ĐỜI THỨ BA
Ông nội chúng tôi tên là LÊ VĂN THI, pháp danh THÍCH HỒNG CHÂU, sinh năm 1853, là người con thứ sáu, được thừa kế làm trụ trì giữ gìn ngôi Chùa Am. Chùa Am được trùng tu lại bằng cột cây, vách ván, lợp ngói âm dương; được Chính quyền tay sai thời Pháp cấp giấy phép và cho tên chùa là “Long An Tự” (Giấy tờ này đã bị cháy tiêu trong chiến tranh Tết năm Mậu Thân).
Chùa Am hiện giờ không còn là Chùa Am tranh lá, mà Chùa Am có vẻ khang trang, sạch đẹp. Nhất là ông cố của chúng tôi đã gieo vào lòng mọi người dân ở đây một khí thế cách mạng yêu nước rõ ràng, vì thế mọi người dân yêu nước trong nước đều lần lượt về đây để được nghe tin (58) tức các tỉnh khác, nhất là Thành phố Sài Gòn, Gia Định.
Do đó, Chùa Am là nơi nhân dân về đây càng ngày càng đông đảo, ngoài mang hình thức tu sĩ hay phật tử đến chùa lạy Phật, tụng kinh, bái sám, để che đậy mắt bọn mật vụ Pháp, mà những người dân nông thôn ở đây thường gọi những tay sai này là “LÍNH KÍN”. Chùa Am càng ngày càng hưng thịnh hơn, thì ông nội chúng tôi là người thừa kế tinh thần cách mạng của ông cố, nên tuyên truyền thông tin cho nhân dân biết giặc Pháp đang bắt nhân dân chúng ta làm tay sai nô lệ.
Chùa Am muôn thuở
Nhất là giặc Pháp bắt nhân dân miền Bắc, miền Trung phải đóng sưu cao thuế nặng, lại còn (59) đưa thanh niên miền Bắc vào miền Nam làm phu cao su. Chúng lập đồn điền cao su ở Long Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu, Lộc Ninh, Hớn Quảng, Phú Riềng, Dầu Tiếng, Rạch Sơn, v.v…
THÍCH NỮ THIỆN TÂM, người quản lý và trông nom Chùa Am
Giặc Pháp còn bắt nhân dân chúng ta phải đóng các thứ thuế rất nặng, và mọi người đến tuổi 18 trở lên đều phải đóng thuế thân nữa; nếu không đóng thuế thân thì chúng bắt bỏ tù. Vì thế, có người phải đi vay nợ đóng thuế thân. Thật là thực dân Pháp quá tàn ác, bóc lột trên thân thể con (60) người quá trắng trợn!
Chúng tôi có một người chú tên là Tôi, làm thuê, làm mướn quanh năm vừa đủ ăn, khi tề ấp xã kêu gọi đóng thuế thân, nhưng không đi vay mượn ai được cả, mà kỳ hạn đóng thuế đã đến, nên chú chạy đến gặp ông thân của chúng tôi. Ông thân chúng tôi bảo: “Chú Mười của các cháu đừng lo, anh sẽ đóng thuế thân cho em. Cứ về lo về làm ăn nuôi vợ con đi”.
Chú Mười nói:
- Anh đã cứu em. Nếu không có anh, chắc em sẽ ở tù, các con của em sẽ ra sao?
Một đất nước mà bị giặc xâm chiếm cai trị, thì nhân dân nước ấy thật là khổ sở vô cùng, và mạng sống như chỉ mành treo chuông, vì giặc muốn giết người nào, lúc nào, thì người ấy không thể trốn đâu khỏi. Bởi vậy, chúng ta là nhân dân Việt Nam phải đoàn kết nhau lại, phải bảo vệ đất nước đừng để giặc xâm chiếm và cai trị đất nước chúng ta. Nhờ có đoàn kết mới có sức mạnh, nên giặc không xâm chiếm đất nước chúng ta được, nhân dân chúng ta mới có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc và an vui.
Có sống trong một đất nước bị giặc cai trị, chúng ta mới thấy được cái giá trị của một đất nước độc lập, nhân dân sống được tự do. Như hiện (61) giờ, chúng ta rất hãnh diện với tên đất nước: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Nó mang đầy đủ ý nghĩa chủ quyền của dân tộc
bằng bốn chữ: “CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Thật tuyệt vời, chủ quyền của người Việt Nam lãnh đạo, chớ không để cho người ngoại quốc cai trị nhân dân Việt Nam.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đi khất thực (62)
Để xác định sự sống của nhân dân Việt Nam, trong một nước độc lập bằng sáu chữ ngắn gọn: “ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC”. Đúng, chúng ta có sống trong một đất nước độc lập mới thấy được tự do và hạnh phúc. Cái giá trị tên nước của chúng ta gắn liền với sự sống của nhân dân rất cụ thể, thực tế, không còn bị một thế lực nào bắt ép sưu cao thuế nặng, như dưới quyền cai trị của thực dân Pháp và của tập đoàn phong kiến vua quan nhà Nguyễn, của tập đoàn địa chủ cướp ruộng vườn, đất đai của nông dân.
Sau khi giặc Pháp xâm lược thống trị và đẩy mạnh khai thác, thì Việt Nam không còn là một xã hội phong kiến cai trị, mà do thực dân Pháp cai trị.
Thực dân Pháp cai trị mới sinh ra giai cấp địa chủ, khi có quyền thế trong tay, nên cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Ngoài địa chủ, người Việt lại thêm tầng lớp địa chủ người Pháp. Chúng cướp đoạt ruộng đất của nông dân để bóc lột theo lối địa tô.
