Skip directly to content

20090829 - ĐƯỜNG LỐI TU TẬP CỦA ĐẠO PHẬT - NHÂN QUẢ

20090829 - ĐƯỜNG LỐI TU TẬP CỦA ĐẠO PHẬT - NHÂN QUẢ

ĐƯỜNG LỐI TU TẬP CỦA ĐẠO PHẬT - NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng: 29/8/2009

Thời lượng:1:44:54

I- CON ĐƯỜNG TU THEO ĐẠO PHẬT

1- ĐẠO PHẬT LÀM CHỦ SỰ SỐNG CHẾT

(00:01) Trưởng lão: Hôm nay có duyên mấy con về thăm Thầy mấy con. Theo Thầy thấy trong cái con đường tu theo Đạo Phật thì Đức Phật đã viết ở trong một bài kinh quá cụ thể rõ ràng, nó có mười một cái tri kiến tức là mười một sự hiểu biết, mỗi sự hiểu biết của chúng ta nó sẽ đưa chúng ta đi vào Niết bàn.

Chẳng hạn bây giờ mình hiểu được về nhân quả, ai chửi mình cũng không giận, không buồn phiền, không trách, mọi sự việc xảy ra điều gì mình thấy cũng an ổn, thì đó là Niết bàn thì đó là mình hiểu về nhân quả thôi, các con hiểu chưa, đó là một cái tri kiến trong mười một cái tri kiến mà Đức Phật dạy. Cho nên Đạo Phật dạy không có nghĩa là ngồi thiền hay gì hết, mà chỉ chúng ta sống một cách rất bình thường, không có gì hết, mà trong tâm ta khởi lên một niệm gì thì chúng ta thấy đây là ác - tức là có làm khổ mình khổ người nó là ác, mà không làm khổ mình khổ người nó là thiện chứ gì. Mấy con thấy nếu mà khởi niệm đó thì mình suy tư, mình hoan hỷ, mình rầu rỉ đây là khổ mình thì dẹp nó đi đừng có nghĩ, có phải không, đó là giải thoát đó mấy con. Đạo Phật dạy rất hay, dạy rất tuyệt.

Ở trong gia đình mấy con là cư sĩ mấy con cũng giải thoát cũng vào Niết bàn, chứ đâu cần phải đi vô Chùa cạo tóc như Thầy đâu. Nhưng Đạo Phật không có nghĩa là nó có tri kiến giải thoát mà không có những năng lực siêu việt, mà mấy con thường nghe Đức Phật nói cái Tam minh, trí tuệ Tam minh biết nhiều đời nhiều kiếp!

CƯ SĨ LÀM CHỦ SỐNG CHẾT

Một cái sự kiện sắp sửa xảy ra trong tương lai nó vẫn biết hết, nhưng Đạo Phật không phải là cái mục đích đó, không phải là cái mục đích thần thông, mà cái mục đích mà tâm chúng ta tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, nó không có ác pháp nào làm tác động được tâm mình. Mình luôn luôn mình thấy thanh thản, đó là giải thoát chính ở cái chỗ đó. Ai chửi mắng mình thấy nhân quả không giận hờn gì ai hết, thì đó là Niết bàn, đó là giải thoát.

Cho nên Thầy thấy Đạo Phật dạy rất hay, nhưng mà tại sao người ta lại cứ nghĩ Đạo Phật là một cái gì cao siêu để rồi đem hết sức mình tu tập cho được cái cao siêu của mấy người. Cái cao siêu nghĩa là ngoại đạo không hơn Đức Phật ở chỗ Tam minh.

(02:28) Đạo Phật nó có cái nghĩa thiền định làm chủ được sự Sống - Chết mà ngoại đạo không thể có được, như nó muốn tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ thiền rồi nó chết một cách rất tự tại. Nhưng không phải cần đòi hỏi một cái giáo pháp nào, mà cần ở chỗ sống chết chúng ta thản nhiên, bữa nay sống ngày mai chết cũng thản nhiên thì người đó cũng Niết bàn rồi, chứ đâu phải cần “tôi phải làm chủ được, muốn chết hồi nào thì chết muốn sống hồi nào sống”.

Cái đó thì những người, người ta thực hiện được, người ta nói lên Đạo Phật từ cái chỗ mà Niết bàn đi đến cái chỗ làm chủ, nó rất dễ ràng không có khó khăn. Nhưng cái hoàn cảnh người ta thuận tiện.

Còn mình sống trong gia đình và tất cả mọi sự việc phải trách nhiệm bổn phận, mình không thể bỏ Cha bỏ Mẹ, mình không thể bỏ con cái mình mà đi tu được, nhưng mình vẫn Niết bàn được chứ đâu phải là không Niết bàn được.

Mình bằng cái tri kiến, sự hiểu biết của mình, ai cũng có sự hiểu biết, nhưng mà cái sự hiểu biết của chúng ta hiện giờ nó lôi chúng ta đi vào trong cái đau khổ. Khởi ham muốn cái gì đó là nó làm chúng ta đau khổ, nghe cái gì trái tai gai mắt tức giận thì đó là đau khổ, sự kiện gì mà xảy ra tai nạn gì đó mình buồn rầu lo lắng đó là khổ đau. Cái hiểu biết bây giờ của quý Phật tử, của mọi người hiểu biết, là nó dẫn quý vị vào cái sự khổ đau. Còn cái hiểu biết của Đạo Phật làm chúng ta thoát ra khỏi sự khổ đau. Chỉ cần có thay đổi sự hiểu biết là chúng ta là người thoát được, thì ngay đó thì người Cư sĩ cũng như người Tu sĩ người nào cũng giải thoát.

Còn bây giờ chúng ta sống trong mơ mộng, chúng ta ngồi thiền, chúng ta niệm Phật để cầu cho được vãng sanh Cực lạc, thì chúng ta thấy điều đó là điều tưởng mấy con.

2- ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TRÍ TUỆ

(04:13) Đức Phật nói ba mươi ba cõi Trời là Tưởng tri chứ không phải Liễu tri. Tưởng tri là tưởng ra cái Thế giới Siêu hình, chứ không có cái Thế giới Siêu hình. Đức Phật nói thân ngũ uẩn chỉ có năm uẩn, khi một người chết rồi không còn một cái uẩn nào cả, như vậy chúng ta không có linh hồn. Vậy thì bây giờ mình cầu cúng cho ai ăn đây, linh hồn ở đâu?

Chúng ta tin Phật hay là chúng ta tin vào Thần? Một người theo Đạo Phật mà còn tin linh hồn cầu cúng, cầu siêu cầu an đó là chúng ta đi sai. Và một cái hệ của Tôn giáo dạy - cũng là Phật giáo - mà dạy chúng ta cầu cúng, cầu siêu, cầu an đó là ngoại đạo chứ không phải Phật giáo. Phật giáo đã xác định ba mươi ba cõi Trời là Tưởng tri chứ không phải Liễu tri, không có Thế giới Siêu hình, không có linh hồn vậy bây giờ cầu cúng cho ai đây ?

Mà Đức Phật nói “các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không cứu khổ các con, chỉ là người hướng đạo mà thôi”, vậy bây giờ mình cầu Phật gia hộ cho mình là sao đây? Mình đi ngược lại lời Đức Phật dạy à? Mình theo Phật Thích Ca hay là mình theo ông Phật nào? Còn bây giờ mấy con thấy không, từ Đức Phật Di Đà, Quan Âm đều là Đức Phật tưởng chứ đâu có thật. Trên cái hành tinh của chúng ta chỉ duy nhất chỉ có Đức Phật Thích Ca là người không đau khổ tu chứng đạo.

Còn bây giờ cứ nói Đức Phật nói có thấy Phật quá khứ bảy vị Phật. Ông Phật nói hay là chúng ta nói ? Nếu đã có bảy vị Phật quá khứ thì làm gì có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là Giáo chủ? Các con thấy phải không? Cho nên đó là cái tưởng tưởng của chúng ta, rồi sau này chúng ta lại tưởng tượng một ông Phật bụng phệ như thế này gọi là Di Lặc, ăn uống gì mà dữ vậy ngày một bữa mà bụng dữ vậy. Thật sự ra đó là cái tưởng tượng của người ta.

(06:09) Một ông Phật vô duyên tới mức độ ngồi cười toe toét, làm gì mà cười dữ vậy! Các con thấy cái tượng thôi cũng là đủ biết người ta tưởng tượng nó vui vẻ đó là hỷ lạc chứ gì. Sự thật ông Phật là phải nghiêm trang tề chỉnh chứ đâu phải cười cợt như vậy. Đó là những cái hình ảnh phỉ báng Phật giáo. Nó không đúng cái tư cách của một cái người Tu sĩ Đạo Phật: ăn mặc hở hang làm sao đúng tư cách của người Tu sĩ Phật giáo!

Thì mấy con thấy cái hình ảnh của tượng Phật Di Lặc đủ thấy rồi, để cái bụng phệ như thế này, ngồi đó y như mấy cô gái ăn mặc hở hang bây giờ, còn cái chỗ nào mà nói được nữa. Thật sự ra mình phải thấy cái đúng cái sai, chứ không thể nào mà, mình là con người có trí tuệ, có sự hiểu biết phải xét Đạo Phật như thế nào mới gọi là Đạo Phật. Đụng cái gì cũng Đạo Phật hết à!Ngồi niệm thần chú lăm răm, hóa hiện cầu vòng, ông Phật dạy như vậy à? Để làm cho người ta thấy rằng đó là hình cầu vòng, tất cả những cái này đều sai hết.

Đạo Phật dạy chúng ta cách thức để chúng ta làm chủ được sự đau khổ của chính bản thân mình. Hằng ngày người ta chửi mắng, người ta nói nặng nhẹ, công việc, hoàn cảnh xảy ra buồn phiền, chúng ta thấy nhân quả, chúng ta không buồn phiền. Đó là nhân quả mà, có gì đâu mà phải buồn phiền, có gì đâu mà phải giận hờn, có gì đâu mà phải lo lắng, suy tư. “Thanh thản, an lạc, vô sự”, thì ngay cái tâm chúng ta thanh thản đó, là giải thoát cho nên không ác pháp nào tác động chúng ta được.

Mà hiểu biết cho nên tâm chúng ta không bị động, đó là giải thoát, đó là tri kiến của chúng ta. Cho nên hôm nay mấy con có duyên đến với Thầy, Thầy khuyên mấy con nên sống bằng cái sự hiểu biết của mình. Hoàn cảnh nào trong gia đình, ví dụ như hai vợ chồng cãi cọ nhau vấn đề gì trái ý nhau, nó cãi. Nhưng mình không thấy có cái gì mà cãi phải trái hết, đây là nhân quả để cùng sinh ra trong một bầu trời gặp nhau, để mà tranh cãi hơn thiệt để làm khổ đau cho nhau để trả cái nhân quả chứ không gì hết, cho nên chúng ta làm thinh không cãi.

(08:37) Có gì phải trái đâu mà cãi, vậy mà rống miệng lên mà cãi, cãi cho hơn, hơn để làm gì mấy con? Cho nên theo Thầy thiết nghĩ chúng ta không hơn thua ai hết, chịu thua là chắc ăn, phải không mấy con? Cho nên ai nói gì mình thua làm thinh là tốt nhất, không bận tâm, không buồn phiền, không trách khứ. Ai làm một điều gì mà trái ý mình, không đúng, mình tha thứ và thương yêu. Sống như vậy là đủ rồi mấy con, đủ giải thoát. Chết mấy con cũng sẽ vào cái chỗ yên lặng đó, cái chỗ bất động đó.

Niết bàn ngay đó. Cho nên Thầy nói bây giờ mấy con ngồi chỉ trong vòng một phút, ba mươi giây, mấy con thấy được Niết bàn - Tâm bất động, thanh thản, an lạc vô sự. Mấy con lẳng lặng, mấy con nhìn trong cái đầu mấy con thấy yên lặng, nó thanh thản, nó không có động, nó không có mệt, không có lo nghĩ ngợi một điều gì đó là Niết bàn. Đó là cái sự sống dậy - mà mấy con biết nó rồi - thì tất cả mọi chướng ngại đến để làm mất trạng thái thanh thản, an lạc đó, thì mấy con mau mau đuổi những cái tâm niệm đó đi, để đem lại sự bình an cho cái tâm thanh thản.

Thì lúc bấy giờ tâm mấy con thường sống như vậy, thường đuổi như vậy, thì đến chết mấy con cũng không đi tái sanh đâu hết mà đi vào chỗ Niết bàn. Nó đơn giản lắm mấy con, tu hành đâu có gì, đâu có cần phải cạo tóc như Thầy đâu cần phải mặc áo như Thầy, mấy con mặc áo như mấy con vậy cũng giải thoát như thường, mà giải thoát từng phút giây. Đức Phật dạy “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, không tu thôi tu có giải thoát liền.

Bây giờ có một niệm buồn ở trong lòng, thì chúng ta thấy đây là nhân quả: “Đi! Ở đây thanh thản an lạc vô sự”. Ngay cái tác ý rồi thì cái tâm chúng ta trở về thanh thản, khi đó là giải thoát liền, cho nên Đức Phật nói “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Ngay cái tu tập giải thoát liền, mà hằng ngày chúng ta giữ cái tâm mình được bất động như vậy, thanh thản như vậy, đó là mình đã sống ở trong cái Niết bàn của Đạo Phật rồi.

3- QUY LUẬT NHÂN QUẢ VẬN HÀNH CỦA VŨ TRỤ

Đang sống mà đang ở trong Niết bàn, chết thì chúng ta về đâu? Bỏ thân này - thân này do bốn đại duyên hợp mà tạo thành - cho nên đến một ngày nào đó nó cũng hoại diệt thôi. Cũng như hiện giờ mấy con ngồi đây trước mặt với Thầy thì người nào cũng do bốn đại mà hòa hợp mà có cái thân của mấy con, có gì đâu, mấy con không giữ được nó đâu, nó sẽ chết đó, nó sẽ mất đó, nó sẽ rã đó, bởi vì nó hợp rồi nó phải tan, không có vật gì mà trên thế gian này mà hợp rồi hoàn toàn vĩnh viễn. Không có đâu.

(11:30) Thậm chí như Trái Đất của chúng ta nó hợp đó rồi nó cũng sẽ tan cho nên nhiều Nhà Tiên tri nói Quả đất nó sẽ tan tành. Sự thật nó sẽ không tan tành hậu quả vậy đâu. Trái Đất chúng ta mà nó tan tành thì cả vũ trụ này sụp đổ hết, Mặt Trời, Mặt Trăng, cái gì ngôi sao trên trời nó đều sụp đổ hết, tại vì nó phải đi theo quỹ đạo của nó mà, mà giờ Trái Đất nó đi trật quỹ đạo của nó thì nó bị tan tành hết rồi, thì mấy cái kia nó làm sao nó đi chỗ nào được, thì nó tan hết mấy con. Cho nên mấy con cứ tưởng tượng nghĩ đi, đừng có nghĩ Trái Đất chúng ta tan, mà Mặt Trăng nó còn, Mặt Trời nó còn, nó lộn xộn với nhau hết, nó đổ vỡ nhau hết, cho nên cái đó là cái quy luật chung của nhân quả. Nó đang đi theo cái quy luật của nhân quả, cho nên chúng ta do cái sức hút mà chúng ta ở trên mặt đất, chớ cỡ như không có sức hút, thì chúng ta rơi ra không gian chứ chúng ta không có ở đây đâu, đó là cái quy luật của nó.

