Skip directly to content

CÒN XẢ RÁC BỪA BÃI, THÌ CHƯA GỌI LÀ VĂN MINH

Có những dịp chúng tôi về thăm thành phố Hồ Chí Minh, trên đường chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp như trên, chuột và rác bẩn thường ném ra ngoài đường, làm cho lề đường cũng như mặt đường trông rất dơ bẩn. Chúng tôi không ngờ một đoạn đường dài khoảng độ 50 km mà rác bẩn hai bên đường không có nơi nào mà không có. Ngoại trừ những nơi đồng ruộng không có người ở thì khá sạch sẽ, có nghĩa là rác bẩn ít. Còn chỗ nào đông người là chỗ đó bẩn thỉu nhất.

Nhìn thấy cảnh này mà bảo rằng dân tộc của chúng ta văn minh, thì làm sao người ta tin được. Phải không các bạn? Người có văn minh thì không bao giờ sống thiếu đạo đức vệ sinh môi trường, luôn luôn giữ gìn môi trường sống sạch sẽ và tươi đẹp.

Nếu một người có văn minh, có đạo đức nhân bản làm người, chỉ cần nhìn lối sống của họ thì biết ngay. Tức là nhìn hành động sống hằng ngày của họ có đạo đức hay không có đạo đức. Nếu có đạo đức thì ít nhất họ cũng phải có đủ ba đức trong đạo đức nhân bản làm người:

1- Đạo đức giao thông.

2- Đạo đức hiếu sinh.

3- Đạo đức vệ sinh môi trường sống.

 

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LÀ SỐNG VĂN MINH

Thực hiện đạo đức vệ sinh môi trường sống

(Thanh niên tình nguyện tham gia nhặt rác, làm sạch bãi biển Cần Giờ - Ảnh trên Internet)

Chúng ta cứ thử nhìn từ những người dân ở thành thị, đến những người dân ở nông thôn trong đất nước của chúng ta, thì chúng ta biết rằng: dân tộc của chúng ta văn minh, sạch đẹp chưa có, đạo đức vệ sinh môi trường sống chưa đủ. Vì thế, chúng ta yêu cầu Nhà nước và Bộ Giáo dục hãy quan tâm về vấn đề môn học đạo đức của nhân dân. Nó phải là hàng đầu so với các môn học khác.

Nếu chương trình giáo dục học đường mà không có môn học đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, thì một ngàn năm sau dân tộc của chúng ta cũng chưa được gọi là một dân tộc văn minh trọn vẹn.

Hiện giờ, người ta tập trung cất nhà san sát dọc theo hai bên đường lộ, như ở thành phố. Thế mà rác bẩn vẫn cứ ném hai bên lề đường, trông thật là bẩn thỉu. Thế mà mọi người vẫn ngang nhiên sống, sống trên đống rác bẩn thỉu như vậy mà không cảm thấy xấu hổ. Nhà nào cũng tường cao rộng lớn đẹp đẽ, sang cả, mà không giữ gìn vệ sinh môi trường. Chứng tỏ đạo đức vệ sinh môi trường còn quá thấp kém. Đạo đức vệ sinh môi trường còn quá thấp kém thì làm sao gọi dân tộc của chúng ta là một dân tộc văn minh được? Nếu Nhà nước và Bộ Giáo dục ngay từ lúc này đã thấy trách nhiệm và bổn phận của nguời lãnh đạo một đất nước độc lập, thì “toàn dân phải được giáo dục trên một nền tảng đạo đức nhân bản”, thì cuộc sống của nhân dân mới có an cư, lạc nghiệp thật sự; thì cuộc sống của nhân dân mới không có những hạng người tiêu cực, hối lộ, ăn đút lót; thì cuộc sống của nhân dân mới không có những hạng người trộm cắp, móc túi; thì cuộc sống của nhân dân mới không có những hạng người gian xảo, lừa đảo, đo thiếu, cân non; thì cuộc sống của nhân dân mới không có những hạng người cướp tài sản của nhân dân, của nhà nước; thì cuộc sống của nhân dân mới không có những hạng người đi buôn đồ lậu, trốn thuế làm hại nền kinh tế quốc gia; thì cuộc sống của nhân dân mới không có những hạng người đi buôn thuốc phiện, giết hại tuổi trẻ mầm non của tổ quốc; thì cuộc sống của nhân dân mới không có những hạng người mua bán mãi dâm, làm sỉ nhục con cháu Trưng Vương, Triệu Ẩu. Làm sỉ nhục con cháu của Trưng Vương, Triệu Ẩu tức là làm sỉ nhục quốc thể, quốc hồn của dân tộc Việt Nam nước ta.

Này các bạn phái nữ, các bạn được sanh ra nơi quê hương này và được dưỡng nuôi nơi mảnh đất này, lớn lên trong tinh thần bất khuất của những bậc anh thư Trưng Vương, Triệu Ẩu. Lại được mệnh danh là con Tiên, cháu Rồng. Cớ sao các bạn lại vì tiền bạc mà bán thân mình, làm một món đồ chơi cho người khác? Trong khi Triệu Ẩu nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông; đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, một đời không làm thê thiếp cho kẻ khác!”. Các bạn nghĩ sao về lời nói này của tổ tiên chúng ta? Các bạn có thấy hành động của các bạn là thiếu đạo đức nhân phẩm làm người hay không? Các bạn có thấy hành động của các bạn là làm sỉ nhục phụ nữ Việt Nam hay không? Các bạn có thấy hành động của các bạn có còn xứng đáng là con cháu của Trưng Vương, Triệu Ẩu hay không? Câu hỏi được đặt ra là để cho các bạn tự suy nghĩ và trả lời.

