ĐỜI THỨ NĂM
LÊ NGỌC AN, pháp danh là THÍCH THÔNG LẠC, sinh năm 1928, là người con thứ tư, lúc bấy giờ là sinh viên tại Sài Gòn, nên làm thẻ sinh viên và căn cước đề năm sinh 1935, nhờ đó, tuổi học trò được kéo dài để hoạt động cách mạng trong giới học sinh, sinh viên dễ dàng hơn.
Thừa kế sự nghiệp cách mạng của cha ông, thầy Thông Lạc biến Chùa Am thành một cơ sở in ấn tài liệu tuyên truyền học tập cách mạng, phát động phong trào yêu nước rộng rãi trong quần chúng, biến thành những cuộc biểu tình chống chế độ độc tài phát xít gia đình trị Ngô Đình Diệm.
Những cuộc xuống đường biểu tình chống chế (79) độ độc tài phát xít gia đình trị Ngô Đình Diệm làm cho tề ấp lúc bấy giờ run sợ khiếp đảm, làm hạn chế bớt những tay sai, chó săn, chim mồi của bè đảng Ngô Đình Diệm.
Thầy THÔNG LẠC
Ngụy quyền ở Trảng Bàng nghi ngờ Chùa Am làm cộng sản, nên đưa lính đến bao vây chùa, bắt thầy Thông Lạc giam cầm, đánh đập, điều tra đủ (80) mọi cực hình: nào là cho điện giật thầy chết lên, chết xuống; nào là treo ngược đầu, đổ nước xà phòng; nào là đấm đá, giẫm đạp trên ngực, v.v… Khắp nơi trên cơ thể bầm tím, thầy không đi nổi, chúng lôi thầy bỏ vào khu nhà lao. Nhờ có anh em tù nhân trong phòng giam, mới mang thầy vào chăm sóc cứu chữa, xoa bóp dầu.
Giặc điều tra cách gì thì thầy Thông Lạc chỉ một mực trả lời không biết, không làm cộng sản, chỉ biết ở chùa tụng kinh niệm Phật mà thôi.
Giặc hỏi:
- Biết Tám Giò, Chín Đặng không?
- Không quen biết.
Những cán bộ điều tra của ngụy quyền nói:
- Không biết đánh cho biết, không tội đánh cho có tội.
Những trận đòn như vậy thầy Thông Lạc chết lên, chết xuống, nhưng thầy Thông Lạc rất gan dạ, chỉ trả lời là không biết.
Giặc nhốt thầy Thông Lạc ba tháng tại Tây Ninh để điều tra. Sau đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chùa Ấn Quang đến lãnh thầy ra.
Sau khi được trả tự do trở về, thầy bám trụ Chùa Am tiếp tục làm cách mạng, vì thầy được anh em cán bộ cách mạng giáo dục: chỉ có con (81) đường cách mạng mới giải phóng dân tộc, mới lật đổ chính quyền tay sai ngụy quân, ngụy quyền và đuổi giặc Mỹ ra khỏi bờ cõi.
Quê hương Việt Nam
Làm cách mạng rất gian khổ, ngồi tù ra khám đó là lẽ thường mà người làm cách mạng nào tiếp cận với giặc thì ít ai tránh khỏi. Cho nên, làm cách mạng xem sự sống chết và tù tội như chỉ mành treo chuông.
Ở giai đoạn chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, chúng ta nên tham khảo qua những trang sử CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC (1954 - 1975):
“Việt Nam với vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á, đi tiên phong trong phong trào giải (82) phóng dân tộc và phong trào chủ nghĩa xã hội ở khu vực. Vì thế, Mỹ quyết tâm đè bẹp cách mạng Việt Nam. Sau khi Pháp thất bại, Mỹ nhảy vào thay thế ở Đông Dương. Mỹ ra sức phá hiệp định Giơnevơ, phá sự nghiệp thống nhất toàn lãnh thổ Việt Nam, chiếm đóng và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, thành căn cứ quân sự để ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, ngăn chặn và tấn công chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á, biến trở thành một trong các khu vực thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ. Để đạt mục đích trên, Mỹ đã tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam, gấp rút chuẩn bị tấn công miền Bắc. Do đó, Mỹ xây dựng bộ máy ngụy quyền, đứng đầu là Ngô Đình Diệm… Chánh quyền Diệm tự mạo nhận là “CÁCH MẠNG QUỐC GIA”, với chiêu bài “ĐẢ THỰC - BÀI PHONG”, để che giấu dã tâm bán nước.
