MỌI NGƯỜI HÃY HỌC LUẬT LỆ VÀ ĐẠO ĐỨC ĐI ĐƯỜNG
1/ Điều một: Chúng tôi xin nhắc nhở quý bạn, khi lái xe có tốc độ từ 10 cây số một giờ đến 100, 200 cây số một giờ thì quý bạn phải học về luật lệ giao thông đường bộ, để biết luật lệ đi đường. Đó là quý bạn đã thực hiện được đạo đức giao thông Vì hiện giờ số người gia tăng, khắp nơi nơi, bước ra đường người là người, đông như kiến cỏ. Vì thế, nếu chúng ta không học luật lệ đi đường thì chúng ta không rõ. Mà không rõ luật đi đường thì có thể gây ra tai nạn giao thông. Một tai nạn khủng khiếp, chết người thê thảm, làm đau khổ nhiều người các bạn ạ! Hành động không hiểu rõ luật lệ giao thông đường bộ là một hành động thiếu đạo đức nhân bản, thường sẽ làm khổ mình, khổ người các bạn ạ! Vậy, trước khi lái xe các bạn hãy học luật lệ đi đường rồi mới lái xe, thì mới bảo đảm sinh mạng của các bạn và mọi người. Các bạn nên nhớ kỹ nhé! Học luật lệ giao thông đường bộ, đó là trách nhiệm và bổn phận đạo đức làm người của các bạn! Các bạn cần phải hiểu, hiểu một cách sâu xa, vì sự sống của mọi người, của chính các bạn nữa.
Khi lái xe các bạn hãy tư duy suy nghĩ, hãy thương sự sống của mọi người, của chính các bạn. Chỉ trong gang tấc và trong chớp mắt không làm chủ được xe bạn, là tai hoạ sẽ đến tức khắc. Một sự khổ đau vô cùng, vô tận các bạn ạ!
MỘT HÌNH ẢNH THƯƠNG ĐAU CỦA TAI NẠN GIAO THÔNG
Một hình ảnh thương tâm của tai nạn giao thông để lại: “Tuổi trẻ và tương lai còn đâu nữa?”
(Ảnh trên Internet)
Nếu các bạn không học luật lệ giao thông đường bộ khi lái xe, lương tri và lương năng của các bạn sẽ không tha thứ tội lỗi của các bạn đâu, khi mà các bạn gây ra tai nạn chết người.
Vì bảo vệ sự sống cho con người trên hành tinh này, nên mỗi quốc gia đều chế ra luật lệ giao thông đường bộ, để giúp cho con người khi lái xe không gây ra tai nạn khổ đau, mất mát và thương tâm.
Vậy các bạn hãy nhớ! Trong thời đại của chúng ta hiện giờ, lượng xe cộ trên đường đông như mắc cửi, và xe chạy với tốc độ nhanh như gió. Vì thế, từ trẻ em đang học ở cấp I, cho đến những người già cả đều phải học luật lệ giao thông đường bộ, để tránh mọi tai nạn giao thông xảy ra trong khi đi đường.
Trong thời đại của chúng ta, phương tiện giao thông rất tiện lợi và nhanh chóng, thì sự học tập luật lệ giao thông đường bộ rất cần thiết và quan trọng hàng đầu, để bảo vệ sinh mạng của mọi người và của chính các bạn nữa, để những thảm cảnh khổ đau, thương tâm này không còn xảy ra nữa.
2/ Điều hai: Trách nhiệm và bổn phận về đạo đức giao thông mà mọi người cần phải hiểu biết cho rõ ràng, trong mỗi hành động khi bước chân ra đường.
Về đạo đức giao thông khi bước ra đường, trước tiên muốn băng qua đường, thì phải nhìn bên lề đường tay trái, khi không thấy có xe hoặc có xe còn đang chạy ở xa, thì ta hãy đưa cánh tay trái thẳng ra phía trước mặt, rồi bước ra giữa lộ, có nghĩa là đưa cánh tay ra dấu hiệu báo cho người lái xe biết ta đang băng qua đường, để người lái xe giảm tốc độ, thì mới có thể tránh được tai nạn giao thông.
Khi đến giữa đường, ta lại nhìn về phía bên tay mặt, thấy không có xe hoặc xe còn đang chạy ở xa thì ta lại đưa cánh tay mặt thẳng ra rồi tiếp tục bước đi cho đến lề bên kia.
Hành động làm như vậy là hành động đạo đức giao thông không làm khổ mình, khổ người. Lúc nào ta muốn băng qua đường đều phải có hành động đạo đức như vậy, thì mới bảo đảm an toàn cho cuộc sống của mình, của người khác, nếu không có hành động như vậy mà muốn băng qua đường, là ta đã giết người và tự sát mình.
