Pháp Âm - 2000 - SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 05 - THẦY SOẠN THẢO KINH SÁCH DẠY ĐẠO ĐỨC
2000 - SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 05 - THẦY SOẠN THẢO KINH SÁCH DẠY ĐẠO ĐỨC
SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 05 - THẦY SOẠN THẢO KINH SÁCH DẠY ĐẠO ĐỨC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Ngày giảng: 00/00/2000
Thời lượng: 47:40
Tên cũ: 2000-Sư Tuệ Tĩnh và Phước Nhẫn-2B - Kinh Nikaya
1- TÂM NHƯ CỤC ĐẤT
(00:00) Trưởng lão: Thư giãn để cho mình hòa mình với vạn hữu, cây cỏ, cái tâm mình nó tràn trề với vũ trụ, phủ trùm với cỏ cây. Nó thấy được mình với vạn vật nó hòa đồng với một điểm, tâm mình nó không bị ác pháp cuốn tới nữa.
Sự Tuệ Tĩnh: Như vậy có cách thứ hai vậy nó cũng đỡ.
Trưởng lão: Nó đỡ chứ, chứ không mình cứ tập trung vào hơi thở thì mệt lắm. Mình xả ra mình nhìn cây này, cây kia, cây nọ mình thấy tâm mình nó không có điều gì hết, nhờ cảnh vật cái tâm mình nó trụ trong đó, từ cây này đến cái bầu trời, mây rồi cây cỏ, mình thấy nó thoải mái và thư giản mà. Mình thư giản hòa hợp với vũ trụ.
Sự Tuệ Tĩnh: Trong cái lúc mà con ngồi, con nghĩ trong tâm con nói giữ cái tâm cũng như cục đất, như cục đất đó, cái gì người ta đổ lên hoặc người ta đào trồng cây, người ta xới lên đủ thứ hết mình cũng không có động tâm gì hết, tâm như cục đất là như vậy đó. Có phải không Thầy?
Trưởng lão: Có nghĩa là cái tâm đó không còn khen cũng không mừng, chê cũng không buồn, đổ vàng cũng không mừng, đổ đồ dơ cũng không buồn, ai làm gì làm tâm cũng dung chứa hết mọi cái, nhưng biết hết chớ không phải như đất nó không biết, mặc dù biết hết nhưng dung chứa hết. Cái trạng thái đó thì như đất, nhưng nó vẫn biết hết, cái ý như vậy. Chứ không khéo mình tu mình thành đất thiệt rồi nó không biết gì hết nữa như cây đá thì tu làm chi? Nói đất chứ đất này là đất kim cương, vàng, nó còn biết thiện. Ai nói ác nó cũng biết, mà nói thiện nó cũng biết nhưng mà nó không dính mắc, nó không làm khổ ai hết. Thành ra cái đất của mình là cái đất quý mà, chớ không phải là đất như đất này. Đất của mình nó còn biết. Biết mà không giận ai hết. Cái đất này không biết thiệt là vô tri đó. Nhưng mà mình phải làm như cục đất, biết mà không như đất, biết mà như đất chứ đừng có biết mà không biết gì hết thì thôi đất đó hết chỗ xài. Đất đó không phải Phật pháp. Bởi vậy mình tu mình nhớ kỹ, biết hết, người ta chửi cũng biết nhưng mình không buồn không giận vậy là đất, chứ không phải là đất đó nó không có biết mà mình biết mà mình không buồn cho nên mình như đất. Đất mà biết cho nên đất kim cương mà. Cho nên không có gì mà làm bể nó được hết. Nó thì nó làm bể người ta được đó, chứ còn không có vật gì mà làm bể nó được hết, nó là vật kim cương mà.
2- PHẬT TỬ LƯU, IN VÀ PHỔ BIẾN SÁCH THẦY
Sự Tuệ Tĩnh: Thưa Thầy chắc có lẻ bữa Chủ Nhật tuần này hoặc thứ sáu, Thầy.
(03:16) Trưởng lão: À để Thầy coi cái băng, còn 1 băng nữa, Thầy coi ở đâu Thầy tìm cho.
Sự Tuệ Tĩnh: Nếu mà Thầy có Thầy cho con được không?
Trưởng lão: Thầy cho hết. Có thì Thầy sẽ nói Tâm Như, tụi nó nó giữ, nó lưu trữ. Nó, Tâm với Cô Châu mấy người đó coi như họ giữ tài liệu Thầy lại sau khi Thầy có chết rồi thì họ giữ lại để lưu truyền. Chứ còn Thầy mà chết rồi (là) mất tiêu luôn.
Sự Tuệ Tĩnh: Bởi vậy Thầy cũng phải dự bị trước Thầy.
Trưởng lão: Thầy giao hết, sách của Thầy mà viết rồi tụi nó lưu trong vi tính hết, đứa nào cũng lưu hết, nó lưu vào đĩa hết, nó cất dự phòng hết.
Sự Tuệ Tĩnh: Như Thầy cũng lo được vậy thì cũng tốt rồi.
(04:09) Trưởng lão: Có tụi nó nó giữ giùm, nó nguyện nó giữ mà. Nó dặn mấy đứa con nó, mấy đứa bây giờ nó còn nhỏ đi học đó, tụi nó về nó lưu giữ mà, nó thấy Thầy xong tập nào nó lấy đĩa nó sang, nó đem về dưới nó lưu trong vi tính của nó hết. Cô Châu còn xin Thầy để cho lên vi tính, Internet để truyền sang ngoại quốc.
Sự Tuệ Tĩnh: Dạ, cái đó tốt đó Thầy, bữa hôm có ông Bình, bữa trước ông có viết thơ qua nói, nếu mà Thầy cho phép, nếu có thì gửi qua cho ông để ông lên Internet, cho ở đâu người ta cũng biết hết. Ở bên Canada hay Mỹ mở đúng cái từ khóa đó là nó lên hết.
Trưởng lão: Coi như là họ coi cái bộ kinh bộ sách của mình hết.
Sự Tuệ Tĩnh: Cái đó Thầy chỉnh lại hết thì mới được.
Trưởng lão: Thầy chỉnh lại hết đó. Coi như giờ chỉnh xong rồi thì bắt đầu Thầy mới in ra sách. Còn ở đó cho lên Internet.
Sự Tuệ Tĩnh: Cái đó tự người ta coi.
Trưởng lão: Người ta coi và người ta muốn in ra.
Sự Tuệ Tĩnh: Như vậy thì mình khỏi đem đi, tài liệu khỏi đem đi.
