20090715 - NGĂN ÁC DIỆT ÁC
20090715 - NGĂN ÁC DIỆT ÁC
20091507 - NGĂN ÁC DIỆT ÁC
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Người nghe: Phật Tử
Thời gian: 15/07/2009
Thời lượng: [01:04:36]
1- THIỀN ĐỊNH CỦA ĐẠO PHẬT
Trưởng lão: Hôm nay, thấy quý Phật tử mấy con được cái duyên mà để về đây thăm Thầy. Thì mấy con mà Thầy biết cái tâm thường ao ước tu hành lắm.
Thứ nhất là thiền định, nhưng chúng ta không biết là ông Phật dạy thiền định bằng cách nào? Vì vậy, mà nghe nói thiền định thì ai cũng ham. Do đó, thì hôm nay Thầy nói cách thức tu thiền định của đức Phật mà dạy. Đức Phật dùng một cái danh từ rất là cụ thể cho một cái pháp môn tu thiền định của mình. Thì đức Phật nói: “Định Tư Cụ”, cái dụng cụ để mà tu thiền định.
(0:47)Vậy thì định của Phật có cái dụng cụ tu như thế nào mà đức Phật lại nói như vậy? Thì chúng ta đọc lại kinh sách của Phật thì Định Tư Cụ - cái dụng cụ để mà tu thiền định thì nó không phải là cái pháp môn nào khác hơn là cái pháp môn Tứ Chánh Cần. Bốn cái điều mình cần phải tu tập tức là:
Điều thứ nhất là ngăn ác
Điều thứ hai là diệt ác
Điều thứ ba là sanh thiện
Điều thứ tư là tăng trưởng thiện
Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, đó là tu thiền định. Hằng ngày, cái tâm mình nó có một cái niệm ác và một cái niệm thiện. Khi mà cái niệm thiện thì mình tăng trưởng nó lên, còn cái niệm ác thì mình ngăn không được, mình phải cố gắng mình diệt. Thì Phật dạy mình nó có những cái phương pháp để mình ngăn và diệt. Thí dụ như bây giờ trong tâm của mình nó khởi một cái niệm, mà niệm đó mình chưa biết nó là thiện hay ác. Cho nên đức Phật dạy mình phải chọn lựa coi, suy tư coi cái niệm đó nó có lợi hay là có hại? Mà nếu nó hại tức là nó ác pháp, mà nó có lợi thì nó là thiện pháp.
Cho nên đức Phật dạy cái bài mà kinh Song Tầm, mình coi cái đó là tầm thiện hay là tầm ác? Mà nếu nó tầm ác thì nó hại mình, nó hại người, nó làm mình khổ, nó làm người khác khổ. Cái niệm đó mình cần phải diệt. Diệt thì mình phải quán. Quán tư duy mình diệt. Vậy thì quán tư duy diệt thì đức Phật có dạy cho mình một cái bài kinh nữa. Tức là cái bài kinh An Trú Tầm. An trú trong tầm thiện.
(2:19)Bây giờ cái tầm, tức là cái suy tư những cái niệm nó khởi ra, đó là cái tầm đó, thì nó là tầm ác rồi. Mà bây giờ mình an trú tầm thiện, thì mình phải tác ý một cái tướng khác của một cái tướng đó, cái niệm đó.
Ví dụ như tâm mình nó khởi nó sân, tức giận người ta thì mình biết nó là cái ác rồi, cái tầm ác rồi. Thì bây giờ mình tác ý một cái tướng khác cái tầm đó. Thì bây giờ cái tâm mình đang sân, thì mình cứ mình tác ý: “Cái tâm này không có sân”, thấy không, nó tác ý một cái tướng khác là nó không sân rồi. Cho nên vì vậy, mà nó diệt cái tâm đó đi. Nó làm cho cái tâm sân của mình nó hết.
Còn mình khởi tham. Ví dụ như giờ này không phải giờ ăn, mà nó muốn ăn, nó thèm ăn thì mình biết nó tham rồi. Mình tác ý một cái tướng khác của cái tướng tham: “Bây giờ, giờ này không phải giờ mày ăn, mày không được tham ăn”. Do đó, nó dừng lại liền, phải không? Các con thấy đức Phật dạy mình cái pháp tu thiền định nó đơn giản lắm chứ gì. Cứ ngăn trong lòng của mình, nó không cho cái ác pháp nó làm cho mình sống đúng những cái hạnh. Từ cái hạnh ăn, cho đến khi mà từ cái oai nghi tế hạnh đi đứng.
(3:06) Khi mình đi vội vàng, nó không đúng tính cách với cái oai nghi của mình. Mình biết đây là sai rồi. Nó là ác pháp rồi. Nó vội vàng rồi, nó là ác pháp rồi. Cho nên ngăn lại: “Đi đi nó thong thả, không được vội vàng”. Ngay đó là mình dừng lại liền. Tức là, tác ý một cái tướng khác của một cái tướng đó, thì nó làm cho mình trở về với cái trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự. Cho nên, vì vậy mà đức Phật dạy an trú tầm. An trú tầm, nghĩa là an trú ở trong cái tầm thiện, mà diệt cái tầm ác đi. Thì nó đem lại cái cuộc sống mình giải thoát, giải thoát hoàn toàn. Cho nên, vì vậy mà ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện là cái phương pháp để mình tu thiền định.
Vậy thì phương pháp tu thiền định. Như vậy là cái thiền định đó là ở đâu? Là ở chỗ cái tâm không tham, sân, si. Bởi vì, mình tác ý ra nó không còn cái chướng ngại pháp ở trong tâm của mình nữa. Nó không còn ác pháp nữa, thì ngay đó là thiền định. Chứ đâu phải mà mình ngồi thiền mà nó hết vọng tưởng mà nó định đâu. Đức Phật đâu có biểu diệt hết cái vọng tưởng của mình đâu. Cho nên, đức Phật bảo mình tăng trưởng thiện mà. Cho nên mình còn sống trong thiện mà.
(4:06) Người ta đem nói là cái lời nói làm cho mình vui, người khác vui. Thì cái đó là mình chấp nhận chứ sao lại mình diệt nó. Rồi bây giờ, trong tâm mình nó khởi lên một cái niệm mà cái niệm đó nó làm cho người khác được hạnh phúc, được lợi lạc, nó làm cho mình được an vui thì mình diệt nó làm chi? Mình là con người, chứ đâu phải mình diệt để mình trở thành cây đá sao? Cái định của đạo Phật nó có tầm, có tứ. Cho nên, các con nghe trong cái thiền định của Phật nói: “Nhập Sơ Thiền do ly dục sanh hỷ lạc, có tầm, có tứ”.
Tức mình còn sống như một người bình thường có sự suy nghĩ, có sự tác ý rõ ràng. Nhưng mà, tầm tứ đó hoàn toàn là tầm tứ thiện. Cho nên, nó hoàn toàn nó đâu có lậu hoặc, nó đâu có đau khổ đâu. Cho nên nó giải thoát hoàn toàn. Nó sống như bình thường, như mọi người. Nhưng tâm nó bất động. Người ta chửi nó không giận, khen nó không mừng, phải không? Nhưng do như vậy đó, mới thấy được cái thiền định của Phật nó thật sự hữu ích, nó lợi ích thiết thực. Cho nên, trong kinh Pháp Cú đức Phật nói: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý”.
Tự tịnh kỳ ý, tự nó thanh tịnh. Nó là định. Cho nên, đức Phật nói: “Khi mà tâm mình nó thanh tịnh rồi á, thì nó định vào cái thân của nó”. Nó định vào cái thân của nó là định cái gì? Cái thân mình ngồi bất động như thế này thì nó sẽ có cái động của nó ở trong này là nó thở ra, thở vô chứ gì? Cho nên nó khi nó định là nó phải định trên hơi thở. Vì vậy, mà trong kinh Phật dạy mình tu cái cái pháp Xuất Tức Nhập Tức đó, thì đức Phật gọi nó là Định Niệm Hơi Thở. Cái tâm mình nó định lên cái hơi thở, chứ không phải mình lấy cái hơi thở mình quán ra để bắt buộc cái tâm mình định. Đó là cách thức tu theo đạo Phật dạy.
2- HẾT ÁC CÒN TOÀN THIỆN LÀ BẤT ĐỘNG TÂM
Cho nên, chúng ta thấy hằng ngày mình ngăn ác diệt ác đó là mình tu thiền định đó. Mà tâm mình hết ác pháp rồi, còn toàn thiện thì đâu có nghĩa là mình dính ở trong thiện. Bởi vì, không còn ác pháp thì nó thiện nó toàn thiện rồi, nó cũng không dính mắc ở trong thiện nữa. Cho nên hoàn toàn coi như là không thiện, không thiện mà thiện. Bởi vì mình còn tầm tứ mà chứ đâu phải mình không ngơ đâu. Cho nên mình hoàn toàn mình có trí tuệ. Cái tri kiến của mình nó có, cho nên mình biết rất rõ rất rõ là đang mình sống trong thiện không còn ác nữa. Và như vậy, rõ ràng là mình đã chủ động được cái sự sống của mình hoàn toàn bất động tâm trước cái ác pháp và các cảm thọ của mình.
Cho nên, trong đạo Phật còn có một cái định gọi là Bất Động Tâm Định. Cái định đó mình sống mà tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự. Các ác pháp đến nó không làm động mình, các cảm thọ trong thân nó cũng không làm dao động mình, mình không có sợ hãi một cái gì hết. Đó là mình đã nhập thiền của Bất Động Tâm Định, mà Bất Động Tâm Định thì nó là Vô Tướng Tâm Định. Mà Vô Tướng Tâm Định, tại sao nói vô tướng? Nó vô tướng nó có ba cái tướng của nó. Cái tướng dục lậu, cái tướng hữu lậu và cái tướng vô minh lậu. Ba cái tướng này nó không có. Cho nên, gọi nó Vô Tướng Tâm Định.
Vì vậy, mà khi mà mình được cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, ly dục ly ác pháp xong thì cái đương nhiên nó là ở trong Sơ Thiền . Nhưng mà Sơ Thiền thì nó có năm chi của nó: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Trái lại, thì mình không có ở trong năm chi thiền này, tức là tâm không dính mắc trong năm chi thiền này, thì mình lìa cái Sơ Thiền thì mình ở vào Bất Động Tâm. Mà Bất Động Tâm thì nó là Vô Tướng Tâm, tại vì nó không có cái ba cái tướng lậu hoặc của nó là: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, cho nên gọi là Vô Tướng Tâm Định. Cho nên, vì vậy mà chúng ta ngay đó mà Vô Tướng Tâm Định tức là Niết Bàn rồi. Nó không còn dục ở trong đó nữa, tức là ái dục nó đã bị diệt, nó đã bị ly ra hết rồi. Tuy là nó chưa diệt, nhưng mà nó lìa ra rồi. Nó không có còn làm cho chúng ta ham muốn nữa. Mà do đó, vì vậy mà đó là cái trạng thái Niết Bàn của đức Phật.
3- GIỚI LUẬT CỘNG VỚI HIỂU BIẾT LÀ TRÍ TUỆ
(07:53) Vì vậy, mà khi mà muốn đi vào cái con đường này. Con đường này để đi vào cái định mà Sơ Thiền này. Thì không phải ngay từ cái Sơ Thiền mà chúng ta ly dục, ly ác pháp mà chúng ta nhập được nó, mà chúng ta phải đi từ Giới. Bởi vì, giới luật nó sẽ cộng với cái sự hiểu biết của mình, gọi là trí tuệ. Vì vậy, mà đức Phật xác định trong cái bài kinh Sonadanda đó, thì đức Phật có xác định trí tuệ và giới luật: “Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, mà giới luật ở đâu thì trí tuệ ở đó. Trí tuệ làm thanh tịnh giới luật, mà giới luật làm thanh tịnh trí tuệ”. Do đó, trí tuệ cộng với giới luật nó là minh. Nếu mà cái người mà tu phạm giới, thì cái người đó có trí mà không có giới luật đó, tức là không có đạo đức đó, không có đức đó thì cái người đó là vô minh. Dù là người đó hiểu biết cái gì cũng rõ nhưng mà thiếu giới luật, phạm giới luật thì người đó không được gọi là minh. Cho nên, khi mà mình hai cái, cái sự hiểu biết của mình cộng với cái hiểu biết trong cái giới luật. Nó làm cho các pháp ác nó bị ly ra. Cái lòng ham muốn của mình lìa ra, thì cái đó gọi là giới luật. Cho nên, vì vậy mà giới luật nó giúp cho chúng ta hoàn toàn khép chặt mình ở trong cái ly dục, ly ác pháp.