Đạo đức nhân phẩm mà chúng tôi đã nhắc các cháu nữ trên đây, là vì chúng tôi biết rất rõ các cháu đã vô tình vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, đưa đẩy các cháu vào cảnh éo le.

Đạo Đức Làm Người tập 1, chúng tôi đang nói với quý bạn về đạo đức vệ sinh môi trường sống, nó là đạo đức xã hội, thế mà lạc đề lại nói sang đạo đức nhân phẩm con người, đạo đức này thuộc về đạo đức gia đình.

Khi nói về sự tai hại của hành động thiếu đạo đức vệ sinh môi trường, đem lại sự bệnh tật khổ đau cho con người, thì chúng tôi liên tưởng đến một số các cháu phái nữ đang sống trong bóng tối, mất dần những nhân phẩm làm con người, và đang chịu đựng những nỗi đau của tinh thần lẫn thể xác. Nỗi lòng thương yêu các cháu nữ, tuổi đời còn thơ ngây. Hình ảnh khổ đau của các cháu bức xúc nơi lòng chúng tôi, chúng tôi không thể kềm giữ được để chờ đến tập 2, là tập sách đạo đức dạy về gia đình mới nói đầy đủ trọn vẹn.

Ở đây, chúng tôi khéo nhắc nhở những điều này, là để trang bị cho các cháu có một tinh thần mạnh mẽ, có một nghị lực kiên cường, để các bạn phấn đấu dũng mãnh vượt qua mọi hoàn cảnh éo le của mình.

Bởi vì, chúng tôi nghĩ rằng: nếu có đủ sức viết tập 2, nói về đạo đức gia đình thì việc in ấn liệu chúng tôi có đủ sức in để gửi đến các bạn hay không? Vì sách đạo đức không thể phát hành đem bán như các loại sách khác.

Đạo đức đem cho, tặng các bạn thì mớ nói đạo đức, chứ bán đạo đức mà nó đạo đức thì có đúng không các bạn? Cho nên, dù chúng tôi có viết được cũng khó có thể in ra được, vì không có tiền. Mà không in ra được thì làm sao các bạn cũng như các cháu được đọc, và biết chừng nào mới được học đạo đức? Tập 1, chúng tôi mới nói đến ba hành động đạo đức đang cần thiết cho xã hội, đang giải quyết những bức xúc, nỗi đau của xã hội, mà đã trên 300 trang giấy (bản thảo).

Với số trang ấy được in ra thành sách, gửi đến cho các bạn khắp mọi miền đất nước của chúng ta, thì số tiền ấy rất lớn các bạn ạ! Thế rồi tập 2 chúng ta có cho ra đời được hay không? Nếu in ra mà chỉ cho một vài người thì tội nghiệp, vì còn biết bao nhiêu người đang thiếu đạo đức, đang chờ đợi mọi người có bài học đạo đức. Vì biết như vậy, nên chúng tôi khéo nhắc các cháu về đạo đức nhân phẩm làm người. Nếu tập 2 không in ra được, thì chúng tôi cũng có lời nhắc nhở khuyên các cháu và các bạn tiến bước trên đường đời không lầm lỗi về đạo đức làm người.

Tuổi chúng tôi cũng sắp đến 75, chỉ còn 20 ngày nữa thôi. Thân vô thường và sức khỏe càng lúc càng suy giảm, không biết chúng tôi có làm tròn bổn phận mà các bạn đang hướng về chúng tôi chăng? Mỗi hành động sống của các bạn hằng ngày có là hành động đạo đức? Nếu vô tình các bạn không biết, thì hành động ấy sẽ trở thành hành động vô đạo đức, nó sẽ làm khổ bạn và sẽ làm khổ người khác. Vì thế mà chúng tôi nói ra, tuy ngắn gọn vì không phải chỗ nói đạo đức này, vì chúng tôi đang nói đạo đức vệ sinh môi trường sống. Nhưng ở đây cũng nói lên được lòng thương yêu bình đẳng của chúng tôi đối với các bạn nam cũng như nữ.

 

MỘT HÌNH ẢNH THƯƠNG ĐAU VÌ MÔI TRƯỜNG SỐNG Ô NHIỄM

Môt trường bị đầu độc tức là đời sống của chính con người đã bị đầu độc

(Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng, cá tôm chết hàng loạt do chịu xả thải trực tiếp mà không qua bất kỳ hình thức xử lý nào của 2 khu Đô thị mới là Mỹ Đình và Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh trên Internet)

Xét cho cùng, chương trình giáo dục của đất nước chúng ta chưa đặt nặng về môn học đạo đức nhân bản, cho nên không những riêng chị em, mà mọi người dân trong cả nước đều không hiểu biết về đạo đức làm người. Bởi đạo đức làm người rất là rộng rãi bao la, vì nó là những hành động sống hằng ngày của con người. Những hành động không làm khổ mình, khổ người là hành động đạo đức, còn ngược lại là thiếu đạo đức.

