Skip directly to content

20091125 - SƯ GIA HẠNH TRÌNH PHÁP - DÙNG Ý THỨC TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT

20091125 - SƯ GIA HẠNH TRÌNH PHÁP - DÙNG Ý THỨC TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT

SƯ GIA HẠNH TRÌNH PHÁP - DÙNG Ý THỨC TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 25/11/2009

Thời lượng: [0:33:40]

1- LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG Ý THỨC

Trưởng lão: Bây giờ con ngồi, con có niệm này, niệm kia hoặc là còn phóng dật thì hoàn toàn phải tu Tứ Chánh Cần. Phải không? Phải hoàn toàn, phải tu Tứ Chánh Cần hết đó con.

(00:13) Sư Gia Hạnh: Dạ! Con, bởi vì con mới nghĩ là khi mình muốn giữ cái tâm bất động, mình mới sợ nó phóng dật đi đó, thì mình mới kềm bằng cách là tác ý thử, mình tác ý thử thành ra nó ức chế.

Trưởng lão: Ức chế, thành ra cũng sai.

Sư Gia Hạnh: Thành ra nó hít vô cái đó, nó bị. Nghĩa là sợ, sợ bung ra, có khi cả một thời như vậy đó, nghĩa là tác ý thật nhiều, cũng có thể liên tục, là không có một niệm nào là nó khởi vô được hết. Nhưng mà như vậy trật pháp rồi hả Thầy?

Trưởng lão: Là sai, cũng trật lất rồi! Bởi vì mình dùng cái câu tác ý đó để cho mình ức chế ý thức của mình. Còn để ý thức của mình nó khởi niệm, mình xả cái niệm dục, cái niệm ác pháp chớ không phải xả cái ý thức.

Sư Gia Hạnh: Bởi vậy, mình phải nắm rõ những cái đó.

Trưởng lão: Phải nắm rõ cái này, chớ còn không khéo mình tu hoài.

Sư Gia Hạnh: Nó bị lầm cái chỗ này!

(01:11) Trưởng lão: Nó lầm! Nó lầm một hai lần mình ức chế ý thức của mình rồi, thì nó lại hiện ra những cái trật, cái tưởng. Nó cũng không đi đâu được, lúc này thành ra do đó mình bị tẩu hỏa nhập ma. Nó nặng thì tẩu hỏa nhập ma đó, còn nó nhẹ nhẹ thì hồi sau mà nó cứ thấy cảnh giới này, cảnh giới kia, nó chưa được sao nhưng mà nó nặng là mình nói khùng đó. Nó trật! Đó là tẩu hỏa nhập ma tức là nó thấy mình sống trong cái tưởng của mình nhiều, nó không còn ở trong ý thức. Bởi vì mình dừng nó mà, ức chế ý thức rồi.

Còn cái này, người ta sử dụng ý thức của người ta, để người ta càng ngày triển khai cái tri kiến giải thoát. Cho nên vì vậy mà ý thức nó quá thông minh, cho nên nó thành Tuệ Như Ý Túc mà, cái trí tuệ đó. Cho nên nó thông minh đến mức độ mà nó biết nhiều đời nhiều kiếp mà. Nó biết tương lai nó sẽ xảy ra gì. Nó biết ngày mai này, ở tại ngã ba đó, ngã tư đó nó sẽ bị xe đụng. Cái xe đó là xe đò, hay xe cam nhông (camion), xe gì nó biết hết. Tại sao nó biết được, tại sao nó thấy?

(02:10) Nó có Thiên Nhãn Minh của nó mà! Chưa có cái xe đụng mà ngày mốt nó có thiệt những cái xe đó sẽ đụng tại chỗ đó, màu gì, màu xanh, màu đỏ gì.. Bây giờ mình ngồi đây mình thấy hết rồi. Cái hình ảnh của nó, của nhân quả của những cái chiếc xe đó nó đã về tương lai, nó đã ghi cho nó là ngày giờ đó nó sẽ trả cái nhân quả đó. Cho nên nó đụng nó hư đầu hư đít ra sao, mình ở đây mình biết trước. Mà xe đó thì bây giờ nó đương chạy ở đường xuyên Á, hoặc là nó ở đâu, Mộc Bài hoặc là Trảng Bàng, hay ở dưới Thành phố Hồ Chí Minh nó chưa có chạy về đây, nó còn sống, nó chưa có đụng. Nhưng mà mình sẽ thấy nó ba ngày, năm ngày là nó đụng, mình thấy trước. Nó hay vậy đó con!

Cái hình ảnh của về tương lai mình thấy được, mà cái hình ảnh về quá khứ đã qua mình đều thông suốt hết. Cho nên vì vậy mà cuối cùng cái tâm của mình ở trong hiện tại thì nó mới thông suốt ba cái này. Còn cái tâm của mình lúc thì ở quá khứ, lúc thì lo lắng về tương lai này kia thì cái thằng này nó đang sống trong ba thời hết.

(3:25) Cho nên, sự tu tập nó rất hay con! Thầy đã tu rồi, Thầy nói đúng là mình quan sát về tương lai, cái gì xảy ra cũng biết. Muốn nhớ lại nhiều đời nhiều kiếp của mình trong quá khứ, mình cũng xong.