Trưởng lão: Đó thì chuyển đi thôi, từ máy nó chuyển đi, nó dễ hơn. Ở bên đó người ta cũng in ra. Bởi vì lên vi tính rồi thì ở bên đó người ta chỉ in thôi. In ra một cái thì bắt đầu coi, đi tùm lum hết, bây giờ cái thông tin nó độc đáo quá. Cho nên hôm rồi cô Châu cô nói để cổ lên Internet cổ truyền lên. Ở bên đó thì mấy người ở bên Mỹ, họ cũng xin Thầy. Mấy người Cư sĩ đó, cái nhóm đó 14 người, 15 người gì đó. Họ họp nhau, bây giờ họ đã lên vi tính, cái địa chỉ của họ, họ gởi thơ qua bên đây bằng vi tính không đó.
Sự Tuệ Tĩnh: Gởi thơ kêu bằng email.
(06:34)Trưởng lão: Email đó. Coi như mình bấm cái thì nó có cái bức thơ trên cái máy của mình, cho in ra.
Sự Tuệ Tĩnh: In ra! Hoặc còn bấm cái địa chỉ, cái số email của bên đó, qua tới bển người ta tự mở ra người ta thấy.
Trưởng lão: Hay quá! Cái vấn đề đó thì ở đây Cô Châu xin cái nhiệm vụ truyền tin đó.
Sự Tuệ Tĩnh: Vậy là thông tin cho thế giới. Chừng nào mà Thầy cho phép Thầy cho con biết. Đặng con nói với ông bạn ở bển cái ổng bấm lên ổng Thấy.
Trưởng lão: Coi như là ít hôm cái cuốn 1. Thầy lần lượt Thầy cho cuốn 1 trước. Cuốn 1 này coi xong rồi, Thầy kiểm xong rồi, Thầy cho lưu vô cái đĩa Thầy gửi về dưới, về dưới cái cô Châu cổ đem cái đĩa đó cổ cho lên vi tính chuyển sang Internet và chuyển lên.
Sự Tuệ Tĩnh: Chừng nào tới đó Thầy cho con biết, báo tin.
Trưởng lão: Báo qua bên kia, báo tin chứ! Mấy con sẽ đọc tới cái cuốn 1 mà Thầy chỉnh lại, xúc động lắm.
Sự Tuệ Tĩnh: Đọc rồi nghe Thầy giảng mấy bài pháp.
Trưởng lão: Đó Thầy trả lời cho mấy đứa học trò của mình. Thầy trả lời tắt gọn cho nó tu thôi. Sợ nó làm động, không có nói nhiều. Còn bây giờ thì nó đã nhập Thất rồi. Câu hỏi của nó là một cái bài pháp, nó nói hết đầy đủ, mình dựa vào câu hỏi đó
Sự Tuệ Tĩnh: Mình cũng dựa vô câu hỏi đó mà mình diễn giải ra.
Trưởng lão: Diễn giải ra nhiều hơn, để cho nó thâm sâu hơn, cho nó rõ cái lý của câu hỏi đó hơn. Trả lời với nó tắt để cho nó biết cái đó nó áp dụng tu thôi, đừng có nghĩ ngợi nhiều. Giờ nó phải quảng bá rộng hơn cho nó thấu suốt được cái chỗ đó. Nhiều khi nó ngắn quá, nó không hiểu thì nó hỏi lại mình, mà người khác họ đuối rồi. Ngắn quá đâu hiểu được.
Sự Tuệ Tĩnh: Nhưng mà cái này người khác coi rồi hiểu trước luôn?
(08:44)Trưởng lão: Hiểu trước luôn, bởi vì mình giải thích. Mình chứng minh, mình ví dụ cụ thể để người ta nhận ra được cái chỗ đó. Rồi có những cái bài kinh của Phật. Bài kinh của Phật mình rút ra mình đưa vô để chứng minh đó là cái lời của Đức Phật dạy. Chấp nhận cái gì? Thí dụ như có ba loại thần thông: Thần thông biến hóa, Thần thông ký thuyết và Thần thông giáo hóa, có 3 loại. Vậy thì Đức Phật chấp nhận loại thần thông nào? Thần thông biến hóa là tàng hình biến hóa, kêu mây hứng gió bay trên trời đó là thần thông biến hóa. Rồi thần thông ký thuyết là cũng như Sư, bây giờ tâm niệm của Sư khởi lên những gì, Thầy ngồi đây Thầy biết hết. Là người đó nhập tới cái định gì mà biết được cái chỗ đó, để cho họ xác định được chỗ cái định mà họ nhập. Hay lắm, cái bài kinh đưa ra cho họ biết hết.
Sự Tuệ Tĩnh: Cái đó nằm ở trong kinh nào?
Trưởng lão: Nằm trong kinh tăng chi. Thật ra những cái bài kinh đó Thầy kê ra Thầy đưa ra cái số trang Thầy ghi lại để sau này người ta lấy ra người nghiên cứu người ta đọc, để biết cái chỗ mà lời dạy của Phật thì đồng thời cái chỗ mà Thầy đã giải thích. Thầy không có làm sai Phật chỗ nào hết. Nó cụ thể qua những cái bài mà Thầy trả lời. Cái giá trị của cái cuốn kinh mà tập 1 đó trước kêu con đọc đó thì nó có một bây giờ nó gấp tới mười. Nó phải tăng lên. Nghĩa là cái giá trị của nó phải tăng lên như vậy.
Sự Tuệ Tĩnh: Nhưng mà ở đây mình cũng phải photo ít cuốn hả Thầy?
(10:22)Trưởng lão: Photo phải photo chứ, 200 cuốn để gởi cho người này người kia.
Sự Tuệ Tĩnh: Vậy mình photo ở nhà hay mình gởi tiệm Thầy?
Trưởng lão: Gởi tiệm, máy Thầy photo không nổi 200 cuốn.
Sự Tuệ Tĩnh: Với lại mình photo vậy nó cũng ảnh hưởng máy?
Trưởng lão: Ảnh hưởng máy mau hư lắm con. Nó để mình sử dụng cái cần thiết, còn những cái không cần thiết thì đưa ra photo, với hơn nữa mình photo nhiều cũng giúp cho người ta có cơm ăn. Người ta làm, người ta cũng kiếm ăn mà Thầy thấy kiếm ăn không có nhiều. Một trang giấy mà nó in photo hai mặt nó lấy mình có một trăm mấy đồng. Mình photo rồi mình biết nó không có lời.
Sự Tuệ Tĩnh: Họ chấp nhận mua nhiều với máy nó lớn nó mới in vậy.