Mấy con thấy rõ ràng cái quy luật của nó, tại sao vậy, tại vì nó đang chạy, cho nên nó chạy nó phải có sức hút. Các con thấy bây giờ Thầy đặt một cái ly trên một cái vòng tròn, Thầy để cái ly Thầy quay vòng tròn quay, cái ly này quay nó không văng ra khỏi vòng tròn được, cái sức hút của cái độ nó đi. Mấy con ngồi đây mấy con thấy nó không có đi, nhưng mà sự thật mấy con đứng ra ngoài không gian mấy con thấy nó chạy chớ đừng nói đi, nó chạy còn hơn xe hơi của mấy con nữa. Cũng như mấy con ngồi trên xe hơi, mấy con đâu có thấy chiếc xe hơi chạy đâu, mà mấy con nhìn cây mới thấy được xe hơi, nhìn hàng rào thấy liên tục cái cây này tới cây khác, thì mới biết cái xe hơi chạy. Sự thật mấy con đang ngồi trên xe hơi của Trái Đất mấy con đâu biết nó chạy, nó đang chạy vù vù.

Thì đó là quy luật, cho nên vì vậy mà khi cái thân của chúng ta hoại diệt, thì nó cũng là cái quy luật vận hành của nó thôi.

Ví dụ như cái nhân quả, nó đi theo nhân quả, nhân quả của mấy con nó có thời gian của nó là mười năm, hai chục năm, sáu chục năm, người kia thì bảy chục năm, một trăm năm, cái quy luật của nhân quả của cái người đó cho nên họ sống dài hơn, hoặc họ mới sinh ra họ chết liền, đó là cái quy luật của nhân quả của cái người đó.

(13:55) Vậy mà hằng ngày thì mấy con sống trong nhân quả không đó. Mấy con thấy cái nhân quả của mấy con, mở miệng ra mấy con nói lời thiện lời ác, mấy con la người ta đó là ác, mấy con an ủi người ta làm cho người ta yên ổn, thân tâm người ta sẽ vui vẻ đó là mấy con làm thiện. Rồi bây giờ cái suy nghĩ của mấy con suy nghĩ ở trong này có ác có thiện, chứ đâu phải là hoàn toàn nó thiện hết đâu.

Mấy con tư duy suy nghĩ, suy nghĩ mà làm cho mình buồn phiền, suy nghĩ mà làm cho người khác buồn phiền đó là ác, đó là hành động ý. Rồi hành động miệng của mấy con. Rồi cái bây giờ mấy con đi, từ đây đi ra chỗ cổng thôi mà sớn sát mấy con đạp chết côn trùng con kiến ở dưới chân mấy con mà không thấy, thiếu tỉnh giác. Mấy con phải trả cái nhân quả đó chứ đâu phải không, đó là hành động của mấy con đã làm ác trong cái vô tình. Còn cái làm ác hữu tình mấy con biết sao không: mấy con đi bắt cá này giết hại này, rồi giết heo bò này, làm thịt làm thực phẩm ra rồi ăn uống cho ngon; mấy con huân cái sự đau khổ trong thân tâm mấy con, mấy con đâu có biết. Nhưng sao khi mấy con đi nhà thương mấy con rên la ở trên giường bệnh, mà trong khi đó mấy con cắt cổ con gà, mấy con cắt cổ con vịt, mấy con làm mấy con ăn thịt thấy ngon, nhưng trước khi chết con vịt con gà không đau à? Mấy con cắt cổ nó, nó không giãy à? Mấy con huân cái sự đau khổ đem vào cái thân tâm của mấy con mà mấy con tránh sao được sự đau khổ đó, mấy con làm sao không bệnh không đau? Cho nên mình đem cái sự đau khổ thì đừng, bởi vì nhân nào quả nấy. Mà, quy luật của nhân quả rồi mấy con tự hỏi hồi nào tới giờ con chưa biết Phật pháp, con đã sống, làm thịt chúng sanh như vậy biết bao nhiêu sự đau khổ mà nuôi thân con.

5- CHUYỂN NHÂN QUẢ BẰNG THIỆN PHÁP

Ngay bây giờ con biết Phật pháp rồi con quyết định ăn chay, con sống không giết hại chúng sanh, vậy bây giờ nhân quả nó sẽ hết. Cái nhân quả trước kia mấy con làm ác phải không, Thầy trả lời mấy con sạch bóng hết.

(15:53) Ngay từ bây giờ các con biết làm thiện, nó chuyển hết cái ác của mấy con. Cũng như bây giờ ngay bây giờ mấy con thấy trong gia đình mình nó bất an chứ gì, mấy con sống thiện, ước nguyện cho gia đình mình nhờ cái sự sống thiện của mấy con nó chuyển gia đình của mấy con. Bắt đầu vợ chồng trong nhà nó sẽ hòa thuận trong sạch, mấy con sống thiện mà. Từ hồi nào đến giờ mấy con chưa biết chứ gì cho nên vợ chồng hay cãi cọ, nhưng mà biết rồi thì mấy con sống có đạo đức, đạo đức chung thủy. Vì biết vợ chồng là nhân quả rồi, cho nên chồng tức giận cãi mấy con không cãi. Hồi đó thì cãi nhau tay đôi đó, bây giờ thì không cãi nữa, mấy con thấy nó an như thế nào. Mấy con không cãi mấy con vui vẻ, vẫn vui vẻ hoàn toàn chứ không phải không cãi mà bực trong lòng của mình, cho nên đến bữa cơm cũng dọn cơm cũng mời chồng con ăn uống, nó vui vẻ chứ không gì lý do hồi nãy cãi mà bây giờ mặt lớn mặt nhỏ, phải vậy! Thì mấy con làm được những cái điều này tâm mình vui vẻ, thì ông chồng ổng có giận dữ gì cũng không giận dữ được nữa, có phải không mấy con. Mình đã phá tan đi cái ác bằng lấy cái thiện mấy con chuyển ác, đem lại gia đình mình hạnh phúc lắm mấy con, cho nên thầy thấy Phật pháp rất hay, rất tuyệt vời, đem lại xây dựng lại cái đời sống của chúng ta rất là tuyệt, đem lại sự an vui.

Cho nên hôm nay có duyên mấy con về thăm Thầy, Thầy khuyên các con cố gắng! Thầy ước ao một ngày nào đó, Thầy sẽ mở một trường lớp dạy Đạo Đức mấy con, Đạo đức Nhân bản - Nhân quả. Có một vài năm trước ở Tu viện, Thầy có mở cái Lớp Chánh kiến dạy cho các con nhìn vào cái nhân quả của từng ngày, từng giờ từng phút xảy ra trên cuộc đời. Để làm gì, để mấy con hiểu nó mà không động tâm, không làm khổ ai. Nhưng cái duyên không đủ, Thầy dạy có thời gian rồi thì Thầy đóng cửa, bởi vì nó còn nhiều chuyện quá, mà Thầy cứ dạy các con thì không thể được. Cho nên Thầy còn phải đi chỗ này chỗ kia nữa để biết được những nơi mà người ta chưa biết Phật pháp, cho nên Thầy sẽ đóng cửa.

6- ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẠO PHẬT

(18:00) Còn bây giờ Thầy dự định lại cái chương trình, Thầy đào tạo lại một số giảng viên để khi mở rồi thì không chỉ có mình Thầy dạy, mà có một số người dạy, cho nên cái lớp học nó liên tục từ cái Lớp Chánh kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, tất cả những cái lớp này chúng ta dạy theo Bát Chánh đạo. Cho nên chúng ta trang bị cho người Phật tử nó đầy đủ năm cái lớp tư duy, năm cái lớp hiểu biết, tức là cái Lớp Chánh Mạng - còn Chánh Tinh tấn bắt đầu mấy con mới tu - triển khai cái tri kiến của mấy con hiểu rằng là năm cái lớp của Đạo Phật, chứ đâu phải là năm cái lớp đó là lớp tu đâu.

Năm cái lớp học, học để làm cho các con có tri kiến hiểu biết về Chánh Phật pháp. Sau khi mấy con hiểu biết rồi thì bắt đầu tới cái Lớp Chánh Tinh tấn, thì người ta sẽ dạy mấy con ngăn ác diệt ác, sanh thiện; mấy con ngăn ác diệt ác, sanh thiện bằng cái tri kiến của mình chứ bằng cái gì.

Mấy con thấy Đạo Phật người ta có bài bản có chương trình tu học rõ ràng, chứ đâu phải là muốn vô tu là tu đại sao. Còn bây giờ vì Thầy đi tắt để giúp đỡ cho mấy con đỡ cái hoàn cảnh, sự thật ra phải học trường lớp đàng hoàng. Sau khi học năm cái lớp học đầu tiên, từ cái Chánh kiến đến Chánh Mạng, mấy con trở thành một con người rất là ngay ngắn, rất là hiền từ. Bởi vì cái ngôn từ của mấy con, mấy con học được Chánh Ngữ của Đạo Phật mà, mấy con nói lời nói rất ôn tồn hẳn, bởi học cái lớp đó ra rồi không bao giờ mấy con la tiếng lớn; đó là cái Lớp Chánh Ngữ của Đạo Phật.

Còn Chánh Nghiệp, không bao giờ mấy con lấy cái tay mấy con vá như vầy, đi ra đường mấy con tỉnh giác ở dưới cái chân của mấy con. Thầy dạy mấy con ở trong cái Lớp Chánh Nghiệp, cho nên tất cả những cái từ suy tư Chánh Tư duy mấy con có học rồi, từ cái hành động của cái Thân, Miệng, Ý của mình, đều là ở trên Chánh Nghiệp của nó.

Đến Chánh Tinh tấn thì người ta dạy mấy con ngăn ác diệt ác, để cái tâm mấy con sẽ bất động.

Qua cái Chánh Niệm thì người ta dạy mấy con chứng đạt, tức là Tứ Niệm Xứ đó, nó ở trên Chánh Niệm. Còn cái Chánh Tinh tấn người ta sẽ dạy mấy con cái pháp Tứ Chánh Cần, nên Phật pháp nó có pháp hết, bởi vì ba mươi bảy phẩm trợ đạo là ba mươi bảy pháp môn nó sẽ nằm ở trên cái Bát Chánh đạo, để mà chúng ta thực hiện trên đường tu tập. Ở đâu đó nó có pháp nấy, rõ ràng.

Còn cái Chánh Định là cái lớp mà nhập bốn thiền định, từ Sơ thiền đến Tứ thiền, thì cái lớp đó là cái tâm chúng ta đã bất động ở trên cái Chánh Niệm của Tứ Niệm Xứ rồi thì lúc bấy giờ nó có Tứ Thần Túc thì nó có Định Như Ý Túc, thì chúng ta mới nhập cái Lớp Chánh Định, còn nó chưa có Định Như Ý Túc thì chúng ta không bao giờ mà ngồi thiền nhập định được. Đó là cái đường lối của Đạo Phật.

Cho nên hôm nay Thầy dạy cho mấy con thấy con đường của Đạo Phật nó có đường lối, nó có cách thức tu tập xác định rõ ràng.

(21:03) Cho nên mình chỉ cần ráng tu để cứu mình thoát khỏi khổ, chớ Thầy thấy cái hoàn cảnh của mấy con, hiện giờ mấy con đang sống là biết bao nhiêu cái ác pháp nó lôi cuốn mấy con, nó làm cho mấy con khổ, không khéo thì mấy con sẽ khổ, mấy con cứ ngỡ rằng nó vui, nhưng sự thật không ngờ trong cái vui đó lại có khổ, nó không vui trọn vẹn đâu mấy con. Cuộc đời này có gì mà vui nó chỉ tạo cái giả để nó tưởng rằng cái đó sẽ là hạnh phúc, nhưng mà khi mình bước vào đó thì mấy con sẽ thấy nó là giọt nước mắt của mấy con.

Đời khổ lắm mấy con, phải ráng tu tập, Thầy không cứu mấy con được mấy con, mà chính mấy con phải tự cứu mấy con, Thầy chỉ khuyên lơn, chỉ sách tấn mấy con, khích lệ mấy con, để mấy con nỗ lực tu. Chứ còn riêng Thầy thì bây giờ Thầy đã mừng là Thầy đã làm chủ được bốn sự đau khổ của mình, mà Thầy không thể làm chủ cho mấy con được.

Thầy muốn làm sao cái phương pháp này được duy trì mãi mãi, chứ không khéo mà Thầy mất rồi, thì mấy con biết sao không, người ta sẽ dạy mấy con cách khác, người ta dạy mấy con cầu cúng cầu siêu, cũng như khi Đức Phật tịch rồi, 2553 năm từ khi Đức Phật mất cho đến giờ, người ta dạy mấy con trong kinh sách như Đại Thừa, Thiền Tông, người ta dạy mấy con cúng bái cầu tụng niệm ngồi thiền đủ thứ, nhưng người ta đâu có dạy mấy con xả tâm, người ta đâu dạy mấy con tri kiến giải thoát. Các con thấy người ta lập nhiều cái Thiền đường, người ta lập nhiều Cơ sở tu hành rất lớn, nhưng mà ngồi đó để mà ức chế đi vào Không tưởng, đó là những loại thiền ở Miến Điện. Còn cái số thiền người ta dạy cho mình tu để mà lấy hình thức, chẳng hạn bây giờ đây là cái Thiền đường, mấy con vô đây mấy con ngồi quay mặt trong vạch tường để ngồi, người ta dạy cho mấy con nhiếp tâm trong hơi thở này hoặc là nhiếp tâm này, có cái niệm gì khởi ra buông này, cho cái tâm thanh tịnh, hoàn toàn bị ức chế hết, ức chế cái ý thức của chúng ta mà.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rất rõ: “Ý làm chủ ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, mà tại sao chúng ta lại diệt ý thức của chúng ta? Còn pháp môn Tịnh Độ thì mấy con dạy sao: cầu cúng, cầu siêu, cầu an, rồi niệm Phật để cầu vãng sanh chứ gì: “Nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A-Di-Đà Phật, kỳ nhân lâm mạng chung thời, A-di-đà Phật, dữ Chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền”, nghĩa là chúng ta niệm Phật bảy ngày đêm mà tâm không bị vọng tưởng, thì Phật Di Đà và Chúng Bồ tát đã hiện tiền trước mặt chúng ta, coi như là cảnh giới Cực Lạc đã hiện ra. Nhưng cảnh giới đó là cảnh giới gì mấy con, khi mà chúng ta niệm Phật mà ý thức của chúng ta không có khởi niệm nữa rồi, thì đó cảnh giới tưởng tượng chứ sao, thì tưởng chúng ta phải làm việc chứ sao.

7- THẾ GIỚI TƯỞNG

(23:57) Đây Thầy nói cái thế giới của Tưởng cho mấy con nghe. Trong người của chúng ta người nào cũng đang có cái tưởng, nhưng nó chưa hoạt động thôi, chứ nó hoạt động rồi thì mấy con sẽ thấy. Bây giờ cái tưởng biết nó đang hoạt động, đó là mấy con ngủ mấy con chiêm bao, cái tưởng nó hoạt động ở trong giấc mộng, chứ không phải ý thức mấy con làm việc trong chiêm bao đâu, chứ không phải linh hồn của những ông bà của mình chết để về gặp mình trong giấc chiêm bao đâu.

Các con cứ nghĩ trong cái thân của chúng ta có linh hồn, lúc bấy giờ đó mình ngủ là cái thân mình ngủ, chứ linh hồn đâu có ngủ phải không, cho nên lúc bấy giờ đó có những người chết những người sống nó hợp nhau lại, để gặp nhau trong giấc mộng; mấy con hoàn toàn sai!

Bởi vì trong thân chúng ta đâu có linh hồn đâu mà lúc đó nó tiếp nhận với linh hồn ngoài. Ở ngoài có linh hồn đâu, có từ trường chứ không có linh hồn, cho nên cái tưởng của chúng ta nó giao cảm được những từ trường đó qua cái lòng ước ao ham muốn của mình. Thầy ví dụ như thế này, mấy con mua vé số ước mong cho nó trúng vé số chứ gì, mà cứ dò hoài nó không trúng, nhưng ban đêm mấy con nằm chiêm bao thấy trúng số, vậy thì trúng số đó là trúng số do cái lòng ham muốn của mình, ý thức muốn của mình, cái dục của mình, nó thực hiện qua giấc mộng chúng ta bằng cái tưởng của nó chứ đâu phải bằng cái thực được.

