Skip directly to content

MÙA AN CƯ 17-MỘT ĐỜI TU CHUYỂN MUÔN ĐỜI NGHIỆP

2005 MÙA AN CƯ 17-MỘT ĐỜI TU CHUYỂN MUÔN ĐỜI NGHIỆP

2005 MÙA AN CƯ 17

MỘT ĐỜI TU CHUYỂN MUÔN ĐỜI NGHIỆP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 2005

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [47:52]

Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005

1- KẾT HỢP PHÁP TÁC Ý VỚI Ý CHÍ ĐỂ ĐUỔI BỆNH

Trưởng lão: Con tập trung con hít thở, bởi vì con vận dụng, con vận dụng để tập trung để cho nó an trú cho được. Nhưng mà không ngờ cái sức, cái bệnh của con nó lại tiêu hao cái năng lượng, cho nên cái bệnh nó gia tăng lên. Bởi vì mình vận dụng thì nó phải tiêu hao năng lượng, nó phải sử dụng cái lực, cái lượng trong người của mình, phải không? Cho nên con thấy sao nó tăng lên, thì do đó con không thể sử dụng để an trú trong đó, mà đuổi bệnh ra được.

(00:25) Bởi vì theo Thầy thấy, cái sức tuổi già con nó không đủ sức. Chứ đủ sức đó, Thầy nói thật sự ra cái bệnh gì đi nữa, an trú trong hơi thở là đánh bay nó hết. Nhưng mà con không dám đâu. Nghĩa là cái sức của con chưa có được, nó lớn tuổi rồi. Chứ mà tuổi trẻ như mấy chú này mà đau như con, Thầy nói chết bỏ, một chết, hai là đuổi bệnh đi chứ không. Bởi vì đó là cái phương pháp của Phật mà, Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Đọc cái tập bốn, mấy con thấy Đức Phật khi trị bệnh, sắp sửa gần chết. Đức Phật, Chánh Niệm Tỉnh Giác tác ý đuổi đi, tinh cần đó, tinh cần tức là tác ý đuổi bệnh. Nghĩa là luôn luôn an trú trong đó rồi tác ý, an trú trong đó rồi tác ý, như vậy là bệnh nào cũng đi hết. Nhưng mà sức khỏe của con, cho nên con giữ trên Tứ Niệm Xứ thôi, "thanh thản, an lạc, vô sự", rồi tác ý.

Mà Tứ Niệm Xứ nó cũng tỉnh giác, nhưng mà tỉnh giác không phải là an trú ở trong một cái pháp, con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Nghĩa là con ngồi con nghỉ chơi như bình thường như thế này. Thì bây giờ Thầy nhức cái đầu, Thầy bảo: "Thọ là vô thường, cái đầu nhức đi", rồi Thầy để bình thường, Thầy không trú trong chỗ nào hết, con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Do đó, thì coi như là Thầy nghỉ ngơi dưỡng bệnh chứ không có gì hết. Mà lại có phương pháp đẩy bệnh thôi. Cho nên nó chậm, nhưng mà nó dễ dàng đối với cái sức khỏe của con.

(01:38) Tu sinh: Dạ, bạch Thầy, Thầy cũng dạy rằng là trong 10, 20 phút, 30 phút là tác ý, thì nghỉ thư giãn, dài thời gian hơn, nằm nghỉ ngơi hoặc là ngồi nghỉ ngơi bình thường, để cái thời gian đó dài, thư giãn đó dài hơn thì con cũng thực hành như vậy. Nhưng mà giờ con thấy Bạch Thầy, trong cái giờ vào là nó lại tăng lên thì con lại tác ý là đuổi bệnh ra, nhưng mà hình như là thấy như con là ngược lại. Con tưởng nghĩ là coi như mình kêu nó lại, nó trở lại chứ nó không đi. Giờ Thầy dạy thì coi như là phải an trú hơi thở cho được, thì con cũng chưa hiểu được cái Định Niệm Hơi Thở như thế nào để cho an trú, tại vì việc tác ý như vậy, mà mình tác ý thì nó lại càng thấy cái họng nó đau hơn.

Trưởng lão: Con không tác ý thì nó không lên, ờ không tác ý thì nó không lên, con bảo nó đi nó lại vô.

Tu sinh: Con thường thường như vậy đó, coi như kiểu mình tác ý lên thì là kêu nó lại.

Trưởng lão: Kêu nó lại!

Tu sinh: Chứ nó không đi.

Trưởng lão: Nó không đi, còn không tác ý nó thì nó đi.

Tu sinh: Dạ! Con tác ý không được.

(02:52) Trưởng lão: Thì thật sự ra con làm gan như thế này đi. Bởi vì theo như hôm mà Thanh Quang ở đây, thì cái trường hợp nó đau lên tăng xông đó, do đó nó mới đầu cũng tu tập. Nhưng mà nó còn khỏe hơn con nhiều. Cũng lớn tuổi rồi, nhưng mà khỏe hơn. Cho nên Thầy bảo: “Thôi chết, cứ chết cứ ngồi thẳng lưng đi, rồi nhiếp tâm an trú, quét cho sạch”. Thì nó cũng tăng lên, nó tăng lên, nó nói sao mà, sao nó tăng dữ vậy!? Thầy nói: "Chết bỏ!". Cái về nó làm, cái đi tiêu mất, không có sợ chết thì nó tiêu! Bởi vì nghiệp phải chuyển. Còn mình không chuyển, mình sợ nó, thì mình lui trở lại thì nó lại dập mình xuống, con hiểu không? Nó sợ!

(03:36) Còn mình không có sợ, con có dám chết không? Làm gì sớm muộn con cũng phải chết lần thôi, chứ có gì đâu! Chứ làm sao mà không chết, tuổi của con, làm gan một bữa thử coi. Bởi vậy Thầy nói, đức Phật nói: “Cái sức chịu đựng tận cùng sinh mạng thì nó sẽ mát lạnh”. Nghĩa là cứ cái cảm thọ mà nó đánh mình bất kỳ bệnh gì, mà mình chịu đựng cho đến khi mà sức tận cùng của mình chịu đựng thì nó sẽ mất, cái cảm thọ nó sẽ mất.

Còn mình hơi thấy nó tăng lên cái mình sợ, cái mình lo mình giảm xuống, mình không dám đấu đá với nó thật sự. Còn cái này mình liều chết. Nó nghe nội cái mình liều chết là nó cũng hoảng sợ rồi, chứ đừng có nói chi. Thầy nói thật, phải làm gan con.

Theo Thầy thiết nghĩ, theo đạo Phật chúng ta chọn lấy, một là làm chủ Sinh - Già - Bệnh - Chết. Thì trong đó là có cái bệnh rồi, mà nó đánh mình bằng bệnh rồi. Vả lại đó là cái nghiệp rồi, chứ không phải ít đâu, nó cái lực của nó ghê lắm! Vì vậy mà chỉ còn cái chỗ là mình quyết định, một là chết, chết trên bồ đoàn chứ nhất định không chết trên bệnh mà nằm đâu. Cho nó làm gì đó làm. Vì vậy cho nên vì quyết tâm quyết định như vậy thì con sẽ thắng được nó. Và thắng được nó một lần, sau đó con coi nó quá thường. Còn mình chưa thắng nó thì mình cứ thấy e ấp, không biết nó làm cho mình chết chắc hết tu. Nó luận hay lắm, chết hết tu. Không ngờ là tui tu mà tui chết thì nó lại là sướng hơn là tui chết tui sợ, con hiểu không?

Cho nên đối với Thầy thì làm gan thì nó qua, mà không gan thì thôi, thì đầu hàng thì thôi, sợ thì thôi. Cho nên vì vậy, thí dụ như đến đây, Thầy nói một là chết, chết chôn chứ có gì đâu, làm gì sớm muộn rồi cũng chết. Thầy cũng chết, con cũng chết, không người nào không chết. Sống thêm một hai ngày chi mà cứ đau bệnh hoài, phải khổ không? Đánh một bữa cho nó tan nát hết, nó xách gói nó chạy hết, thì lúc đó mình sẽ sung sướng chứ sao? Thà là nó độc lập, đất nước nó độc lập được thì nó hòa bình, nó không phải, dân tộc trong đó nó phải sung sướng. Cái đất nước gì mà cứ bị người ta cai trị, người ta muốn đau thì mình cũng phải chịu đau, người ta muốn chết thì mình cũng phải chịu chết, chứ mình không dám cãi nó thì thôi, cái đất nước đó bị nô lệ. Cũng như bây giờ con là bị nô lệ, nô lệ giặc, phải không?

