Skip directly to content

20060415 - THẦY THĂM NAM ĐỊNH - ĐẠI CƯƠNG NỀN ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

20060415 - THẦY THĂM NAM ĐỊNH - ĐẠI CƯƠNG NỀN ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng: 15/04/2006

Thời lượng: [01:29:21]

Tên cũ: 1520-(NamDinh)-DaiCuongDaoDucPhatGiao-vdNhanQua-DuoiBenh-TuTaiGia-(15-4-2006)

https://thuvienchonnhu.net/audios/20060415-thay-tham-nam-dinh-dai-cuong-nen-dao-duc-phat-giao.mp3

 

1- ĐẠI CƯƠNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

(00:00) Trưởng lão: Cái chương trình giáo dục nó dạy chúng ta học tu, để rồi chúng ta có đạo đức. Chứ đâu phải lên chùa gõ mõ tụng kinh mà có đạo đức được đâu. Không phải là tu sơ sơ, nói là ngăn ác diệt ác, rồi tôi nói lời nói, tôi lý thuyết suông tôi nói, mà tôi có được ngăn ác diệt ác đâu, đâu có mấy con.

Chúng ta phải được vị thầy hướng dẫn chúng ta từng bước đi. Bắt đầu mấy con vào Thầy cho mấy con làm một cái bài luận. Thí dụ: cũng như học sinh mấy con được học, thì ông thầy giáo phải cho mấy con làm từng bài toán, bài luận, mấy con mới thông suốt được.

Nếu mà không dạy mấy con, mấy con làm sao thông suốt. Thì bây giờ Thầy cũng cho mấy con làm cái bài luận về nhân quả. Thì mấy con mới tư duy, suy nghĩ, mới viết ra cả một cái bài, có phải không? Không tư duy, suy nghĩ mấy con làm sao viết được.

Và khi mà viết ra một cái bài thì mấy con sẽ thông hiểu, phải không? Mấy con thông hiểu, thì tức là mấy con sẽ biết cái nào ác, cái nào thiện chứ. Còn mấy con chưa thông hiểu, làm sao biết được cái nào ác, cái nào thiện.

Cũng như nãy giờ, mấy con từ lâu mấy con hiểu rằng mỗi con người chết đi, thì chỉ có đi sanh một con người mà thôi. Hoặc là chúng ta làm ác, giết hại chúng sanh, chúng ta sẽ sanh làm con vật thôi, mấy con từ lâu nghĩ vậy. Vì mấy con nghĩ rằng trong thân mấy con có cái linh hồn, (không nghe rõ), chứ mấy con đâu có ngờ rằng, một hành động nhân quả thiện ác của mấy con, mà nó đã đi sanh, đi sanh một cái loài vật khác.

Và một đời của mấy con, bao nhiêu cái hành động nhân quả, đâu có một hành động đâu. Bởi vì hành động nhân quả của mấy con, là nơi ý nghĩ của mấy con; là nơi miệng của mấy con nói ra; là nơi thân của mấy con: động tác cầm dao, gậy, búa đánh lợn, đánh gà, đập người, giết hại chúng sinh, đó là hành động ác của mấy con. Các con thấy chưa? Đó là nhân quả của mấy con tạo ra từ ba nơi thân, khẩu, ý của mấy con.

Vậy thì chúng ta sống trong một đời này, tu hành mà chúng ta không học thì không thể hiểu. Nếu chúng ta không học, thì chúng ta làm sao biết được Phật giáo như thế nào. Chúng ta có học thì chúng ta mới biết.

(02:13) Cho nên hôm nay, có đủ duyên mấy con đến đây được nghe Thầy dạy đại cương về Phật giáo, trên nền đạo đức Nhân bản - Nhân quả - Sống không làm khổ mình - khổ người, đại cương. Chứ còn bây giờ mà chúng ta vào lớp học thì phải đi vào từng chi tiết, từ thấp đến cao, chứ không thể nào mà chung chung được.

Thầy mong rằng ngày mai, ở nơi này, đất Nam Định này, với một số người như thế này, chúng ta thừa sức mở lớp. Và lớp học chúng ta ra đời, tin rằng không phải chỉ có một số người này, mà toàn bộ con cháu chúng ta ở Nam Định sẽ được học đạo đức.

Nghĩa là mình học, mình làm tốt, người ta biết tốt, là điều kiện người ta sẽ đến học. Được mở cái lớp học, đó là một hạnh phúc cho quê hương Nam Định này lắm mấy con. Mà mấy con là những người cùng nắm chặt bàn tay, cùng đoàn kết nhau. Đó là điều Thầy mới mong. Chứ mấy con không đoàn kết chia rẽ nhau thì không được. Chỉ có sức lực đoàn kết, chúng ta mới làm nên việc lớn, đất (Nam Định) chúng ta mới tạo nên một cơ sở dạy đạo đức.

Chúng ta không phải đến chùa để học, đạo đức của Phật giáo là đạo đức của con người, cho nên là đạo đức nhân bản. Còn chùa nó hạn hẹp trong một cái khung của tôn giáo, còn cái này đạo đức mà.

Trên dưới của đạo Phật, dạy cho con người 4 chân lý. Mấy con thấy chân lý thứ nhất, dạy Khổ đế, tức là nỗi khổ của con người, vì tham sân si mới có khổ. Có ai lại không tham, sân, si. Làm con người, có người nào lại không tham sân si không? Đó, vậy thì đó là Khổ đế mà. Đức Phật có nói không ai tham không, đó là chân lý mà.

Và nói nguyên nhân sanh ra khổ, là lòng ham muốn của chúng ta. Có ai không ham muốn không, mấy con ở đây, trước mặt Thầy, có người nào không ham muốn không?

Và nói một cái trạng thái không tham sân si, đó là thanh thản, an lạc, vô sự.

(04:11) Ở đây trước mặt Thầy, người nào cũng có thanh thản, an lạc, vô sự. Mấy con có cần tu không? Trong một phút giây mấy con vẫn có mà, đâu có cần tu. Nhưng mà tu để kéo dài, để sống trong cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Chỉ có 12 tiếng đồng hồ thôi mấy con, đức Phật nói Nhất dạ hiền. Một đêm, tức là tu tập mà giữ được trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó đừng mất, chỉ một đêm mấy con làm thánh hiền rồi. Có phải không mấy con? Tức là mấy con sống trong chân lý đó, tức là mấy con đạt đạo, hay hoặc là chứng đạt chân lý.

Các con nghe chứng đạt chân lý, chứng đạt chân lý là mấy con sống trong trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đó. Còn bây giờ mấy con sống bao lâu? 1 phút thôi nó có niệm rồi, thì mấy con còn sự thanh thản nữa không? Ngồi đây nãy giờ mà Thầy nghe nó còn mỏi chân đây mà, nó còn mệt đây mà, thì như vậy là nó có thanh thản được không, có an lạc được không? Như vậy rõ ràng là còn cái nghiệp mà.

Cho nên “thanh thản, an lạc, vô sự” chúng ta nhận ra được, nhưng chúng ta chưa sống được. Chưa sống được chúng ta phải tập tu. Tập tu thì chúng ta sẽ sống được. Như Thầy bây giờ sống được, Phật sống được, không lẽ mấy con sống không được à, chắc chắn là con người phải sống được hết. Nhưng phải cố gắng tập luyện thì mới sống được mấy con.

Cho nên, những chân lý như vậy là một sự thật, và Đạo đế là cái chương trình học tập giáo dục, như chương trình của quốc gia, giáo dục đào tạo cho chúng ta xóa nạn mù chữ, rồi học hành trở thành bác sĩ, kỹ sư, luật sư, v.v.. Các con thấy đó là chương trình giáo dục, chứ nếu mà không có chương trình giáo dục mấy con có trở thành bác sĩ, kỹ sư không? Có trở thành luật sư không? Các con thấy không? Đó là cái chương trình giáo dục.

Mà bây giờ đạo Phật, ông Phật đã làm cái người soạn thảo ra cái chương trình giáo dục đó, mà để tới bây giờ Thầy mới triển khai thì quá uổng. Đạo Phật bây giờ mấy con đến chùa, người ta có dạy các con cái chương trình giáo dục đào tạo này không? Hay là dạy mấy con đến đó gõ mõ tụng kinh, tụng Pháp Hoa, tụng Dược Sư, để cầu siêu cầu an cho mấy con. Hay tụng Di Đà, Vu Lan để cầu siêu cho những vong hồn những người đã quá cố? Người ta dạy mấy con như vậy có đúng đạo Phật không? Đức Phật dạy Bát Chánh Đạo, mà tại sao người ta không dạy tám cái lớp học này mà người ta dạy cái gì kỳ lạ vậy, ở đâu mà ra những pháp này, ở đâu mà đẻ ra những pháp này của đạo Phật như vậy???

(06:37) Trong khi đức Phật dạy bốn chân lý, thì Đạo đế là một cái chương trình để giáo dục chúng ta trở thành cái con người có đạo đức, sống không làm khổ mình, khổ người. Mà tại sao các chùa không dạy chúng ta điều này. Thì như vậy chúng ta có phải theo đạo Phật, hay là theo đạo gì đây. Phải xác định cho rõ ràng, bây giờ là chúng ta đang thực hiện chánh pháp của Phật hay là tà pháp của Phật đây. Người ta muốn gán cho ông Phật cái giáo pháp nào cũng được sao, các con có hiểu không?

Người ta đem cái giáo pháp nào người ta gán cho đạo Phật, mà cái giáo pháp của đạo Phật thì bị dìm mất. Bây giờ hỏi những người Phật tử, những người tu sĩ, Bát Chánh Đạo học như thế nào, tu như thế nào, họ biết không? Hay là họ chỉ nói trên Bát chánh đạo mà thôi. Còn họ dạy mình tu tập như thế nào? Đức Phật có dạy mình niệm Phật kiểu này không? “Nam mô A di đà phật” để cầu vãng sanh sao? Đức Phật Thích Ca đâu dạy chúng ta niệm Phật kỳ lạ như thế này, sao bây giờ chúng ta lại làm thế.

Đức Phật dạy chúng ta niệm Phật nghĩa là sống như Phật. Phật ăn ngày một bữa sống thì chúng ta cũng sống ăn ngày một bữa. Phật dạy chúng ta sống dưới cội cây, tu tập để thành đạo. Khi mấy con thấy đức Phật tu chứng đạo dưới cội cây, chứ có phải tu chứng đạo trong cái ngôi chùa đẹp đâu. Đức Phật dạy chúng ta chết thì dưới cội Xa La, chứ đức Phật đâu có dạy chúng ta chết trong bệnh viện? Thế mà chúng ta lại chết trong bệnh viện, như vậy chúng ta có đi sai con đường của đạo Phật không? Chúng ta tự hỏi!