Giai cấp địa chủ là tay sai của thực dân Pháp, chúng gắn chặt quyền lợi với thực dân Pháp về kinh tế chính trị. Vì thế, chúng là kẻ thù của cách mạng Việt Nam. Cho nên, cách mạng Việt Nam muốn lật đổ nền thống trị của Pháp, thì phải đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến.
Trong cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam, (63) nông dân là lực lượng to lớn nhất, và cũng là động lực của cách mạng.
Tượng Phật Thích Ca đản sinh trong khuôn viên Chùa Am
Ông nội của chúng tôi rất am hiểu điều này, và chính ông cũng là một thành viên nằm trong lực lượng nông dân, nên ông nội của chúng tôi cũng nhận thấy trách nhiệm của mình rất nặng nề, nghĩa là phải làm sao vạch trần bộ mặt cho toàn dân biết, giai cấp địa chủ phong kiến là giai cấp bóc lột trắng trợn, và còn hà hiếp nông dân đến cơ cực, nghèo đói.
Biết rõ điều này, ông nội chúng tôi tuyên truyền cổ động cho phong trào cách mạng, động (64) viên tinh thần yêu nước của nhân dân xuống đường biểu tình đòi giảm các thứ thuế, vận động nhân dân chuẩn bị bạo động vũ trang chống lại nền thống trị của giặc Pháp.
Để hưởng ứng cao trào cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh, ông nội chúng tôi cho người rải truyền đơn đình công bãi thị, kêu gọi các trường học đóng cửa tại Thị trấn Trảng Bàng, khiến tề ấp, xã, huyện kinh sợ, chúng biết rằng cộng sản chỗ nào cũng có; trong những tổ chức của chính quyền làm tay sai cho giặc Pháp vẫn có cộng sản. Cộng sản đang bao vây các thị trấn và thị xã trong cả nước.
“Đồng thời lúc đó, cao trào cách mạng nổ ra những cuộc bãi công của công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Xôcôni Nhà Bè (Sài Gòn), công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một).
Tiếp đó, bãi công của 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, 4.000 công nhân nhà máy dệt Nam Định bãi công ba tuần trong tháng 4 năm 1930, bãi công của công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn), của hàng vạn công nhân mỏ than Hòn Gai trở nên rất quyết liệt với chủ tư bản và chánh quyền thực dân Pháp. Ngày 01 tháng 5 năm 1930, cờ đỏ búa liềm phấp phới bay trên đỉnh núi Bài Thơ (Hạ Long).
Trong năm đó, nông dân cũng vùng dậy biểu (65) tình chống sưu cao thuế nặng ở Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh (Sa Đéc), Chợ Mới (Long Xuyên), Gia Định, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một.
Bia kinh trong khuôn viên Chùa Am
Nông dân các tỉnh miền Bắc, miền Trung: Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận liên tục nổi dậy. Phong (66) trào nổi dậy lan cả đến những thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Khẩu hiệu của phong trào đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ tệ nạn đánh đập công nhân, hoãn sưu thuế cho nông dân. Cờ búa liềm xuất hiện nhiều nơi trong cả nước”.
Những phong trào nổi dậy của công nhân và nông dân cả nước, đã làm cho thực dân Pháp và các tập đoàn địa chủ run sợ trước sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Bởi vậy, không có một sức mạnh nào bằng sức mạnh đoàn kết; toàn dân đoàn kết đứng lên chống lại thì giặc nào cũng bị tiêu diệt.
Chúng ta nhớ lại cuộc cách mạng đã qua, khi toàn dân đứng lên chống giặc Pháp, vũ khí chỉ bằng tầm vông vạt nhọn, trong lúc đó, giặc Pháp có súng đồng, đại bác, xe tăng, thiết giáp.
Thế mà chúng ta nhờ sức đoàn kết của nhân dân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Hồ, nên cả thế giới đứng lên ủng hộ, nhờ đó mới đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cõi và dẹp sạch những tập đoàn địa chủ phong kiến vương triều Nguyễn, thống nhất đất nước hoàn toàn, đem lại chủ quyền cho dân tộc.
Nhờ sự đoàn kết của toàn dân cả nước, mà cách mạng mới đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cõi và thống nhất đất nước, dưới quyền lãnh đạo người
Việt (67) Nam. Đây là một bằng chứng trong một nước yếu, vũ khí thô sơ mà đuổi được giặc mạnh, súng đồng, đại bác, xe tăng, thiết giáp ra khỏi quê hương, là nhờ sức đoàn kết của toàn dân và của cả thế giới.
THÍCH NỮ DIỆU NHẪN, người mù lòa, nhưng lo cơm nước trong Chùa Am
Nếu nhân dân không đoàn kết thì không cách nào thắng giặc được. Trong một gia đình cũng vậy, nếu mọi người sống chia rẽ thì gia đình đó là một địa ngục tại trần gian, còn đoàn kết thì gia đình đó được an vui và hạnh phúc, và không ai (68) làm cho gia đình đó đau khổ được. Bởi vậy, chia rẽ là chết mà đoàn kết là sống. Dù bất cứ ở nơi đâu, biết sống với mọi người trong tinh thần đoàn kết thì đó là biết nhẫn nhục khi gặp khó khăn và biết tùy thuận để làm vui lòng người khác. Nhưng phải biết buông xả, thì trong tâm mới được bằng lòng, vui vẻ. Có được như vậy tình đoàn kết mới chặt chẽ; càng sống đoàn kết thì sự sống mới được bình an và yên vui hạnh phúc. (69)
✿✿✿