Cái tưởng của chúng ta nó có thể biến ra hàng vạn triệu người, nằm ở đây mà nó biến ra cả Thành phố Hà Nội được mấy con, nghĩa là con người xe cộ tất cả những hình ảnh gì nó đều làm ra được cho chúng ta thấy hết. Đó là tưởng đó mấy con, các con có nghe các Nhà Ngoại cảm, ở dưới lòng đất như thế này ở trước cái đường của mình, thì mọi người đi qua đi lại đâu thấy bộ hài cốt nào ở dưới đâu, nhưng mà cái Tưởng nó giao cảm đó nó sẽ thấy nằm ở dưới có bộ hài cốt.

Cho nên các con nghe cô Bích Hằng, cháu Bích Hằng đi tìm hài cốt liệt sĩ, đó là cái Tưởng nó hoạt động đó mấy con. Mà trước khi hoạt động thì cô bị chó điên cắn, cho nên trong khi đó cái nọc độc của chó điên không giết hại cô được, là do cái Tưởng nó hoạt động. Nó hoạt động nó mới chế ra một cái sức đề kháng chống lại cái nọc độc của chó điên kia, cho nên từ đó cô bị cái Tưởng hoạt động, cô trở thành hai con người.

Bình thường cô như mình, nhưng mà có chuyện gì đó thì cô giao cảm hoặc là cô muốn cho nó hoạt động thì cô phải thắp vài ba cây hương, cô lăm răm vái cái linh hồn người chết đó, thì bắt đầu coi như là có linh hồn, chứ sự thật ra là cái Tưởng nó hoạt động nó tạo ra cái linh hồn đó. Tức là nó giao cảm được với cái người đó chết như thế nào. Các con thấy không đó là cái Tưởng của chúng ta.

Mà mấy con muốn được cái tưởng của mình hoạt động thì đâu khó gì đâu, thì mấy ông Lạt Ma mấy ổng dạy cho mấy con mấy câu thần chú mấy con niệm thì nó sẽ hoạt động chứ có gì, bởi vì khi niệm chú thì ý thức của mình nó sẽ dừng lại, nó dừng lại đến mức độ thời gian thì cái Tưởng sẽ hoạt động, có gì đâu. Mấy con sẽ theo những cái sự dạy thiền của các vị, người ta sẽ dạy mấy con dừng ý thức của mấy con. Bây giờ Thầy ngồi đây biết hơi thở ra hơi thở vô, không cho một niệm nào khởi, bắt đầu nó lọt vào trong cái Không, Không Niệm đó. Từ cái không niệm đó mấy con ở trong thời gian sau, thì mười tám cái loại tưởng xuất hiện ở đó, thì lúc bấy giờ mấy con trở thành nhà ngoại cảm.

(27:29) Đâu có phải khó nó hoạt động được rồi, các con muốn làm đồng làm bóng, làm trạng, làm thầy bùa, cái chuyện đó đã có nhiều người làm rồi. Đều là những người tưởng cả. Còn chúng ta hiện giờ là người bình thường cho nên cái tưởng không hoạt động, chỉ có hoạt động trong giấc mộng của chúng ta. Còn nếu mà nó hoạt động một cách bất thường, thì coi chừng chúng ta là những nhà ngoại cảm, hay hoặc là ông đồng bà cốt rồi đây, ợ ợ ngáp ngáp cái bắt đầu đầu nói chuyện với người ta rồi đó, thì mấy con thấy muốn làm ông đồng bà cốt cũng đâu có khó khăn gì, ngồi đồng vô đó có ông thầy pháp ông xây đồng ông đọc thần chú, rồi ông niệm thần chú của ông, đọc những kệ riết rồi mình nghe những cái đó nó thấm nhiễm trong đầu, thì bắt đầu nó lặng lẽ cái ý thức của mình, mình nghe mình thấy nó hay quá, bắt đầu cái ý thức của mình nó lặng đi. Ý thức nó không còn khởi niệm nữa, nó duyên theo câu kệ.

Thầy nói có hai ông thầy bùa, ở đây Thầy có người anh, họ làm cách mạng, họ đâu có tin ba cái chuyện thầy bùa thầy chú đâu, cho nên khi ông về - ổng ở đó ông làm Chủ tịch ban Quản lý ở Xã đó - mới về thử ông thầy bùa này, thử xem bùa chú ông này có linh không mà ai cũng nói linh. Thật sự ra ông có những cái cốt cái ông tàu ông tướng nho nhỏ vậy, hình tướng người giống như búp bế vậy đó, ông muốn lên đồng nhập cốt thì ông cầm cái ông tướng của ông, rồi bắt đầu ông đọc cái câu kệ câu thần chú của ông, rồi cái tay của ông bắt đầu rung lên, rung riết một hơi thì ông lên, ổng nói. Mình hỏi ổng cái gì ổng nói cái đấy, chuyện gia đình mình như thế nào, bệnh tật như thế nào ổng nói.

Cái ông anh của Thầy, ổng không có tin cái điều đó cho nên ổng mới thử. Ổng là người Cách mạng khi giải phóng xong rồi. Thì cái ông Thầy ông bảo thôi bây giờ anh không tin, thì anh cầm cái ông tướng giùm tôi, thì ông này cũng cầm, ông bảo đưa ra như thế này, thì ông cứ đọc thần chú, ông cứ đọc hoài ông đọc kệ mà không thấy lên. Nhưng mà cái ông học trò ổng đi cày ruộng ông về, ông thấy ông thầy đọc cái câu kệ đọc thần chú mà cái ông này không có chịu lên. Thường thường thì ai cầm như vậy cũng phải lên thôi, thì ông học trò ông rửa tay rửa chân ông mặc cái áo, ông vô rồi hai ông thầy trò ngồi bắt đầu đọc kệ, hai ông chứ không phải một.

Nghe đọc kệ hay quá, ảnh mới nói nghe ban đầu nghe cũng rất là hay, nhưng sao cái tay mình nó bắt đầu nó rung rồi. Bởi vì một mình ổng không có đủ sức, cái lực tưởng của ông không đủ sức phá vỡ cái niềm tin của ông này, nhưng cái ông này dù gì đi nữa ông vẫn bán tin bán nghi, nhưng chưa phải là con người quá tin, bởi vì ông đâu có biết cái Thế giới Siêu hình có thật hay là không, chỉ bán tin thôi chứ chưa phải.

Cho nên vì vậy mà tôi cầm lâu cầm ông tướng mà giơ ra chứ không phải để ở trên cái đầu gối mình nó không mỏi tay chứ gì, mà cầm lâu quá nó run các con thử cầm vật gì đi cầm cái ly rồi đưa ra vầy nó run, nó lâu nó run chứ mới nó không run, mà nó run rồi mà lại nghe cái âm thanh nó cứ kệ, kệ như kệ bà hồng vậy đó, cho nên vì vậy mà thấy cái tay mình nó run, mà giờ coi cái âm thanh mình bị cuốn hút, cái tư tưởng của mình nó không còn chủ động nữa, mình bị cuốn hút nó theo âm thanh đó mà cả hai ông thầy trò, cho nên nó bắt đầu mới run. Anh Thầy đã nói thôi tui trả đó chứ để không người ta sẽ cười mình, bắt đầu ông run lên rồi cái người nó run luôn.

Mà nó run luôn thì bắt đầu ông đồng hỏi “Ai nhập?”. Khi đó mình bị cái âm thanh bài kệ nó thu hút mình rồi, mà khi hỏi ai nhập thì mình phải theo cái lệnh của người ta, các con hiểu không? Thì nói ông gì bà gì nhập, các con hiểu chỗ đó chưa, cho nên hỏi “ai nhập”, thì khi nhập cái người nào phải nói ra “Quan đế Thánh quân” hoặc có ai thì nói ra.

Đó thì mấy con thấy trên cái vấn đề nó là hoàn hoàn toàn ở trên tâm lý của mình. Nó thực hiện qua tâm lý hết mấy con, nó chủ động điều khiển ở trên cái tâm lý của con người, chứ nó đâu có giỏi gì đâu. Cho nên bởi vì cũng vì đó nó không có biết cái phương pháp, chứ nếu mà biết cái phương pháp như lý tác ý, thì vẫn cầm như thế này, “tay bất động không được run”, mình tác ý vậy chứ cái lực nó mạnh lắm mấy con. Nghe âm thanh vậy thì mình nhắc “tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, không tin ai hết”, thì nó vẫn giữ cái tâm mình không ai mà lay động nỗi.

(32:37) Cũng như bây giờ mấy con nói “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, các con ngồi im lặng như vậy, có niệm các con tác ý, sau khi tâm mấy con bất động không ai tác động vô được. Tại vì pháp Như Lý Tác Ý “có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, đã sanh thì bị diệt”. Còn cái anh này thì đâu biết pháp Như Lý đâu, ngồi cứ làm thinh mà làm thinh thì người ta dẫn cái tâm lý của mình đi vào cái chỗ của người ta, riết rồi phải suy yếu chứ sao. Còn mình có pháp Như Lý mình làm cho ý thức của mình càng mạnh lên, thì họ dẫn dắt mình sao được, các con hiểu chỗ này chưa? Mà Thầy đã biết rõ ràng tâm lý con người dễ bị yếu mềm dẫn mình vào chỗ dễ dàng không khó, nhưng mình vẫn giữ có phương pháp Tác Ý để giữ ý thức mình luôn luôn vững vàng, đứng vững ở trên trước mọi ác pháp, đó là pháp như lý.

Cho nên Thầy dạy hoàn cảnh sống nào, các con cứ nhớ Như Lý Tác Ý: “tâm bất động”. Cứ như vậy thì người ta chửi mấy con, “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Khi mấy con tác ý như vậy thì mấy con không giận. Mấy con làm thinh, mấy con bị câu chửi của người ta nó lôi mấy con tức lên liền. Còn Thầy tác ý rồi thì đánh bạt cái lời ngôn ngữ mà họ mắng mình, nó đánh ra ngoài hết, không còn gì hết. Tâm Bất Động, mấy con thấy không đây là phương pháp hữu ích thoát khổ mấy con, các con nhớ là các con sẽ cứu mấy con đó, sự thật không ai cứu thoát được mấy con.

Mấy con hỏi gì?

II- PHẬT TỬ THƯA HỎI

1- VẤN ĐỀ ỨC CHẾ TÂM VÀ CHUYỂN NGHIỆP

(34:19) Phật tử: Thưa Thầy, như nãy giờ Thầy giảng thì ý thức ngưng hoạt động thì tưởng thức sẽ hoạt động mà chúng ta khi tu tập rèn luyện đạo đức trên cơ sở như là tri kiến hiểu biết của ý thức.

Như vậy qua việc giữ gìn của người cư sĩ về năm giới, thì con muốn biết được trong cái tri kiến hiểu biết mình, rất là hiểu biết để giữ gìn được năm giới đó. Nhưng mà bây giờ tiếp tục thực hiện trong tri kiến hiểu biết của mình, bằng ý thức mình hiểu là ý thức mình quán niệm, là mình hiểu rằng cái giới thứ nhất là không sát sanh. Vậy trong một thời gian đó là mình đã không ăn thịt chúng sanh, mình ăn chay nhưng mà nó kéo dài được một thời gian hơn một năm, sau đó cái cơ thể mình yếu đi qua một cái cơn bệnh. Trong đó tri kiến hiểu biết của mình, trong ý thức của mình, là nó hiểu được là mình vẫn kiên quyết là không ăn thịt chúng sanh, nhưng mà khi đó thì nằm mơ thấy ăn. Như vậy nằm mơ, thì như vậy là tưởng thức nó hoạt động do nó bị ức chế gì. Con chưa hiểu cái ức chế hay cái nghiệp nó dẫn thân khẩu ý mình để trả nghiệp ăn?

(36:47) Trưởng lão: Không phải, con để Thầy giải thích chỗ này. Sau cái thời gian cố gắng giữ gìn cái giới không ăn thịt chúng sanh giới không sát sanh đó, do đó con không ăn thịt chúng sanh thời gian mà con giữ gìn con cố gắng, mà nó không biết cách để mà ly dục ly ác pháp lìa cái dục ăn uống về cái thực phẩm, cho nên con bị ức chế cái tâm con, chứ không phải ức chế ý thức; ức chế cái tâm cho nên vì vậy mà cái tâm của con nó như thế nào nó giải quyết bằng cái ý thức của con, thì nó không thể thắng được ý thức vì ý thức con quyết định là ăn chay các con hiểu không, cho nên con không phạm.

Nhưng cái tâm con đang thèm muốn ăn mặn, cho nên vì vậy nó không biết cách nào khác hơn hết, cho nên nó phải thực hiện qua giấc mộng mà giấc mộng thì chỉ có tưởng thức mình hoạt động mà thôi, cho nên trong giấc mộng mình thấy ăn thịt ngon lành, mà sao nó không nhớ gì hết nó cứ ăn các con hiểu không, thì rõ ràng là bị ức chế tâm chứ không phải ức chế ý thức.

Ức chế tâm có nghĩa là ức chế sáu cái thức của con mắt, tai, mũi, miệng thân ý thức, trong đó có ý thức. Bởi vì lấy cái ý thức mà ức chế năm cái căn kia, cho nên thấy miếng thịt thì thèm rồi, nhưng mà không được thèm, ý thức nó ngăn chận à!

Phật tử: Thưa Thầy, mình dùng Định Vô Lậu, ví dụ như mình quán xét cái này là hôi thối, cái này là sự đau khổ. Rõ ràng là khi mình ăn chay, mình không như là người, làm như sức lực nó đi đâu hết, nhưng mà khi mà mình bị buồn nôn, rồi cơ thể không đi làm nổi

(38:25) Trưởng lão: Đó, nó chờ cho cơ thể suy yếu để rồi nó mới thực hiện qua đó, để rồi nó có lý luận, để rồi bắt đầu ăn mặn lại. Nó lý luận phải ăn mặn nó mới khỏe. Hoặc là nó thúc đẩy có một cái duyên đi đến bác sĩ để trị bệnh, bác sĩ nói nghe hỏi mình ăn uống ra sao, bác sĩ nói chị tại vì ăn vậy nó thiếu chất, cho nên bây giờ không thể trị. Làm gì thiếu chất? Thử hỏi mình uống sữa, con bò nó ăn cỏ chứ nó có ăn thịt cá chúng sanh đâu mà nó thiếu chất, sữa không phải bổ sao, phải không?

Do đó ở đây, qua cái lý luận của con người chứ không thể qua một cái thông suốt, cái lý, cho nên vì vậy chúng ta nỗ lực sống chết bỏ, nhất định là thà chết chứ không phạm giới luật của Phật. Thì cái câu đó mình sẽ vượt qua những cái nghiệp này, cái nghiệp mà từ lâu đã quân thịt cá ở trong thân của chúng ta, nó đã thành một thói quen của nó rồi mình phải vượt qua bằng cách chúng ta có ý chí, quyết định; chết chứ không phạm giới luật của Phật thì con sẽ thắng, các con lơ mơ thì các con sẽ phạm giới đó, còn trong ban đêm mà nằm chiêm bao thấy chết: “Ở đây tưởng không hoạt động như vậy được”. Tác ý mà lấy ý thức làm chủ:,“Nằm chiêm bao phải thấy ăn chay chứ không thấy ăn mặn, ở đây ăn chay!”. Con nạt nó vài ba lần, Tưởng nó không thấy ăn mặn thì bắt đầu trong Tưởng con không biết, nhưng ý thức con sẽ dẫn nó vào trong giấc mộng. Con nhắc cái Tưởng mà Tưởng không hoạt động như vậy được, không có ăn mặn được, con thực hiện ngay, con nhắc vậy chứ sau đó con nằm chiêm bao nó không ăn mặn nữa, hết đó. “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, ý dẫn hết luôn cả cái tưởng cũng vô ý, nó sẽ mạnh và nó sẽ làm nhiều công việc tốt. Nó qua rồi thì coi như qua hết cái nghiệp, nó qua cái giai đoạn đó rồi nó sẽ khỏe trở lại, nó đủ sức mạnh rồi.

