GIÁC NGỘ CHÂN LÍ
LỜI PHẬT DẠY “Thưa Tôn giả Gotama. Cho đến mức độ nào là giác ngộ chân lí? chúng con xin hỏi Tôn giả Gotama về giác ngộ chân lí”. (Kinh Trung Bộ tập II, |
CHÚ GIẢI:
Giác ngộ chân lí tức là hiểu rõ chân lí. Vậy chân lí ở đây là gì?
Đoạn kinh trên đây do Bà La Môn Bharadvaja hỏi đức Phật muốn giác ngộ chân lí phải làm sao?
Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì chân lí không phải ở đâu xa mà ở tại nơi tâm con người. Nếu một người còn tâm tham, sân, si mà không biết mình còn tâm tham, sân, si là người ấy chưa ngộ chân lí. Người giác ngộ chân lí là người biết rõ tâm có tham biết tâm có tham, tâm có sân biết tâm có sân, tâm có si biết tâm có si. Người biết như vậy là người đã giác ngộ chân lí.
Người giác ngộ chân lí là người ngay trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp mà nhiếp phục các ác pháp và ly các dục. Nhờ có ly dục ly ác pháp trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp là họ chứng đạt được chân lí.
Người chưa giác ngộ chân lí, nên nghe ai nói gì hợp với quan điểm của mình là tin ngay liền. Tin một cách mù quáng, vì thế, bỏ hết cả cuộc đời đi theo tôn giáo mà chẳng có lợi ích gì và sự tu hành cũng chẳng đến đâu cả. Các bạn có thấy mọi người tín ngưỡng tôn giáo với lòng tin mù quáng không?
Các Thầy Đại Thừa tin mù quáng theo kinh sách Đại thừa, cả cuộc đời của quý Thầy chỉ chạy theo danh và lợi để rồi chết trong đau khổ và bệnh tật, chẳng có nếm được mùi vị giải thoát.
Đây, các bạn hãy nghe đức Phật dạy mà suy ngẫm lại các Thầy Đại Thừa: “Này Bharadvaja, Tỳ kheo sống gần một làng hay một thị trấn. Một gia chủ hay con trai của một gia chủ đi đến vị ấy và tìm hiểu vị ấy trong ba pháp, tức là tham pháp, sân pháp và si pháp. Người này nghĩ rằng: “Không hiểu vị Tôn giả ấy có còn tham ái hay không? Do những tham ái này, tâm vị ấy bị chi phối dầu không biết vẫn nói: “Tôi biết”, dầu không thấy vẫn nói: “Tôi thấy” hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài”. Đoạn kinh này đã xác định rõ ràng. Nếu xét thấy vị Tỳ kheo nào còn bị tham pháp, sân pháp, si pháp thì người ấy chưa chứng đạt chân lí. Người chưa chứng đạt chân lí chỉ là người mới hộ trì chân lí. Người mới hộ trì chân lí mà nói người này sai, người kia đúng là người mù mắt mà nói mầu sắc.
Cho nên, vấn đề tu tập theo Phật giáo hành giả phải giác ngộ chân lí. Nhưng giác ngộ chân lí cũng chưa được quyền nói: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm”.
Người chưa giác ngộ chân lí giống như các Thầy Đại thừa không biết, không thấy vẫn nói thấy biết để lừa đảo dạy người khác tu tập khiến cho người khác phí công sức, tốn tiền bạc mà chẳng được sự an vui lợi ích gì: “Do những tham ái này, tâm vị ấy bị chi phối dầu không biết vẫn nói: “Tôi biết”, dầu không thấy vẫn nói: “Tôi thấy” hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc”. Bài kinh này dạy rất đúng tâm lý của các thầy Đại Thừa. Phải không các bạn?
Tu hành chưa đến đâu, chỉ ở trên kinh sách thuyết giảng chữ nghĩa, tâm còn tham, sân, si mà nói “tôi thấy, tôi biết”, thật là lừa đảo người khác, toàn là nói vọng ngữ. Cho nên bảo sao khi các vị chết phải chịu bệnh tật khổ đau vô cùng.
Những bài kinh trên đây là đức Phật cảnh cáo các Thầy giảng pháp khi tu hành chưa chứng đạt chân lí mà dạy người khác tu thì chẳng đem lại lợi ích cho ai cả. Mong các bạn hiểu cho.