Còn bây giờ có một người đi ngang qua, mình muốn biết người đó quá khứ họ là cái gì, biết không? Biết người ta chứ không phải là không biết! Còn biết cái người đó ngày mai này họ sẽ bị vợ chửi hoặc gia đình họ bị cháy làm sao mình cũng biết hết. Biết tai họa của cái người đó, nhưng mà có cái điều kiện là không nên nói. Không nói! Nếu mình nói ra là mình làm thầy bói. Không được! Ông thầy bói này nói trúng quá mấy chú ơi, ít bữa làm thầy bói. Không được, không có được nói! Nó thông minh đến cái mức độ vậy mà, nó không có nói một ai hết, nó biết mà nó không nói đâu. Chớ không phải nó biết rồi nó đi nói, không có, không nói đâu! Ai làm gì không không nói ai hết hà, nhưng mà biết!

(04:22) Cho nên trong cái thời đức Phật có một người cư sĩ đó họ đến, họ cúng đức Phật thì đức Phật nhìn thấy người cư sĩ đó sẽ gặp cái tai nạn. Khi cái người cư sĩ cúng xong rồi về rồi, thì ông Anan mới thấy Phật sao bữa nay thọ trai mà lại cười.

Ổng mới hỏi thì ông Phật ông nói: Hồi nãy có một người mà đem thực phẩm đến cúng Phật đó, cái tai họa nó xảy ra mà ông này ổng không biết gì hết. Bảy bữa nữa thì vợ ông chết. Ông Anan nói: Sao Phật lại biết như vậy? Nói: Sao lại không biết!

Nghĩa là ông này đem cơm, vợ còn sống nấu cơm đem cúng Phật. Nhưng mà bảy ngày nữa vợ ông này chết mà ông không biết, ông vui vẻ quá ổng không biết, nên đức Phật cười. Ông này ngu thiệt! Vợ sắp sửa chết mà không biết gì hết. Mà khi biết thì chết rồi, mà bây giờ bảy ngày nữa thì mới chết, thì rõ ràng là bây giờ còn sống thì ông ta vui chớ ông ta có buồn gì đâu. Nhưng mà tới chừng chết mới buồn chứ.

Đó, con thấy chưa? Cái người mà tu, người ta nhìn cái người này mà người ta biết sự việc xảy ra của cái gia đình người khác. Như vậy mới có là Thiên Nhãn Minh chứ. Bởi vì mấy con tu không thanh tịnh làm sao có được.

2- PHÂN KHU - DỄ DÀNG HƯỚNG DẪN TU SINH VỚI TỪNG CẤP ĐỘ KHÁC NHAU

(05:50) Sư Gia Hạnh: Như vậy theo ý Thầy vừa qua, cũng tốn công nhiều rồi, mà Thầy nhắc nhở thường thường chứ không thôi nó trật như không. Con thấy từ nãy giờ, nghĩa là khi mà mình tu mình cứ ghim vô mình tu, quyết chí tu nhiều khi cái nghĩ của mình nó thấp kém, nó còn thiếu đó Thầy.

Trưởng lão: Đúng vậy!

Sư Gia Hạnh: Nó sai cái pháp đi, mà nó sai nhiều quá nó hơi lệch lạc nhiều quá.

Trưởng lão: Đúng rồi con! Mấy hôm rày thay vì Thầy cất những cái khu như thế này để chia cho người nữ, người nam ở. Để rồi mình đến, mình kiểm tra họ mới được.

Bây giờ cái trình độ như con thấy, như con với chú Dũng hồi nãy, hai người cũng có khác nhau. Các con cũng tu, nhưng mà khác nhau đâu có biết. Nhưng mà khác nhau phải ở cái khu vực cùng nhau với một cái trình độ đó. Mà bây giờ mình làm sao bây giờ? Cho nên hôm rày Thầy vô đó Thầy khai triển để phân từng khu. Một cái khu đó ví dụ như bốn người, khu đó sáu người, khu đó ba người, khu đó hai người thì tùy cái trình độ của những cái người đó cùng nhau với một cái pháp tu và cùng nhau hiểu một cái giống nhau, cho vào một khu đó.

Chớ bây giờ Thầy nói thực sự ra như mấy cô ở đây, mười mấy, hai chục cô hoàn toàn là từ trình độ này tới trình độ kia, người vầy, người kia, đủ loại. Do đó dạy chung chung thôi chứ, chẳng hiểu gì! Cũng như bây giờ cho một số người ngồi đây nghe Thầy dạy, con sai thì có con biết, chứ mấy người này có thiếu gì mà biết. Con hiểu cái chỗ Thầy nói không? Khó lắm chớ không phải, dạy đạo khó lắm con! Cái trình độ, nó khó hiểu lắm! Khi dạy con vầy, cái họ về họ nghĩ, họ chưa có tu tới đó mà họ nghĩ họ như tới đó thiệt. Rồi về, cái họ ức chế họ. Nó sai mất đi!

(07:37) Cho nên bởi vậy Thầy sẽ cố gắng Thầy xây dựng ở trong đó khoảng độ chừng ít nhất, cũng trong đó Thầy cũng làm sáu cái khu tu tập con.

Rồi đây Thầy sẽ phân chia ra, rồi bắt đầu mỗi khu thì Thầy sẽ trong một cái tuần lễ đó, ví dụ như sáu khu Thầy chỉ có được nghỉ một ngày trong một tuần thôi. Còn sáu ngày đều là đến kiểm tra mấy con hết. Kiểm tra cái khu thứ nhất, kiểm tra cái nhóm này cùng tu một pháp để đến đây mà sửa lại những cái sai. Thì trong khi cùng nhau đó thì người ta biết cùng nhau người ta sửa. Chứ còn cái người lệch khu khác rồi mà đến đây nghe thì không biết đâu.

Sư Gia Hạnh: Thì như vậy là tiến nhanh lắm hả Thầy?

Trưởng lão: Đó! Bởi vậy, mới giúp nó tu nó mới mau chứ. Để mà tu như vầy mất thì giờ.

