V. Vimokkhakathā - GIẢNG VỀ GIẢI THOÁT
[Duyên khởi ở Sāvatthi]
Này các tỳ khưu, đây là ba giải thoát. Ba là gì? Không tánh giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát. Này các tỳ khưu, đây là ba giải thoát.
Và còn có 68 giải thoát: không tánh giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, giải thoát có sự ly khai nội phần, giải thoát có sự ly khai ngoại phần, giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần), bốn giải thoát có sự ly khai nội phần, bốn giải thoát có sự ly khai ngoại phần, bốn giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần), bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai nội phần, bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai ngoại phần, bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai cả hai (nội ngoại phần), bốn giải thoát tịnh do sự ly khai nội phần, bốn giải thoát tịnh do sự ly khai ngoại phần, bốn giải thoát tịnh do sự ly khai cả hai (nội ngoại phần), ‘Có sắc, (vị ấy) thấy các sắc’ là giải thoát, ‘Có tưởng vô sắc ở nội phần, (hành giả) thấy các sắc thuộc ngoại phần’ là giải thoát, ‘Khuynh hướng thuần về điều tốt đẹp’ là giải thoát, sự chứng đạt không vô biên xứ là giải thoát, sự chứng đạt thức vô biên xứ là giải thoát, sự chứng đạt vô sở hữu xứ là giải thoát, sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là giải thoát, sự chứng đạt sự diệt tận thọ tưởng là giải thoát, giải thoát có thời hạn, giải thoát vô thời hạn, giải thoát phụ thuộc thời hạn, giải thoát không phụ thuộc thời hạn, giải thoát có thể chuyển đổi, giải thoát không thể chuyển đổi, giải thoát thuộc thế gian, giải thoát vượt trên thế gian, giải thoát còn lậu hoặc, giải thoát không còn lậu hoặc, giải thoát còn hệ lụy vật chất, giải thoát không còn hệ lụy vật chất, giải thoát không còn hệ lụy vật chất và vượt trên không còn hệ lụy vật chất, ước nguyện giải thoát, vô nguyện giải thoát, an tịnh ước nguyện giải thoát, giải thoát bị ràng buộc, giải thoát không bị ràng buộc, giải thoát có bản chất giống nhau, giải thoát có bản chất khác nhau, giải thoát do tưởng, giải thoát do trí, giải thoát có sự bình lặng, giải thoát do thiền, giải thoát của tâm không chấp thủ.
Phần giải thích về Giải Thoát.
Không tánh giải thoát là gì? Ở đây, vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng suy nghiệm rằng: “Điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật phụ thuộc vào tự ngã.” ‘Vị ấy không cố chấp vào điều ấy’ là không tánh giải thoát. Đây là không tánh giải thoát.
Vô tướng giải thoát là gì? Ở đây, vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng suy nghiệm rằng: “Điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật phụ thuộc vào tự ngã.” ‘Vị ấy không tạo ra hiện tướng’ là vô tướng giải thoát. Đây là vô tướng giải thoát.
Vô nguyện giải thoát là gì? Ở đây, vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng suy nghiệm rằng: “Điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật phụ thuộc vào tự ngã.” ‘Vị ấy không ước nguyện điều ấy’ là vô nguyện giải thoát. Đây là vô nguyện giải thoát.
Giải thoát có sự ly khai nội phần là gì? Là bốn thiền. Đây là giải thoát có sự ly khai nội phần.
Giải thoát có sự ly khai ngoại phần là gì? Là bốn sự chứng đạt (thiền) vô sắc. Đây là giải thoát có sự ly khai ngoại phần.
Giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần) là gì? Là bốn Thánh Đạo. Đây là giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần).
Bốn giải thoát có sự ly khai nội phần là gì? Sơ thiền thoát ra khỏi các pháp ngăn che, nhị thiền thoát ra khỏi tầm và tứ, tam thiền thoát ra khỏi hỷ, tứ thiền thoát ra khỏi lạc và khổ. Đây là bốn giải thoát có sự ly khai nội phần.
Bốn giải thoát có sự ly khai ngoại phần là gì? Sự chứng đạt không vô biên xứ thoát ra khỏi sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về khác biệt; sự chứng đạt thức vô biên xứ thoát ra khỏi sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ; sự chứng đạt vô sở hữu xứ thoát ra khỏi sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ; sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ thoát ra khỏi sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ. Đây là bốn giải thoát có sự ly khai ngoại phần.
Bốn giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần) là gì? Đạo Nhập Lưu thoát ra khỏi sự nhận thức sai trái về thân, sự hoài nghi, sự bám víu vào giới và nghi thức, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Đạo Nhất Lai thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm, bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Đạo Bất Lai thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần.
Đạo A-la-hán thoát ra khỏi ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Đây là bốn giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần).
Bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai nội phần là gì? Tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sơ thiền, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu nhị thiền, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu tam thiền, tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu tứ thiền. Đây là bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai nội phần.
Bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai ngoại phần là gì? Tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ, tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây là bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai ngoại phần.
Bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai cả hai (nội ngoại phần) là gì? Quán xét về vô thường, quán xét về khổ não, quán xét về vô ngã nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai, quán xét về vô thường, quán xét về khổ não, quán xét về vô ngã nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán. Đây là bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai cả hai (nội ngoại phần).
Bốn giải thoát tịnh do sự ly khai nội phần là gì? Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sơ thiền, ...(như trên)... của nhị thiền, ...(như trên)... của tam thiền, sự thành tựu hoặc nghiệp quả của tứ thiền. Đây là bốn giải thoát tịnh do sự ly khai nội phần.
Bốn giải thoát tịnh do sự giải thoát có sự ly khai ngoại phần là gì? Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sự chứng đạt không vô biên xứ, ...(như trên)... của sự chứng đạt thức vô biên xứ, ...(như trên)... của sự chứng đạt vô sở hữu xứ, sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây là bốn giải thoát tịnh do sự giải thoát có sự ly khai ngoại phần.
Bốn giải thoát tịnh do sự giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần) là gì? Quả Nhập Lưu của Đạo Nhập Lưu, Quả Nhất Lai của Đạo Nhất Lai, Quả Bất Lai của Đạo Bất Lai, Quả A-la-hán của Đạo A-la-hán. Đây là bốn giải thoát tịnh do sự giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần).
‘Có sắc, (vị ấy) thấy các sắc’ là giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây có người tác ý về hiện tướng màu xanh ở nội phần thuộc bản thân và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu xanh. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, lưu lại hiện tướng đã khéo được lưu lại, nhận định hiện tướng đã khéo được nhận định. Sau khi làm cho hiện tướng ấy đã khéo được nắm giữ, lưu lại hiện tướng đã khéo được lưu lại, nhận định hiện tướng đã khéo được nhận định, vị ấy chuyên chú tâm vào hiện tướng màu xanh ở ngoại phần và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu xanh. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, lưu lại hiện tướng đã khéo được lưu lại, nhận định hiện tướng đã khéo được nhận định. Sau khi đã làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, lưu lại hiện tướng đã khéo được lưu lại, nhận định hiện tướng đã khéo được nhận định, vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn. Vị ấy khởi ý như vầy: “Sắc này thuộc cả hai nội phần và ngoại phần” là có sự nghĩ tưởng về sắc.
