Skip directly to content

20090609 - PHÒNG HỘ CÁC CĂN - THẦY DẠY TU SINH NỮ VÀ PHẬT TỬ

20090609 - PHÒNG HỘ CÁC CĂN - THẦY DẠY TU SINH NỮ VÀ PHẬT TỬ

PHÒNG HỘ CÁC CĂN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 09/06/2009

Thời lượng: [01:19:22]

1- PHÒNG HỘ NHÌN CHỖ TÂM BẤT ĐỘNG

(00:01) Trưởng lão: Bây giờ, giờ này mà cũng ngủ rồi. Bây giờ thấy cô này ngồi mà gục xuống như vậy. Trời đất ơi, đừng thấy người ta, người ta gục thì kệ người ta. Mình bảo: “Con mắt quay vô, ai tu lo người ta, mình tu mình còn lo cho mình. Tại sao mình nhìn người ta? Người ta làm gì kệ họ”. Hoặc là thấy người ta gục thì “Thôi, mình làm phước, mình chạy qua, kêu cô ta đừng ngủ như vậy, tội”. Đừng có khởi tội, thương gì hết. Không có thương ghét ai nữa hết, ở đây thương mình đây nè.

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Bỏ đi, đừng có ngó ai hết. Nhiều khi con mắt nó ngó qua thất người khác, bảo nó: “Quay vô, ở đây ngó cái thân này nè. Ngó cái chỗ tâm bất động này, chứ đừng có ngó ai hết”. Tối ngày, con nghe bên kia người ta nói cái gì đó, người ta nói chuyện thì mặc người ta. Hai người họ xúm nhau nói chuyện, “Trời đất ơi, mấy người này phá độc cư rồi”. Người ta phá độc cư kệ người ta, riêng mình, mình giữ, mình đừng có phá thì thôi. Vì vậy, mình thấy người ta làm sai, thì mình đừng nhìn ngó người ta. Mà mình phải nhìn lại mình rồi mình xét mình tu như thế nào. “Tôi thấy tôi sợ quá vậy, thôi tôi đóng cửa lại, tôi lấy màn tôi treo lại”. Mình để cho nó trống vậy đó, đặng kêu nó quay vô. Chứ mình ngăn màn này kia, con mắt nó không thấy, chứ mai mốt là nó thấy à.

Tu sinh: Dạ.

(1:26) Trưởng lão: Nó không phải vậy, mà để trống như thế này, khi mà con mắt nó nhìn ra thì “Quay vô, ở đây nhìn cái tâm bất động”.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Còn cái lỗ tai mình nó nghe ra ngoài, ai nói gì lùm xùm đó, “Cái lỗ tai quay vô, nghe cái tâm bất động”. Tối ngày con tu, bởi vì sáu căn có mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Cái ý nó khởi niệm thì con đã kêu nó bất động rồi chứ gì.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Thì con mắt nó khởi niệm thì con phải kêu nó bất động chứ sao. Mà cái lỗ tai khởi niệm cũng kêu bất động chứ gì. Mà kiến cắn dưới chân, thì cảm thọ cũng là kêu nó bất động chứ sao.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Tất cả tối ngày mà lo tu như vậy đó, Thầy nói trong một tuần lễ chứng đạo, bởi vì tâm bất động thực sự mà con. Mà bất động là cái chỗ chứng đạo của Phật mà, chứ đâu phải khó. Tại mình bị động nên mình cứ theo sáu căn của mình phóng ra, phóng vô, phóng tới, phóng lui, nên mình tu hoài không được gì hết. Thầy nói dạy hết sức mà rồi ai cũng phóng dật hết. Cái tội phóng dật này là tội nặng.

Bởi vậy cho mấy con tu cái pháp như vậy là cái pháp rốt ráo để cứu mình thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Mà mấy con không có nỗ lực tu, mấy con dễ dãi lắm. Thầy nói bữa nay sống mai chết, mấy con không chừng đâu. Nhân quả! Coi vậy cái thân chúng ta nó vô thường lắm mấy con. Chừng nào mà mình làm chủ được nó rồi, mình tu xong rồi thì mình biết làm chủ được nó rồi, mình bảo cái tâm “Quay vô, một giờ đồng hồ bất động” thì nó im lặng một giờ đồng hồ bất động. Bảo nó: “Một ngày một đêm bất động” là nó một ngày, một đêm bất động. Thì đó là cái tâm con nó nghe lời rồi. Con ngồi bất cứ cái tư thế nào, bảo: “Thân này ngồi nha, an ổn nha, không có đau nhức, không có tê chỗ nào”, mà nó nghe, nó không có đau nhức, không tê đó là con làm chủ nó rồi.

Tu sinh: Dạ.

(3:17) Trưởng lão: Vậy là cái thân con muốn chết là nó chết, bởi vì con sai nó được. Còn bây giờ con bảo nó ngồi không có được đau tê nhức, mà một hơi thì nó đau tê nhức, thì cái này con chưa làm chủ nó được. Nó rõ ràng, nó cụ thể cho cái lực ý thức của mình, nó làm chủ được thì nó mới làm chủ sanh, già, bênh, chết chứ. Các con hiểu chưa? Còn bây giờ mình tu chưa được, thì mình phải ở trong tâm bất động. Mà ở chỗ tâm bất động nó mới có lực bất động, nhờ cái lực đó mà mình làm chủ nó. Thế mà mấy con cứ để nó tâm động hoài. Một ngày, Thầy thấy nó động không biết mấy chục lần, một ngàn lần chứ đừng nói một lần ăn thua gì. Có phải không?

Cho nên nỗ lực giữ gìn, chứ không khéo vô thường nó đến. Mấy con cũng không phải là còn trẻ lắm đâu. Nó một cơn bệnh mà nó đến với mấy con, nó ngặt nghèo là mấy con chịu chết thôi chứ không có cách nào sống. Cho nên phải cảnh giác, phải xem sự sống từng phút giây, giờ phút của mình rất quý. Cái gì, chuyện gì ở trong gia đình của mình, mình sắp xếp được, bỏ xuống hết, để cho các con mình còn trẻ, nó làm. Còn mấy con đi tu rồi, cái chuyện gì mấy con bỏ xuống hết, bây giờ chỉ còn có quyết định là phải tu tập giải thoát. Tu từng giờ, từng phút, luôn giữ trong tâm bất động chặt chẽ, không bao giờ để một kẽ hở, thì Thầy bảo các con không lo. Còn giờ mấy con tu chơi chơi đó, tâm cứ đi vô, đi ra, phóng tới, phóng lui thì ôi thôi, nó đi dạo.

2- HỎI CÁCH PHÒNG HỘ

(4:47) Phật tử: Mô Phật! Kính bạch Thầy con cũng ham lắm mà tại vì con chưa biết cách đó, cho nên con mới gặp Thầy. Trước đây con cũng có nguyện lên đây tu tập với Thầy. Con nguyện con tu trong bảy tháng như ý hôm qua Thầy nói đó. Lạy Thầy, con nói như vậy chứ thật sự ra con chưa biết cách để mà con phòng hộ theo kiểu như Thầy nói cho nó chặt chẽ. Hôm nay Thầy dạy con?

Trưởng lão: Ráng phòng hộ như vậy, cứ luôn luôn pháp tác ý của nó “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Con mắt, lỗ tai nghe, kêu nó vào bất động, thanh thản. “Nghe cái chỗ bất bộng, thấy cái chỗ bất động, không được thấy ở ngoài”.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Cứ kêu mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, sáu cái căn. Mấy con tu có cái ý, còn mấy cái căn kia để nó chạy đi chơi, thì như vậy tu cứ kỳ kỳ. Sáu cái căn này đều phải tu hết con. Hễ nó hở chỗ nào là lôi nó vô, hở chỗ nào là lôi nó vô.

Tu sinh: Dạ, bạch Thầy, do con không biết cho nên hôm trước con có trình với Thầy đó. Con muốn mắt, tai, mũi, miệng quay vô đó, cho nên con không biết làm sao. Con phải kêu từng căn một như vậy như Thầy bày con đó. Con xin sám hối với Thầy là con không biết, chứ không phải con cố ý để cải pháp tu để con tu sai như vậy. Thật sự là con muốn lắm, con muốn tu để cho nó nhanh đó nên con làm như thế. Con xin Thầy hoan hỷ cho con.

Trưởng lão: Thứ nhất là đừng ăn uống bình thường. Mỗi ngày ăn một bữa, ăn đầy đủ, ăn no, chứ không phải là ăn đói. Mà không được tuyệt thực, không được nhịn ăn. Đó là cái phương pháp tập dạ dày mình ăn ngày một bữa thôi. Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai là phải sống một mình, tức là sống độc cư. Đó là cái thô để phòng hộ giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý - cái thô. Mình sống một mình thì nó tạo cái duyên cho nó không có bị, ít bị phóng dật. Chứ còn sống nhiều người lao xao, nói qua nói lại, điều này thế kia thì không làm sao mà nó giữ gìn, phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình được. Rồi bây giờ mình sống một mình mình rồi đó, thì mình phải phòng hộ mắt, tai của mình bằng pháp Như Lý Tác Ý nữa.

Tu sinh: Dạ.

(06:49) Trưởng lão: Con thấy thế mà phải không? Bây giờ con sống độc cư, đó là cái giai đoạn thô đầu, để phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng. Bây giờ giai đoạn kế là dùng pháp lôi tất cả mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý vào chỗ bất động tâm. Ngày ngày, cứ ngồi lôi nó vào riết thì nó phải thanh tịnh chứ sao, có gì đâu. Có pháp nè, bởi vì đức Phật nói: “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Phải không? Thì bây giờ mình dùng pháp Như Lý Tác Ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, dẫn nó vô chỗ trạng thái giải thoát. Cái đạo ở chỗ đó, chỗ tâm bất động. Mình cứ dẫn nó hoài, mắt dẫn nó vô, tai dẫn nó vô, mũi dẫn nó vô, tất cả những cảm thọ cứ dẫn nó vô bất động thì nó sẽ bất động. Có bấy nhiêu đó thôi. Mà Thầy dạy mấy con tu có nhiêu đó, mà tuần lễ này trông qua tuần lễ khác, coi thử tụi nó chứng không? Trời đất ơi, thấy nó nói thiệt. Hết hồn!

3- PHÁP DẪN TÂM VÀO ĐẠO

(7:36) Tu sinh: Kính bạch Thầy, hôm trước Thầy có dạy con cái vấn đề, pháp Dẫn Tâm Vào Đạo, Thầy có nói là khi tu trong tâm hết hôn trầm, thùy miên với vọng tưởng là Thầy sẽ chỉ cái pháp cho con tu đó. Bây giờ Thầy chỉ pháp đó tiếp tục hay là sao Thầy?

Trưởng lão: Trước khi mà Thầy dạy pháp Dẫn Tâm Vào Đạo thì tác ý “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Thầy dạy cho các con có pháp Thân Hành Niệm rồi chứ gì, kết hợp với Thân Hành Nội và Thân Hành Ngoại. Mục đích của nó là phá hôn trầm, thùy miên, vọng tưởng, loạn tưởng đó. Các con sẽ ôm pháp này thì sẽ diệt hết. Cho nên trong một thời gian, trời đất ơi, Thầy dạy cái pháp Thân Hành Niệm con biết bao lâu không? Bây giờ mà nhắc tới nó thì mấy con là người thuần thục nhất rồi, bây giờ hết hôn trầm, thùy miên rồi. Phải không?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Thì bây giờ phải tu dẫn tâm chứ sao? Chứ bây giờ mà còn gục tới gục lui nữa, thì lấy roi mây mà quất chứ sao. Trời đất ơi! Học trò gì, học hết một khóa rồi, mà trở lại nó không biết đọc chữ gì hết.

Tu sinh: Bạch Thầy, tâm con không còn bị hôn trầm, thùy miên nữa, con không có bị vọng tưởng nữa.

Trưởng lão: Thì bây giờ cứ ôm cái pháp này tu nữa đi, có phải không?

Tu sinh: Bây giờ chỉ tu cái pháp này?

Trưởng lão: Rồi hơi hơi, không có buồn ngủ một chút thì trời ơi! Con hôm nay sao mất ngủ?

Tu sinh: Dạ, con không sợ…​

Trưởng lão: Còn sợ mất ngủ nữa chứ.

Tu sinh: Bạch Thầy, con xin trình với Thầy là mười ngày con tu được đó, từ đó đến nay con không có ngủ bao nhiêu hết. Một đêm con chỉ có ngủ một tiếng hay một tiếng rưỡi đồng hồ thôi. Con không lo. Con chỉ lo tu không được thôi, chứ còn ngủ không được kệ nó con không lo.