Trưởng lão: Mua nhiều với máy lớn. Cái mực đồ của nó, nếu mà nó mua cái loại mà đắt thì nó không có tiền, nêm nó mua loại mực dỏm thì nó mới có lời. Hồi kia một ống mực năm sáu trăm, thì đó làm sao có lời. Còn cái mực mà nó đổ vô nó photo là cái mực của cái túi, cái bọc nilon vậy, nó bán một túi vậy bốn năm chục, thành ra mới photo chứ thành ra mua nguyên một cái ống mực mà tụi nó mà vô máy. Năm sáu trăm, một triệu bạc thì làm sao mà nó photo làm sao nó có ăn được. Tại mực đó nó tốt, còn mực kia nó dởm hơn, nên người ta làm bọc nilon nó gói lại đó. Vậy nó mới kiếm ăn được. Bởi vậy Thầy nghĩ Thầy thương làm sao tìm cách gì giúp người ta có nghề nghiệp người ta sống người ta tìm cái nghề người ta sống. Bây giờ người nào mà thấy làm ăn được họ cũng ra họ làm.
Sự Tuệ Tĩnh: Dạ. Họ cạnh tranh đó Thầy
Trưởng lão: Cạnh tranh đó.
Sự Tuệ Tĩnh: Thấy buôn bán đồ cũng vậy, nhiều quá!
Trưởng lão: Bởi vây coi vậy chứ, khó khăn lắm, không phải dễ đâu.
Sự Tuệ Tĩnh: Nhưng mà Thầy mấy hôm trước Thầy nói Thầy có tổ chức cái vụ cho mấy người Cư sĩ ở Thành phố bán quán cơm ở đường nào Thầy?
(12:33)Trưởng lão: Ở đường nào mà xuống cái chỗ mà, chỗ nào mà chỗ Nhà Rồng chỗ mà Bác Hồ hồi xưa đi đó. Bến Nhà Rồng đó. Thì qua cái cầu, mình xuống một chút có cái tiệm cơm chay nó tổ chức cái tiệm cơm chay ở đó. Ở gần Bến Nhà Rồng đó. Thành ra nó tổ chức cái tiệm cơm chay ở đó nó buôn bán nó cũng đỡ. Rồi bây giờ thì nó tổ chức cái nhà máy nước khoáng thiên nhiên ở trên Bình Dương, nó xin phép đồ xong rồi, giờ nó cứ xuống nó làm, đặt ở Bình Dương. Còn nó xin làm một cái nhà máy, công ty mà để làm đĩa vi tính đó. Để mà cạnh tranh với các nhà máy vi tính khác Thấy sợ thiệt, mà nó định nó làm cái đó. Thầy nói ờ thì coi làm thì mình làm vì cái lợi ích chung chứ không vì cá nhân của mình, cái lợi ích cho người khác, mình thấy cái lợi ích đó mình làm.
Nói chung Thầy thì cũng không làm việc gì được, nhưng mà chỉ có cái lời nói. Tụi nó là Cư sĩ nó đứng ra nó làm. Mà không biết là thành công hay là thất bại thì cũng chưa biết. Mấy tiệm cơm chay thì nó làm rồi, bán buôn thì thấy cũng đỡ rồi, còn cái nhà máy thì coi như nó đi đặt cái chỗ mà làm chai nhựa đó, để cho nước vô. Rồi lo chay lo này kia đủ thứ hết. Làm như vậy thì thu được một số nhân công, giải quyết cho nhiều người không thất nghiệp. Thôi, kệ nó, Thầy nói phải tùy duyên à. Rồi nó có mua một cái nhà để làm cái bệnh viện nữa, nhưng mà Thầy nói khoan đã, từ từ, nó định mua ở đâu đó không biết.
Sự Tuệ Tĩnh: Chứ không phải là ngoài con hả Thầy?
(14:45)Trưởng lão: Nó không phải ngoài đó, tính ra ngoài đó là nó cất cái nhà nó ra ngoài đó ở được. Sợ ra ngoài đó rồi này kia cái khu chuyên tu ngoài đó sẽ bị động. Thì nói nó như vậy, Thầy nói thôi tùy cái phước báu tới đâu thì mấy con làm cúng dường cái việc này tới đó. Thầy bận tâm mà lo cái chuyện của mấy con thì Thầy không có nổi.
Sự Tuệ Tĩnh: Mai mốt mà con còn khỏe Thầy đi đâu Thầy ráng Thầy cho con theo.
Trưởng lão: Thì ráng ráng theo Thầy, Thầy còn mạnh khỏe đi đâu Thầy dẫn theo, ráng mà tu.
Sự Tuệ Tĩnh: Con cảm ơn Thầy!
Trưởng lão: Thầy đi ra ngoài đó chắc đệ tử Thầy đi hết đó. Ở đây đứa nào cũng muốn đi theo Thầy hết. Thầy ở đây thì nó ở, Thầy đi thì nó đi.
Sự Tuệ Tĩnh: Thôi kệ đi thì đi luôn cho nó vui, với lại mấy cô mà cổ lo cũng quen rồi đó Thầy, chớ mấy người lạ vô thì cũng khó. Còn ở đây Thầy cũng nhờ cô Út giữ lắm. Mặt ngoài người nào đáng cho gặp Thầy thì cổ cho, còn không cổ giữ lại. Chứ cho vô hết thì Thầy cũng mệt lắm.
Trưởng lão: Trời! Có nhiều lúc người nào cũng muốn vô. Thầy nói nội cái xóm đây Cô Út cổ cản nó vô. Nó không biết Thầy tu cái kiểu nào, bà con xung quanh đây không có ai mà được gặp Thầy hết là tại vì họ không phải là người tu, họ tọ mọ đi tìm kiếm rồi họ nói chuyện tầm bậy thành ra mình tiếp họ mệt lắm. Cho nên Cô Út cổ cản giữ lắm.
Sự Tuệ Tĩnh: Xóm này hả Thầy?
(16:33)Trưởng lão: Xóm này nè. Bà con ở đây coi như lớn, nhỏ, già cả, bé lớn gì cũng mong được gặp Thầy. Nhưng mà gặp Thầy để mà gặp tìm hiểu không phải tu. Họ chỉ không biết ổng tu như thế nào? Ở đây bà con ai cũng biết Thầy hết mà không biết ổng tu sao không biết, lạ lùng.
Sự Tuệ Tĩnh: Tu làm sao mà Chùa gì đâu mà thấy nó không có giống Chùa?
Trưởng lão: À, ông không giống ai hết. Chùa người ta thì ngày rằm rầm rộ, Chùa gì không cúng bái, không tụng gì hết.
