Skip directly to content

20090815 - MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI ĐI VÀO TỨ NIỆM XỨ-PHẬT TỬ ĐỒNG NAI-QUẢNG NGÃI

20090815 - MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI ĐI VÀO TỨ NIỆM XỨ-PHẬT TỬ ĐỒNG NAI-QUẢNG NGÃI

MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI ĐI VÀO TNX

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 15/08/2009

Người nghe: Phật tử Đồng Nai, Quảng Ngãi

1- DUYÊN XUẤT GIA

(00:00) Phật tử: Con trình bày với quý Phật tử là có những câu hỏi gì thắc mắc trực tiếp, cứ trình bày với đức Trưởng lão để Trưởng lão giải nghi.

Kính xin đức Trưởng lão từ bi hoan hỷ giải nghi, cũng như soi sáng cho chúng con.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trưởng lão: Mấy con ngồi ghế, xá Thầy thôi!

Mấy con ngồi ghế hết đi con. Mấy con về đây thăm Thầy, mấy con có điều gì mà mấy con cần hiểu mà không hiểu, mấy con cứ hỏi, Thầy sẽ trả lời. Với những điều Thầy đã tu tập, đã biết, Thầy sẽ trả lời mấy con để giải nghi cũng như giúp mấy con hiểu biết thêm Phật pháp, làm mấy con sáng tỏ hơn. Các con cứ hỏi, tự nhiên đi mấy con, đừng có ngại.

Phật tử 1: Bạch Thầy, con đã có một khao khát được gặp Thầy từ lâu rồi. Bạn bè của con ở Ninh Thuận, cũng như ở Châu Đốc, ở chỗ mà con đi làm từ thiện rất là đông. Con cũng xin mấy người đó đưa con đến gặp Thầy từ lâu rồi. Nhưng mà vì con quá bận rộn trong công tác từ thiện, hết chuyện này đến chuyện kia nên con vẫn chưa đi được.

Thì hôm nay, bởi một nhân duyên, mà cũng lạ là con bị té, đau lưng, đang nằm ở nhà thì thầy Duyên Tịnh làm cùng chỗ với con tới. Con mới nói là: "Phải chi thời gian, trong thời gian tôi rảnh này tôi được tới Tu viện Chơn Như một lần". Tại vì con vẫn biết là cuộc sống mình vô thường, những khi mình quyết định thì mình quyết định cho lẹ, không biết có chuyện xảy ra thì mình sẽ ân hận. Thì thầy Duyên Tịnh mới dàn xếp để chúng con cùng nhau đi lên đây gặp mặt Thầy.

(02:37) Có những thắc mắc để nhờ Thầy hướng dẫn đường tu. Thì con có những câu hỏi đơn giản thôi, nhưng mà con nghĩ là nếu Thầy giải đáp được cho con thì con sẽ có một con đường đi rất là thẳng, không nhìn trái hay không nhìn phải nữa. Thật tình thì một Phật tử kiếm cho mình một con đường tu, nhất là tụi con thì hay suy luận, cân nhắc chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia, phán đoán đúng sai. Do đó là con đường tâm linh của mình, vì vậy mình phải cân nhắc. Hôm nay, con xin hỏi Thầy những câu hỏi đơn giản thôi.

Thứ nhất là từ lâu con có một tâm nguyện, nhất là sau khi mà con, mà con nghĩ trong từng cái địa vị của con, trong từng bổn phận của con trong xã hội thì con cũng đã chu toàn. Là một người công dân con vẫn rất là chu toàn. Một người con thì con cũng lo cho con của con tới nơi tới chốn. Là một người con đối với bố mẹ thì con cũng xây xong một nhà thờ cho bố mẹ con. Thì con nghĩ là trong từng bước như vậy, cái bổn phận của mình đối với xã hội, đối với cộng đồng thì mình cũng đã làm.

Còn chuyện là làm từ thiện, phụng sự chúng sinh thì con cũng chỉ nghĩ, trong cái sở học sơ cơ của con về Phật pháp thì con nghĩ vì chuyện phụng sự chúng sinh đối với một Phật tử hay một tu sĩ là một việc làm nó miên viễn, nó kéo dài thì mình có thể thu gọn nó lại để mình nghĩ tới đường tu tập của mình.

(04:25) Thì con xin hỏi Sư Ông, thật tình ra trong kiếp này con có một khát khao rất là lớn, phải trở thành một tu sĩ trước khi mất. Vì vậy con cũng nói thật với Thầy là sau khi con lo nhà thờ cho bố mẹ con xong, con đi rất là nhiều chùa chiền, nhưng mà con thấy những chỗ đó không phải là chỗ nơi cho con vào. Tại vì cái bản chất của con là con thích sống lặng lẽ, con không chịu được sự ồn ào, con không chịu được cái chỗ đông người. Vì vậy, con thấy là ở những cái chỗ đông người thì con mệt chỉ chịu đựng nhiều hơn thôi. Thì như vậy thì không thoải mái thì làm sao mình tu được.

Thêm nữa, những công việc từ thiện, chỗ này nhờ, chỗ kia nhờ, cứ níu kéo con. Thì con xin hỏi Sư Ông cái câu hỏi thứ nhất là con có thể thí phát quy y mà đồng thời con có thể tiếp tục những công tác xã hội đó được hay không?

Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời, được.

Một tu sĩ vẫn làm được công tác xã hội từ thiện, chứ không phải không được, điều đó là cách an ủi sự đau khổ của thế gian. Làm từ thiện tức là an ủi sự đau khổ của thế gian, nên một tu sĩ vẫn làm, chứ không phải là không làm.

Nhưng nó có những thời gian để cho người tu sĩ thực hiện được sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết của họ. Đó là mục đích của đạo Phật mà.

Cho nên vì vậy con vẫn làm, nhưng mà đến lúc mà con khép mình trong một khuôn khổ để cho mình đủ sức làm chủ thì chỉ có 7 tháng. Không lẽ 7 tháng mà con dừng lại không được sao? Đó là cứu cánh cho bản thân mình.

Theo Thầy thiết nghĩ, hiện giờ nó chưa đủ duyên thì con hãy làm từ thiện- an ủi sự đau khổ của người khác.

(06:16) Mà khi mà thấy cái duyên nó đủ, bởi vì cái chủng tử con vừa trình bày là con thích sống độc cư, con thích sống trong sự im lặng, trong lặng lẽ một mình. Đó là cái chủng tử để mà chứng đạo đó, là thích sống trong sự im lặng. Cái đó là cách tu tập.

Cho nên mọi người về đây mà xin Thầy, Thầy cho một cái thất sống trong một tuần lễ mà nếu thích thú thì Thầy cho ở tu.

Còn sống một mình mà không thích thú, thì Thầy biết là tâm động, người này chưa tu được đâu, phải lo xả tâm ở ngoài cái động. Bởi vì xả tâm ở ngoài cái động có nhiều sự việc làm cho mình giận hờn, buồn phiền, lo lắng thì ngay đó phải dùng tri kiến hiểu biết mà xả, chứ không thể dùng thiền định mà được.

Còn người thích sống độc cư một mình là người đó sẽ tu được. Khi đi sâu vào thì Thầy sẽ dạy cách thức nhiếp tâm và an trú, con hiểu không?

Còn bây giờ với người bị động như vậy, dạy nhiếp tâm an trú cũng vô ích, không đạt được. Cho nên mình cần biết đặc tướng của người đệ tử của mình mà dạy họ, hướng dẫn họ để cho họ đạt kết quả càng sớm càng tốt.

Do đó câu hỏi của con, xuất gia là cái nguyện vọng của con tha thiết với nó. Đó là điều tốt. Xuất gia có nghĩa là bỏ gia đình, bỏ nhà cửa, sống không gia đình, sống không nhà cửa. Đó là nguyện vọng giải thoát rõ ràng. Mà hình ảnh xuất gia con đọc trong sách 12 nhân duyên là đi vào cửa ‘Sanh’‘Sanh’ là đời sống.

Đức Phật thời xưa cũng đi vào cửa ‘Sanh’, bỏ cung vàng, bỏ vợ, bỏ cha mẹ, đi vào một đất nước khác mà tu tập. Đó là bỏ cửa ‘Sanh’ mà đi vào. Duyên ‘Sanh’ không có thì tất cả các duyên khác bị nghẽn lại.

Cho nên ước nguyện của con là muốn xuất gia. Đó là ý muốn đi vào duyên ‘Sanh’ để bẽ gãy tất cả các duyên khác. Đó là một cái tốt, Thầy khích lệ. Nếu mà có đủ duyên, cứ xuất gia.

Cái duyên làm từ thiện mà còn thì cứ làm.

Nhưng mà hình ảnh xuất gia đó sẽ giúp con đi tới chỗ giải thoát. Không có gì đâu mà lo.

Rồi con cứ hỏi thêm.

2- THÂN CẬN THIỆN HỮU TRI THỨC

(08:41) Phật tử 1: Con cũng thưa với Thầy là từ rất là lâu lắm rồi, con thấy con không có tham đắm bất cứ một thứ gì của thế gian này, từ rất là lâu rồi. Kể cả một chuyện mà con nói, mọi người nói con có lẽ là con người tàn nhẫn hay sao.

Con có một đứa con gái duy nhất. Nó đi Pháp 16 năm rồi, mà con rất là mừng khi con không còn cảm thấy nhớ gì nó nữa. Theo suy luận sơ cơ của một Phật tử như con, con nghĩ rằng, những dây tham ái đứt dần, đứt dần sẽ tốt cho con đường tu tập của con sau này.

Cách đây mười mấy năm, khi mà con có một chuyện đổ vỡ trong gia đình thì nơi con tìm đến là một cái chùa vắng. Con tìm đến một chùa vắng tại nó hợp với con. Thì con mới quỳ xuống và con có một phát nguyện là từ nay trở đi, con không làm gì cho con nữa, tất cả mọi thứ là để phụng sự chúng sinh. Tới một lúc nào đó con sẽ xuất gia làm tu sĩ.

Khi con có một cơ may nữa là bạn con lo cho con qua bên Ấn Độ. Con đã đến Bồ Đề Đạo Tràng, con quỳ trước Đức Thế Tôn xin cho con trở thành một tu sĩ kiếp này và cả kiếp sau. Những cái đó cũng thôi thúc con phải tìm một con đường dứt khoát.

Mình cũng biết là vô thường rồi, nếu mình chần chờ thì cái sự muộn màng đó sẽ tai hại cho con ở kiếp sau. Vì vậy, con muốn hỏi Thầy là bây giờ để con giải quyết những cái công tác từ thiện con còn vướng mắc đó, rồi con dứt điểm, con toàn tâm toàn ý trong vấn đề tu tập. Như vậy là tốt phải không Thầy?

(10:47) Trưởng lão: Không, không phải. Có những cái nghiệp mà con trả trong cái nhân quả làm từ thiện. Cũng có cái duyên nghiệp, nếu không duyên nghiệp thì sao người ta không làm mà mình làm từ thiện. Đó là cái duyên nghiệp.

Bây giờ, cái tâm tha thiết xuất gia sẽ dứt cái duyên nghiệp đó. Bởi vì mình xuất gia rồi, mình từ bỏ hết, chỉ còn có con đường tu mà thôi. Nếu mà cái duyên nghiệp đó vẫn còn thì trên cái chiếc áo xuất gia con vẫn làm được. Có nhiều thầy người ta vẫn làm từ thiện chứ đâu phải không. Nhưng mà mục đích quý thầy làm từ thiện thì chưa đúng cái mục đích chính của một người tu.

