Skip directly to content

20090117 - ĐẠO PHẬT TỰ LỰC CỨU MÌNH

20090117-ĐẠO PHẬT TỰ LỰC CỨU MÌNH

ĐẠO PHẬT TỰ LỰC CỨU MÌNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 17/1/2009

Thời lượng: 01:16: 22

1- ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỰ LỰC CỨU MÌNH

(0:01) Phật tử: Ủng hộ cho bà con nghèo ở đây những phần quà Tết để chia vui những nỗi khổ niềm đau, bà con với tinh thần là một. Sau khi làm xong những việc lành đó rồi, chúng con còn có chút tịnh tài để dâng lên cúng dường Tam Bảo, hiện tiền Thầy chứng minh cho lòng thành tất cả phật tử chúng con. Mô phật.

Trưởng lão: Thầy có lời xin cảm ơn quý Phật tử đã về đây góp chung một chút ít cho bà con nghèo ở khu vực này. Thật sự đây cũng là phước báu rất lớn để cô bác được những Phật tử về đây giúp đỡ, Thầy xin hoan hỷ nhận tấm lòng bố thí thực hiện rất là quan tâm cúng dường. Thầy thành thật xin cảm ơn quý Phật tử!

Nhân dịp các con về đây, Thầy cũng sẽ cho một bài pháp ngắn để các con thấy rằng con đường của đạo Phật chúng ta vào là tự lực cứu lấy mình. Đức Phật đã dạy chúng ta nền Đạo Đức Nhân Bản mà ai cũng biết. Để trở thành một Phật tử thì chúng ta phải thọ Tam quy Ngũ giới. Ngũ giới là năm giới luật, chứ sự thật đó là năm cái Đức, năm cái đức gốc của con người. Nếu một con người còn phạm giới này thì chưa hẳn là đức hạnh con người.

ĐỨC HIẾU SINH

Giới sát sanh là giới đầu tiên, khi người phật tử đến với Phật thì phải thọ Tam Quy Ngũ Giới, mà thọ Ngũ giới thì chúng ta phải học Đức giới. Nếu chúng ta học Đức giới cấm không thì coi như ta bị ức chế, gò bó rồi.

Ví dụ như cấm không giết hại chúng sanh, sát sanh. Mà chúng ta không học Đức Hiếu Sinh, lòng yêu thương thì coi như chúng ta ăn chay mà chúng ta tự ức chế mình, chúng ta cố gắng ăn chay có sự ức chế. Nhưng sự thật Đức Phật dạy chúng ta xuất phát từ lòng thương yêu mà chúng ta ăn chay chứ không phải ăn chay để làm Phật hoặc để cầu phước. Cho nên ăn chay là do lòng thương: thương mình, thương chúng sanh. Vì chúng ta là con người có sự sống thì chúng sanh cũng có sự sống mà sự sống lại rất bình đẳng. Dù là một con kiến rất nhỏ cũng có sự sống thì sự sống của nó cũng giống như sự sống của mình.

(02:41) Cho nên vì vậy, một người theo đạo Phật phải thấy sự sống bình đẳng đó. Khi đi, chúng ta cũng phải cẩn thận, không nên đạp chết một con kiến. Không nên vô tình chúng ta thiếu cẩn thận, nhiều khi chúng ta đạp chết đàn kiến dưới chân rất là tội nghiệp vì chúng đều có sự sống. Cho nên cái Giới đầu tiên mà quý phật tử thọ trong năm giới đó là Đức Hiếu Sinh, lòng thương yêu. Chúng ta thấy lòng thương yêu có rất nhiều cấp độ thương yêu.

Thầy đem một ví dụ để thấy lòng thương yêu có cấp độ: Bây giờ trong nhà này đang bị cháy, có một cháu bé kẹt trong nhà. Mọi người thấy nhà cháy thì người ta chạy đến kêu cứu chứ người ta không dám xông vào cứu cháu bé. Nhưng có một người khác họ đến thấy như vậy, họ đạp cửa xông vào, ôm đứa bé ra ngoài nên mình họ bị phỏng, nhưng tình thương của họ cao hơn những người khác vì cái hiếu sinh đó, sự hy sinh dũng cảm. Ngay từ lòng thương yêu mà chạy đến kêu cứu, kêu la mọi người đến cứu mà không dám xông vào thì cũng là thương yêu nhưng thương yêu với lòng thương hại. Còn một người xông vào để cứu cháu bé đó là người có Đức Hiếu Sinh dũng cảm. Còn kia chỉ là Đức Hiếu Sinh bình thường thôi.

(04:15) Cũng như bây giờ nói về lòng thương yêu mà chúng ta vô tình lái xe mà không cẩn thận, tai nạn giao thông sẽ xảy đến làm chúng ta khổ, làm chúng sinh cũng khổ tức là thiếu sự thương yêu nên thiếu cẩn thận. Thiếu cẩn thận nên chúng ta đi có thể đạp miểng chai, vấp đá, vấp cành cây làm chúng ta đau.

Nhưng muốn hiểu biết về lòng thương yêu cụ thể rõ ràng thì phải học; không thể nào thiếu học mà chúng ta hiểu nhiều cấp độ thương yêu, là phải được thành một thói quen.

Cũng như nói Đức Hiếu Sinh, ai nói hiếu sinh phải cẩn thận thì ai nói cũng được nhưng khi mình bước đi thì có cẩn thận không? Thiếu cẩn thận không nhìn dưới chân mình thì mình sẽ dẫm đạp lên những loài vật nhỏ dưới bàn chân của mình, gây ra sự chết chóc cho chúng.

Hôm nay Thầy xin nhắc lại Đạo Phật không dạy chúng ta cầu tha lực vì chính Đức Phật dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không cứu khổ các con.” Thế mà bây giờ chúng ta đến chùa để cầu Phật gia hộ, cầu Bồ tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn thì đó là chúng ta đi sai lời Đức Phật dạy. Cho nên chúng ta phải tự cứu lấy mình.

Ví dụ một người nào đó chửi mắng mình làm mình tức giận. Nếu mình không dằn được, không nhẫn được thì mình sẽ chửi mắng lại họ hoặc đánh họ; như vậy cả hai bên đều ở trong ác pháp đau khổ. Nếu mình nhẫn, chịu đựng thì mình lại ấm ức, thấy buồn khổ. Đó là Đạo Phật có một cái phương pháp dạy chúng ta để chúng ta hết giận thì chúng ta không còn đau khổ nữa. Tại sao Phật Pháp dạy chúng ta sống một đời sống rất bình thường để chúng ta không còn đau khổ mà chúng ta không tập luyện để tự cứu mình.

2- PHƯƠNG PHÁP TỰ CỨU MÌNH

(06:09) Chúng ta lạy phật, cầu Phật gia hộ cho chúng ta đừng sân, đừng giận, đừng phiền não. Các con quán không bao giờ có mà chính chúng ta phải tự cứu mình.

ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

Đức Phật dạy: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra.” Đó là phương pháp định niệm hơi thở, mà ai cũng biết về hơi thở.

Nhưng sau này, các Tổ mới kiến giải ra, tạo ra thành Lục Diệu Pháp Môn - sáu pháp về hơi thở; rồi tạo ra về hơi thở để tu tập nhíp tâm ức chế tâm mình trong hơi thở.

Trái lại, đạo Phật có mười chín đề mục của định niệm hơi thở. Mỗi một đề mục là giúp giải thoát được tâm chúng ta. Ví dụ: Tâm chúng ta đang sân, chúng ta chỉ cần nhớ: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra.”, rồi mình hít vô thở ra năm hơi thở rồi tác ý một lần. Nhưng khi hít vô thở ra năm hơi thở, nhìn lại coi cái tâm sân còn không? Không, tâm sân đã mất đi, nó đi rồi. Quý phật tử cứ làm thử thì sẽ thấy pháp của Phật rất hiệu quả, cho nên đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy.”

NHƯ LÝ TÁC Ý

Khi chúng ta không tu theo pháp Phật thì thôi, mà đã tu theo pháp Phật thì chúng ta thấy kết quả, sự giải thoát ngay liền chứ không phải tu năm năm, mười năm, hai chục năm mới thấy kết quả. Đức Phật dạy: “Có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và lậu hoặc đã sanh thì bị diệt.”

Lậu hoặc là gì?

Lậu hoặc là sự phiền não, đau khổ, giận hờn, lo lắng, suy tư, buồn phiền trong lòng mình; thân đau nhức chỗ này chỗ khác đó là lậu hoặc. Mà Đức Phật bảo “Có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh thì không sanh, và đã sanh thì bị diệt.”

(08:00) Thí dụ, bây giờ thân Thầy chưa đau bệnh, Thầy hằng tu tập một đề mục trong Định Niệm Hơi Thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra năm hơi thở rồi tác ý như vậy. Ngày ngày, chúng ta tu tập trong năm mười phút rồi xả nghỉ; rồi rảnh rang chúng ta tu tập nhưng thân chúng ta không, ít bệnh tật. Tại sao? Tại vì chúng ta bảo nó an tịnh thân hành đó thuộc về Ý thức lực. Ý thức của chúng ta có cái lực vô cùng, cho nên Đức Phật mới dạy chúng ta pháp Như Lý Tác Ý: như cái lý không đau mà tác ý, như cái lý không bệnh mà tác ý thì thân chúng ta không bệnh đau gọi là làm chủ bệnh.

Đức Phật ra đời, đã tu và đã làm chủ được Sanh - Già - Bệnh - Chết, đã dạy cái phương pháp tu để giúp chúng ta làm chủ được những sự đau khổ. Sanh là đời sống - vậy mà làm chủ được cái tâm của mình lúc nào cũng thanh thản, an lạc, vô sự. Nên Đức Phật dạy “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi hít vô thở ra năm hơi thở. Sau đó chúng ta thấy tất cả mọi sự xảy ra mà trong tâm của chúng ta bất động, tại vì nó có cái lực của pháp Như Lý Tác Ý. Không có, thì ngay đó có đối tượng ác pháp sẽ làm tâm chúng ta dao động và khổ sở.

Đức Phật nói “khổ chưa sanh sẽ không sanh”. Còn bây giờ mình không tu tập thì mình đâu có cái lực đó. Mỗi việc gì đến thì chúng ta đau khổ, còn Thầy biết điều khiển hơi thở của mình cho nên điều hoà được hơi thở. Khi Thầy đi mà để thân Thầy an ổn thì Thầy nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra.” Vừa đi vừa hít thở ra chứ không chú ý dốc cao, không chú ý cảnh đẹp xung quanh, vì vậy cứ lưu ý trong hơi thở, không bao giờ có mệt. Cho nên nói sao Thầy già mà đi khỏe hơn tụi con? Không ngờ là Thầy đang đi trong hơi thở, còn mấy con đang đi ở trên cái dốc núi, rất mệt. Thầy đang đi trong hơi thở làm sao thầy mệt, bởi vì cái tâm của Thầy tập trung ở trong hơi thở.

