20010516 - THAM VẤN 03 - CÁCH TU TẬP TẠI GIA
20010516 - THAM VẤN 03 - CÁCH TU TẬP TẠI GIA
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 16/05/2001
Thời lượng: [01:19:26]
1- THỌ BÁT QUAN TRAI ĐỂ TẬP XẢ TÂM RỐT RÁO
Phật tử 1: Kính bạch Thầy, từ ngày chúng con nhận được thư Thầy chỉ dạy cho chúng con bí quyết thành tựu Tâm Bất Động trước các pháp, gồm có: Hằng ngày hướng tâm năm mươi đến một trăm lần bằng câu “Tâm như đất, không được giận hờn phiền não nữa". Mỗi tối ngồi kiết già hay bán già, lưng thẳng đối diện với tượng Phật tư duy, quán xét những gì mình đã làm trong ngày, có làm khổ mình khổ người hay không. Nếu có, thì con xin Phật chứng minh cho con sám hối và nguyện cố gắng khắc phục, không làm khổ mình khổ người nữa. Nếu không thì con xin Phật chứng minh cho con đã sống một ngày an lành tốt đẹp, tròn đầy đạo đức.
Sau đó, con giữ y tư thế ngồi, hít vô thở ra năm hơi xong, đứng dậy đi kinh hành một vòng hai mươi bước đi. Cứ mỗi năm bước con hướng tâm một lần: “Đi kinh hành, tôi biết tôi đang đi kinh hành”. Xong lại ngồi xuống hít thở năm hơi, rồi lại đứng dậy đi kinh hành một vòng hai mươi bước và hướng tâm. Cứ như vậy con làm trong vòng mười lăm đến hai mươi phút rồi xả nghỉ. Một ngày thường con tu tập hít thở và đi kinh hành như vậy hai thời, sáng và tối. Con tu tập như vậy có đúng không, xin Thầy từ bi chỉ dạy?
Trưởng lão: Con tu tập như vậy rất đúng đó con. Tu tập như vậy đó là cách thức để mà mình tu tập trong cái hoàn cảnh của gia đình mình, cái đó tốt lắm.
Phật tử 1: Dạ, cái câu thứ hai là, khi tập tu pháp Bất Động Tâm Định trong một thời gian, con nhận thấy tâm con có nhiều thay đổi như dễ tính hơn, dễ tha thứ hơn, bớt giận hờn hơn và dễ hoà hợp với mọi với mọi người. Do vậy, mà nơi con làm việc trở nên vui vẻ thoải mái, dầu vậy con vẫn thấy là con chưa xả tâm đúng mức, nghĩa là chưa có thể xả tâm rốt ráo được. Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con phải làm sao?
Trưởng lão: Rốt ráo là khi nào con trong một tháng, con phải Thọ Bát Quan Trai trong một ngày hoặc hai ngày cho đến một tuần lễ, thì con mới quét sạch cái vi tế, nó mới rốt ráo, Còn đây là chỉ có tu tập theo cái đó thôi. Còn cái phần rốt ráo là cái phần mà tu Tứ Niệm Xứ, mà Thầy định nói sẽ dạy con đó. Đó là cái phần mà mình phải ở trong thất, mình sống độc cư một mình. Rồi mình quan sát Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình mà đẩy lùi chướng ngại pháp, tức là phần vi tế, thì nó mới được rốt ráo. Còn cái phần kia, con thấy cái hiệu quả là nó có kết quả rồi đó, nhưng mà nó kết quả cho cuộc sống mình có đạo đức. Chứ nó cái vi tế nó vẫn còn, nó chưa hết, vì vậy mà mình phải tiếp tục thêm. Ít ra một tháng mình được một ngày Thọ Bát Quan Trai, mình sống cho mình thì ngày đó là cái ngày mình quét những vi tế. Nó không có ác pháp vây quanh mình, mà nó chỉ có cái tâm niệm của mình thôi. Thì do đó thì trong cái ngày đó đó để mình lắng tâm, để mà mình quét cái vi tế. Mà nếu mình quét càng nhiều cái vi tế, thì mình lại xả được cái tâm mình vi tế nhiều, thì nó rốt ráo, nó rốt ráo nó không phóng dật nữa, đó.