Phải thấy chiếc áo của tu sĩ là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Mục đích chính của người tu sĩ là vậy.

Còn người cư sĩ mặc chiếc áo này mà làm từ thiện là hợp, hợp hơn là tu sĩ. Nhưng tu sĩ chỉ có uy tín để mà lãnh đạo, để mà kêu gọi. Mấy con là một cư sĩ mà mấy con có uy tín ở trên từ thiện thì mấy con cũng kêu gọi người ta được, chứ không cần đợi mấy thầy đâu.

Cho nên khi mà xuất gia mà mặc chiếc áo rồi thì nên tu thôi.

Theo ước nguyện của con, Thầy thấy chủng tử của con đã có sẵn, cho nên đến đâu con cũng tha thiết xuất gia. Đó là cái chủng tử cứ hiện ra thôi thúc con.

Và cái ái kiết sử, Thầy vừa nghe con nói con có đứa con gái, mà con thấy thản nhiên. Người ta rất sợ dây ái kiết sử. Một người tu xuất gia rồi mà ngồi đây nhớ gia đình của mình, lo lắng cho gia đình, con cái. Khi xuất gia là mình phải làm tròn trách nhiệm của người cha, của người mẹ, nghĩa là con cái mình phải nuôi lớn đàng hoàng rồi, chứ không được bỏ.

(12:34) Ngày xưa, tại sao đức Phật bỏ đứa con mình còn nhỏ? Là vì đức Phật biết rằng nhà vua thì không thiếu, cho nên vợ con mình nuôi được đầy đủ, không thiếu, nên đức Phật mới bỏ đi. Chứ ở nghèo đói như chúng ta thì chắc đức Phật không dám bỏ đâu. Trách nhiệm của mình chưa hết, vợ mình phải cực khổ mới nuôi nổi đứa con. Do ai mà tạo thành đức con này? Đâu ai mà bỏ đi để cho vợ mình làm. Còn đức Phật thì tại sao? Tại vì nhà vua thừa ăn, phải không, cho nên mình đi, vợ mình đâu có đói đâu mà sợ. Đó là vì sao đức Phật bỏ đi được.

Còn chúng ta hiện giờ là một người dân bình thường. Cả vợ chồng làm mà còn thiếu trước hụt sau, huống hồ bỏ lại cho người vợ nuôi con mình. Như vậy là không đúng.

Còn con bây giờ, nó không có thiếu nữa. Con cái lớn khôn rồi thì trách nhiệm của mình hết rồi. Mà ước nguyện của mình từ khi biết Phật pháp tới bây giờ là tha thiết xuất gia. Nếu mà cứ kéo dài mãi thì trôi qua thời gian của con. Thời gian không quay lại, nó mất đi rồi thì không kịp, cho nên quyết định thì phải xuất gia.

Nhưng Thầy có lời khuyên, xuất gia nên tìm một vị thầy tu chứng các con, nếu không thì ít ra giới luật phải nghiêm chỉnh, chứ không khéo sẽ bị ảnh hưởng. Một vị thầy mình phạm giới ăn ngày ba bữa mà mình ăn một bữa là ông thầy không chấp nhận, cho nên thầy trò có sự chống trái nhau. Mà mình xuất gia thì phải lấy giới luật làm đầu, Giới – Định – Tuệ mà. Giới là đức hạnh của một người tu, là oai nghi chánh hạnh của một người tu sĩ, mà giới luật không xong thì coi như là không thành tu sĩ được. Con hiểu không?

(14:25) Cho nên vì vậy mà đi tu là xuất gia phải chọn một vị thầy. Vị thầy đó phải giới luật nghiêm chỉnh, đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai là vị thầy đó phải đủ sức làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Để làm gì? Để người ta biết cách hướng dẫn mình, và mình thấy vị thầy mình làm chủ được như vậy, mình nỗ lực, mình tinh tấn, mình siêng năng tu tập. Nó sẽ có kết quả cho con rất thực tế.

Còn nếu một vị thầy phạm giới, tu hành chưa chứng đạo thì họ sẽ dạy con theo kiểu phá giới, phạm giới.

Cho nên Thầy khuyên con, xuất gia là điều quan trọng. Ước nguyện của con, tâm nguyện của con, chủng tử của con đã trình bày cho Thầy, Thầy đã thấy rõ chủng tử. Mà chủng tử như vậy thì con nên xuất gia. Tất cả những việc từ thiện để lại cho người khác. Rồi con lo cái phận sự của con trong tu tập, không cần phải lo gì khác.

Do đó, con sẽ cất một cái thất nơi yên tịnh, hoặc con đến một cái Tu viện chuyên tu, người ta sẽ cho con một cái thất, con vào người ta sẽ hướng dẫn con 5 tháng, 3 tháng, con tu tập, con rút tỉa những kinh nghiệm rồi vị thầy mới hướng dẫn cách thức nhiếp tâm, rồi an trú tâm như thế nào, xả tâm, ly dục, ly ác pháp như thế nào. Người ta dạy con pháp Như Lý Tác Ý để con nắm rất vững. Sau khi tu tập, người ta nói đúng rồi, bây giờ con ở đâu, con cứ theo pháp đó tu thì nó sẽ đạt được kết quả giải thoát cho bản thân con.

(16:02) Chừng đó con về thất mà nỗ lực tu. Chỉ có vậy thôi.

Phật tử 1: Qua trình bày của Thầy, con cũng xin nói thật với Thầy. Con tuy là đàn bà con gái, con cũng khó chịu và khó tính lắm. Không phải cái gì con cũng tin được đâu, không phải ai con cũng tin được. Vì vậy, thì dĩ nhiên, khi mà chọn cho mình một con đường tu, thì thậm chí con đi từ nam tới bắc, con đi từ thiện, con quen hết, nhưng con vẫn không tìm được cho mình một cái chỗ vừa ý mình. Thậm chí thì cũng bởi kinh nghiệm sống, cái kinh nghiệm đường đời nhiều đó, thì con tự nhận thấy có những cái con chưa toàn tâm toàn ý để con chọn một vị thầy để cho con tu. Thì những gì mà Thầy nói với con thì rất hợp ý con, tại vì một người dẫn dắt tâm linh thì vô cùng quan trọng.

Cũng như có một số các em trong đoàn của con hỏi con, các em từng bước đi vô Phật pháp cũng hỏi, thì con mới nói với nó là: "Khi mà em muốn chọn một vị thầy để quy y, thì em phải suy tính trước sau, em phải tìm hiểu. Tại vì người đó sẽ dính líu cả cuộc đời mình sau này. Cái uy nghi, cái đức hạnh, những gì mà người đó tạo ra sẽ ảnh hưởng tới cả những Phật tử sau này, và nhất là bản thân mình. Khi mình đã chọn rồi, thì hư mình cũng phải chịu, mà tốt thì mình tự nhận". Thành ra con suy nghĩ rất là kỹ, và con cân nhắc rất là kỹ.

Thầy đã trình bày như vậy thì con cũng trình bày ước nguyện của con. Hiện bây giờ con bị trượt ngã trong một chuyến đi từ thiện, con đi đau cột sống, con đang điều trị và con có một hai vấn đề.

Con là trưởng một đoàn từ thiện. Vì vậy trước khi mà con chọn một con đường toàn tâm, toàn ý trong vấn đề tu tập, thì theo Thầy dạy con là con phải lo cái việc đó để con giao lại cho các em khác lo. Những cái gì còn lại con cũng phải giải quyết cho xong. Con giải quyết xong rồi, thì con trình bày ước nguyện của con. Con cũng nghe tới tiếng của Thầy rất là lâu rồi. Đến sau này con xin thí phát quy y, con xin Thầy nhận con làm đệ tử có được không?

(18:41) Trưởng lão: Được chứ con.

Phật tử 1: Dạ và con xin tu tập tại đây. Như vậy, đến hôm nay cũng là bởi có nhân duyên, con nhân một cái trận con đau mà con về tới đây. Chứ nếu con không đau thì con cũng đi mãi các chuyến từ thiện, đi hoài đi hoài, và con cũng không gặp.

Con nghĩ là có bàn tay đức Phật gắn kết với con ở trong đó, mà con có duyên gặp Thầy. Con hỏi như vậy cũng tạm đủ. Cái mà con hỏi thì Thầy đã giải đáp. Những vấn đề còn lại của con là về giải quyết chuyện đi từ thiện của con. Sau này, con sẽ lên xin Thầy xuất gia.

Trưởng lão: Được rồi, Thầy sẽ nhận con.

Bây giờ mấy con còn có gì hỏi tiếp đi mấy con. Mấy con có gì hỏi Thầy.

3- TỨ CHÁNH CẦN

(19:43) Trưởng lão: Được thân người khó lắm mấy con, mà nó không có sống lâu đâu, bởi vì nó là thân vô thường. “Được thân người là khó mà gặp được chánh pháp còn khó hơn”. Các con biết đó, gặp được pháp để tu làm chủ sanh, già, bệnh, chết, không phải dễ. Cũng như bây giờ các con có cái thân, mấy con mà tu tập được cái sự nhiếp tâm và an trú thì mấy con đuổi bệnh rất dễ dàng. Bởi vì khi nhiếp tâm, an trú trong cái tâm bất động rồi, thì không còn một ác pháp nào làm động trong cái thân tâm con được.

Cho nên mấy con nhiếp vô, coi như cái đầu mấy con đang đau, mấy con không thấy đau nữa. Tại mấy con nhiếp không được, mấy con thấy đau, mấy con hiểu không? Mà khi nhiếp nó không thấy đau thì tự cái cơ thể đề kháng, tự phục hồi. Cho nên chúng ta chỉ cần ở trong 1, 2 tiếng đồng hồ thì cơ thể chúng ta có bệnh sẽ hết. Cho nên nó làm chủ bệnh mà.

Nhưng mà mình phải ở trong cái sức tỉnh giác, ở trong nhiếp tâm, ở trong đối tượng khác chứ không được để tâm mình dính trong cái cảm thọ, thì lúc bấy giờ cơ thể chúng ta sẽ đẩy lui cái bệnh đó ra khỏi thân.

Một pháp hay như vậy, mà tại sao chúng ta không tập được như vậy thì quá uổng mấy con, để rồi cứ bệnh đau đi nhà thương, uống thuốc hoài, tốn tiền chứ bộ không sao. Cho nên ráng tập mấy con. Có thân thì đó là một điều quý, bởi vì hoàn toàn ngoài con người ra thì không có một loài động vật nào bằng con người. Con người có bộ óc thông minh mấy con, nó biết thiện, biết ác, cho nên nó biết diệt trừ những cái ác và sống trong cái thiện.

Cho nên đạo Phật dạy Tứ Chánh Cần, bốn điều cần mà hằng ngày mình sống: “Ngăn ác, diệt ác. Sinh thiện, tăng trưởng thiện”. Chỉ cần, ngày ngày lúc nào mình cũng sống trong những thiện pháp, tâm mình luôn luôn bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Không ai chửi mắng mình giận hờn, không ai làm cho mình suy tư lo lắng, thì cái đó là giải thoát chứ còn cái gì. Mấy con thấy đơn giản không? Cứ để tâm mình giận hờn, buồn phiền, lo lắng thì như vậy làm sao mà giải thoát?