(05:48) Cho nên bây giờ mình phải quyết tâm một bữa, mình mở màn mình đánh nó một trận. Bây giờ nó sẵn sàng nó đánh mình rồi, cho nó chết một bữa. Con cứ ngồi bất động như thế này, ngồi thẳng xương sống lên. Nó mỏi chân, nó đau tê gì kệ cha, chết bỏ! Tao kỳ này tao chết, cho mày chết một đêm. Thay vì con tu vài ba giờ, bây giờ con bệnh vậy, con tu suốt đêm. Suốt đêm chưa hết, một ngày nữa. Chừng nào mà con tu không nổi, con nằm bẹp xuống đó, có Thầy tới. Dám không? Con dám không? Dám cứ làm một bữa, một trận rồi con sẽ biết, Thầy không có sợ đâu! Không phải mình tự tử đâu, mà mình có pháp, mình có pháp, phải không? Bây giờ con về con nương vầy đi, cái hơi thở con, con thở con có bị rối loạn không? Có bị nó tức ngực không? Có không? Có bị nặng đầu chưa?

(06:38) Tu sinh: Trên đầu không nặng nhưng mà nó khan như khô phổi.

Trưởng lão: Khô phổi hả?

Tu sinh: Hít vào, hít ra ít hay nhiều là thấy khô cổ.

Trưởng lão: À! Con.

Tu sinh: Khoảng 30 phút …​

Trưởng lão: Vậy thì, vậy thì con sẽ sử dụng cánh tay con, con đuổi bệnh, đưa ra thì con thấy cái bệnh đi ra. Mà nó không đi ra mà nó đi vô, con cứ tác ý đuổi đi ra, cứ đưa ra đưa vô như thế này, phải không? Bây giờ đó, thí dụ như con bảo nè: "Thọ là vô thường nè" cái bệnh của con là bệnh gì, con nói cái tên cho rõ ràng cho nó nghe, “Đi ra khỏi thân tao, mày không ra thì phải theo cánh tay này tao đuổi ra”. Thì con nói: "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra" thì con đưa ra vầy, thì con thấy cái bệnh của con phải theo ra. Rồi nó theo ra không ra kệ nó, nó tăng lên thì kệ nó, con cũng cảm thấy nó ra thôi, rồi con đưa vô. Đây là Thầy dạy con là cái đòn cuối cùng, chứ còn sự thật ra Thầy dạy hôm rày con là những cái đánh nó bằng cái trên Tứ Niệm Xứ -Tâm Thanh Thản - mà thôi, nhưng nghỉ ngơi mà đánh. Mà thấy nó hễ mỗi lần tác ý nó cứ vô, bởi vì nó là cái phương pháp nhẹ, nó thư giãn để mà đuổi bệnh thôi.

Nhưng mà nó không được, thì đây bây giờ đó, bởi vì trên Tứ Niệm Xứ mà gặp bệnh rồi thì người ta ôm Định Niệm Hơi Thở người ta quét, chứ người ta không có đầu hàng nó đâu. Chỉ có nương hơi thở, mà hơi thở con thì bị nó khô, con thở ra nhiều khô, con dùng cánh tay không khô, phải không? Con mới, khi đó con nói: "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra", thì con đưa ra. Con đưa ra vầy, con dùng cái tưởng con cái bệnh con theo ra. Rồi con đưa vô thì con đừng có nghĩ gì hết, con cứ "đưa vô". Rồi con "đưa ra" thì con mới nghĩ cái bệnh con theo ra. Cứ như vậy đó, con nghĩ cái bệnh con đi ra, phải không? Cứ như vậy, con cứ làm hoài. Nó tăng, cái bệnh con nó tăng lên mặc nó, chết bỏ! Tao cứ biết cánh tay đưa ra đưa vô thôi. Và con trú như vậy con làm riết, một giờ chưa xong, hai giờ chưa xong, ba giờ chưa xong, bốn giờ chưa xong, một đêm sáng ra bệnh con hết. Mà không hết thì con ngồi đó con chết cho Thầy!

Không, phải vậy chứ! Tu hành, mình nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ chết, mà chết phải làm chủ bệnh. Một lần chết mà sau này nghiệp nó không dám tới con. Chứ còn không khéo con chết, con mang luôn cái nghiệp đó đi theo, rồi con cũng sanh lên con cũng bệnh đau nữa à, không có chạy khỏi đâu. Còn nếu mà con chết đi mà con chiến thắng nó được vậy đó, con không đầu hàng nó, sau này nó không có đeo theo con được, biết không? Cho nên đừng có sợ!

Con đừng có nghĩ rằng bây giờ mình chết, vợ con hay hoặc là con cái mình không biết. “Tao đã đi tu rồi, cần gì nữa cái thứ mà ái kiết sử này nữa, không có lo. Đi tu rồi, một là tao phải thắng cái giặc sanh tử của tao chứ. Tụi bây, bây giờ thương tụi bây, tụi bây có đỡ vớt tao được cái gì? Có nương tựa tụi bây, tụi bây có làm đỡ vớt cái cơn trong lúc tao sắp chết bệnh đau này không?”. Cũng như con bệnh, mà con cái nó có đỡ cho con được bệnh không? Nó có thương con, nó mua vài ba viên thuốc cho con uống thôi, chứ nó không có làm sao nó chịu cái bệnh khổ của con được đâu. Mà chính cái pháp này nó sẽ chịu cho cái khổ của con đó, cái pháp của Phật. Mà con dám làm, con làm một đêm, sáng hôm sau con hết bệnh, con đi lại mạnh khỏe, không có còn bệnh nữa.

Thầy nói gan rồi, hễ đến với Thầy là thứ nhất là phải gan. Thì gan được rồi thì Thầy nói không có cái gì mà chướng ngại hết. Chẳng hạn bây giờ Thầy nói như thế này: “Mấy con tu hành, mấy con bị hôn trầm, nhất định là phải đi sáng đêm cho mày chết, tao có pháp mà”.

Bây giờ mấy con bị bệnh đau, thì mấy con có pháp, mấy con quét một đêm chưa xong, tao ngồi tao tu liên tục. Tu chừng nào đi ra khỏi đây thôi, nhất định là tôi không thèm ăn cơm, nói vậy đó mới thắng nó.

Còn bây giờ mà thứ loạn tưởng mấy con thấy đồ đó là đồ bỏ, đừng có nói chuyện, đừng có sợ! Thầy nói thiệt: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra. Tất cả những cái niệm khởi này phải dừng lại hết, tao cho mày biết”. Mình điểm mặt nó vậy, rồi bắt đầu: "An tịnh tâm hành…​" nương theo đó cứ tác ý. Mày bước vô nữa, hễ thấy nó vô: “Dừng lại! Không được vô chỗ này nữa”. Các con nỗ lực các con làm vậy một đêm, hôm sau không còn cái niệm nào xen trong đầu mấy con nữa.

(10:47) Bởi vì đức Phật đã trang bị cho chúng ta đủ pháp hết rồi. Nhìn trên cái Định Niệm Hơi Thở các con thấy mỗi đề mục là một đem lại cái sự an lành cho thân và tâm của chúng ta, cái nào cũng có hết. Tâm tham, tâm sân, tâm si, cái gì cũng đủ hết. Tại vì chúng ta tu chúng ta còn nhát gan, chúng ta chưa có đủ sức chiến đấu. Chứ phương pháp thì đức Phật đã trình bày cho chúng ta, đem cho chúng ta đủ hết rồi. Không có còn cái pháp nào mà đức Phật không giúp cho chúng ta, để mà chúng ta chiến thắng giặc sinh tử. Cái mặt nó lòi mặt nào thì đã có pháp ở đó rồi. Bởi vì ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện, mà ngăn ác diệt ác không có pháp ngăn làm sao? Không có pháp diệt làm sao mà diệt được? Bây giờ cái thân con đau là ác pháp chứ gì, mà không có pháp làm sao con ngăn được? Nó phải có pháp, mà pháp đức Phật đã trình bày cho chúng ta ở trên cái Định Niệm Hơi Thở. Cái đề mục nào nó cũng rõ ràng hết, chứ đâu phải ngồi lảm nhảm ba cái đề mục đó để mà chơi đâu. Mà chính những cái đề mục đó là cái phương pháp đối trị đó, con thấy không?