Trên thực tế, chánh quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng để đàn áp, tiêu diệt những người yêu nước kháng chiến chống giặc Mỹ, gây nên những cuộc tàn sát đẫm máu ở miền Nam Việt Nam.
Từ cuối năm 1954 đến tháng 7 năm 1955, phong trào hòa bình của giới trí thức sinh viên (83) Sài Gòn - Chợ Lớn, trong số đó, có sinh viên Lê Ngọc An cùng một số sinh viên khác làm nòng cốt, được cách mạng giáo dục chỉ đạo cho cuộc đấu tranh, nên mạnh dạn góp ý cùng các bạn sinh viên khác hãy đứng lên, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất theo hiệp định Giơ-ne-vơ; đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống; đòi cứu tế những nạn nhân trong các cuộc xung đột giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với các tôn giáo khác; chống khủng bố, v.v…
Ngày 01 tháng 5 năm 1950, 15 vạn công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao Động. Ác liệt nhất là cuộc đấu tranh chống các chiến dịch “TỐ CỘNG - DIỆT CỘNG”, bảo vệ những người yêu nước kháng chiến cũ. Từ trong các trại tập trung, khu dinh điền, ấp chiến lược chống Mỹ - Diệm bùng nổ lớn mạnh. Phong trào đấu tranh chính trị lôi cuốn hàng triệu người, bao gồm các tôn giáo: Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.
Trong cuộc đấu tranh, có sự phối hợp giữa nhân dân thành thị và nhân dân nông thôn rất chặt chẽ, nhiều hình thức phong phú. Kết quả thời kỳ đấu tranh chính trị là cách mạng miền Nam đứng vững, phục hồi lại, từng bước phát triển để chuẩn bị lực lượng vũ trang cho thời kỳ chiến (84) tranh cách mạng.
Thời kỳ gay gắt nhất là từ năm 1957 trở đi, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm như điên khùng, chuyển sang chế độ độc tài phát xít, đàn áp công khai, tiến hành một cuộc chiến tranh đơn phương để chống lại đồng bào miền Nam.
Chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành những cuộc càn quét có quy mô lớn, liên tục dồn dân vào ấp chiến lược, mà chúng gọi là khu DINH ĐIỀN, chớ kỳ thực đó là những trại tập trung dân để nhân dân lìa cách mạng theo chiến lược “CÁ LÌA NƯỚC”. Chiến lược này hòng tiêu diệt cộng sản. Tháng 12 năm 1957, chúng đầu độc chết hàng ngàn người ở nhà tù Phú Lợi. Chúng còn ban hành luật 10/59, lập các toà án quân sự đặc biệt để chém giết khắp miền Nam”.
Thời gian này, Chùa Am là một trong những nơi bảo vệ anh em cách mạng vừa làm việc và vừa ẩn náu trong Ấp Gia Lâm, Xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
Tết Mậu Thân, Chùa Am chỉ còn một đống gạch vụn. Chiến tranh đã tàn phá không những Chùa Am, mà cả xóm ấp Bàu Trâm đều bị điêu tàn; nhà cửa của nhân dân đều bị đốt cháy tan nát trong bom đạn chiến tranh; mọi người đều chạy tản cư tứ tán. Nhưng vị trụ trì Chùa Am không hề sợ hãi, trở về bám trụ nơi Chùa Am. (85)
Ngài cất một cái miếu nhỏ để làm ám hiệu. Khi anh em du kích đến miếu, thấy có nhang đốt là biết ngay không có giặc kích, thì đi vào ấp chiến lược truy quét tề ấp; còn thấy không có nhang đốt, là biết có giặc kích nên rút lui không vào ấp chiến lược. Việc đốt hương hay không đốt hương, vị trụ trì đều giao lại cho người em trai của mình là Lê Văn Ân. Nhờ có thông tin liên lạc như vậy, nên anh em du kích cách mạng biết được tình hình của giặc, nên vào phá ấp chiến lược, kêu gọi nhân dân trở về làng xóm cũ rất dễ dàng.