Phật tử: Rõ ràng là phiền não tấn công mình, ác pháp nó tấn công, mình xả luôn.

(40:34) Trưởng lão: Chính cái ông bác sĩ cũng là một ác pháp, bảo mình giết hại chúng sanh ăn thịt chúng sanh trở lại để nó khỏe mạnh. Đó là ác pháp rất là tuyệt đánh tâm lý rất là mạnh.

Phật tử: Dạ thưa Thầy cho con hỏi, qua những cái việc như vậy người ta gọi là cái nghiệp nó kéo mình đi phải không Thầy?

Trưởng lão: Đó là cái nghiệp đó con, cái nghiệp nó kéo đi đó, cho nên mình phải chuyển nghiệp, chứ không thể bị nghiệp lôi, nghiệp lôi là nghiệp kéo, con hiểu không. Bởi vì nghiệp nó luôn luôn lôi mình trong cái vòng nghiệp, mà nghiệp thì có nghiệp thiện nghiệp ác, mà giờ mình chuyển nó bằng lấy thiện chuyển ác chứ không thể khác. Nghiệp không phải là định mệnh là số mệnh, mà có sự thay đổi. Cho nên con thay đổi vận mệnh vẫn được. Đừng sợ chết thì nó thay đổi mất, thay đổi rất tốt. Chứ hễ giao động tâm mà chết trước thì không thay đổi được, bởi vì từ mình mang thân mình là mang thân nghiệp, mà mình chuyển đến khi nào mình làm chủ vào Niết bàn, mà nghiệp không lay chuyển mình được.

2- CƯ SĨ CŨNG VÀO NIẾT BÀN ĐƯỢC

Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi câu thứ hai, hồi nãy Thầy có giảng bây giờ người cư sĩ chúng ta giữ tâm bất động. Như vậy khi đến cái giây phút cuối đời thì cái tâm chúng ta sống lành như ngày nào, vẫn không đi tái sanh, tức là không có tương ưng được. Vậy khi một người tu sĩ, người tu sĩ mình vẫn biết khi tu trong thất, Thầy dạy là người tu sĩ giữ được tâm bất động để mà nhập Tứ thiền. Như vậy người Tu sĩ nhập Tứ thiền để họ chứng được Tam minh, thì chứng được Tam minh để giúp đời để giúp cho mọi người.

Còn người cư sĩ nếu mà giữ được tâm bất động thì vẫn không đi tái sanh, nhưng mà hiện tại trong cuộc sống thì mình không có được Tam minh. Tại vì cái Tam Minh nó cũng nằm trong cái não bộ, như vậy là người cư sĩ mình giữ được tâm bất động thì mình vẫn không đi tái sanh. Còn người tu sĩ họ có điều kiện, hoàn cảnh họ giữ được tâm bất động thì họ sẽ đi tiếp vào con đường Tam minh.

(42:52) Trưởng lão: Phải rồi, đúng đó con. Bởi vì từ cái tâm bất động đó, ví dụ như người cư sĩ giữ được tâm bất động sống trong hoàn cảnh không có gì, luôn luôn bất động thanh thản rồi. Nhưng mà người tu sĩ cái hoàn cảnh người ta sống trong cái Thất như vậy, người ta sống độc cư không tiếp duyên, còn mấy con bất động nhưng mà tiếp duyên người này người kia mà luôn luôn lúc nào mấy con vẫn giữ bất động.

Còn cái ông này, ông vẫn giữ được bất động rồi, bây giờ ông vô trong Thất có mình ông, ông độc cư ông không đi ra nói chuyện chứ ông giữ bất động rồi, mà ông thích ra nói chuyện với người kia thì ông thực hiện thiền định không được, tức là ông nhập bốn thiền Tam Minh không có.

Ông Cư sĩ này thì đi ra nói chuyện không được, cũng như giờ mấy con sống tâm bất động, không ai làm mấy con giận hờn phiền não gì hết. Nhưng mấy con vì cuộc sống phải tiếp duyên người này người kia, cho nên mấy con làm gì có được sức thiền định mà có Tam minh được, các con hiểu chưa, cho nên cái ông này khi mà giữ được tâm bất động rồi thì người ta khép ông vô độc cư sống một mình. Sống một mình, rồi người ta dạy cách thức ở trên tâm bất động đó, nó sẽ ở chỗ bất động đó nó đi sâu hơn nữa, tức là giữ tâm bất động đó như thế nào ở trên một pháp - chứ không phải.

Có phương pháp, chứ không phải có tâm bất động chỉ bất động không, mà cái bất động này nó sẽ nằm ở trên phương pháp nào. Do đó cái phương pháp đó nó sẽ dẫn dắt người này nó sẽ có cái đủ sức thiền định của nó, cho nên vì vậy nó mới nhập các định, nó mới thực hiện Tam minh. (44:15)

Còn bây giờ mấy con tâm bất động nhưng mà khi chết mấy con sẽ vào Niết bàn thôi, có vậy thôi. Coi như nó không tái sanh nữa, không tương ưng với ai hết. Còn cái ông này ổng muốn có thiền định để thực hiện Tam minh chơi, cho biết Phật pháp nó tới cái sức lực cao siêu của nó như thế nào cho biết thôi, chứ ổng giữ tâm bất động cũng như mấy con, cũng vào Niết bàn được như thường đâu cần phải tu thêm cho mất công.

Nhưng cái ông này ông muốn biết Phật giáo nó còn mức nào nữa phải không, cho nên ông mới ráng ông tu thêm. Ổng ráng ông tu thêm, bây giờ Thầy dạy mấy con đi sâu hơn rồi bắt đầu bây giờ Thầy mới nói ông muốn vậy thì Thầy cho ông cái Thất ông sống độc cư nha, ông không đi ra nói chuyện với ai được hết nha. Thì đầu tiên ông sống thử một tuần lễ, thấy độc cư vui được thì cho ông nửa tháng; nửa tháng thấy cũng vui được thì cho ông một tháng. “Một tháng ông có buồn không?” - Ổng nói: “Không, con thấy thích. Con ở trong thật một tháng con thấy vui lắm”. “Được rồi giờ ông thử ba tháng xem coi”. Ba tháng thấy ổng cũng vui vẻ, “được rồi, như vậy là tôi chấp nhận cho ông đến ở gần tôi, tôi sẽ dạy ông cách thức ở trên Tâm Bất Động đó, đi vào phương pháp nào để ông đủ cái lực mà ông thực hiện Tứ Thần Túc, đầy đủ Tứ Thần Túc của ông”. Bấy giờ ông đi vào cái phương pháp Thầy dạy nó khác hơn.

(45:36) Còn cái tâm bất động mấy con đi vào Niết bàn, ổng bất động ổng cũng vào Niết bàn được rồi, ông không còn tái sanh luân hồi rồi. Đạo Phật có bao nhiêu đó đủ rồi mấy con, con hiểu không?

Bây giờ muốn thử xem cái sức thần thông của Đạo Phật nó tới mức độ nào, chứ sao mà ngoại đạo nó đọc thần chú nó có thần thông, nó có niệm biết được quá khứ, còn tôi bây giờ tôi bất động mà nói về chuyện quá khứ chuyện của ai, tôi không biết. Như vậy là thấy cái chuyện Đạo Phật coi như vậy thì làm sao nó bằng ngoại đạo được. Mà cái ông này ổng muốn tìm cái hiểu cái cao siêu vi diệu của Đạo Phật để coi có không, thì bắt đầu bây giờ vô Thầy dạy. Cuối cùng ông đầy đủ.

Coi như ngoại đạo nó chỉ ở trong Tưởng thực hiện ra, còn cái này nó hoàn toàn do Ý thức điều khiển; ý bảo tịnh chỉ hơi thở nhập tứ thiền, thì nó tịnh chỉ hơi thở nó nhập tứ thiền, bảo thực hiện Tam minh biết nhiều đời nhiều kiếp ra sao, lệnh của ý thức truyền thì ngay nhiều đời nhiều kiếp nó thông suốt. Bây giờ tương lai một lát nữa, mười giờ mười hai giờ tai nạn có xảy ra không, thì nó thấy biết mười hai giờ không có tai nạn gì hết, mà nó thấy biết mười hai giờ đi ra tại ngã tư đường đó, tại góc đó sẽ bị tai nạn giao thông, thì ngay đó đi ra đó thì bị liền đó. Bởi vì nó đã biết việc tương lai của nó xảy ra cái gì nó biết, như vậy là rõ ràng Đạo Phật đâu phải mù mờ đâu. Nhưng mà Đạo Phật chỉ cần Tâm Bất Động đủ rồi, không cần! Bây nhiêu đó đủ rồi mấy con, không cần. Còn cái kia nó để thể hiện cái siêu việt cái hay của nó thôi, chứ có cái gì đâu, anh có thêm đi nữa anh cũng vào Niết bàn cũng vậy, có điều anh thêm để cho biết Phật giáo nó có khả năng vậy thôi, con hiểu chỗ Thầy muốn nói không, nó đơn giản vậy thôi.

(47:17) Phật tử: Thưa Thầy, chỗ nghiệp dẫn kéo mình đi, nhưng có người nghiệp nặng, có người nghiệp nhẹ. Mà mình muốn cho nó nhẹ nhẹ. Ví dụ như bây giờ con theo pháp của Thầy, cái con thực hiện năm giới, nhưng mà vô Tứ Chánh Cần thì có hai vấn đề, một là mình làm gương để người khác noi theo, hai là con sân quá. Vậy bây giờ mình làm sao mình giải cho cái nghiệp đó nhẹ từ từ cho người ta nhìn mình kiếm một cái gương tốt đó.

Trưởng lão: Bắt đầu để cho đừng có bị dồn dập nghiệp, thay vì bây giờ con nỗ lực con vô con giữ giới ngay liền năm giới con khép vô thật chặt, con không hề vi phạm thì con bị cái nghiệp con nó dập lại liền, nó dập qua cái năm giới của con bởi vì con giữ giới tức là con giữ cái giới nghiêm chỉnh là nó phải bị ức chế, con hiểu không. Cho nên vì vậy mà đầu tiên - trong năm giới của Đức Phật - khi mà thọ Tam quy Ngũ giới thì cái vị Thầy người ta dạy cho mấy con. Mấy con không phải thọ để mà giữ liền bây giờ, mà mấy con tập, mấy con quyết định trong năm giới, giữ cái giới đầu tiên trước đã, cái giới không sát sanh: “gia đình tôi con ăn thịt chúng sanh, không được, tôi còn phải làm thực phẩm tôi không giữ giới này mà tôi giữ giới không nói láo, hoặc giữ giới không tà dâm, giữ giới không uống rượu, hoặc là giữ giới thành thật cho nó tốt”. Đó mình giữ những giới đó, trong năm giới giữ một giới, giữ cho được một giới thì nó làm sao nó dập con được con hiểu không, tức là chuyển từ từ nhân quả đó, con giữ một giới là nó chuyển đó.

(49:01) Còn để từ từ, bắt đầu con giữ giới này được rồi con tiếp theo cái giới nữa, rồi con tiếp dần. Tới khi con thành tựu năm giới thì gia đình con cũng theo con rồi. Trời đất ơi, bà ăn có một cái giới này mà bà sống vậy, mà bây giờ thấy bà khỏe khoắn, còn trong gia đình - như bây giờ con giữ giới chung thủy, cái Đức Chung Thủy trong Giới Tà Dâm đó - thì hồi nào còn này nọ kia, bây giờ bà không cãi cọ bà hiền hòa một cách rõ ràng, do đó bà hiền thục quá trời.

Mình chỉ giữ có một giới đó, còn ăn mặn mình vẫn ăn, nhưng mà mình khéo léo từ từ mình thay đổi bằng cách là người ta gắp thịt cá này kia bỏ (cho mình) thì “để tôi ăn tôi gắp thôi, đừng bỏ” . Ngay lúc đó người ta ăn thịt ăn cá gì thì mình cứ sau rồi lần lượt mình ăn. Trong khi con sắp sửa giữ giới này thì con đừng có đem đồ chay ra ăn riêng, như vậy là con chia cắt gia đình con, con hiểu không, bên đây mặn bên này chay thì đâu có được. Để chung nhưng mà con không gắp thịt cá ăn, mà chỉ gắp rau cải ăn, đầu tiên rồi lần lượt rồi sống thấy cái bà này ăn uống cái gì kỳ vậy nè, cá thịt mà không ăn mà cứ ăn rau cải.

Được rồi thì con sẽ giải thích, bởi vì trong giới luật của Phật như vậy vậy, tôi muốn tập thử mà tập rành, không ngờ tập riết mà bởi vì con ăn vậy cái cơ thể con nó không bị xuống dốc nó không bị bệnh bởi vì con chuyển nghiệp chứ đâu phải con đương đầu với nghiệp, đương đầu với nghiệp là nó dập con liền đó. Từ lâu đến giờ con ăn thịt chúng sanh, mà con bỏ ngay liền, cái thân của con là thân của nghiệp rồi, cho nên ngay đó con bỏ liền con ăn rau cải không nó xuống dốc con liền.

(50:38) Trừ ra con là người Tu sĩ chứ con là người gia đình con là nó làm xáo trộn gia đình con liền, người ta nói Phật giáo dạy cái kiểu này chết, chết người hết chứ con gì thấy con mà xuống dốc mà bệnh mà lê lết đó thì trời đất ơi ăn chay bây giờ muốn chết nó rồi. Coi như người ta không tin Phật pháp nữa, cho nên khi mà dạy tu tập là người ta dạy mấy con lần lượt giữ từng giới một.

Trong cái giới đó những lỗi nhỏ nhặt của nó thì chúng ta xử sự trên cái sự nhỏ nhặt đó để chúng ta không phạm. Cũng như bây giờ lấy cái giới sát sanh: thì con ăn cái tô canh thịt cá này, con ăn thịt cá này thì con phạm giới, nhưng mà con ăn rau cải thì coi như con giữ cái giới sát sanh đó thanh tịnh từng phần một ở trong đó, những lỗi nhỏ nhặt con sẽ không còn nữa. Sau khi hoàn toàn thì nó đã lôi cả gia đình con vào trong cái giới không sát sanh, không ăn thịt chúng sanh. Mỗi lần con ăn rau cải vậy đó, thì có cái dịp người ta sẽ hỏi và con vẫn mạnh khỏe như thường đâu có gì đâu. Cho nên họ hỏi con thì con trả lời như vậy, cơ thể con bình thường chứ con mà bệnh đau một cái mà ăn chay bệnh đau một cái là con làm cho gia đình con chán, chán nản Phật pháp. Nó làm mất gốc Phật giáo, bởi vì nó là cái gốc của nhân bản.

Năm giới luật của Phật là năm cái Đức Nhân bản - Nhân quả: Đức Hiếu sinh, Đức Ly tham, Đức Chung thủy, Đức Thành thật, Đức Minh mẫn, năm cái đức đó mà bây giờ người ta chưa có dạy cái Đức mà người ta dạy cái giới cấm. Vậy mà mấy con đem cái giới cấm này là gia đình bất mãn, người ta sống trong hạnh phúc gia đình như thế này mà vợ con mình làm như thế này coi như gia đình tan nát của người ta rồi, người ta đau khổ. Vì vậy mà trong khi đó mình mới đem những cái sách dạy về Đạo Đức năm giới này, rồi trong đó nó cũng có cái gương mà nó vượt qua những nhân quả. Có những cái mẩu chuyện rất là tuyệt vời.

