Skip directly to content

2009 - PHẬT TỬ ĐÀ LẠT - QUY NHƠN 02 - THÂN HÀNH NIỆM

2009 - PHẬT TỬ ĐÀ LẠT - QUY NHƠN 02 - THÂN HÀNH NIỆM

PHẬT TỬ ĐÀ LẠT - QUY NHƠN - THÂN HÀNH NIỆM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 2009

1- TU SINH TRÌNH PHÁP TU THÂN HÀNH NIỆM

(00:00) Sư Chơn Giác: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch Thầy! Việc thứ nhất là buổi sáng hôm nay chúng con có duyên được Thầy đến để giúp đỡ chúng con để hướng dẫn cho chúng con tu học. Việc thứ hai là cái việc cá nhân con. Hôm nay, buổi sáng nay con xin đắp y bát để một lát nữa con trình với Trưởng lão kiểm tra lại vấn đề Thân Hành Niệm của con. Và việc thứ ba nữa là trong cái nhóm Phật tử ở Đà Lạt còn có hai vị ở căn sau, Trưởng lão coi lại cho pháp danh để cho chúng con đi về.

Riêng cá nhân con trình với đức Trưởng Lão là sau một tháng tu tập tại Tu viện con đã trình pháp với đức Trưởng Lão trước các Tu sinh. Là trong một quá trình con tập sống độc cư, tuy chưa trọn vẹn, nhưng trong thời gian đó con đã gặp rất nhiều tạp niệm. Và nhất là con đã trình bày trong vấn đề khởi tiến hành văn trong đầu có khi liên tục cả một buổi. Nhưng mà sau khi đó Trưởng lão chỉ dạy và con về áp dụng Thân Hành Niệm. Thì trước kia trong thời gian xa Thầy, con thường rèn nghị lực hơn là tập Thân Hành Niệm. Mỗi khi tập Thân Hành Niệm con cứ tập từ 10 phút, 15 phút, chứ không có hơn, mà nhiều khi còn bị căng đầu nữa.

Nhưng từ nửa tháng, bắt đầu đây là ngày thứ 13, từ khi Trưởng lão chỉ con áp dụng vô Thân Hành Niệm nửa tiếng đầu không có bị nhức. Nhưng mà qua quá trình tu tập tuy vẫn còn có những niệm xoẹt trong lúc đi Thân Hành Niệm. Nhưng con cảm nhận được thân tâm con nó bớt rất nhiều trong vấn đề những tạp niệm, những loạn tưởng trước kia. Và trước khi con xin Trưởng lão đi lại phương pháp Thân Hành Niệm mà Trưởng lão đã sửa trong cái đề cấu kết trong cái đề không có chống hai tay lên đầu gối. Và sau đó là trong các cái nhóm ở Đà Lạt xin tham vấn và nhờ Trưởng lão chỉ dạy pháp tu để các Phật tử ở Đà Lạt về nương pháp tu hành.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Phật tử 1: Kính bạch Thầy bây giờ con sẽ đi.

(02:34) Trưởng lão: Rồi, con đi đi con.

Phật tử 1: Con đi nhưng mà đi bốn bước. Có gì nếu mà nó dư thì Trưởng lão chỉ, Trưởng lão nhắc con sửa lại. Tay trái co lên để sau lưng, tay phải co lên để sau lưng, tay phải để vô lòng bàn tay trái. Đi kinh hành 10 bước. Thì con thường thường lấy 10 bước chứ không lấy 20 bước. Đi kinh hành 10 bước: Chân trái nhón gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, để chân xuống, một. Chân phải nhón gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, để chân xuống, hạ gót xuống, hai. Chân trái nhón gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, để chân xuống, hạ gót xuống, ba. Và con lấy bốn với con lấy mười để cho cái điểm cuối cùng. Chân phải bước, nhón gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ gót xuống. Ở chỗ này con đưa tới nhưng mà con lui lại và con xuống cho nó bằng.

Trưởng lão: Ừm, coi như là con đưa tới rồi con nhắc: "Lui lại!"

Phật tử 1: Dạ! Rồi tay phải buông xuống, tay trái buông xuống, tay trái đưa qua phía trước ngang vai, tay phải đưa phía trước ngang vai, hai chân co ngồi xuống. Tay trái đưa sau lưng chống mặt đất, tay phải đưa sau lưng chống mặt đất, hạ thân xuống. Chân trái đưa ra phía trước, chân phải đưa ra phía trước. Ở phần này có một cái về vấn đề y thì con có cái chỗ này: Tay phải vén y qua, tay trái chân trái co vô, tay phải nắm cô tay trái để lên đùi phải, tay phải co vô, tay trái nắm cô tay phải để lên đùi trái, phủ y qua.

Bàn tay phải để ra giữa, bàn tay trái để lên lòng bàn tay phải. Lưng thẳng, năm hơi thở: Hít, thở, một; hít, thở, hai; hít, thở, ba; hít, thở, bốn; hít, thở, năm. Bàn tay trái đưa ra chống mặt đất, bàn tay phải đưa ra để mặt đất, vén y qua. Chân phải duỗi ra phía trước, chân trái duỗi ra phía trước, chân trái co vào, chân phải co vào, ngồi dậy. Thay vì chỗ này lúc trước thì là chống tay, bây giờ đức Trưởng Lão chỉ là tay trái đưa phía trước, tay phải đưa phía trước, đứng dậy. Tay trái buông xuống, tay phải buông xuống. Rồi từ đó tiếp tục đi. Dạ thưa có cái nào dư hoặc cái nào thiếu?

Trưởng lão: À, con đưa con tập như vậy là được rồi con, áp dụng đi, vừa đủ, nó không có thiếu.

Phật tử 1: Dạ Mô Phật! Dạ xin Trưởng lão giảng dạy cho quý Tu sinh.

2- NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP ĐỂ LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT

(06:08) Trưởng lão: Rồi, bây giờ mấy con người nào đã tập pháp Thân Hành Niệm? Bởi vì pháp Thân Hành Niệm là một pháp rất là độc đáo, nó giúp cho chúng ta không có còn hôn trầm, thùy miên. Mà lại nó giúp cho chúng ta cũng không còn có loạn tưởng, không còn vọng tưởng. Nếu tu tập nó suốt cái thời gian 3 tiếng đồng hồ một buổi. Thí dụ như 7h đến 10h rồi 2h đến 5h, rồi 7h tối đến 10h tối, rồi 2h khuya thức dậy tu đến 5h khuya. Do đó mình tu cái thời gian mình Tăng lên được ôm chặt cái pháp tu mà không gặp chướng ngại gì hết. Thì lúc bây giờ coi như là mình đã đạt được cái chất lượng là không còn hôn trầm, thuỳ miên, hết hôn trầm, thuỳ miên. Và kế đó là ngồi lại "Tâm bất động, thanh thản, an lạc vô sự".

Lúc bây giờ chúng ta mới bắt đầu vào Tứ Niệm Xứ tu tập. Tứ Niệm Xứ là sau khi pháp Thân Hành Niệm đã diệt hết hôn trầm, thuỳ miên, đã diệt hết loạn tưởng thì bắt đầu mới tu tập Tứ Niệm Xứ. Còn hôn trầm, thuỳ miên, còn loạn tưởng thì không nên tu tập pháp Tứ Niệm Xứ. Tu tập Tứ Niệm Xứ là cái pháp để giữ gìn tâm vô lậu, cuối cùng để chứng đạo. Cho nên pháp Tứ Niệm Xứ là cái pháp để chứng đạo. Còn cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp phá tất cả những chướng ngại, ác pháp nó không xâm chiếm vào được thân tâm của chúng ta. Nên nhớ nó phải có hai cái phương pháp, nó cụ thể.

Cho nên muốn tu tập chứng đạo là phải tu pháp môn nào? Đầu tiên chúng ta phải tu pháp môn Thân Hành Niệm, kế đó Tứ Niệm Xứ. Đó thì như vậy là chúng ta mới có đạt được. Còn không thì chúng ta phải đi vào cái Tứ Chánh Cần - Ngăn ác, diệt ác bằng pháp Như Lý Tác Ý. Còn đằng này chúng ta mượn cái pháp Như Lý Tác Ý để tác ý cái thân hành, cho nên nó trở thành một cái nội lực của nó bằng cái pháp tác ý đó. Còn cái kia thì hằng ngày ngồi ngăn ác, diệt ác thì chúng ta phải tu tập Định Niệm Hơi Thở. Nó có 19 cái đề mục của nó để ngăn diệt các ác pháp.

Ví dụ như bây giờ bị hôn trầm thì chúng ta sẽ tu tập pháp Định Niệm Hơi Thở để cho hết hôn trầm: "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra". Còn cái pháp Thân Hành Niệm chỉ ôm có một pháp thôi, chứ không có nhiều cái đề mục nào cả hết. Còn nếu mà tâm chúng ta bị loạn tưởng thì chúng ta cũng sử dụng cái pháp Định Niệm Hơi Thở: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô, thở ra. Nhưng điều kiện là chúng ta phải nhiếp tâm cho được trong hơi thở và an trú tâm cho được, thì chúng ta tác ý câu đó thì tâm chúng ta sẽ không vọng tưởng. Còn nhiếp tâm và an trú chưa được thì sẽ có vọng tưởng, nó khó.

(08:52) Còn cái pháp Thân Hành Niệm có vọng tưởng kệ nó, chúng ta cứ ôm pháp, hành động này tác ý đến hành động kia, cho nó thành một cái cỗ xe liên tục, nó sẽ cán nát tất cả những chướng ngại pháp đó. Tức là hôn trầm, thùy miên hay hoặc là loạn tưởng gì nó cũng cán sạch hết. Cuối cùng thì chúng ta về Tứ Niệm Xứ. Khi mà tâm thanh tịnh, khi mà tâm không còn hôn trầm, thuỳ miên thì chúng ta tu tập Tứ Niệm Xứ. Lúc bấy giờ Tứ Niệm Xứ thì chúng ta sẽ đạt được tâm vô lậu, chứng đạo ngay tại chỗ tâm vô lậu đó.

Đơn giản, nó không có khó khăn, nó có phương pháp đàng hoàng. Nhưng mà tại vì chúng ta tu trật cho nên chúng ta không làm được. Chứ còn tu đúng như Chơn Giác vừa rồi đi cái pháp Thân Hành Niệm đó cứ tập hoài. Tập bắt đầu Tăng dần lên từ 30 phút Tăng lên 1 giờ, rồi 2 giờ, rồi 3 giờ, 3 giờ một buổi là đủ rồi. Rồi buổi chiều tu 3 giờ, rồi buổi tối tu 3 giờ, buổi khuya tu 3 giờ. Cứ như vậy tu tập 3 giờ liên tục như vậy trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng.

Rồi chúng ta ngồi lại, chúng ta sẽ xem. Thấy rõ ràng là tâm chúng ta sẽ bất động, nó không còn loạn tưởng, nó không còn hôn trầm thuỳ miên. Thì lúc bây giờ trên Tứ Niệm Xứ mà chúng ta Tăng lên. Chúng ta chỉ bây giờ ngồi, chứ chúng ta không đi kinh hành nữa, không đi pháp Thân Hành Niệm nữa. Và bây giờ chúng ta ngồi đâu là chúng ta sẽ thấy được tâm của mình trên Tứ Niệm Xứ, nó quán trên Tứ Niệm Xứ, rồi cuối cùng chúng ta sẽ đạt được chứng đạo. Có vậy thôi đâu có gì đâu, đơn giản quá, đâu có khó khăn đâu. Tu ít hôm chứng đạo, chứ có gì đâu mấy con. Chỉ siêng năng.

Mà chứng rồi thì mấy con thấy, bây giờ khi mà tâm mình bất động rồi thì mấy con đi ra tiếp xúc với mọi điều kiện gì, tiếp xúc gì cũng được hết mà nó sáng suốt vô cùng. Mọi thứ gì, tất cả mọi cái gì đều nó cũng tư duy, nó suy nghĩ, nó giải quyết tất cả hết, nó chuyển biến thay đổi nhân quả hết. Rồi bắt đầu khi mà giải quyết xong rồi thì nó trở về nó yên tịnh, nó bất động, nó thanh thản, nó không có nghĩ ngợi một cái điều gì hết. Nó kỳ lạ, nó hay như vậy, bởi vì nó giải thoát mà. Còn đi ra mà nó đụng chuyện gì, nó giải quyết chuyện nấy.

Đó là cái dụng của cái tâm bất động đó, cái tâm vô lậu đó. Nó dụng, nó sử dụng, chứ nó không bị lôi cuốn đâu. Vì xung quanh chúng ta toàn là ác pháp, nó có thể nó tác động chúng ta đủ thứ mặt. Cho nên khi mà chúng ta tiếp duyên với nó thì chúng ta dụng để mà chúng ta giải quyết. Nhưng khi mà giải quyết rồi thì chúng ta trở lại chúng ta ngồi bất động, thanh thản, an lạc vô sự, một cách rất tuyệt vời.

Đó, cho nên trong cái sự tu tập nó rất hay, nhưng mà chúng ta chịu khó một thời gian à, giữ ba hạnh. Ăn, đừng ăn phi thời, ăn ngày một bữa. Sống thì hôn trầm, thuỳ miên, chúng ta nhờ pháp Thân Hành Niệm nó phá sạch rồi, nó không còn hôn trầm, thuỳ miên. Nhưng mà chúng ta còn ngủ, chứ chưa phải hết ngủ. Khi chúng ta tu Tứ Niệm Xứ rồi nó mới hết ngủ đó, nó chỉ nghỉ thôi, chứ nó không ngủ nữa. Bởi vì nó tỉnh hoàn toàn, nó không có ngủ, nó không có mê nữa.

(11:36) Còn khi mà chúng ta ôm cái pháp Thân Hành Niệm chúng ta tu tập giờ ngủ chúng ta cho ngủ, nhưng mà giờ không ngủ là không được phi thời. Phi thời là ôm pháp Thân Hành Niệm dẹp phá hết. Đó mấy con thấy có pháp mà, đâu có phải không có pháp đâu. Cho nên hãy ráng tập luyện, mà ráng tập luyện thì chúng ta sẽ thành công.

Thầy nói một trăm người mà tu đúng một trăm người là chứng đạo một trăm người. Bởi vì đạo Phật là đạo của con người, chứ phải đạo của Thần tiên, Thánh tiên gì đâu, đạo của con người. Bởi vì con người có bốn sự đau khổ, chứ mà ông Thần, ông Thánh ông đâu có đau khổ, ông đâu có bốn sự đau khổ đâu.

Con người chúng ta có bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết. Vì vậy mà chúng ta tu tập pháp của Phật để làm chủ bốn sự đau khổ đó, cho nên nó là đạo của con người. Bất cứ con người nào, theo tôn giáo nào, là con người thì cũng phải nên tập cái pháp này. Chứ đạo Phật nó không có phân biệt tôn giáo này hay tôn giáo khác. Nó không có phải là chỉ thờ có đức Phật, nó không cần thiết phải thờ Phật, mà nó chỉ cần tu tập để làm chủ sự sanh, già, bệnh, chết thôi.

Cho nên bất cứ một cái tôn giáo nào như Hồi Giáo, thiên Chúa, tin Lành, hay hoặc Cao Đài, hòa Hảo, hay hoặc bất cứ một cái tôn giáo nào cũng đều phải thực tập các pháp môn này mới làm chủ được sự đau khổ của thân người. Còn nếu mà không tập, cứ cầu Chúa hay hoặc là cầu Thánh, cầu Thần để gia hộ cho mình thì chẳng bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Đó là cái mục đích của đạo Phật. Bởi vậy Thầy mới nói đạo Phật là đạo của con người, đạo của mọi con người. Bất cứ một con người nào ở trên hành tinh này là con người là phải thực hiện các pháp này để cứu mình, để làm cho mình được giải thoát.

Mà pháp nó rõ ràng: Thân Hành Niệm rồi Tứ Niệm Xứ, có nhiêu đó thôi. Mà Thân Hành Niệm tức là pháp nó tự nó, nó ngăn và nó diệt tất cả các ác pháp, các duyên. Còn nếu mà tu riêng ra thì phải tu Định Niệm Hơi Thở, rồi mới ngồi lại để ngăn từng chút, từng chút trong thân tâm chúng ta, gọi là ngăn ác, diệt ác bằng cái phương pháp Định Niệm Hơi Thở. Còn không, chúng ta chỉ cần ôm một pháp là Thân Hành Niệm, chúng ta diệt sạch cái hôn trầm, thùy miên, tất cả loạn tưởng. Rồi ngồi lại tâm bất động trên thân quán thân thì chúng ta tu Tứ Niệm Xứ để chúng ta chứng đạt tâm vô lậu. Có vậy thôi! Đơn giản quá đơn giản, không có khó khăn, không có gì hết. Mấy con cũng dễ hiểu, không có khó hiểu đâu, chỉ có nỗ lực là thành công.

Đời có gì đâu mà ham, mà ưa thích mà không chịu tu tập là quá uổng. Đời không có gì, khổ lắm mấy con, đời rất khổ, cho nên chúng ta dẹp xuống hết, nỗ lực. Nếu mấy con muốn được yên tịnh, đến Tu viện Chơn Như Thầy sẽ cấp cho một cái nhà. Rồi cơm sẵn có, ngày ăn một bữa, nhất định không ăn phi thời. Có gì ăn sống rồi nỗ lực tu. 5, 6 tháng, cao lắm 1 năm là chứng đạo. Bởi vì hằng ngày mình rèn luyện giờ nào mình cũng tu tập, mình rèn luyện làm sao mình không thành công được. Mình có làm gì hoàn toàn ngoài cái pháp Thân Hành Niệm.

(14:36) Mà khi pháp Thân Hành Niệm thành tựu được rồi thì hôn trầm, thùy miên nó đâu còn, loạn tưởng nó cũng đâu có, cho nên ngồi lại là bất động. Mà ngồi lại bất động thì bây giờ chúng ta ở trên cái sự bất động đó mà chúng ta tiến tới. Chúng ta quan sát nó để tự nó trên thân quán thân của nó ở trên Tứ Niệm Xứ thì nó sẽ đi tới nơi tới chốn. Trong 7 ngày đêm nó bất động liên tục như vậy thì chúng ta đã thành công chứ gì, nó đủ Tứ Thần Túc rồi. Nó có như vậy thôi, chỉ có bền chí mấy con. Bỏ hết cuộc đời xuống đi, đừng có ham thích nó, mà nỗ lực thực hiện trong thời gian ngắn là thành công.

Cho nên người tu sĩ cũng như người cư sĩ, chúng ta mạnh mẽ, gan dạ, người nào tu cũng chứng hết. Người tu sĩ cũng như Thầy Chơn Giác bỏ hết rồi, mà nếu không tu mà đi lang bang tiếp duyên này duyên kia, rồi có Phật tử này kia nó làm động mình cũng không tu tới. Còn người cư sĩ mấy con không tiếp duyên gì hết, mấy con mặc áo cư sĩ, đầu tóc cũng vẫn hoàn toàn như là một người bình thường, vậy mà vẫn tu chứng. Dẹp hết đừng để cái ái kiết sử, vợ con, gia đình ràng buộc mình nữa thì sẽ tu tập được. Có vậy thôi, phải ráng cố gắng.

Còn cái điệp phái thì Thầy đã ghi xong, Thầy cho pháp danh rồi, một lúc nữa Thầy sẽ gửi đến mấy con, để mấy con được điệp phái. Để rồi mấy con trở về trụ xứ của mình mà ráng lo tu tập. Bây giờ tới phần ai nữa nè? Bây giờ đi. Con lớn. Ờ, bây giờ con đi kinh hành Thầy coi thử coi được không? Nếu được thì mai mốt chứng đạo à, không trật đâu.

3- TRÌNH PHÁP TU THÂN HÀNH NIỆM VỚI THẦY

(16:39) Phật tử 2: Dạ thưa Thầy! Xin phép Thầy, tại vì con cũng vẫn còn đang nghi ngờ là con chưa nắm vững lắm về vấn đề Thầy dạy là đi Thân Hành Niệm này mình không có tác ý nói ra lời, mà chỉ dùng cái ý của mình để sử dụng nó để mà sai bảo nó. Vậy thưa Thầy như vậy là con khỏi cần phải tác ý nói ra?

Trưởng lão: Khỏi cần, đúng rồi con! Tác ý nói ra là để cho mọi người nghe thôi, còn mình chỉ điều khiển bằng cái Như Lý Tác Ý ở trong tâm mình thôi.

Phật tử 2: Dạ trong lúc mà con tu tập này, có gì mà sai không đúng thì nhờ Thầy giúp giùm.

Trưởng lão: Ừm, sai thì Thầy sửa.

Phật tử 2: Con bắt đầu dạ Thưa Thầy. Dạ thưa Thầy con đi bốn bước sợ nhiều.

Trưởng lão: Được rồi, được rồi con cứ đi bốn bước đi.

Phật tử 2: Dạ cảm ơn Thầy. Thưa Thầy con có cần phải tác ý ở trong tâm, ý thức con bảo nó là đưa tới trước rồi kéo chân về cho nó ngang được không Thầy?

Trưởng lão: Đúng rồi! Phải đưa tới trước rồi kéo chân lại để cho nó ngang.

Phật tử 2: Dạ con phải tác ý như vậy phải không Thầy?

Trưởng lão: Đúng vậy!

Phật tử 2: Dạ!

Trưởng lão: Rồi được rồi con, khá rồi đó.

Phật tử 2: Dạ con cảm ơn Thầy! Dạ thưa Thầy, con xin thưa Thầy luôn là nhiều khi mà con tác ý như vầy, gọi là mình dùng cái ý mình sai bảo nó, mình khiến nó…​Tại con hiểu Thân Hành Niệm là phải vậy, là mình phải dùng cái ý thức của mình để mà sai khiến nó. Thì khi mà con đưa chân tới, tới bước thứ mười rồi con dùng cái ý thức con nói kéo chân lại, rồi hạ chân xuống. Thưa Thầy như vậy được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ sao không. Đưa tới thì con cũng tác ý ra lệnh đưa tới. Rồi bây giờ kéo lại để cho nó bằng đó, kéo lại thì con cũng phải ra lệnh kéo lại. Chứ đưa tới rồi để tự mình kéo lại thì như vậy là nó mất cái động tác đó đi. Kéo lại bằng chân rồi bắt đầu mới hạ xuống, mới hạ gót xuống. Tập vậy là đúng, có vậy thôi.

Phật tử 2: Dạ con cảm ơn Thầy. Con cũng quên, hồi nãy cũng tính đổi như vậy nhưng cái con quên.

Trưởng lão: Ừm! Rồi còn ai tập nữa không? Còn ai tập không? Rồi bây giờ con lên tập thử con. Thầy sửa lại cho cái pháp Thân Hành Niệm mấy con tập cho nó chín chắn, cho nó đạt được.

4- NHỮNG PHÁP MÔN NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN TU TẬP KHI Ở TRONG GIA ĐÌNH

(18:58) Phật tử 3: Thưa Thầy con là Trương Chi. Ở Đà Lạt xuống đây quy y Thầy. Ngày mai, ngày mốt thì chúng con sẽ trở về lại Đà Lạt. Trong mấy ngày hôm nay thì chúng con tu học thấy đạt rất nhiều cái điều yên ổn trong tâm. Nhưng bên cạnh đó thì chúng con vẫn còn chưa có nắm được cái pháp nào mà chúng con về, riêng bản thân con thì con xin Thầy chỉ dạy cho con ôm cái pháp nào để về lại Đà Lạt chúng con tiếp tục tu hành.

Trưởng lão: Con về Đà Lạt mà tiếp tục tu hành, thì con biết mục đích chính của mình ở đây là ăn không phi thời, tức là ngày ăn một bữa. Cái cơ bản nhất là về ráng tập. Thí dụ như hiện giờ con chưa ăn ngày một bữa suốt được, thì con phải tập trong 1 tháng. Ít nhất con cũng phải 1 tuần lễ tập liên tục ăn ngày một bữa, rồi sau đó ăn trở lại bình thường, con hiểu không? Đó là con tập về cái ăn.

Rồi trong cái thời gian mà tập ăn ngày một bữa đó, thì con phải ôm cái pháp Thân Hành Niệm này để phá cái ngủ, không cho nó ngủ phi thời. Giờ giấc con phải định cái thời khóa đâu nó ra đó. Giờ nào ngủ là ngủ, mà giờ nào thức thì phải tập pháp Thân Hành Niệm để nó phá cho mình không còn hôn trầm, thùy miên nữa. Và đồng thời chính nó cũng dập phá luôn cả cái loạn tưởng của mình, ngồi lại im lặng nó nghĩ cái này, nghĩ cái kia nó cũng dập phá. Thì do đó con về đó thì tập ăn. Mà trong một tháng thì chỉ lấy 1 tuần lễ làm cái chuẩn, thọ Bát Quan Trai đó. Rồi bắt đầu giữ gìn cái ăn không phi thời, ăn ngày một bữa. Kế đó thì ôm pháp Thân Hành Niệm tu tập. Các con có pháp Thân Hành Niệm rồi phải không?

(20:43) Rồi bắt đầu khi mà tu tập rồi thì con lại có cái pháp thư giãn. Con xả ra ngồi giữ tâm bất động thì có một niệm nào đó thì mình tác ý, còn không niệm thì thôi, không tập trung trong hơi thở, không gì hết. Con hiểu không? Nghĩa là ngồi im lặng. Nó có khởi niệm thì mình tác ý: "Tất cả các niệm ở đây chỉ có một niệm bất động tâm thanh thản mà thôi, còn tất cả các niệm khác phải đi". Thì con chỉ nói vậy thì nó sẽ trở lại sự yên lặng cho con. Và cứ như vậy con thư giãn, thư giãn đến khi mà con thấy tới giờ thì con lại ôm pháp Thân Hành Niệm con tập nữa.

Cứ tập, bây giờ con đâu thể nào con tu tập liên tục 3 tiếng đồng hồ được, con phải tập nửa tiếng thôi, rồi còn nửa tiếng thì con xả nghỉ. Xả nghỉ để nó phục hồi cái sức của mình lại, tức là mình ngồi thư giãn đó. Thì do đó khi nó phục hồi lại thì mình tu tập 30 phút nữa. Cứ một buổi như vậy con tập chừng 3 lần. Tức là 1 giờ 30 phút thôi, con hiểu không? Cứ như vậy con tập đều đều thôi. Đó là cái pháp Thân Hành Niệm con tập.

Còn Tứ Niệm Xứ thì sau khi pháp Thân Hành Niệm này nó diệt hết hôn trầm, thùy miên rồi, sau này có dịp về gặp Thầy thì Thầy sẽ dạy tu Tứ Niệm Xứ. Còn bây giờ chỉ có ôm pháp Thân Hành Niệm, giữ cái hạnh không có ngủ phi thời, giữ cái hạnh ăn ngày một bữa, trong một tháng chỉ có một tuần lễ. Đó con về Đà Lạt con chỉ tu như vậy thôi. Trong một tuần lễ đó có ai bảo gì thì nhất định là cũng không ăn phi thời. Để mà trong một tuần lễ thọ Bát Quan Trai con giữ gìn vậy như thôi, vậy là đủ rồi con. Con tập cái pháp Thân Hành Niệm có đi được chưa?

Phật tử 3: Dạ, mấy hôm nay thì con xuống đây thì có mấy vấn đề là: một là con mặc dù chưa quen ăn ngày một bữa, nhưng mấy hôm nay con ở Tu viện con ăn một ngày một bữa con thấy rất thoải mái và cũng không cảm thấy đói bụng.

Trưởng lão: À vậy cũng có duyên đó.

Phật tử 3: Dạ thì điều đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là tại vì hằng ngày như vậy là mặc dù con ăn ngày ba bữa, nhưng con ăn rất ít, không ăn nhiều. Buổi trưa ăn hai chén, buổi chiều ăn chén rưỡi, nhưng vẫn thấy không có đói. Thành ra khi con xuống đây con ăn ngày một bữa thì con thấy rất bình thường là điều thứ nhất.

Điều thứ hai, mấy hôm nay con tập như vậy thì trong người con là nó mỏi mệt, tức là đau nhức. Nhưng con cũng vẫn cố gắng ôm pháp để tu tập. Bên cạnh đó thì con cũng đã tập Thân Hành Niệm, bây giờ con xin trình với Thầy coi trong quá trình con tập Thân Hành Niệm như vậy có trục trặc cái gì, và có điều gì thừa thãi, điều gì thiếu sót thì kính xin Thầy chỉ dạy cho con để con nắm chắc cái này, để về lại Đà Lạt thì con sẽ rèn luyện tiếp tục.

(23:30) Trưởng lão: Ừm được rồi con! Vậy là được rồi! Về cố gắng tập luyện. Cứ cái chu kỳ đó hết, rồi tới cái chu kỳ khác, nó thành cái cỗ xe, cái bánh xe Thân Hành Niệm nó quay tròn. Ráng tập luyện, vậy là được rồi con. Nhớ ôm cái pháp cho chặt chịa phá cho hết hôn trầm, thùy miên.

Phật tử 3: Dạ con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Vậy còn ai nữa con? Rồi tới con đi, lên tập đi con, tập cho nó quen, cho nó đúng cách.

5- LAO ĐỘNG NẶNG CHƯA THỂ ĂN NGÀY MỘT BỮA THÌ VIỆC TU TẬP PHẢI LÀM SAO?

(24:27) Phật tử 4: Thưa Thầy con từ Đà Lạt xuống. Bản thân con là lao động chính ở trong gia đình. Thông qua những điều Phật dạy con thực tập, rõ ràng là con thấy thân con có sự chuyển biến

Nhưng mà có cái khó này thưa Thầy, vì con lao động chính ở trong gia đình thì buổi sáng con cũng có ăn nhẹ, rồi buổi chiều con cũng có ăn, buổi trưa ăn chính. Nên nếu mà bây giờ ăn một ngày một bữa, buổi sáng không ăn, buổi chiều cũng không ăn nữa thì nếu con không làm thì không sao, nhưng mà lao động chính như vậy nên cái sức của con chịu không có nổi.

Trưởng lão: Đúng đó con!

Phật tử 4: Đó! Thì xin Thầy cho chúng con biết cách thế nào để vừa thực hành được đạo của Phật, nhưng vừa đảm bảo sức khỏe, vì là lao động chính trong gia đình mà, nên nó cũng khó…​

Cái thứ hai là con xuống mấy ngày này con được thực hành pháp Thân Hành Niệm như quý thầy chỉ dạy, nhưng rất là khó. Như Thầy cũng đã nói, mục đích của Thân Hành Niệm là phá hôn trầm, thùy miên. Thì trước đó con cũng có tập nhưng mà lúc đó con không bắt kịp, nhưng mà cũng chưa phá được hôn trầm, thùy miên Thầy ạ. Khi mà con tập thì đầu óc con nó tỉnh táo, nhưng mà khi xả ra thì vẫn còn buồn ngủ, mỗi buổi sáng con vẫn còn buồn ngủ. Trong cái thời gian ban đêm thì từ 1h đến 3h, còn buổi sáng hôn trầm, thùy miên thì khoảng 7h đến 9h. Dù con đã cố hết sức, nhưng mà con vẫn chưa thoát ra được. Con xin trình bày với Thầy, xin Thầy chỉ cho con cái phương pháp để về nhà con sẽ tu.

Cái thứ ba nữa là con xin kính gửi Thầy, mặc dù thời gian có những hạn chế. Tụi con trên Đà Lạt xuống có năm anh em, nhưng mà thời gian tí nữa tụi con phải về lại. Xin Thầy chỉ dạy thêm để trong thời gian ở Đà Lạt thì có phương pháp để con được thực tập thêm. Con cảm ơn.

(26:38) Trưởng lão: Con ngồi xuống đi con đừng quỳ con. Về hoàn cảnh gia đình con là lao động chính, cho nên cái trong cái vấn đề mà ăn ngày một bữa thì không có đủ cái sức lao động, cho nên con vẫn ăn bình thường. Và đồng thời thì ngày ba bữa như bình thường để mà lao động, để mà giúp cho gia đình của mình. Chừng nào mà khi có người thay thế cho con thì con mới ăn ngày một bữa. Nhưng mà cũng phải tập chứ không phải là ăn ngay liền.

Tập thí dụ như 1 tháng thì con dành ra 5 ngày hay 1 tuần lễ con sống hoàn toàn một bữa, còn trở về với những ngày khác thì bình thường ba bữa cũng như mọi người. Nhưng mà trong những cái ngày mình thọ Bát Quan Trai thì mình chia ra những ngày đó mình sẽ ăn ngày một bữa thôi. Còn bây giờ mình là lao động chính, thì con vẫn ôm pháp Thân Hành Niệm tập cho nó quen. Tập cho nó quen, chứ chưa phải là lúc bây giờ nó phá hôn trầm, thùy miên được. Nên chờ có cái dịp là mình sẽ về Tu viện, bây giờ lao động chính có người thay thế con rồi, con giao hết. Thì do đó con mới về Tu viện con mới tập, chừng đó con sẽ sống ngày một bữa.