Trưởng lão: Đừng có lo sợ mất ngủ.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên khi mà ôm pháp Thân Hành Niệm rồi, thì mấy con rất tỉnh và nó không ngủ càng tốt. Đừng có sợ như người đời. Không ngủ, lăn qua lộn lại hoài. Trời đất ơi! Cái pháp giữ tâm bất động đâu? Có phải không? Mình cứ đưa cái pháp mình ra thì mình có lăn lộn đâu. Còn mấy con để cái tâm mà sợ mất ngủ, nó mới lặn lộn. Các con hiểu chưa?

Tu sinh: Dạ, con thấy mấy cô ở dưới cô không ngủ được là cô đi hỏi tùm lum, con thì con không lo cái gì đâu. Con không ngủ được càng tốt, để tu không có sao hết, con không sợ đâu.

Trưởng lão: Đó, thì đừng có dao động trước tâm si của mình, trước cái ham ngủ của mình, đó là cái dở. Khi mà thấy mình tỉnh thức được thì mình cứ ôm cái pháp đó tu. Nó khi mà thấy cái sự tỉnh thức nó không còn hôn trầm, thùy miên nữa thì mấy con cứ ôm pháp Như Lý Tác Ý mình để giữ tâm bất động. Bây giờ nó không còn thời khóa tu tập như ba tiếng hay là sáu tiếng nữa, mà giờ phút nào cũng giữ tâm bất động.

(10:18) Tu sinh: Bạch Thầy ngày hôm qua Thầy dạy, Thầy nói là tu pháp đó thì khi đi, đứng, nằm, ngồi, trong bốn oai nghi đều tu được, chứ không phải là ngồi không thôi?

Trưởng lão: Chứ sao con, bây giờ nó ngồi mà nó không đau thì cứ ngồi. Mà nó ngồi nó đau thì đứng dậy đi, mà đi mỏi chân thì ngồi, hoặc là đứng hoặc là nằm. Pháp Dẫn Tâm Vào Đạo là phương pháp để chúng ta bất động ở trên Tứ Niệm Xứ, cho nên nó tu trong bốn oai nghi. Phải tu trong bốn oai nghi chứ không phải là tu trong một oai nghi. Nhưng mà tùy sức con ngồi nhiều được thì con cứ ngồi, đâu có ép con phải ngồi, giờ căn cứ phải ngồi ba mươi phút, rồi đi ba mươi phút, con bị căn cứ vào cái thời gian ba mươi phút, ba mươi phút đó là bị phân tâm. Nó ngồi được bao lâu kệ nó, tôi chỉ giữ tâm bất động. Mà con nghe khi nó ngồi như vậy, nó có cảm thọ là nó tê hay nó đau, thì tôi đứng dậy tôi đi là nó hết đau, tê liền. Con có hiểu không?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Chứ không phải tôi ngồi đây, tôi ráng tôi gồng mình tôi chịu đau, tôi tác ý “Thọ này đi đi, đừng có tê nữa” thì điên hay sao, đứng dậy nó hết tê chứ bộ, ở đây dùng pháp làm cái gì đây?

4- HỎI VỀ CÁC LOẠI CẢM THỌ

(11:26) Tu sinh: Mô Phật. Bạch Thầy ví dụ là có một cái cảm thọ lạc thì phải sao?

Trưởng lão: Thọ lạc thì bây giờ thọ lạc đừng có ngồi đó mà hưởng thụ cái thọ lạc, bởi vì nó cũng là dục, cho nên đứng dậy đi. Thọ khổ mình biết đứng dậy, mà thọ lạc không biết đứng dậy thì đó là mình ham rồi. Con hiểu không? Thọ lạc cũng đứng dậy đi, mà thọ khổ cũng đứng dậy đi. Nó có vậy à.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên không chấp nhận thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ, không chấp nhận ba cái thọ này. Bởi vì con thấy bây giờ cái tâm con không thọ lạc, thọ khổ này mà nó ở cái chỗ bất động của tâm con. Con thấy cần ngồi thì mình ngồi, mà cần đi thì mình đi, chứ không cần vì chỗ cảm thọ đó, mà chỉ cần chỗ tâm bất động. Còn bây giờ cái thọ của mình nó không có lạc, không có khổ gì hết. Bây giờ mình không có cần thiết cái chỗ đó đâu, mà cần giữ cái tâm bất động.

5- ĐỐI TRỊ TÂM PHÓNG DẬT

Tu sinh: Dạ, bạch Thầy, con ngồi.

Trưởng lão: Con ngồi xuống đi, Thầy bảo con cứ ngồi. Tu phải cho đúng, cho nó mau con. Thật sự ra Thầy mong cho mấy con tu cho nó mau để cho nó cũng là một tấm gương sáng cho người khác. Người ta thấy được kết quả của những người về đây tu tập. Còn tu mà mấy con cứ phá hạnh độc cư, nói chuyện qua lại này kia, nói đủ thứ hết thì Thầy thấy nó uổng. Thứ nhất là nó phụ ơn Thầy, thứ hai là nó uổng công mấy con. Mấy con tu không tới đâu. Bởi vì nó cứ phóng dật như vậy là không bao giờ tới. Cho nên Thầy thường nhắc, đức Phật nói: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Mình làm sao mình giữ sao cho mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, sáu cái thức của mình hoàn toàn nó không phóng dật được. Nó không phóng dật là chứng đạo chứ có gì đâu.

(13:13) Mà cái phương pháp Thầy dạy ra để giúp cho chúng ta, để lôi cái tâm của chúng ta. Thầy ví dụ như một cậu bé mục đồng chăn con trâu. Con trâu thả nó trên cái đám cỏ cho nó ăn. Nó quay qua nó ăn lúa thì lôi nó trở vào không cho ăn. Thì nó ăn ở trên láng cỏ đó thôi, mà nó quay bên đây nó ăn lúa của người ta thì lôi cái dây vào thì không có cho nó ăn, thì cứ chịu khó mà lôi chứ để nó cứ đi qua đi lại nó ăn, thì đó là con là người chăn trâu, có phải không? Mà Thầy còn chỉ rõ cho mấy con nương hơi thở để thấy cái tâm bất động, như ngón tay, đưa ngón tay mà thấy mặt trăng. Thầy đưa lên nhiều phương pháp, ví dụ nó cụ thể để giúp cho mấy con nhận ra được cái tâm bất động.

Bây giờ mấy con kêu cái tai mấy con “Nghe vô cái tâm bất động”, phải không? Rồi mấy con kêu “con mắt thấy vô cái tâm bất động” thì đó là con là người mục đồng, dựt con trâu vô, dựt cái dây vô, có phải không? Có phải là đứa bé chăn trâu không? Thấy không? Mà con ngồi đây con tác ý “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi con thấy cái tâm bất động của mình, thấy hơi thở ra vô, đó là con đưa ngón tay mà thấy mặt trăng.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Cái nào nó cũng cụ thể, nó rõ ràng quá. Mà ngồi nương đây mà nó bắt đầu nó quay qua nó thấy cái gì ngoài đó, mình làm người mục đồng, mình lôi con trâu này vô, có phải không? Có đúng như vậy không? Cách thức tu tập đó là cái phương pháp, nó thực tế, nó cụ thể như vậy, mà siêng năng hằng ngày như vậy thì con trâu mình nó phải thuần chứ sao. Người và trâu thành một thì chứng đạo chứ sao. Trâu đâu thì chăn đó, thì coi như nó không ăn lúa mạ người ta thì chứng chứ sao. Mà có cái dây vàm rồi, pháp tác ý đó là cái dây vàm. Đó con thấy rõ ràng chưa? Vậy mà con tu lâu quá! Tu cho thật tu.

Thầy nói bây giờ ai tu cũng được hết. Trong gia đình, thí dụ như mấy con còn gia đình mấy con giao cho con mấy con. “Tao có cái gác ở trên lầu. Tụi bây có đến lúc trưa thì tụi bây cứ mang cơm lên bỏ vào trong cái bàn chỗ đó cho tao thôi, còn tao làm gì thì mặc tao. Đừng có nói, đừng động gì hết. Tụi bây làm việc làm gì, cứ cho tao bữa cơm thôi. Rồi tao nỗ lực trong ba tháng, sáu tháng tụi bây coi tao thành Phật, tao sẽ dạy cho”.

Người ta tu mà chứng được cái đạo là cái tâm bất động con. “Bây giờ mẹ làm chủ được cái thân của mẹ muốn chết hồi nào là chết, muốn sống hồi nào là sống. Con thấy không, ở chỗ tâm bất động này, nó làm chủ này. Các con bây giờ không làm chủ đâu có được đâu, mẹ sẽ dạy mấy con tu tập”. Bởi vì nó thấy con làm được, “Trời đất ơi! Mẹ tu có mấy tháng mà làm chủ được cái thân được, thiệt mẹ kinh thật”.

(15:53) Cho nên vì vậy mà mấy con sẽ thấy cái sự giải thoát nó rất rõ ràng. Chỉ cần mình giam mình ở trên trong thời gian đó, không cần đi xuống, không cần lo một cái chuyện gì, bỏ hết, con cái lớn khôn, bỏ hết. Tao chỉ biết cứu tao thôi, làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi đó. Chứ không khéo lỡ chết tiếp tục tái sanh luân hồi, tao có cầm giữ được đâu. Nó theo nghiệp, nó theo nghiệp lực của nó mà tái sanh, nó tương ưng mà nó tái sanh, mấy con đâu có giữ được.

Còn bây giờ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, xung quanh đây coi có ai là cái tâm bất động? Thì nó phải tương ưng với Phật, nó phải theo Phật thôi, phải không? Còn mấy con tâm cứ động, lăng xăng thì con theo mấy người lăng xăng động kia nó làm con cái người ta chứ sao. Mấy con thấy cái tái sanh là cái sự tương ưng. Cái lực lăng xăng của mấy con, thì người ta ngoài đời người ta cũng lăng xăng như vậy. Hai bên giống nhau thì phải làm con, làm cái đời này qua đời khác, chứ làm sao khỏi.

Các con cứ xét tâm mấy con đi. Mình biết mình không còn tái sanh đâu, mình biết tâm nó bất động. Nó không còn lăng xăng thì xung quanh mình không còn ai làm cha làm mẹ mình được nữa hết, chỉ có ông Phật thì còn làm cha mình thôi. Bởi vì Phật bất động thì mình sẽ tương ưng với Phật. Khi mình chết đi thì mình ở trong cái từ trường đó chứ đâu. Mình nói mình chết, mình ở từ trường đó. Từ trường đó có sẵn chứ, mình có vô đó đâu, tại vì mình đang sống ở trong đó cho nên sanh vào đó. Tái sanh mà không vào đó, tại vì còn mang cái thân này mà đã ở trong đó rồi. Thầy nói nó đơn giản lắm, mấy con ráng tu tập.

Sự thật ra, đừng có ngó vào thất ai hết. Thầy nói với cô Trang coi người nào nói chuyện mời ra ngoài kia để ra ngoài kia nói chuyện cho dữ đi. Chứ còn vô gần Thầy mà nói chuyện thì Thầy không thể chịu. Bất cứ một người nào, một cô nào, một thầy nào mà nói chuyện thì cứ mời ra ngoài kia ở. Mai mốt cất mấy cái nhà bên đây, mấy cái dải đất bên đây mà dở dang, bây giờ làm giấy tờ xong rồi người ta cho mình cất, mình sẽ cất cho mấy ông thầy nói chuyện qua đó thì mặc sức nói chuyện, chứ ở gần Thầy nói chuyện không được.

Phật tử: Cho hả Thầy? Người ta cho cất lại chưa Thầy?

Trưởng lão: Cho chứ con. Người ta sẽ cho mình cất, bây giờ người ta cho mình thành lập Tu Viện Chơn Như thì mình có quyền cất. Cho nên mình xin giấy tờ để mà thành lập Tu Viện Chơn Như, người ta cho lập Tu Viện của mình, người ta chấp nhận, nhà nước chấp nhận. Người ta biết mình dạy người ta tu giải thoát chứ mình có dạy người ta tu mê tín đâu mà sợ.

(18:14) Tu sinh: Mô Phật. Bạch Thầy. Thầy chỉ lại cái pháp làm sao cho tâm con quay trở vào đó?

Trưởng lão: Thì con dùng cái pháp Như Lý Tác Ý nó quay vào, cứ kêu nó hoài. Bây giờ con ngồi đây, con tác ý, đầu tiên nó không có niệm gì hết, con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi bắt đầu con ngồi đó con lặng lẽ, con yên lặng thì nó có một niệm, con kêu nó nữa. Trong cái ý con nó khởi ra niệm, còn nó không khởi ra niệm con tác ý chi nữa cho nó động, hiểu không?

Rồi bắt đầu đó nó có niệm nữa thì tác ý nữa. Mà nó có lia lịa niệm thì tác ý hoài. Cứ đem cái câu tác ý đó mà hàng phục nó, nhiếp phục nó, có phải không? Chứ không có lẽ bây giờ con tác ý “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Cái câu đó vừa nín (hết) thì nó lại có một niệm nữa con lại tác ý nữa. Rồi tác ý nữa mà nó lại có một niệm nữa thì con tác ý nữa. Đó là cái pháp dẫn tâm con vô đạo mà, tức là gom lại đó, con thấy không?