Ông LÊ VĂN ÂN (86)
Khi nhân dân trở về làng xóm cũ đông đủ, vị trụ trì Chùa Am cất một cái một am tranh lá nhỏ, để làm cơ sở cách mạng liên lạc thông tin và tiếp tế lương thực, nhất là tổ chức mua súng đạn của giặc, tiếp tế cho anh em du kích.
Đêm đêm, anh em du kích ra bắn phá đồn giặc, khiến giặc sống bất an. Nhờ có anh em du kích diệt sạch tề ấp, khiến chúng không quản lý nhân dân được, nhờ đó mới mở rộng vùng cách mạng bao vây sát Thị trấn Trảng Bàng, nhờ đó, cách mạng ngày càng lớn mạnh cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
Muốn biết rõ âm mưu của Mỹ trong giai đoạn này, chúng ta hãy đọc lại một đoạn sử cận đại: “Để thực hiện chiến tranh đặc biệt chống lại phong trào giải phóng dân tộc do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, Mỹ vạch ra một kế hoạch Tây Lơ, sau này được bổ sung kế hoạch Giơn Sơn - Mắc Na Ma Ra gồm ba giai đoạn:
1- Bình định miền Nam;
2- Tăng cường phá hoại miền Bắc;
3- Tấn công thôn tính miền Bắc.
Mỹ dự tính thực hiện kế hoạch này 18 tháng là kết thúc chiến tranh. Khởi sự kế hoạch, đó là xây ấp chiến lược dồn dân để cô lập lực lượng cách mạng miền Nam. Mỹ ngụy xây dựng 17.000 ấp (87) chiến lược, biến toàn miền Nam thành một trại tập trung khổng lồ. Mỹ rải chất độc hóa học xuống nhiều vùng dân cư để buộc nhân dân vào ấp chiến lược.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Sự kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo nổ ra, khiến cho phe quân đội nhảy vào tham dự. Tháng 11 năm 1963, Mỹ và nhóm quân đội làm cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết chết. Sự sụp đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm mở đầu cho sự khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn không bao giờ khắc phục được nữa.
Ngày 20 tháng 8 năm 1964, 30 vạn người bao (88) vây “Dinh Độc Lập”, đòi Nguyễn Khánh từ chức. Ngày 24 tháng 8 năm 1964, 3 vạn công nhân Đà Nẵng bãi thị tuần hành. Ngày 20 tháng 9 năm 1964, 10 vạn công nhân bãi công ở Sài Gòn - Gia Định, phản đối chế độ độc tài Nguyễn Khánh. Tháng 12 năm 1964, nhân dân Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt biểu tình chống chính phủ Trần Văn Hương.
Tham gia các cuộc đấu tranh chính trị có nông dân, công nhân, nhân dân đô thị, học sinh, sinh viên, trí thức đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế dân chủ. Năm 1963, có 23 triệu lượt người đấu tranh. Đấu tranh chính trị làm tan rã từng mảnh chính quyền bù nhìn của Mỹ, làm thất bại những cuộc càn quét, làm tan rã ấp chiến lược của Mỹ. Nhờ phối hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, nên tiêu diệt lực lượng quân sự Mỹ và làm cho lực lượng các chính quyền tay sai của Mỹ rệu rã. Ấp chiến lược là chiến thuật chiến lược trong chiến tranh đặc biệt của Mỹ, quần chúng nổi dậy đấu tranh chính trị phá thế kìm kẹp của giặc một cách dễ dàng.
Nhờ đấu tranh chính trị và quân sự biết kết hợp, nên làm cho 8.000 ấp chiến lược (85% số ấp) bị phá. Để cứu vãn tình thế, ngày 01 tháng 11 năm 1963, Mỹ đảo chính giết chết Diệm - Nhu. Dương Văn Minh lên cầm quyền, nhưng bị Nguyễn Khánh lật đổ. (89)
Trong giai đoạn này, các cuộc đảo chính tranh giành quyền lực của các phe phái trong chính quyền ngụy đã đẩy chính quyền này vào cuộc khủng hoảng triền miên. Chúng ta thấy rõ Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh lên làm Thủ tướng, Dương Văn Minh lên làm Quốc trưởng. Sau đó Nguyễn Khánh làm Quốc trưởng, Trần Văn Hương làm Thủ tướng. Rồi Phan Khắc Sửu lại thay Nguyễn Khánh làm Quốc trưởng. Đầu năm 1965, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi cùng nhau lật đổ Phan Khắc Sửu, đưa Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng.