Vì vậy, mà chúng ta đi vào cái ngõ Giới mà chúng ta vào. Vì vậy, mà “Giới - Định - Tuệ". Cho nên, giới sanh định, từ giới nó mới sanh định chứ không phải mà tu thiền định mà có định, phải không? Mình phải tu từ cái giới. Bắt đầu giới thì nó có giới cấm, nó có giới đức, giới hành, giới hạnh.
Do thực hiện ở trong giới thì nó sẽ giúp cho thân tâm mình ly dục, ly ác pháp, thanh tịnh. Vì vậy, mà nó đưa mình đến đi đến chỗ thiền định, chỗ định. Vì vậy, mà cái định đầu tiên của nó là cái thiền định đầu tiên của nó là cái Sơ Thiền. Cho nên, mình tu coi như là mình không có ngồi thiền, không có gì hết mà hằng ngày mình tiếp xúc với mọi người, tức là tiếp xúc với mọi ác pháp mà tâm mình bất động thì lúc bây giờ đó là mình có thiền định rồi.
Còn không, mình ngồi đây mình ức chế cái tâm mình không vọng tưởng. Nhưng mình ngồi đó thì nó không, nó yên lặng, nó rất tốt đó, nhưng mà xả thiền ra đụng chuyện thì tâm mình nó sân, nó phiền não, nó đủ thứ, mà nó không hết. Thì như vậy, rõ ràng là mình bị ức chế tâm chứ thật sự ra mình không phải là mình tu theo đúng cái với thiền của Phật. Còn thiền của Phật ngay trực tiếp các pháp xung quanh mình, ngay mọi người, người ta khen, người ta chê, người ta chửi mắng, mạ nhục, người ta nói nặng, nói nhẹ, nói đủ thứ hết mà mình vẫn thản nhiên. Thì cái thiền của Phật đó gọi là ngăn ác diệt ác. Mà cái thiền đó gọi là Sơ Thiền.
(10:05) Cho nên, chúng ta dùng ý thức, dùng cái giới luật mà chúng ta đi vào đi vào cái nẻo này thì chúng ta đạt được cái thiền định đó. Còn nếu mà chúng ta không khéo thì chúng ta bị ức chế rồi chúng ta không còn tìm được đường giải thoát. Đó, thì hôm nay các con nghe Thầy nói cái thiền định đơn giản, đâu có cần gì phải ngồi thiền. Hằng ngày, người ta chửi đừng giận là mình có thiền định rồi đó, phải không? Người ta nói nặng mình, mình hổng giận, người ta khen mình, mình hổng mừng. Chứ nhiều khi người ta khen mình cái mình mừng, mình thấy mình thấy cái người đó dễ thương. Họ khen mình cái mình thấy dễ thương, mà chửi mình, mình thấy ghét thì cái điều đó là mình bị bị động.
Đó, cho nên thiền định hằng ngày, sống chung với mọi người mà mình biết mình có thiền hay không có thiền chứ? Người ta chửi mình, mình không giận, tức mình có thiền rồi đó. Thiền là do cái tâm không giận chứ đâu phải là do cái tâm hết vọng tưởng. Cho nên, mình có vọng tưởng là mình có nghĩ cái này, nghĩ cái kia, mình nghĩ thiện mà. Mình nghĩ cái gì nó cũng lợi ích cho mọi người hết đâu đâu có hại ai đâu, mà mình sợ. Cho nên, mình cứ nghĩ, chứ đâu phải mình nhập định như cây đá đâu, người ta đâu có biết nghĩ nữa. Còn mình ngồi đây bây giờ mình không có cho nghĩ ngợi gì hết, hoàn toàn im phăng phắc thì có đương nhiên là mình trở thành cây đá mất rồi. Mặc dù, mình biết lên nhưng mà biết mà không dám nghĩ gì hết thì coi như là như cây đá chứ gì. Thì cái đó nó đưa mình đi đến chỗ không giải thoát.
4- NĂNG LỰC TÂM THANH TỊNH - NIỆM LỰC
Nhưng mà làm sao mà mọi các pháp nó động mà tâm mình không động đó là thiền định. Đó là cái chỗ mà mình vào để cho mình thực hiện được cái tâm thanh tịnh. Mà khi cái tâm thanh tịnh rồi đó thì cái năng lực của tâm yên tịnh, thanh tịnh rồi nó vi diệu lắm. Cái tâm mình nó hết tham, sân, si rồi thì nó có cái năng lực thanh tịnh đó. Cho nên đức Phật nói: “Tâm định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng”.
Khi tâm mà nó thanh tịnh rồi thì nó dễ sử dụng lắm. Nó dễ sử dụng là vì nó muốn cái gì, thì nó sẽ làm được cái đó. Thí dụ như bây giờ, muốn nhập cái định nào đó thì nó sẽ nhập ngay cái định đó. Thí dụ như muốn nhập vào cái định Tứ Thiền thì cái định Tứ Thiền nó xác định cho chúng ta biết là nó phải tịnh chỉ hơi thở.
Mà tịnh chỉ hơi thở thì tức là nó ly, nó xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Tức là nó ngưng các hoạt động ở trong thân của nó thì nó mới xả được cái thọ của nó. Mà do đó, cái lạc nó cũng do thọ, mà cái khổ nó cũng do thọ, rồi cái đối tượng mà cái tâm thanh tịnh của chúng ta nó cũng là nó có sự hoạt động thì nó còn thấy cái đối tượng đó.
Mà khi cái hành trong thân của chúng ta hoàn toàn nó không hoạt động thì cái hành trong thân của chúng ta thì cái hơi thở thì dễ dàng chúng ta nhìn thấy nhất. Cho nên, khi mà muốn nhập cái Tứ Thiền thì chỉ có cái tâm thanh tịnh này nó mới tịnh chỉ được hơi thở. Chứ không phải chúng ta ngồi mà nín thở mà nó tịnh chỉ được, nó đặc biệt như vậy.
Cho nên, cái năng lực của cái tâm của mình như vậy đức Phật gọi là Niệm Lực. Cho nên, trong kinh mà Tứ Niệm Xứ, thì đức Phật xác định cho chúng ta trong kinh Ngũ Lực, đức Phật xác định là cái Niệm Lực đó nó xác định cho chúng ta là Tứ Niệm Xứ. Còn ở trong Bát Chánh Đạo, thì nó xác định cho chúng ta biết, Chánh Niệm đó là Tứ Niệm Xứ. Như vậy, rõ ràng là cái Niệm Lực từ cái chỗ Tứ Niệm Xứ, từ cái chỗ Chánh Niệm mà chúng ta tu tập nó có được cái Niệm Lực. Mà có được cái Niệm Lực đó tức là cái Tâm Lực của chúng ta đó, cái niệm lực là cái Tâm Lực của mình đó, thì mình muốn cái hơi thở ngưng thì nó ngưng, còn cái Tâm Lực mình mà chưa có, thì mình muốn nó không ngưng đâu.
5- TÂM LỰC DẪN TÂM VỀ QUÁ KHỨ GẶP PHẬT
Cho nên, mình Tứ Thiền mà đến cái tâm mình không tham, sân, si thì nó có lực. Mà tâm mình còn tham, sân, si dù một chút đi nữa nó cũng không lực, mình bảo nó không ngưng. Cho nên, khi cái thời gian quá khứ cả mấy ngàn năm, từ cái ngày mà đức Phật tịch tới giờ là 2545 năm rồi. Cái thời gian nó dài vậy, thế mà cái người mà cái Tâm Lực nó có nó dẫn cái tâm của nó đi trở về với quá khứ cách đây hai ngàn mấy trăm năm. Nó sẽ gặp Phật, nó sẽ được nghe đức Phật thuyết giảng, nó đặc biệt như vậy. Còn bây giờ, chúng ta dẫn cái tâm chúng ta cách cái vách ngoài kia ở ngoài kia chúng ta không thấy rồi. Còn khi mà chúng ta dẫn cái tâm chúng ta được, cái thời gian và cái không gian nó không có, chúng ta sẽ thấy hình ảnh Phật thật sự. Nghĩa là, bây giờ ông Phật đã mất lâu rồi, nhưng mà bây giờ mình đã được dẫn được cái cái Túc Mạng Minh của mình, mình dẫn được cái tâm của mình về quá khứ như vậy đó. Thì mình gặp lại ngay ông Phật, cái hình ảnh ông Phật ốm, mập mình biết. Chứ không phải như cái tượng Phật bây giờ mà người ta đã tưởng tượng ra người ta đúc như vậy, hay hoặc người ta tạc như vậy. Cho nên, mình muốn thấy được Phật thì mình phải thực hiện được cái cái thiền mà xả tâm này. Thì khi cái thiền mà xả tâm này được rồi, thì coi như là mình cái tâm mình nó không còn tham, sân, si rồi thì nó sẽ thực hiện, nó giúp cho chúng ta thấy được cái hình ảnh của một cái người ơn lớn của chúng ta tức là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(14:28) Còn bây giờ, cái hình ảnh mà chúng ta thấy người ta vẽ, người ta đúc, người ta tạc, hay hoặc người ta điêu khắc, những cái hình ảnh đó là tưởng tượng ra chứ không phải đúng. Cho nên, có một người cư sĩ ở ngoài Phú Yên họ đem vào hai cái hình ảnh. Một cái hình ảnh, họ nói rằng những cái người mà khảo cổ họ nói rằng cái ông Phú Lâu Na ngày xưa ổng vẽ lại cái hình ảnh của đức Phật. Rồi một cái hình ảnh, thì người ta nói cái vị tu sĩ nào đó họ đã vẽ lại ở trong cái ký ức của họ cái hình ảnh đó lại khi họ gặp Phật. Thì cái người đó họ mang hai cái hình ảnh đó, họ đến họ hỏi xin Thầy xác nhận coi phải hai hình ảnh này giống không? Một cái hình ảnh thì râu xồm xoàm dữ tợn, còn hình ảnh thì của người Ấn Độ, toàn là người Ấn Độ, mà cái hình ảnh kia cái mặt dài vầy. Thì hỏi Thầy coi nó có đúng hay không? Thầy nói ông Phú Lâu Na và cái vị tu sĩ nào mà vẽ lại hai cái hình ảnh này đều là ở trong cái thế giới tưởng, nó không phải đâu. Bởi vì, Thầy chưa từng nghe ông Phú Lâu Na là một họa sĩ bao giờ. Thế mà, ở trong này người ta tưởng ra, người ta nói ông Phú Lâu Na đã do cái tài của mình mà vẽ đức Phật, cái hình ảnh đức Phật.
Cho nên Thầy thấy, khi mà nhìn lại thì thấy khi mà mình trở về với Túc Mạng Minh để gặp lại đức Phật, cái hình ảnh này nó không giống. Cho nên, Thầy xác định người ta chỉ tưởng tượng thôi. Cho nên, tất cả những cái này, thật sự ra thì từ cái Sơ Thiền mà chúng ta đi vào để mà chúng ta thực hiện được những cái gì mà chúng ta muốn, cho nên khi Dục Như Ý Túc mà mình muốn được cái gì thì nó làm được cái nấy, thì chúng ta hãy thực hiện ngay đúng con đường của Phật dạy. Thì đó là cái kinh nghiệm của đức Phật ngày xưa.
Rồi, bây giờ tới cái kinh nghiệm của các vị Thánh Tăng, Thánh Ni, đệ tử của đức Phật, rồi bây giờ qua cái kinh nghiệm của Thầy dạy, thì quý Phật tử thấy Thầy dạy có sai cái đường thiền định của đạo Phật không?
Phật tử: Bẩm không.
6- GIỮ GÌN GIỚI NGHIÊM CHỈNH ĐỂ LY DỤC LY ÁC PHÁP
(16:34) Trưởng lão: Đức Phật bảo: “Ngăn ác diệt ác”, Thầy cũng dạy ngăn ác diệt ác để đi vào thiền định. Rồi, đức Phật dạy: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý". Nghĩa là, các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện thì tự tâm ý của mình nó sẽ thanh tịnh.
Còn bây giờ mình muốn ngang xương, tâm mình còn tham, sân, si mà muốn nó thanh tịnh thì không thể thanh tịnh được. Cho nên, bây giờ mà thí dụ như, mình ngồi mình giữ cái tâm mình niệm Phật hay hoặc là mình giữ cái tâm mình, đừng có cho vọng tưởng bằng cách này, bằng cách khác, mà không có lo giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh, thì cái tâm nó chưa thanh tịnh. Bởi vì, giới luật nó còn phạm, thì nó làm sao nó thanh tịnh được.
Cho nên, mình lấy giới để mình kê vào một cái lộ trình, mình thấy cái tâm mình còn phạm, đây là còn ác pháp rồi, phải giữ gìn cái giới cho thanh tịnh. Mà càng giữ gìn thanh tịnh thì cái tâm nó lại ly tham, sân, si. Bởi vì, cái giới luật nó xác định được cái tâm của mình nó ly dục, ly ác pháp. Cho nên, lấy giới mà làm cái đường đi vào. Cho nên, đức Phật nói: "Giới luật là Thầy của mình". Nó sẽ dẫn đường mình đi vào đúng được. Cho nên, khi mình tu xong giới thì nó có định rồi, mà nếu có định rồi thì tất cả sau này các định khác thì nó nhập dễ dàng rồi, cho đến Tam Minh cũng không còn khó. Đó là cái hướng đi của đạo Phật, nó cụ thể rõ ràng.
Nhưng cái vào Sơ Thiền, cái giới luật Thầy thấy hầu hết là cư sĩ đã thọ năm giới rồi mà quý cư sĩ các con thấy giữ được nổi không? Nó còn phạm lên, phạm xuống. Nghĩa là coi như có năm giới mà té lên, té xuống. Rồi một vị Tỳ kheo là 250 giới, rồi một vị Tỳ kheo Ni là 348 giới, thử hỏi nó nhiều quá rồi quý vị coi như lộm cộm ở trên cái đống giới đó mà cứ nó rối ren không, chứ hổng ai mà thanh tịnh giới được hết. Nó có một chút xíu nữa thôi. Một đống giới vậy chứ nó là một đống thiện pháp đó, một đống đạo đức đó, Thánh đức đó.
Thôi Thầy nói như thế này mình thấy rõ nè, tại sao một tu sĩ, một Thánh Tăng người ta lại ăn ngày một bữa? Sao người ta không ăn ba bữa như phàm phu? Tại vì Thánh mà ăn nhiều quá là còn tham sao? Cho nên, mình ăn ngày một bữa, ăn như Thầy, các con thấy Thầy ăn hai bát cơm là cùng, một miếng đồ ăn là thôi, nhưng mà nó có chết đâu. Bảy mươi mấy tuổi như Thầy khí chất còn khỏe khoắn như đời thường, đâu có đau ốm gì đâu. Nhưng mà người ta cứ nói Thầy đau, nhưng thật Thầy thấy Thầy không có đau bệnh gì hết. Đúng là Thầy không có đau gì hết.
Nhưng mà, thí dụ như Thầy nói chuyện nhiều, Thầy nói chuyện nhiều nó hao cái cái khí lực của Thầy. Thì lúc bấy giờ, cái sức đề kháng phổi của Thầy nó không đủ khi gặp thời tiết lạnh, hoặc nó bị mưa gió nhiều, thử hoặc Thầy phải bị ho một vài ba tiếng ho, rồi Thầy nghỉ ngơi, Thầy phục hồi lại thì nó cũng hết. Cho nên, đối với Thầy thì thấy bệnh rất là thông thường, rất là dễ. Tại vì mình dùng cái khí lực của mình nhiều, dùng cái năng lực mình làm nhiều thì nó phải hao cái sức của mình. Cho nên, hôm nay thí dụ như Thầy gặp quý Phật tử, Thầy nói chuyện nhiều thì Thầy thế nào Thầy cũng bị ho, Thầy có biết vậy. Mà nếu mà Thầy không nói nhiều thì Thầy sẽ rất khỏe, nhưng mà Thầy không cần uống thuốc đâu. Tại vì Thầy biết Thầy giữ gìn được cái cơ thể Thầy phục hồi được cái sức đề kháng của cơ thể Thầy bình thường.
Cho nên, do cái sự tâm thanh tịnh của mình nó giúp cho mình rất nhiều việc. Khi mà nó thanh tịnh rồi, Thầy nói thí dụ như chẳng hạn cái tay mình nó có thọ nó đau nhức chứ gì, mà cái tâm nó thanh tịnh rồi nó bảo: "Cái thọ là vô thường, ra khỏi cái thân ngũ uẩn này đi, rời khỏi cái thân này đi". Thì ngay đó, cái tâm nó bất động, nó không lo cái đau nhức này đâu, nó không cần uống thuốc, nhưng mà cái tay đau nó hết đau. Cái năng lực của tâm của mình nó như vậy, mà chỉ vì mình không tu tập, nó uổng.
7- PHÁP HƯỚNG NHẮC TÂM HÀNG NGÀY
Một cái tâm mình cứ tham, sân, si mà mình nhắc: "Tâm không có tham, sân, si như cục đất đi". Hằng ngày mình nhắc, tới chừng nó đụng chuyện cái bắt đầu nó nhớ tâm như cục đất không có tham sân si, ngay đó đã cái tâm sân của mình nó giảm xuống liền tức khắc. Đó cái pháp nó mầu nhiệm như vậy, nó ích lợi cho đời sống mình như vậy, nó lợi ích, nó làm cho tâm hồn mình nó bất động, nó yên ổn, thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng mà tiếc vì mình không có thì giờ, mình nỗ lực để mình dùng pháp hướng, mình hay quên, mình không nhớ cho nên mình nhắn, nhắc nhở tâm mình nhiều, thì tức là nó sẽ có một cái lực của nó trong đó, nó sẽ chống lại những cái ác pháp, nó làm cho tâm của mình không có buồn khổ.
(20:30) Đó là cách thức tu theo đạo Phật. Chứ không phải là cần mình ngồi thiền, cần mình niệm Phật, cần mình tụng kinh nhiều, mà cần mình nên nhớ, nhớ nhắc cái tâm mình đi. Hằng ngày, nhớ làm bất kỳ cái việc gì cũng nhớ nhắc tâm, rồi mỗi mỗi có cái ác pháp đến thì mình cố gắng mình diệt, đừng có để lâu, đừng để kéo dài, mình giận một hai giờ đồng hồ hay một ngày, hai ngày, đừng có để dài như vậy. Như vậy là mình vô minh.
Cho nên, vì vậy mình cố gắng mình khắc phục nó, thắng được cái ác pháp. Đầu tiên, mình tu nội bấy nhiêu đó thôi. Rồi sau này, mình có tiếp tục nữa thì có cái người kinh nghiệm người ta dạy tiếp tục. Chứ mình đừng có sợ rằng mình không có ngồi thiền được, không phải đâu. Mình hãy ngăn ác, diệt ác, mình sống trong thiện pháp cái đã. Mình sống hằng ngày trong cái cảnh mà nó làm cho mình được vui mà mọi người khác cũng đều vui hết. Thì lúc bấy giờ, thì mình thấy nó hạnh phúc vô cùng rồi.
8- NỖ LỰC ĐI TỚI ĐỂ LÀM CHỦ SỐNG CHẾT
Nhưng mà, mình con đường đi thì mình còn đi tới nữa, chứ không phải là nhiêu đó mình tự mãn, mình bằng lòng với cái sự an vui đó đâu, mình còn đi tới. Khi nào mà mình làm chủ được sự sống chết của mình, và mình biết đường mình trở về thật sự là khi mình bỏ thân này mình có chỗ bình an. Đó là mình biết được đường về.
Chớ còn bây giờ mình mờ mịt, rồi mang cái thân này mình không biết mình làm chủ làm sao nè. Hay giờ nó lỡ nè, nó bán thân nè, nó nằm đó nè, con cái phải đổ cứt đổ đái nè, giặt quần giặt áo nè, rồi tắm rửa cho mình nè. Mình thấy mình sống mình nằm đây cực khổ cho con cái, mà muốn chết nó không chịu chết, nó cứ nằm đó nó thở, rồi nó khổ sở nó chịu. Thế rồi mà mình không biết cách nào mình làm chủ cho mình chết được, cho nó yên cái thân. Thì rõ ràng là mình tu rồi cuối cùng mình chịu khổ.
Đó thì do thì vậy đó, phải nghĩ cái thân của mình là thân vô thường, cái thân bệnh đau, cái ổ bệnh mà. Phải làm chủ trước khi mình chết, trước khi mà mình bỏ thân này mình phải làm chủ nó. Vậy thì mình trên đường đi mình phải đi tới. Chứ không khéo bây giờ bữa nay mình còn sống nè, ngày mai mình chết rồi sao? Mà mình chết mình chưa làm xong rồi cuộc đời sau mình biết mình được làm người nữa không? Đức Phật đã nói: "Được thân người là khó chứ đâu phải dễ, mà được chánh pháp còn khó hơn".
Bây giờ tà pháp thì thiếu gì, thiền xuất hồn hoặc là tu bây giờ cái phương pháp này, phương pháp khác thì thiếu gì. Nhưng mà, biết mình có may mà được đúng cái chánh pháp của Phật là tu đi từ cái chỗ mà ngăn ác diệt ác không?
(22:48) Hôm nay thì các con thí dụ như các con có đọc sách Thầy thì các con nghe Thầy nói ngăn ác diệt ác nhiều. Có nhiều người bây giờ nghe nói ngăn ác diệt ác, họ cũng chẳng biết gì hết. Họ biết thiền này, thiền kia đủ thứ, họ nói Mật Tông, họ nói tụng kinh Pháp Hoa thì họ rành lắm, họ nói giỏi lắm. Nhưng mà, cuối cùng mà nói về mà thiền ngăn ác diệt ác thì họ hổng biết, mà họ cũng hổng biết nó là thiền nữa, chứ không phải là nói. Đó cho nên, vì vậy mà các con thấy không, cái tuyến đường mà được chánh pháp cũng hổng phải dễ. Đó bây giờ Thầy nói, với cái người mà biết Phật pháp, mà nội tà pháp không thì nội cái Châu Đốc mình đây, bao nhiêu người? Phải không? Rồi bây giờ, biết được chánh pháp, thì còn bao nhiêu người? Rõ ràng quá ít.
9- LÀM TỪ THIỆN, NHÂN QUẢ GIÀU SANG, NHIỀU TÔI TỚ
(23:25) Cho nên, vì vậy mà mình biết rằng xung quanh mình còn biết bao nhiêu người khổ đau, còn biết bao nhiêu người khổ đau chưa có hiểu được. Người ta đi theo tôn giáo này, người ta theo tôn giáo khác, nhưng mà mỗi tôn giáo nó dẫn mình có một đoạn đường có chút à. Mà cái đoạn đường đó, thí dụ như bây giờ làm việc từ thiện, nó nói làm việc từ thiện thì mình sẽ sanh được cõi Cực Lạc hay là cõi Thiên Đàng, hay cõi gì để cho mình hy vọng cái điều đó. Rồi mình cố gắng mình làm mình giúp đỡ người bất hạnh. Điều đó là điều tốt. Nhưng mà, sự thật ra nó cũng chưa hẳn là nó giải quyết cho mình lên cõi Cực Lạc, nó đâu được.