Mình không có cần cái gì cao siêu của Phật giáo hết, mà mình chỉ cần sống làm sao cho ác pháp đừng tác động vào tâm của mình thì đúng rồi. Sống mà ác pháp không tác động được vào tâm của mình đâu phải ngồi như gốc cây. Các con đến chùa ngồi thiền như gốc cây, rồi mấy con có nghe, có biết gì đâu, gọi là nhập định thì cái đó là sai.

(22:12) Chúng ta cũng nghe, cũng thấy, cũng biết nhưng không ai làm cho chúng ta động được. Có phải không mấy con? Người ta chửi, mình biết đây là nhân quả, thì nhân quả có chửi người ta hồi nào tới giờ, bây giờ người ta chửi lại mình, có gì mà bây giờ mình lại chửi người ta. Do đó mình hiểu vậy thì thấy cái tâm mình an ổn rồi, cho nên đó là mình ly ác pháp.

Tâm, cỡ giờ này chưa tới giờ ăn cơm mà nó nghĩ, nghe nhà bếp nấu gì thơm thơm, ngon là muốn ăn rồi. "Dục mày đi, giờ này là không phải là giờ ăn. Trưa đúng giờ thì tao cho ăn, chứ đâu có phi thời như vậy. Mày thuộc về thức thực, lìa ra đi!". Rồi bắt đầu, ảnh chạy mất, để lại cái tâm không thèm ăn, thì đó là mình ly dục chứ sao. Phải không mấy con? Mấy con thấy đơn giản.

Bây giờ thấy người đó mặc bộ đồ đó, thấy thầy Chơn Tịnh mặc cái áo đẹp…​ Tức là ham muốn chứ gì. "Mày có cái này mày còn muốn cái áo đẹp nữa là mày dục. Xả ra đi, ly ra đi!" thì tức là nó hết ham. Còn mình không rầy, không mắng nó, nó ham đó mấy con. Có phải không? Coi vậy chứ, cái tâm núp ở trong đó, nó làm những cái việc dụ mình không hà.

Cho nên một cái người biết pháp, có pháp Như Lý Tác Ý, hàng ngày tác ý riết, tâm mình bất động, bởi vì nó ly dục, ly ác pháp thì nó bất động chứ sao. Mà nó bất động thì tức là cái chân lý của đạo Phật giải thoát ở đó chứ còn cái gì nữa, cho nên tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mấy con thấy đơn giản quá.

Mà mình còn lại có pháp Như Lý Tác Ý để mình đẩy lui tất cả, ly tất cả những dục và ác pháp. Pháp Như Lý Tác Ý đức Phật nói rất rõ: "Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt". Lậu hoặc là những sự đau khổ của thân tâm. Thân mình đau nhức chỗ nào đó thì đó là lậu hoặc. Tâm của mình phiền não, lo lắng, giận hờn, đó là lậu hoặc, có phải không? Mà có Như Lý Tác Ý thì “lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt.”

(24:10) Cũng như bây giờ cái đầu của mấy con sanh ra nhức, tức là cảm thọ của thân, tức là lậu hoặc chứ gì? "Thọ luôn vô thường. Hôm qua mày không nhức, hôm nay mày nhức. Tao không sợ đâu, tao chỉ ở trong tâm bất động". Thì mình nói vậy, thì cái mình nương vào hơi thở, mình thở ra, thở vô. Mình còn biết được hơi thở ra vô thì tâm bất động ở chỗ đó chứ sao. Nó đâu có khởi niệm gì, cho nên nó là bất động.

Mấy con mà rời khỏi hơi thở thì mấy con bị động đó. Cho nên đầu tiên mấy con cần phải nương vào hơi thở, cho nên cái tâm mà con bị động rồi thì con có câu tác ý của đề mục của hơi thở đấy.

Đức Phật dạy rất rõ: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra". Rồi mấy con hít vô, thở ra, biết hơi thở hít vô. Mặc dù hiện giờ trong cái tâm của mấy con vừa cảm thọ cái đầu đau, vừa biết được hơi thở. Nhưng mấy con tiếp lục lần thứ hai: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra", rồi mấy con cũng hít vô, thở ra nữa. Nhưng thấy có niệm khởi, mấy con đừng có lo diệt niệm, mà hãy lo tiếp tục ôm pháp đi, rồi mấy con tác ý: "An tịnh tâm hành…​". Cứ mình bảo tâm an ổn, đừng có khởi niệm. Chứ mấy con đừng có lo diệt niệm, mấy con lo diệt niệm là các con đã sai pháp.

Phật đâu dạy chúng ta ức chế ý thức, mà chúng ta dùng ý thức mà tác ý. Các con dùng ý thức tác ý rõ ràng là "An tịnh tâm hành", không phải ý thức của mấy con làm việc đó sao? Tôi biết tôi hít vô: “An tịnh tâm hành, tôi biết tôi…​". Mấy con thấy đơn giản quá đơn giản. Rồi hít vô, thở ra được một hơi thở, rồi lại tác ý, rồi hít vô, thở ra.

Bây giờ sức của mình tu khoảng 30 phút, thì đừng có tu một giờ, 30 phút nó vừa sức, tu một giờ nó đuối sức, phải không?. Rồi mấy con xả, đi chơi vòng vòng một hơi, thấy khỏe vô tu tập, có được không?. Còn không thì buổi tối mấy con tu 30 phút, khuya thức dậy tu 30 phút thôi.

(26:10) Ban ngày làm công việc, đâu có bỏ công việc gì đâu. Nấu cơm, lặt rau hoặc làm tất cả mọi công việc trong gia đình đều làm được hết. Nhưng buổi tối mình nghỉ ngơi, mình rảnh mà, buổi tối mình tu. Thì cứ cứ theo đề mục của hơi thở mà tu.

Tâm mình sanh vọng tưởng, niệm này, niệm kia, mặc nó, không ức chế nó đâu. Nhưng mình dùng pháp lấy cái ý tác ý ra rồi, thí dụ như bây giờ mình tác ý: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô, thở ra có vọng tưởng, kệ nó, không lo diệt, mà chỉ cần tác ý trở lại: “An tịnh tâm hành…​”. Cứ tu mãi, tu mãi thì một ngày nào đó, cái tâm sẽ an ổn, chứ không phải, cần phải ức chế.

Còn mấy con chẳng khôn, con nhiếp trong hơi thở, biết hơi thở ra vô, cố gắng tập trung trong đó cho nhiều. Trời ơi, chừng 30 phút sau, cái đầu nó nặng, nhức đầu. Đó là tại mấy con ức chế ý thức, tu sai.

Đức Phật đâu có dạy chúng ta diệt ý thức đâu. Kinh pháp cú dạy rất rõ: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp", đâu bảo các con, dạy diệt ý thức mấy con.

Khi mà ý thức không vọng, không niệm, mấy con dùng hơi thở, dùng một đối tượng như câu Niệm Phật mà niệm để cho nó đừng vô niệm, nó không niệm, thì mấy con sẽ lọt trong tưởng.

Bởi vì ý thức mấy con không làm việc thì tưởng thức làm việc chứ sao.

Một người ngủ, thì ý thức không làm việc, thì phải có chiêm bao chứ sao, các con hiểu không? Nó phải thực hiện qua cái mong muốn. Như mấy con mua vé số, mong trúng vé số chứ gì, nhưng ban ngày mua vé số thì cứ trật hoài. Ban đêm ngủ mộng nó thấy trúng vé số, mừng quá, nhưng mà thức dậy là giấc mộng. Các con hiểu chỗ đó không? Nó thực hiện qua cái ước muốn của mấy con, cái giấc mộng đó, nó thực hiện qua ước muốn. Nhưng mà sự thực giấc mộng thì nó không thật. Nhưng mà giấc mộng đâu phải ý thức của mấy con làm, tưởng thức của mấy con đó. Các con hiểu không?

(28:09) Cho nên các nhà ngoại cảm đều bị tưởng thức hoạt động mà họ tưởng có linh hồn nhập họ. Cái tưởng thức của họ giao cảm. Họ giao cảm khi mà tưởng thức nó hoạt động, nó giao cảm thì không có không gian và thời gian.

Cho nên cái sự việc mà cái hài cốt mà chôn dưới lòng đất đó 5 năm, 10 năm, ở đây cái tưởng thức hoạt động được thì họ sẽ thấy được cái hài cốt nằm dưới. Cho nên các nhà ngoại cảm họ tưởng là người chết đó nhập họ, chỉ họ biết chỗ này là hài cốt họ nằm. Sự thật ra nó giao cảm, nó hiện ra cách thức như là có người nhập.

Các con thấy những người nhập đồng, lên cốt đâu có phải bình thường đâu. Họ cũng ợ ợ, ngáp ngáp, họ cũng lúc lắc, họ cũng gục đầu, có phải không? Một hơi họ mới làm được, phải không?. Khi nào họ làm như vậy thì ý thức họ bị dừng. Hoặc là một cái người đó họ muốn cái tưởng thức của họ hoạt động, thì họ phải thắp hương, họ lâm râm, họ vái. Bởi vì cái niềm tin của họ mà nó tạo thành cái tưởng, nó mới hoạt động được.

Chứ bình thường, cứ để mình vầy, đừng có đụng tới ý thức thì chỉ có lúc ngủ chúng ta mới chiêm bao thôi. Mấy con thấy không? Cho nên mọi người chúng ta ai cũng có tưởng thức. Coi chừng nay mai nó hoạt động đó mấy con, nó đi làm nhà ngoại cảm đó, rồi đây rồi lên đồng, nhập cốt nữa là khác, để nói cái chuyện của người ta chứ gì. Cho nên rất là nguy hiểm.

Chúng ta phải sống trong ý thức, chứ không sống trong tưởng thức, bởi vì tưởng thức nó có tai hại chỗ đó. Là vì nếu mấy con tu sai thì mấy con lọt vào tưởng thức, thì khi mà tưởng thức nó hoạt động thì mấy con, người ta gọi là mấy con tu tập bị tẩu hỏa nhập ma, trở thành người điên chứ gì? Đó là cái nguy hiểm thứ nhất.

Cái thứ hai, nó không bị tẩu hỏa nhập ma, thì nó lọt trong ‘Không Tưởng’. Bởi ý nó dừng rồi, thì cái ‘Tưởng Không’ nó hiện ra. Mà các nhà tu Đại thừa hay Thiền tông người ta cho đó là Phật tánh. Bởi vì bây giờ vọng tưởng không còn có nữa thì nó ở trong cái ‘Không’ này, mà vẫn biết chứ gì, nhưng không ngờ cái biết đó không phải là ý thức biết, cho nên họ lọt vào trong cái ‘Không Tưởng’.

(30:27) Như mấy con thấy, khi mà Thầy đến Thầy thăm cái nhục thân của ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Tường, chùa Đậu, Hà Nội. Thầy đến đó Thầy thấy cái bộ xương khô để lại đó. Nhưng mà tại sao người ta để bộ xương khô được không hôi, không thúi một mình? Chết rồi để vậy, xác nó thúi, ai mà chịu nổi. Tại sao ngài làm được?

Do đó quan sát xung quanh những từ trường trong khu vực này, và những cái nơi mà từ trường còn để lại những cái nơi mà hai vị này đã đi đến ngồi tu tập, từ cái bụi cây, từ cái gốc cây cho đến cái cục đá, cho đến nơi nào cũng đều có hình ảnh của các ngài tu tập hết.

