Skip directly to content

20090201 - TẠO NGHIỆP GIẢI THOÁT

20090201 - TẠO NGHIỆP GIẢI THOÁT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 01/02/2009

Thời lượng: [37:01]

1- BỐN CHÂN LÝ CỦA LOÀI NGƯỜI

Hôm nay mấy con có duyên về thăm Thầy, mấy con! Thầy thấy làm người được thân là khó lắm mấy con. Nhưng mà vì chúng ta không có hiểu, cho nên nhiều khi chúng ta đem cái cuộc sống của chúng ta đi đến vào cái chỗ khổ, thường hay làm khổ mà chúng ta không thấy. Ví dụ: Như người ta nói trái ý mình, mình giận, giận là mình cũng làm khổ mình rồi, các con thấy chưa? Mỗi mỗi mình khởi một cái sự ham muốn gì đó thì là nó đưa mình đến cái khổ. Cho nên đức Phật nói, dạy cho chúng ta biết đó là bốn cái chân lý của đạo Phật. Khổ thì con người sanh ra, ai cũng có khổ hết mấy con, không có người nào không khổ. Vậy cái nguyên nhân sanh đau khổ là cái lòng ham muốn, cái chân lý thứ hai, cái sự thật thứ hai mà.

(00:47) Và cái trạng thái không đau khổ đó là trạng thái Niết Bàn, cái chân lý thứ ba. Thì ai bây giờ mấy con chưa có tu, mấy con cũng có tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mấy con ngồi lại trong vòng ba mươi giây hay một phút, mấy con nghiệm thử coi có không? Cái tâm mình thanh thản, nó không lo, không nghĩ gì hết, nó thanh thản. Rồi kế tới, cái thân của mấy con ngồi trong vòng một phút mấy con thấy nó an ổn, nó không có đau nhức chỗ nào khác, thì đó là cái thân nó an lạc, có gì đâu. Đó là cái trạng thái, cái trạng thái của Niết Bàn, nó là cái chân lý mấy con. Cho nên nói là cái chân lý thì cái người nào cũng có. Mà chân lý đó là cái chân lý giải thoát.

Còn chân lý khổ, mấy con thấy không? Người nào sanh ra cũng có khổ, hở ra là cái khổ mấy con. Đó là chân lý khổ mà, cái sự thật khổ. Rồi cái nguyên nhân khổ, mấy con có thấy ai mà lại cái người mà sanh ra không có ham muốn? Từ cái dục mà chúng ta sanh ra. Mà bây giờ chúng ta nói tôi sinh ra tôi không dục là người đó sai. Là con người là phải có dục, từ cái dục mình sinh ra. Nhưng nó có cái dục thiện dục ác mấy con. Bây giờ mấy con sanh làm người thì mấy con biết rằng cái ý thức hoặc là cái sự hiểu biết của trí tuệ của mấy con, mấy con hiểu biết thì mấy con ngăn diệt tất cả những ác pháp thì mấy con hướng về cái điều thiện. Tức là hướng về, muốn về làm cái điều thiện, thì mấy con sẽ được cái sự giải thoát chứ gì.

Cũng cái ham muốn chứ không phải diệt cái lòng ham muốn. Nhiều khi người ta nói diệt dục làm cho mình không còn dục thì cái người đó sai. Nó trở thành cây đá à? Con người là phải có ham muốn, nhưng mà ham muốn thiện thì nó không làm khổ mình, mà ham muốn ác thì nó làm khổ mình. Cho nên vì vậy mà cái cuộc sống của mấy con hiện giờ là cái cuộc sống hữu lậu, là cuộc sống đau khổ. Hở ra chút thì mấy con giận hờn, phiền não, lo lắng, đói khát, rồi chạy theo ham muốn cái này cái kia, cũng đều là hoàn toàn khổ hết mấy con, là cái đời sống hữu lậu.

(02:37) Còn cái đời sống vô lậu như Thầy thì bây giờ giàu nghèo cũng không màng, tất cả mọi thứ đói khát cũng không lo. Nếu bữa nay không có cơm ăn, ngồi thiền. “Thiền duyệt vi thực, Pháp hỷ sung mãn” mà, đâu cần gì phải ăn. Cho nên một ngày khi đức Phật còn sống tại tiền, thì đức Phật đi khất thực. Có một bác nông dân ở dưới ruộng mới chạy lên, nhìn trong cái bát của đức Phật đi xin ăn thì không có gì trong đó, bình bát không: “Các ông đi về cày ruộng như tôi có cái ăn, đi xin khó lắm ông ơi”, nói với ông Phật vậy. Ông Phật chỉ cười thôi rồi đức Phật đi. Khi đức Phật trở về thì ông nông dân này cũng chạy lên nhìn cái bát. Thấy cũng cái bát không, không ai cho hột cơm hột gạo gì hết, thì ông nông dân nói: “Đó, tôi nói ông không có nghe. Ông đi xin chi cho cực, mà bây giờ cũng không có cơm ăn, rồi về đấy ông sẽ đói khát”.

(03:28) Đức Phật mới nói: “Ta không phải vì xin ăn, vì đói mà đi xin ăn, mà ta vì độ chúng sanh, vì hóa duyên. Tạo cái duyên cho người ta bỏ được hột cơm trong cái bát của ta, để có cái duyên đó mà ta giúp đỡ, ta hướng dẫn người đó để mà họ tu tập. Còn họ không duyên không bỏ, thì thôi. Còn ta về, cái đói khát đối với ta có quan trọng gì đâu. Ta chỉ cần ngồi thiền thì ta không thấy còn đói khát nữa”. Các con thấy quá đơn giản, chứ không có gì. Bởi vì khi mà người tu chứng họ phải suốt trong bảy ngày không ăn uống mấy con. Không phải tịch không phải là họ không ăn, nhưng nó không đói. Nó sống, nó tỉnh táo hẳn hòi. Nó ngồi đây với tâm bất động tức là tâm vô lậu đó, cái tâm không đau khổ, thanh thản, an lạc, vô sự.

2- CÁCH SỐNG ĐỂ CHỨNG ĐẠO

(04:14) Bây giờ mấy con ngồi chỉ một phút, chớ hai ba phút thì ngồi không được, nó chỉ có niệm khác nó xen vô. Đức Phật ngồi suốt từ bảy ngày mà nó không bị buồn ngủ, không bị hôn trầm. Mà cái thân ngồi suốt bảy ngày, mà ngồi kiết già vậy không đau không nhức gì hết. Còn mấy con ngồi được không? Đâu có được. Ờ thì mấy con thấy đó, người ta ngồi trong cái trạng thái vô lậu. Còn mấy con ngồi trong cái trạng thái hữu lậu mà mấy con chịu sao nổi. Bây giờ tréo chân lên, bây giờ mấy con ngồi kiết già thôi. Chừng ba mươi phút là mấy con đã chịu thấy muốn không nổi rồi. Nó tê, nó đau, nó nhức trong cái chân mấy con rồi.