(08:37) Sư Gia Hạnh: Con thấy cũng như mình đã dở, nhưng mà mình quyết chí mình tu, nhưng mà mình quyết chí mình hiểu theo cái của mình chứ mình kiến giải ra, mình tưởng giải rồi mình làm tùm lum ra. Nó lệch lần lần, nó càng đi xa. Thành ra con mới nói là Thầy cũng làm sao mà giúp giùm cho các con; nghĩa là phải gặp thường thường, Thầy phải chỉ dạy cho kỹ.

Trưởng lão: Bởi vậy thí dụ như bây giờ các con ngồi trong thất không biết mình tu đúng tu sai? "Thôi bây giờ đi gặp Thầy”, bị phóng dật. Còn bây giờ tới cái ngày đó, giờ đó Thầy đến, không phóng dật. Mấy con cứ lo tu chứ đâu phóng dật, đâu có nghĩ đến bây giờ đi hỏi Thầy đâu. Mà Thầy đến đó kiểm tra, rồi kiểm tra đúng, về tu không phóng dật. Có vậy thôi! Cho mấy con không bị phóng dật nữa.

Mà giờ Thầy nói để lo cho nó xong mà được, chớ bây giờ mà, khu của con bây giờ mà đưa cái ông Minh Phước, con, rồi bên kia Chân Thành, bên kia ông Dũng thì Thầy nói trật lất hết. Không có ông nào giống ông nào hết, vậy là làm sao ở chung nhau khu này được. Đó, thành ra phải lo lắng công việc này để mà đào luyện cho mấy con.

Bởi vì Thầy nghĩ rằng nếu trong cái sự tu tập, con người thì có cái trình độ của cái sự tu tập thấp cao thế này, mà nếu mình không có, không ra từng lớp lang để mình hướng dẫn thì như mà học trò mà vô đây ngồi trong cái lớp này thì có lớp một, lớp hai, lớp ba, cho đến lớp năm ở trong này thì thử hỏi làm sao mà học hành cái gì được?!

Bao nhiêu học trò mà từng lớp, cái lớp chưa biết chữ, chưa viết được gì hết, mà với cái lớp mà đọc chữ, làm toán, bốn phép toán làm được hết, rồi cái lớp mà nó sắp sửa xin thi Đại học rồi mà cũng học chung trong một phòng học như thế này, làm sao mà học. Ông thầy dạy cũng không được nữa. Con hiểu chỗ này không?

(10:47) Đó, cho nên vì vậy mà hiện bây giờ Thầy đang lo, coi như là lớp nào nó ra cái lớp nấy, lớp học nào, lớp tu nào nó ra lớp nấy để đào luyện cho mấy con được. Trước khi Thầy ra đi thì nó phải có một cái tổ chức nó hẳn hoi.

Và khi mà Thầy ra đi mấy con có người tu được, chứ còn không khéo Thầy đi rồi không ai biết con đường này nữa hết. Hết! Bị vì kiến giải bậy bạ, tu riết, tu hoàn toàn không làm chủ được sự sống chết đâu, tiêu luôn à.

Thầy mà đi rồi thì kể như ông Phật chết. Mà hai ngàn mấy trăm năm nay không có người nào làm chủ đó thì kể như là, coi như là mấy ông thầy Đại thừa đó còn biết đường đâu, hết biết, rồi sống rồi tự kiến giải của mình, rồi phá giới hạnh đủ loại hết, đâu còn gì nữa!

Sư Gia Hạnh: Bởi vậy con mới thấy, con quá tiếc, uổng mà nếu mà Thầy không có gây dựng được thì kể như là không còn.

Trưởng lão: Hết rồi con!

Sư Gia Hạnh: Thành ra không thể, hết rồi!

Trưởng lão: Rồi cũng mấy ngàn năm sau nữa, có một người nào đó tự tu, tự làm chủ được như Phật thì lại là mai một nữa. Bởi vì họ quen cái, cũng như bây giờ một số quý thầy Đại thừa cũng quen tụng niệm rồi, thì bây giờ bảo bỏ, dễ gì! Nó không phải dễ đâu!

Sư Gia Hạnh: Mà bây giờ có Thầy đây nè, Thầy kèm, Thầy chỉ đây nè mà làm còn trật lên trật xuống. Không có Thầy thì làm sao?!

Trưởng lão: Nó vậy, khó vậy!

(12:13) Sư Gia Hạnh: Thành ra cái đó là cái rất khó chớ không phải nói là dễ, nó đâu có dễ được. Thành ra Thầy phải nhọc nhằn dữ lắm mà.

Trưởng lão: Phải chịu cực con, thật sự ra Thầy, Thầy thì bây giờ lớn tuổi rồi, thì mốt ngồi không chơi. Mình chơi thì tâm bất động mình ngồi. Thí dụ: Thầy suốt ngày, mấy đứa này con thấy tụi nó mà đi rồi, Thầy không có làm bên đó đó, từ hôm đó tới nay không có hoạt động bên đó, phân lô làm. Thì Thầy ở trong phòng Thầy chơi, Thầy coi ngồi chơi suốt ngày tâm bất động.

Trời! Cuộc đời của mình còn cái phút cuối cùng mà nó như thế này thì nó giải thoát hoàn toàn, nó sướng quá rồi còn gì. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Bệnh đau, cơ thể mình vô thường thì nó phải đau nhức chỗ này kia, nhưng mà mỗi khi mà đau nhức, bây giờ nhức cái đầu gối: "Thọ là vô thường, đầu gối mình không đau". Tại sao mình nói nó lại không đau? Đâu cần phải đi uống thuốc đâu. Trời đất ơi! Như vậy là mình có thần dược ở đây rồi. Con thấy không?