(10:28) Ngày xưa, Đức Phật tịnh chỉ hơi thở để nhập Tứ thiền. Khi Đức Phật nhập diệt, mấy con nhớ đọc bài kinh Niết Bàn, Đức Phật nhập Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, nhập ba lần; cho đến nhập Tứ thiền mới tịnh chỉ hơi thở thì Đức Phật xuất khỏi trạng thái của Tứ thiền vào Niết bàn, thì thân tâm này kể như bỏ rồi. Nếu tu tập làm chủ được hơi thở là làm chủ được sự sống chết. Vì vậy, thầy thấy mười chín đề mục hơi thở nó giúp chúng ta ngăn được các ác pháp làm chúng ta giải thoát, có bệnh đau tác ý “An tịnh thân hành”.

Còn quý vị ngồi tu thiền mà không có phương pháp nên vọng tưởng cứ khởi ra cái dục. Còn đây có phương pháp đàng hoàng: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.” Mình bảo cái tâm an tịnh, không nghĩ tầm bậy tầm bạ. Nhưng lệnh Như Lý Tác Ý rất hay, mình tác ý nó sẽ làm theo. Thầy ngồi, tác ý rồi nương vào hơi thở, cảm giác toàn thân Thầy trên hơi thở ra vô thì không có một niệm nào xen vô.

Thậm chí tới giờ ăn, nó vẫn không đói khát mà giờ ngủ cũng không buồn ngủ. Nên trên Tứ Niệm Xứ, Đức Phật dạy: “Trên thân quán thân nhiếp phục tham ưu.” Nó không còn ưu phiền, nó tỉnh táo, không còn hôn trầm thùy miên thì mới ở trên thân quán thân. Còn buồn ngủ, gục tới gục lui làm sao còn thấy thân đâu mà gọi là quán! Cho nên pháp Tứ Niệm Xứ rất là tuyệt vời, nhưng mà biết cách tu thì nó sẽ tỉnh táo và đồng thời suốt bảy ngày đêm sẽ chứng đạo.

3- PHÁP TỨ NIỆM XỨ TUYỆT VỜI

(12:16) Đức Phật đã xác định bài kinh Tứ Niệm Xứ rất rõ ràng: “Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm chứng đạo”. Nghĩa là người mới tu, bắt đầu ngày thứ nhất cho đến bảy năm tập luyện đúng cách, sống đúng giới luật thì thời gian đó sẽ thanh tịnh được thì tiếp tục bảy tháng; tiếp tục tu bảy tháng thì bảy ngày liên tục không đói khát không cần ăn uống gì nữa chỉ còn có một tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là trạng thái Niết bàn, trạng thái Tâm Vô Lậu.

Bây giờ, Thầy dạy cho quý phật tử cảm nhận được cái chỗ tu Tứ Niệm Xứ mà trong Định Niệm Hơi Thở đã nhắc cho chúng ta biết cách thức tu: “Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân, tôi biết tôi thở ra”, nghĩa là tôi hít vô, tôi cảm nhận khắp cơ thể tức là quán thân. Bây giờ, thở ra tôi cũng cảm nhận, vừa biết hơi thở ra vừa cảm nhận toàn thân tôi đang thở ra thì đó là tôi đã quán thân trên hơi thở. Thấy chưa?

Vì vậy trên Tứ Niệm Xứ, người trên thân quán thân thì không bao giờ còn niệm. Tại vì đã nói, trên thân quán thân tự nhiếp phục tham ưu, nhiếp phục tất cả những tham, sân, si, ưu phiền, đau khổ của chúng ta, toàn bộ thì còn niệm nào mà khởi ra được. Tự cái pháp đó nó khắc phục, nó nhiếp phục làm cho tất cả những tâm ưu phiền, tâm tham lam trong tâm của chúng ta không còn có nữa.

Pháp của Phật, Tứ Niệm Xứ là pháp rất hay. Khi Đức Phật nhập diệt thì Đức Phật nhắc nhở như thế nào?

“Các con hãy lấy giới luật và giáo pháp của ta làm thầy, đừng có lấy một người nào làm thầy.”

Giáo pháp, giới luật của Phật là gì?

Như cư sĩ thì mấy con có năm giới. Như tu sĩ có mười giới, hai trăm năm chục giới, ba trăm bốn mươi tám giới. Nhưng căn bản nhất thì người tu sĩ lấy mười giới làm căn bản không cần lấy hai trăm năm chục giới. Nhưng khi giữ mười giới tâm thanh tịnh thì hai trăm năm chục giới rất thanh tịnh. Nói nhiều nhưng gộp lại trong mười giới cho người tu sĩ.

Còn cư sĩ, nói giới này giới kia cho nhiều chứ chỉ có năm giới mà thôi. Ôm chặt, giữ gìn chặt năm giới thì năm giới là năm thiện pháp. Trong gia đình mình, nhân quả của mình sẽ xảy ra bệnh tật, tai nạn gì mà người giữ giới là người giữ thiện pháp. Thiện pháp thì phải chuyển ác pháp. Cho nên trong gia đình mà mình giữ trọn năm giới là cho gia đình đó không bệnh đau, không tai nạn xảy ra bởi vì thiện pháp nó chuyển ác pháp.

Quy luật của nhân quả: Người sống thiện thì bao giờ cũng được an mà người sống ác bao giờ cũng khổ. Người ta chửi mình, mình chửi lại thì đó là mình khổ. Nhưng mà người ta chửi mình mà mình không chửi lại mà vui vẻ, tha thứ, thương yêu thì thử hỏi có lòng mình có giận hờn, đau khổ không? Thì ngay đó thì mình được cái quả gì? Quả được an vui chứ sao!

Còn mình chửi lộn lại với người ta, mình tức giận mình chửi lộn thì cả hai người đều khổ hết, như vậy ác pháp sẽ chồng ác pháp. Mà ác pháp gặp thiện pháp thì ác pháp sẽ chuyển thiện pháp. Cho nên mấy con sống năm giới là mấy con đã chuyển được gia đình hạnh phúc. Tại sao chúng ta không sống để đem lại hạnh phúc cho cả gia đình của mình. Một người sống, nó sẽ chuyển cho cả gia đình; mà năm người ở trong gia đình đều sống thì hạnh phúc biết bao nhiêu.

Giới luật của Phật là đem lại cái nền tảng giải thoát cho kiếp người. Tại sao chúng ta không giữ gìn giới? Đi tu thiền định làm gì? Khi nào giới tu tập mà thanh tịnh thì Giới sanh Định, chứ đâu phải cần ngồi thiền mà có Định.

(16:17) Quý vị tu thiền định là quý vị đã sai. Giới luật thì không nghiêm chỉnh, ăn một ngày ba bốn bữa mà ngồi thiền để đạt thiền định thì chắc thiền đó là thiền tưởng, thiền điên chứ không thể nào mà thiền của Phật giáo như vậy được.

Giới luật nghiêm chỉnh hẳn hoi thì tự nó sanh định. Bây giờ, Thầy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, tự tâm Thầy ly dục ly ác pháp, ác pháp không còn; Thầy ngồi đây, tâm nó bất động thanh tịnh tức là nó sinh ra định, chứ Thầy có tu thiền định gì.

Mấy con tập ngồi nhiều, sự thật mấy con sẽ bệnh thiền. Bệnh gì? Bệnh thụng, ngồi lâu nó phải thụng xuống như vầy chứ sao, đâu có thẳng được! Ngồi lâu quá, nó phải khòm, phải cúi cổ xuống chứ sao, còn không thì nghiêng, cái bệnh này rất nhiều người bị.

4- TÂM VÔ LẬU

Cái tâm không chướng ngại thì đó là giải thoát, chứ đâu phải tu ngồi nhiều là giải thoát, mà chỗ đi nhiều là giải thoát, mà chỗ nằm nhiều là giải thoát đâu! Chỗ tâm giải thoát, Tâm Vô Lậu. Đạo Phật dạy chúng ta chứng cái vô lậu chứ đâu phải chứng thần thông, đâu phải chứng thiền định gì. Chứng cái Tâm Vô Lậu mà tâm vô lậu là tâm giải thoát, chân lý là ở chỗ đó. Khi Thầy chết đi, Thầy cũng ở trong Tâm Vô Lậu chứ ở chỗ nào?

Hằng ngày, Thầy sống trong tâm vô lậu thì thầy chết thầy phải về Tâm Vô Lậu chứ ở chỗ nào? Không lẽ mất cái vô lậu được! Mà cái vô lậu, các phật tử thấy: “tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Tâm mình thanh thản nó đâu có niệm gì đâu. Thân mình ngồi không đau nhức, không tê gì hết thì đó là an lạc, nó rõ ràng quá!

(18:00) Như vậy, ai cũng có mà kéo dài thời gian thanh thản, an lạc, vô sự này được bao lâu?

Chắc là quý vị cao lắm là được năm phút cũng là có tu chứ không tu thì một phút cũng chưa yên nó đâu. Ở trong cái đầu của mình đâu có chuyện dễ đâu, phải không?

Vì vậy phải có sự tu tập bằng phương pháp dẫn tâm vào đạo chứ đừng có dẫn đạo vào tâm. Dẫn cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự vào cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó thì chúng ta sẽ đạt được. Đơn giản quá!

Chúng ta có pháp đàng hoàng: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.” Bây giờ ngồi đó, nhờ chúng ta tác ý nó dẫn vô thì cái tâm chúng ta sẽ thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi thỉnh thoảng, chúng ta tác ý một lần nữa, cứ tác ý nhắc nó hoài thì nó kéo dài sự thanh thản đó và thời gian tu tập thì nó sẽ thành một thói quen thanh thản. Cuối cùng thời gian thanh thản, chúng ta không cần nhắc nữa, ngồi suốt ngày này qua ngày khác vẫn thanh thản, đến bảy ngày đêm là đã sống trong Tâm Vô Lậu thì chúng ta có đủ Tứ Thần Túc.

TỨ THẦN TÚC

Tứ Thần Túc đâu phải dùng phương pháp tu để có Tứ Thần Túc, mà chỉ có ở trong Tâm Vô Lậu nó mới sinh ra Tứ Thần Túc. Tứ Thần Túc bây giờ mới có Định Như Ý Túc, còn mình chưa có Định Như Ý Túc mà nhập định là định gì bây giờ? Muốn sao được.