Còn trái lại mà người ta ngồi trong một cái trạng thái thân tâm vô lậu thì nó không có đau nhức. Mà đã thân tâm vô lậu không đau nhức thì nó không đói khát, nó không buồn ngủ, nó không gục tới gục lui. Còn mấy con ngồi mà nó im lặng hơi cái mấy con gục tới gục lui, nó buồn ngủ, nó lười biếng ghê gớm lắm. Cho nên vì vậy mà với cái người tu, người ta hoàn toàn người ta tỉnh táo vô cùng. Người ta ở trong cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Còn mấy con biết đó nhưng mấy con sống với nó chưa được. Sống chưa được tức là chưa chứng đạo, mà sống được là chứng đạo. Bởi vì chứng đạo nó đơn giản quá. Chỉ mình làm sao mình giữ gìn được cái tâm đó là mình chứng đạo mấy con. Chứ đâu có gì đâu khó đâu.

(05:25) Nhưng nó phải có cái cách thức của nó. Thí dụ như bây giờ muốn giữ được cái tâm đó thì phải ăn một ngày một bữa, chứ không thể ăn ba bốn bữa mà giữ được cái tâm đó đâu. Bởi vì ăn ngày một bữa mấy con ly dục ăn. Ly dục là không còn ăn cái này, ăn kia. Còn mấy con còn ăn thì mấy con làm sao ngồi giữ cái tâm bất động được. Lát nó khởi niệm là: “Phải ăn cái này”, lát khởi niệm là: “Bây giờ tới giờ này giờ chóng mặt quá, phải đi ăn chứ như vậy không được”. Thì đó là mấy con bị phóng dật, bị hữu lậu hết rồi. Đó thành ra mấy con không thể nào bảo vệ và giữ gìn cái tâm vô lậu của mấy con được.

3- BỐN CHỖ SANH

Cái thứ hai nữa là mấy con sẽ thấy rằng con người chúng ta là do nhân quả. Từ con người sanh ra là do đi từ cái chỗ mà sanh ra, từ cái chỗ lòng ham muốn chúng ta sanh ra cái dục, từ đó mấy con sẽ biết. Thí dụ như bây giờ các con nghĩ rằng mình sinh con ra nó không khổ à, sanh con ra nó đã khổ rồi. Mang con trong lòng thì mấy con khổ, rồi đứa con phải nằm ở trong bụng mẹ cũng khổ. Cho đến khi sanh ra đứa con cũng khổ, rồi lớn lên mà nuôi nấng cho nó lớn cũng khổ, mấy con thấy. Thì mình con người mình cũng trải qua từ một cái đứa bé nằm ở trong bụng mẹ rồi sanh ra, rồi phải nuôi ba bốn năm trời mới đi đứng được. Rồi từ đó lớn lên, mỗi lần một chút gì cũng khổ hết chứ không có thấy không khổ.

Nhưng mà tại sao người ta lại ham để sanh ra bao nhiêu người đau khổ? Cho nên bây giờ thí dụ như tại sao chúng ta lại yêu thương nhau để mà chúng ta đi vào con đường đó là đau khổ mà chúng ta không thấy? Chúng ta điên đảo sao? Giữa trai gái là con đường sanh tử luân hồi. Nếu không có thì không có sanh tử luân hồi. Tại sao trong bốn chỗ sanh mà chúng ta không chọn lấy cái sanh cho nó thanh cao và nó thanh tịnh, mà đi chọn cái chỗ sanh mà quá bẩn thỉu, quá là ô trược?

Thấp sanh là cái loài sanh mà dưới cái đất ẩm ướt, nó sanh ra như là côn trùng, đó là thấp sanh. Cái loài sanh ra bằng trứng như loài chim, loài gà đó là sanh ra bằng trứng. Còn cái loài như chúng ta đó, loài người đó là sanh ra bằng thai sanh. Còn một cái loài sanh nữa, đó là hóa sanh. Hóa sanh là trong vũ trụ chúng ta, hiện giờ chúng ta nhìn trong cái không khí, trong cái không gian này đó, nó có bốn chất đất, nước, gió, lửa, nó đủ. Gió thì mấy con thấy nó là lá cây rung rinh là gió chứ gì, còn nó im lặng không có gió. Mình nhìn đất, cây, cỏ, đá đều là thuộc về đất. Còn lửa thì mấy con thấy cái ánh nắng mặt trời nó cái sức nóng gọi lửa chứ có gì. Đất, nước, gió, lửa. Nước thì chắc chắn là mấy con biết rồi. Bây giờ đây mấy con thấy nếu mà không có nước mình không thể sống được đâu, có nước. Cho nên cái thân chúng ta luôn luôn nó phải tiếp, nó tiếp xúc cái tứ đại bên ngoài, đất, nước, gió, lửa bên ngoài, nó mới nuôi được cái thân của chúng ta trong này.

(08:10) Vậy thì chúng ta đã có đất, nước, gió, lửa bên ngoài, tại sao chúng ta không hóa sanh? Không hợp cái chất đó lại để thành ra một con người? Mà con người nó đâu cần phải ăn uống đâu, nó bị mình hợp chất. Còn mình đi tham, sanh vào cái thai sanh thì nó phải đòi hỏi cái ham muốn. Mà thai sanh thì nó phải đi qua cái tâm ham muốn của con người, ham muốn dục mấy con. Cho nên nó sanh ra con người thì con người nào cũng dục hết, còn hóa sanh thì nó đâu phải dục, nó đâu có dục. Cho nên vì vậy nó đâu phải nằm trên con đường mà ham muốn giữa nam nữ, thành ra cuối cùng nó thanh tịnh.

Nhưng mà cuộc đời chúng ta, nếu mà bây giờ Thầy cho một hàng loạt người, Thầy dùng cái pháp Như Lý Tác Ý để hợp con người hóa sanh. Thử hỏi con người này ở chung với con người chúng ta được không? Bây giờ nhà đó, nhà cửa con người hóa sanh ở đây, vậy như thế này, thì cái con người mà không hóa sanh ở đây, họ lấn riết, cái họ đuổi cái người này, họ chạy đi mất à. Bởi vì con người này họ không có tham, hễ hất họ đi, họ đi, họ không có rầy rà, cãi cọ. Còn con người của chúng ta, ai mà tranh nhau thì đánh chứ không có chịu thua, không có chịu nhịn. Vậy thì cái số, cái người mà hóa sanh trên hành tinh này thì chắc chắn là chịu, chịu thua, chịu đựng. Nghĩa là người ta hô hào gì đó là mình phải chạy bỏ thôi chớ. Bởi vì con người nằm ở trong cái dục, nó quá tham, cho nên không thể nào có con người hóa sanh được.

