Skip directly to content

MÙA AN CƯ 10-ĐỊNH THƯ GIÃN VÀ THẤT GIÁC CHI

2005 MÙA AN CƯ 10-ĐỊNH THƯ GIÃN VÀ THẤT GIÁC CHI

2005 MÙA AN CƯ 10

ĐỊNH THƯ GIÃN VÀ THẤT GIÁC CHI

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 2005

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [46:50]

Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005

1- THIỆN XẢO DÙNG ĐỊNH THƯ GIÃN

(00:01) Trưởng lão: Con tu hành như thế này nè, khi mà con tác ý mà cái bệnh của con, nó bắt đầu nó nghe, nó giãn, nó nhẹ, nó không có xảy ra một cái gì mà nó căng con nữa, thì đó là con cứ tác ý cho đến khi nó hết thôi. Mà khi mà con tác ý mà nó bị căng, nó làm cái trạng thái của bệnh con có phần nó tăng, thì con dừng lại rồi con giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, con thư giãn đó. Con thư giãn để cho đến khi nào nó bình phục, bình thường trở lại. Lúc bấy giờ con mới, khi mà thấy nó bình phục trở lại rồi thì con mới áp dụng vô cái pháp để đẩy bệnh. Con hiểu không?

Bởi vì cái pháp đẩy bệnh nó có cái lực mạnh lắm. Mà cái bệnh con thì cái bệnh nó cũng thuộc về cái thân nghiệp của mình, nó bệnh nghiệp mà, nó đấu tranh trở lại với cái pháp. Nhưng mà cái lực của con thì nó chưa có đủ, cho nên nó chưa có đẩy nổi. Cho nên vì vậy mà khi cái nghiệp con nó đấu lại với cái pháp tác ý, thì nó có cái sự phản ứng với nhau. Con mới cảm thấy như nó bị ở trên đầu của con, thì con dừng lại con thanh thản, con thư giãn, con nghỉ. Con thư giãn con giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, phải không? Rồi khi đó nó sẽ bình phục lại, nó bình phục lại, nó không có phản ứng lại nữa thì con dùng cái pháp đó con đẩy lui nữa.

Tu sinh 1: Dạ, làm lại?

Trưởng lão: Làm lại, khi nào nó bình thường trở lại rồi thì con làm lại để đẩy lui cho hết bệnh. Cái mục đích của con là phải trị cho hết bệnh, nhưng mà mình phải biết pháp. Khi cái bệnh nó nằm ở trong cái dạng đó, nó bình thường như vậy, nhưng mà cái bệnh nó còn. Nó chưa có hết đâu, buộc lòng mình phải dùng pháp mình đẩy cho hết. Nhưng mà khi đẩy thì nó phản ứng, con biết không? Khi nó phản ứng thì mình thư giãn, cho nên nó không phản ứng nữa được. Thư giãn rồi cái bắt đầu dùng đẩy nữa. Cứ như vậy thì con sẽ đẩy lui bệnh con mà con lại giữ được cái chân lý của con là thanh thản, an lạc, vô sự nữa. Nó lợi ích cho con. Cái thư giãn nó quan trọng lắm.

Tu sinh 1: Con bạch Thầy lại cho rõ, như vậy Thầy dạy có nghĩa là nghiệp lực nó nặng thì hắn đang còn phải chống trả, nhưng mà khi đó cho nên có những cái trạng thái như vậy. Nhưng mà những cái lời tác ý con như vậy thì đã đúng chưa? Hay là …​

(02:04) Trưởng lão: Lời tác ý của con như vậy cũng tạm được đủ rồi. Được rồi con. Con sẽ tác ý như vậy nghe không? Rồi bắt đầu nó phản ứng thì con lại dừng lại thư giãn.

Tu sinh 1: Thư giãn là: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Lúc nào mà thấy hắn bình ổn lại thì trở lại cái pháp để tu?

Trưởng lão: Trở lại pháp đẩy lui bệnh, cứ đẩy lui bệnh. Cho đến khi mà nó hoàn toàn nó không phản ứng trở lại thì bệnh nó sẽ đi, con hiểu không? Vậy thôi không có gì hết. Con cứ tu như vậy để hết bệnh mà vừa hết bệnh là giữ được cái tâm thanh thản, đó là con giữ được cái chân lý của con rồi. Cho nên lúc bây giờ đó, sau này tiếp tục con tu thì con hộ trì cái chân lý của con cũng bằng những cái phương pháp này.

Tu sinh 1: Dạ bạch Thầy, lúc ở nhà đi thì cũng có ý đồ là đi vào đảnh lễ Thầy, rồi là ở lại khoảng độ một thời tối đa thì một tháng thôi. Nhưng mà khi vào đây được Thầy hướng dẫn, vì nghiệp nặng cho nên có thể là giải quyết được bệnh là có thời gian một tháng, vài tháng chứ không phải bệnh là ngày một, ngày hai mà thôi được. Thì như vậy là con cũng tâm niệm là thanh thản, an lạc chứ con cũng không cần cái thời gian mau rút ngắn mà về đâu. Cho nên cái cốt yếu vào đây là cũng chủ yếu là được khỏi bệnh còn những ngày sống lại để mà tiếp tục tu hành mà xả. Cuối cùng giữ được ngày nào cũng tốt thôi. Cho nên mới một tuần từ con thấy từ ở trong này về thì con sợ thôi, sợ là sợ xa xăm. Nhưng mà giờ hỏi Thầy cho kỹ ,Thầy dạy những người khác thì con tập như vậy đã được chưa? Đúng thì để cho con mừng.

Trưởng lão: Đúng rồi! Nếu mà con có về thì con cũng áp dụng như vậy. Rồi khi nào mà con thấy có cái gì mà nó khác lạ đó thì con dừng nó lại liền. Con thư giãn nó thì nó sẽ hết. Cứ như vậy con thư giãn hết rồi con tác ý con đuổi. Cứ tiếp tục cứ con tu như vậy cái mục đích là để mình đối trị cái nghiệp của mình thôi, mình chuyển cái nghiệp. Mà trong những cái ngày mà tu tập như vậy đó thì con thọ Bát Quan Trai, con giữ gìn tám giới. Cũng như mình ở trong Tu viện mình sống vậy nè.

Tu sinh 1: Dạ bạch Thầy! Để Thầy biết là vì thức ở nhà chịu đựng là ngay từ ở nhà là đến cái tổ có ở đây cũng đã chứng minh, là cái thời con được về tổ là cũng đã thực hiện cái thọ Bát Quan Trai dưới cái hình thức là tám giới, là con thọ ngay từ khi lúc đến buổi đầu tiên giờ đầu tiên đến với tổ. Sau một tuần sau thì thưa với cả tổ đây về nhà con hành. Cả hai Phật tử trong nhà thì có hai Phật tử già như nhau thôi. Cho nên chúng con cũng hành đúng như vậy. Nhưng mà về nữ thì đang có, bạch Thầy là nghĩ tuổi nhiều mà người sức phụ nữ thì không có. cũng có buổi sáng, tối với trưa thì không. Nhưng bữa sáng dậy thì mần bữa có quả chuối hoặc là một ly đậu gì đó thì còn thọ như vậy, chứ còn bản thân con thì đúng ngọ con thực hiện.

(05:10) Trưởng lão: Không có sao hết mấy con. Khi mà thọ như vậy, trong lúc mà thọ giới thì con xin khai giới con.

Tu sinh 1: Dạ, con giữ giới đến nay là được 10 tháng rồi. Bạch Thầy để cho Thầy biết không phải để khoe đâu nhưng mà…​

Trưởng lão: Làm được như vậy là tốt đó con.