Trong giai đoạn này, ngụy quyền Sài Gòn càng suy nhược và khủng hoảng, nên năm 1964, thế lực chính trị và quân sự của cách mạng rộng lớn và vũ khí đầy đủ vùng lên phá sạch các ấp chiến lược trong miền Nam Việt Nam, và đập tan nát ngụy quân ngụy quyền”.
Lúc bấy giờ vào những năm 1970 - 1975, chiến tranh ngút ngàn, thầy trụ trì còn một người mẹ già, một người anh và hai người em - một trai, một gái. Người anh lớn có gia đình ở Thành phố Sài Gòn, còn người em trai kế cũng có gia đình ở Trảng Bàng.
Riêng thầy trụ trì và người em gái đưa mẹ già về nuôi dưỡng, bằng sức lao động của mình. Cả ba mẹ con chỉ quanh quẩn trong một ngôi nhà nhỏ ở (90) Ấp Lò Rèn, thuộc vùng chu vi Cao Đài quản trị; ở đó mới tránh được bom đạn của Mỹ và ngụy quyền. Ấp Lò Rèn bây giờ là Ấp Lộc Du, Xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh. Mọi người dân ở trong vùng chiến tranh, ban ngày về bám trụ đất đai và làm tai mắt cho cách mạng, khi trời sắp tối đều phải rời khỏi nơi gia đình mình, gồng gánh đồ đạc, dắt con cái vào vùng chu vi của Cao Đài để tránh bom đạn.
Cô DIỆU QUANG (91)
Chùa Am nằm trong vùng đất cách mạng, hàng rào Chùa Am là hàng rào chiến đấu của du kích quân, và Chùa Am cũng là điểm nóng đối với giặc Mỹ và ngụy quân, nên chúng thường xuyên pháo bắn chùa. Lúc nào chúng cũng có thể bắt bớ và bắn phá Chùa Am, vì chúng cho đó là nơi cộng sản ẩn náu.
Thầy trụ trì vẫn biết điều này, nhưng vẫn bám sát anh em du kích, thường làm nhiệm vụ báo tin tức giặc cho anh em biết để đề phòng và vào phá ấp chiến lược, giải phóng đồng bào trở về nhà cửa, ruộng vườn đất đai cũ.
Ở Ấp Lò Rèn là nơi ở đỡ, tránh bom đạn Mỹ Ngụy, ngày ngày em gái thầy ra chợ Trảng Bàng mua bán kim chỉ, nhưng thấy không đủ sống, nên mới mua dao rựa ở các lò rèn rồi đem bán sỉ tại các chợ ở thành phố Sài Gòn, để phụ vào nuôi sống ba mẹ con, nhưng cũng không đủ, do đó, thầy trụ trì học nghề rèn làm dao rựa để tự sản xuất, nhờ đó thu nhập mới đủ sống.
Những năm tháng vất vả và gian khổ này, làm sao quên được người em thân thương của mình phải lăn lộn dưới đường tên mũi đạn thập tử nhất sinh. Trong những năm tháng đó rất là gian khổ, tù tội và sinh mạng như chỉ mành treo chuông. Nhưng vì nghĩ đến cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thầy không thể bỏ anh em du kích được (92) mà đi, nên bám trụ Chùa Am sống chết có nhau. Nhất là khi được tin Lê Văn Tân, em thầy hy sinh trong trận Tua Hai Tây Ninh, mẹ khóc mỗi khi thắp hương trên bàn thờ, lòng thương em xót xa vô cùng, nên quyết làm hết sức mình để bảo vệ cơ sở, để anh em du kích an tâm chiến đấu.
Trên đường đi buôn bán, từ Trảng Bàng về Thành phố Sài Gòn là một con đường nguy hiểm nhất. Trên đường biết bao nhiêu là mô đất; mỗi mô đất có mô thì đặt mìn, có mô thì không. Tất cả mìn đặt trên đường là của cách mạng, nếu xe nào vô ý cán phải mìn thì cả người và xe chỉ còn những mảnh sắt vụn, và một đống thịt tay chân văng tứ tung. Vì cuộc sống để cùng ba mẹ con nương tựa có nhau, nên em thầy phải xông pha đi tìm sự sống. Thỉnh thoảng, người anh và em trai cũng có về thăm, nhưng chỉ trong giây lát rồi lại về lo gia đình, chỉ còn lại ba mẹ con. Thấy mẹ không vui, thỉnh thoảng thầy nhắc lại chuyện năm xưa để làm cho mẹ vui.