Định Như Ý Túc, bây giờ Thầy nhập Sơ thiền thì nó sẽ vào Sơ thiền, mà Thầy nhập Tam thiền thì nó sẽ vào Tam thiền, Tứ thiền bởi vì định như ý mình muốn mà.

Còn mấy con chưa có Định Như Ý Túc, mấy con muốn nhập định gì bây giờ? Ngồi ức chế ý thức, mấy con diệt ý thức mà ý thức là để tạo thành một cái lực nội thân của chúng ta rất lớn, tại sao chúng ta lại diệt ý thức? Các con thấy Lục tổ Huệ Năng dạy “chẳng niệm thiện niệm ác”, có phải diệt ý thức mình không? Đó là cái sai của Thiền Tông.

Cái sai của Tịnh Độ Tông là dạy chúng ta niệm Phật nhất tâm bất loạn, “thất nhật nhất tâm bất loạn kiên trì danh hiệu A-di-đà-phật, dữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền”, dạy chúng ta lọt vào trong thế giới Tưởng. Bởi vì khi ý thức nó dừng rồi thì Tưởng nó hoạt động. Cũng như mấy con ngủ thì ý thức mấy con ngủ không còn hoạt động thì chiêm bao mới thực hiện. Mấy con còn ý thức, mở con mắt trân trân như thế này không ngủ thì làm sao có mộng mị, có chiêm bao được.

(20:20) Cho nên vì vậy mà khi niệm phật bảy ngày đêm mà nhất tâm, thì ít ra các con đang ở trong chiêm bao chứ còn gì nữa. Mà chiêm bao mới thấy cảnh giới Cực lạc, mới thấy Phật Di đà. Vậy mấy con vô Định tưởng chứ đâu thoát khỏi Cực lạc như kinh Phật. Mấy con thấy người dạy đã đưa mấy con vào thế giới ảo mà Đức Phật đã xác định khi Đức Phật tu chứng.

Trong thời Đức Phật, lục sư ngoại đạo đã tuyên bố có ba mươi ba cõi trời. Nhưng Đức Phật xác định ba mươi ba cõi trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri, giả chứ không phải thật, cái tưởng của mấy người chứ đâu có bao mươi ba cõi trời thật. Đức Phật đã xác định một cái điều rồi. Mà trong thời Đức Phật, khi chứng rồi thì không ai làm gì Đức Phật được hết. Đức Phật xác định ba mươi ba cõi trời là cõi tưởng cho nên làm đảo lộn tất cả những ngoại đạo lúc bấy giờ. Nhưng người ta làm gì được Phật, không làm gì được Phật hết.

Cái đúng là đúng, cái sai là sai. Đạo Phật là tu tập làm chủ được bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Đó là mục đích của Đạo Phật và chấm dứt tái sinh luân hồi.

Chấm dứt tái sinh luân hồi là tại vì đạt Tâm Vô Lậu. Chỗ vô lậu thì không còn tương ưng với ai. Người ta còn tham, sân, si mà mình không còn tham, sân, si thì làm sao mình còn tái sinh; dù làm con vật nhỏ, con vật lớn đều có tham sân si.

Chúng ta thấy hai con kiến nó giành ăn, nó cũng cắn ghê gớm, cũng sân dữ lắm, nó cũng tham dữ lắm chứ. Còn con người mình sao? Cũng tranh ăn, cũng giành ăn, cũng giận dữ, cũng la lối.

Như vậy, người nào tu tập mà còn tham, sân, si đều đi tái sinh. Còn cái Tâm Vô Lậu thanh thản, an lạc, vô sự, hết tham, sân, si rồi thì có tương ưng với ai đâu, có ai làm cha mẹ của nó được đâu thì chỉ có trạng thái Bất Động Tâm thanh thản làm cha mẹ nó thôi, thì đó là trạng thái Niết bàn.

5- VÌ SAO KHÔNG LÀM CHỦ ĐƯỢC BỆNH CHẾT

(22:11) Quý Phật tử thấy rõ chưa? Hôm nay về đây, Thầy nói thẳng nói thật: những phương pháp dạy sai, làm đời đời kiếp kiếp biết bao vị tổ, người ta cũng quyết tâm tu hành, bỏ hết đời người để vào. Cho đến hôm nay, người ta truyền lại những điều đó, điều mà người ta tu nhưng người ta chưa làm chủ được.

Thậm chí như quý phật tử đã đi vào Chùa Đậu- nơi để nhục thân của ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường thấy tuyệt vời chứ gì? Nhưng thầy đến xem thì rõ ràng hai vị này nhập vào định tưởng ra không được, không biết cách ra mới chết trong đó; để lại nhục thân như vậy. Quá đau khổ.

Chứ đạo Phật có pháp Như Lý, người ta vô Định Như Ý Túc. Muốn nhập định thì người ta dùng Định Như Ý Túc, người ta ra người ta vào như thường chứ. Định mà không xuất không nhập thì quý vị biết đường nào mấy vị nhập và biết đường nào mấy vị ra. Hễ nhập được mà không biết đường ra thì phải chết trong đó thôi chứ làm sao bây giờ. Đó là mình không biết đường dẫn người khác không biết đường, người ta sẽ vào chết trong những điều kiện đó.

Tiếc thay, những người đó là những người quyết tâm tu. Quyết tâm tu mới được chứ còn tu lơ mơ chưa chắc lọt vô Không Vô Biên Xứ được đâu. Mấy con tu ít mà tu hoài, vọng tưởng hoài thì làm sao mà vô. Ức chế tập trung hết mức mình mà thần kinh rất tốt, chứ còn lơ mơ cũng loạn thần kinh nữa.

Vì vậy mà khi không còn niệm, nó sẽ kéo dài trong khoảng thời gian mức độ của nó, nó sẽ rớt trong định tưởng: Không Vô Biên Xứ, rồi Thức Vô Biên Xứ, rồi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Điều đó là điều rất tai hại, mà ai biết?

Trong khi Đức Phật tu được ngoại đạo dạy cho nhập Không Vô Biên Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ; ngài thấy, nhìn lại tâm tham, sân, si sao vẫn còn, cho nên ngài bỏ, ném nó đi làm chiếc giày rách. Còn bây giờ chúng ta lượm lại tu tập để ức chế tâm.

6- TỨ CHÁNH CẦN - TỨ NIỆM XỨ

(24:06) Trong khi ngài ngồi, ngài tìm cội bồ đề, ngài bỏ hết tất cả các pháp của ngoại đạo. Thậm chí như sáu năm khổ hạnh theo ngoại đạo, ngài không tìm thấy sự giải thoát cho nên ngài tìm cội bồ đề. Sau khi tìm được cội bồ đề, ngồi dưới cội bồ đề, ngài suy nghĩ lúc nhỏ theo vua cha làm lễ hạ điền, ngài ngồi dưới cây hồng táo, mới nhớ ngoại đạo dạy cho các vua, quan là tu tập ly dục ly ác pháp nhập sơ thiền.

TỨ CHÁNH CẦN

Ngài mới suy nghĩ: “Nhập sơ thiền sao lại ức chế ý thức, làm sao mà nhập được? Như vậy là nhập sơ thiền, ly dục ly ác pháp phải như thế nào?”

Cho nên ngài thấy từng tâm niệm đến, ngài ngăn và diệt bằng phương pháp tư duy quán xét bằng ý thức cho nên pháp của Phật có Tứ Chánh Cần.

Ngoại đạo làm sao có Tứ Chánh Cần, mà có sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền nhưng là thiền tưởng, thiền ức chế tâm. Cho nên Đức Phật gạc bỏ cái thiền của ngoại đạo ra mà bắt đầu vô tu Tứ Chánh Cần. Hằng ngày ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp; cái thiện pháp, cái niệm thiện đều tăng trưởng lên hết và niệm nào ác thì xả bỏ, diệt sạch.

Khi diệt sạch, tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự rồi thì ngài mới chợt nhận ra “Sao nó lại ở trên thân quán thân như thế này, nó biết hơi thở ra mà cảm nhận toàn thân như thế này?”. Ngài không ngờ, khi đó, ngài mới ôm trạng thái này mà tiến tới cho đến khi chứng đạo. “Ờ, như vậy là trên thân quán thân”, nó mới có pháp Tứ Niệm Xứ.

Quý vị đọc hết kinh sách của ngoại đạo có pháp nào Tứ Niệm Xứ không, hay chỉ có kinh Nguyên Thủy mới có pháp Tứ Niệm Xứ? Còn Đại thừa tại sao có pháp Tứ Niệm Xứ? Mượn pháp Tứ Niệm Xứ giải thích theo kiểu Đại thừa. Cho nên nó đâu có đúng. Cũng nói Tứ Niệm Xứ đó, nhưng cách thức tu là sai.

(26:08) Cho nên từ pháp Tứ Chánh Cần, Đức Phật mới thấy pháp Tứ Niệm Xứ. Từ pháp Tứ Niệm Xứ mới chứng được Tâm Vô Lậu. Khi Thầy tu rồi, Thầy dùng sức tuệ của mình nhìn thấy sự tu tập của Đức Phật như thế nào, quá cụ thể. Cho nên rất tiếc cho các vị Hòa thượng, tất cả các tu sĩ đều theo quy luật quyết tìm con đường giải thoát nhưng vì kinh sách đã làm lệch đường nên các vị phải chịu một cuộc đời tu, để cuối cùng bệnh tật đau khổ, chết trên giường bệnh chứ không làm chủ được bệnh, chết không được tự tại; không được tự tại muốn chết hồi nào thì chết muốn sống hồi nào thì sống.

Sau khi tu được, thầy nghĩ rằng cả một khối kinh sách như thế này mà làm sao đây? Người ta đã nhiễm ô, người ta đã nhiễm những kinh sách này làm sao dẹp đây? Tiếng nói của thầy rất là khó. Đem lại chánh pháp, dựng lại những gì Đức Phật để lại cho đời người đã bị phủ lên hết rồi. Kinh sách phủ hết rồi.

Bây giờ kinh sách Nguyên Thủy Hòa thượng Minh Châu dịch như vậy đối với Việt Nam, người Việt Nam đọc được kinh sách của hòa thượng Minh Châu mới hiểu, với người khác làm sao hiểu. Nếu đọc tiếng Pali chúng ta hiểu được sao?

Nhờ Hòa thượng Minh Châu dịch. Nhưng mà Hòa thượng là một học giả, làm sao Hòa thượng dịch hết những ý nghĩ của thành trì kinh sách Nguyên Thủy. Cho nên sau khi tu tập thành tựu thì mới nhìn lại kinh sách Nguyên Thủy có những danh từ còn sai chưa đúng. Vì Hòa thượng đâu phải là người chứng đạo cho nên làm sao mà dịch được.

