Skip directly to content

BĂNG SỐ 093 - TU CHUYÊN NHẤT TÂM TỪ, TÂM BI, TỨ NIỆM XỨ

http://youtu.be/txf6SO-5q4s?t=1m20s

Băng 93C - lớp Chánh kiến

Đoạn hỏi đáp kéo dài từ phút [01:20] đến [17:57] băng 93C lớp Chánh Kiến. Tu sinh hỏi rất kỹ và Trưởng lão trả lời rõ ràng về tu thế nào là tu chuyên nhất tâm Từ, tâm Bi, tu Tứ niệm xứ.

[Chú ý: đây là nội dung cho tu sinh đã tu căn bản, không phù hợp cho người mới tu để tu tập]

[01:20]Tu sinh (TS):
Sư ông nói tu môt pháp Từ, đã có Bi Hỉ Xả trong đó. Nhưng hồi nãy sư ông nhận xét về một người đó là: "con tu được cả 4 cái" thì con chưa hiểu tu 4 cái và 1 cái có 4 cái là như nào?

Trưởng Lão (TL): Nghĩa là cái người đó họ không thể chuyên 1 pháp được. Khi mà họ viết cái bài [Từ, Bi, Hỉ, Xả] ra rồi, Thầy thấy họ không có chuyên. Họ nói chung chung vì vậy họ không có cái duyên tu chuyên một pháp. Cho nên do đó, lúc họ tu tâm Từ, lúc họ tu tâm Bi, lúc họ tu tâm Hỉ, lúc họ tâm tu Xả. Cho nên Thầy khuyên họ tu như vậy.

TS: Nhưng mà hồi đó, sư ông nói nếu mình không tu chuyên nhất 1 cái thì mình không có tới đâu hết? Rồi vừa nãy sư ông nói tu 4 cái?

TL: Coi như tu 4 cái thì không có chuyên nhất. Cũng như bây giờ con không tu chuyên nhất 1 pháp Tứ vô lượng tâm mà con tu 4 pháp này, tức là Thầy muốn nói con tu Tứ niệm xứ để mà xả trên 4 pháp này.

TS: Cho con hỏi độc cư thế nào với cái khẩu của Từ Bi Hỉ Xả?

TL : Bắt đầu con tu tâm Từ: độc cư như thế nào để mà trong tâm Từ. Tâm Từ bắt đầu con tu tập tỉnh thức. Không tiếp duyên với một người nào. Mình tỉnh thức trên hành động của mình để khởi sự thương yêu, không làm mất hạnh phúc của chúng sanh, tức là mình không nói với một người nào.

TS: Thưa sư ông, nếu tâm Bi thì sao?

TL: Tu tâm Bi thì khác rồi con. Tu tâm Bi thấy người khác đau khổ thì con lại phải giúp, phải nói. Vì thế con tu độc cư với tâm Bi thì không được.

TS: Vậy là độc cư là tu ý phải không sư ông?

TL: Tu ý đó con

TS: Còn Bất động tâm là không có tu Bi, Hỷ, Xả được?

TL: Bất động tâm chỉ có tu Xả với tu Từ thôi, không tu Bi và Hỷ được. Nghĩa là Xả mình vẫn độc cư trọn vẹn, không nói chuyện với ai. Còn tu tâm Bi thì không được đâu, thấy người ta đau khổ mà không mở miệng nói thì không được, phải an ủi người ta.
TS: Vậy tu tâm Bi là không độc cư được?
TL: Không độc cư được. Nhưng tu tâm Từ được
...
[07:15]
TS: Trong sách Tứ vô lượng tâm của Sư ông, có một ví dụ con chưa hiểu rõ. Con kiến nó rớt xuống, mình vớt nó lên… Con không hiểu, nếu thấy cảnh khổ mình cứu đó là quả rồi, mình thấy con kiến rớt là mình có thấy đối tượng là cái quả rồi. Con không hiểu mình thấy con kiến rớt xuống mà mình tu Từ thì con không hiểu cái Từ đó Nhân ở đâu? …