Ở đây có người tác ý về hiện tướng màu vàng ...(nt)... hiện tướng màu đỏ ...(nt)... hiện tướng màu trắng ở nội phần thuộc bản thân và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu trắng. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... Sau khi làm cho hiện tướng ấy đã khéo được nắm giữ, ...(nt)... vị ấy chuyên chú tâm vào hiện tướng màu trắng thuộc ngoại phần và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu trắng. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... Sau khi đã làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn hiện tướng ấy. Vị ấy khởi ý như vầy: “Sắc này thuộc cả hai nội phần và ngoại phần” là có sự nghĩ tưởng về sắc. ‘Có sắc, (vị ấy) thấy các sắc’ là giải thoát là (có ý nghĩa) như thế.
‘Có tưởng vô sắc ở nội phần, (hành giả) thấy các sắc thuộc ngoại phần’ là giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây có người không tác ý về hiện tướng màu xanh ở nội phần thuộc bản thân và không thành tựu sự nghĩ tưởng về màu xanh. Vị ấy chuyên chú tâm vào hiện tướng màu xanh thuộc ngoại phần và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu xanh. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... Sau khi đã làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn hiện tướng ấy. Vị ấy khởi ý như vầy: “Vô sắc thuộc nội phần, sắc này thuộc ngoại phần” là có sự nghĩ tưởng về sắc.
Ở đây có người không tác ý về hiện tướng màu vàng ...(nt)... hiện tướng màu đỏ ...(nt)... hiện tướng màu trắng ở nội phần thuộc bản thân và không thành tựu sự nghĩ tưởng về màu trắng. Vị ấy chuyên chú tâm vào hiện tướng màu trắng thuộc ngoại phần và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu trắng. Vị ấy làm cho hiện tướng khéo được nắm giữ, ...(nt)... Sau khi đã làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn hiện tướng ấy. Vị ấy khởi ý như vầy: “Vô sắc thuộc nội phần, sắc này thuộc ngoại phần.” ‘Có tưởng vô sắc ở nội phần, (hành giả) thấy các sắc thuộc ngoại phần’ là giải thoát là (có ý nghĩa) như thế.
‘Khuynh hướng thuần về điều tốt đẹp’ là giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, vị tỳ khưu lan tỏa một phương với tâm từ ái rồi an trú, như vậy phương thứ nhì, như vậy phương thứ ba, như vậy phương thứ tư. Như thế vị ấy lan tỏa với tâm từ ái, bao la, lớn mạnh, vô lượng, không thù nghịch, không sân độc ở phía trên, ở phía dưới, ở phương ngang, ở khắp các nơi, khắp cả thế gian một cách trọn vẹn rồi an trú. Nhờ trạng thái phát triển của tâm từ ái, chúng sanh không có chống báng nhau. Ở đây, vị tỳ khưu lan tỏa một phương với tâm bi mẫn ...(như trên)... Nhờ trạng thái phát triển của tâm bi mẫn, chúng sanh không có chống báng nhau. Ở đây, vị tỳ khưu lan tỏa một phương với tâm hỷ ...(như trên)... Nhờ trạng thái phát triển của tâm hỷ, chúng sanh không có chống báng nhau. Ở đây, vị tỳ khưu lan tỏa một phương với tâm xả rồi an trú, ...(như trên)... Nhờ trạng thái phát triển của tâm xả, chúng sanh không có chống báng nhau. ‘Khuynh hướng thuần về điều tốt đẹp’ là giải thoát là (có ý nghĩa) như thế.
Sự chứng đạt không vô biên xứ là giải thoát gì? Ở đây, do sự hoàn toàn vượt qua các tưởng về sắc, do sự biến mất của các tưởng về bất bình, do không tác ý đến các tưởng về khác biệt một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt không vô biên xứ ‘Không gian là không có giới hạn’ rồi an trú. Sự chứng đạt không vô biên xứ là giải thoát này.
Sự chứng đạt thức vô biên xứ là giải thoát gì? Ở đây, sau khi hoàn toàn vượt qua không vô biên xứ một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt thức vô biên xứ ‘Thức là không có giới hạn’ rồi an trú. Sự chứng đạt thức vô biên xứ là giải thoát này.
Sự chứng đạt vô sở hữu xứ là giải thoát gì? Ở đây, sau khi hoàn toàn vượt qua thức vô biên xứ một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt thức vô biên xứ ‘Không có bất cứ gì’ rồi an trú. Sự chứng đạt vô sở hữu xứ là giải thoát này.
Sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là giải thoát gì? Ở đây, sau khi hoàn toàn vượt qua vô sở hữu xứ một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ rồi an trú. Sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là giải thoát này.
Sự chứng đạt sự diệt tận thọ tưởng là giải thoát gì? Ở đây, sau khi hoàn toàn vượt qua phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt sự diệt tận thọ tưởng rồi an trú. Sự chứng đạt diệt tận thọ tưởng là giải thoát này.
Giải thoát có thời hạn là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát có thời hạn.
Giải thoát vô thời hạn là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát vô thời hạn.
Giải thoát phụ thuộc thời hạn là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát phụ thuộc thời hạn.
Giải thoát không phụ thuộc thời hạn là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không phụ thuộc thời hạn.
Giải thoát có thể chuyển đổi là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát có thể chuyển đổi.
Giải thoát không thể chuyển đổi là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không thể chuyển đổi.
Giải thoát thuộc thế gian là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát thuộc thế gian.
Giải thoát vượt trên thế gian là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát vượt trên thế gian.
Giải thoát còn lậu hoặc là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát còn lậu hoặc.
Giải thoát không còn lậu hoặc là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không còn lậu hoặc.
Giải thoát còn hệ lụy vật chất là gì? Giải thoát gắn liền với (đề mục) sắc; đây là giải thoát còn hệ lụy vật chất.
Giải thoát không còn hệ lụy vật chất là gì? Giải thoát gắn liền với (đề mục) vô sắc; đây là giải thoát không còn hệ lụy vật chất.
Giải thoát không còn hệ lụy vật chất và vượt trên không còn hệ lụy vật chất là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không còn hệ lụy vật chất và vượt trên không còn hệ lụy vật chất.
Ước nguyện giải thoát là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là ước nguyện giải thoát.
Vô nguyện giải thoát là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là vô nguyện giải thoát.
An tịnh ước nguyện giải thoát là gì? Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sơ thiền, ...(như trên)... Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ; đây là an tịnh ước nguyện giải thoát.
Giải thoát bị ràng buộc là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát bị ràng buộc.
Giải thoát không bị ràng buộc là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không bị ràng buộc.
Giải thoát có bản chất giống nhau là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát có bản chất giống nhau.
Giải thoát có bản chất khác nhau là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát có bản chất khác nhau.
Giải thoát do tưởng là gì? Có thể có 1 giải thoát do tưởng thì (sẽ) có 10 giải thoát do tưởng, có 10 giải thoát do tưởng thì (sẽ) có 1 giải thoát do tưởng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi nghĩ tưởng về thường’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi nghĩ tưởng về lạc’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi nghĩ tưởng về ngã’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi nghĩ tưởng về vui thích’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi nghĩ tưởng về tham ái’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi nghĩ tưởng về nhân sanh khởi’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi nghĩ tưởng về sự nắm giữ’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi nghĩ tưởng về hiện tướng’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi nghĩ tưởng về nguyện ước’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi nghĩ tưởng về cố chấp’ là giải thoát do tưởng.