Ở trong đó sách Đạo Đức Nhân Quả người ta dạy Đức Hiếu Sinh, mấy con có đọc tập Đức Hiếu Sinh chưa. Cái lòng thương yêu, thương yêu mình như thế nào, thương yêu chúng sinh như thế nào, rồi thương yêu Tổ Quốc như thế nào, người ta dạy mà có những hình ảnh của những cậu bé; rồi có những hình ảnh của bao nhiêu người mà vì cái lòng thương yêu đó mà nó thực hiện. Thì mấy con đọc những mẩu chuyện thấy nó thích hợp, thì ông chống mình bữa giờ nghe nói sát sanh thì nghe nó ngán quá, mà đọc những mẩu chuyện này tuyệt vời, những cái gương hạnh của người ta ở trên giới của Đức Phật.

(53:10) Cho nên những tập sách Đức Hiếu Sinh tức là lòng thương yêu đó. Những cái tập đó sau này nó có nhiều tập chứ không phải một tập. Tập thứ nhất, tập thứ hai, tập thứ ba, bởi nó có nhiều cái mẩu chuyện mà nó đưa ra để nói lên được cái cái lòng thương yêu của nó, cái Đức Hiếu Sinh. Mấy con muốn học giới muốn giữ giới thì mấy con phải đọc những sách này.

Rồi tới cái Đức Ly Tham, anh em vì tham lam mà tranh giành đất đai chém giết nhau nên làm cho một bà mẹ rất đau khổ, còn anh em mà hòa thuận giúp đỡ nhau - như có mẩu chuyện có hai anh em nông dân gì đó - người anh thì có vợ con, người em thì chưa có vợ con. Người em nghĩ người anh có vợ con, thì chia cái số ruộng đất nó đều nhau thì anh mình nó sẽ khổ. Người em ban đêm mới ra ôm lúa của ruộng mình đem qua chất bên ruộng của người anh, còn người anh cứ nghĩ người em mình chưa có vợ con bây giờ nó còn phải tốn tiền để mà cưới vợ con, cho nên cái người anh mới thương em cũng ban đêm ra ôm lúa bên ruộng mình chất qua cho người em. Đó là những cái mẩu chuyện để mà người ta đưa ra để thấy được cái tình gia đình thấm thía như vậy, chứ không phải là tham từng cái canh đất tham từng thước đất để mà chém giết nhau, để mà tranh nhau.

Mà hầu hết bây giờ Thầy nói thật chứ xã hội chúng ta anh em ly tán là do chỗ tranh giành. Mà không có những sách Đạo Đức đó thì làm sao người ta hiểu được cái tình thương. Cho nên tất cả những sách Đạo Đức, cái lòng thương yêu của chúng ta phải thực hiện ở trên những cái đạo đức này mới được. Nó là cái Đức Ly Tham đó, mấy con; lìa cái tâm tham mà thực hiện được cái lòng thương yêu. Sách này Thầy viết chưa có xong bởi vì không đủ thời giờ mấy con, khi đủ thời giờ Thầy mới viết, xong rồi mới xin phép in đàng hoàng rồi mới phổ biến ra mấy con.

3- TRÍ TUỆ BẬC A-LA-HÁN

(55:19) Phật tử: Xin Thầy từ bi giúp chúng con câu hỏi: Bậc A-La-Hán có thể biết được vô lượng kiếp quá khứ của mình và của người khác, chúng con luôn thắc mắc về kiếp đầu tiên của mình, mong Thầy giảng dạy cho chúng con kiếp ban đầu của chúng con là gì ạ.

Trưởng lão: Bậc A-La-Hán cái gì người ta cũng biết hết. Đã là A-La-Hán vô lậu, vô lậu cái tâm thanh thản muốn biết cái gì họ biết hết. Cái tâm họ thanh tịnh họ muốn tức là Dục Như Ý Túc mà, dục như ý muốn mà. Bây giờ con muốn biết cái gì đó con hỏi thì Thầy sẽ nói, nhưng mà Thầy rất cẩn thận, Thầy không phải là thầy bói mà bói cho mấy con đâu, mấy con nhớ Thầy không làm thầy bói.

Bây giờ nhân quả của mấy con thì mấy con hỏi Thầy bây giờ không nói đâu, nhưng mà Thầy sẽ chỉ rằng ví dụ như có cái điều kiện gì sắp sửa bởi vì con hỏi Thầy, Thầy để đó, cái nhân quả con tới, ngày mai nó tới cái chuyện gì Thầy báo cho con liền. Như vậy chớ Thầy không làm thầy bói trước đâu mấy con, nói chuyện gia đình của mấy con, nói chuyện bói khoa Thầy không làm đâu. Bởi vì một bậc A-La-Hán người ta thanh khiết lắm, không thể nào người ta không thông, người ta thông hết tất cả mọi cái người ta có đủ hết, dục như ý túc muốn cái gì người ta biết, nhưng mà người ta khôn lắm người ta không làm thầy bói.

Thầy mà làm thầy bói chắc chật, ai cũng muốn coi bói hết, coi bói coi thử coi ngày mai ngày mốt mấy con có khá không. Trời đất ơi! Thầy mà đi coi vậy? Làm ăn là do nhân quả mấy con, thiện thì mấy con hưởng, mà ác thì mấy con phải chịu chứ sao lại hỏi Thầy, Thầy nói rồi mấy con cứ làm ác không, bây giờ các con cứ làm thiện đi mai mốt sẽ hưởng phước, mấy con sẽ làm ăn khá hơn. Tức là Thầy phải dạy mấy con đi vào cái việc thiện, chứ không phải nói ngày mai ngày mốt có quý nhân giúp đỡ cho mấy con, chuẩn bị trong các Công ty, Xí nghiệp mấy con nó sắp sập nè, thời giờ nó sẽ có người gánh vác đó. Thầy nói nghe hay quá, mà đúng vậy, trời ơi con sẽ đồn ra, người này cũng đồn ra, ông thầy bói nói đúng quá, rồi cái Chùa của Thầy trở thành làm thầy bói mất rồi, đâu còn dạy đạo nữa. Cho nên không phải. Dạy mấy con để tâm giải thoát, trước hoàn cảnh nhân quả nào mấy con vẫn giữ tâm bất động, thì sự giải thoát của mấy con, chứ không phải xem bói; chớ bậc A La Hán là người ta thông suốt hết, không thông suốt thì làm sao gọi là A-La-Hán tâm vô lậu.

4- NGHÈO KHỔ DO NHÂN QUẢ

(57:43) Phật tử: Dạ Thầy câu hỏi thứ hai, kính thưa Thầy từ bi, con thấy có nhiều gia đình bị nghèo khổ nhiều đời, từ đời ông đến đời cha, đời con đến đời cháu đời sống rất thiếu thốn, công việc làm thì rất vất vả mà vẫn không đủ ăn. Đó là do nhân quả hay nghiệp báo? Có người đi coi thầy thì thầy nói rằng do mồ mã tổ tiên đặt sai hướng, nên cuộc sống của con cháu gặp nhiều khó khăn. Thầy bói đúng hay sai, con kính mong Thầy cho con biết sự thật. Con xin cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Thật ra cái này là nó do nhân quả không những một cái chùm nhân quả của người ta, từ ông cha của người ta đã làm cái điều ích kỷ, cho nên để lại con cháu rất là nghèo. Rồi ngay cả con cháu không dám bỏ một xu cho người ăn mày, họ quá ích kỷ cho nên vì vậy mà họ phải chịu khổ đau. Chứ bây giờ mình nghèo nhưng mình thấy người khác khổ thì mình giúp đỡ liền tức khắc, thì người đó thời gian sau người đó làm ăn khá. Bởi vì cái lòng mà bỏn xẻn thì làm sao giàu được. Hồi đó ông cha giàu lắm nhưng mà ích kỷ không bố thí cho ai hết, cho nên lần lượt thiên tai hỏa hoạn cháy sạch, bây giờ con cháu không còn gì hết, rồi có bấy nhiêu đất bán ăn hết, rồi bây giờ nó nghèo, thất nghiệp nó không còn chỗ ở nữa chứ. Đó là do ích kỷ mấy con, tâm rất là bỏn xẻn, những người nghèo là những người bỏn xẻn.

Thầy nói thật, nghèo là bỏn xẻn. Mình nghèo mà mình biết rộng đi thì cái người đó không nghèo đâu, Thầy nói Thầy có bát cơm để sống có bữa trưa nay thôi, nhưng mà thấy cái người đó đói vẫn chia cho họ nửa bát cơm thì cái người đó không nghèo, ngay cái hành động chia là người ta không nghèo rồi, người ta biết chia thì làm sao người ta nghèo chỉ vì mình không biết chia mình mới nghèo chứ.

Đó cho nên vì vậy mà thấy cái nghèo biết là rõ ràng là những người này ích kỷ, bỏn xẻn, cái lòng không muốn cho ai hết. Còn mấy con cứ nghĩ rằng bây giờ mình lỡ cho một cái người khác bị người ta lừa đảo hay sao. Người ta lừa đảo thì cái lỗi người ta chịu còn mình khởi sự cái lòng rộng, thấy người rách rưới lang thang tôi cứu, cái duyên đã gặp thì phải giúp chứ sao, nếu mà không gặp tôi đi đường khác tôi không gặp thì ông ngồi đây thì làm sao tôi cho, mà đã gặp thì đã có nhân quả với nhau mà tôi thấy ông khổ quá thì tôi cho ông chứ sao. Đó là cái nhân quả tôi gặp ông, thì như vậy là đời trước tôi đã vay ông, thì đời này tôi phải trả ông thôi chứ có gì. Mà nếu thật sự ông có gạt tôi thì đời sau ông phải chịu nữa chứ đâu có gì tôi đâu có sợ. Mà cái lòng của tôi nó rộng rãi thì tôi gặp may mắn, tôi làm ăn tiền nhiều nữa các con thấy chưa, sợ mình thấy người ta không dám cho sợ mất đồng bạc, coi đồng bạc quá lớn thì bỏn xẻn ích kỷ là nghèo đó mấy con thấy chưa.

(1:00:42) Còn nói mà về mồ mả tổ tiên mà thầy bói nói, ở đây hỏi Thầy câu trên đó là do nhân quả hay nghiệp báo? Nhân quả, mà hễ nhân quả thì nó kèm theo nghiệp báo, bởi vì nhân quả ác thì phải có nghiệp báo ác, xấu, nghiệp nó theo nhân quả chứ nghiệp mà nó đi rời khỏi nhân quả à, con thấy không. Bây giờ Thầy chửi người ta, người ta chửi lại Thầy, cái nghiệp của Thầy chửi người ta thì người ta phải chửi lại Thầy, thì nhân quả phải chửi lại chứ sao, cái nghiệp nó theo chứ sao. Hễ nói nhân quả thì phải nói là nghiệp báo, mà thiện giúp đỡ người ta thì có người khác giúp đỡ mình thì đó là nghiệp. Nhân nào thì nghiệp nấy chứ sao, con hiểu không, cho nên nói về nhân quả thì phải nói là nghiệp báo. Thầy đã trả lời về nhân quả nghiệp báo rồi các con hiểu rồi phải không.

Còn nói về do mồ mả tổ tiên có nhiều ông thầy địa lý thật sự ra, chúng ta không tin ba ông này đâu, những cái sách vở đó là những sách vở nhảm nhí, mê tín lạc hậu. Vậy mà chúng ta xin dời mồ mả làm ăn giàu có, làm ăn giàu có là do nhân quả người đó, chứ không phải là do dời mồ mả đâu, nhưng mà cái ông thầy địa lý này ông lại ông coi phải dời cái cửa này, phải dời cái mồ này, sửa cái mả này, sẽ làm giàu. May mắn cho ông chứ có nhiều người dời riết cũng tan nát hết, nghèo sụp xuống hết, đâu phải người nào cũng dời mà giàu hết thì mấy ông thầy địa lý này giàu biết bao nhiêu. Ổng làm sao ổng đi làm thầy địa lý, có phải không. Thật sự ra ông nói cũng có cái đúng cái sai ở trong này, nhưng mà cái đúng là do cái nhân quả của người đó chứ đâu phải, còn cái sai của ông là nhân quả người ta xấu mà ông bảo dời mồ mả dời mà dời cái gì nó cũng tiêu hết.

Thầy nói thật sự, đó chúng ta không nên tin những cái đó là mê tín dị đoan, không đúng - bởi vì thầy bói - đừng nghe ba ông thầy bói, bởi vì mấy con thấy, Thầy là người vô lậu chứ gì, Thầy biết hết những sự kiện của mấy con xảy ra, nhưng mà mở kẽ răng Thầy mà bảo nói ra chuyện quá khứ của mấy con Thầy không nói, mà Thầy bảo khi mấy con bây giờ cứ làm thiện đi, ngày mai mấy con sẽ được hưởng phước thôi. Chứ còn nói bói bây giờ mấy con phải ngày mai này sẽ gặp tai nạn này hoặc là cái ngày nào đó làm cho người ta lo.

Mà nói bây giờ, nói ngày mai ngày một, mấy con sẽ gặp quý nhân giúp đỡ công ăn việc làm cơm gạo cái ăn không hết, tháng sau năm sau này mấy con sẽ cất cái nhà mấy tầng, mừng quá phải không? Sự thật ra bây giờ dù có cất thật đi nữa cũng không nên nói cái điều đó nữa, bởi vì cái chuyện đó là chuyện nhân quả của người ta mà, còn mình báo trước cho người ta như vậy để làm gì, để kiếm từng bạc cắc, bởi vì nói vậy nó mừng quá nó cho mình, nó cúng dường mình một trăm hai trăm. Thầy bói vậy chứ sao, đi làm thầy bói đi làm cái chuyện đó nhất định là không tin ba cái ông thầy bói. Cho nên ở đây thì Thầy nói không nên tin thầy bói, mà không nên tin thầy địa lý, cha mẹ mình từ hồi nào chôn chỗ đó rồi, mình biết mình không dời, nghèo chết bỏ không dời, tại cái nhân quả, không tin ai hết.

5- CÂU CHUYỆN PHƯỚC ĐIỀN

(1:04:02) Phật tử: Dạ, con xin phép được hỏi Thầy câu hỏi sau, câu chuyện phước điền yên có phải do Phật giáo hay do các vị tỳ kheo nói?

Trưởng lão: Các vị tổ tỳ kheo nói chứ ông Phật đâu có nói phước điền trong đó. Nghĩa là bây giờ mình làm cái gì để cầu phước điền chứ gì. Còn bây giờ cúng Tam Bảo có phước điền chứ gì, dụ người ta cúng chứ gì, hoàn toàn không có.

Ông Phật không nói phước điền đâu, mà tu giải thoát, tự tu mà giải thoát, “ta không cứu khổ các con mà các con phải tự, tự tu”, như vậy là ông Phật ổng có bảo mình làm phước điền đâu. Còn bây giờ mình đi làm cái này cất Chùa, cất Miễu này kia, hoặc là làm cái chuyện in kinh sách để phước điền, in kinh sách là do cái tâm phát nguyện của mình thấy kinh này hay, để giúp cho mọi người được lợi ích được sống đạo đức do cái tâm nguyện của mình, chứ mình không cầu. Nếu mình cầu in cái kinh này để cho mình được giàu sang này kia thì cái đó là cái sai, con đường đó là sai bởi vì mình thấy mình được cái kinh sách này mình thấy được cái tâm mình an ổn. Mình sống đạo đức trong gia đình hạnh phúc, mình cũng muốn cho mọi người được vậy cho nên tôi quyết bỏ tiền ra để in cuốn kinh này, để giúp cho mọi người đều biết. Cái này là lòng tốt của mấy con, chứ không phải mấy con bỏ in kinh để mấy con được hưởng cái phước do in kinh này, mà mấy con được giàu sang thì cái này là do mấy ông thầy Đại Thừa bịa đặt ra. Không có làm cái chuyện đó được đâu mấy con.

