như vậy nó thấm rồi chứ gì. Con chỉ có học thôi, chỉ trả lời cho đúng thôi, có vậy thôi, chứ có gì. Còn cho làm cái bài nói về đạo Đức Hiếu Sinh khẩu hành, con cứ làm riết, bài cũng như cái bài luận này thôi. Nhưng mà không ngờ nó thấm nhuần hồi nào con không biết. Đó là con mới thấy rõ ràng bây giờ ác pháp tác động mình không được. Mình chỉ biết thương.

(18:43) Qua những cái bài vở này người ta dạy từng tâm sân. Thí dụ như Thành Cát Tư Hãn, ông đi đâu, ông đi đánh giặc ông cũng mang theo con chim ưng. Khi con chim ưng nó dò đường nó bay trên cao, nó dò đường nó thấy giặc ở chỗ nào đó; thì nó về nó tỏ dấu; nó báo cho ông biết là giặc phục kích ở chỗ đó. Cho nên ông biết, cho nên đoàn quân ông đi tới là coi như bao vây giết người ta trước. Không có bao giờ quân giặc mà giết ông được. Cho nên ông nhờ chim ưng dữ lắm.

Nhưng mà hôm đó, ông hay thích đi săn trong rừng, ông lạc ở trong rừng ông khát nước. Thì khi ông lấy cốc của ông để thấy ở trên đá nó rỉ nhiễu những cái giọt nước xuống ông mới lấy cốc để ông hứng nước. Khi cái cốc được nửa, coi như uống cho đỡ khát, thì con chim ưng của ông ở đâu nó bay về, nó hất cái ly nước của ông đổ xuống đi. Nhưng mà một lần, ông thấy con chim này nó giỡn chơi nên ông cố gắng kìm chế.

Lần nữa ông vừa mới uống nó lại hất cái nữa. Ba lần vậy, ông tức quá: "Thôi kì này mà tao mà hứng nước được, mày mà bay tới mày phá, thì cái khát nước quá tao chém đầu mày". Quả thật đúng là cần thứ tự nó hất cái ly nước của ông, thì ông cầm sẵn lưỡi gươm, chém chết con chim.

Nhưng mà khi mà chém chết con chim ưng, thì cái cốc nước của ông nó rớt xuống cái khe đá, ông lấy không được nữa. Cho nên ông mới đi trèo lên cái chỗ có vũng nước, đi lên trên đó có chỗ vũng nước nhỏ, có con rắn chết trong đó. Lúc bấy giờ ông mới, cái sự hối hận của ông mới thương tiếc con chim, nó đã chết rồi, nếu ông biết.

Thì cái câu chuyện người ta nêu ra như vậy, thì bây giờ mới đặt ra câu hỏi trong cái đó, cái đạo đức ở chỗ nào? Con chim nó đạo đức chỗ nào? Hành động nó đổ cái ly nước của ông. Thì con thấy bây giờ mình học như vậy là mình phải thấm nhuần chứ sao. Qua cái câu chuyện thôi nghe nó cũng xót xa rồi chứ gì. Phải không? Nó cũng thấm nhuần cho mình cái hành động đó rồi chứ gì. Rồi bây giờ lại được câu hỏi đặt từng chút của từng cái hành động đạo đức đó, nó hiếu sinh như thế nào? Thì các con thấy nó thấm nhuần như thế nào?

Như vậy mới gọi là cái giáo án để đứng lớp dạy người ta. Truyền đạt những cái tư tưởng đạo đức đó, cho người ta thấm nhuần trong cái đạo đức đó bằng những câu hỏi; bằng những cái bài làm. Có phải là cái chương trình giáo dục đào tạo không? Nhưng một năm sau, ba trăm sáu mươi lăm ngày học một năm, nghĩa là ngày nào con cũng cắp sách siêng năng. Dù ngày Tết cũng cắp sách siêng năng đến học, chứ mình đâu cần gì vui, ăn Tết nữa đâu. Đời mình khổ quá rồi. Nhưng mà ba trăm sáu mươi lăm cái bài đạo đức này, cứ cái chút, cái chút nó thu thập ba trăm sáu mươi lăm bài học đạo đức. Bây giờ con sẽ đạo đức như thế nào, con biết không? Con không ngờ được, nó thấm nhuần đến cái mức độ nào mấy con.