Rồi trong khi đó, nó ngồi đây, cái ý nó không khởi niệm, thì con mắt nó chạy theo nó khởi thấy vật bên ngoài. Chứ không phải là chỉ có cái ý không mà còn con mắt, còn lỗ tai nữa.

(19:27) Tu sinh: Cái đó nó có con mắt, lỗ tai nữa.

Trưởng lão: Bắt đầu bây giờ cái ý nó không có, mà con mắt nó nhìn thấy cây tre, “Trời đất ơi sao cái ông chặt tre kiểu này, nó đè ổng chết sao”. Ở đây thì con bảo: “Cái con mắt quay vô nhìn cái bất động, ai bảo nhìn cái người chặt tre chi, họ chết kệ họ chứ, nhân quả họ chịu chứ sao mày lại lo cho nó là sao”, có phải không? Con rầy cái tâm con, con kêu nó vô bất động. Kêu con mắt nó quay vô nó nhìn cái tâm bất động của con, thì lúc nào con cũng phòng hộ. Cái ý nó không có niệm, thì con mắt nó có niệm. Con mắt nó có niệm của con mắt chứ.

Cái ý của con khởi niệm ở trong tâm nó khởi ra là do cái tàng thức của mấy con huân cái gì, nó nhớ lại. nó phóng ra. Đó gọi là ý thức. Còn con mắt của mấy con là nhãn thức thì nó thấy cái vật đó nó cũng biết phân biệt vật đó màu xanh, màu đỏ, màu vàng, con hiểu không? Nó chạy theo cái màu đó, màu này là thích còn màu đó là không thích, thì con bảo quay vô, ở đây không có thích thú gì hết. Con hiểu chưa? Đó là mình hằng ngày mình gom sáu căn của mình lại, chỉ ở trong cái bất động. Sáu căn gộp trong ý, còn con tu cái ý mà còn mấy căn kia không tu là không được.

6- PHÒNG HỘ MẮT TAI

(20:43) Tu sinh: Mô Phật bạch Thầy. Thí dụ như con nói khi là cái tâm mà quay vô thì mắt nó không có nhìn bên ngoài. Mà khi nó nhìn thì tâm nó không phân biệt, cũng không biết, phải không Thầy?

Trưởng lão: Mình phải biết chỗ bất động chứ. Con ngồi mà con không biết là nó coi chừng nó lặn vô Không mất rồi.

Tu sinh: Dạ con biết cái đó. Con chỉ đưa cái ví dụ như con ngồi đây. Hai cô huynh đệ ngồi đó, hai cô nói chuyện nói chuyện con. Tai con vẫn nghe nhưng mà tâm ý con không phân biệt, có phải vậy không bạch Thầy?

Trưởng lão: Nó cũng nghe, nó cũng biết hết chứ không phải là không nghe. Nhưng mà không theo người ta thôi.

Tu sinh: Dạ đó thì con không có duyên theo họ.

Trưởng lão: Không có theo, bởi vì mình cứ thấy cái tâm bất động của mình thôi. Mình nghe chứ không phải là lỗ tai điếc. Nếu mà mình không nghe tiếng người ta nói, thì thôi chọt lỗ tai cho nó điếc đi để rồi chứng đạo.

Tu sinh: Ý là tai con vẫn nghe nhưng con không có duyên theo mấy vị đó.

Trưởng lão: Mình không duyên theo, nghe hết, ai nói chuyện gì cũng nghe hết. Nhưng khi mà nghe tiếng động như vậy đó thì cứ kêu cái lỗ tai vô chứ để không nó nghe theo người ta nó phân biệt, hai người đó cãi lộn dữ tợn thiệt.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Đó, phải không? Hai người tranh luận với nhau thì khi bắt đầu mình nghe chứ gì. Đầu tiên, nó chưa có tập trung chú ý đâu. Nhưng mà cứ hai người này cãi lộn với nhau một hơi đó thì mình mới thấy người này luận hay quá, người kia dở, thua rồi. Lúc bấy giờ, cái tâm của con nó đã chạy theo ra ngoài rồi, tức là cái tai nó chạy theo ra ngoài rồi.

Vì vậy, lúc bấy giờ mà nghe tiếng động như vậy đó thì mình thường tác ý nhắc nó, bởi vì tiếng động luôn liên tục. Mình tác ý: “Tai phải quay vô nghe tâm bất động”. Mà còn nghe nữa thì “Tai quay vô nghe tâm bất động”. Chừng nào mà cái âm thanh đó nó không còn khởi nghe nữa. Chứ không phải ngồi đây mà con không có dùng pháp thì một lúc sau, âm thanh hai người cãi cọ đó sẽ lôi cái tâm con ra.

Cho nên con phải dùng cái pháp Như Lý Tác Ý đó để lôi cái tai con vô, mà phải tác ý. Cũng như bây giờ niệm này nó có thì con phải tác ý, niệm kia có thì cũng phải tác ý liên tục. Bây giờ âm thanh nó đang có tức là pháp trần nó có rồi, thì cái lỗ tai này nó sẽ bị phân tâm đó, nó sẽ bị theo đó. Cho nên con bảo: “Tai nghe vô tâm bất động, không được nghe ra ngoài”. Nhưng mà cái âm thanh nó vẫn còn có mà nó chưa phân biệt, chứ con ngồi làm thinh một hơi nó dẫn đi ra. Nó không dễ đâu.

(23:03) Tu sinh: Dạ bạch Thầy, trước đây, con tu không biết tu kiểu đó, nhưng mà con cứ dặn cái lỗ tai con là đừng nghe. Con đang ở bên ngoài thì con dặn mắt đừng có theo cái sắc trần ở bên ngoài thôi. Con chỉ dặn nó như vậy thôi chứ con không biết mà kêu vô.

Trưởng lão: Kêu vô, kêu vô chứ không phải không. Bây giờ nó có còn cái âm thanh đó là cứ kêu réo nó hoài chừng nào cái âm thanh đó không còn đó nữa thôi. Chứ còn cái âm thanh đó có, mình nói tai mình không phân biệt, mình không có nghe thấy. Chưa hẳn. Mình chưa có định được đâu, thì một hơi nó lôi đó.

Tu sinh: Dạ, nhưng rồi sau đó một thời gian con cứ kêu miết nó vậy thì sau thời gian đó thì con thấy nó có quay vô chút chút thôi. Ví dụ như có hai người đứng bên con nói chuyện, mà con đứng bên con không có duyên theo. Con vẫn nghe nhưng mà con không có duyên theo.

Trưởng lão: Không duyên theo, nhưng mà nhờ cái pháp Như Lý Tác Ý nó còn, chứ bỏ pháp Như Lý Tác Ý đó là nó không được rồi. Con phải thấy cái sự yếu đuối của mình nó chưa hẳn là. Cái pháp đó có cái lực mạnh lắm. Nó sẽ hút cái lực tương ưng. Lực tương ưng với cái lỗ tai nó hút với nhau, nó lôi đi như nam châm đó. Cho nên mình phải dùng pháp tác ý đó để ngăn cái lực hút của nó. Có pháp tác ý nó mới ngăn được, chứ không có pháp tác ý nó ngăn không được, không nổi đâu. Đừng nghĩ mình sẽ nghe mà không phân biệt đâu. Mình nói vậy chứ chừng một chút là nó sẽ bị hút đó.

Tu sinh: Dạ mô Phật.

Trưởng lão: Mình phải cảnh giác cao chứ.

Tu sinh: Dạ, lúc đó con không biết tu kiểu như Thầy dạy đó. Giờ thì Thầy dạy con, con tu có một mình.

Trưởng lão: Hễ nó im lặng, nó không có gì hết đó thì mình lo cái ý thôi. Nhưng khi xung quanh mình có cái gì xảy ra, âm thanh sắc tướng có cái gì xảy ra, thì mình phải phòng hộ hết, phải kêu vô hết. Nó không lo cái ý nữa, mà nó lo con mắt, nó lo cái lỗ tai. Lúc bây giờ, nó lo nó phóng chạy ra.

7- TẬP PHÁP THÂN HÀNH NIỆM CÓ TƯỞNG LỰC XUẤT HIỆN

Tu sinh: Dạ kính bạch Thầy, hôm qua con nghe Thầy dạy pháp Thân Hành Niệm. Có người đi như vậy, họ có cái tưởng lực, họ cũng trị hết bệnh. Con đang lo ngại, con không biết làm sao. Trước đây con tu, con cũng lọt vô tưởng. Con tu pháp gì của công án của Thái Tông (con không nghe rõ là Thái Tông, Thế Công…​) đó Bạch Thầy, con cũng lọt vô trong tưởng đó một thời gian rồi con buông. Con buông cũng khó khăn lắm, con đập, con phá dữ lắm nó mới buông được cái đó. Sau một thời gian, nó không còn nữa thì con lên đây tu pháp của Thầy. Thầy dạy cho con pháp Thân Hành Niệm để con đi trong mười lăm ngày. Con nói hai mươi ngày nhưng thật sự con đi có mười lăm ngày thôi, còn năm ngày sau là con cứ chơi chơi vậy thôi. Con ngồi nhiều hơn chứ không có đi. Nhưng mà con hết đau bệnh, nhưng không còn bệnh chi nữa hết. Ngày hôm qua con nghe Thầy nói là con cũng sợ, không biết mình có lọt vô trong cái tưởng đó hay không, mà Thầy lại nói như vậy nên con đang lo ngại.

(25:54) Trưởng lão: Khi mà tập pháp Thân Hành Niệm thì bao giờ nó cũng có lực tưởng xuất hiện. Đó bởi vì ý thức của mình, vì hành động của thân mình ức chế cái ý thức của mình, không có còn khởi niệm được, thì tưởng thức nó phải hoạt động. Tưởng thức nó hoạt động trên thân hành thì nó phải có cái lực đẩy. Mình dở chân lên, sao nghe cái chân nó nhẹ nhàng quá, nó đẩy lên như vậy, đưa tới nó đẩy tới, đó là cái lực đẩy của tưởng. Nhưng mà mình không chấp nhận cái vấn đề đó, đẩy hay không đẩy, kệ nó. Chỉ biết rằng “Dở chân lên” thì mình dở chân lên, “Đưa chân tới” thì đưa chân tới, “Để chân xuống” là để chân xuống, cứ theo cái lệnh để mình tu thôi. Còn cái lực đẩy không quan trọng, không chú ý, chứ không khéo “Cha, cái tâm của mình tu nay có lực dữ nha” thì bị nó rồi đó.

Tu sinh: Dạ, không. Bữa hôm trước con tu con bị như vậy, con có trình cho Thầy rồi đó. Con mới đi có một vài lần sao tự nhiên cái chân của con nó đẩy vậy cho nên con sợ quá.

Trưởng lão: Tác ý, tác ý xuống: “Tao không chấp nhận mày đâu, ở đây chỉ biết có Thân Hành Niệm. Lệnh đâu thì hành động đó, chứ không được có một cái gì thay đổi vô đây”. Hiểu vậy là mình tu tập pháp Thân Hành Niệm. Mục đích của mình để giúp phá đối tượng hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng nhưng mà nó sanh ra cái này. Có nhiều người sanh ra, bắt đầu từ cái tưởng lực này, nó đi đến cái tưởng lực khác. Sau một thời gian tu tập tưởng lực này, nó có mà họ không biết phá nó. Họ lại thấy nhẹ nhàng, đi mà như đi khơi khơi ở trên hư không vậy đó. Thì bắt đầu pháp tưởng nó ra, người này sẽ thuyết giảng nói tùm lum tà la hết, bị pháp tưởng rồi. Nó từ đó, nó đi đến ý thức của nó, nó triển khai cái pháp tưởng của nó. Nó thấy nó hay ho, bởi vì hầu hết là các vị tu mà ức chế cái ý thức của mình rồi thì cái tưởng nó hoạt động. Cái tưởng nó hoạt động thì pháp tưởng nó sẽ theo đó nó ra.

Cho nên bây giờ mình dùng pháp Thân Hành Niệm là mình đi trong cái thân hành của mình, là ức chế ý thức chứ gì. Ý thức không có niệm thì nó mới có tưởng đó, chứ còn niệm làm sao có được, phải không? Con thấy không? Mà khi mà nó hết niệm rồi, nó có cái lực đó, thì lúc bây giờ cảnh giác coi chừng nó sanh ra pháp tưởng đó. Nó sinh ra pháp tưởng, nó có sáu cái tưởng của người ta mà. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là sáu cái tưởng của con người ta mà.

8- KHÔNG DÍNH MẮC TƯỞNG LỰC

(28:11) Phật tử: Thưa Thầy, thường thường nếu mà mình thấy nó có một cái lực nó đẩy đi. Khi mình chưa có ra lệnh mà nó đẩy rồi, có phải là mình biết sai rồi, là mình bị tưởng sai rồi?