Có nhiều từ không thể dịch được, không có từ để nói lên cái hành động tu được giải thoát, cũng như trạng thái Niết bàn, Thanh thản - An lạc - Vô sự, Thầy lấy một cụm từ để chỉ trạng thái đó, chứ sự thật nó chỉ có một danh từ nhưng chúng ta chưa có thì làm sao chúng ta nói. Mà nếu Thầy đặt cái danh từ mới thì mấy con chỉ ngơ ngẩn trên đầu chứ mấy con biết chỗ nào mà hiểu. Thầy đặt được chứ không phải không được, nhưng nói trạng thái Niết bàn, danh từ Niết bàn sẽ lầm với Niết bàn của Đại thừa mất đi. Đó là trạng thái chứ không phải cõi giới Niết bàn như Đại thừa đã vẽ ra cõi đó. Ở đây, đâu có cõi đâu! Nó là trạng thái tâm chúng ta. Ai bây giờ cũng có, mà giữ gìn trạng thái đó thì khó quá, phải tu tập nhiều hơn.

7- TỨ THẦN TÚC

(28:34) Hôm nay, Thầy nói để thấy con đường của Đạo Phật rất thực tế, cụ thể, có phương pháp, có pháp Như Lý Tác Ý- Có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và đã sanh thì bị diệt. Nhớ như vậy.

Theo Đạo Phật thì lấy ý thức lực mà làm chủ thân tâm. Nên ý thức lực trở thành một cái lực, cái lực của nó gồm bốn cái lực gọi là như Tứ Thần Túc - bốn cái lực như thần gọi là Tứ Thần Túc.

Người có Tứ Thần Túc rồi thì có Tuệ Như Ý Túc; vách này cách sau lưng, Thầy biết ở sau cái gì thì biết liền; thiên tuệ của Thầy đâu có ngăn sông cách núi được, không gian vũ trụ này chỗ nào tuệ của Thầy cũng biết, gọi là Tuệ Như Ý Túc - như ý mình muốn.

Còn bây giờ, mấy con muốn biết gì đó thì bên vách đây kín như vậy, mấy con nhìn qua không thấy được gì hết, không biết có ai núp ở trong không. Đối với mấy con không có Tuệ Như Ý Túc được. Còn một người tu, tâm người ta thanh tịnh, hết tham sân si, tự dưng thì người ta phải có vì nói Tâm Vô Lậu là tâm hết tham sân si rồi. Mà tâm hết tham sân si thì có Tứ Thần Túc. Có Tứ Thần Túc thì có Tuệ Như Ý Túc.

Trong bốn thần túc đó, nó có Dục Như Ý Túc: muốn như thế nào, thân tâm chúng ta làm như thế ấy. Định Như Ý Túc là muốn nhập định nào thì thân tâm ta sẽ nhập vào định đó. Tinh Tấn Như Ý Túc nghĩa là lúc nào cũng siêng năng chứ không có lười biếng, không ngồi ngủ gà ngủ gật. Người còn hôn trầm thùy miên là người còn lười biếng. Bây giờ, mấy con còn hôn trầm thùy miên.

8- SỰ ĂN NGỦ CỦA NGƯỜI TU CHỨNG

Một người tu như Thầy không còn ngủ vì nó đâu còn hôn trầm thùy miên, nó đâu còn buồn ngủ nữa, mà ngủ là Phật ngủ hay sao? Nó tỉnh táo hẳn hoi nhưng nó không nghĩ tầm bậy tầm bạ; cho nên Phật nghỉ chứ Phật không có ngủ. Còn mình ngủ nó quên mất hết; còn nghỉ thì ai làm cái gì cũng nghe hết.

Người tu chứng là người ta nghỉ chứ người ta đâu có ngủ. Thầy ngồi đây, im lặng đó là thầy nghỉ, thân và tâm thầy nghỉ. Còn mấy con ngồi yên như vậy chứ cái đầu mấy con nghĩ lung tung, nó không có nghỉ được nên buộc lòng khi nó không còn nghĩ nữa thì nó phải ngủ. Tới chừng đó, mấy con thấy ăn trộm vô lấy đồ cũng không hay gì hết thì đó là ngủ.

Thầy thì không phải vậy vì một người tu rất tỉnh mà. Còn người còn ngủ thì thôi. Dù ông đó làm Hòa thượng cách gì đi nữa, nói ông là tổ sư gì đi nữa mà ông còn ngủ là tôi biết ông còn mê. Rõ ràng nó xác định được người tu chứng và người không tu chứng.

Người tu chứng là người không còn mê, mà không phải tập. Nó tỉnh là tại nó tỉnh, bây giờ tập thử coi, mình tập riết thử coi, nó hành mình cho chết luôn chứ. Bây giờ cái sức của mình ngủ như vậy, nó chưa tỉnh mà cứ ráng tập thì ít hôm sau mình còn ra cái gì nữa. Không ngủ thì làm sao nó phục hồi lại được, tại vì mình ăn theo kiểu này, sống theo kiểu này, tâm lăn xăn như thế này mà không ngủ thì mình chỉ còn nước chết.

(31:38) Còn người ta không lăn xăn gì hết, người ta ăn, sống như thế này thì tự nó tỉnh chứ sao. Cho nên giới sanh định là ở chỗ này. Tại vì người ta sống đời sống giới. Còn các con chưa sống được đời sống giới mà muốn làm như một người tu chứng, định tỉnh như vậy chắc không bao giờ được; tập gì cũng không được hết. Cho nên Đức Phật nói “Giới sanh Định, Định sanh Tuệ”. Sau khi nhập các định thì phải có trí tuệ Tam Minh chứ.

Đó, ở đâu người tu chứng là đầy đủ hết nhưng người ta không làm thầy bói. Không lẽ người tu như vậy, tu giải thoát mà bây giờ tôi làm thầy bói tôi nói chuyện gia đình của mấy người, chuyện tai họa sắp tới của mấy người sao; tôi đâu có làm chuyện đó để lấy từng đồng từng cắc của quý vị. Đói thì ngồi thiền, tôi đâu có cần ăn.

Bây giờ quý vị thấy những người còn ăn uống, đối với Thầy, sự ăn uống là hóa duyên độ Chúng chứ còn cần gì phải ăn. Thầy nhắc lại cho quý phật tử biết: Khi Đức Phật đi xin, một bác nông dân đang cày ruộng, bác dừng trâu lại, đến nhìn trong cái bát của Đức Phật:

-Tôi nói ông không về đi cày đi, đi xin họ không cho ông đâu!

Rồi ông Phật cũng lặng lẽ ôm bình bát đi xin. Nhưng khi đi xin, thật sự họ không cho thì ông Phật đi về, ông nông dân này chạy lên, ông thấy cái bát không có gì trong đó hết, mới nói:

  • Tôi nói ông không nghe, thấy không, đi xin họ không cho, đi về cày ruộng như tôi chắc ăn hơn.

Ông Phật mới nói như thế này:

  • Ta đâu cần ăn thực phẩm này, mà ta cần hóa duyên gieo duyên với chúng sinh mà giúp đỡ họ giải thoát. Đối với ta nếu không có cơm, ta về ngồi thiền - thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn.

(33:24) Ngồi thiền còn đói à? Thầy ngồi đây, tâm thanh thản an lạc vô sự mà còn khởi niệm đói là còn lậu hoặc, vậy thì vô lậu chỗ nào? Các con thấy, nó đã chứng vô lậu mà tại sao còn khởi đói, lý do gì? Đói là còn lậu hoặc chứ.

Đã là người tu chứng như Đức Phật thì lậu hoặc còn ở đâu mà gọi là sợ đói, mà đi xin.

Đi xin chẳng ra là hóa duyên độ mà thôi. Hôm nay, Thầy ăn một bữa cơm là tạo cái duyên để người nào cúng dường Thầy có duyên thầy nói để mấy con thấy thích thú, nó ham nó đúng hợp với mình, đó là có nhân duyên với Thầy.

Còn bao nhiêu người khác chưa chắc Thầy nói họ nghe đâu. Họ không có duyên, họ không cúng dường Thầy bát cơm, giờ nói “Thôi! Thôi! Phương pháp của Thầy tôi tu không nổi. Ai đâu mà ăn ngày một bữa tu sao cho nổi.” Mấy ông vẫn nói như vậy được mà chứ đâu phải không. Đó là không duyên. Có nói hay cách gì: “ăn không bệnh không đau” - “thôi thôi cái này tôi không làm được đâu, tôi ăn ba bữa thấy còn đói”. Thầy nói thật sự, nó như vậy đó mấy con. Có duyên nói người ta thấy đúng hay, không duyên dù mấy con nói hay thì người ta cũng thấy dở.

Đến đây thầy chấm dứt, mấy con có hỏi gì thì cứ hỏi, thầy trả lời, mấy con về làm từ thiện thì hay lắm, giúp đỡ những người bất hạnh trong xã hội.

9- PHẬT TỬ HỎI VỀ TỨ NIỆM XỨ

(35:08) Cô Liên: Con có ba vấn đề nhờ Thầy giải đáp. Thứ nhất, Tứ Niệm Xứ - con muôn biết bốn cái đó và Tứ Vô Lượng Tâm thì hai cái nó khác nhau làm sao? Là câu thứ nhứt. Câu thứ nhì, Thầy nói mình nhập (định) rồi mà không biết cách ra, con bị kẹt Thầy chỉ con cách ra. Là hai cái. Còn cái thứ ba, con nghe ông Phật nói là “thiền tịnh song tu”.

Trưởng lão: Ông Phật không nói điều đó, giới sanh định, mà song tu làm sao song tu cho được

Cô Liên: Không phải, "thiền tịnh song tu”, hai cái kè với nhau chứ không tách ra. Hai cái cũng chỉ là một mục đích thôi, tại vì khi mình thiền thì dễ niệm Phật nhất tâm bất loạn, vì lý do đó mà “thiền tịnh song tu” là như vậy đó. Tu tịnh độ mà không có biết thiền thì khó mà niệm được nhất tâm bất loạn- như cọp mọc sừng. Vì lý do đó mà hai cái kè với nhau. Thành ra con đọc sách, có nghe Phật nói, con thấy theo ý của con là con phải có thiền mới niệm nhất tâm bất loạn. Con thấy là thiền tịnh song tu cũng có lý.

(36:50) Trưởng lão: Về phần đầu tiên, câu hỏi thứ nhất là Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ có bốn chỗ, thân con của người, nói thân - thọ - tâm. Tâm là cái gì, phải xác định được chữ Tâm chứ, để nói Tâm là cái biết đó rồi của ta. Cái biết, ý thức của chúng ta cũng biết chứ đâu phải ý thức chúng ta không biết đâu, (PT: không dính mắc) đâu gọi là Phật, Phật sao được! Tâm đâu có Phật, tại mấy người hiểu nghĩa sai, không đúng nghĩa.

Thân - Thọ -Tâm, Thầy xác định Tâm rồi: là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý - Sáu cái thức này gom lại gọi là cái Tâm.

Thân - Thọ - Tâm - Pháp, Pháp là như thế này: cái thân Thầy cũng là một Pháp; ngàn cây nội cỏ, tiếng nói người chửi mắng mình, tất cả mọi cái xung quanh chúng ta tác động đến ta đều gọi là Pháp. Pháp là mọi cái rộng rãi, mênh mông. Thân Thầy là một Pháp, tâm của Thầy cũng là một Pháp; người ta nói tiếng thế này, người khác nói tiếng thế khác, người khen, người chê kêu là Pháp hết.

(38:04) Hiểu chữ Pháp không? Cho nên “Trên thân quán thân” là chúng ta đã quán Thọ, quán Tâm, quán các Pháp cho nên Tâm mới bất động, thanh thản, an lạc, vô sự; vì vậy nói “trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu” hay “trên tâm quán tâm để nhiếp phục tham ưu”. Nếu quán Tâm thì phải quán Thân, rồi phải quán Thọ, quán các Pháp - bốn niệm xứ mà, chứ đâu quán một cái được. Có một trường thiền ở Miến Điện, họ đưa ra quán Thọ, họ dạy quán Thọ không. Sai, ông này không hiểu Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ là một pháp liên kết Thân Tâm chúng ta thành một khối, không thể nào tách cái Thọ rời ra được mà gọi là quán Thọ.

Bây giờ, chúng ta quán Tâm, thôi quán cái Tâm không. Mấy người này không hiểu! Quán Tâm thì có thân. Bởi vậy, mình tu sai là sẽ không đạt được nên Tứ Niệm Xứ là bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp.

Quán Thân - “trên thân quán thân” - thì Định Niệm Hơi Thở đã dạy: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Vừa thấy hơi thở mà vừa cảm nhận toàn thân tức là quán thân, có chỗ nào mà bỏ chữ Thân đâu, không có chỗ nào mà tôi bỏ, tôi quán toàn diện hết mà, tôi quán thân mà, chỗ nào tôi cũng thấy biết rõ ràng, hơi thở cũng biết.

Vì vậy quán Tâm tức là ý thức ngồi đây biết mình có niệm hay không niệm; rồi con mắt mình ngồi đây mà thấy cái cây kia có con chim, có tổ chim. Mình ngồi đây quán Tâm mình gồm mắt, tai, mũi, miệng, tâm, ý. Bây giờ thấy tổ chim kia có con vật gì lên: con rắn lên bắt mấy con chim đó ăn thịt thì nói tôi sanh lòng từ bi, thôi bây giờ tôi ra cứu thành ra mình phóng dật. Nhân quả chúng sanh để nó trả chứ sao chúng ta làm điều này. Tại sao không thấy nhân quả mà chúng ta làm động tâm, trong khi chúng ta là người tu để cứu mình được giải thoát, tâm mình được vô lậu. Như vậy mình quá sai, không đúng.

(40:10) Nên khi vào tu phải có một người thiện hữu tri thức có kinh nghiệm dạy cho mình quán chứ không khéo mình quán trật hết. Nói thì đơn giản nhưng tu phải có người thiện hữu tri thức, có người kinh nghiệm quan sát đó người ta dạy. Còn người chưa có kinh nghiệm thì họ chẳng biết đâu mà dạy, dạy điên khùng, trật hết.

Quán Tâm rồi quán Thọ. Quán Thọ, nhìn cái thân của mình có cảm thọ đâu! Nó không đau nhức chỗ nào hết, an lạc thì quán cảm nhận an lạc. An lạc thì cảm thọ an lạc của nó, chứ đâu phải đợi đau mới quán được, quán cái cảm thọ an lạc. An lạc thì an lạc ở đâu? Ở Thân thì nó quán Thân, an lạc ở Tâm thì nó phải quán Tâm. Các pháp không tác động tức là quán các pháp. Quán một cái mà thành quán bốn cái gọi là Tứ Niệm Xứ. Thầy nói như vậy để thấy pháp Tứ Niệm Xứ là một pháp cuối cùng để chứng đạo của Đạo Phật. Người nào không đi qua Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ chứng đạo; đó là pháp Tứ Niệm Xứ.

10- PHẬT TỬ HỎI VỀ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Trưởng lão: Câu hỏi thứ hai, Tứ Vô Lượng Tâm.

Tứ Vô Lượng Tâm là phương pháp để thực hiện Giới Luật thứ nhất của đạo Phật: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Mà khởi sự tâm Từ Bi thì mới có Hỷ Xả. Giới không sát sanh, Đức Hiếu Sinh, sanh lòng thương yêu là Từ Bi, chứ gì. Mà Từ Bi được thì mới thực hiện được Hỷ Xả, có thương yêu chúng ta mới hỷ xả. Người ta chửi mình, mình nghĩ tội nghiệp người chửi mình là người đau khổ, mình nên thương chứ sao lại giận họ thì ngay đó là mình thương yêu tức là xả, hoan hỷ.

Tứ Vô Lượng Tâm là tâm Từ là một, tâm Bi là hai, tâm Hỷ là ba, tâm Xả là bốn - Từ, Bi, Hỷ, Xả. Quý phật tử thấy rõ không? Đó là Tứ Vô Lượng Tâm.

(42:11) Tứ Vô Lượng Tâm không phải dùng để tu cái gì khác hơn hết mà để thực hiện giới thứ nhất - Giới không sát sinh - chứ nó không thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm để thành Phật được. Nhưng khi tâm chúng ta thành từ bi hỉ xả thật sự (thì ông Phật cũng ở tâm từ bi hỉ xả chứ đâu!) nhưng không biết thì chúng ta nghĩ rằng bây giờ áp dụng lòng từ của mình, mà không biết cái gốc của nó từ đâu mà sinh ra. Từ cái chỗ giới thứ nhất là không sát sinh mà nó ra tâm từ bi, hỉ xả này.

Mà Từ Bi Hỷ Xả này đến khi rốt ráo thì tâm bất động, thanh thản an lạc vô sự, toàn là lòng thương yêu. Chính lòng thương yêu nó mới xả tất cả các pháp đem lại sự bình an cho chúng ta, tức là Tâm Vô Lậu.

Nhưng chúng ta biết cách tu tới đó không? Nếu không biết pháp Như Lý Tác Ý thì chúng ta tu không bao giờ đạt được tâm lòng thương yêu của chúng ta. Lòng thương yêu của chúng ta có thấp có cao như Thầy đã nói, đâu có dễ.

Lòng từ bi của Đức Phật quá tuyệt vời, cả vũ trụ trùm khắp thương yêu tất cả loài chúng sanh. Nên khi đi, Ngài nhìn dưới chân bước đi; khi ngồi trên ghế, Ngài đều nhìn quan sát có con vật gì không. Chúng ta làm được lòng thương yêu đó chưa, Đức Cẩn Thận thương yêu đó chưa? Chắc chắn là chúng ta chưa quen, nhưng tập rồi cũng sẽ thành thói quen và làm được. Đó là cách thức về Tứ Vô Lượng Tâm.

Nãy giờ là Tứ Niệm Xứ, rồi Tứ Vô Lượng Tâm, rồi cô hỏi tới câu thứ ba?

Phật tử: Câu này là câu thứ nhứt, Tứ Niệm Xứ với Tứ Vô Lượng Tâm là một. Còn câu thứ hai là Thầy nói mình biết nhập thiền mà không biết xuất ra. Bây giờ con công nhận con bị kẹt đó, bây giờ Thầy chỉ con ra đi

(44:17) Trưởng lão: Bây giờ, thầy chỉ cho cách ra. Cái pháp Như Lý Tác Ý là giúp cho con được ra. Bây giờ, con muốn vào định gì? Con muốn vào định tâm không vọng tưởng phải không? Con không muốn ngồi không vọng, hồi nãy con nói tâm con niệm phật: niệm phật nhất tâm bất loạn kiên trì, là tâm không vọng chứ gì.

Muốn không vọng, thì con muốn vào cái tâm không vọng chứ đừng ngồi im lặng tự để tâm không vọng thì con không biết đường ra. Bây giờ, con mới tác ý câu như thế này: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, cái tâm phải an ổn, thanh tịnh tức là không niệm, nhắc nó dẫn nó như vậy. Sau khi nó vô, nó không vọng tưởng rồi thì mấy con nhắc nó xả cái tâm thanh tịnh thì nó ra bình thường.

Muốn ra như thế nào? “Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự” thì ngay đó nó ra khỏi hơi thở, ra khỏi chỗ thanh tịnh của cái tâm đó thì nó trở về trạng thái Bất Động của nó thôi. Con hiểu không?

Có pháp Như Lý Tác Ý, bây giờ con xuất nhập được rồi phải không? biết cách rồi, có pháp. Còn nếu không pháp, con cứ ngồi im lặng như vầy con giữ cái tâm con bằng cách hít thở hoặc bằng cách niệm Phật để cho ý thức con không niệm- vô niệm thì nó vào định; định này nó không xuất mà không nhập được tức là không có cách thức, nó vô nó kẹt trong đó không biết đâu mà ra. Còn cái này người ta ra vì người ta tác ý về cái Tâm - Thanh thản - An lạc - Vô sự thì nó ra liền tức khắc. Con thấy không, ý thức lực mà, ý thức nó điều khiển đi ra đi vô.

Còn giờ muốn vô thì “Tâm thanh thản, an lạc” thì nó sẽ vô; mà khi ra, tâm bất động vào chỗ thanh thản an lạc thì nó ra. Đó như vây thôi. Mình tác ý nó ra, mình tác ý nó vô trong trạng thái thanh thản, thanh tịnh tâm của nó thì nó mới vô trong trạng thái thanh tịnh tức là trạng thái không còn tưởng. “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.” đó là thầy đọc hết câu Đức Phật đã dạy.

Bây giờ ra thì: “tâm bất động, thanh thản an lạc vô sự” thì nó ra trạng thái bình thường như mọi người nhưng nó thanh thản.

Phật tử“An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.”

