Skip directly to content

20090215 - PHÁP TU CỦA PHẬT - NGHIỆP TÁI SANH LUÂN HỒI - PHẬT TỬ CHÂU ĐỐC

20090215 - PHÁP TU CỦA PHẬT - NGHIỆP TÁI SANH LUÂN HỒI - PHẬT TỬ CHÂU ĐỐC

Pháp Tu Của Phật - Nghiệp Tái Sanh Luân Hồi - Phật Tử Châu Đốc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian:15/02/2009

1- PHÁP PHẬT SỬ DỤNG Ý THỨC CHỨ KHÔNG PHẢI DIỆT Ý THỨC

(0:00) Chắc mấy con chưa có đọc cái tập sách mà Thầy đã viết, sau bốn mươi chín ngày dưới cội Bồ Đề đó. Mấy con chắc chưa có đọc nên chưa có kiến thức. Lúc mà đức Phật còn nhỏ, còn bé đó thì đi với vua cha làm cái lễ Hạ Điền. Lúc bấy giờ đức Phật ngồi dưới cây hồng táo đó mà bắt chước theo các quan mà ngoại đạo dạy để ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền đó, thì đức Phật cũng ngồi đó ly dục ly ác pháp. Nhưng cái phương pháp mà ly dục ly ác pháp đó là cái phương pháp ức chế cái ý thức của chúng ta, chứ không phải như Phật dạy. Mà lúc nhỏ thì đức Phật đâu có biết, chỉ nghe các quan rồi các vị ngoại đạo dạy chỉ ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền bằng cách ức chế cái ý thức mình. Cho nên đức Phật cũng ngồi đó mà ly dục ly ác pháp bằng cách là không cho cái ý mình khởi cái niệm.

Cũng như bây giờ hầu hết các pháp mà người ta dạy mình tu tập thiền đó, thì do đó người ta nghĩ rằng phải dùng cái đối tượng, cái pháp nào để giữ cái tâm đừng có khởi niệm, tức là cái ý thức đừng khởi cái niệm ra. Nhưng mà pháp của Phật _ Thầy xin nhắc lại _ pháp của Phật nó không phải diệt ý thức mà nó sử dụng ý thức, cho nên hầu hết là người ta lầm. Đức Phật dạy như trong cái bài Định Niệm Hơi Thở, đức Phật dạy rất là rõ ràng, cụ thể. Thí dụ như mình nhiếp tâm trong hơi thở không có nghĩa là chỉ biết có hơi thở ra vô không. Mà nếu ôm cái hơi thở mà biết hơi thở ra vô thì bị ức chế cái ý thức. Nếu mà chúng ta tập trung, chúng ta gom vào ở trong cái hơi thở thì ý thức nó không khởi niệm thì đó là sai Phật pháp.

Cho nên đức Phật bảo chúng ta tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô, thở ra, rồi lại tác ý nữa. Mà tác ý là ý thức của chúng ta. Các con hiểu không? Nhưng mà ý thức chủ động, còn cái vọng tưởng là cái ý thức tự động, tự động nó khởi ra một cái niệm, có phải không? Mà bây giờ mình chủ động cái ý thức để từ cái câu tác ý: "Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt". Cái bài kinh Lậu hoặc đức Phật dạy rất rõ mà. Mà mục đích của đạo Phật là chứng tâm vô lậu, không có còn lậu hoặc. Cho nên mình tác ý thì lậu hoặc nó không sanh, mà không tác ý thì lậu hoặc nó sanh, mà đã sanh thì tác ý lậu hoặc nó sẽ bị diệt. Các con thấy cái pháp tác ý không?

(02:25) Mà tác ý là dùng ý thức chứ đâu phải dùng cái gì? Cho nên mình hiểu được Phật pháp rồi mới thấy được trong bốn mươi chín ngày không có nghĩa là đức Phật ngồi lỳ đó đâu, không phải. Khi mà đức Phật thấy rằng cái tâm của mình ngăn ác diệt ác, sanh thiện Tăng trưởng thiện. Nó hoàn toàn nó ở trong cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thì trong bốn mươi chín ngày đức Phật tập luyện, chứ không phải là ngồi chết có chỗ. Ngồi thiền nhập định chết, không phải đâu, đức Phật không có tu.

Bởi vì, các con nhớ đức Phật đã nhập Không Vô Biên Xứ chứ gì? Rồi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, hai cái định của tưởng phải không? Nhập thấy không giải thoát bỏ, rồi tu khổ hạnh, sáu năm khổ hạnh cũng không có giải thoát bỏ luôn. Rồi mới trở về cội bồ đề, mới nhớ lại hồi nhỏ mình cũng ly dục ly ác pháp. Nhưng mà khi nhớ lại hồi nhỏ mình ly dục ly ác pháp thì cũng ức chế cái ý thức như vậy thì cũng lọt vô trong Không Vô Biên Xứ Tưởng mất rồi, đức Phật bỏ luôn. Bây giờ mới tự suy ngẫm, mình ngồi đây như thế nào? Do đó từng cái niệm khởi ra, đức Phật cũng như mình, cũng có vọng tưởng như thường, chứ không phải là Thánh mà không có vọng tưởng đâu. Ngồi lại có vọng tưởng, mà mọi vọng tưởng thì đức Phật tác ý đuổi, các con thấy không? Vì vậy mới có pháp Tức Chánh Cần, ngăn ác diệt ác, sanh thiện Tăng trưởng thiện. Mới có cái pháp mà Như Lý Tác Ý, nhờ tác ý đó mà ngăn mà diệt.

Các con hiểu chỗ đó mới có cái pháp Tứ Chánh Cần. Khi tu Tứ Chánh Cần khoảng ba mươi phút hoặc là một giờ không có niệm khởi thì đức Phật mới nhìn lại thấy cái biết nó đương quán ở trên thân nó, trên thân quán thân mà, tự nó. Bây giờ mấy con dùng trên thân quán thân là bị ức chế ý thức. Bởi vì mình chưa tu Tứ Chánh Cần mà mình tu Tứ Niệm Xứ thì sai pháp rồi. Cho nên, còn vọng tưởng, còn khởi ra khởi vô, còn hôn trầm thuỳ miên là phải dùng pháp Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, các con hiểu chỗ đó không? Cho nên, trong bốn mươi chín ngày, những ngày đầu tiên mà ở dưới cội bồ đề đức Phật đã suy tìm, tìm ra cách ngăn ác diệt ác, sanh thiện Tăng trưởng thiện, là cái pháp của đức Phật, ngoại đạo không có rồi.

Ngoại đạo thì có ức chế tâm không hà. Ly dục ly ác pháp bằng cách ức chế ý thức, không có cái pháp tu. Cho nên, đức Phật suy ngẫm mình tu như vậy nó lọt Không Vô Biên Xứ rồi. Ý thức không còn thì nó phải lọt vô Không chứ sao? Mấy con thấy nó ngồi yên lặng mà không ngơ nó như vậy. Thì bây giờ nó còn cái biết của mình, chứ một lúc nữa thì cái tưởng không nó sẽ. Mình không còn biết xung quanh nữa mà mình chỉ thấy như là mình đang biết ở trong cái Không.

(05:15) Đó là cái sai mà người ta không hiểu. Mà chính cái chỗ này mà Thầy đã viết ra cái chỗ mà đức Phật tu dưới cội bồ đề bốn mươi chín ngày mà chứng đạo. Sau khi tìm ra được cái pháp Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác rồi, thì lúc bấy giờ đức Phật mới tu tập pháp Tứ Chánh Cần. Cứ tác ý đuổi, tác ý đuổi, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cuối cùng tâm bất động được ba mươi phút. Nhưng đâu có thể mà Tứ Chánh Cần nó kéo dài cái thời gian một hai ngày được. Nhưng khi đó đức Phật thấy nó, khi mà nó yên tịnh nó không niệm rồi, đức Phật mới nhìn lại thấy rõ ràng nó đang quán trên thân. Bởi vì nó yên tịnh thì mới quan sát mấy con. Thì đương nhiên là như đức Phật là một cái người khác mà đứng ở ngoài nhìn, thấy cái tâm của mình nó đang quán trên thân quán thân. Tức là nó biết hơi thở ra vô mà nó cảm nhận toàn thân nó, tức là trên thân quán thân.

Cho nên trong cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, cái đề mục: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Mười sáu cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở đã xác định cho chúng ta biết rằng cái Định Niệm Hơi Thở lúc bây giờ mà cái đề mục đó là dạy chúng ta tu Tứ Niệm Xứ. Nhưng chúng ta chưa tu Tứ Chánh Cần mà tu Tứ Niệm Xứ là bị pháp đó ức chế ý thức. Bởi vì tự mình, mình quán thân là mình ức chế ý thức. Cho nên, phải tu Tứ Chánh Cần để tự nhiên, tự nhiên nó khởi niệm tác ý, khởi niệm tác ý. Cho nên khi mà tác ý như vậy nó thành cái ý thức lực. Ý thức của chúng ta ý thức lực mấy con. Nó có cái lực. Chứ còn nếu mà mình không dùng cái pháp tác ý thì nó không có cái lực của ý thức. Bởi vì mình tác ý một lần chưa đủ, nhiều lần, trăm ngàn lần, vạn lần. Mà mỗi niệm nó đến là mình tác ý để rồi tâm mình bất động, chứ không có diệt cái ý thức của chúng ta.

(06:58) Cho nên vì vậy, ý thức nó vẫn làm việc hoàn toàn mà làm việc sự tự động của mình để trở thành Tứ Thần Túc, bốn cái lực như Thần. Thì trong bốn cái lực như Thần mấy con biết, rằng Dục Như Ý Túc, Định Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc, bốn cái lực của người ta mà. Mà nếu mà không sử dụng cái ý thức chúng ta tác ý thì không bao giờ có Tứ Thần Túc. Không có tập cái đường nào mà chúng ta đi vào có Tứ Thần Túc hết. Chỉ có Như Lý Tác Ý là có Tứ Thần Túc. Mà Như Lý Tác Ý như thế nào để ngăn và diệt ác pháp? Mà khi cái vi tế, khi mà tâm chúng ta cái thô nó không còn, tức là niệm không còn, hôn trầm không còn nữa rồi. Thì chúng ta không cần dùng pháp tác ý nữa mà chỉ ở trên Tứ Niệm Xứ.

Do đó trong bốn mươi chín ngày, bảy ngày đêm không ăn uống. Còn tất cả những ngày khác đức Phật vẫn đi khất thực, đi ăn uống hoàn toàn. Cũng trưa ăn ngày một bữa rồi về tu, chứ không phải là bốn mươi chín ngày mình nhịn ăn luôn, không có. Không phải Thiền Định đâu. Ngăn ác diệt ác. Sau đó rồi từ nó ở trên thấy nó quán thân rồi, thì đức Phật thấy nó bây giờ ngồi đó mà thấy nó tự quán nè, nó không đói nè, nó không buồn ngủ nè, mà nó tỉnh nè. Thì bây giờ cứ ngồi hoài cho đến khi bảy ngày đêm chứng đạo.

Bởi vì trong pháp môn Tứ Niệm Xứ đức Phật nói: "Bảy năm, bảy tháng, bảy ngày". Bảy ngày là kéo dài một trạng thái hoàn toàn bất động, tâm thanh thản, an lạc, vô sự suốt bảy ngày đêm không ăn uống mà không mỏi mệt, không đau nhức gì. Ngồi xếp bằng vầy mà suốt bảy ngày đêm mấy con thấy, cái chỗ đó là tâm vô lậu. Khi chúng ta ngăn ác thì lậu hoặc nó sẽ hết. Ngăn ác diệt ác thì chúng ta sẽ không còn, trong cái trạng thái chừng ba mươi phút đến một giờ. Thì lúc bấy giờ tâm chúng ta mới tự động trên thân quán thân, tức là trên Tứ Niệm Xứ rồi đó. Bắt đầu chúng ta quay mà nhìn thấy rõ ràng nó đang quán trên thân rồi, thì chúng ta là người đứng ngoài để nhìn nó quán thân. Chứ còn bây giờ chúng ta vận dụng để quán thân là chúng ta tu sai pháp Tứ Niệm Xứ.

Cho nên hầu hết nghe nói pháp Tứ Niệm Xứ là pháp rất hay, pháp chứng đạo của đạo Phật. Cho nên các trường thiền của Nam Tông, của Miến Điện, người ta hướng dẫn cho mọi người đến đó tu. Giới luật chưa nghiêm chỉnh, cư sỹ chúng ta đến đó tu cũng tu pháp Tứ Niệm Xứ. Thật sự ra đâu phải cái chuyện Tứ Niệm Xứ mà ai muốn tu cũng được đâu. Ít ra chúng ta phải đi vào cái Tứ Chánh Cần trước. Cho nên trong Bát Chánh Đạo nó xác định rất rõ Tứ Chánh Cần là cái lớp thứ mấy của Bát Chánh Đạo. Thì chúng ta thấy rất rõ Tứ Chánh Cần là Chánh Tinh Tấn, lớp thứ sáu của Bát Chánh Đạo. Mà Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ, là lớp Chánh Niệm của Bát Chánh Đạo. Mà Chánh Định là Tứ Thiền. Nó đâu nó rõ ràng chứ, nó có pháp môn rõ ràng, chứ đâu phải muốn tu vô nhào vô tu đâu.

Bởi vì, đức Phật xác định cái chân lý của đạo Phật, đạo đế là cái chương trình giáo dục đào tạo dạy người ta đi từ cái lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Định. Chứ không phải muốn vào định cái nhào vô định liền đâu, không phải đâu. Chúng ta tu điên đó. Bởi vì từ cái Chánh Kiến mà cho đến Chánh Mạng là những cái lớp người ta dạy cho những người Phật tử đó, phải sống đúng giới luật, mới sống đúng được năm cái lớp đầu tiên này. Sau khi năm cái lớp đầu tiên này sống đúng giới luật rồi, thì người ta dạy cái pháp tu đó là Tứ Chánh Cần.

(09:46) Cho nên một cái người mà giới luật ăn ngày ba bốn bữa mà vô mà tu Tứ Chánh Cần làm sao ngăn ác diệt ác cho hết? Một người mà sống mà không độc cư trọn vẹn, còn đi ra tiếp duyên nói chuyện người này, người kia mà tu Tứ Chánh Cần mà tu sao cho xong? Các con có nghe đức Phật nói:"Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật"? Tâm mình không phóng dật mà cứ tiếp duyên làm sao không phóng dật? Bữa nay ở trong thất được ngày, ngày mai buồn quá đi ra coi người nào nói chuyện thì thôi cái này tu cái gì giờ đây? Không thể nào mà tu được cái gì hết mấy con.

Ở đây bốn mươi chín ngày, chỉ có bảy ngày đêm theo đúng như cái pháp Tứ Niệm Xứ. Bảy ngày đêm không ăn uống là tại vì nó trên thân quán thân. Còn nó chưa trên thân quán thân là đói, không còn cách gì khác. Còn cái này không phải. Khi mà nó ở trên _ bảy ngày đêm _ trên thân quán thân của nó, nó không có đói, nó không có buồn ngủ. Nó tỉnh, nó ngồi đó với cái tâm bất động đó, cái tâm vô lậu đó, đó là nó chứng đạt cái tâm vô lậu.

Cho nên từ cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ là cái trạng thái tâm vô lậu đó, người ta mới nhập Thiền Định. Ví dụ như các con nghe đức Phật nói nhập Sơ Thiền rồi xuất Sơ Thiền, rồi mới nhập Nhị Thiền. Vậy khi mà xuất Sơ Thiền thì đức Phật ở đâu? Xuất Sơ Thiền là ra khỏi cái trạng thái Sơ Thiền, thì đức Phật phải ở trạng thái tâm bất động chứ sao? Chứ không lẽ ở khơi khơi được sao? Các con nhớ, khi đạt thì chúng ta đạt được cái tâm bất động là Tứ Niệm Xứ. Bây giờ từ cái tâm bất động đó chúng ta mới nhập được cái Sơ Thiền. Chứ không phải là cái người phàm phu như mấy con mà nhập Sơ Thiền, đâu có nhập được. Bởi vì nó là Thánh định, chứ đâu phải là định của phàm phu mà như người ta cho đó là thiền phàm phu đâu.

Đối với đạo Phật là cái Bát Chánh Đạo là Chánh Định, là bốn thiền của đạo Phật rồi. Mà bốn thiền của đạo Phật là người ta đã sống giới luật, người ta đã ly dục ly ác pháp qua cái pháp Tứ Chánh Cần. Cái Tứ Niệm Xứ, rồi người ta mới vào được cái Thánh định đó, chứ đâu phải là định phàm phu. Người ta cho mình một cái định cao siêu như Kiến Tánh Thành Phật đồ này kia. Người ta cho là cao siêu, chứ sự thật có cao siêu gì? Ức chế cái ý thức của chúng ta. Còn cái này, sự thật ra chúng ta phải có Tứ Thần Túc. Khi chúng ta ở trên cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ bảy ngày đêm thì xuất hiện đủ Tứ Thần Túc. Thì có Định Như Ý Túc thì mới nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Không có Định Như Ý Túc thì không ai nhập Thiền Định được.

(12:35) Cho nên nghe các lớp mà mở ra Thiền Định, trời đất ơi! Thầy mới nghĩ rằng thiền của Phật giáo là phải có đủ bốn cái lực Thần túc của nó rồi thì mới nhập định. Còn chưa thì giới luật chưa xong, thì làm sao mà gọi định? Giới, định, tuệ, giới nó mới sanh định. Mà giới chưa xong làm sao định ở đâu mà tu? Mà giới luật, thì trong giới luật thì nó có những cái hiểu biết để sống, để tập sống. Sống được rồi còn phải tu ngăn ác diệt ác, sanh thiện Tăng trưởng thiện. Đó là cái phương pháp của giới để giữ cho thân tâm thanh tịnh. Cho đến Tứ Niệm Xứ cũng là cái pháp tu giới luật để cho thân tâm thanh tịnh khi đạt được tâm vô lậu. Thì từ cái trạng thái vô lậu đó mới nhập vào Thiền Định, chứ đâu phải muốn định là định. Các con thấy chưa? Đâu phải chuyện dễ đâu, định mà. Cái tầng giới nó chưa xong mà làm sao vô được cái tầng định người ta?

Mà khi có định rồi thì phải có tuệ, như Tuệ Như Ý Túc mấy con thấy không? Tuệ Như Ý Túc là người ta muốn biết cái gì nó biết hết, bởi vì cái trí tuệ của người ta. Cho nên trong bốn mươi chín ngày đó, mấy con đọc lại cái cuốn "Đạo Phật Không Bị Ảnh Hưởng, Phật giáo Không Bị Ảnh Hưởng Một Phương Pháp Nào Của Ngoại Đạo" thì nó sẽ có nói đến bốn mươi chín ngày tu chứng đạo của đạo Phật. Trong bốn mươi chín ngày chỉ có bảy ngày đêm không ăn uống thôi. Còn hoàn toàn là bốn mươi chín ngày này còn ăn, còn uống, còn đi tới đi lui, còn kinh hành này kia đủ thứ.

Thầy thử hỏi, bây giờ hỏi quý Phật tử nè. Bây giờ chúng ta còn hôn trầm thuỳ miên mà cứ ngồi chịu được không? Chắc chắn không ai mà ngồi đó mà không ngủ, có phải không? Chỉ có đi kinh hành thôi. Thì đức Phật đâu phải là da đồng, xương sắt mà sao mà ngồi đó chống với hôn trầm thuỳ miên? Cho nên đức Phật cũng buồn ngủ thôi. Vì vậy mà khi buồn ngủ phải đi kinh hành, không có cách nào khác hết. Vậy mà người ta còn có phương pháp Thân Hành Niệm để người ta phá hôn trầm thuỳ miên. Đâu phải, ăn thì dễ đó. Ăn ngày một bữa không khó, chúng ta chỉ gan dạ là chúng ta ăn được một bữa rồi. Mà hôn trầm thuỳ miên, mấy con gan dạ cũng không hết được, mà có phương pháp phải phá nó. Phá nó rồi, nó mới có đủ cái sức tỉnh. Mới có đủ sức tỉnh, mới ngồi lại mà ngăn ác diệt ác. Mà chưa có tỉnh, các con sẽ ngồi lại nó gục tới gục lui vầy lấy gì mà ngăn? Nó còn biết đâu mà ngăn mà diệt? Cho nên người ta muốn tu tập là người ta phải ăn, ngủ không phi thời. Giờ tu ra tu mà giờ ngủ cho ngủ, chứ không phải không cho ngủ.

(15:31) Cho nên chúng ta đọc lại, trong cái đức Phật. Khi mà người tu chứng rồi, người ta nghỉ, đức Phật nghỉ chứ không ngủ. Ngủ khác, nghỉ khác. Nghỉ bây giờ nằm nghỉ, thân tâm nằm yên lặng như vậy gọi là nghỉ, còn ngủ là quên mất. Phải biết so sánh được cái chỗ này.

Cho nên trong cái câu hỏi thứ nhất là bốn mươi chín ngày chỉ có bảy ngày đêm là đức Phật không có ăn uống. Ngồi bất động, liên tục ngồi, không có đứng dậy. Bởi vì tâm đã vô lậu rồi, cho nên nó không còn lậu hoặc. Thân đã vô lậu rồi thì thân không còn lậu hoặc. Mà còn lậu hoặc là còn đau, còn tê chân, còn cóng chân, tức là còn lậu hoặc. Thì ở đây quý Phật tử phải nhìn thấy được cái tâm vô lậu là trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm thanh thản là không niệm, ngồi đây thanh thản. Thân vô lậu là không mệt mỏi, không đau nhức, không tê cóng chỗ nào hết là thân an lạc. Mà vô sự thì nó không hoạt động, nó không làm gì hết, nó ngồi yên lặng đó. Và bất động thì ở ngoài, nó không ai tác động được cái tâm đó nó làm cho dao động thì nó là bất động. Cho nên cái cụm từ để chỉ cho chúng ta một cái trạng thái tâm vô lậu là "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự".

