BĂNG SỐ 095 - Phân biệt TÂM BẤT ĐỘNG và TÂM SUNG MÃN TỨ NIỆM XỨ
Băng 95C, lớp Chánh Kiến, Trưởng lão trả lời về Tứ Niệm Xứ, phân biệt khác nhau giữa Tâm Bất Động và Tâm của sung mãn Tứ Niệm Xứ, cách đối đáp với Ma vương và Chư Thiên.
-----------------------------
https://www.youtube.com/watch?v=2Gc1sMPawXs
[08:30] băng 95C
(Câu hỏi) Kính bạch Thầy, xin Thầy giải thích cho con chỗ bất động tâm để con rõ hơn? Tu Tứ niệm xứ, đi đứng nằm ngồi ở trạng thái thanh thản suốt 12 tiếng đồng hồ ở trạng thái không niệm ?
---(Trả lời) À nghĩa là nó không niệm có nghĩa là không chướng ngại ở trên thân con, mà còn chướng ngại có nghĩa là còn niệm. Tức là con còn cùng Pháp để đẩy lui.
Chỗ bất động tâm là nư thế này, nghĩa là nó không phải là không niệm mà có nghĩa bất động tâm không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, nó không có 3 cái lậu hoặc. Mà trọng từng niệm, niệm nào là dục lậu, niệm nào là hữu lậu, niệm nào là vô minh lậu con đểu rõ. Do chỗ có chướng ngại trên thân con là có lậu hoặc, mà không chướng ngại - có niệm mà niệm đó không chướng ngại, thì nó không có lậu hoặc, con hiểu không?
Cho nên, bất động tâm, thí dụ như con đi đứng nằm ngồi ở trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự suốt 12 tiếng đồng hồ, nó không phải không niệm, nó có niệm, nhưng niệm đó không phải dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Còn không phải nó bất động, im lìm như gộc cây như vậy là không phải. Nó có niệm, nhưng cái niệm của nó nó bất động.
Còn nó không niệm là khi con nhập định. Thí dụ như định diệt tầm từ nè, định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, là không niệm. Còn cái này tâm con là bất động nên nó không bị chướng ngại [10:06]. Trên 4 chỗ thân thọ tâm pháp con không bị chướng ngại gì hết, tức là nó bất động.
Như nó bị chướng ngại, như nó mỏi là nó bị chướng ngại, như muỗi cắn là bị chướng ngại, hoặc là cái niệm đó khởi lòng ham muốn gì đó thì nó là dục lậu. Mà cái niệm đó mang tính chất hữu lậu là do nó có cái pháp nào đó mà nó tạo cho con cái chướng ngại trong con, thí dụ như con đang ngồi im lặng như vậy, có nhánh cây nó rớt xuống cái nhà cái rầm, thế con giật mình. Đó là cái hữu lậu. Nó làm cho con bị động, tức là hữu lậu. Đó là những cái niệm hữu lậu như vậy. Cho nên nó không có thanh thản, an lạc vô sự. Cho nên suốt 12 tiếng đồng hồ mà con không bị các chướng ngại pháp đó, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu đó thì đương nhiên là con bất động tâm.
Rồi hàng ngày con sống từ ngày này qua ngày khác, không có ai làm gì chướng ngại trong tâm con, phiền não, giận hờn, lo lắng, suy tư gì cả. Con sống thản nhiên, con cũng nghĩ cũng biết mọi cái điều, biết hết, đều thấy biết, ai nói phải, nói trái đều biết hết, nhưng mà tâm mình thấy nó bất động, đó là bất động tâm. Con hiểu chỗ đó là tứ niệm xứ bất động tâm, tức là con nhập vào chỗ bất động tâm rồi.
Mà nếu con ngồi im một mình, là con thấy hơi thở ra vô ra vô. Nó bất động, cho nên nó định trên cái thân của nó. Con đi một mình con thì con thấy. Còn có ai nói thì con cũng nghe, nhưng con không dính mắc lời nói họ, tâm con không bị động với lời nói của họ. Họ nói thí dụ như có người nói xấu cái người kia, con cũng bất động, con cũng không quan tâm về vấn đề đó, ai nói gì nói con không cần biết. Đó là con bất động.