Tháng 7 năm 1975, đất nước giải phóng xong, bom đạn không còn cày xới trên mảnh đất quê hương, thầy trở về sửa sang lại mảnh đất chôn nhau cắt rốn, nơi Chùa Am cổ xưa yêu dấu mà của tổ tiên để lại; một di tích khó quên. Cho nên, con cháu không có quyền làm mất gốc, phải trùng tu lại để đánh dấu những trang sử yêu nước của tổ (93) tiên bằng công lao, mồ hôi nước mắt; bằng xương máu cùng với mọi người dân trong cả nước mới có ngày nay đất nước độc lập hoàn toàn, chủ quyền về tay nhân dân Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta là con cháu không thể bỏ qua được việc trùng tu.
Mẹ mất, thầy xin một đứa cháu về nuôi và đặt tên là Mật Hạnh.
MẬT HẠNH
(94)Mật Hạnh được dạy tu hành xả tâm, nên lúc nào cũng thương yêu và tha thứ khi có ai nói trái ý nghịch lòng, vì thế, gương mặt Mật Hạnh lúc nào cũng hiền từ, hiện ra sự an lạc và vui vẻ.
Việc trùng tu đầu tiên, thầy trụ trì cất lại ngôi Chùa Am tre lá đơn sơ, chỉ thờ 3 tượng Phật. Tượng thứ nhất là tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi giữa, tượng thứ hai đứng là tượng Ca Diếp bên tay trái và tượng thứ ba đứng là tượng A Nan bên tay mặt. Hiện giờ Chùa Am vẫn còn giữ nguyên vẹn như hồi mới cất: vách liếp, cột bằng cây tầm vông, lợp tôn, v.v… tuy đã cũ, rêu phong, ẩm mốc, cột xù xì và vách liếp đã mục, nhưng chưa nát, vẫn còn che mưa, che nắng được.
Ngôi chùa bằng trúc tre làm sao giữ gìn bền lâu được. Cho nên, thầy Thông Lạc quyết tâm sẽ trùng tu Chùa Am bằng gạch ngói như trước kia do ông thân thầy đã xây dựng: từng cục gạch, từng viên đá, từng bao xi măng do công sức của riêng mình dành dụm từng đồng từng cắc, chớ không bao giờ kêu gọi một người phật tử nào đóng góp phụ với mình. Sự quyết tâm ấy, ông thân thầy đã dựng nên ngôi Chùa Am sạch đẹp, và ngôi chùa này được duy trì trên 10 năm thì chiến tranh bùng nổ. Giặc Pháp đã dùng xe tăng tàn phá ngôi Chùa Am chỉ còn một đống gạch vụn.
Sau khi đất nước giải phóng, giặc Mỹ ra khỏi (95) biên cương, thầy Thông Lạc là một tu sĩ nên một đồng cũng không có, nhờ gia đình cô TỪ NGUYỆN cúng dường cho thầy 20 đồng; lúc bấy giờ, 20 đồng có giá trị rất lớn. Khi có tiền, thầy Thông Lạc trở về bắt đầu cất lại Chùa Am bằng tầm vông trúc tre, vì đó là những cây nhà lá vườn nên không tốn tiền mua.
Những tu sĩ Campuchia cũng đến Chùa Am tu học
Ông thân thầy Thông Lạc qua phần, nhưng lời di chúc giao lại việc trùng tu ngôi chùa cho thầy, (96) nên lúc nào thầy cũng nhớ lời di chúc đó: “Sau khi Thầy mất, Thầy chỉ tin nơi con, con là người đủ sức, đủ khả năng trùng tu lại ngôi chùa. Con nhớ cố gắng, đừng để phụ lòng mong mỏi của ông bà nơi chín suối”. Nhớ lời di chúc đó, thầy luôn luôn canh cánh bên lòng, quyết tâm trùng tu lại ngôi chùa bằng gạch ngói để không phụ lòng mong đợi của ông thân thầy.
Việc thứ hai là trùng tu tinh thần chánh pháp của Phật. Thầy Thông Lạc viết sách đạo đức nhân bản - nhân quả và giảng dạy đúng những lời dạy của đức Phật THÍCH CA MÂU NI, còn những lời giảng dạy nào không đúng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì thầy vạch trần bộ mặt thật của nó để mọi người biết rõ nó là tà pháp ngoại đạo đã xen vào kinh sách Phật giáo. Thường các sư thầy không rõ những kinh sách ngoại đạo, nên lấy đó giảng dạy cho phật tử.