Trưởng lão: Nó không sai, nó đúng pháp, nhưng mà vì mình đã nhiếp phục được ý thức của mình. Ý thức của mình không có nghĩ ngợi nữa, nó không khởi niệm nữa. Nó không sai nhưng mà mình bị dính mắc nó.

Phật tử: Dạ, ý con thắc mắc, sai đây không phải là sai (sai trong đúng sai) mà sai là sai khiến đó, tức là mình bị cái tưởng nó sai khiến. Thay vì ý thức mình ra lệnh, biểu mình bước tới, mà mình chưa có bước tới mà nó đã bước tới rồi. Con nói như vậy …​

Trưởng lão: Không phải con. Khi mà mình dùng cái thân hành của mình, mình điều khiển bằng pháp tác ý, “Dở chân lên đưa chân tới, hạ chân xuống”. Mình bảo đâu thì thân mình nó làm theo đó. Nhưng bây giờ khi mình bảo: “Dở chân lên” thì cái chân mình dở thì nó có cái lực đẩy nó nhẹ nhàng.

Phật tử: Dạ, dạ.

Trưởng lão: Phải không? Mình cũng dở chân theo cái lệnh của mình nhưng nó nhẹ nhàng, còn hồi đó muốn dở cái chân nghe nó nặng, mình phải dùng cái cơ của mình dở nó, nghe nó nặng nề, phải không? Rồi bắt đầu nghe nó nhẹ nhàng như vậy, rồi nó càng nhẹ thì nó lại …​ Thí dụ như mình ra lệnh thì cái chân của mình nó theo cái lệnh đó mà nó bước đi. Nó làm như là nó không chấm đất nữa. Nó nhẹ nhàng. Cái lực đó là do ý thức của mình nó bị dừng trên cái pháp nó đi rồi, thì cái tưởng thức nó phải hoạt động. Nó hoạt động thì nó thực hiện qua cái lực đó chứ không có gì, cho nên nó không có sai. Nhưng mà vì mình mê, mình đắm đuối đó, tức là tâm mình nó sanh ra “Trời, nay tu ngon rồi, có lực” thì cái này là mới chết.

Do đó, bây giờ mình ngăn chặn nó đi, “Tao không có chấp nhận mày đâu. Tao sai là cái thân phải làm theo tao, tao không cần cái nhẹ nhàng này đâu. Tao không cần mày đi như trên hư không đâu”, mà phải nói trước với nó. Mà khi nói trước tức là nó biết mình không có chấp nhận nó, thì lần lượt nó sẽ bình thường. Chứ mình chấp nhận nó là nó khoái lắm chứ. Khi mà cái tâm nó thích thú rồi thì nó lại phát triển luôn. Nó ăn hay thua là ở chỗ cái dục. Nó làm gì, mình không dục nữa thì mình ly nó. Ý thức của mình tác ý để cho mình ly những cái trạng thái đó. Nó làm cho mình không đắm đuối, không chấp đắm, không dính mắc. Vậy là con tu đúng.

(30:21) Tu sinh: Bạch Thầy hồi trước con tu công án Không của Thầy Triệu Châu. Con tu mấy năm, tự nhiên con lọt vào cái Không. Con không biết làm sao, tại vì không có Thầy chỉ, không có ai chỉ hết. Con theo Thầy Duy Lực chứ con không theo ai hết. Con có đọc sách của Ngài thiền luận Suzuki đó bạch Thầy. Con tu, con lọt vô trong đó. Tới chừng nó quá rồi thì con không biết làm sao nữa. Con tự con đập, con phá quá chừng.

Trưởng lão: Chứ không khéo nó lọt ở trong Không chết luôn ở trong đó.

Tu sinh: Dạ, có bữa Phật tử họ đến, họ hỏi con: “Sao giờ này mà sư cô chưa có cơm nước gì hết?”. Thường thường là con cứ theo giờ của Thiền viện là mười một giờ kém mười lăm là con đã đi cúng ngọ rồi. Bữa đó mười giờ rưỡi rồi mà con không có làm gì hết. Con cứ ngồi không là nó lọt vô trong cái tưởng rồi đó. Mấy vị mới thấy tới hỏi con vậy, hỏi cái gì, con cũng cứ “không” riết. Con không nói gì, con cứ “không, không” vậy đó. Cho đến chừng mấy vị cứ ngó vô mặt con, không biết làm sao mà nói đi nấu cơm nha, trưa quá rồi con không ăn nữa. Thành ra con cũng cứ giới giữ, con nói “Giờ này hết ngọ rồi, cô không ăn nữa, dẹp đi không ăn nữa”.

Trưởng lão: Thầy nghe con nói không ăn cơm là Thầy biết nó lọt trong Không rồi. Không đói, không còn thấy đói, không còn muốn ăn nữa, thì đó là nó lọt trong Không rồi.

Tu sinh: Phật tử sợ quá, rồi họ về. Họ ở miết với con tới chiều họ mới về, bốn giờ họ về. Họ về rồi đến qua ngày bữa sau con cũng không đói nữa. Cho đến trưa bữa sau, con nói bây giờ tu kiểu này không có Thầy nữa thì chắc mình chết quá. Con xách cái bàn bằng cái bàn này mà bằng gỗ, con để đó ngồi. Cái thất con cũng nhỏ. Con lấy quyển sách Thiền luận Suzuki, con đọc một hồi. Con xin lỗi Thầy với quý vị, con lấy cái thân con đập xuống bàn cái rầm, “Thôi dẹp cái Không này lại đi, không có tu nữa, không có Thầy chỉ, thôi dẹp lại đi”. Con nói vậy đó, nhưng mà nó không dẹp được bạch Thầy. Nó lún vô trong đó rồi, khó dẹp quá. Con mất mấy tuần luôn đó Thầy, rồi con mới bung ra được.

Cho nên sau này con nói con tu cái gì, con lên Thầy là tại vì con nghĩ Thầy là ông Phật tại thế rồi. Thầy là Thầy con, Thầy ở bên con, Thầy dạy chỉ cho con, cho nên con không sợ. Chứ thật ra con đi đâu con cũng sợ lọt vào trong cái tưởng Không đó là con chết luôn, thành ra con sợ quá. Hôm qua con nghe Thầy nói vậy, con cứ lo, không biết mình có tưởng hay không? Mà chữa bệnh chỉ có trong vòng hai mươi ngày là hết trơn mấy cái bệnh như thế này. Con lên trình với Thầy, thưa Thầy hỏi thử sao?

(33:00) Trưởng lão: Trên cái pháp mà bất động tâm đó, tự nó phục hồi cái cơ thể của mình. Khi có những bệnh tật gì nó cũng hết. Mà cái pháp Thân Hành Niệm nó cũng tự phục hồi thân. Khi mình ôm pháp mình tu tập đúng cách rồi, từ đó nó có những bệnh gì thì nó đẩy lui ra hết, nó phục hồi cái thân nó không bệnh. Tự cái pháp đó con. Cho nên nó là pháp đuổi bệnh mà. Đó là mình tu đúng, còn mình tu sai thì nó sanh tưởng, thì nó sanh bệnh.

9- TU ĐÚNG HƯỚNG DẪN KHÔNG TỰ KIẾN GIẢI

Tu sinh: Bạch Thầy, con còn một cái sai nữa là ngày hôm nay, mới hồi trưa đây. Trước đây nó ở ngoài kia, nó cũng sai khiến con làm người mà không được với nó. Nó biểu con đừng ăn đó Thầy?

Trưởng lão: Đúng rồi, đúng là thầy của con, nó ở trong bụng con. Nó mới biểu con đừng ăn.

Tu sinh: Con nói “Không! Hồi xưa là không có Thầy, ta không có minh sư để chỉ dạy pháp của Phật. Bây giờ ta có ông Phật trụ tại thế rồi, Phật ở bên ta, ta ở bên Ngài đó. Ta theo bên Phật chứ ta không có theo tà ma ngoại đạo nữa. Tụi bây đi đi, ta không có đi đến, không có theo nữa đừng có đến với ta nữa”. Con la, con rầy lắm, mà cứ lâu lâu hắn trở lại. Con không biết làm cách sao để cho nó hết. Hồi trưa đó, con không có Thầy, chắc con cũng nhịn quá.

Trưởng lão: Bởi vì nói chung là những cái kiến giải, những cái huân tập, những cái pháp đó sẽ sống lại, tự ở tâm mình nó nhắc mình tu cái đó để làm cái đó. Bởi vì nó đã nghiên cứu, đã thấy người ta đã ca ngợi nó sẽ giải thoát như thế này thế khác. Nó đã huân ở trong tâm trong tâm trí của con. Bây giờ nó sống lại, coi như nó làm thầy con đó. Cái tâm của con nó làm thầy con. Cho nên đó là do cái sự tu tập của con. Bây giờ thầy dạy con phương pháp Như Lý Tác Ý: “Tâm bất động thanh thản”. Bắt đầu nó ngồi bất động một hơi rồi nó nghĩ, nó ngó cái gì đó, rồi nó sanh ra “Ờ phải làm như vậy”. Thành ra tự mấy con kiến giải rồi mấy con tu trật pháp.

Tu sinh: Dạ thưa Thầy.

Trưởng lão: Nó tự nó, tự con người của mấy con. Bởi vậy Thầy nói người nào chưa có rớ pháp nào tu hết, chưa có đọc kinh sách nào hết, thì Thầy dạy mau. Mà hầu hết là những người mà về đây, trời ơi đọc kinh sách đủ thứ hết. Trong đầu của họ nó đủ pháp ở trong đó hết. Nó không có một cái pháp nào mà họ không nghiên cứu.

Vì vậy mà Thầy dạy vậy, chứ họ tu thời gian sau, họ kiến giải ra. Họ kiến giải qua cái sự hiểu biết của họ đó, theo cái cách thức họ nghĩ ra làm như thế nào để cho cái vọng tưởng đừng có, dừng lại để không có khởi niệm thôi. Cái mục đích họ nghĩ vậy đó mà. Rồi họ tính kiểu này, kiểu kia. Mà khi mà đã đọc rồi, họ tính kiểu này, làm như vậy là hết. Mà mục đích Thầy bảo: “Dẫn tâm vào đạo, tác ý, tâm bất động, thanh thản, an lạc” cũng là không vọng tưởng chứ gì. Vậy thì mình làm hết vọng tưởng thì cũng y vậy chứ gì. Nhưng mà không ngờ đi lạc pháp khác.

Còn bây giờ Thầy nói chỉ cái pháp của Thầy dạy: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi bắt đầu mình cứ ở trong cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự được bao lâu có niệm thì tác ý nữa, có niệm tác ý nữa. Cứ tác ý đó thôi, đừng có nghĩ ra cái pháp khác mà ức chế nó, rồi nó nguy hiểm. Các con hiểu chưa?

Rồi bây giờ, khi mà mấy con tu được cái ý rồi, Thầy mới dạy mấy con tu con mắt, cái lỗ tai. Như hồi nãy giờ Thầy bảo mấy con lôi nó vô chỗ tâm bất động, nghe chỗ tâm bất động đó là tu con mắt, lỗ tai. Rồi tu cái cảm thọ nữa mấy con. Bây giờ cái ý dạy mấy con chưa làm được, mà dạy con mắt, lỗ tai nó lộn xộn đủ thứ, phải không? Mấy con hiểu chưa? Thầy dạy từng phần, từng phần, nhưng mà Thầy thấy mấy con bị phóng dật quá cho nên buộc lòng Thầy phải nói ra chứ còn Thầy không có dạy trước mấy con. Dạy trước mấy con nhiều quá rồi mấy con không biết đâu mà tu. Cho nên bây giờ về, con cứ tu cái ý thôi. Con mắt, lỗ tai khoan tu đã.

Tu sinh: Dạ mô Phật.

Trưởng lão: Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ cứ ngồi đây mà nhìn cái tâm bất động. Trong khi tác ý như vậy thì thấy cái hơi thở ra, hơi thở vô. Rồi nhìn cái tâm bất động chứ không phải nhìn hơi thở. Tu bây nhiêu đó thôi, tập cho thuần thục được 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ mà tâm được bất động, nghĩa là suốt cái thời gian đó, mà chỉ có tác ý lần đầu tiên, mà nó vẫn bất động kéo dài hoài mà không có tác ý nữa, thì đó là thành công. Còn khoảng thời gian chừng 5 phút, 3 phút đó mà có một niệm khác thì tác ý, có một niệm khác thì tác ý nữa. Vậy thì chưa thành công đâu. Đó là đang tu.

Rồi bắt đầu bây giờ đó, mấy con tu tác ý như vậy đó khoảng 30 phút, 1 giờ, hoặc 2 giờ, 3 giờ, nó không có cái gì hết. Lúc bây giờ, nó xảy ra điều gì đó, thì chừng đó Thầy sẽ trợ giúp mấy con trong cái trạng thái bất động. Nó có chứ, bất động nó đâu có chịu dễ với nó đâu. Nó đâu có phải im lặng cho mấy con bất động hoài đâu. Nó vô nó quậy phá đủ thứ.

