KINH BÁT THÀNH
LỜI PHẬT DẠY “Bạch Tôn Giả Ananda, có pháp độc nhất gì do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố, nếu có Tỳ Kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, hay các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, đi đến đoạn trừ, hay pháp an ổn khỏi các ách phược, chưa được chứng đạt được chứng đạt?”.
|
CHÚ GIẢI:
Đoạn kinh trên đây do gia chủ Dasama hỏi Tôn Giả Ananda có một pháp gì độc nhất của đức Phật được tu tập để đi đến kết quả giải thoát hoàn toàn chấm dứt tái sinh luân hồi không?
Như các bạn đã biết, pháp của Phật có rất nhiều, có đến ba mươi bảy pháp môn tu tập từ thấp đến cao. Thế mà, gia chủ Dasama lại hỏi có một pháp độc nhất nào chỉ tu tập pháp này sẽ đi đến cứu cánh, thì biết trả lời làm sao các bạn nhỉ? Nhưng ông Ananda đã thay đức Phật trả lời câu hỏi này:“Không phải chỉ có một pháp độc nhất mà có đến cả tám pháp độc nhất, pháp nào cũng tu tập đi đến kết quả giải thoát rốt ráo”. Cho nên, bài kinh này được lấy tên là Kinh Bát Thành trong Trung Bộ Kinh, tập II, trang 30.
Nhưng kinh Bát Thành này đã bị người sau thêm vào Bốn Định Vô Sắc. Bốn Định Vô Sắc là bốn loại định tưởng. Bốn loại định tưởng thì không thể nào tu tập đi đến rốt ráo được, vì chính đức Phật đã nhập các loại định tưởng này còn phải bỏ mà trở về tu tập Bốn Định Hữu Sắc mới thấy được sự giải thoát làm chủ sanh, tử chấm dứt luân hồi.
Bốn loại định vô sắc này được cộng chung lại với tám pháp đầu tiên là 12 pháp, như vậy bài kinh này đúng ra phải có tên là “Thập Nhị Thành” chứ đâu gọi là “Bát Thành” được. Đó là cái sai thứ nhất trong bài kinh này, do các vị Tổ Sư kết tập kinh.
Cái sai thứ hai là đoạn kết của bài kinh này: “Bạch Tôn Giả Ananda, như người tìm một kho tàng cất dấu, trong lúc tìm được 11 kho tàng cất dấu. Cũng vậy bạch Tôn Giả, như ngôi nhà người ta có đến 11 cửa, khi ngôi nhà bị cháy, thì chỉ do một cửa người ta cũng có thể thoát ra một cách an toàn. Cũng vậy, bạch Tôn Giả, chỉ với một cửa bất tử trong 11 cửa bất tử này, con có thể đạt được sự an toàn cho con”.
Tựa kinh đề là “Bát Thành” mà kết luận là“Thập Nhất Thành”, còn trong bài kinh này thì nêu ra 12 pháp tu tập. Kinh viết như vậy có nhất quán không? Các bạn nghĩ sao về những việc làm của các bậc tôn túc ngày xưa? Họ có thấy khi kết tập kinh sách Phật là một trách nhiệm với Đạo Phật và con người đời sau không?
Trong một bài kinh Nguyên Thủy mà còn thêm bớt, làm sai lệch như thế này thì cả tạng kinh Nguyên Thủy hiện có hẳn phải còn sai biết bao nhiêu lần trong ấy. Như thế, kinh sách Đại Thừa là kinh phát triển làm sao chúng ta tin được. Phải không hỡi các bạn? Cho nên, đức Phật bảo: “Đừng có tin kinh tạng...”. Vậy mà các bạn cứ gặp bài kinh nào nói Phật thuyết là các bạn tin ngay, tin một cách mù quáng, mê mờ, bị lừa đảo mà không biết. Thật đáng thương cho các bạn.
Qua kinh nghiệm tu hành, chúng tôi xét thấy trong bài kinh này có nêu ra tám pháp môn độc nhất tu tập đi đến cứu cánh hoàn toàn là đúng lời dạy của đức Phật. Tám pháp này gồm có: