Bài học thứ 2 NỖI KHỔ CỦA NGƯỜI MẸ 16 TUỔI
Nhìn vóc người nhỏ nhắn hồn nhiên, không ai nghĩ rằng cô bé 16 tuổi, đang là học sinh lớp 9 trường Chu Văn An (xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã là mẹ của một cháu bé gần 1 năm tuổi. Đó là em Hoàng Thị O, ngụ tổ 6, ấp 3, xã Sông Xoài.
Kể lại sự việc đã qua, O không thể giấu nổi sự uất ức khi nhớ đến khoảnh khắc mà em bị cướp mất tuổi thơ, cướp mất đời con gái, để lại một nỗi khổ mà giờ đây em đang phải gánh chịu. Đó là một ngày đầu mùa cà phê (khoảng tháng 9-2005), lúc đó năm học vừa khai giảng, em mới lên lớp 8. Cũng như bao bạn đồng lứa khác ở vùng đất Sông Xoài, hằng ngày O vẫn một buổi đến trường, buổi còn lại lên rẫy phụ giúp bố mẹ thu hoạch cà phê. Trưa tháng 9 nắng gắt, hôm đó, bố mẹ và anh chị sau khi hái đầy mấy bao cà phê đã tranh thủ chở về nhà trước để nấu cơm, chỉ còn lại một mình em ở lại xếp tấm bạt và thu dọn mọi thứ cho gọn gàng. Khi công việc đã gần xong thì ông Hồ Ngọc Lâm đứng từ phía hàng rào bên cạnh rẫy của gia đình O gọi em sang nhờ tí việc. Nghĩ ông Lâm là hàng xóm láng giềng (rẫy của 2 gia đình cạnh nhau), hơn nữa ông lại là bạn thân, là anh em kết nghĩa với bố nên O rất sẵn lòng. Ông Lâm dẫn O đi lòng vòng một chút, khi đến bên bụi chuối giữa rẫy thì bất ngờ ông vật em té xuống và bắt đầu thực hiện hành vi đồi bại. Sức vóc của cô bé đang là học sinh lớp 8 không thể cưỡng lại được thú tính dục vọng đang trào dâng trong con người đàn ông, và thứ quý giá nhất trong đời con gái của em đã bị ông ta cướp mất từ đó. Đau đớn tủi nhục, em khóc nức nở. Thấy vậy, ông Lâm cố nhét cho em mười ngàn đồng (nhưng em không lấy), và hăm dọa em không được nói chuyện này cho ai biết hết. Trưa hôm đó, O về nhà trễ hơn và nhịn đói đi học luôn...
Ngày lại ngày qua đi, O đã tạm quên đi chuyện đau lòng giữa rẫy, em vẫn cắp sách tới trường và hồn nhiên vui đùa với bao bạn bè cùng trang lứa, thế nhưng cái bụng thì cứ ngày một to lên và mọi người trong gia đình thì đều nghĩ rằng do em đến tuổi dậy thì nên mập lên mà thôi. Cho đến một ngày, người chị dâu đưa em đi khám ở Trung tâm y tế huyện thì mới vỡ lở rằng cái thai đã thành hình được 7 tháng.
Cuối năm học đó, cô bé học sinh lớp 8 đã làm mẹ, bắt đầu tập tành làm mọi thứ, tay cầm viết học bài, tay kia mải miết đưa nôi. Cũng vì thế việc học của cháu O giờ đây cũng vất vả hơn nhiều.
Bố của cháu O, ông Hoàng Đức Lãm cho biết: Sau khi cháu O kể lại sự việc, gia đình ông hết sức bất ngờ vì giữa ông Lâm và gia đình là chỗ thân tình, ông và ông Lâm là bạn thân của nhau, xem nhau như là anh em kết nghĩa. Khi biết chuyện, ông đã gọi ông Lâm sang để nói chuyện, nhưng ông Lâm không sang nên ông trình lên công an xã, nhưng rồi ông ấy đã trốn khỏi địa phương.
Trao đổi về sự việc trên, anh Trần Văn Tòng - Trưởng công an xã Sông Xoài cho biết: Khi gia đình ông Hoàng Đức Lãm tố cáo sự việc cháu O bị ông Hồ Ngọc Lâm hãm hiếp dẫn đến có thai, công an xã đã mời ông Lâm lên để khai thác, nhưng ông ấy khăng khăng từ chối. Thấy sự việc vượt quá thẩm quyền, công an xã đã chuyển toàn bộ hồ sơ sự việc lên công an huyện, công an tỉnh để điều tra làm rõ, nhưng ông Hồ Ngọc Lâm đã trốn khỏi địa phương. Hiện nay, CQĐT công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định truy nã đối với ông Hồ Ngọc Lâm (SN 1944, ngụ ấp 3, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) vì “đã có hành vi hiếp dâm trẻ em, làm nạn nhân có thai, sinh con...” Sự việc ông Lâm gây ra rồi đây sẽ có cơ quan pháp luật xử lý, chỉ tội nghiệp cho cháu bé từ lúc sinh ra đến nay đã gần một năm tuổi mà vẫn chưa có tên, còn người mẹ tuổi 16 đang phải gánh chịu đủ điều thì cứ ngại ngùng với bạn bè, dư luận và việc học hành từ đó cũng sa sút, thua kém, thật là tội nghiệp.
Đăng Hòa
ĐẠI Ý
THIẾU ĐỨC LY TÂM SẮC DỤC
(Nỗi khổ đau của một cháu gái bị hiếp dâm phải ôm con, nuôi con trong lúc tuổi còn học trò)
PHÂN ĐOẠN
Bài này có 10 đoạn
ĐOẠN 1:“Nhìn vóc người nhỏ nhắn hồn nhiên, không ai nghĩ rằng cô bé 16 tuổi, đang là học sinh lớp 9, trường Chu Văn An (xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã là mẹ của một cháu bé gần 1 năm tuổi. Đó là em Hoàng Thị O, ngụ tổ 6, ấp 3, xã Sông Xoài”.
Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Đạo Đức Nhân Quả Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN:Muốn biết nhân quả trong ba đời thì chỉ nhìn nhân quả hiện tại mà suy ra nhân quả quá khứ và vị lai. Nhìn thấy hoàn cảnh của cháu Hoàng Thị O thì biết ngay nhân quả quá khứ của cháu đã làm một điều thiếu đạo đức không khác gì như ông Hồ Ngọc Lâm hiện giờ đối với cháu vậy. Ông Hồ Ngọc Lâm đã cướp tuổi thơ và cướp mất đời người con gái của cháu, mà chính nhân quả đời trước cháu cũng đã cướp mất tuổi thơ và đời người con gái của người khác như trên đã nói. Cháu có biết không? Đó là luật nhân quả vay trả. Không ai trốn thoát đạo luật này. Vậy muốn làm một việc gì đều phải suy nghĩ hậu quả của nó, đừng nghĩ rằng việc làm ác không ai biết. Qua mặt mọi người thì dễ, chứ qua mặt nhân quả thì không dễ đâu. Luật pháp ở đời trốn được, nhưng luật nhân quả không trốn được. Vậy quý vị hãy đề cao cảnh giác, luật nhân quả nó không tư vị một ai.
Cho nên nhân nào quả nấy, gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy như gieo hạt ớt sẽ có quả ớt cay, gieo hạt chanh sẽ có trái chanh chua, gieo hạt xoài thì có quả xoài ngọt. Ông Hồ Ngọc Lâm tuy hiện giờ tránh né công an, luật pháp Nhà nước, nhưng sớm muộn gì ông cũng không thoát khỏi luật nhân quả hiện tại. Đó là chính ông phải lãnh bản án tù tội, và nhất là còn mang tiếng xấu xa muôn đời, đến khi chết rồi dù bao lâu người ta vẫn còn chỉ ngôi mả của ông mà nói lời khinh bỉ xem thường: “Đây là mả ông Lâm, ông già không nên nết, vô đạo đức, hiếp dâm trẻ em, tạo ra gánh nặng và làm cho gia đình người khác đau khổ”. Người đau khổ nhất chính là cháu O, cháu rất đáng thương. Dù đời trước cháu có làm điều gì ác đức gì thì đời này hoàn cảnh của cháu thì cháu cũng là người đáng thương. Cháu hãy vươn lên cuộc sống để mà sống. Đời là một chuỗi thời gian đau khổ, có gì hạnh phúc đâu các cháu? “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. Đó là lời nói của bậc vĩ nhân Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã nói cách đây hơn 2550 năm mà lời nói vẫn còn một giá trị tuyệt đối. Vậy chúng ta phải làm gì cho đời bớt khổ, thưa quý vị? Ông Hồ Ngọc Lâm, ông có biết không? Ông là một con người không xứng đáng là một con người. Ông sống trong cộng đồng của con người, chứ không phải sống trong cộng đồng của loài thú vật. Ông có biết không? Những con người lòng lang dạ thú nên mới hiếp dâm trẻ em và người khác. Đó là làm một việc rất tồi tệ như con chó, con heo, thật là xấu xa vô cùng, không xứng đáng làm người.
Tiếng nguyền rủa của mọi người ông Hồ Ngọc Lâm chỉ còn bỏ xứ mà đi và cũng không còn mặt mũi nào nhìn ngó vợ con tận mặt.
Chuyện làm xấu xa của ông cũng ảnh hưởng đến con cháu của ông rất lớn sau này. Tại sao vậy? Vì ông đã không đắn đo suy nghĩ kỹ lưỡng hành động tà dâm là một hành động vô liêm sỉ, ác đức, sẽ làm khổ mình, khổ người và khổ con cháu của ông. Vì vậy tiếng đời làm sao tránh khỏi: “Thằng này con cháu ông Lâm hiếp dâm trẻ em”. Chỉ tiếng nói như vậy thôi, con cháu ông cũng thấy nhục nhã, xấu hổ với mọi người.
Ông có biết không? Như vậy con cháu ông còn dám nhìn mặt ai.
Ông nên biết việc ông làm cho gia đình người ta đau khổ thì ông không thể nào trốn tránh mãi tội ác ấy được. Nhân quả chưa đến thì ông còn tránh né, chứ một khi nhân quả đã đến thì ông chỉ còn lãnh án tù về tội hiếp dâm trẻ em. Đó là nhân quả hiện tại, còn nhân quả tương lai thì sao? Luật nhân quả rất công minh và công bằng, hiện kiếp ông phải ở tù, phải đền bù danh dự, sự mất mát của người khác và còn để tiếng xấu muôn đời sau như trên đã nói. Còn về tương lai khi ông chết thì nghiệp báo duyên nhân quả ông tạo ra sự khổ đau cho cháu bé Hoàng thị O thì kiếp tới ông tái sinh phải sinh làm một cháu bé gái cũng bị hiếp dâm và mang thai nuôi con trong khổ nhục như cháu bé Hoàng thị O vậy.