6- SOẠN THẢO GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC - TU SINH HỌC TẬP VÀ DẠY ĐẠO ĐỨC

(21:23) Đó là cái chương trình giáo dục đào tạo mà hôm nay Thầy dựng lại. Các lớp mà các con nghe cái bài thông báo của Thầy, nó phải đi vào trong chương trình học. Thì bắt đầu bây giờ vào chương trình đó, thì thay vì cái lớp mà dạy đầu tiên bữa hổm là cái lớp mà thọ Tam Quy, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Nhưng Thầy thấy cái lớp thọ Tam Quy này chỉ có mình Thầy soạn, không ai soạn được, không có người nào biết soạn.

Bởi vì có ai rõ ông Phật như thế nào; cái sự kiện của ông Phật dạy đạo như thế nào? Nó có rải rác trong kinh có, nhưng mà người ta bây giờ người ta đọc rồi, người ta nghe chơi chứ người ta có nhớ được không? Nhưng mà khi mà Thầy đem ra những cái mẩu chuyện của đức Phật. Mà Thầy đưa ra, rồi Thầy đưa ra cái hình ảnh đạo đức khẩu hành, thân hành, ý hành của đức Phật Chỗ nào và độ người đó như thế nào?

Và cái người đó chấp nhận cái sự tu tập theo Phật như thế nào để chứng quả A La Hán Như thế nào? Nó là cái bài kinh đó, mấy con càng sáng tỏ trên cái hành động đạo đức của Phật trong cái giới luật, giới không sát sanh của Phật. Thì mấy con sẽ thấm nhuần cái bài kinh đó chứ gì. Tức là Thầy sẽ dạy mấy con thọ Tam Quy chứ gì, quy y Phật chứ gì.

Thì đây là hoàn toàn là những cái bài này giúp cho con thọ, sống như Phật mà. Thấy cái gương hạnh của Phật, thấy hành động làm của Phật; thấy cái lời nói của Phật, hoàn toàn mình theo Phật thì phải làm giống như vậy chứ. Mà cái bài hay quá, tuyệt vời, cái bài đó nó làm cho con, nó luôn luôn, nó không bao giờ quên được! Thì như vậy là Thầy đã truyền đạt được cái tư tưởng đạo đức đó của đức Phật vào cho con, qua cái hình ảnh; qua cái lời nói của đức Phật.

Như vậy là cái người viết sách đó nó phải có cái khả năng, chứ còn nếu mà không có khả năng làm sao mà biết cái việc ở chỗ nào mà nói ra. Cho nên cái sách đó, Thầy nói mấy con làm được hết, chỉ có sự hướng dẫn mà thôi. Do đó thì khi hướng dẫn rồi thì mấy con viết, bởi vì mấy con phải phân biệt được cái giáo trình, là nó cái chương trình giáo dục nó viết bài phải dài.

(23:29) Nhưng mà cái giáo án bài nó ngắn, nó gọn, nó đầy đủ cái ý nghĩa của nó. Để rồi nó cho những câu hỏi; cho những cái bài làm, để mà xác định được cái sự hiểu biết của người học trò có hiểu biết được cái bài này không, mới gọi là giáo án. Những cái người mà làm giảng viên, hay là giáo viên mà đứng lớp dạy phải biết soạn văn. Cho nên thường thường chúng ta đọc sách giáo khoa, thường thường chúng ta thấy những cái bài tập đọc, hay là cái bài học tập, thì ở dưới nó có những câu hỏi; có những bài làm của nó, đó là cái giáo trình giảng của nó.

Còn cái người mà dạy thì người ta dựa vào cái giáo trình này; dựa vào cái sách giáo khoa này, người ta soạn ra để người ta trả lời những câu hỏi này. Để khi học trò làm chưa được người ta giảng cho họ hiểu. Còn nếu mình không hiểu làm sao mình giảng. Đứng lớp mình giảng những câu hỏi này cho cái người học trò họ hiểu, để họ trả lời cho những câu hỏi này, gọi là cái giáo án của cái người đứng lớp. Thì bây giờ mấy con thấy, cái chương trình giáo dục đào tạo của Nhà nước nó đã có sẵn sàng cái mẫu của nó, cái giáo trình của nó, cái giáo án của nó, nó rõ ràng. Sách giáo khoa của Nhà nước, năm nào nó cũng in. Nhưng mà nó dạy những cái bộ môn khác.

Còn mình bây giờ mình soạn thành cái giáo trình, giáo án dạy bộ môn đạo đức. Cho nên mình dạy giới luật, phải không? Mình dạy giới luật đức hạnh, chứ có gì. Để cho mình thấm nhuần đạo đức để trở thành một con người giải thoát vô lậu chứ gì. Cuối cùng thì mình vô lậu thì chứng quả A La Hán chứ sao. Tui đâu còn sân si thì không phải là. Tôi vô tôi học chứ tôi có tu gì đâu.