4- SẮC DỤC LÀ CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ

(09:29) Thầy muốn nói ở đây là mục đích cho chúng ta, là chúng ta có đủ khả năng hóa sanh chứ không phải không có đủ khả năng hóa sanh. Tại sao chúng ta lại đi sanh vào con đường dâm dục như vậy, vào con đường quá tệ như vậy? Thế mà đạo Phật đã vạch chúng ta biết đó là con đường tái sanh luân hồi. Mà muốn chấm dứt tái sanh luân hồi thì tâm đừng có dục. Một người tu sĩ mà còn khởi tâm dâm dục thì người đó không bao giờ mà tu tập giải thoát được. Không có một cái niệm ở trong cái đầu về dâm dục thì mới là giải thoát.

Cho nên chúng ta thấy, tại sao chúng ta thấy là mình sanh ra khổ, mà bây giờ mình lại sanh ra con cái, cháu chít của mình để khổ nữa sao? Mình không biết khổ đó sao? Có ai ở đây mấy con thấy không? Con người chúng ta sanh ra có khổ không? Hở chút là giận hờn phiền não, hở chút là không có cơm ăn, là phải khổ sở, hở chút là bệnh tật phải đi bác sĩ nhà thương. Tất cả mọi cái khổ trên vai chúng ta phải gánh chịu hết. Mà bây giờ chúng ta lại đắm đuối để mà sanh ra bao nhiêu đứa khổ nữa, bao nhiêu con người khổ nữa, bởi sanh ra một đứa bé là nó phải chịu khổ. Tại sao chúng ta không biết chặn ngay liền tức khắc không cho sanh ra cái đường này nữa? Cái đường này là đường đau khổ vô cùng.

(10:42) Cho nên chúng ta, khi mà tâm chúng ta khởi yêu thương, đó là cái nhân quả mà. Sao thấy người kia mình không thương, mà sao thấy cô này mình thương, hay thấy cái anh kia mình thương, là tại vì đó là nhân quả nó thu hút. Nó có cái nét của nhân quả trong cái đời trước đã gieo nhân thuận hay nghịch. Nếu thuận thì hai người không cãi cọ, hợp với nhau, sống với nhau biết tôn trọng cung kính nhau, không cãi cọ, không đánh lộn, đánh lạo. Còn nghịch thì sống vài ba hôm, thì bắt đầu có cãi cọ đánh lộn, rồi không tôn trọng với nhau, đánh với nhau nữa. Bạo lực gia đình xảy ra. Rất là đau khổ mấy con, mấy con thấy không? Cái bóng dáng mà gọi là hạnh phúc của các con là cái bóng dáng, chứ nó không có thật hạnh phúc. Khi bước chân vào là toàn là thứ khổ. Bây giờ mấy con ở đây, mấy con có gia đình, mấy con mới hiểu biết là cái bóng dáng gọi là hạnh phúc. Không có hạnh phúc chỗ nào hết, toàn là khổ.

(11:36) Thôi bây giờ mấy con lớn lên rồi, mấy con đi làm có công ăn việc làm, làm có mình. Mình có mình mình, không ai mà trái nghịch với ý của mình hết, không ai nói hết, cái mình thấy mình thanh thản. Mình muốn đi chơi chỗ nào không ai cản. Mà khi lập gia đình rồi, mấy con đi chơi tự do được không? Đó là cái khổ rồi đó, các con thấy nó rất khổ mà. Mà người phụ nữ đã có chồng rồi mà muốn đi dọc đi ngang cũng đâu có được. Chồng đâu có cho đâu? Mấy con thấy và nó còn muốn chiếm hữu mình nữa. Người vợ thì chiếm hữu người chồng, mà người chồng chiếm hữu người vợ. Cho nên người vợ không thể đứng nói chuyện với một người nam một cách tự nhiên, hồi mình còn con gái. Đâu có cho quyền điều đó mấy con. Mà nếu cái quyền đó còn có, thì người chồng coi như là hoàn toàn người ta sẽ ly dị bằng cách này, bằng cách khác. Người ta sẽ đâm ra buồn phiền tức giận. Tất cả mọi cái này là mọi cái khổ mấy con.

(12:28) Cho nên mấy con thấy cái khổ mà tại sao chúng ta cứ đắm đuối vào cái khổ để mà thọ lấy cái khổ. Rồi không những riêng mình, rồi mình còn sanh con đẻ cái, nó chịu khổ. Để nối dõi dòng họ tông đường của mình, nối dõi khi mà cái đau khổ như vậy mà nối dõi. Dừng lại! Dừng lại! Chúng ta biết đạo Phật là đạo chấm dứt tái sanh luân hồi. Tức là chấm dứt cái tâm dục của chúng ta, tâm sắc dục của chúng ta hoàn toàn chấm dứt. Thì do đó đứng trên góc độ mà tu hành theo đạo Phật, chúng ta hoàn toàn chấm dứt. Mỗi lần có một tâm niệm khởi lên “Đây là con đường sanh tử luân hồi, không được ham thích nó. Đây là một cái đau khổ nhất. Sanh ra từ con đường đó, mình đã sanh ra từ con đường đó đau khổ. Bây giờ chấm dứt không được để cho một đứa bé nào mà sanh ra nữa”. Từ đó tâm chúng ta vững vàng, chững chạc. Không bao giờ để cho một cái niệm sắc dục khởi trong tâm của chúng ta nữa, thì đó là chấm dứt con đường sanh tử.

(13:25) Cho nên trai gái yêu nhau, yêu nhau như thế nào để mà hạnh phúc? Yêu nhau là phải biết tôn trọng cung kính nhau. Còn cái này quen nhau lần lượt rồi hết tôn trọng cung kính, cái lúc bấy giờ đó mới bạt tai đánh nhau, mới cãi cọ nhau. Đó mấy con thấy không? Cái đó là một cái đau khổ. Mà nếu mà không đi đến chỗ bạo lực đánh nhau thì ít ra mấy con cũng cãi cọ. Bởi vì có hai người phải có hai cái ý rồi, không thể hai cái ý này nó phải giống nhau. Cho nên một cái người thấy cái này đúng, nhưng mà cái người kia sẽ thấy cái đó không đúng. Cho nên phải có sự cãi cọ, nó có sự xung đột nó có sự đau khổ mấy con.