*Trưởng lão*: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.” rồi con hít vô thở ra, đừng có tác ý nữa thì bắt đầu tâm của con không có niệm tức là mình vô chỗ không niệm rồi. Nhưng khi ra, bây giờ nó cứ ở chỗ không niệm rồi mà không chịu ra, nó không chịu suy nghĩ gì hết, bắt đầu mình ở trong đó tác ý ra: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.” thì ngay đó nó không còn ở trên chỗ hơi thở nữa, nó không còn ở chỗ thân tịnh tâm này nữa mà nó trở ra cái chỗ thanh thản của nó.

Cô Liên: Tức là khi mình ra là tâm mình bất động thì ra?

Trưởng lão: Nó trở về chỗ Tâm Bất Động thì nó ra. Còn vô thì nó nương vào chỗ tâm thanh tịnh, nương vào hơi thở nó vô. Nó ra thì nó không còn nương vào hơi thở nữa, bỏ hơi thở, nó ra chỗ trạng thái bất động tâm.

11- PHẬT TỬ HỎI VỀ THIỀN TỊNH SONG TU

(47:18) Cô Liên: Còn câu “Thiền Tịnh song tu” thì sao Thầy?

Trưởng lão: “Thiền Tịnh song tu” theo đạo Phật, thật sự ra các tổ sau này như tổ Huệ Viễn mà nói: “Nếu một người tu tịnh độ mà tu thiền nữa thì như cọp mọc sừng” như con đã nói nói hồi nãy, nghe hay nhưng ngài Huệ Viễn ngài chưa thành tựu.

Ngài đã kết hợp Tịnh độ với Thiền tông. Tu thiền mãi không thành công nên mới kết hợp vô Tịnh độ. Bởi vì niệm riết rồi, tu công án riết rồi cứ vọng tưởng hoài, nên bây giờ niệm phật nữa thì nó sẽ không còn niệm. Không còn niệm tức là đó là định, vào định. Cho nên ngài mới nói “Nếu một người tu thiền mà kiêm tịnh độ như cọp mọc sừng”. Ngài Huệ Viễn lập Liên Trì Thư Xã mới đẻ ra pháp môn tịnh độ chứ không phải Đức Phật dạy pháp môn tịnh độ mà ngài Huệ Viễn.

Thầy đã truy hết tất cả lịch sử của đạo Phật, Thầy thấy ông này tu thiền, vì trước kia đâu có tịnh độ, chỉ thiền. Nhưng tu thiền hoài không đạt được Nhất Tâm tức là tâm không vọng tưởng; không đạt được, cứ hôn trầm thuỳ miên, có gì ô sào trèo lên cây ngồi để phá hôn trầm thùy miên, ngồi trên cây ngồi thiền sợ nó té xuống. Sự thật, tới chừng mà nó gục, té xuống gãy cổ thì chưa chắc nó đã sợ. Tới chừng ngủ gục, nó quên chứ nó nhớ sao mà sợ, cho nên trèo lên ô sào kỳ thư làm ổ quạ trên đó mà ngồi tu, tới chừng ngủ gục nó cũng rớt xuống chứ đâu phải, nó ngủ mà biết cái gì, đâu nó cũng lộn cổ hết. Thầy nói thẳng nói thật mà.

(49:01) Nói về “Thiền Tịnh song tu” là bắt đầu khởi sự do ngài Huệ Viễn chứ không phải Phật dạy. Phật dạy Giới, Định, Tuệ. Giới phải nghiêm chỉnh hẳn hoi, rồi Giới sinh Định, Định sinh Tuệ. Đức Phật dạy đâu ra đó chứ không thể hai cái tu một lượt với nhau được.

Mà cái ông này, “Thiền Tịnh song tu” thì Tịnh là Tịnh độ, nó cũng là phương pháp niệm cho được nhất tâm thôi, sau này người ta còn chứ không phải nói riêng.

Sau này, người ta nói “định huệ song tu”. Định mà còn nghi ngờ cái này cái kia trong đầu của mình thì làm sao mà huệ! Định huệ song tu, mà huệ là sự phải suy nghĩ tư duy, mình phải hiểu, chứ huệ mà làm thinh như thế này, không nghĩ gì hết thì huệ sao được. Mà nói “Định huệ song tu” thì người này chẳng hiểu định huệ như thế nào. Sai. Đã huệ là sự phải tư duy, suy nghĩ, phải thấy, hiểu biết. Mà giờ cứ mắt dáo dác nhìn xung quanh ra ngoài như thế này đó là huệ, mà lúc lắc cứ nhìn hoài như thế này thì định ở chỗ nào, làm sao mà song tu được! Thầy đem ví dụ để thấy chỗ mà người ta kiến giải sai. Đâu phải ngày xưa cái gì cũng đúng hết, nói bậy mình cũng chấp nhận sao? Chúng ta là con người phải có trí tuệ, cái nói sai mình thấy làm như vậy là không được.

Còn thiền, tịnh là tịnh độ, song tu. Sự thật, bây giờ tôi tu thiền không được, tôi niệm Phật, nó cũng thiền thôi vì niệm Phật cũng nhiếp tâm thì thiền không vọng tưởng. Tôi tu thiền, ngồi đây tôi tham công án mà cứ vọng tưởng hoài, tôi tham không được; hay hoặc là tôi ngồi đây tôi biết vọng liền buông; mà buông hoài nó không sạch, nó cứ có hoài thì bắt đầu tôi ráng niệm Phật nữa thì chắc có lẽ nó hết. Vì vậy mà tôi song tu được.

(51:03) Nhưng song tu thế này mục đích tôi ức chế tâm thôi chứ có lợi ích gì. Cho nên ngài Huệ Viễn tu thiền mà ngài ức chế tâm ngài không nổi. Do đó ngài đẻ thêm cái pháp, nên ngài lập Liên Trì Thư Xã, sớ giải ra kiến giải ra viết thành kinh Tịnh độ: Kinh Vô Lượng Quang, Kinh Di Đà cho nên nó mới có Kinh Tịnh Độ do từ ngài cho nên ngài lập Liên Trì Thư Xã.

KHÔNG CÓ PHẬT A DI ĐÀ

Cô Liên: Xin Thầy cho con có ý kiến. Bởi vì ngay từ đời ông Phật đã có kinh A-di-đà rồi, và Phật thuyết kinh A-di-đà là từ đời của Phật đã có rồi. Mà kinh A-di-đà là cốt tủy của bên Tịnh độ. Con nghĩ rằng cái vấn đề không phải là mình tu nghiệp gì mà pháp môn Tịnh độ thì tốt cho mấy người lớn tuổi hơn vì nó dễ tu, dễ thành. Bây giờ bắt mấy bà già, ông già ngồi thiền thì con nghĩ là hơi khó, nên thành ra ông Phật A-di-đà mới đặt ra pháp môn Tịnh độ để cho mình dễ tu dễ thành. Thành ra nó thích hợp cho cái đời mạt pháp này.

Nhưng vấn đề đặt ra không phải là để mình phân chia thiền với tịnh độ, mà mục đích là làm sao để mình đạt được giải thoát, nghĩa là dù thiền hay tịnh độ cũng chỉ để giải thoát, để được đi về theo Phật thôi nên con nghĩ rằng ông Phật có nói thiền tịnh song tu thì cũng vì lý do đó thôi chứ không phải để mình phân biệt cái gì hết. Theo ý con nghĩ là vậy. Con nghĩ rằng tịnh độ dù sao nó cũng hữu hiệu cho mấy ông già, cho chính con đây nè. Chứ bây giờ kêu con ngồi thiền, con ngồi cũng được nhưng để đạt được cảnh giới Niết bàn thì con thấy khó hơn là con ráng niệm mười câu nhất tâm bất loạn để con về cực lạc. Đó là kinh nghiệm của con thôi chứ không dám nói ai; nhưng con nghĩ là thiền tịnh song tu đặt ra cũng chỉ làm cho mình giải thoát hơn. Dạ, ý của con là vậy.

(53:37) Trưởng lão: Đúng là pháp nào cũng mục đích là giải thoát nhưng mà nó có được giải thoát hay không? Hay là phí công của mình mà cuối cùng chẳng được gì, chỉ sống trong mộng ảo.

Trước Đức Phật, người ta nói có bảy vị phật nhưng sự thật trên hành tinh chúng ta, tìm lại coi bảy vị phật đó có không? Có hộ khẩu trên hành tinh này không? Không có.

Mà đã có bảy vị Phật trong quá khứ thì phải có chân lý của Đạo Phật thì Đức Phật Thích Ca làm gì mà ra đời dạy bốn cái chân lý đạo đế: Khổ - Tập - Diệt - Đạo. Đã có bảy vị phật thì Đạo Phật chỉ có một chân lý duy nhất của loài người là Khổ - Tập - Diệt - Đạo. Vậy thì người nào đã biết Khổ - Tập - Diệt - Đạo này, hay Đức Phật Ty-bà -thi hoặc Tỳ-lô-giá-na thuyết chân lý này? Cho nên bịa ra là trước Đức Phật Thích Ca có bảy vị Phật là sai, không đúng.

Chúng ta tìm trên hành tinh chỉ có một người Ấn Độ duy nhất đó là Đức Phật Thích Ca. Ngài có hộ khẩu trên hành tinh này; nên ngài tu chứng làm chủ được bốn sự đau khổ và ngài đưa ra bốn cái chân lý Khổ - Tập - Diệt - Đạo, không có một người Phật thứ hai.

Sau này, người ta đẻ ra một vị giáo chủ để thay thế Đạo Phật là Đức Phật Di Lặc, sau này lật đổ Đức Phật Thích Ca xuống lên làm giáo chủ để dựng lên giáo pháp Đại thừa chứ gì, có phải không?

Cô Liên: Dạ, không Thầy. Dạ không.

Trưởng lão: Thầy nói, con phải im lặng, con đừng cãi, để Thầy nói cái sai của người sau. Người ta làm như là Đức Phật Thích Ca ra đời để dạy con người, để thành một nhà vua - cho nên người ta mới đẻ ra từ ở trước có người truyền thừa. Nhưng Thầy thấy có truyền thừa bốn cái chân lý này đâu!

Sau này ông Phật Di Lặc ra đời cũng truyền thừa bốn cái chân lý này, chứ nếu mà sai thì làm sao gọi là Đạo Phật! Mà toàn bộ kinh sách Đại Thừa đều có mục đích sai.

Ông Phật dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi. Ta không cứu khổ các con, ta chỉ là người hướng đạo”. Thế mà bây giờ vô chùa, các con thấy: tha lực, cầu Phật, cầu Bồ Tát Quan Âm, cầu cúng nào là cầu an, cầu siêu; tất cả những cái này là của ngoại đạo.