Sự Tuệ Tĩnh: Chùa cũng vắng teo, không chuông mỏ gì hết. Mấy người họ đâu có biết, mấy ngàn năm rồi bên Đại Thừa người ta làm rùm beng lên.
Trưởng lão: Quen rồi, họ thấy Thầy lạ, cái Chùa lạ lùng, cái Chùa không ra cái Chùa.
Sự Tuệ Tĩnh: Cái Chùa này là theo cái ý của Phật
Trưởng lão: Nhà nhỏ nhỏ cất tầm bậy tầm bạ, tùm lum ở trong khu đất, không biết cái gì kì ? Họ muốn đi coi lắm. Họ muốn đi vô trong này coi lắm. Cho nên Cô Út mới làm cái cửa giữ tợn không cho vô đó, chứ còn họ đi luồn tuông. Trời họ đi, ngày nào họ cũng đi vô hết, người đi qua người đi lại họ xem. Coi coi làm cái gì, tu làm sao? Mặc dù họ ngó trong đó. Con biết hôm đó mình làm kênh trong này nè, trời ơi, họ đi theo đó mà họ vô khu này nó động. Ngày nào cũng hai ba chục người. Từ cái xóm này rồi xóm khác nó đồn nhau nó có đường nó vô, nó vô nó xâm chiếm mình, tự do bị phá đó. Nhà nước làm đó, theo đó cái nó vô. Ôi thôi! Thầy mới nói với cô Út, nói với mấy người làm kênh đó khi nào mà làm cô Út cổ lấy chà gai cổ mở ra cho làm, còn không thì để cho cổ rào lại, chứ người ta đi vô nó động quá. Mấy người Nhà nước họ thấy họ cũng đi, họ vô họ làm thì người ta cũng rần rần người ta đi, cũng như Thợ vậy mà, họ thấy vậy họ cũng tội nên họ cho. Có cái dịp vô. Nội cái học sinh không mà nó học về nó cũng ghé vô nó coi cái Chùa nó ra sao. Cái chùa Am thuở giờ không có biết, vô coi thử nó ra làm sao. Chứ Chùa người ta thì nó đi rầm đi ría. Còn Chùa này không có vô được. Nó không biết tu kiểu nào, không thấy gõ mõ tụng kinh. Mới đầu Nhà nước họ thấy mấy Chùa kia khác, Chùa này khác họ cũng nghi ngờ. Nhưng mà sau thời gian họ theo dõi họ thấy Chùa này có những người tốt, có gương hạnh tốt, mấy Chùa kia không bằng, và họ ủng hộ, chứ mới yên như thế này, chứ họ không ủng hộ thì không được yên đâu.
3- THẦY HƯỚNG DẪN TU TẬP
(19:42)Sự Tuệ Tĩnh: Như vậy con hỏi thăm Thầy một chút. Vậy hả Thầy, như vậy để con xem cái này con tu.
Trưởng lão: Cứu không được con coi mà không kết quả thì gặp lại Thầy, để mà tu cho nó hợp với cái căn cơ, đặc tướng của mình cho có kết quả. Coi vậy chứ khó chọn đặc tướng của mình. Người trẻ thì khác người già thì khác con, chớ không phải giống nhau. Cho nên vào cái Tu viện bắt người ta tu chung chung nhau thì không có kết quả. Người ta hợp với cái này, người ta hợp với cái kia. Người đi kinh hành được, người đi kinh hành không được. Người nào cũng bắt đi kinh hành, người nào cũng bắt ngồi thì nó giống y khuôn một thứ thì chắc chắn đặc tướng người ta tu không vô. Có người làm được, có người làm không được.
Sự Tuệ Tĩnh: Như vậy, con cảm ơn Thầy.
Trưởng lão: Cái đó là cái nguy hiểm nó không có lợi lạc gì hết. Bởi vì Đức Phật dạy, mình tỉnh để cho mình xả cái tâm chứ không phải là tỉnh để mà nó lặng. Thầy sợ cái lặng; cái đó nó lặng rồi nó mất, chứ nó không bao giờ nó lặng mà nó biết con. Nó lặng cái nó mất, còn không thì nó lặng nó sanh hỉ lạc làm mình thích, nó tạo cái ham thích (dục), cái đó mình phải bỏ con.
Sự Tuệ Tĩnh: Con cũng nghĩ nhiều điều mới lắm. Con nghĩ có thể là mình uống thuốc, một ngày mình uống tới bốn năm thứ. Bởi vậy cái thuốc luôn luôn phải uống mà không uống thì nó khó chịu.
Trưởng lão: Cái thuốc nó cũng ảnh hưởng nhưng mà nó không sao đâu. Có sức tỉnh mình rồi thì mình mượn sức tỉnh của mình đánh bạt cái đó hết. Vì cái sức tỉnh của mình nó còn yếu quá. Nhất là cái đời sống của mình nó còn bị ái kiết sử, nó còn cái duyên thế tục nó làm cho mình (không nghe rõ).
Sự Tuệ Tĩnh: Bữa hôm sau khi mà con trình pháp với sư Phước Nhẫn. Bữa Thứ 2 con ngồi độc cư, độc cư một tuần lễ, nhưng mà cái bữa đó, Sư Phước Nhẫn viết cho con cái thư để sách tấn cho con tu tập. Nếu mà con có gì sơ sót Thầy chỉ lại giùm cho con.
(22:47)Trưởng lão: Thầy biết là khi nào mà nó quyết tâm cho dữ tợn rồi đó, quyết định đi cho tới đích của nó thì mình sống trọn vẹn độc cư, tránh duyên. Chứ còn thật ra nó gặp bạn bè này kia nó rồi, mình là con người chứ đâu phải cây đá, gặp rồi cái que quẩy đi coi sao cho được.
Sự Tuệ Tĩnh: Dạ. Bởi vậy hổm giờ con có nói với Cô Út, con không có lại đẳng nữa. Thôi mạnh ai nấy ráng lo tu thôi chứ cũng không có làm gì chỉ nói nói vậy hồi nó thành động, đem chuyện người ta thí dụ vậy đó Thầy.
Trưởng lão: Bởi vậy biết bao nhiêu chuyện của thiên hạ.
Sự Tuệ Tĩnh: Bởi vậy con thấy nó rắc rối dữ lắm.
Trưởng lão: Rắc rối! Cho nên hồi xưa ông Sư mà mới lên bữa đó, Sư Pháp Hưng ổng nói với Thầy chuyện trong Tu viện nó cũng phức tạp quá, (không nghe rõ), nói chuyện ở trên mây xanh, tôi cũng nói thiệt, tôi coi bộ về sớm, về đây sao mà không thanh tịnh chút nào. Mà ở đó sao mà thấy nó phức tạp quá, nếu mà mình trái với thiên hạ thì chắc là không có chỗ ở, ổng nói vậy.