Tất cả giáo pháp của Phật hiện giờ mà chúng ta thấy trong chùa có đúng không mấy con? Còn nãy giờ Thầy nói có đúng giáo pháp của Phật không? Lớp Chánh kiến dạy chúng ta như thế nào, thấy biết đúng như thật. Thấy biết đúng như thật là như hồi nãy Thầy dạy mấy con về nhân quả thảo mộc. Mấy con có thấy trái ớt không, ở trong đó có bao nhiêu hột, có phải không? Một cây ớt còn sống, mà có bao nhiêu cây ớt con sanh ra không, thấy đúng không? Vậy thì nhân quả con người, một hành động ác có thể sanh ra con người được không, có thể sanh ra con vật được không?

(08:44) Vì con người còn sống mà vẫn sanh ra con vật khác, do cái nhân quả chúng ta sanh chứ đâu phải do cái linh hồn đi tái sanh sao. Ai dạy đúng, đức Phật dạy đúng hay là những giáo pháp hiện giờ trong chùa dạy đúng. Rồi bắt các con học, trong khi đức Phật bác không tụng niệm, ca hát. Tụng niệm giống như ca hát, cái mõ là cái trường canh, cái nhịp, có phải không? Chuông mõ nhịp nhàng, tụng ê a rõ ràng, thì đó là ca hát chứ gì?

Cho nên đức Phật bài bác Bà la môn trong thời đó. Hỏi một vị Bà la môn như thế này, ông tụng niệm cúng bái rất hay, mà ông còn phạm giới, ông còn ăn thịt chúng sanh, giết hại chúng sanh; ông còn tà dâm, ông còn dâm dục; ông còn nói dối, không thật, thì thử hỏi ông có đúng là Bà la môn không? Thì người Bà la môn nói: “Dù con có tụng niệm hay, kệ hay, mà con còn phạm giới thì con không xứng đáng là Bà la môn”. Có phải không?

Bây giờ mình vào chùa mình thấy tụng niệm ê a, gõ mõ chuông rất hay, nhưng mình vẫn sống phạm giới. Sống phạm giới, rõ ràng mấy con phạm giới. Biết tại sao không? Mấy con có ăn uống phi thời không? Ngày ăn ba bữa, thế mấy con phạm giới hay không? Rồi bắt đầu bây giờ mấy con đã thọ Tam quy Ngũ giới, ba bốn chục năm rồi; theo Phật mười năm, hai chục năm rồi mà giới luật chưa nghiêm chỉnh, còn ăn thịt chúng sanh, có phải không?

Các con thấy cái lỗi lầm của mấy con, còn nói vọng ngữ, thì mấy con thấy mấy cái điều kiện cơ bản nhất mà mấy con vẫn phạm.

Còn nếu mà đứng về góc độ Bát quan trai, mấy con có thấy đức Phật dạy không nằm giường cao rộng lớn, thế rồi bây giờ mình lại nằm giường cao rộng lớn.

Không trang điểm, không nghe ca hát, thế mà bây giờ mình tụng niệm cúng bái, không phải ca hát sao. Rồi lại ở trong chùa lại còn bày đặt nhạc đạo nữa, trời ơi nhạc đạo sao vậy. Các con cứ nghe cái âm thanh, mặc dù là âm thanh bài ca, ca ngợi tán thán Phật, nhưng âm thanh vẫn du dương theo điệu nhạc, làm sao gây trong lòng chúng ta có cái điệu âm thanh đó, các con thấy không?

2- TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT

(11:00) Tu hành thì phải sống cô đơn, trầm lặng, để chiêm nghiệm lại từng tâm niệm của mình; để ly dục, ly ác pháp; để xả từng ác pháp trong tâm niệm của mình, còn chưa sạch. Ở đây còn nghe âm thanh, còn nghe ca hát, còn nghe tụng niệm, thì làm sao tâm chúng ta thanh tịnh được? Làm sao chúng ta thấy được tâm chúng ta được?

Chúng ta sống ra ngoài hết rồi, chúng ta sống phóng dật hết rồi. Mà trong khi đức Phật dạy chúng ta: “Ta thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nghĩa là đức Phật nói, đức Phật thành Phật được, giải thoát được là nhờ tâm không phóng dật. Còn mình nghe nhạc, nghe ca, nghe tụng niệm thì phóng dật hết rồi, làm sao đúng Phật pháp được mấy con.

Cho nên hôm nay Thầy về đây, Thầy giảng dạy cho mấy con hiểu, đâu là đúng Phật pháp, đâu là không đúng Phật pháp, thì mấy con thấy mấy con có duyên phước lắm. Chứ không khéo mấy con làm sao hiểu.

Từ khi mấy con đọc sách Thầy mấy con mới thấy cái đúng cái sai. Nếu Thầy không nói mạnh thì ai biết rằng Phật giáo bây giờ sai? Thầy cứ nói là Đại thừa đúng, kinh sách Đai thừa đúng, thì mấy con vẫn thấy đúng chứ mấy con có dám nói sai không? Mà Thầy nói sai, thì mấy con mới suy ngẫm tại sao Thầy dám nói.

Sự thật ra nếu Thầy không làm chủ được sự sống chết của mình, thì Thầy dám nói không mấy con? Bởi vì kinh sách Đại thừa hù dọa chúng ta quá sợ. Ai mà chê kinh Pháp Hoa thì đầu bể bảy miếng, có phải không? Cho nên ai dám nói rằng kinh sách Đại thừa sai, nếu người nào nói kinh sách Đại thừa sai là tội đọa địa ngục, ai dám nói. Các con thấy chưa?

Nhưng các con thấy, kinh sách Đại thừa dám bài bác những lời dạy nguyên thủy của Phật. Ai mà tu học theo kinh sách Tiểu thừa, thì sẽ bị đọa địa ngục, mấy con nghe ghê quá cho nên luôn luôn phải theo kinh sách Đại thừa; không dám đọc, không dám nghiên cứu kinh sách Nguyên thủy.

Các con học Bồ tát giới, các con sẽ thấy các giới, tội khinh giới ở trong đó, nó dạy mấy con rất rõ ràng, cấm không cho mấy con đọc kinh sách Nguyên thủy, tức là đọc kinh sách Tiểu thừa. Nó đưa giáo lý lời Phật dạy, trở thành giáo lý Nguyên thủy, ai mà cho tu tập về giáo lý nguyên thủy mà gọi là thiện định, đó là thiền ngoại đạo, không cho chúng ta tu.

Ai đã làm các điều này mấy con, ai lại viết kinh sách Đại thừa nói mấy điều này mấy con biết không? Đó là những Bà la môn. Khi đức Phật bài bác, dẹp sạch những Bà la môn trong thời đức Phật, thì những người Bà la môn này họ hận lắm. Cho nên họ chờ khi đức Phật diệt, họ sẽ viết những lời, họ bài bác trở lại. Họ diệt lại Phật giáo, làm cho trên thế gian chúng ta, 2550 năm trôi qua, chúng ta không có biết đạo đức Nhân bản - Nhân quả.

Mấy con trước đó, mấy con chưa đọc sách Thầy, mấy con có nghe nói đến đạo đức nhân bản nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người chưa? Chưa. Chưa có danh từ đó phải không con? Mấy con đọc kinh chỉ biết dạy mấy con cúng bái, tụng niệm, cầu siêu cầu an và nghe thuyết giảng ngồi thiền nhập định, kiến tánh thành Phật thế này thế khác.

3- MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO PHẬT

(14:13) Nhưng mấy con thấy, Phật đâu có dạy chúng ta thành Phật, mà Phật dạy chúng ta làm chủ bốn sự đau khổ Sinh, Già, Bệnh, Chết. Để làm gì? Để được giải thoát. Phật không cần, Phật là một danh từ dỏm. Thầy nói thật, tu mà làm Phật quá khổ mấy con. Bắt Thầy ngồi làm như cái tượng xi măng chắc Thầy không làm đâu. Thầy chỉ sống một con người bình thường, cũng đi đứng tới lui như các con vậy, nhưng tâm Thầy bất động, ai chửi không giận. Thầy làm chủ được bệnh đau, cơ thể Thầy quắc thước, già đi đứng vững vàng không yếu đuối, đủ rồi mấy con.

Lúc nào muốn chết là chết, lúc nào muốn sống là sống. Bây giờ cơ thể Thầy muốn chết, thở không được, Thầy bảo thở, thì nó sẽ thở bình thường chứ không phải như mấy con. Bây giờ, thở không được bắt đầu một hơi mấy con thở không được, mấy con chết.

Các con thấy, trước khi chết không có một người nào là không nghẹt thở hoặc thở không được, khổ sở vô cùng, ráng thở thở không được. Cho nên mấy con thấy, trong bệnh viện, họ đưa cái vòi họ đút trong lỗ mũi mấy con, để mà thở bằng oxy không? Các con thấy cái điều đó. Tại thở không được người ta mới cho mấy con thở bằng kiểu đó chứ; để mấy con sống, nhưng sống như chết rồi mấy con. Mấy người mà đút cái vòi vô lỗ mũi mấy con thấy không, họ sống như chết rồi, họ thở không được rồi, mà cố gắng để cho họ sống thêm một hai ngày nữa, mấy con thấy khổ ghê gớm không? Rút cái vòi đó ra là chết liền tức khắc mấy con, cho nên khổ lắm mấy con.

Vì vậy mà hôm nay, mấy con phải học với đạo Phật, phải làm chủ được hơi thở, muốn chết là chết, muốn sống là sống, không có để cho cái cơ thể của mấy con nghẹt thở như vậy được. Khi mà nó thở không được, bảo “Thở”, các con ra lệnh như vậy, thì cái cơ thể của mấy con thở nghe thông suốt, nghe nó thoải mái, nghe nó dễ chịu. Mà khi mấy con không muốn sống, bảo “Ngưng, không được thở nữa”, thì mấy con không cần nín thở, tự ra lệnh của nó, cái cơ thể của mấy con sẽ ngưng. Cái này hạnh phúc lắm mấy con.

(16:10) Đạo Phật dạy chúng ta vậy chứ đạo Phật đâu có dạy chúng ta làm Phật, mấy con. Cho nên chúng ta đâu có cần làm Phật, làm Phật để làm gì! Dạy cho con người thoát khổ, chứ dạy để cho con người ở thế gian này làm Phật hết thì bàn ở chỗ nào đâu để nó ngồi, có phải không? Bây giờ một cái số này mà thành Phật hết thì người ta sẽ đóng bàn mấy con ngồi, trời ơi biết ngồi ở chỗ nào, chùa ở chỗ nào xây cất cho mấy con ngồi cho nó hết. Mà cả cái thành phố Nam Định này mà thành Phật hết, thì chùa ở đâu mà chất hết mấy con. Trời ơi làm sao chất hết. Cho nên cái này sai rồi mấy con.