Mà ngày nào nó cũng nhồi nhét tui hoài, trong tư tưởng tôi hoài, nó nhét ba cái đạo đức này hoài. Cuối cùng, tôi là người ham thích đạo đức, cho nên tôi mới xách vở, xách cặp bát tôi mới vô trường, tôi ngồi tôi học. Mà tui học cái ông thầy cứ nhồi nhét ở trong cái đầu tôi hoài. Cuối cùng tôi trở thành đạo đức, chứ tui có tu cái gì đâu. Bởi vậy mới gọi là chương trình giáo dục đào tạo.

Chứ còn bây giờ bắt mấy con vô thất ngồi tu, thì như vậy gọi là chương trình đào tạo cái gì? Tui giảng rồi mấy người về mấy người tu được thì được, không được thì thôi, thì cái chuyện đó đâu có còn gọi là đào tạo. Còn cái này người ta đào tạo mười người vô lớp này học, Thầy giảng như vậy phải làm bài đàng hoàng, không thì bị đòn. Con làm biếng đâu được, con trả lời trật thì bị đòn. Phải về mà ráng mà moi cái óc mình tìm hiểu. Không hiểu thì khi mà ông giảng sư, hay ông giáo viên, ông giảng thì mình cũng cố lắng tai mình nghe, để ông nói cái gì cho mình hiểu. Còn đằng này, mình ngồi mình nghe ở đâu ngoài chợ, mà ở đây làm sao mình hiểu? Các con hiểu chưa?

Cho nên vì vậy, khi đó mình là một người ráng học đạo đức. Mình vô đây mình nghe cái ông giảng viên ông dạy, ông giảng cái bài đó để cho mình hiểu. Để rồi ông cho những câu hỏi, mình trả lời cho đúng, mà mình trả lời đúng thì tức là mình đã hiểu chứ gì. Mà mình hiểu, thì mình thấu triệt được nó rồi chứ gì, thì như vậy là tư tưởng mình nhồi vào cái sự hiểu biết đó. Mà nhồi vào hiểu biết thì phải trở thành đạo đức. Như vậy là người ta đào tạo mình rút cuộc là mình trở thành nhà đạo đức mà mình không hay gì hết. Tới chừng người ta chửi mình không giận, bây giờ tôi mới biết là tôi toàn thiện. Các con hiểu không? Chứ có khó gì đâu.

(26:49) Nhưng mà cái người mà soạn thảo được cái giáo trình đạo đức này, nó cực khổ trong cái giai đoạn này, nhưng mà nó đã sẵn rồi sau này thì mấy người kia nó dễ. Sau này thì con cháu chúng ta những lớp. Bây giờ nó có sẵn rồi mấy con đứng lớp mấy con dạy nó dễ, còn bây giờ Thầy là người cực. Mà giờ một mình Thầy làm sao, các con thấy một cái giới, một cái giới luật không sát sanh Đức Hiếu Sinh, mà biết bao nhiêu Đức Hiếu Sinh! Nó cả một cái tập sách dầy vậy. Một cái giới thôi chứ đâu phải nói là đừng sát sanh hay không nên sát sanh hay cấm sát sanh, thì cái chuyện đó nó dễ quá rồi. Nhưng mà nói về Đức Hiếu Sinh biết bao nhiêu về thân hành, khẩu hành, ý hành của chúng ta. Biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trong cuộc đời này! Phải thương yêu như thế nào đúng, thương yêu như thế nào sai. Nó đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện cái tri kiến chúng ta phải hiểu cho rõ ràng. Thì như vậy mấy con thấy như thế nào, như vậy là đào luyện mấy con chứ, để trở thành quả A La Hán chứ.

Phật tử: Thầy viết cái giáo trình đó chưa Thầy?

Trưởng lão: Thầy viết rồi. Cô Út đang dạy ở trên, dạy nay được tám bài rồi. Thầy Chơn Thành mới dạy được ba bài, bốn bài.

Phật tử: Để cho những người ngoài mà không được tham gia cái lớp đó rồi thôi, mà sao mà con có thể hiểu được những cái.