Sự Tuệ Tĩnh: Bởi vậy con thấy cái đó cũng là cái trở ngại con đường tu của mình.
(24:14)Trưởng lão: (Không nghe rõ). Sách của Thầy viết ra mấy ông này động giữ lắm.
Sự Tuệ Tĩnh: Thưa Thầy cái danh từ mà Bổn sư Thích ca Mâu Ni hay là Nam mô ứng cúng chánh biến tri hà…Cái chánh biến đó, sao con nghe người ta hay tụng là Ứng cúng chánh biến tri, minh hạnh túc, phải không Thầy?
Trưởng lão: Chánh biến tri, Minh hạnh túc.
Sự Tuệ Tĩnh: Cái chữ Chánh biến tri mà ở đây nó là chánh biến rồi phẩy rồi minh hạnh túc. Cho nên cái chỗ này?
Trưởng lão: Nam mô Ứng cúng chánh biến tri, minh hạnh túc, tại đánh dấu trật. Nói chung là đánh dấu trật rồi đó. Chánh biến tri rồi minh hạnh túc. Bởi vậy nó chánh biến tri giờ nó ngắt ra tri minh rồi. Thầy nói Chánh biến tri, minh hạnh túc.
Sự Tuệ Tĩnh: Vì vậy mình đổi dấu lại hả Thầy?
Trưởng lão: Mình bắt đầu mình đánh dấu lại. Tại cái hồi mà đánh vi tính đó.
Sự Tuệ Tĩnh: Dạ để con về con đánh dấu lại.
(26:27)Trưởng lão: Bởi vì cái đó niệm Phật, có nghĩa là từng cái chữ nghĩa đó đó, cái hạnh của Đức Phật như thế nào nó thể hiện qua cái danh xưng đó đó. Mà mình đọc cái đó để cho thân mình phải giống. Cho nên lấy thân niệm Phật - Thân, thọ, tâm, pháp mà. Rồi thọ của mình phải giống cái thọ của Phật đó, là mới niệm Phật chứ không phải niệm cái danh từ. Nếu mà niệm danh từ suông thì không có gì hết.
Sự Tuệ Tĩnh: Chẳng hạn như hồi đó tới giờ mình không biết, mình cứ niệm Phật “Nam mô A Di Đà Phật” cái đó giờ không đúng phải không Thầy?
Trưởng lão: Cái đó không đúng con. Cách thức đó là cách thức ức chế tâm.
Sự Tuệ Tĩnh: Dạ để cho nó lắng xuống phải không Thầy?
Trưởng lão: Nó lắng chứ không phải là cách thức niệm Phật. Còn niệm Phật để tâm mình nó thanh tịnh, thì mình phải niệm cho giống Phật. Tức là mình phải hiểu được cái nghĩa. Phật nói: “Ứng cúng”, thì mình làm sao phải hiểu cái nghĩa ứng cúng này như thế nào? Đó, mình phải hiểu nghĩa. Vậy thì cái thân của mình phải làm sao cho xứng đáng với “Ứng cúng” thì gọi là niệm. Đó, như vậy mới hiểu được cái nghĩa niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới. Chứ cứ nói nam mô giới, nam mô giới hoài thì có ăn thua gì? Niệm giới có nghĩa là giới luật dạy làm sao thi mình phải sống sao cho đúng giới luật là niệm giới, niệm tăng là gương hạnh tăng sống hòa hợp, đức hạnh thánh tăng sống như thế nào thì mình phải sống đúng mới gọi là niệm tăng. Còn niệm pháp, pháp dạy mình phải như lý tác ý, pháp đoạn pháp diệt, pháp ngăn ác diệt ác, Định niệm hơi thở, tất cả các pháp đó mình luôn mình sống, tức là theo những cái pháp đó sống thì gọi là niệm pháp chứ không phải nam mô pháp, nam mô pháp, nó không có ích lợi gì.
Sự Tuệ Tĩnh: Chứ mấy ổng hay niệm “Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng” cứ niệm lại “Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng”
Trưởng lão: Cứ niệm vậy đó, nó không nhằm nhò gì hết đâu.
Sự Tuệ Tĩnh: Như mình đọc vậy.
(28:23)Trưởng lão: Đọc đó, cách thức đó là cách thức ức chế, đọc để cho cái tâm nó duyên theo đó mà nó không khởi niệm, thì cái chuyện đó nó không đúng. Bởi vậy con người ta hiểu sai cái niệm Phật. Niệm tức là tâm niệm, thân niệm. Niệm của mình làm sao cho cái thân mình nó giống với Phật, với Pháp với Tăng, nó vậy đó, mà hễ nó giống được thì nó giải thoát, nó thanh tịnh chứ gì, cho nên nó gọi là bất hoại tịnh thiện pháp (Tứ bất hoại tịnh). Nó ngoài sự thanh tịnh đó nó không còn ô uế bất tịnh nữa.
Sự Tuệ Tĩnh: Thưa Thầy, thí dụ con về con định in cái cuốn số 1 này trước được không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ! Con có duyên thì con in được.
Sự Tuệ Tĩnh: Con tính con về con khuyên mấy đứa con của con, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Còn bao nhiêu thì con ráng con lo, rồi tự con in ra rồi con cho bạn con. Cho coi cái quyển thứ nhất trước. Rồi sau đó ai muốn in sẽ bỏ tiền ra.
Trưởng lão: Thí dụ như con bây giờ con in được 20 con cho 20, mà 30 con cho 30. Rồi ai muốn nữa thì góp nhau. Tùy theo khả năng của mình, bởi nghe nói bên đó mắc lắm.
Sự Tuệ Tĩnh: Chắc con in khoảng chừng 100. Hình như cái này nó khoảng chừng 8 đô. Bởi vì hôm trước con có in một quyển cũng giống này có tên là “Con đường hạnh phúc”
Trưởng lão: (30:02 Thầy chỉ Phật tử lấy đồ dùng trong nhà kho.)
4- THẦY SOẠN THẢO BỘ SÁCH ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT
(30:36) Cái cuốn này hôm đầu Thầy viết thì nó đơn sơ thôi. Rồi Thầy giao tài liệu, cái bản thảo cho tụi nó mấy đứa học sinh nó ráp. Con của Tâm Như nè...Còn cái này Thầy nhuận lại, Thầy mới nhuận lại nè. Thầy với Chú Nhu đó, chú đánh Thầy nhuận lại, Thầy nhuận lại chú đánh.