Ông có biết không? Và còn hơn thế nữa, ông phải trả nhân quả này không phải trong một kiếp mà nhiều kiếp bị hiếp dâm. Ông che dấu và qua mặt thiên hạ chứ ông không che dấu được lương tâm. Lư ơng tâm ông chính là luật nhân quả, nó theo suốt với ông như hình với bóng dù bất cứ ông sinh nơi đâu.
Một nhân không thể sinh ra một quả mà sinh ra nhiều quả. Ông có thấy không? Như quả xoài, quả mít, quả chanh, quả ớt, quả đu đủ, v.v... Vì thế mọi người nên lưu ý: Đừng đùa với ác pháp, tưởng là không ai làm gì quý vị được; tưởng là không có luật nhân quả, tưởng là không ai thấy việc làm tội ác của quý vị. Tội ác của quý vị không ai thấy rõ hơn là lương tâm của quý vị như trên đã nói. Quý vị trốn pháp luật Nhà nước, trốn mọi người, chứ quý vị không thể trốn khỏi lương tâm quý vị. Luật nhân quả sẽ xử phạt quý vị theo tòa án lương tâm và theo nghiệp lực của quý vị đã làm. Quý vị đừng hiểu rằng:
Không có nhân quả rồi muốn làm điều ác nào thì cứ mặc tình mà làm, nhất là những việc làm ác mà không vi phạm vào pháp luật của Nhà nước như: sát sinh giết hại trâu, bò, heo, dê, gà, vịt, cá, tôm để làm thực phẩm, nhưng tội ác ấy luật nhân quả sẽ không tha, phải đền nợ máu.
Cho nên nói không có luật nhân quả là nói sai.
Dù quý vị có làm quan lớn, làm vua thì luật nhân quả nó cũng không dung tha quý vị đâu.
Hôm nay quý vị đã hiểu luật nhân quả chưa? Luật nhân quả không phải là một đạo luật của Đấng vạn năng, của Đấng tạo hóa, của Ngọc Hoàng, Thượng Đế, của đức Chúa Trời hay của bất cứ một vị thần thánh nào, mà luật nhân quả là của loài người tạo ra, làm ra, rồi xử phạt lại con người. Bởi chính hành động con người làm ác thì con người phải chịu thọ lấy quả khổ đó, chứ không ai chịu thế cho ai được. Cho nên mới gọi nó là luật nhân quả. Luật nhân quả có từ khi có sự sống trên hành tinh này. Luật nhân quả xuất phát từ hành động vô minh của những loài vật vô tình như đất, đá, núi, sông, cây cỏ thảo mộc, v.v.. thời tiết như không khí, gió, bão, mưa, nắng, v.v.. và những loài vật hữu tình như các loài động vật côn trùng nhỏ bé và lớn hơn như trâu, bò, dê, ngựa, gà, vịt, chim muông và loài động vật có trí khôn ngoan như loài người, v.v...
Luật nhân quả khởi sự bắt đầu từ hành động vô minh tự nhiên trên đất, đá, núi, sông, cây, cỏ, v.v.. nhưng với loài động vật thì lại ngay trên thân hành, khẩu hành và ý hành. Vì những hành động vô minh ấy mới gọi là luật nhân quả.
Chính nó xuất phát từ trên những hành động của muôn vật nên muôn vật phải gánh chịu những hậu quả của những hành động của chính chúng.
Vì hành động vô minh nên lúc có hành động thiện và lúc có hành động ác. Thiện thì không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ muôn loài, còn ác thì làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài. Cho nên sự đau khổ cũng chính tự mình làm ra và sự an vui hạnh phúc cũng chính tự mình tạo, chứ không có ai ban phước, giáng họa cho mình cả. Thấu hiểu luật nhân quả như vậy mới thấu hiểu được đời sống của chúng ta phải làm gì? Phải tu học rèn nhân cách như thế nào? Phải luôn luôn sống để mình vui, người khác và các loài vật khác cũng đều được an vui như mình thì chính đó mình mới là hiểu luật nhân quả.
Bây giờ quý vị đã hiểu rồi, thì từ đây về sau khi làm một việc gì thì phải cẩn thận xem xét cho kỹ lưỡng, để tránh làm những điều ác và luôn luôn nên làm những điều thiện. Điều ác là những điều làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh, còn những điều thiện là những điều không làm khổ mình, không làm khổ người và cũng không làm khổ tất cả chúng sinh. Quý vị có nhớ chưa?
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Nhân quả là một quy luật vận hành của vũ trụ tùy theo nghiệp báo thiện ác của vạn vật mà có sự bình an hay là bất an. Một người thông suốt và sống đúng đạo đức nhân quả thì hàng ngày mọi sự việc xảy ra đều nhìn bằng đôi mắt nhân quả thiện ác. “Đừng nhìn đời bằng những sự việc đúng sai phải trái, mà hãy thấy mọi việc xảy ra đều là nhân quả thiện ác”. Nhờ thấy như vậy nên cuộc sống của quý vị mới được bình an, yên ổn và hạnh phúc. Bởi vậy người nào thông suốt luật nhân quả thì rất sợ hãi từng hành động thân, khẩu, ý của mình, vì chính nó là nhân sẽ mang lại sự đau khổ cho chính mình.
Các con nên nhớ kỹ, khi học đạo đức thì phải áp dụng đạo đức vào đời sống hàng ngày của mình, nhất là đạo đức nhân bản - nhân quả thì cuộc sống của các con mới thoát khổ. Các con nên nhớ lời Thầy dạy, đừng quên các con ạ!
ĐOẠN 2:“Kể lại sự việc đã qua, O không thể giấu nổi sự uất ức khi nhớ đến khoảnh khắc mà em bị cướp mất tuổi thơ, cướp mất đời con gái, để lại một nỗi khổ mà giờ đây em đang phải gánh chịu” . Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Nhân Quả Thiếu Đức Ly Tham Sắc Dục. (Chịu quả báo nhân quả)
GIẢI TRÌNH ÁN:Luật nhân quả rất công bằng và công lý, hễ ai gây nhân nào thì phải gặt quả nấy như trên đã nói. Hoàn cảnh khổ của cháu O cũng là một tấm gương nhân quả tiền kiếp mà kiếp này phải trả, trả một cách đau xót tận cùng, để cho những ai không tin nhân quả mà cứ làm đùa như ông Lâm, rồi đây phải trả, “chạy trời đâu khỏi nắng mưa”.
Những hành động do thân, miệng, ý của mình khi suy nghĩ kỹ lưỡng những điều bất thiện, những điều làm người khác và loài vật khác đau khổ; khi nói ra cũng vậy, nói ra những lời hung ác, chửi mắng, mạ lị, mạt sát, nói xấu, nói vu oan, nói không đúng sự thật, nói những lời li gián khiến chia rẽ và làm đau khổ người khác, v.v..; khi dùng tay chân đánh, đập, đá, giết hại làm những điều đau khổ người khác và loài vật thì không thể nào trốn khỏi nhân quả, vì tạo nhân nào thì phải gặt quả nấy.
Hiện kiếp này hiếp dâm các cháu bé thơ thì đời sau làm sao tránh khỏi có cảnh người khác hiếp dâm lại và cảnh bị hiếp dâm lại còn phải đau khổ gấp 10 lần. Cho nên mọi người đừng xem thường luật nhân quả, nó không tha thứ một ai.
Người ta ví dụ luật nhân quả như luật trời, vì lưới trời tuy rộng lớn bao la mênh mông nhưng không một người nào làm tội ác dù tội đó nhỏ như hạt bụi cũng không trốn khỏi. Đúng vậy, luật trời là luật của lương tâm, chỉ có những người đã đánh mất lương tâm của mình, làm mất nhân tính con người thì mới làm những điều ác, những điều tà dâm như vậy.
Tuổi thơ là tuổi rất hồn nhiên trong sạch, tâm hồn còn trong trắng, nhìn cái gì cũng đẹp, cũng tốt, cũng xinh. Nhưng tuổi thơ cũng dễ bị ảnh hưởng, dễ bị ô nhiểm, dễ bị sa ngã. Vì thế những bậc làm cha mẹ phải nên dành riêng cho con cái của mình những phút giây quan tâm và để ý dạy bảo chúng.
Cuộc đời không suôn sẻ, đầy những bụi bặm ô trược, đầy những chông gai và cạm bẫy, vì thế những bậc làm cha mẹ không phải chỉ làm ra tiền để nuôi con ăn học thành tài là đủ, là hết trách nhiệm và bổn phận của mình. Không phải vậy đâu thưa các bậc phụ huynh? Con cái của mình có điều gì bất hạnh xảy ra cho nó thì quý vị đứt từng đoạn ruột, tan nát cả tâm can. Nỗi đau thương của cha mẹ đối với con cái không thể nào lấy gì lường được. Cho nên những phút giây quan tâm, lưu ý đến con cái của mình là điều cần thiết trong lúc đất nước đang mở cửa phát triển nền kinh tế công nghệ hóa làm cho dân giàu, nước mạnh thì cũng nhân cơ hội đó mà các luồng văn hóa khắp thế giới không lành mạnh tràn vào đất nước.
Tuổi thơ là tuổi cần phải chăm sóc giáo dục đạo đức nếp sống có văn hoá lành mạnh kỹ lưỡng hơn, lúc này tuổi thơ của các cháu dễ tiếp nhận, nếu tiếp nhận những điều xấu thì dễ thành thói quen xấu, nếu tiếp nhận những điều tốt, đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh thì thành thói quen tốt. Nếu không chăm sóc kỹ lưỡng cho các cháu như vậy, để các cháu rong chơi theo bè bạn hư thân mất nết thì các cháu sẽ bị nhiễm ô thành thói quen xấu, bấy giờ các cháu là những tệ nạn của xã hội, chừng đó gia đình là một gánh nặng và xã hội là một tai họa bất an. Nhưng gánh nặng và tai họa bất an này gia đình và xã hội còn biết giao cho ai? Gia đình cho những tệ nạn xã hội là do xã hội phát triển kinh tế và mang theo những văn hóa đồi trụy khiến cho con em họ đua đòi chạy theo ăn chơi trác táng nên hư thân mất nết.
Chúng đã trở thành những bọn lưu manh, du côn, du đãng, v.v... Còn xã hội thì cho rằng do gia đình không giáo dục con em của mình, cha mẹ cứ mãi lo làm giàu, làm cho ra tiền thật nhiều, bỏ mặc con cái.
Vậy gia đình đổ lỗi cho xã hội, còn xã hội đổ lỗi cho gia đình, như vậy gia đình đúng hay xã hội đúng? Vậy lỗi này về ai!? Gia đình, ông bà, cha mẹ ư? Hay xã hội, đất nước, những Nhà lãnh đạo ư? Nhưng lỗi này không phải của riêng ai mà của chung cả gia đình và xã hội, chứ không nên đổ thừa gia đình hay đổ thừa xã hội được. Cả gia đình và xã hội đều phải có trách nhiệm, bổn phận giáo dục đạo đức cho con em của mình.