Tu sinh 1: Tình hình giữ giới trong cái thời là một tháng ở trong tổ, định lên là một tháng bốn ngày bốn buổi lên tổ. Nhưng vì con điều kiện xa quá, từ nhà đến tổ ở Long Đàm là xa tới 130 cây số. Thế nên là điều kiện đi lại cũng hơi vất vả, rồi kinh phí nữa thành ra con không đủ để đi bốn ngày. Mà trong nhà có hai người thì con xin phép tổ trình bày là một tháng thay đổi nhau một người về một cái tổ tại Long Đàm, tại chùa. Chứ còn ba ngày ở nhà thì hai ngày, một ngày nữa là thì trên đó vợ đi thì chồng ở nhà cũng hành được đủ thời gian là bốn thời và một thời ba tiếng đúng như thế. Còn hai ngày nữa thì là họ về đây thường xuyên, mình già không làm gì nhưng cũng phải ở nhà đây bạn bè đến thì khoảng hai ngày con không làm được. Thời tối và thời khuya chứ thời ngày sáng chiều là không làm được, làm được ít. Mà chủ yếu hai thời trong ngày là buổi khuya với buổi tối thôi. Bạch Thầy ở nhà là con hành như vậy để Thầy biết.

(6:43) Trưởng lão: Như vậy được con, nhớ những lời Thầy dạy đó. Con làm sao con đối trị cái bệnh con nó hết, tức là con chuyển được cái nghiệp của con cho nó bình thường trở lại. Rồi con sẽ tu, con hộ trì cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của con. Nó kéo dài cái thời gian nó thanh thản, an lạc, vô sự, nó dài chừng nào tốt chừng nấy. Con nhớ cố gắng tu tập vậy, chứ không có gì. Còn về bây giờ chỉ tác ý trị bệnh thôi, chứ đừng có tác ý cái gì khác hơn hết. Cứ ngay cái bệnh của mình mà tác ý nó. Cứ vậy lần lượt nó sẽ có cái nội lực của ý thức lực, nó sẽ giúp cho con hết bệnh, nó giúp cho con hết bệnh.

Tu sinh 1: Lúc này tác ý là: “Bệnh lâu ngày chưa khỏi là liền theo tay đi ra!” Với câu thứ hai nữa là: “An tịnh thân hành, bệnh đoạn diệt!”.

Trưởng lão: Được rồi, như vậy là được rồi con, hai câu đó thôi. Câu này nó nhàm thì con thay câu kia, câu kia nó nhàm trở lại câu này.

Tu sinh 1: Mỗi năm lần là con thay đổi.

Trưởng lão: Vậy được con. Nhớ tu tập vậy là được rồi, mà nhớ Thầy dặn khi mà cái bệnh nó căng lên thì mình thư giãn cái nó giảm đi, cứ vậy. Phải thiện xảo đó con, dù mình tu tập gì đi nữa mình cũng phải khéo léo, thiện xảo trên cái sự tu tập để mình đẩy lui. Mình chuyển được cái nhân quả của mình và mình hộ trì được cái tâm của mình nó không có bị mất. Rồi bắt đầu bây giờ con về tu vậy đi.

(08:04) Sư Pháp Ngộ: Con bạch Thầy, con tu bữa nay nó hơi bị căng cái đầu, con quán cái thân hành niệm thì con tu ít thôi chứ đâu có nhiều, chỉ có hai buổi khuya thì con chỉ tu một tiếng, mỗi thời một tiếng thôi. Còn buổi sáng con chỉ tu nửa tiếng thôi, mà mấy ngày nay, mới hôm qua nay thì thấy nó hơi căng. Mà thư giãn nó cũng không được luôn.

Trưởng lão: Thư giãn bây giờ con thư giãn, phương pháp thư giãn thì nó cũng giống như là tu Tứ Niệm Xứ mất rồi. Bởi vì thư giãn là giống như Tứ Niệm Xứ rồi, phải không? Do đó bây giờ con phải thư giãn cách này rồi bây giờ con thư giãn là con buông hết đừng có ôm pháp, đừng có giữ cái tâm gì hết. Đi lòng vòng chơi nhìn mây, nhìn gió như mình không có tu gì hết. Bây giờ bởi vì ở trên cái pháp thư giãn là cái pháp Tứ Niệm Xứ rồi, mà mình thư giãn cái kiểu Tứ Niệm Xứ nữa cũng như bị tu nữa. Do đó nó kẹt rồi. Phải không?

Bây giờ bắt đầu con thư giãn cái kiểu khác là mình rời luôn cái pháp Tứ Niệm Xứ ra. Rời luôn cái pháp thanh thản ra, như vậy nó mới được, con đi làm cái gì đó một hơi cái đầu con nó nhẹ.

Sư Pháp Ngộ: Dạ bạch Thầy, cái thứ hai nữa là nó hơi bị giống như con quán xét nó hơi bị loạn tưởng đó Thầy. Nó có hơi suy nghĩ nhiều, cái luồng suy nghĩ vô, con phải tác ý mà nó cũng chưa có bớt nữa Thầy, trong lúc ngồi nhất là ngồi.

Trưởng lão: Bởi vì vận dụng cái đầu suy nghĩ nhiều nó căng. Coi vậy chứ mình suy nghĩ nhiều cũng dễ bị căng. Mình tập trung vào một cái điểm nó cũng căng, mà cái người suy nghĩ nhiều là mệt. Nó căng theo kiểu mệt, cũng như một cái người mà làm việc bằng trí óc nhiều nó mệt. Thì con mệt, cho nên con căng theo cái kiểu mà căng mệt là suy nghĩ nhiều. Còn cái mà tập trung nó căng theo cái kiểu tập trung nó khác, nó không phải mệt mà bị ức chế. Nên lưu ý hai cái phần này con. Con ngồi con quán riết mà tới căng là con quán nhiều lần, làm bắt cái đầu mình làm việc nhiều, từ cái niệm này suy nghĩ tới cái niệm kia, suy nghĩ tới cái việc nọ, bây giờ nó mỏi mệt. Cái này là con phải nghỉ hoàn toàn, phải nằm nghỉ đó.

(10:05) Con thấy mấy cái người mà người ta làm việc bằng trí óc người ta thư giãn người ta nghỉ. Hoặc là người ta nghỉ con biết không? Người ta nghỉ, người ta phải tìm cái cách giải trí gì người ta nghỉ. Cho nên người ta có thể mà người ta, thí dụ như trong khi người ta làm trong một tuần lễ, hai tuần trong cái văn phòng người ta vậy, khi đó người ta thư giãn người ta đi chơi, chỗ này chỗ kia vậy. Mình thì không vậy, nhưng mà điều kiện là giảm bớt lại cái sự tư duy đó, con giảm bớt.

Sư Pháp Ngộ: Con thấy sáng ngày mà con cứ đi tự nhiên thôi không có tu, cứ đi giống như mình đi chơi đó, mình đi một vòng thì thấy nó đỡ hơn một chút thôi, nó vẫn bị.

Trưởng lão: Con lại tăng cái sự thư giãn đó lên thì nó sẽ giảm đi nhiều con. Con đừng có tập trung trong cái sự tu nhiều. Bởi vậy cho nên con biết thiện xảo được cái cách thức để mình xả tâm mình thì mình nên thư giãn, khéo léo lắm con!

Sư Pháp Ngộ: Cho nên chân lý hôm qua nay mất tiêu rồi nó chạy buổi sáng một chút thôi chiều chạy rồi.

Trưởng lão: Chứ bây giờ ôm vô nó căng đầu con.

Sư Pháp Ngộ: Nó căng trở lại bạch Thầy.