Sự Tuệ Tĩnh: Có thêm không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không có thêm cái gì hết nhưng mà có bỏ ra một đoạn quá dài. Tức là nó còn chuyển qua cuốn 2 đó. Còn cái này coi như là Thầy chỉ thêm cho nó rõ cái câu hỏi của người ta cho rõ thôi. Hồi đó Thầy chỉ trao cái bài pháp để cho người ở đây người ta tu.
Sự Tuệ Tĩnh: Như vậy mình phải ráng giữ cái bản này.
Trưởng lão: Bản này là bản gốc rồi. Còn kia coi như là những cái bản thảo, nó chưa có hoàn chỉnh, nhưng mà vì người ta thấy nó hay quá, người ta vội vàng đốc thúc Thầy cho nó đánh vi tính đặng nó in ra phát cho người một cuốn đọc. Cho nên Thầy cho chứ Thầy nói đây là bản thảo, mới soạn thảo, chưa có chỉnh, Như bây giờ Thầy chỉnh, coi như là Thầy chỉnh hoàn tất cái cuốn nào ra cuốn nấy. Thí dụ như cuốn này với Cuốn 8 hoàn tất rồi đó. Còn cuốn 2, cuốn 3 sắp sửa Thầy chỉnh lại.
Sự Tuệ Tĩnh: Thầy đang viết?
Trưởng lão: Thầy đang soạn thảo cái đạo đức nhân quả. Cái phần đạo đức. Sau khi cái phần đạo đức nhân quả này cho nó ra cái phần đầu của nó thì Thầy dừng lại. Tiếp tục Thầy dựng lại cuốn 2 cuốn 3, rồi cuốn 7, Thầy coi lại cuốn 4, cuốn 5, cuốn 6. Thầy chỉnh lại cho hết, thì nó còn dư phần nào Thầy đưa qua cuốn 9 cuốn 10 cho nó toàn bộ là 10 tập.
Sự Tuệ Tĩnh: Dạ. Như cái mình in ra rồi để coi thôi phải không Thầy?
Trưởng lão: Để coi con.
Sự Tuệ Tĩnh: Chứ còn xuất bản ra thì chưa?
Trưởng lão: Chưa xuất bản. Như thế này là hoàn tất rồi đó con, không sửa nữa.
Sự Tuệ Tĩnh: Hoàn tất rồi để con về con in, con nguyện con sẽ in phần này, mấy con của con cho được bao nhiêu thì con hùn vô, còn mấy tụi con lo.
(32:44)Trưởng lão: Với cái phần này là cái phần chuyên tu, còn cái phần này là phần đạo đức chung. Tại vì khi mà Thầy soạn thảo cái này sau này coi như là in bắt đầu photo cả ngàn tập. Thầy phát hết đó. Thầy phát cho dân sự, cho mỗi người đọc để biết đạo đức này.
5- THẦY VIẾT SÁCH ĐẠO ĐỨC GIÁO ÁN RÈN NHÂN CÁCH
Sự Tuệ Tĩnh: Giờ in không được thì mình cứ photo thôi hả Thầy?
Trưởng lão: Photo ra rồi phát con, bởi vì dạy đạo đức không có ảnh hưởng gì, Nhà nước người ta không cấm mình, mình không có bán.
Sự Tuệ Tĩnh: Cái này mình gửi in chắc cũng được hả Thầy?
Trưởng lão: Gởi in cũng được con.
Sự Tuệ Tĩnh: Vậy mình xin phép để cho người ta cho nguyên hết, trọn vẹn hết.
Trưởng lão: Thầy tính ra giờ mình chỉ photo một phần mình gửi cho bà con, những người nào gần gần để biết cái đạo đức cái đã. Sau khi nó, chừng 4 tập hay 5 tập này mình góp lại, một tập dày như vầy mình mới xin phép một lần. Cái mình in ra một tập dày nó đủ cái đức về lòng thương yêu của mình, về cái đức hạnh mà đặt cái lòng thương yêu đó cho nó đúng cách để nó trở thành cái đạo đức của con người, nó không làm khổ mình khổ người. Vì cái mục đích của Thầy. Thầy biết rằng con người hay là con thú vật, con nào nó cũng có tình thương. Nhưng mà tình thương nó đặt sai hướng nó trở thành ác pháp. Nó đặt sai hướng. Thí dụ như: Một người cha thương con mà đặt sai hướng, thương nó cái thấy nó bỏ học nó đi chơi cái rầy mắng nó, tức là nó vừa làm khổ ông cha chửi mắng nó, tức là mình tức nó không nghe lời nó đi chơi đó. Tức là ngay đó đặt tình thương nó trật chỗ cho nên nó vừa làm khổ mình khổ người. Khi nó bị rầy thì nó cũng buồn khổ, chứ đâu có sung sướng gì, cho nên mình phải dạy như thế nào để cho mình không khổ mà nó không khổ, mà nó trở thành con người có đạo đức. Đó là mục đích của mình. Cho nên khi mà dạy về tình thương thì đầu tiên Thầy nói tổng quát về tình thương, sau đó đặt tình thương cho đúng hướng, đặt tình thương sai hướng rồi đặt tình thương cho đúng hướng, rồi bổn phận người cha đặt tình thương với con; rồi bổn phận người con đặt tình thương đối với cha mẹ. Đó những cái bài như vậy Thầy dạy đạo đức kỹ lắm đó.
Sự Tuệ Tĩnh: Cái đó dài lắm phải không Thầy?
(34:53) Trưởng lão: Dài lắm đó. Bởi vì mỗi bài nó nói rất rõ mà, nó đặt ở trên cái lộ trình của nhân quả, mà con biết cái lộ trình nhân quả là lời nói của mình, cái suy nghĩ của mình, cái hành động của mình - 3 chỗ thân, miệng, ý mà. Đặt đúng cái chỗ đó thì nó đem lại sự hạnh phúc cho mình, không làm khổ mình khổ người. Mà đặt cái tình thương sai nó trở thành ác pháp nó sẽ làm khổ mình. Đó là cái đạo đức con người - Đạo đức nhân bản. Bởi vì nhân bản là con người. Nó là động vật sinh ra từ một cái đóng rác, từ cái môi trường sống, Thầy cho nó là cái đóng rác. Nó mang ở trên nó cái tình thương chứ nó không mang ác pháp đâu. Nhưng mà cái tình thương của nó, nó đặt sai nó thành ác pháp. Cho nên nó toàn ở trong thiện pháp chứ không phải ác pháp, bởi vì con thấy như lá cây nó thành đóng rác nó có ác ở đâu, như cục đất nó đâu có ác đâu, mình đá nó coi nó có la có chửi mình đâu. Mình có đổ đồ dơ nó cũng đâu có buồn, mình có đổ vàng nó cũng đâu có mừng. Phải không? Nó toàn là thiện mà. Nhưng mà đặt sai thì nó trở thành nguy hiểm vô cùng. Con thấy không? Bởi vì cái đống đất đó mà đặt sai coi chừng nó sụp lổ mình đó, có phải không? Mình đặt sai chứ nó đâu có sai.