Bởi con em thì của gia đình, nhưng chúng lại là mầm non tương lai của Tổ quốc. Vì thế gia đình có bổn phận phải giáo dục đạo đức, cũng như xã hội thì pháp luật và Bộ giáo dục phải đào tạo con người có đức, có tài.
Bộ giáo dục cũng nên quan tâm đến đạo đức nhân bản - nhân quả, vì đào tạo người có đạo đức quan trọng hơn đào tạo người có tài. Có tài mà không có đức thì con người ấy không dụng được. Cho nên đạo đức rất cần thiết trong giai đoạn đất nước đang mở cửa để ngăn chặn những luồng văn hóa đồi trụy xâm nhập vào.
Các cháu thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ có làm nên những tội lỗi phạm pháp đều do trách nhiệm và bổn phận của cha mẹ và các Nhà lãnh đạo chưa quan tâm mấy đến tuổi thơ của các cháu. Bởi vì cha mẹ thì cứ lo làm ra tiền cho thật nhiều như trên đã nói, còn giáo dục đạo đức thì cha mẹ giao hết cho học đường, chừng biết con mình hư thân mất nết vào tù ra khám thì hỡi ơi, chuyện con cái phạm vào tội ác đã đánh mất hết giá trị đạo đức gia đình. Đó là những gia đình cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái của mình, thiếu bổn phận trách nhiệm giáo dục đạo đức con cái, thiếu đức thương yêu đúng cách đối với con cái. Cho nên con cái làm mà cha mẹ phải gánh chịu. Gánh chịu những tiếng tai xấu xa vô cùng mà không có nước sông nào trong sạch rửa được những điều mà mọi người có đạo đức không ai chấp nhận.
Còn các Nhà lãnh đạo thì sao!? Tệ nạn xã hội xảy ra khắp nơi trong nước là một gánh nặng trên vai của các vị. Các vị có thấy trách nhiệm và bổn phận của mình đối với những mầm non của Tổ quốc không? Ngoài pháp luật hiện hành chưa đủ sức để ngăn chặn những tệ nạn xã hội, nếu các Nhà lãnh đạo đất nước quan tâm đến nền đạo đức nhân bản - nhân quả, cho phép Bộ giáo dục đào tạo được triển khai nền đạo đức này thành một môn học trong chương trình giáo dục đào tạo từ Tiểu học, Trung học và Đại học thì tệ nạn xã hội sẽ chấm dứt.
Chúng tôi mạnh dạn vạch ra một hướng đi để gia đình và xã hội cùng bắt tay nhau xây dựng nền đạo đức nhân bản - nhân quả, để giáo dục con em mình trở thành những đứa con ngoan hiền trong gia đình và những người công dân tốt trong xã hội.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Sắc dục có một sức lôi cuốn rất mạnh, nếu làm người không thắng được tâm sắc dục thì cũng giống như con thú vật. Nó có thể làm cho thân bại danh liệt như ông Hồ Ngọc Lâm trong bài này còn mặt mũi nào nhìn ai. Một hậu quả khổ đau do không làm chủ tâm sắc dục, ông Hồ Ngọc Lâm đã gây ra một nỗi đau suốt đời cho cháu O. Thật đáng thương và cũng đáng trách cho con người lòng lang dạ thú, làm một việc mà không suy nghĩ hậu quả khôn lường. Bây giờ ông trốn chui trốn nhủi như con chó ăn vụng, còn có giá trị gì là con người, thật là nhục nhã.
Giá trị con người là ở chỗ lìa tâm sắc dục.
Lìa tâm sắc dục là lìa bản chất thú vật, các con có biết không? Con người phải làm chủ tâm sắc dục, luôn luôn phải giữ gìn tâm ly sắc dục, phải nhìn nó là lộ trình sinh tử luân hồi; phải nhìn nó là lộ trình mang đến nhiều khổ đau hơn là an vui; phải nhìn nó là miếng mồi nhân quả để dụ dỗ mọi người sa vào lưới rập tái sinh luân hồi; phải nhìn nó là con đường hôi thối bất tịnh bẩn thỉu, nơi đó là nơi bài tiết ra những thứ cặn bã dơ bẩn nhất của cơ thể, thế mà chúng ta lại chui đầu vào chỗ đó sao? Chúng ta là con người không thể có những hành động giao cấu nhau như hai con thú vật.
Chấm dứt con đường sắc dục là chấm dứt con đường sinh tử luân hồi. Vì thế đạo Phật dạy diệt dục tức là diệt tâm SẮC DỤC, chứ không phải diệt hết tâm dục. Tâm sắc dục là tâm dục ác, vì vậy diệt tâm dục ác chứ không phải diệt tâm dục thiện (Chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành) Các con nên nhớ kỹ lời dạy này: “TÂM SẮC DỤC LUÔN LUÔN ĐỂ LẠI MỘT HẬU QUẢ ĐAU KHỔ KHÔNG LƯỜNG ĐƯỢC”. Phàm làm một việc gì cần phải suy nghĩ về hậu quả của nó. Các con có nhớ chưa?
ĐOẠN 3:“Đó là một ngày đầu mùa cà phê (khoảng tháng 9-2005), lúc đó năm học vừa khai giảng, em mới lên lớp 8. Cũng như bao bạn đồng lứa khác ở vùng đất Sông Xoài, hằng ngày O vẫn một buổi đến trường, buổi còn lại lên rẫy phụ giúp bố mẹ thu hoạch cà phê. Trưa tháng 9 nắng gắt, hôm đó, bố mẹ và anh chị sau khi hái đầy mấy bao cà phê đã tranh thủ chở về nhà trước để nấu cơm, chỉ còn lại một mình em ở lại xếp tấm bạt và thu dọn mọi thứ cho gọn gàng”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Qui Luật Nhân Quả Bố Trí Thời Gian, Không Gian Để Trả Quả Báo Kiếp Trước.
GIẢI TRÌNH ÁN:Theo quy luật nhân và quả thì phải có đủ nhân và duyên. Có đủ nhân và duyên thì mới trả quả, còn chưa đủ nhân và duyên thì quả chưa thành. Quả chưa thành thì chưa trả quả. Cho nên luật nhân quả sắp xếp thời gian không sai một li hào nào cả. Ví dụ:
một tai nạn giao thông xảy ra không có nghĩa là tự nhiên vô tình, mà đã có sự sắp xếp thời gian, ngày nào giờ nào, bao nhiêu người, người nào chết, người nào bị thương tật và thương tật bao lâu mới chết hoặc thương tật suốt đời. Bởi vậy luật nhân quả trả vay không có tự nhiên, vô tình xảy đến, mà có sự sắp xếp thời gian rất chính xác và rõ ràng.
Như việc cháu O trả quả, luật nhân quả sắp xếp khiến cho gia đình cháu về hết, chỉ còn có một mình cháu O ở lại, nên ông Lâm mới sinh tâm tà dâm, làm nhục cháu. Nếu còn đông người làm sao sinh tâm tà dâm làm chuyện xấu xa đó được. Có đúng như vậy không thưa quý vị? Vì chỉ còn có một mình cháu O, chứ nếu chỉ còn được hai người ở lại thì cháu O không bị hại. Cho nên mọi sự việc xảy ra trong đời con người đâu có khác gì một màn kịch trên sân khấu do đạo diễn đã dàn dựng cảnh, cảnh nào ra cảnh nấy. Luật nhân quả cũng vậy, nó dàn dựng cảnh còn chính xác hơn các nhà đạo diễn gấp trăm ngàn lần. Biết rõ như vậy quý vị hãy đề cao cảnh giác từng hành động thân, miệng, ý, vì từ nơi đó xuất phát nhân quả thiện hay ác. Khổ hay vui cũng đều do đó mà ra.
Mọi sự việc xảy ra trong đời người từ khi sinh ra cho đến khi chết đều do luật nhân quả sắp xếp dàn dựng cảnh, vì thế mọi sự việc xảy trong đời người không bao giờ sai một li lai nào cả.
Khi hiểu luật nhân quả như vậy, chúng ta đừng xem thường nó, đừng coi nó như không có rồi sinh tâm chạy theo ngũ dục lạc, sống bừa bãi trong các hành động ác. Hành động ác thì sự đau khổ sẽ tăng lên gấp trăm ngàn lần, còn hành động thiện thì chuyển quả khổ thành quả vui.
Có một số người cho rằng không có luật nhân quả, chỉ do có người đặt ra luật nhân quả để hù dọa người khác, vì có những người làm ác như giết gà, lợn, bò, dê, chó, mèo mà có sao đâu, nhiều người còn làm giàu, hoặc có người cướp của giết người nhưng vẫn sống phây phây có ai làm gì họ đâu? Cho nên nói luật nhân quả là nói để răn đe làm cho người khác sợ mà không dám làm ác.
Đó là lối lý luận của những người không tin nhân quả, không tin nhân quả là do họ không chịu khó quan sát những người làm ác. Những người làm ác tính tình lúc nào cũng hung dữ, do tính tình hung dữ thì quả phải tức giận, mà tức giận là đau khổ thuộc về tâm, khi tức giận nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến thân thì thân sẽ bệnh tật và thân bệnh tật là đau khổ có đúng không? Còn nữa, tính tình hung dữ thì không nhẫn nhục được, do đó phải đánh nhau với người khác, khi đánh nhau gây thương tích và có khi đi đến án mạng phải lãnh án tù tội như vậy không phải là nhân quả sao. Vì thế những người làm ác giết hại và ăn thịt chúng sinh là tự mình làm ngắn tuổi thọ và tự mình gây ra cho thân nhiều bệnh tật khổ đau không riêng mình mà cả gia đình con cái, nhất là người giết hại chúng sinh thì trong nhà sẽ có người tật nguyền bất hạnh.
Tham lam trộm cắp, cướp của giết người, thì vợ và con cái sinh ra ăn chơi bài bạc phá tán của cải tài sản, hoặc hỏa hoạn thủy tai động đất cũng cuốn sạch, trắng tay trở về trắng tay.
Tà dâm sống không chung thủy, không tình nghĩa nên bạo lực gia đình thường xảy ra, vợ chồng li dị, con cái xa cha mất mẹ, xa mẹ mất cha, thật là thảm cảnh đau lòng.
Nói dối là không thành thật, gian xảo, lừa đảo, lường gạt người khác là người không có đức tự trọng, tự đánh mất uy tín của mình đối với mọi người với bản thân mình.