Người băng qua đường mà thiếu hành động này, đó là người thiếu đạo đức, người thiếu đạo đức giao thông này thì cũng giống như một con thú vật băng qua đường, tai họa sẽ đến. Tai họa đến không có nghĩa là do nhân quả tiền kiếp, tai họa đến là do nhân quả hiện kiếp, tức là do hành động thiếu đạo đức nhân bản - nhân quả trong hiện tại. Cho nên, những hành động nhân quả thiện hay ác là những hành động vô đạo đức hay là có đạo đức. Nó được khẳng định hành động thiện là đạo đức, có nghĩa là hành động không làm khổ mình khổ người, đem lại sự an vui cho mình cho người. Và hành động ác là hành động vô đạo đức, có nghĩa là hành động làm khổ mình khổ người, đem lại sự bất an, sự phiền toái, sự buồn khổ, v.v...
Một người đi trên đường cứ theo lề bên tay mặt mà đi là người có đạo đức giao thông, vì người ấy đi theo đúng luật lệ giao thông được nhà nước soạn thành bộ luật đi đường. Ngược lại, một người đi đường mà cứ theo lề bên tay trái mà đi là người thiếu đạo đức, sẽ xảy ra án mạng giao thông, gây đau khổ cho mình, cho người. Người đi đường như vậy là người thiếu đạo đức, là người không học luật lệ giao thông. Người không học luật lệ giao thông cũng giống như một con thú vật đi ngoài đường, và sẽ xảy ra tai họa cho nhiều người, mang đến sự buồn khổ và thê thảm cho cuộc sống con người.
Hiện nay, khắp trên mọi nẻo đường đất nước, ngày nào cũng có xảy ra tai nạn giao thông, đó là vì mọi người không chịu học luật đi đường, và không học đạo đức cẩn thận đi đường. Không học luật lệ và đạo đức đi đường, nên vô tình đã biến mình thành những con người vô đạo đức.
ĐI HÀNG NGANG GIỮA ĐƯỜNG LÀ THIẾU ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI
Các cháu học sinh lái xe đi đường như vầy là thiếu đạo đức, các cháu phải cố gắng học đạo đức làm người để xứng đáng là người công dân Việt Nam
(Học sinh trường PTTH Di Linh đi xe đạp hàng 5, hàng 6, lấn cả một làn quốc lộ 20 - Ảnh trên Internet)
Người học luật lệ đi đường mà không áp dụng luật lệ đi đường, để có những hành động thiếu đạo đức gây ra tai nạn chết người chết mình, làm khổ mình làm khổ người. Đó là những người không biết thương mình, không biết thương người; đó là những người quá tàn ác và tàn nhẫn, không còn có lương tri lương năng. Và như vậy những con người ấy là những người vô đạo đức, vô luật lệ giao thông. Nhà nước thi hành luật lệ giao thông phải trừng trị những người vô đạo đức, vô pháp luật này rất nặng bằng những hình phạt xứng đáng, để ngăn chặn những cái chết thê thảm và đau thương một cách vô lý.
Dù là người đi bộ, mà đi không đúng luật giao thông thì người hành luật giao thông cũng phải phạt họ, phạt bằng tiền, bằng bắt buộc học luật giao thông. Có phạt như vậy mọi người mới chịu chấp hành luật đi đường nghiêm chỉnh. Nhờ thế tai nạn giao thông mới chấm dứt.
Tai nạn giao thông được xem như vô tình “ngộ sát”, nhưng sự thật không phải vậy, không phải vô tình ngộ sát, mà do sự thiếu đạo đức cẩn thận nên biến mình trở thành người “cố sát”, tức là cố tự sát mình, cố sát người.
Biết chạy xe quá tốc độ, không làm chủ được tốc độ, chạy lạng lách cẩu thả, vượt qua mặt xe khác ẩu là những hành động thiếu đạo đức cẩn thận, tức là thiếu đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, thì sẽ đưa đến tai nạn giao thông, làm khổ mình và mọi người.
Vậy các bạn đi bộ hay lái xe, dù bất cứ một loại xe nào, xe lớn hay xe nhỏ, nhỏ như xe đạp, chậm như đi bộ, các bạn đều phải học luật lệ giao thông. Tại sao vậy? Tại vì luật lệ giao thông sẽ bảo vệ tinh mạng của các bạn và của những người khác.
Vì vậy, luật lệ giao thông là một môn học bảo vệ sinh mạng rất cần thiết cho mọi người trong thời đại hiện nay.
