Skip directly to content

CÂY MẬN

LÒNG YÊU THƯƠNG không những chỉ thương loài người mà thương tất cả sự sống của muôn loài nhưng cớ sao con người lại nhẫn tâm giết hại những loài vật như trâu, bò heo, dê, gà vịt, cá, tôm v.v… để làm thực phẩm ăn uống hằng ngày.

Vậy LÒNG YÊU THƯƠNGcủa loài người ở đâu?

Nếu con người còn ăn thịt chúng sinh mà bảo rằng có LÒNG YÊU THƯƠNG thì chúng ta tin chắc con người không thành thật, chúng ta hãy đọc bức thư người cha gửi cho đứa con trai của mình vì đã chặt “CÂY MẬN”:

“Ngày… tháng… năm…

Huy Hoàng – con trai của cha!

Cha vừa thấy vết dao cứa nơi gốc cây mận, những trái mận non màu trắng chưa đến độ chín lại bị văng tung toé trên nền đất mà đau lòng. Cha đã trồng cây mận này cách đây mười lăm năm. Lúc ấy, con vừa tròn hai tuổi. Cha là một cán bộ tuổi quá bốn mươi mới tạo dựng được một mái ấm và được hạnh phúc – làm cha. Không có lúc nào lòng cha nguôi nhớ con. Những chuyến công tác xa, ngủ nhờ nhà dân, chiều mùa đông se lạnh, cha nằm trên chiếc võng dù lấy hình con ra xem. Thế là nỗi hiu quạnh biến mất. Cũng một chuyến công tác xa, cha được ông chủ nhà nổi tiếng có vườn mận rất ngon - nhất là mận trắng – chính ông ấy đã chiết tặng cho cha một nhánh. Cha rất mừng khi hình dung sẽ trồng cây mận này trước sân nhà tập thể.

Và, những mùa mận sẽ đi qua thật đẹp khi vừa có trái chín và tàn lá che mát cả buổi nắng trưa. Quá trình cha trồng cây mận cũng cực lắm. Con mới hai tuổi biết gì?

Cha vừa trồng xong, đi tưới mấy cây kiểng vậy mà con đã phá phách nhổ nó lên và đái vào đó. Cha giận lắm nhưng cười xoà, trồng cây mận trở lại và lại bồng con hôn lấy hôn để. Mà chẳng lẻ lúc ấy cha đánh đòn con?

Con còn nhỏ quá, nào có biết gì đâu?

Nhưng hôm nay thì không thể thế được. Huy Hoàng ạ! Bởi vì con đã mười bảy tuổi – đã chững chạc ở lứa tuổi thiếu niên – không còn mấy tháng nữa là con đã bước qua ngưỡng cửa trưởng thành. Và, cha – mái tóc đã ngã màu muối tiêu - một cán bộ già sắp về hưu. Cha không thể vì có mỗi mình con – vì con là hạnh phúc của cha mà cha chỉ biết có tự hào. Không. Cho dù hơn mười năm đèn sách, con học rất giỏi, thầy bạn đều khen. Cho dù ngày mai, con thi Tú tài đỗ thủ khoa… Cho dù vừa chào đời con đã trở thành một siêu sao đi nữa thì cha vẫn phải nói thật với con - nếu như tâm hồn con bị đánh mất thì cha chỉ có đau lòng chớ không thể nào tự hào về con được. Tại sao vậy?

Huy Hoàng! Con có biết không? Chính cây mận trước sân nhà bị những nhát dao tàn phá của con và những trái mận non mà con cố tình hái bỏ kia đã làm cho cha thất vọng. Mới ba ngày trước đây thôi, khi cha chưa nói với con rằng cha đã lo thủ tục về hưu và ngôi nhà này sắp sửa giao cho chú khác. Cha còn nhớ lúc ấy, trận gió mạnh làm rung nhánh cây mận, một vài trái mận non không đủ sức bấu víu vào nhánh đã rơi xuống đất. Con cứ xuýt xoa kêu tiếc. Phải kể, cây mận đã đi theo suốt tuổi thơ con và tràn đầy kỷ niệm.

Mùa nào nắng khô, tuổi thơ con đã tưới nước cho cây mận sớm nảy nở sinh sôi. Chiều nào yên ả, con đã tựa vào thân cây mận nhắm mắt đọc “năm.. mười...” cùng bạn bè vui trò chơi trốn tìm. Con đã nâng niu cây mận biết bao vậy mà bây giờ con lại nỡ cầm dao chặtvào thân của nó.