Dạy mấy con bây giờ tu tới chỗ đó rồi, nó phải có những cái khác. Mà có những cái khác mà tự mấy con kiến giải là mấy con đâu có biết đường đi. Cho nên đức Phật nói mình phải thân cận thiện hữu trí thức là một cái người tu chứng, người ta mới biết cách. Còn mình cứ tự mình đi đó, mình có chứng chưa mà mình dám vẽ đường mình đi. Thân mình chưa có tu chứng mà mình vẽ đường mình đi thì mình đi trật làm sao. Chỉ có người tu chứng thì người ta mới biết trạng thái đó là tiến tới, hoặc là trạng thái đó là dừng lại, không được đi qua cái ngã này trật. Người ta bắt mình dừng lại, mà giờ con chưa có tâm bất động mà dạy tới nữa thì làm sao được.

(38:39) Tu sinh: Bạch Thầy, cái hồi nãy mà con trình bày với Thầy là cái trước ngày con tu đó bạch Thầy. Còn từ khi mà con tu như con đã trình với Thầy hôm trước, con thưa Thầy một chút, thì con được ở một cái chỗ mà con ngồi. Ví dụ như Thầy cho con 30 phút thì con tu 30 phút. Con tu nó không có một cái vọng niệm gì hết, cũng không có hôn trầm, thùy miên gì hết. Con tu được cái đó thì không có bị cái gì, chỉ có lâu lâu như khi trưa ngày nay con mới bị cái đó thôi. Cứ lâu lâu thì mới bị lại vậy thôi, rồi con mắng con đuổi hắn đi mất vậy thôi.

Trưởng lão: Nhưng mà con dùng pháp Như Lý Tác Ý mà tu, đừng có dùng cái pháp khác, để biến pháp Như Lý Tác Ý trở thành ý thức lực. Sau này nó sẽ trở thành Tứ Thần Túc đó mấy con. Mình phải tác ý thì nó sẽ thành.

Tu sinh: Nếu mà nó đến thì con sẽ dùng pháp Như Lý Tác Ý con đuổi nó.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử: Dạ Thầy, con có chị Minh Huệ có hỏi một câu hỏi. Ví dụ như có khi mình bệnh hoạn, mệt mỏi trong người, mình không có ngồi được, mình nằm. Mình nằm, rồi nhắm mắt lại thì thường thường là cô hay quay về cái hơi thở. Nhưng mà khi cô nằm nhắm mắt để mà cô lại cô quay (về hơi thở) thì cô lại cảm thấy cái bụng cổ phình lên xẹp xuống.

Trưởng lão: Tức là trụ lại ở hơi thở ở chỗ cái cơ bụng.

Phật tử: Rồi lại cái lồng ngực, cô cũng cảm thấy lồng ngực như vậy. Vậy làm sao mình phá nó Thầy?

Trưởng lão: Phá nó tức là mình phải nhắc: “Thấy hơi thở ra vô trên mũi”, cứ kêu hoài, cứ tác ý hoài thì nó làm sao nó trụ ở đây được. Con cứ để yên, con cứ cảm nhận, có phải không? Khi nào thấy cái hơi thở ra vô mà con cảm nhận thì đây là xong. Còn hễ khi mình yên lặng mà mình thấy hơi thở ra vô, rồi bắt đầu nghe cái cơ mình nó lên xuống, lên xuống thì mình tác ý nữa. Tác ý làm động nó để nó đừng có bị trụ đó.

Cái trụ đó thì không được, tại vì mấy người này đã trụ ở cơ bụng, ở ngực mình lâu rồi. Mình xả nó bằng cái pháp tác ý của mình, tác ý bảo: “Biết hơi thở ra vô”. Cứ vậy mình nhắc “Biết hơi thở ra vô chỗ mũi, chứ không được trụ ở bụng, ở cơ bụng, ở ngực”. Cứ nhắc nó hoài vậy thì nó làm. Con tác ý.

Phật tử: Dạ, con cám ơn Thầy.

10- THƯA HỎI Y ÁO

(41:09) Tu sinh: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy, Thầy có dạy con là tu chỉ có ba y một bát thôi, thì con cũng vâng theo lời Thầy, ba y con cũng có vậy thôi, con buông hết rồi. Vậy con xin lỗi Thầy, con cứ nghĩ là tất cả đồ con buông hết vậy chỉ còn có ba bộ đồ thôi. Cho nên mục đích con lên đây để con trình với Thầy, Thầy hoan hỷ cho con đổi y có được không?

Trưởng lão: Được chứ, không có gì đâu con. Cái y của con, cái y móc này đó, thì ở bên Đại Thừa là y thượng ở ngoài đó, còn cái áo tràng của con là cái y trung. Nhưng mà sự thật ra là một người là có hai bộ đồ ngắn, một áo tràng dài và cái y là đủ. Còn bây giờ mà qua người Khất sĩ họ cũng có hai bộ đồ ngắn, rồi y thượng của họ chỉ có một cái thôi. Đó là ba y một bát. Ba y một bát để khi mình tắm giặt, thì mình thay bộ đồ mới. Chừng nào rách, hai bộ đồ ngắn của mình nó rách đó, thì mình sẽ xin một bộ đồ khác. Còn nó còn thì thôi, nhất định là không nhiều. Chỉ hai bộ đồ ngắn với một cái áo tràng, với một cái y thượng. Mà đổi cái y vấn đó, con có biết vấn nó không? Y móc thì dễ lắm, chứ y vấn thì nó phải học.

(42:24) Tu sinh: Bạch Thầy thì hôm trước con có trình với Thầy rồi, là mục đích của con là vì con trước đây tu theo Hòa thượng Thanh Từ đó Thầy, nếu mà Ngài có tịch thì Thầy cho con về để đảnh lễ nha Thầy. Con thấy lúc này con tu thì chắc con không đi, chắc Thầy không cho con đi đâu, nhưng con cũng không muốn đi để làm cái gì. Mà sau này nếu con có duyên sự đi đâu thì con xin Thầy hoan hỷ cho con bận đồ này con đi. Tại vì chánh pháp của Phật mà Thầy đã (dựng), khi mà hưng thịnh thì con không mặc đồ này, con mặc đồ kia con đi chứ con không mặc đồ chiền này. Nhưng trong lúc như thế này thì Thầy hoan hỷ cho con có được không bạch Thầy?

Trưởng lão: Nếu con bây giờ mặc đồ này thì cứ lo tu đi. Con đi ra, đi vô hoặc này kia thì cái đồ này tiện. Còn khi mà đồ Khất sĩ đó, đồ Khất sĩ cũng tiện lắm đó mấy con. Nó chỉ có cái áo, bên nữ nó có cái áo tràng dài với cái bộ đồ ngắn mặc ở trong người, rồi nó choàng cái y lên, chứ nó cũng không có cái gì mà mới mẻ. Cho nên khi đó đừng có choàng y thượng vô thì mặc áo tràng dài màu vàng đó, họ đi đường thì cũng được như thường chứ không có gì khó khăn. Nó gọn hơn là y thượng. Cho nên được chứ không phải không. Nhưng mà con hiện giờ con lo tu đi, đừng có lo ba cái y áo này.

Tu sinh: Dạ, con nghĩ là ví dụ mà mỗi lúc mà Thầy về đây để cho chúng con gặp Thầy, thì tiếp sư cô hết con bận cái áo tràng con sợ thất lễ với Thầy.

Trưởng lão: Bây giờ thì con có cái áo tràng dài vàng không?

Tu sinh: Dạ, con có cái áo tràng như thế này thôi.

Trưởng lão: Không được, cái áo tràng vàng chứ còn cái này thì đâu có được. Mà vấn y thượng vô, nó lòi ra, coi sao cho được con. Vì vậy nó phải có cái bộ đồ ngắn màu vàng. Để cho mình có toàn bộ, con phải sắm hai bộ đồ ngắn màu vàng và một cái áo tràng màu vàng, nó không có rộng tay lắm, nó nhỏ nhỏ chứ không có rộng tay như áo con. Con sẽ có cái y thượng thì coi như con là Khất sĩ rồi, có bao nhiêu đó là đủ. Còn đồ này đó có ai theo Đại Thừa thì cúng dường cho người ta đi.

Tu sinh: Con cúng hết rồi Thầy. Con chỉ ba y thôi.

Trưởng lão: Khi nào mà Hòa thượng mà có tịch đó thì cứ mặc Khất sĩ về, nói bây giờ tôi thuộc về Khất sĩ rồi mà.

Tu sinh: Hòa thượng có rầy con không ạ?

Trưởng lão: Không Hòa thượng không rầy đâu, còn mừng nữa. Trời nó theo Khất sĩ, nó giữ được hạnh ba y một bát còn hơn Đại Thừa rồi chứ. Hòa thượng còn mừng nữa chứ đâu phải đệ tử Hòa thượng không có Khất sĩ ở trong đó đâu, có.

Tu sinh: Dạ, có Lạc Hạnh là Khất sĩ, bạch Thầy.

Trưởng lão: Bởi vậy hồi mà Thầy lên Tu viện Thầy tu đó, sau khi mà ba tháng hạ với Hòa thượng rồi. Thầy đi ra hai ông Khất sĩ dẫn Thầy đi chứ ai.

Tu sinh: Dạ, mô Phật, bạch Thầy, đồ này bây giờ con sắm ở đâu và sắm làm sao vậy Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ coi như thành phố nó bán đồ vàng thiếu gì. Đồ đạc rất nhiều, mua nó không có gì khó. Còn không thì sự thật ra theo Thầy thấy cô Út ở bên đó cô mua nhiều lắm. Cô để cho tu sĩ, người nào muốn mặc, cô cho.

Tu sinh: Con không dám về bên đó đâu Thầy.

Trưởng lão: Đâu có gì mà sợ, không có đâu con, không có gì mà sợ. Thầy nói tự nhiên có gì đâu. Nói ở bên đây nắng quá, cô Út cho tôi qua bên đây tôi tu cho nó mát một chút. Thì cô Út cho liền, có gì mà sợ.

Tu sinh: Dạ không.

Trưởng lão: Mà con muốn mặc đồ Khất sĩ thì hãy sắm đồ Khất sĩ mặc, không có gì đâu. Rồi những người nào mà biết thì Thầy sẽ nói với người đó để người ta biết, người ta hướng dẫn cho con mặc. Chứ còn người nam thì nó dễ, người nam thì Thầy chỉ đến, Thầy hướng dẫn cho cách thức vấn, rồi đắp của cái y thượng như thế nào. Vắt, vấn, đắp của y thượng, nó có cái ba cách của nó thì Thầy sẽ dạy được. Còn con, Thầy giao cho mấy cô đó dạy về ăn mặc.

(46:47) Phật tử: Dạ, con xin phép để con sám hối với Thầy, tất cả từ những ác nghiệp từ vô lượng kiếp từ khi mà con biết được chánh pháp con biết được nhân quả. Con mới biết quay về với đạo Phật để xin Thầy chứng minh cho tật xấu của con.

Trưởng lão: Thầy chứng minh cho con, ráng mà buông xả tu tập nha con.

Phật tử: Dạ, thưa Thầy, khi mà đọc các kinh sách của Thầy đó, thì con có tác ý là: “Đời này là đời chót, con không có muốn tái sanh nữa”. Thì con bắt đầu là con tập ngăn ác, diệt ác. Nhưng mà cái thô đó thì nó còn rất là nhiều chuyện, mà nói tới thực tế. Dạ, thì con cứ tiếp tục làm như vậy có được không vậy Thầy?

Trưởng lão: Đúng rồi con, cứ tiếp tục, tiếp tục ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện thì mình sống trong cái trạng thái thiện, nghe không? Cho nên cố gắng tiếp tục, rồi ước nguyện cho con một đời nay để thực hiện được sự giải thoát, để chấm dứt không còn tái sanh luân hồi nữa, không còn cái đời sau nữa. Con cứ nỗ lực tu tập, tìm mọi cách xả bỏ hết để mà thực hiện cho được con, thực hiện cho được, thì trong đời nay con sẽ làm được. Nó không phải khó đâu. Con quyết tâm, nghe lời Thầy đúng, con xả hết, bỏ hết, không có cần để những cái gì trói buộc mình hết. Lúc bây giờ đó thì với tư duy, suy nghĩ, tri kiến giải thoát của mình, nó giúp cho mình thấy cái tâm mình thanh thản. Lúc bấy giờ đó, nếu có đủ duyên thì con về đây con sẽ tu tập, Thầy sẽ cho một cái thất, Thầy sẽ dạy dùng cái pháp Như Lý Tác Ý để mà giữ tâm của mình. Bắt đầu giữ cái ý thức của mình được rồi thì Thầy sẽ bảo mấy con giữ tai, giữ mắt của mình, sáu căn của mình. Bắt đầu giữ được thì nó vào bất động, thì nó không lâu, nó đơn giản chứ đâu phải khó mấy con.