Có thể có 1 giải thoát do tưởng thì (sẽ) có 10 giải thoát do tưởng, có 10 giải thoát do tưởng thì (sẽ) có 1 giải thoát do tưởng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi nghĩ tưởng về thường’ là giải thoát do tưởng. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi nghĩ tưởng về cố chấp’ là giải thoát do tưởng. Có thể có một giải thoát do tưởng thì (sẽ) có mười giải thoát do tưởng, có mười giải thoát do tưởng thì (sẽ) có một giải thoát do tưởng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi nghĩ tưởng về thường’ là giải thoát do tưởng. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử giải thoát khỏi nghĩ tưởng về cố chấp’ là giải thoát do tưởng. Có thể có một giải thoát do tưởng thì (sẽ) có mười giải thoát do tưởng, có mười giải thoát do tưởng thì (sẽ) có một giải thoát do tưởng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế. Đây là giải thoát do tưởng.
Giải thoát do trí là gì? Có thể có một giải thoát do trí thì (sẽ) có mười giải thoát do trí, có mười giải thoát do trí thì (sẽ) có một giải thoát do trí bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? ‘Trí do sự quán xét về vô thường đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về thường’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về khổ não đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về lạc’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về ngã’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về nhàm chán đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về vui thích’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về tham ái’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về diệt tận đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về nhân sanh khởi’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về sự nắm giữ’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về vô tướng đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về hiện tướng’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về nguyện ước’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về không tánh đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về cố chấp’ là giải thoát do trí.
Có thể có một giải thoát do trí thì (sẽ) có mười giải thoát do trí, có mười giải thoát do trí thì (sẽ) có một giải thoát do trí bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về thường’ là giải thoát do trí. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về cố chấp’ là giải thoát do trí. Có thể có một giải thoát do trí thì (sẽ) có mười giải thoát do trí, có mười giải thoát do trí thì (sẽ) có một giải thoát do trí bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về thường’ là giải thoát do trí. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về cố chấp’ là giải thoát do trí. Có thể có một giải thoát do trí thì (sẽ) có mười giải thoát do trí, có mười giải thoát do trí thì (sẽ) có một giải thoát do trí bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế. Đây là giải thoát do trí.
Giải thoát có sự bình lặng là gì? Có thể có một giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có mười giải thoát có sự bình lặng, có mười giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có một giải thoát có sự bình lặng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô thường, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về thường’ là giải thoát có sự bình lặng. ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về khổ não, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về lạc’ là giải thoát có sự bình lặng. ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô ngã, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về ngã’ là là giải thoát có sự bình lặng ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về nhàm chán, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về vui thích’ là ... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về ly tham ái, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về tham ái’ là ... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về diệt tận, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về nhân sanh khởi’ là ... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về từ bỏ, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về sự nắm giữ’ là ... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô tướng, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về hiện tướng’ là là giải thoát có sự bình lặng ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô nguyện, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về nguyện ước’ là là giải thoát có sự bình lặng ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về không tánh, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về cố chấp’ là giải thoát có sự bình lặng.
Có thể có một giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có mười giải thoát có sự bình lặng, có mười giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có một giải thoát có sự bình lặng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô thường ở sắc, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về thường’ là giải thoát có sự bình lặng. ...(như trên)... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về không tánh ở sắc, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về cố chấp’ là giải thoát có sự bình lặng. Có thể có một giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có mười giải thoát có sự bình lặng, có mười giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có một giải thoát có sự bình lặng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về thường’ là giải thoát có sự bình lặng. ...(như trên)... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về không tánh ở lão tử, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về cố chấp’ là giải thoát có sự bình lặng.
Có thể có một giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có 10 giải thoát có sự bình lặng, có 10 giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có một giải thoát có sự bình lặng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế. Đây là giải thoát có sự bình lặng.
Giải thoát do thiền là gì? ‘Sự thoát ly được nung nấu là thiền, ‘thiêu đốt ước muốn trong các dục’ là thiền, ‘trong khi nung nấu, được giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘trong khi thiêu đốt, được giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘nung nấu’ là các pháp, ‘thiêu đốt’ là các phiền não, ‘biết điều được nung nấu và điều được thiêu đốt’ là giải thoát do thiền. ‘Sự không sân độc được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt sân độc’ là thiền ‘trong khi nung nấu, được giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘trong khi thiêu đốt, được giải thoát’ là giải thoát do thiền. ‘nung nấu’ là các pháp, ‘thiêu đốt’ là các phiền não, ‘biết điều được nung nấu và điều được thiêu đốt’ là giải thoát do thiền. ‘Sự nghĩ tưởng về ánh sáng được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt sự lờ đờ buồn ngủ’ là thiền ...(nt)... ‘Sự không tản mạn được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt phóng dật’ là thiền ...(nt)... ‘Sự xác định pháp được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt hoài nghi’ là thiền ...(nt)... ‘Trí được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt vô minh’ là thiền ...(nt)... ‘Sự hân hoan được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt sự không hứng thú’ là thiền ...(nt)... ‘Sơ thiền được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt các pháp ngăn che’ là thiền ...(nt)... ‘Đạo A-la-hán được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt toàn bộ phiền não’ là thiền, ‘trong khi nung nấu, được giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘trong khi thiêu đốt, được giải thoát’ là giải thoát do thiền. ‘nung nấu’ là các pháp, ‘thiêu đốt’ là các phiền não, ‘biết điều được nung nấu và điều được thiêu đốt’ là giải thoát do thiền. Đây là giải thoát do thiền.
Giải thoát của tâm không chấp thủ là gì? Có thể có một giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có mười giải thoát của tâm không chấp thủ, có mười giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có một giải thoát của tâm không chấp thủ bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi chấp thủ về thường’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi chấp thủ về lạc’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi chấp thủ về ngã’ là giải thoát của tâm không chấp thủ ‘Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi chấp thủ về vui thích’ là ... ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi chấp thủ về tham ái’ là ... ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi chấp thủ về nhân sanh khởi’ là ... ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi chấp thủ về sự nắm giữ’ là ... ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi chấp thủ về hiện tướng’ là ... ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi chấp thủ về nguyện ước’ là giải thoát của tâm không chấp thủ ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi chấp thủ về cố chấp’ là giải thoát của tâm không chấp thủ.
Có thể có một giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có mười giải thoát của tâm không chấp thủ, có mười giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có một giải thoát của tâm không chấp thủ bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi chấp thủ về thường’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi chấp thủ về cố chấp’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. Có thể có một giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có mười giải thoát của tâm không chấp thủ, có mười giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có một giải thoát của tâm không chấp thủ bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về không tánh ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi chấp thủ về cố chấp’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. Có thể có một ... thì (sẽ) có mười ..., có mười ... thì (sẽ) có 1 giải thoát của tâm không chấp thủ bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi bao nhiêu chấp thủ? Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi bao nhiêu chấp thủ? Trí do sự quán xét về vô ngã ...? Trí do sự quán xét về nhàm chán ...? Trí do sự quán xét về ly tham ái ...? Trí do sự quán xét về diệt tận ...? Trí do sự quán xét về từ bỏ ...? Trí do sự quán xét về vô tướng ...? Trí do sự quán xét về vô nguyện ...? Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi bao nhiêu chấp thủ?
Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi ba chấp thủ. Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi một chấp thủ. Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi ba chấp thủ. Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi một chấp thủ. Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi một chấp thủ. Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi bốn chấp thủ. Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi bốn chấp thủ. Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi ba chấp thủ. Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi một chấp thủ. Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi ba chấp thủ.
Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi ba chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi ba chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi một chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục; trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi một chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi ba chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi ba chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi một chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục; trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi một chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi một chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục; trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi một chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi bốn chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục, khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi bốn chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi bốn chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục, khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi bốn chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi ba chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi ba chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi một chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục; trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi một chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi ba chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi ba chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về vô thường, trí do sự quán xét về vô ngã, trí do sự quán xét về vô tướng, trí do sự quán xét về không tánh, bốn trí này giải thoát khỏi ba chấp thủ là sự chấp thủ về (tà) kiến, sự chấp thủ vào giới và nghi thức, sự chấp thủ về ngã luận thuyết. Trí do sự quán xét về khổ não, trí do sự quán xét về nhàm chán, trí do sự quán xét về ly tham ái, trí do sự quán xét về vô nguyện, bốn trí này giải thoát khỏi một chấp thủ là sự chấp thủ về (ngũ) dục. Trí do sự quán xét về diệt tận, trí do sự quán xét về từ bỏ, hai trí này giải thoát khỏi bốn chấp thủ là sự chấp thủ về (ngũ) dục, sự chấp thủ về (tà) kiến, sự chấp thủ vào giới và nghi thức, sự chấp thủ về ngã luận thuyết. Đây là sự giải thoát của tâm không chấp thủ.
Phần giảng về Giải Thoát là tụng phẩm thứ nhất.
Hơn nữa, đây là ba cánh cửa giải thoát dẫn đến lối ra khỏi thế giới. Do tính chất quán xét của vị đang phân định giới hạn các hành và do tính chất tiến vào của tâm ở trong bản thể vô tướng, do sự giao động của ý ở các hành và do tính chất tiến vào của tâm trong bản thể vô nguyện, do tính chất quán xét tất cả các pháp là sai khác và do tính chất tiến vào của tâm ở trong bản thể không tánh; đây là ba cánh cửa giải thoát dẫn đến lối ra khỏi thế giới.
Đối với vị đang tác ý vô thường, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý khổ não, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý vô ngã, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý vô thường, các hành hiện diện như là sự đoạn tận. Đối với vị đang tác ý khổ não, các hành hiện diện như là sự kinh hãi. Đối với vị đang tác ý vô ngã, các hành hiện diện như là không.
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý khổ não, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm được dồi dào về cương quyết. Đối với vị đang tác ý khổ não, tâm được dồi dào về tịnh. Đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm được dồi dào về hiểu biết.
Trong khi tác ý vô thường, vị dồi dào về cương quyết thành đạt quyền gì? Trong khi tác ý khổ não, vị dồi dào về tịnh thành đạt quyền gì? Trong khi tác ý vô ngã, vị dồi dào về hiểu biết thành đạt quyền gì? Trong khi tác ý vô thường, vị dồi dào về cương quyết thành đạt tín quyền. Trong khi tác ý khổ não, vị dồi dào về tịnh thành đạt định quyền. Trong khi tác ý vô ngã, vị dồi dào về hiểu biết thành đạt tuệ quyền.
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập?
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập?
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập?
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, tín quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập quyền ở người thực hành sai trái.
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, định quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập quyền ở người thực hành sai trái.
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập quyền ở người thực hành sai trái.
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, quyền nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì?
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, quyền nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì?
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, quyền nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì?
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, tín quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt.
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, định quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt.
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt.
Đối với vị đang tác ý vô thường, quyền nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của quyền nào, là được giải thoát do đức tin? Đối với vị đang tác ý khổ não, quyền nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của quyền nào, là có thân chứng? Đối với vị đang tác ý vô ngã, quyền nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của quyền nào, là đạt được do kiến?
Đối với vị đang tác ý vô thường, tín quyền là nổi bật; do trạng thái nổi bật của tín quyền, là được giải thoát do đức tin. Đối với vị đang tác ý khổ não, định quyền là nổi bật; do trạng thái nổi bật của định quyền, là có thân chứng. Đối với vị đang tác ý vô ngã, tuệ quyền là nổi bật; do trạng thái nổi bật của tuệ quyền, là đạt được do kiến.
‘Trong khi có đức tin, được giải thoát’ là được giải thoát do đức tin. ‘Do trạng thái chạm đến, được tác chứng’ là có thân chứng. ‘Do trạng thái đã được thấy, đã đạt được’ là đạt được do kiến. ‘Trong khi có đức tin, được giải thoát’ là được giải thoát do đức tin. ‘Trước tiên xúc chạm với sự xúc chạm của thiền, sau đó tác chứng sự tịch diệt Niết Bàn’ là có thân chứng. ‘ ‘Các hành là khổ, tịch diệt là lạc’ là điều đã được biết, được hiểu, được tác chứng, được chạm đến bởi tuệ’ là đạt được do kiến.
Đây là người được giải thoát do đức tin, là người có thân chứng, và là người đạt được do kiến, có thể ba người này vừa được giải thoát do đức tin, vừa có thân chứng, vừa đạt được do kiến bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền là được giải thoát do đức tin; đối với vị đang tác ý khổ não có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền là được giải thoát do đức tin; đối với vị đang tác ý vô ngã có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền là được giải thoát do đức tin. Như vậy, ba người này được giải thoát do đức tin nhờ vào tác động của tín quyền.
Đối với vị đang tác ý khổ não có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền là có thân chứng; đối với vị đang tác ý vô ngã có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền là có thân chứng; đối với vị đang tác ý vô thường có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền là có thân chứng. Như vậy, ba người này là có thân chứng nhờ vào tác động của định quyền.
Đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền là đạt được do kiến; đối với vị đang tác ý vô thường có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền là đạt được do kiến; đối với vị đang tác ý khổ não có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền là đạt được do kiến. Như vậy, ba người này là đạt được do kiến nhờ vào tác động của tuệ quyền.
Đây là người được giải thoát do đức tin, là người có thân chứng, và là người đạt được do kiến, có thể ba người này vừa được giải thoát do đức tin, vừa có thân chứng, vừa đạt được do kiến bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
Đây là người được giải thoát do đức tin, là người có thân chứng, và là người đạt được do kiến, có thể ba người này một người được giải thoát do đức tin, người khác có thân chứng, và người khác nữa đạt được do kiến.
Có thể có: Có thể có là thế nào? Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền là được giải thoát do đức tin; đối với vị đang tác ý khổ não có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền là có thân chứng; đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền là được giải thoát do kiến.
Và đây là người được giải thoát do đức tin, là người có thân chứng, và là người đạt được do kiến. Có thể ba người này, một người được giải thoát do đức tin, người khác có thân chứng, và người khác nữa đạt được do kiến là (có ý nghĩa) như thế.
Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhập Lưu; vì thế được nói rằng: “Vị tùy tín hành.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tín quyền, có sự tu tập của bốn quyền. Chính các vị nào thành đạt Đạo Nhập Lưu nhờ vào tác động của tín quyền, tất cả các vị ấy là các vị tùy tín hành.
Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền Quả Nhập Lưu được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Được giải thoát do đức tin.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tín quyền, bốn quyền là được tu tập, là được tu tập tốt đẹp. Chính các vị nào tác chứng Quả Nhập Lưu nhờ vào tác động của tín quyền, tất cả các vị ấy là các vị được giải thoát do đức tin.
Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhất Lai; ...(như trên)... Quả Nhất Lai được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo Bất Lai; ...(như trên)... Quả Bất Lai được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo A-la-hán; ...(như trên)... Quả A-la-hán được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Được giải thoát do đức tin.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, ...(như trên)..., là các tương ưng duyên. Chính các vị nào tác chứng phẩm vị A-la-hán nhờ vào tác động của tín quyền, tất cả các vị ấy là các vị được giải thoát do đức tin.
Đối với vị đang tác ý khổ não có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhập Lưu; vì thế được nói rằng: “Vị có thân chứng.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của định quyền, có sự tu tập của bốn quyền. Chính các vị nào thành đạt Đạo Nhập Lưu nhờ vào tác động của định quyền, tất cả các vị ấy là các vị có thân chứng.
Đối với vị đang tác ý khổ não có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền Quả Nhập Lưu được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo Nhất Lai; ...(như trên)... Quả Nhất Lai được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo Bất Lai; ...(như trên)... Quả Bất Lai được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo A-la-hán; ...(như trên)... Quả A-la-hán được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Vị có thân chứng.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của định quyền, bốn quyền là được tu tập, là được tu tập tốt đẹp. Chính các vị nào tác chứng phẩm vị A-la-hán nhờ vào tác động của định quyền, tất cả các vị ấy là các vị có thân chứng.
Đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhập Lưu; vì thế được nói rằng: “Vị tùy Pháp hành.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tuệ quyền, có sự tu tập của bốn quyền. Chính các vị nào thành đạt Đạo Nhập Lưu nhờ vào tác động của tuệ quyền, tất cả các vị ấy là các vị tùy Pháp hành.
Đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền Quả Nhập Lưu được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Vị đạt được do kiến.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tuệ quyền, bốn quyền là được tu tập, là được tu tập tốt đẹp. Chính các vị nào tác chứng Quả Nhập Lưu nhờ vào tác động của tuệ quyền, tất cả các vị ấy là các vị đạt được do kiến.
Đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhất Lai; ...(nt)... Quả Nhất Lai được tác chứng; ...(nt)... thành đạt Đạo Bất Lai; ...(nt)... Quả Bất Lai được tác chứng; ...(nt)... thành đạt Đạo A-la-hán; ...(nt)... Quả A-la-hán được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Vị tùy Pháp hành.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tuệ quyền, bốn quyền là được tu tập, là được tu tập tốt đẹp. Chính các vị nào tác chứng phẩm vị A-la-hán nhờ vào tác động của tuệ quyền, tất cả các vị ấy là các vị đạt được do kiến.
Chính các vị nào đã tu tập, đang tu tập, hoặc sẽ tu tập, đã đắc chứng, đang đắc chứng, hoặc sẽ đắc chứng, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được, đã thành đạt, đang thành đạt, hoặc sẽ thành đạt, đã thấu triệt, đang thấu triệt, hoặc sẽ thấu triệt, đã tác chứng, đang tác chứng, hoặc sẽ tác chứng, đã chạm đến, đang chạm đến, hoặc sẽ chạm đến, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được ưu thế, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự toàn hảo, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự tự tín về thoát ly, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào đã tu tập, ...(nt)... sẽ đạt được sự tự tín về không sân độc ... về sự nghĩ tưởng đến ánh sáng ... về không tản mạn ... về sự xác định pháp ... về trí ... về sự hân hoan ... về sơ thiền ... về nhị thiền ... về tam thiền ... về tứ thiền ... về sự chứng đạt không vô biên xứ ... về sự chứng đạt thức vô biên xứ ... về sự chứng đạt vô sở hữu xứ ... về sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ ... về sự quán xét vô thường ... về sự quán xét khổ não ... về sự quán xét vô ngã ... về sự quán xét về nhàm chán ... về sự quán xét về ly tham ái ... về sự quán xét về diệt tận ... về sự quán xét về từ bỏ ... về sự quán xét về đoạn tận ... về sự quán xét về biến hoại ... về sự quán xét về chuyển biến ... về sự quán xét vô tướng ... về sự quán xét vô nguyện ... về sự quán xét không tánh ... về sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ ... về sự biết và thấy đúng theo thực thể ... về sự quán xét về tai hại ... về sự quán xét về phân biệt rõ ... về sự quán xét về ly khai ... về Đạo Nhập Lưu ... về Đạo Nhất Lai ... về Đạo Bất Lai ... về Đạo A-la-hán ... về bốn sự thiết lập niệm ... về bốn Chánh Cần ... về bốn nền tảng của thần thông ... về năm Quyền ... về bảy Giác Chi ... về Thánh Đạo tám chi phần ...
Chính các vị nào đã tu tập, đang tu tập, hoặc sẽ tu tập, đã đắc chứng, đang đắc chứng, hoặc sẽ đắc chứng, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được, đã thành đạt, đang thành đạt, hoặc sẽ thành đạt, đã thấu triệt, đang thấu triệt, hoặc sẽ thấu triệt, đã tác chứng, đang tác chứng, hoặc sẽ tác chứng, đã chạm đến, đang chạm đến, hoặc sẽ chạm đến, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được ưu thế, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự toàn hảo, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự tự tín về tám giải thoát, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được bốn phân tích ...(như trên)... tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào đã thấu triệt, đang thấu triệt, hoặc sẽ thấu triệt ...(nt)... về ba minh, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào đã học tập, đang học tập, hoặc sẽ học tập, đã tác chứng, đang tác chứng, hoặc sẽ tác chứng, đã chạm đến, đang chạm đến, hoặc sẽ chạm đến, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được ưu thế, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự toàn hảo, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự tự tín về ba sự học tập, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào biết toàn diện về Khổ, ...(nt)... từ bỏ nhân sanh (Khổ), ...(nt)... tác chứng sự diệt tận (Khổ), ...(nt)... tu tập về Đạo, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Sự thấu triệt chân lý là với bao nhiêu biểu hiện? Hành giả thấu triệt các chân lý với bao nhiêu biểu hiện? Sự thấu triệt chân lý là với bốn biểu hiện, hành giả thấu triệt các chân lý với bốn biểu hiện: Thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của sự dứt bỏ, thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của sự tác chứng, thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của sự tu tập. Sự thấu triệt chân lý là với bốn biểu hiện này, trong khi thấu triệt bốn chân lý với bốn biểu hiện này, (hành giả) được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Sự thấu triệt chân lý là với bao nhiêu biểu hiện? Hành giả thấu triệt các chân lý với bao nhiêu biểu hiện? Sự thấu triệt chân lý là với chín biểu hiện, hành giả thấu triệt các chân lý với chín biểu hiện: Thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của sự dứt bỏ, thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của sự tác chứng, thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của sự tu tập. Và có sự thấu triệt bằng thắng trí đối với tất cả các pháp, có sự thấu triệt do biết toàn diện đối với tất cả các hành, có sự thấu triệt do từ bỏ đối với tất cả bất thiện, có sự thấu triệt do tu tập đối với bốn Đạo, và có sự thấu triệt do tác chứng đối với sự diệt tận. Sự thấu triệt chân lý là với chín biểu hiện này, trong khi thấu triệt bốn chân lý với chín biểu hiện này, (hành giả) được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Tụng Phẩm thứ nhì.