Nói về đạo đức, người ta hiểu quá đơn giản. Người xưa để lại có bao nhiêu đạo đức thì người nay nhai lại bấy nhiêu, mà còn bỏ bớt, vì không hợp thời. Mặc dù trong các trường học đều có nêu lên khẩu hiệu “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”. Học văn thì có rất nhiều môn học, và dạy rất kỹ vào những chi tiết của các môn học đó, để thi tốt nghiệp, lấy cấp bằng, chứng nhận khả năng học thức hiểu biết của mình. Còn học lễ thì có những bài “học qua loa cho lấy có, dạy đại khái rồi đánh giá chung chung theo từng hạng yếu - trung bình - khá - khá tốt, đến tốt. Song, những học sinh được hạng đạo đức khá trở lên vẫn là những nạn nhân của tệ nạn xã hội”. Làm cho nhà trường và phụ huynh học sinh phải ngỡ ngàng, chua xót. Do chương trình giáo dục thiếu chú trọng về đạo đức làm người; do không nghiên cứu biên soạn ra bài tập thực hành về đạo đức và không có hệ số điểm rõ ràng. Nên tai nạn giao thông thường xảy ra hằng ngày. Lòng thương yêu của con người đối với sự sống của người khác và loài vật khác không có, thì làm sao tránh được nạn trộm cắp, cướp của, giết người, hiếp dâm, đút lót, hối lộ, v.v... thì làm sao tình trạng người làm những điều phi pháp khác mà không xảy ra. Vì không có đạo đức bảo vệ và vệ sinh môi trường sống, nên mới có nạn xì ke, ma túy, mãi dâm làm cho phong hóa Việt Nam ngày càng bại hoại và đi về hướng không tốt đẹp.

Một đất nước độc lập thì nhân dân phải được giáo dục đạo đức. Đó là điều cần thiết và quan trọng nhất để xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp và hưng thịnh.

Nếu Nhà nước và Bộ Giáo dục thấy môn học đạo đức có lợi ích cho toàn dân, thì nên kêu gọi những nhà đạo đức trong nước họp lại, soạn thảo một chương trình học đạo đức làm người. Chắc chắn dân tộc của chúng ta sẽ trở thành những công dân tốt. Và những người thi hành luật dân sự, luật lệ giao thông cũng sẽ đỡ nhọc nhằn biết bao! Một chiếc xe tải chở cá tôm đông lạnh chạy suốt một quãng đường dài từ Vũng Tàu về thành phố Hồ Chí Minh. Đến đoạn đường Bà Rịa - Long Thành, anh tài xế xả nước bẩn trong xe, mùi tanh và hôi thúi của cá, tôm làm cho mọi người ở hai bên quãng đường đó và khách bộ hành đi đường hít thở thật là khó chịu. Đó là một hành đông vô đạo đức vệ sinh môi trường, đã làm cho môi trường sống ô nhiễm lại càng thêm ô nhiễm. Một hành động không thể tha thứ được, một hành động đáng trách và đáng phạt rất nặng.

Một xe tải chở rác thành phố, trong buổi sáng mọi người đang tấp nập qua lại, mùi hôi thối của rác bốc ra khiến cho mọi người hít thở rất khó chịu. Đó cũng là một hành động vô đạo đức đang làm ô nhiễm môi trường sống của mọi người.

Một hành khách đi đường, trên xe bus, xe đò, tàu hỏa, v.v... thường hay ăn vặt bánh, trái cây. Khi ăn xong, rác bẩn không chịu bỏ vào túi xách, mà lại ném bỏ ra đường hoặc ném bỏ vào trong thùng xe. Có khi hút thuốc lá lại ném tàn thước bừa bãi trong xe, hoặc dưới đường. Đó là một hành động thiếu đạo đức làm môi trường sống ô nhiễm. Một hành động đáng chê trách, đáng bị phạt tiền.

Một người bán trái cây ngoài chợ, thường để lại chợ rất nhiều rác bẩn như: những trái cây hư thối, những vỏ hoặc lá trái cây, giấy gói. Thay vì những rác bẩn này, người bán trái cây cho vào giỏ xách, mang về nhà đổ có nơi, có chỗ thì sạch sẽ, tốt đẹp biết bao nhiêu. Đó là những hành động đạo đức vệ sinh môi trường sống thật đáng khen ngợi và kính phục.

Một người bán hàng rong gồm có: rau cải, bầu, bí, hành, hẹ, tỏi, ớt, v.v... mà có một chút đạo đức vệ sinh môi trường, thì tất cả những rác bẩn do những mặt hàng này thải ra đều được cho vào một túi xách, đến trưa hoặc chiều tối sẽ mang những rác bẩn này bỏ vào thùng rác công cộng, thì thật là hay, đẹp, sạch biết mấy. Những việc làm này tuy rất tầm thường, nhưng lại rất đạo đức và cao thượng, nói lên được sự văn minh của nước đó. Một đất nước văn minh không thể là một đất nước mà toàn dân ăn ở bẩn thỉu.

Nếu mọi người buôn bán ở chợ, mà ai ai cũng biết giữ gìn vệ sinh như vậy, thì chợ búa sẽ sạch đẹp biết bao nhiêu. Những việc làm này, do những người có ý thức văn hóa về đạo đức vệ sinh môi trường sống, về bổn phận và trách nhiệm làm người của mình.

Những việc làm này sẽ tiết kiệm một số tiền rất lớn, do không phải mướn nhân công quét hốt rác.