Hôm rày con ở đây con ăn ngày một bữa đâu có sao đâu, nhưng mà mình không có làm gì hết, chứ mình làm thì chắc chắn là không nổi đâu. Cho nên vì vậy mà con về trụ xứ của mình thì vẫn lao động, vẫn tập cái pháp Thân Hành Niệm. Nhưng giai đoạn này chưa phải là nó phá sạch hôn trầm, thùy miên của con đâu, con hiểu không? Giai đoạn này chỉ là mình tập cho nó quen với cái pháp thôi. Trong một buổi tối hay một buổi khuya gì đó mình thức dậy mình tập trong 30 phút thôi. Rồi lần lượt mình tăng dần lên được 1 giờ thôi, còn tất cả các giờ khác thì mình cứ ngủ bình thường không sao hết, để cho nó quen với cái pháp. Thứ nhất là nó thuần thục với cái pháp, cái thứ hai là mình chuẩn bị chứ chưa phải là lúc mình ôm pháp Thân Hành Niệm để mình tu tập cho đến rốt ráo, con hiểu không?

(28:33) Chờ cho đủ cái duyên rồi, thì trong khi đó mình về Tu viện rồi bắt đầu mình sẽ có một cái thất riêng, mình sống độc cư, mình không tiếp duyên với ai, mình không lao động nữa. Mình mới nỗ lực mình dồn cái sức lực của mình còn lại đó, cái sức lao động của mình đó, mình bắt đầu mình ôm pháp Thân Hành Niệm mình có thể đi suốt đêm. Chừng đó mình mới thực sự là mình thấy hôn trầm, thùy miên mới giảm xuống. Và từ đó mình mới thấy cái sự tỉnh thức của mình Tăng lên. Và các cái niệm lăng xăng lo nghĩ về đời sống của mình thì ngay cái pháp Thân Hành Niệm nó cũng cán nát, nó cũng dẹp sạch hết. Rồi bấy giờ tâm nó mới bất động được, phải không?

Nhưng mà đã biết Phật pháp rồi thì mình phải chuẩn bị, chứ ngay bây giờ mà con tu tập liền thì chưa có được, cái hoàn cảnh chưa cho phép. Cho nên vì vậy mà con cứ về Đà Lạt bình thường, ăn uống bình thường, nhưng tập pháp Thân Hành Niệm vẫn tập. Phải ôm cái pháp Thân Hành Niệm tập để làm cái gốc để sau này có đủ duyên thì ôm cái pháp này để mà cán nát sạch hết tất cả những hôn trầm, thùy miên và loạn tưởng của con. Thì chừng đó tâm con sẽ đi vào bất động rất dễ dàng. Đó con thấy chưa? Có vậy thôi!

Nhớ bây giờ tập cho nó biết cách tập để mình tập đúng, chứ không khéo mình tập sai rồi chừng đó nó cứ sai là nó sai hoài. Còn bây giờ mình tập cho đúng, ở trong cái dịp này mấy con tập cho đúng. Con về đó mà vừa lao động, vừa lo cho gia đình của mình tất cả mọi cái, mà trong đó mình có thêm pháp tu tập nữa.

Phật tử 4: Dạ con xin cảm ơn Thầy.

6- PHẬT TỬ TRÌNH PHÁP TU THÂN HÀNH NIỆM VỚI THẦY

(30:00) Phật tử 5: Con có tập Thân Hành Niệm mấy ngày nay. Con xin trình bày với Thầy, con sai ở chỗ nào mong Thầy chỉ cho con.

Trưởng lão: Rồi có cái gì sai Thầy chỉ cho con. Rồi vậy là được rồi con. Nhưng mà con nhớ con làm từng cái hành động, đừng đưa hai tay một lượt, mà đưa cánh tay này để tạo cho nó thành cái hành động. Bởi vì mình tu pháp Thân Hành Niệm mà, cái thân hành của mình, cho nên mình tạo cho nó có thân hành. Cái cánh tay này rồi đưa ra, chứ đừng đưa một lượt hai cánh tay. Nghe không? Con ngồi xuống cũng vậy, khi tay mà nó còn để trong này thì con đưa ra sau lưng con chống, chống hết tay này rồi tới tay này, rồi mới duỗi cái chân ra. Mình tạo cho có những cái hành động nó nhịp nhàng, hễ cái này rồi tới cái khác nó liên tục với nhau nó trở thành một cái bánh xe, cái bánh xe Thân Hành Niệm.

Cho nên về tập lại con, tập lại. Mình dở cái chân lên, con đừng có dở thấp quá, dở nó cao lên một chút, đưa tới rồi hạ xuống để cho nó thành một cái hành động nó rõ ràng và cụ thể qua cái ý điều khiển của nó, nó phải nhớ nha con. Thành ra cái pháp thân hành cho nó cụ thể, rõ ràng.

Rồi tới con, con lên đi.

Trưởng lão: Rồi được rồi con. Con nhớ làm cái hành động nào cho nó ra cái hành động nấy con. Nhất là cái chỗ hai cái tay ngồi xuống, hễ chống cái tay này rồi mới tới tay này, rồi đưa ra cũng tay này rồi mới tới tay này. Mình tạo cho nó có nhiều cái hành động, nhiều hành động cho nó ăn khớp với nhau, để rồi nó trở thành cái cỗ xe của nó. Nó liên tục nó mới cán nát tất cả những cái chướng ngại pháp trong thân tâm của mình con.

Phật tử 6: Nếu mà tay trái trước thì lên cũng là tay trái trước, hôm qua con mới học…​(không nghe rõ)

Trưởng lão: Rồi rồi vậy đó. Ráng cố gắng tập từ từ, mình tập rồi sau đó nó quen dần con.

Phật tử 6: Bữa hổm con ngồi đâu có được, nhưng mà con ráng con tập, ráng.

Trưởng lão: Ừm, phải tập đó con. Ráng tập cho được.

Trưởng lão: Rồi con lên tập đi con, mấy con tập còn sơ sót lắm, chưa đồng bộ.

7- PHẬT TỬ SÁCH TẤN LẪN NHAU CÙNG TU TẬP

(32:50) Phật tử 6: Kính bạch Thầy! Con pháp danh là Chơn Đức, mới quy y Thầy ngày 5 tháng 2 vừa rồi. Giờ con xin hỏi Thầy hai vấn đề:

Thứ nhất là vấn đề cái nhóm tu học của tụi con ở Đà Lạt. Tụi con có duyên được gặp chánh pháp, quy y Thầy, nhưng mà cái gia duyên nó còn nhiều. Thì trong cái số anh em tu học cũng có người đã tu giữ cũng được giới luật, một số người giới luật cũng chưa nghiêm. Cho nên là chúng con mong rằng Thầy chỉ dạy cho chúng con để làm sao cái nhóm tu học để có cái sự sách tấn. Vì con sợ rằng sau này nếu mà mỗi người về gia đình, rồi cái gia duyên nó ràng buộc, rồi có thể là cái duyên nó không duy trì được. Con muốn hỏi Thầy để Thầy chỉ dạy cho chúng con.

Trưởng lão: Ừm, Thầy sẽ dạy cho.

Phật tử 6: Dạ, cái thứ hai là về con. Thì trước đây con cũng đọc được sách Thầy rồi về tu tập. Đó thì sau một thời gian tu tập thì con có tập được cái ăn một ngày một bữa cũng được 4 tháng rồi. Cái thứ hai nữa là khi con tu tập cái pháp đi Chánh Niệm Tĩnh Giác. Sau khi áp dụng bốn phương pháp, con thấy cái phương pháp Thân Hành Niệm nó hợp với con, cho nên là ở nhà con ôm cái pháp đó con tu. Thì trước đây thì con tu tập ở trong sách Thầy có dạy cho con là tu tập 30 phút, mà nếu tập hơn nữa là rơi vào tưởng. Cho nên trước đây con vẫn tập, nhưng mà sau đó thì khi mà con vô ngồi giữ tâm bất động, thanh thản với lại Định Niệm Hơi Thở thì nó hay bị hôn trầm, nhưng mà khi tập cái pháp Thân Hành Niệm thì con thấy nó tỉnh táo, nó phá được cái hôn trầm. Sau đó thì con tự động tập nhích lên một tiếng. Hôm nay được cái nhân duyên ở đây Thầy chỉ dạy như vậy, con tính hỏi Thầy là con tập liên tục 3 tiếng được không. Và ngày hôm nay được Thầy chỉ dạy như vậy con rất là mừng. Sáng nay thì con tập được hai tiếng thì con thấy nó bình thường, thì con xin trình Thầy để Thầy chỉ dạy cho con. Tuy nhiên là trong quá trình con đi như vậy thì con có niệm xẹt vô, xẹt ra. Dạ con xin mong Thầy chỉ dạy cho con.