Chúng ta tu đạt được cái tâm đó là chúng ta đã chứng đạo, chứ không phải gì khó khăn. Cho nên một người chưa tu chứng, người ta vẫn nhận ra được cái chân lý giải thoát của đạo Phật, tức là diệt đế đó, chúng ta nhận được. Nhưng chúng ta sống được với cái trạng thái đó là một kỳ công tu tập. Nghĩa là, hàng ngày chúng ta phải dụng cái pháp Như Lý Tác Ý, không lúc nào mà rời xa cái pháp Như Lý Tác Ý. Cũng như một dũng sĩ khi xông vào trận mạc thì không bao giờ mà lìa khỏi thanh gươm của mình. Chúng ta là những người chiến sĩ, những người dũng sĩ đương đầu trước giặc sinh tử thì không bao giờ lìa xa pháp Như Lý Tác Ý. Luôn luôn pháp Như Lý Tác Ý, luôn luôn lúc nào cũng ở bên tay chúng ta để chúng ta diệt giặc sinh tử luân hồi. Còn nếu mà chúng ta rời pháp Như Lý Tác Ý thì chúng ta coi như là một dũng sĩ mà rời một thanh gươm, không còn thắng được giặc.

(17:12) Bây giờ Thầy nói thế này để cho thấy. Bây giờ Thầy đang bị buồn ngủ, nó hôn trầm: "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra", chỉ câu tác ý chứ gì? Chúng ta tác ý rồi hít vô, thở ra, rồi tác ý hít vô thở ra. Cứ vậy một hơi thở mà tác ý hít vô thở ra. Hoặc là năm hơi thở rồi tác ý một lần mà tác ý rất mạnh: "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra", và tác ý như vậy, tâm chúng ta sẽ phá được hôn trầm. Nhưng người đó đã từng tập pháp Thân Hành Niệm thì tác ý mới nổi. Còn khi chưa tập pháp Thân Hành Niệm thì chúng ta không thể mà ngồi đó mà tác ý mà nó hết buồn ngủ được. Đây là cái nỗi khó nhất của cái người tu.

Mà pháp Thân Hành Niệm, hôm nay Thầy định đến đây để Thầy dạy mấy con về cái pháp Thân Hành Niệm, để cho mấy con biết về. Vì cái pháp Thân Hành Niệm là cái phương pháp tu tập để trở thành một cái cô xe kiên cố, nó cán nát tất cả những chướng ngại pháp trên bước đường nó đi. Nghĩa là mình đang tập cái hành động này kế tiếp hành động kia, nó liên tục như vậy, đó là cái bánh xe đang lăn ở trên cái con đường. Mà trong khi đó có những ác pháp nào, như hôn trầm thuỳ miên đến nó, nó cũng đều cán nát. Và những niệm vọng tưởng đều đến nó cũng cán nát luôn.

Và từng đó khi mà tập pháp Thân Hành Niệm rồi, bắt đầu bây giờ mấy con mới ngồi lại, chỉ cần tác ý, không dùng cái pháp Thân Hành Niệm. Đã thuần thục rồi, thì mấy con chỉ cần tác ý một câu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Không có khởi niệm một giờ đồng hồ". Mấy con ra lệnh như vậy, rồi mấy con ngồi tự nó yên lặng phăng phắc. Nhưng mấy con chưa tu pháp Thân Hành Niệm, mấy con ra lệnh nó không bao giờ nghe. Bởi vì cái lệnh của mấy con đã tập trên pháp Thân Hành Niệm, từng cái hành động mấy con đã tác ý, rồi nó thành một cái ý thức lực của mấy con rồi.

Cho nên mấy con bảo nó một giờ, hay nữa tiếng đồng hồ ngồi bất động, nó sẽ bất động. Thân nó bất động mà tâm nó bất động. Còn bây giờ mấy con chưa tu pháp Thân Hành Niệm, mấy con ngồi chỉ chút xíu có vọng tưởng. Ngồi lâu hơn chút nữa thì mỏi, rồi khụm xuống, rồi khòm. Rồi tất cả những cái chướng ngại đó, thành ra nó như một cái người mà bị tật gì đó, nghĩa là ngồi không bao giờ thẳng lưng được. Cho nên trong khi mà tu tập mấy con phải biết, đầu tiên là một cái người muốn tu tập để cho tâm mình được thanh tịnh, yên ổn thì mấy con phải ôm pháp Thân Hành Niệm mà tập.

Từ pháp Thân Hành Niệm nó mới giúp cho tâm mấy con không còn vọng tưởng. Chứ không phải mấy con dùng cái pháp như Niệm Phật hoặc là dùng cái pháp để giữ cái tâm của mình. Hay dùng cái hơi thở để giữ cho cái ý thức mình đừng khởi niệm thì mấy con bị ức chế, toàn bộ ức chế ý thức. Còn ở đây người ta dùng ý thức để tạo thành cái lực, rồi từ cái lực đó người ta sai khiến. Người ta bảo tâm không có khởi vọng tưởng hay hoặc là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì tự đó mà chúng ta đã đạt được kết quả.

(20:07) Tu như vậy mới có hiệu quả, mới có kết quả, mới có biết phương pháp. Còn giờ khi không vào đây mà ngồi đây mà cứ cố gắng mà giữ cho cái ý thức đừng có khởi vọng tưởng. Sau khi cái ý thức chúng ta không vọng tưởng rồi chúng ta lọt vào đâu? Lấy cái gì mà chúng ta làm chủ đây? Đức Phật nói như thế này, trong kinh Pháp Cú đức Phật nói rất rõ:"Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp". Vậy mà chúng ta diệt ý thức của chúng ta, rồi chúng ta lấy cái gì mà chúng ta làm chủ cái thân tâm? Chúng ta muốn sống chết hồi nào sống chết sao?

Bây giờ mấy con muốn cái bệnh ở trên thân của mấy con muốn hết, thì phải có ý thức mấy con muốn. À bây giờ muốn nó hết đau, chứ ai để cho thân mình đau? Mà muốn hết đau thì phải ý thức nó ra lệnh chứ. Mà khi ý thức muốn cho đừng đau thì đó là ý thức tác ý rồi, chứ đâu phải đợi mà chúng ta tác ý cái câu sao. Nhưng mà đây Thầy muốn nói rõ để chúng ta thấy rằng mình tác ý là tác ý, ví dụ như: "Thọ là vô thường". Cái đầu Thầy đang nhức, Thầy bảo: "Cái đầu này không có đau nữa nha", Thầy chỉ ra lệnh nó vậy thôi. Nhưng mà cái phương pháp của Phật dạy thì nó có bài bản, nó có cái câu.

Nhưng mà vì Thầy đau quá, Thầy không cần bài bản nào hết, Thầy bảo:"Thọ là vô thường cái đầu đau này đi đi, ở đây không phải chỗ mày đau". Thầy chỉ cần ra lệnh nó cái ý thức Thầy. Nhưng mà Thầy đã tập pháp Thân Hành Niệm, cái ý thức Thầy nó đã thành một cái lực của nó rồi. Cho nên Thầy bảo là cái đầu nó không có đau. Còn mấy con bây giờ nhức đầu, mấy con bảo nó cũng không nghe lời đâu. Nó đau là nó vẫn đau, là tại vì mấy con có tập đâu? Còn Thầy đã tập, cho nên Thầy bảo nó, nó phải đi. Cho nên gọi là làm chủ bệnh, chứ không phải là thân không bệnh. Phải không mấy con thấy chưa?

2- NGƯỜI CHỨNG ĐẠO KHAI MỞ ĐƯỢC BỘ NÃO, THỰC HIỆN TAM MINH

(21:47) Ở đây cái ông cư sĩ Nguyễn Hoà này, thì ông chưa hiểu được cái lý của Thầy nói. Khi Thân Ngũ Uẩn này mà muốn. Bởi vì cái Thân Ngũ Uẩn, chúng ta mới có cái đầu. Mà con người mà không có cái đầu thì không có trí tuệ. Cái đầu do mà chúng ta triển khai được cái đầu của chúng ta, thì nó mới có triển khai được Tứ Thần Túc. Nếu không có ý thức, chúng ta làm sao chúng ta tác ý? Cho nên không có cái đầu, làm sao chúng ta tác ý mà chúng ta có Tứ Thần Túc, có Tam Minh? Các con hiểu chưa? Cho nên nhờ cái thân của chúng ta. Cho nên vì vậy mà chúng ta nhờ có cái sự tu tập, chúng ta mới triển khai được cái bộ óc của chúng ta nó hoạt động. Nó hoạt động nó mới có đủ Tam Minh. Nó có đủ Tam Minh chúng ta mới khám phá rõ ràng là người ta nói người chết có linh hồn. Sự thật ra khi mà người ta có đủ Tam Minh, tức là cái đầu óc người ta hoạt động. Người ta mới quan sát rõ ràng thế giới siêu hình không có, mà người ta tìm linh hồn không có. Do đó, trên bộ óc của người ta, chứ ở đâu mà người ta tìm? Nếu Thầy mà không có bộ óc mà tu mà có Tam Minh thì làm sao Thầy biết có linh hồn hay không? Các con hiểu chỗ đó.

Cho nên, bây giờ Thầy nói không có linh hồn là tại vì Thầy đã khám phá từ cái bộ óc Thầy. Thầy tu tập, Thầy triển khai bộ óc Thầy, cho nên nó mới có đủ Tứ Thần Túc, nó có đủ Tam Minh. Cho nên Thầy quan sát, Thầy tìm coi cái thế giới siêu hình có không? Đúng là ba mươi ba cõi Trời không có và không có linh hồn. Người chết là hoại hết không có linh hồn. Do cái chỗ đầu óc này mà chúng ta khám phá. Cho nên trong cái bộ Đường Về Xứ Phật, Thầy nói khai mở Thân Ngũ Uẩn tức là khai mở đầu óc. Con hiểu? Cái Thân Ngũ Uẩn này mình khai mở chân mình được không? Có phải không? Mình khai mở cái tay mình được không? Hay hoặc khai mở cái bụng mình được không?

Chỉ có khai mở làm sao cho cái đầu này nó hoạt động, nó có một số tế bào chưa hoạt động. Mấy con có nghe các nhà khoa học nói chưa? Nó chưa hoạt động, mà bây giờ khai mở cho nó hoạt động. Vì vậy do nó hoạt động Thầy mới có Tam Minh. Chứ cỡ bây giờ Thầy ngồi đây mà sau lưng Thầy ai ngồi lén ở sau mà Thầy biết được. Mà mấy con cách vách, mấy con không biết được, là tức là mấy con chưa khai mở cái đầu của mấy con, có phải không? Cho nên mấy con đâu có thấy ở ngoài vách này ai ngồi, đó ai làm gì nó đâu có biết phải không? Nhưng mà Thầy ngồi đây, Thầy cũng ngó đằng trước, chứ Thầy đâu có cần phải ngó con mắt ở sau đâu? Nhưng mà ai làm sao ở sau lưng Thầy thấy Thầy biết. Đó là Thầy đã khai mở cái đầu của Thầy chứ. Còn mấy con có cái đầu, mấy con không khai mở, cho nên mấy con thấy được không? Các con hiểu điều đó chưa?

Ăn thua ở trên cái đầu của chúng ta. Mà nhờ cái Thân Ngũ Uẩn chúng ta mới có cái đầu. Chứ cỡ không có cái Thân Ngũ Uẩn làm sao có cái đầu mấy con? Cái đầu là cái chỗ điều khiển cả tay chân. Con muốn đưa tay cũng do cái đầu con đưa đó, nó điều khiển nó đưa đó. Con muốn nhìn đâu, tức là cái đầu con nó điều khiển nó mới nhìn, nó thấy đó. Chứ cỡ không có cái đầu, chắc con là người mù. Có phải không? Mấy con hiểu chỗ Thầy muốn nói. Cho nên nhờ đó mà mình mới biết rằng không có linh hồn.

Đức Phật thì, lẽ đương nhiên là đức Phật không nói linh hồn, nhưng mà đức Phật nói quá hay: "Ba mươi ba cõi Trời là tưởng tri, chứ không phải liễu tri", đức Phật nói còn hơn Thầy, có phải không? Đức Phật cần gì phải nói có linh hồn hay không linh hồn. Tại vì người ta cứ thờ cúng, cầu cúng ngày giỗ, ngày chạp, cầu cho linh hồn ông bà về hưởng phù hộ cho con cháu bình an, mạnh giỏi. Cho nên Thầy nói không có linh hồn, vái vậy không có trúng.

(25:21) Thầy nói thẳng, còn ông Phật ông nói ba mươi ba cõi Trời là cõi tưởng tri. Ông Phật ông nói hay hơn Thầy, nhưng mà cái nghĩa lý của nó sâu xa. Tưởng tri do chúng ta tưởng ra thôi, như vậy rõ ràng là không có cái thế giới siêu hình, phải không? Ông Phật nói vậy. Thì mấy con thấy, ông Phật nói hay hơn Thầy, nhưng mà Thầy thì nói thẳng hơn ông Phật. Ông Phật nói kiểu đó mích lòng lắm. Nói như Thầy thì mích lòng lắm. Ông Phật nói như vậy, ngoại đạo nó không mích lòng. Bởi vì nó thờ linh hồn, chứ nó không phải thờ ba mươi ba cõi Trời. Còn Thầy thì giải thích cho mấy con nói không có linh hồn thì Thầy phải giải thích ông Phật nói. Để không mấy con nói: mấy con tin Phật, chứ dễ gì mấy con tin Thầy.

Cho nên Thầy phải lấy ông Phật kê ra, đặng cho mấy con mà không tin Thầy, tức là không tin Phật. Con hiểu Thầy muốn nói không? Cho nên mỗi mỗi điều mà Thầy nói ra đều là Thầy đều kê ông Phật ra hết, cho mấy con không tin đi. Bởi vì mấy con tin tuyệt đối Phật mà. Cho nên bây giờ cái gì của Phật nói ra, Thầy giải thích nghĩa rất rõ ràng, cụ thể ông Phật nói vậy đó, phải không? Cho nên cuối cùng Thầy nói không có linh hồn, thì ông Phật đã nói không có thế giới siêu hình. Thì như vậy rõ ràng ông Phật cũng chấp nhận không có linh hồn chứ gì? Nhưng mà ông Phật không nói như Thầy thôi.

Cái danh từ mà Thầy nói nó không giống ông Phật, nhưng mà cả Phật và Thầy đều nói rất đúng không sai, cái nghĩa thì nó không trật. Cho nên vì vậy đó mấy con thấy rằng, khi một người mà không hiểu đọc sách Thầy, họ do kiến giải của họ, họ lại không hiểu Thầy, họ nói Thầy không hiểu Phật. Sự thật ra không hiểu Phật mà Thầy dám nói câu chuyện này sao? Thầy hiểu Phật từng chút, từng chút. Phật làm chủ được cái gì, Thầy làm chủ được cái nấy hết rồi. Cho nên cái mà làm chủ của Thầy thì ông Phật nói ở trong cái lời đó, thì mấy con đọc không hiểu đâu. Nhưng mà Thầy đã tu tập, Thầy đã làm chủ, Thầy biết cái lời nói đó là do đó mới làm chủ được cái đó.

Cho nên Thầy lấy cái câu nói của Phật, Thầy mới dạy lại câu nói của Thầy, để rồi từng đó mấy con tin Phật tức là tin Thầy, có vậy thôi. Cho nên ở đây hầu hết là người ta nói là người ta không hiểu Thầy thôi. Vì kinh nói"Ngũ uẩn để dẫn tới vô ngã để phá cái gì đó, ngã hay linh ngã bị nhận thức sai lầm, cho là nương tựa vào ngũ uẩn mà tồn tại. Vậy thì làm sao có linh hồn được? "Ở đây, đức Phật nói vô ngã. Người ta nghĩ cái ngã là cái linh hồn, không phải. Chúng ta thường ngu si lắm, chấp ngã. Ai mà hở ra nói trái ý mình thì chấp ngã nó mới tức giận, chứ đâu phải chấp cái linh hồn, có phải không? Người nào mà xớn xác coi, đánh mình cái vầy, thử có đánh cái linh hồn mình không? Đánh cái đầu mình, chứ đánh cái linh hồn mình sao mình tức, vậy mà tức chứ.

Cái ngã thì trong đó nó, cái gì mà chạm đến thân tâm của chúng ta, chạm đến của cải tài sản của chúng ta là chúng ta bực mình. Cũng như bây giờ Thầy có một bộ sách gì đó, mà cái người xênh xang nào lại chụp lấy bộ sách Thầy mang đi. Thầy chạy ra, Thầy giật:"Sách của tôi sao ông lại giật?, đó là mình chấp ngã. Con hiểu cái ngã? Có nghĩa là tất cả những cái gì xung quanh của chúng ta là cái ngã, chứ không phải có cái linh hồn là ngã. Ở đây người ta nghe nói ngã là chắc là cái linh hồn, mấy người này hiểu quá cạn. Cho nên ở đây, nói phá vô ngã là nghĩa là phá xả, phá chấp, phá cái chấp của chúng ta.

Cũng như bây giờ Thầy có một cái chiếc xe, có một người nào đó họ đến, họ lén lấy, Thầy không buồn gì hết. Đó thì Thầy bình thường, cho nên Thầy không chấp ngã là Thầy xả thôi. Nói vô ngã có nghĩa là xả tất cả những mọi vật, không còn bị chướng ngại trên thân tâm của Thầy gọi là xả, con hiểu không? Tức là không còn chấp ngã nữa. Nhưng mà cái ngã, thì người ta nghĩ chữ "Ngã", chữ Hán có nghĩa là "Tôi, ta". Do đó mà chúng ta lầm tưởng là thứ nhất là cái thân, thứ hai là cái linh hồn. Cho nên người đó chấp ngã là chấp cái thân của mình, chấp linh hồn, không phải. Mọi vật xung quanh người đó, từ cái áo, từ tất cả những vật dụng, Thầy nói tới cọng tóc của người đó mà họ bỏ, mà ai lại lấy họ cũng tiếc nữa thì họ chấp ngã. Chứ không phải, cái cọng tóc mà họ cũng chấp nữa, gọi là chấp ngã chứ sao? Họ tức giận, họ buồn phiền trong lòng của họ vì họ mất cái đó đó, thì đó là họ chấp ngã, như vậy mới đúng. Cho nên ở đây hỏi về cái ngã thì chúng ta phải hiểu.

Cho nên hầu hết là Thầy biết trên mạng thư viện Hoa Sen, họ nói Thầy cái này kia. Thầy biết những người đó họ đâu đủ trí tuệ mà để nói. Khi nào họ làm chủ được sinh, già, bệnh, chết thì bảo họ muốn nói gì thì họ làm chủ được rồi, thì về nói chuyện với Thầy. Chứ còn đừng có, khi mình chưa làm chủ thì mình muốn nói trời, muốn nói trăng, mình nói sao cũng được. Coi như những cái lời mà con hỏi Thầy ở trong này là hoàn toàn những cái điều họ hiểu nó quá lệch, nó không đúng con. Cho nên họ không hiểu mà cãi với họ làm gì? Mặc tình cho họ nói đã thôi, chứ họ có làm chủ được sinh, già, bệnh, chết đâu?

(30:25) Còn đối với Thầy bây giờ ai có nói gì nói, Thầy cũng vẫn là con người làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Thầy muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, có bệnh Thầy đuổi đi, Thầy là người khoẻ nhất ở trên thế gian này rồi. Thầy là con người có thể nói rằng đức Phật ngày xưa làm được, Thầy cũng có thể làm được như Phật rồi. Cho nên bây giờ Thầy dạy lại cho mấy con cũng làm được như vậy thôi. Còn mấy con không nghe lời Thầy, không làm thì mấy con phải chịu lấy sự khổ đau đó. Chứ còn cái mà khen chê, đời mà làm gì mà phải có người hợp thì khen mình dữ tợn, mà khen mình có lợi gì cho mình? Mà chê mình có hại gì cho mình?

Cho nên trên mạng Hoa Sen họ chê gì chê mặc họ, họ có làm chủ được đâu. Mai mốt họ bệnh đau, họ cũng chết như thường à, có phải không? Cho nên đối với Thầy, Thầy chẳng cần trả lời, chẳng cần nói. Tại mấy con hỏi Thầy, Thầy mới nói mà thôi. Tại vì mấy con đọc ở trên mạng, mấy con thấy câu hỏi những cái điều này, điều kia họ đưa lên. Thì cái sự khen chê của thế gian này nó rất nhiều mấy con, không có cần thiết. Mà cần thiết mình làm chủ được sự sống chết này thôi, còn khen chê đâu có màng. Khen thì làm cho mình duyên theo cái lời khen mình mừng, mà chê làm cho mình theo cái lời chê mình buồn thì đó là mình bị chi phối trong cái lậu hoặc, chứ có gì đâu.

Cho nên đức Phật, khi mà hai Thầy trò của ngoại đạo một người thì khen Phật, một người thì chê Phật, thì Phật làm thinh không nói gì hết. Cho đến khi mà đến cái nhà mát nghỉ thì các vị Tỳ kheo mới hỏi "Người ta khen chê Phật vậy mà, như thế nào mà Phật làm thinh à, không có trả lời gì hết vậy?" Thì đức Phật mới nói: "Khen mà khen đúng giới luật, à Phật giữ giới như vậy như vậy đúng, ăn ngày một bữa, tu tập vậy đúng. Đó là khen đúng thì mình nên lấy cái đó mình học, mình tập, mình giữ đúng. Còn khen sai, Phật có Thần thông, phép tắc, tàng hình, biến hoá ôi thôi thật là tuyệt vời. Đi trên sông, bay trên trời như chim, tất cả những cái khen này thì thôi thôi, cái này là sai, không đúng". Đức Phật bác liền, khen này khen trật không đúng, thì đừng có vì đó mà vui mừng. Nó biến mình thành ngoại đạo, nó thành những nhà ảo thuật mất đi, thôi đừng nghe những lời nói. Còn chê ông Phật phạm giới như thế này, thế khác, thì người ta chê là người ta nhắc nhở cho mình giữ gìn đúng, tại sao mình buồn? Có phải không?