Nếu các bạn không học luật lệ giao thông, thì các bạn đi bộ hoặc đi xe đều đi càn, chạy xe ẩu, chạy xe không đúng luật lệ đi đường, thì chính các bạn đã gây ra tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông là một tai nạn thảm khốc và thương tâm nhất, khiến cho người ngoài cuộc vẫn đau lòng, vẫn xót xa, vẫn ghê rợn. Cho nên người đi bộ cũng phải bắt buộc học luật lệ giao thông. Tại sao vậy? Vì người đi bộ đi không đúng luật giao thông vẫn gây ra tai nạn thảm khốc, chứ không riêng gì người lái xe. Người đi bộ cũng phải cẩn thận như người lái xe. Nói chung khi bước chân ra đường, người đi bộ cũng như người lái xe đều phải học đạo đức giao thông, để thấy trách nhiệm và bổn phận bảo vệ trong cuộc chung sống của loài người trên hành tinh này. Phải có ý thức về sự bảo vệ mạng sống của nhau, thì việc học luật lệ giao thông và đạo đức cẩn thận giao thông là điều rất cần thiết của mọi người. Nếu chúng ta không biết bảo vệ mạng sống của nhau, thì không có ai bảo vệ mạng sống của chúng ta bằng chính chúng ta. Người cảnh sát đứng gác trên các trục lộ giao thông là để bảo vệ mạng sống của mọi người, nhưng mọi người quá khinh thường mạng sống của mình, thì người cảnh sát giao thông cũng không bảo vệ được, vì thế mà tai nạn giao thông mới xảy ra hằng ngày. Cho nên, ngay từ bây giờ, nhà nước và nhân dân muốn tránh tai nạn giao thông thì phải xóa nạn mù đạo đức và luật lệ giao thông cho toàn dân. Hiện giờ số lượng xe chạy bằng động cơ có tốc độ cao ngày càng gia tăng, thì tai nạn giao thông ngày càng gia tăng lên gấp bội. Do đó, sự mất mát rất lớn của mọi người dân thay vì không có, mà phải chịu thật là đau lòng. Phải không hỡi các bạn? Người đi bộ mà không biết luật lệ giao thông sẽ băng qua đường, qua ngã ba, ngã tư, cua, quẹo, đi ngược chiều, vượt đèn xanh, đèn đỏ một cách ngu si, thì có thể xảy ra tai nạn giao thông.
Người bất chấp luật lệ giao thông là người vô đạo đức, là người thiếu đức hạnh cẩn thận.
Người thiếu đức hạnh cẩn thận và vô luật lệ đi đường như vậy là người tự làm khổ mình khổ người, là tự giết mình giết người, những người như vậy là những người cần phải được pháp luật trừng phạt và trị tội đích đáng.
TAI NẠN GIAO THÔNG THƯỜNG ĐỂ LẠI THẢM CẢNH THƯƠNG TÂM
Con người không hiểu biết về đạo đức giao thông, nên vô tình đã gây ra tai nạn giao thông, để lại những thảm cảnh đau buồn cho mọi người còn sống
(Một vụ tai nạn giao thông chết người tại TP H? Chí Minh - Ảnh trên Internet)
Yêu cầu Bộ Giáo Dục cần phải quan tâm cho chương trình học có thêm môn học về luật lệ giao thông đường bộ, và môn đạo đức học về đức hạnh cẩn thận giao thông đường bộ như:
1- Học đạo đức cẩn thận khi băng qua đường. Nếu đi bộ thì đưa tay ra hiệu, còn lái xe thì phải bật đèn lái và đưa tay ra hiệu để băng qua đường. Đó là hành động đạo đức, nếu băng qua đường mà thiếu hành động này là người vô đạo đức.
2- Học đạo đức cẩn thận khi đi đường, là để bảo vệ sinh mạng của mình của người khác, khiến cho tai nạn giao thông không xảy ra. Và như vậy không làm khổ cho mình, cho nhiều người, nên phải đi sát trong lề, đi bên lề tay phải, không được đi bên lề tay trái. Đi ngông nghênh giữa đường hoặc đi bên lề tay trái là người thiếu đạo đức, là người sẽ làm khổ cho mình và nhiều người.
3- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi đến ngã tư, ngã ba, ngã sáu, ngã bảy, v.v... thì phải đi theo chiều bên lề tay mặt, không được ôm lề tay trái của người mà đi. Đi như vậy mới là đi đúng luật lệ giao thông. Hành động đi như vậy mới chính là hành động đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người.