(55:60) Thời Đức Phật đã có cầu cúng này rồi, cho nên bây giờ người ta làm sống lại những điều này để người ta phủ lấy cái giáo lý của Đạo Phật tức là phủ lấy cái nền Đạo đức Nhân bản - Nhân quả của Đạo Phật: sống không làm khổ mình khổ người.

Làm sao có ông Phật Di Đà! Kiếm lịch sử nào mà có chỉ ông Phật Di Đà ở đâu. Ông Phật Thích Ca có nói đến ông Phật Di Đà bao giờ không, có giới thiệu bao giờ không, hay là người sau người ta vẽ ra.

Ba mươi ba vị tổ sư thiền chưa hẳn đã có; mà bây giờ có ba mươi ba vị tổ sư thiền. Ai đẻ ra? Người sau đẻ ra quá dễ như vậy. Trong khi Đức Phật tịch, Đức Phật nói: “Lấy giáo pháp và giới luật của ta làm thầy, đừng lấy ai làm thầy”. Tại sao lại có tổ Ca Diếp? Tại sao tổ A-nan? Ông A-nan chẳng qua là người đệ tử hầu hạ Phật thôi chứ làm sao thay thế làm Tổ!

Mà trước khi nhập Niết bàn, ông Phật đã nói: “Lấy giới luật và giáo pháp của ta làm thầy, làm chỗ nương tựa”, có bảo chúng ta nương ông tổ nào không mà bây giờ tổ cả láng!

Ông Phật Thích Ca nói như vậy là xác định biết đời sau này nó sẽ đẻ ra bao nhiêu tổ, mà có tổ thì có những kiến giải, có những tư tưởng. Bây giờ truyền cho ông Ca Diếp thì ông Ca Diếp có phải tư tưởng như Đức Phật không? Mặc dù ông tu chứng, nhưng ổng là Ca Diếp chứ đâu phải là. Hai người có thân thì phải có tâm; mặc dù tu chứng nhưng tư tưởng vẫn khác, nhưng làm sao chúng ta đừng có đi lệch đường của Đạo Phật. Đức Phật truyền lại như thế nào thì chúng ta để y, đừng có thay đổi, đó mới là đúng.

Còn bây giờ thay đổi, đẻ ra ông Phật Di Đà, rồi Quan Âm, đủ loại hết, rồi Di Lặc. Thầy nói như thế này để thấy được Đấu Chiến Thắng Phật, là do một tác giả viết bộ Tây Du Ký. Người ta tưởng tượng ra Đường Tăng, trong đó có Tề Thiên Đại Thánh. Sau khi thỉnh kinh rồi về thành Phật được phong Đấu Chiến Thắng Phật, kinh sách Đại Thừa ghi Đấu Chiến Thắng Phật nhưng không ngờ đó là một tác giả tưởng tượng hư cấu nhân vật. Đâu có thật đâu mà Đấu Chiến thắng Phật. Mà bây giờ, trong chùa Đại thừa lại là hồng danh niệm Đấu Chiến Thắng Phật. Có phải mấy người lấy nhân vật hư cấu của một tác giả người ta tưởng tượng ra người ta viết, mà bây giờ đẻ ra đó là Phật sao. Tất cả những cái sai này, chúng ta làm sao dựng lại được đây?

(58:30) Như cô nói là đang bị kẹt, chấp nhứt, dính mắc. Cô thấy ông Phật Di Đà có bao giờ có không? Đức Phật Thích Ca nói bao giờ? Đem kinh sách Nguyên thủy coi Đức Phật có dạy cái điều niệm phật không? Đức Phật dạy có Tứ Bất Hoại Tịnh: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới tức là Đức Phật dạy chúng ta niệm Phật là phải sống như Phật chứ không phải niệm danh hiệu ông Phật, niệm danh hiệu ông Phật là chửi ổng.

Bây giờ mình cứ chổng khu niệm Nam mô A-di-đà Phật là chửi ông Phật Di Đà; kêu tên người ta mà không chửi người ta à? Ổng ngồi trên Cực lạc mà có thật ổng cũng tức mình nữa. Mắc mớ gì mà mấy thầy xúm nhau mà chửi tôi. Có phải không?

Tại sao có những điều kiện khác không nhiếp tâm mà lấy tên tôi để nhiếp tâm? Muốn chửi tôi à?

Bây giờ mấy con tên Xoài, tên Mít mà cứ kêu Xoài! Xoài! Xoài! Người ta tức mình không? Tức chứ! Tên tôi đặt mấy người kêu ông Xoài ông Mít, chứ Xoài! Xoài! Xoài! Ông kêu gì kỳ vậy? Thầy nói thật sự ra tâm lý của chúng ta như vậy thì người khác là con người cũng tâm lý như vậy chứ! Chứ đâu có làm chuyện sai như vậy được. Kêu tên người ta thì cái chuyện ai mà chịu. Thầy nói thẳng, nói thật nên những cái này cần phải quét ra hết.

Đạo Phật có phương pháp Như Lý Tác Ý. Tâm tôi sân thì “Quán ly sân, tôi biết tôi hít vô”, ly là lìa nó ra chứ gì. Tâm tôi thấy nó còn chưa giết hết sân “Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra.” Tại sao Đức Phật dạy cách thực tế như vậy mà chúng ta không tu mà ngồi niệm Phật như vậy là ông Phật muốn dạy kiểu này sao? Trời đất ơi ông Phật gì mà dạy điên như vậy chứ! Cứ réo tên réo họ người khác, chết rồi!

(1:00:18) Không, thì nói thẳng, nói thật chứ. Bây giờ mấy con có tên gì mà xúm nhau réo tên mấy con. Trời đất ơi! Bộ điên sao mà réo tên?

12- NHIẾP TÂM AN TRÚ ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI

Phật tử: Pháp “Vô vi nguyên nguyên”, thì trong đó có dạy ngồi thiền; thiền này cũng đơn giản thôi. Mỗi đêm ngồi kiết già, rồi cũng hít vô thở ra và niệm phật. Cái chú ý là thiền này không có hại gì nhiều vì nếu không thì mình hít vô thở ra coi như tập thể dục, tám đến năm ngày thì quen.

Nhưng từ ngày lên Thầy, Thầy giảng Như Lý Tác Ý thì con về chuyển sang thay vì hít vô thở ra thì niệm Nam mô A-di-đà Phật, thì bây giờ chuyển sang tác ý “an tịnh thân hành..” hít thở năm cái rồi tác ý lần nữa. Làm như vậy chừng mười lăm phút, nghỉ một chút rồi tác ý câu khác: “ly dục ly ác pháp, tâm như đất ly tham, sân, si cho thật sạch” và cũng khoảng mười lăm phút nữa, khoảng nửa giờ. Như vậy có cái gì sai không? Vì càng ngồi lâu làm như cái thân nó lắc, không vững; lúc đầu ngồi thì vững nhưng sau này ngồi nó lắc.

Trưởng lão: Đúng vậy, ngồi lâu thì cũng không tốt. Con tác ý đúng vì “tâm như đất” là nó nhắc cái tâm con bình tĩnh không còn la lối, rầy mấy cháu nữa. Đó là thấy kết quả hữu hiệu của nó rồi.

Còn thân của con, con thấy từ chỗ tu tập an tịnh, con nhìn lại những cái bệnh mà ngày xưa thân mình nhiều bệnh lắm mà sao nay nó còn một, hai, nó không hết thì đó là hiệu quả của sự tu tập của con. Bởi vì cái điều kiện muốn đẩy lui bệnh thì phải nhiếp tâm, mà nhiếp tâm là thở ra thở vô chứ gì. Đó là nhiếp tâm trong hơi thở và câu tác ý là nó đối trị chướng niệm trên thân của mình , cho nên nhiếp tâm là phải an trú. Vì vậy, khi nhiếp tâm được thì an trú được thì đẩy lui tất cả chướng ngại pháp. Mục đích của nó như vậy, con làm đúng, cố gắng tập luyện đi.

(1:03:00) Phật tử: Dạ thưa mình ngồi kiết già không được thì mình ngồi bán già cũng được Thầy?

Trưởng lão: Ngồi bán già được, không cần ngồi kiết già, kiết già chút ít để cho nó gom lại rồi sau đó mình xả ra ngồi bán già, nó dễ chịu hơn; không có bị gò bó, coi như bị ức chế tâm mình. Kiết già nó ức chế gom cái tâm dữ lắm.

Phật tử: Vì con đọc thì thấy Thầy nói rằng không ngồi kiết già cũng được nhưng ngồi kiết già cũng tốt vì cái tướng đó là tướng phước điền. Tướng phước điền là tướng gì?

Trưởng lão: Phước là phước báu, ruộng đầy đủ lúa gạo đó là phước điền. Phước điền là ruộng nhiều, trúng mùa đầy đủ gạo thóc. Danh từ phước điền là nói về ruộng phước, ruộng lúa nhiều đem lại sự bình an no ấm cho mình.

Phật tử: Còn cái câu ngắn nữa, xin phép thầy cho con hỏi: Theo truyền thống gia đình, hồi đó là mẹ con không phải tu theo Tịnh độ đâu, nhưng cũng đi chùa thờ Phật, cũng niệm Phật này kia thì thành nó quen. Theo truyền thống gia đình, hồi nhỏ tới lớn con cũng niệm Phật hoài, thứ nhứt là: Nam mô đại bi Quan Thế âm Bồ tát cứu khổ. Hễ đi đường gặp cảnh gì này kia, chạy xe gặp bữa nào xe đông quá, tai nạn này kia thì mình niệm như vậy. Bây giờ, mình tiếp tục niệm như vậy có thấy hại gì không?

Trưởng lão: Không sao hết. Mình niệm như vậy vì tinh thần chứ không phải có trí tuệ, (PT: Vậy mà thấy nó tin tưởng lắm) làm mình cẩn thận ở trên đường, đồng thời niệm đó làm cho tâm mình thanh tịnh, không còn bị nhiễm cái này cái kia, không còn lo lắng cho nên nó không bị tạp niệm, mà không bị tạp niệm là nó thanh tịnh.

Vì vậy, tâm được thanh tịnh rồi thì những tai họa có thể xảy ra nó đều tránh né mình hết. Cái tâm mình lo lắng, không có yên, không thanh tịnh thì tất cả tai họa sẽ ập vào. Mà tâm mình thanh tịnh thì tai họa nó đều chuyển, thay đổi, làm cho mình đi như vậy xe kẹt, người ta đụng chết như vậy đó nhưng mà không sao hết, chứ không phải là Quan Âm cứu khổ mình đâu.