Bây giờ đọc ở trên mạng họ chê Thầy thế này, thế khác mà, họ chê trật không đúng thì vậy mà mình buồn họ chi, có phải không? Mình đâu có, bởi vì họ chê sai là họ không biết thì mình thương yêu tha thứ họ, chứ sao lại mình giận, mình buồn? Mà mình tranh luận họ làm gì? Mình muốn người ta khen mình sao, mình tranh luận? Cho nên đối với Thầy thì vấn đề đó không quan trọng, mà quan trọng là ở chỗ làm sao, làm sao dạy cho mấy con tu tập làm chủ được sinh, già, bệnh, chết. Làm sao cho mấy con chứng đạo được, để tiếng nói một mình Thầy chưa đủ. Mà có nhiều người chứng quả A La Hán, tiếng nói của mọi người thì nó làm cho thế giới chúng ta nhìn thấy được Phật giáo đã sống lại.

Một mình Thầy chưa đủ đâu mấy con. Mà Thầy mong rằng trong số mấy con ngồi nghe, có những người nào quyết tâm nỗ lực thực hiện để tâm chứng vô lậu hoàn toàn, có đủ Thần túc để làm chủ sự sống chết của chúng ta. Chừng đó cả thế giới này người ta sẽ nương vào đó, vào những cái sự giải thoát của các con. Trong cái số các con ngồi đây mà được năm người, mười người tu chứng, đó là hạnh phúc nhất của Thầy. Và Thầy thấy công Thầy đã giảng dạy mà được năm, mười người thôi, cũng là một điều vui rất lớn của Thầy. Hân hoan rất lớn, là Thầy biết rằng ngày mai này Phật giáo sẽ không mất, đường lối này không mất. Còn mấy con mà nghe Thầy mà chơi, rồi về lỗ tai này giũ qua lỗ tai kia rồi, thì ai cũng chạy theo đời mà cứ sống danh với lợi rồi, thì thôi Thầy nói rất là uổng phí, phụ lòng Thầy đó mấy con.

Cho nên mấy con về, mấy con nỗ lực, mấy con tập. Có một cái gì sai là mấy con gửi thư, bây giờ thì liên hệ giao thông rất là tiện. Mấy con gọi điện thoại:"Thầy ơi bây giờ con tu tập, hiện giờ tâm con nó không có niệm khởi nữa, nhưng nó hiện tượng nó như thế này, như thế nào xin Thầy cho con biết nó đúng hay sai? ". Thầy liền ngay tức khắc là Thầy giúp đỡ mấy con liền, Thầy không bỏ mấy con đâu. Mấy con là những người thừa kế để dựng lại chánh pháp, cùng với Thầy mà siết chặt vòng tay để dựng lại chánh pháp của Phật. Thầy làm sao Thầy bỏ mấy con được mấy con? Bao nhiêu người trên thế gian người ta còn đau khổ nhiều lắm mấy con. Sinh, già, bệnh, chết họ còn đau khổ lắm, mà bây giờ có người tu chứng được là một niềm tin cho họ. Họ sẽ đem hết sức lực, họ nỗ lực, họ tu mấy con. Cố gắng, mấy con cố gắng.

3- NGHIỆP TÁI SINH LUÂN HỒI

(34:42) Câu hỏi: Kính bạch Thầy, Thầy dạy khi sắc uẩn tan rã thì bốn uẩn còn lại cũng đều tan rã theo, và không còn gì thường hằng, Phật dạy: "Nếu còn một chút xíu thức như cát trong đầu móng tay ta thì đạo ta không ra đời".

(34:58) Trưởng lão: Đúng vậy! Đức Phật xác định là thân chúng ta có ngũ uẩn. Mà khi sắc uẩn đã rã rồi thì bốn cái uẩn kia nó cũng tan rã, nó không còn có một gì cả hết. Nhưng cái gì đi tái sinh luân hồi? Cái nghiệp chúng ta, hàng ngày chúng ta, mỗi lần ai nói gì tức, chúng ta giận, thì đó là chúng ta sân lên. Rồi ngày mai có ai nói gì chúng ta lại sân lên một lần nữa, ngày mốt có điều gì làm chúng ta sân lên nữa, tức là chúng ta hàng ngày huân cái sân nó lên, nó thành một cái nghiệp gọi là cái nghiệp lực sân. Rồi hàng ngày chúng ta tham muốn cái này chút, tham muốn cái kia chút, mỗi ngày tham muốn vậy nó huân nó thành cái nghiệp lực của tham muốn.

Hàng ngày chúng ta cứ ngồi đâu buồn ngủ, hồi nào muốn ngủ thì nó gục tới gục lui thì kiếm chỗ đi ngủ, đó là chúng ta huân cái ham ngủ đó. Huân cái đó thành ra cái nghiệp, cái si của chúng ta, nó không có còn tỉnh táo, nó không còn sáng suốt, nó lười biếng. Hễ khi nó uể oải, nó muốn ngủ thì kiếm cái hốc nào, cái giường nào nằm lên ngủ cho nó thẳng chân, thẳng cẳng, đó là cái người si, mình nuôi cái nghiệp si. Cho nên hở chút nào mình khó làm chủ được thân tâm của mình. Cho nên đó là những cái nghiệp. Và cái người còn tham, sân, si thì sẽ tương ưng với những con người khác cũng tham, sân, si như vậy sẽ làm cho cái nghiệp đó đi tái sanh luân hồi.

Bởi vì khi mình chết rồi còn cái nghiệp, cái từ trường nghiệp si đó, cái từ trường nghiệp sân, cái từ trường nghiệp tham đó, nó tương ưng với những người xung quanh chúng ta còn tham, sân, si, nó y như nhau. Nó tương ưng là nó phải giống nhau. Còn cái người đó cái sân nó ít hơn cái sân của mình thì nó không tương ưng thì không làm con. Mà nó tương ưng với loài chúng sanh, cái tâm bỏn xẻn, nhỏ mọn ích kỷ chúng ta thì chúng ta sẽ làm loài chúng sanh. Còn chúng ta một cái người có giữ gìn những cái đức của Phật năm cái giới của Phật, tức là năm cái đức căn bản của đạo Phật.

Năm giới đó, giới sát sanh nè, giới không tham lam trộm cắp, giới tà dâm nè, giới không nói dối nè, giới không uống rượu nè. Năm cái giới của người cư sĩ rõ ràng, là năm cái đức căn bản của một con người gọi là nhân bản. Thế mà chúng ta thọ Tam Quy Ngũ Giới mà chúng ta có giữ gìn giới đó được đâu. Trong năm giới thì được may lắm thì chúng ta giữ được một giới, hai giới còn những giới khác thì chúng ta còn phạm. Thì còn phạm như vậy là tâm của chúng ta, thân của chúng ta là thân người, nhưng tâm chúng ta còn là tâm chúng sanh.

Cái giới thứ nhất không sát sanh mà chúng ta nỡ tâm mà chúng ta ăn thịt chúng sanh thì chúng ta còn nghĩa lý gì? Ở đây ăn thịt chúng sanh, chứ không phải cầm dao giết con gà, con vật đâu. Còn cầm dao mà giết con gà con vật, đập đầu cá rồi làm ra thực phẩm để ăn, đó là còn tội lỗi còn vô cùng nữa. Bởi vì trực tiếp mình giết hại. Mà cái giới sát sanh là cái Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu, thương yêu sự sống của mình sao mình không thương yêu sự sống của loài chúng sanh? Nỡ tâm cầm dao giết, nỡ tâm gắp một miếng thịt bỏ trong miệng nhai ăn ngon lành như vậy? Là Phật tử tại sao chúng ta không thấy cái lòng thương yêu chúng ta như thế nào? Một con kiến nó có sự sống cũng bình đẳng như sự sống của chúng ta, nỡ tâm nào chúng ta vô tình đi mà dẫm đạp chúng chết?

Đây là Thầy nói vô tình thôi, còn cái này là hữu ý để giết chúng sanh để ăn thịt, thì như vậy chúng ta có phải là con người không hay là những con thú vật? Con thú vật rõ ràng là con này sẽ cắn giết con kia ăn thịt, chúng ta đâu phải là con thú vật. Vậy cho nên khi mà chúng ta bước vào cửa Phật là chúng ta đã thọ năm giới rồi. Thọ Tam Quy thì phải thọ Ngũ Giới. Mà thọ Ngũ Giới có mục đích, không phải ăn chay để làm Phật, làm tiên. Không phải theo cái tôn giáo mà ăn, mà theo cái Phật dạy chúng ta học cái giới mà không sát sanh. Có nghĩa là học cái Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu, để từ thương yêu đó mà chúng ta không nỡ giết hại chúng sanh, không nỡ ăn thịt chúng sanh mới thật là con người. Mấy con thấy chưa? Đó là cơ bản mà. Nếu con người thì hoàn toàn chúng ta không giết hại và thương xót tất cả những chúng sanh.

Đó thì hôm nay ở đây quý Phật tử chưa phải là những người xuất gia. Vì những người xuất gia thì người ta vẫn giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Không những năm giới mà còn mười giới, còn hai trăm năm chục giới, còn ba trăm bốn mươi tám giới. Tất cả những giới luật là oai nghi tế hạnh của người tu sĩ, của những người cư sĩ. Cho nên chúng ta hãy cố gắng thực hiện những giới luật của Phật, đem lại sự hạnh phúc cho bản thân mình và cho gia đình mình. Một người cư sĩ trong gia đình thôi, chỉ cần giữ gìn năm giới, bởi vì nhân quả thì nó có cái sự chuyển biến thay đổi. Lấy thiện thì chuyển ác, đem lại sự hạnh phúc cho gia đình của mình là bằng pháp thiện. Mà pháp thiện là ở chỗ nào? Là giới luật của Phật.

Nếu một người ở trong gia đình, trong gia đình đó có năm người mà có một người giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh trong năm giới, thì cái gia đình đó được bình an hơn tất cả những gia đình khác. Mà nếu trong gia đình năm người mà người nào cũng giữ giới hết thì thật sự gia đình đó rất là hạnh phúc. Không bao giờ họ cãi cọ, không bao giờ mà họ đánh đập nhau, không bao giờ mà họ có những sự xung đột trong gia đình họ.

(40:27) Họ rất là hạnh phúc, họ biết tôn trọng và cung kính nhau khi họ học Đức Hiếu Sinh. Bởi vì đạo Đức Hiếu Sinh nó sẽ dạy chúng ta có một cái đức lễ là biết cung kính, tôn trọng sự sống. Từ con vật mà cho đến những con người mà đối xử nhau chúng ta đều có sự, bởi vì mình thương yêu là mình phải cung kính, tôn trọng. Cho nên học Đức Hiếu Sinh nó không phải là học trong một ngày, một giờ mà nó cả một cái lớp học.

Trong năm giới này mà học về đức hạnh của nó thì mấy con phải học trong năm lớp của nó. Mà mỗi lớp ít ra mấy con cũng phải học ba tháng cho đến sáu tháng một lớp học. Thí dụ như Đức Hiếu Sinh, Đức Ly Tham. Nghĩa là cái tâm tham của mình người nào cũng có tham muốn, mà giờ muốn ly nó phải làm sao? Phải học cái Đức Ly Tham, nó có cái đức ly. Vì cái đức đó nó đem lại sự hạnh phúc cho mình, cho người mới gọi là đức, gọi là Đức Ly Tham.

Đức chung thuỷ, tức là có chồng có vợ rồi thì không có nhìn ngó cái người phụ nữ hoặc cái người nam nào khác cả, chỉ duy nhất có chồng và vợ mà thôi. Do đó, cái giới mà dạy đừng tà dâm có nghĩa là đức chung thuỷ, Đạo Đức Gia Đình nằm ở trên cái bộ giới này. Cho nên ít ra các con cũng phải học về cái giới đức gia đình này. Ít ra cũng phải ba tháng mới đủ cái hành động sống trong gia đình, đối xử như thế nào để đem lại một cái sự hạnh phúc chúng thuỷ, chung tình với nhau trong gia đình, đó là cái đức chung thuỷ.

Cái Đức Thành Thật, mọi người mà thành thật thì cái uy tín của mình nói ra lời nói ai cũng tin. Còn mình nói dối rồi thì người ta biết rồi, sau này nói người ta coi thường, người ta không tin mình. Tự mình không thành thật, là tự mình đã làm mất uy tín mình, đó là cái Đức Thành Thật.

Còn cái giới không uống rượu, tức là Đức Minh Mẫn. Tại vì mình minh mẫn là mình sáng suốt, mình nhận định cái loại rượu là đem đến cơ thể mình sẽ gây cho mình bệnh tật hoặc là gây cho mình không còn bình tĩnh. Uống rượu vô nó kích thích Thần kinh rồi, thì lúc bây giờ chỉ còn biết la lối cho nó đã cái cơn giận của mình thôi. Cho nên tạo cái cảnh rối loạn, tạo cái cảnh bất an cho mình, cho người khác, đó là cái người uống rượu. Không những riêng rượu mà còn hút thuốc lá, mà còn thuốc phiện, còn tất cả những điều khác nghiện ngập. Đều là cái người minh mẫn là người ta không đem vào thân người ta bằng những cái độc dược đó.

Cũng như một cái người mình mẫn thì không bao giờ người ta giết hại chúng sanh, người ta ăn thịt chúng sanh. Chỉ có người mà không minh mẫn là mới ăn thịt chúng sanh, mới giết hại chúng sanh. Tại sao vậy? Tại vì mình huân cái khổ vào thân của mình thì mình làm sao mình tránh khỏi những bệnh tật? Mình ăn thịt chúng sanh làm sao mình khỏi? Thì mấy con thấy cái người minh mẫn thì người ta đã sáng suốt. Mình nuôi cái Chánh Mạng của mình thì mình phải nuôi bằng cái thiện pháp, chứ đừng có nuôi cái ác pháp. Mà giờ mình ăn thịt chúng sanh, tức là mình nuôi nó bằng cái ác pháp, chứ đâu phải là bằng thiện pháp. Làm sao chúng ta tránh khỏi được sự bệnh tật?

Vì vậy mà các con, quý Phật tử hãy đến bệnh viện Chợ Rẫy ở thành phố Hồ Chí Minh và các bệnh viện khác xem coi con người vô bệnh viện đông không, biết? Do ăn thịt chúng sanh mà bệnh đau, do ăn chay mà không có tâm từ. Có nhiều người ăn chay lâu rồi, ăn chay trường đó mà thấy thịt thèm mấy con. Không, Thầy nói thẳng mà. Có nhiều vị hoà thượng thật sự mấy con, tu từ nhỏ tới lớn vì Phật tử, vì có đệ tử rất đông không thể nào mình ăn mặn, mình phải ăn chay cho đúng cái hạnh của mình. Nhưng mà vì không phải lòng hiếu sinh mấy con, cho nên đến giờ phút cuối cùng rồi nói với Phật tử, nói với đệ tử của mình:" Cho Thầy chỉ cần một miếng thịt, Thầy chỉ ngửi thôi Thầy chết, chứ bây giờ Thầy chịu hết nổi". Thật tội nghiệp lắm mấy con, bởi vì cái này là cái sai. Lấy giới luật mà ức chế mình để chịu đựng ở trên những cái điều kiện mà cái thịt cá, không có chịu thấy được cái đức lòng thương của mình, rất tội mấy con.

Thầy đã chứng kiến nhiều vị hoà thượng, những bậc Thầy tổ, chứ không phải là những bậc nhỏ đâu, Thầy không có nói dối cái điều này đâu. Rất tội mấy con, là tại vì không ai dạy cho các vị hiểu vì cái giới sát sanh này mà các vị đi tu thì không thể nào mà ăn mặn. Do đó đi tu rồi, nhưng vì không hiểu cái lòng thương yêu. Cho nên do như vậy mà ức chế cái tâm của mình, cho đến giờ phút cuối cùng không chịu nổi cái tâm của mình để rồi phải nói ra lời nói cuối cùng. Ăn không được nữa chứ đừng nói. Bây giờ phút ăn hết được rồi, mà chỉ để miếng thịt để cho nghe cái mùi đó thôi rồi chết mấy con. Đó là một vị hoà thượng rất là có công với Phật giáo, dạy biết bao nhiêu đệ tử, dạy Phật pháp rất là nhiều đệ tử, nhưng cuối cùng chết rất đau khổ. Thầy xin không nói tên người đó. Cho nên vì vậy, hôm nay Thầy mới thấy được cái điều này cần thiết khi dạy về giới luật là phải dạy về đức của giới.

(45:00) Đức của giới nó làm chúng ta thấm nhuần và mỗi lần dạy đầu óc chúng ta nó sẽ thấm một lần một chút, lần một chút, thì cuối cùng chúng ta thành một cái đức giới.

Chẳng hạn bây giờ Thầy nói như thế này mấy con thấy nè. Nói đức cẩn thận, ai cũng biết cẩn thận là mình đi phải nhìn trước nhìn sau, ngó trước, ngó sau thì đó là cẩn thận, ai cũng biết. Nhưng mà chúng ta đây đi ra kia khúc cái quên. Bởi vì cái đức hạnh nó phải tập luyện cho nó thành một cái thói quen, chứ không thể nói mà được. Cho nên ví dụ như mở một cái lớp học người ta dạy bữa nay. Ngày nay người ta dạy cái Đức Hiếu Sinh cẩn thận, người ta bắt học sinh phải đi từ đây ra ngoài cổng phải tỉnh giác ở trên bước đi biết bước chân mình đi, nhìn tránh dưới chân không dẫm đạp lên chúng sanh. Từ ngoài cổng đi vào đây, đó là bắt một đứa học sinh tập rồi, đứa khác, đứa khác như vậy, lần lượt tất cả cái lớp học chúng ta đứa nào cũng tập. Rồi, khi mà đi về thì vị Thầy đều là để ý mấy cái đứa học trò mà dạy nó đức cẩn thận như vậy, thì nó về nó lấy xe đạp, nó cưỡi về như thế nào? Coi nó chạy lạng bên đây, lạng bên kia là mấy đứa đó vô cho nó một trận thì nó sẽ không còn, bỏ cái tật mà thiếu cẩn thận đó nữa.

Đó, các con hiểu không? Học sinh mà nó xách xe ra thì nó chạy lạng bên đây, lạng bên kia đường xá chật hết, đó là thiếu cẩn thận. Mà do ai dạy? Do ông Thầy. Phải không, mấy con thấy không? Mà ông Thầy phải lưu ý mấy thằng học trò này coi, mình dạy nó hồi đó đi cẩn thận vậy đó, được rồi. Bởi vì ở trong lớp mà, nó phải làm thôi. Nhưng mà sau khi ra khỏi trường, ra khỏi lớp rồi thì phải lưu ý đến học trò của mình để dạy cho nó thành một cái thói quen. Sau đó nó đi ra, nó biết ông Thầy ông rình ở chỗ nào đó không biết chừng, mình mà lạng quạng vô lớp thì bị ông liền. Các con hiểu không? Như vậy là ông Thầy mới dạy đạo đức.

Chứ còn mà dạy dạo đức, ở trong lớp mà nói đạo đức vanh vách, chứ ra ngoài thì đứa nào làm gì thì làm. Hoặc thậm chí ông dạy đạo đức mà ra quán ông ngồi uống cà phê nữa thì ông Thầy này có ra gì mấy con? Cái hành động ông Thầy, bây giờ dạy bảo đừng có xả rác, cha mẹ dạy con đừng có xả rác, mà cha mẹ vò miếng giấy hay gì đó quăng:"Ba dạy con biểu đừng xả rác mà ba xả rác còn hơn con nữa"thì như vậy dạy ai mấy con? Hầu hết là mình nói vệ sinh này kia nọ, nói hay đó, chứ sự thật ra có cái gì đó ném đại ở bên lề đó thôi. Sự thật ra cái này không phải đâu mấy con. Mình phải làm gương cho tụi nhỏ, cho trẻ em, mình phải làm gương cho người khác. Cũng như Thầy dạy mấy con mà Thầy không làm gương thì làm sao mấy con tin Thầy được? Thầy phải có cái gương hạnh chứ, đó là cách thức dạy đạo đức.

