CHUYỆN CÓ THẬT Ở TRƯỜNG TRƯNG VƯƠNG
Ngày 20 - 07 - 2003, khi tới trường Trưng Vương (Hà Nội) công tác, bằng khả năng đặc biệt của mình, Phan B.H - người từ lâu được coi là nhà ngoại cảm tài năng đã phát hiện ít nhất chừng 7, 8 bộ hài cốt vẫn còn nằm dưới lòng đất trong khuôn viên trường, đồng thời xác định cả tên và vị trí nằm của 3 bộ hài cốt nói trên. Chị đã đề nghị với trường, khi nào có điều kiện, những hài cốt này sẽ được khai quật.
Dịp may đó đã đến khi dự án cải tạo, nâng cấp trường được chính thức phê duyệt và thi công. Ngày 15 - 9 - 2004, ba bộ hài cốt nói trên đã được tìm thấy ở đúng vị trí chị đã xác định với những đặc điểm đúng như nhận định ban đầu của chị.
Ngay sau phát hiện ra hài cốt (mà B.H. khẳng định là của chiến sĩ cảm tử trong trận 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô mùa Đông năm 1946), B.H. đã báo cho Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng đặc biệt của Con người, nơi chị đang là cộng tác viên.
Vấn đề này, giáo sư Đào Vọng Đức (giám đốc Trung tâm) và nhà văn - tiến sỹ - Thiếu tướng Chu Phác (Chủ nhiệm Bộ môn) trước đó đã cử 3 nhà ngoại cảm khác với tính chất độc lập trắc nghiệm. Tất cả đều xác nhận thông tin này là chính xác.
Nhưng trớ trêu thay, theo bản sơ đồ của B.H. và 3 nhà ngoại cảm kia thì vị trí của ba bộ hài cốt lại nằm ngay dưới chân cầu thang nhà C (còn gọi là dãy Côn Sơn - giáp đường Lý Thường Kiệt), không thể vì lý do đó mà khai quật được.
Cho mãi tới ngày 15 - 9 - 2004, trường Trưng Vương chính thức bàn giao mặt bằng để khởi công. Theo hình thức xây cuốn chiếu nên dãy nhà Côn Sơn được phá dỡ trước. Ngay sau đó, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng đặc biệt của con người và Phan B.H. đã có cuộc trao đổi với nhà trường và bên thi công, đề nghị được tìm kiếm hài cốt nói trên. Ngay trong hai ngày khai quật đầu tiên (23 và 24 / 9) ở đây đã tìm được hai bộ hài cốt và tối 25 / 9 là bộ hài cốt thứ 3 ở đúng vị trí trong sơ đồ của B.H. đã khẳng định. Đông đảo đại diện các cấp ngành, cùng các thầy cô giáo Trường THCS Trưng Vương đã chứng kiến việc làm trên.
Điều đặc biệt là mặc dù những bộ hài cốt đã khá mủn, nhưng các đặc điểm nhận dạng trên từng bộ đều khớp với những tình tiết mô tả của B.H. một năm trước đó như: ông D. là người hy sinh đầu tiên. Hài cốt của ông D. bị mất sọ khi ông vừa nhô người lên khỏi giao thông hào thì bị pháo địch phạt ngang, đồng đội thương ông nên trước khi chôn đã lấy chiếc bát (loại Bát Tràng thời đó có đáy bằng, thành đứng) úp lên cổ (hiện hay chiếc bát đó được đặt trong tiểu cùng hài cốt có tên là D). B.H. còn cho biết chị đã “nói chuyện” và biết được tên và chức danh của ba người hy sinh, nay là ba bộ hài cốt nói trên, đó là Phan Hào (còn gọi là Hào Professeur) - trung đội trưởng, Nguyễn Văn Dư (còn gọi là Dư đen, Dư còi) là trung đội phó, chính trị viên và Nguyễn Văn Đẳng. Cả ba đều thuộc Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77, hy sinh ngày 21-12-1946.
Ông Hàn Thụy Vũ - đại tá, hiện là phó trưởng bộ môn Cận Tâm lý, nguyên phóng viên báo Quân đội nhân dân, trước đây cũng là chiến sĩ Trung đoàn 48 - Trung đoàn Thăng Long (hai trung đoàn của Hà Nội là Thủ đô và Thăng Long) xác nhận: Về tiểu sử trung đội trưởng Phan Hào đã được nhắc đến trong cuốn lịch sử 60 ngày đêm Toàn quốc kháng chiến. Trung đội của ông Hào còn được gọi là Tiếp hoàn quân, chọn lọc toàn những trí thức, giỏi tiếng Pháp. Đêm 19 rạng ngày 20, các lực lượng vũ trang, nhân dân thủ đô Hà Nội và các thành phố nổ súng chiến đấu - toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 20-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cũng trong ngày 20-12-1946, bộ đội ta và quân Pháp giao tranh ở Tòa thị chính (tức UBND thành phố Hà Nội ngày nay), Bưu điện và Bắc Bộ phủ. Các chiến sỹ của ta tuy lực mỏng nhưng đã dũng cảm ngăn cản được nhiều đợt tấn công của giặc Pháp, cầm cự được 1 ngày để cho nhân dân và bộ đội chủ lực rút qua cầu Long Biên về chiến khu an toàn. Đến ngày 21-12-1946, địch tăng cường lực lượng viện binh nên đã chiếm được một số chốt, trong đó có chốt ở Trường THCS Trưng Vương. Và 3 ông Hào, Dư, Đẳng có thể đã hy sinh trong ngày 21-12 (Theo báo Hà Nội Mới điện tử 15 / 11 / 2004).
Chuyện có thật ở trường Trưng Vương do cháu B.H. giao cảm hướng dẫn lấy hài cốt là một sự thật nhưng chúng ta phải xác định cháu B.H. làm sao lại có khả năng đó mà mọi người khác không có không làm được.
Qua câu chuyện tìm hài cốt cô Kh em gái của giáo sư TP chúng tôi đã xác định rất rõ ràng. Cháu BH có khả năng đó được là nhờ TƯỞNG UẨN của cháu hoạt động. TƯỞNG UẨN của cháu hoạt động là nhờ nọc độc chó dại. Cháu không chết mà lại có sự giao cảm với các từ trường bên ngoài bằng hình thức như linh hồn người chết nhập và nói chuyện với cháu. Toàn bộ những sự việc này xảy ra đều do TƯỞNG UẨN của cháu BH. đạo diễn biến hiện làm ra.