11- KHI CHẾT TIẾP TỤC TU TRONG TƯỞNG

(48:39) Phật tử: Con thưa Thầy, một lần khác mà các huynh đệ ở bên Brisbane đó có hỏi Thầy qua là: khi chết không nên thiêu mà là chôn. Ở chỗ tụi con nếu đem chôn thì tốn tiền nhiều quá, mà thiêu thì nó đỡ cho con cái của mình. Nhưng mà nếu mình còn ngũ uẩn thì khi nào nó mới tan rã? Có lần Thầy giảng cho con qua điện thoại là nó muội lược nhân quả chỉ cần 24 tiếng đồng hồ thôi đó. Thì bây giờ xin Thầy giảng rõ cho tụi con hiểu?

Trưởng lão: Thầy có, nói chung là Thầy có trả lời cho cái bức thơ mà mấy con hỏi Thầy đó. Thì về cái vấn đề mà thiêu hay là chôn là do nó như thế này. Bởi vì khi mấy con mà tu tập mà muội lược nhân quả, nó còn có phân nữa thôi thì nó không có tái sanh được đâu. Con hiểu không, nó không tái sanh. Bởi vì mọi người người ta còn tham, sân si mười mà con còn có năm, con hiểu chỗ đó không? Mà khi con tu đó thì con phải giảm tham, sân, si chứ. Con phải hiểu cái chỗ nó muội lược tức là nó giảm xuống, nó không phải như người ta, nó khác rồi. Cho nên lúc bây giờ mà chết đó, thì mấy con nên nhớ rằng khi mà nó tắt thở rồi nhưng mà nó không hoại diệt cái thân con đâu, bởi vì nó đang ở trong cái giấc chiêm bao. Con có chiêm bao, con có biết không? Chiêm bao đó là tưởng con chiêm bao, chứ không phải là ý thức con chiêm bao được đâu. Cái tưởng nó hoạt động trong cái giấc mộng con, con hiểu không?

Cho nên bây giờ con đang tu tập, con đang tiếp tục tu ở trong cái giấc mộng. Thân con nằm đó, con nằm đó. Bây giờ con rờ trong cái thân con khi mà chết rồi đó, khi mà cái thân con chết rồi, thì người ta rờ cái thân con còn cái chỗ nào ấm thì không được tẩm liệm. Để nằm trên giường giống như người bệnh, người đó đang tu. Bởi vì con biết cách thức con tu, con quen rồi, thì trong khi chết con vẫn nương vào cái chỗ pháp tu con tu, chứ đâu phải con nương vào chỗ cái tâm tâm ham muốn cái này cái kia đâu mà tái sanh đâu, có phải không? Do đó thì cứ để con ở trong cái phòng đó, để nằm trên giường đi.

Còn nếu mà lạnh, nếu toàn thân con lạnh, mà con đã tu là muội lược được cái tham, sân, si con, con biết mà, con hiểu không? Thì dặn gia đình cứ để nằm đó đi, không có hôi thúi, không có hoại diệt đâu, không cần chôn đâu. Sự thật ra cái thân của con nằm đó chứ nó không có hôi hám, nó không có gì hết, nó không có hoại, nó ngủ, nó giống như người ngủ vậy, nó ngủ nó không thở. Còn người ta ngủ người ta thở, còn con chết rồi nó không có thở, nhưng mà nó ngủ. Nó đang bị cái tưởng hoạt động cho nên nó phải bảo vệ cái thân nó không hoại diệt. Cái đầu nó mà hoại diệt rồi thì cái tưởng nó cũng hoại diệt theo.

Thân Ngũ Uẩn con có thấy: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ngũ Uẩn mà! Mà cái sắc nó hoại diệt tức là cái sắc nó chết rồi, có phải không? Thì cái ý thức nó không có hoạt động thì cái tưởng thức nó đang hoạt động thì cái thân này nó không có hoại được. Nó đang hoạt động mà, nó đâu có hoại được. Cho nên cứ để cho người ta cứ ngủ chiêm bao, để mà người ta tiếp tục người ta tu. Khi nào mà con thấy cái thân này đó bầm xanh lên hết thì đem chôn hoặc đem đốt. Lúc đó đốt được rồi, bởi vì nó đã bầm xanh lên hết rồi. Còn mà nằm đó giống như một người ngủ, nó bình thường thì cứ để đó đi. Còn khi nào mà thấy nó xanh, nó bầm xanh hết thì đem cho vô quan tài chôn hoặc cho vô quan tài đốt. Bởi vì bên con không có chôn, chôn nó tốn hao, phải không?

Phật tử: Nhưng mà đâu ai dám để nằm vậy.

Trưởng lão: Sợ hả? Trời.

Phật tử: Dạ không phải, tại cái luật.

Trưởng lão: Cái luật nó không cho hả?

Phật tử: Dạ cái luật là nó chết, kể như cái người đó chết rồi, nó không cho mình để. Mình xin đó thì họ chỉ cho mình tối đa một, hai ngày là nhiều lắm.

Trưởng lão: Nhưng mà mình, nhưng mà mình biết là mình là người tu trong gia đình rồi thì mình báo làm chi. Coi như người đó đang ngủ, ai bảo đi báo, có phải không?

Phật tử: Nhưng mà không báo là phải ra tòa đó Thầy.

Trưởng lão: Thì khi nào mà người ta thấy cái người đó mà chết thật sự đó, nó xanh. Bây giờ Thầy nói có người, người ta có thể người ta tắt thở rồi, nhưng rờ trên thân người ta còn nóng đem chôn? Đâu có được.

Phật tử: Như vậy con thưa Thầy con thấy như vậy tức là thật sự nói chết mà chưa chết tại vì còn một cái tưởng nó đang hoạt động.

Trưởng lão: Nó đang hoạt động, nó chưa chết.

Phật tử: Chưa chết hẳn.

(53:07) Trưởng lão: Còn người chết hẳn thì mấy con thấy, đầu tiên họ, cái người chết rồi đó họ không thở đó. Mấy con tắm rửa này kia, mấy con để, cái da mặt họ bắt đầu nó trở lại hồng hào con. Rồi bắt đầu con cứ để, bởi mấy con không dám xem mấy người chết, cho nên mấy con không biết. Mấy con khi đó là mấy con thấy nó từ từ…​ Khi mà hồi chết thì nó xanh, sau đó tắm rửa rồi để lại nó hồng hào trở lại mấy con. Nó hồng hào bởi vì nó chưa hoàn toàn hoại diệt cái thần kinh của nó đâu, cái hệ thần kinh nó chưa hoại diệt, nó đang hoạt động trở lại cho nên nó hồng hào trở lại. Nhưng mà nó không phục hồi được cái thở của nó, cho nên nó phải chết luôn.

Vì vậy mà có nhiều bác sĩ người ta khéo lắm đó con, người ta rờ còn được cái hơi ấm, người ta hô hấp làm cho nó hoạt động trở lại. Cái phổi hoạt động lại, người ta sống lại được đó con. Còn mình không biết, mình thấy chết rồi. Thôi giờ hết thở rồi thì để nằm đó, rồi thấy nó hồng hào lại. Trong khi hồng hào đó là con hô hấp lại, là nó sống lại đó. Bởi vậy Thầy biết rất rõ cái vấn đề này, cho nên khi mà chết rồi, mấy con đừng vội, đừng vội chôn. Mấy con biết mình biết pháp Phật rồi. Bởi vậy đức Phật nói: “Chúng ta đang ở trong cái cõi Trời mà chúng ta tu”. Nhưng mà sự thật cõi Trời là cõi tưởng. Ba mươi ba cõi Trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri. Cho nên chúng ta ở trong cõi tưởng, tức là tưởng nó hoạt động trong chiêm bao đó. Cho nên lúc bây giờ đức Phật dặn đừng có đem thiêu, đừng có đem chôn, để người ta đang tiếp tục người ta tu, người ta vào Niết Bàn. Ông Phật ông đã dặn rồi chứ đâu phải không đâu.

Phật tử: Dạ thì thưa Thầy khoảng thời gian tối đa là 24 tiếng phải không Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ 24 tiếng mà thấy cái thân này nó xanh, thì đem chôn, mà thấy hồng hào thì mấy con tiếp tục để, nó đang tu chưa xong. Nó tu xong rồi thì nó xanh. Mình phải theo dõi người thân của mình chứ. Mình thấy người thân mình chết, hồi sống đó thì thương, mà chết thì hoảng sợ, không dám lại gần nữa.

Phật tử: Dạ không phải, tụi con sợ thì không sợ, có cái là vì luật lệ ở nước ngoài đó.

Trưởng lão: Nhưng mà nó chưa chết mà làm sao đem chôn mấy người đó được.

Phật tử: Lúc đó cái tưởng còn hoạt động nhưng mà cái này nó còn đánh đập không hay là nó ngưng?

Trưởng lão: Không, nó hoàn toàn nó ngưng hết con, nhưng mà nó còn nóng.

Phật tử: Phật đã nói là nếu mà mình chết là cái Ngũ Uẩn đó nó phải tan rã, nhưng mà vẫn còn cái tưởng nó còn thì nó chưa có rã.

Trưởng lão: Bởi vì nó còn một cái cái uẩn của nó còn hoạt động, nó chưa có rã.

12- HIẾN XÁC CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

(55:45) Phật tử: Dạ thưa Thầy cho con hỏi. Dạ bên con đó tụi con hay đi đường lái xe. Nhiều khi con có tai nạn xe cộ đó, thì trên hồ sơ của mình ký tên cho các bộ phận cơ thể của mình. Như vậy có ảnh hưởng gì đến cái tưởng của mình không?

Trưởng lão: Không, bây giờ tai nạn xảy ra, mình chết chứ gì. Tai nạn xảy ra mình chết là theo cái luật nhân quả rồi. Do đó, mình có thể mình hiến cái phần mà cơ thể mình còn cho những cái người cần dùng, cứ cho, không sao hết. Bởi vì đó là luật nhân quả, nó đã tái sanh rồi. Khi mình chết cái cơ thể mình bị nó cán nát một cái gì đó hoặc cái đầu mình bể đi. Nhưng mà cái tim, gan, phèo, phổi của mình vẫn còn nguyên nó không có bị vì cán dập, cho nên nó còn nguyên, thì mình hiến cho người khác không sao hết, bởi vì mình đã tái sanh rồi, mình thành người khác rồi.

13- GIỮ NĂM GIỚI KHÔNG GẶP TAI NẠN

Phật tử: Dạ đi ra đường thì tụi con phải đi làm việc, thì tụi con phải tác ý như thế nào để tụi con được tương ưng với từ trường thiện để mà không gặp những tai nạn?

Trưởng lão: Không gặp tai nạn, giữ năm giới là con sẽ không gặp tai nạn, năm giới phạm là bị gặp tai nạn. Bởi vì đạo Phật nói mình giữ năm giới thanh tịnh thì không có cái gì mà xảy ra, bởi vì nó là thiện pháp nó chuyển ác pháp hết, không có tai nạn đâu. Tại mấy người mà bị xe đụng, điều đó là phá năm giới đó. Trong năm giới đó có một giới nào phạm đó, chứ chưa phải thanh tịnh đâu. Cho nên Thầy nghe Thầy Duy Lực đó mà tu thiền dạy người ta thiền Công án mà bị xe đụng, Thầy nói ông này chưa giữ giới trọn. Đức Phật đã xác định mà, năm cái điều thiện này mà người nào mà giữ trọn thì hoàn toàn là không có bị tai nạn mà. Pháp Phật hay lắm mấy con, giữ trọn năm giới thôi là chuẩn rồi.

14- SÁU CÕI LUÂN HỒI

(57:39) Phật tử: Hồi sáng con có nhờ cô Trang đưa cho Thầy mà chị bạn con in ra, ở trong kinh Nikaya về vấn đề cõi tưởng có cõi Trời đó, cõi Người mình rồi cõi Súc Sanh thì mình thấy rõ ràng, còn bốn cõi kia mình không có thấy, xin Thầy giảng?

Trưởng lão: Thật sự ra Thầy có giảng rồi.

Phật tử: Thầy có giảng rồi mà tụi con không có rõ.

Trưởng lão: Thật sự ra đức Phật nói đó, sáu cõi luân hồi thì nó không phải là mình chết cái người trong thân mình, rồi mình sanh vào cái cõi đó. Không phải! Mà đó là sáu cái trạng thái luân hồi, con hiểu không? Bây giờ con không giận này, ai chọc tức con giận thì con luân hồi vào Atula, con thấy rõ không? Bây giờ con không có đói mà giờ sao nghe con đói bụng quá thì con đã luân hồi vào cái cảnh Ngạ Quỷ rồi. Mà cái tâm con ty tiện, cái tâm con nhỏ hẹp thì con sanh vào Bàng Sanh. Mà cơ thể con đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia, con thấy nhức nhối khổ đó là con đã luân hồi vào cái Địa Ngục, chứ đâu phải có cõi Địa Ngục.