(27:59) Trưởng lão: Bây giờ thì nói chung là số người, người ta được học, người ta được biết. Rồi bắt đầu bây giờ đó, đầu tiên thì người ta đến người ta dự trong một tuần lễ, một tháng. Người ta đã nói gia đình rồi, thì mình khi mà nhận cho họ vào học một tuần lễ, sau khi đúng cho họ về. Họ về họ đem những cái sự hiểu biết của họ, họ lại nói ra cho nhiều người biết nữa. Bắt đầu từ đó người ta khăn gói, người ta đến, người ta học. Bắt đầu bây giờ mấy con mới là những người đứng lớp dạy, chứ bây giờ ai dạy?

Chẳng lẽ Thầy bây giờ dạy, bây giờ Thầy mà đứng lớp Thầy dạy, thì bao giờ họ cũng tập trung vô Thầy, thì con cũng dạy không được; mà cô Út dạy cũng không được, mà thầy Chơn Thành dạy cũng không được, các con hiểu điều đó, phải hiểu điều đó rất rõ.

Cho nên vì vậy đó, Thầy ẩn bóng là một điều tốt, và Thầy ẩn bóng Thầy có thì giờ để soạn thêm những cái giáo án này. Rồi mấy con phụ, phụ được với Thầy, ví dụ ngòi bút của mấy con làm được mấy công việc này. Bắt đầu mấy con có những cái mẩu chuyện, có những cuộc đời của mình xảy ra nói lên cái đạo đức trong đời. Từ cái chỗ mình thấm nhuần được cái đạo đức, mình mới suy ngẫm qua mình. Mình mới viết lên những cái bài đó, để rồi từng đó nó trở thành một cái bài giáo án. Đó là mấy con tiếp tay với Thầy rồi. Các con hiểu chưa? Rồi từ đó, từ cái chỗ đó mình lại học cho mình, mà mình lại vừa tiếp phụ Thầy làm công việc. Cuối cùng mình trọn vẹn đạo đức thì giải thoát còn sợ gì.

7- CON ĐƯỜNG CỦA ĐẠO PHẬT LÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - CÁC PHÁP YẾT MA - NGHI LỄ NIỆM PHẬT

(29:28) Đạo đức của đạo Phật đâu có phải là đợi mình vào rừng ngồi yên tu chỗ nào đó, để thành Phật. Thành Phật mà ở trong rừng có mình mình, để ngồi thiền nhập định, ích lợi gì cho ai? Làm lợi gì cho ai?

Cho nên trước kia đó, Thầy nghĩ rằng Thầy sẽ dạy mấy con với cái lối chung chung của Đại Thừa, bây giờ dạy mấy con sẽ tu Định Niệm Hơi Thở như thế này, mười chín cái đề mục như thế này, phải làm như thế này cho trọn vẹn. Dạy Định Vô Lậu phải ngồi quán xét tư duy, rồi dạy Chánh Niệm Tỉnh Giác để mà phá kinh hành, bốn cái giai đoạn tỉnh giác, tỉnh thức của nó để mà đi kinh hành. Rồi dạy Định Thư Giãn, để mà ở trên thân quán thân, để sau này tiếp tục chương trình của Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà rốt cuộc rồi thì mấy con, giới luật thì phạm hoài, không giữ trọn. Nội cái giới độc cư không, thì không trọn rồi. Thì như vậy rõ ràng là trên con đường đức hạnh không có rồi.

Mà bây giờ cứ lo tỉnh thức ở trên cái tâm này để mà hoàn toàn không có niệm, đi vào cái chỗ thanh thản, an lạc, vô sự với cái sự ức chế, với sức chế ngự tâm mình, để mình giữ được trạng thái này kéo dài. Mà hễ mà kéo dài thêm một giờ, hai giờ thì bắt đầu lòi tưởng ra. Nghĩa là một giờ, hai giờ mấy con lòi tưởng ra, không có chạy đường nào trật hết. Thì như vậy rõ ràng là, Thầy thấy dù là dạy đúng pháp của Nguyên Thủy nhưng vẫn đi lạc vào con đường tu tập của Đại Thừa.

Cho nên con đường của đạo Phật là cái chương trình Thầy đã nói, là chương trình giáo dục đào tạo, Thầy đã tuyên bố từ lâu rồi, Thầy biết rồi. Nhưng bây giờ nếu mình dạy khác đi thì Đại Thừa sẽ dập mình, nói dạy điên rồi, không có còn, không đúng đường lối của đạo Phật. Bây giờ mình dạy để cho mọi người thấy được rằng, đây là con đường này sẽ đi vào con đường thiền tưởng. Cho nên nó là sai, mặc dù là pháp của Phật Nguyên Thủy.