Người ta đẽo, người ta đúc, người ta tạc, người ta làm bằng xi măng, thì mấy con thấy mấy ông mà ngồi ở trên chùa có mấy ông. Chứ cỡ mà chúng ta thành Phật hết thì chắc là người nào họ cũng đúc, cũng tạc tượng vậy hết thì chỗ nào mà ngồi hết, có phải không mấy con? Cho nên chúng ta tu không có làm Phật mấy con.

Tu để giải thoát, tu để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, đạo đức cao thượng lắm mấy con. Mình không làm khổ mình là cao thượng với mình chứ gì, mình không làm khổ người là cao thượng với mọi người chứ gì. Không có đạo đức nào hơn đâu mấy con.

Bây giờ, thí dụ như mấy con nghe cái đạo đức cao thượng của tôn giáo khác, “à cái người đó, họ đang ở tù, họ bị tử hình, mà đó là cha tôi bị pháp luật kêu tử hình, tôi là con, tôi xin thay thế cha tôi”. Trời, đứa con hiếu hạnh quá chứ gì, đạo đức cao thượng thiệt, mấy con thấy phải không? Bây giờ có một người bạn của Thầy thôi, mà người đó làm cái tội gì đó bị kêu tử hình, Thầy xin Thầy chết thế cho cái người bạn của Thầy, vì người bạn của Thầy có vợ, có con, mẹ già yếu đuối, không thể chết bỏ được. Thầy không có ai hết, Thầy chết thay thế. Trời, nghe một cái hành động đạo đức cao thượng chứ, Thầy thay thế cho bạn thầy để bạn Thầy sống nuôi vợ, nuôi con và nuôi người mẹ già, thì mấy con thấy, đúng Thầy là con người tuyệt vời chứ gì.

Nhưng đạo đức đó không tuyệt vời mấy con. Tại sao, tại vì Thầy còn kê đầu cho người ta chặt, người ta bắn Thầy - tử hình. Thì Thầy đã tự làm khổ Thầy, Thầy chỉ là có một cái đạo đức có một bên kia thôi, không làm khổ người thôi chứ gì. Nhưng mà Thầy lại bị khổ, có phải không? Bao giờ mà Thầy muốn chết, bao giờ mà Thầy muốn người ta bắn Thầy? Có phải không mấy con? Như vậy là Thầy mới chỉ có đạo đức có một bên, chưa trọn vẹn. Đạo Phật không chấp nhận. Phải không? Mấy con thấy đạo Phật hay không, không chấp nhận phải không. Do đó không chấp nhận thì phải làm sao đây?

4- LỢI ÍCH CỦA HỌC ĐẠO ĐỨC

(18:35) Thì mọi người phải học đạo đức thì cái người học đạo đức này làm sao có án tử hình, có đúng không mấy con? Cái người bạn của Thầy học đạo đức làm sao ông ta bị án tử hình mà bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha mẹ, có phải đúng không?

Bởi vì có đạo đức mới không có tù tội, mới không có tử hình, còn bây giờ mình không có đạo đức thì có tù tội. Mà bây giờ mình chết thay bạn mình, để cho bạn mình sống, thì điều này thực sự ra mình không có đủ trí tuệ, sống không đúng đạo đức không làm khổ mình khổ người. Cho nên đạo đức không làm khổ mình là đạo đức cao thượng nhất, đẹp đẽ nhất trong thế gian này, có đúng không?

Mà các con thấy từ xưa đến giờ mấy con thấy, bao nhiêu tôn giáo ra đời không, để dạy con người, đem đến cái đạo đức chứ gì. Bao nhiêu tôn giáo, có tôn giáo nào dạy đạo đức không làm khổ mình khổ người không? Không có. Như vậy chỉ có Phật giáo làm thôi, có đúng không?

Vậy thì mình là người hữu duyên rất lớn, ngay từ bắt đầu mình đã được đến chùa. Và hôm nay được học đạo đức nhân bản - nhân quả, mà nhìn lại đạo đức nhân bản - nhân quả trong một số người trước mặt Thầy, còn bao nhiêu người theo chùa mà cứ tụng niệm cúng bái, thì tội biết bao nhiêu, có phải không? Cái số lượng này đông lắm mấy con. Còn cái số lượng mà được nghe Thầy ở thành phố Nam Định này bao nhiêu mấy con. Quá ít, ngồi trước mặt Thầy quá ít mấy con.

Nhưng đạo đức nhân bản - nhân quả ra đời, ở đây có lớp học, Thầy tin rằng thành phố Nam Định sẽ học đạo đức hết. Bởi vì đạo đức lợi ích như vậy thì ai cũng học chứ sao, có phải đúng vậy không mấy con? Đạo đức đem lại hạnh phúc cho mọi người, đem lại lợi ích cho mọi người, cho xã hội, làm sao mà không học, lợi ích lớn quá!

(20:15) Đó thì như vậy hôm nay, Thầy nói đến đây để mấy con thấy đạo Phật lợi ích lớn như vậy đó, là đúng của đạo Phật, còn không đúng là sai. Đạo Phật chỉ có Bát chánh đạo, chỉ có bốn cái chân lý mà thôi, Khổ- Tập- Diệt- Đạo, Tứ Diệu Đế thôi, không có pháp nào hơn ngoài pháp môn này. Đạo Phật không có nhiều pháp, không phải 84.000 pháp môn như kinh Đại thừa nói, đạo Phật chỉ có Tứ Diệu Đế mà thôi - bốn chân lý mà thôi. Bởi vì bốn chân lý nó mới thật, còn các pháp khác đều là pháp lừa đảo, dối trá, không thật, không chân lý mấy con.

Niệm Phật làm sao chân lý được mấy con? Phải không? Tụng kinh, cầu an cầu siêu làm sao chân lý được mấy con, các con hiểu điều đó. Cho nên ở đây cái chân lý là cái sự thật, mà Thầy nói bốn cái chân lý mà đức Phật đã dạy, mà bài pháp đó mấy con nghe, bài pháp lần đầu tiên đức Phật nói ra khi chứng đạo. Nói bốn chân lý đó là lần đầu tiên. Cho nên gọi là pháp môn Tứ Diệu Đế là chuyển pháp luân lần đầu tiên. Nghĩa là ngài tu chứng đạo, ngài mở miệng nói lần đầu tiên đó là nói pháp Tứ Diệu Đế. Các con nhớ chưa? Gọi là chuyển pháp luân lần đầu tiên.

Đến đây mấy con được nghe chánh pháp của Phật, không còn bị tà pháp. Mấy con đọc kinh sách Thầy không còn tà pháp nào chen vô tư tưởng của mấy con được. Mấy con là người có phước duyên, trong giai đoạn hiện tại, Thầy là người triển khai chánh pháp của Phật, dựng lại, làm sống lại những gì mà người ta đã ném bỏ. Hôm nay các con là những người đủ duyên, Thầy được về đây nói chuyện với mấy con, với các con là những đứa con của Thầy, Thầy phải thương yêu mấy con. Cho nên dù cực khổ như thế nào Thầy cũng đến thăm mấy con.

Và ngày mai, dù cực khổ như thế nào, Thầy cũng về đây dạy đạo đức cho mấy con. Thầy rất thương các cụ, ngày nay gặp Thầy, ngày mai ra đi, không còn học được chánh pháp của Phật, rất uổng! Thầy mong rằng những điều dạy nhỏ mọn của Thầy, để giúp cho cụ già có lối thoát. Với điều kiện đẩy lui bệnh bằng cánh tay, với tâm thanh thản, an lạc, vô sự, để cụ chấm dứt tái sanh luân hồi. Mong các con giúp cụ để đền đáp công ơn sinh thành mấy con.

Đến đây Thầy xin chấm dứt mấy con. Rồi bây giờ mấy con xá Thầy thôi, chật quá đừng đảnh lễ Thầy mấy con. Mấy con xá Thầy rồi mấy con lần lượt mấy con ra xa cho nó khoảng cách một chút. Mấy con còn thưa hỏi gì không? Có gì không con, rồi mấy con cứ hỏi đi! Chứ để rồi mấy con không có dịp hỏi gì Thầy. Rồi mấy con cứ ở đó mấy con hỏi được con.

5- ĐẠO PHẬT LÀ BÌNH ĐẲNG

(23:13) Phật tử: Dạ bạch Thầy, con muốn hỏi là trong cái việc thờ cúng, thì chúng con là phận làm gái, mà bây giờ cái thuyết là cứ con gái thì không được thờ bố mẹ ở nhà chồng. Thì bây giờ tâm chúng con muốn điều kiện sau này già đi, không về quê giỗ bố giỗ mẹ được, thì chúng con muốn là thỉnh bát hương, cùng với gia tiên nội ngoại bên nhà chồng, thờ tại nhà mình thì có được không ạ?

Trưởng lão: Được con, điều đó là điều hiếu hạnh của con. Nếu mà bên nhà chồng không cho, con sẽ thờ bát hương trong tâm con. Nếu mà bên nhà chồng đồng ý con nên đem bát hương về thờ, đó là lòng hiếu hạnh của con, con hiểu không?

Phật tử: Thưa bạch Thầy, bạch Trưởng lão là bên nhà chồng các cụ mất cả rồi, chỉ có là đơn phương là chồng con thôi. Thế thì chúng con làm việc đó thì có được không, nếu như nhà chồng không đồng ý chúng con cũng cứ làm thì có được không?

Trưởng lão: Được, đó là lòng hiếu hạnh của con, không ai cản trở con được hết. Trai cũng như gái, bình đẳng, chúng ta thờ cha mẹ chúng ta đều được hết, không có không thờ. Lẽ ra sự bình đẳng mấy con là vợ là chồng nhau, thì mấy con sẽ chọn trong hai đứa con mình, nếu mình có hai đứa con, một đứa lấy họ cha, một đứa lấy họ mẹ. Chúng ta phải báo hiếu đồng đều, chứ không thể nào bây giờ con của chúng ta cứ lấy họ cha không, mà không lấy họ mẹ. Hoặc là chúng ta phải giữ gìn, lấy hai cái họ làm tên cho con của mình, đó là chúng ta đã báo hiếu. Nếu có con trai thì phải có con gái, mà có chồng thì phải có vợ, thì cả hai bên gia đình đều là một chứ không thể hai. Lòng hiếu hạnh của chúng ta không thể có một bên. Cho nên ngày xưa vì phong kiến, còn ở đây vì đạo Phật bình đẳng, nam nữ đều bình đẳng. Người nam tu chứng quả A la hán, thì người nữ tu chứng quả A la hán. Người nam sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, thì người nữ cũng sống không làm khổ mình khổ người. Thì sự cung kính tôn trọng, biết ơn của mình giữa hai bên đều biết ơn như nhau, bình đẳng như nhau, không thể sai khác.