(13:14) Cho nên vì vậy đó, Thầy thấy Thầy hạnh phúc quá, mà mấy con bây giờ chưa được. Cho nên làm sao mà để xây dựng từng cái lớp học, để đào luyện cho mấy con được. Để rồi nó có cái đà đó thì mấy con sau này, mấy con nối tiếp, mấy con hướng dẫn. Để chúng sinh khổ quá, tội quá! Cái tâm giận hờn, phiền não, rồi ham muốn cái kia đó là cái khổ. Rồi cái thân đau bệnh này, bệnh khác, bệnh đủ loại bệnh là cái khổ. Đủ cái loại khổ của con người, thế mà không còn ai biết đường hết, làm sao mà cứu khổ đây?!

Theo Thầy thấy bây giờ thì bây giờ mấy con về lo tu, rồi Thầy sắp xếp, rồi Thầy sẽ đến để thăm mấy con. Sợ mình trật thì gặp Thầy nhưng mà muốn gặp Thầy thì bị phóng dật thì nó cũng kẹt. Cho nên vì vậy mà để Thầy sắp xếp cho nó xong xuôi rồi, thì coi như là mấy con sẽ được cái người nào mà được ở trình độ nào. Lúc bấy giờ Thầy kiểm tra con ở đâu Thầy biết rồi. Người này phải ở lớp này đây, để coi kiểm tra, người này phải ở lớp này đây, chú Dũng phải ở lớp khác rồi đó. Rồi những người thân bị bệnh đau, Thầy dồn cho nó ở cái, coi như cái bệnh viện đau đó, bệnh nhân mà bị nhức đầu, đau bụng này kia cho vô một chỗ. Đặng rồi, Thầy đến Thầy dạy cái pháp, bệnh nào thì mấy người cũng phải dùng cái pháp này để mà xả nó. Chết thì nằm đây, Thầy đem kia Thầy chôn, không có sợ, không có đi bác sĩ. Người nào mà cãi đi bác sĩ Thầy đuổi luôn không có vô đây nữa. Cho nên mình gan dạ như vậy chút, bắt đầu làm thử, mấy giờ đồng hồ thấy hết đau. Mà khi mà hết đau cái tín lực nó tăng con, tăng lên, thành ra mình thấy pháp hay!

Sư Gia Hạnh: Cái đó Thầy sắp xếp được như vậy đó thì mới giải quyết được cái đó thôi. Bởi vì cái khu nào ra khu nấy, bây giờ chịu làm thì phải chứng minh còn không chịu làm thì làm sao? Chứ còn mà chung, Thầy thấy đó, nó trở ngại.

Trưởng Lão: Đúng vậy con! Dạy cái người cao rồi cái người thấp cũng bắt chước làm theo. Mà cái trình độ nhiếp tâm, an trú chưa có, mà làm sao mà dạy được. Trời ơi, không phải dễ!

3- TRI KIẾN GIẢI THOÁT

(15:34) Sư Gia Hạnh: Thưa Thầy! Như vậy con thấy những cái trí năng mà Thầy nói đó, thì nó sẽ tạo thành những cái Tứ Thần Túc cho mình.

Trưởng lão: Tứ Thần Túc con.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Thành ra con nghĩ là Thầy dạy, Thầy nói mà con nghĩ là Thầy nói nào là mười một cái tri kiến giải thoát cho cư sĩ, rồi tu sĩ, rồi những cái Tứ Thần Túc, những cái lực như thần này kia, thì mình nghĩ nó cũng từ cái chỗ đó không, chớ nó có gì đâu.

Trưởng lão: Thì con thấy cái tri kiến, đã đức Phật dùng cái danh từ chung để chi cho gọi là tri kiến giải thoát. Đạo Phật là đạo giải thoát, cho nên mình phải sử dụng cái hiểu biết để mà giải thoát. Chứ bắt đầu bây giờ mình sử dụng cái đầu tiên đức Phật dạy cho những người cư sĩ còn sống ở trong gia đình con cái, vợ con, chồng con, đủ loại tiếp xúc với mọi người trong xã hội. Phải không? Do đó dạy, để cho họ thấy nhìn thấy tất cả mọi cái sự việc mà đang quay cuồng trong cuộc sống họ là nhân quả.

(16:36) Cho nên khi mà có một cái sự việc xảy ra cho họ đau khổ đó, thì: "Đây là nhân quả, tâm bất động, đừng có buồn phiền". Đó là nhân quả phải trả chứ sao lại buồn?

Sư Gia Hạnh: Mình quét, nó khỏe liền.

Trưởng lão: Thì ngay đó nó an ổn, phải không? Nó xả xuống liền. Đó, thì con thấy, dạy vậy.

Nhưng mà cái người bây giờ người ta tu, người ta đã bỏ hết gia đình người ta rồi thì đâu có còn lấy cái chỗ này mà tu nữa, mà phải lấy cái khác chứ. Cũng ở cái chỗ tâm bất động, nhưng mà cái câu tác ý người ta khác à. Đó, người ta dạy đi từ thấp đến cao chứ.

4 - TRẠCH PHÁP GIÁC CHI

(17:09) Sư Gia Hạnh: Trạch Pháp, cái thứ bảy đó là Trạch Pháp Giác Chi, nó là sao hả Thầy?