Ở các chợ, mọi người buôn bán đều thực hiện đạo đức vệ sinh môi trường sống được như vậy, thì mỗi người trong mỗi gia đình, trong xã hội phải thực hiện như thế nào, để mỗi người trong mỗi gia đình, trong xã hội được gọi là sống có nề nếp văn minh. Cho nên, sự văn minh của loài người không thể tách lìa nếp sống đạo đức được. Các bạn có công nhận điều này không? Nói văn minh mà lối sống của các bạn không văn minh thì làm sao có văn minh được. Phải không hỡi các bạn?

 

MỘT ĐẤT NƯỚC VĂN MINH, THÌ KHÔNG CÒN CÓ NGƯỜI DÂN XẢ RÁC BỪA BÃI

(Thực khách và người phục vụ tại các quán ăn vô tư xả rác nơi hè, đường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra nạn tắc nghẽn hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội - Ảnh trên Internet)

 

Muốn có văn minh, có đạo đức thì mỗi người trong mỗi gia đình, phải giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà mình, bằng cách hằng ngày phải bỏ ra một giờ đi lượm những rác bẩn, trong vị trí từ mặt đường đến chung quanh nhà, làm cho ngôi nhà của mình ở trở nên sạch đẹp, quang đãng, thoáng mát. Nhìn những ngôi nhà như vậy mới gọi là những ngôi nhà có nề nếp sống văn minh.

Nói văn minh mà đời sống không giữ gìn vệ sinh môi trường, chỗ ở rất bẩn thỉu đầy rác, thì không thể gọi đó là một nếp sống văn minh. Cho nên, khi bước chân ra đường, chúng tôi thấy rác bẩn ngoài đường trước mỗi nhà, là biết ngay dân tộc Việt Nam chưa có nếp sống văn minh, mặc dù họ nói văn minh.

Nếu nhân dân Việt Nam không chịu sửa bản chất kém văn minh của mình, thì dù cho một ngàn năm sau môi trường sống của Việt Nam vẫn bị ô nhiễm, và còn ô nhiễm nặng hơn. Và vì vậy sự văn minh không bao giờ có đối với dân tộc này.

Văn minh chỉ có bề mặt của nó thì chưa đủ để xác định một dân tộc văn minh. Cũng như hiện giờ, ở thủ đô Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, bề mặt thì nhà nước kêu gọi nhân dân cùng nhà nước làm sạch đẹp thủ đô hay thành phố, nhưng bề trái là một đống rác bẩn thỉu. Nếu các bạn không tin thì hãy đi sâu vào bề trái của thành phố là biết ngay. Do đó chúng ta mới biết rằng: đạo đức nhân bản vệ sinh môi trường sống mà dân tộc của chúng ta chưa hề hiểu biết. Nếu đạo đức nhân bản vệ sinh môi trường sống mà nhân dân chưa hiểu biết, và chưa áp dụng giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sống, thì không được gọi là một dân tộc văn minh.

Nếu muốn dân tộc Việt Nam có một nền văn minh thật sự, thì đạo đức nhân bản vệ sinh môi trường sống cần phải được Nhà nước và Bộ Giáo dục quan tâm lưu ý. Và có thể cho môn học đạo đức này vào chương trình học tập của học sinh các cấp, từ vỡ lòng cho đến Đại học.

Vừa rồi, chúng tôi được biết tin tức Bộ Giáo dục cho áp dụng môn học luật lệ giao thông vào học đường, để học sinh học tập thì thật là hay. Nhưng như vậy chưa đủ, mà còn phải học đạo đức nhân bản làm người, trong đó có nhiều môn học đạo đức như: đạo đức giao thông, đạo đức hiếu sinh, đạo đức vệ sinh môi trường sống, đạo đức chân thật, đạo đức chung thủy, đạo đức thông minh, v.v...

Về đạo đức giao thông, có nghĩa là mỗi hành động cẩn thận trong luật lệ giao thông, để tránh tai nạn giao thông, là hành động đạo đức trách nhiệm và bổn phận của các em đối với mọi người và chính bản thân của các em.

Về môn học đạo đức vệ sinh môi trường sống được chia ra như sau:

1- Vỡ lòng phải học đạo đức vệ sinh môi trường sống như thế nào?

2- Tiểu học phải học đạo đức vệ sinh môi trường sống như thế nào?

3- Trung học phải học đạo đức vệ sinh môi trường sống như thế nào?

4- Đại học phải học đạo đức vệ sinh môi trường sống như thế nào?

5- Trong dân gian phải học đạo đức vệ sinh môi trường sống như thế nào?

Những bài vở này do các nhà đạo đức trong nước biên soạn, và biên soạn như thế nào mà mỗi hành động bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong sạch, thanh tịnh trong một vùng trời, biển và đất của quê hương này. Từ tuổi còn thơ ấu đến tuổi già, từ phổ thông rộng rãi dễ dàng đến chuyên môn của các nhà đầu tư sản xuất mọi các mặt hàng tiêu dùng, đều có những hành động vệ sinh bảo vệ môi trường sống trong sạch và thanh tịnh, để người dân tại quê hương xứ sở này có một đời sống ít bệnh tật, vì thế mới tìm thấy được chân hạnh phúc của đời người; vì thế mới tìm thấy được chân thật sự văn minh của loài người.

Nếu bảo rằng dân tộc của chúng tôi văn minh, mà sống không có đạo đức nhân bản vệ sinh, tức là không biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sống trong sạch, thanh tịnh, thì có khác nào như những người mất trí mà nói văn minh. Văn minh không phải trong ngôn ngữ, mà phải thể hiện bằng hành động sống có văn minh.