Tại sao đức Phật bảo: "An tịnh thân hành"? Tại cái thân không an thì bây giờ phải bảo nó an. Thì vậy thì mình phải nhiếp tâm ở trong cái hơi thở để rồi nó sẽ an chứ có gì, đó là cái mục đích của đạo Phật, dạy cho chúng ta rõ nghĩa như vậy, thế mà đọc không ai hiểu nghĩa, không biết pháp đối trị bệnh. Còn tâm mình trạo cử lăng xăng, thế thì đức Phật dạy chúng ta có cái đề mục: "An tịnh tâm hành", biểu cái tâm nó phải an ổn mà thanh tịnh chứ. Tại sao cứ để lăng xăng, lộn xộn ở trỏng hoài, cứ nghĩ cái này ngợi cái kia hoài vậy? Tao cho mày một phát mày tiêu mày luôn. Phải không? Các con thấy, pháp của Phật nó có chứ, tại sao chúng ta không biết dùng nó? Mình nhiệt tâm trong khi mà nó làm lăng xăng, lộn xộn là nhiệt tâm mà đập, dùng pháp mà đập cũng như dùng vũ khí mà đánh, diệt thì nó phải tiêu thôi chứ, đâu có đầu hàng trước nó đâu.

(12:28) Cho nên cái người mà biết Phật pháp và biết tu là không bao giờ sợ giặc sinh tử nữa, nó không dám. Thí dụ như bây giờ nó làm cho con mệt sắp sửa nó chết, nó làm cho co tay, giật chân. Ngồi lại! Ngồi cứng ngắt vậy, cắn chặt răng lên, rồi nhiếp tâm vô cái đề mục nào đó, để làm cho cái thân nó an ổn trở lại, nó sẽ chạy qua hết, nó không có chết được. Còn người ta cứ nằm xuống thở hộc hạch một hơi rồi chết, không làm sao chạy khỏi, nó chặn nghẹt cổ. Còn mình không sợ, ngồi thẳng lên, cho mày nghẹt cổ, tao hít thở nè. Rồi bắt đầu "An tịnh", nhắc trong đầu tác ý nhắc, cái cần cổ mình nó đang bị đàm lên chận nè. Thường thường mấy người chết là đàm chận thở không được chết chứ không gì. Cho nên do đó mình tác ý một hơi, thông đàm hết. Pháp Phật là như vậy mấy con. Thầy nói có pháp làm chủ bệnh mà, tại mình không tu tập, chứ còn mình làm chủ thật sự. Thầy nói hôm nay tất cả mọi cái này, tiếng nói của Thầy mấy con thu ngàn năm nó còn, mà Phật pháp là Thầy chấn chỉnh như vậy đó.

(13:26) Cho nên bây giờ con Thầy nói, một là con đừng có sợ chết, sớm muộn rồi con cũng chết. Tóc con bạc trắng, con ốm cũng như Thầy rồi, không có còn bao lâu nữa đi. Thầy thì mạnh, con thì rề rề, vậy thì con phải nỗ lực đập nó một trận, thử coi nó chết không?! Không có sợ, nó làm gì nó làm, nghĩa là nó có quay cái nhà này nó chóng mặt con. Mà nó quay cái nhà này nó đảo lộn, đảo lên, đảo xuống. “Kệ! Tao ngồi chết bỏ, đảo gì đảo tao không nằm”. Mặc dù là con nằm xuống, con thấy nó không chóng mặt, không đảo lộn. Nhưng mà nhất định ngồi chết, chứ không nằm. Nó làm cho con rất khó và nó làm cho con khổ sở lắm. Nhưng mà lúc bây giờ con ôm chặt pháp, con sẽ vượt qua. Thầy nói như vậy, nếu lượng sức làm được làm, rồi mà nếu mà lượng sức mà còn nhát gan đừng có đổ thừa Thầy, có chết đổ thừa tại Thầy tụi con chết.

2- MỘT ĐỜI TU CHUYỂN MUÔN ĐỜI NGHIỆP

(14:19) Tu sinh: Dạ, mô Phật! Con cứ tưởng nghĩ đây là cái nghiệp quá nặng rồi nó đi chậm thôi, chứ còn con cũng tin tưởng trong bài của đức Phật để lại là nhiếp tâm để đuổi bệnh, rồi Thầy cũng dạy con đó là đức Phật đã để lại cho tất cả chúng sanh, trong đó có con, thì con cũng tin tưởng đó là vậy, nó sẽ chậm đi nhưng nó sẽ chết. Mình kiên trì theo đuổi để đuổi bệnh chứ còn con không có ý nghĩ là Thầy sai. Nhưng mà con đau có lúc kinh quá, niệm Định Niệm Hơi Thở thì nó tăng lên thì con cũng bạch Thầy, Thầy chứng minh và Thầy chỉ giáo lại cho con để tu hơn.

Trưởng lão: Bây giờ đó, bây giờ cái hơi thở của con bây giờ nó, Thầy sợ cái hơi thở nó rối loạn vì nó là nội tạng.

Tu sinh: Con không dám nói sợ chết, trước sau gì cũng chết.

Trưởng lão: Thôi rồi! Được rồi con không sợ chết. Không có sợ chết thì con cứ dùng cánh tay của con. Bây giờ con tập, con biết cánh tay đưa ra, đưa vô rồi phải không?

Tu sinh: Dạ! Mô Phật.

(15:37) Trưởng lão: À, con sẽ dùng nó đi. Rồi mà con thấy nó được rồi, bắt đầu con đánh nó một đêm cho nó tởn mặt, chớ không có gì đâu mà sợ. Con làm thử một đêm đi, thử coi chết thì được chết cho rồi, cho nó khỏe cái thân, chứ để làm chi mà nó cứ kéo dài cái bệnh như vậy, chết còn sướng hơn. Thầy nói thà là khi mà có đau bệnh, chết còn sướng hơn là ở đó bệnh đau. Mặc dù là cái bệnh của con không gì, chứ nó làm cho con cũng khó chịu lắm. Lúc thì vầy, lúc thì khác, lúc thì ăn được, lúc thì ăn không được, nó hành hạ mình dữ vậy! “Tao nợ gì mày dữ vậy, mà hành dữ vậy?” Tao cho mày một bữa là chết hết đó. Phật pháp dạy chúng ta làm chủ được những cái sự này thì tao đâu có sợ gì nữa hết.

Hễ cái người mà biết được Phật pháp là cái phước họ quá lớn rồi, họ chuyển được cái nhân quả chứ đâu phải nhân quả làm chủ họ. Cho nên con đừng có sợ, Thầy nói đừng có sợ! Đừng có nghĩ là cái nghiệp mình quá nặng. Bây giờ Thầy nói nghiệp cũng như cái núi Hy Mã Lạp Sơn, nghĩa là nó lớn như vậy. Nhưng mà đối với Phật pháp, nó sẽ làm cái núi đó đổ sập hết không còn nữa, không có còn một chút nào. Chính Thầy biết, Thầy cũng đâu phải là Thầy không có nghiệp, nghiệp lớn lắm. Nhưng mà đối với Thầy bây giờ đó, không có cái cái nghiệp nào mà tác động được Thầy, không làm gì được hết, nghĩa là bị đổ vỡ hết rồi.

Cho nên đức Phật nói kèo cột, khi mà tu chứng rồi. ông Phật nói kèo cột, ông đã bẻ gãy hết, có phải không con? Ông bẻ gãy hết, ông nói bẻ gãy hết rồi, thì Thầy cũng bẻ gãy hết rồi. Mà mấy con bây giờ cứ cột kèo nó giăng sao mấy con cứ để như vậy không chịu bẻ. Mà pháp đó là dùng để bẻ, chứ còn cái gì nữa mà không chịu bẻ, con hiểu? Chứ ông Phật ông bẻ cái gì giờ? Thì nhờ pháp đó ông bẻ chứ. Vậy mà Thầy đem hết sức dạy cho mấy con bẻ cột kèo đó hết chứ còn có gì…​

(17:24) Phải không? Sợ gì cái thứ đồ đó, ba cái nghiệp này. Từ cái vô minh không thấy, mình mới sợ. Bây giờ minh rồi thì không sợ. Minh rồi là gì mấy con biết không? Ngộ được chân lý. Thầy, lẽ ra mấy con thấy mấy con ngộ được chân lý rồi. Cái gì khổ? “Tham, sân, si” khổ!