5- TÂM BẤT ĐỘNG

(13:58) Cho nên không bằng một cái người ở trong thất một mình, sống một mình không ai làm động họ. Cho nên một người quyết tu rồi vô đây Thầy cho một cái thất ở. Hãy tập sống một mình độc cư, độc bộ, độc hành. Nghĩa là sống là một mình, đi là một mình trên đường, không đi hai người trên đường. Đó thì mấy con thấy cuộc đời tu hành người ta sống để mà người ta triển khai cái trí tuệ của người ta lớn lên dần trong cái con đường tu, để người ta hoàn toàn, người ta ở trong cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Khi chết người ta cũng ở trạng thái đó, mà khi sống người ta cũng ở trạng thái đó. Cho nên đời người ta tu hành rồi, người ta đâu còn khổ mấy con.

Như mấy con thấy, bây giờ Thầy đang tiếp mấy con này, cái gì Thầy đang nói chuyện với mấy con? Đó là từ cái chỗ tâm bất động của Thầy lưu xuất ra để tiếp mấy con, để nói chuyện cho mấy con nghe. Nhưng mà khi mà mấy con về hết rồi, Thầy một mình ngồi lại thì tâm Thầy bất động, không nghĩ mấy con đã hỏi Thầy gì. Không còn nhớ nghĩ một cái điều gì mấy con hỏi, nó trở về với trạng thái bất động. Còn mấy con thì không được. Khi mấy con về rồi thì cái chuyện xảy ra hồi đó Thầy nói cái gì gì, bây giờ nó nhớ lại hết mấy con. Cái tâm của mấy con không yên đâu, các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy, mấy con khác, Thầy khác.

Cũng một con người, cũng như người bình thường với nhau, nhưng tại sao Thầy lại đạt được cái điều đó? Thầy đã có dày công tu tập cho nên Thầy mới được điều đó. Còn mấy con chưa có dày công tu tập, cho nên mấy con chỉ còn ở trong cái tâm, cái tâm có lậu hoặc, cái tâm có đau khổ. Cho nên nó lăng xăng nghĩ ngợi điều này điều kia, cho nên nó làm cho các con rất mỏi mệt. Một người mất ngủ là vì không phải họ mất ngủ mà họ ngồi im lặng, họ không ngủ. Họ im lặng, họ tỉnh táo, họ không nghĩ ngợi điều gì thì họ làm sao gọi là mất ngủ? Họ đang nghỉ. Còn mấy con mất ngủ mà mấy con cứ nhớ chuyện này đã, rồi nhớ chuyện kia đã thì cái đó là cái mệt mỏi các con, đó là bịnh mất ngủ. Ngủ không được mà cứ nhớ lăng xăng chuyện này chuyện kia. Cho nên đối với một cái người tu rồi, người ta đâu có ngủ. Đức Phật nghỉ chứ không ngủ.

(15:57) Bây giờ Thầy ngồi im lặng như thế này, tâm Thầy không nghĩ gì hết, thân Thầy không động đậy gì hết, tức là thân tâm Thầy đang nghỉ đó. Cái người ngủ cũng giống như cái người nghỉ, nhưng mà mấy con ngủ là mấy con quên hết, mấy con không còn biết gì bên ngoài. Còn Thầy nghỉ, tất cả mọi sự việc xảy ra cái gì xung quanh Thầy, Thầy biết nhưng mà Thầy không theo nó đâu. Gió mưa bão ầm ầm Thầy vẫn thản nhiên, còn mấy con không được. Gió, mưa, bão ầm ầm thì quá sợ, sợ mấy cái cây này đè cho nên chạy chun đít giường, đít ván để mà tránh (chun đít: là chui dưới). Mấy con sợ còn Thầy vẫn thản nhiên. Thầy biết đó là nhân quả mà đâu cần gì phải sợ trốn.

Còn mấy con thì không thấy được cái điều đó đâu. Mấy con sợ quá, nghe cây nó gãy rốp rốp là mấy con hồn phi phách tán hết. Kể như là gió bão ở đây là nó dập mình chắc chết. Còn nhà cửa nó lung lay như thế này thì mấy con ngồi yên không nổi đâu. Đó phải không mấy con, thấy không? Cái tâm của mấy con quá sợ hãi, còn đối với Thầy thản nhiên. Đó là nhân quả mà, gió bão lũ lụt đều là do nhân quả hết. Mà nếu nhân quả mà đã đến thì vui vẻ chấp nhận trong nhân quả để ra đi với một cách tự tại. Cho nên luôn luôn ở trong tâm bất động.

Cho nên khi mà thân này bị cây đè hay đá đè hay hoặc là nhà sụp đổ đè chết, nhưng mà Thầy cũng vẫn ở trong tâm bất động. Còn mấy con thì sợ hãi chứ ở trong cái tâm sợ hãi chứ gì. Thì bây giờ có chết mấy con ở trong sợ hãi, thì sợ hãi phải tiếp tục. Ở đâu có sợ hãi thì mấy con phải đến đó tái sanh luân hồi. Còn Thầy bây giờ ở trong tâm bất động thì ở đâu? Đâu có, làm sao có người mà ở trong tâm bất động? Chỉ có đức Phật mà thôi. Cho nên Thầy vào Niết Bàn, có phải đúng không? Đó là một cái sự thật, đâu có gì đâu mà khó khăn.

6- ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI

(17:32) Cho nên tu không phải khó, mà tại vì mình chưa biết cách. Tại vì mình nhiều duyên quá mà chưa dám, chưa buông bỏ, chưa buông bỏ! Cho nên khi hiểu Phật pháp rồi, thứ nhất là chúng ta chấm dứt con đường sắc dục. Phải tránh! Các con là tuổi trẻ, nam cũng như nữ, lớn lên nhất định tâm khởi niệm thương yêu một người nào, dừng lại, ở đây là con đường khổ, ở đây mình khổ. Chưa hẳn đã là có vợ có chồng là hạnh phúc, mà nó sẽ đưa đến những cái điều xảy ra rất là đau khổ.