Cái điều đó chỉ là cái phần hữu lậu mà thôi. Nếu mình bố thí nhiều, sau này mình trở thành người nhà giàu đi, thì nhà giàu nó cũng khổ chứ đâu phải nhà giàu nó không khổ đâu, phải không? Mình có nhiều là người thợ, khi người giúp việc mình đi, nhưng mà điều kiện là những người đó là gì? Những người nhân quả vay nợ ngày xưa, mình bố thí cho họ ăn của mình chứ gì. Bây giờ, họ trở thành lính, thành cán, thành những người tôi tớ trong nhà của mình, những người thợ làm dưới tay sai của mình chứ gì. Nhưng mà ngày xưa là họ ăn của mình, mình bố thí họ, bây giờ họ thành những người tay sai của mình, thì như vậy rõ ràng là nếu mà trong cái sự làm chủ như vậy mình có sung sướng không? Bây giờ mình làm ăn, cái nhà máy mình nó thất nghiệp nè, nó không tiền trả lương cho công nhân nè, mình thấy có khổ không? Rồi, trong cái thương trường mà kinh tế như thế này, mọi mặt mình phải làm sao mình giữ cho được cái giá của cái vật mà mình sản xuất ra được. Nó cả một vấn đề đòi hỏi cái người chủ rất cực khổ, không có sung sướng gì đâu. Thầy nói ngay cả làm vua nó cũng chưa sướng nữa đâu, huống hồ là làm cái người nhà giàu, đâu có sung sướng đâu.
Đó, thí dụ như Thầy nói bây giờ cất cái nhà như cái nhà của mấy con đang ở nè, đâu có sung sướng đâu. Dơ chút mấy con phải quét chứ để dơ sao được, nó sạch quá mà, như thế này để dơ ai coi được. Thì cuối cùng các con nghĩ sao, mình trở thành nô lệ cho cái nhà mình chứ gì, phải không? Mình tôi tớ nó nè, nó sai mình ghê gớm lắm. Từ mình thấy, người ta khen "Cái ông bà này cất cái nhà đẹp vậy", nhưng mà nó biến mình trở thành nô lệ cho nó mấy con. Còn như Thầy cất cái nhà tranh vách đất, Thầy nói dơ kệ nó, chẳng ăn thua gì hết, bởi vì nó xấu rồi nó đâu có cần đâu phải sạch. Cho nên cuối cùng, Thầy là cái người làm chủ, chứ Thầy không phải là cái người tôi tớ, phải không? Đó là cái người tu người ta có sự tư duy như vậy. Nhưng mà người đời mà con nghĩ điều đó "Trời ơi, vợ chồng thằng đó, nó về đây nó làm ăn bây giờ cái nhà tranh nó cũng còn cái nhà tranh, nó hổng lên cho bằng ai hết". Trời, nghe nó muốn sao, nó khó chịu không? Đời nó phải khác mấy con, đạo sao cũng được. Thầy mới nói vậy thà là mình làm nô lệ nó nhưng mà người ta không dám khinh mình, chứ còn mình hổng chịu nô lệ nó người ta khinh mình lắm. Nó khổ lắm, cuộc đời nó khổ lắm mấy con!
10- PHÁP TU CỦA CƯ SĨ SỐNG NGOÀI THẾ GIAN
Cho nên, vì vậy mình khoác áo chiếc áo tu sĩ mà mình tu đúng rồi mình thấy nó giải thoát, nó nhẹ nhàng nó không có bị trói buộc về thế gian. Chứ còn con mấy con ở ngoài thế gian mà con nghĩ như Thầy là con sống với họ không nổi, phải không? Thầy nói thật mà, cho nên cuộc đời nó phải như vậy. Vì vậy, mà khi mà các con làm cái người còn ở thế gian, các con phải tu những cái cấp độ, cái mực độ của thế gian để cho tâm hồn của mình được giải thoát, để cho cái sự đối xử nhau ở trong gia đình của mình giữa vợ chồng, con cái phải đối xử như thế nào để đem lại cái hạnh phúc cho nhau, chứ không khéo mình hiểu lầm một chút là mình đã đem cái sự làm khổ cho nhau rồi. Cho nên cái đạo đức rất cần thiết, phải học nhiều cái đạo đức. Và mình biết được cái nhân quả, một hành động mình vô tình, mình nói ra một lời nói làm cho người khác buồn hay là chồng, là con mình buồn, hay hoặc là vợ con mình buồn. Điều đó là điều không tốt, đó là ác pháp, làm cho người ta khổ. Từ đó chúng ta phải học những cái đạo đức của đạo Phật.
Bởi vì, đạo đức của đạo Phật nó xây dựng trên cái nền tảng đạo đức nhân bản, không làm khổ mình, khổ người. Mà cái đạo đức nhân bản của đạo Phật mà không học thì Thầy thấy uổng quá, mà nó rất hay. Tại vì, cái đạo đức nó dạy mình không làm khổ mình, khổ người chứ không có anh hùng ai hết. Mình không làm khổ người ta, mà lại mình không làm khổ mình. Cho nên, những cái đạo đức này rất hiệu quả. Học, mình hằng ngày mình thấy cái hành động của mình, từ cái suy tư của mình nó không có hại ai hết thì mình suy tư, còn có hại thì nhất định không.
(27:39) Đó, hôm nay thì đơn giản Thầy nói để cho các con biết được con đường thiền định của Phật là đi vào cái ngả ngăn ác, diệt ác. Bắt đầu thực hiện nó là phải bằng những cái giới đức, cái giới luật của Phật đã dạy cho chúng ta. Cho nên, càng giữ gìn giới luật bao nhiêu, thì cái tâm mình nó ly nó ly cái ác pháp, ly cái lòng ham muốn. Còn mình giữ gìn giới luật lỏng lẻo thì nó không bao giờ ly, nó bị ức chế đó.
Rồi, bây giờ mấy con có hỏi gì không? Thấy nghe Thầy nói đơn giản quá, sống sao cũng tu được chứ đâu phải cần phải mặc chiếc áo này mới tu đâu. Đâu có cần phải chiều mấy con thắp hương, rồi lạy, rồi tu đâu, đâu có cần! Người ta chửi mình đừng có giận, mình giận là ác pháp, thì ngay đó là mình tu chứ gì. Sống là tu, tu là sống, đơn giản quá trời đơn giản, giải thoát ngay liền chứ đâu có cần gì mà phải lâu đâu. Đâu cần tu đợi mình chết mình mới lên Cực Lạc, mới là được giải thoát đâu. Ngay cuộc sống của mình hằng ngày từng tâm niệm là có giải thoát ở trong đó rồi. Tu như vậy nó giản dị, nó đơn giản quá.
11- BỨT SÂN KIẾT SỬ
(28:35) Đừng để nó giận rồi mấy con thấy cực, bởi vậy đức Phật nói sân kiết sử mấy con, nó sân kiết sử nó sân lên rồi bứt không có được, nó cứ nó sân hoài, nó không chịu rời ra, nó thuộc về kiết sử, nó trói như cái dây lòi tói vậy, dây xích vậy, nó trói chặt lắm, rất khó bứt lắm.
Cho nên, vì vậy mà mình phải ngăn ngừa nó trước, mình phải tập luyện cho nó có cái lực để cho nó đừng có xảy ra, mà lỡ nó xảy ra là diệt, là xả ngay, dứt liền. Máu với nước mắt nó mới dừng được. Cho nên, trong cái cái sự tu tập mà để ngăn ác diệt ác các con biết, tu bằng nước mắt, bằng máu của mình chứ không phải là. Khi người ta nói một lời nói nó tức tối mình rồi thì các con biết dừng nó được là nước mắt, máu của mình phải chảy nó mới dừng được. Người ta chê mình lời nói thôi, cái mình cũng tức trong bụng mình, mà mình dừng được, cái tâm mình nó thanh thản được, thì nước mắt mình phải chảy ra nó mới dừng được. Con thấy ghê không? Vậy, nó mới có được giải thoát chứ mấy con chưa khóc là mấy con chưa giải thoát đâu. Nghĩa là, trước khi mà mấy con dừng được cái tâm mình, diệt được cái lòng mà buồn giận của mình, thì các con phải kham nhẫn, phải chịu đựng. Cho nên, đức Phật khi mà năm cái điều kiện mà đức Phật mà dạy cho mình được an trú trong cái tầm thiện, thì có cái điều thứ năm đức Phật nói: "Cắn chặt hai hàm răng, giữ chặt lấy nắp họng, trợn trắng con mắt lên".
Tức là, mình kham nhẫn, chịu đựng người ta nói nặng mình đó. Mình giận, mình tức, mình cắn chặt răng chứ không mình chửi lại người ta liền đó, không phải dễ đâu. Chừng đó, mình kham nhẫn, chịu đựng lại, rồi từ đó mình mới hóa giải được. Cách thức của đức Phật hay lắm đó, còn biết được từng tâm niệm của mình đó. Khi mà đụng người ta chửi mình rồi, cái mình sân lên rồi, thì chỉ còn có nước mà kham nhẫn, mà cắn chặt răng chịu đựng với họ, chứ còn không khéo là mình chửi họ hoặc đánh người ta liền, mình tức quá mà. Các con hiểu không, vì mình không có chuyện đó, mà họ nói oan mình tức liền à.
(30:36) Do vì vậy đó, mình phải cắn chặt răng chịu đựng, gồng mình lên chịu đựng, để rồi qua cái cơn đó rồi bắt đầu tư duy, quán xét, để rồi xả nó, quét cho sạch. Không có để, bứt sạch cái dây mà sân kiết sử, không có để cho nó trói mình. Thì như vậy mới gọi là giải thoát chứ. Cho nên, đức Phật mới nói sao các con biết không? Trong kinh Pháp Cú của đức Phật nói: "Thắng trăm trận không bằng thắng mình".
Có phải không con? Có lúc mình hay lắm, mình thắng mình được một trận, cái mình thấy mình lớn được một chút đó, còn mình không thắng coi như là mình té bẹp xuống, mình nằm xịu đó mình sân tối ngày, chứ ở đó. Đó là cách thức tu tập của đạo Phật.
Mà ông Phật ổng nói, Thầy thấy trong kinh Pháp Cú các con lật coi ông Phật nói rất hay. Không có cái bài kinh nào mà không hay. Mà chính luôn luôn là nói nói rõ là ác pháp với thiện pháp, chứ không nói ngoài cái vấn đề đó đâu. Kinh Pháp Cú xác định, bảo mình chơi với bạn cũng phải chọn bạn lành mà chơi, đừng có chơi với bạn ác. Dạy tất đều là ở trong thiện pháp, dạy mình đạo đức không. Bộ kinh Pháp Cú hay đó.
(31:26) Đó Thầy nói mình đi vào thì mình tu những cái căn bản này. Mình tu chi cho những cái cao luôn, rồi mình mình rớt thì làm sao? Đó thành ra tu từ cái dễ, rồi cái khó mới được. Ai muốn tu cũng muốn vào định, mà ngồi ba bốn tiếng đồng hồ, ngồi một hai ngày, ai cũng muốn ngon hết. Nhưng mà muốn cái đó là muốn cái gì các con biết không? Muốn danh. Nghĩa là mình ngồi thiền ngon hơn ai hết. Nhưng mà sự thật có ngon hơn ai đâu. Đụng người ta chửi mình cái mình giận liền thì không ngon chút nào. Thấy tiền người ta cúng dường cái mình cũng ham nữa, phải không? Chứ mình quên rằng, người ta cúng dường mình mà mình nhận người ta đó là mình nợ người ta rồi. Kiếp sau mình trở thành lính người ta, hoặc là trở thành tôi tớ mà nấu cơm cho người ta ăn chứ đừng. Cực lắm mấy con! Cho nên, Thầy nói thật sự ra khi mà mình thấy được cái công đức của mình xứng đáng mình mới dám nhận, mà không xứng đáng không nhận.