TL: Khi mình thấy con kiến nó rớt ở trong nước. Mình vớt nó lên, trong khi đó từ cái chỗ Nhân của nó là mình ở trong cái sức tỉnh. Từ nó có Bi rồi, nhưng mà điều kiện mình vớt nó không phải mình tu tâm Bi mà mình đang tỉnh thức. Bởi vì Từ là nó tỉnh thức rồi. Cho nên khi cái Nhân của nó là Nhân Tỉnh, cho nên nó thấy con kiến rớt xuống là nó vớt liền chứ nó không có nghĩ là nó tu tâm Bi đâu.

TS: Dạ thưa sư ông, con kiến nó rớt là cảnh có đối tượng. Là mình thấy nó khổ.

TL: Cái này không phải. Thấy nhưng không có nghĩ nó khổ đâu. Tu tâm Bi là thấy nó khổ đó. Tu tâm Từ là mình tỉnh đó. Mình thấy con kiến rớt xuống là mình vớt nó thôi chứ mình không nghĩ Bi thương đâu. Mình tu tâm Từ, bất kỳ sự việc gì xảy ra, tôi tỉnh thức. Tôi vớt, tôi làm công chuyện đó với lòng Từ của tôi thôi chứ tôi không có nghĩ tôi thương xót. Nhiều khi mình tu tâm Bi mình bị cái thương xót đó còn cái ái ở trong đó thì nó nguy hiểm cho mình. Bởi vì mình còn thấy đau khổ của người khác, con vật khác coi chừng mình bị cái ái. Vì vậy mà tâm từ nó không bị ái...

TS: Dạ thưa sư ông, con kiến nó rớt xuống mà mình không có tri kiến mình biết con kiến nó rớt xuống là nó khổ, nó chết như vậy là nó khổ…

TL: À như vậy là con khởi tâm bi rồi, khác rồi. Còn tâm Từ tỉnh thức thì biết. Con kiến nó rớt xuống nước thì Thầy chỉ biết Thầy vớt thôi, chứ Thầy không khởi tâm bi. Nhưng mà ngầm ở trong đó, cái vớt con kiến đang bị dưới nước là có bi. Nhưng mà Thầy không phải là người tu tâm Bi cho nên Thầy không bị thương xót, cho nên Thầy không có kẹt ở tâm Bi. Tâm Từ nó tỉnh, nó biết mọi sự vật xảy ra, cái gì đau khổ nó biết hết, nhưng mà điều kiện nó chỉ biết hành động nó làm như vậy để con kiến tránh sự chết chóc. Nó làm với tâm Từ, chứ không có tâm Bi. Nhưng mà người khác thấy nó vớt con kiến đang ở trên nước cho nó là cái Bi. Nhưng sự thật nó không nghĩ nó Bi, cho nên nó không kẹt trong cái Ái của nó…

TS: Tại vì khi mà mình thấy con kiến nó rớt, nó bơi tới chết. Vì tâm Từ, cho nên mình có sức định tỉnh, cho nên mình có tri kiến nên mình hiểu, mình biết rõ cái khổ cái đau .. ?

TL: Không có nghĩ vậy. Bởi vì tâm Từ là tỉnh thức thôi, con đi con tránh không đạp con kiến. Đó là tâm Từ. Bây giờ, con đi cọn tỉnh thức vậy, có con kiến nó què chân, con không có nghĩ con tâm Bi. Con mới lấy tay con đỡ con kiến, con vuốt ve nó rồi con thả. Con không nghĩ Bi. Mà con nghĩ hiện tại trước cảnh khổ đó con làm vậy thôi..

TS: Vậy đó là Từ?

TL: Từ không mà con. Bởi vì mình còn nghĩ một chút: tội nghiệp con kiến này quá khổ, thôi mình đỡ mình vuốt ve nó hoặc mình để nó trong bàn tay vuốt ve cho nó bớt đau đi thì đó là con bị tâm Bi.