Đúng vậy, khi đức Phật đã xác thực trên thân chúng ta có ngũ uẩn. Mà khi ngũ uẩn tan rã rồi thì không còn một cái gì cả hết, chỉ còn cái nghiệp như hồi nãy Thầy nói cái nghiệp. Cái nghiệp dễ lắm mấy con, Thầy cho mỗi người một cái thất để Thầy chỉ cho mấy con thấy cái nghiệp. Thì Thầy cho mỗi người vào ở trong cái thất tu tập. Nhưng mà chiều chiều thì rảnh rang rồi mà, tới giờ nghỉ mà. Thấy trước thất mình cái đường đi có rác đồ này kia, lá cây đồ rớt dơ, thôi lấy chổi quét, rồi thành cái thói quen ngày nào cũng quét. Nhưng mà không ngờ cái người tu đó lại họ tạo cái nghiệp đi quét rác mấy con. Họ chết đi rồi họ về thành phố họ tái sinh làm đứa con trong cái ông bà nào đi quét rác ở thành phố. Lớn lên nó cũng thay thế cái nghề cha mẹ nó, nó cũng đi quét rác thành phố, chứ không làm cách gì khác, chứ đừng nói tu chứng. Bởi vì tất cả những sự tu chứng nó có thể nói rằng cái thời gian, nó cần phải ly. Mặc dù cái thời gian mình nghỉ, đừng có đi làm cái điều đó. Mà làm cái điều đó là tạo cái nghiệp, mà cái nghiệp đó nó sẽ tương ưng. Mình làm cái hành động đó, nó sẽ tương ưng với những cái gia đình quét rác, để nó trở thành cái nghề quét rác. Còn bây giờ ở đây, mấy con ở cái thất này thấy cỏ nó lên như vậy quá, thôi để ra mình lấy cái liềm hay cái dao gì xeo cỏ để cho nó sạch sẽ, cắt tỉa đồ cho nó sạch sẽ. Nhưng không ngờ là mấy con tạo cái nghiệp làm vườn hay hoặc là tạo cái nghiệp nông dân. Chừng đó mấy con, sẽ sanh, chết đi bỏ cái thân này rồi, kiếp này mấy con được vô thất ngồi tu, có người đem cơm cho mấy con ăn. Nhưng mà cuối cùng sau đó rồi mấy con tạo cái nghiệp làm nông dân, thì mấy con cũng đi ra cấy lúa, nhổ cỏ thôi, uổng cái công của mấy con chứ làm gì.

Phải không mấy con thấy? Trong cái vấn đề mà tu tập mà một hành động sai, ở đây Thầy bảo mấy con chỉ chuyên cần giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mà chuyên cần giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự có nghĩa là gì mấy con biết không? Tạo cái nghiệp giải thoát. Cái nghiệp giải thoát chứ, chứ đâu phải khi không mà nó có được giải thoát liền sao? Cho nên tạo được cái nghiệp đó thì mới sống được ở trong đó, thì đó là sống trong cái tâm vô lậu nó mới giải thoát hoàn toàn. Đó, cho nên ở đây, mấy con phải hiểu biết rằng nó không còn có cái gì linh hồn hay hoặc cái gì mà đi tái sanh khi một người mất, mà chỉ còn cái nghiệp đó tương ưng tái sanh thôi.

4- SÁU CÕI LUÂN HỒI CHÍNH LÀ SÁU TRẠNG THÁI CỦA TÂM

(50:04) Theo mà sự hiểu của Phật giáo nguyên thuỷ, sáu cái nẻo luân hồi nó không phải là sáu cái thế giới đâu, nó là sáu cái trạng thái. Bây giờ con đang ngồi đây mà giờ bụng nó đói rồi, nó muốn đi kiếm ăn rồi, thì đó là con đã luân hồi vào cảnh ngã quỷ rồi, phải không? Có ai mà chọc tức con sân ầm ầm lên, đó là A Tu La rồi, chứ đâu phải mà đợi con chết đi mà để sanh vào cái cõi A Tu La đâu? Cho nên mình phải hiểu sáu cái trạng thái. Thường một con người chúng ta hay luân hồi sáu trạng thái. Lúc cái tâm mình bỏn xẻn, ích kỷ, nhỏ mọn đó là bàng sinh chứ gì mấy con? Con hiểu không?

Hễ mà cái tâm mình nó như thế nào thì lúc bấy giờ nó đã sinh vào một cái trạng thái đó là một cõi giới đó rồi, nó sáu nẻo luân hồi. Sáu nẻo luân hồi tức là nó luôn luôn di chuyển từ cái này đến cái khác. Bây giờ ngồi đây không sân, lát có ai nói trái ý cái sân lên thì đó là A Tu La rồi. Còn bây giờ con nghĩ đến một điều thiện, nghĩ đến làm cái điều gì nó nằm ở trong Thập Thiện thì đó là con là người trời rồi, sanh vào trạng thái trời rồi. Chứ gì con giữ gìn năm giới trọn vẹn không vi phạm một giới luật nào thì đó là con người chứ gì, trạng thái người rồi.

Nó có cái an ổn của cái trạng thái đó. Bây giờ con giữ năm giới nó sẽ có cái trạng thái an ổn của năm giới. Mà con giữ mười Thập Thiện, mười cái điều lành thì con sẽ hưởng được cái trạng thái của Mười Điều Lành, đó là cõi Trời rồi. Trạng thái của cõi Trời, chứ không phải có cõi Trời. Cho nên nó không có siêu hình, mà nó có cái trạng thái trong con người. Cũng như cái người ta nói Niết Bàn, không có cái cõi giới Niết Bàn mà có cái trạng thái Niết Bàn. Trạng thái Niết Bàn là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó mấy con thấy nó là trạng thái Niết Bàn, ở đó nó đâu còn khổ đau đâu, cho nên nó là Niết Bàn.

5- NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA PHÁP PHẬT VÀ NGOẠI ĐẠO

(52:06) Phật tử 1: Thưa Trưởng lão có những người mới vào tu theo đạo Phật thì họ đang ngơ ngác giữa hai con đường Đại thừa và Nguyên Thuỷ. Xin Thầy chỉ dạy con đường nào đi đến mục đích cuối cùng của đạo Phật là giải thoát sinh tử luân hồi và con đường nào dẫn đến con kiến mà bò quanh miệng lu thưa Thầy?

Trưởng lão: Thật sự ra thì theo giáo pháp của Đại thừa, thật sự ra thì Thầy cũng không nói làm gì, nhưng mà điều kiện là con hỏi. Bởi vì giáo pháp Đại thừa hầu hết là dạy chúng ta là phần nhiều ức chế ý thức, không dạy chúng ta dùng cái ý thức để mà tạo thành cái lực của ý thức lực. Cho nên cái phương pháp của Đại thừa, ví dụ như Niệm Phật đó là phương pháp Đại thừa. Hay hoặc là biết vọng liền buông để mà giữ cái tâm của mình đừng có vọng thì đó là tất cả những cái pháp mà ức chế cái tâm của mình. Thì đó coi như là chúng ta đi vòng vòng vậy, chứ không bao giờ mà chúng ta làm chủ được sự sống chết.

Cái pháp đó nó không bao giờ. Mà trong thời, trước thời đức Phật thì có những lục sư ngoại đạo dạy nhập Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ đó là những cái phương pháp của ngoại đạo. Nó đi vòng vòng, nó không đi thẳng vào để ly dục ly ác pháp, nó không thẳng vào việc làm chủ được sự sống chết, sinh, già, bệnh, chết. Cho nên đức Phật tu tập từ những cái pháp như vậy mà cuối cùng đức Phật đã nhập được như vậy, các vị Thầy đều là chấp nhận đức Phật nhập rất đúng. Nhưng mà cuối cùng nhìn lại thì không ly dục ly ác pháp, không hết tham, sân, si, cho nên đức Phật đành bỏ, đó rõ ràng rồi.

Bây giờ chúng ta nói là các pháp đó là của Phật thì không phải đâu, không phải của Phật. Phật không có bao giờ mà tu tập theo cái pháp ngoại đạo. Thậm chí như từ cái Sơ Thiền mà của Phật cũng không phải là cái Sơ Thiền của ngoại đạo. Trong cái thời đức Phật có Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, nhưng mà không phải pháp như vậy. Mà chính pháp của Phật muốn nhập Sơ Thiền thì phải tu từ Tứ Chánh Cần cho đến Tứ Niệm Xứ. Sau khi đạt Tứ Niệm Xứ rồi thì bắt đầu có Định Như Ý Túc mới nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền. Chưa có Định Như Ý Túc thì không bao giờ nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, đó là các cái pháp của Phật.

Cho nên ở đây pháp Tịnh Độ, pháp Đại thừa, pháp Thiền tông không bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chỉ lọt vào trong Không, trong những cái định Không Tưởng mà thôi. Tại sao Thầy biết? Như các con đã thấy ở ngoài Bắc chúng ta có ngài Vũ Khắc Minh, vũ Khắc Trường. Khi Thầy đến Thầy xem rõ ràng, Thầy đã biết được từ những cái từ trường của các vị tu như thế nào. Thầy biết lọt trong Không Vô Biên Xứ mà không cách nào ra được. Cho nên các vị ở trong Không rồi bỏ thân của mình mà thôi. Đó, mấy con thấy đó là cái nguy hiểm. Còn pháp của Phật người ta ra, người ta vào, người ta muốn chết hồi nào chết, người ta muốn sống hồi nào sống, chứ đâu phải mà phải nhập vào cái định đó. Như các con cũng nghe được ở bên Trung Quốc có những cái nhục thân như nhục thân của Lục Tổ Huệ Năng, nhục thân của ngài Từ Hàng, nhục thân của nhiều vị tổ, chứ không phải không. Nhưng nhục thân đó để làm gì đây?

(55:08) Khi mà thực hiện để lại cái nhục thân của mình không hôi thối như vậy, đó là hoàn toàn nhập vào những cái định của tưởng thôi, chứ đâu có cái gì mà khác. Đó thì, như vậy, nó đi lòng vòng ở trên cái miệng lu mà không ra khỏi cái sự giải thoát của chúng ta.

Cho nên ở đây chúng ta phải đi vào ngay cái pháp của Phật. Phật đã dạy chúng ta có cái pháp đơn giản, đạt tu chứng quả. Chứng quả của đạo Phật là chứng quả Vô Lậu. Mà Vô Lậu, cái tên Vô Lậu gọi là A La Hán, chứng quả A La Hán. A La Hán có nghĩa là không còn lậu hoặc. Mà không còn lậu hoặc thì đã xác định cho chúng ta biết được cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.

Hiện giờ ngồi trước mặt Thầy, quý Phật tử ai cũng có cái trạng thái đó, nhưng mà chúng ta chưa sống được với nó mà thôi. Vậy thì, muốn đạt nó thì chúng ta có pháp Như Lý Tác Ý. Đức Phật đã dạy mà:"Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, và đã sanh thì bị diệt". Rõ ràng nó diệt thì chúng ta sẽ ở trong vô lậu chứ sao? Mà ở trong vô lậu thì chứng đạt, chứ phải là chứng đạt cái gì? Các con thấy không? Mà ở trong vô lậu thì nó mới có Tứ Thần Túc. Mà có Tứ Thần Túc thì mới làm chủ được sanh, già, bệnh, chết.

Cho nên hôm nay, quý Phật tử đang có cái thân bệnh, Thầy dạy quý Phật tử là phải nhiếp tâm và an trú được tâm mình rồi mới đẩy lui được bệnh. Còn nhiếp tâm và an trú chưa được thì chưa đẩy lui được bệnh, có vậy thôi, đâu có gì khó khăn? Bởi vì mình nhiếp tâm an trú, thì mà khi thân của mình được an trú, thì làm sao còn cảm giác nào mà đau ở trên thân? Ví dụ như bây giờ Thầy nhức cái đầu, Thầy thấy rõ ràng là bây giờ cái đầu Thầy đau. Thầy muốn an trú cho được để mà không thấy cái đau của cái đầu thì Thầy sẽ nhắc. Thầy nhắc như thế nào?"An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", rồi Thầy hít vô thở ra năm hơi thở rồi Thầy tác ý, hít vô, thở ra, Thầy cứ chuyên lo tu cái pháp này thôi, còn cái đầu đau mặc nó. Đau Thầy cũng biết đau đó, nhưng mà mặc, Thầy không có quan trọng nó nữa, nó đau cách gì kệ nó. Nhưng mà Thầy chỉ ở đây, Thầy biết tác ý: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô, thở ra năm hơi thở rồi tác ý, rồi hít vô, thở ra năm hơi thở. Mà giờ nó đau quá, đau chịu hết nổi, Thầy tác ý. Mỗi hơi thở đều Thầy tác ý một câu:"An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô thở ra một hơi thở, rồi tác ý nữa rồi hít vô, thở ra. Cứ làm hoài, làm cho chừng nào mà cái đầu hết đau thôi.

Cho nên vì vậy mà khi mà Thầy đang đau, mà đến khi mà nó hết đau thì cái câu tác ý Thầy nó bao nhiêu trăm vạn lần cái câu tác ý mấy con? Nó thành cái ý thức lực nó mới hết đau, nó thành cái an trú được nó mới hết đau. Mà bây giờ nó chưa an trú được là nó còn tập trung trong cái đau nhức đầu, cho nên Thầy còn cảm nhận nhức đầu. Nhưng mà Thầy cứ bền chí, Thầy ôm cái pháp đó, Thầy cứ lôi cái tâm Thầy vào trong hơi thở và tác ý. Thì Thầy lôi nó được thì Thầy hết đau.

Đó là cái pháp an tâm, nó làm cho tâm chúng ta, thân của chúng ta nó không còn đau nữa. Mà cái câu đó đức Phật đã dạy chúng ta để đối trị cái bệnh chúng ta. Phải không mấy con thấy? Phật pháp có phương pháp để mà chúng ta tu tập, chứ đâu phải không. Còn giáo pháp Đại thừa thì mấy con có thấy? Đau thì chịu đau đi bác sĩ, đi nằm nhà thương. Có nhiều vị hoà thượng tu rất lâu, Niệm Phật rất lâu, mà rồi đau rồi có Niệm Phật hết đau không? Nó không thực tế mấy con. Như con hỏi như kiến bò miệng lu nó thật tế giúp chúng ta được cái chỗ nào đâu?

Cái pháp này mấy con tu, bây giờ mấy con chưa đau nè, thì mấy con cứ tập đi. Bởi vì đức Phật nói: "Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh". Tức là cái thân chúng ta đau bệnh nó sẽ không sanh. Vậy thì tác ý trước, chúng ta tu trước mà: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi ngày ngày tập như vậy, sáu tháng mấy con sẽ thuần quen như thế nào không? Mà khi thuần quen như vậy rồi, cái đầu đau hay cái bệnh gì trên thân mấy con, mấy con tác ý cái mấy con ở trong hơi thở. Mấy con tác ý thì làm sao mấy con còn nhớ được cái thân đau đâu, thì nó phải hết thôi. Các con thấy Phật pháp nó rất hay.

Phật tử 2: Dạ kính thưa Trưởng lão con xin hỏi vấn đề này, vấn đề mà khi cái người tu muội lược tham, sân, si khi mà họ chết rồi họ tiếp tục tu bằng tưởng uẩn, vấn đề là như thế nào xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ?

(59:32) Trưởng lão: Bây giờ đó, họ tu đã muội lược tham, sân, si rồi, tức là tham, sân, si họ còn có phân nửa, thay vì mười bây giờ còn có năm. Nhưng mà nhìn hết trong cái lớp học của chúng ta đây không có ai muội lược được tham, sân, si còn năm. Nhưng mà khi mà muội lược được phân nữa như vậy, thì cái tâm dục họ cũng đã muội lược, họ không còn khởi dục nữa đâu. Các con hiểu không? Mặc dù cái ý dục họ còn, nhưng mà họ không có hành động dục nữa, thì làm sao tái sanh được? Cho nên họ sẽ không tái sanh. Họ không tái sanh thì lúc bấy giờ cái thân họ chết rồi, họ tắt thở rồi, nhưng mà cái thân họ còn ấm mấy con. Đó là cái người muội lược tham, sân, si đó.

Mấy con thấy khi nào một cái người mất, mấy cái người đó đã chết rồi. Mà mấy con rờ cái thân của người đó nó còn ấm. Ấm bất cứ ở trên thân nó, một điểm nào nhỏ ở trên thân nó thì mấy con đừng chôn. Họ đang ở trên cái trạng thái tu để mà xả tâm hoàn toàn đó mấy con, để đi vào Niết Bàn đó. Cho nên mấy con đừng nghĩ, họ tu bằng tưởng họ. Bởi vì trong cuộc sống của họ, họ tu mà được muội lược tham, sân, si, họ dùng biết bao nhiêu câu tác ý chưa? Nó mới muội lược, chứ đâu phải dễ. Cho nên nó thành một cái thói quen rồi. Khi bây giờ ý thức của đã nó bị dừng rồi, thì cái tưởng thức của họ nó thay thế.

Cho nên cái thân của họ không thở là cái tưởng (ý) thức của họ nó không làm việc nữa được rồi, thì trong khi đó chỉ còn cái tưởng nó làm việc. Cho nên nó còn một cái điểm nóng mà thôi, một cái điểm nóng trên thân. Còn nó lạnh ngắt hết rồi thì nó tái sanh rồi mấy con, không còn đâu. Nó không phải muội lược tham, sân, si đâu. Mà nó đã muội lược tham, sân, si thì nó đã tiếp tục ở trên cái thân. Cho nên mấy con nhớ những người thân của mình chết rồi mà còn hơi ấm thì mấy con đừng có bỏ vô quan tài. Mấy con đừng tẩm liệm, mấy con đừng đóng đinh lại, để nằm ở trên giường coi như họ ngủ. Và đồng thời, trong cái giờ phút đó mọi người trong gia đình của mình đều giữ giới trọn vẹn. Giữ giới thanh tịnh và ước nguyện cho cái tưởng thức của cái người này giữ gìn được cái tâm bất động. Vì cái nhân quả cùng nhau một chùm nhân quả của người thân mình mà.

Như cha mẹ mình mất mà đang nằm ở trong cái tưởng mà tu tập vậy đó, thì mình giữ gìn giới luật. Mình ước nguyện để cái tâm của mình cũng giữ cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, để nó tương ưng, nó hỗ trợ nhau để cho mẹ mình tu nhanh chóng hơn. Một mình mẹ mình không đủ cái sức, mà cả bao nhiêu đứa con nó đều giữ cái tâm bất động. Nó ước nguyện cái sự bất động của nó, nó hỗ trợ cho mẹ nó để giữ được cái tâm bất động thì đó là mấy con báo hiếu đó mấy con. Nhớ những lời này là những cái điều kiện hỗ trợ.

Cũng như là người ta dạy pháp môn Niệm Phật để cho các con khi mà có người mất mấy con mới Niệm Phật, để cho cái người mà chết đó họ nghe được cái âm thanh đó mà họ duyên theo câu Phật mà họ về cõi Cực Lạc. Còn ở đây thì chúng ta không phải vậy, chúng ta chỉ ước nguyện và giữ gìn cái tâm bất động và giữ giới luật nghiêm chỉnh. Để ước nguyện cho cái từ trường bất động của chúng ta nó tương ưng với cái sự bất động của cái tưởng của mẹ mình đã mất. Thì hai cái nó tương ưng nhau, thì lúc đó bây giờ chúng ta sẽ đi vào được.

Phật tử 1: Dạ con xin phép hỏi tiếp.

6- HIỆN TƯỢNG NGOẠI CẢM, THẾ GIỚI SIÊU HÌNH VÀ NHÂN QUẢ TÁI SINH

(1:02:51) Phật tử 2: Vấn đề mà bây giờ xã hội đang đau đầu những nhà ngoại cảm đó Trưởng lão, họ dựa vào đâu mà họ lại biết được chuyện quá khứ vị lai của người khác, họ dựa vào đâu mà nói là có thế giới siêu hình và họ dựa vào đâu mà họ nói là khế lý, khế cơ, thế này thế khác? Xin Thầy chỉ dạy ạ?

Trưởng lão: Sự thật ra thì Thầy nói như thế này, trong thân chúng ta nó có ba cái thức. Cái thức thứ nhất, nó gồm có sáu cái thức, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức nó gọi là tâm, đó là sắc thức. Và cái thức thứ hai đó là tưởng thức, mà gọi là tưởng uẩn đó, tưởng thức. Cái thức thứ ba gọi là thức thức, Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức, nó tới ba cái thức. Như vậy chúng ta biết rằng hiện giờ một con người mà đang sống bình thường thì nó hay hoạt động của hai cái thức. Còn cái thức thứ ba thì chỉ có người tu chứng mới đánh thức nó mà hoạt động mà thôi. Cho nên, trong cái đầu của chúng ta, cái hệ Thần kinh của chúng ta, cái óc của chúng ta nó hoạt động ba cái thức, chứ không phải hoạt động một cái thức.

Cho nên khi mà các con đang ngồi nói chuyện đặng nghe Thầy thuyết giảng đây thì đó là cái ý thức, đang tập trung nghe Thầy là cái ý thức. Đang thấy Thầy, đang nhìn thấy Thầy nói, đang nhìn thấy Thầy đưa tay, đang nghe âm thanh của Thầy đó là sáu cái thức của mấy con, của sắc thức nó đang hoạt động.

Nhưng khi mấy con ngủ thì sáu cái thức này nó không còn hoạt động nữa thì giấc mộng của mấy con đó là tưởng thức. Để thấy rằng khi ban ngày mấy con làm việc bằng ý thức, thì ban đêm mấy con ngủ thì tưởng thức sẽ làm việc. Tưởng thức thì mấy con thấy rõ ràng nó không có không gian và thời gian. Tuy rằng bây giờ là mấy con đang ở Trảng Bàng, nhưng mấy con ngủ tại Trảng Bàng. Nhưng mà khi trong giấc mộng mấy con thấy ở thành phố, hoặc là ở bên Úc, bên Mỹ nữa. Nó xa như vậy mấy con vẫn nằm chiêm bao thấy được cái giấc mộng của mình, cho nên nó không có thời gian và không có không gian.

Vì vậy mà tại sao các nhà ngoại cảm họ đến cái nơi nào đó, mà họ chỉ ngay dưới lòng đất ở chỗ này có cái hài cốt? Coi như cô Bích Hằng đã tìm được hài cốt liệt sĩ mà. Ở dưới lòng đất làm sao mà với cái ý thức của chúng ta thấy được. Cho nên cô này hoạt động được cái tưởng thức của cô. Mà cô hoạt động được tưởng thức của cô nó không phải là một cái điều tự nhiên, mà trải qua một cái giai đoạn là cô bị chó điên cắn. Một người bạn cô. Mấy con đọc lại những cái câu chuyện rất là rõ ràng _ thì khi chó điên cắn, thì người bạn của cô chết và cô là người còn sống.