Nhìn hành động sống của nhân dân trong nước đó, người ta biết ngay dân nước đó có văn minh hay không văn minh.

Một đất nước mà nhân dân còn mê tín, cúng bái cầu khẩn cho tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, hoặc còn nhờ vào thế giới siêu hình ban phước lành, mà bảo rằng nước đó văn minh thì chúng tôi e rằng người ta đã lạm dụng hai chữ văn minh, chứ chưa thật sự văn minh.

Một đất nước mà nhân dân trong nước đó còn tin có linh hồn người chết, có quỷ, có ma, có bùa chú linh thiêng, có thần thông phép thuật, họ không biết đó là một ảo thuật nội tâm của con người. Mà bảo rằng nhân dân nước đó văn minh, thì chúng tôi e rằng người ta đã xử dụng hai chữ văn minh chưa đúng chỗ.

 

LÀ CON NGƯỜI KHÔNG THỂ SỐNG XẢ RÁC NHƯ LOÀI THÚ VẬT

Sống chung với rác bẩn như thế này thì đâu có xứng đáng là đời sống của con người văn minh

(Không khí ô nhiễm trầm trọng và rác thải bừa bãi khắp nơi là 2 vấn đề nhức nhối ở Mumbai, Ấn độ - Ảnh trên Internet)

Một đất nước mà nhân dân còn ném rác bừa bãi, xe cộ chạy qua là khói và bụi bay ngộp trời. Trước nhà, ngoài ngõ, sau hè, lề đường đều đầy rác bẩn. Sống không giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch như vậy, mà bảo rằng dân nước đó văn minh thì chúng tôi làm sao tin được. Chính những hành động sống của dân nước đó chứng minh rằng họ chưa văn minh. Và chúng ta cũng có thể xác định họ chưa biết văn minh như thế nào? Phải không hỡi các bạn? Một đất nước mà tai nạn giao thông còn xảy ra, người dân còn phạm luật lệ đi đường, mà bảo rằng đất nước đó văn minh thì chúng tôi không chấp nhận. Tại sao vậy? Tại vì nhân dân đất nước đó không hiểu biết đạo đức giao thông, không thấy bổn phận và trách nhiệm của mình là phải giữ gìn và bảo vệ sự sống của nhau.

Họ cứ tưởng rằng văn minh là phải có phi thuyền không gian, đi chinh phục các hành tinh trong vũ trụ, phải có vũ khí tối tân như:

bom nguyên tử hạt nhân, vi trùng...; phải có xe hơi trang bị đầy đủ tiện nghi...; phải có nhà cao cửa rộng hằng trăm tầng, ngàn tầng...; Phải có những kiến trúc như bảy kỳ quan thế giới; phải có những siêu lộ viễn thông, thông tin nhanh chóng trong chớp mắt...; phải có những máy vi tính điều khiển như bộ óc của con người, v.v... Những văn minh trên đây là những văn minh vật chất, coi chừng nó sẽ mang đến sự hoại diệt môi trường sống trên hành tinh này. Hầu như văn minh về tinh thần của loài người chưa phát triển, chỉ còn nhai đi, nhai lại những đạo đức cặn bã của người xưa. Vì thế, sách vở khoa học thì nhiều, mà sách vở đạo đức thì không có. Cho nên bảo rằng đạo đức của con người trên thế giới đang xuống dôc.

Nếu chúng ta thiếu sự phát triển văn minh tinh thần (đạo đức nhân bản), mà cứ để nhân dân sống trong tinh thần mê tín và mải miết chạy theo văn minh vật chất, thì chúng tôi e rằng hai chữ văn minh chưa đúng nghĩa.

Nếu đứng về sự phát minh khoa học mà bảo rằng văn minh, thì chúng tôi e rằng sự văn minh ấy còn phiếm diện. Cho nên, một đời sống được gọi là văn minh thì phải gồm có hai khía cạnh:

1- Văn minh vật chất (tiến bộ và phát triển cơ giới, điện năng và điện tử, v.v...)

2- Văn minh tinh thần (tiến bộ và phát triển nền đạo đức nhân bản - nhân quả, v.v...) Một đời sống có đạo đức đầy đủ, mà vật chất không được phát triển theo chiều hướng khoa học thì cũng chưa được gọi là văn minh.

Thời vua Nghiêu, vua Thuấn bên nước Trung Hoa, có thể gọi là một nước văn minh trong thời đại đó. Đó là thời thịnh trị và đạo đức nhất của đất nước này. Nhưng đối với thời đại của chúng ta hiện giờ, thì không được gọi đó là văn minh toàn diện. Chỉ được gọi đó là một sự tiến bộ hướng đến nền văn minh của nhân loại. Nhưng chúng ta nên biết, thời đó người Trung Hoa vẫn phát triển về văn minh vật chất, để thoát ra cuộc sống ăn lông ở lỗ như loài thú vật. Và cũng đồng thời phát triển văn minh tinh thần, xây dựng nền đạo đức nhân bản để thoát ra khỏi bản chất của loài thú vật, mà người dân Trung Hoa mãi mãi ca ngợi và hãnh diện về thời đại đó. Xem đó, chúng ta quả quyết xác định:

“Thời đại đó là thời đại văn minh thật sự của loài người, mà người dân Trung Hoa đại diện cho loài người”. Vì nó mang đầy đủ hai tính chất của nền văn minh: “Tinh thần và vật chất”. Tuy rằng thời đó chưa có cơ giới, điện năng, điện tử... như chúng ta bây giờ.