Uống rượu say xỉn, bài bạc, hút chích xì ke, ma tuý, v.v.. đó là tự mình đánh mất giá trị con người của mình, tự mình đã biến mình thành người điên, người loạn trí. Cho nên say xỉn, bài bạc, hút chích khi gặp người ta đều tránh xa, xem những người đó như con chó điên, gặp ai nó cũng cắn, cũng sủa. Đó là những người ngu si vô đạo đức. Lại còn có một số người ngu si hơn, thiếu đạo đức hơn thường a dua nhập bọn nhậu nhẹt, la hét đánh nhau như những người mất trí. Những người ấy sống trong những ác pháp, sống trong nhân quả không thiện nên bản thân, gia đình và xã hội chung quanh họ có lúc nào được an ổn và yên vui hạnh phúc đâu? Nhân không thiện thì quả phải chịu khổ đau, chứ đừng bảo rằng không nhân quả là điều thiếu hiểu biết, là những người còn đần độn lạc hậu trong những thời bộ lạc xa xưa.
Luật nhân quả là một đạo luật được chứng minh bằng khoa học thiết thực, cụ thể, chính xác không chỗ nào sai sự thật. Có sai chăng là do những người sống trong tưởng giải lý luận nói theo ảo tưởng, hư tưởng, không tưởng của mình, nên thiếu thực tế làm cho luật nhân quả trở thành mơ hồ, trừu tượng, phản khoa học, không cụ thể.
Nếu cháu O kiếp trước không tạo duyên nhân quả xấu, không lừa người hiếp dâm thì đời nay làm sao có nhân quả xấu, có ông Lâm lừa gạt hiếp dâm như thế này. Phải không quý vị? Cho nên nhân quả là một định luật rất công bằng và công lý, ai gieo gió thì phải gặt bão, ai gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy, người trồng ớt thì phải hưởng quả ớt cay, người trồng xoài thì phải hưởng quả xoài ngọt. Có đúng như vậy không quý vị? Quý vị nên hiểu luật nhân quả là luật sống của muôn loài trên hành tinh sống này, nó có nhiệm vụ quân bình môi trường sống trên hành tinh, nếu không có đạo luật này thì hành tinh đã nổ tung và tan vỡ từ lâu.
Đời nay cướp của giết người thì đời sau người khác cướp của và giết lại. Người cướp của giết người thì đời sống nghèo hèn, còn cướp thì còn sống, hết cướp thì vào tù.
Đời nay hiếp dâm trẻ em thì đời sau cũng bị kẻ khác hiếp dâm lại trong lúc tuổi còn thơ ngây. Đó là luật nhân quả mà không ai trốn thoát. Đừng xem thường và cho rằng không có luật nhân quả mà cứ an nhiên sống làm ác, rồi sẽ phải thấy hậu quả của những sự làm ác ấy.
Đừng bảo rằng không có nhân quả mà coi thường mạng sống của con người và con vật; đừng bảo rằng không có nhân quả rồi mặc tình cướp giựt tài sản của người khác thì quý vị là những người vô minh, là những người ngu si, thiếu sự hiểu biết về luật nhân quả, rồi đây quý vị sẽ thấy.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Muốn biết nhân quả ba đời thì hãy xem nhân quả hiện tại mà biết nhân quả quá khứ, xem nhân quả hiện tại mà biết nhân quả hiện tại, xem nhân quả hiện tại mà biết nhân quả tương lai. Đó là một quy luật vận hành trong vũ trụ đâu có gì khó hiểu.
Bởi nhân quả ở trong sự suy nghĩ, ở nơi miệng nói ra, ở hành động tay chân cho nên nó không có gì khó hiểu, và rất dễ hiểu vì nhân đâu quả đó. Nếu suy nghĩ ác thì quả mất ngủ thân tâm bất an; nếu chửi mắng người thì người chửi mắng lại; nếu đánh người thì người đánh lại, như vậy nhân quả có đúng không? Do thông suốt nhân quả nên chúng ta luôn luôn thực hiện một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.
Ví dụ 1: Chúng ta sống với đức hiếu sinh không giết hại và ăn thịt chúng sinh tức là gieo nhân lòng yêu thương mọi người, mọi loài không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh thì chúng ta sẽ nhận được quả mọi người, mọi loài yêu thương mình và thân ít bệnh đau, không tai nạn, không chết yểu tử.
Ví dụ 2: Chúng ta sống với đức ly tham của cải, tài sản, vàng bạc, của báu tức là gieo nhân không tham lam lường lận, xảo trá, dối gạt, ăn lo lót, hối lộ hoặc trộm cắp cướp giựt tiền bạc của báu của người khác, mà lại còn biết bố thí giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh thì quả sẽ được giàu sang, thường gặp may mắn và có nhiều người giúp đỡ, ít tai nạn, ít bệnh tật.
Ví dụ 3: Chúng ta sống với đức ly tham sắc dục tức là nhân lìa xa nơi bất tịnh, nơi sinh tử luân hồi thì được quả thân tâm thanh tịnh trong sạch, không còn tái sinh luân hồi, luôn luôn ở trong trạng thái bất động “THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ”.
Ví dụ 4: Chúng ta sống với đức thành thật, đức không gian dối tức là xa lìa dối trá, xa lìa sự không thành thật và xa lìa sự gian xảo thì quả sẽ được mọi người tin yêu, kính mến, tôn trọng, tiếng tăm tốt sẽ đồn xa.
Ví dụ 5: Chúng ta sống với đức minh mẫn sáng suốt nên không có ngu si uống rượu, hút chích xì ke, ma tuý, vì thế cơ thể khỏe mạnh, da thịt hồng hào, trí óc thông minh biết chọn lựa bạn bè có đạo đức thân thiện, tránh xa những bạn bè xấu ác. Vì thế cuộc sống càng yên ổn lại càng yên ổn hơn, không có bạn bè xấu ác quấy rầy.
ĐOẠN 4:“Khi công việc đã gần xong, thì ông Hồ Ngọc Lâm đứng từ phía hàng rào bên cạnh rẫy của gia đình O gọi em sang nhờ tí việc, nghĩ ông Lâm là hàng xóm láng giềng (rẫy của 2 gia đình bên cạnh), hơn nữa ông lại là bạn thân, là anh em kết nghĩa với bố nên O rất sẵn lòng. Ông Lâm dẫn O đi lòng vòng một chút, khi đến bên bụi chuối giữa rẫy thì bất ngờ ông vật em té xuống và bắt đầu thực hiện hành vi đồi bại”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Thiếu Đức Thành Thật Khẩu Hành Và Thiếu Đức Ly Tà Dâm Thân Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN:Biết nhân quả đời trước nên cháu O phải chịu trả quả, nhưng điều chúng ta đáng nói ở đây là ông Lâm, một người lớn tuổi như cha mẹ, chú bác của cháu O. Sao ông nỡ nhẫn tâm làm một điều tồi tệ, làm một điều không có suy nghĩ. Việc ông làm như vậy có đúng không? Ông là con người chứ đâu phải là con thú, khi hiếp dâm cháu O thì ông kêu cha mẹ cháu O bằng gì??? Một cháu bé tuổi còn học trò đáng con cháu của ông, thế mà hiếp dâm được à! Hiện giờ ông nhìn mặt được ai, nhìn vợ, nhìn con, nhìn mọi người hàng xóm có được không? Một phút không làm chủ tâm để tâm chạy theo sắc dục hiếp dâm trẻ em thì mặt mũi nào còn nhìn ngó ai. Sống trên đời này là sống với mọi người, có xóm, có làng, có người này kẻ kia, chứ đâu phải sống có một mình ông. Cho nên làm một việc gì mà thiếu suy nghĩ chỉ trong một phút thì hậu quả cũng không lường được. Phải không quý vị? Bởi vậy đức Phật dạy: “Trước khi làm một điều gì thì phải suy nghĩ những hậu quả của việc làm đó rồi mới làm”. Bài học ngàn vàng đã dạy cho mọi người: “Phàm làm một việc gì đều phải suy nghĩ hậu quả của việc làm ấy”. Ông Lâm làm mà không suy nghĩ nên hậu quả không thể lường được, danh dự ông không còn, bị mọi người khinh chê, rồi đây ông còn phải bị tù tội ít nhất cũng 10 năm, và như vậy cuộc đời của ông còn giá trị gì? Ông chỉ là một con vật mang hình người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Danh dự của con người là ở đức thành thật, người sống với đức thành thật là người biết bảo vệ uy tín của mình, người sống thiếu đức thành thật là người tự chà đạp lên uy tín của mình, làm mất niềm tin với mọi người. Bởi vậy uy tín là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống giao tiếp với mọi người, nhất là cuộc sống làm ăn với nhau phải có qua có lại mà dối trá không thành thật thì mọi người đều tránh xa, họ không dám chơi thân và không dám giao phó những trọng trách quan trọng.
Người dối trá là người thiếu thành thật với mình, với người. Người thiếu thành thật là người dám làm những điều gian ác có thể đi đến hãm hại người khác. Vì thế trên đời này chúng ta cần phải chọn người thành thật mà giao tiếp, mà trao đổi những điều hay lẽ phải với nhau, còn nếu gặp những người không thành thật thì nhất định không nên thân cận.
Muốn sống với đức thành thật thì hàng ngày phải tác ý: “THÀNH THẬT LÀ MỘT ĐỨC HẠNH TẠO LÒNG TIN CỦA MỌI NGƯỜI, UY TÍN CON NGƯỜI LÀ Ở ĐỨC THÀNH THẬT.
NGƯỜI THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT LÀ NGƯỜI ÁC, CẦN NÊN TRÁNH XA”.
ĐOẠN 5:“Sức vóc của cô bé đang là học sinh lớp 8 không thể cưỡng lại được thú tính dục vọng đang trào dâng trong con người đàn ông, và thứ quý giá nhất trong đời con gái của em đã bị ông ta cướp mất từ đó. Đau đớn tủi nhục, em khóc nức nở. Thấy vậy, ông Lâm cố nhét cho em mười ngàn đồng (nhưng em không lấy) và hăm dọa em không được nói chuyện này cho ai biết hết. Trưa hôm đó, O về nhà trễ hơn và nhịn đói đi học luôn...” Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Nhân Quả Nghiệp Báo Ai Gieo Nhân Nào Thì Gặt Quả Nấy.
GIẢI TRÌNH ÁN:Nhân quả là một định luật đáng sợ hãi, nhân đời nào mà kiếp này cháu O phải trả quả, trả quả là một điều đau khổ tận cùng. Nhân quả trả vay như vậy chưa xong mà còn đang tiếp diễn nhân quả, nếu nhân ác thì quả sẽ khổ tăng lên khiến cho đời đau khổ lại còn đau khổ hơn.