Trưởng lão: Trạch Pháp Giác Chi nó là Tuệ Tam Minh đó con. Bởi vì Bảy Giác Chi trong đó nó gồm đủ Tứ Thần Túc của người ta, Định Như Ý Túc này, Dục Như Ý Túc tức là cái Dục Như Ý Túc mình muốn cái gì làm cái nấy được hết đó, thì cái đó là Tuệ của người ta rồi.

Sư Gia Hạnh: Nhưng mà cái muốn của Thánh nhân chứ không phải cái muốn của phàm phu.

Trưởng lão: Cái muốn của Thánh nhân là người ta khác, người ta không còn dục, mà còn dục thì làm sao có được cái muốn đó được. Con hiểu không?

Sư Gia Hạnh: Cái muốn của phàm phu là mình diệt rồi.

(17:48) Trưởng lão: Cho nên cái muốn của phàm phu là cái muốn dục, ở trong cái tâm dục. Còn cái muốn của người ta Dục Như Ý Túc đó, là cái muốn của người ta như ý mình muốn, mình muốn cái gì, mình làm được cái nấy hết. Giờ nó muốn có cái nhà lầu thì nó có cái nhà lầu, nó hiện ra cái nhà lầu, mọi người cũng đi thang lầu lên hai, ba tầng chớ đâu phải đi chơi đâu. Nhưng mà trong khi đó mà tôi không muốn ở đây, trở về mặt đất bằng thì cái nhà lầu nó tan biến hết. Nghĩa là cái muốn của người ta nó bằng cách nó hợp các duyên lại nó tạo, gạch đá nó hợp lại nó làm. Cái muốn đó nó dữ tợn lắm, chớ đâu phải khơi khơi như thợ hồ.

Cho nên cái Dục Như Ý Túc của đạo Phật, bởi vì Tứ Thần Túc của người ta mà, đâu có phải dễ! Cho nên những cái mình nói, thí dụ như mình thấy nói về Dục Như Ý Túc nè, thì mình nghe, sợ mình ham muốn. Mình muốn thì ở đời ai không ham muốn, mà ham muốn được không? Phải đi làm. Muốn có cái nhà này, phải rước thợ hồ xây rồi tô bao lâu mới được? Rồi bao nhiêu tiền bạc. Còn kia người ta muốn có tốn tiền bạc gì đâu! Muốn cái có, muốn cái có.

Cho nên giữa rừng già, trong khi đức Phật đi với một cái số Chúng vô trong rừng già thì đương nhiên là cái người tu thì người ta không sợ, nhưng mà đức Phật thực hiện thần thông để cho tất cả chư Tăng đều là ở trong một cái nhà rất là khang trang, ấm áp. Thì trong khi đó các chư Tăng đều nằm dài trên rừng hết. Ngủ dài, ngủ ngang, một ngàn hai trăm năm chục vị tỳ kheo mà đâu có ít. Thì bắt đầu nhà nó mọc lên nó đầy hết, các thầy thấy mình nằm trên giường được như nhà vua giàu có đầy đủ. Nhưng mà khi không muốn nữa thì coi như còn rừng già không. Đó, Dục Như Ý Túc người ta vậy chứ!

(19:38) Đức Phật làm các vị tỳ kheo đêm đó ngủ ở trong nhà ấm áp vô cùng, không có lạnh lẽo gì hết. Nhưng mà khi thức dậy rõ ràng là mình đang ở trong cái nhà mà, hồi hôm mình ngủ ở trong rừng mà, ngủ trên lá cây mà sao bây giờ nhà cửa khang trang như thế này? Người nào đi ra cũng dòm thấy nhà cửa đẹp đẽ hết. Còn mới hỏi đức Phật tại sao vậy? Đức Phật nói: "Tại cái phước báu của mấy ông đó". Mấy ông tu mới được phước báu vậy cho nên mấy ông có nằm trong rừng già đâu, có nhà cửa ở. Do đó khi bây giờ mình sửa soạn đi, thì nhà cửa bỗng nhiên mất hết không còn gì hết, ai cũng còn cái túi bát không còn gì chỗ gì hết. Đó! Thì con thấy đó là Dục Như Ý Túc của người ta mà ông Phật thị hiện đó.

Bởi vậy Thầy nói đúng! Bây giờ Thầy mà khởi xuất mà Thầy làm vậy, chắc chắn là họ rào ngoài kia họ lấy tiền, ai muốn vô thăm Thầy họ lấy tiền. Cho nên làm chuyện đó không có được! Cho nên vì vậy mà Thầy thấy bây giờ Thầy chỉ dạy làm sao cho mấy con tu làm chủ được. Quan trọng là chỗ này!

5- TỔ CHỨC TU VIỆN

(20:44) Sư Gia Hạnh: Con thì cũng thưa với Thầy thì cũng quyết tâm lắm Thầy. Nhưng mà có cái là Thầy phải kèm chứ còn thực ra là..

Trưởng lão: Không, Thầy vô đây vì vậy mà. Từ hôm đó tới nay đó, cho nên Thầy đang lo trong đó nó phải như thế nào? Làm sao phải có những cái khu, như bây giờ mấy con vô đây ở cái khu nó đàng hoàng chứ đâu phải là muốn ở sao ở đâu. Nó có khu để mình kiểm tra dễ dàng, nó đâu đó đàng hoàng. Chứ người đời, người ta ở ngoài đời đến thấy cái Tu Viện của mình nó ngăn nắp, nó hẳn hòi, người ta cũng phải thấy cái tổ chức của mình đàng hoàng, chứ người tu gì sao mà ở lộn xộn quá, trong một khu rừng cái nhà tới, cái nhà lui, cái nhà vầy, nhà khác. Không phải, người ta đánh giá trị mình.