Còn thời đại của chúng ta, về vật chất khoa học có phát triển, nhưng không nên lấy những thành quả của khoa học mà gọi đó là văn minh của nhân loại thì không đúng. Vì nó còn phiếm diện về mặt đạo đức, Ở đây chúng ta chỉ được xem khoa học là một sự tiến bộ, hướng đến nền văn minh của nhân loài. Vì nó còn thiếu sự văn minh tiến bộ về tinh thần, tức là đạo đức nhân bản chưa được tiến bộ và phát triển, như trên chúng tôi đã nói.

Vậy, chúng tôi xin kêu gọi các nhà bác học, đã phát minh được khoa học vật chất, phục vụ đời sống con người rất tiện nghi, thì cũng nên phát triển nền đạo đức nhân bản - nhân quả, để trọn vẹn là nền văn minh của nhân loại.

Người ta bảo rằng, các nước Tây phương là các nước văn minh. Theo chúng tôi được biết, các nước Tây phương có phát triển về khoa học vật chất, nhưng về đạo đức nhân bản thuộc về tinh thần thì người Tây phương được lồng ghép trong những đạo luật giữ gìn vệ sinh môi trường sống, nếu người dân nào vi phạm thì bị phạt tiền rất nặng. Do vì luật pháp bảo vệ môi trường sống mà người dân thi hành một cách “bị bắt buộc”, chứ không phải ý thức hay thấy được trách nhiệm và bổn phận của họ về đạo đức vệ sinh và bảo vệ môi trường sống mà thi hành. Biết rõ như vậy, thì người Tây phương chưa hẳn là những người văn minh nhất thế giới.

Chứng tỏ người Tây phương chưa văn minh toàn diện, vì sự khôn ngoan của họ trong sản xuất để tránh khói bụi, khí độc và những chất độc thải ra từ trong các nhà máy.

Họ đã di chuyển những nhà máy sản xuất đồ gia dụng như: xà bông, bột ngọt, rượu bia, rượu vang, các loại máy móc, v.v... đến các nước chậm tiến để sản xuất. Và những nhà máy này đã thải ra những chất độc làm ô nhiễm môi trường sống tại những nước nhược tiểu này. Nhân dân tại những đất nước này phải gánh chịu những hậu quả nhiễm độc khốc hại. Chỉ vì chạy theo hai chữ văn minh vật chất mà phải chịu khổ đau.

 

SỐNG KHÔNG GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG TRONG SẠCH LÀ ĐEM TAI HỌA ĐẾN CHO MÌNH VÀ MUÔN LOÀI

(Khí thải trong các ngành công nghiệp của các nước phát triển góp phần lớn trong việc gây ô nhiễm bầu không khí và phá hủy tầng Ozon chung của Trái đất - Ảnh trên Internet)

Một nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng thường phóng thải ra những chất khí bẩn trong không khí hoặc những chất bẩn khác đổ ra theo sông, rạch, kinh, mương, ruộng, nước làm ô nhiễm một vùng rộng lớn của hàng vạn nông dân đang cư trú. Đó là nhà máy làm ô nhiễm môi trường sống, và như vậy sẽ làm đau khổ cho biết bao nhiêu người.

Một lò gạch thải khói bụi trong không gian là một vùng rộng lớn bị ô nhiễm, nhà cửa đồ đạc của mọi người dân ở đó bị dơ bẩn.

Đó là lò gạch đã làm cho môi trường sống ô nhiễm bẩn thỉu, khiến cho mọi người ở quanh vùng đó bị nhiều chứng bệnh khó trị. Những người làm lò gạch chỉ biết lợi mình mà làm hại nhiều người, thì đó là những hành động hành nghề thiếu đạo đức nhân bản - nhân quả làm người. Khi làm được ra nhà máy sản xuất gạch ngói, thì phải nghĩ ra cách làm cho khói bụi không thải ra trong không khí một cách bừa bãi, để bảo vệ sức khoẻ của mọi người.

Có dịp chúng tôi đi ngang qua nhà máy xi măng Hà Tiên ở Thủ Đức, cách thành phố Hồ Chí Minh không xa. Bụi đá bay đầy trời làm cho bầu không khí ở đó ô nhiễm và rất bẩn, khiến những vùng nơi đó nhân dân phải hít thở bụi đá, chắc chắn là phải chịu nhiều bệnh tật.

Đoàn xe chở đất làm đường xuyên Á đi ngang qua xóm chúng tôi đang cư trú, trên lộ bụi đá đỏ bay đầy trời. Bầu không khí ở đấy quá ô nhiễm, khiến cho những người dân ở trên những trục lộ đó phải chịu hít thở với những chất bẩn ô nhiễm. Bụi đất làm đỏ cây lá, nhà cửa ở theo hai bên đường. Tuy rằng người ta có cách thức làm cho bụi đất không bay bốc lên được, nhưng người ta không làm hoặc người ta làm lấy có, lấy lệ. Nghĩa là người ta dùng nước tưới sơ sài, lẽ ra phải tưới cho thật ướt thì làm sao bụi bốc bay lên được.