Cho nên bây giờ mới dựng lại cho rõ ràng. Đây là Chánh Kiến, dạy chúng ta đi từ giới luật, để chúng ta thành tựu những đức hạnh giới luật. Giới sanh Định, từ đó nó mới ly dục ly ác pháp. Nó làm cho tâm tham, sân, si chúng ta hết, thì tự tâm nó có định, nó cụ thể hơn. Còn bây giờ dạy các con Định Vô Lậu, thì mấy con tự quán cái vô lậu có chút thôi, rồi thỏa mãn được nhiêu đó rồi, cứ lo ức chế cho hết vọng tưởng thôi. Chứ bây giờ các con biết chỗ nào tu nữa? Làm sao thông hiểu được hết giới luật? Bởi vì các pháp Yết ma nó là một cái mô hình rất rộng của Phật giáo, các pháp Yết ma. Cho nên từng cái phần này, từng phần kia, một người tu sĩ phải nắm vững hết, chứ không thể mà không vững, mà gọi là tu sĩ thì không được.

Các pháp Yết ma phải rành. Các pháp Yết ma thì nó phải nằm ở trong cái nghi thức, Thầy nói chung cho mấy con thấy nó rộng lắm, nghi thức thọ nè, thọ Tam Quy, Ngũ Giới phải rành, rồi cái nghi thức thọ Tam Quy Ngũ Giới, cái người truyền rồi cái người thọ. Nghi thức truyền nè, nghi thức Thọ nè, nó phải hai cái rồi, mà trong khi đó có một cái ví dụ năm giới. Thì cái nghi thức truyền năm giới, rồi cái nghi thức thọ năm giới, nó là hai bài rồi. Rồi bây giờ về cái giáo trình để học cái năm giới này, rồi cái giáo án để mà học năm cái giới này. Các con thấy, đó là mới một phần của năm cái giới thôi nó nằm ở trong cái pháp.

(32:42) Rồi bây giờ phải thành lập cái giới đàn. Nghĩa là cái khu vực để cho tu sĩ bao nhiêu người về ở đó phải được bảo vệ, và những tu sĩ đó không được đi ra khỏi cái giới đàn đó. Cho nên mình vô trong cái vòng của Tu viện đó, cái hàng rào của Tu viện xung quanh, đó là cái giới đàn của Tu viện. Cho nên cái người vào đây phải chấp nhận rằng, phải khép mình trong khuôn khổ này, không được đi ra khỏi hàng rào. Đi ra khỏi hàng rào phải có những cái điều cần thiết, thưa hỏi cho rõ ràng theo các pháp Yết ma, chứ không thể nào mà muốn nói gì thì nói được hết. Phải đúng theo quy luật của các pháp. Cho nên bây giờ mấy con phải học cho thông suốt chứ. Không thông suốt làm sao gọi là các pháp Yết ma được.

Đây là mới nói một cái Ngũ Giới thôi. Rồi Thập Thiện, rồi Tam Quy, rồi thọ Bát Quan Trai, rồi Thập Giới Sa di, rồi giới Tỳ kheo. Nó nằm ở trong các pháp Yết ma, đó thì mấy con thấy không? Cái học nó cần phải nhiều. Nhưng bây giờ làm sao cho chúng ta học, cho đạt được cái chất lượng để được giải thoát, để chúng ta hoàn thành được cái tâm vô lậu cái đã. Rồi sau này những cái nghi thức đó đều được Thầy dạy hết. Một khi mình trở thành tu sĩ, ai làm sai biết liền. Cái nghi thức, nghi lễ của nó như thế nào?

Cho nên vào đầu tiên, cái giáo án hoặc là cái giáo trình đều là có cái nghi lễ của nó hết. Đầu tiên chúng ta phải chắp tay, chúng ta Niệm Phật. Rồi phải giải thích cái câu Niệm Phật đó là ý nghĩa gì? Và cái hình tượng đức Phật là cái nghĩa lý gì? Để cho người ta hiểu được cái nghĩa lý khi người ta chấp tay. Tại sao chúng ta phải đọc cái câu Niệm Phật ê a như vậy, có âm điệu như vậy để làm gì? Đó là cái nghi lễ của người ta.