Rồi đây sẽ sanh con đẻ cái càng đau khổ hơn nữa, chớ đâu phải hạnh phúc gì đâu? Mấy con thấy cái bóng dáng mà mấy con nghĩ là hạnh phúc là sự thật ra. Bởi vì cái nền đạo đức của Phật giáo nó chưa có đầy đủ, cho nên làm sao người ta biết tôn trọng cung kính sự sống cho nhau? Các con thấy, mình có tôn trọng sự sống đâu, cầm dao cắt cổ con gà được thì đánh vợ được chứ sao! Các con hiểu điều đó. Đó là lẽ đương nhiên hà, bởi vì con gà cũng có sự sống, mà sự sống của mình với sự sống con gà nó bình đẳng, nó giống nhau chứ tại sao mà dám cắt cổ con gà ăn thịt.

Hiện bây giờ mấy con thấy một người bước đến đạo Phật, người ta đã thọ Tam Quy Ngũ Giới. Ngũ Giới là gì? Năm giới của nó thì cái giới không sát sanh, không giết hại chúng sanh, không ăn thịt chúng sanh. Thế mà chúng ta thọ ngũ giới rồi để tự nhiên đó, còn tật nào thì tánh nấy. Giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, hàng ngày biết bao nhiêu thân mạng của chúng sanh để nuôi dưỡng cái thân của chúng ta. Nuôi dưỡng bằng sự đau khổ mấy con, bằng xương bằng máu của loài chúng sanh trong thân chúng ta. Như vậy chúng ta đến với đức Phật thì đến làm gì đây?

Nương theo đức Phật, quy y Phật. Nương theo Pháp, quy y Pháp là pháp thiện. Nương theo Tăng là nương theo một vị Tăng giới luật nghiêm chỉnh, để có điều gì mình thưa hỏi. Để mà vị Thầy đó dạy mình, để cho mình biết, mình sống đúng đời sống đức hạnh giới luật, mà đức hiếu sinh mình đâu có. Mình ăn chay đâu phải để làm Phật, làm Thánh, làm Tiên. Đâu phải vì do vào cái tôn giáo đó mà ăn chay, mà ăn chay là vì lòng thương yêu. Thương mình có sự sống, thương chúng sanh có sự sống, cho nên nó giúp cho các con có cái sự tỉnh giác cẩn thận trên bước đi. Đi vì thương yêu loài chúng sanh như con kiến, con trùng dưới chân chúng ta. Đi phải cẩn thận nhìn trước, nhìn sau rồi mới bước đi, thì chúng ta không vô tình đạp chết con kiến nào cả. Đó là lòng thương yêu chúng ta, để hướng dẫn chúng ta trở thành một người có đạo đức cẩn thận.

(19:57) Nếu mà xã hội chúng ta người nào cũng biết giữ gìn đức hiếu sinh cẩn thận thì làm sao có tai nạn giao thông xảy ra mấy con? Tại vì chúng ta thiếu cẩn thận, cho nên tai nạn giao thông dễ xảy ra. Đây là nói về vấn đề người với người thôi, gây ra biết bao nhiêu đau thương. Một người lái xe mà đụng nhau với một người khác, thì cả gia đình người khác khổ, mà chính bản thân mình, gia đình mình cũng khổ. Có một người bị thương, bị tật hoặc là chết thì gia đình cả hai bên đều khổ hết. Chúng ta thấy bao nhiêu người khổ không?

Cho nên Đức Cẩn Thận giúp chúng ta không khổ, thoát ra khổ, những cái điều mà có thể xảy ra tai nạn giao thông. Đó là Thầy nói đơn giản thôi. Mà nhà nước kêu gọi cách gì chúng ta cũng không thể nào giữ được. Hàng ngày đất nước chúng ta ngày nào cũng có tai nạn giao thông, không chỗ này thì chỗ khác. Đó là thiếu đức hạnh hiếu sinh cẩn thận. Mà nếu mà học đạo đức rồi thì ai mà nỡ lòng nào mà làm trách nhiệm bổn phận của con người làm sao làm cho người ta khổ được mấy con?

Cho nên từ những cái tâm niệm sai chúng ta cứ ngỡ tưởng, chúng ta sống trong tưởng nhiều. Tưởng đó là sự an ổn, tưởng đó là hạnh phúc, tưởng đó là đem lại sự bình an, nhưng cuối cùng có được không? Ví dụ như mấy con thấy nè: mình đến chùa, mình cầu cúng, cầu siêu, cầu an để cho được bình an. Sự thật ra cứ mình làm ác thì làm sao có ai phù hộ cho mình an được. Tự mình mình hãy làm thiện. Thí dụ như người ta chửi mình, mình đừng giận thì mình đâu có khổ mà mình không giận thì mình đâu có chửi lại người. Các con thấy không? Đâu có làm khổ người khác. Đó là cứu mình thoát khổ mà giúp người khác cũng không còn khổ. Còn hai bên nói chuyện qua lại, chửi mắng nhau qua lại, hơi thì đánh lộn. Thì càng cái khổ này chồng lên cái khổ khác, gây đến đánh đập nhau, gây ra thương tích đi nằm nhà thương, đi bác sĩ. Đó là cái khổ của cái tâm sân của chúng ta.

Đó, thì mấy con học đạo Phật thì mấy con phải hướng về thiện pháp. Mấy con biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trước mọi hoàn cảnh, biết tôn trọng và cung kính. Một người đang tức giận thì mình nhẫn nhịn, mình đừng làm cho người đó giận hơn. Mình biết nhẹ nhàng lời nói ôn tồn ái ngữ, giúp cho cái người giận họ không còn giận mới phải. Còn đằng này thấy người ta giận cái mình la lên, mình cũng dữ tợn lên thì hai bên sẽ xung đột nhau, đau khổ diễn tiếp ra.

(22:24) Cho nên trong cái cuộc đời mà nếu mà được học đạo Phật, được xây dựng mình trên cái nền đạo đức của Phật giáo thì xã hội chúng ta không còn xung đột và không còn chiến tranh. Mà nếu chúng ta lại biết chấm dứt được sự thai sanh, sự đi vào con đường sanh đẻ - chúng ta chấm dứt - thì phía sau chúng ta về tương lai, bao nhiêu con cháu chúng ta không còn đau khổ nữa. Bởi vì chúng ta chấm dứt con đường sắc dục không thể cám dỗ chúng ta được. Chúng ta có ý chí mà, con người có trí tuệ mà, đâu có để cái tâm ham muốn đem đến chúng ta thọ bao nhiêu sự khổ. Chấm dứt ngay liền!

Vợ chồng là những người bạn với nhau để chia vui xẻ buồn trong cuộc đời chúng ta, chớ không phải đi trên con đường dâm dục. Chúng ta phải hiểu như vậy chứ? Chúng ta sống trong một nhà có năm anh em, chị em, chúng ta sống để mà chia sẻ với nhau. Trong khi mà cay đắng ngọt bùi, trong khi trời trở rét, bệnh tật hay hoặc này kia, chúng ta an ủi nhau, đó là tình người chúng ta. Đâu phải chúng ta đi vào trên con đường quá nhơ bẩn như vậy sao?