(1:05:37) Do đó mà cái đầu của cô nó tiết ra một cái chất để nó phá đi cái chất độc của nọc của con chó điên, cho nên cô mới sống được. Nhưng mà tiết ra một cái chất đó là phải qua một cái hoạt động của tưởng. Vì vậy mà cái tưởng của cô nó hoạt động với một cái ý thức cô rất bình thường. Cô đang đi đang nói chuyện với mình bằng ý thức, nhưng mà nó giao cảm liền. Đang đi với một đoàn đi kiếm hài cốt thì cô cũng nói chuyện bình thường bằng ý thức, chứ cô có nói chuyện bằng tưởng thức đâu, cô đâu có nói chuyện trong giấc mộng đâu. Nhưng mà cô sử dụng được cái tưởng thức của cô, là khi mà cô nhìn xuống đây thì cô thấy, thì cô thấy bằng cái tưởng của cô, cô mới thấy dưới lòng đất được. Chứ còn ý thức của chúng ta làm sao thấy dưới lòng đất có bộ xương được? Con hiểu chỗ đó không?

Cho nên trong thân chúng ta có cái tưởng thức đang hoạt động. Một người mà tu luyện, một người tu luyện để hoạt động tưởng thức, chúng ta thấy cái lực của tưởng nó làm rất rõ ràng. Bây giờ Thầy dạy mấy con cách thức pháp đi Thân Hành Niệm. Mà nếu mấy con cứ giở gót lên, rồi giở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống. Rồi chân bên đây cũng vậy, giở gót lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống. Rồi bắt đầu mấy con muốn tạo cho nó cái lực chứ gì? Cứ giở gót lên mấy con tưởng tượng như có ai đẩy cái gót của mấy con lên, giở chân lên mấy con tưởng như là ai đẩy. Chứ sự thật ra trong giai đoạn đầu là mấy con dụng cơ, mấy con giơ lên, chứ không bao giờ có ai đẩy đâu.

Nhưng mà mấy con nghĩ sao nó đẩy lên nè? Rồi mấy con đưa tới mấy con thấy nó đẩy tới, mấy con dùng tưởng. Một thời gian sau nó đẩy thật sự mấy con. Cái lực tưởng của mấy con nó đẩy thật sự. Cho nên mấy con tu pháp Thân Hành Niệm không khéo mà mấy con nghĩ tưởng một cái gì thì nó sẽ thực hiện cái tưởng của mấy con ra. Bởi vì nó tập trung cái ý thức của mấy con lại, nó không còn khởi một cái vọng tưởng. Cho nên cái tưởng nó dễ hoạt động lắm. Mấy con hiểu chỗ Thầy muốn nói chưa?

Đó thì mấy con thấy rằng khi mà cái người mà lên đồng nhập cốt, hoàn toàn là những người này họ là dùng tưởng, chứ đâu phải họ giỏi. Bây giờ họ nói có cái cô gì hay cái bà gì chết nhập họ, hay là cô gì đó nhập họ. Sự thật không phải nhập, mà cái tưởng nó bắt gặp được cái người đó, cái từ trường của người đó chết, họ treo cô họ chết ở đây nè, phải không? Nhưng mà bây giờ chôn cất cái cô đó giờ mười năm rồi có ai biết đâu? Nhưng mà cái người mà tưởng đó, họ vô đây cái tưởng họ giao cảm, thì họ thấy được cái hình ảnh bị treo cô, tên người đó sao sao. Họ biết hết tất cả những cái sự việc, oan ức gì trong lòng cái người đó. Bởi vì cái tưởng nó giao cảm, nó không có không gian và thời gian. Nó biết rõ từng tâm niệm, cho nên nó nói ra mà nó cũng đâu có biết cái tưởng nó hoạt động đâu. Nó nói cô đó nhập, cái người đó nó nói cô đó nhập, nói vậy chứ còn nó không biết gì hết. Bởi vì khi nó bình thường thì nó không nhớ gì hết mấy con, có phải không?

Sự thật ra đâu có linh hồn đâu mà nhập? Nhưng mà cái tưởng nó bắt gặp, rồi nó tạo thành như vậy, mà mình có biết nó là tưởng đâu? Nếu mà biết tưởng, thì chắc chắn nó không nhập rồi. Mà biết tưởng thì mình dùng tưởng mình biết thôi. Còn đằng này cô này đâu có biết cái tưởng của cô hoạt động, cho nên cô thấy như nó nhập. Bình thường mình đang ở ý thức vầy, mà sao bây giờ mình không biết gì hết, mà lại biết được cái này kia, không phải là nó nhập vô sao? Có phải linh hồn người chết oan nó nhập sao? Sự thật ra cái tưởng nó làm vậy, chứ không phải là có linh hồn nhập. Bởi vì người chết rồi thì không còn có một vật gì ở trong đó cả, không linh hồn, không gì cả.

Cho nên, những cái điều mà Đại thừa mà dạy chúng ta cầu siêu là dạy mê tín không có đúng, không đúng đạo Phật. Bởi vì khi đức Phật ra đời, thì khi ra đời, mà đức Phật đi tu chứng đạo, thì đức Phật đã phá vỡ ba mươi ba cõi Trời của ngoại đạo, lúc bây giờ đã xây dựng ba mươi ba cõi Trời. Trong cái bài kinh Pháp Môn Căn Bản thì đức Phật đã xác định rất rõ ràng:"Ba mươi ba cõi Trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri". Nghĩa là cõi không có thật, cõi tưởng ra thôi. Cho nên làm cho ngoại đạo nó tê liệt hết, không thể nào xây dựng được cái thế giới siêu hình, thì làm sao mà cúng bái? Cho nên đức Phật thấy ngoại đạo mà cúng bái, mấy ông làm chuyện này không có đúng. Đó là dẹp người ta bằng cách như vậy.

Thì hôm nay chúng ta thấy tại làm sao Đại thừa mà lại còn cúng bái, cầu siêu, cầu an? Trong khi chúng ta đi ăn trộm mà cầu cho chúng ta đừng ở tù, thì cái điều đó đâu có được, không thể nào. Mình làm ác thì mình phải thọ lấy cái quả ác chứ. Cho nên ở đây, mấy con thấy rất rõ là vì tất cả những cái điều mà người ta hiểu lầm, người ta cho đó là đúng. Nhưng mà sự thật nó hoàn toàn sai. Mà xung quanh chúng ta những tôn giáo đều xây dựng có cái thế giới siêu hình. Tôn giáo nào cũng có thế giới siêu hình hết. Đại thừa thì cũng xây dựng có cái thế giới siêu hình, cõi Cực Lạc Tây Phương không phải là siêu hình sao?

(1:10:08) Rồi bây giờ chúng ta dựa vào trên một số những khoa học, những cái sự kiện này kia, rồi dựa vào những cái danh từ mơ hồ không đúng. Cho nó là Phật tánh, rồi tưởng tượng ra như thế này, thế khác. Thì các nhà khoa học chứng minh cho cái Phật tánh đó bằng những cái vật vô hình như thế nào thế nào. Nhưng cuối cùng đi đến cái chỗ nào? Cái đó để làm gì?

Còn ở đây Thầy xác định cho mấy con nè, cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là tại vì mấy con có cái biết. Cái biết của mấy con, mấy con nhận ra cái thanh thản, an lạc, vô sự. Là ở đây mấy con nhận qua cái thân của mấy con, không có đau, tê, nhức thì nó là an lạc. Mà mấy con nhận qua cái tâm mấy con không khởi niệm nghĩ thì nó là thanh thản, có phải không? Nhưng mấy con nhìn không gian vũ trụ, cây nó không lay động, không bị gió thổi thì nó là thanh thản chứ sao? Ở ngoài không gian nó có, chứ đâu phải là của riêng Thầy? Đâu phải là của riêng người nào đâu? Cái này là cái có chung, cái trạng thái vô lậu mà, chung của vũ trụ, chứ không phải là có riêng của người nào.

Nhưng chúng ta đứng ở trên cái thân của chúng ta là cái không gian của chúng ta, và cái thời gian chúng ta đang có thì chúng ta nhìn thấy cái thanh thản, an lạc, vô sự. Tại vì chúng ta dựa vào cái chỗ này để nhìn cái trạng thái đó. Nhưng mà trạng thái đó ở ngoài nó có, chứ đâu phải là có trong thân chúng ta không đâu? Cho nên nó đâu phải là Phật tánh, nó cả vũ trụ cơ mà. Các con hiểu chỗ đó chưa?

Cho nên ở đây nói Phật tánh là phải của riêng tôi chứ? Không lẽ bây giờ Phật tánh gì mà ngu quá vậy? Chết rồi cũng đi chui qua bên kia vậy? Mọi người đều có Phật tánh hết mà sao Phật tánh gì ngu quá vậy? Đi chui qua cái bào thai chi mà cho khổ sở vậy? Bị điên sao? Đó thì mấy con thấy đó là không có đúng. Cho nên ở đây muốn hiểu biết cho rõ đó, chỉ có những người, người ta tu người ta đủ sức, người ta đủ cái tuệ Tam Minh thì người ta mới thấy biết, mà người ta xác định. Những danh từ nó cũng rất khó, nó làm cho các con cũng khó hiểu, bởi vì nó không có đủ từ để mà người ta nói.

Thí dụ như bây giờ Thầy nói cái từ trường, khi chúng ta đưa tay ra thì nó có một cái từ trường nó phóng ra. Nhưng mà chúng ta đâu có hiểu được cái từ trường là như thế nào, thì do đó phải mượn cái danh từ đó ở trong khoa học để thấy rằng cái nam châm với một miếng sắt, nó có cái sức hút. Cái sức hút nó vô hình mà nó hút rất mạnh, thì đó gọi là từ trường của nam châm. Phải không? Danh từ của khoa học. Thì bây giờ chúng ta đưa cánh tay chúng ta ra, thì nó phải có cái từ trường nó phóng ra, chứ sao lại không? Nhưng mà từ trường này nó có hút ai đâu? Nhưng mà bây giờ Thầy giận dữ, cái từ trường giận dữ Thầy nó cũng phóng ra chứ sao, nhưng nó sẽ tương ưng, nó sẽ hút với cái từ trường của người nào giận bằng nó thì nó phải tái sanh luân hồi. Các con hiểu không? Nó tái sanh bằng cái nghiệp lực, bằng cái từ trường đó.

Cho nên mấy con thấy một cây xoài nó lên, nó có trái, nó chưa có chết mà, nó vẫn ra trái mà, nhân quả mà. Thì mấy con coi chừng một hành động của mấy con làm một điều ác thì nó cũng đi sanh, chứ nó đâu phải là ngồi đó, nó chờ mấy con chết rồi nó mới sanh đâu? Nhưng mà cái cận tử nghiệp là cái nghiệp mấy con phải trả đó. Còn cái mà nó sanh ra là tại vì cái hành động ác này nó phải thọ lấy cái quả khổ. Cho nên mấy con biết bao đời mấy con đã làm khổ biết bao nhiêu chúng sanh không? Mấy con sanh ra để làm khổ biết bao nhiêu chúng sanh. Mấy con nói "Kệ nó, nó sanh ra bao nhiêu nó khổ, chứ có khổ tôi đâu", có phải không? Nhưng mà không ngờ ai làm ra nó đó?

Thật sự ra Thầy nói như thế này để cho mấy con thấy. Bây giờ cháu bé đó cũng do cha mẹ sanh ra, mà sanh ra để cho nó khổ. Chứ mấy con thấy cha mẹ sanh ra làm cho nó đừng đau đi, đừng chết đi, đừng bệnh đi, có sanh ra nó khỏi không? Nó đau bệnh thì cha mẹ chỉ lo, chứ có đau thế được không đâu. Đó là mình đem nó ra đời để mà sanh nó ra khổ đó. Còn bây giờ mấy con vô tình, mấy con chửi mắng, mấy con đánh người ta một cái. Ở kia nó sanh ra một con người nào đó để lớn lên chúng cũng vả trên đầu nó bốp bốp như mấy con đánh người ta vậy. Thì nói "Mặc nó, ai đánh nó kệ nó, chứ có đánh tôi đâu mà tôi sợ". Thì mấy con ăn nhằm gì. Nhưng mà tại sao mấy con sanh ra cho nó khổ vậy?

Cũng như cháu bé này tại sao mấy con sanh nó ra để cho nó thọ khổ như vậy? Nó phải bệnh, phải đau, phải khổ, phải rên, đói nó chịu không nổi, nó phải khóc, không phải khổ sao? Ban đêm muỗi cắn, mấy con không giăng mùng nó, nó khóc, nó la thì mấy con thấy nó khổ, chứ đâu phải nó sung sướng đâu? Tại sao sanh ra cho nó khổ chi vậy? Đừng có sanh ra, có phải không mấy con thấy không? Tại mình điên đảo cứ sanh đẻ ra cho cố xác, cho nó khổ. Rồi người này cho đến người khác mà cứ tạo ra khổ, rồi hàng ngày cứ tức giận phiền não, rồi sanh ra biết bao nhiêu mà vô tình mình không biết. Ở đâu sanh ra, ai khổ đâu không biết mà. Cũng như bây giờ cháu bé này khổ, mẹ nó có khổ đâu? Nó khóc thì dỗ nó thôi, chứ mẹ nó có khổ đâu? Nó đau, nó nhức cái đầu thì mẹ nó có nhức được giùm cho nó đâu. Cho nên vì vậy mà tại sao sanh nó ra để cho nó khổ? Cũng như tại sao mấy con lại hành động ác như vậy để cho bao nhiêu người khác phải khổ như vậy?

(1:15:08) Phải không mấy con? Cho nên từ đây về sau đừng có hành động ác, đừng có đánh người ta. Đánh người ta rồi nó sanh ra bao nhiêu người bị người ta vả đầu lại đó. Bởi vì cái quy luật của nhân quả con, nhân nào thì quả nấy. Một hành động là nó phải tái sanh luân hồi đó, chứ đừng nói là tôi làm làm, chứ tới chừng tôi chết rồi tôi mới sanh. Cái đó là cái nghiệp cận tử mấy con phải trả thôi, cái điều đó là cái điều riêng mấy con phải lãnh. Cũng như bây giờ mấy con thấy nè, mấy con cắt cô con gà. Con gà bị cắt cô thì cái hành động cắt cô con gà nó tương ưng nó tái sanh làm con gà. Thì con gà bị người ta cắt cô lại, chứ đâu phải con bị cắt cô, con đâu có lo, phải không? Bởi con chỉ mần thịt con gà, cắt cô con gà, con gà bây giờ đây đau. Nhưng mà cái hành động ác của con thì nó sẽ làm con gà để người ta cắt cô lại đó.

Nhưng mà cái chuyện đó là cái chuyện bên ngoài, nó không phải là cái chuyện của con. Nhưng mà hành động con nó đã tạo cái ác đó, cái khổ đó. Rồi kế đó thì con phải thọ lãnh cái quả mà con đã cắt cô con gà. Mai mốt con phải đau yết hầu, con đau cần cô con. Con cắt cô gà thì con phải chịu đau cái yết hầu, chứ con chạy đi đâu khỏi cái chuyện mà nhân nào quả nấy. Mai mốt đem bác sĩ nó mổ, có cái bướu đây nó mổ nó cắt cần cô con lại chứ sao? Chứ không lẽ không cắt cần cô con làm sao lấy bướu? Đó là nhân nào quả nấy phải không? Bây giờ đó thì Thầy trả lời như vậy để mấy con thấy rằng cái nhân quả nó rất là vi diệu.

7- PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN CÓ CÔNG HAY CÓ TỘI?

(1:16:40) Họ nghĩ vậy nè, nếu mà không có Đại thừa thì làm sao người ta biết Phật giáo? Cho nên nó có cái hay của nó. Bây giờ nhờ có Đại thừa có chùa mình mới biết mình đến chùa chứ gì? Bây giờ mình biết được rồi bây giờ mới được nghe Thầy nói chứ gì, đó là cái hay của nó. Nhưng mà sự thật ra, khi mà đạo Phật ra đời, đức Phật đã dạy Bốn Chân Lý. Đừng có giáo pháp của Đại thừa phủ lên thì đạo Phật có mất không? Nó phủ lên nó làm mất rồi bây giờ chúng ta đi vào chùa thì hoàn toàn là chùa Đại thừa không. Thì cái này là cái tội của Đại thừa, chứ làm cái gì mà lợi? Bắt đầu bây giờ nếu mà đức Phật ra đời đã đưa Bốn Chân Lý, từ đó về sau đừng có ai mà xuyên tạc, đừng có ai mà kết ba cái giáo pháp của ngoại đạo, của tà giáo để trở thành cái giáo pháp Đại thừa phủ lên, thì đạo Phật vẫn có đạo Phật, chứ làm sao mất đạo Phật? Thì người ta vẫn có đạo Phật người ta đến chứ, phải không? Mà người ta đến đúng.

Còn bây giờ người ta đến sai, mà nếu mà không có Thầy mà vạch ra, thì người ta biết cái sai của Đại thừa sao? Con thấy không, cái này là tội của Đại thừa, chứ không có cái lợi. Dẹp ba cái ông Đại thừa này đi, kinh sách đó đem vô cô tàng viện mà cất giữ đi. Để làm sao? Để chúng ta sẽ nói rằng cái lịch sử của Phật giáo chúng ta là ba cái ông này làm hại nè. Tu không chứng rồi tự cái đầu óc chúng ta vay mượn đầu này, vay mượn đầu kia, rồi chúng ta mới viết sách ra.

Coi như là mình, hầu hết là Thầy đọc kinh sách Đại thừa là Thầy thấy một cái áo, cái áo vá, vá miếng bên này, miếng bên đây. Cho nên có nhiều người hiện giờ, con biết không? Họ ngồi họ viết sách. Mà họ viết sách, họ lại gửi vô cho Thầy nhờ đọc coi chỗ nào sai. Thầy nói chiếc áo vá mà biết chỗ nào sai mà chỗ nào đúng mà bây giờ Thầy sửa? Mượn Thiền tông một mớ, Đại thừa một mớ, rồi những lời Thầy dạy một mớ, viết vô thành một cái tập sách. Trời ơi! Nghe cũng thông suốt chứ, người không biết thì đọc thông suốt. Nhưng mà Thầy thấy đây là cái chiếc áo vá, chứ đâu phải mấy ông tu chứng. Vậy cho nên vì vậy mấy ông hãy tu chứng đi, rồi mấy ông mới viết của mấy ông.

Mình làm chủ được thì cái mà mình làm chủ, mình viết cái kinh nghiệm đó ra, chứ đừng có vay mượn. Nào là tánh thấy, tánh nghe, tánh biết, trời đất ơi! Thiền tông nó nói rồi. Bây giờ mấy ông nói lại làm gì đây, mà bảo Thầy nói cái chỗ nào sai, chỗ nào đúng? Rồi mượn một số danh từ của khoa học đưa vô, mấy ông là nhà khoa học hay là mấy ông là người vay mượn khoa học? Mấy ông đừng có mượn cái điều này, mấy ông đưa ra Thiền tông là khoa học như thế này, thế khác. Thiền tông là Thiền tông, chứ Thiền tông là khoa học à? Mấy ông muốn cho người ta tin Thiền tông, cho nên mấy ông mới vay mượn những danh từ khoa học để chứng minh cho cái Phật tánh của mấy ông chứ gì? Mấy ông đừng lừa đảo. Thầy nói thẳng, nói thật mấy con.

Cho nên tu là phải làm chủ, mà làm chủ phải có phương pháp: "Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh", mấy con thấy rõ ràng mà. Tâm mấy con đang bị người ta chửi, mấy con giận thì mấy con phải tác ý nó như thế nào chứ: "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra", rồi mấy con hít vô, thở ra. Mà nó chưa hết thì mấy con tác ý nữa, mấy con chưa hết thì mấy con tác ý nữa, rồi nương hơi thở tác ý. Chừng một lúc mấy con nhìn lại coi cái tâm sân mấy con còn lại không? Pháp người ta nó có kết quả, nó hữu hiệu như vậy, mà tại sao chúng ta làm chủ được cái sự đau khổ như vậy mà chúng ta không tập? Mà lại đi tập những cái pháp đó như vậy, để rồi chúng ta kiến tánh thành Phật, thành Phật để làm gì? Thầy nói đâu cần làm Phật mà cần làm chủ được sự đau khổ của chúng ta là đủ rồi. Cho nên ở đây có nhiều người đã nghe lời Thầy mà họ đã làm chủ được bệnh, đuổi được bệnh, đó là họ chứng đó chứ sao.

Nếu họ không có tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự từ ba mươi phút, một giờ làm sao họ đuổi được cái bệnh của họ? Ít ra họ đã chứng được ba mươi phút, một giờ, các con hiểu. Bởi vì nhiếp tâm và an trú, mà an trú được thì bệnh đuổi đi được rồi. Do họ đuổi được bệnh, tức là họ đã phải có một khoảng thời gian tâm bất động. Đó là cái sự thật không thể nào hơn được, không thể nào ngoài cái vấn đề đó được, mấy con thấy chưa?

8- CÔNG ĐỨC HAY TINH TẤN MỚI ĐƯA ĐẾN CHỨNG ĐẠO?

(1:20:37) Bây giờ như thế này, theo Thầy Chân Quang nói:"Tu mà chứng đạo là nhờ cái công đức, nhờ cái công đức". Bây giờ công đức là công đức như thế nào giờ đây? Cất chùa cho tốt hay hoặc là cúng dường cho nhiều để tạo cái công đức, hoặc là cái công đức nào? Bởi vì cái công đức nó vô lượng, mình không biết cái hành động nào gọi là cái công đức. Bây giờ hàng ngày Thầy ngồi đây, Thầy giữ cái tâm bất động của Thầy đó cũng là cái công đức, công đức vô lậu. Mà ở đây công đức có cái phần công đức của hữu lậu và công đức của vô lậu. Mà muốn tạo cái công đức vô lậu thì mới chứng đạo, mà tạo cái công đức hữu lậu thì không bao giờ chứng đạo. Cho nên ở đây phải nói công đức cho rõ.