Điều đáng nói ở đây là cháu O rất đáng thương, nhân quả đời nào cháu gieo chúng ta không biết, nhưng đời này cháu phải trả một giá quá đắt, một sự mất mát rất lớn: tuổi thơ và đời người con gái. Vả lại cháu còn phải chịu một quả cay nghiệt, mới 16 tuổi đầu mà đã làm mẹ thì làm sao còn tiếp tục học những năm trung học, những năm trung học không học thì còn mong gì lên đại học, thật là tội nghiệp. Càng thương cháu O bao nhiêu thì lại càng trách ông Lâm bấy nhiêu, một người tuổi tác lớn như cha mẹ của cháu mà lại có một hành động thiếu suy nghĩ, để lại một hậu quả không lường cho cháu O gánh chịu, và chính bản thân ông có ra gì, thật là đáng trách. Một phút không làm chủ được tâm, chạy theo nhục dục thế gian là để lại muôn vàn sự khổ đau cho mình, cho người.
Kính thưa quý vị! Quí vị hãy hình dung lại hậu quả việc làm của ông Lâm, chỉ một phút ngu si chạy theo sắc dục có sung sướng gì? Chỉ toàn là khổ đau, rồi đây ăn năn hối hận trong đau khổ. Cả cuộc đời của cháu O và những ngày còn lại cuối đời của ông, ông biết lấy gì rửa sạch những điều ô nhục bẩn thỉu mà ông đã làm.
Chắc chắn tiếng xấu muôn đời, dù ông chết muôn kiếp khi người ta nhắc đến ông là người ta nguyền rủa và phỉ nhổ vào tên ông. Đấy là ông đã ngu si tự làm khổ mình, khổ người muôn kiếp.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Như trên đã nói, nhân quả là một quy luật vận hành của vũ trụ, người muốn sống trong an vui hạnh phúc thì nên nhìn mọi vật, mọi chuyện xảy ra đều do nhân quả, vì thế luôn luôn thường nhắc nhở tâm mình (tác ý): “ĐỪNG THẤY MỌI VIỆC XẢY RA ĐÚNG SAI PHẢI TRÁI, MÀ HÃY THẤY NHÂN QUẢ THIỆN ÁC”. Có sống bằng đôi mắt nhân quả như vậy thì thân tâm mới được an vui và hạnh phúc. Cuộc sống như vậy là Mùa Xuân Vĩnh Cửu.
ĐOẠN 6:“Ngày lại ngày qua đi, O đã tạm quên đi chuyện đau lòng giữa rẫy, em vẫn cắp sách tới trường và hồn nhiên vui đùa với bao bạn bè cùng trang lứa. Thế nhưng cái bụng thì cứ ngày một to lên và mọi người trong gia đình thì đều nghĩ rằng do em đến tuổi dậy thì nên mập lên mà thôi. Cho đến một ngày, người chị dâu đưa em đi khám ở Trung tâm y tế huyện thì mới vỡ lở rằng cái thai đã thành hình được 7 tháng”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Nhân Quả Diễn Biến Theo Quy Luật Vô Thường.
GIẢI TRÌNH ÁN:Diễn biến theo quy luật nhân quả, nỗi khổ đau bị cướp mất tuổi thơ và đời người con gái chưa nguôi thì lại xảy đến bụng mang dạ chửa, thật là một điều xấu hổ không thể nào che dấu được.
Một người mẹ 16 tuổi không chồng mà có chửa, rồi đây sinh con ra đời biết cha nó đó nhưng ai nhận là cha của cháu bé. Thật là khổ đau trăm bề, nói ra không nên lời, nói ra chỉ bằng nước mắt, nói ra chỉ bằng sự uất hận nghẹn ngào, nghĩ lại thân phận mình thật là đau khổ.
Ai đã làm ra nông nỗi này! Ai đã đem một tai họa không lường cho tuổi trẻ thơ phải gánh chịu! Vậy ai? Trời hay người? Trách trời ư! Trách người ư! Không! Không!!! Tất cả đều do nhân quả, nhưng nói đến nhân quả là phải nói đến mỗi cá nhân con người.
Chính vì mỗi cá nhân con người tạo ra sự ác, sự khổ đau cho tự chính mình, chứ không có ai làm cho mình đau khổ cả. Vì vậy trách trời sao được, Trời có làm khổ cho mình đâu. Chỉ có trách mình, vì chính mình sống không làm những điều thiện, nên hôm nay phải gánh chịu những hậu quả do mình.
Con người vì vô minh, không trí tuệ, không hiểu biết, có mắt như mù, nên chạy theo ngũ dục lạc, nghĩ tưởng các pháp trên thế gian này là có thật, là của mình nên cố hưởng thụ, do cố hưởng thụ nên tạo ra nhiều ác pháp, do tạo ra nhiều ác pháp nên đời sống thiếu đạo đức, đời sống thiếu đạo đức thì con người phải chịu nhiều khổ đau.
Nếu con người không biết dừng thì sự khổ đau lại tăng lên ngút ngàn.
Vì thế muốn cho đời sống không đau khổ thì con người phải biết xây dựng cho mình một nền đạo đức nhân bản - nhân quả, để từ đó mọi người được học tập đạo đức. Nhờ có học tập đạo đức thì những ác pháp không còn. Ác pháp không còn thì những tệ nạn xã hội sẽ chấm dứt, con người sẽ không còn sống trong khổ đau nữa.
Đạo đức không phải từ trên trời rơi xuống; không phải do một bậc vạn năng tạo hóa nào ban cho con người; cũng không phải do một đấng Giáo chủ, một đấng Chí tôn, hay một vị thần tiên nào dạy chúng ta đạo đức đó, mà chính con người của chúng ta từ người này nối tiếp đến người kia vạch lần theo hướng thiện pháp không làm khổ mình, không khổ người và không khổ tất cả chúng sinh.
Trước trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ những người cổ xưa đã có những hành động đạo đức nhân bản - nhân quả, nhưng nó chưa hoàn chỉnh và còn bị pha trộn nhiều triết lý khô khan ngoài sự sống con người. Nhất là nó pha trộn những tư tưởng mê tín, dị đoan, lạc hậu, ảo tưởng, ảo giác, huyền thoại thần thánh, ma quỉ v.v... Từ những tư tưởng đó rồi sinh ra các tôn giáo đa thần, nhất thần. Trong những tư tưởng gốc của các tôn giáo lại sinh ra thêm những kiến giải, tưởng giải, triết lý, rồi dựa vào khoa học lý luận những ảo tưởng, ảo giác khác biệt để thành lập ra nhiều tôn giáo, nhiều đảng phái khác biệt nhau. Từ các tôn giáo khi chạy theo danh lợi lại chia ra làm nhiều hệ phái khác nhau nữa. Họ đã chia manh xẻ mún ý thức hệ của con người tan nát, nhưng con người khổ vẫn là con người khổ, khổ từ đời này sang đời khác. Cho nên càng nhiều ý thức hệ, càng nhiều tôn giáo thì con người càng nhiều khổ đau. Có những người đã bỏ hết cuộc đời để theo tôn giáo, hầu mong thoát khổ, nhưng nào có được những gì, khổ lại chồng thêm khổ.
Một lần nữa đạo đức nhân bản - nhân quả của loài người bị phủ trùm những tư tưởng thiếu ánh sáng chân lí nên cuộc đời con người khổ lại còn khổ hơn.
Đức Thích Ca Mâu Ni xuất hiện ra đời trên đất nước Ấn Độ cố gắng quét sạch những tư tưởng triết lý ảo tưởng, ảo giác, mê tín, lạc hậu, để thay thế bằng bốn chân lý: KHỔ ĐẾ, TẬP ĐẾ, DIỆT ĐẾ VÀ ĐẠO ĐẾ . Khổ đế là để chỉ cho con người biết đời sống con người là khổ đau; tập đế là chỉ cho con người biết nguyên nhân sinh ra muôn vàn thứ đau khổ; diệt đế là chỉ cho con người biết trạng thái tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ (tâm thanh thản, an lạc và vô sự); đạo đế là chỉ cho con người biết một chương trình giáo dục dạy đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, không làm khổ người. Chương trình giáo dục đào tạo này cốt là để rèn luyện nhân cách con người, để mỗi người phải thấu hiểu bổn phận và trách nhiệm của con người là phải chấp nhận đem lại sự sống sự bình an và hạnh phúc cho mình, cho người và cho tất cả sự sống trên hành tinh này, chứ không cho riêng ai cả.
Chính những tệ nạn xã hội: trộm cắp, cướp của, giết người, mãi dâm, hiếp dâm, xì ke ma túy, rượu chè, hút chích, thuốc phiện, tai nạn giao thông xảy ra khắp nơi trên toàn cầu là do nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, không làm khổ người chưa có người thắp sáng và tiếp nối. Ngọn đuốc đạo đức nhân bản ấy đã được đức Thích Ca Mâu Ni soi rọi một cách rõ ràng. Bởi đức Thích Ca Mâu Ni dám nói mạnh, nói thẳng những cái sai của loài người, của người xưa, nhất là của các tôn giáo.
Như chúng ta đã biết, đâu phải cái gì của người xưa đều đúng hết. Người xưa cũng chỉ là con người như chúng ta ngày nay mà thôi, bởi vậy những tư tưởng sai trong thời nào cũng có.
Có đúng như vậy không quý vị? Cho nên chúng ta phải sáng suốt nhận định và mạnh dạn dẹp bỏ những cái sai, những cái sai là những cái làm đau khổ cho mình, đau khổ cho người và làm đau khổ cho tất cả chúng sinh; còn những cái không sai là những cái đem lại sự an vui và hạnh phúc cho mình, cho người và cho tất cả chúng sinh. Những cái đó chúng ta nên dựng lại và gọt dũa làm cho nó hoàn mỹ hơn, tốt đẹp hơn để áp dụng vào cuộc sống con người, khiến cho chúng ta ngày ngày sống trong sự bình an, yên vui và hạnh phúc.
Cho nên mọi người hãy đoàn kết siết chặt vòng tay, cùng nhau xây dựng cho nhân loại một nền đạo đức nhân bản - nhân quả mà tổ tiên, ông cha chúng ta từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc đã để lại cho chúng ta một gia tài đạo đức đồ sộ vĩ đại, nhưng nó còn đang dở dang. Vì thế chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận thanh lọc lại những gì đúng và những gì không đúng.
Đúng là đúng như thế nào? Và sai là sai như thế nào? Khi đặt ra câu hỏi như vậy thì phải có câu trả lời thích đáng. Đúng là thiện pháp, là đạo đức, là khoa học. Nếu đúng thiện pháp, đúng đạo đức và đúng khoa học thì những hành động và việc làm không mơ hồ trừu tượng, không mê tín dị đoan, không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh. Còn ngược lại những điều nói trên là thiếu thiện pháp, là thiếu đạo đức, là phản khoa học, nên thường mơ hồ trừu tượng, mê tín dị đoan, v.v...