Sau này Thầy có những sách đạo đức dạy về vấn đề này, chứ bây giờ Thầy chưa có. Sau này Thầy dạy về vấn đề bình đẳng như nhau, nghĩa là mấy con có quyền thờ cha mẹ của mình trong gia đình của mình, không ai cấm cản được điều này. Đó là bình đẳng mấy con.

(Phật tử thưa hỏi)

6- NHÂN QUẢ TUYỆT TỰ

(26:05) Trưởng lão: À, cái đó là nhân quả mấy con. Cái nhân quả đó là nhân quả tuyệt tự. Chẳng hạn là như có một đôi vợ chồng chim nào đó, rồi chúng ta bắt hết các con của nó đi, nghĩa là thường thường chúng ta làm một cái điều ác là chúng ta bắt hết con của chúng đi. Bây giờ chúng sắp chết rồi mà không có con của chúng nữa, thì cái nhân quả mà chúng ta hành động, Thầy nói đây là cái nhân quả hành động nó sẽ tuyệt tự, và cái hành động đó nó sẽ tuyệt tự, cho nên có nhiều người không có con, mấy con.

Bởi vì mấy con biết là mình sinh ra trong nhân quả, đều chung cùng nhau, có cũng được mà không có cũng được, đừng nghĩ như vậy. Cho nên nó sẽ có những người khác thờ phụng các con sau này. Vì vậy bây giờ thí dụ như mình không có con, mình sẽ nuôi con nuôi của mình, không sao đâu mấy con. Rồi đứa con nuôi nó sẽ thờ phụng, mình nuôi nó, mình thương nó thì nó sẽ yêu thương. Đừng nghĩ rằng phải là xương máu, phải là máu thịt của mình sanh ra mới là con của mình, không phải đâu. Trước mắt của Thầy đây, mấy con không có máu thịt với Thầy, nhưng mấy con sẽ là con của Thầy. Nếu không phải con của Thầy làm sao mấy con gặp Thầy, tức là mấy con sanh trong nhân quả.

Cho nên cô yên tâm không có lo đâu, bởi vì chúng ta là một cha của nhân quả sinh ra, có phải không mấy con? Thành ra cha mẹ của mình là nhân quả, thì mấy con cũng sanh ra trong nhân quả, Thầy cũng sanh ra trong nhân quả thì chúng ta là máu thịt với nhau chứ sao, có khác gì đâu. Còn cái duyên hợp, là do cái duyên của mấy con hợp trong một cái gien của cha mẹ mấy con, chứ sự thật ra trên cái sanh ra thì đều là do nhân quả hết mấy con. Cho nên chúng ta đều chung cùng nhau. Cho nên, Thầy đến đây Thầy dạy mấy con đạo đức là Thầy, nhưng ngầm ở trong nhân quả Thầy nói Thầy là cha của mấy con, các con hiểu không? Đôi mắt thì mấy con không thấy, nhưng cha nhiều đời nhiều kiếp mấy con có biết không. Nếu không có cha nhiều đời nhiều kiếp làm sao có hôm nay Thầy gặp con, Thầy gặp mấy con.

Mặc dù cụ ở đây, cũng là con của Thầy, tại sao vậy, cụ lớn hơn tuổi Thầy, hoặc là nhỏ hơn chút ít, thì làm sao mà con của Thầy được, phải không? Nhưng mà trong tiền kiếp mấy con thấy được không, mấy con không thấy, đôi mắt mấy con không thấy. Nhưng mà không có cái duyên nhân quả đó, không có duyên của chùm nhân quả cha mẹ con cái với nhau, làm sao hôm nay Thầy gặp mấy con, mấy con biết đâu. Các con không có đôi mắt đó đâu. Các con nhìn lại trong nhiều đời kiếp mấy con sẽ thấy được điều này. Mà mấy con có đôi mắt nhìn lại nhiều đời kiếp không, còn Thầy thì có đôi mắt nhìn lại Thầy biết bà cụ này như thế nào, ngày xưa tên gì, họ gì, ở làng nào, xã nào, và Thầy là cha, là mẹ hay là con của bà cụ mấy con biết không? Mấy con không biết nhưng Thầy biết. Nhưng mà nếu bây giờ Thầy nói ra, nói chung thôi, chứ còn nói ra mà từng người từng người ra thì Thầy giống như ông Thầy bói, Thầy không làm, có phải không?

(29:15) Cho nên ở đây thấy biết để mà chúng ta biết được cái nhân quả, thấy biết được từng tiền kiếp của mình có duyên với nhau như thế nào. Cho nên, vì vậy mà tùy từng người, tùy đặc tướng. Tức là tùy nhân quả của họ với duyên của mình để hướng dẫn cho họ, để phù hợp để cho họ thực hiện đạo đức sống không làm khổ mình khổ người. Các con thấy, mọi người theo Thầy xung quanh đều là có nhân quả chứ không có nhân quả làm sao gặp Thầy được. Tại sao ở chợ Nam Định người kia họ biết mà họ đến đây, có phải không mấy con, bao nhiêu người chứ phải đâu một mình.

Nhưng mấy con lại có duyên với họ đó, cho nên cái lớp học này Thầy mở ra vì cái duyên đó. “À bữa nay ngày nghỉ mà sao chị đi đâu vậy”, “À tôi đi học cái lớp đạo đức”. À đó thì mấy con có duyên với người đó thì mấy con mới “Vậy thì tôi cũng sắm sửa để tôi đi học”, có phải không? Từ đó họ mới biết Thầy chứ, tại nhân quả của mấy con có điều đó chứ, các con hiểu chưa? Hiểu vậy thì Thầy nói rõ chứ Thầy không nói sai. Thôi hiện giờ thì mấy con hỏi gì Thầy nữa không con, con cứ yên tâm nha.

(30:21) Phật tử: Con bạch Thầy ạ, vợ chồng con có duyên đến với Thầy, được gặp chánh pháp của Thầy, chúng con đã hành tới đây ba năm rồi. Hiện nay vợ con đã bị liệt, thế mà vợ con bảo con đến đây trình với Thầy. Thầy chỉ giáo cho rồi về, dùng cái phương pháp hành thế nào? Con cũng nghe được băng của Thầy, là tu theo pháp Tứ Niệm Xứ, thì bạch Thầy, Thầy chỉ giáo cho chúng con.

Trưởng lão: À bây giờ đã nằm liệt rồi, ở đây có thầy Chân Thành, thầy Chân Thành cũng đã bị liệt tay đó, thầy Chân Thành chưa có liệt chân, cho nên thầy còn thực hiện cái pháp Thân hành niệm. Còn bây giờ đã nằm liệt hả con, không có đi được phải không?

Phật tử: Dạ bị liệt một nửa, bây giờ vẫn còn hơi đi được.

Trưởng lão: Vẫn còn hơi đi được hả, à còn đi được thì thầy Chân Thành hướng dẫn dùm.

(Thầy Chân Thành hướng dẫn)

(44:11) Phật tử: Con xin kính bạch Thầy, Thầy dạy cho chúng con, chúng con là hàng tại gia, thế nhưng là luôn luôn có lắm điều mong cầu…​ Vậy hôm nay chúng con được gặp Thầy ở đây, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con một cái pháp thực hành, phương tiện cho người tại gia.

(44:56) Trưởng lão: Bây giờ, thí dụ như mấy con thấy cái tâm của mình, thường nó đau khổ cái gì. Thí dụ như thường thấy cái cơn giận hờn của mình là đau khổ, mà mình thì dễ giận hờn, ai nói ác ý cái giận hờn, thì các con sẽ sử dụng cái phương pháp: “Tâm như cục đất, ly sân hết đi, sân là đau khổ”, các con cứ nhắc vậy đi, rồi nó sẽ hết. Bây giờ con có cái ước muốn sao cho gia đình mình đủ cơm ăn áo mặc, thì các con cũng sẽ tác ý cái câu “Ước nguyện gia đình tôi được đầy đủ cơm ăn áo mặc, tôi nguyện giữ gìn năm giới trọn vẹn”, đó con tác ý như vậy, rồi con cố gắng giữ gìn năm giới trọn vẹn, thì nó sẽ đầy đủ cơm ăn áo mặc. Đó là những cái phương pháp mấy con. Còn cái tâm mình nó ham muốn đủ thứ, nó ham cái này, ham cái kia. Mình chỉ ước muốn cho nó đủ, không thiếu thôi. Mà mình ham muốn nhiều hơn nữa, thì mình tác ý “Tâm ham muốn là đau khổ, hãy dừng lại, đừng có ham muốn nữa”, các con nhớ! Khi mà nó không ham muốn nữa thì mấy con hết khổ, con hiểu chưa? Mình có phương pháp mình tác ý nó sẽ hết mà. Rồi con hỏi thêm gì?

Phật tử: Kính bạch Thầy, chúng con xin Thầy chỉ dạy cho chúng con, pháp thực hành tu tập, mà như trong kinh của Phật là tác ý năm hơi thở, đi kinh hành hai mươi bước trong thời gian 5 phút, rồi 10 phút tạm nghỉ, trong sách Thầy đã dạy. Hôm nay, chúng con muốn Thầy chỉ dạy pháp hành cụ thể, chúng con chưa có dịp được vào Tu viện để Thầy trực tiếp dìu dắt, nay nhân duyên này xin Thầy chỉ dạy cho chúng con.

Trưởng lão: À mấy con học cái pháp đi kinh hành hai mươi bước, hoặc là mười bước, ngồi lại hít thở năm hơi thở, rồi đứng dậy đi kinh hành hai mươi bước phải không? Rồi rồi, Thầy sẽ (hướng dẫn), ở đây chật quá không có chỗ.

(Chúng con ngồi gọn lại…​.- Phật tử trao đổi)

Con để cái chương trình đó họ dự định giờ giấc con, Thầy giao cho con. Rồi, bây giờ là thầy Từ Quang, sẽ hướng dẫn cái pháp tu tập qua cái thân hành. Mấy con ngồi xem cho kỹ lưỡng, để mà học tu cho nó đúng cách mấy con. Đây là sư Từ Quang đây.

Phật tử: Bạch Thầy, con trình Thầy, hôm nay là hết mấy cái này, chúng con xin đến 11 giờ là thôi, xong đến buổi chiều là 1 giờ cho chúng con được vấn đạo.

Trưởng lão: Cái chương trình sao, mấy con có thấy ổn không? Xin 11 giờ là thọ thực, rồi Thầy nghỉ chút, 13 giờ vấn đạo một lần nữa, tới hai giờ thì Thầy đi. Thôi được, rồi được rồi.