(21:27) Còn như Thầy mà đến đây, họ thấy Thầy cất thất như vậy đó, họ không dám đánh giá trị Thầy đâu. Đâu ra đó. Ờ, bây giờ khu con có mấy cái thất, vậy đó chớ mà nó là cái khu của người ta đó. Con thấy chưa? Bây giờ mấy con qua đây ở, nó không phải như hồi đó bên tạp nhạp đâu. Ai muốn vô đó, ai muốn vô cái khu con đều là không có tự do được. Còn ở bên đó đó, Phật tử vô cái đi vòng vòng vòng vòng. Làm cho mấy con cũng bị phóng dật nữa, còn ở đây không được.

Cho nên vì vậy mà Thầy trở trong vô Tu Viện Thầy xây dựng ở trong đó lại. Để cô Út cô để Phật tử đi tùm lum hết con. Cổ muốn cho mấy Phật tử đi ra đây chứ, mà Thầy khóa cửa không cho, Thầy nói: "Chỗ này chỗ người ta tu, đi ra". Mấy người Phật tử không tu đi ra làm động người khác, không được! Không cho vô. Ở ngoài kia, mấy người đó hay vô khu này lắm. Thầy bảo cháu Trang không có được cho người ta vô trong này, ở ngoài khu nhà khách thôi. Đâu có vô đây phá, còn người nào mà ở trong này mà tu không được, mà lười biếng không chịu đi kinh hành, cho người ta đi ra ngoài kia. Chứ con lưu ý cái phần, thí dụ như mình còn thấy mình bị hôn trầm, mình còn bị buồn ngủ nhiều đó, nó chưa có tỉnh, nó còn lừ đừ thì nên đi kinh hành hết.

6- NGƯỜI ĐỜI MẤT NGỦ THÌ BỆNH, CÒN NGƯỜI TU MẤT NGỦ LẠI KHỎE

(22:54) Sư Gia Hạnh: Dạ! Con có cái này Thầy. Sao mà, hay là sáng mình tập nó hay bị?

Thí dụ bốn thời, bốn thời là hết mười sáu tiếng rồi. Nhưng mà bốn thời nó có một thời, một thời thí dụ như cái thời sáu giờ sáng đến mười giờ sáng, mà cái thời này đâu có phải là, nhiều khi nó uể oải. Cái thời này phải khỏe nhất mà, cái thời khuya, thời đồ rồi nó mới uể oải. Nhưng mà, sao nhiều khi có một tiếng đồng hồ, trong khoảng đó nó hơi uể oải, nó làm cho con người tu uể oải mà một khoảng nửa tiếng hay một tiếng trong cái thời đó thôi. Như vậy cái đó là cái gì Thầy?

Trưởng lão: Cái đó là cái nghiệp lười biếng của con. Nó hiện ra, nó làm cho mình uể oải đó, làm cho mình lười biếng, chớ không có gì đâu con! Cho nên khi mà nó như vậy đó, bắt đi kinh hành liền, chớ đừng có để mà nó lười biếng, nó ngồi đó, không được đâu!

Sư Gia Hạnh: Nó không có ngồi.

Trưởng lão: Rồi nó qua.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Nó qua liền, đúng rồi! Nó tỉnh lại như bình thường.

Trưởng lão: Nó không có uể oải

Sư Gia Hạnh: Nhưng mà, ý nói là có một chút vậy, nó làm cho uể oải tay chân của mình.

Trưởng lão: Mình phải phá liền đó con. Đứng dậy phá, đứng dậy đi kinh hành phá. Ôm chặt pháp Thân Hành Niệm tác ý từng hành động.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Coi như là mấy cái lúc đó là phải dùng Thân Hành Niệm nhiều.

Trưởng lão: Qua Thân Hành Niệm dập liền tức khắc. Chừng nào mà nó không còn có cái đó nữa là mới được.

Sư Gia Hạnh: Còn mấy thời kia là thì bây giờ coi như vấn đề ngủ nghỉ đó, nó tự nhiên không Thầy? Coi như là những cái giờ ngủ nhiều khi nó tỉnh đó.

(24:23) Trưởng lão: Cái đó là cái tốt rồi, nó tỉnh…​.

Sư Gia Hạnh: Nhưng mà lúc, có một chút cái đó là thành ra là…​…​

Trưởng lão: Phải phá! Cái đó phải phá, nó còn một chút đó là cái gốc, phá cho mất cái gốc của nó mới được. Chớ mà để dưỡng nó thì bắt đầu từ đó nó tăng dần lên, nó kéo dài cái thời gian nó ra.

Sư Gia Hạnh: Nó không tăng được! Con để ý nó không có tăng được, nhưng mà cái gốc còn.

Trưởng lão: Nó chưa đó, tại vì con ôm cái thời khóa con tu. Chứ nếu mà con không tu đó, con lơi lỏng một chút xíu thì nó sẽ tăng lên.

Thí dụ như bây giờ nó còn cái gốc đó đó, con đi đâu, thời gian con muốn đi đâu, từ đây di chuyển con cũng không có cái thời khóa tu đó. Thì bắt đầu nó tăng cái đó lên đó. còn con có thời khóa tu nó giữ đó, hoặc là nó giảm lần xuống bớt. Tại vì con tăng dần lên bắt đầu nó bị nó giảm xuống. Mà nếu mà con giảm sự tu của con thì nó tăng lên. Nó nằm đó, chứ nó tăng giảm, tăng giảm cho con đó.

(25:19) Sư Gia Hạnh: Nó tỉnh, những cái giờ ngủ, để ý gần đây thì nó tỉnh, nó tỉnh những cái giờ ngủ đó, có thể là mình quán, mình nằm xuống được, mình quán thêm được.