"Thầy Chân Quang nói với chúng rằng"Chỉ dùng tinh tấn để đắc đạo là điều không hợp lý"". Nghĩa là tinh tấn để mà đắc đạo thì không hợp lý, "Người muốn chứng đạo phải do công đức, chứ không phải tinh tấn". Nhưng mà không tinh tấn thì làm sao công đức được? Các con phải thấy nè. Bây giờ Thầy không tinh tấn, Thầy không siêng năng thì làm gì mà Thầy có ngồi đây mà Thầy giữ cái tâm bất động, vô lậu được? Nó phải tinh tấn chứ, tinh tấn tức là siêng năng đó, con hiểu chỗ tinh tấn không? Tinh tấn tức là siêng năng, mình siêng năng. Cho nên vì vậy nếu con tu Tứ Chánh Cần mà con không siêng năng để ngăn ác diệt ác thì làm sao hết ác pháp? Tinh tấn là hàng đầu chứ.

Con muốn tạo cái công đức nào thì con phải siêng năng. Bây giờ con tạo công đức hữu lậu, con phải siêng năng đi làm cái việc từ thiện. Con phải đến nhà này, người kia, con phải xin họ áo quần, gạo thóc này kia. Con phải siêng năng đi làm, chứ khi không họ mang gạo đến nhà con à? Phải không? Con thấy phải siêng năng, đó là con làm từ thiện thôi. Bây giờ con thấy có cái xóm đó hay hoặc cái tai nạn xảy ra ở cái nơi đó thấy tội quá. Con bây giờ ở dưới con, con mới đi vòng vòng hết cái chợ, con mới đến những người giàu có buôn bán khá giả, con mới xin. Bây giờ ở đó nó vậy vậy, thì cái sự mà con đi khuyên người ta, đó là tinh tấn siêng năng. Chứ con lười biếng, họ đem lại cho con được sao? Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Mà cái siêng năng đó là tinh tấn. Mà tinh tấn thì mới chứng đạo chứ. Mà siêng năng thì con mới có gạo thóc mới đem làm từ thiện, con hiểu chỗ đó không?

Mà sao Thầy Chân Quang lại dạy:"Tinh tấn không chứng đạo", có phải không? Đây nè Thầy đọc lại: "Thầy Chân Quang nói với chúng rằng chỉ dùng tinh tấn để chứng đạo là điều không hợp lý, là không thể chứng đạo được". Mà Thầy đem một cái ví dụ làm từ thiện thôi, mà không siêng năng thì ở đâu, lấy gạo đâu mà cho người ta, có phải không? Phải siêng năng, phải đến khuyên lơn, thì cái người làm từ thiện cũng phải siêng năng - còn cái người tu cũng phải siêng năng - đó là cái tạo cái phước hữu lậu. Còn cái người siêng năng tu tập để người ta chứng đạo thì phải người ta phải giữ gìn tâm bất động hàng ngày, đó phải là tinh tấn chứ. Thì cái công đức mà người ta tạo ra được là do cái chỗ siêng năng. Cái công đức mà con tạo được cái từ thiện là do siêng năng con đi quyên góp, con hiểu cái chỗ đó không? Nó phải siêng năng rồi nó mới có công đức. Chứ nó không siêng năng làm sao có công đức?

Còn ông này nói:"Người muốn chứng đạo là phải do công đức, chứ không phải do tinh tấn". Ông này bộ khùng sao, ông không hiểu gì hết trơn hết trọi vậy đó? Trí tuệ ông chỗ nào mà ông nói điên khùng vậy? Đâu phải đâu. Mấy con suy ngẫm coi, nếu không siêng năng làm sao có cái điều mình làm được? Thì cái công đức đó là cái chuyện mình làm được. Không siêng năng làm sao mình có được cái công đức chứng đạo? Cái công đức là cái hành động, cái điều lợi ích mà chúng ta làm. Mà không siêng năng làm thì làm sao có những cái điều lợi ích làm được đó? Nói chữ công đức, vậy chữ công đức này Thầy Chân Quang hiểu như thế nào?

Cho nên nếu mà trong cuộc đời tu tập của Thầy, mà Thầy không siêng năng, nỗ lực, Thầy không gan dạ. Trong siêng năng nó đã có, nhưng mà còn phải có ý chí, có nghị lực, có gan dạ thì mới vượt qua được những cái nghiệp khó khăn của mình, thì mới có cái công đức giải thoát hôm nay. Còn nếu mà chúng ta không siêng năng, không gan dạ thì chúng ta sẽ chùn bước trước cái khó khăn. Thí dụ như bây giờ lên Hòn Sơn Thầy ở trên đó một mình, mà nếu mà không tập ăn lá cây rừng sống, không tập ăn rau sống thì cơm gạo làm sao có mà sống mà ở trên đó tu tập? Cho nên phải gan dạ ăn rau, ăn lá cây rừng mà sống để tu tập, thì do đó cái sự gan dạ của Thầy. Cho nên vì vậy trong cái tinh tấn ham tu đó, cái sức ham tu mà tinh tấn tu đó, thì buộc lòng mình phải dồn hết những cái thời giờ không còn lo ăn, lo uống nữa mà nỗ lực tu, thì như vậy mới chứng đạo.

(1:25:15) Thì phải siêng năng tu, chứ còn cái người lười biếng là chắc chắn thôi, lười biếng thôi chắc không có tu được. Thì như vậy cái tinh tấn, cái siêng năng, tức là mình phải siêng năng mình mới làm được. Còn Thầy cũng do cái sự siêng năng, chứ cõ Thầy mà không siêng năng không tinh tấn, chắc chắn bây giờ Thầy chưa làm chủ được mình đâu. Có phải không? Đâu có phải công đức mà giải thoát này từ đâu nó đến với Thầy đâu. Mà qua cái sự siêng năng, cái sự tinh tấn của Thầy thì nó mới có được, con hiểu chưa? Chứ không phải chứng đạo nó hội đủ. Cái này cái lý do là mình tu không chứng mà nói không. Thầy nói ở đây mọi người ngồi trước mặt Thầy, nếu nghe lời Thầy mà giữ đúng những điều Thầy dạy, người nào cũng chứng đạo hết. Bởi vì mình tinh tấn mà. Các con thấy Thầy chỉ có cái nào mà hoàn toàn ngoài cái của mấy con không?

Bây giờ Thầy chỉ mấy con người nào cũng có nè, tâm thanh thản mấy con có nè, là cái của mấy con đã có phải không? Thân an lạc mấy con ngồi lại không đau, không nhức, không tê đó là an lạc mấy con có mà. Đâu có cái nào là cái của mấy con không có đâu? Các con rõ ràng? Bây giờ có để giữ gìn, Thầy cho cái pháp Như Lý Tác Ý để giữ gìn nó. Thì mấy con cứ siêng năng tinh tấn chứ gì, thì mai mốt sẽ đạt được cái chứng đạo, cái trạng thái đó chứ cái gì. Các con thấy không? Nếu các con làm biếng không tác ý, thôi, thì cái chuyện đó chắc không bao giờ có được. Thì cái công đức mà gọi là chứng đạo có được không? Không có. Đó các con hiểu chưa?

Đó thì như vậy là cái hiểu, cái suy luận sai mà luận như vậy rất tội cho những người khác, người ta nghe được thì người ta biết đường đâu người ta tu. Như mấy con không đủ khả năng hiểu biết, cho nên mấy con nghi ngờ, mấy con đem đến hỏi Thầy. May có Thầy trả lời, chứ không có Thầy trả lời thì mấy con thấy như thế nào? Cái công đức với cái tinh tấn nó như thế nào? Muốn có công đức thì phải có tinh tấn, chứ không phải ở trên trời rớt xuống công đức. Hay là cái công đức như thế này, xúm nhau mà đến lạy cái tượng Phật, lạy ngày nào cũng sáng lạy để cho có cái công đức. Cái công đức đó ngoài cái vấn đề của cái tâm bất động thì như vậy là làm như thế nào? Các con hiểu cái công đức là công đức sai, nó trật. Làm một bên đây để mà vái trời Phật, chư Phật phù hộ cho tôi ngồi thiền đừng có vọng tưởng. Rồi lạy, bữa nay lạy năm lạy, mười lạy, hai mươi lạy, ngày mai cũng đến vái lạy, như vậy làm sao cái tâm nó hết vọng tưởng? Các con thấy cái điều đó dạy như vậy là, dạy đông mà để mà đạt tây thì không bao giờ có cái điều đó, phải dạy trực tiếp thẳng.

Thầy dạy đây, bây giờ cái đó đó phải giữ vậy đó. Cho nên đạo Phật dạy chúng ta, khi mà đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như đưa ra bốn cái chân lý Khổ, tập, diệt, đạo. Khổ thì ai cũng có khổ rồi, mà cái nguyên nhân sanh ra đau khổ là lòng ham muốn của chúng ta, đó là tập đế. Diệt đế là cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, đó là hẳn hòi rồi mà, có phải đúng không? Thanh thản, an lạc, vô sự đó là diệt đế, các con thấy rất rõ mà. Rồi bắt đầu đạo đế là tám cái lớp học của người ta. Đó là bốn cái chân lý của đạo Phật rõ ràng, chứ đâu có gì đâu. Vậy mà bây giờ chúng ta làm như thế nào mà ở đây mà chúng ta tu học nó không đúng? Chúng ta phải tu học cho đúng cách của chúng ta. Tu học đúng cách của chúng ta thì chúng ta sẽ làm chủ được, không có khó khăn gì hết. Bởi vì Thầy dạy cho mấy con thấy nhận cái chân lý, để rồi từ đó mà hộ trì và bảo vệ chân lý của chúng ta. Mà bây giờ lần lượt chúng ta hộ trì bảo vệ nó, thì lần lượt nó lên từng bậc, từng bậc, từng bậc nó Tăng lên, có gì đâu.

"Theo Thầy Chân Quang dạy:"Lòng vị tha cực độ và tôn kính Phật tuyệt đối sẽ đưa đến chứng đạo", phải chăng điều này là xác thực để thể hiện qua gương hạnh của ngài Phú Lâu Na?" Sự thật ra đạo Phật là đức Phật đã nói: "Không phải vì cái lòng mà tin Phật mà đạt được". Cho nên đức Phật mới nói như thế này rất rõ:"Các con tự thắp đuốc lên mà đi". Các con nghe:"Tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi thay con đường đó được cho mấy con". Làm sao tin Phật mà Phật có đi giùm cho mình được không? Mấy con cứ nghĩ đi, con đường này phải tự mỗi người phải đi. Mình có bảo vệ, mình có giữ gìn và bảo vệ chân lý thì chân lý mới có thực hiện được ở nơi mình. Mà mình không giữ gìn, bảo vệ chân lý dù mình, ai lại bây giờ trong cuộc đời chúng ta mà theo đạo Phật không ai lại không tin Phật, không hết lòng tin Phật mấy con?

Các con thấy rất rõ, chúng ta tin Phật tuyệt đối. Phật là một con người ở trên hành tinh này là người Ấn Độ, tu chứng đạo làm chủ bốn sự sanh, già, bệnh, chết. Dạy chúng ta bốn cái chân lý thật sự, Bốn Chân Lý của đời người. Phải không? Chúng ta thấy rất rõ, chúng ta thấy rất rõ. Nhưng ở đây dạy chúng ta tin Phật tuyệt đối. Có ai không tin Phật tuyệt đối? Có ai nói ông Phật giả bao giờ không? Ai, chúng ta cũng đến trước cái hình ảnh Phật, mặc dù là Phật không còn nữa, nhưng lòng tin của chúng ta vẫn đảnh lễ cái hình tượng Phật.

(1:30:15) Thầy nói thật sự ở đây không có người nào là chê Phật hết. Cho nên tin tuyệt đối là tin, không bao giờ có một chút gì nghi ngờ, không có một chút gì hết. Ở đây ai cũng vậy hết thì đó là tin tuyệt đối rồi. Mà tin tuyệt đối có chứng đạo không? Mấy con tin, từ nào giờ mấy con thấy có người nào tin tuyệt đối mà chứng đạo đâu? Mà trong khi đức Phật bảo: "Các con tự thắp đuốc lên đi", chứ không bảo mình tin Phật chứng đạo mà mình chứng đạo. Bởi tin tuyệt đối chứng đạo. Ông Phật đâu có dạy mình điều này đâu, đâu có dạy điều này. Và đồng thời đức Phật còn dạy chúng ta nữa. Khi đức Phật nhập diệt, trước khi nhập diệt đức Phật dạy: "Hãy lấy giới luật ta và giáo pháp ta làm Thầy, đừng lấy một người nào làm Thầy cả hết", thế mà chúng ta có ba mươi ba vị tổ sư thiền. Vậy ai lập ra cái ba mươi ba vị tổ sư thiền này? Những lời đức Phật còn đó mà tại sao người ta dám bẻ sai ra để người ta lật cái lời của đức Phật dạy?

Rồi bây giờ người ta dạy mình bằng cách là lòng vị tha cực độ. Nếu một người có Đức Hiếu Sinh không phải là người ta vị tha cực độ sao? Chỉ có người không có lòng thương yêu thì nó không có vị tha. Mình thương con, thương cái của mình, chứ còn không thương ai hết, ai mà nói nói tới tôi đập, thì cái đó là không có vị tha. Còn nếu mà tôi thương tất cả mọi người, tôi thương tất cả chúng sanh, tôi không dẫm đạp lên chúng sanh thì tôi vị tha chứ sao? Các con hiểu chưa? Còn tin Phật mà tuyệt đối thì ai, có người nào mà chê Phật bao giờ? Có ai dám chê ông Phật bao giờ đâu. Cho nên chúng ta đều là những người tin tuyệt đối. Nhưng mà cái việc làm đó, nếu mà mấy con học được cái Đức Hiếu Sinh, chưa hẳn đã là cái Đức Hiếu Sinh mà các con đã thành tựu được đạo giải thoát.

Đức hiếu sinh thì nó nằm trong Tứ Vô Lượng Tâm mấy con _ Từ, bi, hỉ, xả, có phải không? Mặc dù mấy con xả, nhưng mà mấy con chưa hoàn toàn được cái tâm vô lậu của mấy con. Mấy con chỉ bắt đầu, mấy con chỉ tu Tứ Vô Lượng Tâm thôi. Còn Tứ Chánh Cần ở đâu? Tứ Niệm Xứ ở đâu? Đâu lý đạo Phật chỉ có Tứ Vô Lượng Tâm? Vậy thì Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ bỏ sao? Các con hiểu đó là giáo pháp của đức Phật đó. Tứ Vô Lượng Tâm, tức là nói về cái Đức Hiếu Sinh đó. Từ bi thì phải có hỷ xả. Cho nên vì vậy mà cái người thương yêu là cái người, người ta có hỷ có xả trong đó rồi, mình phải hiểu, đó là Tứ Vô Lượng Tâm. Nhưng mà chỉ có Tứ Vô Lượng Tâm chưa đủ, cũng như mấy con tu Tứ Chánh Cần chưa đủ, chưa đủ chứng đạo, chỉ có Tứ Niệm Xứ.

Cho nên đức Phật nói"Hãy lấy giới luật và giáo pháp ta mà làm thầy", vậy thì giáo pháp là như thế nào? Giới luật thì chúng ta biết rồi đó. Giáo pháp là như thế nào? Đức Phật xác định thêm giáo pháp là Tứ Niệm Xứ. Chỉ có pháp Tứ Niệm Xứ mới tu chứng đạo, ngoài pháp Tứ Niệm Xứ thì không tu chứng đạo. Các con thấy chưa? Đó thì đức Phật đã xác định, qua những cái lời đức Phật đã xác định để chỉ định cho chúng ta biết. Giới luật thì chúng ta đã hiểu rồi và đồng thời giáo pháp thì giáo pháp nào? Nó nhiều tung, nó đủ thứ thì đức Phật xác định cái giáo pháp mà chứng đạo đó là Tứ Niệm Xứ. Mà muốn tu tập Tứ Niệm Xứ thì không phải nhào vô mà tu đại, các con hiểu không? Phải đi từ cái Đức Hiếu Sinh tức là năm giới. Mà năm giới thì mấy con phải thực hiện được những cái giới luật thì mấy con mới vào được Tứ Chánh Cần, mới ngăn ác, diệt ác. Mà ngăn ác diệt ác được rồi thì mấy con mới thấy được trên thân quán thân, mấy con mới tu chứng được. Đó thì mấy con thấy rất rõ.

Do cái sự tu tập mà chứng đạo như vậy thì nó phải đúng cách của nó mới chứng đạo, chứ không thể mà dạy như vầy mà chứng đạo được. Chỉ tin Phật tuyệt đối, chỉ lòng vị tha là chứng đạo? Thầy xét qua thì cái câu này Thầy thấy nó hoàn toàn ngoài cái pháp của Phật dạy. Pháp của Phật dạy để chúng ta đi vào cái chỗ chứng đạo là chứng vô lậu, chứ không phải làm ông Phật ở ngoài vô lậu được. Mà muốn vô lậu thì chỉ có pháp Như Lý Tác Ý:"Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và đã sanh bị diệt". Thầy nhắc lại câu này rất nhiều là tại vì cái câu đó quá tuyệt vời.

9- ĐỨC PHẬT CÓ CẤM TU SĨ ĂN THỊT CÁ HAY KHÔNG?

(1:34:20)"Thầy Chân Quang nói: "Thời đức Phật, Phật không cấm ăn mặn, ai ăn gì ăn nấy", nghĩa đi xin ai cho gì mình ăn nấy mà, có nghĩa là như vậy. Cho nên thật sự ra đức Phật đâu có cấm, đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện. Cho nên vì vậy mà trong cái giới cấm là các Tổ đặt ra giới cấm, chứ đức Phật không có giới cấm mà có giới đức. Mình có đọc ở trong những cái kinh Phật dạy đó, toàn là nói về cái đức giới, chứ không có nói về cái giới cấm. Các Tổ dựa vào kinh soạn ra cái bộ giới cho nên có giới cấm. Cho nên nếu mình cấm là như thế nào? Nghĩa là bắt buộc người ta, có phải không mấy con? Còn đạo Phật là tự giác, tự nguyện. Bây giờ anh đến với tôi là anh tự giác, anh sẽ sống giới luật, sống đức hạnh như vậy.

(1:35:11) À bây giờ Đức Hiếu Sinh, anh phải khởi sự thương yêu. Anh không nên ăn thịt chúng sanh là vì anh thương yêu anh không ăn thịt, chứ không phải tôi cấm anh không ăn thịt. Anh ăn thịt thì mặc anh ăn, làm gì tội anh ráng chịu, chứ tôi đâu có chịu thay thế cho anh được đâu? Cho nên vì vậy thì đức Phật không cấm. Nhưng mà đức Phật dạy chúng ta đức hạnh để chúng ta sống đúng giới luật, đức hạnh của đạo Phật, chứ không phải cấm. Cấm thì không đúng đạo Phật. Đạo Phật không có cấm ai hết.

Khi mà có người ngoại đạo đến xin, đức Phật hỏi "Bây giờ ông có thể nào ông sống đúng theo những cái giới luật của một người tu như thế này được không? Nếu được thì tôi sẽ chấp nhận ông cho vào tu. Nhưng mà khi vào tu, tôi cho ông ba tháng hay là bốn tháng ở đây. Tôi thấy được, hoàn toàn chúng Tăng thấy nhận được thì cho ông ở đây nhập vào cái Tăng đoàn ở đây mà tu, trở thành một vị sa môn ở đây mà tu tập". Đó là đức Phật để mà tự giác người ta đến, người ta sống được thì người ta tu. Cũng như Thầy bây giờ, Thầy cho một cái thất, bây giờ anh quyết tu phải không? Tôi sẽ cho anh đến đây. Bây giờ anh phải giữ gìn ăn ngày một bữa. Sáng ra anh ra anh đón ngoài đường mà anh gửi mua mì gói là không được rồi, tôi không chấp nhận. Đó vậy đó, chứ đâu có ăn phi thời được. Do đó thì anh ngủ, mà tôi dạy anh cách thức để anh phá hôn trầm. Anh lười biếng, anh buồn ngủ, anh tìm cái hốc nào đó anh ngồi anh trốn tôi để mà anh ngủ. Nhưng mà làm sao tôi cũng phát giác được à. Do đó anh ngủ phi thời là tôi không chấp nhận anh theo tôi tu tập.

Bởi vì giới luật của tôi có đàng hoàng mà, nội quy tôi hẳn hòi mà. Do đó tôi dặn anh phải ở một mình, sống một mình trong một tuần lễ. Hay hoặc là trong một tháng hay ba tháng, mà anh sống một mình, anh không nói chuyện ai. Cái này chiều chiều cái anh buồn quá anh ra băng kia ngồi, ba bốn người bên kia cũng ra băng ngồi nói chuyện. Thôi! Cái kiểu này thôi, tôi đầu hàng, tôi không nhận anh vô tu đâu. Bởi vì giới luật anh không chấp nhận mà, mà giờ tôi bắt ép anh tu vậy anh khổ. Anh sống, anh thích thú, anh thấy cái điều mà tôi hướng dẫn, những cái nội quy, cái giới luật này là đem lại sự lợi ích cho anh thì anh quyết tâm anh tu. Anh không có ra băng kia, anh ngồi anh nói chuyện.