Nguyên nhân nào sinh khổ mấy con thấy rõ rồi, là “lòng ham muốn" này. Ham muốn cái gì? Còn muốn sống thì tức là còn tham chứ, còn không tham muốn sống thì đâu có sợ cái bọn giặc này, phải không? Cho nên xả bỏ hết đi, đó là một cái chân lý rõ ràng mà.

Vì vậy mà cái "Tâm thanh thản - an lạc - vô sự", mấy con cũng nhận ra rồi hết rồi. Không có người nào không biết cái này rồi. Tức là chân lý thứ ba diệt đế rồi. Còn đạo đế thì bao nhiêu pháp mấy con học rồi, còn gì nữa đâu mà, phải không? Cái gì cũng xong hết rồi, cái gì cũng biết hết rồi, bây giờ chỉ còn mở mặt trận đánh thôi. Pháp mấy con nắm hết rồi, một là chết hai là sống với nó thôi, cho mày dọa. Mà nghiệp mà làm gì mà nó đánh mình chết nổi. Thầy nói, chết thì ông Phật ông đã chết lâu rồi, chết thì Thầy cũng đã tiêu ma hồi nào, chứ làm sao tới bây giờ mà còn ngồi đây dạy đạo mấy con? Cái đó đúng mà.

Thì mấy con cũng nghiệp cỡ bằng sức cái nghiệp của Thầy thôi, bằng sức cái nghiệp của ông Phật thôi, chứ hơn được sao? Có cái nghiệp nào hơn đâu? Nhân quả thì nó có từng lớp, nó là nhân quả như vậy thôi, chứ không hơn. Bởi vậy khi mà nhìn thấy nhân quả nó không phải dữ tợn đâu, Thầy nói. Cũng như nếu mà nói dữ tợn nữa, thì cơn đau nó phải tăng lên, chứ sao lại nó đau tới đó, chớn đó là nó đứng đó? Các con cứ chéo hai chân để đau thử coi, rồi nó đau tới cái mức cuối cùng đó, không thấy nó tăng nữa. Nó cứ nhiêu đó thôi, rồi bắt đầu nó giảm xuống, nó không có tăng lên đâu. Tại cái sức của nó tới đó là nó hết rồi. Thì rõ ràng cái nghiệp của nó có chút chỗ đó thôi, chứ nó đâu có hơn được nữa. Ờ, chứ không phải cứ đau hoài đau hoài, nó tăng tăng tăng lên tăng lên, nó đâu có, nó tới cái mức chỗ đó thôi.

(19:21) Bây giờ mới đầu mấy con ngồi cái nó tê tê, hơi cái nó nhức nhức nhức tăng tăng tăng lên, đau đau, đau như là ai lấy dao mà xẻ thịt mình vậy. Nhưng mà nó đau tận cùng, cuối cùng nó cũng hết, tới mức đó cái nó không, mình thấy sao nó không tăng nữa. Mấy con bữa nào mấy con ngồi kiết già, mấy con thử, mấy con sẽ thấy hai cái chân của mấy con đau. Nó đau đến cái lúc đó thôi, nó tới đó nó dừng lại đó hà. Nó đau hoài, nó đau hoài, nó làm cho mình ở cái mức độ đau đó, đặng cho mình ngán, mình lôi chân xuống, chứ không có gì. Nó khôn lắm, nó kéo dài. Nhưng mà nó kéo dài hoài mà nó thấy không được cái nó lùi. Nó giảm xuống, từ từ nó giảm xuống, nó giảm xuống. Cứ ngồi đi, các con ngồi một đêm, ngồi kiết già một đêm đi, nó không có gãy giò mấy con đâu mà sợ. Thầy nói thật mà, rồi nó lui dần xuống.

Thí dụ như khoảng bây giờ các con 7 giờ các con ngồi đi, tới 12 giờ bắt đầu nó lui rồi. Cái vấn đề đó nó lui, thấy khoảng thời gian nó như vậy là nó không thắng mình được. Thì cái khoảng, thí dụ như bây giờ các con ngồi có một tiếng thôi. Thì 7 giờ đến 8 giờ bắt đầu nó đau rồi. Rồi nó kéo dài cho con cho tới 12 tiếng đồng hồ. Thì khoảng từ 10 giờ, 11, khoảng đó nó đau ghê gớm lắm. Nhưng mà nó giữ cái mực đau ghê gớm đó cho tới 12 giờ cái nó tuột xuống. Nó thấy thắng không được, nó lui. Nghiệp nó vậy, nó chuyển. Bởi vì nghiệp thì nó tác động nó làm cho mình sợ hãi, mà mình không sợ hãi tức là mình chuyển nghiệp. Mà nó giữ cái mực cho mình đau đớn khổ sở để cho mình sợ để mình lui. Nhưng mình thấy nó thường quá, cho nên bắt đầu nó lui. Nó lui nó đầu hàng rồi, tức là mình chuyển đó. Mình chuyển cả nhiều đời mình trong khi mình ngồi chịu đau trong mấy tiếng đồng hồ mình chịu đau đến cái mực nó nằm chịu đó, là mình chuyển nhiều đời khổ của mình. Nhiều cái nghiệp ác của mình khổ, cho nên nó đau đom đóm nước mắt. Tự nó chảy nước mắt, nó chịu đựng như vậy đó, là mấy con biết, cái người gan dạ lắm mới đấu đá với nghiệp mới nổi. Không, đây là cái kinh nghiệm bản thân của Thầy mà, Thầy nói.

(21:16) Cho nên Thầy nói, ở bên Thiền tông, người ta tu, người ta ngồi thiền nhiều, người ta tập nhiều đó, người ta nói: "Chẳng phải một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương". Nó đau đến tận cùng thì nó mới hưởng được mùi hương chứ! Thì mấy ông Thiền sư mà mấy ông ngồi thiền, sự thật ra ông đâu có phải nhập thiền định gì, ông ở trong định tưởng vầy thôi. Nhưng mà khi mà ông ngồi tu tập, bị chân ổng ngồi, luôn luôn ở bên Thiền tông thì nó ngồi kiết già, nó không có ngồi bán già như mình đâu, nó ngồi kiết già. Cho nên cái trận đánh của hai cái chân kiết già này, nó đánh quá trời quá đất, nhưng mà ông này ông gan thiệt. Cho nên khi mà nó hết đau rồi cái ông nghe mát lạnh. Nhưng mà ông bị ức chế tâm, không có niệm thiện niệm ác, cho nên ông rơi vào cái định tưởng thôi, chứ bên Thiền tông nó cũng gan ghê gớm lắm!

Còn mình, đối với mình là con Phật, mình phải gan hơn nó nữa chứ. Con Phật mà nhát gan hơn Thiền tông thì dở. Thiền tông người ta còn kéo chân, người ta ngồi người ta chịu đau cả mấy tiếng đồng hồ. Còn mình, trời đất ơi! Thầy nói, cứ ngay cái bệnh của mình đó mình chiến đấu, chứ mình đâu có chiến đấu mình tạo ra cái bệnh đâu. Tại nó bệnh mình phải chiến đấu thôi. Còn cái kia người ta tạo ra bệnh để mà người ta chiến đấu. Chứ hai cái chân mấy con có đau không. Mắc mớ gì phải ngồi chịu đau dữ vậy? Vậy mà nó dám chịu đau. Vậy mà nó còn lại tuyên bố: "Chẳng phải một phen sương lạnh buốt", nghĩa là đau quá, nó đau như sương lạnh. "Hoa mai đâu phải dễ ngửi mùi hương", con thấy không? Hay quá! Đúng là mấy ông Thiền sư này tu dữ ớ, chứ không phải.