Cho nên việc vạch trần bộ mặt thật của kinh sách ngoại đạo, là giúp cho phật tử hiểu rõ pháp nào đúng, pháp nào sai để quý phật tử tránh xa và không ủng hộ, cúng dường những sư thầy đang hành tà giáo ngoại đạo. Nhờ đó tà pháp không phát triển, và vì vậy chánh pháp của Phật mới dựng lại và làm sáng chói con đường tu tập của Phật giáo. Nhất là thầy Thông Lạc dạy đâu là chánh tín và đâu là tà tín. Chánh tín nghĩa là gì? (97) Tà tín nghĩa là gì?
Chánh tín chỉ cho mọi người biết thực hành đời sống có đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh; luôn luôn giữ gìn tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ bằng pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý, để tâm luôn luôn ly dục, ly bất thiện pháp, nhờ đó, mới thấy được tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Chính thấy được tâm như vậy mới là giải thoát của Phật giáo, quý vị có biết không?
MARK - Một người Mỹ tu tập tại Chùa Am (98)
Tà tín có nghĩa là những phật tử mê tín chuyên cầu cúng, tụng kinh, niệm Phật, niệm chú, cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, cúng sao, giải hạn, đốt tiền vàng mã, v.v… Những việc làm nhảm nhí vô ích như vậy thường làm hao tài, tốn của của những phật tử. Vậy mà quý phật tử cứ nghe đâu, làm vậy, không chịu suy tư việc làm đó đúng hay sai.
Bởi trong số phật tử đông đảo trùng trùng điệp điệp đang theo Phật giáo, mà chúng tôi đã chứng kiến những buổi lễ lớn của Phật giáo, phật tử về chùa đông như kiến cỏ, nhưng từ lâu, bị nhồi nhét trong đầu những điều sai Phật pháp, nên chỉ còn biết cúng bái, tụng kinh, niệm chú của kinh sách phát triển. Phật tử cho đó là việc làm đúng, là sự tu tập của mình theo Phật giáo, bởi làm một việc sai, mù quáng, mê tín, không đúng chánh pháp của Phật mà không biết. Thật là tội nghiệp, bị ảnh hưởng Phật giáo mê tín ngu muội của Trung Quốc, cứ xưa bày nay làm theo, thật là đáng thương!
Phật tử còn vô minh nhiều lắm, vì quý thầy dạy sao họ làm theo như vậy, chớ họ đâu có dám nói quý sư thầy sai! Họ chỉ biết tin, biết làm, nên sư thầy dạy gì họ cũng tin. Bởi vậy, phần đông phật tử làm sao am tường lời Phật dạy, nên thiếu trí tuệ, không cân nhắc, không chịu khó tư duy, cứ nghe (99) sư thầy dạy đâu làm đấy, như những người mù rờ voi thật là đáng thương! Nhưng cũng rất tội nghiệp, vì họ không sáng suốt, nên mới để giáo pháp mê tín tràn lan khắp nước, lâu ngày không dứt bỏ, nên nó đã trở thành một truyền thống của dân tộc.
Cổng số 2 vào khu phát triển Chùa Am
Bởi vậy ngay từ lúc đầu, khi kinh sách Phật giáo Trung Quốc này mới truyền vào Việt Nam, nếu mọi người ai cũng đồng lòng chặn đứng nó lại bằng cách không làm theo những điều tà giáo mê tín, thì làm gì nó truyền vào đất nước chúng ta được, phải không thưa quý vị?
Trong thời đại khoa học, kiến thức của con (100) người được nâng cao nhờ sự học rộng hiểu xa, nên không dễ gì làm cho họ lại tin theo, chỉ có những người ít học, mới biến mình thành những người mù quáng dễ tin, dễ làm theo.
Tà tín là tin có cõi Cực Lạc Tây Phương; là tin có linh hồn người chết; là tin có thế giới siêu hình; là tin có tà ma, quỷ quái; là tin có địa ngục, ngạ quỷ; là tin có Thần, Thánh, Tiên, Phật; là tin có Ngọc Hoàng Thượng Đế, Chúa Trời; là tin có Thập Địa Diêm Vương, Thủy phủ, Thủy tề, Long Vương, Hà Bá, Bà Thủy, v.v… Những điều tà tín này là mê tín.