7- SƯ TỪ QUANG HƯỚNG DẪN ĐI KINH HÀNH

(49:28) “Sư Từ Quang hướng dẫn: Thầy dạy có phương pháp là đi kinh hành mười bước, ngồi xuống hít thở năm hơi, thì bây giờ tôi thực hiện cái pháp môn đó cho quý vị xem. Quý vị có thể để hai thẳng xuống, không có sao hết, thì chỉ cần biết bước chân đi. Cái phương pháp mà kinh hành tỉnh giác, mục đích là mình theo dõi cái bước chân của mình đi một cách tổng quát, chứ không phải từng chi tiết một. Trong khi thực hành, thì tôi có thể đi chậm để quý vị xem cái cách thức mà đi. Trong khi mà quý vị thực hành tu tập, thì quý vị đi tùy theo cái đặc tướng của mình. Mình đi nhanh thì đi nhanh, đi chậm thì đi chậm. Nhưng dù đi nhanh hay đi chậm thì quý vị chỉ biết cái bước chân mình đi thôi, đừng có để ý từng động tác của bước chân như trong Thân hành niệm. Thân hành niệm thì quý vị chưa học nhưng tổng quát thì như vậy.

Cái chân bước đi, tôi sẽ dạy pháp môn kinh hành tỉnh giác mười bước, ngồi xuống, năm hơi thở. Khi đi, thì tôi tác ý, đếm bước chân. Đếm thì có thể có hai cách đếm, một là mình đếm trước khi mình bước, hoặc là mình đếm sau khi mình bước. Thường là tôi đếm trước khi mình bước, sau khi mình bước thì có thể hơi thụ động theo cái hành động của mình. Nhưng mà trước khi mình bước thì coi như mình điều khiển cái thân của mình. À tôi sử dụng phương pháp đếm trước khi bước. Sau khi mình đi được mười bước xong rồi, thì tôi tác ý tôi ngồi xuống, rồi hít thở năm hơi. Thì cũng đếm trước khi hít thở: Đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành, một- hai- ba- bốn- năm- sáu- bảy- tám- chín- mười. Hít thở năm hơi, một- hai- ba- bốn- năm- sáu- bảy- tám- chín- mười. Ngồi xuống. Hít thở năm hơi, một- hai- ba- bốn- năm.

(54:30) Thế thì trong khi mà hít thở, cũng giống như trong khi đi kinh hành, thì mình chỉ biết đi kinh hành, và chỉ biết hơi thở. Tuy nhiên là mình là người mới tập, thì thường có những tư tưởng, những ý nghĩ nào nó xảy ra trong đầu của mình, thì theo lời dạy của Thầy, mình đừng có lo lắng về việc đó. Đó là bình thường đối với người mới tập, cho nên mình đừng có lo, đừng có tập trung để cho nó hết niệm trong đầu, để cho hết ý nghĩ trong đầu. Mình chỉ tập, và mình chỉ giữ giới thôi, rồi đến chừng nào đó, tự động cái niệm dần dần nó hết. Thầy dạy là niệm là cái nghiệp, nếu mình tu thì càng ngày nghiệp mình càng nhẹ. Nghiệp ngày càng nhẹ thì tư tưởng mình, cái ý nghĩ lộn xộn lăng xăng đó, thì tự nó hết thôi. Đừng có tập trung như những phương pháp khác để cho hết niệm”.

(55:41) Phật tử: Dạ xin phép Thầy ạ. Kính bạch quý vị là, như đã bạch Thầy, và đã tham khảo ý kiến của tập thể, tôi xin trình bày thế này. Xin phép bạch Thầy là xin vấn đạo đến 11 giờ, toàn thể chúng ta sẽ xuống dưới nhà, để Thầy và các Quý sư, ban tổ chức nghỉ và an lạc, cũng như thọ trai, và Thầy nghỉ trưa ở đây. Thế sau đó đến các vị ở dưới kia tập trung rồi, thì anh em chúng tôi sẽ có đôi lời với các vị. Sau đó rồi các vị về nhà, lo công việc của mình cho đến 1 giờ chiều, đúng 1 giờ chiều, tức là 13 giờ, mời quý vị lại tập trung ở đây và xin phép Thầy vấn đạo lần thứ hai sang buổi chiều. Cho đến 2 giờ, hơn một chút nữa thì Thầy và đoàn chuẩn bị lên đường để đi Hải Phòng. Xin các vị, và cũng xin chúng ta có ý kiến tập trung những cái việc khác mà các vị đang muốn làm lẻ tẻ xin tập trung ở dưới này hết, chứ không lẻ tẻ thế này. Xin các vị thông cảm cho cái điều đó. Kính bạch Thầy.

(56:49) Trưởng lão: Thôi mấy con, chật lắm, mấy con xá Thầy thôi.

Phật tử: Bạch Thầy, con cũng được có duyên từ đời trước. Năm nay con cũng chuẩn bị ngày rằm này đi, 17 là vào Tây Ninh, là ngày rằm âm ạ. Thế nhưng mà gặp điều kiện là Thầy ra ngoài này, thế bây giờ con không phải đi vào trong ấy. Thế bây giờ là con đã đọc Đường về xứ Phật là mười quyển gốc, đọc kỹ lắm, đọc đến đi đọc lại là mười lần rồi, con cũng không dám hỏi đạo nhiều nữa, mất thời gian của Thầy. Tuy là cái quyển 3 đấy, cô Đào Thị Minh cô hỏi là như vậy là đồng cốt không có đúng. Quyển thứ 4 Thầy còn nói là cõi cực lạc trần gian là không phải ở đâu xa mà ngay gần ta, đó là tâm thanh thản, an lạc, vô sự, như Thầy vừa giảng đấy là cực lạc. Thế như người sống mà không làm khổ mình, khổ người đấy là cõi trời ngay trần gian, chứ không phải cõi siêu hình hay mê tưởng đâu cả. Mà nhiều người cứ đi tìm cái cõi Cực lạc giả tạo như vậy là sai.

(57:56) Nhưng bây giờ bạch Thầy là con xin cúi đầu lạy Thầy, là bạn bè con cũng muốn là bạch Thầy, mong Thầy là có điều gì sai trái mong Thầy tha thứ cho chúng con. Một là bây giờ nhiều người người ta bảo là, như vậy là sang năm, người ta đến nhà chơi người ta ăn cơm người ta bảo là sang năm tôi sẽ chết. Thế mà đúng sang năm là người ta bảy mươi tám là người ta chết. Mà có người, thứ hai nữa, là bảo tôi chết là tôi phải ốm một trận, ngã một trận thì tôi mới chết. Thì bây giờ theo con hiểu thì con biết là tưởng. Nhưng mà những người mà không hiểu, người ta không chịu đọc sách mà đưa người ta cũng vậy, người ta không đọc được. Thế bây giờ con muốn hỏi Thầy ra đây cho tất cả bạn bè con, mọi người ở đây để biết, thì mong Thầy từ bi chỉ giáo ạ.

8- ĐẠO PHẬT CÓ BỐN GIAI ĐOẠN TỈNH THỨC

(58:47) Trưởng lão: Những cái mà biết như vậy đó, điều kiện là cái người đó có cái sức tỉnh thức, qua một cái phương pháp nào đó, tập tỉnh thức. Cũng như bây giờ Thầy hít thở Thầy biết hít thở, tức là Thầy tỉnh thức ở trên hơi thở, hoặc năm phút, mười phút, hoặc ba mươi phút, cái sức tỉnh thức. Trong đạo Phật có bốn sự tỉnh thức, tỉnh thức thứ nhất, tỉnh thức thứ hai, tỉnh thức thứ ba, tỉnh thức thứ tư.

Tỉnh thức thứ nhất tức là người ta biết ngày đó, giờ đó người ta sẽ chết, đó là tỉnh thức thứ nhất. Nhưng mà người ta chết rồi, người ta tái sanh thì người ta không biết đâu, người ta mờ mịt. Tức là đạo Phật đã xác định được cái sức tỉnh thức đó. Cho nên cái người này, cái sức tỉnh thức của họ đó, là họ tỉnh thức ở trên cái ý thức cho nên cái tâm của họ nó giao cảm được cái giờ cuối cùng của họ, họ biết. Cho nên nói là người niệm Phật thì biết giờ, biết ngày, biết khắc, biết rày tánh linh. Sự thực ra họ mới tập tỉnh thức thôi, không có gì đâu, đó là cái giai đoạn tỉnh thức thứ nhất.

Giai đoạn tỉnh thức thứ hai, có cái phương pháp chúng ta tập ở cái giai đoạn tỉnh thức thứ hai. Tức là chúng ta khi chết rồi chúng ta vào bụng mẹ chúng ta biết, nhưng mà khi mẹ sanh chúng ta ra chúng ta không biết, quên mất rồi. Do đó chúng ta phải tập tỉnh thức lần thứ ba, cái sức tỉnh thức nó cao hơn. Thì khi chúng ta ở trong bụng mẹ, rồi khi chúng ta xuất thai chúng ta biết. Nhưng mà nếu chúng ta không tập tỉnh thức lần thứ tư, thì khi xuất thai ra chúng ta không nhớ lần trước chúng ta là ai cả, chúng ta quên hết. Nhưng mà chúng ta tập tỉnh thức lần thứ tư, thì khi chúng ta sinh ra, chúng ta mặc dù là đứa bé nhưng nó nhớ đời trước nó ở đâu, quê hương chỗ nào, làng xã cha mẹ là ai.

Có bốn giai đoạn tỉnh thức. Còn người này mới có tu tập sức tỉnh thức thứ nhất, sức tỉnh thức thứ nhất đó là mới tưởng thức mà thôi. Cho nên tưởng mình như là được về cực lạc nhưng sự thực chưa đâu, còn tiếp tục tái sanh. Vì tâm họ còn tham sân si, chưa hết. Mới có tỉnh thức thứ nhất thôi, cho nên nó mới là giai đoạn đầu. Mà mới có nhiếp tâm, ức chế tâm để đi vào sức tỉnh thức thứ nhất, cho nên chưa (không nghe rõ).

(01:00:40) Hôm nay Thầy nói để mấy con thấy, đây là bốn sự tỉnh thức của đạo Phật, mà cái người tu theo ngoại đạo, hầu như họ biết được ngày giờ, hoặc là một cái người sống trong thiện pháp, họ cũng có sức tỉnh thức. Nhà nho chúng ta ngày xưa đâu có tu thiền định, đâu có niệm Phật đâu. Như Thầy có một ông ngoại, ông ngoại Thầy là người Nho, nhà Nho. Ông chết ông biết ngày giờ ông chết ông nói trước. Ờ tháng nào ông sẽ chết, ngày giờ nào ông chết ông nói trước, rồi cuối cùng ông chết. Ông có tu niệm Phật đâu, nhưng vì ông sống thiện, ông sống theo đạo đức Nho giáo mà. Nhân - nghĩa - lễ - trí - tín mà. Cho nên ông sống thiện. Vì vậy mà ông vẫn tỉnh thức được ở mức độ thứ nhất. Bởi vì mình tỉnh thức được mình mới sống được nhân - nghĩa - lễ - trí - tín. Mình không sống được tỉnh thức thì mình sẽ không sống được nhân - nghĩa - lễ - trí - tín. Đạo Nho có nhân - nghĩa - lễ - trí - tín hay lắm mấy con.