(36:07) Đó, bởi vì cái tình thương - cái đạo đức của con người là cái hành động nhân quả, mà hành động nhận quả đặt đúng thì nó hạnh phúc cho mình, nó lợi mình lợi người; không làm khổ mình khổ người - Gọi là đạo đức nhân bản. Đạo đức của một cái loài động vật mà động vật nào nó cũng có cái đạo đức này. Con thấy con chó nó cũng biết thương con nó chứ, nhưng mà nó đặt tình thương sai, khi có món ăn rồi nhiều khi nó cắn con nó. Nhiều khi con thấy như một con rắn là cái loài vật nó sanh con ra nó thương, nhưng mà nó đói cái nó ăn, có phải không? Nó đặt tình thương sai. Nó thương con nó chứ, phải không? Nhưng đói quá nó thương nó thành ra nó làm thịt con nó. Có đúng không? Chứ đâu phải nó không thương, chứ không thương làm sao nó đẻ, thương nó mới nuôi nó, nhưng mà hổi nó đói quá nó không có còn biết, thành ra nó đặt thành nó hơn hết. Còn con người mình không vậy. Nhưng mà đặt mình quá nhiều gọi là chấp ngã đó, thì mọi cái nó huân vào mình mà mình làm hại bao nhiêu người khổ, đúng không, Thầy nói đúng không?
Nó thực tế và nó cụ thể, cho nên chúng ta đặt tình thương sai mà trở thành vô đạo đức cho nên Thầy nói đạo đức về lòng thương. Người nào có đạo đức về lòng thương thì không có đặt sai, còn người nào không có đạo đức thì đặt sai tình thương. Do đó các con phải đặt đúng. Vậy mà ngồi viết lại những cái này nó mệt.
Sự Tuệ Tĩnh: Dạ! Phải suy nghĩ.
Trưởng lão: Tại vì phải viết cho người ta đọc để hiểu được nó cũng không phải dễ. Cho nên mình phải làm việc hết sức. Cho nên Thầy ngồi Thầy làm việc một hơi nó mệt, thôi đi nằm nghỉ. Nghỉ rồi cho nó khỏe đặng thư giản cho nó khỏe cái đầu mới làm việc nữa.
(37:50) Sự Tuệ Tĩnh: Hổm rày Thầy thấy đỡ hơn không trong người Thầy? Tụi con cũng lo theo dõi cái tình trạng sức khỏe của Thầy?
Trưởng lão: Con người cũng khỏe không sao. Nói chung là nếu Thầy mà còn khỏe Thầy viết xong cái bộ đạo đức này. Thầy nói thế gian này có một cái đường đi, có một cái đạo đức. Thầy nói con hiểu, Thầy viết đạo đức là đạo đức, tại vì đạo đức nhân bản, đạo đức của con người. Con người phải có đạo đức chứ đừng nói con người vô đạo đức. Tại vì người ta không hiểu, người ta đặt (tình thương sai chỗ). Cũng như cái người ăn trộm nó cũng có tình thương chứ không phải là nó không có tình thương, phải không? Nó thương vợ, thương con nó mới lấy của người ta nó nuôi (vợ con) nó chứ, rồi nó giết người ta đặng nó mới nuôi nó chứ. Nhưng mà nó thương nó đặt không đúng cho nên nó làm thành tội ác. Bây giờ nó đi ở tù hoặc tử hình đó là cái đặt sai, nó làm cho nó khổ mà nó không biết. Còn bây giờ Thầy dạy cho nó đặt cho đúng thì nó trở thành người có đạo đức, thì nó không đặt sai nữa. Đó là cách thức như vậy đó, mà từ lâu tới giờ Thầy biết là ông Phật ổng dạy cái này hay quá mà mình không có triển khai được là sợ đụng chạm chứ còn cách đây mười mấy hai chục năm mà Thầy triển khai bây giờ Thầy hoàn tất rồi. Thầy sợ nói ra đụng mấy ông Đại Thừa, Thiền Đông Độ, đụng các tôn giáo rồi nó phiền phức.
6- ĐẶT TÌNH THƯƠNG ĐÚNG CÁCH
Sự Tuệ Tĩnh: Giờ Thầy lớn tuổi rồi Thầy sợ không có còn nói kịp nữa phải không, thưa Thầy?
Trưởng lão: Không còn nói kịp nữa cho nên thôi, (giờ) viết. Thì mấy cái này, mấy cuốn sách này là mấy cuốn sách đó Thầy phá (sách tác giả khác), để đưa cái này ra, cái đạo đức ra. Nếu mà không phá họ thì đưa đạo đức ra không nhằm nhò gì hết. Bởi vì người ta cứ nhìn đó là đúng. Mình nói không có thế giới siêu hình mà cứ nói có thế giới siêu hình, không có phật tánh mà cứ nói có phật tánh, thì người ta cứ tin mà không có người nào nói cái đó đâu, nó trật, thì họ phải tin chứ sao. Cho nên phải cho họ biết mấy cái đó không có đúng để rồi bắt đầu cái này đúng. Cái tình thương của chúng ta phải thực hiện nó đúng hướng đừng đặt nó sai hướng thì nó sẽ đem đến cho chúng ta giải thoát chứ không phải cái kia giải thoát đâu. Bằng chứng mấy người kiến tánh rồi mấy người có giải thoát được không? Tâm thì còn tham, sân, si mà. Còn tình thương tui đặt đúng chỗ tui đâu có tham, sân, si. Tui đâu có giận ai thì tui giải thoát.
Sự Tuệ Tĩnh: Cái không còn tham sân si nó dẫn đi tới?
(40:09) Trưởng lão: Nó dẫn đi tới cái chỗ mà giải thoát. Rồi từ đó thiền định mình sẽ nói sau. Mở đầu cho nó một cái chương trình người ta tu là người ta xây dựng cái đạo đức. Đạo đức xong rồi bắt đầu bây giờ mấy ông thanh tịnh tâm mấy ông rồi. Rồi bây giờ mấy ông sống mặc dù cái thanh tịnh tâm nó chưa đạt được nhưng mà có một số người người ta biết được người ta thấy người ta không làm khổ mình, khổ người thì tự cái tâm nó thanh tịnh; thì những người này người ta hướng dẫn vô thiền định; thì người ta dẫn dắt nó (dễ dàng). Còn bây giờ người nào cũng như người nào tham sân si nó còn cả lố, cả đống mà bây giờ bắt họ vô (thiền định) thì sao cho được.