Cho nên sự giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong sạch không phải là một việc không làm được. Nhưng người ta chưa hiểu sức khỏe của nhân dân là quan trọng đối với đất nước. Sức khỏe của nhân dân là quan trọng của đất nước, thì đạo đức vệ sinh môi trường sống lại còn quan trọng hơn nữa. Vì thế, sự giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sống phải được toàn dân trong nước đó đồng tình cùng làm; cùng giữ gìn và bảo vệ thì môi trường sống của vùng trời, biển, đất, đá núi sông Việt Nam sẽ tươi đẹp biết bao nhiêu. Muốn được vậy, thì đạo đức làm người phải được đưa vào chương trình học toàn quốc của Bộ Giáo dục.

Các loại xe ô tô, xe gắn máy chạy phun khói, tức là thải ra những chất khí độc bẩn do xăng, dầu cháy, làm cho bầu không khí môi trường sống ô nhiễm. Khiến cho dân thành phố và dân ở hai bên đường lộ phải hít thở những chất khí độc bẩn đó, cơ thể sẽ sinh ra nhiều bịnh tật khó trị.

Một lò sát sinh heo, bò, gà, dê, vịt đã thải ra những từ trường ác trong không gian, làm cho môi trường nhiễm những ác pháp. Do con người tạo tác những điều ác này mà phải lãnh chịu những tai ương, nạn khổ và bệnh tật. Cho nên gọi những hành động này là làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Trước tiên, chúng ta đã thấy chính mình làm khổ tất cả chúng sanh (giết heo, bò, dê, gà vịt, v.v... làm thịt). Vì làm khổ chúng sanh, nên mỗi hành động ác làm khổ ấy, cộng với sự giãy giụa, kêu la thảm thiết khổ đau của loài vật, sẽ thải ra những từ trường ác trong bầu khí quyển, khiến thời tiết bất hòa, mưa gió chẳng thuận, nên thường xảy ra bão lụt, hạn hán, động đất, v.v...

Vì thế thiên tai, hỏa hoạn, động đất đều do từ trường ác của con người tạo ra, chứ không phải là sự ngẫu nhiên thời tiết của vũ trụ, mà chính do con người vô minh, không thấy nguyên nhân khổ đau của con người, nên lại đi tìm sự an vui hạnh phúc trong sự phá hoại môi trường sống (chặt cây, đốt rừng, giết các loài vật, làm ô nhiễm môi trường).

Rồi đây, con người cũng bị chết do cây đổ, chết lạnh, chết nóng, chết bị thui cháy, chết bị đá đè, chết bị nước trôi, chết trong đói lạnh... chết trong sự đau đớn và rên xiết lầm than như các con vật đã bị loài người giết hại vậy.

 

BỊNH TẬT LÀ DO THIẾU ĐẠO ĐỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SỐNG

Lò mổ không những là nơi thiếu đạo đức hiếu sinh nhất. Mà đó cũng là nơi rất thiếu đạo đức vệ sinh môi trường

(Hình ảnh hãi hùng ở lò mổ Thịnh Liệt, lò mổ lớn nhất của Hà Nội - Ảnh trên Internet)

Nếu con người đi tìm hạnh phúc trong đạo đức làm người, với đầy đủ lòng thương yêu sự sống của muôn loài, thì chắc chắn sẽ không làm điều ác. Không làm điều ác, nên những hành động ấy thải ra những từ trường thiện.

Do những từ trường thiện nên thiên tai, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt không có. Mưa thuận, gió hòa thì làm ăn dễ dàng, cuộc sống của con người thật là bình an, yên ổn và thịnh vượng. Bởi vậy, muốn tìm chân hạnh phúc của cuộc đời thì phải tìm ngay trong đạo đức làm người: “Đạo đức nhân bản - nhân quả”.

Ngày xưa trong thời phong kiến, khi có một bậc vua anh minh xuất hiện, trị vì thiên hạ, thì đều lấy đức trị dân. Tức là nhà vua sống làm gương đức hạnh cho toàn dân, thương dân như thương con, giáo dục nhân dân sống ăn ở có đức hạnh. Do nhờ nhân dân sống có đạo đức, nên nước nhà thái bình, thạnh trị, thời tiết ôn hòa, xuân, hạ, thu, đông mùa nào khí tiết rõ ràng mùa nấy, mưa thuận gió hòa, nhân dân lạc nghiệp, cuộc sống toàn dân đầy đủ, ấm no hạnh phúc.

Không có thiên tai thủy họa, không có trộm cắp, cướp của giết người, v.v...

Bên Trung Quốc, ngày xưa người ta thường nhắc đến thời đại vua Nghiêu và vua Thuấn, là thời đại hoàng kim, lấy đức trị dân, nên người dân tối ngủ mà nhà không đóng cửa, có nghĩa là không có người tham lam, trộm cắp, cướp của, giết người. Của rơi ngoài đường không ai lượm, v.v... Thật là rất hiếm thấy cuộc sống của loài người mà có được như vậy.