Trưởng lão: Con ngồi xuống đi con, đừng có quỳ con. Về cách thức mà về Đà Lạt rồi, thì những anh em mà biết pháp tu, mấy con chọn lấy một ngày thọ Bát Quan Trai trong một cái gia đình nào mà có tiện lợi, thuận lợi thì mấy con tập trung lại cùng nhau thọ Bát Quan Trai. Đừng có thọ Bát Quan Trai riêng từng nhà. Mà mình hẹn anh em mình sẽ chọn cái ngày rằm, hoặc là ngày mùng 1, rồi mình sẽ thọ Bát Quan Trai trong ngày đó để giữ gìn. Thì khi mấy con cùng họp với nhau trong một ngày đó thì nó sách tấn với nhau dữ lắm, người nào cũng ráng tu mấy con. Chứ còn tu riêng một mình mình, ở gia đình mình tu nó không có ai sách tấn cho mình bằng huynh đệ với nhau đồng tu, nó sách tấn. Cho nên mình tạo cái gia đình nào mà thuận tiện nhất, mà tiện lợi, mà trong gia đình vợ con mấy con đều hiểu biết, đều muốn tu hết, thì mấy con chọn lấy cái gia đình đó mấy con tập hợp tại cái gia đình đó. Và đồng thời mấy con thọ Bát Quan Trai trong một ngày đó.

Thí dụ như chẳng hạn đến cái gia đình đó thì mấy con chỉ mỗi người đem một ít với nhau để mà làm cái bữa cơm trưa mình ăn có một bữa thôi, các con hiểu không? Mà nó vừa vui, mà nó vừa là học tập, tu tập nữa. Rồi trong cái ngày đó mấy con tập luyện. Khi mà mình xin thọ Bát Quan Trai rồi thì trong nhà mấy con thờ tượng Phật Thích Ca, thì đồng mấy con đến trước tượng Phật mấy con xin: "Hôm nay chúng con gồm bao nhiêu người, 5 người, 10 người, chúng con xin Phật chứng minh cho chúng con thọ Bát Quan Trai 12 tiếng đồng hồ". Là một ngày thôi, rồi mấy con về. Trong một ngày đó từ buổi sáng cho đến buổi chiều thì mấy con tập. Tới buổi chiều thì mấy con xin xả Bát Quan Trai thì mấy con cũng đến tượng Phật mấy con xin, rồi mấy con xả, rồi mấy con về, ở trong ngày đó. Thì cứ một tháng mấy con chọn được mấy ngày mà cùng nhau họp với nhau tu thì đó là cách thức tổ chức cho có tập thể.

Cũng như ở Hà Nội nó có cái đoàn Phật tử, nó chọn lấy một cái địa điểm, rồi bắt đầu đó 10 người, 20 người Phật tử trong cái ngày đó họ họp với nhau họ tới cái địa điểm đó. Cái đồng thời họ xin thọ Bát Quan Trai trước tượng Phật, rồi bắt đầu họ xúm nhau họ tu tập, họ sách tấn nhau họ tu rất tốt. Đó, thì bây giờ mấy con cũng ở Đà Lạt mấy con bắt chước làm cái kiểu này mấy con, để cho mình có cái chỗ tu tập. Rồi sau đó có những người Phật tử khác người ta chưa biết mà người ta thấy mình tu tập người ta xin gia nhập, mấy con chấp nhận cho họ vào trong cái chỗ của mình tu tập nữa. Thì càng ngày nó lại càng đông để cùng nhau mình tu tập, để được giải thoát mấy con, nên chia sẻ với nhau.

8- NÊN DÀNH THỜI GIAN ĐỂ TU TẬP PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

(37:38) Trưởng lão: Còn về cái pháp Thân Hành Niệm mà con thấy cái duyên mà con tu được từ 30 phút đến 1 giờ, rồi 2 giờ, 3 giờ. Khoảng thời gian một buổi mấy con tu được 3 giờ là tốt lắm rồi. Rồi chờ cái duyên ở trong gia đình của mình thuận tiện, thì mình sẽ về Tu viện mình sẽ xin nhập thất để rồi mình tu trong 1 tuần lễ để xem coi mình độc cư như thế nào, sống như thế nào coi được không. Sau khi mình sống được hoàn toàn thì mình thấy có thể tiến tới trong 1 tháng, hay hoặc là 3 tháng, hay hoặc 6 tháng. Thì lúc bây giờ mà 3 tháng, 6 tháng là mấy con đã đạt được chất lượng rất cao rồi đó mấy con, mấy con sẽ đạt được cái tâm vô lậu đó. Cho nên vì vậy mình phải đi từ từ, tập từ từ. Bắt đầu từ 1 ngày rồi 1 tuần lễ, rồi sau đó nó mới đi đến cái chỗ mà 7 ngày đêm chứng đạo. Con hiểu không? Nên mình phải tập.

Cho nên vì vậy mà mấy con ôm cái pháp Thân Hành Niệm là mục đích của nó là phá hôn trầm, thùy miên mà nó phá luôn cả loạn tưởng nữa. Cho nên mấy con yên tâm mà cứ ôm tập chặt cái pháp đó mà tu tập. Mặc dù hiện giờ mấy con đang tu tập, đang tác ý từng hành động, đang từ cái tay, từ cái chân của mình bước đi, nhưng nó có niệm nó khởi thì mặc nó. Hễ niệm nó khởi thì cái hành động nó kế tiếp nó cán nát xuống. Cho nên mấy con đừng có đuổi sợ niệm vọng tưởng, có bao nhiêu thì hành động đó nó sẽ cán nát. Mà nó cán riết thì nó không còn. Các con hiểu chưa?

Mấy con cứ ôm pháp Thân Hành Niệm mà tập, đó là cái phương pháp để giúp cho mọi người đi đến cứu cánh. Nó phá hết hôn trầm, thùy miên không còn vọng tưởng thì chứng đạo chứ có gì đâu. Các con thấy không? Tâm bất động vô lậu rồi. Cho nên cố gắng mà tu tập mấy con, đừng phí bỏ thời gian vô ích lắm, nó qua rồi mình lấy lại không được. Cho nên hiện giờ mấy con cứ rảnh hồi nào mấy con tập, chứ đừng có: "Ờ đợi tôi có cái ngày thọ Bát Quan Trai rồi tôi mới tu". Không phải đâu.

Thí dụ như bây giờ mấy con lao động, mà tới chừng đó mấy con nghỉ, mấy con thấy khỏe rồi, bây giờ rảnh rang, thôi, tập 30 phút cũng được mà 1 giờ cũng được. Mà giờ Thầy nói có 5 phút mấy con tập cũng được nữa, chứ đừng có nói mà bỏ phí cái thời gian. Bây giờ thấy rảnh rang ngồi chơi để mà đi xem tivi chi cho nó mệt, tốt hơn mình tập cái pháp Thân Hành Niệm. Dù là 5 phút rồi ăn cơm cũng được, không sao hết. Mấy con đừng có phí thời gian, mấy con tập chút chút vậy chứ nó gom lại nó nhiều, tích lũy mà. Tích lũy những cái thời gian tu tập đó mà trở thành sau này mấy con tu rất dễ dàng, nhớ như vậy mấy con.

Về mà tổ chức được như vậy thì ở Đà Lạt mấy con sẽ có một nhóm Phật tử cùng tu tập một cái pháp với nhau. Rất tốt mấy con.

9- CÁCH XỬ LÝ KHI TẬP PHÁP THÂN HÀNH NIỆM TRONG KHÔNG GIAN NHỎ HẸP

(40:20) Sư Chơn Giác: Bạch Thầy! Thưa quý Tu sinh. Trước khi quý Tu sinh tiếp tục hỏi, thì Chơn Giác xin có một số vấn đề này xin trình Trưởng lão coi lại vấn đề Thân Hành Niệm.