4- Khi đến ngã ba, ngã tư không có đèn báo mà muốn băng qua đường, thì hãy đưa thẳng cánh tay trái về phía trước mặt rồi bước đi ra đường, khi đến giữa đường thì đứng lại, đưa cánh tay mặt về phía trước mặt rồi mới đi thẳng qua lề đường bên kia, đi chậm chậm không được chạy đại qua. Hành động làm như vậy là hành động đạo đức cẩn thận giao thông. Ngược lại không làm như vậy, mà cứ đi băng qua đường là thiếu hành động đạo đức, tai nạn giao thông có thể xảy ra và mang đến sự khổ đau cho nhiều người.
5- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi đi bộ hoặc lái xe đến chỗ cua quẹo, thì phải ôm chặt lề bên tay phải và giảm tốc độ xe chạy chậm lại. Quan trọng nhất là phải ôm chặt lề bên tay mặt, không được chạy xe giữa đường, không được chạy xe qua lề bên tay trái. Hành động giảm tốc độ xe và ôm chặt lề bên tay mặt của mình là hành động đạo đức không làm khổ mình, khổ người, còn ngược lại là hành động thiếu đạo đức. Là một con người, ai cũng mong muốn mình là người có đạo đức, chứ có ai muốn mình là người vô đạo đức bao giờ. Phải không hỡi các bạn?
6- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi gặp đường trơn, đường dốc, đường vòng, qua cầu, v.v... Khi lái xe gặp trường hợp này thì chúng ta giảm tốc độ để bảo đảm sự an toàn, không được phóng nhanh, vượt ẩu, qua mặt trên những đoạn đường nguy hiểm này. Hành động giảm tốc độ, không phóng nhanh, không vượt ẩu, qua mặt trên những đoạn đường này là hành động đạo đức cẩn thận giao thông, sẽ không làm khổ mình khổ người. Hành động như vậy sẽ mang đến sự an vui cho mình, cho mọi người. Người lái xe mà có những hành động này là người đáng khen và đáng ca ngợi, là người biết thương mình thương người, là người đáng cho chúng ta kính trọng, yêu mến. Tuy những hành động đơn giản như vậy, nhưng nó mang đầy đủ tinh chất tình thương cao thượng. Ngược lại, không làm được những hành động này là người không xứng đáng để chúng ta mến yêu và kính trọng, là những người đáng khinh bỉ, đáng chê trách. Vì những hành động tầm thường ấy ai cũng làm được, thế mà không làm là phải đáng trách, đáng phạt, v.v...
7- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi thấy biển đề đường nguy hiểm, đường gợn sóng, v.v... thì chúng ta giảm tốc độ xe và giữ tay lái ôm chặt lề phía bên tay phải, cho xe chạy với sự điều khiển làm chủ tốc độ chiếc xe hoàn toàn. Những người lái xe có những hành động làm như vậy là người có đạo đức giao thông. Người lái xe có đạo đức giao thông là người không hề vi phạm luật lệ đi đường. Người không vi phạm luật lệ giao thông là người tuân hành pháp luật của nhà nước, là một người công dân tốt.
Người công dân tốt là một người làm cho đất nước của họ có trật tự, an ninh, khiến cho mọi người trong nước của họ sống được an ổn, yên vui. Và vì thế đất nước ấy được phồn vinh, thịnh vượng, luôn luôn mọi người không làm khổ mình khổ người. Dù chỉ là những hành động đi đường hoặc lái xe... Người có đạo đức nhân bản - nhân quả thì dù bất cứ những hành động nhỏ nhặt nào từ thân, miệng, ý của họ, họ cũng đều chú ý rất cẩn thận, để tránh khỏi sự vô tình làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Thường trong đời sống hằng ngày, người ta thiếu đạo đức nhân bản - nhân quả, chỉ vì người ta chưa rõ hành động nào của mình có đạo đức và hành động nào vô đạo đức. Chỉ cần lưu ý một chút là người ta nhận ngay được hành động nào có đạo đức và hành động nào không đạo đức. Hành động có đạo đức là những hành động không xảy ra sự đau khổ cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài chúng sanh. Ngược lại, những hành động mang đến cho mình, cho người và cho tất cả chúng sanh sự khổ đau là hành động vô đạo đức. Cho nên, đạo đức giao thông là phải sử dụng sự cẩn thận, kỹ lưỡng... luôn thương sự sống của mọi người và của chính mình, lúc nào cũng phải tỉnh táo, sáng suốt và trí tuệ.