Đây cũng chỉ là một sự ước mơ của con người, nhưng muốn sự ước mơ này thành sự thật, thì con người phải vạch ra cho mình một hướng đi. Hướng đi đó như thế nào? Hướng đi đó là nền đạo đức nhân bản làm người. Nếu con người không tự vạch ra cho mình một nền đạo đức làm người như vậy, thì chẳng bao giờ con người có được một cuộc sống như thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Vua Nghiêu, vua Thuấn đã biết vạch ra cho mình một lối đi. Lối đi ấy là lấy đức trị dân. Vậy, lấy đức trị dân như thế nào? Có nghĩa là xây dựng cho nhân dân một nền đạo đức. Xây dựng cho nhân dân một nền đạo đức tức là dạy dân sống có đức hạnh. Chúng ta nên nhớ rằng, đạo đức Nho giáo lúc bây giờ chưa có. Đạo đức Nho giáo xuất hiện trong thời Đông Chu Liệt Quốc, sau vua Nghiêu và vua Thuấn cách mấy trăm năm. Vậy mà vua Nghiêu, vua Thuấn dạy dân bằng đạo đức nào? Chắc chắn thời đó có một nền đạo đức tuyệt vời, mà con người không biên chép thành sách vỡ để lưu truyền lại đời sau. Chỉ còn lưu truyền bằng miệng nên gọi là đạo đức dân gian, qua những câu ca dao dạy đạo đức rất tuyệt hay của nước ta (Việt Nam): “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống như chung một giàn ”, hoặc “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, hay “Thố tử hồ bi”, hoặc “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, hoặc “Lấy ân trả oán”, v.v...

Những câu ca dao này xuất hiện từ trong dân gian của dân tộc chúng ta (Việt Nam)

 

MÔI TRƯỜNG SỐNG SẠCH ĐẸP THÌ NGÀN CÂY NỘI CỎ XANH TƯƠI

Yêu thương sự sống của muôn loài tức là yêu thương sự sống của chính chúng ta (Mầm xanh - Ảnh trên Internet)

Qua những câu ca dao trên, chúng ta nhận xét đó là đạo đức làm người của con người, nó lưu xuất từ trí tuệ và lòng thương yêu của con người trong từng thời đại. Đạo đức dân gian chính là đạo đức nhân bản. Nhưng đạo đức dân gian chưa được triển khai toàn triệt, cho nên nó chưa nói lên hết được những hành động đạo đức của loài người.

Thời vua Nghiêu, vua Thuấn mà nhân dân được sống đạo đức như vậy, là nhờ những bậc anh minh hết lòng thương xót mọi loài. Nên các Ngài đã đem đạo đức làm người dạy cho nhân dân, giúp cho nhân dân có một lối sống đạo đức, thoát ra lối sống bản chất của loài cầm thú. Chúng ta cũng nên nhớ, thời của các vị vua này còn trong giai đoạn thời sơ cổ và trung cổ, con người còn ăn lông ở lỗ. Thế nên các nhà sử học cho vua Nghiêu và vua Thuấn là một câu chuyện huyền sử. Riêng chúng tôi không đặt nặng về vấn đề chánh sử hay huyền sử, mà đặt nặng về đạo đức. Trên chánh sử hay huyền sử mà người viết ghi chép sử: Thời vua gì... năm nào... lấy “đức” trị dân, thì mưa thuận gió hòa, nhân dân lạc nghiệp. Lời nói này cũng đủ cho chúng tôi xác định, con người còn nhớ và biết đến đạo đức. Nhớ, biết đến đạo đức làm người là nhớ, biết về cội nguồn an vui và hạnh phúc của con người. Bởi con người sinh ra dù có học hay không có học thức, nhưng đạo đức vẫn có với họ. Tại sao vậy? Vì con người sống là phải có những sự hoạt động, những sự hoạt động làm khổ mình khổ người và khổ tất cả những loài vật khác là không có đạo đức. Còn những hoạt động nào không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh là những hoạt động có đạo đức. Vì thế những câu ca dao, tục ngữ chứng minh cho chúng ta biết đó là đạo đức dân gian. Đạo đức của con người xuất phát từ lý trí, tình cảm của họ. Đạo đức đó không phân biệt giai cấp giàu nghèo, sang hèn, hoặc trí thức hay vô trí thức, hoặc vua hay dân, hoặc tôn giáo hay không tôn giáo. Đạo đức đó không bắt buộc phục vụ giai cấp nào cả, không trọng nam khinh nữ, không mê tín, cuồng tín một tôn giáo nào... Nó chính là đạo đức nhân bản làm người, mà câu chuyện huyền sử các nhà vua đầu của nước Trung Hoa đã biết lấy đạo đức dân gian đó giáo dục nhân dân, tức là lấy đức trị dân, để đem lại mưa thuận gió hòa, an cư lạc nghiệp. Lấy đức trị dân tức là vua và nhân dân đều sống có đạo đức, chứ không phải chỉ vua có đức biết thương dân như con mà dân thì không có đức, nên không biết thương vua như cha. Như vậy không thể gọi là lấy đức trị dân.

Còn bây giờ, chúng ta thì sao? Sống như thế nào? Có sống với đạo đức hay không? Điều này chúng ta chắc chắn biết rất rõ ràng.

Bởi vì hằng ngày chúng ta đã chứng kiến cảnh sống của mọi người và báo chí đã thông tin cho chúng ta biết rất rõ: đời sống con người hiện nay đạo đức đang trên đà xuống dốc. Cho nên, chúng ta đã sống khác xa hẳn với những người xưa. Kiến thức của chúng ta cũng có tầm hiểu biết hơn nhờ có sự phổ biến sâu rộng hơn. Khoa học của chúng ta cũng đã phát triển và tiến bộ không thể ngờ được.

Vậy mà nhìn lại đạo đức đối với người xưa thì chúng ta còn kém xa lắm, có phần còn thua người xưa rất nhiều. Phải không hỡi các bạn? Cho nên, ngày xưa các vua lấy đức trị dân, tức là dạy dân sống có đạo đức làm người, mà nhà vua là gương mẫu cho toàn dân.