Trưởng lão: Cái lẽ ra thì cái chân lý đó thì mình thấy vậy, chứ mà không khéo mình ức chế trong cái chân lý “Thanh thản, an lạc, vô sự”. Mình cứ ngỡ kéo dài nó, không ngờ là mình kéo dài nó lại mình nương vào nó mình ức chế, thành ra nó bị căng. Cho nên vì vậy mà mình khéo léo thiện xảo, khi bị căng thì mình xả ra thôi, không ở trong đó nữa, mà mình đi như chơi chơi vậy. Đi nhưng mình không có tập trung chỗ mà thanh thản, an lạc, vô sự nữa thì nó mới được con. Rồi sau đó cái mình vô mình tu, mình tu mình giữ trở lại.

Bởi vì cái cơ thể của mình nó chưa có thích nghi, chưa thích nghi trong cái trạng thái đó, cho nên nó sống chưa có được đâu. Cho nên mình hơi kéo dài nó nhiều chút cái bắt đầu nó căng, chứ không có gì.

Phải nhận xét cho kỹ khi mà mình tu mình bị chướng ngại gì đó thì mình phải thay đổi liền. Mình phải cách thức mình thư giãn nó liền để cho nó quân bình trở lại đừng để quá căng không có được. Quá căng là sai pháp, đúng pháp mà rồi tu nó sai mất.

Sư Pháp Ngộ: Con mới ít ít thôi bạch Thầy!

Trưởng lão: Ít ít.

2- LINH ĐỘNG KHI TU TẬP

(12:02) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Con xin bạch Thầy một

Trưởng lão: Giờ người ta ngủ là người ta còn có một tiếng hay hai tiếng. Còn cái đó là chung chung thôi, nhưng người ta có gạch thêm cái phần đó. Cái phần nữa là khi nào mình có cái thời khóa, sau đó mình trình cho Thầy biết là cái thời khóa của mình. Người ta chấp nhận cho mình vì cái thời gian mình ngủ nhiều hơn. Để không cứ ôm theo nhau một lượt chắc nó lệch dù cả đám hết, tu hết vô. Ba cái hôn trầm, thùy miên này không phải dễ chọc ghẹo nó đâu.

Tu sinh 2: Bạch Thầy là chúng con từ xưa đến giờ khi nào cũng cứ 2 giờ dậy. Bây giờ nó thành cái thói quen rồi không cần đồng hồ báo thức cũng cứ đến giờ đó là dậy. Trưa cũng ngủ có từ một tiếng rưỡi đến hai tiếng trở mình cái là thấy vừa đúng giờ luôn. Mà con thấy là Thầy bảo có 4 tiếng đồng hồ thì con tính có buổi đêm thôi chứ trưa không được ngủ trưa, con mới hỏi?

Trưởng lão: Không có con.

Sư Pháp Ngộ: Nếu mình không tu tập thì mình nghỉ thêm buổi trưa, chưa tu nổi thì mình nghỉ thêm rồi sau mình cắt lần.

Trưởng lão: Cắt lần.

Sư Pháp Ngộ: Vô mà biểu mình bỏ đúng 4 tiếng chắc là chạy đi luôn.

Trưởng lão: Coi như là nếu mình quen ngủ trưa rồi mà, nếu mà trưa mình không ngủ, tối hay khuya mình thức dậy mình tu không nổi đâu, nó đập mình. Không phải dễ đâu, nó tấn công mình tới tấp.

Sư Pháp Ngộ: Con bữa nay về cái ngủ nó đỡ bạch Thầy, nó quen rồi con xử lý nó được rồi, làm chủ nó rồi.

Trưởng lão: Từ từ mình làm chủ nó, mình chịu khó mình khắc phục thì nó sẽ hết, lần lượt mình sẽ làm chủ được. Nó coi vậy chứ nó khó.

Tu sinh 1: Dạ bạch Thầy cho con hỏi thêm một tí. Theo tinh thần ở nhà, từ thói quen ở nhà thì nghỉ buổi trưa, con cũng huân thành cái thói quen trưa nào cũng phải nghỉ, cũng phải ngủ. Thì cũng có trưa ngủ, thỉnh thoảng cũng có nhiều lúc con không ngủ làm việc lặt vặt. Đặt thành thói quen là trưa nào cũng phải ngủ, thì về trong đây một tuần thì con cũng không có ngủ trưa. Mới có được từ thứ Hai cho đến thứ Bảy hôm qua là chỉ có hai trưa buồn ngủ thôi.

Cho nên sau khi hắn có biến động như thế này thì cũng có một người tri thức nói là con cái bệnh thần kinh đang nặng. Mà cái bệnh thần kinh thì phải ngủ nghỉ trưa, mà không ngủ thì coi như là cũng ảnh hưởng đến cái bị động như vậy. Thì con bạch Thầy, có thể nghỉ lại một tiếng hoặc là một tiếng rưỡi gì đó trong buổi trưa để ngủ không? Hay là làm nó trở thành thói quen của nó?

(14:34) Trưởng lão: Không phải đâu con! Bây giờ con đang là người đang trị bệnh, cái cần mà con ngủ, cần để mà nó phục hồi cái bệnh của con nó dễ. Bởi vì cái ngủ nó, khi mà con ngủ mà được thì cái năng lượng trong người con nó tăng lên, nó phục hồi lại cái bệnh của con mau. Cho nên trong khi đó mà con bị bệnh thì con chỉ dùng pháp để trị bệnh cho chừng nào mà cái bệnh con hết. Tức là cái nghiệp nó hết rồi đó, thì lúc bây giờ con tu mới là giờ giấc mới chiến đấu. Chứ bây giờ mà con chiến đấu kiểu đó chắc cái đầu của con nó tiêu luôn, nó không có được đâu.

Tu sinh 1: Dạ bạch Thầy! Có nghĩa là bây giờ muốn tu bốn giờ là buổi trưa phải nghỉ khoảng 1 tiếng.

Trưởng lão: Con phải nghỉ!

Tu sinh 1: Một tiếng hoặc một tiếng rưỡi gì đó.

Trưởng lão: Bởi vì đây là lúc này là con dụng pháp mà đuổi bệnh, chứ không phải dụng pháp mà hộ trì chân lý. Còn khi mà dụng pháp mà hộ trì chân lý là ba cái này không có được. Không có được ngủ, không có được gì tập riết mà quét nó ra hết. Mà bây giờ con đang trị bệnh, con hiểu không? Thầy dạy như vậy con cứ về tu như vậy đi, chứ đừng bắt chước mấy người mạnh bên kia, chết con luôn…​

(15:36) Trưởng Lão: Gặp Thầy thì mấy con yên tâm không có sợ. Thôi bây giờ thì Thầy thấy vậy cũng mừng, qua đây là nó thải trừ ba cái uế trược ở trong người của con chứ không có thứ gì đâu. Nó thải ra ba cái uế trược, cho nên…​

Tu sinh 2: Bạch Thầy là vì con nghĩ là coi như đúng là nếu mà ngộ độc thức ăn thì nó phải sau 15, 20 phút. Chứ đây không phải là vì coi như con vừa ăn xong con thả đũa xuống là cái đó nó xảy ra liền. Chứ còn đúng mà nó ngộ độc thức ăn hay cái gì đó là nó phải 15, 20 phút sau.

Trưởng lão: Đúng rồi, nó ngộ độc thì nó phải…​

Tu sinh 2: Nhưng mà con nghiên cứu thì không phải thứ gì cả, mà đây có lẽ là do nó thiện pháp mà nó đẩy cái uế trược của con ra.

Trưởng lão: Nhờ pháp Thân Hành Niệm đi lung nó đẩy ra. Thôi vậy cũng mừng con, ráng về tu tập thêm mấy con.

(16:28) Tu sinh Liễu Châu: Hôm trời đang mưa lúc khoảng 5, 6 giờ thì con vẫn ngồi thanh thản, con giữ cái tâm thanh thản. Thì sau khi hết trận mưa rồi tự nhiên con đứng dậy, con đi ra thì thấy trong cái đầu của con giống như nó bị cái gì nó cứ lảo đảo, lảo đảo. Con đi không được, con lại con vịn cái phên, con đứng một lúc thì con thấy là nó đỡ đỡ. Con lại bước đi thì con lại thấy nó cứ lảo đảo. Con quay vào con không dám đi, con quay vào con ngồi xuống thì con thấy là nó cứ nghiêng trên đầu con, người con nó cứ kiểu như nó không phải nghiêng mà nó lại cái kiểu như là nghiêng cái nhà nó hơi nghiêng.