Thì như vậy ở đây, Thầy chỉ - trong nội quy của Thầy - chỉ có ba cái đức ăn và ngủ không phi thời và độc cư trọn vẹn thì người đó sẽ được chấp nhận, Thầy chấp nhận cho ở tu. Mà không thì, thấy mình không được thôi cứ đi về, chứ không có bắt ép. Không có bắt ép người nào hết, cái tu tập là cái quyền của người ta. Cho nên mấy con thấy như Nhà nước cũng vậy, không có ép người ta theo tôn giáo mình được, không có dụ người ta được. Cái quyền tự do tín ngưỡng, người ta theo tôn giáo nào, pháp luật Nhà nước người ta còn như vậy. Còn huống hồ là mình người hướng dẫn đạo cho người ta tu thì không nên bắt ép. Tự giác người ta, tự nguyện người ta người ta đến người ta tu. Thì mình chỉ nêu ra những cái điều kiện cần thiết cho một người tu phải giữ gìn được như vậy. Thì khi mà giữ được như vậy thì mình chấp nhận cho họ tu. Còn nếu không thôi, về, có vậy thôi. Chứ mấy người mà ở đây chừng tuần lễ, tôi thấy không được thôi mấy người về. Chứ bắt tôi nuôi cơm mà cả tháng nữa thì chắc tôi mệt quá.

Tu không được mà lại mình nuôi cơm nữa, mình phải cực chứ sao. Thà là mình nói thẳng, nói thật cho cái người đó cho họ nghe: "Tôi thấy anh hoặc chị về đây tu kiểu này không có được. Thôi bây giờ về gia đình mình sống đạo đức nhân bản, nhân quả. Mình sống, mình biết tuỳ thuận, nhẫn nhục, bằng lòng mọi người đừng có tranh cãi hơn thua thì như vậy cũng là tu rồi. Còn tu ở đây là phải giữ gìn những cái giới luật như vậy để chúng ta còn đi sâu hơn. Chứ nếu mà chúng ta nói chuyện như vậy, biết chúng ta tu chừng nào cho rồi?". Đó là mình khuyên người ta.

Cho nên cái về ăn mặn thì sự thật ra, thì hầu hết ở bên khất sĩ thì người ta đi xin, thì người nào cho cái gì ăn nấy. Nhưng thử hỏi trong thời đức Phật đi xin, mấy con nhớ rằng cái thời đức Phật là thời Bà La Môn. Mà Bà La Môn nó có giới cấm mấy con, nó cấm không có ăn thịt. Cho nên khi thấy những người đi khất thực là bao giờ cái dân chúng mà người ta theo đạo Bà La Môn, người ta tin tưởng tôn giáo, người ta không bao giờ mà cúng cho một vị sư mà thịt cá đâu. Còn bây giờ không đâu, có nhiều người đó, họ cúng cho các sư đi khất thực, họ cũng có thể bỏ thịt cá đó mấy con. Nhưng mà cái đó là tại vì chúng ta không có hướng dẫn họ. Mà hướng dẫn theo như Thầy Chân Quang mà nói cái kiểu này thì chắc chắn là họ bỏ thịt cá cho mấy con về ăn rồi. Đức Phật không có cấm. Thôi giờ mình có gì mình bỏ vô trong đó cho người ta ăn thì như vậy là Thầy Chân Quang đã gợi ý cho Phật tử bỏ thịt cá, chứ còn riêng Thầy thì không được.

Một người tu sĩ rồi, mà người ta đã xuất gia người ta tu rồi, thì người ta phải giữ cái đức lòng thương yêu người ta, người ta đâu nỡ, người ta gắp miếng thịt cá. Thật sự bây giờ Phật tử mà nếu mà đi khất thực, mà Phật tử bỏ một cái món ăn bằng thịt chúng sanh, con cá hoặc là miếng thịt thì chắc chắn người tu sĩ đó người ta về, người ta không ăn cái đó đâu. Người ta sẽ bỏ cái đó, người ta sẽ ăn cơm với muối hay hoặc là gì thôi, chứ người ta không ăn những cái điều đó.

(1:40:11) Hỏi: Tại sao mình ăn quá no ngồi thiền không nhiếp tâm được? Nhiếp tâm trong Thiền Định đạo Phật, con nên hiểu như thế nào?

Trưởng lão: Con hiểu Thiền Định của đạo Phật như thế nào mà con hỏi cái kiểu này? Bởi vì đạo Phật mà tu Thiền Định như trong khi bài kinh đức Phật gọi là Định Tư Cụ, dụng cụ tu Thiền Định đó là Tứ Chánh Cần. Đó có phương pháp đàng hoàng, chứ đâu phải ngồi thiền rồi bây giờ ăn bụng no vậy bắt đầu ngồi nhiếp tâm, nhiếp sao cho nổi? Các con hiểu không?

Phật tử 3: Thầy Chân Quang nói ăn, ngồi thiền vẫn nhiếp tâm được. Mà Thầy nói là nhiếp tâm không được, cho nên Thầy Chân Quang phủ nhận.

Trưởng lão: Đâu có, đâu có chuyện. Bây giờ nhiếp tâm là như thế nào? Bây giờ mình ăn là mình ăn no rồi mình nghỉ. Không có điên gì ai mà ngồi ăn no rồi mà đi tu hết, ngồi tu. Không có lý do đó, không bao giờ mà ăn no mà ngồi tu. Ăn rồi bắt đầu đi nghỉ, bây giờ người ta có giờ giấc, con thấy rất rõ ràng nè. Bộ cái người này, bộ họ tu, họ không có thời khoá sao? Giờ ăn rồi, vừa ăn xong rồi còn no, cái bụng óc ách vậy, bắt đầu lên ngồi thiền à? Thì cái này không có được.

Mà bây giờ, Thầy mới chia ra buổi sáng bảy giờ cho đến mười giờ phải không? Mười giờ đi khất thực, mười một giờ ăn phải không? Và còn khoảng thời gian từ, mười giờ ăn, mười một giờ, mười hai giờ rồi một giờ, hai giờ, khoảng thời gian đó đâu phải giờ tu. Giờ nghỉ, có phải không? Thì khi mà nghỉ 2 giờ mới tu thì nó đói rồi, nó đâu còn óc ách nữa đâu. Có phải không? Không lẽ mà cái ông Thầy này ông dạy, không có thời khoá sao? Ăn rồi cái vô ngồi tu à? Ông này ông khùng, ông điên hay sao? Người ta tu tập, người ta phải có thời khoá, chứ không lẽ là tu vô thời? Nếu mà không có thời gian tu là cái người đó họ không còn ăn, họ hết thời gian rồi. Họ hết thời khoá rồi là họ lúc nào họ cũng giữ được cái tâm bất động, cho nên bảy ngày đêm người ta không ăn uống con. Con hiểu không? Chứ bây giờ ăn cái bụng no lên ngồi thiền là cái người này tu không thời khoá. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Như vậy là cái ông này dạy không có thời khoá nè, muốn tu hồi nào thì tu, tu bị trật, không đúng, phải có thời khoá mấy con. Nói cái gì nó phải đúng cái lý chứ, đâu có được. Bởi vì ai tu cũng phải có thời khoá hết à, chứ tu mà không có thời khoá sao được? Giờ ăn, giờ nghỉ nó đâu nó ra đó chứ.

Người ta nói ăn ngủ không phi thời, nghĩa là có giờ ăn, giờ ngủ đàng hoàng. Còn này đó, mình không có thời khoá là phi thời sao? Đâu có được. Muốn ngủ hồi nào ngủ, muốn ăn hồi nào ăn sao được. Đâu có được cái chuyện đó đâu. Đó, thành ra cái người mà tu sĩ, giờ giấc người ta rất nghiêm chỉnh, người ta giữ gìn, tức là làm chủ được giờ giấc. Mà đầu tiên làm chủ cái ăn, làm chủ cái ngủ, sau này người ta mới làm chủ được bệnh tật, người ta làm chủ được cái sống chết người ta. Bây giờ làm chủ cái ăn, cái ngủ không được thì làm sao?

Cho nên vì vậy mà cái ngồi thiền sai giờ cũng là ngồi thiền phi thời, con thấy không? Ăn vào một bụng mà vô ngồi thiền là phi thời chứ sao, không đúng. Tu phi thời. Bởi vì tu phi thời cũng tu trật không đúng, làm sao có kết quả được. Đó là cái sai bởi vì một vị Thầy mà dạy đúng là chúng ta phải thấy đúng. Mà một vị Thầy sai là dạy sai, người ta biết ông này chưa có kinh nghiệm tu nên mới dạy kiểu này đây. Sai, không có đúng thời khoá.

10- BẬC A LA HÁN CÒN BẤT ĐỒNG VỀ GIỚI LUẬT CÓ ĐÚNG HAY KHÔNG?

(1:43:22) Ở đây, quý vị mà ở đây, cái câu hỏi của con đó, là ông Phú Lâu Na với ông Ca Diếp bất đồng là người sau này nghĩ bất đồng. Bậc A La Hán người ta bất đồng à? Người ta vô lậu rồi, lậu hoặc ở chỗ nào nữa mà người ta bất đồng? Các con hiểu không? Đã chứng quả A La Hán, mà chữ A La Hán có nghĩa là tâm vô lậu. Tâm vô lậu làm sao người ta bất đồng? Mấy con hiểu bất đồng tức là còn chướng ngại pháp, mà chướng ngại pháp thì làm sao mà vô lậu?

Vậy thì trong cái vấn đề mà đức Phật nhập Niết Bàn thì ông Phú Lâu Na và ông Ca Diếp bất đồng là người ta không hiểu. Người ta phỉ báng Phật giáo, người ta phỉ báng các bậc A La Hán. Người ta cho ông Phú Lâu Na làm như là người bình thường. Cho ông Ca Diếp là cái người đệ tử của Phật là người bình thường, còn tâm lậu hoặc. Cho nên vì vậy mới cho là chứng quả A La Hán còn lậu hoặc. Mấy người hiểu, đã A La Hán là vô lậu. Mà vô lậu là luôn luôn người ta sống ở trong tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, còn lậu hoặc chỗ nào chỗ đó được? Chỉ ra, mấy con chưa nhận được cái chỗ Niết Bàn, chưa nhận được cái tâm vô lậu. Cho nên mấy con còn nghe người ta nói thì mấy con tin. Chứ sự thật ra khi mà Thầy nhận ra được rồi thì những cái này là những phỉ báng giáo pháp của Phật, phỉ báng những bậc A La Hán đệ tử của đức Phật. Cái lời nói này là lời nói không chấp nhận được.

Còn giới luật của Phật là đạo đức, không có một cái giới nào. Trong cái giới sát sanh, nó không phải có cái giới sát sanh không, mà nó có những cái hành động sát sanh. Cho nên chúng ta không phạm giới sát sanh là không cầm cô cắt cô con gà. Nhưng chúng ta sẽ phạm giới sát sanh những cái giới nhỏ nhặt của nó, chứ đâu phải là có cái giới của Phật nhỏ nhặt. Đi vô tình đạp chết con kiến là chúng ta đã phạm giới sát sanh, đó là cái giới nhỏ nhặt đó.

(1:45:10) Đi mà không cẩn thận, mắt nhìn trên trời, mắt nhìn dưới đất mà không có cẩn thận thì cái người đó là phạm giới sát sanh. Nghĩa là đi thiếu tỉnh giác là sát sanh. Cầm cái ly uống nước này mà không tỉnh giác, biết là người đó phạm giới. Thiếu sức tỉnh giác là phạm giới. Cho nên đừng có nghĩ rằng giới cái nhỏ nhặt là phải bỏ. Bỏ đâu? Trong một cái giới nó đã có nhiều cái hành động nhỏ nhặt ở trong đó, để nó thực hiện cái phạm giới của nó. Chứ không phải là nói rằng nhỏ nhặt, không có giới của Phật nào mà nhỏ nhặt hết.

Giới luật là đức hạnh, mà đức hạnh là ở trên hành động thân, khẩu, ý của chúng ta hàng ngày. Chứ đâu phải là cái đức hạnh của nó, cái giới luật của nó ở ngoài kia đâu mà xách vô đây? Cho nên nói bây giờ phải bỏ những cái giới này. Thôi bây giờ đức Phật dạy ăn ngày một bữa, không ăn phi thời. Thì bắt đầu bây giờ chúng ta không có ăn phi thời. Mà bây giờ, thôi giới này nhỏ nhặt quá, về ăn uống mà có gì? Thôi sáng mình ăn, như chư Thiên ăn buổi sáng mà, Phật ăn giờ ngọ mà, có phải không? Chúng sanh ăn sau giờ ngọ, còn ngạ quỷ mới ăn đêm. Mình đừng có làm ngạ quỷ ăn đêm thôi. Chỉ sáng ăn, trưa ăn, chiều ăn được, không có sao, có phải không?

Cái kiểu này là cái kiểu phá giới, cái kiểu này là kiểu tu để mà chạy theo ăn uống dục lạc nè, chứ đâu phải là tu theo Phật. Đây là ông Ca Diếp với ông này là, cái ông này là không phải ông Ca Diếp và ông Phú Lâu Na, mà đây là mấy ông Đại thừa. Không, Thầy xác định sẵn mà. Mấy ông Đại thừa mới chế ra kiểu này đặng mấy ông ăn ba bữa cho được chứ. Cho nên mới có cái câu mà mấy ông dạy thường dạy: "Chư Thiên ăn buổi sáng, Phật ăn giờ ngọ, chúng sanh ăn sau giờ ngọ". Cho nên chư Thiên còn ăn buổi sáng được mà. Cho nên chỉ có Phật ăn ngọ thôi. Mà bây giờ thì mình ăn buổi sáng cũng là chư Thiên rồi. Rồi bắt đầu giờ mình ăn trưa. Còn chúng sanh ăn sau giờ ngọ thì chiều mình ăn cũng được, đâu có gì. Mà tôi không ăn, tôi uống nước, tôi uống ly sữa được rồi.

Các con thấy không? Các vị Đại thừa, các vị Hoà thượng, họ đều sống như vậy đó. Nghĩa là chế cái giới ra để bẻ vụn cái giới của Phật ra, để gọi là cái giới nhỏ nhặt. Giới ăn phi thời là cái giới ly tham, ly cái tâm tham. Còn tham ăn, tham uống ba bốn ngày một bữa là còn gì đạo Phật? Thử hỏi bây giờ mình ở trong chùa, bây giờ có nhà bếp nấu rồi. Thì sáng ra làm biếng thì nấu nồi nước, đem người gói mì bỏ vô chế nước cái rồi người làm tô, đó là làm biếng. Còn siêng năng thì nấu thêm chút nữa, các con hiểu. Còn đi xin làm sao? Buổi sáng này, ai cũng lo buôn bán, cũng lo làm ăn hết, lại xin người ta cho à? Trưa người ta nấu cơm rồi người ta mới cho chứ đâu dễ gì, đã cái thân đi xin ăn mà còn xin buổi sáng, buổi chiều nữa. Có phải không? Mình đi xin ăn mà mình cũng làm quá là người ta phải nuôi dưỡng mình đủ thứ, đâu có được. Cho nên vì vậy đức Phật mới chế ra, mình là người tu sĩ rồi, đi xin thì chỉ xin một bữa mà thôi. Mình có làm cái gì đâu? Ngồi không, chứ mình có làm gì mà phải ăn ba bốn bữa?

Người ta làm việc, người ta cực khổ, người ta phải ăn ngày hai, ba bữa, còn mình có làm gì? Mà bây giờ quý thầy cũng ngồi không đó mà ăn ba bốn bữa. Chỉ có cái thời tụng kinh, Niệm chú gì, trong cái thời đó rồi thôi xuống, suốt ngày đó không có gì hết. Bây giờ đó thì quý thầy chia ra tứ thời, ban ngày thì quý thầy có thể là cúng cơm, cúng gì đó. Rồi buổi chiều thì thí thực, rồi buổi tối tụng kinh, buổi khuya thì công phu sám hối. Bốn thời lấy cái thời đó gọi là thời tu của mình, nhưng mà họ tu như vậy tới đâu? Tham cũng còn một đống, đụng tới mấy ông Thầy, ông sân cũng dữ tợn, thì mấy con thấy tu tới chỗ nào? Cho nên vì vậy mà phải dạy cho đúng, chứ còn nếu không đúng thì rất tội cho sự tu tập của chúng ta. Cho nên, trong cái vấn đề mà con đặt câu hỏi này, thì đây là người ta phỉ báng những bậc A La Hán của Phật. Bây giờ A La Hán là chỉ là một cái danh từ vô lậu, để những bậc mà tâm vô lậu. Cho nên hôm nay Thầy muốn nói để mấy con hiểu biết những cái điều mà người ta giảng giải rất sai.

Thầy Chân Quang đã từng theo Thầy tu tập một thời gian một năm. Sau đó khi mà về mở cái khu trung tâm an dưỡng ở Phước Hải thì Thầy đưa Thầy Chân Quang ra đó để làm trụ trì. Và khi mà Nhà nước không cho thì Thầy Chân Quang mới về núi Dinh. Trong khi tu một thời gian một năm thì mấy con nghĩ rằng làm sao một năm mà đạt những gì? Thì qua những kiến giải, qua những hiểu biết, qua những tìm hiểu, Thầy có một trí tuệ thông minh. Nhưng cái thông minh cũng trong cái kiến giải. Mà trong cái kiến giải của Thầy nó sẽ làm lệch lạc, nó xây dựng một thế giới siêu hình. Rồi từng những câu hỏi mà con đã hỏi Thầy thì Thầy Chân Quang đã vô tình đã phỉ báng những vị A La Hán trong thời đức Phật. Như ông Phú Lâu Na, ông Ca Diếp mà bất đồng thì Thầy làm sao Thầy chấp nhận được? Khi tâm người ta vô lậu thì còn cái chỗ nào là người ta bất đồng?

(1:50:19) Người ta không phải là chỉ ở chỗ bất đồng bằng chúng ta như là bất đồng rồi cãi cọ, còn cái này đến cãi cọ. Người ta nếu người ta bất đồng là người ta ngầm, người ta đã hiểu trong tâm niệm của mọi người rồi. Chứ đâu phải người ta cãi cọ để ra ngoài mấy người thấy người ta cãi cọ như con viết như thế này. Đâu có chuyện đó đâu. Bây giờ Phật nhập diệt rồi mà năm trăm vị A La Hán mà tập trung để kết tập kinh. Thì người ta đâu có lý do nào mà người ta là A La Hán mà người ta không có cái Tha Tâm Thông sao? Người ta thông suốt cả tâm người này kia. Mà khi mà thông suốt cái tâm người này muốn nghĩ cái điều đó thì người ta đã khởi ý cái điều đó thì cái người kia đã thông cảm liền tức khắc. Chứ đâu mà cãi cọ như phàm phu như chúng ta. Cho nên cái này là cái phỉ báng Phật pháp, phỉ báng các bậc A La Hán. Cho nên ông Phú Lâu Na với ông Ca Diếp bất đồng quan điểm, rồi cãi cọ với nhau do một số giới luật nhỏ mọn phải xả, phải bỏ, phải bớt, điều đó là điều sai mấy con. Giới luật của Phật là đức hạnh thì làm sao bỏ?

Làm gì có mười phương chư Phật? Ở trên thế gian chúng ta chỉ có ông Phật Thích Ca mà tới mười phương lận? Mấy người tưởng tượng dữ tợn Phật tu hồi nào? Thầy có thấy ông Phật Thích Ca ra đời chỉ dạy chúng ta Bốn Chân Lý. Có mười phương chư Phật, tại sao mười phương chư Phật từ lâu trước ông Phật Thích Ca sao không dạy? Không dạy bốn cái chân lý? Để tới ông Phật Thích Ca mới đưa bốn cái chân lý của loài người, dạy chúng ta giáo pháp tu hành. Chúng ta biết ông Phật, chỉ có duy nhất ông Phật Thích Ca mà thôi, còn hoàn toàn mười phương chư Phật là mấy người tưởng tượng. Cái thế giới mười phương chư Phật của mấy ông dẹp đi, chứ đừng bao giờ có cái điều này đâu. Rồi đặt ra rồi còn Bồ Tát nữa. Tát riết hết của tiền người ta cất chùa to, Phật lớn cho dữ tợn. Rốt cuộc rồi không hướng dẫn ai đi vào con đường tu tập được hết. Tu danh, tu lợi, tu ăn, tu ngủ hoàn toàn là tất cả sai.

Cho nên Thầy thấy rằng người ta càng đi đến chỗ danh lợi càng nhiều. Con thấy một cái chùa mà người ta cất lên như cung vàng, điện ngọc, như cung nhà vua, mái cong vút như thế này. Có phải là vua Chúa thời Nguyễn cất những cung điện của ông ta sao thì chùa chúng ta càng giàu sang đẹp thì cũng giống y như vậy. Con đến cái chùa của Thầy Quảng Đức ở Thủ Đức coi, bao la. Trời ơi! Thầy nói nội chạm rồng, chạm rắn rất là đẹp, y như cung vua vậy thôi, không khác chút nào. Và bây giờ chùa thì chúng ta thấy hầu hết là rất là đẹp, người nào cũng cất chùa cả tỷ bạc, chứ không có ít.

Nhưng trong khi nhìn lại sự tu tập của chúng sanh, của mọi người thì được những gì? Được những gì? Cho nên hôm nay mấy con không về đây thôi, mà đã về đây mà nghe lời Thầy thì mấy con phải tự thắp đuốc lên đi. Những gì Thầy dạy mấy con phải tập. Mấy con tập thì mấy con mới đạt được những cái sự kết quả đó. Còn mấy con không tập thì mấy con sẽ không đạt được kết quả đó. Mà mấy con tập thì như thế nào? Thì phải nghe lời Thầy dạy, phải sống như thế nào ăn ngày một bữa. Về đây mấy con ăn ba bữa, thôi Thầy đầu hàng, không thể được. Mấy con về đây, mấy con phải sống tập cái pháp Thân Hành Niệm để cho mấy con phá được cái những hôn trầm, thuỳ miên của mấy con. Mấy con phá được những cái niệm vọng tưởng của mấy con, do cái pháp này.