Dù cho tất cả những điều này là một truyền thống lâu đời với những tư tưởng văn hóa mê tín, lạc hậu đã làm hao tốn tiền của, giết hại sinh linh để cúng tế, nó đã trở thành một phong tục tập quán thường làm khổ mình, làm khổ người, nhưng tổ tiên, ông bà của chúng ta không bỏ được.
Đứng trước những phong tục tập quán phi đạo đức nhân bản - nhân quả, phản khoa học thì chúng ta phải mạnh dạn chỉ thẳng, nói thẳng, không nhân nhượng. Dù chính đó là một truyền thống lâu đời nhất của đất nước, dân tộc, nhưng khi nó là văn hóa lạc hậu, mê tín gây nhiều phiền phức tốn hao và làm khổ mọi người, mọi vật thì cần nên dẹp bỏ. Nhưng dẹp bỏ phải khéo léo, thiện xảo, có nghĩa làm cho từ mê tín biến trở thành chánh tín, đạo đức; từ lạc hậu mơ hồ trở thành tiến bộ khoa học, trong những điều đó cũng có điều không cần thay đổi mà phải bỏ hẳn.
Chính những phong tục tập quán mê tín, lạc hậu trong dân gian cộng thêm những kiến giải, tưởng giải ảo giác, mơ hồ, trừu tượng của các hệ phái tôn giáo khác nhau trên hành tinh này như giáo lý ảo tưởng của Đại thừa, Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông, và giáo lý kiến giải của Nam tông, thần học Công giáo tạo thành một tấm chắn bình phong làm cho nền đạo đức nhân bản - nhân quả dạy người có một đời sống cao thượng, đẹp đẽ, luôn đem lại sự bình an, yên vui cho mọi người thế mà không triển khai được, mà còn bị dìm mất, vì vậy mà loài người chịu quá nhiều khổ đau.
Trên đời này duy nhất chỉ có BỐN CHÂN LÍ của loài người mà đức Thích Ca Mâu Ni đã ra công khai ngộ giúp loài người thấu hiểu bốn sự thật của kiếp người. Bốn chân lí này là một sự thật không một người nào dám phủ nhận, còn tất cả những giáo pháp khác quý vị nên cảnh giác, vì nó thiếu sự chân thật, thiếu đạo đức, phi khoa học, v.v...
Chỉ có giác ngộ bốn sự thật này thì cuộc đời mới mong ra khỏi mọi sự đau khổ, ác pháp sẽ không còn quấy nhiễu, con người mới biết thương yêu nhau chân thật. Và như vậy thì tệ nạn xã hội sẽ chấm dứt.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Nói đến đạo đức nhân bản - nhân quả là phải nói các pháp vô thường. Trong thế gian này không có pháp nào thường hằng bất biến. Các pháp thường thay đổi theo quy luật nhân quả, ngày nay như thế này nhưng ngày mai lại khác đi. Sự khác đi là luật vô thường. Người mới sinh không giống người già, do đó chúng ta biết các pháp vô thường.
Cho nên sự sinh diệt nay còn mai mất cũng là luật vô thường. Người am hiểu luật vô thường của các pháp thì khi đứng trước cảnh sinh ly tử biệt họ chẳng nao núng tâm, họ chẳng buồn khổ, vì họ biết có sinh tức có tử, hôm nay sống nhưng ngày mai sẽ chết, đó là luật vô thường không ai ra khỏi cảnh này. Trừ ra những người tu chứng quả VÔ LẬU thì mới không bị chi phối trong đạo luật vô thường này.
Cho nên các con nên nhớ kỹ: “CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG, KHÔNG CÓ PHÁP NÀO LÀ TA, LÀ CỦA TA, LÀ BẢN NGÃ CỦA TA”. Hãy nhớ thường xuyên quán xét câu này cho thấm nhuần thì cuộc đời này sẽ không còn khổ đau nữa. Đó là các con biết thương mình, không làm khổ mình. Chúc các con thành công.
ĐOẠN 7:“Cuối năm học đó, cô bé học sinh lớp 8 đã làm mẹ, bắt đầu tập tành làm mọi thứ, tay cầm viết học bài, tay kia mải miết đưa nôi.
Cũng vì thế việc học của O giờ đây cũng vất vả hơn nhiều”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Nhân Quả Trả Vay. (Đời là một biển khổ)
GIẢI TRÌNH ÁN:Đọc qua đoạn văn trên chúng ta rất xúc động và thương cảm trước hoàn cảnh của cháu O. Cháu mới học lớp 8 mà bây giờ đã làm mẹ, tay đưa con, tay cầm bút và còn làm nhiều việc khác nữa cho cuộc sống, thật là vất vả và cay đắng vô cùng. Ai đã làm ra cớ sự này? Nhìn hoàn cảnh của cháu O, mọi người đều lên án ông Lâm, không có một người nào tha thứ ông được. Ông là con người chứ đâu phải con thú vật, một con người lớn tuổi đáng cha, đáng chú mà có hành động tà dâm, sống vô đạo đức, vô liêm sỉ như vậy? Đúng vậy, con người không làm chủ tâm, không thắng nổi lòng tà dâm của mình thì có khác gì là con thú vật, ông đã gây ra nhiều điều đau khổ cho mình, cho nhiều người khác nữa.
Cho nên chỉ một phút tà dâm là để lại ngàn năm đau khổ, và còn mãi mãi bao kiếp đời khổ đau nữa.
Tội nghiệp cháu O, một cháu bé thơ ngây, hồn nhiên trong trắng, tuổi còn học trò, thế mà bây giờ phải ru con ngủ, phải cầm viết soạn bài, làm bài và học tập, trước cảnh này liệu cháu O có còn đủ sức học tập vượt qua nữa không? Chắc chắn rồi đây cũng phải bỏ học mà thôi.
“Đường đời lắm nẻo chông gai, Rủi thay một bước trách ai bây giờ” Thật là cay đắng vô cùng, quý vị có thấy chăng? Do đâu mà có hoàn cảnh sống đau khổ như thế này? Do đâu mà phải ra nông nỗi như thế này? Có phải chăng là do tâm DÂM DỤC không quý vị? Chúng ta lên án ông Lâm là lên án cái ngọn của tội lỗi, còn cái gốc tội lỗi của nó là gì? Cái gốc tội lỗi của nó là tâm DÂM DỤC như trên đã nói.
Dâm dục là gốc sinh ra muôn ngàn tội lỗi.
Hiện tượng của nó là gì? Hiện tượng của nó là sự bộc lộ và phát triển mạnh qua lối sống tha hóa của các cháu gái, cháu trai ăn chơi, lêu lổng, bê tha, trụy lạc, v.v... Hiện giờ đến nơi đâu cũng thấy các cháu gái ăn mặc hở hang. Có lẽ các cháu cho đó là “mode” hợp thời trang nhất phải không? Nên bắt chước nhau ăn mặc hở hang để làm đẹp. Bày da, hở thịt, khoe tay, khoe chân, bày ngực, bày mông, v.v... Có đúng như vậy không các cháu? Chính các cháu chịu ảnh hưởng văn hóa đồi trụy sắc dục Tây phương. Ăn mặc hở hang chứng tỏ các cháu cũng ham thích sắc dục. Cho nên mới thích bày da, hở thịt cho người khác phái xem, tức là các cháu đã khêu dâm gợi dục cho chính mình và cho người.
Nói về tội hiếp dâm thì các cháu là chánh phạm và người hiếp dâm mới là tòng phạm. Cho nên pháp luật Nhà nước kêu án người hiếp dâm một năm tù thì phải kêu án người khêu dâm hai năm tù.
Đặt ra luật pháp là để bảo vệ nền độc lập Tổ quốc; là để giữ gìn trật tự an ninh đất nước; là để diệt trừ những tệ nạn xã hội, thì pháp luật phải diệt trừ cái gốc sinh ra muôn điều bất an, chứ không phải diệt trừ cái ngọn. Có đúng như vậy không các cháu? Nếu các cháu là người sống hoàn toàn đúng theo truyền thống văn hóa Việt Nam thì các cháu không bao giờ ăn mặc hở hang, bó sát người. Với chiếc áo dài Việt Nam, mặc vào trang nhã, kín đáo, đẹp đẽ. Có đúng như vậy không các cháu? Các cháu có trông thấy y phục của ngưòi Việt Nam không? Từ chiếc áo bà ba đến chiếc áo dài rất dân tộc tính, trang nhã, kín đáo, màu sắc hài hòa, thanh lịch, chuyên thuần một màu: xanh là xanh, vàng là vàng, nâu là nâu, trắng là trắng, đen là đen, xám tro là xám tro, chứ đâu có những chiếc váy, y, áo lai Tàu, lai Mỹ, lai Tây, lai dân tộc thiểu số trên các vùng cao nguyên.
Các cháu có thấy chăng? Đời sống của dân tộc thiểu số còn lạc hậu: khố, quần, áo, chăn, củng, y, váy thường dệt xen lẫn nhiều màu xanh đỏ, đen vàng, lằn dọc, lằn ngang và nhiều hình ảnh bông hoa, chim, cò, mèo, chó, lố lăng, thô lỗ, rằn ri, lòe loẹt trông giống như vườn hoa biết đi; trông giống như một khu rừng cây cỏ bông hoa lá, động vật hoang dại biết đi, v.v...
Thời đại của chúng ta hiện giờ là thời đại kiến thức khoa học, thì việc kiến thức thẩm mỹ phải như thế nào? Không lẽ đầu óc kiến thức thẩm mỹ của chúng ta hiện giờ còn ở thời đại ăn lông ở lỗ, còn ở thời đại ăn mặc trần trụi như thời bộ lạc nữa sao? Ăn mặc kín đáo là nếp sống đạo đức ly tham sắc dục. Các cháu có biết không? Vẻ đẹp ăn mặc kín đáo khiến cho mọi người kính trọng, tôn quý; còn ăn mặc hở hang bó sát người, người ta sẽ đánh giá trị các cháu như loại gái đứng đường, loại gái nhảy, gái mãi dâm. Các cháu có biết không? Con nhà có giáo dục, có đạo đức ra đường cũng như ở trong nhà đều ăn mặc kín đáo, chỉ có những con nhà thiếu giáo dục, vô văn hóa, không đạo đức thì mới ăn mặc hở hang, bó sát người như vậy.