Như trường hợp con đi trong một căn phòng nhỏ, mà khi con ôm cua. Thí dụ bây giờ con bước ở cái thế chân như thế này, cái động tác làm thế này, thì con tác ý nhưng mà con xoay theo chiều hay là phải tác ý hai lần?

Ví dụ như bây giờ con đang đứng ở tư thế cái bước thứ hai, cái bây giờ con nói: "Chân trái, bước", thì con xoay theo luôn?

Trưởng lão: Không con đừng xoay gì hết. Con chỉ bước con cua nó.

Sư Chơn Giác: Tại vì có nhiều lúc con thưa với Thầy, nhiều khi nếu mà con có những động tác mà con đưa không xoay theo chiều thì nó mất thăng bằng. Thành ra thí dụ như con ở cái thế nó lỡ quá nên con mới xoay về, con tác ý con xoay rồi con dở lên đưa tới.

Trưởng lão: Không! Không! Con chỉ tác ý xoay cái bàn chân, rồi mới dở chân lên, xoay bàn chân.

Sư Chơn Giác: Dạ xoay bàn chân rồi con vòng trở lại. Tức là xoay bàn chân, dở chân lên đưa chân tới, thì như vậy nó mới theo cái chiều.

Trưởng lão: Vậy được. Con tác ý đừng có bỏ bước, bởi vì mình quay cái chân đó con. Mình xoay cái bàn chân thì phải tác ý cái xoay bàn chân, thì được. Chứ bỏ cái động tác mà xoay bàn chân thì không được con.

10- TÂM SỢ HÃI KHI GẶP RẮN

(41:43) Phật tử 7: Dạ kính bạch Thầy và quý Tu sinh. Dạ thưa Thầy cho phép con hỏi: Là khi con tu tập Thân Hành Niệm ở trong phòng của con, thì con sắp xếp ở trong đó con tu tập nó không thoải mái lắm, nhưng mà con tu được. Nhưng mà thưa Thầy như vậy nó có ảnh hưởng gì đến sự tu tập như là mình tu ở ngoài nó rộng rãi hơn hay không? Mà tại vì ở đây, chỗ này là chỗ nhiều rắn lắm Thầy, nên con sợ trong tối rồi mình đi Thân Hành Niệm mình không thấy mình giẫm đạp lên. Tại vì mình làm cho nó sợ hay gọi là làm cho nó đau đớn thì nó sẽ cắn mình nên con sợ.

Rồi cái thứ hai nữa là hôm qua Thầy vừa giảng xong. Con ở gần giảng đường của bên nữ. Con mới lấy tay sờ sờ vầy có con rắn nó dài lắm Thầy, nó ở trên mấy cái đòn, con thấy con cũng sợ. Tại nó đi vòng vòng chỗ con nên con cũng sợ lắm thưa Thầy.

Trưởng lão: Tại con có duyên với nó, chứ có gì đâu mà sợ. Nên con đừng có sợ nó thì nó không có cắn con đâu. Con đừng có đụng chạm tới nó, nó cũng không cắn con. Tại vì nó cũng bảo vệ nó, cho nên con mà đụng nó thì nó sợ con đập nó, hoặc làm cho nó đau nó mới cắn con thôi. Chứ còn kệ nó, nó ở đâu đó con đừng có thèm nhìn nó, mà con đừng có đụng tới nó thôi, con cứ đi ở dưới này thôi. Mà thấy nó nằm ở dưới đất thì tránh. Bởi vì mình là người tĩnh giác, chứ đâu phải là người đang mê sao mà sợ. Tại con sợ rắn.

11- ƯỚC NGUYỆN KHI ĐI KINH HÀNH TRONG ĐÊM TỐI

(43:08) Phật tử 7: Dạ thưa Thầy còn thứ hai nữa là nếu mà con đi ở trong bóng tối dĩ nhiên làm sao mình thấy hết được. Thí dụ con đi ngoài thất của con đó thưa Thầy, đang tối làm sao mà mình thấy được dưới đất. Trưởng lão: Ừm, con không thấy thì con ước nguyện: "Ước nguyện tất cả, tôi sẽ đi ở ngoài cái hành lang này, tối tôi không có thấy nghe. Kiến hay hoặc là rắn gì đó tránh đường cho tôi đi, xe tôi đi thì không có con vật nào nằm ở đó được". Thì con chỉ ước nguyện vậy thôi, nhưng mà nó giao cảm nó đi hết đó con. Mình là người tu mà, mình chỉ ước nguyện thôi chứ ai làm sao mà đuổi nó ở dưới đất, đâu được.

"Ước nguyện sao tất cả loài chúng sanh khi tôi đi kinh hành giáp vòng cái thiền đường này, vì ban đêm tôi không có thấy. Do đó mong sao mà loài kiến, loài rắn, rít này kia thì tránh đi để cho tôi đi". Rồi nếu lỡ mà con đi mà có con rắn nào nó có cắn con, thì đó là nhân quả đời trước, con cũng cắn nó bây giờ nó cũng cắn lại. Không có sao, đừng có sợ. Mình cứ nghĩ đó là nhân quả nên mình đâu có sợ con. Cho nên yên tâm mà cứ lo tu thôi. Nghe không? Như vậy là con không còn sợ gì nữa hết. Sợ hãi là một bệnh đó con. Sợ rắn cũng là một bệnh đó, đừng có sợ.

Phật tử 7: Dạ thưa Thầy trong phòng con thì nó cũng rộng lớn vầy. Bây giờ con dự định con sẽ làm một cái vòng tròn nhỏ nhỏ ở trong phòng con đi vòng tròn trong phòng có ảnh hưởng gì đến sự tu tập không Thầy?

Trưởng lão: À, không có sao hết. Con muốn lấy phấn con vẽ cái vòng tròn, đặng con đi theo cái vòng tròn đó nó không trật đường, cũng được chứ đâu có sao đâu.

Phật tử 7: Dạ không có ảnh hưởng gì đến sự tu tập hả Thầy?

Trưởng lão: Không! Không có gì! Đó là con vẽ để mà con đi theo cái vòng tròn đó nó không có lạc đường ra ngoài. Được, không có sao hết.

12- RÈN LUYỆN VƯỢT QUA SỰ SỢ HÃI

(44:40) Sư Chơn Giác: Dạ thưa Thầy, sẵn có cái điều này con xin Thầy với lại sám hối với Tu sinh Bảy. Đây là vấn đề không phải là nói thấy lỗi mình, lỗi người. Nhưng mà tại vì cái duyên con về gần cái thất của chú Bảy, con cũng xin trước mặt Thầy với quý Tu sinh con xin góp ý với Tu sinh Bảy. Thì con mới biết nghe hỏi nói kêu chú Bảy thì kêu Bảy thôi chứ con không biết pháp danh. Thành ra nếu có gì mà thiếu sót thì xin Thầy cũng tha thứ và Tu sinh Bảy cũng hoan hỷ cho. Tại vì con thấy Tu sinh thì cũng ham tu lắm, thích tu lắm, nhưng mà có một điều con xin góp ý Tu sinh Bảy là cái khu vực nữ, giảng đường nữ, mình tránh cái duyên qua đó tu tập đi, để dành cho mấy người nữ. Các cô các cư sĩ nữ nhiều khi họ muốn lên tu tập mà họ thấy mình tu tập thì họ lên không được. Với hai nữa mình giữ trong cái giới. Cái khu vực mà nếu có lên thì quý Tu sinh lên trên nhà tổ tu, hoặc ở trong thất tu. Con xin góp ý như vậy.

Trưởng lão: Vậy được con. Bây giờ theo góp ý như vậy là hay. Bởi vì ở bên nữ thì cái phần đó là phần dành cho người nữ rồi, con đừng có lên cái khu nữ. Mà mình lên cái Tổ đường của mình, cái thiền đường của mình đây mình tu tập cũng được. Con có sợ thì con cứ ở trong thất của mình mà tập đi, nếu không dám đi ra ngoài. Con phải từ từ, Thầy khuyên con tập làm sao cho đừng có sợ gì hết. Ma nè không sợ nè, bởi vì không có linh hồn người chết đâu mà có ma. Cái thứ hai nữa là không nên sợ rắn rít. Bữa nào con sợ rắn thì con tìm rắn con vuốt đầu nó.

Phật tử 7: Trời!