TS: Như vậy tu Từ Bi Hỉ Xả ăn thua là cái mình nghĩ ạ?

TL: Cái nghĩ, nó thuộc về cái ý của mình thôi. Ăn thua cái mình nghĩ thôi. Cho nên cái Xả thì tu tâm Xả, mà hành động thì Từ. Tỉnh thức, mình biết cái nó, mình xả, nó có Từ trong đó nhưng mà Thầy không có nghĩ Thầy Từ. Mà Thầy xả, Thầy biết cái hành động này Thầy sẽ xả chứ không từ. Bởi vì nó ăn thua cái ý, ý làm chủ, ý tạo tác mà, ý dẫn đầu. Cho nên nó dẫn từng cái tâm của mình mà. Nó dẫn tâm Từ là dẫn Từ không, tu tâm Bi là dẫn Bi không, tu tâm Xả nó dẫn Xả, tu tâm Hỷ nó dẫn Hỷ. Tại vì nó dẫn. Mình tu cái đó, bởi vì Pháp độc nhất, nó không cho cái khác xen vô đâu. Mà nó xen vô là nó bị phân. Còn cái người nào viết cái bài [Từ bi hỉ xả] nó chung chung, không có sâu thì họ phải thực hiện các pháp khác chứ không chuyên được.

TS: Thưa sư ông, con tu tâm Từ, ngồi im định tỉnh, làm sao con biết mình không lạc qua Tứ niệm xứ ?

TL: Con không lạc qua Tứ niệm xứ tức là con không quan sát, không quay vô trong thân. Còn tâm con quay vô quan sát thân là con tu Tứ niệm xứ. Còn con tỉnh thức từng hành động từng bước đi mà con không có quan sát cái thân của con. Con biết bước đi con tránh thôi chứ con không biết cái thân từ trên đầu xuống dưới chân.

TS: Làm sao con tu tâm Từ định tỉnh mà không rơi vào Tứ niệm xứ ?

TL: À, nó không rơi vào Tứ niệm xứ thì con nhớ câu của Đức Phật dạy trong định niệm hơi thở nó rất rõ ràng : "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Con định tỉnh trong hơi thở nhưng con lại thấy cái thân của con thì đó là Tứ niệm xứ. Còn con định tỉnh trong từng hành động mà con không cần thấy cái thân của con, thấy bước đi con đi để con tránh từng con vật dưới chân con, đó là con tu tâm Từ. Con làm công việc, con đưa tay đưa vô mà con sợ đụng chạm đến một con vật khác nó đau đớn hoặc là dẫm đạp trên cây cỏ, đó là tu tâm Từ.

TS: Vậy nhưng mà thấy bước chân là thấy thân rồi Sư ông?

TL: Thân nhưng mà không phải quan sát từ trên đầu mà thấy bước đi dưới chân. Nó khác, con. Cái kia nó toàn diện "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Con đi mà con cảm giác toàn thân tức là con tu Tứ niệm xứ. Còn con đi con chỉ biết bước chân con tránh thì chưa phải Tứ niệm xứ. Bởi vì đi vẫn là tu Tứ niệm xứ, nó cảm nhận toàn thân từ trên đầu tới chân, chứ nó không cảm nhận mỗi bước chân. Con cảm nhận mỗi bước chân thì Tứ niệm xứ sao được, nó phải toàn thân...
.…….
TS: Nếu mà còn lộn giữa hai cái [Từ và Tứ niệm xứ] thì có được không ?

TL: Không được con. Lộn xộn như vậy, Tứ niệm xứ nó lộn qua tâm Từ thì nó không có chuyên nhất. Tứ niệm xứ là Tứ niệm xứ, còn tâm Từ là tâm Từ. Nó riêng biệt, bởi vì nó là pháp độc nhất.

TS: Sao sư ông nói cái cô hồi nãy có thể tu Từ, Bi, Hỷ, Xả?