Nhờ đó mới thực hiện được đạo đức trọn vẹn, mới có một cuộc sống an vui, hạnh phúc chan hòa trong mọi cuộc sống.
CHẠY XE LẠNG LÁCH, VUỢT ẨU LÀ ĐÙA GIỠN VỚI TỬ THẦN
(Nhóm thanh niên chạy xe lạng lách trong đêm Đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch Cup AFF ngày 28-12-2008, tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh trên báo mạng VnExpress.net)
Chạy lạng, lách, vượt mặt, bất kể luật đi đường, đó là những người thiếu đạo đức.
Những người vô đạo đức này còn tệ hơn loài thú vật, vì loài thú vật tuy không biết luật lệ giao thông, nhưng khi đi trong đoàn, trong bầy thì chúng còn đi theo thứ tự chứ không có lạng lách, vượt mặt con khác. Còn những người biết luật lệ đi đường mà cứ vi phạm, xem luật đi đường như không có, đó là loài ác quỷ La Sát, là một loại người ngu si tự làm khổ mình khổ người, tự giết mình giết người mà không biết, tự làm cho bao nhiêu người khổ đau, mà những người khổ đau ấy toàn là những người thân thương của họ. Họ là những hạng người gì? Mà không thương mình, thương những người thân của mình. Họ là những hạng người gì? Mà xem mạng sống của những người khác như cỏ rác.
Cho nên, người đi đường mà không tuân thủ luật lệ giao thông là những người xem thường mạng sống của mình và của những người khác; là những người sát nhân mà trốn tránh tội giết người. Yêu cầu những nhà làm luật xem xét lại hành vi lạng lách, vượt mặt, chạy ẩu, chạy quá tốc độ ngoài đường, xem thường luật lệ giao thông, đó có phải là hành động cố sát giết người hay không? Nếu đây là một hành vi cố sát giết người, giết mình thì xin nhà nước xử phạt theo đúng luật hình sự tội giết người, để răn những người khác. Nếu không cương quyết xử phạt mạnh, thì trên các trục lộ giao thông trên khắp mọi miền đất nước không bao giờ chấm dứt nạn chạy lạng lách, vượt ẩu, chạy quá tốc độ, chạy xe xem thường luật lệ giao thông. Và như vậy tai nạn giao thông sẽ không bao giờ chấm dứt. Nếu nhà làm luật xem xét tai nạn giao thông là án mạng giao thông, thì tai nạn giao thông mới có thể chấm dứt.
Đứng về pháp luật, những người vi phạm luật lệ giao thông là những người xem thường pháp luật của nhà nước. Pháp luật của nhà nước được đặt ra là để bảo vệ mạng sống và tài sản của nhân dân. Không có ai có quyền cướp mạng sống và tài sản của người khác.
Những người xem thường luật lệ giao thông để gây ra án mạng là những người được xem là thủ phạm giết người, là một hung thủ.
Như vậy, người thi hành luật pháp phải phạt tiền rất nặng với những người vi phạm luật đi đường, từ 1.000.000đ đến 10.000.000đ.
Và khi đã gây ra án mạng thì phải kết tội xứng đáng với những người xem thường luật lệ giao thông đã để xảy ra tai nạn chết người trong cảnh thương đau này.
Những người biết luật lệ đi đường là những người có bằng lái xe mà phạm luật đi đường gây ra án mạng giao thông, xin đề nghị những người cầm cân nảy mực pháp luật hãy trừng trị thích đáng. Nếu quả đúng do người lái xe gây án mạng thì xin kết án xứng đáng tội của họ, để họ không còn lái xe, để họ không còn gây ra án mạng nữa, để răn những người khác xem thường luật đi đường.
Và vĩnh viễn những người này được người thi hành pháp luật thu hồi bằng lái xe, dù là xe hai bánh.
MỘT HÌNH ẢNH COI THƯỜNG LUẬT LỆ VÀ ĐẠO ĐỨC GIAO THÔNG
(Các xe đò đua nhau dừng giữa đường Giải Phóng, khu vực gần bến xe Phía Nam, Hà Nội, để đón khách - Ảnh trên Internet)
Người xem thường luật lệ giao thông là người vô đạo đức, khi thấy có mặt cảnh sát giao thông thì không dám chạy xe lạng lách, chạy ẩu, chạy xe ra vẻ là người chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh. Nhưng khi không có cảnh sát giao thông thì lái xe bất kể sinh mạng mọi người, xem sinh mạng mọi người như cỏ rác. Người cảnh sát thi hành luật lệ giao thông phải phạt rất nặng đối với những hạng người này, để bảo vệ sinh mạng và sự an vui cho những người khác.