Đối với vị đang tác ý vô thường, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý khổ não, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý vô ngã, các hành hiện diện như thế nào? (1)
Đối với vị đang tác ý vô thường, các hành hiện diện như là sự đoạn tận; đối với vị đang tác ý khổ não, các hành hiện diện như là sự kinh hãi; đối với vị đang tác ý vô ngã, các hành hiện diện như là không. (2)
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý khổ não, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm được dồi dào về điều gì? (1)
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm được dồi dào về cương quyết; đối với vị đang tác ý khổ não, tâm được dồi dào về tịnh; đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm được dồi dào về hiểu biết. (2)
Trong khi tác ý vô thường, vị dồi dào về cương quyết thành đạt giải thoát gì? Trong khi tác ý khổ não, vị dồi dào về tịnh thành đạt giải thoát gì? Trong khi tác ý vô ngã, vị có sự hiểu biết dồi dào thành đạt giải thoát gì? (1)
Trong khi tác ý vô thường, vị dồi dào về cương quyết thành đạt vô tướng giải thoát. Trong khi tác ý khổ não, vị dồi dào về tịnh thành đạt vô nguyện giải thoát. Trong khi tác ý vô ngã, vị có sự hiểu biết dồi dào thành đạt không tánh giải thoát. (2)
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập? (1)
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập? (2)
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập? (3)
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, vô tướng giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập giải thoát ở người thực hành sai trái. (1)
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, vô nguyện giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập giải thoát ở người thực hành sai trái. (2)
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, không tánh giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập giải thoát ở người thực hành sai trái. (3)
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì? (1)
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì? (2)
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì? (3)
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, vô tướng giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, vô tướng giải thoát là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt. (1)
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, vô nguyện giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, vô nguyện giải thoát là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt. (2)
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, không tánh giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, không tánh giải thoát là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có hai quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt. (3)
Đối với vị đang tác ý vô thường, giải thoát nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của giải thoát nào là được giải thoát do đức tin? Đối với vị đang tác ý khổ não, giải thoát nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của giải thoát nào là có thân chứng? Đối với vị đang tác ý vô ngã, giải thoát nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của giải thoát nào là đạt được do kiến? (1)
Đối với vị đang tác ý vô thường, vô tướng giải thoát là nổi bật, do trạng thái nổi bật của vô tướng giải thoát là được giải thoát do đức tin; đối với vị đang tác ý khổ não, vô nguyện giải thoát là nổi bật, do trạng thái nổi bật của vô nguyện giải thoát là có thân chứng; đối với vị đang tác ý vô ngã, không tánh giải thoát là nổi bật, do trạng thái nổi bật của không tánh giải thoát là đạt được do kiến. (2)
‘Trong khi có đức tin, (hành giả) giải thoát’ là được giải thoát do đức tin. ‘Do trạng thái đã chạm đến, (hành giả) tác chứng’ là có thân chứng. ‘Do trạng thái đã được thấy, (hành giả) đạt được’ là đạt được do kiến. ‘Trong khi có đức tin, (hành giả) giải thoát’ là được giải thoát do đức tin. ‘(Hành giả) xúc chạm với sự xúc chạm của thiền trước, sau đó tác chứng sự tịch diệt Niết Bàn’ là có thân chứng. “ ‘Các hành là khổ, tịch diệt là lạc’ là điều đã được biết, được hiểu, được tác chứng, được chạm đến bởi tuệ” là đạt được do kiến. ...(như trên)...
Chính các vị nào đã tu tập, đang tu tập, hoặc sẽ tu tập, ...(như trên)... tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, là có thân chứng nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát.
Chính các vị nào đã tu tập, ...(nt)... về sự không sân độc ...(nt)... về sự nghĩ tưởng đến ánh sáng ...(nt)... về sự không tản mạn ...(nt)... Chính các vị nào biết toàn diện về Khổ, ... từ bỏ nhân sanh (Khổ), ... tác chứng sự diệt tận (Khổ), ... tu tập về Đạo, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, là có thân chứng nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát.
Sự thấu triệt chân lý là với bao nhiêu biểu hiện? Hành giả thấu triệt các chân lý với bao nhiêu biểu hiện? Sự thấu triệt chân lý là với bốn biểu hiện, hành giả thấu triệt các chân lý với bốn biểu hiện.
(Hành giả) thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của sự dứt bỏ, thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của sự tác chứng, thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của sự tu tập. Sự thấu triệt chân lý là với bốn biểu hiện này, trong khi thấu triệt bốn chân lý với bốn biểu hiện này, (hành giả) được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, là có thân chứng nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát.
Sự thấu triệt chân lý là với bao nhiêu biểu hiện? Hành giả thấu triệt các chân lý với bao nhiêu biểu hiện? Sự thấu triệt chân lý là với chín biểu hiện. Hành giả thấu triệt các chân lý với chín biểu hiện: Thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, ...(nt)... Và có sự thấu triệt bằng thắng trí đối với tất cả các pháp, ...(nt)... và có sự thấu triệt do tác chứng đối với sự diệt tận.
Sự thấu triệt chân lý là với chín biểu hiện này, trong khi thấu triệt bốn chân lý với chín biểu hiện này, (hành giả) được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, là có thân chứng nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát.
Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể các pháp nào? Sự thấy đúng đắn là (có ý nghĩa) thế nào? Do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là vô thường là (có ý nghĩa) thế nào? Hoài nghi được dứt bỏ ở đâu? (1)
Trong khi tác ý khổ não, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể các pháp nào? Sự thấy đúng đắn là (có ý nghĩa) thế nào? Do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là khổ não là (có ý nghĩa) thế nào? Hoài nghi được dứt bỏ ở đâu? (2)
Trong khi tác ý vô ngã, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể các pháp nào? Sự thấy đúng đắn là (có ý nghĩa) thế nào? Do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là vô ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Hoài nghi được dứt bỏ ở đâu? (3)
Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) nhận biết, nhận thấy đúng theo thực thể về hiện tướng; vì thế được gọi là sự thấy đúng đắn. Như vậy, do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là vô thường. Hoài nghi được dứt bỏ ở đây. (1)
Trong khi tác ý khổ não, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể về sự vận hành; vì thế được gọi là sự thấy đúng đắn. Như vậy, do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là khổ não. Hoài nghi được dứt bỏ ở đây. (2)
Trong khi tác ý vô ngã, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể về hiện tướng và sự vận hành; vì thế được gọi là sự thấy đúng đắn. Như vậy, do tiếp nối việc ấy, tất cả các pháp được thấy rõ là vô ngã. Hoài nghi được dứt bỏ ở đây. (3)
Trí đúng theo thực thể, sự thấy đúng đắn, sự vượt qua hoài nghi, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Trí đúng theo thực thể, sự thấy đúng đắn, sự vượt qua hoài nghi, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác.
Đối với vị đang tác ý vô thường, điều gì hiện diện là kinh hãi? Đối với vị đang tác ý khổ não, điều gì hiện diện là kinh hãi? Đối với vị đang tác ý vô ngã, điều gì hiện diện là kinh hãi?