Còn mình bây giờ mình thua sao?! Đó là cái bài kệ của Thiền sư Hoàng Bá, ông tu vậy đó mấy con, ông tu vậy. Còn mình bây giờ, mình tu dở quá vậy? Mình con Phật mà mình thua con Tổ! Tổ làm sao bằng Phật phải không? Thế mà người ta còn vậy.

(23:11) Cho nên ở đây mà Thầy thấy ai mà tu mà nỗ lực gan dạ, Thầy nói: đúng là con Phật! Con cháu Phật mới vậy chứ, con cháu phàm phu nó nằm dài, nó đi nhà thương hết ráo. Cho nên mấy con mà về đây với Thầy, Thầy huấn luyện cái tư tưởng của mấy con mạnh lên, không có đầu hàng đâu. Rồi từ đó từng chút từng chút mấy con tiến tới mấy con thấy càng ngày cái nghị lực của mấy con, cái kiên cường, gan dạ của mấy con không thể lường nỗi. Cho nên nghiệp lực nó chuyển hết sạch, chuyển hết!

Một đời tu mà chuyển hết muôn đời nghiệp. Mỗi một đời chúng ta làm biết bao nhiêu chuyện ác, mà khi mà đến cái đời chúng ta được gặp chánh pháp được, thì cái nghiệp chúng ta nó lớn vô cùng. Thế mà trong một đời chúng ta tu mà cái gan dạ nó chuyển, Thầy nói trong mấy tiếng đồng hồ mấy con ngồi chịu đau là mấy con đã chịu cái sức nhiều đời đã làm ác của mấy con đã trở thành cái quả đó. Vậy mà mấy con không sung sướng để mà trả nghiệp, lại chạy trốn nữa. Nợ người ta mà bây giờ chạy trốn, không chịu vui lòng mà trả thì làm sao hết nợ?!

3- QUYẾT CHÍ, GAN DẠ LÀM CHỦ SANH TỬ

Cho nên không có người nào tu mà Thầy nói rằng bình an mà không có đau đớn mà có thể mà làm chủ được sự sanh già bệnh chết. Con nghe đức Phật sắp sửa, những cái giờ phút mà đức Phật chứng đạo là ma vương chứ gì? Thực ra con biết, hành hạ cái thân của đức Phật đến mức độ nào, chứ đừng có tưởng. Đâu có phải muốn thành đạo đâu phải chuyện dễ đâu! Phải một trận sống chết, chứ không phải dễ đâu! Thầy cũng phải “một phen sương lạnh buốt”, chứ đâu phải dễ đâu! Nghĩa là ngồi sừng sững vầy mà chống với những cái cơn bệnh kinh khủng!

Nghĩa là Thầy nói, những cái cơn mà nó lạnh mà các con biết cảm lạnh đó. Mà nó lạnh, mình nói cảm lạnh chứ sự thật ra mình tu hành đến cái mức độ đó nó phải như vậy. Nó lạnh ở trong xương nó lạnh ra, nó rét! Thế mà dựng thân ngồi chịu đựng như vậy, “cho mày chết chứ tao nhất định không nằm đâu, không lấy mền trùm đâu”. Mặc cái áo mỏng thường thôi, chứ còn không lấy đồ đắp. Cho mày chết luôn! Mà nó rét như vậy đó, nó rung như vậy đó. Thì con biết.

(25:12) Tu tập phải như vậy mình mới thấy cái sức, cái kiên cường, và cái ôm pháp của mình lúc bấy giờ nó buộc mình phải ôm chặt pháp, đừng có lìa pháp. Cho nên con ôm chặt cánh tay của con như thế này, cái hành động đưa ra, đưa vô. Thì con sẽ đẩy lui được bệnh đau.

Thấy dữ tợn lắm! Còn mình đau bệnh mà mình cứ lìa cái pháp, mình không có dám, mình nằm cho nó khỏe. Sự thật, mình nuôi dưỡng cái nghiệp! Nằm đó để mà nuôi dưỡng, chịu đựng cái nghiệp. Cho nên nó nói: “Thằng này thua rồi, đè đầu cho nó đau nữa. Còn cái thằng này đè nó không nỗi, sao mà nó cứ cụt cựa cánh tay vầy, nó ngồi lên hoài không có chịu nằm?! Lôi đầu nó xuống mà nó cũng không chịu, đau cách gì nó cũng không chịu nằm hết, trời đất ơi! Ráng làm cho nó một trận cho nó nằm xuống, nó cũng không nằm. Nó cứ đưa tay ra, vô. Thôi cái thằng này thôi, không có làm sao nữa, mình xách gói mình chạy!”. Thì nghiệp nó chạy đi thì mình hết, chuyển nó rồi.

Mấy con gan đi, nghe lời Thầy làm một bữa đi. Thầy coi chuyện sống chết như là cái chuyện không có vậy! Đối với Thầy sống chết không có gì hết. Ráng cố gắng đưa tay! Làm nỗi không? Nỗi mà, Thầy nói.

(26:26) Con biết không, người Việt Nam mình thì có Quang Trung cũng là anh hùng. Phải không, Trần Hưng Đạo cũng là anh hùng, Lý Thường Kiệt cũng anh hùng. Trời đất ơi! Châu chấu đá xe mà, tưởng đâu chấu ngã, ai dè xe nghiêng. Con thấy, những anh hùng không hà, một nước nhỏ mà dám đánh nước lớn. Thì con cũng là một nước nhỏ thì dám đánh nước lớn chớ, tại sao mình đầu hàng?

Mình là con cháu nguyên là cái thứ anh hùng không hà. Mà đầu hàng, nhất là thanh niên. Phải không? Chúng ta thấy đất nước chúng ta, anh hùng đánh giặc. Mà giờ giặc sanh tử mà, trời đất ơi! Giặc này mà không đánh, chứ đâu mà chịu thua.

Mà đất nước Việt Nam có Thầy đánh thắng giặc, thắng giặc sanh tử! Thì không lẻ là có con người anh hùng đánh thắng như vậy, mình phải nương theo anh hùng để mình thắng giặc của mình chứ. Chứ mình còn đi nuôi giặc ha? Ha là bị nô lệ nó? Dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu nô lệ một nước nào! Hễ nước nào mà vô đây cai trị thì rầm rì rầm rì, chúng ta âm thầm chiến đấu. Cho nên những anh hùng chúng ta bị giặc diệt biết bao nhiêu? Trước khi bác Hồ thành công trong cuộc giải phóng đất nước, biết bao nhiêu anh hùng của đất nước chúng ta bị giặc giết không? Mấy con biết không?

Âm thầm cứ chiến đấu với nó, chống nó. Mặc dù cái sức của mình không nỗi, nhưng mà vẫn chống không đầu hàng. Giặc sanh tử ở trong thân chúng ta mà chúng ta không chịu đầu hàng, đầu hàng chạy ra ngoài kia hưởng dục lạc, ăn uống phè phỡn, nhậu nhẹt cho say đi. Rồi biết!

(27:59) Thật sự ra, mấy con đừng có hèn nhát cái kiểu đó. Một dân tộc anh hùng, thì phải anh hùng cả sanh tử luân hồi. Tại sao một cái dân tộc này lại có một cái người tu thành như Thầy làm sáng tỏ được con đường đi của Phật giáo? Thì các con cũng phải noi cái gương Thầy chứ. Dân tộc này là dân tộc anh hùng, không còn thua nước nào đâu, Thầy nói không thua nước nào. Khi mà Thầy xây dựng cái nền Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả, thì các nước trên thế giới này phải học hỏi. Phải học của dân tộc Việt Nam. Chứ không học thì nó cũng khổ đau, nó cũng làm khổ nhau chứ làm gì. Còn nó học thì nó sẽ hết khổ. Mình không mời nó cũng tới đây nó phải học thôi. Tại dân tộc này hoàn toàn nó hết khổ đau rồi, thì dân tộc kia nó phải bắt chước.

Vậy thì mình là cái người làm gương, Thầy là cái người đi trước để dẫn dắt tất cả dân tộc Việt Nam chúng ta, con cháu chúng ta. Con cháu chúng ta làm được thì tất cả những người ở trên hành tình này họ sẽ tập trung về Việt Nam này, học hỏi những cái Đạo Đức này. Không làm sao không học hết. Các con nghĩ đi, nó đâu phải là cái tôn giáo đâu, nó là cái chơn lý của loài người mà.