(3:00) Phật tử 1: Dạ, thưa kính bạch Thầy! Lúc trước đó bị con chưa có được phép, chưa có bắt được cái pháp tu của Thầy. Do đó con tu theo Thiền Tông và con ngồi thở và biết vọng không theo. Thì thường thường con, cái suất buổi tối con hay bị hôn trầm. Nhưng mà từ khi mà con được cái pháp tu của Thầy, đi ngồi hít thở năm hơi và đi kinh hành, thì con bớt được hôn trầm rất là nhiều. Nhưng đôi lúc con vẫn vì công việc mệt nhọc quá, một ngày mệt nhọc quá, thành ra buổi tối thường thường con thỉnh thoảng vẫn còn bị hôn trầm. Xin Thầy từ bi chỉ dạy làm thế nào để phá được hôn trầm?
Trưởng lão: Coi như là con ban ngày đi làm việc nhiều, ban đêm tu tập nữa thì coi như là con phải nghỉ ngơi nhiều, chứ con không nên tu tập nhiều. Bởi vì tuỳ theo cái hoàn cảnh của mình mà tu tập, làm sao mà cho cái sức tỉnh mình có, chứ để mình mệt nhọc thì không tốt. Cho nên, phải theo cái hoàn cảnh, cái đặc tướng của mình. Mình làm việc nhiều mà mình còn tu tập nữa thì nó mệt nhọc. Mà vì vậy, cho nên con có thể con buổi tối mà con tu đó, thì con giảm bớt cái giờ lại. Cái buổi khuya thì có thể con cũng giảm bớt cái giờ lại để cho mình nghỉ ngơi. Để hôm sau mình có đủ cái sức khỏe mình làm việc, còn cái sự tu tập đó mình giảm bớt trở lại. Còn cái ngày nào mà mình thấy khoẻ khoắn mình tu tăng lên. Những giờ rảnh nào đó mình thấy mình khoẻ, mình tu nhiều hơn để cho cái sức tỉnh thức, cái sự pháp hướng của mình nó nhiều, để cho nó có đủ cái lực nó xả tâm. Đó vậy thôi. Chứ đừng có bắt ép buộc nó phải như một người tu sĩ, người ta không có lao động, người ta không có làm gì hết. Còn mấy con là người cư sĩ còn làm việc nhiều, cái cơ thể nó mất sức nhiều lần.
Phật tử 1: Thường buổi tối con tu tập một tiếng đồng hồ trước khi con đi ngủ. Thời gian hai mươi phút đầu, con quán xét lại mình và tu hít thở năm hơi cùng với kinh hành hai mươi bước. Sau đó con xả nghỉ mười phút. Rồi con ngồi tọa thiền tu Định Niệm Hơi Thở câu hữu với Định Vô Lậu trong thời gian ba mươi phút. Con tu tập như vậy có được không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy. Cái câu hỏi này là lúc trước khi mà Thầy chỉ cho con cái pháp mà ngày hôm qua, thành ra pháp ngày hôm qua thì nó quá hay đối với con. Câu hỏi này không biết là áp dụng có còn đúng hay không? Dạ!
(5:22) Trưởng lão: Cái câu hỏi này nó đúng đó là sau khi mà con ở thất, con tu Thọ Bát Quan Trai thì nó đúng. Bởi vì, nếu mà không có được sự trực tiếp hướng dẫn, đọc sách Thầy thì coi như mình thấy có những cái mình tu nó không đúng cái hoàn cảnh, cái môi trường của mình. Cái pháp thì nó hay đó, nhưng mà áp dụng nó không đúng cái hoàn cảnh, thì nó thành không hay đâu. Cho nên con mà tập tu nhiều cái phần đó thì coi như là con. Thứ nhất là nếu mà con quán, con dùng cái Định Vô Lậu con quán nhiều, con bị loạn. Mà con ngồi, mà con giữ tâm mình yên lặng nhiều, thì con bị coi như là bị mê, bị hôn trầm, hai cái nó cũng bị vậy thôi. Chỉ có cái người mà người ta ở trong thất, người ta chuyên tu rồi, thì người ta nhìn quan sát bốn cái chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp, người ta mới tu những cái đó mới được. Còn mình thì lao động mệt nhọc, mình coi chừng tu cái này nó bị.