Thế là trong khi đó con nói con phải bình tĩnh, không được sợ hãi. Sau đó con đứng lên con thử xem con tác ý xong rồi con đứng lên thì con là nó vẫn cứ thấy cái hiện tượng như vậy.

Sau đó con ngồi trước hình của Thầy con chắp tay con xin khai giới, con bảo: "Cho con uống ly nước đường." Thế là con lấy con ngồi xuống ngay đó thì có ly nước đường con lấy hai thìa nước đường con uống. Xong rồi lúc sau con kiểm tra lại con thấy bình thường.

Sau đó 7 giờ thì con tu cho đến 10 giờ thì con thấy vẫn bình thường. Và con ngủ đến sáng con dậy 2 giờ, 1 giờ rưỡi, 2 giờ kém 20 con dậy con tu vẫn được cho đến 5 giờ thì con thấy vẫn bình thường, không biết là hiện tượng đó như thế nào xin Thầy chỉ dạy?

(18:04) Trưởng lão: Nó thiếu hụt. Khi mà con tu tập hơi nhiều đó, tức là nó thiếu hụt năng lượng của con. Cho nên nó cần một cái gì đó để mà cho nó, cái năng lượng của con nó bù đầy đủ trong cái cơ thể con. Đó là cái trạng thái thiếu năng lượng, nó làm cho con chóng mặt hoặc nó làm cho con có cái trạng thái rối loạn cơ thể. Nhưng mà con cũng may mắn, thay vì con tác ý rồi con nghỉ, con nghỉ thì con nằm nghỉ để cho thư giãn đó. Bởi vì nó còn chưa an trú được, chứ an trú được thì nó phục hồi mau lắm. Do con uống hai thìa đường thì nó cũng phục hồi, cho nên nó giảm.

Nghĩa là cái trạng thái nó thiếu năng lượng chứ không có gì, bởi vì con tu nhiều. Nếu mà cỡ con tu ít thì không có chuyện đó. Tu nhiều nó phải hao năng lượng mà trong khi mình an trú chưa được, tức là cái tự sức của nó để mà nó phục hồi cái năng lượng tự nó xuất phát cái năng lượng. Cho nên khi mà cái năng lượng tự mình tu mà nó có nó làm cho cái cơ thể của mình nó sung mãn lắm con. Sung mãn, an lạc lắm, nó một cách lạ kỳ. Tức là cái năng lượng tự pháp nó sinh ra. Tự cái pháp mình tu nó sinh ra, nó làm cái cơ thể mình sinh ra được cái năng lượng, cho nên nó dư, nó thừa. Cho nên mình thấy cái cơ thể nó sung mãn. Cho nên đức Phật nói: “Sung mãn Tứ Niệm Xứ”.

Còn cái này con tu Tứ Niệm Xứ mà nó hao hụt, nó không có sung mãn mà nó hao hụt, nó chóng mặt con. Nhưng mà nó ít thôi, chứ nó không có nhiều đâu. Nó mới ít, trạng thái đó là nó thiếu đó. Cho nên con chỉ uống nước đường, một ly nước chanh đường gì nó cũng hết. Nó mau lắm, cái đó nó mau lắm. Chỉ thấy nó choáng váng mà đứng dậy thấy nghiêng ngả thì con chỉ cần khai giới, mình chỉ cần uống ít nước chanh đường hết liền. Bởi vì thiếu con, uống chanh đường vô thì nó có bổ hơn, tức là bồi dưỡng.

Thôi con ngồi xuống đi con đừng quỳ nữa. Rồi cố gắng tu tập để giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự khi nào nó sung mãn. Có cái phần bị con cố ức chế đó, ức chế cái tâm, mình để tự nhiên con. Bởi vậy Thầy nói mình giữ mình thấy cái thanh thản, an lạc, vô sự, mà để cho thanh thản. Coi chừng mình thường mình nhắc, mình tác ý, mình quan sát để cho nó quay một vòng tua đó, cho nó không bị ức chế.

(20:17) Vậy chứ mà kéo dài lâu mà cái sức mình nó chưa, cái cơ thể mình chưa thích nghi, nó chưa có hiện cái tướng sung mãn cái năng lượng đó, thì nó vẫn bị trạng thái kêu là thọ hành. Cái thọ mà do cái pháp mình hành, thành ra gọi là thọ hành. Còn cái cảm thọ mà do cái bệnh đau trong thân của mình đó, thì nó khác, nó không phải thọ hành. Như con nó cũng thuộc về thọ hành.

Cho nên thọ hành là cái sự thay đổi của cơ thể. Còn con trước khi mà nó tự nó phát sinh ra cái năng lượng thì nó phải có sự thay đổi, nó mới tiếp nhận cái năng lượng đó. Cho nên tiếp tục tu, có trường hợp đó mình khai giới ra mình uống, để mình tăng thêm rồi mình tu tập cho nó tốt hơn con. Để rồi khi mà tu tập tốt thì nó tự lại sanh, nó được sinh năng lượng rồi thì mình khỏe rồi, còn bây giờ mình tu thì nó hao. Chừng nào mà tự nó sinh ra, Tứ Niệm Xứ mà tự nó sinh ra mà đức Phật gọi là: “Sung mãn Tứ Niệm Xứ.” Đó là tự nó sinh ra rồi. Còn mình chưa sung mãn tức là mình thấy cái trường hợp nó xảy ra vậy thì con uống một ly nước chanh đường thì nó hết. Nhớ lời những lời Thầy dạy, không có gì, khai giới ra không có phạm.

Mấy con nhớ mình tu tập, mình giữ giới rất nghiêm chỉnh, nhưng mà cái trường hợp nó xảy ra như vậy đó thì mình muốn khắc phục cái đó, tức là mình khai giới ra rồi mình sử dụng thì nó không phạm gì hết. Mình tu chứ không phải vì mình đi tìm nước đường chanh uống đâu. Mà trường hợp đó là trường hợp phải sử dụng để có cái năng lượng, cái chất nó có để phục hồi lại cơ thể của mình.

Tu sinh Liễu Châu: Con nghĩ nếu mà con không uống thì con sẽ không tiếp tục tu được đến cái giờ, 7 giờ, cho nên con xin khai giới con uống.

Trưởng lão: Đúng vậy con, nếu mà con uống nước chanh đường thì nó mau lắm.

3- THẤT GIÁC CHI

(22:01) Tu sinh Liễu Châu: Dạ con kính bạch Thầy! Thầy dạy là trước khi vào tu bảy cái giác chi là mình phải (…​) mình phải niệm ra, thí dụ như con tu Tứ Niệm Xứ hoặc là con (…​) thì con tập như thế nào?

Trưởng lão: Con tu Tứ Niệm Xứ thì con nhắc, con trạch cái câu Tứ Niệm Xứ ra: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp.” Thì bắt đầu đó, tức là: “Trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ, trên pháp quán pháp” đó. Thì trong cái bài kinh thì nó dạy, thì mình biết rồi, thì mình trạch pháp ra để cho cái tâm mình, thời gian mình ngồi tu hay hoặc mình đi hoặc mình đứng, mình nằm để cho nó biết cách, để cho nó theo đó mà nó thực hiện. Cho nên mình nhắc: “Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự. Phải quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp!” Rồi bắt đầu đó mình giữ thanh thản của mình. Rồi mình quan sát rồi mình nhắc. Rồi mình quan sát, mình nhắc. Rồi mình giữ thanh thản, quan sát, nhắc, giữ thanh thản…​

Cứ lần lượt, cứ tiếp tục như vậy cho hết giờ, mình nghỉ. Rồi sau đó thì mình thấy cái thanh thản nó kéo dài thì mình quan sát ít hơn, mình nhắc ít hơn. Rồi lần lượt lần lượt đến khi mà mình không cần nhắc nữa, nó vẫn thanh thản mà nó tự nhiên.