12- GIỮ TRỌN GIỚI LÀ LY DỤC LY ÁC PHÁP
Cũng như bây giờ Thầy, cái bộ y áo này nó cũ mà nó chưa rách, người ta cúng dường Thầy cái bộ y áo mới nhất định Thầy từ chối. Thầy vừa đủ rồi. Nếu mà Thầy giữ hai bộ đồ thì trong giới luật Phật cấm, nghĩa là giữ phải được mười ngày, ngoài mười ngày thì phải trả, không trả thì mang tội xả đọa đó. Trong giới luật của Phật dạy 30 tội xả đoạ đó. Mà nếu mà mình giữ mà thừa hai món, hai cái y mà mình chỉ một cái mà thêm một cái nữa, thì chỉ phép được giữ mười ngày thôi, chứ ngoài mười ngày là có tội, mắc tội liền. Vừa phải xả cái của cái đó ra, mà còn thêm cái tội đọa địa ngục nữa, đã bỏ ra rồi mà còn thêm. Cho nên, mình đừng có phạm, phạm là nguy hiểm. Tại sao vậy? Đức Phật muốn nói vậy sao? Tại vì mình giữ đó là cái tâm tham mà mình giữ.
Cũng như bây giờ Thầy không có bệnh nè, thấy không? Mà bây giờ quý Phật tử cúng dường tiền, thuốc bổ nè, Thầy để dành để khi nào Thầy có đau mình uống. Như vậy rõ ràng là mình phạm tội Ni-Tát-Kỳ-Ba-Dật-Đề rồi đó. Nghĩa là tội Xả Đọa rồi đó.
Giữ gìn là không được. Cho nên giới luật của Phật nó khắc khe lắm, nó làm cho chúng ta ly dục, ly ác pháp. Cũng như bây giờ, mình ăn cái món ăn đó ngon, thấy ăn no quá rồi thôi để dành để ngày mai ăn, để ngày mai ăn chớ không phải chiều ăn đâu, trưa mai ăn đó, mà để dành lại là phạm tội rồi, phải xả ra chứ không xả là đọa địa ngục rồi. Bởi vì cái tâm còn tham ăn cái này, còn thèm cái này, để dành lại ăn.
Ông Phật ổng xác định được cái tâm tham mình còn mà. Mà đạo Phật vốn mình ly tham chứ gì, ly dục, ly ác pháp, phải không? Mình vào tu theo đạo Phật phải ly dục, ly ác pháp. Thế rồi, mình không giữ trọn giới thì tức là đâu có ly dục ly ác pháp. Cho nên, mấy Thầy thí dụ như mấy Thầy ăn hai ba bữa là quý Thầy còn tham ăn rồi. Mà quý Thầy không có chịu xả, cứ ăn hoài. Vậy làm sao ly dục ly ác pháp mà gọi là thiền định chơn chánh được. Nó là tà thiền.
Cho nên, một vị tu sĩ phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, mà nghiêm chỉnh trước mặt cũng như sau lưng. Chớ không phải là trước mặt mấy con Thầy nói Thầy ăn ngày một bữa nhưng mà sau lưng không có mấy con Thầy ăn ba bốn bữa. Thì tức là cái này là giả dối thêm tội nữa chứ hổng có, nó không hay chút nào đâu.
Mục đích mình tìm sự giải thoát là mình tìm ngay trên cái chỗ cái tâm ly tham của mình. Bây giờ mình ly tham để được giải thoát chứ đâu phải là ly tham để người ta giải thoát đâu. Thế mà, mình trước mặt thì mình nói ăn ngày một bữa mà sau lưng đó ăn ba bốn bữa, thì như vậy là mình có ly đâu. Như vậy, rõ ràng là mình thêm cái tội xảo trá nữa, lừa nghịch đảo người ta. Gạt, đặng cho người ta kính trọng mình là giới luật rồi này kia cho ngon lành. Cho nên Thầy thấy, thí dụ có nhiều nhà sư nói tôi ăn ngày một bữa nhưng mà sự thật sáng ra làm một ổ bánh mì như thế này với một ly sữa, thử hỏi trưa tôi có ăn một bữa cơm thôi, còn giờ tôi ăn điểm tâm thôi đâu có gì, chiều làm một tô bột như thế này mà gọi là không ăn. Trời ơi, một tô bột đó thật sự ra Thầy ăn cầu hai bữa chưa hết. Thế mà, mấy ông đó vậy mà họ bảo là họ ăn ngày ăn một bữa, thử hỏi như thế nào? Thật sự ra họ còn đang chạy theo cái tham ăn, cái dục của cái ăn đó. Còn như Thầy, thí dụ như bây giờ Thầy ăn ngày một bữa trước mặt cũng như sau lưng, hoàn toàn Thầy giữ gìn. Như vậy, là rõ ràng cái tâm Thầy ly dục thật sự rồi. Do đó, Thầy giải thoát, còn làm như vậy có giải thoát đâu.
Mình tu giải thoát cho mình chứ đâu phải giải thoát cho ai hay, mình làm cái điều tội lỗi đó. Mình phải thấy được chứ. Mình phải sống đúng nhất định là sống không sai, chết ở trong giới. Bây giờ, dù Thầy ăn một bữa mà chiều Thầy đói Thầy chết, nhất định chết chứ không ăn, như vậy là mới đúng.
(35:58) Các con thấy chưa, cái sự tu tập của mình như vậy, liều chết trong giới. Mà cái người nào mà chết trong giới là người đó thành Phật, bởi vì cái tâm thanh tịnh. Còn cái người nào phạm giới thì không bao giờ được. Từ cái giới mà đức Phật nói: "Ta nói giới tức là nói ly dục, ly ác pháp".
Người giữ trọn giới là ly dục, ly ác pháp mà người giữ không trọn giới là không ly dục, ly ác pháp. Mà đời sống giới luật rất là kham khổ. Đối với người đời thì kể như thiếu hụt tất cả. Có ba y một bát, một cái áo tràng của Thầy cái áo mặc ngoài với cái bộ ngắn ở trong là ba y rồi đó, không có thừa. Bây giờ, thí dụ như Thầy giặt cái áo này Thầy mặc cái bộ đồ ngắn ở trong, mà Thầy giặt cái bộ đồ ngắn ở trong Thầy mặc cái áo tràng dài ở ngoài. Như vậy, các con thấy lỡ mà trời mưa mà ướt hết thì chắc chết rồi, kiểu này phải chịu rồi, chứ đâu còn đâu mà thay nữa. Cho nên vì vậy đó, mà con thấy cuộc sống của của một đệ tử của đức Phật, một người giữ đức hạnh là một người cẩn thận hết sức, không có để lỡ. Thí dụ như bây giờ, mình giặt đó là trời nắng, mà mưa cũng phải bảo vệ được một cái y cho mình để không mình ướt hết là mình nguy hiểm, chứ đâu phải đơn sơ đâu. Cho nên, vì vậy mà chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng, ý tứ, hẳn hòi, đàng hoàng. Còn cái bát của mình, mình một cái bát đó thôi thì vì mình ăn bốc như người Ấn Độ với người Miên không được, cho nên vì vậy mà mình có cái muỗng, cho nên vì vậy mà mình giữ gìn đủ để mà xài không được hai cái muỗng. Mà nói thôi tôi thấy có cái muỗng này tốt, tôi để dành để lỡ cái muỗng này có hư có cái nữa, thì không có được. Chừng nào mà nó không có, nó hư rồi thì cứ đi xin thôi. Đức Phật chấp nhận cho cái điều mình đi xin. Y áo mình rách thì mình đi xin. Đó là cái điều kiện tu tập theo đạo Phật, lấy giới luật mà làm cái hạnh mà đi vào.
13- LỢI ÍCH CỦA NGÀY THỌ BÁT QUAN TRAI
Cho nên, người cư sĩ tại sao mà Thầy lại khuyên người cư sĩ mỗi tháng lại một ngày thọ Bát Quan Trai. Đó là mình tập sống như Phật, y như Phật. Để thứ nhất là mình gieo duyên, thứ hai là mình tập để cho mình được một cái ngày giải thoát, một cái sự giải thoát hoàn toàn. Rồi, dần đây mình gieo duyên nó, nó dần nó quen. Cuộc đời của mình nó chưa phải là một ngày, hai ngày mình chết. Vì vậy, khi mình gieo được cái duyên đó trong cái ngày mình thọ Bát Quan Trai mình giữ gìn tất cả những cái pháp hành, tức là cái giới hạnh, giới hành. Mình giữ gìn cho nghiêm túc, tu tập cho đúng pháp, đúng hạnh của mình.
Sau cái ngày đó, mình xả ra, mình sống bình thường, nhưng mình biết áp dụng trong những cái ngày tu đó, cái ngày thọ Bát Quan Trai áp dụng vào đời sống để mình ngăn ác, diệt ác. Từ đó, cái tâm mình luôn luôn nó thanh thản, an lạc, nó không bị động.
Thì khi mà nó đủ duyên rồi thì coi đương nhiên là mình sẽ vào ở trong thất mình tu tập Tứ Niệm Xứ, thì mình quét sạch hết những vi tế của thân, thọ, tâm, pháp của mình nó hoàn toàn thanh tịnh. Lúc bây giờ, thì coi như là mình vào thiền định. Mình nhập, nhập các định là mình sẽ xong, xong xuôi con đường tu tập của mình.
Nó không khó, nhưng mà phải tập cho có căn bản, không khéo rồi mình tập nó lền lền tức là tập nó không chính xác đó. Có tu có hình thức thôi, nhưng mà không có nhiệt tâm, không có nỗ lực, không có thật sự mà tu cho đúng cách. Còn khi mình tu, mình tu cho thật sự tu, mà xả nghỉ thì xả nghỉ như bình thường, nhưng luôn luôn ở trong thiện pháp. Không tu mà luôn ở trong thiện pháp, còn khi tu là khép chặt mình giới luật nghiêm chỉnh.
Mỗi mỗi một oai nghi tế hạnh, những cái hành động mà một vị Thánh Tăng người ta làm sao thì mình cứ nương theo vậy, bởi vì mình quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng thì mình phải làm giống như Tăng chứ. Chứ tại sao mình không sống y như người Tăng được? Cho nên, mình vào quy y Tam Bảo là mình có một ngày để sống như Tăng, một ngày sống như Pháp, một ngày sống như Phật. Thì ngày đó mình phải làm được y như Phật, y như Pháp không có sai, thì như vậy nó mới có đem được cái kết quả và cái duyên mình gieo như vậy nó không mất, chứ mình tu mà sơ sơ để lấy hình thức cho có mình thọ Bát Quan Trai thì nó không đúng.
Đó, thì vậy cho nên Thầy muốn ở Châu Đốc này mấy con có một cái chỗ, cái nơi để nó gần gũi. Thí dụ các con xách cái xe đạp, các con đi đến cái chỗ đó, các con vào đó, các con xin thọ Bát Quan Trai, con ở trong một cái thất mà nỗ lực trong cái ngày đó, đến chiều mình xả Bát Quan Trai cái mình trở về gia đình của mình. Nhưng ngày hôm đó tu tập rất tốt, nó gieo được cái duyên Phật pháp. Mình lỡ mình cái thân này nó có chết đi thì cái duyên đó nó vẫn còn đi tái sanh, nó sẽ gặp được cái chánh pháp đó, mình sẽ tiếp tục trên con đường tu hành. Cho nên, mình phải gieo đúng, mình gieo đúng thì mình được giải thoát ngay liền. Mà Thầy nói, ngay từ khi mình gieo cái duyên đó rồi thì sống cuộc sống người ta chửi không giận nữa, không có giận nữa, mình biết rồi, biết cách thức mình đoạn. Từ cái chỗ tu tập nó lợi ích cho đời sống mình rất nhiều, nó đưa cho mình trở thành con người có đạo đức.
(40:26) Đó, hôm nay thì mấy con được nghe Thầy nói thiền định rồi đó, phải không? Cách thức tu phải không? Rõ ràng gì? Giống Phật không? Y như Phật chứ đâu. Thầy không bao giờ dạy khác Phật chút nào đâu. Mà nỗ lực tu như vậy thì rất tốt. Thầy mong rằng, Thầy Thông Vân ngày mai này ở đây Thầy làm cái trụ sở giúp cho mấy con thọ Bát Quan Trai. Ráng!
