Skip directly to content

VI. Pāṭihāriyakathā - GIẢNG VỀ PHÉP KỲ DIỆU

Này các tỳ khưu, đây là ba phép kỳ diệu. Ba là gì? Phép kỳ diệu về thần thông, phép kỳ diệu về điểm hóa, phép kỳ diệu về giáo hóa.

Và này các tỳ khưu, phép kỳ diệu về thần thông là gì? Này các tỳ khưu, ở đây có vị kinh nghiệm nhiều thể loại thần thông: là một hóa thành nhiều, là nhiều hóa thành một, hiện ra, biến mất ...(như trên)... bằng thân vị ấy thể hiện sự tác động đến tận cõi Phạm Thiên. Này các tỳ khưu, điều này được gọi là phép kỳ diệu về thần thông.

Và này các tỳ khưu, phép kỳ diệu về điểm hóa là gì? Này các tỳ khưu, ở đây có vị chỉ điểm bằng hiện tướng rằng: “Ý của ngươi là như vầy, ý của ngươi là thế ấy, tâm của ngươi là như thế.” Dẫu cho vị ấy chỉ điểm nhiều, điều ấy cũng xảy ra đúng y như thế, không có sai khác. Này các tỳ khưu, hơn nữa ở đây có vị chẳng những không chỉ điểm bằng hiện tướng, mà chỉ lắng nghe âm thanh của loài người, hoặc của phi nhân, hoặc của chư thiên rồi chỉ điểm rằng: “Ý của ngươi là như vầy, ý của ngươi là thế ấy, tâm của ngươi là như thế.” Dẫu cho vị ấy chỉ điểm nhiều, điều ấy cũng xảy ra đúng y như thế, không có sai khác. Này các tỳ khưu, hơn nữa ở đây có vị chẳng những không chỉ điểm bằng hiện tướng, cũng không lắng nghe âm thanh của loài người, hoặc của phi nhân, hoặc của chư thiên rồi chỉ điểm, mà chỉ lắng nghe âm thanh lan truyền của sự suy tầm ở người đang suy tầm đang suy xét rồi chỉ điểm rằng: “Ý của ngươi là như vầy, ý của ngươi là thế ấy, tâm của ngươi là như thế.” Dẫu cho vị ấy chỉ điểm nhiều, điều ấy cũng xảy ra đúng y như thế, không có sai khác. Này các tỳ khưu, hơn nữa ở đây có vị chẳng những không chỉ điểm bằng hiện tướng, cũng không lắng nghe âm thanh của loài người, hoặc của phi nhân, hoặc của chư thiên rồi chỉ điểm, cũng không lắng nghe âm thanh lan truyền của sự suy tầm ở người đang suy tầm đang suy xét rồi chỉ điểm, mà chỉ dùng ý nắm giữ ý của vị đang thể nhập định không tầm không tứ và nhận biết rằng: “Theo như các tạo tác về ý của vị này đã được ước nguyện, thì kế liền tâm này vị ấy sẽ suy tầm đến điều suy tầm này như vầy.” Dẫu cho vị ấy chỉ điểm nhiều, điều ấy cũng xảy ra đúng y như thế, không có sai khác. Này các tỳ khưu, điều này được gọi là phép kỳ diệu về điểm hóa.

Và này các tỳ khưu, phép kỳ diệu về giáo hóa là gì? Này các tỳ khưu, ở đây có vị chỉ dạy như vầy: “Hãy suy tầm như vầy, chớ suy tầm như vầy. Hãy tác ý như vầy, chớ tác ý như vầy. Hãy dứt bỏ điều này, hãy thành tựu và an trú điều này.” Này các tỳ khưu, điều này được gọi là phép kỳ diệu về giáo hóa. Này các tỳ khưu, đây là ba phép kỳ diệu.

 ‘Thoát ly được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại ước muốn trong các dục’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự thoát ly ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự thoát ly ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.

‘Không sân độc được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sân độc’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự không sân độc ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự không sân độc ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.

‘Sự nghĩ tưởng về ánh sáng được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sự lờ đờ buồn ngủ’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự nghĩ tưởng về ánh sáng ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự nghĩ tưởng về ánh sáng ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.

‘Sự không tản mạn được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sự phóng dật’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự không tản mạn ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự không tản mạn ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.

‘Sự xác định pháp được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại hoài nghi’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự xác định pháp ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự xác định pháp ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.

‘Trí được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại vô minh’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ trí ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, trí ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.

 ‘Sự hân hoan được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sự không hứng thú’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự hân hoan ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự hân hoan ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.  

‘Sơ thiền được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại các pháp ngăn che’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sơ thiền ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sơ thiền ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa. ...(như trên)...

‘Đạo A-la-hán được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại toàn bộ phiền não’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ Đạo A-la-hán ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, Đạo A-la-hán ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.

‘Thoát ly được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại ước muốn trong các dục’ là phép kỳ diệu. Thành tựu và phép kỳ diệu được gọi là phép kỳ diệu về thần thông. ‘Không sân độc được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sân độc’ là phép kỳ diệu. Thành tựu và phép kỳ diệu được gọi là phép kỳ diệu về thần thông. ‘Sự nghĩ tưởng về ánh sáng được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sự lờ đờ buồn ngủ’ là phép kỳ diệu. Thành tựu và phép kỳ diệu được gọi là phép kỳ diệu về thần thông. ...(như trên)... ‘Đạo A-la-hán được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại toàn bộ phiền não’ là phép kỳ diệu. Thành tựu và phép kỳ diệu được gọi là phép kỳ diệu về thần thông.

Phần Giảng về Phép Kỳ Diệu được đầy đủ.

--ooOoo--