Khi mà thấy nó bám vô hơi thở quá, quá gom thì mình cũng nhắc: “Thanh thản, an lạc, vô sự, buông hơi thở ra!” Quan sát thân, thọ, tâm, pháp của mình, rồi mình để thanh thản. Rồi mình thấy nó ở trong hơi thở thì mình lại nhắc, mình lại quan sát. Cứ con làm cái công việc đó, nó mệt nhọc lắm, nhưng mà làm công việc đó, nó sẽ hết.

Tu sinh Liễu Châu: Dạ thưa Thầy, có phải một lúc là xem cái Tinh Tấn Giác Chi hoặc Khinh An Giác Chi nó có hoặc là Niệm Giác Chi hay là Hỷ Giác Chi có thấy được không Thầy?

Trưởng lão: Thấy con, khi mà Tinh Tấn Giác Chi nó xuất hiện con tu con thấy thích lắm, nó muốn tu hoài tức là Tinh Tấn Giác Chi nó xuất hiện. Còn Niệm Giác Chi nó siêng năng nó làm theo. Thí dụ như bây giờ nó tác ý rồi, cái nó thanh thản rồi, cái nó quan sát thân, thọ, tâm nó rồi, tự động nó làm theo cái nhịp nhàng của nó, cứ làm hoài. Đó là cái Niệm Giác Chi nó hiện rồi tự nó nó làm. Còn mình bây giờ mình có cái sự bắt buộc mình phải quan sát, rồi mình tác ý đồ này kia thì nó nhọc nhằn lắm. Còn cái Niệm Giác Chi nó xuất hiện rồi, Niệm Giác Chi, niệm giải thoát thì tự nó làm, nó nhịp nhàng lắm con, giờ khắc của nó đúng lắm.

(24:21) Thí dụ như giờ nó tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Cái tự động nó quay vô nó xem bốn chỗ, cái bắt đầu nó để thanh thản, cái bắt đầu nó nhắc, nó nhắc nữa. Rồi cái tự động nó quay vô, nó nhắc nữa, nó làm cái nhịp nhàng của nó luôn luôn, đó là Niệm Giác Chi xuất hiện.

Còn Tinh Tấn Giác Chi thì nó, mình thấy nó thích nó muốn tu hoài, nó không muốn xả nghỉ, nó siêng năng lắm, tự nó siêng năng, đó là Tinh Tấn Giác Chi.

Còn Định Giác Chi nó bám chặt, nó bám chặt trong cái sự hoạt động của cái Tứ Niệm Xứ đó. Nó cứ quan sát rồi nó bám chặt, nó không có rời ra. Ở ngoài làm gì làm, nó không có rời ra, đó là Định Giác Chi.

Còn Xả Giác Chi thì nó khi mà nó hiện ra tướng xả, thì toàn bộ không còn một cái tâm niệm nào mà xen vô trong cái chỗ óc con được. Không có xen vô được, nó không có cái niệm gì hết. Cái niệm thọ đau đớn này kia nó cũng đi mất hết, nó không còn. Con ngồi hoài cũng được, nó không có mỏi mệt. Tức là cái Xả Giác Chi, nó xả hết rồi, nó xả hết ác pháp và dục hết rồi. Hễ cái tướng Xả Giác Chi nó hiện ra là kể như là mình đã sung mãn Tứ Niệm Xứ rồi. Còn Xả Giác Chi nó chưa hiện ra, con ngồi hơi còn mệt còn này kia. Còn Xả Giác Chi nó hiện ra rồi, Thầy nói xả giải thoát. Nó xả sạch rồi, nó mới hiện cái tướng trạng đó ra. Đó là Xả.

Nó từng cái giác chi nó sẽ hiện, con tu có từng giác chi con biết. Còn Khinh An Giác Chi nó làm cho con thấy cái thân nó nhẹ nhàng, nó ngồi nó phơi phới đó là khinh an. Hỷ Giác Chi nó có cái Niềm vui, còn Tinh Tấn Giác Chi nó thích, nó thích tu, nó không thích ngồi chơi. Nó thích làm cái công việc mà quan sát nó, nó cứ quan sát, quan sát rồi tác ý, quan sát rồi tác ý, nó thích làm vậy. Đó là Tinh Tấn Giác Chi.

(25:55) Tu rồi mấy con thấy các giác chi lần lượt nó hiện, bởi vì Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Thất Giác Chi. Là nó hiện cái tướng từng chút, từng chút, chứ không phải nó hiện lần cả bảy cái năng lực giác chi đâu, nó hiện từng chút. Nhưng mà sau khi nó hiện đủ thì nó là Tứ Thần Túc. Cho nên nói rằng bảy năng lực của giác chi là thực phẩm của Tam Minh. Bởi vì Tam Minh, Tuệ Tam Minh là một thần túc trong bốn thần túc. Cho nên cái Tuệ Tam Minh có là ba cái thần túc kia nó có. Cho nên nói Tứ Thần Túc, nó thực phẩm của Tứ Thần Túc.

Cho nên mình tu cái này thì nó có cái kia. Nó có cái kia rồi mới sử dụng cái kia mình có cái nọ, nó là thực phẩm mà. Cho nên con đang tu Tứ Niệm Xứ này là thực phẩm của món ăn của Thất Giác Chi, cho nên nó hiện ra. Con ăn nó thì nó no thì nó lòi cái mặt nó ra, còn nó đói thì nó không ra.

Ông Phật hay chứ, ông nói về vấn đề tu tập mà ông nói về vấn đề như ăn uống. Mà thực tế, cụ thể mà bình dân, mà dễ hiểu con, rất là dễ hiểu. Ông Phật giảng hay thiệt, bình dân, nói câu nói rất là không có cái danh từ cao siêu mà rất bình dân mà thực tế. Anh có ăn cái này thì cái này nó mới no. Nó no thì nó phải hiện ra cái tướng của nó, còn nó đói xác ve thì làm sao nó hiện ra? Cho nên mình tu tập là hàng ngày mình ăn, tức là mình ăn cái món ăn đó thì cái kia nó sẽ có.

4- TU TỨ NIỆM XỨ- TRÊN PHÁP QUÁN PHÁP

(27:22) Tu sinh Liễu Châu: Thưa Thầy cho con hỏi, Thầy dạy về phần đoạn dục lậu, xin Thầy giảng cho nó rõ chút?

Trưởng lão: Tu Tứ Niệm Xứ là khi có chướng ngại pháp là cần tác ý, mà không có chướng ngại thì không tác ý. Như bây giờ có một cái niệm gì đó thì con cần tác ý cái niệm đó, tức là con phải hiểu cái niệm đó rồi tác ý đuổi nó, còn không có thì không có tác ý. Còn bây giờ thân con đau nhức chỗ nào thì tác ý chỗ đó để đuổi cái chỗ đó thôi, đó là đuổi những cái lậu hoặc, con hiểu không? Còn nếu mà không có thì thôi.

(27:58) Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ thì không có, thì không có khắc phục chi. Bởi vì nó có gì đâu mà khắc phục? Còn khi có thì khắc phục tham ưu ở đó. Cho nên vì vậy mà cứ nối tiếp hoài, chừng nào mà nó không còn có nữa thì coi như là mình thành công. Còn nó còn có thì chưa thành công, còn phải tu.