Lúc nào tu Tứ niệm xứ, tỉnh thức là hàng đầu con. Bởi vì nó định tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng, cái tâm con định tỉnh trên cái thân con. Nó định tỉnh nó mới bất động. Cho nên nói ở trên Tứ niệm xứ, định tỉnh là hàng đầu. Cho nên nó quay vô nó biết cái thân nó là định tỉnh, nó nhai vô nó biết là định tỉnh. Nó định tỉnh trên cái thân của nó, nó định tỉnh trên hơi thở, nó định tỉnh trong bước đi, cánh tay đưa ra, nhai nuốt. Nó định tỉnh trên mọi hành động của nó, tức là Tứ niệm xứ, nó quay vô nó quán thân nó, cho nên nó định tỉnh được. Chứ không phải mình ngồi đây, mình chăm chăm suy xét nó là Quán, không phải đâu. Cái đó là mới đầu, còn cái này tự động nó định tỉnh trên nó là nó quán Thân nó đó. Cho nên nắm vững được cái này mấy con tu mới dễ dàng, nó không có khó khăn.
Cho nên khi mình rõ chỗ bất động tâm, và tâm nó thanh thản an lạc vô sự suốt 12 tiếng đồng hồ để nó đạt đạo lực của nó, hai cái phần này nó khác. Cái phần bất động tâm là đụng chuyện gì nó cũng không làm động tâm. Rồi mình ngồi lại, nó không làm động mình gì hết thì gọi là bất động. Nó không làm chướng ngại trên thân tâm của mình, đó là bất động. Còn cái mà nó suốt 12 tiếng đồng hồ gọi là sung mãn Tứ niệm xứ, cái thời gian mà sung mãn, nó KHÔNG NIỆM con. Nghĩa là mình ngồi chơi suốt 12 tiếng đồng hồ, nó không khởi cái niệm gì hết. Coi như nó ly dục, ly ác pháp hết rồi, coi như dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu nó không còn tác động vô được nữa. Tức là nó thanh tịnh rồi, thì lúc bấy giờ là lúc CHỨNG ĐẠO rồi. Mình sống ở trong cái chân lý, gọi là CHỨNG ĐẠT CH N LÝ đó. Thì nó hoàn toàn không có niệm nữa.
Còn bây giờ, niệm thiện nó không động mình, nó có niệm, niệm thiện nó không làm cho mình bị chướng ngại, phiền não, thương ghét nhớ tưởng ai hết thì nó có niệm. Nhưng mà cái niệm tào lao, niệm tầm bậy, cái niệm nó không có ra gì hết, cái niệm nó không tác động được mình gì hết, cho nên tâm mình nó bất động. Phân biệt chỗ này, thí dụ bây giờ con ngồi đây mà khởi nhớ : ờ Thầy nói cái đó. Thì cái niệm đó là cái niệm Thiện. Nó làm cho tâm con bất động chứ nó không có cái gì hết. Vì vậy nó không gợi cho con cái gì gọi là động tâm mình, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong đó. Giờ con ngồi con nhớ lời Thầy giảng phải nhập Tứ Thiền như vậy, hoặc là tu Tứ niệm xứ như vậy, hoặc là quan sát thân mình như vậy thì cái niệm đó nó không có chướng ngại. Nhưng mà con cũng nhắc: đây là ta biết rồi, đừng có nói nữa, con hiểu không? Tao biết rồi, mày đừng có nói nữa, mày đừng có dạy tao nữa, tao hiểu rồi. Chứ không phải giờ ngồi đó tư duy Thầy nói vậy vậy vậy. Bởi vì đó là cái niệm thiện. Niệm thiện đó nó không tạo cho tâm mình động. Nhưng ở đây, chỗ chúng ta tu đến khi mà sung mãn Tứ niệm xứ thì mình vẫn nói: Tao biết rồi, đừng có nói nữa. Con nhắc con, để không nó cứ lải nhải cái chuyện đó.