Nó xuất phát từ một con người, nhưng mà người ta không biết người ta dựng nó lên thành một cái tôn giáo, cuối cùng ra bây giờ mình bị ảnh hưởng tôn giáo thôi chứ sự thật nó không phải. Nó là cái chơn thật của loài người mà, chơn lý của loài người. Bốn cái chơn lý rõ ràng.

(29:19) Cho nên, mấy con ráng đi mấy con! Ráng cùng Thầy mà siết chặt bàn tay, nỗ lực tu để mà xây dựng, đem lại hạnh phúc cho loài người. Nhớ vậy! Đừng có sợ, con chết đi để tiếng muôn đời, tui chết trên pháp Phật, tui ngồi sừng sững tôi đấu tranh với giặc sanh tử. Chết phải anh hùng không? Chết đừng có chui trong cái mùng mà nằm, chết đừng có chui trong cái màn!

Sống, thì không có cái gì mà Thầy khích lệ mấy con bằng cái sách tấn của Thầy hết. Kiểu này, Thầy thương mấy con, Thầy khích lệ mấy con ghê gớm lắm, để làm cho mấy con gan dạ, nghị lực, chiến đấu kiên cường thắng giặc.

Giặc nó cai trị từ ngàn đời muôn kiếp chứ đâu phải mới bây giờ. Mình là cái người nô lệ nó từ hồi nào tới bây giờ, mà không chịu cởi ách nó ra. Từ lâu tới giờ chưa có một cái bài kệ, chưa có một cái bài văn sách tấn cho chúng ta, để chúng ta thấy được một cái nỗi khổ của con người. Đức Phật nói: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển”. Nghĩa là nói con người khổ quá khổ! Thế mà con người không có biết, giặc nó đến nó cai trị chúng ta, nó hành chúng ta. Ờ, cái này như thế này, thế này, thế nọ chúng ta đâu có thấy. Nhưng mà không có cái ngòi bút của những nhà cách mạng, làm sao chúng ta thấy được nỗi đau đớn của dân tộc chúng ta bị cai trị mấy con?

(30:42) Các con đọc những cái bài ca của Lưu Hữu Phước, sách tấn những thanh niên chúng ta lên đường cứu nước. Chúng ta nghe nó làm cái lòng thanh niên nó rộn ràng, nó không thể đứng trước giặc Pháp cai trị. Còn Thầy sách tấn cho mấy con, không thể đứng trước giặc sanh tử đàn áp mấy con đến cái mức độ đau phải nằm vậy sao? Đi nằm nhà thương vậy sao?

Các con thấy ngòi bút của những nhà cách mạng, các con đọc những cái bài viết của cụ Hồ, sách động dân tộc chúng ta đứng lên đấu tranh với giặc. Đọc những cái bài đó, những cái bài thơ Tố Hữu các con thấy, nói cái người dân chúng ta chết dưới roi, dưới vọt của giặc Pháp, dưới gốc cao su. Làm cho chúng ta căm gan, tức giận để đứng lên chống lại giặc.

Còn bây giờ giặc sanh tử mọi người đều bị giặc sanh tử cai trị, mà đức Phật: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển”. Sách tấn cho chúng ta một cách rất là, đó là cái nỗi khổ của chúng ta. Tại sao chúng ta không ôm những cái pháp này mà chúng ta diệt giặc ở trong tâm của chúng ta, để chúng ta thoát khổ? Các con nhìn cả thế giới, ai là người đã làm được?

(31:53) Những cái bài kinh của đức Phật kêu gọi chúng ta đứng lên dẹp giặc sanh tử. Thầy nghĩ rằng, những cái bài viết của Thầy ngày nào Thầy sẽ sách tấn cho mấy con bằng những câu thơ, bằng những lời văn, bằng những cái tạp chí, bằng những cái báo. Để làm gì mấy con? Nói lên giặc sanh tử đang cai trị mấy con. Mọi con người phải đứng lên, đấu tranh giặc sanh tử! Y như trong cái thời bác Hồ, đi làm cách mạng, kêu gọi toàn dân đứng lên.

Còn Thầy, kêu gọi cái năng lực, cái sức lực, cái nghị lực, cái gan dạ, kiên cường của mấy con để chống lại giặc sanh tử của mấy con. Vì pháp Phật có rồi, chỉ còn có chúng ta kiên cường mà chúng ta thắng nó.

Mọi người chúng ta đều bị cai trị hết rồi, giặc sanh tử, bốn người: sanh, già, bệnh, chết chiếm đóng, nó chiếm hết trong cơ thể của mấy con hết rồi. Không còn chỗ nào mà nó không sai được. Mấy con không đau khổ, Thầy đau khổ!

(32:58) Cho nên Thầy giải phóng được quê hương của Thầy rồi. Thầy muốn các con cũng giải phóng được quê hương của các con. Mình là những nước dục tiểu, đang bị giặc đế quốc cai trị. Ba cái giặc sanh tử, ba cái giặc nhân quả này nó là đế quốc. Nó luôn luôn nó muốn ngự trị, nó sai mình cái này, bảo mày đau là đau, bảo mày chết là chết, bảo mày ham ăn cái này thì ăn, bảo mày thích uống cái kia là uống. Nó sai mình tứ tung! Các con nghĩ coi phải không? Nó bảo vô quán ngồi, thì vô quán ngồi. Có phải không? Giờ này không ăn, nó thấy trái chuối nó bảo: “Ăn!”. Mình lột ra, mình nuốt. Ăn vặt, ăn việc, ăn lặt vặt gì tùm lum! Vậy mà nói mập béo. Có đúng không? Giặc sai mà không biết, nó cai trị, nó bảo sao nghe vậy, bảo sao nghe vậy. Các giặc sanh tử, cái giặc nhân quả nó như vậy. Các con nghĩ đi, Thầy nói coi đúng không? Các con đang bị nô lệ.

(33:55) Còn Thầy giờ nó bảo ăn, Thầy ăn không? Nó sai Thầy được không? Nó bảo Thầy bệnh, Thầy bệnh không? Còn bảo mấy con bệnh, cái mấy con co đầu, co cổ xuống nằm. Có phải không? Bởi vậy, các con thấy mình đang bị nó cai trị. Thế mà không nỗ lực, không chiến đấu. Súng đạn bây giờ đã trang bị cho mấy con đủ hết rồi. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, Đức Phật đã trang bị đủ cái vũ khí để mà chúng ta chiến đấu, tại sao chúng ta không chiến đấu?

Nội Thầy nói nè, mười chín cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở chúng ta cũng đủ sức chiến đấu nó rồi. Trang bị chúng ta những cái bộ giới Đức, giới Hạnh toàn bộ là đụng tới giới là chúng ta dập nát hết. Thế mà chúng ta cứ để phạm giới không hà!

Các con thấy, đức Phật trang bị cho chúng ta từ cái tư tưởng tri kiến cho đến những cái phương pháp hành để mà chúng ta thắng giặc. Coi như là trang bị chúng ta đủ hết đó. Bây giờ chỉ còn có chúng ta quyết đánh giặc, hay là không đánh giặc. Hay là nước của chúng ta: “thôi nước mình yếu quá, thôi kệ, thôi đừng đánh”. Thì cái đó mấy con đầu hàng giặc rồi.

(34:59) Ngày xưa, đất nước Việt Nam chúng ta giải quyết được đất nước chúng ta. Thì các nước nhược tiểu khác: “Cái ông Việt Nam này ổng nhỏ nhoi mà ổng giải quyết được, mình cũng đứng lên đòi hỏi”. Làm cho ba thằng Anh nó cũng rút chạy vù hết, có phải không, mấy con thấy không?