Thí dụ như con ngồi vậy mà một giờ đồng hồ con nghe thấy không có mỏi mệt, không có một cái niệm nào khởi trong đầu con thì đó là nó đã không có lậu hoặc. Còn nó có lậu hoặc thì nó sẽ một lúc nó mỏi tay, mỏi chân, hoặc mỏi lưng, hoặc nó đau bụng hay nhức đầu, thì cái đó là nó còn lậu hoặc. Rồi bây giờ về tâm thì nó còn niệm này hay niệm kia đó, nó xảy ra nó khởi nghĩ nhớ cái này, nhớ cái kia thì đó nó còn lậu hoặc.

Còn nó hết rồi thì nó thanh thản, an lạc, vô sự nó kéo dài hoài cho đến khi 12 tiếng đồng hồ là nó đủ bảy cái năng lực của giác chi. Cái Tứ Niệm Xứ mà kéo dài 12 tiếng đồng hồ thì nó đủ bảy năng lực của giác chi.

Rồi đủ bảy năng lực giác chi thì bắt đầu mình không có tu Tứ Niệm Xứ nữa đâu. Mình sử dụng bảy năng lực giác chi đó để mình thực hiện bốn định và mình thực hiện Tam Minh. Thì nó đi tới, chứ nó không có thực hiện cái Tứ Niệm Xứ này tu hoài. Bây giờ con còn thấy nó có những cái lậu hoặc tức là nó có hữu lậu, vô minh lậu hoặc là dục lậu nó khởi ra. Trong khi giữ Tứ Niệm Xứ thanh thản, an lạc, vô sự mà thấy nó còn xảy ra, trong một giờ nó xảy ra chừng một niệm thôi. Thầy nói một niệm đây là một cái cảm thọ hoặc một niệm đây là một cái ý của con nó khởi ra một niệm, thì con còn đang tu Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà khi mà nó hết rồi, nó không còn có nữa thì nó chuyển qua tu pháp khác rồi, nó không còn có tu Tứ Niệm Xứ nữa. Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ có thời gian thôi, chứ không phải tu hoài.

Tu sinh 3: Dạ con kính bạch Thầy là khoảng 1 tiếng hoặc là 1 tiếng rưỡi mà không có một niệm gì hay phải là đến 12 tiếng không có niệm gì?

Trưởng lão: Phải 12 tiếng đồng hồ con. Bởi vì bây giờ 1 tiếng hay hoặc là 2 tiếng nó chưa đủ đâu. Nó chưa đủ cái bảy giác chi nó xuất hiện đâu. Nó chỉ mới có xuất hiện một, hai cái giác chi thôi thì mình tiếp tục mình tu cho đủ. Bảy cái giác chi đó xuất hiện đủ thì nó kéo dài được 12 tiếng đồng hồ là nó đủ, ‘Nhất Dạ Hiền’ mà, nó đủ.

(30:04) Thực sự ra thì con lắng nghe, khi mà còn tu ở trong cái đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì nó mới là cái cơ bản đầu tiên người bước vào tu. Còn tới cái Tứ Niệm Xứ rồi thì khỏi nói, người nào nói thì họ nói, thì họ nghe, chứ tôi không có nghe đâu. Tôi cũng không đưa tay, tôi không ra dấu gì, thì chuyện muốn nói gì nói, tôi như gốc cây vậy, tôi không biết nghe của mấy người. Tức là tôi biết Tứ Niệm Xứ, mấy người đừng có đem pháp mà động tôi.

Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ thì nó có pháp. Cái lời nói người đó là pháp nó tác động mình đó. Mà mình làm vậy là mình động rồi, mình bị động rồi, động Tứ Niệm Xứ, con hiểu chưa? Cho nên nhất định là không có làm gì hết, tôi nghe rồi thôi, mấy người nói gì nói. Bây giờ tôi không có thân với mấy người nữa, tôi biết tôi phải sống với Tứ Niệm Xứ thì tôi không có chơi với mấy người nữa, mấy người là pháp ác, chứ không phải pháp thiện. Mà hễ mà tôi tu Tứ Niệm Xứ mà tôi còn gặp pháp này thì chắc tôi chết tôi rồi, tôi tu sao vô?

Bởi vì thân, thọ, tâm, pháp mà nó tác động hoài. Cho nên mình sống ở trong pháp, chứ không phải là mình ra khỏi pháp. Nó tác động, nhưng mà tôi biết tôi phòng hộ rồi, tôi không có cho. Phòng hộ tức là anh tác động gì tác động, nhưng mà tôi không có để ý anh đâu. Tui không có đưa tay, tôi không có ra dấu gì tui. Nghĩa là con đưa tay ra dấu là con mới cái giai đoạn mới bắt đầu mà kêu là độc cư thôi, chứ chưa, tức là bị tác động rồi mới ra dấu.

Sư Pháp Ngộ: Khởi niệm nhiều lắm rồi?

Trưởng lão: Khởi niệm rồi, có khởi niệm. Bởi vậy mấy cái người, thiệt ra Thầy nói mấy người tu vô đây mà người ta đã nỗ lực tu mà mình còn nói chuyện! Sao mình không hiểu cái điều đó, không biết nữa, cứ đi nói chuyện? Người này lo, người kia cũng lo tu hết thì đừng ai nói chuyện, chắc nó tốt quá. Một cái người nói chuyện nó làm động bao nhiêu người chứ không phải. Nó bắt buộc mấy người kia người ta tu, cứ thấy hai cái ông này sao kỳ cục, nói chuyện. Mấy con thấy nó làm động họ chứ không phải không động. Hai cái người này nói chuyện thôi mà nó động bao nhiêu người. Người ta thấy: “Trời hạnh độc cư gì đâu mà phá!” Tức là bị pháp nó tác động mấy ông luôn rồi.

(32:06) Mà nó ở xa, họ thấy họ cũng bị tác động luôn, nó nguy hiểm lắm. Chứ huống hồ là nó kê sát bên lỗ tai con nó nói. Trời đất ơi! Pháp ác thiệt nó tới cái lỗ tai nó nói rồi, nó nguy hiểm.

Cho nên tu theo đạo Phật đặc biệt khi mà ôm Tứ Niệm Xứ rồi thì kể như tất cả các pháp là tôi đã phòng hộ hết đó, anh đừng có tác động vô đây.

Cho nên hồi Thầy tu cũng vậy, Thầy ngồi tựa cửa mà Thầy tu, mà có bóng dáng ai là khoanh chân ngồi lại, làm như mình tu lung, đặng họ đừng có nói, đặng họ đừng có lại. Chứ còn mình thả lỏng ra họ tới họ kiếm chuyện. Kỳ cục, mình tu vậy, chứ họ tới họ nói. Cho nên Thầy cứ khi mà Thầy ngồi vậy chứ mình quan sát bốn chỗ, thấy cái dáng người đó là mình tréo chân lại, ngồi nhắm mắt lại để chờ cho cái pháp nó bay đi, rồi mình mở mắt. Tu vậy mới thật tu, bởi vì đó là những kinh nghiệm rồi.

Mình nghe nói Tứ Niệm Xứ là thân, thọ, tâm, pháp, ghê sợ lắm. Nhất là pháp thì sợ lắm, cái chuyện gì đâu mà nghe nó lọt vào tai, nó làm động tâm. Chẳng hạn bây giờ trong chúng mình có cái gì đó nó xảy ra, bắt đầu nó lôi mấy con ra hết, pháp nó độc. Có cái ông nào có chuyện gì đâu đó cái bắt đầu nó lôi. Thôi bây giờ Thầy nói có ông thầy nào đó, công an nó mời lên, bắt đầu mấy con run lên, cứ nghĩ cái đó không biết sao? Thầy nói chuyện nó xảy ra nhỏ vậy thôi, chứ mà nó cũng làm động mình rồi, chứ không phải không. Khó lắm!

Sư Pháp Ngộ: Đi chụp hình mình cũng bị động?