14- PHƯỚC HỮU LẬU VÀ PHƯỚC VÔ LẬU
Phật tử: Xin thưa, bạch Sư Ông. Bây giờ làm gì để cho nó không còn lậu hoặc nữa?
Trưởng lão: Bởi vì cái thiện mà có lậu hoặc là cái phước hữu lậu, còn cái thiện mà vô lậu là cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, phải không? Mình có đem của mình cho người nào đâu, cho nên người đó cũng không nợ mình. Còn nó nợ thì nó làm. Ở đây cái người tu đức Phật đã dạy mình, khi mình ăn miếng cơm này, mình phải suy nghĩ mình có đủ công đức để ăn cái bữa cơm không? Chứ đừng nói chi là đến cái người ta lạy. Thế mà, không có vị Tăng nào mà để suy nghĩ hết, đức Phật dạy kỹ như vậy mà người ta không có chịu tư duy, suy nghĩ như vậy. Quán coi thử coi cái khả năng của mình giữ giới luật tu hành, mình có xứng đáng mình thọ dụng cái bữa cơm? Mình có xứng đáng cho người ta lạy mình không? Vậy mà, mình dám ngồi đó, tâm còn sân đùng đùng, thấy xe Dream, xe Cub của người ta ham, thế mà dám ngồi đó để cho người ta lạy. Thôi thì Thầy nói thiệt ra mình muốn đọa địa ngục sao mà mình chấp nhận cái điều hiển nhiên, phải không?
Cho nên, vì vậy mà các con phân biệt được cái hữu lậu và cái vô lậu. Vì vậy mà, cho nên đức Phật muốn nói ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Vậy, cái thiện nào mà tôi tăng trưởng? Mà cái thiện nào mà trong cái hoàn cảnh tôi phải làm? Bây giờ, thấy người ta trước cảnh người ta đói, tôi là con người tôi không làm ngơ trước cảnh đói của họ, chứ tôi không cầu cái phước báu đó đâu, cái phước hữu lậu tôi không cầu đâu, tôi sẵn sàng tôi có gạo tôi cho những người đó. Nhưng mà, theo khả năng tôi cho được bao nhiêu tôi cho, chứ tôi cho cả cái thế giới nghèo đói này chắc tôi cũng không nổi đâu, phải không? Cho nên vì vậy đó, mình cho với khả năng mình, còn cái nhân quả của người ta thì người ta chịu. Mà trước mặt của mình thấy, thì đó là có cái duyên với mình, mình giúp. Còn người ta, cái nhân quả của người ta ở đâu, mình cũng lôi chân đến mình giúp coi chừng đó, mình lãnh nhân quả của người ta. Nhà người ta nước trôi ở đâu mình không biết, mà đây mình không nghe, mà mình háo danh chút, cái mình đi rút tiền mình cho. Coi chừng mai mốt cái nhà mình trôi, đặng người ta cho mình lại chứ gì. Bởi vì nhân quả hữu lậu, cái hữu lậu nó phải vậy thôi chứ gì, mình vay thì mình trả chứ có gì đâu. Cho nên, coi chừng làm cái việc này là vì cái nhân quả đó nó có cái nhân duyên với mình. Đây là Thầy nói thẳng, nói thật. Mình có cái nhân duyên với người ta thì mình gặp cảnh người ta đói thì mình không được làm ngơ, không được bỏ, nhưng mà cái chuyện mà người ta kêu mình coi chừng người ta lừa đảo mình, mình đừng có nghe. Tôi thấy tôi mới cho, chứ mấy người nói mấy người nói thiệt tôi xúc động thiệt, nhưng mà coi chừng mấy người gạt tôi sao. Một cái người ăn mày ngoài đường, họ cũng họ không có què chân, họ giả đò họ cột chân họ làm mình thấy xúc động. Cho nên, điều kiện tôi đâu phải là người ngu, cho nên tôi bố thí cũng phải đúng chứ, chánh pháp chứ, tôi bố thí sai là tôi cũng cũng ngu à.
(43:43) Cho nên, tất cả những cái này Phật đã dạy mình rồi, mình không có dại gì để cho người ta lừa đảo mình. Đó, cho nên đó là cái phước hữu lậu, còn cái phước vô lậu thì ai lừa gạt lừa đảo mình được, tâm mình có thanh thản, an lạc thì mình biết ai mà vô đây biết được cái tâm thanh thản, an lạc của mình, phải không? Cho nên, mình phải nỗ lực tu phước vô lậu chứ không thèm tu phước hữu lậu, nhưng mà nhân quả thì mình gặp mình giúp người ta không được bỏ, con hiểu chưa? Chứ mình không có cầu cái phước.
Còn bây giờ tôi cầu, bây giờ tôi tu nè, tôi còn phải lạy Phật nè, tôi niệm hồng danh nè, tôi niệm Phật nè, tôi cầu, tôi phải tu như vậy, như vậy để tôi làm cái phước để sau này tôi có đủ phước mà tôi tu. Sự thật ra, mình giàu sang là mình tu không có được, tiền bạc nhiều quá tôi bỏ không có được. Còn người ta nghèo không biết chừng người ta dễ tu hơn mình. Các con thấy không mình giàu, mình khó tu lắm! Đó Thầy nói, bây giờ Thầy có cái bàn này, cái nhà này nó đẹp mà bỏ tu đâu có phải dễ đâu, khó lắm! Nên đâu phải dễ!
(44:37) Còn người ta có cái nhà tranh thì người ta bỏ người ta không có tiếc, nó dễ dàng. Đó con hiểu đó là cái vô lậu, cái phước vô lậu của mình. Con nhớ ngày xưa có một vị Tăng, một vị Tỳ kheo, mà ông không có phước hữu lậu, cho nên ông đi xin không có ai cho ông hết, tới chừng mà ông chết đó, mà ông Xá Lợi Phất phải trợ giúp ông đó, để mà ông chết chứ ông đói, các con hiểu không? Cho nên, vì vậy mà cái phước đó mà người ta chứng quả A La Hán chớ, người ta đâu cần cái phước mà hữu lậu đâu. Còn mình bây giờ nói ờ mình làm cái này, cái kia cho có phước, tiền bạc rồi này kia cho nó nhiều rồi mình mới tu mới được, nhưng mà tới chừng tiền phước nó có rồi, tiền bạc nó nhiều rồi bắt đầu rồi xả không có được, khó tu lắm.
15- NGƯỜI TU DỄ VÀ NGƯỜI TU KHÓ
Cũng như bây giờ có người hỏi Thầy, một cái người mà có vợ con và một người chưa vợ con, vậy hai cái người này người nào tu dễ? Thiệt ra, cái người mà bị nhiễm rồi nó khó hơn là cái người không nhiễm chứ gì. Các con hiểu không? Bây giờ, một con là chưa có nghiện thuốc, nghiện rượu mà Thầy là nghiện thuốc, nghiện rượu, hai người bắt đầu đi vào chùa tu. Con không có nghiện thì con vô con tu bắt đầu từ đó con đi lên, con đâu có xả. Thầy phải bỏ thuốc, trời ơi bỏ thuốc nó cũng khó, thuốc hút bỏ thuốc cũng khó mà bỏ rượu nó cũng khó, mà phải bỏ được hai cái này rồi mới tu bằng con chứ gì, Thầy đi thêm thừa nè nó phải khó hơn với con chứ. Còn bây giờ Thầy không có vợ con, có ai lấy ai mà kéo chân kéo cẳng Thầy đâu, cho nên Thầy tu nó dễ. Còn con đi tu vợ con nó không cho, như vậy là con phải khó hơn chứ. Rồi bây giờ Thầy nói về tình cảm đi nữa, Thầy bây giờ Thầy hổng có vợ con, thì ra Thầy đâu có quen biết đâu, mà Thầy thương, Thầy ghét gì đâu. Con có vợ con rồi, sống gần nhau bây giờ bỏ đi nó buồn, nó tủi, nó thương, nó lấn cấn từng cái lòng của mình nó không dứt ra được nữa. Rồi vô chùa ngồi chứ cứ nhớ vợ con không làm sao tu bằng người ta, người ta đâu có ai người ta nhớ, cho nên người ta thanh tịnh mau hơn, phải không? Cho nên cái người mà không vợ, không con, không chồng con người ta tu dễ hơn, còn người đã có vợ, có con, có chồng, có con rồi tu khó hơn, có không? Mà những cái người mà không của cải thì người ta dễ tu hơn, còn cái người có của cải rồi bỏ cũng không dễ đâu.
Mỗi mỗi nó đều nó có sự ràng rịt mà cái đó gọi là kiết sử, kiết sử nó là nó trói buộc mình chặt. Cho nên trên cái bước đường tu, Thầy nói thật sự, còn tuổi trẻ mà hiểu được Phật pháp, nhiếp tâm nỗ lực tu mau. Còn mình lỡ mà có vợ con rồi, phải giải quyết mọi mặt để cho nó ổn. Chứ giờ mình muốn tu, mà vợ không cho tu là cả vấn đề khó rồi. Mà nó đồng ý rồi mà tâm mình có nỡ mà nó bỏ được không? Nó cũng chả thoát. Rồi vô chùa, vô thất ngồi bắt đầu nó nhớ vợ, nhớ con hoài, nhớ vậy làm sao nó tu tiếp? Đó thấy chưa? Mình muốn tu chứ ai không muốn tu. Nhưng mà cái tâm sao kỳ, nó cứ nhớ hoài, mà ngồi một mình là nó nhớ nhiều nữa. Rồi nó lo tầm bậy nữa, trời ơi vợ con giờ nó chết đói, nó không ai lo nó hết, rồi nó nghĩ ờ mấy đứa nhỏ giờ nó đi học như vậy làm sao đây? Ai mà dạy nó? Lỡ xe đụng nó làm sao? Nó đủ thứ lo, nó nghĩ tầm bậy tầm bạ, nó tưởng, nó lên tầm bậy tầm bạ, ngồi đó mà động tâm. Thôi về trong nhà để giải quyết cho con cái mình cho rồi đi, chứ ngồi đây mà tu làm cái gì?
16- THIỀN TƯỞNG - TU TẬP SAI MỤC ĐÍCH CỦA PHẬT
Phật tử: Bạch Hòa Thượng, Hòa Thượng cho con hỏi tiếp, có một Phật tử lúc đang ngồi thiền đó, thì coi như là được khoảng năm phút đó, có một cái luồng hơi nóng từ ở đan điền nổi chạy lên, trong cái lúc đó thì cái hơi thở của cái người Phật tử đó thì thường yên lặng. Vậy là cái người đó tu theo đúng hay hoặc sai hả Thầy?
(48:05) Trưởng lão: Cái người đó là tu sai rồi đó. Nếu mà đứng ở trong cái phương diện của pháp môn mà thiền ức chế tâm, thì cái người đó tu vào cái thiền tưởng thì đúng. Nhưng mà, đối về cái thiền của đạo Phật thì người đó sai. Người đó, nếu mà không khéo người đó sau này bị điên.
Phật tử: Làm bằng cách nào để mà coi như là để cho sửa cái sai hả Hòa Thượng?
Trưởng lão: Bây giờ muốn mà sửa cái sai đó, nó đã có cái điều kiện sai đó rồi, thì chỉ còn có cái khi mà ngồi thiền, thì mình phải quan sát lại coi cái thiền này là thiền gì, mà nó lại xảy ra cái hiện tượng này? Khi mà ngồi nó lại có cái hiện tượng này? Do đó, mình xem lại cái thiền này là thiền gì, và cái mục đích của mình tu cái thiền này để làm cái gì đó? Thì mình xem lại, thí dụ bây giờ cái mục đích này là mình luyện thần thông, mình xuất hồn hay hoặc làm cái gì? Thì cái thiền này có thể giúp cho họ làm được những cái việc đó. Tại vì cái hiện tượng đó nó sẽ giúp cho họ, khi mà họ dùng cái tưởng họ tăng tưởng lên nữa thì nó sẽ xuất hồn được. Nếu họ thực hiện tưởng nó xảy ra như vậy.