Cái pháp này tu tập sẽ vọng tưởng sẽ không còn. Chứ không phải là mấy con ngồi ức chế, mà cũng không phải mấy con ngồi lại, mấy con tác ý: "Tâm bất động, thanh thản", rồi tự nó bất động được. Nó nhờ cái pháp Thân Hành Niệm để rồi tâm mấy con mới bất động. Rồi từng đó mấy con sẽ tu tập theo những cái phương pháp như Định Niệm Hơi Thở để nó có cái phương pháp ngăn ác diệt ác, sanh thiện Tăng trưởng thiện. Nó có những cái ác pháp nào thì mấy con sẽ tu tập, thì mấy con sẽ đạt được kết quả. Đó là cách thức tu tập.

Phật là một cái người, ở đây Phật là một người chứng tâm vô lậu cũng như một bậc A La Hán, hai người chứng đều giống nhau. Nhưng Phật là một cái người đã đưa ra cái chánh pháp, đưa ra cái giáo pháp, đưa ra Bốn Chân Lý dạy chúng ta giáo pháp gọi là Phật, là một vị Thầy của tất cả những người sau này. Một vị Phật là một người từ không biết Phật pháp mà tu tập được giải thoát, được chứng đạo mới dạy chúng ta mới gọi là Phật, chứ không phải Phật là hơn quả A La Hán. Phật với A La Hán chỉ tu giải thoát như nhau, đồng nhau. Phật có Tam Minh thì A La Hán cũng có Tam Minh, lục thông. Phật có cái gì thì ông này có nấy, Phật có Tứ Thần Túc thì bậc A La Hán cũng có Tứ Thần Túc. Coi như hai người đều đồng nhau, nhưng khác ở chỗ là Phật là con người dạy lại cho những người sau do cái phương pháp của Phật dạy mà tu chứng.

(1:54:55) Phật chỉ là một người độc giác, chưa có ai dạy cái pháp này cả. Cho nên mười phương chư Phật không có là do chưa có cái pháp này. Cho nên Phật không nương vào cái pháp của ai cả mà do từ bốn mươi chín ngày dưới cội Bồ Đề mà truy tìm, suy tìm ra cái phương pháp. Cho nên pháp của Phật không giống một pháp của ngoại đạo nào cả. Không vay mượn pháp của ngoài đạo nào cả, mà tự đức Phật lưu xuất ra từ cái sự hiểu biết để từ đó đi đến chứng đạo. Cho nên giáo pháp của Phật chỉ độc nhất, không có một pháp ngoại đạo nào lai căng vào trong đó.

Nhưng chúng ta nhìn vào Đại thừa chúng ta thấy hầu hết Phật giáo Đại thừa, là Phật giáo lai căng nhiều cái tôn giáo xen vào trong đó. Còn Phật giáo Thiền tông vẫn là một cái phương pháp lai căng của Lão Tử. Thầy phải xác định cho nó rõ. Cho nên Phật giáo Đại thừa lai căng Bà La Môn, mà Phật giáo Thiều tông là lai căng của Lão Tử, của Tiên đạo, cho nên nó mới có cái chuyện vô vi như vậy. Cho nên ở đây phải sáng suốt nhận định được cái hướng của nó đúng hay là sai.

Bây giờ các Thầy cũng tự kiến giải ra nói thế này thế khác đủ loại, nhưng mà cái sai quý thầy không thấy, đó là cái duyên của quý thầy. Có nhiều người Thầy nói thật sự họ cũng đến đây, được nghe Thầy nói cái đúng cái sai. Nhưng cái lòng cuồng tín của họ tin rằng có cõi Cực Lạc, thì họ tin rằng có cõi Cực Lạc, thì họ về họ cố gắng Niệm Phật để rồi sau này họ về cõi Cực Lạc. Thầy nói nó là cõi tưởng nhưng họ không tin nó cõi tưởng thì cứ về mà làm. Rồi nó tưởng hay không thì biết thôi, rồi nó sẽ đi xuống địa ngục hay đâu đó rồi biết, có vậy thôi. Đó là cái sự cuồng tín, tức là không còn trí tuệ sáng suốt vì chỉ mê mờ mà tin nó thôi, con hiểu không? Đó là cái sai.

Còn bây giờ Thầy thẳng thắn nói thật, Thầy không bảo theo Thầy. Càng theo Thầy, Thầy cực khổ Thầy, Thầy có yên đâu. Hàng ngày phải nói chuyện, phải giúp cho các con từ cái không hiểu này cho đến cái không hiểu kia để cho mấy con hiểu biết cái đúng cái sai. Nhiều khi Thầy cũng đâu bao giờ muốn đụng chạm đến giáo pháp Đại thừa làm gì? Thầy cũng đâu bao giờ muốn đụng chạm đến Thiền tông làm gì? Bởi vì Thiền tông mà Thầy Thanh Từ dạy lại là Thầy của Thầy, nhưng điều không phải vì Thầy của mình mà không dám nói cái sai của Thiền tông. Thầy là Thầy tôn kính hoà thượng như thế nào, lòng Thầy rất tôn kính. Nhưng cái giáo pháp sai buộc lòng Thầy thấy rằng một số người sẽ theo nó uổng công tu tập mà đạt được những gì? Thầy nói sai, chứ không phải Thầy bài bác hoà thượng Thanh Từ. Các con đừng hiểu một cái sai.

Cũng như Thầy nói Đại thừa sai là tại vì cái đó nó không giúp cho người ta đi đến cái chỗ giải thoát. Thầy nói sai để cho người ta nhận định được, người ta theo con đường đúng của Phật pháp để người ta làm chủ được sanh, già, bệnh, chết, người ta không còn đau khổ nữa. Còn đi theo cái pháp đó mà tới cuối cùng bệnh đau phải nằm nhà thương rồi phải đi bác sĩ, rồi chết trong một cách dằn vặt rất đau khổ. Như các vị hoà thượng bán thân nằm liệt trên giường đó, người ta phải cho ăn, cho uống. Rồi phải vệ sinh đổ những cái bẩn thỉu như vậy mà tự mình không làm được, quá đau khổ. Đâu phải quý hoà thượng muốn như vậy, nhưng mà cái thân nghiệp phải trả mà thôi. Tại vì tu không đúng, không làm chủ được thân tâm của chúng ta.

11- NGƯỜI CHỨNG ĐẠO PHẢI KHÔNG THẤY MÌNH CHỨNG ĐẠO CÓ ĐÚNG KHÔNG?

(1:58:26) Cái câu mà hỏi này một vị Tỳ kheo đắc Tứ Thiền mà không biết mình đắc Tứ Thiền là cái này Đại thừa - Vô sở đắc. Nghĩa là mình đắc mà mình biết mình đắc là không đắc thì đó sai. Ở đây, Thầy ví dụ như Thầy tu tâm Thầy bất động Thầy biết rõ ràng tâm Thầy bất động, Thầy đâu phải là người ngu si mà Thầy không biết. Mà bây giờ Thầy làm chủ sự sống chết, Thầy biết Thầy làm chủ sự sống chết Thầy biết chứ. Chứ đâu phải Thầy nói láo. Các nhà Đại thừa tu không được, cho nên vì vậy mà để người ta cứ nghĩ rằng mấy Thầy này đắc Tứ Thiền, cho nên không có nói ra. Đó là cách thức mị mạo người ta, gạt người ta. Tu được nói được, mà tu không nói không, bởi vì giới luật của Phật không được nói dối, các con hiểu chỗ đó. Cái giới thứ tư là giới không nói dối, mà tu được thì mình nói được để giúp cho người ta và mình làm cho người ta thấy. Bây giờ Thầy nói Thầy làm chủ bệnh mà Thầy đuổi bệnh không được, Thầy đi nhà thương làm sao ai tin Thầy, có phải không? Đó là bằng chứng cụ thể.

Phật tử 4: Dạ kính thưa Thầy nhân tiện Thầy giải thích cho con việc hồi đó khi mà con lên tìm Thầy Thầy có giới thiệu con đến thiền viện Vạn Hạnh, trường Đại học Phật học đường Nguyễn Kiệm. Thì khi con thỉnh được Trung Bộ Kinh ngoài những cái khó khăn mà các vị đó không cho, cuối cùng con nói tên của Thầy thì con thỉnh được để mà con tìm, lục lại giáo lý của đức Phật Thích Ca, mà được Hòa thượng Minh Châu dịch. Thì có một vị giám thiền ở đó, hồi xưa mỗi chủ nhật buổi sáng con đi thiền ở thiện viện Vạn Hạnh, thì vị đó có nói về Thầy Thông Lạc nhưng mà chủ yếu cái câu hồi nãy Thầy mới giảng, vị đó nói là: "Chứng đắc mà thấy mình còn chứng đắc là không chứng đắc". Nhưng mà bây giờ theo ý con hiểu theo những lời Thầy giảng thì con có trình để mà con bị sai lệch hay là con đã hiểu được đúng. Thì cái câu mà vị đó nói là chứng đắc mà thấy mình chứng đắc tức là không chứng đắc thì con nghĩ điều này không hợp lý.

Con lấy một ví dụ ngoài đời chẳng hạn như con là một người nấu chè, con tuyên bố với mọi người con biết nấu chè xôi nước. Rõ ràng con là người biết nấu chè xôi nước, con tuyên bố với mọi người con biết nấu chè xôi nước, thì nếu theo lý luận của bên Đại thừa nói rằng hễ thấy mình chứng đắc mà nói mình chứng đắc thì là không chứng đắc. Vậy thì chẳng lẽ một cái người biết nấu chè xôi nước, tuyên bố tôi biết nấu chè xôi nước, mà tự nhiên lại nghe lời nói của mọi người là tự nhiên tôi nói tôi không nấu được chè sao? Thì điều đó là điều con thấy có phải là con hiểu như vậy có đúng không?

Trưởng lão: Đúng đó con.

Phật tử 4: Bởi vì mình làm được vấn đề đó, mình mới tuyên bố vấn đề đó vậy thì mọi người không được quyền phủ nhận vấn đề mình làm được. Khi mà mọi người phủ nhận điều đó thì họ cố tình giật đứt chánh pháp đúng không Trưởng lão?

Trưởng lão: Đúng đó con, cách thức của Đại thừa nó dập đúng chánh pháp đó con. Bởi vì nó, cái câu mà nói vô sở đắc, nghĩa là mình đắc mình không biết. Và đồng thời cái câu mà nói mình đắc Tứ Thiền là mình chưa có đắc Tứ Thiền. Nghĩa là cái câu nói đó là cái câu nói để làm cho Phật giáo không còn có cái người dám hé miệng nói ra. Người ta tu chứng mà người ta nói. Thầy nói bây giờ chứng rồi, bây giờ Thầy nói mà giờ Thầy hoàn toàn là Thầy làm chủ sanh, già, bệnh, chết rồi phải không? Thầy làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Mà bây giờ ai có nói Thầy nói không chứng đắc, Thầy chứng đắc, Thầy vẫn làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà. Bây giờ có nói gì đi nữa, ai nói Thầy, nói Thầy không có chứng Tứ Thiền, Thầy cũng nhập Tứ Thiền Thầy làm chủ. Rõ ràng là Thầy nhập vào Tứ Thiền, Thầy tịnh chỉ hơi thở. Thầy chết hồi nào chết, Thầy làm chủ được sự sống chết của Thầy mà. Thì bây giờ ai nói Thầy, Thầy cũng…​

Phật tử 2: Con cũng nói như Thầy đó, Thầy chứng đắc như vậy đó, họ cũng nói như vậy đó, họ nói còn thấy mình chứng đắc là chưa chứng đắc. Con có nói là ăn cái bánh không có lẽ là không biết cái bánh đó là như thế nào sao?

Trưởng lão: Đó thì con nói, cái đó là cái thực tế con. Mình ăn cái bánh mà giờ mình nói tôi không ăn cái bánh sao được? Mà mình nói tôi không ăn, mình dối sao? Mà mình làm thinh, người ta hỏi:"Anh nãy có ăn cái bánh không". Tôi làm thinh không dám nói, nói sợ tôi không có ăn cái bánh, thì đâu có lý mấy con. Bây giờ tôi ăn tôi nói tôi ăn chứ, mà tôi ăn cái bánh đó ngon dở, tôi cũng phải biết chứ sao? Còn bây giờ Thầy làm chủ được cái sự sống chết của Thầy bằng Tứ Thiền - thiền thứ tư. Do đó bây giờ Thầy nói Thầy làm chủ được thì bây giờ không lẽ Thầy nói ra rồi nó mất à? Thầy không có làm chủ được nữa à? Điều đó không có, không bao giờ có. Đã là Thầy biết con đường đi vào đó Thầy làm chủ rồi, bây giờ Thầy nói một ngàn lần đi nữa, Thầy cũng biết đường vô.

Cũng như bây giờ có cái nhà chỗ đó thưở giờ mấy con chưa biết, bây giờ mấy con đến cái nhà đó rồi phải không? Mấy con đến đó, mấy con ở đó rồi. Thì bắt đầu bây giờ mấy con nói cho mọi người biết ở cái góc rừng đó nó có cái nhà, mà cái nhà đó tiện nghi lắm. Ở đó điện nước đầy đủ hết thì mọi người chưa đến thì họ nói:"Ông nói vậy đó không có cái nhà đó đâu, đó là rừng không, ông nói vậy sai, ông nói có cái nhà đó là ông nói sai, không đúng"Thì như vậy rõ ràng là nếu mấy người cứ chịu khó, mấy người đến đó coi có không? Bây giờ mấy người nói không chứng đắc thì mấy người cứ làm đi rồi mấy người sẽ biết, mà khi biết rồi thì mấy người nói đó không có sao? Điều đó mấy người nói không đúng, thật sự ra mấy con trả lời vậy là đúng mấy con. Cho nên những cái điều mà nói rằng khi mà một vị Tỳ kheo đắc thiền mà còn thấy mình đắc thiền thì không đúng. Thì cái điều đó là chỉ cái điều mà người ta ngụy biện, người ta che đậy, không có gì hết.

Phật tử 4: Và cũng trong câu này nữa thì con thấy nó cũng còn có một cái ý nữa là khi những người Đại thừa hiện tại, bản thân họ thật ra khi họ, như hồi nãy Thầy đã giảng ăn uống ngày mấy bữa, còn như đức Phật Thích Ca ăn đúng một bữa, mà chưa thấy tâm, mà nói chung mọi cái là họ chạy theo dục lạc. Chính vì thế mà họ không chứng đắc. Nhưng họ dùng cái câu là nói những người mà chứng đắc mà thấy mình chứng đắc như vậy là không chứng đắc. Và khi mà nói câu đó còn có một cái ý nữa là từ đây về sau cho dù có chứng đắc, im lặng để mà nó giống như là vàng thau lẫn lộn luôn phải không Thầy?

Trưởng lão: Cũng là cái ý con, để cho mọi người khi mà chứng đắc đâu ai dám nói ra nữa. Cái kiểu của họ để rồi người ta sẽ thấy cái người mà không chứng cũng không biết người đó chứng hay không? Cho nên ở đây, hầu hết là mấy con thấy cái người nào mà dám nói làm chủ sanh, già, bệnh, chết? Bao nhiêu người nói? Bây giờ các Thầy Đại thừa người nào dám nói không? Cho nên cái câu nói đó để bưng bít rằng các vị cũng đều là chứng đắc như vậy hết, điều người ta không nói ra thôi. Nhưng mà sự thật ra người ta không có làm được đâu mấy con. Bây giờ mấy con nhìn đi, mấy con đi đến các chùa đi, có người nào nói làm chủ sanh, già, bệnh, chết, muốn chết hồi nào chết, muốn làm chủ bệnh mà tại sao quý vị cứ đi nhà thương? Bây giờ quý vị làm sao? Cho nên cái lời nói đó là lời nói để che đậy thôi, để che đậy bưng bít thôi. Cho nên vì vậy mà chúng ta cũng đã hiểu rồi, thì bắt đầu chúng ta chỉ còn có cái là chúng ta nỗ lực chúng ta tu.

(2:05:07) Con đi tu một thời gian, con nghe thấy thì con phải có cái sự suy nghĩ của con ở trong đầu con. Cái thiện không làm khổ mình, khổ người là đúng. Mà cái ác làm khổ mình, khổ người là không đúng. Nó hai vế. Bởi vì con đi tu một thời gian, sau đó con ra con tiếp xúc với mọi người, con thấy cái nào mà không làm khổ mình khổ người đó là đúng. Mà cái nào mà đã làm khổ mình, khổ người cái đó không đúng. Hễ còn người ta tức giận là không đúng, còn người ta buồn phiền là không đúng.

Phật tử 3: Chẳng hạn như mình nghe những cái âm thanh gì là đúng, gì là sai?

Trưởng lão: Cái nghe cái âm thanh hoàn toàn không sai gì hết. Bởi vì mình có cái tai thì mình nghe, nhưng mà mình đừng dính mắc nó thôi. Bây giờ không cần phải quy y, không cần xuất gia gì hết, mấy con cứ đến đây Thầy sẽ dạy. Mấy con tin rằng Thầy sẽ dạy mấy con tu tập để làm chủ sự sống chết của mấy con.

Phật tử 5: Dạ thưa Trưởng lão, vậy người đó có đến đây xin với Trưởng lão là cho ở lại đây luôn hả Thầy?

Trưởng lão: Được mà, Thầy sẽ cho ở nếu mà người đó quyết tu. Quyết tu thì Thầy sẽ cho một cái thất ở. Thầy sẽ cho cơm ăn đàng hoàng. Thầy dạy cách thức tu tập theo phương pháp Thầy dạy. Chứ đừng có vô đây mượn cơm Thầy ăn, mượn nhà của Thầy để ở. Rồi pháp nào tự tu, sau khi tu lỡ điên, ra nói tôi tu pháp Thầy Thông Lạc thì cái này không được. Con hiểu không? Tu pháp ai đâu mà điên rồi cũng nói của Thầy sao được? Chừng nào phải thực hiện đúng những cái điều mà Thầy dạy, điên Thầy chịu trách nhiệm. Mà giải thoát thì đó là cái phước của chúng sanh. Làm con Thầy nó khó lắm, chứ không phải dễ đâu, là tại vì nó phải sống năm giới nè. Bây giờ chưa ăn chay là phải, khi mà làm con Thầy rồi phải về ăn chay đó nghe. Phải hiếu sinh, phải thương yêu, phải đi phải Chánh Niệm Tỉnh Giác, không được đạp chết chúng sanh đó nghe không? Mà không được thì mai mốt về đây Thầy dạy cho mà học, mà đi kinh hành. Nhớ chưa?

Rồi con muốn tu giải thoát, về quê sắp sửa đàng hoàng, giao con cái nhà cửa, giao ký tên giao đất đai hết, nhà cửa giao hết. Lên đây Thầy cho cái thất, Thầy cho cơm ăn, khỏi cần. Nói:"Tao đi tu kỳ này tụi bây đừng có lên thăm, để tao tu chứng rồi tao về, mà lên thăm là động là không được". Con cấm tụi nó không cho lên thăm. Phải không? Xong rồi thì con cứ lên đây đi, Thầy dạy cho tu. Quyết định như vậy, chứ đừng có để cái tâm lầy nhầy còn nhớ con này kia:"Sao tôi lên đây, ở đây tháng, hai tháng mà không thấy đứa nào lên thăm? ", thì cái này không được, con hiểu không? Bởi vì ở đây phải dứt tất cả các ái kiết sử, sắp xếp xong. Đừng có ít bữa con lên đây, cái đứa khác chạy lên:"Má má ký tên, ký tờ giấy này đi để chia đất con, chứ anh hai con nó giật hết trơn trọi rồi", thì cái chuyện đó không được. Con phải sắp xếp, Thầy bảo sắp xếp đâu ra đó hết rồi, giao hết rồi, quyết tu giải thoát mà. Con thấy không? Bây giờ lớn tuổi rồi, sắp xếp hết, xong xuôi rồi, bây giờ con xin Thầy cho con cái thất tu.

Rồi bắt đầu bây giờ Thầy cho con ở cái khu này. Thầy xem trong ba ngày hay một tuần lễ được, Thầy dời cho con qua cái khu này hoặc là Thầy đưa đi ra vào cái khu khác. Cái người mà giữ gìn những cái hạnh được rồi, Thầy đưa vào cái khu chuyên tu. Thầy đưa vào cái khu nữ ở trong đó chuyên tu. Thì đương nhiên là con cứ mặc chiếc áo dài như vậy thôi, Thầy không cần cạo đầu gì hết, nhưng mà con là tu sĩ đó. Ngày ăn bữa, đi kinh hành theo đúng phương pháp Thầy dạy, phá sạch hôn trầm tất cả mọi cái. Trong vòng bảy tháng hay sáu tháng chứng đạo đi ra, đi về, không ở đây nữa. Tu chứng rồi, đi về chứ. Không lẽ học tốt nghiệp rồi ở hoài, người ta ai nuôi? Ở đây là vậy à. Mà tui…​.

Phật tử Diệu An: Thưa Thầy con pháp danh là Diệu An. Thầy dạy cho con biết Thầy.

Trưởng lão: Pháp danh Diệu An thì cũng tốt, diệu là vi diệu, an là an ổn, vi diệu trên an ổn là con phải biết làm sao cho an ổn chứ còn tu mà lộn xộn làm sao an, phải không? Thì nó chưa xứng đáng với pháp danh con đâu. Rồi hén mấy con, còn hỏi Thầy gì thêm không?

HẾT BĂNG