Bây giờ Thầy nói như thế này để cho mấy con thấy. Như cái trường học, buổi sáng học trò muốn vô lớp học đâu phải nó nhào vô đó được. Nó phải chào cờ. Phải không? Mà chào cờ thì nó phải hát quốc ca. Thì chúng ta là con người phải có lễ chứ. Đối với tổ quốc, một cái người công dân dù là một chú bé nhỏ, nó cũng phải biết quốc kỳ của nước nó, nó cũng phải biết quốc ca của nước nó chứ. Con hiểu không? Đó là cái nghi lễ của nó rồi. Thì bây giờ mình học về đạo đức của Phật, thì mình phải biết nghi lễ của Phật. Đó là cái nghi thức của nó mà.

(35:16) Thì cho nên vì vậy, vào học khi người ta chắp tay lên, rồi mình đứng thẳng lên rồi đồng thời mình niệm hồng danh. Thì cái câu Niệm Phật, cái âm thanh Niệm Phật nó như cái bài quốc ca. Và cái hình ảnh đức Phật mà đang trước mặt mình, đó là đức hạnh, cái hình ảnh đạo đức. Đó cho nên mình phải tượng trưng, mình phải hiểu biết được cái ý nghĩa sâu xa của nó. Cho nên khi mà vào cái giáo án đều phải học cái lễ trước. Tiên học lễ mà, sau đó mới học đạo đức làm người. Mấy con thấy nó đi lần lượt chứ, viết cái giáo án nó phải rõ ràng, không thể nào sai được. Rồi từng cái bài học, từng cái bài học, bài một, bài hai, bài ba, bài bốn cho đến tới bài cả trăm. Chừng nào mà cái bài đạo đức của nó dạy toàn diện hết, không còn một cái chỗ nào là mình không biết, chỗ nào cũng biết hết, mới đi qua cái đạo đức khác.

Thí dụ như đạo Đức Hiếu Sinh xong rồi thì mới đi qua cái đạo Đức Ly Tham, tức là giới không tham lam trộm cắp. Học hết cái đạo Đức Ly Tham rồi thì xã hội này không còn ai tham lam trộm cắp. Bởi vì nó rất nhiều chứ đâu phải ít đâu. Rồi sau đó mới học đến đạo Đức Chung Thủy tức là không tà dâm, giới không tà dâm tức là đạo Đức Chung Thủy. Đạo Đức Chung Thủy tức là cái bộ sách dạy gia đình, bởi vì nó là đạo đức rồi, nó không phải nói chung thủy là nói danh từ chung thủy suông đâu. Mà nó là từng cái hành động, vợ chồng đánh nhau, này kia nọ, đều hoàn toàn nó nói trên cái đạo đức, cái không đạo đức, nó vạch rõ ra hết. Tất cả những cái này đều vạch ra để xây dựng cái gia đình. Một cái giới luật của Phật làm cho cái Đạo Đức Gia Đình của người ta.

Cho nên toàn bộ phải học. Bây giờ mấy con không học, mấy con làm sao hiểu được! Cho nên tất cả những cái này, đều được triển khai thành giáo án hết, thành sách giáo khoa. Để mà chúng ta thấm nhuần, lần lượt từng cái đức hạnh đó, để tạo thành một con người có đức hạnh hoàn toàn. Đó là một con người đạo đức, có học, có làm việc tốt.

8- PHẢI CÓ THẦY DẠY THEO ĐÚNG ĐẶC TÍNH, ĐẶC TƯỚNG

(37:20) Hình như Diệu Quang bữa nay hơi gầy, có phải không con? Hôm đó con ở trên đó thấy khá, bữa nay gầy rồi. Thầy tiếc không được ở gần Thầy, gần Thầy chắc mập được. Rồi chắc chắn là sẽ có dịp ở gần Thầy, bình tĩnh đừng có sợ! Thầy đọc sách của con viết, những cái bài của con viết hôm cái lớp Chánh Kiến đó, bài con khá lắm, được, cần triển khai thêm. Con thì cần phải học triển khai, sống bình thường. Bây giờ cái sức khỏe của con lớn tuổi rồi, đừng có gò bó ở trong những cái giới luật quá nhiều, mà hãy bình thường. Rồi triển khai cái đức hạnh, lần lượt tới cái giới nào dạy được, thì từ đó nó thấm nhuần, thấm nhuần. Cơ thể khỏe mạnh mà không bị ức chế, còn không khéo là con ức chế, con ốm, làm cho con khổ.

Bởi vì trong cái lớp học, mà có Thầy thì Thầy nói đúng là đặc tướng của người nào mình phải dạy theo cái đó, nhưng mà cái chung thì phải học hết. Bởi vì thông suốt thì người nào cũng phải thông suốt như nhau, chứ không phải là người này thông suốt; mà người kia không thông suốt, nghĩa là cái thông suốt. Nhưng mà cái đặc tính, đặc tướng của mọi người thì phải thực hiện cái pháp này riêng cho mình. Thí dụ như bây giờ, cái đặc tướng người đó là phải ăn hai bữa, là hai bữa; mà cái người đó ăn một bữa, là phải ăn một bữa, chứ không được ăn hai bữa. Nó phải riêng, cái đặc tướng của người ta mà.