Con nói: "con biết rồi", cũng như Đức Phật nói như thế này. Ma nó đến là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Niệm ma nó đến thì Đức Phật biết nó, thí dụ như cái dục lậu nó khởi ăn uống, giờ này nó muốn ăn uống thì : "ma đó, mày đừng có cám dỗ tao", thì nó đi rồi. Nếu nó nói: "giờ này phải thanh tịnh, không được ăn uống như lời Phật dạy, bây giờ mình ngồi tu, giữ độc cư trọn vẹn" → Tao biết rồi, mày đi đi, tao biết rồi, mày là Chư Thiên. Các con đọc ở trong kinh, có niệm Thiện thì Đức Phật nói: phải rồi, đúng rồi thì Chư Thiên biến mất, có đúng không ? Mà khi nào ma tới, mày là Ma vương, nó cám dỗ, nó nằm trong dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu đó, thì Đức Phật nói: mày là Ma vương, tao biết rồi. Cái người tu người ta biết tâm niệm đó nó thuộc về Ma. Nó là dục, nó là ác pháp, làm cho chúng ta chướng ngại. Còn cái niệm đó nó Thiện thì: tao biết mà, Chư Thiên. Mình chấp nhận nó thì Chư Thiên cũng biến mất à. Cho nên nghe nói là Chư Thiên hoặc Ma, người ta tưởng là có ông trời ở đâu đó nó hiện ra nó nói chuyện như thật. Chư Thiên nó đọc bài kệ, ông Phật nói đúng thì Chư Thiên nó biến mất. Trong kinh nó thường hay vậy, cho nên người ta cứ nghĩ tưởng có cõi trời, nhưng sự thật không phải. Trong tâm niệm mình nó có cái thiện và cái ác. Mà cái thiện thì Đức Phật nói là Chư Thiên, mà cái ác thì Đức Phật nói là Ma.
Mà bây giờ cai niệm Thiện nó không làm động nhưng mà với sung mãn Tứ niệm xứ thì nó chưa sung mãn. Có cái niệm đó hoài thì nó chưa sung mãn. Cho nên khi mà ông Mục Kiền Liên ông ngồi tu, ông ấy thấy hôm nay ngồi tốt quá, hỷ lạc hoặc khinh an thế này à tốt này, ông Phật bảo : Im lặng như Thánh! Có phải không? Tốt thì tốt chứ, mà cứ tốt hoài… Còn có bữa nào mà tu hôm nay tu xấu quá, nhiếp tâm không được, nó cứ trạo cứ hoài thì nó là Ma chứ gì, thì cứ ôm pháp thôi, ai biểu cứ nghĩ Ma làm chi. Cho nên mình tác ý dừng lại. Cho nên cho đến cuối cùng cái niệm Thiện để cho đến khi mà chúng ta đi vào cái chỗ Thiền định ấy, bất động tâm sung mãn Tứ niệm xứ để cho nó thực hiện được tất cả các Thần lực của nó, thì nó mới được.
Thì ở cái câu hỏi này, các con phân biệt được Bất động tâm và tâm sung mãn Tứ niệm xứ, hai phần này nó rõ ràng mà. Sung mãn Tứ niệm xứ là không có niệm thiện, niệm gì nó khởi ra hết, nó thanh thản an lạc vô sự suốt thời gian Nhật dạ hiền của nó đó. Nó chỉ biết cái Hiện tại, nó không nghĩ rằng hôm qua Thầy nói vậy vậy đó để cho mình tu tập - cái đó là niệm Thiện, không phải niệm Ác. Nhưng mà cái niệm đó nó mới Bất động tâm mà thôi. Còn cái niệm sung mãn Tứ niệm xứ là cái niệm Thanh thản, an lạc vô sự duy nhất mà thôi, không có niệm Thiện, niệm Ác nào xen trong đó. Nhưng mà mình không phải ức chế nó. Tại vì qua sự tu tập của mình ở trên Tứ niệm xứ là mình ly dục, ly ác pháp, cho nên tất cả các niệm đó nó dừng lại hết nên chỉ còn một trạng thái Thanh thản, ac lạc mà không bị ức chế. Chứ không khéo mấy con niệm nào cũng đuổi hết, ức chế thì giống như Thiền tông đó: biết vọng liền buông là ức chế mất đi.
[18:51]