7- ĐỐI TRỊ TÂM SÂN

(23:32) Mấy con phải biết rằng cái tu tập của đạo Phật rất là tuyệt vời, giúp chúng ta có những cái phương pháp. Bây giờ Thầy nói đến cái phương pháp để chúng ta thấy. Bây giờ có người chửi mắng chúng ta, chúng ta đang sân. Chúng ta sử dụng pháp Phật lìa tức khắc, đẩy lui cái tâm sân chúng ta ra khỏi người, chứ đâu để nó kéo dài cho chúng ta tới một hai giờ. Thí dụ bây giờ đang sân thì có cái phương pháp như trong Định Niệm Hơi Thở, đức Phật dạy: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Mấy con sẽ hít vô thở ra 5 hơi thở, tâm sân mấy con sẽ mất liền tức khắc. Mấy con nương vào hơi thở, mấy con chú ý hơi thở. Đừng có nghĩ đến sân, đừng có nghĩ gì hết mà tôi biết hơi thở ra vô. Rồi mấy con dùng cái câu tác ý: “Quán ly sân, tôi biết tôi hít vô. Quán ly sân, tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con lại hít vô thở ra 5 hơi thở. Mấy con dừng lại, mấy con nghiệm coi cái tâm mình còn sân nữa không. Hồi nãy nó tức giận cái ông đó ghê gớm lắm, mà bây giờ thấy nó đâu mất, đó là nó đã ly rồi. Cái phương pháp nó làm cho chúng ta đối trị được cái ác pháp, nó làm cho chúng ta hết khổ.

Còn bây giờ mấy con biết rằng bây giờ chưa người nào nói gì hết, cái mình thấy tâm mình giờ hoàn toàn không sân. Như bây giờ mấy con ngồi đây không thấy ai, không có sân gì hết. Nhưng mà mình biết rằng ai có nói trái ý mình, nói oan mình là mình sân, mình tức giận liền. Chắc chắn là điều đó ai cũng có mấy con. Nhưng mà giờ muốn đối trị nó để nó không còn có nữa thì chúng ta có phương pháp chứ không phải không. Phương pháp đối trị chúng ta có. Thì mấy con sẽ dùng cái câu cũng tác ý quán từ bỏ. Hồi nãy quán ly thôi, bởi vì nó đang sân thì mình ly, còn bây giờ quán từ bỏ. “Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi hít vô. Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con hít vô thở ra 5 hơi thở không có gì hết, mấy con nhớ. Khi đó mấy con sẽ hít vô thở ra 5 hơi thở rồi mấy con tiếp tục, mấy con tác ý, rồi mấy con hít vô thở ra 5 hơi thở.

(25:17) Mỗi một ngày mấy con sẽ tu hai thời. Buổi tối mấy con tu ba mươi phút, im lặng như vậy được tới đúng ba mươi phút các con nghỉ. Buổi khuya dậy mấy con cũng tu ba mươi phút. Sau một tháng tu hay hoặc là ba tháng tu, bây giờ người ta chửi mấy con, mấy con không giận. Cái lực của mấy con đã quán nó được, cái nội lực đoạn dứt tâm sân, lìa đoạn tâm sân giận. Còn mấy con không chịu tu thì người ta nói đến gì trái ý, mấy con sân liền. Còn mấy con nỗ lực mấy con tu vậy là mấy con sẽ không sân. Đó, mấy con biết ngăn ngừa trước là mấy con tu thì nó không sân. Đó là cái dễ giận hờn của chúng ta.

8- PHƯƠNG PHÁP TRỊ VÀ NGỪA BỆNH

(25:55) Nhưng mà chúng ta thấy bây giờ ở trên thân của chúng ta nè nó đau nhức, đó là bệnh rồi. Thì nó cũng có cái phương pháp để mà đối trị đẩy lui cái bệnh đó ra. Nó cũng có phương pháp chứ đâu phải không. Các con, bây giờ đau nhức cái đầu này nè, mấy con nói: “Thọ là vô thường, cái đầu đau này đi đi. Ở đây là cái thân không có đau bệnh nha!” Con chỉ nói vậy thôi chứ con làm gì nó được. Con uống thuốc, uống gì đâu mà nó hết đau đầu. Nhưng mà con nói vậy thì con bảo: “An tịnh thân hành”. An tịnh là cái thân của mấy con đó. Nó yên tịnh, nó an ổn, không có nhức nhối nữa. “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con hít vô thở ra 5 hơi thở. Rồi lại tác ý nữa, cứ hít vô thở ra. Cứ chú ý ở trong cái câu tác ý, rồi chú ý trong hơi thở, rồi tác ý, rồi trong hơi thở. Cứ tập như vậy ba mươi phút sau, cái đầu mấy con hết đau.

Tại vì mấy con chú ý ở trong trong cái hơi thở với câu tác ý của mấy con, mấy con không có lưu ý gì cái nhức đầu của mấy con nữa. Các con hiểu không? Thì khi mà các con cảm thấy như đầu mình không còn đau nữa thì mấy con xả ra, mấy con không tập nữa, thì mấy con thấy nó hết đau rồi. Còn lúc bấy giờ mấy con đang thấy, còn mình đang tác ý, mình đang hít thở mà còn nghe nhức là nó chưa hết. Mà cứ bền đi, bền chí đi, cứ tác ý rồi hít thở, tác ý rồi hít thở. Đừng có lưu ý, một hơi nó quen rồi cái bắt đầu nó an trú trong hơi thở nó quên cái đau rồi. Mà nó quên cái đau thì con dừng lại, thì hết đau. Nó quên rồi, mà nó quên là nó hết đau. Nghĩa là bây giờ con không thấy nó nhức nữa thì con xả ra, con không tu nữa thì nó không còn đau nữa, không còn. Các con thấy nó đơn giản ghê gớm lắm. Phật pháp nó hay vậy đó. Đó là con đang đau.

Còn bây giờ con biết là cái thân mình bữa nay không đau chứ ngày mai đau. Con sẽ tác ý nó không đau. Hàng ngày con chỉ tác ý một câu này rồi con tập, nó sẽ không có xảy ra bệnh tật gì hết: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”. Mấy con cứ tập hít vô thở ra, hít vô thở ra như vậy. Cứ 5 hơi thở rồi lại tác ý, 5 hơi thở tác ý, ít có khi bệnh nào xảy ra trên thân con. Đức Phật đã nói: “Có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Hễ nó có thì nó bị diệt, mà nó không có cái đau đớn gì trong thân thì nó không bao giờ sanh ra, câu đức Phật dạy mà.