Các ngài nhập vào cái ‘Không Tưởng’, Không Vô Biên Xứ Tưởng mà. Bởi vì các ngài không có biết pháp, cho nên các ngài chỉ biết ức chế ý thức của mình bằng cái phương pháp của Thiền Đông Độ, dạy cho mình ‘biết vọng liền buông’ như Hòa thượng Thanh Từ dạy, cũng như dạy cho mình cách thức để nhiếp trong hơi thở, dùng hơi thở để làm cho ý thức không hoạt động.

Mà khi ý thức không hoạt động thì cái hơi thở này cũng bị mất đi, nó chỉ còn cái ‘Không Tưởng’ mà thôi. Lúc bây giờ đó, mình nhập vô nó ít thì mình còn ra được. Còn khi mình nhập vô sâu, từ một giờ cho đến một ngày, hai ngày thì không có đường lối ra, cho nên nó kẹt trong đó. Do đó hai ngài bị kẹt mà chết để lại nhục thân. Cái ‘Không Tưởng’ để lại nhục thân. Khi một người chết ở trong ‘Không Tưởng’, cái thân nó không thúi mấy con, nó không thúi.

Còn mình không nhập được định đó, nó thúi mấy con. Như một người như chúng ta bây giờ chết là thúi.

4- TỨ NIỆM XỨ

(32:02) Còn cái người mà nhập đúng thiền của Phật giáo, nó do Định Như Ý Túc- định như ý mình muốn. Chứ không phải là mình chưa có Định Như Ý Túc thì đừng có mong mà ngồi thiền nhập định. Khi chúng ta giữ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự 7 ngày đêm thì chúng ta sẽ có Tứ Thần Túc- bốn cái lực như thần:

  •  

    Thứ nhất là Dục Như Ý Túc

  •  

    Thứ hai là Tinh Tấn Như Ý Tú

  •  

    Thứ ba là Định Như Ý Túc

  •  

    Thứ tư là Tuệ Như Ý Túc

Khi mà có Định Như Ý Túc rồi thì vị ấy mới…​, bởi vì định như ý muốn mà, mình muốn nhập cái định nào thì mình phải ra lệnh, mình muốn là mình phải tác ý, mình điều khiển cho nó vào cái định đó.

Thí dụ như bây giờ Thầy có Định Như Ý Túc rồi, Thầy ra lệnh bảo: "Ly dục, ly ác pháp, nhập Sơ Thiền" thì năm chi thiền nó lần lượt nó hiện đủ trên thân tâm của Thầy. “Tầm, tứ, nhất tâm, hỷ, lạc” đủ cho nên Thầy nhập được Sơ Thiền.

Thầy bảo: "Diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền". Thì lúc bấy giờ, tầm tứ sẽ diệt và Thầy, toàn thân tâm Thầy sẽ ở trong Nhị Thiền. Và những trạng thái khinh an, hỷ lạc của Nhị Thiền sẽ xuất hiện đủ trên thân của Thầy, trên tâm của Thầy.

Và Thầy bảo nó nhập Tam Thiền, nó sẽ nhập Tam Thiền.

Mà Thầy ra lệnh nhập Tứ Thiền là nó nhập Tứ Thiền. Nếu Thầy không có Định Như Ý Túc, thì bốn thiền của Phật không bao giờ ai rớ được.

Còn bây giờ, mấy con tu, tu tập, mấy con ly dục, ly ác pháp là để nhập tâm bất động ở trên Tứ Niệm Xứ chứ không thể nhập Sơ Thiền. Cho nên nó không có cái trạng thái của năm chi thiền. Bây giờ Thầy cũng cố gắng hàng ngày Thầy ly dục, ly ác pháp để tâm mình bất động. Cũng ly dục, ly ác pháp để tâm bất động, nhưng không phải nhập được định, mà nhập vào cái trạng thái bất động tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Lúc bấy giờ tâm của Thầy ở đâu? Tâm Thầy nó sẽ biết ở trên thân của nó, nó thấy hơi thở và nó cảm nhận toàn thân của nó.

Cho nên trong đề mục của Định Niệm Hơi Thở có xác định cái đề mục để mình tu Tứ Niệm Xứ - “trên thân quán thân”. Thầy xin nhắc lại "Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi thở ra". Thầy nói người muốn tu mà căn bản thì nên dùng 19 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở mà tu tập, nó sẽ chỉ đủ.

(34:34) Nhưng muốn chứng đạo đều phải đi vào Tứ Niệm Xứ. Ngoài Tứ Niệm Xứ thì cái người nào tu cũng không chứng đạo hết. Nghĩa là chúng ta bây giờ tu được cái đề mục của hơi thở: “Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vôCảm giác toàn thân, tôi biết tôi thở ra”. Nghĩa là Thầy hít vô, thở ra, cảm nhận từ dưới chân đến trên đầu và từ trên đầu tới dưới chân, chứ không phải thấy biết có một hơi thở, gọi là trên thân quán thân. Các con thấy rõ không?

Mà “trên thân quán thân” thì cũng như “trên thọ quán thọ”, bởi vì quán thân mà, thân có đau nhức chỗ nào thì cảm thọ biết liền. Mà “trên thân quán thân” thì cũng như “trên tâm quán tâm”, bởi vì khi quán như vậy, có một niệm khởi ra, tâm niệm - cái niệm của tâm khởi, cho nên biết liền. Vì vậy coi như là quán thân là quán tâm, quán thọ và quán các pháp. Quán một pháp mà thành ra bốn pháp, chứ không phải đợi chúng ta tu pháp quán thân, rồi quán thọ, rồi quán tâm, rồi quán pháp mới là xong Tứ Niệm Xứ. Tuy nói Tứ Niệm Xứ, chứ sự thật thực hiện một pháp là trở thành Tứ Niệm Xứ luôn rồi. Người tu hành muốn chứng đạo đều phải đi vào Tứ Niệm Xứ.

Nhưng chưa có vào Tứ Chánh Cần mà vào Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ vào được, bởi vì Tứ Chánh Cần là “pháp ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”. Hằng ngày, tâm vọng như thế này, niệm khởi như thế này, hôn trầm, thùy miên như thế này, mà gọi là tu Tứ Niệm Xứ là không bao giờ có.

(36:12) Cho nên có nhiều đạo tràng lập ra để cho hướng dẫn người ta tu Tứ Niệm Xứ, mà trình độ của các con như cư sĩ còn hôn trầm, thùy miên, còn loạn tưởng như thế này là mấy con đi ra chứ các con không có được vô đạo tràng đó tu tập, vì pháp đó không phải để cho mấy con tu.

Mà pháp đó để giúp cho những người hết vọng tưởng, nghĩa là người ta không vọng tưởng, không hôn trầm, người ta mới vào pháp Tứ Niệm Xứ mới tu tập được.

Còn mấy con ngồi khuya lơ, khuya lắc như thế này, cứ gục tới, gục lui mà gọi là tu Tứ Niệm Xứ sao được, ai cho mấy con tu, tu vậy vô ích, mất thời giờ, phí công của mấy con, bắt buộc mấy con trở về tu Tứ Chánh Cần.

Nhưng mấy con tu Tứ Chánh Cần mà sao nó tuôn ra ào ạt, nó tuôn trào, diệt cái niệm này đuổi rồi tới cái niệm khác nó không hết, thì người ta sẽ không cho mấy con tu Tứ Chánh Cần mà người ta đưa vào cái đời sống giới luật đức hạnh. Người ta giảng cho mấy con học cho thông suốt, cái tri kiến của mấy con phải thông suốt nhân quả. Mỗi một cái sự việc xảy ra mấy con đều nhận qua một cái nhân quả của mấy con hết. Từ đó nhận ra nhân quả thì mấy con ly dục, ly ác pháp bằng nhân quả, bằng tri kiến, chứ không phải bằng sự ngăn ác, diệt ác, bằng câu tác ý.

Nó phải đi từ căn bản mấy con. Cho nên từ đó, người ta dẫn dắt mấy con vào, mấy con phải tu đúng với đặc tướng, với cái khả năng của mấy con thì mấy con sẽ kết quả. Còn nếu mà không có hướng dẫn thì không bao giờ có kết quả. Tự tu, tự kiến giải ra rất sai mấy con.

Thầy dạy trước khi tu tập để mà ngăn ác, diệt ác, Thầy dạy cho mọi người phải tu tập Thân Hành Niệm, tức là đi kinh hành, làm cho mình ở trong Chánh Niệm Tỉnh Giác qua hành động đi đứng của mình, đưa tay, đưa chân, cúi ngước của mình. Để cho mình tỉnh giác ở trên thân tâm mình. Có sức tỉnh giác thì mình mới xả được tâm, thiếu sức tỉnh giác thì niệm khởi ra không thấy làm sao xả, các con thấy chưa?

(38:15) Cho nên khi mà tập như vậy thì người ta lại kiến giải mấy con. Dạy họ bảo đi như thế này, bước chân, đưa chân tới, bước đi như thế này, thì người ta bước đều đều. Thì người ta thấy cái sự nhiếp tâm nó cứ có vọng tưởng, đi mà vẫn có vọng tưởng. Cho nên họ bắt đầu họ khởi nghĩ ra cách thức tu tập cho họ hết vọng tưởng, tức là cách thức ức chế.

Bắt đầu, thay vì mình ngó mặt vầy đi tới, thì họ bắt đầu họ ngó mặt tới vầy mà họ thụt lui từng bước. Họ thấy sao mình thụt lui từng bước thì mình ít vọng tưởng hơn là mình đi tới. Các con thấy không? Mà có Phật pháp mà nào dạy chúng ta đi thụt lui như thế này mà gọi là tu tâp tỉnh giác bao giờ? Hầu hết là Phật tử mấy con giỏi quá, chế pháp tu hơn Phật. Có phải đúng không? Cho nên không khéo Thầy dạy mấy con, rồi Thầy kiểm tra Thầy thấy hôm nay mấy con chế pháp tu mới hết.

Thầy dạy ngồi nhiếp tâm trong hơi thở, tập thở như vầy. Cái mấy con thấy được được một chút thôi, thì mình phải đi lo tu tập để chừng nào Thầy xác định được hay không trong 30 phút hay một giờ thì Thầy sẽ cho tiếp tục tu.

Còn đằng này, thấy được được cái bắt đầu tự mình tăng lên. Cho 30 phút dám tu một giờ mấy con. Có bữa thì làm được giờ, có bữa thì 30 phút không được. Bữa trồi, bữa sụt. Cách thức tu tập là làm chủ, chứ tại sao bữa được vầy, bữa được khác thì mấy con làm chủ chỗ nào? Nói tại con tu nhiều quá. Tại vì mình tham. Rõ ràng là bảo ly dục, ly ác pháp mà còn tham thì làm sao. Nội cái tu không cũng xét qua cái tâm của mấy con cũng thấy tham rồi đó. Các con hiểu chưa? Cho nên tu không có Thầy thì nguy hiểm lắm mấy con.

5- MUỐN TU PHẢI CÓ THẦY

(40:00) Trưởng lão: Có Thầy, cho nên vì vậy mà khi mà cái trách nhiệm của vị Thầy mà khi nhận người ta tu là có trách nhiệm không được bỏ mặc người ta. Đi vào thất cho tu rồi thì người ta đến người ta phải kiểm duyệt mấy con từng chút để hướng dẫn. Chứ cuộc đời của mấy con đã gởi gắm, đã bỏ hết, nếu mấy con tu mà không được thì nó phí cuộc đời mấy con biết bao nhiêu.