Trưởng lão: Cũng bị động, các con thấy không? Thầy nói không chạy đi đâu. Cho nên cái pháp nó ác pháp lắm, nó ác lắm! Đời đức Phật tu dễ, chứ đời mình khó lắm!

(33:51) Rồi con về tu đi con, biết rõ đó là ác pháp chứ không phải họ là bạn tốt đâu. Họ là ác tri thức, chứ không phải là thiện tri thức.

Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy, con gặp Thầy trước tiên con cũng xin sám hối Thầy, để cho con thanh tịnh chứ con tu mấy ngày nay nó bị ức chế quá. Ức chế trong Tứ Niệm Xứ nhiều. Hồi nãy nghe Thầy giảng thì con thấy toàn là ức chế nhiều lắm, nhiều thứ mà lại động tâm nữa. Cho nên nó từ cái động tâm rồi nó sẽ bị vỡ ra những cái khác, con không giữ độc cư được. Trước con xin sám hối Thầy. Thầy để con đọc lại chương trình thực hiện.

Trưởng lão: Rồi được rồi con.

Cái này để Thầy giữ hả con? Rồi chừng đó Thầy sẽ cho những cái bản gốc. Bản gốc nó phải đậm. Bây giờ cái máy photo của Thầy thì nó photo lại cái bản mà nó máy photo nó cũng lợt, dù nó đậm nó cũng không đậm bằng cái bản gốc mà mình từ cái máy vi tính mình in ra. Cho nên Thầy có thể Thầy in ra từ trong máy vi tính ra cho con mấy bản gốc này. Rồi con về bển con photo hàng loạt ra nó mới đẹp.

Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Nếu có cần cái gì thêm thì Thầy cứ photo, cho thêm bạch Thầy, thì máy ngoài đó tụi con cũng hoạt động liên tục đó Thầy. Nếu mà mình không có thì phải đành phải lấy bản cũ.

Trưởng lão: Lấy bản cũ nó mờ lắm. Tội.

Sư Pháp Ngộ: Dạ nó mờ.

5- NHIẾP TÂM MỘT PHÚT TRONG HƠI THỞ

(35:23) Sư Pháp Ngộ: Dạ kính bạch Thầy! Con xin bạch Thầy về vấn đề Thầy dạy, con cũng tu tập về Định Niệm Hơi Thở bạch Thầy. Thì chẳng hạn ví dụ như con cũng tập nhiếp tâm một phút nghỉ, một phút thư giãn, một phút nhiếp tâm, một phút thư giãn được không vậy Thầy?

Trưởng lão: Được con.

Sư Pháp Ngộ: Theo ba cái đề mục mà Thầy dạy?

Trưởng lão: Đúng đó con, vậy đó phải thư giãn. Tức là mình tu ít vậy chứ chất lượng cao, chứ mình tu nhiều quá chất lượng nó thấp. Cái khả năng của mình, cái sức của mình nó không đủ mình gom lại để mình tu nhiều. Cho nên mình tu vừa với cái sức của mình, nó tiến bộ, rồi từ đó nó lần lượt nó thích nghi, mình tăng lên thì nó dễ.

(36:04) Cho nên phải biết, mình biết cái khả năng biết mình, rồi biết cái pháp mình, mình sử dụng mình biết, lúc mình tu tập mình biết cái chất lượng của nó. Do đó mình tu rồi mình có kinh nghiệm, mình rút ra mình biết được cái chất lượng, cái khả năng của mình và cái pháp đó nó phải tu như vậy nó mới có chất lượng. Thì mình tu vừa với sức của mình thì nó có chất lượng rất tốt.

Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Con cũng tập một phút coi thử hơi thở con bao nhiêu? Thì con thí dụ như trước khi thở thì hít vô, thở ra xong rồi bắt đầu mình tác ý. Mình nín thở rồi tác ý, tức là tác ý xong là 12 hơi thở trong một phút vậy đó Thầy. Con lấy tiêu chuẩn là 12 hơi và một hơi thở đầu là 13 và một câu tác ý nữa là một phút. Như vậy được không bạch Thầy?

Trưởng lão: Được con, như vậy là hơi thở con cũng chậm đó.

Sư Pháp Ngộ: Chậm hả Thầy? Thì có lúc gần tới 14, rồi có lúc lại gần tới 12, quá 12, có lúc lại 13, 13 là tính luôn một hơi thở đầu với một câu tác ý nữa.

Trưởng lão: Tức là cái khoảng thời gian đó nó nằm ở trong 13,12 thì cái khoảng đó.

Sư Pháp Ngộ: Tức là khoảng giữa, con lấy cái khoảng giữa đó là đúng nhất. Vì khoảng giữa con thực hiện bốn cái hơi thở thì hai cái hơi thở nó trùng một điểm, còn cái hơi thở kia nó xịch một chút xíu, cái hơi thở này nó lại lui chút xíu, cái này lên chút. Cho nên nó cũng gần đều nhau.

Trưởng lão: Như vậy là kể như mình chọn lấy 12 hoặc là 13 hơi thở là một phút, thì như vậy là con chỉ cần đếm đó là biết nó là một phút rồi. Còn nó xê xích chút ít một vài giây trong đó, không có sao hết con. Chỉ cần mình sau đó nó đều đặn hơi thở mình thì nó chính xác lắm. Bây giờ thì nó chưa có đều đặn đâu, nhưng mà như vậy là quá tốt, không còn gì đâu.

Sư Pháp Ngộ: Xê xích một chút ít không có gì, có nhiều người xê xích nhiều hơn.

(37:57) Trưởng lão: Nhiều lắm, có nhiều người xê xích nhiều lắm. Có lúc thì 15 có lúc thì 20, có lúc thì 10. Họ thở không có đều, có lúc thì chậm, có lúc thì nhanh. Cho nên có nhiều người thở hơi thở vậy chứ, vì cái thở vậy mà rối loạn hô hấp. Có lúc mình cũng thở, có lúc mình thở nhanh có lúc mình thở chậm vậy đó mà rối loạn hô hấp. Họ vận dụng không có đúng cách, người ta vận dụng sao mà nó chỉ đều đều. Thí dụ một phút là 10 hơi thở là 10 hơi thở, 12 là 12, nó xê xích nhau một vài giây không sao hết, thì không có gì.

Xê xích thí dụ một hơi thở, ví dụ có lúc mình thở 12 có lúc thì mình thở 13. Nó cứ khoảng 12, 13 vậy đó thì nó không sao hết. Nó xê xích có một hơi thở như vậy cái thời gian nó dài hơn một chút vậy nó không sao hết. Đó là nó đúng ở trong cái hơi thở đó là đúng 12 hơi thở. Cho nên các con canh chừng đúng vậy rồi thì ôm cái đó mình cứ tu mình tiếp. Rồi bây giờ mình không có chú ý đồng hồ gì nữa, mình cứ đếm theo dõi hơi thở của mình, sau đó nó nhu nhuyễn hơi thở rồi, tự nó nhẹ nhàng, nhiếp vô nó đúng, nó không có trật.

Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Khi mà con tác ý con tập như vậy chỉ có một khóa thôi. Khóa thứ hai thì con tập chỉ có nửa tiếng, khóa đầu được gần một tiếng, khóa thứ hai là gần nửa tiếng thôi. Vì nó gần hết giờ tu rồi thì mình thư giãn. Cho nên con thí nghiệm cái khóa đầu con tu thì con thấy rằng là thật sự ra nó cũng khởi một hai cái niệm nho nhỏ thôi chứ không có nhiều.

Nhưng mà một trong một hai cái niệm nho nhỏ đó thì có lúc thấy cái tâm con nó nằm trên cái hơi thở mình rồi Thầy, nhưng mà sao trong đầu nó có cái gì lăng xăng trong đó. Nó có phải không bạch Thầy? Tâm nó vẫn bám hơi thở. Con biết nó như vậy nhưng mà trong cái này này, nó không khởi niệm ra nhưng mà nó có lăng xăng.