Bản chất con người ai cũng có tâm dâm dục, nhưng người ta biết làm chủ nó không để nó làm chủ tâm mình. Vì thế ăn mặc kín đáo cũng là phương pháp làm chủ tâm dâm dục mình các cháu ạ! Còn các cháu ăn mặc hở hang hay bó sát người là các cháu bị tâm dâm dục sai khiến, các cháu làm nô lệ cho tâm dâm dục. Các cháu có biết không? Dâm dục là một ác pháp, nó sẽ mang lại cho loài người bao nhiêu là khổ đau. Các cháu cứ nghĩ xem, do từ tâm dâm dục các cháu mới sinh tâm thương yêu giữa trai gái. Khi mới lập gia đình, chỉ có mấy ngày đầu gọi là hạnh phúc, là vì hai người khéo che đậy, tuỳ thuận với nhau, nhưng sau này những thói quen tạp khí nghiệp báo nhiều đời sẽ lộ hình, chừng đó nhân nào quả nấy các cháu phải trả vay. Cho nên những ngày hạnh phúc không lâu đâu các cháu ạ! Chỉ trong chốc lát mà thôi. Nhân quả nó sẽ đến, chừng đó hạnh phúc của các cháu như giấc mộng, bấy giờ chỉ là một sự chịu đựng để sống. Cho nên khi lập gia đình các cháu tưởng là hạnh phúc, thật sự hạnh phúc lứa đôi như nước chảy qua cầu, như mây nổi giữa trời, như phù dung sớm nở tối tàn các cháu ạ! Khi lập gia đình xong các cháu như con trâu, con bò đã bị xỏ mũi, đâu còn tuổi thơ hồn nhiên trong trắng muốn đi đâu thì đi cũng được. Dù tuổi thơ các cháu còn ở với cha mẹ, có sự cấm đoán, la rầy các cháu đi chơi bỏ học hành hoặc bỏ công ăn việc làm, nhưng cha mẹ đâu có ghen tuông như chồng. Chồng ghen tuông đánh đập chửi mắng thô bạo, chỉ cần uống vào vài ly rượu là có việc cơm không lành canh không ngọt, là gia đình như địa ngục. Có đúng như vậy không các cháu? Dâm dục còn đem lại sự đau khổ vô cùng.
Có chồng phải mang thai rồi sinh con. Mang thai sinh con đâu phải là hạnh phúc, đó là một sự đau khổ. Sinh con rồi phải nuôi con cho lớn khôn. Chúng lớn khôn không nghe lời dạy bảo của các cháu, các cháu có tức giận, có đau khổ, có buồn phiền không? Biết bao sự đau khổ, phiền não xảy ra trong gia đình cho đến khi nào các cháu xuôi tay đi vào lòng đất lạnh, nhưng chưa hết khổ đâu các cháu ạ! Vì tâm dâm dục các cháu chưa đoạn diệt, nên tâm dâm dục theo nghiệp sinh tử luân hồi. Do nghiệp dâm dục các cháu tiếp tục tái sinh và khi sinh ra rồi được nuôi lớn lên trong muôn ngàn đau khổ, lớn lên do tâm dâm dục các cháu lại có chồng rồi tiếp diễn trong vòng tuần hoàn sinh diệt mãi mãi trong sự khổ đau vô lượng kiếp mà không biết bao giờ ra. Vậy nguyên nhân đau khổ không phải là tâm sắc dục sao, các cháu ạ!? Cho nên ăn mặc hở hang và bó sát người là biểu hiện tâm ham thích sắc dục, mà sắc dục là sự khổ đau của kiếp người. Vậy các cháu có muốn thoát khổ đau không? Nếu muốn thoát khổ thì sắc dục phải diệt trừ, diệt trừ sắc dục là các cháu hãy ăn mặc kín đáo, phải biết những phương pháp ngăn chặn và diệt trừ tận gốc thì cuộc đời mới chấm dứt tái sinh luân hồi.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Nói về đạo đức nhân quả thì phải hiểu luật nhân quả là luật vay trả. Có vay thì phải có trả, có nghĩa là vay như thế nào thì trả như thế nấy.
Ví dụ 1: Vay tiền thì phải trả lại tiền và phải trả thêm tiền lời.
Ví dụ 2: Vay vàng bạc thì phải trả vàng bạc mà còn phải trả thêm tiền lời.
Ví dụ 3: Vay công sức lao động thì phải trả lại công sức lao động mà người đời gọi là đổi công hay vần công.
Theo quy luật nhân quả làm một việc ác thì phải trả mười lần khổ đau, vay thì phải trả mà trả cả lời lẫn vốn chứ không phải chỉ có trả lời hay chỉ có trả vốn mà thôi. Cho nên nói vay một trả 10 là vậy.
Bởi vậy các con đừng nên vay thì các con đâu phải trả, mà hễ có vay thì phải có trả, các con không chạy trốn đâu khỏi luật vay trả của nhân quả. Như luật vay trả của ngân hàng, nếu các con không trả thì ngân hàng sẽ tịch thu nhà cửa, ruộng đất, tài sản, v.v.. và còn phải đi tù tội.
Còn nếu các con không vay nợ thì không phải trả nợ cho ai cả. Không muốn vay trả trong luật nhân quả thì các con phải theo phương pháp sống mà đức Phật đã chỉ dạy rõ ràng: “NGĂN ÁC DIỆT ÁC PHÁP, SINH THIỆN TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP”, hay: “CÁC PHÁP ÁC KHÔNG NÊN LÀM, NÊN LÀM CÁC PHÁP THIỆN”. Các con có nhớ chưa?
ĐOẠN 8:“Bố của bé O, ông Hoàng Đức Lãm cho biết: Sau khi cháu O kể lại sự việc, gia đình ông hết sức bất ngờ, vì giữa ông Lâm và gia đình là chỗ thân tình, ông và ông Lâm là bạn thân của nhau, xem nhau như là anh em kết nghĩa. Khi biết chuyện, ông đã gọi ông Lâm sang để nói chuyện, nhưng ông Lâm không sang nên ông trình lên công an xã, nhưng rồi ông ấy đã trốn khỏi địa phương”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Thiếu Đức Tự Chủ Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN:Ông Lâm tuổi đáng như cha mà không tự chủ được tâm sắc dục, nên có những hành động tồi tệ mới ra nông nỗi này, mới làm mình khổ và mọi người khổ. Thật là đáng trách, đang chê, làm cô bác mà không xứng đáng.
Sắc dục có hạnh phúc gì đâu? Chỉ trong một giây không làm chủ được tâm, nó sẽ đưa bao nhiêu người xuống địa ngục. Có đúng như vậy không quý vị? Sắc dục đừng xem thường nó, nó là ác pháp ghê gớm lắm quý vị ạ! Chỉ có những người ngu si mới ham thích nó. Đấy, quý vị cứ xem những cháu gái ăn mặc hở hang hoặc bó sát người, bày ngực, bày tay, bày da, hở thịt... đang đi ngoài đường phố, trong chợ, trên vỉa hè, trong công viên. Đó là các cháu đang nói thẳng với mọi người biết rằng: Các cháu rất ưa thích dâm dục và khêu gợi tâm dâm dục của các anh, các chú và các bác, v.v...
Chính các cháu ăn mặc hở hang bó sát người bị hiếp dâm là phải, vì ăn mặc như vậy là các cháu mời người ta, sao các cháu còn đi thưa kiện ai? Nếu pháp luật Nhà nước kêu án bỏ tù những người hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em thì Nhà nước phải kêu án bỏ tù những người ăn mặc hở hang hoặc ăn mặc bó sát người. Vì đó là những hành động khêu dâm gợi dục, vì chính sự khêu dâm gợi dục khiến cho người khác phái không thể kềm chế làm chủ tâm dâm dục của mình được, từ đó mới phạm pháp hiếp dâm. Các cháu có biết không? Tội lỗi ấy chính các cháu tạo ra.
Nguyên nhân của những vụ hiếp dâm là do phái nữ ăn mặc hở hang hoặc bó sát người. Cho nên muốn chấm dứt tệ nạn hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em thì Nhà nước ra lệnh bắt những phụ nữ ăn mặc hở hang hoặc ăn mặc bó sát người, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, nếu lần thứ hai còn tái phạm thì kêu án từ 1 tháng đến 3 tháng tù treo, nếu còn vi phạm lần thứ ba thì cho đi cải tạo học đức hạnh ly dâm dục, khi nào chấp nhận ăn mặc kín đáo thì cho về hòa đồng vào cuộc sống của mỗi người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Muốn làm chủ được tâm mình là một điều khó, vì vậy chúng ta phải biết cách thức sống làm chủ tâm mình.
Muốn sống với đức tự chủ thì hàng ngày chúng ta phải trau dồi tri kiến văn hóa đức hạnh nhân bản - nhân quả. Nhưng khi tri kiến đã thông suốt luật nhân quả và đạo đức nhân bản thì có thể vẫn chưa đủ sức bình tĩnh khi có ác pháp tấn công, vì thế các con nên tập luyện sức định tĩnh.
Vậy muốn có sức định tĩnh thì phải tu tập pháp môn nào? Muốn có đủ sức bình tĩnh trước các ác pháp thì phải siêng tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác thân hành nội và thân hành ngoại.
Tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác thân hành nội là nhiếp tâm trong hơi thở bình thường. Tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác thân hành ngoại là nhiếp tâm đi kinh hành. Hai pháp này kết hợp lại thành pháp tu tập rèn luyện nghị lực, có nghĩa là đi kinh hành 10 bước và ngồi xuống hít thở 5 hơi thở, tu tập như vậy đúng 30 phút mới xả nghỉ. Ngày nào cũng siêng năng tu tập, ít nhất phải tu tập một lần trong ngày và nhiều nhất là 4 lần trong một ngày. Tu tập như vậy hôn trầm thùy miên cũng không còn và sức bình tĩnh rất đầy đủ, khi đứng trước các ác pháp nó vẫn thản nhiên, tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.
Nhờ đó chúng ta mới thấy Phật pháp rất vi diệu.
ĐOẠN 9:“Trao đổi về sự việc trên, anh Trần Văn Tòng - Trưởng công an xã Sông Xoài cho biết: Khi gia đình ông Hoàng Đức Lãm tố cáo sự việc cháu O bị ông Hồ Ngọc Lâm hãm hiếp dẫn đến có thai, công an xã đã mời ông Lâm lên để khai thác, nhưng ông ấy khăng khăng từ chối. Thấy sự việc vượt quá thẩm quyền, công an xã đã chuyển toàn bộ hồ sơ sự việc lên công an huyện, công an tỉnh để điều tra làm rõ, nhưng ông Hồ Ngọc Lâm đã trốn khỏi địa phương. Hiện nay, CQĐT công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định truy nã đối với ông Hồ Ngọc Lâm (SN 1944, ngụ ấp 3, xã Sông Xoài , huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) vì “đã có hành vi hiếp dâm trẻ em, làm nạn nhân có thai, sinh con...”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Nhân Hiện Kiếp Quả Hiện Kiếp.
GIẢI TRÌNH ÁN:Hành động hiếp dâm trẻ em có thai của ông Lâm không thể trốn khỏi tội, sớm muộn gì công an cũng bắt và lãnh án tù ít nhất cũng từ 10 năm hay nhiều hơn nữa.