Thay vì ở ngoài đời, mấy con còn làm ra của cải, tài sản, thực phẩm để sống, giúp đỡ mình, giúp đỡ người, cho xã hội. Còn bây giờ vô đây, mấy con còn tạo thêm một cái nợ là mấy con ăn của người ta cúng dường. Chứ mấy con tu, mấy con làm sao mấy con làm việc. Có phải không? Thậm chí như quét sân, người ta còn không muốn cho mấy con quét nữa, chứ đừng nói.

Cho nên ở đây, Thầy nói thật sự, tu hành mấy con phải chọn lấy một vị Thầy như lời đức Phật đã dạy, phải chọn bậc thiện hữu tri thức, từ đó vị thiện hữu tri thức sẽ dạy lần lượt. Người ta nhìn được cái đặc tướng của mình, người ta biết mình phải tu cái gì, phải làm gì, người ta sẽ dạy mình. Mình chỉ cần mình tìm được vị thiện hữu tri thức là cái niềm tin nó trọn vẹn.

Còn mình tìm chưa được, cái lòng tin mình chưa trọn đâu mấy con. Mà lòng tin chưa có thì mấy con tu một hơi thôi, không thấy giải thoát. Bởi vì mấy con sống với một vị thiện hữu tri thức, đầu tiên mấy con tin là vị đó sống giới luật không hề vi phạm, cái mấy con thấy được. Và thời gian mấy con sống gần, mấy con sẽ thấy được cái sức thiền định của họ. Kinh thiệt! Họ dám ngồi suốt đêm như thế này, họ không ngủ suốt đêm họ không bị hôn trầm, thùy miên. Mấy con mới thấy được cái sự…​ Họ không biểu diễn, nhưng mà tại mình sống gần mình biết chớ, mình sống gần mình thấy. Còn mình sống xa…​

Cho nên vì vậy mà những người đệ tử của Thầy mà được chấp nhận ở gần bên Thầy. Thì Thầy là cái gương cho họ đó mấy con, bởi vì họ thấy Thầy làm như vậy được thì họ phải ráng nỗ lực. Cũng như họ bị hôn trầm, thùy miên thì cũng sanh ra lười biếng vô cùng lận mấy con. Khi đó, nếu mà để họ tự họ mà đi pháp Thân Hành Niệm để phá hôn trầm thùy miên họ sẽ mệt nhọc, họ sẽ không nổi, nhưng mà có Thầy, thì họ thấy tinh tấn.

(42:19) Thầy nhớ hồi Thầy lên Hòa thượng, lúc mà Thầy ở trên Chơn Không với Hòa thượng Thanh Từ tu. Khi mà ngồi hai cái chân đau quá, bởi vì cái sức của mình ngồi 30 phút, mà giờ Hòa thượng cho tăng lên một giờ, thì từ 30 phút sau nó đau kinh khủng lận. Mà Thầy thấy rõ, cho nên vì vậy mà Thầy biết cái uy lực của một vị thầy giúp mình. Nó đỡ lắm con.

Hòa thượng thấy Thầy cứ uốn mình chịu đựng cái đau. Hòa thượng để tay sau lưng Thầy. Sau dường như Thầy sợ sao không biết mà nó hết, nó hết đau mấy con. Nó sợ quá, hết đau. Nó sợ Hòa thượng. Chứ Thầy nghĩ là lúc bấy giờ: "Tại sao kỳ, đâu có lẽ có lực gì?". Nhưng mà tại vì có Hòa thượng đứng sau lưng mình mà. Chứ Hòa thượng thường vác cây thiền bảng đi nhắc thiền. Chúng thì ngồi hai bên, còn Hòa thượng đi tới, đi lui thôi.

Nhưng mà quý vị kia thì ngồi im phăng phắc, còn riêng Thầy đau quá, cứ nhúc nhích cái thân này cho đỡ. Mà nhúc nhích nó đỡ thiệt mấy con, ngồi yên nó đau lắm. Cho nên Hòa thượng để tay trên lưng Thầy, trên vai Thầy, nghe sao nó không đau. Phải chi mà Hòa thượng cứ rờ hoài thì chắc là tu rất mau. Không, nói thật mấy con, thiệt mấy con. Kỳ cục vậy đó chớ.

Cho nên Thầy cảm thông được điều này, cho nên đệ tử của Thầy tu mà Thầy thấy lúc khó khăn là Thầy trực tiếp đến giúp đỡ mấy con. Để cho họ vượt qua khó khăn đó. Bởi vì khó khăn nhiều khi mình tự giác không nổi mấy con. Mình nhờ cái vị Thầy của mình, chớ không thể xa được vị Thầy của mình mà mình đi trên con đường giải thoát này dễ dàng được.

(44:00) Cho nên thí dụ như ở bên nữ, Thầy đào tạo cho những người thông suốt, có được sức định. Mấy con về tu, Thầy giao cái vị đó. Càng cao thì Thầy mới trực tiếp ra, còn thấp thì các vị đó đến giúp đỡ con. Đi tới, đi lui hoặc quý vị đó thấy cái gì tu sai, nhắc nhở mấy con. Và trong khi mấy con tu mà gặp cái gì khó khăn thì các vị đó cũng sẽ giống Hòa thượng Thanh Từ, để tay lên thì mấy con cũng thấy giảm được sự đau khổ.

Còn bên nam thì trực tiếp. Coi chừng cái tay của Thầy là lủng da thịt mấy con hết đó, chứ đừng nói chuyện. Cho nên Thầy không tha người nam nào mà đến gần Thầy.

Nhưng khi mấy con tu cao lên, mấy con nhập định đều được Thầy trực tiếp dạy hết. Bởi vì cái sức mà Thiền Định của Thầy tu tập nó ở cái mức cao, mà các đệ tử của mình chưa làm được thì không được hướng dẫn. Cho nên mấy con được ở trên mức độ cao thì đều trực tiếp đến Thầy. Cho nên trong cái chỗ khu mà Thầy ở, Thầy cất một dãy cho nam và cách một cái hàng rào ở ngoài Thầy cho hai dãy thất của nữ. Nghĩa là Thầy ở cái trung tâm đó, để mà Thầy kiểm tra giữa nam và nữ.

Nghĩa là có cái cửa đi vô đàng hoàng, Thầy kiểm tra cho bên nam và kiểm tra cho bên nữ. Nhưng mà những người nào mà còn ở ngoài này tập thì chưa được vô đó, thì mấy con chưa có được, chưa có khá được. Khi nào giới luật nghiêm chỉnh, mấy con nhiếp tâm được thì Thầy cho vô hết. Lúc bấy giờ tới Thầy, Thầy trị cái bệnh của mấy con, cái bệnh sinh tử, chứ không có gì hết. Mà khi dẹp được cái bệnh của mấy con rồi thì mấy con hạnh phúc vô cùng tận, làm chủ sinh tử mà.

(45:53) Ở trong Thầy thì nói chung là hiện giờ Thầy cũng được một, hai người. Nhưng có một người tu tốt lắm con, chắc chắn, sớm muộn rồi vị này sẽ làm chủ sinh già bệnh chết đó. Độc cư trọn vẹn, nhiếp tâm, an trú được, đuổi được tất cả những bệnh trên thân, không bệnh đau nữa. Bây giờ còn chút nữa là làm chủ cái chết, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, có nhiêu đó đủ rồi. Bây giờ còn chút nữa là vị đó xong đó con.

Mà chắc chắn ở đây mấy con biết cái vị thầy đó. Thầy cho biết, đó là cái vị thầy tên là Gia Hạnh, người ở dưới Đồng Tháp mấy con. Sao lại dưới Đồng Tháp lên đây tu mau quá. Cho nên Thầy mong ở một cái địa phương nào đó cũng đều có một người. Để khi tu xong rồi, Thầy đề cái người đó về tại địa phương đó. Cái duyên mà người ta sanh ở đó là người ta có nhân quả với những người đó mấy con à. Cho nên họ tu rồi thì không thể nào mà Thầy Gia Hạnh bây giờ họ tu rồi đưa ra Hà Nội, mà hãy đưa về Đồng Tháp, cái vùng dừa nước đó mới được. Tại vì Phật tử thường ở Đồng Tháp lên thăm thầy. Đó là cái duyên của thầy rồi, cho nên về độ số này.

Cho nên ở đây, mấy con tu tập được, người nào tu tập được mà quê ở đâu là chừng đó mấy con sẽ độ ở đó. Thứ nhất là mình về quê của mình độ những người thân của mình, cái chùm nhân quả của mình ở đó.

Cũng như Thầy, quá khứ Thầy tu hồi ở Phước Hải, ở chỗ nào…​, Hòn Sơn vậy, cuối cùng Thầy cũng về Trảng Bàng chứ, quê của Thầy mà, các con thấy chưa? Cho nên Thầy đâu có bỏ quê, bởi vì quê của Thầy là ở đó, cha mẹ, anh em, dòng họ, là cái chùm nhân quả của Thầy. Ít ra họ không tu được giải thoát, họ cũng sống được giới luật đức hạnh mấy con, họ cũng sống được đạo đức không làm khổ mình, khổ người chứ. Còn một số người thì được hướng dẫn giải thoát. Cho nên Thầy mà ở chỗ nào thì chắc chắn là khó khăn, chứ Thầy ở quê Thầy thì chính quyền họ ủng hộ, tại vì chính quyền ở đây họ biết Thầy mà, phải không?

Như ở Phước Hải, Thầy cũng dự định ra Phước Hải, Thầy Chơn Tịnh đây biết, Thầy tổ chức ở ngoài đó một khu an dưỡng ngoài đó, thành lập cái nơi tu hành ở đó. Nhưng mà cái duyên không có, chính quyền vẫn cho Thầy về thôi chứ đâu có làm sao. Thầy Thông Huyễn còn vì còn vướng duyên nên ở. Chứ hồi đó, Thầy giao cho thầy Thông Huyễn rồi đó. Thầy Chơn Tịnh hồi đó cũng ra ở đó, cũng biết Thầy cực khổ lắm mấy con, chứ không phải không đâu.

(48:24) Nhưng mà cuối cùng mình lại ở không được, mình phải bỏ thôi chứ sao. Tại cái duyên mình không đủ cho nên mình không trách. Tại cái duyên tôi không đủ với cái địa phương đó, và những người dân ở đó họ cũng chưa đủ cái phước với cái chánh pháp này, chứ không phải là do chính quyền không đâu. Vì vậy mà cái duyên nó không đủ, khiến cho người ở đó, người ta có quyền thế, người ta sẽ không cho mình triển khai cái chánh pháp.

Còn ở đây, mấy con thấy, cái chùa ở bên kia mà Thầy cất nhà ở đây mà Nhà nước vẫn cho. Cái đó là rõ ràng chớ ở chỗ khác, mấy con cất kiểu này, nó đến nó đình chỉ mấy con liền, chứ đừng nói chuyện mà mấy con tập trung vô đây được. Không phải dễ đâu! Phải không, mấy con thấy? Bởi vì chính quyền ở đây họ hiểu Thầy, họ biết Thầy từ nhỏ chí lớn.