Sự Tuệ Tĩnh: Bởi vậy con thấy còn trẻ đó thì dễ tu quá, như già như tụi con thì thấy khó quá.
Trưởng lão: Cực lắm. Nếu mà cái này mà từ cái ngày mình còn trẻ, còn khỏe mình có đạo đức, được cha mẹ uốn nắn mình trong cái khuôn đạo đức này rồi. Thì tới bây giờ mình tu nó dễ quá. Bây giờ cái tâm mình nó thanh tịnh, không giận hờn phiền não ai hết, tâm như cục đất rồi thì bắt đầu bây giờ chỉ còn hướng tâm vô định chứ có gì.
Sự Tuệ Tĩnh: Còn hồi đó tới giờ mình huân vô những cái gì đâu, thắc mắc đủ điều, rối rắm đủ thứ.
Trưởng lão: Nó huân thêm một cái khối kêu là một cái khối khổ
Sự Tuệ Tĩnh: Bây giờ ngồi lại thì thấy mấy cái đó nó hiện lên không. Với con cũng cầu xin Thầy, nếu mà con có cái gì sai trái nhờ Thầy.
Trưởng lão: Không có sao đâu, Thầy rất thương mấy con là bởi vì tuổi già Thầy thông cảm cái nỗi già. Thầy biết cái nỗi mấy con có gia đình, còn Thầy từ nhỏ tới lớn không có gia đình. Mà Thầy biết được là cái phước của Thầy rất lớn không có người phụ nữ nào cám dỗ được Thầy. Con biết Thầy đi dạy học nè, hồi đó Thầy ở Trường Bồ Đề mà; ở Chùa Giác Ngộ; ở Ấn Quang - cái gốc Phật giáo mà. Cho nên Thầy đi dạy học nè. Rồi Thầy đi làm ra tiền. Thầy không có ăn của Đàn Na Thí Chủ đâu. Họ cúng dường Thầy dữ lắm nhưng mà Thầy làm ra, lấy cái sức của mình làm ra mà. Cho nên Thầy đi học Thầy làm ra, do đó làm sao không có người phụ nữ cám dỗ, Thật tử ở Thành phố con biết dữ lắm. Họ nuôi Thầy cũng như là chim vậy. Nhưng mà cám dỗ Thầy không được là tại vì Thầy đã nhìn thấy được cái sự đau khổ của nhiều cặp vợ chồng, cha mẹ Thầy, rồi anh em Thầy, rồi dòng họ của Thầy, những người có đôi bạn này kia Thầy thấy, họ quá khổ!
Sự Tuệ Tĩnh: Hạnh phúc cũng có mà ít.
(42:28) Trưởng lão: Nó ít, nó chỉ an ủi cho họ sống ở trong cái cuộc sống khổ chứ không phải là hạnh phúc thật. Vừa thấy họ cười đó, cái rồi họ chửi lộn. Thành ra Thầy tuy thấy cái người phụ nữ, nó nói chuyện, có duyên có này kia nó ngọt ngào. Thầy nói nó ngọt bây giờ chứ mai mốt nó chửi mày. Nó thay đổi, chứ không dễ đâu. À bây giờ mình có cái địa vị như thế này. Mình đi dạy học đồ thì nó ngọt ngào mai mốt thành thằng nông dân làm không ra tiền nó chửi mình như gì chứ đừng nói, cái mặt nó đẹp chừng nào thì nó hung dữ chừng nấy. Bởi vì cái tầm nhìn của Thầy hồi lúc còn nhỏ nó đã nhìn như vậy rồi. Cho nên Thầy thường thường Thầy dạy mấy Thầy nhìn phụ nữ như con rắn độc đừng có thấy nó đẹp, nó thu hút nó cám dỗ mình, cái nhớt của nó độc lắm. Nó đi nó còn lưu lại cái nhớt nó làm cho đầu mình nó khó yên, Thầy nhờ như vậy mà Thầy vượt qua. Chứ hồi đó Thầy sống bên Hòa thượng Thiện Hòa. Rồi sau đó Hòa thượng Thanh Từ thành ra những gương hạnh mấy người đó là những gương hạnh tu hành, mặc dù họ tu không đúng pháp nhưng mà họ là những người gương hạnh lắm. Sống gần mấy bậc đó thì mới chịu ảnh hưởng.
7- THẦY KỂ VỀ CÁC BẬC HÒA THƯỢNG
Sự Tuệ Tĩnh: Thầy Thiện Hòa là Thầy Hòa thượng Thanh Từ là thầy trò?
Trưởng lão: Bạn bè chứ không phải Thầy. Thầy Thiện Hoa mới là Thầy của Thầy Thanh Từ. Nhưng Hòa Thượng Thiện Hòa bạn bè với Hòa Thượng Thiện Hoa. Hòa thượng Thích Thanh Từ coi như là cháu thôi, cháu của Hòa Thượng Thiện Hòa. Kêu coi như kêu Hòa Thượng Thiện Hòa là bằng Sư Thúc hay Sư Bá gì đó. Hai người này đồng học với nhau. Hòa thượng Thiện Hòa với Hòa Thượng Thiện Hoa đồng học với nhau ngoài Huế. Rồi sau đó Hòa Thượng Thích Thanh Từ dạy Thiền, Hòa Thượng Thiện Hòa tu Tịnh độ và làm Phật sự thôi. Hòa Thượng Thiện Hòa làm Phó Tăng Thống. Còn Hòa Thượng Thiện Hoa về làm Giám học, Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Phật giáo Việt Nam. Rồi dẫn một số học trò về Ấn Quang ở, trong đó có Hòa Thượng Thích Thanh Từ, đào tạo Quý Hòa Thượng sau này thành Sứ giả Như Lai đó. Thành ra Hòa Thượng Thanh Từ cũng là một người đào tạo giảng sư đó. Nhưng mà Hòa Thượng hồi đó giảng không bằng Hòa Thượng Huyền Vi, Hòa Thượng Huyền Vi ở bên Pháp đó, giảng không bằng nhưng mà sau đó Hòa thượng đi tu học rồi khai triển được Thiền Tông thành ra nói làm nổi bật hơn Hòa Thượng Huyền Vi, Hòa Thượng Huyền Vi dẫm đi dẫm lại cái lối mòn không triển khai.
HẾT BĂNG