Đó hôm nay vì vậy mà Thầy nói chỉ cần sống đạo đức là mình đã có tỉnh thức rồi. Thầy dạy, mấy con không tỉnh thức thì mấy con giận hờn; mấy con tỉnh thức thì mấy con không giận hờn, thì ngay đó là tỉnh thức thứ nhất. Mà nếu mấy con sống được vậy thì đến ngày chết mấy con biết chứ sao, đâu có gì khó, có phải không mấy con?

9- CỘNG NGHIỆP VÀ NHÂN QUẢ

(01:01:49) Phật tử: Con bạch Thầy cho con hỏi. Xin bạch Thầy con hỏi câu hỏi thứ hai là con thì con cũng biết một phần là bây giờ nếu như người ngoài đời người ta không giữ được một giới nào, và nghiệp của người ta nặng. Mà bây giờ người đã tu giữ giới mà đến ngồi giường của người ta, hoặc là vào bệnh viện ngồi vào giường bệnh, thì sẽ bị cộng nghiệp. Nhưng theo con hiểu thì nghiệp của người nào người đó chịu chứ không phải là ngồi thế thì cộng nghiệp. Nhưng trình độ của con là, mắt con là mắt thịt, còn mắt của Thầy là mắt Tuệ. Thì Thầy biết, thì hôm nay cũng là ngàn đời có một thì Thầy về Nam Định để con được lễ Phật, lễ Thầy, lễ các Tăng Ni. Thì con cũng hỏi để cho bạn bè con ở đây, những Phật tử tại gia chúng con được biết, mong Thầy chỉ giáo cho chúng con.

(01:02:40) Trưởng lão: À, con muốn hỏi cộng nghiệp với biệt nghiệp phải không con? Cái cộng nghiệp như thế này này. Nghĩa là cộng chung một cái nghiệp với nhau. Hai người đều làm một cái điều ác, thì đó là cộng chung (nghiệp ác). Hai người đều làm một cái điều thiện, là cộng chung nghiệp thiện. Chẳng hạn như bây giờ, mấy con cùng làm một cái điều ác, thì mấy con phải cộng cái nghiệp của cái điều ác đó; mà mấy con cùng làm một điều thiện, thì mấy con sẽ cộng cái nghiệp thiện với nhau. Chứ còn cái người đó bệnh rồi, con trèo lên giường người đó ngồi rồi nó cũng bệnh theo thì không phải đâu, không phải cái chuyện đó đâu. Nó ăn thua cái hành động thiện ác mấy con, chứ không phải là cái chuyện hành động trùng lặp.

Chẳng hạn bây giờ cái người đó là bệnh truyền nhiễm, mà mấy con không biết. Họ nằm ở trên giường đó họ ngủ, thì cái bệnh truyền nhiễm của họ mấy con không biết, mấy con lại ngủ, lại nằm trên cái giường đó, thì mấy con cho là cộng nghiệp, không phải đâu, cái đó không phải cộng nghiệp. Mà cái duyên nhân quả của mấy con đến lúc phải trả cái bệnh đó, thì do đó mới khiến con mê mờ, không có hiểu, không có nắm vững. Cho nên, mấy con mới ngủ trên cái giường này, để cái vi trùng truyền nhiễm này nó mới sang xâm nhập vào cơ thể con để con bệnh. Tức là nhân quả chứ không phải cộng nghiệp. Nhân quả của con tới giờ phút phải trả cái bệnh đó, nó là cái nhân quả, chứ không phải cộng nghiệp.

Cộng nghiệp là phải hai người cùng chung nhau làm một điều ác. Bây giờ cộng nghiệp như thế này này. Bây giờ Thầy rủ một cái người bạn của Thầy, tối nay mình rình cái nhà đó, tao đi vô trước, mày vô sau, tao lấy đồ tao đưa ra, mày tuần giáo, phải không? Cho nên khi mà Thầy bị bắt, công an đánh Thầy quá chịu không nổi, Thầy khai có thằng bạn bữa đó đi, hai đứa chia nhau chứ không phải riêng mình. Thì bây giờ người bạn đó cũng bị công an bắt thì đó là cộng nghiệp, con hiểu chỗ cộng nghiệp không? Chứ còn Thầy không kêu thằng bạn đó, thằng bạn đó không đi thì làm sao nó ở tù chung với Thầy? Có phải không? Cộng nghiệp là như vậy.

(01:04:28) Còn cái này là nhân quả của con, cho nên nó mờ nó khiến con không có biết. Cái người này bệnh, đến nhà thương họ bệnh lao bệnh phổi gì, bệnh truyền nhiễm mà. Do đó con không biết, con cũng vô nhà thương con lại nằm ở trên cái giường này, con đâu có biết. Cho nên đây là cái nghiệp của con phải bệnh đó, để mà trả cái nghiệp của đời trước con đã gieo. Cho nên khiến con mới lại chỗ này. Bây giờ chỗ này, cái khu vực này nó bị dịch gia cầm, con đâu có biết. Con ở xứ nào con đến đây con đâu có biết, con về cái quê hương này con ở. Nhưng mà ta đang bị bệnh dịch, bây giờ công an nó không có cấm, nó không có hàng rào y tế, con đâu có biết. Bởi vì nó vừa xảy ra người ta đâu có biết được, chừng nào mà có chết nhiều người ta mới biết. Nhưng mà không ngờ con ở đâu con đến đây, tức là cái nhân quả nó thúc đẩy con vào đó để con bị dính, bị dịch gia cầm mà con chết. Nói sao lại có người ngoại quốc mà về sao lại bị chết ở đây, đó là cái nghiệp của con phải về cộng nghiệp. Nói cộng nghiệp không đúng, mà cái nhân quả của con về đó để mà cùng chung với cái số phận của một số người ở đây, tức là cái chùm nhân quả của con với cái số người ở đây cùng chết một cái bệnh đó. Đó là nhân quả.

Phật tử: Bạch Thầy con hiểu rồi về con sẽ nói lại cho các bạn bè con ạ.

Trưởng lão: Cũng như cái cộng nghiệp như thế này là cộng nghiệp này. Mình đón xe đò, chiếc xe đò nó chạy đi, cũng như bây giờ, chiếc xe đò nó đi thành phố, mình cũng ra đón. Mà cái ngày đó, sao mà nó cũng khiến sao mình cũng đi cái xe đò đó, đến cái đèo nào đó nó lại rớt nó chết mình, họ cũng chết với nhau. Đó, đó là cộng nghiệp, cái nhân quả, cái quy luật của nhân quả nó khiến cho mình đến ngày đó phải chết với nhau. Cho nên mình cũng lên chiếc xe đò đó, chiếc xe đò đó nó rớt xuống hố, xuống đèo nó chết mình cũng chết. Còn có người cũng đón xe, mà xe từ chối nói xe tôi đầy rồi, đón xe sau. Cuối cùng thì cái nghiệp của người này nó không chết, nó không cộng nghiệp đó. Thì do đó cái xe đò nó rớt, cái người này không chết, trời ơi phải ban nãy tôi đi xe này chắc chết. Phải không mấy con, đó là cộng nghiệp. Nó gọi chung nhau lại một chiếc xe, mà ở trên này đâu có người quen mình đâu, người lạ không à, hành khách không à. Chỉ có mình đây thành phố thôi, cho nên vì vậy đó gọi là cộng nghiệp. Cộng nghiệp để cùng chết với nhau. Bởi vì cái quy luật của nhân quả là như vậy đó mấy con.

(01:06:50) Phật tử: Hôm nay nhân duyên của con được về gặp Thầy ở đây, cùng với đạo tràng. Bạch Thầy, từ ngày con bước đi lấy chồng, không biết làm sao, gia đình nhà chồng con, con không gây sự gì với người ta, cứ tự dưng là người ta chửi con. Con không biết là cái nghiệp của con kiếp trước là như thế nào? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con ạ.

Trưởng lão: Thầy chỉ cho con rất rõ ràng. Bây giờ thật sự con không có nói, không có gì hết, con là người tốt khi mà về đây. Nhưng mà, mọi người thường thường hay kiếm chuyện, chửi mắng con, thì trước kia con là mẹ chồng con cũng chửi mắng họ dữ lắm, bây giờ con phải trả cái quả đó thôi. Vui vẻ mà trả đi, rồi, không có gì hết. Con thấy nhân quả con, kiếp này mình không làm, nhưng mà kiếp trước mình làm. Đó, chính cái chỗ đó là cái nhân quả của đời trước.

10- CÁCH THỜ CÚNG GIA TIÊN

(01:08:13) Phật tử: Kính bạch Thầy, phần đông chúng con chưa được đọc hết kinh sách mà Thầy đã dạy, cho nên chúng con xin thỉnh Thầy một việc là thờ gia tiên, hoặc khu nhà thờ cúng như thế nào cho đúng chánh pháp đó Thầy. Hiện giờ con được biết, con ra đình, đến chùa, hoặc đến cô đồng, bà cốt, thầy cúng, xin bốc bát hương, mang về nhà thờ. Rồi không dám đụng đến bát hương, để chân hương dày tầng tầng lớp lớp nhiều năm. Việc thờ cúng như thế, có lợi lạc gì không?

(01:08:50) Trưởng lão: À, bây giờ Thầy nói như thế này. Để bát hương là tượng trưng, mấy con. Bây giờ mấy con thờ Phật đó, bởi vì Phật là một vĩ nhân, một ân nhân. Mà vị ân nhân đó của cả cha mẹ tổ tiên mình nữa, chứ không phải là có riêng mình không. Bây giờ mấy con thờ Phật là mấy con thờ, cái bàn Phật mấy con đừng có làm nhiều bàn nhiều ghế như thế này. Mà mấy con để cái hình Phật ở trên cao, bởi vì Phật là một vĩ nhân. Người đã để lại cái chánh pháp cho chúng ta, Người đã hi sinh thân mạng, hi sinh sự giàu sang, cung vàng điện ngọc, Người đã hi sinh tất cả những sự sung sướng của thế gian. Người đã hi sinh thân mạng mà tu gần chết, để để lại cái chánh pháp cho chúng ta, ơn nghĩa đó lớn lắm. Ông bà chúng ta cũng phải thọ ơn nữa. Cho nên vì vậy mình để cái hình đức Phật trên cao, kế đó mình để hình gia tiên của mình, rồi đến cha mẹ của mình sau.