Mấy con chưa đọc lịch sử của chùa Am. Cái Tu viện Chơn Như là cái di tích của cái chùa Am, từ ông sơ, ông cố của Thầy mà về đây cất cái chùa Am mà để tu tập, cho đến truyền thừa đến Thầy triển khai nó thành cái Tu viện Chơn Như, rộng lớn hơn 7, 8 mẫu đất. Hiện giờ là cái Tu viện của mình hơn 6, 7 mẫu đất. Mấy con thấy nó liên hệ với nhau, mà chỉ có khu này nó còn rời ra, chứ mấy khu kia nó dính với nhau thành một chùm một cái khu đất rất lớn.

Nhưng nó nằm ở trong cái Giáo hội, mấy con biết. Bây giờ nó thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam rồi, cho nên khi mà Nhà nước muốn quy hoạch, hay làm khu vui chơi gì đó, đều là Giáo hội tham gia vào liền tức khắc, không có được phá vỡ cái Tu viện của chúng tôi, chứ riêng cá nhân Thầy thì không nói được đâu. Nhưng mà cái Giáo hội nó sẽ can dự được. Nhưng mà Giáo hội không bao lại cướp cái chùa của Thầy. Chỉ có Thầy truyền thừa cho những người khác.

Bởi vì họ đến đây, bây giờ họ đưa mấy ông thầy đến gõ mõ, tụng kinh sao? Có phải không? Chứ biết tu theo thiền nào mà dạy? Chỉ có Thầy ở đây, Thầy dạy cách thức tu tập xả tâm ly dục, ly ác pháp. Còn không khéo đưa một vị thầy về đây mà dạy thiền, thì ức chế ý thức rồi. Ức chế ý thức tức là chúng ta dùng để mà ức chế ý thức cho hết vọng tưởng thì chúng ta lọt vô ‘Không Tưởng’ rồi, thì như vậy là không đúng cái đường lối tu tập của đạo Phật.

6- HỌC ĐẠO ĐỨC

(50:39) Cho nên khi mà mấy con về đây, thì đầu tiên mấy con sẽ được học. Bây giờ Thầy chuẩn bị giấy tờ cho nó đủ hết, Thầy mới xin phép mở một cái lớp học, cái trường học đó mấy con, mới dạy lớp học Đạo Đức Nhân Bản – Nhân Quả, sống không làm khổ mình, khổ người. Chừng đó, mấy con vào học có cái giáo trình học tập rõ ràng, từ thấp đến cao. Mấy con học cái đạo đức như thế nào, sống như thế nào, không làm khổ mình như thế nào, người ta dạy.

Khi mấy con tốt nghiệp ra, thì mấy con không bao giờ mấy con làm khổ mấy con, người ta chửi mấy con không giận. Trong gia đình mấy con xảy ra một cái điều gì, mấy con không buồn, không khổ, không lo tất cả mọi cái, không có nghĩa là mấy con vô tư, không có nghĩa là mấy con lạnh nhạt, không phải. Mà mấy con cứu mình thoát ra những tâm bi lụy, sầu khổ, ưu bi của mấy con. Người ta không để ái kiết sử làm cho mấy con phải ưu bi sầu khổ.

Người ta dạy cho mấy con học hiểu để triển cái khai tri kiến hiểu biết của mấy con. Từ đó, mấy con giải thoát bằng cái sự hiểu biết của mấy con.

Còn bây giờ, cái hiểu biết của mấy con là cái hiểu biết trong đau khổ, hở ra chút cái giận hờn, hở ra chút thì phiền não, đau khổ. Có đúng không mấy con? Cho nên cái hiểu biết của mấy con nó không phải là cái hiểu biết của Phật pháp. Còn cái hiểu biết của Phật pháp là giúp cho mấy con thoát ra cái sự đau khổ đó, làm cho cái cuộc sống của mấy con nó rất là an ổn, nó rất là hạnh phúc.

(52:12) Thì các con sẽ học đúng năm cái đức hạnh của đạo Phật, tức là năm giới luật, năm giới cấm của Phật. Các con nghe năm giới cấm thì người Phật tử, người nào cũng biết: sát sanh nè, trộm cắp nè, tà dâm nè, vọng ngữ nè, uống rượu nè. Có phải năm cái giới này không? Nhưng mà năm cái giới này là năm cái đức nhân bản của con người, mà nó là nhân quả nữa. Nó thiện, thì nó không ác thì nó đem đến sự an vui cho mình, cho nên nó là nhân quả nữa.

Cho nên triển khai năm cái đức này thì cái giới đầu tiên mấy con thấy, thì nó nói cái đức của nó là Hiếu Sinh, lòng thương yêu. Mà người ta triển khai cái lòng thương yêu, mấy con thấy, từ cái thấp mà cho đến cái cao. Từ cái đến mà mình biết hy sinh, thương yêu người khác, mình đem cái sự chết mình cho cái người khác sống, mà người ta đọc, người ta thấy quá cao thượng.

Bây giờ Thầy nhắc lại, khi mà đọc trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng của Hà Mai Anh dịch, của người Ý. Hai em bé đồng đi ở trên một chiếc tàu. Chiếc tàu bị chìm đi. Thì cái em bé gái, nó còn có cha mẹ, anh chị em nó. Còn cái em bé trai, nó không còn ai hết, nó về quê, nó tìm lại người thân của nó thôi. Cho nên khi mà tàu chìm, thì khi chiếc tàu cứu hộ đến đó, thì nó ôm cái đứa bé gái, nó ném xuống: "Em còn cha mẹ, còn anh đâu còn ai". Cho nên nó chịu chết ở trên chiếc tàu.

Sự hy sinh vậy mình thấy quá tuyệt vời phải không? Biết hy sinh mình cho người khác, mà người khác còn cái người thân tình của người ta. Mấy con thấy những cái hình ảnh mà người Ý họ viết rất hay. Thầy nói thực sự, đọc trong những câu chuyện của Hà Mai Anh rất tuyệt vời. Chúng ta, gần đây có một số sách người Việt chúng ta đọc thấy cũng xúc động lắm mấy con. Xúc động lắm bởi vì họ cũng khéo léo để gây chúng ta có một cái sự hy sinh, đem cái lòng thương yêu của mình đến muôn người.

(54:18) Cho nên Thầy sưu tập tất cả những cái mẩu chuyện này để trở thành một quyển sách, viết cuốn sách Lòng Yêu Thương. Thầy để cái tên mà, Lòng Yêu Thương. Khi Thầy đưa cái mẩu chuyện đó ra, rồi Thầy luận cái mẩu chuyện đó ra để thấy được cái lòng yêu thương của chúng ta, yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương tổ quốc.

Nó thực tế và cụ thể mấy con. Mấy con thấy không? Nó làm cho mấy con không quên. Đó là triển khai cái Đức Hiếu Sinh cho mấy con, để khi người ta có chửi mấy con, yêu thương, không ghét, biết tha thứ mấy con. Đọc sách của Thầy, ai chửi mấy con không giận, tại vì mình biết thương yêu người ta. Mấy con hiểu chưa?

Rồi bắt đầu mấy con sẽ học đến cái Đức Ly Tham, làm cho cái tâm tham mình nó không tham muốn cái này, cái kia nữa.

Rồi Đức Chung Thủy mấy con, dạy chúng ta sống ở trong gia đình, vợ chồng đối xử với nhau như thế nào, con cái như thế nào, cha mẹ dạy con cái như thế nào để tạo cho một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Mà gia đình hạnh phúc thì xã hội được trật tự, an ninh chứ sao. Các con thấy không? Đem lại hạnh phúc chung cho một đất nước. Thì tất cả những cuốn sách này nó lợi ích rất tốt, mà Thầy đang soạn thảo.

Cho nên trong cái sự tu tập phải nỗ lực, phải nỗ lực và phải học đạo đức. Thầy mong rằng ngày nào đó ở đây có một lớp học. Đâu có nghĩa là mình muốn dạy học. Như bây giờ mấy con đến đây thăm Thầy, thì trong Tu viện có quyền, Thầy đàm thoại với mấy con, chớ còn cái lớp học thì phải xin phép mấy con. Xin phép Bộ giáo dục đàng hoàng đó mấy con. Sách vở của mình phải được đưa trình cho người ta xem để mình dạy cái gì nữa, chứ không phải là dễ dàng đâu.

(56:04) Nhưng mà Thầy nghĩ rằng, chính quyền ở đây người ta sẽ ủng hộ Thầy, người ta giúp Thầy, bởi vì hầu hết sách vở của Thầy người ta đều đọc hết mấy con. Về Sở Nội vụ của tỉnh người ta đọc hết sách vở của Thầy, cho nên người ta biết Thầy rất rõ.

Cho nên Thầy tiếp tục có đủ duyên, Thầy sẽ mở những cái lớp. Rồi chừng đó Thầy thông báo cho mấy con. Mấy con đến đây, ở đây học ba tháng. Ba tháng, mấy con học một khóa, rồi mấy con thấy về thăm gia đình của mình, năm ba tháng hay một năm. Sau đó thì Thầy ở đây Thầy tiếp tục. Nhưng khi cái khóa đó, khóa thứ hai mà mở ra thì mấy con sẽ đăng kí coi tháng nào, thì Thầy mở mấy con sẽ đến học ba tháng nữa.

Cứ như vậy để bồi dưỡng sự hiểu biết của mấy con về đạo đức, đem sự lợi ích cho mấy con. Cần sống ở trong cái gia đình, cần sống trong xã hội thì cần có đạo đức mà sống.

Nhưng chúng ta quyết tâm tu hành để được giải thoát, thì chúng ra phải vào Tu viện để tu tập Thiền Định mấy con. Nhiếp tâm, an trú tâm để rồi đi sâu hơn để chúng ta đủ sức muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, làm chủ như đức Phật, như vậy.

Chúng ta đi vào đạo Phật là mục đích chúng ta không cầu tha lực của người nào cả, mà chúng ta thực hiện được cái sức của mình để mình làm chủ được sự sống chết. Cho nên khi đức Phật đi tu, đức Phật làm chủ được bốn sự đau khổ này rồi thì đức Phật mới ra dạy chúng ta. Mà dạy chúng ta để làm chủ được bốn sự đau khổ, thì đó là chúng ta đã thực hiện, như vậy là chúng ta đã không phụ ơn Phật chứ gì? Các con thấy chưa?

Cho nên hôm nay được về nghe Thầy nói và mấy con được thấy được cái mục đích của đạo Phật. Và ở đây, Thầy dạy đúng cái mục đích của đạo Phật.

Không dạy sai, không dạy mấy con cầu cúng, không dạy mấy con cầu siêu, cầu an, cầu Thánh Thần, hoặc ở đây dựng lên tượng Phật Quan Âm, cứu khổ cứu nạn. Không! Ở đây cứu khổ cứu nạn là do chính mình, không cầu ai hết. Nghĩa là mình làm ác, mà cầu người khác, người khác phù hộ mình được sao?

(58:09) Đặt thành vấn đề, như mấy con đi ăn trộm đi, bây giờ Nhà nước, công an bắt mấy con bỏ tù đi, mấy con ngồi trong đó mà cầu khẩn Phật để thả mấy con ra tù à? Ông Phật nào dám vô mở cửa khám thả mấy con không? Thả như vậy là xã hội này còn cái gì ta? Phải không? Mấy con phải hiểu điều đó. Cho nên chắc chắn không là có ông Phật nào mà có thể dám rớ tay vào mà cứu khổ mấy con.