Rồi chừng mà người ta học tới cái chỗ đó, nó thấm nhuần được, thì cái đặc tướng của người ta nó thay đổi chứ. Bởi vì cái tư tưởng của người ta nó phải thay đổi, thì từ đó cái tướng, cái hình sắc của người ta nó thay đổi theo cái tư tưởng. Người mà vui, thì cái tướng nó khác; cái người mà buồn rầu thì cái tướng nó khác; mà cái người mạnh thì tướng nó khác; mà người ốm nó khác chứ. Các con hiểu chứ? Nó phải thay đổi theo cái tư tưởng của nó.

Cho nên người ta tùy theo cái tư tưởng đó, mà người ta xác định được cái đặc tướng đặc tính của người đó người ta dạy. Cho nên một người mà ăn một ngày một bữa mà khỏe mạnh mà mập mạp thì người ta biết rằng cái người này không được ăn hai bữa, người ta đâu có cho. Còn cái người mà ốm yếu mà càng ngày càng xanh xao, cái người này biết cái người này thiếu cái gì rồi, người ta biết rồi. Vậy cái tư tưởng họ là nằm ở chỗ nào, người ta cũng biết rồi, cho nên người ta phải dạy họ phải ăn hai bữa. Thì lúc bây giờ họ phải ăn hai bữa thì nó phục hồi cơ thể họ, thì lúc bây giờ tinh thần họ phấn chấn lên. Thì người ta dạy đạo đức nữa thì nó phải sáng suốt nó nhận vào. Các con hiểu chỗ đó không? Tại sao người ta dạy đặc tính, đặc tướng? Là phải biết, phải rành chứ không khéo cái tướng của người ta vậy mà dạy như thế này làm sao người ta tiếp nhận được, thì lúc đó người ta phải chết rồi.

Cho nên cái người mà người ta dạy đạo, người ta sáng suốt lắm. Người ta nhìn qua gương mặt là người ta biết tinh thần và cái tướng của họ sao rồi. Người ta chỉ giúp cho họ vượt lên thôi. Cho nên hiện bây giờ mấy con đứng lớp, mấy con chỉ dạy cái giáo án này, chứ mấy con nhìn tướng ai được. Có phải không? Không thể dạy theo đặc tính, đặc tướng được. Mà chừng nào mấy con, cái tâm thanh tịnh rồi, mấy con nhìn cái mấy con biết. Tại vì cái tâm mấy con quá toàn thiện rồi, thì mấy con thấy người ta mấy con biết.

(40:32) Còn nó còn bị một cái vướng mắc gì, thì mấy con không thấy. Tại bị tưởng nên mấy con cứ thấy người ta bị tưởng không, hễ bị tưởng là thấy tưởng, mà bị cái gì là phải thấy biết, cho nên nó sẽ bị sai. Cho nên vì vậy mà Thầy thường nhắc cũng như là Thiện Thảo, hoặc là Tấn Trọng, hay hoặc là như Diệu Vân khi mà tu mà đến giai đoạn đó rồi, Thầy biết, Thầy bảo phải dừng, là dừng. Để cho mình tiếp tục ở trong cái giai đoạn nào; để gạn lọc cho sạch những cái tâm của mình như thế nào? Để rồi cái này mình sẽ chiến thắng được. Chứ không khéo mình thấy cái này được, mà bây giờ cái này không gạn lọc cho sạch những cái vi tế này, thì cái này nó tiến tới thì nó sẽ tai hại. Người ta biết cái lúc nào mà thực hiện pháp này, mà lúc nào mà thực hiện pháp này. Phải không?

Như bây giờ con, con không biết con phải tu cái pháp nào. Nhưng mà Thầy là người biết con phải tu pháp nào. Nếu mà Thầy biết, Thầy mới dạy con được chứ. Cũng như bây giờ Diệu Vân, Thầy biết phải tu cái pháp nào; mà phải dừng ở pháp nào, thì mấy con phải biết nghe lời Thầy! Mà cãi lời Thầy thì mấy con đi lạc đường, đi tuốt luốt. Thay vì trong rừng nó đi tới cái ngã tư này, bây giờ không biết quẹo bên đây hay quẹo bên kia, đi tới, đường nào đúng đây? Cứ đứng đó mà ngó, mà nếu đi đại thì nó sẽ trật. Cho nên chỉ có một cái người mà người ta rành cái con đường rừng, người ta nói: "Bây giờ muốn đi về nhà phải không? Thì phải đi con đường này, quẹo qua đây, chứ không được đi thẳng". Thì mình quẹo qua, cho nên về nhà đúng, chứ không khéo mình cứ đi lạc mất.