Còn nếu mà họ cái mục đích của họ tu hành để tìm cái sự giải thoát, tâm không tham, sân, si, hoàn toàn để làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi thì cái thiền này nó không bao giờ được. Cho nên phải suy xét, rồi mình thấy cái thiền này nó không đúng với cái ước nguyện của mình là đi tìm con đường giải thoát, chứ không phải tìm thần thông, tìm xuất hồn. Mà do đó thì ngay đó mình dừng cái thiền này đi, rồi tìm một cái vị Đạo Sư, người ta dạy đúng cái pháp của Phật, để mình trở về đi tìm con đường. Bởi vì chỉ có đạo Phật mới dạy mình con đường mà giải thoát mà thôi. Nghĩa là làm chủ được Sanh Già Bệnh Chết - Bốn cái sự khổ của kiếp người, rồi mình đi tìm về cái người mà có kinh nghiệm đó người ta sẽ dạy mình trở lại mình tu tập thế nào cho đúng, chứ đừng có luẩn quẩn.
Còn nếu mà mình muốn xuất hồn, hoặc là mình muốn có thần thông, biết chuyện quá khứ vị lai, biết chuyện gia đình của người ta thì có thể thực hiện cái thiền này, nó sẽ có. Đó là cái mục đích của mình đã muốn tu tập cái đó để mà đạt được cái mục đích đó, thí dụ như bây giờ ngồi đây mà mình muốn, muốn biết ruột gan nhà cửa của cái người mà đối diện mình, thì lúc bấy giờ mình có thể thực hiện được điều đó. Thầy nói điều đó mình có thể thực hiện được.
17- TU HÀNH THEO ĐẶC TƯỚNG
(50:10) Phật tử: Thưa Hòa Thượng, trong cái thời gian mà tu tập như vậy đó là trong lúc ngồi thiền đó Thầy thì coi như là thường thường con hay bị sanh ra cái hôn trầm. Như vậy thì trong lúc hôn trầm, con xả bỏ và tự đi kinh hành, đi kinh hành thì coi như là có nhiều điều coi như là thấy con đi kinh hành đi với cái tốc độ quá nhanh, rồi con cũng thử lại đi chậm. Nhưng mà con thấy là cái đặc tướng của con là đi chậm thì nó càng buồn ngủ thêm nữa.
Trưởng lão: Trên cái vấn đề đi kinh hành, là mình đi theo cái đặc tướng của mình. Vì mình đi cái mục đích đi kinh hành là mục đích mình phá hôn trầm, cho nên mình đi sao mình phá được thôi. Nghĩa là thậm chí người ta phải chạy nữa chứ đừng nói mà đi không. Cho nên tôi nghĩ mục đích tôi đâu có phải đi mà để tôi tập trung ở trong bước đi tôi đâu, mà tôi đi để cái mục đích tôi làm động thân, để tôi phá cái hôn trầm của tôi, thì nó khác rồi. Cho nên mấy ông nghĩ rằng, đừng có nghĩ mà bây giờ tôi đi mà cái đặc tướng của tôi đi nhanh, mà tôi tập trung được thì tôi cũng có tôi cũng tu được vậy, chứ đâu phải là cần bắt buộc mà tôi phải phải đi chậm lại. Nhiều khi tôi đi chậm trở lại, thì nó lại sanh ra cái tâm khác, rồi tôi phải dừng những cái khác đó, nó lại cực tôi nữa. Tốt hơn, cái tướng tôi đi nhanh thì tôi cứ để đi nhanh, mà nó đi nhanh mà lại nó tỉnh giác ở trên bước đi, nó tốt rồi tốt rồi. Cho nên ở đây, đức Phật muốn muốn dạy chúng ta là có ba cái tướng, chứ không phải như kinh Kim Cang mà dạy chúng ta bốn tướng lận. Ở đây nó có ba tướng:
Nó là nhân tướng là cái tướng hình tướng, cái thân của mình gọi là nhân tướng. Cái nhân tướng đó là cái hình, thí dụ như Thầy nhỏ con thì thân hình Thầy nhỏ, con lớn con thì thân hình con lớn con, Thầy mập thì cái thân hình Thầy mập, con ốm thì thân hình con ốm. Thí dụ như vậy đó, đó là cái thân hình gọi là nhân tướng.
Rồi, cái hành tướng là cái hơi thở của mình là hành tướng.
Hành tướng nội tức là cái hơi thở khi mình ngồi là mình không có hoạt động gì hết mà mình vẫn thấy nó có thở ra, thở vô gọi là hành tướng nội. Nó do cái sự hoạt động trong nội thân của mình, nó gọi là hành tướng nội.
Hành tướng ngoại là con đi kinh hành, con đưa tay con nắm, con rờ, con lấy cái này, lấy cái kia, con làm cái nọ thì đó là cái hành tướng ngoại. Gọi là cái thân hành niệm trên cái hành động đó, mà con tập trung cái tâm con ở trên cái hành động đó gọi là thân hành niệm. Vì vậy cho nên, cái đó là cái hành tướng của con.
Còn cái đặc tướng của con là cái tướng riêng. Con đi nhanh, người khác người ta đi chậm, người khác người ta đi vừa. Thì mỗi người, người ta có cái tướng riêng người ta, con đi nhanh mà bắt con đi chậm thì con thấy nó khó chịu hơn.
Cho nên, con phải tu theo cái đặc tướng của mình thì nó hợp. Bởi vì đức Phật lấy cái tự nhiên mà tu chứ không có được mà gò bó nó. Cũng như bây giờ, con thở hơi thở dài thì con lấy hơi thở dài mà con tu, con thở hơi thở ngắn thì con lấy hơi thở ngắn con tu chứ không phải bắt buộc con phải thở dài. Mà cái người thở dài bắt buộc thở ngắn thì nó trật, nó làm cho người ta phải cực. Bởi điều khiển cái hơi thở của người ta thì nó mất cái thời giờ vô ích, cứ lấy theo cái hơi đó để mà tu tập, để nó tự nhiên trong cái cơ thể của mình nó không bị rối loạn. Cũng như bây giờ, con thở dài mà bắt buộc con thở ngắn thì con sẽ mệt, nó mất tự nhiên con rồi, cho nên con làm cho con khó chịu. Mà nếu mà con tập quen được rồi, thì con phải mất cái thời gian, mất thời gian rất lớn. Cho nên, con phải tu theo các đặc tướng của mình.
18- THỜI GIAN TU CÁC PHÁP CỦA THẦY
(53:43) Phật tử: Kính bạch Hòa Thượng, cho con hỏi: Mà Hòa Thượng tu tập trong bài "Cuối Hàng Dương" mà trong bài "Kẻ Chiến Thắng”, có nói về lúc mà Hòa Thượng mà nhập thất được mười năm thì đạt được cái trạng thái là đại tử. Rồi một hôm nào đó là ngồi dưới bàn Phật, cái chân bật đưa ra bàn Phật thì bị tan vỡ. Thì cái thời gian đó là khoảng Thầy nói là chín năm. Cho nên sau này, thì con nghe Hòa Thượng nói là người chỉ tu trong sáu tháng là đã đã xong. Thì con thắc mắc, con không hiểu là cái đoạn đó là chín năm hay là sáu tháng?
Trưởng lão: Coi như là 10 năm, nhưng mà trong khi đó chín năm coi như là cái khoảng thời gian mà chín năm, Thầy đã tu theo cái pháp của Hòa thượng Thanh Từ dạy, nỗ lực tu pháp Tri vọng, rồi ngồi ba bốn tiếng đồng hồ, chứ không có ít. Rồi nó sanh ra những cái trạng thái của tưởng như là thần thông tưởng rồi đó, nó rất nhiều. Nhưng mà Thầy xét lại cái tâm của mình nó không hết tham, sân, si. Do đó, sau đó mà Thầy còn lại trong 6 tháng nó mới đúng là 10 năm, còn lại trong 6 tháng. Nhưng mà lúc bây giờ, Thầy thiết nghĩ rằng mình cứ tu chừng nào xong thôi, chứ mình đâu có ngờ rằng 10 năm, nó đúng 10 năm như vậy.
Cho nên vì vậy, mà còn lại trong khoảng thời gian sáu tháng đó thì Thầy không có tu cái pháp Tri Vọng nữa, mà Thầy thực hiện qua cái pháp Như Lý Tác Ý trong cái con đường mà sách kinh sách Nguyên Thủy Phật dạy đó, tu theo cái an trú trong tầm thiện đó. Cho nên, Thầy tác ý: "Tâm như cục đất, tâm ly tham, sân, si để nhập vào Sơ Thiền", con. Thầy cứ hướng như vậy, cứ nhắc như vậy, sáu tháng Thầy nhắc liên tục bắt đầu nó nhập định, nó nhập định.
19- THỜI GIAN TỐI ĐA NHẬP TỨ THIỀN
Cho nên khi mà nhập định, mà cái trạng thái định mà nó ngồi suốt thời gian mà nó bung ra đó, là lúc bấy giờ Thầy chưa có biết định cái thời gian để mà cho nó xuất, cho nên khi mà nó hết, nó quá cái mức của nó, nếu mà nó hơn cái thời gian đó, thì Thầy coi như Thầy phải bỏ cái thân. Thí dụ như bây giờ nó 49 ngày, thí dụ như vậy 49 ngày là nhập cái Tứ Thiền, cái sức của Thầy nó chịu đựng 49 ngày. Trên 49 ngày, một giờ nó cũng bị hoại diệt nữa. Hễ nó còn ở trong định nó hoại diệt. Cho nên tới đó nó phải tự nó bung ra, nó bung ra để nó bảo vệ cái sự sống của cái thân nó, vì cái sức định của nó, nó không có hơn được cái thời gian đó. Cho nên khi đó, ở trong cái định đó, tới cái cái số thời gian đó, nó hết sức rồi, nó bung ra, thì nó bung ra nó quặt cái chân của Thầy, nó đúng lúc làm cho Thầy tỉnh lại, cho nên nó xả được về. Chứ không khéo nó không bung ra thì kể như người ta chôn Thầy luôn rồi, con hiểu chưa? Mà nó định kỳ, bởi vì Thầy hồi đó, Thầy chưa có biết dùng cái pháp hướng, bởi ai dạy mình? Cho nên sau này Thầy rất sợ, Thầy rất sợ là nếu mà không nhắc.
(56:09)Thí dụ như bây giờ Thầy muốn nhập cái định mà Tứ Thiền đi, Thầy bảo: "Bây giờ, phải tịnh chỉ hơi thở, cái tâm phải tịnh chỉ hơi thở, ngưng đi. Nhập một tuần lễ", Thầy dặn nó trước như vậy đó, rồi Thầy vô, rồi bắt đầu cái hơi thở nó ngưng, cái Thầy nhập Tứ Thiền. Nó kéo dài đúng một tuần lễ, tới cái giờ phút mà Thầy nhập đó, nó ra liền, tức là nó bung ra liền, nó tác ý ra liền.
Còn nếu mà Thầy không dặn, nó đi luôn, nó đi luôn cho đến khi cái sức của nó không còn giữ được cái thân nữa, nó phải bung ra thôi, nó bung ra để nó giữ cái thân nó. Mà nếu mà nó đi luôn nữa là kể như nó hoại diệt thân. Cách thức đó như vậy, nhưng mà hồi đó, Thầy chỉ trả lời chung chung là Thầy nhập định tới khi chân bung ra chớ không có nói, mà chỉ chia chẻ ra cái thời gian tu pháp này, thời gian tu pháp khác. Nhưng mà Thầy biết rằng, trong sáu tháng mà dùng cái pháp Như lý Tác Ý, nó có đủ cái nội lực.