Huy Hoàng! Cha hiểu hết. Con không muốn người chủ khác đến đây sẽ hưởng lấy thành quả mà cha con mình đã tạo nên. Con muốn cái gì thuộc về tài sản của con thì không thể chia sẻ cho người khác. Mặc dù bản thân con không thể mang nó theo. Và nếu có người khác yêu thương chăm sóc thì nó sẽ sống với sắc màu xinh tươi. Vì vậy nên thà rằng con phá huỷ cây mận chớ không để nó sống mà mình không còn là chủ nhân của nó nữa.

Huy Hoàng ơi, con nghĩ gì nếu như cha và con là người chủ mới. Chúng ta sẽ vào căn hộ này từ một người chủ khác trao lại. Con muốn cảnh sân nhà vẫn sạch hay bừa bãi rác rưởi và những trái mận non… Cha đã đoán được suy nghĩ của con. Nếu vậy thì tại sao điều mình không muốn người khác làm cho mình mà mình lại làm cho người khác? Đó là lòng ích kỷ, đáng sợ. Tuy rằng tài sản ấy quá nhỏ, nó chỉ là một cây mận trước sân nhà.

Trên cõi đời này, cái gì cũng vậy, có cái nhỏ rồi mới đến có cái lớn. Con đã không kiềm chế được lòng ích kỷ - nỡ phá huỷ tài sản của mình khi biết nó sắp là của người khác thì sau này đi vào cuộc sống lại càng chỉ biết sống cho mình thôi. Đó là điều cha không thể chấp nhận. Nói thật, từ hôm nhìn thấy cây mận trước sân nhà bị những vết dao cứa, lòng cha rất đau.

Trong tâm trí cha cứ nghĩ về
con. Cha đã thức viết cho con những dòng chữ này…

Hy vọng nó sẽ là hành trang trên đường con vào đời. Hoài bão của cha chỉ gói ghém bấy nhiêu! Mong muốn được nhìn thấy con vững vàng bước vào cuộc sống. Mọi người sẽ nghĩ về Huy Hoàng – con trai duy nhất của cha luôn có lòng trắc ẩn, lòng nhân hậu đối với mọi người. Mà điều giản dị nhất là con biết vì người khác.

Hoài bão của cha là vậy.

                         Cha của con

Đặng Quang Vinh”.

Lời người cha dạy con rất thấm thía: “Làm người phải có lòng trắc ẩn, lòng nhân hậu đối với mọi người” tức là biết đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người, khi đã biết thương yêu mọi người thật sự thì dù ai có làm điều gì trái ý nghịch lòng, chúng ta vẫn THA THỨ vàTHƯƠNG YÊU họ. Nhờ đó LÒNG THA THỨ vàYÊU THƯƠNGcàng rộng lớn bao la và cao cả vô cùng tận. LÒNG THA THỨ và YÊU THƯƠNGluôn luôn ngự trị trong lòng chúng ta thì không có một ác pháp nào tác động hay làm chướng ngại tâm chúng ta được, do đó lúc nào tâm cũng bất động, thanh thản, an lạc, vô sự

Trên đời này chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNGvà THA THỨmới đem lại sự bình an, hạnh phúc cho mình cho người.

 Đọc bức thư người cha gửi cho con là một bài học đạo đức làm người. Người có đạo đức là người biết thương mình, thương người không bao giờ làm khổ mình khổ người. Muốn được vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy chịu khó rèn luyện LÒNG YÊU THƯƠNGvàTHA THỨ. Bởi không tập luyện xả bỏ lòng ích kỷ nhỏ hẹp cá nhân của mình thì muôn đời ngàn kiếp cũng chẳng bao giờ có được LÒNG YÊU THƯƠNGvàTHA THỨ.

LÒNG YÊU THƯƠNGvàTHA THỨnếu không có nó thì xã hội loài người sẽ khổ biết bao. Một bằng chứng cụ thể rõ ràng hiện giờ loài người đang lo ngại nhất là chiến tranh. Có chiến tranh thì LÒNG YÊU THƯƠNG của con người đâu còn nữa.

Hiện tại thế giới đang có chiến tranh như ở Afghanistan, hai bên đánh nhau người chết như rơm rạ, như vậy chứng tỏ loài người trên thế giới không có LÒNG YÊU THƯƠNG. Cho nên có chiến tranh thì không có hòa bình; không có hòa bình thì con người không phút nào là được bình an.

 Hiện tại chúng ta đều biết trên thế giới không nước này thì nước khác, đều xảy ra nạn khủng bố. Nạn khủng bố giết người rất oan uổng, phụ nữ trẻ em đều chết trong khi những người này chưa làm gì nên tội mà phải chịu chết bằng bom đạn.