Trong đó mấy con làm một bát hương thôi, đừng có làm nhiều. Một bát hương tượng trưng cho cái lòng của mấy con, các con hiểu không? Đừng có để bát bát đầy như thế này, mỗi bát hương thỉnh bát hương, trời đất ơi cái nhà gì mà để hương như vậy. Mà cỡ cắm hương mà biết bao nhiêu, một bó hương thì cũng hết nữa, các con thấy chưa? Ở đây mình chắp tay lên mình thắp năm cái hương tâm của mình: “Giới hương, định hương, giữ huệ hương, giải thoát, giải thoát, tri kiến hương”. Mình hãy đứng trước cái bàn thờ mà mình chắp tay lên là năm cái hương, năm cái hương mà đức Phật đã dạy. Đức Phật có dạy mình đốt từng cái hương vỏ cây không? Đốt cho nó dơ nhà mà nó ngợp. Mà cỡ ông bà mình mà có thật mà ngồi đó chắc là “Thôi tụi bây đừng có đốt, đốt nữa tao thở không có được”, có phải không? Cho nên mình đừng có đốt hương, mà hãy đốt năm cây hương (hương tâm).

(01:10:24) Các con thấy chắp cánh tay của chúng ta lên, như búp sen mấy con. Đẹp lắm mấy con! Sen sống từ trong bùn nhơ mà không hôi tanh mùi bùn, có phải không? Mà bàn tay chúng ta, hai cái chụm lại, là bông sen búp, có đúng không mấy con? Để trước ngực chúng ta; để trên trán chúng ta, tức là lòng cung kính. Để trước ngực là lòng thương yêu, tưởng nhớ, có phải không? Để cái sự trong sạch. Cho nên năm cái hương là tượng trưng cho mười ngón tay chúng ta chụm lại, chắp lại thành năm cái hương giải thoát. Dâng lên năm loại hương đạo đức, mà dâng lên cúng đức Phật, cúng ông bà tổ tiên chúng ta, đẹp vô cùng mấy con. Cái hương tâm này rất đẹp, chúng ta hãy làm!

Tại sao đạo Phật có hai bàn tay chắp nhau, mấy con? Là tượng trưng cho hoa sen, mà hoa sen là tượng trưng cho sự sống trong bùn mà vẫn không hôi tanh mùi bùn, có đúng không mấy con? Mình đang sống trong bùn đó mấy con, đang sống trong bất tịnh mấy con. Vì vậy mà chúng ta ngoi lên, vươn lên để trở thành một bông sen không hôi tanh mùi bùn. Chúng ta hãy cố gắng!!! Như vậy là Thầy dạy các con thờ đúng cách, không thờ sai. Cố gắng đừng có bát hương nhiều mấy con. Một bát hương, mà bát hương mấy con chưng sao cho đẹp, là đủ rồi.

11- LỢI ÍCH CỦA NGÀY THỌ BÁT QUAN TRAI

(01:11:44) Phật tử: Kính bạch Thầy, con xin được hỏi thêm. Kính bạch Thầy, phần lớn chúng con, trước khi mà, chưa được tiếp thu giáo lý Thầy giảng dạy, chúng con đều theo học giáo lý Đại thừa. Tới chùa, các sư thường dạy chúng con tụng kinh gõ mõ, tụng kinh Di Đà, tụng kinh Địa Tạng, kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư, v.v.. Hiện nay vẫn như vậy. Một số chúng con khi được tiếp cận giáo lý Thầy, nhưng vẫn còn phân vân, nên là nửa theo Thầy, nửa theo Đại Thừa. Mà dựng lễ lạy như thế, rồi trong kinh lại dạy là lễ lạy như thế, rồi thì hồi hướng cho gia tiên, rồi cúng dường vật thực, cúng dường tịnh tài, nhẫn, vàng bạc hồi hướng cho gia tiên. Kinh Địa Tạng bảo bán nhà cửa đi, mua thức ăn, rồi mua vàng bạc, mua vải vóc đến cúng Phật, thì như vậy là gia tiên mình sinh lên trời. Chúng con thì đọc sách Thầy thì đã được hiểu lời Thầy giảng. Nhưng hôm nay, ưu tiên chung, coi như là Thầy dạy lại thêm phần này để cho tất cả chúng con được học lại.

(01:12:53) Trưởng lão: À, thay vì mà kinh sách Đại Thừa dạy mấy con tụng niệm kinh Di Đà, kinh Hồng Danh, kinh Dược Sư, Pháp Hoa để cầu an, cầu siêu cho gia tiên, cho những người đã khuất, người thân của mình, thì ở đây Thầy dạy cho mấy con thọ Bát Quan Trai, vừa giữ tám giới thanh tịnh, tức là đức hạnh chứ gì. Và vừa ước nguyện cho người còn sống cũng như người đã chết thì quá tuyệt vời. Với lòng hiếu hạnh, với lòng thương yêu của các con, các con thực hiện qua những ngày thọ Bát Quan Trai, không phải đẹp sao? Có phải không? Đó, thì như vậy mấy con cứ thực hiện thọ Bát Quan Trai, thay vì gõ mõ tụng kinh, thì mấy con thực hiện giới luật. Cái nào đúng? Đem lại cho mấy con sống có đạo đức? Gõ mõ tụng kinh mà phạm giới, phá giới như đức Phật nói, có xứng đáng là một người tu theo Phật không? Phải không, mấy con thấy không?

Còn ở đây mấy con giữ được một ngày thọ Bát Quan Trai trong một tháng là quý lắm. quý hơn nữa. Hai ngày trong một tháng, quý hơn nữa. Nhưng hai ngày.

Mà sống trong những ngày kia mà có bao giờ mấy con phạm những cái giới, cái giới thô đâu. Chỉ có những cái giới vi tế như là nghe ca hát, hoặc là nằm giường cao rộng lớn, hoặc là không trang điểm, thì mấy con còn vi phạm. Chứ năm giới đầu tiên mấy con có vi phạm sao? Bởi vì những cái giới đó là giới gốc, cho nên mấy con giữ gìn năm cái giới đầu tiên. Còn các giới kia thì thọ Bát Quan Trai cộng thêm, có phải không? Sau khi thọ Bát Quan Trai thì năm giới gốc mấy con còn chứ mấy con buông hết sao. Thí dụ như một con người mà ăn thịt chúng sanh thì cũng giống như con vật, phải không, là động vật phải không? Cho nên mình phải khác chứ. Con người phải khác nữa. Lần lượt mình sẽ cố gắng mình thực hiện giới không sát hại chúng sanh, không ăn thịt chúng sanh, thì như vậy mấy con sẽ thành một con người thực sự tốt đẹp.

Cho nên năm giới thì không xả, mà tám giới thì ba giới kia mình xả, phải không? Cho nên, mấy con thọ Bát Quan Trai, giữ thêm ba giới nữa, mà không thọ Bát Quan Trai thì năm giới vẫn giữ. Chứ không phải thọ Bát Quan Trai giờ cái bắt đầu tôi nghỉ, tôi xả hết, rồi cũng đi uống rượu, cũng này nọ kia, trời đất ơi nó còn hơn người ngoài đời nữa. Cho nên mấy con nhớ, còn giữ năm giới, còn ba giới kia là cộng thêm, tu tám giới. Khi mà tôi ước nguyện cho những điều gì bình an cho gia đình thì tôi cộng thêm ba giới nữa. Thì mấy con sẽ được lợi lạc còn hơn là mấy con tụng kinh nhiều lắm, mà lợi ích còn rất lớn.

12- KHÔNG NÊN DÂNG HOA CÚNG PHẬT

(01:15:28) Phật tử: Bạch Thầy, đây là con hỏi cho bạn bè con, chú bác con để mà hỏi. Con bạch Thầy trước đây là con còn theo kinh Đại Thừa, chúng con là mù tịt không biết gì, cứ đi tụng kinh, lễ thì chỗ nào cũng đi, rồi đi trợ duyên. Thế nhưng bây giờ con vào được Tây Ninh thì trong ấy mới gặp được đúng pháp của Phật, của Thầy, đã đắc đạo, tu chứng quả A la hán, Thầy đã dựng lại pháp môn chân chính. Thế là về từ hồi đó đến giờ là con không có tụng kinh tí nào, không có khua mõ nữa, không có mua hương hoa gì. Con lấy tâm thay hương thay hoa thì con gọi là lấy năm giới, mười giới thập thiện với giới không ăn phi thời nữa, để dâng cúng gia tiên. Thì con thấy gia đình con nói chung là nề nếp hơn trước nhiều. Trước đây thì cháu ngoan cũng tốt rồi, nhưng đằng này nề nếp hơn nhiều.

Thế con muốn nói ra đây để cho bạn bè con biết, mua hoa cũng phải tội, thế rồi hương thì nó bụi ở ngoài đường người ta phơi nó bẩn thỉu, làm từ mùn cưa mùn cung, về nhà thắp thì nó cứ bụi mù lên. Thế mà suốt từ bao nhiêu năm nay con không mua không mất một đồng hương nào. Vì mắt chúng con là mắt thịt còn mắt của Thầy là mắt Tuệ Thầy biết ngay con có nói sai thế nào thì Thầy cũng biết, không mất đồng hương đồng vàng nào. Mà như vậy là con cứ kêu cầu đến, cúng chay mười năm nay gọi là bát cơm với muối, trần gian thì ăn miếng cơm, chứ còn tâm linh người ta đã đi theo nghiệp nhân quả, làm gì còn ăn miếng cơm ấy nữa mà cứ bày xôi thịt cho nhiều. Mười năm nay thì nhà con chỉ gọi là để bát cơm với tí muối, với lại hoa con cũng không mua, chỉ thay trái cây thôi. Con bảo hôm nay ngày giỗ bố hay giỗ mẹ đây, con thành tâm để cúng Phật, Pháp, Tăng - Tam bảo này; cúng Phật Thích Ca này, cúng cha lành Thích Thông Lạc ở Tu viện Chơn Như, cô út Diệu Quang ở Tu viện Chơn Như, với mười giới thập thiện, giới không ăn phi thời.

Và như vậy là con giữ không bao giờ sát sinh. Mười năm nay không bao giờ cái tay con cầm tôm tép để sát sinh cho chồng con ăn cả. Vì là hồi xưa con mê tín, con còn cứ mua hàng tạ ốc, mỗi một tháng là một tạ, một năm là một tấn, mà mất ba năm như vậy, thế là con cứ mua ốc lại đi thả, mất rất nhiều thời giờ. Đến bây giờ, con đọc kinh của Thầy, của Phật dạy là, như vậy mình không phải đi mua cái nhân quả ấy, tự nhiên mình đi đường, bất thình lình gặp người ta đi mua về ăn thì mình mua mình thả thôi.