Phật tử: Con xin tiếp, con có nghe có thầy giảng rằng ngồi thiền bị đau lưng lắm, đau chân đau lưng phải bỏ thiền đó là do kiếp trước. Vậy có đúng không ạ con xin cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Bây giờ nói về ngồi thiền mà đau chân phải không mấy con, ông Phật đâu có dạy mình ngồi lâu đâu, ông Phật dạy mình tu tập cái tâm của mình bất động hay thanh thản, hoặc là tỉnh táo mà thôi tỉnh giác mà thôi do đó đi đứng nằm ngồi chứ đâu phải, bốn oai nghi ai biểu ngồi tê chân chi mà đau chân phải không, đâu có bắt mình ngồi thiền.

(1:06:03) Nhưng mà khi cái tâm con bất động rồi, con bảo nó ngồi mấy tháng thì nó ngồi cho con, còn bây giờ con tập làm chi cho nó đau. Bắt đầu tập để khoe mình ngồi chứ gì, ráng chịu đau ba mươi phút. Đau cũng ráng, ráng cái bắt đầu bây giờ nghe nó dịu dịu rồi cái ráng lên một giờ, đặng tôi ngồi thiền một giờ nè, tôi ngồi hai giờ nè, tôi ngồi ba giờ này. Khoe người ta ba giờ đó tập trung tu tập đau gần chết, các con thấy, cái này là cái danh. Còn cái tâm của mình, mình tu làm sao cho mình bất động làm sao cho thanh thản, ác pháp tác động mình không được, đó là sự giải thoát thật sự. Còn cái này ngồi thiền đau chân gần chết mà ráng ngồi cho được, con nghe các thầy giảng rằng ngồi thiền bị đau chân quá, phải bỏ thiền đó là thiếu phước, phước gì?

Ai ngồi cũng đau chứ làm cái gì. Trời đất ơi, hai cái chân nó tréo lại vậy, không đau sao được, chứ phải tôi ngồi thẳng như vậy thì làm sao mà đau được, có phải không? Tại sao tôi ngồi vậy không được sao mà bắt tôi phải tréo vậy, còn ông Phật ông tréo được thì mặc tình ông tréo kệ ổng, tôi tréo không được thì tôi ngồi vậy. Ăn thua trong cái tâm tôi người ta chửi tôi không giận, tôi là ông Phật chứ đâu phải là chỗ tôi ngồi thiền đó là ông Phật đâu. Mấy người cứ lấy cái tướng mà lừa đảo người ta. Có phải không, mấy con thấy đúng không?

Cái tâm giải thoát chứ đâu phải là cái tướng giải thoát, mà cái tướng nó ngồi tréo vậy mà giải thoát cái gì ,trời đất ơi. Nhưng sự thật ra bây giờ cái thân của mấy con nó có những cái bệnh đau xảy đến, các con hiểu, cho nên bây giờ mấy con tập nhiếp tâm gom tâm lại, mà mấy con không tréo chân, mấy con không ngồi kiết già thì mấy con gom rất khó. Ngồi như Thầy gom rất khó, nó cứ dễ dàng quá, nó thoải mái quá thì nó cứ nhìn ra ngoài trời, nó chạy lung tung, có phải không? Còn mấy con ngồi vậy, mấy con gom lại.

(1:07:53) Cái mục đích mấy con gom tâm, để nhiếp tâm để an trú tâm để khi đó cái thân đau nhức thì mấy con nhiếp tâm an trú, đã an trú tâm thì nó làm sao nó thấy đau nhức.

Cái mục đích đó nó phải có cái góc độ của nó, chứ bây giờ nói ngồi thiền mà làm Phật cho nó khổ. Rồi nói nó thiếu thuốc nó ngồi mới đau, trời đất ơi, bây giờ đau chứ tôi tập riết tôi được hết. Ở trên đời này có cái gì mà tập không được. Bây giờ tôi ngồi năm phút nó đau thì tôi tập từ từ, tôi tập từ từ nó quen năm phút nó không đau thì tôi tăng lên mười phút, dần dần tôi ngồi ba mươi phút không đau nữa chứ đừng có nói tôi tập, tại tôi tập cái cơ thể chúng ta là cơ thể thích nghi mấy con. Mình không tập thì thôi, tập là được đó, Thầy nói đơn giản vậy, chứ đừng nói thiếu phước. Phước gì mà thiếu, tôi sinh ra làm người đâu phải chuyện dễ, mẹ tôi nuôi cực gần chết mà gọi là thiếu phước.

6- NĂM TUỔI CHẴN TUỔI LẺ

Phật tử: Kính thưa Thầy con xin được hỏi Thầy như sau, có phải năm tuổi lẻ thường gặp chứng hay nắng hay đau ốm phải không Thầy? Ví dụ, như năm 27, 49, 53 vậy phải làm sao, thưa Thầy?

Trưởng lão: Thì con đừng có nghĩ, đừng có nghĩ tuổi lẻ nó như vậy thì nó đâu làm sao, tại vì con cứ nghĩ tuổi lẻ nó vậy, con cứ nghe cái miệng người ta nói vậy thì mới bị. Chứ bây giờ tuổi lẻ tuổi chẵn Thầy cũng coi như thường thôi thì bây giờ nó có xảy ra là nhân quả chứ. Đừng có nghĩ nó là tuổi lẻ mà nhân quả, người ta tuổi chẵn không bệnh à? Cho nên trong vấn đề đó nó ảnh hưởng cái tư tưởng của mấy con lắm.

Khi người ta không gieo vào trong đầu của mấy con những câu nói đó thì thôi, mà đã gieo vào cái đầu của mấy con đó thì năm hai mốt, ba mốt, bốn mốt, năm mốt, thì những cái đó, sáu mốt, trời ơi năm sáu mốt đau thế thì chắc tôi chết mất trời ơi. Mấy con đừng nghĩ cái điều đó. Mà mấy con cứ nghĩ rằng cái gì mà khổ đau thì đó là nhân quả đã đến với mình, vui vẻ. Mà khi con vui vẻ chấp nhận đó, cái vui vẻ đó nó lại chuyển nhân quả, nó không sợ cái nhân quả đó, “đau kệ mày, hôm qua mày muốn đau mày đau thì mai phải hết chứ có ăn thua gì, tao đâu có sợ”, thì do đó nó cuốn gói nó đi.

(1:10:08) Còn mấy con sợ, đó thì bắt đầu bây giờ nó chạy vô nhà thương, có phải không? Rồi ba bốn người chạy theo nuôi; nó đau ít nó lại đau nhiều. Con không sợ thì tự nó đi, cái con không sợ nó đi. Bây giờ ví dụ con nhức đầu, mà cứ tập trung trong nhức đầu thì nó sẽ nhức nhiều, mà nó nhức đầu thì “kệ nó tao không sợ, tao đây coi như bất động tâm, thanh thản an lạc vô sự, mày làm gì làm tao không sợ”, không lo nhức đầu nữa rồi bắt đầu từ đó nó hết mấy con, con hiểu chưa?

Còn mấy con cứ lo lắng thì nó lại đau nhiều, nó buộc lòng suy tư “trời đất ơi, cái đầu kiểu này! chắc nó ở trong đó, óc mình nó tiêu hết rồi”. Mấy con nghĩ, cái bệnh nó sơ sài nó cảm nhức đầu thôi, mà mấy con nghĩ nó đây là cái bệnh đau óc màng óc của mình rồi, điều này chắc chết chứ không sống thì mấy con càng nghĩ nó lại càng đổ luôn, cho nên mấy con đừng tư duy suy nghĩ . Nó là nhân quả kệ nó, ăn thua gì chết bỏ mà ai mà không chết, có bao giờ cái đồng mả đó mà không có người nằm đó thì sao gọi là đồng mả được, thì mai mốt mình cũng ra nằm đó chứ đâu mà trật. Bây giờ không chết thì mai mốt cũng chết, “tao cho mày chết, bây giờ tao khỏe thì có vậy thôi”, mà nó không chết. Cái nghiệp nó còn nó bắt buộc con ở lại phải nuôi con, phải dạy cháu đủ thứ hết, chứ dễ gì cho con chết được. Nợ nó còn kia kìa, chưa chắc nó cho con chết đâu, cho nên vì vậy “nếu mà chết được tao khỏe quá rồi, mấy đứa này đâu có đòi tao”, trong khi đó con mạnh mẽ con gan dạ, tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, không có gì mà sợ.

Thầy cũng đâu có giỏi gì đâu mấy con, nhưng mà tại sao Thầy không uống thuốc, tại vì thân Thầy đâu có nghĩa là không đau, nó đau chứ mà Thầy chỉ la nó “mặc đau kệ mày tao không sợ mày đâu”, cuối cùng nó đi đâu mất nó không còn đau. Chứ còn mấy con la bây giờ chứ mấy con còn sợ, mấy con còn yếu bóng vía còn sợ chết. Còn Thầy giờ có chết Thầy không sợ, cho nên nó cuốn gói nó đi mất. Còn mấy con còn cái bụng còn lo lo đó là chết rồi đó, nó còn hai cái tâm ở trong đó là không được; còn Thầy có một cái tâm là Thầy không sợ chết thôi đó nó chạy mất, các con hiểu không?

(1:12:18) Cái gan dạ của chúng ta là chúng ta chỉ còn một cái Tâm Bất Động, chứ chúng ta không để hai tâm. Còn mấy con cũng nghe Thầy nói cũng nói vậy, nhưng mà sao nó cũng lo quá thì cái này là không được. Dẹp cái lo đó đi thì mấy con sẽ hết, làm như Thầy nó mới hết mấy con.

Cho nên đối với Thầy, thì tất cả những cái điều mà xây nhà phong thủy, đừng có thèm nghe mấy ông thầy đó tốn tiền vô ích. Sao mấy ổng không xây nhà phong thủy để mấy ông làm giàu, ông nghèo ông mới đi làm cái nghề này. Cho nên mấy con lý luận mấy con phải tư duy, mấy con phải suy nghĩ cái điều đó, nếu mà tôi làm phong thủy thì tôi cũng biết như vậy chứ sao, như vậy thay vì như mẹ tôi sanh tôi năm nay sáu mốt thì tôi đổi tôi sanh sáu hai, để đổi phong thủy tướng tốt hơn, có gì đâu? Thì thật sự ra mấy ông thầy phong thủy cũng khôn lắm, mấy ông nói “niên cốt, nguyệt bì”, tính tháng rồi tính ngày giờ. Mà bây giờ đó mình sanh cũng cái năm đó là năm Tý mà bây giờ tháng sáu mà cuối tháng sáu, hay là đầu tháng sáu, mấy ông tính giờ mình cuối tháng sáu đây sắp sửa mình qua tháng khác rồi, đâu phải sáu hai rồi, nó qua chừng một ngày hai ngày ông cũng tính mình thêm một tuổi cũng được, có phải không. Mấy con thấy không, như vậy là mình trật cái tuổi sáu mốt này chắc khỏi chết. Cho nên thật sự đừng có tin ba cái ông thầy đó, Thầy nói chết là do nhân quả mà bệnh đau cũng do nhân quả, ác pháp đến cũng đều do nhân quả, vui vẻ mà chấp nhận, vui vẻ mà xem thường nó thì nhân quả nó sẽ chuyển, còn mình bị trong nhân quả lo lắng buồn phiền thì mình sẽ khổ lắm mấy con. Nghe lời Thầy đi, giữ tâm bất động mình. Chết bỏ, nhân quả tới thì mình chết mình đi đầu thai mình tiếp tục.

7- THÂN TÂM BỊ ỨC CHẾ

Phật tử: Có ý này con chưa rõ là, cái tâm bị ức chế chứ không phải ức chế ý thức. Mà ý thức thì làm chủ. Ý thức cho mình có tri kiến hiểu biết, ý thức mình có tri kiến hiểu biết thì trên tri kiến hiểu biết đó, để rằng mình mới thông mình hiểu được cái thân khẩu ý của mình. Dạ, khi mình đã hiểu biết được rồi, tại sao tâm nó còn bị ức chế?

(1:14:28) Trưởng lão: Ức chế là tại như thế này, con dùng ý thức con ức chế những cái căn khác của con. Ví dụ như bây giờ cái vị giác của con nó thèm thịt, con dùng ý thức con bảo “mày đừng có ăn, mày ăn cái thịt này không có được”.

Đó bây giờ con mới quán vô lậu nè, con dùng ý thức con mới tư duy, rau cải cũng sống rồi con quán tất cả thực phẩm đều là bất tịnh, “tại sao mày lại ham ăn thịt”, phải không? Con quán bất tịnh như thế nào để mà từ thực phẩm, bây giờ miếng thịt đó kho nấu ngon như vậy, để một ngày hai ngày rồi nó thiu rồi nó chảy nhớt, rồi nó mốc meo, thử hỏi lúc bấy giờ mình ăn được không, vậy mà sao mày ham? Mục đích quán vô lậu làm cho tâm mình nó không còn dính mắc, chấp đắm trên cái món ăn con hiểu không? Cho nên đó là có cái phương pháp vô lậu, dùng cái ý thức của con làm cho nó hiểu sâu về cái chỗ mà không dính mắc chấp đắm, đặng cho nó không dính mắc chấp đắm nữa, gọi là ly dục ly ác pháp bằng cái phương pháp quán vô lậu.

Còn hiện giờ dùng cái tri kiến mà để cái vị giác của con, cái ăn uống ngon của con đó, để cho nó xả ra. Tức là tâm con có sáu cái biết, trong cái vị đó nó là một cái biết của sáu cái biết. Nhưng bây giờ “ý làm chủ, ý tạo tác” lấy cái ý đó mà điều khiển năm cái thức này. Con điều khiển không được bởi vậy con mới sinh ốm, bởi vì điều khiển không được cho nên nó hóa giải không được, cho nên nó thèm, nó vẫn còn thèm cho nên con ráng con chịu đựng để giữ cái giới không sát sanh, cho nên bây giờ thân con bắt đầu nó bệnh.

Đó, do đó con hóa giải không được thì bấy giờ nó bệnh là do cái nghiệp thân của mình huân cái đó nhiều quá, bây giờ nó thành ghiền thịt, thì nó ghiền, mấy con biết nó ghiền thịt, bây giờ không thịt thì nó mới bệnh phải không? Bệnh thì “mày chết cho rồi, tao nhất định là tao không ăn”, thì mai mốt hết bệnh, thì chuyển nghiệp, con hiểu chỗ Thầy muốn nói chưa.

(1:16:30) Bây giờ dùng cái tri kiến hóa giải nó không nổi nó mới sinh bệnh, nó sinh bệnh rồi thì tao cho mày chết, chứ tao không phạm giới tức là tao không nuôi dưỡng mày bằng thịt cá nữa, còn bây giờ mình sợ chết thì bắt đầu mình nuôi nó trở lại nữa. Có một số người ăn chay rồi ăn trở lại sau khi bệnh, coi như là cái công phu hồi nào tới giờ, một năm ăn chay mà hôm nay ăn miếng thịt trở lại; rồi thôi, chấm hết.