Trưởng lão: Cái đó là cái niệm vi tế của nó ở trong đó con, nó làm lăng xăng ở trong đó. Mình cũng có nghe, nó cái dạng nó cũng lăng xăng. Nhưng mà nó không thành ra cái niệm, nó chưa có rõ ràng cái niệm. Nhưng mà vì mình mắc nhiếp tâm đây, ông ra không được, ông ở trong. Làm riết thời gian sau tiêu ông, ông ra không được ông đi tiêu, ông không có lăng xăng nữa.

(40:08) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Khi mà con cũng nhiếp tâm được vào hơi thở xong xuôi rồi đó, nó kéo dài thêm một hai tiếng. Thí dụ như khoảng thời gian một tiếng là nó làm cho mình rất là nhức mỏi chân khi mình đang ngồi.

Trưởng lão: Nó thay đổi.

Sư Pháp Ngộ: Bây giờ mình phải tác ý như thế nào để mình duy trì ngồi lâu hơn được? Tâm thì vẫn nhiếp nhưng mà cái chân bắt đầu nó lại chuyển rồi, vì cái thời gian nó đau rồi đấy.

Trưởng lão: Thì bắt đầu con đứng dậy, con đi kinh hành đi. Con đừng có thèm tập ngồi, ăn thua cái chỗ tâm con nhiếp tâm trong cái hơi thở con. Con đứng dậy con đi kinh hành con cũng nhiếp vô để cho cái thân con nó thoải mái, chứ đừng có tập ngồi, không có tập ngồi nữa. Bởi vì mình muốn ngồi là sau khi mình nhập định mình ngồi nhiều. Còn bây giờ đó mình tập để mình tu bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi để mà thực hiện Tứ Niệm Xứ. Trên Tứ Niệm Xứ con đi mà con gặp chướng ngại gì trên đó, con cũng dùng hơi thở con tác ý con đuổi đi đó. Con nhiếp tâm trong hơi thở để đẩy lui chướng ngại trên thân con.

Bởi vì những cái pháp Định Niệm Hơi Thở nó là cái phương pháp để sử dụng sau khi dụng nó trên Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu, cho nên nó không quan trọng cái chỗ ngồi nhiều đâu. Cho nên vì vậy mà con thấy nó có dạng hai chân nó mỏi hay nó tê, nó nhức gì rồi thì con cứ đứng dậy. Con đứng dậy rồi tiếp tục con nhiếp hơi thở, con tu trong hơi thở bằng cách con đi.

Sư Pháp Ngộ: Nếu con đứng dậy thì khoảng thời gian nào mình đứng được vậy Thầy?

Trưởng lão: Trong khoảng thời gian nếu mà con thấy con ngồi trong 1 giờ đồng hồ chưa có bị tê gì hết thì đúng một giờ đồng hồ con đứng dậy con tiếp tục con nối liền cái hơi thở con tu tiếp.

Sư Pháp Ngộ: Mình cứ giữ trạng thái đó?

Trưởng lão: Giữ trạng thái đó.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy nhiều khi nó tê rồi mình không muốn đứng dậy mà mình duỗi chân ra mình tập Tứ Niệm Xứ được không Thầy?

Trưởng lão: Được, hoặc con ngồi theo kiểu Nhật Bổn hoặc là con ngồi thẳng chân ra cho nó đừng có tê. Bởi vì bây giờ con ngồi kiết già nó tê, con ngồi bán già cái nó hết tê.

Sư Pháp Ngộ: Ngồi theo kiểu Nhật Bổn là ngồi duỗi chân?

Trưởng lão: Duỗi chân vậy đó.

Sư Pháp Ngộ: Mình hướng tâm thanh thản, an lạc, vô sự?

Trưởng lão: Ờ, Có vậy thôi.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy khi mà ngồi kiết già vô một cái hay là ngồi bán già cũng được mà khi con nhiếp tâm vào hơi thở xong xuôi rồi thì các cái niệm nó như vậy thôi. Nó lăng xăng như vậy hoặc nó có một vài niệm nho nhỏ khởi lên hoặc là không có niệm. Mà trong lúc đó nhiều khi 10 hơi thở con lại tác ý một lần bạch Thầy? Hay là đợi 12 hơi thở mình tác ý một lần?

(42:23) Trưởng lão: Coi như là con tu trong một phút con lấy một phút làm cái chuẩn chứ gì? Thì đúng 12 hơi thở con là một phút, thì con lấy 12 hơi thở con tác ý một lần. Để cho cái một phút của mình nó an trú, nó an trú. Thành ra tùy theo cái chỗ mà con, cái hơi thở của con khoảng một phút 12 hơi thở thì con lấy 12 hơi thở làm một cái chuẩn của nó để tác ý.

Chứ bây giờ trong 12 hơi thở đó con lại tác ý chia hai nó ra, 6 hơi thở tác ý một lần thì nó không hay đâu, không an trú. Còn nếu nó luôn 12 hơi thở nó là một phút rồi, bởi vì nó đúng phút tác ý một lần, rồi tu một phút nữa tác ý một lần nó tiện hơn mà nó dễ an trú.

(43:03) Sư Pháp Ngộ: Dạ khi nó nhiếp tâm vô thì coi như là thì nói chung ra là tương đối, bởi những cái niệm khác thì nó rất là tương đối, nó ổn rồi. Nhưng mà có một điều khi mà xả tâm mà thư giãn như hồi nãy con nói, bạch Thầy. Khi mình đang tê chân mình không muốn nhiếp nữa thì mình phải xả ra để mình.

Trưởng lão: Xả ra thư giãn.

Sư Pháp Ngộ: Thì trong một thời gian ngắn thôi, cao nhất là 10 phút là niệm xen vô nó chạy vô, nó nhảy vô.

Trưởng lão: Chạy vô, bởi vậy mới tu Tứ Niệm Xứ để có niệm mới đuổi. Cái này là Tứ Niệm Xứ là nó khắc phục tham ưu là nó đuổi. Cho nên mình xả ra đâu phải nhiếp tâm ở trong hơi thở đâu, con hiểu không? Cho nên mình xả ra cái có niệm, được rồi thì tao tác ý tao đuổi hoài, đuổi chừng nào cũng như là mình quét nhà mà có rác quét, phải không? Còn cái kia là mình ngăn, cái pháp kia là mình ngăn và an trú để mình đẩy lui những cái khó. Như thân con bệnh con phải an trú trong hơi thở chứ gì, thì cái đó hoàn toàn an trú là không niệm đó. Còn bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ là con xả ra để cho tụi bây vô để tao biết mặt rồi tao đuổi, tao cầu cho tụi bay vô nhiều là tốt chứ.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy có khi nó vô nhiều quá rồi loạn động luôn Thầy, đầy nhà rồi?

Trưởng lão: Loạn động, nó đầy nhà thì quét ra chứ, quét mạnh. Tao tác ý lia lịa.

Sư Pháp Ngộ: Đọc xỉu luôn Thầy?

Trưởng lão: Thì xỉu. Tại vì nhà con sao mà dơ quá trời. Bộ rác thành phố đổ cho mà ngửi.

Sư Pháp Ngộ Khi nó vô là nó vô bốn cửa luôn chứ nó không phải nó vô một cửa, thì xong rồi nó cũng tống ra luôn. Có những lúc mà nó xiểng liểng luôn…​

Trưởng lão: Cái kiểu mà xe rác thành phố một lần nó đi cả chục xe.

Sư Pháp Ngộ: Rác thành phố đó Thầy, lúc này con nói thôi kiểu này chết rồi. Nhưng mà có lúc thì không có niệm, có lúc mà con kiết già nhất là lúc mà ngồi tu. (44:50)

HẾT BĂNG