Thầy nói chỉ có Thầy thôi. Nghĩa là bây giờ con đường tu này chỉ có Thầy là người hướng đạo, chứ không còn có người thứ hai mà có thể dẫn dắt đi tới đâu được. Bởi vì con đường đó Thầy đã đến đích, còn mấy con thì đang đi trên con đường đó, chưa có tới đích được.

Cho nên khi mà mấy con bảo "đi quẹo bên đây cái", coi chừng đi trật, không đúng. Mà mình nghĩ rằng mình sẽ đi trúng, nhưng mà rồi mình đi trật, mình thấy con đường đang ngon quá mà: "Trời đất, con đường đi thẳng không gai góc đâu!" ai biết mình quẹo qua thì nó gai góc, nó cực chứ cái gì. Thì mình cứ đi thẳng đi, tức là nó dẫn mình đi sai.

Mà Thầy bảo bây giờ nó ngon cũng phải dừng lại, chỗ này không có được đi nữa. Đi qua cái đường này, bây giờ cứ theo đường Xuyên Á mà đi cho ngon thì không có được. Đi qua cái đường mà hẹp hòi này đi, thì nó sẽ tránh được cái chỗ đó! Thì mấy con sẽ qua đây, thì mấy con không lạc đường, đó là cách thức tránh lạc đường.

Phật tử: Trong thời gian Thầy ẩn bóng làm sao Thầy chỉ cho tụi con được?

Trưởng lão: Gai góc Thầy cũng chỉ mấy con nè. Và đồng thời hôm nay thì về đây gặp mấy con. Là tìm một cái nơi để cho mấy con được gần bên Thầy, để mà hướng dẫn cho mấy con. Các con hiểu điều đó, chứ còn nếu mà không, mà Thầy ẩn bóng thì Thầy ở trong hang Ngọc Tuyền nữa thì thôi, ai chui vô trong đó ở được với Thầy, thì chỉ còn nước mấy con chết. Bão mà còn chung vô không được mà, làm sao ai chung vô đó được. Có phải không? Cho nên Thầy mà ở trong hang Ngọc Tuyền thì không có ai. Chỉ có tới giờ Thầy đi ra, Thầy ôm bình bát xuống chùa Ngọc Tuyền, Thầy xin cơm là Thầy ôm. Chứ còn thiệt ra, thì ở đó họ cũng vô đó họ chơi, họ thăm vậy chứ họ cũng không dám ở trong đó nữa. Chỉ có Thầy dám, bởi vì Thầy có ai làm gì Thầy được mà Thầy sợ.

Cho nên ở Phước Hải nhà cửa họ sập, bão nó sập. Nhưng mà Thầy đâu có sập, bởi vì trong hang mà sập cái thứ gì. Cây mà có ngả đi nữa cũng đè trên miệng hang thôi, có ăn thua gì Thầy ở dưới đâu. Còn họ thì chùa sập, chứ còn Thầy có sập đâu. Thầy ở đâu là chỗ đó là bình an nhất, không có chỗ nào mà nói chuyện. Nói chung chỗ hang Thầy ở, không có một cái lá cây rải nữa, chứ đừng nói chi tới một cái nhánh. Các con biết không? Bão vậy chứ mà sự thật ra nó xoáy sao, nó lại mấy cái nhà mà làm ác kia, nó quần tan nát hết rồi. Còn cái nhà thiện, với cái chỗ thất Thầy ở, cái chỗ hang Thầy ở không bao giờ, nó còn nguyên vẹn. Không có hề hấn một cái lá cây rớt nữa chứ đừng. Bão nó đi kỳ cục chứ nó đâu có.

Cho nên Thầy nói cứ sống đạo đức, cứ sống giới luật của Phật đi. Bão nó tránh mình chứ mình không có tránh bão. Còn mình sống ác, thì mình đi tìm cái hang nào chui nó cũng tới nó thăm. Nhân quả thiện ác nó vậy đó con, không có ai mà định được cái hướng nó được đâu.

HẾT BĂNG