Chứ còn cái kia nó rớt trong cái định tưởng rồi, nó cứ hiện thần thông, nó hiện ra hào quang, hiện ra ánh sáng, âm thanh đồ này kia nó nghe đó, nó cứ lăng nhăng ở trong cái thế giới đó, thành ra nó không ra được trong cái thế giới tưởng.
Còn cái này, mình dùng cái ý thức mình đi vào, rồi mình vào cái tự cái tâm mình nó ly dục ly ác pháp, nó thanh tịnh đó, nó không có còn ác pháp nữa, nó không còn dục nữa, nó thanh tịnh. Cái tâm nó không tham, sân, si, thì bắt đầu nó quay vô nó định, thì Thầy ra lệnh cái bắt đầu nó tịnh chỉ, nó ngưng. Ra lệnh nó nhập Nhị Thiền, ra lệnh nó nhập Tam Thiền, ra lệnh nó nhập Tứ Thiền, nó đi vô thiền định. Chừng mà nó bung ra rồi đó, thì nó mới thấy được là mình mới ra, chừng đó mà khi nó ra rồi cái hướng Tam Minh chỉ trong vòng một thời gian mấy tiếng đồng hồ là nó xong, nó nhanh. Cái tâm lực nó mạnh lắm, đủ sức.
20- SO SÁNH TRI KIẾN GIẢI THOÁT VÀ TUỆ TAM MINH
(57:30) Phật tử: Kính bạch Hòa Thượng mà cái Tam Vô Lậu Học là Giới Định Tuệ đó, là tức là giới sanh định, định sanh tuệ. Rồi cái con đường nó đi như vậy, nhưng mà có khi nào là giới sanh định, định sanh tuệ, rồi tuệ lại đi cái vòng tròn là nó có cái tuệ thì cái giới của mình nó cũng được giữ được.
Trưởng lão: Không có con.
Phật tử: Không ạ?
Trưởng lão: Nó không có. Cái tuệ mà cái tuệ mà giới sanh định, định sanh tuệ, cái tuệ đó là tuệ Tam Minh con, chứ không phải là tuệ-trí tuệ, tri kiến giải thoát đâu.
Bởi vì, tri kiến giải thoát nó thuộc về ý thức, còn cái tuệ kia nó thuộc về tâm thức rồi. Cái tuệ mà Tam Minh để nó nó quan sát lại cái lậu hoặc của nó, nó diệt lậu hoặc của nó Lậu Tận Minh đó, nó đạt đến cái cái Lậu Tận Minh. Đó là cái tuệ của Tuệ Như Ý Túc rồi. Tức là cái tuệ thần thông rồi, chứ không phải là tuệ thường đâu, tuệ không có không gian và thời gian. Còn cái tuệ mà tri kiến giải thoát của mình đó là cái tuệ nó có không gian và thời gian, nó thuộc về ý thức.
Cho nên, đạo đức ở đâu, giới luật ở đâu thì nó có cái hiểu biết ở đó, nó giữ gìn cái cái giới luật đó, nó nghiêm chỉnh thì nó ly dục ly ác pháp ở đó. Cho nên, nó quét sạch cái vô minh, cái vô minh của nó ở đó, vì vậy cho nên hoàn toàn nó quét sạch vô minh bằng cái tuệ của ý thức, chứ không bằng tuệ Tam Minh, tuệ Tam Minh chỉ nó thực hiện ở trên cái thần thông thôi, tức là tâm thức của nó chớ không phải ý thức.
(58:39) Cho nên, giới sanh định, định sanh tuệ, cái cho tuệ này nó phải là tuệ của của Tam Minh rồi, chớ nó không phải tuệ của của giới luật. Mà tuệ của giới luật đó thì ngay từ đầu chúng ta sống giới luật là chúng ta phải có cái cái sự hiểu biết, cái sự hiểu biết để giúp cho chúng ta giữ gìn giới luật để ly dục ly ác pháp, thì cái tuệ này nó mới là tuệ mà minh và quét sạch vô minh.
Còn cái tuệ kia, cái tuệ mà Tam Minh đó, để nó xác định được cái cái mầm mà tái sanh luân hồi, cái lậu hoặc nó còn hay là không còn. Cho nên, vì vậy mà khi cái tuệ mà Tam Minh đó, nó Lậu Tận Minh đó, nó thực hiện xong rồi, nó nhìn lại, nó mới thấy, nó thấy Tứ Diệu Đế đó Khổ - Tập - Diệt - Đạo nó như thật. Còn mình bây giờ mình nghe nó khổ, nhưng mà sự thật ra mình biết khổ chứ mình không thấy như thật, cho nên vì vậy mình chưa có nhàm chán. Còn người ta, người ta chừng đó người ta nhàm chán cái sống này lắm, cái sống của thế gian lắm, người ta nhàm chán, người ta bỏ, người ta đi tu. Cho nên, vì vậy mà khi nghe đức Phật thuyết giảng xong mà khi người đó có cái tuệ, cái tuệ Tam Minh đó, thì ngay đó họ nhàm chán cái cuộc sống này, cuộc sống này họ thấy giả lắm, không có thật, khổ đau, người ta thấy như thật. Còn mình thấy đó, nó thật khổ đó, mình biết khổ đó, nhưng mình bỏ không có được, mình bỏ không có được. Thí dụ như bây giờ, mình thấy vợ con là một cái nhân quả, một chùm nhân quả khổ nhưng mình không có bỏ được. Còn cái người mà người ta có tuệ Tam Minh rồi người ta bỏ, người ta dứt bỏ được. Mà người ta bỏ bằng một cái trí tuệ của người ta, người ta giúp vợ con thấy được cái khả năng của người ta là ở chỗ nào, để cho vợ con hướng vào cái hướng đó. Thí dụ như người ta sử dụng một cái thần thông mà hàng phục được vợ con thấy rằng, người chồng mình tu đến chỗ này thì mình nên theo chồng mình hơn là mình đắm đuối thế gian, chớ người vợ đâu có muốn xa người chồng. Cho nên khi nghe người chồng tu là người ta buồn lắm, người ta khổ lắm, người ta muốn cho vợ chồng được sum họp, phải lo lắng, phải trên cuộc sống để lo cho mấy đứa con, mà bây giờ người chồng bỏ đi tu là người ta đau khổ lắm. Vì vậy mà người chồng phải thực hiện cái thần thông. Mà khi cái tuệ Tam Minh người ta có người ta thực hiện được, còn mình chưa có tuệ Tam Minh lấy gì mình thực hiện được. Thành ra làm sao mình khắc phục được vợ mình, thì chỉ còn bằng cách là mình giải quyết, giải quyết bằng cái đạo đức, sống cho đúng cách.
(1:01:03) Cho nên có hai phần tuệ, nó rất rõ ràng, đó là tuệ, tuệ của Tam Minh nó khác. Cho nên mình thấy tuệ này làm sao giải quyết thiền định được? Nó không có giải quyết, bởi vì nó giải quyết cái lậu hoặc tận cùng nó thấy thôi, chứ nó không có giải quyết gì được, cái tuệ đó nó không có tu mà để nó phá đi cái không gian và cái thời gian, nó không còn trong không gian và thời gian, thì cái tuệ đó là cái tuệ Tam Minh rồi.
(1:01:29) Còn cái tuệ mà giới luật á, cái trí tuệ đâu mà giới luật đó đó, cái tuệ đó nó mới phá nó mới phá được cái cái vô minh của mình, nó làm cho mình không có phiền não, đó cái tuệ đó là cái tuệ vô lậu đó.
Còn cái tuệ kia là cái tuệ diệt lậu, cho nên mình diệt lậu, Lậu Tận Minh đó, cái minh nó là cái lậu tận, nó diệt lậu tận. Còn cái này mình ly, mình ly cái lậu hoặc, cho nên cái trí tuệ này là nó ly cái lậu hoặc nó quét sạch cái vô minh, cái minh ở đâu thì nó quét sạch cái vô minh ở đó, thì cái tuệ này nó là minh.
Như hồi nãy Thầy nói cái sự hiểu biết của mình nó cộng với cái giới luật của Phật, nó là minh. Mà minh thì tức là ác pháp nó không xâm chiếm được nó, cho nên cái tâm nó thanh tịnh hoàn toàn, nó ly dục ly ác pháp.
Cho nên, cái Sơ Thiền chứ nó đặc biệt lắm mấy con, nó quét sạch vô minh đó, chứ nó không phải quét sạch lậu hoặc. Nó quét sạch vô minh, nó ly à, chứ nó chưa có quét, nhưng mà tới Lậu Tận Minh, nó mới là lậu tận, nó diệt tận mà, nó không có còn lậu hoặc. Cho nên, nếu mà mình tu tới Sơ Thiền, mà mình không tiếp tục tới, thì nó khi mình tiếp duyên, nó làm sống lại hết, nó ly mà, nó chưa có chết nó mà, cho nên mình đụng ra cái bắt đầu nó bị rung. Nó có minh đó, nhưng mà cái minh đó là phải ở trong hoàn cảnh nào, chứ mình xông pha ở trên cái đống rác là mình bị nhiễm ô ở đống rác liền. Còn cái Lậu Tận Minh nó quét sạch, tức là nó diệt rồi, cho nên vì vậy mình có nằm trên đống rác cũng không ô nhiễm.
21- PHÓNG DẬT VÀ PHÓNG TÂM - VỌNG TƯỞNG VÀ TÁC Ý
(1:02:43) Phật tử: Con xin bạch Hòa Thượng, con xin hỏi là cái phóng tâm đó Hoà Thượng, cái phóng tâm đó là mình khởi một cái niệm lên, rồi cái phóng dật là mình bị cái niệm đó cuốn theo, thì cái pháp mà Tri Vọng đó nó có khác với cái phóng dật, phóng tâm này không?
Trưởng lão: Nó khác chứ con. Cái con về cái phần mà phóng tâm với phóng dật này nó có khác.
Nó cái Tri Vọng, là thí dụ như mình ngồi mình giữ cái tâm nó không có niệm thiện, niệm ác nhưng mà lại nó tự động nó phóng ra, chứ mình không có bao giờ mà mình muốn. Cái ý muốn của mình nó không có muốn cái niệm đó, nhưng mà nó phóng ra, nó có, thì đó là gọi là vọng tưởng hay là niệm thiện, niệm ác.
Còn cái gọi phóng dật này với cái phóng tâm.
Phóng tâm, là tại vì mình ham thích, mình chạy theo cái đó gọi là phóng tâm, thấy không? Bây giờ, con thấy người ta có cái chiếc xe, con cũng muốn cái chiếc xe, tức là con phóng tâm ở trên cái chiếc xe.
Còn cái phóng dật là như thế này, bây giờ con chưa có muốn cái gì hết, ở trong tâm con chưa có muốn, phải không? Thì bắt đầu đó, nó cái con mắt của con hay cái lỗ tai con nè, phải không? Nó vừa thấy cái vật đó thì nó phóng theo cái vật đó, nó thấy cái vật đó rồi nó phóng điện, nó muốn cái vật đó, thì đó là con phóng dật. Nó phóng theo cái vật đó, nó chưa có ham muốn nhưng mà nó phóng dật rồi, bắt đầu nó phóng tâm, tức là cái tâm ham muốn con có, nó phóng tâm, nó muốn làm sao để cho có nó là phóng tâm, các con hiểu chỗ đó không?
Còn cái này cái niệm nó khởi, cái niệm nó khởi, mình chưa có ý, nó niệm, nó khởi thì cái này là vọng tưởng theo như Thiền tông. Còn cái mà mình tác ý ra một cái niệm, thì cái đó là tác ý của Phật, cái đó là chủ động, điều khiển tác ý ra. Bây giờ, Thầy muốn quan sát cái ly này, Thầy tác ý ra coi cái ly này nó tròn, nó méo, nó vuông hay là nó như thế nào? Tức là Thầy tác ý, Thầy chủ động. Còn bây giờ bắt đầu Thầy ngồi đây mà nó khởi lên cái niệm cái ly tròn, méo tức là Thầy thế bị động, tức là cái niệm vọng tưởng. Phải phân biệt được như vậy thì mới là tác ý được chứ!
HẾT BĂNG