Phật tử: Nhưng mà có cái điều là, nếu mà mình vô Bàng Sanh đó thì cái cõi Bàng Sanh đó có thật. Đó là cái cõi Súc sanh đó.

Trưởng lão: Súc Sanh.

Phật tử: Dạ, mà nó có thật. Bằng chứng là mình nếu mà mình …​

Trưởng lão: Cõi Người, có.

Phật tử: Mình ăn chay là để mình không có ăn …​

Trưởng lão: Con vật.

Phật tử: …​ Ăn con vật. Đó là cha mẹ, anh em của mình nhiều đời nhiều kiếp trong đó. Thành ra mình tránh cái đó đi thì chứng tỏ cõi Bàng Sanh là có thật đó chứ Thầy, còn bốn cõi kia nó không có.

Trưởng lão: Bởi vậy cõi Người, cõi Trời mấy con thấy đó là cõi Thập thiện không có này. Có người nào trời giữ thập thiện đâu, cõi Người nhiều khi mấy con chưa hẳn là người, cũng là chúng sanh cũng là bàng sanh. Một người tu giữ năm giới. Bởi vì năm giới là nhân bản, mà con chưa giữ trọn năm giới, tức là con chưa phải làm người. Mặt người nhưng chưa phải làm người, đó là một động vật.

Phật tử: Dạ, con hiểu rồi Thầy.

Trưởng lão: Cho nên nó đâu phải. Cho nên một con vật, một con kiến, con trùng, chứ nó không phải là cái cõi nó đâu.

Phật tử: Dạ, dạ bây giờ con mới hiểu, xin cám ơn Thầy đã giảng giải cho con hiểu.

15- SỐNG TRONG TỪ TRƯỜNG THIỆN CÓ THỂ ĐỘ NGƯỜI THÂN KHÔNG?

(1:00:00) Phật tử: Thưa Thầy, nói mình sống ở trong từ trường thiện, mình có thể độ cho thân nhân của mình vậy như thế nào hả Thầy?

Trưởng lão: Độ chứ con. Bởi vì thân nhân là nhân quả với nhau. Con sống ở trong năm giới mà khi thân nhân con gặp cái hữu sự, bệnh tật tai nạn gì đó, thì con ước nguyện. Từ lâu tôi sống trong năm giới, con ước nguyện những điều thiện đó để giúp đỡ người thân của mình thoát ra khỏi sự đau khổ, thì người thân đó sẽ hưởng được cái từ trường. Nhưng mà đồng thời người thân đó phải tự lực của mình thì hai cái từ trường này nó thiện, thì nó trợ lực cho người thân này mau mạnh, hoặc là tai nạn sẽ mau qua. Chứ người thân này mà không tự lực mà chỉ có mình con đó thì không thể giúp họ được, không thể giúp, phải có sự tương ưng mới giúp được.

Cũng như bây giờ Thầy dặn con, có gặp một cái sự kiện gì, bệnh đau hay tai nạn gì đó thì con cứ giữ tâm bất động, thì con tương ưng với sự bất động của Thầy thì con kêu gọi Thầy một tiếng thì con thấy nó an ổn trở về. Nó phải có sự tương ưng, nó mới giúp đỡ, còn không có sự tương ưng thì không giúp đỡ được, không có cứu khổ được. Con cứ làm ác, con cứ bị động tâm hoài mà con kêu Thầy cứu khổ, Thầy không có cứu khổ con được, con phải làm thiện, con hiểu chỗ đó chưa? Chính cái nhân từ trong thiện đó, mà nó tương ưng với cái thiện của Thầy, nó mới thành cái lực của nó, cả hai nó gộp lại, nó mới vượt qua cái nghiệp của con, con mới giảm khổ. Chứ con đang trả cái quả của con, khổ đó. Mà không hợp lực được thì làm sao mà trả quả, mà chuyển, con hiểu không?

16- CÓ NHÂN QUẢ MỚI GẶP NHAU

Phật tử: Thưa Thầy, có một cái mà tụi con thắc mắc, đó là bốn mươi mấy năm nay thì con với một cái người bạn tên là Từ Nguyện có gặp nhau, gần nhau, trao đổi học hành. Chị hay nhắc con, mà do nhân duyên chị mà con mới về đảnh lễ Thầy năm rồi. Và từ đó mà vợ chồng con mới biết được cái sách của Thầy để mà đọc mà tự sửa đổi thân mình, rồi về đây đây tu học. Nhưng mà bên cạnh đó là có một người bạn của con cũng bốn mươi lăm năm thì con mới gặp lại. Cái chùm nhân quả của tụi con như thế nào vậy Thầy? Tới bốn lăm mới gặp lại được. Vậy tại sao người kia gần nhau, con tới bây giờ mới gặp, mà nhờ cái pháp của Thầy đó. Hai vị đó thì đạo Phật, có mình con thì chạy lộn Thiên Chúa từ nhỏ đến lớn.

Trưởng lão: Đó cũng có gieo một cái duyên con. Do cái duyên với Thiên Chúa nên khi mình sanh ra có cái duyên đó, mình sẽ có tiếp nhận trong một thời gian. Nhưng mà về đạo Phật thì con đời trước cũng đã gieo một cái duyên, nên trong khi đó mấy con sẽ gặp nhau trong một đời trước. Thí dụ như ở gần nhau mà cả đời không gặp nhau, còn có người ở xa mà lại gặp nhau, tức là cái duyên nhân quả, duyên nhân quả của mình, lúc trước ở gần.

Phật tử: Cái chùm nhân quả của ba đứa con sẽ gặp nhau ở trong cái chánh pháp phải không Thầy?

Trưởng lão: Nó lồng ở trong chánh pháp, để khi mà gặp nhau, nó phải đi vào cùng một con đường, nó mới gặp nhau. Bởi vì khi đó, thí dụ như bây giờ cái nhân quả như thế này, con đi vào cái con đường, cũng như bây giờ con chưa có quen biết Thu Hương. Nhưng mà nhờ cái duyên con đến cái chùa đó, con học cái pháp, thì Thu Hương này cũng đến cái chùa đó học pháp. Hai người xa lạ không biết nhau, nhưng mà đồng thời học một pháp thì gặp nhau mới làm bạn. Cho nên kiếp này mà phải gặp nhau, trong cái kiếp này mà cái nhân quả đó nó gặp nhau thì nó cũng phải đồng trên một pháp. Chứ còn các pháp khác là không bao giờ gặp.

Phật tử: Dạ thời đức Phật đó tụi con có mặt để đi theo.

Trưởng lão: Thật sự ra thì mấy con cứ nghĩ như thế này. Nếu mấy con không gieo duyên trong đời đức Phật thì thời nay mấy con sẽ đi vào Đại Thừa hết. Khó lắm mấy con. Con khỏi hỏi.

17- QUY Y TAM BẢO LÀ GIEO NHÂN VỚI PHẬT PHÁP

(1:03:55) Phật tử: Có vị mà giảng như thế này, con không biết cái điều đó có đúng hay không? Là giảng như vậy, họ nói là những đạo sư mà ở bên Thiên Chúa giáo đó, rồi bên Hồi giáo đó, có thể là họ đã quy y Tam Bảo vô lượng kiếp trước mình nữa. Nhưng vì tà kiến mà họ phải đi vào những con đường đó, có phải không Thầy?

Trưởng lão: Không phải con. Hễ con quy y Tam Bảo là con gieo cái nhân với Phật, Pháp, Tăng rồi, con không lạc đường đâu. Cái đầu tiên của họ gieo với tà pháp, cho nên nó cứ lôi họ vào tà pháp. Mà khi mà được quy y Tam Bảo rồi thì lần lượt bị cái sức lực của cái người tu chứng như đức Phật, cái lực nó mạnh lắm con, nó dẹp hết tà giáo ngoại đạo, không có cái giáo pháp nào có thể luận với đạo Phật được. Con thấy bây giờ không có giáo pháp nào mà mà đem ra luận với Phật pháp được. Cả thế giới của mình ai cũng đều chấp nhận rồi, đạo Phật là rất thực cho nên nó gần gũi với con người. Còn tất cả những cái giáo pháp khác nó trừu tượng, nó dùng cái tưởng nhiều quá, cho nên nó xa rời sự thực của con người. Vì vậy người nào mà quy y Tam Bảo là gieo duyên với Phật pháp đó, nó không có mất cái đó đâu con.

Phật tử: Còn những cái vị mà bên Đại Thừa đó Thầy, họ cũng quy y Tam Bảo. Nhưng tại sao họ lại đi vào cái giống như là tà giáo. Họ giống như là một tu sĩ Bà La Môn vậy đó, để họ làm một cái giai cấp Tăng lữ.

Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói như thế này để mấy con thấy. Bây giờ con quy y Tam Bảo với một vị Thầy mà chứng đạo như Phật, thí dụ vậy đi, thì mấy con sẽ không mất cái duyên với chánh pháp. Bây giờ mấy con cũng quy y Tam Bảo với một vị Thầy mà phá giới, phạm giới. Họ cũng quy y Phật, Pháp, Tăng. Rồi bây giờ Phật đó không phải là Phật Thích Ca nữa mà Phật Di Đà, Di Lặc rồi đủ thứ hết. Như vậy rõ ràng là họ dựng lên những ông Phật đó để họ quy y rồi, thì đó là họ dựng theo tà pháp rồi mấy con, làm sao mà chánh pháp được. Cũng danh từ Phật nhưng mà nó lại sai, con hiểu không?

Cho nên cuối cùng họ cứ đi về cái hướng đó thôi. Cũng như bây giờ mấy con quy y với Thầy, Thầy là một người tu làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì nó đúng pháp Phật rồi chứ gì. Mà Thầy chưa làm chủ sanh, già, bệnh, chết, Thầy phạm giới, phá giới mà mấy con cũng xin quy y với Thầy làm đệ tử, thì Thầy đã gieo một cái hạt giống nó không lành, thì mấy con cũng phải chịu ảnh hưởng trong khi làm đệ tử của Thầy chứ. Nó đi trật hướng rồi, có phải không? Thầy giữ giới trọn vẹn, không phạm một cái lỗi lầm nào, thì mấy con quy y Thầy thì mấy con sẽ đúng chánh pháp. Kiếp này chưa xong thì kiếp sau mấy con không mất cái chánh pháp đó. Bởi vì đó là chánh pháp mà mấy con.

Còn một ông Thầy cũng là Phật, Phật giáo nhưng mà phạm giới, phá giới ăn uống phi thời, phải không? Các con thấy, nội cái giới ăn uống không thôi, chứ đừng nói chi cái khác, mà mấy con lại quy y làm đệ tử của họ. Bây giờ họ đứng ở trên cái danh của họ, họ có tạo những phước báu, cho nên họ làm Hòa thượng hay là làm chức vụ này, chức vụ kia, mấy con thấy cũng có uy lắm chứ. Cho nên mình mới theo, mình quy y, nhưng mà không ngờ nhìn lại các vị đó lại phạm giới, phá giới không làm chủ được sự sống chết.

Phật tử: Dạ thưa Thầy. Mỗi buổi sáng, trước khi con đi làm thì con lạy Tam Bảo ba lạy. Xong con quay về hướng Ấn Độ con lạy một lạy là cám ơn đức Phật đã để lại chánh pháp, và con hướng về Việt Nam đảnh lễ Thầy ba lạy, lạy một là con đảnh lễ là để cám ơn Thầy; còn lạy thứ hai là con con đọc tên chồng con, tên con trai con, con gái con, con dâu con, cháu nội con, đảnh lễ Thầy; còn lạy thứ ba đó con đọc tên mẹ chồng con và tất cả thân quyến họ Võ, họ Đoàn. Rồi con ước nguyện rằng nhờ đảnh lễ Thầy thì tất cả những vị này đều gặp được chánh pháp như vậy có được không vậy Thầy?

Trưởng lão: Đó là cái ước nguyện của con, ước nguyện của con thì lần lượt họ sẽ được đi theo vào pháp Phật. Ước nguyện của con mà lúc nào con giữ trọn tâm nguyện của con tốt lành, mong muốn cho những người thân trong cái thân tộc của mình, tất cả mọi người đều được hưởng chánh pháp, thì ước nguyện của mình sẽ giúp cho họ lần lượt, chứ không phải là mau được. Cái nghiệp của họ mà. Họ chưa gieo nhưng rồi giúp cho họ, lần lượt gieo duyên với chánh Phật pháp. Lần lượt, Thầy nói là từ cái người này được gieo duyên, rồi từ người khác. Cho nên các con thấy cứ đứa này rồi nó xin quy y, đứa kia đòi xin quy y. Rồi lần lượt nó xin quy y. Còn mới đầu thì nó không được đâu, không có dễ đâu. Nhưng mà lần lượt rồi con thấy nó có một sự thay đổi. Rồi trong khi đó, mà mấy con lại tu hành, lại có những kết quả rồi, đó chính là hành động sống của mấy con, chánh Phật pháp rồi, mấy con sẽ lôi hết cả dòng họ mình đó. Điều đó là điều tốt con, con đảnh lễ như vậy là tốt.