Đối với vị đang tác ý vô thường, hiện tướng hiện diện là kinh hãi? Đối với vị đang tác ý khổ não, sự vận hành hiện diện là kinh hãi? Đối với vị đang tác ý vô ngã, hiện tướng và sự vận hành hiện diện là kinh hãi.
Tuệ liên quan đến sự hiện diện của kinh hãi, trí liên quan đến điều tai hại, và sự nhàm chán, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Tuệ liên quan đến sự hiện diện của kinh hãi, trí liên quan đến điều tai hại, và sự nhàm chán, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác.
Quán xét về vô ngã và quán xét về không tánh, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Quán xét về vô ngã và quán xét về không tánh, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác.
Đối với vị đang tác ý vô thường, do sự phân biệt rõ điều gì khiến trí được sanh lên? Đối với vị đang tác ý khổ não, do sự phân biệt rõ điều gì khiến trí được sanh lên? Đối với vị đang tác ý vô ngã, do sự phân biệt rõ điều gì khiến trí được sanh lên?
Đối với vị đang tác ý vô thường, do sự phân biệt rõ hiện tướng khiến trí được sanh lên; đối với vị đang tác ý khổ não, do sự phân biệt rõ sự vận hành khiến trí được sanh lên; đối với vị đang tác ý vô ngã, do sự phân biệt rõ hiện tướng và sự vận hành khiến trí được sanh lên. (1)
Sự mong muốn giải thoát, sự quán xét do phân biệt rõ, và trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Sự mong muốn giải thoát, sự quán xét do phân biệt rõ, và trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác. (2)
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm thoát ra khỏi nơi nào? tâm tiến vào nơi nào? Đối với vị đang tác ý khổ não, tâm thoát ra khỏi nơi nào? tâm tiến vào nơi nào? Đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm thoát ra khỏi nơi nào? tâm tiến vào nơi nào?
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm thoát ra khỏi hiện tướng, tâm tiến vào vô tướng; đối với vị đang tác ý khổ não, tâm thoát ra khỏi sự vận hành, tâm tiến vào sự không vận hành; đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm thoát ra khỏi hiện tướng và sự vận hành, tâm tiến vào vô tướng, vào sự không vận hành, vào sự diệt tận là cảnh giới Niết Bàn. (3)
Tuệ liên quan đến sự thoát ra và ly khai ngoại phần, và các sự chuyển tộc, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Tuệ liên quan đến sự thoát ra và ly khai ngoại phần, và các sự chuyển tộc, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác. (4)
Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) giải thoát bằng sự giải thoát nào; trong khi tác ý khổ não, giải thoát bằng sự giải thoát nào; trong khi tác ý vô ngã, giải thoát bằng sự giải thoát nào? Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) giải thoát bằng vô tướng giải thoát; trong khi tác ý khổ não, giải thoát bằng vô nguyện giải thoát; trong khi tác ý vô ngã, giải thoát bằng không tánh giải thoát. (5)
Tuệ liên quan đến sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần), và trí liên quan đến Đạo, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Tuệ liên quan đến sự thoát ra và ly khai cả hai, và trí liên quan đến Đạo, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác. (6)
Ba loại giải thoát ở vào sát-na khác nhau là với bao nhiêu biểu hiện, ba loại giải thoát ở vào cùng một sát-na là với bao nhiêu biểu hiện? Ba loại giải thoát ở vào sát-na khác nhau là với bốn biểu hiện, ba loại giải thoát ở vào cùng một sát-na là với bảy biểu hiện.
Ba loại giải thoát ở vào sát-na khác nhau là với bốn biểu hiện nào? Với ý nghĩa pháp chủ đạo, với ý nghĩa khẳng định, với ý nghĩa quả quyết, với ý nghĩa dẫn xuất.
Ba loại giải thoát với ý nghĩa pháp chủ đạo ở vào sát-na khác nhau là thế nào? Đối với vị đang tác ý vô thường vô tướng giải thoát là pháp chủ đạo, tác ý khổ não vô nguyện giải thoát là pháp chủ đạo, tác ý vô ngã không tánh giải thoát là pháp chủ đạo. Ba loại giải thoát với ý nghĩa pháp chủ đạo ở vào sát-na khác nhau là thế ấy. (1)
Ba loại giải thoát với ý nghĩa khẳng định ở vào sát-na khác nhau là thế nào? Trong khi tác ý vô thường, nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, (hành giả) khẳng định tâm; trong khi tác ý khổ não, nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, (hành giả) khẳng định tâm; trong khi tác ý vô ngã, nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát, (hành giả) khẳng định tâm. Ba loại giải thoát với ý nghĩa khẳng định ở vào sát-na khác nhau là thế ấy. (2)
Ba loại giải thoát với ý nghĩa quả quyết ở vào sát-na khác nhau là thế nào? Trong khi tác ý vô thường, nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, (hành giả) quả quyết tâm, trong khi tác ý khổ não, nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, (hành giả) quả quyết tâm, trong khi tác ý vô ngã, nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát, (hành giả) quả quyết tâm. Ba loại giải thoát với ý nghĩa quả quyết ở vào sát-na khác nhau là thế ấy. (3)
Ba loại giải thoát với ý nghĩa dẫn xuất ở vào sát-na khác nhau là thế nào? Trong khi tác ý vô thường, nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, (hành giả) dẫn xuất đến sự diệt tận Niết Bàn, trong khi tác ý khổ não, nhờ năng lực của vô nguyện giải thoát, dẫn xuất đến sự diệt tận Niết Bàn, trong khi tác ý vô ngã, nhờ năng lực của không tánh giải thoát, dẫn xuất đến sự diệt tận Niết Bàn. Ba loại giải thoát với ý nghĩa dẫn xuất ở vào sát-na khác nhau là thế ấy. (4)
Ba loại giải thoát ở vào sát-na khác nhau là với bốn biểu hiện này.
Ba loại giải thoát ở vào cùng một sát-na là với bảy biểu hiện nào? Với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với ý nghĩa chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội.
Ba loại giải thoát với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với ý nghĩa chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội ở vào cùng một sát-na là thế nào?
‘Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) giải thoát khỏi hiện tướng’ là vô tướng giải thoát, ‘giải thoát khỏi điều nào thì không còn nguyện ước điều ấy’ là vô nguyện giải thoát, ‘điều ấy không nguyện ước thì với điều ấy là không’ là không tánh giải thoát, ‘với điều nào là không, là vô tướng với hiện tướng ấy’ là vô tướng giải thoát. Ba loại giải thoát với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với ý nghĩa chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội ở vào cùng một sát-na là thế ấy. (1)
‘Trong khi tác ý khổ não, (hành giả) giải thoát khỏi nguyện ước’ là vô nguyện giải thoát, ‘điều ấy không nguyện ước thì với điều ấy là không’ là không tánh giải thoát, ‘với điều nào là không, là vô tướng với hiện tướng ấy’ là vô tướng giải thoát, ‘vô tướng với hiện tướng nào thì không còn mong mỏi điều ấy’ là vô nguyện giải thoát. Ba loại giải thoát với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với sự chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội ở vào cùng một sát-na là thế ấy. (2)
‘Trong khi tác ý vô ngã, (hành giả) giải thoát khỏi cố chấp’ là không tánh giải thoát, ‘với điều nào là không, là vô tướng với hiện tướng ấy’ là vô tướng giải thoát, ‘vô tướng với hiện tướng nào thì không còn mong mỏi điều ấy’ là vô nguyện giải thoát, ‘điều ấy không nguyện ước thì với điều ấy là không’ là không tánh giải thoát. Ba loại giải thoát với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với ý nghĩa chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội ở vào cùng một sát-na là thế ấy. (3)
Ba loại giải thoát ở vào cùng một sát-na là với bảy biểu hiện này.