Khi con tại gia thì con cũng độc cư hàng ngày, không nói chuyện, không có tiếp chuyện nhiều. Thế nhưng bây giờ con muốn là bạn bè con cũng hỏi, nhưng con bảo là bây giờ tôi không thắp hương, không hóa vàng, không tụng kinh gõ mõ, thì tôi thấy màu nhiệm hơn. Con nghe Thầy thì theo Phật Thích Ca con theo mỗi một pháp môn ấy thôi, không có đi đâu cúng bái nhiều mà không có nói chuyện lôi thôi gì dây cà dây muống. Con chỉ ở nhà có ai hỏi gì thì con nói. Thứ nhất là con in kinh, có đồng nào là con in kinh Thập thiện, với kinh Tứ vô lượng tâm, với lại kinh Giới đức làm người để con biếu. Những ngày nào con nhớ thì người nào đến nhà con thì biếu, không là con không biết nói gì nhiều với ai. Bây giờ tôi biếu để bà về bà đọc rồi bà sẽ hiểu, còn bây giờ tôi thì hãy còn là đệ tử của Thầy, tôi là con Thầy tôi có biết gì mà giảng. Đây là sách của Thầy đây tôi biếu các bà, thôi thì các bà về không phải gì nữa. Tôi cho các bà mượn. Trọng tâm của tôi là tôi tu, tôi thì chưa vào được Tu viện, nhưng tôi thì gọi là tu xả tâm, ngăn ác diệt ác, chứ không dám là suốt ngày nói chuyện ngoài đời người ta, vì già sắp chết rồi.

Thầy từng dạy con một câu là “Liên Châu con, đã già rồi, sức yếu, hàng ngày hãy giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Để đến ngày con rời bỏ cuộc đời này, mà tâm con vẫn luôn luôn bất động, tâm con phải nhớ lời dạy này. Tâm thanh thản, an lạc và bất động là con sẽ hoàn toàn gặp được Phật, được Thầy”. Suốt đêm suốt ngày lúc nào con cũng nghĩ đến câu Thầy dạy, thì con bạch Thầy là con nói ra đây cho bạn bè con biết con giữ như thế thì có được không Thầy?

(01:19:16) Trưởng lão: À các con nghe Liên Châu nói không? Đó là cách tu đúng mấy con. Mấy con nghe Thầy nhắc lại, mấy con thường hay đến chùa mấy con dâng hoa với lại cắt hoa, hay mua hoa đem cúng. Mấy con biết cây hoa là gì không, cái bông hoa là gì không? Là con của cái cây bông đó, có phải không? Mà bây giờ nỡ lòng nào mấy con cắt đứa con mà đem cúng Phật, còn cây mẹ nó nó khóc mấy con. Khi mà cắt cây hoa mấy con thấy trong cây hoa sẽ tiết ra cái nước để mà nuôi con nó chứ gì, nuôi cái hoa chứ gì, đó là nó khóc mấy con. Cũng như bây giờ mấy con có một đứa con, bây giờ về mà có người đến “Cô hãy cho đứa con này tôi đem cúng Phật”, rồi con thấy cái bông mà để con cúng Phật rồi cái bông nó cũng khô héo nữa chứ. Rồi trong khi đó con cho đứa con của mình đem đi cúng Phật đi, rồi người ta đem người ta để trên một cái giàn hỏa người ta thiêu đứa con con, người ta đốt đi, con đau lòng không? Hay hoặc là người ta để cho nó nằm ở trên đó, chờ cho đến khi mà nó chết mà con không được rớ tới nó nữa, thì như vậy mấy con có đau lòng không mấy con?

Cái sự sống của thảo mộc cũng là sự sống của chúng ta, mấy con. Nếu không có sự sống của thảo mộc thì chúng ta sống gì đây, các con sống có rau cải, có lúa gạo đâu. Cho nên chúng ta phải thương yêu sự sống chứ sao. Mà chúng ta thương sự sống làm sao chúng ta nỡ lòng nào mà lìa mẹ lìa con của loài thảo mộc mấy con. Mấy con nỡ lòng nào, cỡ người ta bắt con mình người ta đem đi chỗ nào đó mình có khóc thương không, khóc thương lắm mấy con.

Cho nên mấy con đừng có đem điều đó mà cúng Phật, Phật không có thọ dụng cái điều đó đâu. Phật thọ dụng cái tâm thanh tịnh, cái tâm giải thoát, tâm không tham, sân, si của mấy con. Mấy con dâng lên một cái lòng cúng Phật như vậy là mấy con không phụ ơn Phật. Chứ ông Phật không đòi hỏi mấy con trưng cái bông hoa ấy cho đẹp, mấy con làm điều đau khổ có biết không. Mấy con thắp cái hương là tượng trưng, nhưng cái hương đó là bất tịnh, nó không sạch đâu mấy con. Cho nên ở đây phải dâng cái hương trong sạch, cúng cái hoa trong sạch chứ không phải bắt cho bông lìa mẹ, mẹ lìa bông thì không tốt đâu mấy con. Nhớ lời Thầy dạy, mà cô Liên Châu đã làm đúng lời Thầy dạy, cô hạnh phúc lắm mấy con, cô rất hạnh phúc. Cho nên gia đình cô bây giờ rất là an ổn như cô đã nói, cô nói sự thật cô không nói sai. Và cô tiếp tục trên con đường tu tập, tâm cô thanh thản, an lạc, vô sự. Một ngày nào đó cô sẽ trở về trạng thái bất động đó, cô không còn tái sanh luân hồi. Các con nhớ, điều làm đúng là chúng ta sẽ đúng, điều làm sai là chúng ta sẽ sai. Hôm nay cô trình bày trước mặt của các con, để các con lấy kinh nghiệm của bạn bè, cũng như các con lấy kinh nghiệm của thầy Chân Thành, cũng như các con lấy kinh nghiệm của Từ Quang để mà tu tập cho đời mình, để cứu mình mấy con. Quý vị đó không cứu mình được bằng chính bản thân mấy con, mấy con phải tu tập thôi!

13- PHẬT TỬ TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM TU TẬP

(01:22:16) Phật tử: Bạch Thầy con xin phép Thầy cho con hỏi một câu hỏi để con tu. Con đi vào tu viện Chơn Như thì Thầy cũng dạy là con cứ ngồi theo dõi hơi thở, quán mười tám đề mục, thế xong rồi tu nhuần nhuyễn rồi thì đến Ngũ triền cái rồi Thất kiết sử. Cứ…​ (không nghe rõ), ba mươi phút con đi kinh hành, ba mươi phút là Chánh niệm tỉnh giác, rồi lại cứ mười bước dừng lại năm hơi thở. Thế xong rồi lại nghỉ ba mươi phút rồi xả tâm, coi như là không nghĩ đến việc gì. Nếu mà cái gì nó loạn đến tâm, là cái phiền não đấy thì con bảo “Cái phiền não là đau khổ, mày đi đi”, thế rồi ngồi nghỉ để cho thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự, không được nghĩ lung tung. Thế xong hết ba mươi phút thì con lại đi Chánh niệm tỉnh giác.

Như năm ngoái là con được vào Thầy phát cho con là quyển kinh Giới đức, thánh đức Sa Di là mười điều đấy là điều không sát sinh. Khi nào con đi kinh hành ấy, con cứ đi kinh hành mười bước là con bảo “Chúng sinh đều đau khổ như nhau, sợ chết như ta, ta phải thương yêu chúng như chúng thương yêu ta”, cứ mười bước con lại nhắc một câu như vậy con để mình không bị phân tâm. Xong rồi con lại ngồi ba mươi phút con nhiếp hơi thở xong con đọc lại “Chúng sinh đều đau khổ như nhau, cũng sợ chết như ta, ta phải thương yêu chúng như chúng thương yêu ta”, thế, con lại nói như thế.

Thế xong rồi “Lòng từ bi thương xót chúng sinh phải phủ trùm khắp mười phương, không bỏ sót một chúng sinh nào cả, Tôi biết tôi đang hít vô, tôi biết tôi đang thở ra”, cứ mười hơi như vậy. Thì con thấy tu pháp môn như vậy con thấy nhuần nhuyễn mà người con nó cứ tỉnh táo lắm, mà con thấy nó thay đổi lắm. Thì con cũng muốn trình bày với Thầy, sẵn đây với các quý sư ở đây, với bạn bè con ở đây biết cái pháp môn. Còn con nghĩ là, đây là con xin phép Thầy với các quý sư, với các bạn bè, đồng hữu tại gia, con cũng nói với anh con là bác sĩ, nhưng mà anh nói: “Thím làm sao thím ăn chay, ăn một ngày một bữa thím chịu được mà anh không chịu được?”, thế con cũng bảo “Anh xem thế giới động vật đi, con cá to nó ăn con cá bé, bây giờ anh ăn thì nó cũng như động vật, anh đừng giận nhé, đây là sách của Phật, của Thầy, không phải là của em”.

Thế anh bảo: “Ừ đúng như vậy đấy, đúng như vậy sao mà anh không chịu được anh ăn như thím thì anh không chịu được”. Vâng thế con mới đả thông cho anh bảo: “Chắc là nghiệp của anh nó còn, bây giờ anh cố gắng, Thầy cũng như anh, cũng như mọi người, thế mà Thầy bây giờ già yếu, Thầy bảy mấy tuổi rồi, Thầy ăn có một bữa mà Thầy còn suốt ngày in kinh này, suốt ngày Thầy photo rồi đánh máy vi tính, Thầy lại chả mệt. Ai đến một cái là Thầy một tay như này Thầy đứng Thầy giảng cho họ về đạo. Thầy cũng là con người mà Thầy làm được thì chúng tôi là con thì chúng tôi cũng phải giống giống Phật, giống giống Thầy. Chẳng lẽ bây giờ đi tu vào đấy về cứ ăn lung tung, hay là nói lung tung, không học Thầy được tí nào thế cái công Thầy dạy chúng tôi thì tu làm gì? Mà chúng tôi có nhớ đến Thầy hay nhớ cô Út Diệu Quang tôi trả công thì tôi cũng chẳng thể nào vì tôi cũng chưa làm chủ được sinh tử, nhưng mà tôi chỉ biết là cố gắng tu, cố gắng in kinh, còn của Thầy của Phật Thích Ca để biếu bạn bè”. Thế, con nói như thế có được không Thầy?

(01:25:13) Trưởng lão: Con nói như vậy rất đúng đó con. Vừa lấy thân giáo của mình, vừa hướng dẫn cho người khác bằng thuyết giáo của mình, bằng cái sức thuyết phục của giáo pháp của Phật, bằng cái kinh nghiệm thật.

Phật tử: Con xin phép Thầy, thôi bây giờ cũng là 11 giờ, gần 11 giờ rồi, xin phép tất cả, chúng ta nghỉ một chút. Các cụ cũng già yếu rồi thế nên không ngồi lâu được. Sau bữa thọ trai. Chúng con xin gặp Thầy là 1 giờ hay 1 rưỡi ạ. 1 giờ, Thầy cho phép 1 giờ.

(Phật tử trao đổi, nói chuyện)

Trưởng lão: Từ từ, rồi hướng dẫn cụ đi con, để đấy đi con.

(Trưởng lão, quý sư, ban tổ chức trao đổi…​)

HẾT BĂNG.