Trưởng lão: Tức là mình để nó tỉnh ở trên chỗ bất động, nó quán thân.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Nó quán thân. Như vậy thí dụ như con đăng ký với Thầy là một thời bốn tiếng như vậy, tới giờ cứ bật đèn lên tu phải không Thầy, để không thôi muỗi Thầy. Chứ mà không có đèn muỗi dữ lắm.

Trưởng lão: Nói chúng là cái giờ đó thì bật đèn tu.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Tới giờ thì con bật lên. Nhưng mà con sợ động, thì con khép cửa lại, con không để ánh sáng nó ra ngoài thôi.

Như vậy thì bây giờ cái pháp mà Thầy vừa nói đó thì bây giờ mình cứ để nó tự nhiên, hay là mình tác ý rồi là trên thân quán thân rồi là mình cứ để tự nhiên.

Trưởng lão: Cứ để tự nhiên.

Sư Gia Hạnh: Mà niệm mày đến, tao cho mày niệm, là đuổi. Cứ có niệm đuổi là tốt phải không Thầy?

Trưởng lão: Cứ hễ có niệm mà đuổi là tốt. Chớ mình đừng có tác ý, mà nó không niệm cũng tác ý thành ra nó trật, thành ra nó mình bị ức chế. Ức chế không tốt!

Sư Gia Hạnh: Thành ra sợ, mà tác ý nhiều.

Trưởng lão: Thì không được!

Sư Gia Hạnh: Thành ra nó êm trong cái ức chế. Nó êm, nó êm lắm, nhưng mà vì nó êm trong cái ức chế.

Trưởng lão: Ức chế, nó không tốt! Phải biết cách, chứ không biết cách, cái này nó nguy hiểm lắm.

(26:42) Sư Gia Hạnh: Dạ đó! Bởi vì con mới nói phải làm sao gần Thầy để Thầy chỉ dạy chứ không cái nó lệch một cái, nó mất công lắm, sửa lại nó khó

Trưởng lão: Đúng rồi! Nó kéo thời gian mình nó dài ra, mà nó lọt trong cái không niệm rồi cũng khó lắm chớ không là dễ. Sửa lại, hễ mình tu cái nó vô, tu cái vô cái đó, nó bị cái mức đó rồi thành ra nó lạc đường dữ lắm.

Thay vì bây giờ vừa biết nó rồi thì mình để xả tự nhiên, sống với hồn nhiên bình thường, tự nhiên vô sự của mình thôi.

Sư Gia Hạnh: Theo con thấy, thí dụ trong những cái thời cúng đó, nói bốn tiếng chứ thấy nó cũng thảnh thơi, nó cũng nhàn nhã riết nó cũng quen, không có giờ khuya, giờ sáng, giờ chiều gì. Cúng hoài mà, tu tập hoài, thành ra thấy nó cũng khỏe.

Trưởng lão: Đâu có gì đâu, coi như nhiều khi nó không còn cái lưu ý về buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, buổi khuya.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Không còn thời gian nữa, con cũng nghĩ thời gian nó vậy đó. Bởi vì tu hoài mà, thời gian nghỉ cũng tu, mà không nghỉ cũng tu. Thời gian vậy đó.

Trưởng lão: Vậy đó! Thành ra nó không còn quan tâm gì sáng, trưa, chiều, tối nữa. Tối nó cũng vậy, mà sáng nó cũng vậy, trưa nó cũng vậy. Không có gì, thành ra tu rồi thấy thời gian không còn.

Sư Gia Hạnh: Không có còn thời gian, đâu có thời gian nào nghỉ. Nhưng mà muốn ngủ đó, thì chẳng hạn như thí dụ như Thầy thấy đó, như tu mệt chứ, như trưa nhiều khi muốn nằm ngủ, mà nó không ngủ thì thôi, mày không nằm ngủ thì thôi, tao thức tao chơi.

Trưởng lão: Tỉnh thì tốt, chớ sao!

Sư Gia Hạnh: Mình thấy ủa mình thức gần hai chục tiếng rồi, mà như vậy mà nó còn không ngủ. Mày không ngủ thì thôi, tao khỏe.

Trưởng lão: Chứ đừng có lo ngủ. Phật đâu có ngủ đâu. Không lẽ ông Phật ngủ còn quên sao? Tức là ngủ là còn si, mà si đã ly rồi làm sao còn ngủ. Lìa ra rồi còn làm sao? Bởi vì ly dục mà!

Sư Gia Hạnh: Nó cũng khỏe Thầy thấy…​

Trưởng lão: Nó cũng khỏe chứ. Nếu mà cái người ngoài đời mà mất ngủ thì bệnh đó con. Còn cái người tu mất ngủ lại là khỏe chứ.

(28:37) Sư Gia Hạnh: Bởi vậy hồi đó mình học người ta dạy, nghĩa là cái người ngủ không được thì mất ăn, mất ngủ thì mất tiền thêm lo vậy đó Thầy. Nhiều khi người đời ngủ không được là bệnh.

Trưởng lão: Người ta nói: “Ăn được, ngủ được là tiên, ăn ngủ không được là tiền mất đi” đó. Ngoài đời nó khác, còn ở đạo người ta đâu cần ngủ đâu mà nó có tiền đâu mà mất. Mấy người đem đời mà so sánh với đạo sao nổi. Đời không hiểu nổi cái đạo đâu.

Sư Gia Hạnh: Cho nên mình đi sâu vô, mình thấy nó vi diệu.