Còn bây giờ Thầy giải phóng được, Thầy cũng khích lệ cho mấy cái nước nhược tiểu này nó cũng làm được. Mấy con là mỗi người một cái nước. Vì vậy mà mấy con đứng lên đòi quyền độc lập chớ. Thì hiện bây giờ mấy con đang tu tập đó là mấy con đứng lên đòi, cho nên nó đánh mấy con dữ lắm! Chớ nó đâu có nhường, có đúng không mấy con? Nó đánh mấy con nào là buồn ngủ, nào là hôn trầm, nào gục tới gục lui. Rồi ở ngoài, tác động ngoài nữa, nó viện trợ ngoài nữa, ác pháp bên ngoài nữa. Trời ơi! Nay người này rỉ tai nói chuyện này, mai người kia rỉ tai. Thiếu điều tôi muốn bỏ cuộc. Có phải không? Các con thấy, ác pháp ghê lắm chứ!

Nội giặc ở trong của mình, giặc sanh tử ở trong này rồi, mà ở bên ngoài giặc nó tiếp viện nhau. Tụi nó nó tiếp viện vô, nó làm cho mình ở trong này chới với. Muốn thắng mà không thắng nỗi! Các con nhớ lời Thầy, các con sẽ về mà chiến đấu.

Rồi bắt đầu giờ mấy con hỏi Thầy gì? Con, Phụng hỏi gì Thầy không?

4- CÁCH ĐỂ BIẾT TU TẬP CÓ KẾT QUẢ

(36:10) Tu sinh 1: Thầy làm sao mình biết sau một năm tu tập kết quả đạt được hay không đạt được?

Trưởng lão: À, cái đó con muốn biết, thật sự ra 1 tháng con cũng đã thấy kết quả rồi. Tại sao con biết không?

Bây giờ, thí dụ như bây giờ Thầy nói đơn giản thôi. Bây giờ, con hít vô biết hít vô, thở ra biết thở ra. Phải không, mà con tu 10 phút thôi. À, mới đầu con tu con thấy năm, mười niệm. Rồi có bữa, có thời thì con tu không có niệm, mà có thời thì con tu có niệm xen vô. Phải không? Nhưng mà con tu suốt một tháng con nghiệm lại. Nay thấy cái niệm này nó bớt rồi, mà coi cái thời nào nó cũng đều đều rồi, nó không có lúc được mà lúc không. Thì đó là tiến bộ. Con thấy không?

(36:54) Còn về phần tâm con đó, con thấy hôm nay mình thích không có muốn đi nói chuyện ai nữa hết. Mà thấy nó vui trong cái cảnh mình sống một mình, không có buồn. Còn mọi lần nó buồn, ai mà gọi mình cái mình thích lắm. Thì mình nghiệm qua cái tâm con, hôm nay con lại nghiệm nữa, con lại thấy nữa. Tới cái giờ ăn này, nó thấy cái món ăn này nó thích mà bây giờ nó không cần. Từ lần lượt, con nhìn qua cái chỗ, rồi cái buồn ngủ con thấy nó giảm lần. Đó là cái sự tiến bộ của con trong một tháng, nó giảm ít.

Nhưng một năm con nhìn lại coi, nó tiến ghê lắm! Kể như là cái người mới vào tu mà nhìn con là sợ làm không kịp. Trời ơi, cái ông này ổng tu giỏi quá ta! Cũng như bây giờ mấy con nhìn thầy Chơn Thành mà thức được tới giờ phút đó, trời! Ông này ổng tu giỏi quá, thức dữ quá! Phải không?

Nhưng mà sự thật ra người ta phải có cái thời gian người ta chiến đấu với hôn trầm, nhưng mà người ta ở góc độ người ta phá hôn trầm được. Còn cái góc độ người ta xả tâm người ta chưa được, người ta còn. Khi mà người ta được cái này rồi người ta lần lượt tiếp tục cái này người ta xả.

(37:56) Còn có người người ta xả tâm trước mà cái hôn trầm người ta còn, cho nên vì vậy mà cái giờ giấc của người ta nó bị đánh gục tới, gục lui đủ thứ, nó còn hôn trầm, thùy miên. Con hiểu không?

Còn cái ông này ổng đánh được hôn trầm, thùy miên rồi. Cho nên ổng ngồi được và ổng tỉnh, ổng thức nhiều giờ hơn được. Còn mình chưa có đánh được hôn trầm, thùy miên mà: “cái ông này thức tui cũng ráng thức”, không ngờ là nó đập mình nhẹp hết. Con hiểu chưa? Cho nên đừng bắt chước người ta.

Còn cái người mà người ta xả tâm người ta như cục đất rồi, mình đừng nói sao ông này làm được dễ dàng quá? Mà tui cũng sao vậy? Không phải, tại cái ông này ổng trải qua cái thời gian tu ba năm, hai năm rồi, ổng xả nhiều rồi. Tức là ổng tu Định Vô Lậu, cái người mà xả tâm là tu Định Vô Lậu. Trước cái hoàn cảnh, cái sự việc xảy ra. Hoặc là tâm niệm gì đều là họ có cái đề mục họ thông suốt hết rồi, họ xả hết. Cái người tu Định Vô Lậu là họ xả tâm, họ bất động tâm.

Còn cái người mà tu cái pháp để ngăn, như Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở đều là pháp ngăn. Thì cái người đó người ta đã tập về cái phương pháp đó mà cái Định Vô Lậu người ta ít tập. Cho nên thầy Chơn Thành bây giờ thầy phải trở về Định Vô Lậu thầy tu nhiều hơn. Cho nên bây giờ Định Vô Lậu thường đặt cái đề tài thầy quán xét.

(39:08) Con thấy không? Cho nên vì vậy cứ mỗi một tháng con nghiệm lại từ đầu chí cuối coi thử cái gì mình tu kết quả hay không? Rồi cái hôn trầm, thùy miên có lui chưa? Mà nó chưa lui thì mình phải tập nhiều hơn để cho nó phá, bởi vì cái đó nó đang là đối tượng của mình. Còn cái vọng tưởng mà nó nhiều thì mình phải tập cái pháp nào? Phải hỏi rõ coi pháp nào. Muốn hàng phục nó mà không bị ức chế. Hàng phục được nó, ly được nó mà không có bị ức chế là Định Vô Lậu. Người ta sẽ dạy mình Định Vô Lậu.

Còn bây giờ hàng phục nó mà ức chế nó mà bằng cách là nhiếp tâm không có vọng tưởng. Thì cái này, nhiếp tâm và an trú ở chỗ không có vọng tưởng đó chỉ đối với bệnh mà thôi. Đối với cái bệnh thân của mình thôi, chứ nó không có đối với cái tâm, vì nó phần nhiều là nó ức chế. Ức chế để chúng ta vào đó mà chúng ta đẩy lui cái cảm thọ. Con hiểu không? Cái pháp nào nó ra pháp nấy.

Còn bây giờ Định Vô Lậu nó khai triển tri kiến, cho nên cái gì tác động nó không được. Nó thanh thản, an lạc, vô sự, không có làm cho nó phiền não được hết. Bị vì nó bằng cái hiểu biết. Con hiểu, Định Vô Lậu mà. Cái tri kiến của nó nó trở thành cái hiểu biết cho nên không có tác động. Và đồng thời không tác động thì con ngồi lại tự nó bất động. Con không cần phải nhiếp tâm, cho nên con ngồi thanh thản, an lạc, vô sự xuất hiện thanh thản, an lạc, vô sự nó không niệm gì hết. Là Định Vô Lậu đó.

(40:28) Còn bây giờ mà con ngồi con thấy có niệm niệm hoài mà con nhiếp tâm mà sao nó không được, con ráng cố gắng tập trung thì đó là con tu để mà đối trị bệnh chứ không phải là tu để xả cái tâm này đâu. Mặc dù nó không niệm, nhưng mà vì ức chế nó không niệm nhưng mà nó nằm một đống ở trỏng. Phải hiểu pháp con, cái pháp nó có lợi ích chỗ nào, chỗ nào mình phải hiểu rõ.

Cho nên vì vậy đó, con cứ lượng, cứ một tháng qua là con xét nét lại hết. Rồi một cái nữa, con sẽ thấy tiến bộ. Cũng như bây giờ con tập đi kinh hành, mới đầu con tập đi thấy nó mệt nhọc mà thấy nó không ham, thấy cực. Nhưng mà thời gian một tháng sau, hễ muốn đi kinh hành là thấy nó thích, nó muốn đi. Thì đó là tiến bộ, nó có cái tinh tấn thì nó tiến bộ. Còn tu mà nó chán, nó làm biếng thì cái đó là không có tiến bộ. Cho nên càng tu con thấy thể hiện ra cái tướng tiến bộ của nó, rất rõ ràng.