Những điều tà tín này không phải do lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà do những lời dạy của các tổ ngoại đạo Bà La Môn, Đại thừa, Thiền tông. Các ngài đã biến Phật giáo thành một Phật giáo mê tín của Trung Quốc, hoàn toàn chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, Lão giáo.
Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo lớn của người Trung Quốc. Nho giáo do Khổng Tử chủ trương thuyết TAM CANG và NGŨ THƯỜNG, còn Lão giáo do Lão Tử chủ trương thuyết VÔ VI. Hai nhà đại hiền triết tư tưởng lớn này của Trung
Quốc đã triển khai nền văn hóa đạo đức của người Trung Quốc, mà từ xưa đến nay người Trung Quốc vẫn một lòng tôn kính, xem hai vị này như những bậc thầy của mọi người trong thiên hạ. (101)
Các nhà sư Phật giáo Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa tư tưởng triết học của Nho giáo, nên từ sự hiểu biết đó, đã chuyển thành nền văn hóa đạo đức Phật giáo Trung Quốc cho tốt đẹp hơn. Nhưng không ngờ, chịu ảnh hưởng cúng tế của Nho giáo, mà các nhà sư Trung Quốc lại biến nền văn hóa đạo đức Phật giáo Trung Quốc thành một nền văn hóa đạo đức Phật giáo mê tín. Dòng văn hóa đạo đức Phật giáo mê tín đó, được các nhà sư đặt tên là Tịnh Độ tông, và biên soạn những bộ kinh sách phát triển thường ca ngợi và khuyến khích tín đồ tu tập pháp môn niệm Phật A Di Đà, vì cho pháp môn đó hợp với thời đại mạt pháp.
Khuôn viên phát triển Chùa Am (102)
Lại nữa, có một số nhà sư Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa đạo đức tư tưởng của Lão Tử, họ triển khai thành một Phật giáo Trung Quốc tuyệt vời hơn bất cứ một Phật giáo nào ở trong nước, cũng như ở các nước ngoài. Nhưng không ngờ, ảnh hưởng VÔ VI của Lão giáo mà các nhà sư Trung Quốc lại biến nền văn hóa đạo đức của Phật giáo Trung Quốc thành một nền văn hóa triết học TÁNH KHÔNG. Từ khi triết học Tánh Không ra đời, đã đốn sạch những tư tưởng triết học khác trong nền văn hóa Trung Quốc.
Với tư tưởng này, các nhà sư Trung Quốc rất hãnh diện, tự đặt cho nó cái tên là pháp môn Tối Thượng thừa. Pháp môn Tối Thượng thừa tức là Phật giáo Thiền tông Trung Quốc bây giờ. Người am tường Phật giáo Trung Quốc thì thật là xót xa và đau buồn: do kiến giải của các nhà sư Trung Quốc thiếu sáng suốt, đã làm mất gốc Phật giáo tại xứ này. Như vậy, Phật giáo Trung Quốc chia làm hai dòng văn hóa tư tưởng:
1- Dòng văn hóa Phật giáo TỊNH ĐỘ TÔNG;
2- Dòng văn hóa Phật giáo THIỀN TÔNG.
Còn Phật giáo chánh tông thì không còn nữa, nên người Trung Quốc hiện giờ muốn hiểu Phật giáo, thì chỉ bằng cách nghiên cứu hai dòng tư tưởng này. (103)
Hai nền văn hóa đạo đức Phật giáo ấy lại được truyền sang qua Việt Nam, chư tăng Việt Nam tiếp thu mà không dám chỉnh sửa, cứ y khuôn mà truyền bá. Mãi cho đến đời Trần Nhân Tông mới có thay đổi chút ít bằng sự pha trộn Thiền - Tịnh của Trung Quốc, rồi cho đó là Phật giáo Thiền tông Việt Nam.
Sư cô HUỆ ÂN, một tu sĩ tu học lâu năm nhất trong Chùa Am, làm chủ được bệnh tật, trên 90 tuổi (104)
Chúng tôi vạch ra đây không phải chỉ trích ai cả, mà để cùng nhau đóng góp ý kiến để chúng ta thấy cái sai, cái đúng của Phật giáo Việt Nam hiện giờ.