Trưởng lão: Cơ thể này thay vì ngủ nó mới phục hồi cái năng lượng, thế mà người ta không có ngủ mà, cái năng lượng người ta nghe nó còn khỏe hơn. Đó thì con thấy nó đặc biệt ở chỗ này. Cho nên, mấy con yên tâm về cứ nỗ lực tu. Thầy lo công việc xong rồi, Thầy sắp xếp lớp mấy con, rồi có mặt Thầy đây hướng dẫn.

Thành ra đi cho nhanh, đặng có người thừa kế Thầy chứ. Chứ không khéo là trật! Cứ kéo dài ra. Hầu hết là, thật sự ra một tháng hoặc là nửa tháng mà Thầy không kiểm tra, Thầy kiểm tra lại tu sai hết.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Chính có Thầy còn vậy, không Thầy thì trật rồi sao?

Trưởng Lão: Rồi chung chung trong lớp này thì thích ngủ, rồi nhà cửa thì che màn, giăng bít bùng để mà ngồi đó, sợ người ngoài đi thấy mình ngủ. Đó! Thành ra cái tội dối trá nữa, phạm nhiều cách lắm con.

7- SƯ GIA HẠNH TRÌNH PHÁP

(30:25) Sư Gia Hạnh: Cái giờ tu tập chung thì con mở cửa ra Thầy, còn cái giờ mà thí dụ con tu sớm hơn người ta cả một tiếng thì cho con khép cửa lại, chặn để cho nó đừng có ánh sáng ra nhiều quá, làm động.

Trưởng lão: Được rồi, thí dụ như bây giờ con đi kinh hành đi nữa thì con bật đèn ở trong nhà con, con đi ở ngoài vẫn bình thường, đâu có gì đâu. Mình vẫn thấy ánh sáng nó xuyên qua cửa, nó thấy, nó hơi rọi ra ngoài. Nhưng mà xung quanh thất mình nó có ánh sáng mờ mờ, mình thấy đường mình đi được.

Sư Gia Hạnh: Đi được hết Thấy, nhưng mà con sợ thí dụ như người ta mở cửa hết còn mình đóng cửa Thầy.

Trưởng lão: Coi như là trong khi mọi người đều thức mở cửa hết, mình cũng mở cửa. Còn khi mà người ta ngủ rồi mình mở cửa sợ ánh sáng nó chói qua nhà người ta, người ta ngủ không được, thì do đó là mình đóng cửa lại, thì mình đi kinh hành bên ngoài dễ dàng hơn không còn khó nữa. Có vậy thôi. Bởi vì mình phải tu hơn họ mà. Tại vì trong khi mình đang ở trong chung nhau, cùng nhau trong một cái khu, chứ lẽ ra những cái người này thì họ phải ở khu khác rồi.

Thí dụ như khu này là khu tu suốt ngày đêm thì nó phải ở trong khu suốt ngày đêm. Mà cái khu này tu còn mỗi thời ba tiếng đồng hồ thì hoàn toàn phải nằm trong ba tiếng đồng hồ, khu kia bốn tiếng nó phải khác nhau. Chứ đồng thời một khu nó có nhiều cấp độ tu vậy nó làm động người ta. Thành ra mà nó làm, thí dụ như thay vì con phải mở cửa, thì con phải đóng cửa lại. Thành ra đó là bị động mình đó, động mình và động người đó con. Nó không có được tự nhiên, còn tu đây mà để cho cái tâm mình rất tự nhiên. Hễ thức dậy tu mở cửa ra hoàn toàn, đi kinh hành này kia, ngồi tu đồ hoàn toàn không sợ ai nhìn ngó hết. Mình tu mà.

(32:16) Sư Gia Hạnh: Lúc đó đâu có gì đâu sợ …​ Thầy.

Trưởng lão: Thôi, bây giờ con về đi, con về lo nỗ lực tu!

Sư Gia Hạnh: Dạ! Con cũng tạ ơn Thầy thưa Thầy!

Thầy ráng ra chỉ dạy dùm các con chứ chúng con còn yếu kém qua Thầy!

Trưởng lão: Thì làm sao mà mấy con đừng phóng dật thì Niết Bàn. Chứ không khéo cứ phóng dật, gặp Thầy cũng là phóng dật đó con, bởi vì cái tâm niệm của mình khởi ra mà, cái đó là bị phóng rồi.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Coi như là bây giờ đừng có nghĩ gì nữa hết.

Trưởng lão: Đừng nghĩ gì hết!

Sư Gia Hạnh: Và con cũng trình với Thầy đó Thầy, vừa rồi đó cái tượng Phật này nè Thầy, vừa rồi con cũng có thỉnh về con treo lên, mỗi thời cúng con cũng nghía hình của Thầy, mỗi thời cúng con cũng lễ, với lại như vậy Thầy cũng hoan hỷ cho con.

Trưởng lão: Cái đó là cái lòng của mình mà, lòng biết ơn của mình để tỏ lòng biết ơn mình đảnh lễ, mình xá lạy tượng phật với cái công ơn của Thầy hướng dẫn đó. Điều đó là điều tốt đó con.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Tại vì cái tượng Phật này nó nằm ở bên cái chỗ con ở bên đây. Thầy nói qua bển thì con..

Trưởng lão: Không có?

Sư Gia Hạnh: Qua bển, con thỉnh qua bển luôn.

Trưởng lão: Rồi được! đâu có gì đâu.

Sư Gia Hạnh: Thì con dán kia, Thầy có thích không?

Trưởng lão: Không sao hết!

Sư Gia Hạnh: Thôi, con cũng tạ ơn Thầy, con sẽ cố gắng tu!

HẾT BĂNG