(28:15) Cho nên vì vậy mà sự siêng năng của mấy con, mấy con tập luyện nó giúp đỡ cho mấy con rất lớn. Mà một ngày một đêm mấy con chỉ có tu tập buổi tối. Thay vì mọi người trong nhà người ta đi xem ti vi rồi, thì mình bỏ cái giờ đó ra ba mươi phút thôi rồi mình tập. Rồi khuya dậy, mình không ngủ được thì mình dậy, mình ngồi dậy, mình tập ba mươi phút thôi. Mà ngày nào, đêm nào mình cũng dành cho mình cái thời gian như vậy thì trong vòng một tháng hay đến ba tháng mấy con sẽ thấy cái cơ thể mà nó bệnh đau thì mấy con thấy nó khổ. Là mấy con đi nhà thương thì phải có người thân chăm nuôi, nó phải hai người, ít tệ nào hai người chứ đâu có ít được. Còn mấy con nằm ở nhà thì phải rước bác sĩ này kia, rồi chăm sóc, rồi phải nấu cơm nấu cháo, rồi cho mấy con ăn nữa. Cho nên mấy con bệnh đau là một cái nỗi khổ, không phải riêng mấy con mà còn người thân của mình nữa.

Còn bây giờ mấy con có đau bệnh, mấy con nằm nghỉ vậy thôi. Ở trong nhà cũng chưa biết. Con cũng chẳng nói cho ai biết con nhức đầu hay đau bụng gì hết, hay hoặc đau một cái thứ bệnh gì. Các con chỉ dùng câu tác ý mấy con đẩy lui. Chừng con nói lại cho người thân ở trong nhà: “Hồi nãy tôi nhức đầu quá trời, tôi nằm tôi đẩy nó hết”. Bây giờ cái chừng bà nói cái: “Trời ơi! Sao ông không, hay hoặc là bác, hay là chú, hay là ba đau bệnh mà không cho con biết gì hết?”. Nói: “Cần gì phải biết? Ba đuổi nó đi rồi, đâu còn gì nữa đâu. Mà ba nói cho mấy con nghe đó là cái phương pháp. Chứ bây giờ ba nói cho các con nghe, biết rằng ba đang bệnh thì mấy con lo. Mà mấy con có chịu thay thế cái bệnh cho ba được đâu? Ba phải tự cứu ba”. Phải không? Mấy con thấy không? Cho nên vấn đề đau bệnh thì chỉ có cái người đau bệnh chịu khổ đó thôi. Còn cái người kia thì chỉ lo lắng. Lo lắng sợ đau đây rồi nó sẽ chết, mất cha mất mẹ thì nó đau khổ, cho nên lo lắng rồi chạy bác sĩ này kia. Còn cái đau bệnh nhức nhối thì cái người bệnh đó phải chịu toàn bộ. Cái điều đó không ai thay thế cái đau nhức đó cho mình.

(30:13) Nhưng đạo Phật lại giúp chúng ta làm chủ được bằng cái phương pháp đàng hoàng. Có bệnh thì đuổi bệnh, mà không bệnh thì thôi. Mà không bệnh lại là có ngừa bệnh. Cứ hàng ngày mình tác ý bảo cái thân này an ổn thì nó đâu có bệnh nữa. Cho nên cái người mà người ta nhiếp tâm vô trong cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Ngày ngày người ta ở trong đó, người ta ít có bệnh lắm mấy con, như Thầy bây giờ đâu có bệnh. Các con thấy, không có bao giờ mà Thầy uống viên thuốc bổ hay hoặc uống viên gì. Ai cho thì cám ơn gì chứ sự thật ra thầy không có uống mấy con. Ăn ngày một bữa đủ sống rồi. Tự cái cơ thể nó tiết ra đủ cái chất bổ để nuôi thân nó. Mà giờ nó không bệnh. Khi nào người ta chết, người ta phải bệnh mà chết. Còn bây giờ mình không bệnh thì nó làm sao nó chết.

Cho nên bây giờ chỉ cần Thầy muốn chết là nó phải chết, các con thấy không? Cần nó muốn chết thì nó chết. Mà giờ nó đâu có bệnh đâu mà nó còn làm sao nó chết được? Cho nên Thầy mới ra lệnh: “Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền” thì lúc bây giờ nó có cái phương pháp mà, nó sẽ vào Tứ Thiền, nó tịnh chỉ hơi thở. Từ đó Thầy mới ra khỏi Tứ Thiền mà Thầy vào trạng thái bất động, tâm thanh thản, an lạc, vô sự của Thầy, thì lúc bấy giờ thân của Thầy nó lạnh ngắt. Còn hồi Thầy vào Tứ Thiền thì hơi thở không thở nhưng mà thân Thầy còn nóng. Còn cái nhiệt của nó còn nóng, cho nên nó còn giữ cái thân ở trong định. Nó không thở, coi như nó chết mà nó còn nóng. Cho nên nó khi mà xuất thiền ra thì cái người đó sống lại như thường.

Còn bây giờ Thầy xuất ra khỏi cái trạng thái tứ thiền, Thầy vào cái trạng thái bất động của Thầy thì coi như cái thân lạnh ngắt hết. Cho nên bây giờ là người ta sẽ đem chôn hoặc người ta đem thiêu. Có tự tại không mấy con? Mấy con thấy không? Cuộc sống như Thầy bây giờ thấy nó khỏe vô cùng, muốn chết thì chết, muốn sống thì sống, chớ không phải đợi bệnh đau rồi mới chết.

(32:00) Ở trên đời này người nào cũng phải bệnh đau rồi chết, chớ ít có người nào mà không bệnh đau mà chết. Bây giờ có một người chết rất tốt. Họ ít ra họ cũng bị cảm sốt hay hoặc một cái gì thình lình, họ nằm họ ngủ rồi ngủ quên. Tức là họ ngủ, ngủ luôn, không phải có nghĩa ngủ luôn đâu. Trong khoảng thời gian họ chết, họ rất đau khổ mấy con, chứ chưa hẳn đó đã là biết. Nhưng mà mình thức dậy mình thấy nằm cứng ngắc đó rồi mình cho rằng chết tốt. Chứ sự thật trong cái giai đoạn mà một tiếng, hai tiếng cho đến ba bốn tiếng đồng hồ mà chết cái người đó rất là khổ mấy con, rất là khổ. Nghĩa là người nào chết cũng khổ hết, không có người nào mà thoát khổ. Trừ ra có những người có thiền định là không khổ, nghĩa là nhập Tứ Thiền là không khổ.