Là người Việt Nam, chúng ta hãy
cùng chung nhau xây dựng một nền văn hóa đạo đức Phật giáo tinh ròng của người Việt Nam, chớ không vay mượn của một Phật giáo nước nào cả; chỉ dựa vào lời dạy nguyên thủy của đức Phật, mà biên soạn và giảng dạy giúp cho mọi người hiểu về Phật giáo một cách rõ ràng, phân biệt được Phật giáo nào đúng và Phật giáo nào sai.
Chùa Am sẽ đi vào con đường chánh Phật giáo, nên không còn có khói hương mê tín, dị đoan, lạc hậu như Chùa Am ngày xưa. Nhờ có lời dạy trên đây, Chùa Am không còn đi vào nếp cũ, hướng dẫn tín đồ theo lối mòn của các sư thầy, tổ ngày xưa.
Chùa Am ngày nay không tụng kinh, không làm ma chay siêu độ theo kiểu mê tín, mà làm ma chay theo tinh thần khoa học, mang đầy đủ lòng biết ơn sâu xa của những người còn sống đối với những người thân đã mất: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nên việc làm ma chay rất đơn giản, thiết thực cụ thể, ít tốn kém. Đám tang chỉ dạy cách thức ma chay theo tinh thần thực tế của Phật giáo Việt Nam, không chịu (105) ảnh hưởng của một tôn giáo nước nào cả. Nhất là không theo tinh thần tư tưởng “Văn Công Thọ Mai” của Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử Trung Quốc cúng bái, tế lễ, kèn trống rập rình, rồi lại còn đàn ca xướng hát theo giọng ê, a tụng niệm giọng cao, giọng thấp của các tăng, ni và phật tử.
Một đám tang là một sự mất mát, có gì vui đâu mà lại đàn ca trống phách? Thật là một việc làm sai hết sức sai. Sao mọi người không suy tư, nghĩ lại xem làm như vậy có đúng không? Mọi người không nghĩ lại xem làm đám tang mà sao như làm một buổi lễ đăng quang, hay ít cũng là một đám cúng đình. Có đúng như vậy không quý vị?
Đám tang có vui gì mà trống kèn, đàn ca xướng hát rập rình, lại còn mướn thêm giàn nhạc Tây phương kèn trống inh ỏi, làng trên xóm dưới đều hay biết.
Sao người ta làm ma chay mà không chịu suy nghĩ, cứ bắt chước thấy ai làm sao mình làm vậy? Thời đại chúng ta không cho phép làm một điều thiếu suy nghĩ. Khi làm một điều gì thì cần phải suy tư cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới làm.
Thứ nhất, làm sẽ không thất bại.
Thứ hai, người có trí họ cho chúng ta không phải là kẻ hủ lậu, dốt nát, ngu si, chỉ biết bắt chước làm theo người xưa. (106)
Thứ ba, có trí sáng suốt phân biệt làm ma chay như thế nào đúng và như thế nào sai. Đúng có lợi ích gì? và sai có hại gì?
Làm ma chay theo đúng tinh thần Phật giáo thì chúng ta hãy nghiên cứu lại tài liệu cách tẩm liệm làm ma chay của Chùa Am hướng dẫn, vì cách thức làm ma chay của Chùa Am là làm theo những lời dạy của đức Phật.
Rừng núi ngút ngàn
Làm ma chay theo lời dạy của đức Phật trong tinh thần dân tộc Việt Nam là tránh xa những hủ tục mê tín, lạc hậu; đó là làm giảm bớt những sự hao tốn nhảm nhí rất nhiều. Còn làm một đám tang theo kinh sách phát triển thì phải chịu hao tốn tiền bạc cúng dường trai tăng, vì chư tăng phát (107) triển thường hay bày vẽ theo kiến giải mê tín cúng kiếng, tụng kinh cầu siêu quá nhiều. Tính từ ngày chết cho đến ngày làm tuần mãn tang phải hao tốn hàng triệu bạc, cho các thầy ngồi trong mát hưởng bát vàng bằng tiền của mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ làm ra.
Người phật tử không sáng suốt, không dựa vào những lời dạy của đức Phật trong kinh sách nguyên thủy, mà cứ nghe theo các thầy phát triển đã làm hao tốn tiền của, mà còn bị người ta cho rằng là những hạng người mê tín, lạc hậu, ngu si. (108)
✿✿✿