Cho nên Thầy thấy có nhiều vị Tôn túc Hòa Thượng, họ sắp chết rồi họ thèm thịt một cách gì, do cái chỗ ức chế, lấy cái ý thức mà ức chế, với Phật tử xung quanh mình không làm cái điều đó được, cho mình như vậy không được, cho nên vì vậy mà không biết cách thức hóa giải. Không đủ cái an trú tâm cho nên thiền định không có. Mấy ông này khổ là hành động niệm phật chưa được nhiếp tâm, cho nên mấy ông còn thèm quá, do đó cho nên khi mà chết, chỉ cần để cho ông từng miếng thịt ram hoặc là làm gì đó cho nó thơm thôi, thì mấy ông nghe cái mùi đó thì mấy ông đi. Đến độ cái nghiệp nó vậy để tái sanh luân hồi, để nó trả. Bây giờ ông thèm thịt heo nướng ví dụ vậy đi, nghe cái mùi miếng thịt nướng cái ông đi, tức là ông theo cái nghiệp sanh làm con heo. Cái hành động đó là ông sẽ tái sanh thành con heo chứ không làm người nữa, mà ông thèm thịt gà bắt đầu bây giờ nghe cái mùi gà luộc hay quay gì đó bắt đầu ông chết thì ông thành con gà, nó tương ưng mà trong cái giờ phút đó.

Phật tử: Dạ vậy là phải chuyển lần lần

Trưởng lão: Tại vì pháp của Phật phải chuyển từ từ, giờ quá ức chế thì chết.

Phật tử: Thưa Thầy con xin phép được hỏi, con được biết rằng ở Tu viện Thành phố có trường hợp bị ức chế tâm, do họ quá ức chế niệm họ quá, ức chế quá vì những trường hợp như vậy thì ức chế vô lậu Thầy (78 phút 45) phật tử không nghe rõ

(1:18:50)Trưởng lão: Nói chung là họ đã tu tập ở những cái nơi khác bị ức chế tâm nhiều rồi, cho nên đến đây thì thay vì những cái người này họ phải được gần Thầy để chỉ họ hóa giải chỗ ức chế làm cho tưởng bị rối loạn thần kinh con, nhưng mà họ không đủ duyên cho nên họ không gặp Thầy, cho nên họ về đây họ cứ ôm cái pháp mà tu cho nên cuối cùng họ bị đó.

Bởi vì họ đã chịu một phương pháp nào đó họ về đây họ không tu theo phương pháp xả tâm của Thầy, mà họ chỉ mượn cái chỗ họ tu cho nó thanh tịnh, cho nên họ bị ức chế. Thầy cũng đã nói cái đó là nhân quả của họ, nhưng mà pháp Phật đặc biệt nhất, có cầu mới dạy không cầu chết bỏ mấy con.

Pháp Phật vậy mà, nghĩa là người ta cầu là người ta đặt trọn niềm tin mình dạy người ta mới tu, còn người ta không cầu mà mình đến dạy thì người ta ném bỏ, người ta vẫn ôm pháp người ta tu, cho nên Thầy đã nói pháp của Phật phải cầu mới dạy chứ không cầu không dạy. Nói thì nói chung chung vậy mà, để cho mấy con tu ở trên cái tri kiến của mấy con dễ, chứ mình bước qua giai đoạn Tâm - Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự vào thiền định không phải vậy đâu, phải có pháp đàng hoàng. Người ta qua người ta kiểm nghiệm ở trên cái Tứ Chánh Cần, người ta coi thử coi mình dùng cái tri kiến của sự hiểu biết của mình, mình xả đến mức độ nào mà chưa hết thì người ta chưa cho mình bước qua Tứ Niệm Xứ tu đâu.

(1:20:14) Nó phải đi từng bước từng pháp, cho nên khi đến Thầy kiểm điểm thì bắt đầu Thầy mới hỏi, hỏi qua cái tri kiến coi mình thông suốt như thế nào, năm cái lớp chánh kiến đầu tiên của Phật dạy đó, cho đến Chánh nghiệp đó Thầy hỏi hết cái này thông suốt rồi. Rồi qua Tứ Chánh Cần Thầy hỏi bây giờ ngồi tu như vậy làm sao ngăn ác diệt ác như thế nào nói trình cho Thầy nghe. Rồi bắt đầu trình cho Thầy nghe rồi đó cái tâm con bây giờ nó bất động vậy đó, cái thì Thầy bảo con ngồi đó đi Thầy theo dõi cái tâm bất động ở chỗ mà các con bất động. Ngồi một giờ hai giờ như thế nào, sau khi xả tâm ở trong trạng thái bất động như thế nào, nửa tiếng, một tiếng, một, hai giờ theo dõi mà Thầy thấy đúng, nhưng mà cái người này bị ức chế ý thức rồi bị lọt ở chỗ nào rồi, Thầy bảo xả ra, xả cái tâm này trở lại chứ không được vậy.

Chứ còn không khéo mà nếu không kiểm họ, đưa họ vào cái tâm không vọng tưởng - Ví dụ đưa họ vô Tứ Niệm Xứ, bắt đầu từ cái tâm đó là họ phát họ điên luôn. Họ phát điên bởi vì họ ở trong cái Không đó rồi, mà mình đi vô Tứ Niệm Xứ rồi bắt đầu mười tám cái loại Tưởng Không nó đi ra nó làm tiếp, bắt đầu họ trở thành điên. Cho nên đối với những người đến đây tu rồi họ biết, họ tin là họ đến học; còn không tin thì họ ôm pháp họ họ tu, chết ráng chịu.

Bởi vì ở trong Chùa thì người ta mở cửa rộng cho mình đến, nhưng mình đến đây mình tu với pháp của Thầy hay mình tu pháp của mình? Có nhiều người ta đến đây mà người ta tu pháp của người ta mấy con, nói gì nói không chịu mình trật. Thầy nói cô Út ở trong đó, con kiểm điểm họ, họ tu pháp của họ để Tu viện mình bị mang tiếng, con nhớ như vậy, còn nếu mà họ tu pháp của mình thì mình chịu trách nhiệm. Bởi vì cái vấn đề này người ta muốn tu thì người ta đã theo nhiều cái pháp của ngoại đạo. Vô đây hầu hết là các pháp của ngoại đạo hầu hết đều là các pháp ức chế ý thức. Họ lọt trong Không Tưởng nhiều, nên họ không biết cách thức xả tâm.

(1:22:12) Cho nên vì vậy mà muốn tu thì người nào thật sự tha thiết cầu thì đến gặp Thầy, còn không thì thôi đi, đừng cho gặp Thầy mất công; mấy người này có nói gì họ cố chấp. Thầy nói thậm chí như mấy con bây giờ mấy con ở đây phật tử đến đây nghe Thầy, có người mà tu niệm Phật đi Thầy có nói niệm phật như thế nào thì mấy con cũng về cũng không bỏ nó đâu, cũng ôm chặt cái pháp niệm phật mấy con. Mấy con vẫn tin niệm phật để cầu vãng sanh mai mốt có Phật Di Đà rước về trên đó khỏe hơn, chứ còn nghe các Thầy nói rằng cái thời nay là cái thời hợp với pháp môn Tịnh độ này, người nào cũng có duyên với Tịnh độ hết, mấy con đặt cái lòng tin như vậy thì bây giờ Thầy có gỡ cái gì cũng không hết.

Mấy con muốn sống trong Tưởng thì mấy con cứ sống, chứ Thầy đâu có ép được tại vì cái duyên của mấy con, cho nên mấy con cố chấp mấy con chịu. Thầy bây giờ có phá vỡ cái gì cũng không được, bởi vì những cái pháp đó nó truyền thừa trước Thầy, mà Thầy là những con người mà đi qua những cái pháp đó rồi, chứ không phải là không.

Mấy con biết ở Ấn Quang, Hòa Thượng Thiện Hòa luôn luôn lúc nào cái xâu chuỗi cũng cầm trên tay, hễ mà Hòa Thượng làm công việc thì giải quyết nói cái này kia xong rồi im lặng thì Hòa Thượng cứ lần chuỗi, niệm chuyên như vậy mấy con thấy, nhưng mà trước khi Hòa Thượng chết rất khổ. Cho nên Hòa Thượng là Thầy của Thầy, Thầy biết chứ. Chùa Ấn Quang là Thầy ở Chùa Ấn Quang thời gian với Thầy Quảng Chánh lâu lắm, chứ đâu phải mới đây đâu. Thầy Huyền Duy này, quý Thầy hồi đó đều là những cái bậc giảng sư, Thầy đã theo học ở đó mà. Thầy Minh Châu dạy trên Vạn Hạnh, Thầy đều là học trò của Thầy Minh Châu, thành ra tất cả những cái này; nhưng mà Thầy biết, Hòa Thượng Minh Châu dịch cực khổ lắm mấy con.

8- CHÙM NHÂN QUẢ

(1:23:56) Phật tử: Thưa Thầy khi nói đến Hoà Thượng Minh Châu, con có suy nghĩ như thế này là: hiện nay Hòa Thượng Minh Châu sống đời sống thực vật, có nghĩa là không có ý thức gì cả, thì những cái người khác sẽ chăm sóc, như vậy thì cái nhân quả, cái quả là cái quả của những vị kia phải săn sóc, các vị kia chịu cực khổ, còn Hòa Thượng nằm thì Hòa Thượng cũng đâu ăn uống gì đâu, thành ra như vậy là đâu phải là cái quả chịu khổ đâu, phải không Thầy?

Trưởng lão: Thật sự ra những cái người nhân quả cùng nhân cùng chùm. Nếu mà Hòa Thượng không nằm xuống như vậy thì những người này đâu có cực. Do đó những người này phải trả những cái nhân quả để Hòa Thượng trở thành vậy, để nói nên cái quả thực vật của Hòa Thượng do đâu mà có. Chứ một con người mà người ta chết rất sáng suốt chứ tại sao chết không biết gì hết, tại đời sống người ta vậy mà còn biết cái gì, con hiểu không?

Nhưng mà nói ở đâu ra cái quả này mà ra Hòa Thượng phải chịu - cái chùm nhân quả kia - thay vì mấy người kia mà Hòa Thượng không như vậy, Hòa Thượng trở thành người minh mẫn thì những người này lại tạo thêm một cái phước khác. Cũng cái nhân quả để trả cho Hòa Thượng mà tạo ra cái phước khác, chứ không phải như thế này mà bây giờ phải nuôi Hòa Thượng chăm sóc từ cái này đến cái khác, phải bồng ẵm đổ lên đổ xuống, cho ăn cho uống, đổ sữa. Đó là những cái người này thay vì cái hành động này để làm một chuyện khác nó lợi ích lớn hơn, mà phục vụ cho chỉ có Hòa Thượng thôi, cho nên nhìn lại Hòa Thượng là người có công thật.

(1:25:30) Từ cái tạng kinh Pali ngài dịch ra cái tạng kinh Nguyên Thủy của chúng ta học hiểu bây giờ đó là cái công lớn lắm. Nhưng Hòa Thượng đã hiểu, mà tại sao Hòa Thượng không tu, hiểu dịch ra như vậy mà tại sao không tu để cho bây giờ chỉ đứng ở trong cái danh cái lợi. Lúc bấy giờ người ta coi Hòa Thượng như thế nào, cái danh của Hòa Thượng cũng lớn lắm, đi học ngoại quốc có bằng Tiến sĩ thì có phải cái danh không mấy con? Mà lại làm ở trong Giáo hội chúng ta là Tổng Vụ Giáo dục Tăng Ni, hồi đó kêu là Tổng Vụ đó cũng như là Bộ trưởng đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đó, có phải danh ổng lớn không? Rồi trong khi đó thì cái lợi, con biết không, người ta cung cấp cái đại học Vạn Hạnh, người ta bỏ tiền ra người ta cất liền tức khắc cái Đại học Vạn Hạnh liền.

Các con thấy muốn cái gì là có cái nấy, cái lợi nó quá lớn trong khi đó còn biết bao nhiêu sự việc của xã hội, cần phải làm mà Hòa Thượng không dành cho cái phước, chút phước báu của mình do cái chức đang thọ hưởng được cái danh với cái lợi đó, để làm cái việc từ thiện. Trong khi đó con biết ở bên Việt Nam Quốc Tự, mà trong khi đó cái Côi Nhi Quách Thị Trang đó, các con còn nhớ? Cái côi nhi tất cả trẻ mồ côi đều tập trung vô trong đó, cả một cái vấn đề thế mà để cho Mỹ nó bốc đi sang ngoại quốc, thế mà dân tộc Việt Nam của mình không tự người Việt mình để nuôi, mà chỉ lợi nhuận để mà thấy đó mà thôi.

Làm sao cái chuyện này qua mắt được Thầy mấy con, trong cái thời đó mà Thầy ở đó sao Thầy không biết. Cho nên trong cái vấn đề mà Hòa Thượng trả những cái quả danh lợi thì Hòa Thượng đầy đủ rồi, nhưng Hòa Thượng đã dịch ra nhưng Hòa Thượng không thực hiện được cái ngày tu tập, rất là uổng. Trong khi Hòa Thượng còn biết thì may ra để giữ được cái Tâm Bất Động thì không ai nhắc, cho đến bây giờ Hòa Thượng đâu còn biết nữa đâu, nhắc thì có biết gì nữa đâu, thôi coi như cuộc đời của Hòa Thượng hết.

PHƯỚC HỮU LẬU

(1:27:42) Phật tử: Dạ, con không có dám suy nghĩ nhiều. Coi như Hòa Thượng có tâm lớn, cụ thể cái công mà nhờ bộ kinh Nikaya đó mà Thầy đã đi đúng đường thì đó cũng là một cái tâm cũng vô cùng lớn, như vậy là phước của Hòa thượng cũng vô cùng lớn cho nên ngài nằm đó để chờ một cái người, một cái gia đình đủ phước, đủ cái phước của ngài, ngài mới vào, có phải đúng không vậy Thầy ?

Trưởng lão: Đúng đó con ! Coi như là đủ phước mới vào đó con, để trả cái quả đó.

Phật tử: Vậy là phước hữu lậu như Ngài rất là lớn, hiện nay cũng còn lớn ?

Trưởng lão: Đúng vậy, bây giờ cái phước hữu lậu của Ngài đó nó rất lớn, cho nên Ngài chờ để khi mà nó tương ưng nó tái sanh để mà Ngài hưởng cái phước đó, nhưng mà trong cái phước đó có ác.

Phật tử: Dạ

Trưởng lão: Con vào đây con, tới giờ ăn cơm rồi mấy con.

Phật tử khác nói với Thầy: […​]

Trưởng lão: Vậy hả con, chờ ở đâu con? Ở trong nhà đó phải không con? Thôi cũng được để lát Thầy ra gặp Thầy có khách Thành phố, thôi Thầy sẽ ra con.

Nhớ lời Thầy mấy con “Tâm bất động thanh thản thôi con”.

Phật tử:[thưa hỏi]

Trưởng lão: Thầy sẽ chỉ cho con, con về con giữ gìn năm giới, ước nguyện những cái người này họ sẽ tái sanh, họ sẽ ở trong năm cái ngũ truyền pháp này, cái phước báo này con, còn Thầy thì Thầy sẽ ước nguyện như vậy nhưng mà Thầy không có nằm trong cái chùm nhân quả này, con hiểu không? Cho nên khi mà mấy con quy y, cái tờ quy y như thế này mốt mình sẽ được làm đệ tử của Thầy đó, rồi Thầy sẽ ước nguyện. Thầy ước nguyện hết, bởi vì đệ tử của Thầy, Thầy sẽ ước nguyện nó mới có cái duyên, còn không có cái duyên thì ước nguyện không được. Nhưng mà trong gia đình của con, nó có cái duyên nhân quả của con, thì con sẽ giữ gìn năm giới, con biết năm giới con sẽ giữ liên tục cũng như con Thọ Bát Quan Trai vậy đó. Giữ gìn năm giới, con ước nguyện, con ước nguyện cho những người chết, mà sự thật mình tái sanh mình sẽ gặp được ngay cái giới này trong cái thiện pháp, trong cái nhà mà có giữ gìn năm giới này. Phước báu lắm mấy con.