Mấy con không làm ác sao bây giờ thân con bị đau? Ít ra mấy con phải có làm ác chứ? Cho nên vì vậy mà đức Phật dạy chúng ta cái giới không sát sanh để làm gì? Là Đức Hiếu Sinh chứ làm gì? Là để chúng ta đừng giết hại và ăn thịt chúng sanh. Mấy con thấy rõ ràng.

Từ lâu mấy con chưa biết, cho nên mấy con đã theo cái hiểu biết của người khác hướng dẫn cho mấy con. Từ ông bà, cha mẹ của mình, cho nên cứ dạy con mình phải giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh và đừng có đi ra giết người thì mình khỏi ở tù bởi vì pháp luật có bảo vệ con cá, con tôm bao giờ đâu. Còn xúi nó đi bắt nhiều nữa để làm kinh tế cho giàu chứ gì.

Nhưng không ngờ đó là những cái mình huân vô thân của mình, nuôi bằng sự đau khổ của chúng sanh. Bây giờ đau có chút mà rên la um sùm à. Mình sao ích kỷ, nhỏ mọn quá vậy? Ăn thì biết bao nhiêu cá tôm, mà bây giờ có chút mà lại rên la. Thì cái điều này, điều bất công. Cho nên chúng ta là người theo đạo Phật thì ngay vào cái giới cấm không sát sanh, tức là không phải sao? Đâu có cho chúng ta là người Phật tử, đâu có cho chúng ta làm điều ác đó đâu, cho nên ăn chay đâu có nghĩa ăn chay là Phật, mà ăn chay để thực hiện cái lòng thương yêu của chúng ta. Các con hiểu điều đó.

Đó cho nên ở đây, đạo Phật dạy chúng ta rất là thực tế. Cho nên đức Phật nói: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy". Mình không tu thôi, mà đã tu là phải có giải thoát liền, bởi vì mình sống vậy là giải thoát rồi, nhân quả rồi chứ gì. Sống ăn chay là nhân quả. Rồi bây giờ đức Phật lại dạy cho mình những cái tri kiến nhân quả.

(01:00:18) Người ta chửi không giận, chuyện gia đình mình xảy ra đâu có gì muộn phiền, tất cả đều nhân quả. Đau bây giờ, cha mẹ mình đau chết cũng là nhân quả, mình cầm giữ được sao. Cho nên khi hiểu được vậy, mình có rầu rĩ không? Còn không khéo thì mình không hiểu, mình vật vã, mình đòi chết theo nữa là khác. Đem chôn mình còn nhào xuống dưới huyệt, mình ôm mồ mình khóc, ôm quan tài mình khóc. Mấy con thấy cái đó là cái tự làm khổ mình, mà còn làm những người khác khổ nữa.

Hôm nay đến đây Thầy nhắc nhở mấy con khéo để mà ráng tu tập để cứu mình mấy con. Đừng nghĩ mình bữa nay sống. Ngày mai chết là mình không có biết được đâu. Cho nên hôm nay, còn một giờ này thì phải ráng lo nỗ lực, ngày mai còn thì tiếp tục nữa, cứ như vậy mà cho đến khi làm chủ sanh tử luân hồi thì mới xong.

Ở đây, mấy con tu tập, Thầy xin nhắc mấy con hãy quyết tu tập, thì hãy về đây. Chứ mấy con chọn cái chỗ khác, Thầy tin rằng khó có người mà tu tập làm chủ sinh già bệnh chết như Thầy. Bởi vì khi mà Thầy tu tập được rồi, Thầy mới dạy.

Cỡ tu tập không được chắc Thầy chết ở Hòn Sơn, ở đâu đó lâu rồi, chứ Thầy không về đây đâu, các con hiểu không? Bởi vì Thầy có cái ý chí, cái nghị lực. Tu không được nhất định là chết, chứ không có đi ra dạy người khác bằng cách này…​ Tu cho được Thầy mới dạy, còn không thì nhất định là ẩn bóng trong hang, rồi ở trong đó, không ăn uống rồi sẽ chết trong đó, mà không làm buồn phiền cho ai hết.

Mà các con biết ở ngoài Hòn Sơn nó có nhiều cái hang, mà ở Ngọc Tuyền nó cũng có những cái hang. Thì điều kiện đó mà những cái nơi đó mà Thầy đến Thầy tu trong hang, chết chắc không ai biết đâu. Một thời gian sau đó, thì họ nghe mấy ông thợ rừng mà đi đốn cây nghe thúi thúi thì biết chắc có ông nào chết. Chừng đó, họ có lôi ra thì họ cũng chôn thôi, không làm gì được.

(01:02:23) Thầy thì có cái gan dạ lắm mấy con. Chết bỏ, nhất định tu là tu- không có ai mà lôi cuốn Thầy hoặc là ngồi tu thời gian rồi bất mãn- quyết định là tu, tôi quyết định tôi chết, được thì thôi mà không được chết bỏ. Đó là cái ý chí kiên cường bất khuất của Thầy trước những khó khăn. Cho nên Thầy làm được.

Cho nên Thầy rất mừng là vì có thể dựng lại chánh pháp của Phật. Còn không thì chánh pháp của Phật, nó bị một cái lớp giáo lý sai, không đúng nó phủ lên, biến mấy con trở thành mê tín, cúng vái, cầu khẩn, van xin. Điều này là cái điều mê tín mấy con. Không ai cứu mình được, mà bây giờ kinh sách thường dạy mình như vậy, và đồng thời dạy mà tu tập Thiền Định là dạy ức chế ý thức, không dạy ly dục, ly ác pháp mấy con, cho nên rất sai. Thầy biết rằng, sau này có đủ duyên mà mấy con tu tập cùng Thầy mà dựng lại chánh pháp của Phật để giúp đỡ biết bao nhiêu người. Ai cũng khổ, muốn tu hết, nhưng mà tu theo kiểu đó làm sao làm chủ được sự khổ đau. Các con thấy không? Không có làm sao làm chủ được, mà chỉ có an ủi tinh thần mà thôi.

Thôi đến đây Thầy xin chấm dứt, và Thầy sẽ về. Để một chút rồi mấy con ăn cơm rồi mấy con về.

Có gì không con?

Phật tử 1: Con xin phép con hỏi một câu nữa. Là thưa Thầy cách đây độ mấy năm, thì cũng trong một cái hướng là phụng sự chúng sinh thì con làm một cái đơn hiến xác. Thì như vậy, với một người Phật tử, hoặc là con sắp trở thành một tu sĩ, thì cái việc làm đó nó có phạm gì với cái giáo lý đạo Phật mình không?

(01:04:13) Trưởng lão: Không con. Đó, một điều tốt. Mình hiến xác để rồi khi mình chết, người ta đem xác mình cho những người, người ta học tập trên đó, để tiếp tục cứu những người khác. Điều đó điều tốt con. Chứ bấy giờ mình có chôn nó cũng thành đất, mình có đốt nó cũng thành tro, có gì đâu. Điều đó con có làm đơn xin để hiến xác con, điều đó điều tốt. Biết hy sinh được cái này giúp cho những cái người, người ta học tập. Thì đó là hay. Tất cả những cái này lợi ích cho xã hội mấy con. Không sao đâu con. Không có phạm.

Phật tử 1: Dạ, giải tỏa được những cái nỗi lòng của con.

7- KINH SÁCH PHẬT

(01:05:20) Phật tử 2: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Hòa thượng, đức Tăng trong Tu viện Chơn Như.

Hôm nay Phật tử chúng con đã vinh dự (…​)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Hòa thượng, đức Tăng trong Tu viện Chơn Như.

Đệ tử chúng con từng nghe, muốn tu tập giải thoát phải nhờ Chánh pháp của chư Phật, muốn tạo công đức phước điền phải bố thí và cúng dường.

Hôm nay, toàn thể Phật tử chúng con có duyên lành được về Tu viện Chơn Như, trước là đảnh lễ Hòa thượng và đức Tăng Ni trong Tu viện, và chúng con cũng thành tâm sắm sửa chút tịnh tài, tịnh vật để dâng cúng Hòa thượng, dâng cúng Tam Bảo và dâng cúng hiện tiền chư Tăng trong Tu viện Chơn Như.

Tuy phẩm vật cúng dường của chúng con đạm bạc, nhưng với tất cả tấm lòng chí thành, chí kính của chúng con, để chúng con dâng lên cúng dường chư Phật, chư Hòa thượng, chư Đại đức Tăng, chúng con xin thỉnh Hòa thượng hãy gia hộ và hãy thọ cho chúng con để chúng con được ơn trên công đức.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

(01:07:25) Trưởng lão: Thầy hoan hỷ nhận cái sự cúng dường của các con và dùng cái tịnh tài của mấy con để mua những thực phẩm giúp cho những tu sĩ ở đây để họ sống họ tu tập, để mong sao các con gieo được cái duyên lành đó, cũng trở thành những người tu sĩ tu tập đến nơi đến chốn.

Phật tử 2: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Trên Hòa thượng đã chứng minh và thọ cho rồi. Toàn thể Phật tử chúng con xin đảnh lễ cúng dường, tam bái.

Phật tử: Dạ thưa Trưởng lão (…​)

Trưởng lão: Ờ, thôi rồi rồi, mấy con vô ngồi ghế đi. Để cho Phật tử hỏi vài câu hỏi nữa.

Phật tử 3: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Con không đủ duyên để được Thầy chỉ dẫn. Nhưng mà thực ra thì vợ chồng con là trước khi đến với nhau là cũng từ đạo tràng. Vợ con bên đạo tràng thiền viện, Bắc Tông. Còn bản thân con thì hai bố con của con đã đi chùa từ năm 80. Bố con đã mất được chín, tức là đi 9 năm, mất năm 2000. Thì bố con bị liệt là 10 ngày rồi mới mất. Cho tới ngày nay, con đi thêm 9 năm nữa.

Tức là con có duyên được nghe Hòa thượng Từ Thông, Hòa thượng Trí Quảng dạy kinh Pháp Hoa năm 1981 tại Trung tâm Tịnh xá, và con nghe nói là đạo Phật là làm chủ sinh lão bệnh tử, thì bố con chết cái cảnh như thế. Thì thú thật với Thầy là nỗi khát khao tại vì đời hai cha con còn rất khổ, khổ chuyện gia đình, nói chung là đủ thứ hết. Thì bây giờ là vợ chồng con là nói chung là đi, là ngày xưa con đi bên Bắc tông tụng kinh, sau đó con không thỏa mãn thì con qua bên hệ phái Trung tâm Tịnh xá, bố con thọ bát và ngồi thiền ở đó.

Thì kính xin Thầy, hôm nay có vợ con ở đây. Thì vợ con hồi xưa vẫn tụng kinh Pháp Hoa, thì con nghe nói đức Phật giảng bộ kinh Nikaya. Thì xin thưa đức Trưởng Lão là, nhờ đức Trưởng Lão cho chúng con biết một sự thật, một hoài bão khát khao đi tìm sự thật của con để mà sau này ngõ hầu vợ con, con không ép vợ con, nhưng mà tự chọn con đường chính xác. Vậy thưa đức Trưởng Lão, trong bộ kinh Nikaya mà đức Thích Ca Mâu Ni đã giảng thì có bộ kinh Pháp Hoa hay không?

(1:10:46) Trưởng lão: Thứ nhất là Thầy trả lời không có kinh Pháp Hoa trong kinh Nikaya con.