TL: Thầy nói có thể tu Từ, Bi, Hỷ, Xả là Thầy biết Thầy hướng dẫn họ trên cái tâm đó. Lúc thì dùng Từ, Bi, Hỷ, Xả nhưng mà tu Tứ niệm xứ đó con.

TS: Dạ nhưng mà họ có thể trộn được trong bốn cái?

TL : Họ trộn được, nhưng mà họ có thể tu lâu đó.

TS: Coi như là có thể nhu nhuyễn giữa 4 cái nhưng mà không thể nhu nhuyễn giữa Tứ niệm xứ và Tâm Từ?

TL : Tâm Từ nó khác con, Tứ niệm xứ nó khác con. Cái kia nó nhu nhuyễn được mục đích cho nó xả, nó đem lại sự thanh thản, an lạc vô sự của Tứ niệm xứ thôi. Nó sử dụng được, nhưng mà chuyên tu một Pháp chuyên nhất thì nó khác. Nó chuyên nhất 1 pháp nó đi tới cứu cánh của nó rồi. Nó không còn kẹt ở trong các pháp khác. Nó không nằm ở trên Tứ niệm xứ nhưng sự thật nó ở Tứ niệm xứ tu pháp đó nhưng nó không tu Tứ niệm xứ. Nó tu tâm Từ, luôn luôn lúc nào nó cũng khởi lòng Từ, nó tỉnh thức thôi, cho nên nó định tỉnh. Con hiểu không, từ trên tâm Từ đó, nó định tỉnh nó nhu nhuyễn dễ sử dụng, nó làm chủ được sự sống chết của nó.

TS: Vậy là Tứ niệm xứ không thể câu hữu với lại Từ, Bi, Hỷ, Xả ?

TL: Tứ niệm xứ, hồi nãy Thầy nói nó câu hữu đó. Bây giờ mình tu 4 cái này trên Tứ niệm xứ thì nó có câu hữu. Nhưng mà cũng không được bởi vì nó tu như vậy, lúc nó tu tâm Từ, lúc nó tu tâm Bi ở trên Tứ niệm xứ, nhưng mà không phải Chuyên Tứ niệm xứ. Còn Chuyên Tứ niệm xứ thì nó phải quan sát đầu, cổ nó hoàn toàn, nó thấy toàn thân của nó. Lúc nào nó cũng nhìn cái thân của nó. Đó là Tứ niệm xứ. Còn cái này, lúc nó khởi tâm Từ, lúc nó tu tâm Bi, lúc nó tỉnh thức, lúc nó thương xót, lúc nó tâm Hỷ, lúc nó tâm Xả, cho nên nó đâu có đứng ở trên Tứ niệm xứ trọn vẹn để nó quan sát đâu. Nhưng mà nó xả, cho nên cái này nó tu lâu. Nhưng mà điều kiện là tại duyên của cái người đó, người ta không có chuyên. Mà bây giờ đứng ở trên Tứ niệm xứ thì bắt người ta bị ức chế.
Nó kẹt như vậy cho nên người ta tu tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Người ta biết cái đặc tướng. Thí dụ như bây giờ bắt người ta phải nhìn ngó thân người ta thì người ta nhìn ngó người ta bị ức chế rồi. Còn cái người người ta tu Tứ niệm xứ được mà Thầy cho đó, là họ không có bị ức chế. Người ta cảm giác toàn thân người ta không bị ức chế thì cái người đó tu Tứ niệm xứ dễ. Còn trái lại thì người ức chế sẽ tu Tứ niệm xứ bị ức chế… Cho nên buộc cái người này phải tu Tứ vô lượng tâm, họ không chuyên ở trên cái pháp Từ, hay pháp Bi được thì họ phải tu 4 pháp. Cho nên lúc họ thay đổi cái này, lúc họ thay đổi cái kia để họ không bị tập trung. Cho nên người nào ức chế, bị tập trung thì Thầy cho họ giãn ra họ tu, lúc tu cái này, lúc tu cái kia.

TS: Dạ con cảm ơn Sư Ông
[17:57]

----------------------------------------------------------