Chính ông không làm chủ được tâm dâm dục nên để lại một hậu quả khôn lường. Ông phải bỏ xứ, bỏ vợ con, nhà cửa, tài sản và bản thân phải trốn chui, trốn nhủi như con chồn, con cáo, lúc nào tâm cũng lo lắng sợ hãi, chỉ thấy bóng dáng công an là quá sợ hãi. Phải không quý vị? Một phút không làm chủ được tâm dâm dục thì muôn vàn sự khổ đau vây quanh. Bây giờ ông biết làm sao, chỉ còn có nước ra đầu thú và lãnh án tù từ 10 năm, phạt tiền danh dự và tiền nuôi con của cháu O đến khi trưởng thành.
Dù ông có ở tù bao lâu và bồi hoàn danh dự và tiền nuôi con của cháu O bao nhiêu đi nữa thì cuộc đời của cháu O có còn gì đâu nữa để mà nói. Phải không quý vị? Một dấu ấn trong đời của cháu O biết bao giờ phai mờ.
Bởi vậy, trong một đất nước đang mở cửa xây dựng nền kinh tế hiện đại hoá khoa học công kỹ nghệ thì sẽ đón nhận nhiều luồng văn hóa tốt cũng như xấu sẽ tràn vào. Cho nên những người lãnh đạo đất nước phải sáng suốt nhận định rõ ràng những tệ nạn xã hội xảy ra trong nước là do đạo đức nhân dân đang xuống cấp trầm trọng. Vì vậy phải trang bị cho toàn dân một nền đạo đức nhân bản - nhân quả văn hóa lành mạnh, làm tốt đẹp hơn những gì đã có sẵn, để trước những luồng văn hóa đồi trụy, mê tín, lạc hậu của các nước tràn vào, nhờ có trang bị cho nhân dân thông suốt đạo đức nhân bản nên tất cả những tệ nạn hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em; những tệ nạn mãi dâm, trộm cắp, cướp của giết người; những tệ nạn xì ke, ma túy, hút chích, rượu chè say xỉn; những tệ nạn bài bạc, gian lận và những bạo lực gia đình trong nước sẽ không xảy ra.
Trong khi đất nước đang mở cửa thì nền đạo đức nhân bản - nhân quả cần phải được triển khai cho toàn dân học tập. Đó là trang bị cho toàn dân có một tinh thần đạo đức sáng suốt biết nhận định rõ những luồng văn hóa đồi trụy, lạc hậu, mê tín, vô đạo đức để tránh xa, khiến cho đất nước ngày một phồn vinh thịnh trị, nhân dân được an cư lạc nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Chúng ta ai cũng biết nhân hiện kiếp, quả hiện kiếp. Ví dụ như một người đi ăn trộm, đó là nhân hiện kiếp ăn trộm, thì quả hiện kiếp bị mọi người bắt và đánh đập cho một trận, rồi họ giải đến công an, bị công an điều tra và bị tù tội, đó là quả hiện kiếp.
Khi học đạo đức nhân bản - nhân quả thì mỗi mỗi hành động chúng ta đều phải tư duy suy nghĩ chín chắn để biết việc làm nào thiện, việc làm nào ác rồi mới bắt đầu làm, rồi mới bắt đầu nói. Có tư duy suy nghĩ chín chắn như vậy thì việc làm hay lời nói đều thiện.
Các con nên nhớ kỹ: Việc làm thiện là việc làm hay lời nói không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh, còn ngược lại là việc làm ác, lời nói ác thì nên tránh xa, nếu không tránh xa mà cứ làm, cứ nói thì hậu quả phải trả trong hiện kiếp không trốn chạy đi đâu cho khỏi.
Ví dụ: Một người giết hại và ăn thịt chúng sinh thì quả hiện kiếp thường gặp chuyện không may như tai nạn, con cái tật nguyền, bản thân và những người trong gia đình thường bệnh đau.
Chúng ta được sinh ra trên đời này, may mắn lại gặp được chánh pháp của Phật và quyết định làm theo lời của Ngài: “Không làm các pháp ác, nên làm các pháp lành”. Nếu chúng ta sống theo lời dạy của Ngài thì mọi người sống trên thế gian này sẽ được bình an và hạnh phúc biết bao! ĐOẠN 10: “Sự việc ông Lâm gây ra rồi đây sẽ có cơ quan pháp luật xử lý, chỉ tội nghiệp cho cháu bé từ lúc sinh ra đến nay đã gần một năm tuổi mà vẫn chưa có tên, còn người mẹ tuổi 16 đang phải gánh chịu đủ điều thì cứ ngại ngùng với bạn bè, dư luận và việc học hành từ đó cũng sa sút”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Đức Hiếu Sinh Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN:Thật đáng thương cho hai mẹ con cháu O, con sinh gần một tuổi mà mẹ chỉ mới 16 tuổi, thật là tội nghiệp, với từng tuổi ấy biết làm gì nuôi con. Tuổi còn học trò, không chồng mà có con thật là một tủi nhục vô cùng. Đứng trước hoàn cảnh này ai mà không xót thương, phải không quý vị? Nhân quả đời nào cháu O gieo ra sao thì không ai biết, nhưng đời nay cháu O gánh chịu thật là đáng thương, vừa sống tủi nhục với chị em bạn học cùng, với hàng xóm, nhưng cũng vừa đau khổ và cộng thêm những nỗi lo toan: rồi đây biết lấy gì để sống, biết lấy gì để nuôi con? Một viễn cảnh cuộc đời đầy dẫy khổ đau.
Đấy, sắc dục có hạnh phúc gì đâu? Có sung sướng gì đâu? Thế mà sao mọi người lại đắm mê sắc dục? Không đắm mê sao lại ăn mặc hở hang, ăn mặc bó sát người? Không đắm mê sao lại hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em? Không đắm mê sao trai gái ưa thích nhau, cặp bè, cặp bạn gây bao tội ác móc thai, nạo thai. Móc thai, nạo thai không phải là tội giết người sao? Một xã hội văn hóa đồi trụy và đạo đức đang xuống cấp thì những thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ là mầm non tương lai của Tổ quốc chịu ảnh hưởng xấu nên bắt chước ăn mặc hở hang, khêu dâm gợi dục. Vì thế trai gái tuổi chưa trưởng thành đã cặp bồ, cặp bạn, tự mình đưa vào đường tội lỗi nạo thai, phá thai. Đó là một tội giết người mà lại giết chính những đứa con của mình.
Nhìn cảnh đau xót này ai mà không đau lòng, vì nỗi đau này không phải của riêng ai mà của chung của đất nước.
Hỡi các cháu thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ Việt Nam! Các cháu hãy biết rằng: Sắc dục là một pháp cực ác, nó giết hại đời của các cháu đó, nó sui khiến cho các cháu làm những điều tội ác tày trời, làm cha mẹ giết con. Các cháu có biết không? Nó sẽ mang đến bao nhiêu điều tội lỗi và đau khổ cho loài người trên hành tinh này. Cho nên người có sự hiểu biết, có chút ít đạo đức nhân bản - nhân quả thì không thể không đau lòng, xót dạ thương cho những thế hệ này và nhiều thế hệ mai sau nữa.
Vì thế ngay bây giờ chúng ta hãy mau đưa nền giáo dục đạo đức nhân bản - nhân quả vào học đường và mở các lớp học xóa nạn mù đạo đức nhân bản - nhân quả trong thôn, xóm, ấp, để toàn dân hiểu rõ đạo đức là điều quan trọng trong cuộc sống của loài người. Chính nhờ nó mới đem lại sự bình an, hạnh phúc cho con người. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta chuẩn bị sự giáo dục đào tạo đạo đức cho các em, các cháu thì còn không trễ, nếu trễ ngày nào thì em út, con cháu của chúng ta sẽ khổ đau ngày ấy và sự khổ đau sẽ không thể lường được.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:Trên đời này nếu ai cũng sống với đức hiếu sinh thì thế gian này sẽ là Thiên Đàng, Cực Lạc.
Muốn được vậy chúng ta nên quán xét tư duy về sự sống của mọi người, mọi loài vật trên trái đất này: Con người và con vật đều có sự sống bình đẳng như nhau, không ai có quyền cướp sự sống của kẻ khác, vật khác. Đó là quyền bình đẳng sống. Chỉ có con người vì quá cố chấp riêng cho cá nhân mình nên thường cướp đi sự sống của người khác (chiến tranh nước này đánh chiếm nước khác), nhất là cướp đi sự sống của các loài thú vật (giết hại chúng làm thực phẩm để ăn).
Cướp đi sự sống của người và của loài vật khác là vì chúng ta chưa có lòng yêu thương sự sống. Chưa có lòng yêu thương sự sống thì chúng ta tự làm khổ mình, khổ người và nhiều nhất là khổ các loài vật khác. Muốn tôn trọng sự sống bình đẳng như nhau thì chúng ta nên tập sống với đức hiếu sinh, luôn luôn tha thứ và yêu thương sự sống của người khác và các loài vật khác. Đó là một sự sống bình đẳng, người và vật như nhau.
Ở đâu có lòng yêu thương thì ở đó có sự bình an, yên vui và hạnh phúc. Muốn có sự bình an, yên vui và hạnh phúc thì chúng ta phải biết yêu thương nhau. Muốn yêu thương nhau chân thật thì chúng ta hãy quán xét tất cả các pháp trên thế gian này đều là vô thường, vì tất cả các pháp rồi đây đều hoại diệt không còn một vật gì thường hằng bất biến trên hành tinh này nữa. Vì thế, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nay còn, ngày mai mất, đó là điều chắc chắn của luật vô thường, rồi đây còn có những gì nữa đâu mà chúng ta lại chấp chặt cho là của mình. Do hiểu các pháp vô thường nên chúng ta phải thương yêu nhau, và như vậy thế gian này chỉ còn lại lòng thương yêu là vĩnh viễn. Phải không quý vị? Trên đời này chỉ vì tranh chấp hơn thua nhau mà chúng ta đánh mất lòng yêu thương. Hơn thua nhau để làm gì khi mọi vật đều vô thường, không có vật gì trên thế gian này là ta, là của ta cả? Vì vậy hãy thương yêu sự sống của nhau và của muôn loài thú vật. Đó là điều duy nhất đem lại sự bình an cho loài người, cho muôn loài vạn vật trên hành tinh này.
Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy dùng lòng yêu thương mà buông xả và diệt tận gốc các ác pháp; hãy dùng lòng yêu thương mà diệt tận gốc bãn ngã của ta. Nếu lòng yêu thương ngự trị trong tâm chúng ta thì thế gian này là sự bình an vô cùng, vô tận. Hãy cố gắng lên các con ạ! Chỉ có sống trong lòng yêu thương người và vật thì mới chính chúng ta yêu thương sự sống. Trên hành tinh này chỉ có sự sống của mọi người và mọi vật là vô giá, là quý nhất, không có gì so sánh được. Nhưng các con nên nhớ, chỉ có lòng yêu thương mới bảo vệ vật vô giá này.