Tại vì kinh Pháp Hoa không có nằm trong kinh Nguyên Thủy được. Tức là Phật không có thuyết, mà là các tổ thuyết cái bộ kinh Pháp Hoa, cho nên bộ kinh Pháp Hoa để lôi cuốn mấy con đi vào để thường tụng kinh Pháp Hoa. Đó là những cái câu kệ:

“Dù cho tạo tội hơn núi cả

Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”

Nghĩa là mấy con tạo tội bao nhiêu, thì tụng Diệu Pháp Liên Hoa là hết, nhưng mà sự thật, tiêu tội hết, nhưng mà sự thật, nó không phải vậy.

Nhân quả mình làm mình phải gánh chịu, không thể nào tụng kinh mà hết. Như hồi nãy Thầy nói, không có chư Phật nào cứu khổ, cứu nạn được. Mình đi ăn trộm, mà bây giờ cứu khổ cứu nạn thì mình, có người dựa lưng vào đó thì mình ăn trộm thì cái xã hội này làm sao người ta sống được. Các con hiểu không? Cho nên vì có những cái nhân quả mà làm cho người ta giảm bớt cái sự ác, chớ không có nhân quả, mà nhân nào quả nấy, thì người ta sẽ cái ác sẽ lừng mình. Nó lừng nhiều lắm mấy con.

Mấy con không bệnh đau, không này kia thì mấy con đâu có nguyện ăn chay tháng, nửa tháng đâu. Có đau bệnh, mấy con mới nguyện ăn chay. Có khổ sở, tai nạn, mới có mới đến chùa lạy Phật để mà cầu được cho yên ổn rồi. Đó là những cái điều mà khổ, ác pháp khổ, nhưng mà mấy con đâu có biết là đó, cái nhân mà mấy con đã tạo thành cái quả mấy con phải gặt.

Bây giờ, vì an ủi tinh thần, mấy con đến chùa như vậy là người ta cứ hướng dẫn mấy con đi dần đến cái chỗ mê tín. Thậm chí như kinh đó còn, trong kinh Pháp Hoa con thấy vô cái câu kệ nói không thật rồi. "Dù cho tạo tội hơn núi cả" nghĩa là mình giết người hàng loạt chỉ cần tụng kinh Pháp Hoa vài câu là nó cũng đã hết tội rồi. Thì dạy người ta làm ác không, chứ đó là dạy người ta làm thiện sao? Kinh như vậy đâu phải là kinh của Phật đâu. Kinh của Phật dạy chúng ta sống thiện, chứ không thể mà sống ác được, mà kinh đó là đức Phật dạy. Như vậy đủ rồi.

(01:13:08) Phật tử 4: Thưa Thầy, con là một cư sĩ, thành thử ra con cũng có muốn tu tập, tu tâm, dưỡng tánh của mình, nhưng mà con đọc kinh Pháp Hoa mỗi tối. Nhưng mà con nghe Thầy nói, mới vừa trả lời cho thầy trước thì coi như là từ nay chắc là con cũng sẽ không đọc kinh Pháp Hoa nữa. Mà vậy con có đọc kinh khác được không ạ?

Trưởng lão: Được, con hãy đọc kinh Nikaya.

Phật tử 4: Dạ, Nikaya. Thí dụ con đọc bây giờ, hiện giờ thì con có một bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm với một bộ kinh Kim Cang. Thì thưa Thầy, con có thể đọc được kinh Thủ Lăng Nghiêm hoặc là kinh Kim Cang không ạ?

Trưởng lão: Không con. Nó sẽ hướng dẫn con đi vào chỗ ‘Không Tưởng’ con.

Phật tử 4: Dạ, ‘Không Tưởng’ ạ. Dạ, vậy thì con sẽ thỉnh kinh Nikaya về con đọc mỗi tối thôi phải không ạ, thưa Thầy. Như thế cũng được chứ phải Thầy ha.

Trưởng lão: Nikaya, đúng rồi. Mà con sẽ thấm nhuần được những cái lời của đức Phật dạy trong kinh Nikaya (…​)

Phật tử 4: Dạ, con cám ơn Thầy.

Trưởng lão: Thôi bây giờ xong rồi, Thầy về mấy con. Thầy về, thôi Thầy chào mấy con…​

Phật tử 5: Thầy thương con.

Trưởng lão: Con, hai, cái lưng con đau, con cũng để được không?

Trưởng lão: À, Thầy cám ơn mấy con.

Phật tử 6: Dạ, con cũng có chút lòng.

Phật tử 7: Con sẽ tìm cách con dàn xếp công việc của con, để con sẽ lên đây.

Trưởng lão: Con ráng con.

Phật tử 7: Con hi vọng là con sẽ dàn xếp sớm. Con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Ừ.

Trưởng lão: Thôi mấy con để mấy con lo tiền xe cộ mấy con về.

Phật tử 7: Dạ, không dạ.

Phật tử 8: (…​)

Trưởng lão: À, Thầy sẽ…​ Rồi Thầy sẽ hướng dẫn cho họ con. Để cho họ tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác con.

Phật tử 8: (…​)

Trưởng lão: À, coi như là Thầy sẽ đến trực tiếp. Mỗi tháng vậy thì dành cho cái ngày mùng một với cái ngày rằm, Thầy sẽ đến Thầy kiểm tra Thầy hướng dẫn cho họ. Sau hai tuần tu tập có kết quả…​ Bây giờ, đầu tiên Thầy dạy họ tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành mấy con, rồi cách thức nhiếp tâm.

Phật tử 8: Ý con nói là những cái Giới luật, những cái oai nghi thì họ thường không biết.

Trưởng lão: À cái đó thì sẽ cho họ những cái tập sách để họ đọc những oai nghi tế hạnh mấy con.

(01:16:34) Phật tử 4: Về cái bộ kinh Nikaya có hai mươi tám tập, Thầy chỉ những bộ nào mà căn bản nhất để mà đọc. Chứ để mà biết mà đọc bộ kinh Nikaya thì nó rộng quá. Thầy cô đọng lại những cái bộ nào mà cần đọc để giữ được bước đi…​

Trưởng lão: Con sẽ mua ba cái bộ, nó có hai cái bộ đầu tiên mà cần phải đọc, đó là Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh, rồi kế đó là Tăng Chi kinh. Nhưng mà Trường Bộ với Trung Bộ là đủ rồi. Những cái bài kinh đó đọc nó rất là gọn, kia là nó gom lại, nó tóm lược lại để cho mình hiểu một cách ngắn gọn, để mình nhớ dai. Còn cái Trường bộ là những cái bài kinh dài, nó nói những cái cần thiết, cái sự tu tập như thế nào, thế nào đức Phật dạy trong đó. Còn Trung bộ thì những bài kinh vừa vừa. Còn Tăng Chi kinh thì tóm lược, không có gì. Cho nên nó có ba bộ kinh đó để cho mình nghiên cứu. Còn cái Tiểu bộ kinh thôi, mấy con đọc nó lòng vòng và nó thêm thắt ở trong đó nhiều lắm.

Phật tử 4: Dạ, Trường Bộ thôi ạ? Con chỉ đọc nó, Trường Bộ kinh Nikaya…​

Trưởng lão: Ừ, Trường bộ, Trung Bộ kinh.

Phật tử 4: Trung Bộ Kinh. Trường bộ kinh và Trung Bộ kinh thôi ạ.

Trưởng lão: Hai cái bộ kinh đó đủ rồi. Sau này có đủ đọc xong rồi đó thì tìm cái bộ Tăng Chi kinh, cái bộ tóm lược.

Phật tử 4: Như bây giờ là con đang coi trên mạng là coi như cái trong này có cái cuốn Đường Về Xứ Phật mà 10 tập đó Thầy. Mà con lên đây con xin thỉnh mà cô Út không có. Bạch Thầy…​ cho con.

Trưởng lão: Ở đây làm chi có mấy con. Mấy con đọc kinh Phật, thì mấy con nên trước khi đọc kinh mà Nikaya, mấy con đọc Những Lời Gốc Phật Dạy mà Thầy đã giải thích trong đó rồi.

Phật tử: Trong Đường Về Xứ Phật con cũng có đọc.

Trưởng lão: Rồi thì mấy con sẽ đọc cái bộ kinh đó rồi sau khi con đọc kinh Nikaya, mấy con dễ hiểu lắm. Bởi vì nó có những cái từ trong đó mấy con khó hiểu quá.

Phật tử: Dạ đúng rồi Thầy.

Trưởng lão: Mà trong Những Lời Gốc Phật Dạy, Thầy giải thích những cái từ đó ra rồi, mấy con đọc mấy con hiểu được bắt đầu tiếp theo mấy con hiểu rất dễ.

Phật tử 4: Dạ, tại vì con đọc trên mạng, thì trong đó mắt con cũng hơi yếu thành ra con muốn xin thỉnh, xin Thầy cho con mấy cái cuốn mà Đường Về Xứ Phật của Thầy.

Trưởng lão: Được rồi. Đường Về Xứ Phật là một bộ 10 cuốn, thêm cái bộ mà 4 cuốn Những Lời Gốc Phật Dạy, mấy con nên đọc…​

Phật tử 4: Dạ, con cám ơn Thầy.

Phật tử 1: Con xin Thầy một ít sách…​

Trưởng lão: Được rồi con. Mấy con cứ ở đây rồi một chút nữa Thầy sẽ gởi đem ra đây cho mấy con.

(01:19:17) Phật tử 5: Thầy, con muốn xin quy y với Thầy, có được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con. Quy y với Thầy phải ráng tu đó con. Rồi con sẽ ghi tên, tuổi, và địa chỉ của con. Thầy sẽ cho con cái điệp phái. Rồi từ đó về sau đó, thỉnh thoảng con đến thăm Thầy. Bây giờ con xin quy y theo Thầy rồi, bây giờ con muốn Thầy giúp đỡ cho con biết cách tu tập của một người cư sĩ, Thầy sẽ hướng dẫn. Và khi mà Thầy có quy y con rồi thì ghi vào trong cái sổ. Khi mà Thầy mở cái khóa học đó, Thầy sẽ gọi về cái địa chỉ của mấy con để mấy con tập trung về đây để học trong cái khóa học đạo đức. Người cư sĩ phải vậy. Chứ Thầy mở lớp học, mấy con đâu có biết. Ngày mấy? Dựa theo cái địa chỉ mấy con ghi ở trong ấy…​

Phật tử 9: Thế thì con ở Phước Hải rồi sao Thầy? Con ở tuốt Phước Hải…​

Trưởng lão: Ờ, Thầy cũng gọi tới hết. Có địa chỉ Thầy gọi tới hết. Bây giờ điện thoại, Thầy chỉ nhấc lên gọi con. Có số điện thoại đó con. Thì gọi con tháng nào, ngày nào, con về đây học cái lớp đạo đức ba tháng, để con sắp xếp ngoài đó xong rồi thì…​ Cái đó tiện lợi mấy con.

Phật tử 1: Thưa Thầy, em này cũng xin quy y với Thầy.

Trưởng lão: Được rồi, cứ ghi tên rồi Thầy quy y.

Phật tử 5: Ghi ở đâu Thầy?

Trưởng lão: Con lấy cái tờ giấy, ghi tên con gởi ở trong nhà bếp nè, có mấy người ở trong này nè, rồi họ sẽ đưa lại cho Thầy. Ghi tên vô. Rồi Thầy sẽ hướng dẫn cho tu tập mấy con.

Thôi bây giờ Thầy về con. Còn một lát nữa mấy con gởi cái này cho cái nhà bếp để họ lo cho chúng…​

HẾT BĂNG