(1:09:11) Phật tử: Dạ thưa Thầy, vợ chồng con mới có được đứa cháu nội ba tháng, con dâu con tên Tây nhưng mà nó là người Á châu, là người Tàu. Thành thử ra khi nó đặt tên đứa nhỏ đó, cháu nội con, họ Võ nhưng mà nó đặt tên tiếng Anh, con mới nghĩ tới con trai con tên là Quang Minh, Con gái là Ngọc Minh, Thầy cho pháp danh là Tuệ Minh và Tuệ Châu thì con đặt tên nó là Đức Minh có tốt không vậy Thầy?

Trưởng lão: Được chứ không có sao đâu con, không có gì hết. Ví dụ cái giấy khai sanh của nó tên Tây, tên Mỹ gì cũng được hết, con đừng có lo. Mà bây giờ cái pháp danh của nó đó là nó không có lìa xa được Phật pháp, nó không lìa xa được dân tộc đó đâu.

Phật tử: Dạ thưa Thầy nhân dịp này tụi con xin pháp danh cho nó luôn được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ đâu có gì đâu. Mình ghi cái tên tuổi nó đó con. Để rồi Thầy sẽ làm cho pháp danh, Thầy, cho cái điệp phái đó con, có giấy tờ để căn cứ vào một cái cụ thể.

Phật tử: Dạ, Con cám ơn Thầy.

Phật tử nam: Từ từ đọc sách của Thầy để nó ngộ ra, với một phần cũng nhờ anh Minh Tâm giải (giải thích) cho con nhiều câu hỏi lắm. Đêm đầu tiên con đặt chân tới đây thì con gặp anh Minh Tâm. Anh Minh Tâm nói, con mới thắc mắc, con đưa ra những cái thắc mắc đó cho anh Minh Tâm. Thành thử anh Minh Tâm giải cho con sao con thấy đúng ý của con quá. Ảnh nói Thầy dạy như vậy.

Phật tử nữ: Anh hỏi lại Thầy dạy.

Phật tử nữ: Anh hỏi lại Thầy, chị nói anh hỏi lại Thầy.

Phật tử nam: Tại vì nó có nhiều cái mà giống như anh Minh Tâm ảnh đã giải thích cho con mà bây giờ con mới bất chợt thấy ra.

Trưởng lão: Đúng rồi con, Minh Tâm luôn luôn lúc nào mà nó chở Thầy đi ở trên xe đó, thì nó hỏi thắc mắc, cũng như con hỏi nó vậy. Thầy mới dạy, dạy cho nó, rồi bây giờ, nó nghe, nó hiểu, nó thấy đúng rồi. Bây giờ con hỏi nó cũng đúng với câu hỏi nó hỏi Thầy. Nó lặp lại chứ có gì đâu, con có hiểu không?

Phật tử nam: Thì ảnh cũng nói là do Thầy dạy ảnh như vậy nên ảnh nói đúng như lời của Thầy.

Phật tử nữ: Tuệ Đức rất thích nói chuyện với anh Minh Tâm.

Phật tử nữ: Dạ thưa Thầy, đa số như mà khi hồi xưa, con cũng vậy, khi mới học pháp Thầy, cũng giống như Tuệ Đức, có biết bao nhiêu câu hỏi, càng đọc càng thắc mắc. Nhưng mà từ từ sau đó, nó tự giải hóa những bài học thêm đó Thầy, thì tự nhiên tự nó giải hóa.

Trưởng lão: Tự nó hiểu, tự nó hiểu ra, nó không còn, bớt nghi ngờ.

Phật tử nam: Dạ với lại bộ sách của Thầy thì khi con đọc lần đầu qua thì con mang nhiều cái thắc mắc lắm. Nhưng mà con đọc lại lần thứ nhì đó, thì hầu như nó sáng lắm.

Trưởng lão: Mới đầu, mấy con đọc sách của Thầy coi như là cái đầu nó dộng xuống đất hết. Nó đi ngược lại từ cái chỗ con hiểu Phật giáo đó.

Phật tử nữ: Cái cuốn số hai đó Thầy, trang năm mươi sáu hay trang trăm năm mươi lăm gì đó, Thầy nói đức Phật về độ mẹ đó, độ mẹ ở từ trường thiện gì đó. Thì con đọc thì con cũng hiểu mang máng, con hiểu sơ sơ nhưng mà con không thắc mắc, tại vì Thầy giảng thì con từ từ thì con sẽ hiểu thôi. Rồi một cái cuộn băng gần đây đó, thì Thầy mới nói ra khi mà đức Phật đã chứng đạo rồi đó, mới quan sát coi mẹ mình ở từ trường chỗ nào, về mới dắt mẹ, dạy cho mẹ đi vào tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thì con tự hiểu, con hiểu ra, nhưng có nhiều bạn con cũng còn thắc mắc cái chỗ đó. Thắc mắc là cái cõi Trời?

Trưởng lão: Họ hiểu sai, bây giờ mấy con nói chuyện với Thầy mấy con ngồi đây là những hình ảnh này nó phóng ra, gọi là từ trường. Hình ảnh nó lưu lại mấy con, nó lưu lại hết, nó phóng ra không gian hết. Cho nên bà mẹ chết, nó phóng ra. Rồi từ trường do bà thiện, bà sanh được đức Phật, bà sống thiện cho nên nó mới sanh được một vị Đại giác ngộ như vậy. Vì vậy bà không có tái sanh được, từ trường bà phóng ra luôn luôn lúc nào cũng ở trong từ trường đó thôi. Chứ còn cái Thân Ngũ Uẩn thì nó diệt sạch hết, nó đâu còn linh hồn gì đâu. Nó chỉ có được, cũng như bây giờ mấy con chết nhưng hình ảnh của mấy con nó còn lưu trên không gian này, các con hiểu không?

Nhưng mà đức Phật là người tu chứng rồi đó, mới biết từ trường nào là của mẹ mình, từ trường nào không của mẹ mình, các con hiểu không? Từ trường của mẹ mình, cái cuối cùng khi mà mẹ mình đã chết đó, thì cái từ trường đó nó ở đâu? Bây giờ thấy cái từ trường nó chỗ nào thì đức Phật mới đến đó đó, mới dùng từ trường tương ưng của mình đó để dẫn dắt từ trường mà nó chưa được bất động tâm của mẹ, để giúp cho mẹ từ đó. Chứ đâu phải lên cõi Trời mà độ.

Phật tử nam và nữ: Thành ra người ta hiểu sai. Như vậy bà cụ qua phần sau khi Thầy đã chứng đạo, thì Thầy cũng có thể độ?

Trưởng lão: Độ chứ sao, độ cả cha lẫn mẹ nữa không có bỏ. Bây giờ đó ông Thân của Thầy chết rồi, thì ông đi tái sanh rồi luân hồi rồi, thành con của người ta rồi, có phải không? Bởi vì là chết đây sanh kia rồi, mà tâm thì chưa thanh tịnh thì làm sao không tái sanh, con hiểu chưa? Chứ còn bà mẹ của đức Phật thì lại không tái sanh cho nên nó nằm ở trong từ trường. Vì vậy mà đức Phật nói vào cõi Trời chứ thật ra vào từ trường.

Phật tử nữ: Thầy dùng cái chữ cõi Trời đó, thành ra chính vì cái chỗ đó người ta thắc mắc, với lại trong kinh hay nói cõi Trời.

Trưởng lão: Cõi Trời.

Phật tử: Thành ra tụi con mới hay thắc mắc chỗ đó, tại sao Thầy nói là không có cõi Trời.

18- THẮC MẮC HÌNH TƯỢNG ĐỨC PHẬT HIỆN NAY

(1:15:37) Phật tử: Ngày hôm qua nữa, tụi con đi chụp cái hình đó ngay chỗ đức Phật, con nhìn lên đó, con thấy cái điều là tụi con phải hỏi. Con thấy cái hình là có cái mụt ruồi lớn lắm ở dưới cằm đó. Nhưng mà cái đó con nghĩ là tại vì Thầy có thể Thầy thấy được. Thầy vào từ trường của Phật thành ra Thầy nhìn thấy Phật, phải không Thầy? Cái tượng này tự nhiên như vậy hay là Thầy có làm cái gì thêm không?

Trưởng lão: Không phải, Thầy không có làm gì thêm hết, tự nhiên.

Phật tử nữ: Vậy là sao Thầy? Vậy tự nhiên nó có mụt ruồi?

Trưởng lão: Nó có mụt ruồi là tự nhiên nó thể hiện đúng.

Phật tử nữ: Đúng như đức Phật?

Trưởng lão: Thì nó thể hiện đúng y như đức Phật thôi. Nhưng mà từ lâu đến giờ, thật sự ra cái hình đó nó cũng không có phải là hình của đức Phật, nhưng mà nó có những cái di tích gì trên thân đức Phật mà người ta không có vẽ được.

Phật tử nữ: Dạ, dạ con thấy.

Phật tử nam: Cái bữa thấy đó là con đã nói với em rồi.

Trưởng lão: Thầy không có làm điều đó đâu, nhưng mà cái tượng Phật ở đây nó muốn thể hiện qua một cái di tích, hình ảnh gì của đức Phật mà thôi. Mấy con nhận xét, nhận không nhận thì thôi, không ai nói gì hết.

Phật tử nữ: Con tưởng Thầy có Tam Minh rồi Thầy làm ra thêm.

Trưởng lão: Đâu có Thầy.

Phật tử nữ: Chứ không phải Thầy, Thầy có Tam Minh rồi thấy?

Trưởng lão: Thầy thấy đầy đủ lắm, nhưng mà có điều kiện làm. Không có làm do cái duyên của chúng sanh. Cũng như bây giờ mấy con có duyên thì mới thấy được. Còn không duyên thì có ai đến đây thấy, thì chịu thôi. Cái này Thầy đi làm tức là Thầy đem quảng cáo Phật sao.

Phật tử nữ: Giống như hình đức Phật ngồi trên bờ sông Ni Liên phải không Thầy. Theo như Thầy giảng hồi xưa, với lại trong sách kinh nói là đức Phật cạo tóc, đâu có tóc bới lên đó.

Phật tử nam: Đức Phật chỉ cạo tóc có một phần thôi.

Phật tử nữ: Để hỏi Thầy mới biết. Thật ra là thấy đức Phật không có tóc mà hầu như cái hình nào người ta đặt để để đều có tóc quăn quăn búi lên hết. Như vậy là không đúng phải không Thầy?

Trưởng lão: Cả cái tượng cũng có tóc. Nó đâu đúng. Trong Tiểu Bộ kinh, khi mà người cư sĩ buổi trưa mang cơm đến, họ phát cơm cho các vị tu sĩ đang ở trong một khu rừng tu, trong đó có tu sĩ Gotama tức là đức Phật. Nhưng mà đức Phật vì trời lạnh quá đức Phật lấy cái y trùm lại. Nhưng mà khi nghe người cư sĩ đi xà xà thì đức Phật mới giở cái y ra, thì người cư sĩ mới nói: “À đây là Gotama, thấy cái đầu trọc”, thì như vậy rõ ràng là đức Phật cạo đầu chứ. Bởi vì cái người cư sĩ đó họ nói “Thấy cái đầu trọc đây là Gotama”, như vậy là đức Phật cạo đầu chứ, sao là đức Phật có tóc.

Mấy người sai, tại vì mấy người để tóc cho đức Phật chứ đức Phật không có để tóc. Bởi vì mình là người giáo chủ thì mình phải thể hiện cái tướng “Cạo bỏ râu, tóc đắp áo cà sa”. Chứ mình hướng dẫn người ta mà mình để tóc rồi quý Thầy sau này để râu tóc hết rồi sao. Mình là người hướng dẫn đạo Phật thì đạo Phật thì phải cạo bỏ râu tóc. Cạo bỏ râu tóc là phải làm cho đúng thì ông Phật phải làm cho đúng chứ sao. Câu chuyện nó xảy ra như vậy chứng tỏ đức Phật cạo tóc. Nhờ những câu chuyện đó mới xác định những hình ảnh này là sai. Thầy mới đưa ra bác những cái sai của người ta làm. Chứ ai cũng nói cái hình ảnh đó của đức Phật “Trời ơi! Tóc quăn đẹp quá”.

Nãy giờ cũng lâu rồi.

Phật tử nữ: Dạ con xin phép Thầy, chúng con cám ơn Thầy rất nhiều.

Trưởng lão: Thôi, đi ra đi con.

Phật tử nữ: Dạ.

HẾT BĂNG.