 Nạn khủng bố tinh thần bằng văn bản pháp luật đặt ra như thế này thế khác để bắt ép mọi người phải tuân theo, phải làm theo. Kẻ nào chống trái thì khép vào tù tội, còn kẻ nào không chống trái thì âm thầm chịu đựng trong đau khổ và được xem là mình mất quyền bình đẳng, tự do.

Tuy biết rằng có hai cách tự do:

1-      TỰ DO TRONG PHÁP LUẬT.

2-      TỰ DO NGOÀI PHÁP LUẬT.

 Như vậy TỰ DO TRONG PHÁP LUẬTnhư thế nào? Và TỰ DO NGOÀI PHÁP LUẬTnhư thế nào?

TỰ DO TRONG PHÁP LUẬT của nhà nước, có nghĩa là người dân phải tuân thủ và giữ gìn pháp luật không để vi phạm. Nhờ có pháp luật người dân sống tự do nhưng không được ỷ mạnh hiếp đáp người khác. Nhờ có pháp luật người dân sống tự do nhưng không được tự do giết người cướp của, cướp tài sản của người khác và nhất là không được tự do lập bè phái, đảng phái sách động quần chúng biểu tình chống đối gây rối trật tự an ninh quốc gia. Cho nên trên thế giới có một số nước nhân dân sống tự do không pháp luật vì thế thường xảy ra các cuộc biểu tình chống đối nhà nước.

Do PHÁP LUẬT như thế nào để mọi người dân không tự do quá trớn?

PHÁP LUẬT nhà nước đặt ra là bảo vệ sinh mạng của mỗi công dân không ai có quyền xâm hại giết người khác.

PHÁP LUẬT nhà nước đặt ra là bảo vệ tài sản của mỗi công dân trong nước không ai có quyền cướp bóc tài sản của người khác làm tài sản của mình.

PHÁP LUẬT nhà nước đặt ra là bảo vệ tài sản chung của quốc gia không ai có quyền chiếm đoạt những tài sản đó làm tài sản riêng của mình.

PHÁP LUẬT giao thông đường bộ hay đường thủy đều là bảo vệ sinh mạng của mọi người khi đi trên đường bộ hay đường thủy.

Một nước nào trên thế giới hiện nay cũng cần có PHÁP LUẬT, vìPHÁP LUẬT là một phương pháp sống cơ bản để mọi người nương vào đó mà không xâm hại đến sinh mạng và tài sản của những người khác. Vì thế, nhờ cóPHÁP LUẬT mà người công dân sống theo đó để không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sinh.

Cho nên PHÁP LUẬT được đặt ra là do ý kiến của toàn dân đóng góp chớ không phải ý kiến riêng của một người nào cả. Vì thế mọi người dân trong nước phải chấp hành nghiêm chỉnh, không được vi phạm, vì vi phạm pháp luật là vi phạm quyền sống của người khác.

Pháp luật luôn luôn bảo vệ quyền sống tự do của mọi người, vì thế pháp luật cần phải được nhiều người có trình độ kiến thức sâu rộng để thu thập mọi ý kiến của toàn dân rồi nghiên cứu kỹ lưỡng, đúc kết lại, mới đặt raPHÁP LUẬT.

 BởiPHÁP LUẬT là cây thước đạo đức để mọi người theo đó mà đo lại lòng mình, nếu mình sống không đúng PHÁP LUẬT tức là mình sống vô đạo đức. Cho nên một người vi phạm PHÁP LUẬT là một người vô đạo đức.

Ví dụ: Một người giết người cướp của thì người ấy vô đạo đức, vì thế PHÁP LUẬT sẽ bắt người này bỏ tù có khi còn kêu án tử hình.

Bởi vậy PHÁP LUẬT của nhà nước là phương pháp bảo vệ sự sống của mọi người, cho nên PHÁP LUẬT luôn luôn bắt buộc mọi người phải tuân theo, phải thi hành không được vi phạm, vì vi phạm PHÁP LUẬTlà vi phạm quyền sống của người khác và gây rối trật tự an ninh trong nước.

Cho nên mọi người dân trong một nước cần phải tuân theoPHÁP LUẬT thì đất nước đó mới có trật tự an ninh. Nhờ đó mà mọi người sống mới được an ổn.

Một đất nước có PHÁP LUẬT, nhưng người giữ gìnPHÁP LUẬT không cương quyết, thiếu ý chí dũng cảm, không can đảm, không thẳng thắn thì pháp luật ấy chỉ là một tập sách khô khan, không lợi ích cho ai cả.