Bởi vì trạng thái Tứ Thiền là trạng thái rất là an lạc, hơi thở ngưng rất là an lạc. Còn cái kia nó lên nó chận, cái kia nó đứt mạch máu não, nó không hoạt động được. Những người đó phải chết thôi, chết trong một cái đau khổ, một cái ghê gớm. Trong những cái phút đó là những phút quá ngắn. Nhưng mà người đó chết không thể nào mà nói ra được gì nữa hết. Đó là cái hệ thần kinh của họ đã bị, đã bị một cái sốc gì đó, đã bị một cái gì đó mà nó dừng thình lình họ. Cho nên điều này làm cho chúng ta không biết, tưởng là cái người này ngủ, ngủ luôn chứ không phải đâu. Trong giờ phút mà họ chết là họ rất là đau khổ. Họ không còn thể báo cho ai được hết mà họ đang lăn lộn trên sự đau khổ rồi mới chết mấy con.

Cái thân chúng ta chết không phải dễ đâu. Nó đương mạnh say sảy vầy, như mấy con bây giờ đi tới đi lui vậy được, mà giờ nó nằm xuống chết, nó không phải dễ đâu. Trong người nhà, mọi người nhà đều ngủ quên hết thì lúc bấy giờ cái hệ mà bộ óc của mấy con nó chỉ cần nó không hoạt động một cái là mấy con thấy cả cơ thể của mấy con run lên bần bật hết, rồi nó mới chịu chết. Chứ nó không phải khi không mà nó chết dễ đâu. Đó là một cái điều kiện rất là thiết thực, rất là cụ thể nó không thể nào mà sai được.

9- TẠO NGHIỆP GIẢI THOÁT

(33:50) Cho nên từ cái chỗ mà Thầy nhắc đến cái chỗ mà đau khổ này cho đến sự đau khổ khác, đó là những cái nó đưa đi đến chúng ta sẽ tái sanh luân hồi. Bởi vì chúng ta huân từng cái nghiệp mà, từng cái nghiệp. Ví dụ như bây giờ Thầy cho một người vào trong thất đó ngồi tu, Thầy bảo đừng làm gì hết, chỉ giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng bây giờ buổi chiều rồi, thấy cái giờ này không phải là giờ tu, thôi rảnh rang thôi, mình ra cầm cây chổi quét. Rồi ngày nào cũng tới cái giờ đó, nó cũng bắt mình đi ra quét sân, quét này kia cho sạch sẽ. Các con tưởng cái người đó đang tạo nghiệp mình đi quét đường đó. Sau khi tái sanh đi xuống quét đường ở thành phố mấy con. Đi quét đường thành phố đó, bởi vì cái nghiệp đó mà. Họ ngồi không tất cả không làm gì hết mà chỉ có cái quét thôi. “Ờ bây giờ chiều rồi thấy rảnh rang, mình cũng không có làm gì, thôi ra quét sân, quét cho nó sạch sẽ”. Làm chơi vậy thôi nhưng mà không ngờ cái hành động đó tạo thành một cái nghiệp đi quét đường, đi quét đó, đi quét rác đó mấy con. Đó là nhân nào thì quả nấy, mà nghiệp nào thì nó phải sanh cái nghiệp nấy.

Còn bây giờ mấy con thấy nè. Bây giờ mấy con sống, thay vì mấy con làm công ty xí nghiệp này kia ngồi trên bàn mấy con viết. Nhưng vô đây trong thất, Thầy cho cái thất ở tu. Rồi bắt đầu mấy con thấy chiều mát, thấy cái sân nó có cỏ. Mấy con lấy cuốc ra dẫy cỏ rồi vậy thôi, nhưng không ngờ các con tạo cái nghiệp nông dân. Mấy con chết rồi, cái nghiệp đó nó theo, nó đi tái sanh. Nó vào trong cái nhà nông dân, nó sanh ra con của ông nông dân, lớn lên nó cày ruộng nó dẫy cỏ. Các con điên sao mà các con đi làm những cái chuyện như vậy?

Cho nên Thầy bảo ở trong thất đó, cứ vô ngồi sống độc cư, cứ giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc. Hàng ngày mình tạo cái nghiệp, nghiệp bất động, thanh thản, an lạc thì cái nghiệp chấm dứt tái sanh luân hồi, cái nghiệp giải thoát, các con thấy chưa? Còn mấy con đi làm bậy bạ là coi chừng mấy con tạo nghiệp đó. Tạo cái nghiệp mà nghiệp tái sanh luân hồi chứ linh hồn đâu có tái sanh luân hồi. Bởi vì cái nghiệp của mấy con nó tương ưng nó tái sanh luân hồi. Cho nên chúng ta biết rõ như vậy mà chúng ta không có chịu dừng cái nghiệp thì làm sao chúng ta giải thoát? Mà ở đây Thầy dạy cho mấy con tạo cái nghiệp giải thoát. Tạo cái nghiệp giải thoát, tức là hàng ngày làm một cái công việc giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, có bấy nhiêu đó thôi. Đừng có đi ra làm cái gì hết dùm Thầy, có nhiêu đó thôi.

(36:07) Rồi bắt đầu bây giờ mấy con thấy không, bây giờ mấy con thấy cây sơ ri hoặc cây này kia có trái, cây mít đồ có trái, đi ra coi săm soi, coi nó coi chín hay không. Không ngờ là mấy con tạo cái duyên đó, mấy con thành nhà làm vườn. Sau này có vườn măng cụt, sầu riêng gì đó cứ săm soi săm soi hoài. Có điên không? Mình có điên không mà đi làm cái nhà làm vườn chi nó cực. Có phải không, mấy con thấy chưa? Làm cái chuyện khác thì làm ruộng. Mà làm cái chuyện quét dọn thì lại là hốt rác. Mà làm cái chuyện mà coi cái trái xoài, trái mít, trái ổi hay trái khế nó có chín hay không thì mấy con lại là tạo cái nghiệp làm vườn. Nghiệp nào thì nó phải tái sanh nghiệp nấy chứ giờ làm sao bây giờ tránh khỏi. Đây bây giờ Thầy nói cái nghiệp rất rõ mấy con có một cái chung. Thường báo chí nó có đăng những cái thần đồng chứ gì. Tại sao chú bé mới sanh ra bẩy tám tuổi mà lại biết những được đời trước mình thế này thế khác tại sao biết mà người.

HẾT BĂNG