Trưởng lão: Rồi riết là hết sợ. Con hiểu không? Tại vì mình sợ cái gì thì mình phải rờ cái nấy. Cũng như con sợ ma thì ra đồng mả ở, thì riết rồi nó cũng không sợ. Còn nếu mà không sợ ma mà sợ rắn thì vuốt đầu rắn thì riết rồi cũng không sợ. Con thấy mấy cái đứa mà bắt rắn không? Nó đâu có sợ rắn cho nên bắt rắn. Còn con bây giờ sợ rắn thì không dám rờ. Vậy thì bây giờ mình rờ nó vài ba lần thôi, đâu có sao đâu. Cái gì cũng tập cho đừng có sợ. Con chỉ tác ý, nếu mà rắn nó cắn là cũng phải có nhân duyên với nó thì nó mới cắn, chứ không khi không mà nó cắn con được đâu mà sợ. Mà thấy nó dài, nó xanh, hoặc nó bông hoa đồ, vậy thì đẹp chứ có sao. Rờ nó thử coi nó đâu có gì, nó mềm mềm chứ không có gì đâu.

(47:02) Ai nghe nói rắn cũng sợ, chứ sự thật ra cái người gan dạ người ta không có sợ đâu. Người ta lại gần tới nó chưa vuốt nó là nó lo nó chạy rồi. Con hiểu không? Cho nên đừng có sợ nó, đừng có lo cái gì hết. Thầy nói không có sợ một cái gì hết. Mà nếu mà tâm mình có sợ đó, thì mình tác ý: "Đừng có sợ cái gì hết, chết còn không sợ mà cái thứ này mà sợ cái gì!". Phải không? Con sợ chuột, sợ rắn, sợ gián, hay sợ cái gì đó, cứ tìm con vật đó rờ đầu nó hết, thì nó sẽ hết sợ. Cứ làm gan đi, sợ quá cắn răng cho chặt rờ đầu nó vài ba lần là hết.

Phật tử 7: Dạ xin phép Thầy và quý Tu sinh cho con được xin thưa. Con không phải là sợ cái tính chất mà gọi là thấy nó mà sợ. Ví dụ như đặt trường hợp nó cắn mình mà cái nọc độc của nó làm mình sợ thôi. Con sợ cái điều đó, chứ không phải là con thấy nó hình dạng vậy mà con sợ.

Trưởng lão: Con không sợ hình dạng gì hết phải không? Vậy tốt rồi.

Phật tử 7: Con chỉ sợ cái nọc độc của nó.

Trưởng lão: Chỉ sợ nọc độc. Thì con nghĩ rằng nọc độc đó khi nào mà nó cắn mình nó truyền nọc độc là tại mình có nhân quả với nó, phải không? Thì nó mới cắn. Chứ bộ khi không mà nó đi tìm con nó cắn nó truyền nọc độc cho con hay sao mà sợ. Cho nên con cứ nghĩ là nhân quả, không sợ! Do đó thì con không sợ thì con cứ đi kinh hành tự nhiên. Chứ bây giờ con cứ co ro, cúm rúm ban đêm rắn nó nhiều quá. Trước kia mấy con nhớ là Thầy về đây nó là một cái khu rừng, cây tranh, cây hôi không à. Rắn ban đầu thì nó có một cặp rắn thôi, sau đó nó đẻ một bầy rắn. Nhưng mà nó ở gần ở bên Thầy nó đi tới, đi lui có gì đâu, Thầy đâu có gì đâu sợ nó. Mà thậm chí ở trước thất Thầy nó có cái cây lồng mứt, rồi nó trèo lên cây lồng mứt nó ở đó, nó gác thất Thầy. Ai vô thất Thầy cũng sợ hết, thấy rắn sợ không dám vô. Cho nên vì vậy mà Thầy ở trong này rất yên ổn tu học. Con thấy không? Rắn nó là bạn của mình chứ.

Cho nên tại sao những người tu mà người ta vào rừng núi người ta không sợ cọp, còn mình đi mình sợ? Tại vì mình ác cho nên mình sợ cọp, cọp nó sẽ xé xác mình. Còn người tu tại sao nó không xé xác? Người ta hiền lành mà làm sao xé xác. Mình tu rồi, mình hiền rồi thì không có rắn nào cắn, mà không có cọp nào xé xác mình đâu, đừng có sợ. Mình cứ nghĩ rằng mình sống thiện thì tất cả các từ trường thiện nó phóng ra, trước khi mình tới đó nó đã phóng ra trước hết rồi. Còn mình ác là nó phóng ác, ba cái ác nó gặp nhau nó với hít nhau, rồi nó lại nó xé đầu mình. Con từ trước tới giờ con có đi đập rắn, con giết rắn bao giờ đâu.

Phật tử 7: Dạ không thưa Thầy.

Trưởng lão: Vậy thì nó đâu làm sao nó cắn con, phải không? Con rất thương yêu nó thì cái từ trường đó con đã phóng ra rồi thì con rắn nó nghe cái từ trường thương nó, thì bao giờ nó lại nó cắn con. Con hiểu chưa? Đừng có sợ.

Phật tử 7: Dạ thưa Thầy con nghĩ rằng là con chưa đủ từ trường như Thầy nên con vẫn sợ.

Trưởng lão: Thì bây giờ tu thì từ trường nó phóng ra chứ sao.

Sư Chơn Giác: Dạ kính bạch Thầy, kính thưa quý Tu sinh. Sẵn đây cái dịp mà nói về rắn, thì Chơn Giác cũng xin có một chuyện vui nó cũng cũ lâu rồi, để cho chú Bảy thấy. Khi mà Thầy bắt đầu xây dựng cuối năm 89 Tu viện Chơn Lạc ở núi Minh Đạm. Chơn Giác là người ở dưới Minh Đạm là đêm ngủ trong giữa thất về chánh điện mà trên rắn dưới rắn, dép rắn, nhất là mùa mưa. Rồi khi ra Bửu Long rồi, thì một hôm dọn mấy ngày tết giùm cho chùa, tạm trú ở đó thì một con rắn chàm quạp loại độc cắn ngay cái bàn tay Chơn Giác đây nè. Mà Chơn Giác đi vô rửa, rửa xong đi ra lại (…​).

Phật tử hỏi sao Thầy không đập chết đi? Thì Chơn Giáp nói: "Tại vì xưa do nhân quả ở đời tôi cũng bắt chước người ta ăn thịt rắn, bắt rắn nên bây giờ tôi trả quả chứ có gì đâu". Thành ra nếu mình nghĩ nhân quả mà như Thầy nói, không có thì không có gì sợ hết. Chơn Giác ở dưới núi Minh Đạm, rắn ghê lắm, rắn này kia mà rắn chàm quạp

(50:46) Trưởng lão: Ghê lắm, rắn ở đó cũng dữ lắm. Mà rắn chàm quạp là rắn cắn chết đó.

Sư Chơn Giác: Một cái ông công trưởng ở ấp Lâm Cồ bị cắn, mà coi như sùi bọt mép mấy ngày sau. Còn Chơn Giác còn đi ra, đi vô. Rồi Phật tử chỉ đắp nhai cái lá mướp rồi đắp lên. Minh Giác giữ tay, không có ống hút, chơn Giác phải lấy cái hủ chao rồi lấy rồi hút ra bọp. Mà nó nhức lên lần lần đó thôi.

Đó thành ra đừng có sợ, mình cứ tin nhân quả. Cái quả mình làm sao thì trả nấy. Tại hồi xưa sống ở miền tây cũng bắt chước người ta đi bắt rắn đó. Cũng bày đặt săn rắn rồi nên phải trả quả. Không! Mình cứ nghĩ, quán nhân quả thì nó vậy thôi. Ở đây tui xin Bảy đừng có lo. Rắn tối tối trên vách cửa coi như nó bò lòng thòng. Cho nên đừng có sợ gì hết. Mô Phật.

Trưởng lão: Ừm, con thấy không? Đừng có sợ con. Trải qua nhiều cái kinh nghiệm mà tu ở rừng núi, gặp rắn là đệ nhất con vật mà gặp. Ở rừng núi là bao giờ cũng rắn không đó. Thậm chí như Thầy ở hang con biết không? Rắn nó nằm ở bên kia, bên đây như vầy, nó tùm lum vầy. Ở trên cái tảng đá ngồi thiền rồi nằm ngủ, xung quanh mình toàn rắn không à. Chứ đâu phải ở trong hang mà rắn.

HẾT BĂNG