Cho nên nếu mà tiến bộ thì nó thực hiện ra Thất Giác Chi. Thất Giác Chi thì thí dụ như, thường xuyên siêng năng mà trạch pháp là Trạch pháp giác chi. Con thích Trạch pháp tác ý đó, con thích tác ý, tác ý. Mà hễ nó thích thì mới tác ý nhiều được. Còn nó làm biếng, con tác ý rồi cái nó làm biếng nó cứ ngồi lỳ đó mà nó không tác ý, thì đó là nó chưa có Trạch pháp giác chi đâu. Chớ nó hiện cái tướng Trạch pháp giác chi, nó thường là nó Trạch pháp giác chi nó phấn khởi lắm, nó muốn tác ý, tác ý cái này rồi tác ý cái kia, đó là Trạch pháp giác chi.

(42:12) Rồi khi mà con ngồi tu bất kỳ một cái phương pháp nào hay đi kinh hành, mà nghe nó có cái vẻ khinh an. Khinh an nó làm cho cái thân con nhẹ nhàng bước đi hay hoặc ngồi nghe nó thơi thới, nó khinh an. Mà hễ có khinh an thì có Hỷ Giác Chi, tức là cái niềm vui, nó khởi ra cái niềm vui con, niềm vui nó vui. Mà hễ nó vui thì nó thích lắm, nó thích tu lắm! Mà nó thích tu đó là Tinh Tấn Giác Chi. Nó hiện ra cái tướng giác chi của nó, nó lần lượt nó hiện ra. Nó hiện rõ ràng lắm con.

Cho nên khi mà nói về kết quả thì mình xét nét mình tu, bữa này sao mình thích tu quá, mình muốn đi hoài hay hoặc là mình muốn ngồi hoài, đó là Tinh Tấn Giác Chi nó hiện. Mà nó hiện ra nó chưa thường xuyên, tại sao nó chưa thường xuyên mấy con biết không? Tại vì mình tu chưa đồng bộ, nó còn có cái gì đó mà nó phải trở lại. Chẳng hạn bây giờ đồng bộ, là khi mà con tu cái pháp này nó khinh an như vậy, nó Hỷ Giác Chi như vậy, thì cái Định Vô Lậu nó là cái định cốt cán của nó. Bởi vì mình tu để được giải thoát là vô lậu. Mà có cái Định Vô Lậu là cái định này chính chứ không phải là những cái Định Niệm Hơi Thở là chính đâu, hay là đi Chánh Niệm Tỉnh Giác là chính đâu. Mà chính cái Định Vô Lậu mới là chính!

(43:29) Dùng cái tri kiến mà suy tư nghĩ để mà xả tất cả các ác pháp, các niệm ham muốn trong lòng của mình. Thí dụ giờ thấy món ăn thì con quán bất tịnh, tức là đề tài bất tịnh của món ăn rồi thì đó là Định Vô Lậu. Nó làm con không còn lậu hoặc nữa, Dục lậu, nó không còn Dục lậu nữa.

Nó ba cái lậu hoặc: Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu. Nó ba cái lậu hoặc, luôn luôn ba cái lậu hoặc này nó tác động là cho tâm chúng ta động, không được bất động. Cho nên, nói bất động tức là Bất Động Tâm Định, hay là Vô Tướng Tâm Định. Chứ bất động là nó không có động cho mình dễ hiểu, chứ thật sự ra cái chỗ Bất Động Tâm là cái chỗ Vô Tướng Tâm Định. Tức là, vô tướng đây là không phải không có tướng, mà nó không có cái tướng Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu. Phải hiểu cái nghĩa của nó.

Cho nên nó không có cái Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu thì cái tâm nó bất động. Còn nó có cái tướng này vô thì nó sẽ bị động. Bị động, cho nên có Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu.

(44:29) Do cái chỗ đó mà mình xét nét mình thấy nó muội lượt như thế nào mình biết. Bây giờ mọi lần mình thấy cái món này ngon, món kia ngon mình thích ăn, cái món này dở mình không muốn ăn thì mình biết cái tâm tham mình nó còn. Mà mình đến giờ ăn cái gì nó ăn cũng được, nó không còn lưu ý cái nào ngon cái nào dở nữa. Thì đó là cái tâm tham nó ly, nó ly chứ nó chưa diệt đâu; nó ly.

Còn cái ngủ nó cũng vậy nó ly cái tham si nó thì nó cũng vậy, nó cũng giảm bớt đi. Nó cũng không thấy, bây giờ thay vì giờ đó 9 giờ nó buồn ngủ mà nay 9 giờ nó chưa buồn ngủ, thì biết là nó giảm. Còn nó nặng, nó nặng là nó làm cho mình uể oải, mệt mỏi. Còn cái kia nó không có nặng thì nó không có uể oải, mệt mỏi nữa, không có lười biếng nữa. mà nó ngủ nó vô thình lình đó, à nó vô thình lình, nó lặng vô cái nó ngủ. Đó là nó giảm bớt những cái lười biếng đó, thì đó là mình cũng giảm rồi. Con thấy không?

(45:23) Còn nó tới cái vô ký của nó là nó cũng giảm nhiều rồi nó mới vô ký, nó ngồi im lặng vậy, nó đang tỉnh vậy cái nó giật mình cái vậy thì nó đang cũng là dạng vô ký của nó tức là cái dạng từ hôn trầm, thùy miên mà nó dần đi đến cái chỗ vô ký. Thì mình đã lui được cái hôn trầm, thùy miên nó mới đến cái này. Thì như vậy là nhìn lại cái kết quả mình tu nó có con.

Và đồng thời, mình đừng có nghĩ rằng mình sẽ tu một ngày, hai ngày, ba ngày mình có Tứ Thần Túc, không có đâu. Con phải có thời gian mấy con. Phải có thời gian mới có Tứ Thần Túc mới được. Nghĩa là cái thời gian của mình tu chừng nào mà mình thấy cái tâm thanh thản - an lạc - vô sự của mình luôn luôn nó kéo dài từ giờ này đến giờ khác mà không có một chướng ngại nào hết. Hễ còn có chướng ngại tác động vào thân, thọ, tâm, pháp bốn chỗ này mà còn bị chướng ngại thì phải ở trên Tứ Chánh Cần mà tu rồi. Còn cái này nó kéo dài hoài, nó từ một tiếng, hai tiếng, ba tiếng thỉnh thoảng nó xẹt qua một chút xíu thôi thì mình mới dùng cái phương pháp mình quét nó ra. Còn nó nhiều quá mình phải nằm ở trên Tứ Chánh Cần mà quét, còn ở trên Tứ Niệm Xứ không đủ sức quét đâu.

(46:31) Do đó, mình phải biết, mình tu mình thấy lát thì cái thân nó đau, nó tê, nó nhức; lát thì cái tâm nó niệm này; lát thì hôn trầm tới. Rồi, những cái đó nó là chướng ngại hết rồi, vì vậy thì nên ở trên pháp Tứ Chánh Cần mà tu tập. Vì trên Tứ Chánh Cần có bốn cái loại Định để mà tu tập, cho nên mình biết bốn loại định này mình chưa có nhuần, mình chưa có nhuần ở trên những cái loại định này cho nên cái mặt của nó nó mới tới lui như thế này. Chứ nó nhuần rồi thì nó đã giảm rồi, nó không còn. Cho nên đi trên Tứ Niệm Xứ thì hoàn toàn nó an trú trong an trú. Cái danh từ “an trú trong an trú”, đó là mình an trú được trong cái sự an trú cho nên mới gọi là chân lý “thanh thản, an lạc, vô sự”, cái hiện tiền của mặt nó hiện ra.

Còn cái này mình giữ nó, mình hộ trì nó để nó lòi cái mặt nó ra. Nhưng nó bị ác pháp tác động vô, tác động vô thân hay tâm nó cái nó mất đi. Buộc lòng mình phải dùng cái pháp thì nó đâu còn có nó nữa. Cho nên dùng pháp để đẩy lui cái chướng ngại đó ra. Mà khi chướng ngại nó ra vừa rồi mới có thanh thản có chút xíu hà, thì nó..

HẾT BĂNG