Có sự giải thoát, có cánh cửa, có cánh cửa của giải thoát, có đối nghịch của giải thoát, có (pháp) phù hợp với giải thoát, có sự ly khai do giải thoát, có sự tu tập giải thoát, có sự tịnh lặng của giải thoát.
Giải thoát là gì? Không tánh giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát.
Không tánh giải thoát là gì? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi cố chấp về thường’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi cố chấp về lạc’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi cố chấp về ngã’ là không tánh giải thoát.‘Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi cố chấp về vui thích’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi cố chấp về tham ái’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi cố chấp về nhân sanh khởi’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi cố chấp về nắm giữ’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi cố chấp về hiện tướng’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi cố chấp về nguyện ước’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi tất cả các cố chấp’ là không tánh giải thoát.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi cố chấp về thường’ là không tánh giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi tất cả các cố chấp’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi cố chấp về thường’ là không tánh giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử giải thoát khỏi tất cả các cố chấp’ là không tánh giải thoát. Đây là không tánh giải thoát. (1)
Vô tướng giải thoát là gì? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi hiện tướng về thường’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi hiện tướng về lạc’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi hiện tướng về ngã’ là ... ‘Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi hiện tướng về vui thích’ là ... ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi hiện tướng về tham ái’ là ... ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi hiện tướng về nhân sanh khởi’ là ... ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi hiện tướng về nắm giữ’ là ... ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng’ là ... ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi hiện tướng về nguyện ước’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi hiện tướng về cố chấp’ là vô tướng giải thoát.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi hiện tướng về thường’ là vô tướng giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về vô tướng ở sắc giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện ở sắc giải thoát khỏi hiện tướng về nguyện ước’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi hiện tướng về cố chấp’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi hiện tướng về thường’ là vô tướng giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về vô tướng ở lão tử giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện ở lão tử giải thoát khỏi hiện tướng về nguyện ước’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử giải thoát khỏi hiện tướng về cố chấp’ là vô tướng giải thoát. Đây là vô tướng giải thoát. (2)
Vô nguyện giải thoát là gì? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi nguyện ước về thường’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi nguyện ước về lạc’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi nguyện ước về ngã’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi nguyện ước về tham ái’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi nguyện ước về nhân sanh khởi’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi nguyện ước về nắm giữ’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi nguyện ước về hiện tướng’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi tất cả cảc nguyện ước’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi nguyện ước về cố chấp’ là vô nguyện giải thoát.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi nguyện ước về thường’ là vô nguyện giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện ở sắc giải thoát khỏi tất cả các nguyện ước’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi nguyện ước về cố chấp’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi tất cả các nguyện ước’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử giải thoát khỏi nguyện ước về cố chấp’ là vô nguyện giải thoát. Đây là vô nguyện giải thoát. (3) Đây là giải thoát. (1)
Cánh cửa là gì? Những gì là không sai trái, là thiện, là các pháp dự phần giác ngộ được sanh ra ở trường hợp ấy, điều ấy là cánh cửa. (2)
Cánh cửa của giải thoát là gì? Đối tượng nào của các pháp ấy là sự diệt tận Niết Bàn, (đối tượng) ấy là cánh cửa của giải thoát, đây là cánh cửa của giải thoát. Giải thoát và cánh cửa, là cánh cửa của giải thoát, điều ấy là cánh cửa của giải thoát. (3)
(Pháp) đối nghịch của giải thoát là gì? Ba bất thiện căn là các (pháp) đối nghịch của giải thoát, ba ác hạnh là các (pháp) đối nghịch của giải thoát, tất cả các pháp bất thiện cũng là các (pháp) đối nghịch của giải thoát; điều ấy là (pháp) đối nghịch của giải thoát. (4)
(Pháp) phù hợp với giải thoát là gì? Ba thiện căn là các (pháp) phù hợp với giải thoát, ba thiện hạnh là các (pháp) phù hợp với giải thoát, tất cả các pháp thiện cũng là các (pháp) phù hợp với giải thoát; điều ấy là (pháp) phù hợp với giải thoát. (5)
Sự ly khai do giải thoát là gì? Là sự ly khai do tưởng, là sự ly khai do suy nghĩ, là sự ly khai do tâm, là sự ly khai do trí, là sự ly khai do giải thoát, là sự ly khai do chân lý.
‘Trong khi suy tưởng, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do tưởng. ‘Trong khi suy nghĩ, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do suy nghĩ. ‘Trong khi nhận biết, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do tâm. ‘Trong khi sử dụng trí, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do trí. ‘Trong khi xả ly, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do giải thoát. ‘Theo ý nghĩa của thực thể, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do chân lý.
Nơi nào có sự ly khai do tưởng, nơi ấy có sự ly khai do suy nghĩ. Nơi nào có sự ly khai do suy nghĩ, nơi ấy có sự ly khai do tưởng. Nơi nào có sự ly khai do tưởng (và) có sự ly khai do suy nghĩ, nơi ấy có sự ly khai do tâm. Nơi nào có sự ly khai do tâm, nơi ấy có sự ly khai do tưởng (và) có sự ly khai do suy nghĩ. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, (và) có sự ly khai do tâm, nơi ấy có sự ly khai do trí. Nơi nào có sự ly khai do trí, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, (và) có sự ly khai do tâm. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, (và) có sự ly khai do trí, nơi ấy có sự ly khai do giải thoát. Nơi nào có sự ly khai do giải thoát, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, (và) có sự ly khai do trí. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí, (và) có sự ly khai do giải thoát, nơi ấy có sự ly khai do sự thật. Nơi nào có sự ly khai do sự thật, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí, có sự ly khai do giải thoát. Đây là sự ly khai do giải thoát. (6)
Sự tu tập giải thoát là gì? Sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn sơ thiền; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn nhị thiền; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn tam thiền; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn tứ thiền; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn sự chứng đạt không vô biên xứ; ... sự chứng đạt thức vô biên xứ; ... sự chứng đạt vô sở hữu xứ; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn Đạo Nhập Lưu; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn Đạo Nhất Lai; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn Đạo Bất Lai; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn Đạo A-la-hán; điều này là sự tu tập giải thoát. (7)
Sự tịnh lặng của giải thoát là gì? Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sơ thiền, sự thành tựu hoặc nghiệp quả của nhị thiền, ... của tam thiền, ... của tứ thiền, ... của sự chứng đạt không vô biên xứ, ... của sự chứng đạt thức vô biên xứ, ... của sự chứng đạt vô sở hữu xứ, sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, Quả Nhập Lưu của Đạo Nhập Lưu, Quả Nhất Lai của Đạo Nhất Lai, Quả Bất Lai của Đạo Bất Lai, Quả A-la-hán của Đạo A-la-hán; điều này là sự tịnh lặng của giải thoát.
Tụng phẩm thứ ba.
Phần giảng về Giải Thoát được đầy đủ.
--ooOoo--