(1:30:33) Trưởng lão: Thầy sẽ ước nguyện nhưng phải có cái duyên Thầy nói bây giờ như xin Thầy cái tên của Thầy, ở đây Thầy đã quy y cho người đó là đệ tử của Thầy rồi, cho nên khi mà gặp trường hợp bất nguyện thì sẽ ước nguyện cho người đệ tử của Thầy tên gì tên gì đó, sẽ gặp được những cái may mắn, bởi vì Thầy đã từng chuyển giới người Cư sĩ mà, cho nên cái từ trường đó sẽ trợ giúp cho người đệ tử của mình, đó là cái duyên cái duyên đệ tử. Còn cái duyên người thân, cho nên bây giờ không phải đệ tử của Thầy, thì Thầy cũng ước nguyện nhưng mà nó không có kết quả, không trọn vẹn mấy con. Thầy nói thật, Thầy cũng chỉ ước nguyện theo mong muốn vậy thôi.

Phật tử: Dạ, con cũng nói ý kiến đó với chỉ

Trưởng lão: Cái này là cái tên của con hả con?

Phật tử: Dạ

Trưởng lão: Có cái gì sai chỗ này không con?

Phật tử: […​]

Trưởng lão: Như vậy cái giấy này là chứng minh cho con là đệ tử của Thầy đây, con hiểu không? Rồi con cất đi con. Đây là cái giấy, con nói gì con?

PHẬT TỬ XIN QUY Y

Phật tử: Dạ, con đến đây mà xin có pháp danh rồi. Con thuở giờ con không có thấy cái bằng Quy Y, con xin cái bằng quy y

Trưởng lão: Tốt hơn là con ghi cái tên của con vô đây để mà Thầy cho cái bảng quy y có tên có tuổi, có địa chỉ, cái giấy đó là chứng minh đó con. Cái giấy là chứng minh con là để tử của Thầy, còn con xin cái pháp danh không đó cũng là đệ tử của Thầy nhưng mà nó chưa có giấy tờ chứng minh. Con muốn cái biệt phái quy y thì con phải ghi tên họ vô đây.

Phật tử: Con theo những người thân con mới đọc kinh sách vở của Thầy, con mới tham khảo ra chứ con không hiểu tiếng Việt lắm, thật ra con phát nguyện đến con mới cố gắng con học, để mà theo bước đường của Thầy để sau này đủ nhân duyên con xin tu học ở đây.

Trưởng lão: Đúng rồi con cứ về ráng tu đi con.

(1:32:34) Phật tử: Còn ba vợ con bị tai biến cuối năm nay nên con phải ở nhà để lo đó Thầy. Bây giờ ổng cũng không biết gì hết, chỉ nằm tại giường rồi ăn uống gì con phải lo hết

Trưởng lão: Con cứ lo, lo cho xong cái bổn phận làm con và đồng thời nếu mà ông còn tỉnh táo được, thì nhắc nhở ông nên tác ý “tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, cái bệnh tai biến này sẽ đi rời khỏi thân”, cứ bền chí đuổi nó đi ra sẽ dẫn cái tâm bất động, đừng có dao động đừng có sợ vào cái bệnh. Các con cứ lo cho ông yên ổn, bồng cho ăn cho uống, đỡ đi vệ sinh, mấy con lo hết toàn bộ, do đó thì cho nó yên về cái phần ông, nhắc ông khéo giữ tâm bất động, Mình thương cha mẹ thì cố gắng cho giữ được và con cũng giữ được tâm bất động ước nguyện cho ông thôi, ước nguyện sẽ qua con.

Phật tử: Nếu mà ba con có mất thì có hỏa thiêu ba con hay chôn Thầy?

Trưởng lão: Theo Thầy thiết nghĩ đó nếu ở Thành phố thì coi như mình thiêu đi con, bởi vì dù sao đi nữa thì khi nào mà cái người mà nó đã muội lược tham sân si thì không nên ăn thiêu. Còn cái tâm mà nó còn tham sân si ý thì mình thiêu được.

Còn cái tâm mà muội lược nó làm giảm đi cái tham sân si nó không còn ham muốn, thì mấy người đó chết đừng thiêu mấy con, để họ tiếp tục trong Tưởng họ tu vào Niết bàn mấy con. Cũng như bây giờ mấy con đã hiểu giữ tâm bất động rồi, nó làm muội lược tham sân si, bây giờ những tâm niệm giận hờn phiền não nó bị muội lược hết rồi, nó làm giảm đi. Nó vừa chớp lên cái mấy con dùng cái câu mấy con diệt nó xuống nó giảm đi, thì mấy con chết mấy con đừng có chôn, để mấy con sẽ vào Niết bàn rất dễ mấy con. Mấy con đốt nó tiêu luôn đó. Nó uổng.

9- CÁCH PHỔ BIẾN SÁCH CỦA THẦY

Phật tử: Thưa Thầy, có nhiều người họ tu mà lậu hoặc nhiều quá, như Thầy dạy giữ cái Tâm - Bất động, Thanh thản - An lạc - Vô sự, con thì con cũng làm chưa có được. Nhưng nhiều lúc thấy họ vậy, ngồi thiền không được mà nhiều khi nói một câu như vậy nó dễ. Nói sợ người ta không tin. Gặp cái duyên mình giúp họ mình nói chuyện mình kêu họ làm đi được không Thầy?

Trưởng lão: Con đừng kêu, con nói tôi thấy cuốn sách này hay quá, mấy con đưa cho họ đọc coi chứ con đừng có nói, con nói họ nói là con chống đối đó, chống đối Tịnh độ. Con cứ đưa, tôi thấy cuốn sách này rất hay, về coi cuốn sách đó sẽ nói Tịnh độ như thế nào, thế nào. Đó con cứ đưa, đọc rồi thế bắt đầu họ đọc một lần thì họ thấy mình tức, họ dọng đầu xuống đất đó! Nhưng mà họ thấy sao cũng hay hay, họ đọc lần thứ hai thì bắt đầu họ nhiễm luôn, họ đọc lần thứ ba thì họ kiếm con mới được, tới chừng đó con mới nói họ được. Con cứ cho nó sách đi, hết con lên đây xin.

Phật tử:

(1:35:30) Trưởng lão: Thì con sẽ cho cái cuốn Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Nào, tức là họ muốn tu chứng đạo phải tu pháp môn nào? Thì bây giờ họ muốn tu chứng đạo thì họ nghĩ là Tịnh độ họ tu vậy được về Cực lạc là chứng đạo gì? Nhưng mà thực sự đây là Pháp môn Thân Hành Niệm rồi, cho nên họ đọc, trời đất ơi, cái cuốn này nó đâu có dạy gì về niệm Phật, hoặc là con sẽ cho cuốn Niệm Phật Tứ Bất Hoại Tịnh, họ niệm Phật thì con cho Niệm Phật Tứ Bất Hoại Tịnh mà, để họ biết được niệm Phật như thế nào đúng như thế nào sai.

Phật tử: Là Pháp môn Niệm Phật đó phải không Thầy?

Trưởng lão: Là Niệm Phật Ttứ Bất Hoại Tịnh đó con.

Phật tử: Dạ bộ Giới Đức Làm Người thưa Thầy, khi nào thì xuất bản?

Trưởng lão: Bây giờ bắt đầu xin phép, để xin phép rồi làm.

Phật tử: Dạ vậy còn thời gian xin phép

Trưởng lão: Thầy đang xin phép đó con

Phật tử: ..con phải lo cho ba mẹ con, khi nào đủ duyên thì con lên xin Thầy. Con xin hỏi Thầy khoảng bao lâu thì con có thể..

Trưởng lão: Thì coi như bây giờ con cứ sắp xếp từ từ, con sắp xếp công việc con lo con tập những gì cần thiết như Thầy đã dạy đó con, xả tâm từ từ vì cái duyên nó không đủ đó. Cho nên vì vậy mà con nỗ lực con thực hiện, con sắp xếp trong cái thời gian một năm hai năm, cao lắm năm năm thì nó đủ duyên thì chừng đó Ba con cũng xách gói theo con luôn, cho nên yên tâm đừng có lo cái chuyện gì về tương lai, mà chỉ lo con tu được hay không, xả tâm được hay không thôi, mà chỉ lo được con thì cái chuyện nó ảnh hưởng chung cho gia đình, không lo nữa.

10- ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ

Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi câu hỏi: những chúng sanh như vi trùng do nhân duyên gì mà thành như vậy và đến bao giờ nó mới trở thành người được

Trưởng lão: Đức Phật nói muốn được sanh làm người là khó phải không? Mà từ cái loài chúng sanh như vi trùng, như vi khuẩn Thầy nói đến cái loài đó đó cũng là loài chúng sanh, vi trùng vi khuẩn thậm chí như từng tế bào trong con người cũng là một vi khuẩn ở trong đó, cho nên ở đây Thầy nói sự thật ra Đức Phật nói, vô lượng kiếp mới thành người chứ không phải một kiếp không phải là từ một cái con vật thành một con người liền, mà vô lượng kiếp làm loài vật mới đến làm người được. Cho nên được thân người là khó, khó vô cùng khó như một con rùa mù tìm bọng cây giữa biển. Nhưng mấy con được thân mấy con coi rẻ lắm. Mấy con coi rẻ lắm cho nên mấy con không nỗ lực tu là coi rẻ chứ gì, cứ lo danh lo lợi lo ăn lo mặc lo tiền lo của, không thì lo nhà lầu xe hơi không. Đó mấy con coi thường rẻ mấy con đem cái thân của mấy con để phục vụ cho cái dục đó, nhưng mà cái dục đó con có giữ được cái nhà lầu không? Chết mấy con vẫn bỏ như thường, cho nên vì vậy đó mấy con đem cái thân của mấy con thực hiện được sự giải thoát, chấm dứt không còn làm loài chúng sanh. Còn bây giờ mấy con mất cái thân này mấy con cũng tưởng mấy con sanh làm ra người?

Một ngàn lần cũng chưa có đâu mấy con, bao nhiêu mà thân xác chúng sanh đã dồn trong bụng mấy con đó, mấy con trả cái nghiệp đó, rồi bao nhiêu cái nghiệp mà mấy con đi dẫm đạp chết biết bao nhiêu con kiến, mỗi một kiếp nghiệp làm con kiến con biết mấy tháng nó mới chết không? Nhưng mấy con cũng vẫn phải làm con kiến để trả bao nhiêu con kiến, mới làm con vật khác chứ đâu phải không, những cái món ăn của mấy con hàng ngày, mà mấy con không giải thoát mấy con đã nuốt ở trong miệng mình bắt biết bao nhiêu vi trùng, chứ đừng nói chuyện, những con vật nhỏ mấy con đâu có thấy đâu. Cho nên được thân người là khó mà được Phật pháp còn khó hơn, biết được Phật pháp mà không tu là con người đã phí đời, cho nên vô lượng kiếp mới làm người, con.

Phật tử: Còn một câu hỏi, thưa Thầy tại sao số lượng con người cứ mỗi ngày một đông?

(1:40:09) Trưởng lão: Đông mà con thấy đâu có đông đâu con, đâu có đông nghĩa là đối với con người hiện có trên hành tinh này mà so với một cái loài vi khuẩn nó đâu có bao nhiêu nhằm nhò gì, con hiểu không? Nó đâu có đông đâu con. Con cứ thấy nó cứ sanh sanh lên, bởi vì nó tiếp tục nó sanh nhưng mà nó sẽ hoại diệt. Con người ác lắm, một cái trận lũ lụt một cái trận thiên tai qua, nó diệt sạch con người hết đó, nó chưa đó, nó chưa, tới hồi nó diệt, nó diệt con thấy nó nằm láng lênh hết. Cho nên vì vậy mấy con thấy những cái mặt trận chiến tranh nó bắn cái rót liền, bây giờ nó ở chỗ xa nó pháo lại một cái, cái vùng xóm đó tan nát hết người ta chết rạt hết. Chưa đâu, nó chưa tới đâu con ơi. Nó sẽ đến cái chỗ đó, nếu mà không thiện pháp mấy con, cho nên đừng có nghĩ được, nó diệt không còn con người đừng có nói chuyện. Con có nghe trái bom của Mỹ không? Hai trái bom nó thả Nhật Bổn đầu hàng liền tức khắc, nó bỏ mấy trái bom, hai trái bom, mà hai Thành phố nó tiêu tan sạt nghiệp hết phải không? Mà bây giờ mà nó sử dụng vũ khí còn ghê hơn nữa, cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng con người mà còn ác mà được sanh lên. Cho nên đừng nghĩ con người cứ sanh không phải đâu, nó sanh để nó thọ khổ, nó sanh để trả quả.

Phật tử: thưa hỏi

Trưởng lão: Coi như là thật sự ra nó không phải đâu con, thần kinh là nó do bộ óc của chúng ta. Trong khi cái dòng họ ông bà của mình nó có cái gen đó, thì con cháu nó sẽ có cái gen đó, nếu mà trong năm mười đứa cháu mà nó có một đứa bị ảnh hưởng đó nó sẽ bị điên đó. Mấy con chuẩn bị tư tưởng của mấy con đi, chứ không nó điên đó mấy con.

Phật tử: Thì con cũng sợ vậy đó, con sợ vậy nên con không biết sao.

Trưởng lão: Vậy thì cứ giữ tâm bất động thôi thì nó sẽ bình an cái óc của con à, chứ con để cái tâm lo lắng sợ hãi thì nó sẽ rối loạn thần kinh, hãy càng lo bao nhiêu thì cái thần kinh mau thì con sẽ trả cái quả đó mau, bởi vì trong cái người con đã có cái gen đó rồi, cái gen điên rồi.

Phật tử: Không Thầy, con là dâu

Trưởng lão: À thì dâu thì nó đỡ, con cháu kìa.

Phật tử[…​]

(1:42:43) Trưởng lão: Nếu mà con hay cháu cũng vậy mà nó chịu ảnh hưởng tới tinh thần, con cứ có ái ngại con lo coi chừng nó lại chuyển qua con.

Phật tử: Giờ làm sao, con cũng bình thản vậy thôi hả Thầy?

Trưởng lão: Bình thản, giữ tâm bình thản thôi đừng có lo, chứ con cứ nghĩ dòng họ, bên chồng như vậy vậy, con cứ lo chừng nào thì con lại ảnh hưởng đến con, còn nếu mà trong khi đó thì cái gen ở trong [..]

Phật tử: Hay là do có người dựa phải không Thầy?

Trưởng lão: Không, không có người nào mà dựa hết, không có linh hồn thì làm sao mà dựa.

Phật tử: không có người dựa thì làm sao mà cả tháng không ăn mà cứ la hét

Trưởng lão: Đã Thầy nói cái Tưởng mà hoạt động bây giờ nhịn một năm nó cũng không chết nữa, tại cái tưởng nó hoạt động, con hiểu không? Bởi vì trong con người chúng ta nó có cái Tưởng con.

Phật tử: Già rồi, bảy mươi mấy tuổi rồi đó

Trưởng lão: Thì bao nhiêu đi nữa nhưng mà cái Tưởng, cái Tưởng nó hoạt động cho nên bà không ăn được do cái tưởng, chứ nếu mà dùng được ý thức thì bà sẽ ăn con.

Phật tử: Bây giờ đang ăn tự nhiên bỏ ăn, bỏ ăn tháng nửa tháng cái ăn lại, ăn lại cái, đó thành ra con không biết tại sao, có người dựa không?

Trưởng lão: Không có dựa đâu, Tưởng đó, là cái tưởng chứ còn sự thật nó không có gì, có gì không con ?

Phật tử:

Trưởng lão: Vậy hả con, Thọ trai, rồi rồi được rồi, thôi bây giờ Thầy chào mấy con.

Phật tử:

Trưởng lão: Nhớ con, con ráng giữ gìn cài thần kinh nhé con, con ráng con giữ để cho tâm mình bất động thì nó sẽ giữ được cái tâm đó, nó lo lắng nó đòi hỏi..

HẾT BĂNG