Nhưng niệm như vậy để làm tinh thần mình mới vững vàng chứ không sao. Thầy nói niệm Phật đừng cầu vãng sanh, niệm Phật để được tâm yên lặng, ngay chỗ đó là được tâm yên lặng, trong khi yên lặng nó sẽ thay đổi chuyển biến cho cuộc sống của mình được bình an.

13- KHÔNG CÓ SÁU NẺO LUÂN HỒI

(1:06:03) Phật tử: Nếu vậy chỉ còn hai cõi: cõi người với cõi thú vật?

Trưởng lão: Cõi thú vật với mình cũng như một cõi.

Phật tử: Con không hiểu trong kinh nói sáu nẻo luân hồi, vậy là không có hả thầy?

Trưởng lão: Không có sáu nẻo luân hồi mà có sáu trạng thái luân hồi. Ai mà nói gì làm con giận thì con là tu la rồi. Con ngồi đây mà nghe đói bụng quá đó là con ngạ quỷ rồi đó! Chứ đâu phải con đi vào cõi đó, con thành quỷ đói; cổ cao lên như vầy như họ nói. Tôi đói bụng muốn ăn đây là tôi ngạ quỷ rồi.

Phật tử: Nếu vậy khi mình chết cũng trở về con người chứ không làm súc sinh?

Trưởng lão: Đủ duyên là trở thành con người chứ không đi đâu hết bởi vì nó tương ưng, chứ không phải mình đi qua mấy cõi đó. Cõi tưởng của người ta tưởng chứ không có, nó là trạng thái. Bây giờ, mình đang yên ổn mà mình sân lên là biết luân hồi vào chỗ A-tu-la rồi đây.

14- PHẬT TỬ XIN QUY Y TU TẬP

Phật tử: Kính bạch Thầy, có em đây cũng mới lần đầu tiên lên Tu viện mấy chuyến trước với một đứa em mới biết đạo. Sau khi gặp Thầy thì về cũng rất say mê đọc sách của Thầy trong những thời gian rảnh rỗi. Em đây sống trong gia đình ba mẹ, anh chị em ở dưới quê. Sau khi đọc sách Thầy, em có một sự giác ngộ em muốn bạch Thầy để em sắp xếp cho gia đình. Nếu đủ duyên lo phụng hiếu cha mẹ xong thì lên đây tập sự tu hành, mong Thầy chứng minh.

(1:08:23) Trưởng lão: Sau khi sắp xếp xong rồi thì lên Thầy cho tập sống thời gian ba tháng, sống đúng giới hạnh. Không tu thì thôi chứ hoàn cảnh gia đình phải sống đúng đạo đức, phải sắp xếp chỗ ở ổn định cho cha mẹ phải vui vẻ bằng lòng mới đi tu, không mình đi tu làm ba mẹ buồn lòng. (PT nữ: Như vậy con đi ngang không được?) Đi ngang không được con.

Nếu mà cái điều kiện con nói mà cha mẹ không cho thì con lên đây, Thầy sẽ ghi cho con bức thư, con cầm bức thư đó gửi về cho ba mẹ con. Ba mẹ con đọc bức thư đó sẽ chấp nhận cho con đi tu.

Nếu con quyết tâm tu để tìm sự giải thoát cho bản thân mình, con không có đủ khả năng thuyết phục gia đình, cha mẹ của mình thì đến Thầy sẽ cho bức thư. Bức thư đó con mang về cho ba mẹ đọc, đọc xong thì ba mẹ sẽ cho con xuất gia, con yên tâm. Thầy có đủ điều kiện giúp đỡ cho mấy con tu. Bởi vì người đời người ta nghĩ đi tu là khổ nhưng đi tu làm chủ sự sống chết của mình mà còn khổ.

Phật tử nữ: Vậy con không có phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già có bất hiếu không thưa Thầy?

Trưởng lão: Không, vì có anh em lo lắng hết. Nếu cha mẹ không có người nào hết mà con bỏ đi tu, bây giờ con xin Thầy, Thầy không cho, vì vậy con hãy về phụng dưỡng cha mẹ cho tròn vẹn rồi mới đi tu. Đạo Phật có đạo hiếu.

(1:10:00) Con có anh em lo thì thôi, anh em nào lo được thì con ráng tu. Tu xong rồi, con mới về dạy cha mẹ mình giải thoát để không, ông bà sẽ còn tái sinh luân hồi khổ lắm. Đó là đền công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đúng chánh pháp.

Phật tử nam: Về lo gia đình rồi chỉ còn phát tâm dũng mãnh thôi

Trưởng lão: Nếu con lo hết bổn phận làm con, lo lắng cho anh em để họ làm ăn. Con có gia đình chưa, hễ nuôi cha mẹ thì thôi. Con cũng có thể chứng đạo được chứ không cần phải theo Thầy tu. Thầy dạy cách thức tu tập từ cái tâm người cư sĩ đến khi cái tâm thanh tịnh ở mức độ nào. Sau thời gian con thấy cái tâm ở trên Tứ Niệm Xứ rồi, thầy bảo con nên báo với cha mẹ, anh chị em giúp cho con trong thời gian vắng nhà để giúp cho cha mẹ, để có người chăm sóc để con đến Tu viện trong vòng bảy tháng rồi con sẽ về nuôi cha mẹ. Con nói như vậy đó, con đến đây bảy tháng Thầy hướng dẫn cho con tu chứng đạo. Sau khi chứng rồi, con về vừa nuôi cha mẹ vừa hướng dẫn cha mẹ. Không có gì đâu, cứ ở trong gia đình tu đi, từ chỗ xả tâm thanh tịnh, cuối cùng khép mình trong một cái thất độc cư một trăm phần trăm thì chừng đó vô tu, chứ không chịu không nổi. Con cứ chuyên tâm lo chữ hiếu cho trọn vẹn, rồi nghiên cứu tập sách Thầy, cái gì không hiểu viết thư hỏi Thầy sẽ trả lời.

Con tu sau một tháng, con viết thư trình bày: bây giờ con tu đề mục thứ nhất “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, hít vô thở ra năm hơi thở; con tu như vậy trong một tháng thì có những trạng thái nhiếp tâm như thế nào con sẽ ghi cho Thầy, con gửi xuống. Thầy thấy được sẽ cho con tu tập tới đề mục thứ hai. Con đừng có tự mình tu tập thì cái này chưa kết quả mà tu tập cái khác thì coi như là chung chung, nó không có kết quả đâu.

(1:12:13) Tu tập về Định Niệm Hơi Thở để có cái phương pháp căn bản để “ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện” sau này. Có ác pháp nào đến, mấy con ngồi định niệm hơi thở, nó quét ra khỏi thân tâm mấy con hết. Tu tập như thế này là coi như con được giải thoát. Nhớ Định Niệm Hơi Thở nhe con.

Phật tử nam: Kính bạch thầy, em Liên Thảo hôm trước cũng có nhân duyên lên Tu viện để khám bệnh, phát quà đó thưa Thầy, cũng chưa có duyên gặp Thầy. Hôm nay hai vợ chồng cũng lên đây, em cũng muốn phát tâm, em cũng đủ duyên lành này, con nghĩ Thầy hoan hỷ cho em ấy quy y với Thầy.

Trưởng lão: Được con, con ghi cái tên, chỗ ở, tuổi rồi Thầy sẽ viết một cái điệp phái, có giấy tờ đàng hoàng để con trở thành đệ tử của Thầy. Do đó Thầy sẽ cho cái pháp danh, pháp danh theo cái tâm hướng của con; con mang cái tên đó.Sắp tới, thầy sẽ chỉ cái phương pháp cách thức để con tu tập theo con đường giải thoát. Được thân người khó lắm.

Yên tâm đi con, Thầy sẽ giúp đỡ mấy con hết. (PT nam: Em đảnh lễ Thầy đi).

Thí dụ, con ăn ba bữa hoặc ăn bốn bữa, ăn một bữa, nó lộn xộn thì không biết. Nên khi con còn ăn trong gia đình thì con ăn hai bữa, ba bữa ăn một ngày, cứ đúng giờ đó con ăn, đó là tiết độ trong ăn uống.

Bắt đầu con thọ Bát Quan Trai, thì trong ngày con thọ Bát Quan Trai, con tập một ngày ăn một bữa thôi, cũng ăn uống bình thường như người còn làm việc chứ không thể như người xuất gia. Trừ ra người xuất gia người ta tu, không còn làm nên người ta ăn ngày một bữa dễ dàng. Chứ con ăn ngày một bữa mà làm việc nhiều thì không được đâu.

(1:14:08) Đó là chuẩn bị cho mình sau này ăn ngày một bữa, trưa ăn bữa chính thôi.

Khi trong gia đình mình còn đi làm, buổi trưa không về được thì buổi tối ăn cơm chung trong gia đình, ăn bữa đó chính, coi như con “ăn ngọ”, ăn no. Vì buổi trưa ở công sở, chỗ làm, mình mua gì đó ăn quấy quá vậy thôi, thì cái điều này là do hoàn cảnh, không thể dùng ngay buổi trưa. Còn nếu con đi làm về cùng vợ chồng ăn buổi trưa thì chọn lấy buổi trưa đó làm bữa chính. Còn tất cả những bữa kia thì uống sữa hay ăn bát cơm nhỏ thôi để tập dần cho mình quen, sau này có đủ duyên thì mình ăn ngày một bữa.

Cô Liên: Thầy cũng đã đồng ý kiến cách này đó là cho phép niệm “Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn”, tức là Thầy cũng mở rộng đồng ý với cái chỗ niệm Phật. Đáng lẽ con không nên đặt cái này ra, nhưng tại vì như thế này, con nghe chỉ sợ mấy bác niệm Nam mô A-Di-Đà Phật rồi nghe Thầy nói là réo tên ông phật A-Di-Đà thì nó không tốt, vì lý do đó con nói lên điểm này.

Vì ông Phật A-Di-Đà có hạnh nguyện, trong bốn mươi tám cái hạnh nguyện thì có hạnh nguyện thứ mười tám có nói rằng người nào tới phút lâm chung mà niệm được mười câu “Nam mô A-Di-Đà Phật” nhất tâm bất loạn là ổng sẽ dẫn về Tây phương Cực lạc, tức là cái chuyện niệm hồng danh thì ổng cho phép mình niệm. Thành ra con chỉ nói lên chuyện đó để mấy bác có niệm Nam mô A-Di-Đà Phật thì đừng có sợ rằng điều đó không đúng. Con muốn nói như vậy thôi. Xin Thầy xá tội cho con.

HẾT BĂNG