Phật tử 1: Dạ, dạ!
Trưởng lão: Cho nên phải tu cho hợp, hợp cái hoàn cảnh, cái việc làm của mình, cái tính năng, cái đặc tướng của mình nữa. Thí dụ như bây giờ, cái hoàn cảnh của con, con phải làm việc sống. Ban ngày thì phải làm việc rất nhiều. Ban đêm phải thức dậy tu tập, mà tu tập trong kiểu đó thì coi như là nó bị trật rồi. Thí dụ như mà con ngồi yên lặng kéo dài, nếu mà nó không quán thì nó bị vào ở trong cái yên lặng của nó, nó bị rơi vào hôn trầm, vô ký. Mà nếu nó loạn quá, con cứ quán hoài, thì loạn quá, con động, con mệt. Hai cái đó nó không phù hợp với cái con người đang làm việc. Nó lặng quá thì bị vì nó mệt nó lặng quá thì nó không có vọng tưởng, thì nó lại lặng vào, thì nó rơi vào trong hôn trầm hay hoặc là thuỳ miên hay là vô ký. Thế nào nó cũng rớt trong cái trạng thái đó. Mà nếu mà nó loạn quá thì coi như là con đêm đó con suy nghĩ nhiều, sáng ra con rất mệt, bị vì nó làm việc nhiều quá. Tức là mình quán vô lậu đó, mình quán để mình tìm hiểu, thì nó lại mệt cho nên nó bất an, nó không giải thoát. Tốt hơn là con tu như cái kia là tốt lắm.
2- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI THỰC HÀNH ĐẠO ĐỨC KÍNH TRỌNG
(7:24) Phật tử 1: Dạ, thật ra con thấy rằng nghĩa là cái kia, cái pháp mà Thầy dạy cho chúng con ngày hôm qua là đối với con cái hiện tại cái thời gian này, rất là thích hợp.
Trưởng lão: Thì đó hợp.
Phật tử 1: Để con về con sẽ cố gắng.
Trưởng lão: Tức là con tu Tứ Chánh Cần đó, là hợp nhất.
Phật tử 1: Dạ, dạ! Dạ thưa, con có câu hỏi tiếp để cũng như là một cái nó tiến bộ trong đời sống rồi, con xin trình với Thầy để Thầy rõ. Như lời Thầy dạy: “Người tập tu phải không làm khổ mình, khổ người và phải quý trọng mọi người dù người đó như thế nào”. Con đã áp dụng lời dạy này tại nơi con làm việc. Nên tất cả mọi người con tiếp xúc, con đều gọi bằng “ông” và đối xử niềm nở. Vì vậy con cũng gọi người lao công bằng “ông”, thay vì con gọi tên trống không như những người khác. Lúc đầu có vài người ngạc nhiên, khi được con gọi như vậy. Nhưng thời gian sau, họ thấy vui trong lòng khi có người quý trọng mình, và từ đó họ thường gọi nhau bằng “ông” thân mật, vui vẻ. Con xin đội ơn Thầy đã chỉ cho con pháp không làm khổ mình, khổ người.
Trưởng lão: Cái đó hay lắm con, cái đó là cái đức Phật đã dạy mình tôn kính lẫn nhau đó. Sự tôn kính lẫn nhau, lỡ người ta có làm một cái gì đó, lòng tôn kính của mình, mình xả được, mình tha thứ được. Còn mình không tôn kính, mình coi họ thấp kém hơn mình, mình coi khinh, coi rẻ mạt họ. Tức là mình có phạm vào cái thiếu đạo đức không kính trọng con người.
Cho nên khi mà Thầy dạy các con, đó là dạy các con cái đạo đức tôn trọng mọi người. Cho nên đem lại cái hạnh phúc cho chính bản thân con, mà đem lại cái an vui cho người khác, người ta thấy mình không bị người khác khi dễ. Thấy hạnh phúc lắm.
Phật tử 1: Nên bây giờ trong hãng con tất cả mọi người đều đối xử với nhau rất là vui. Không có một điều gì. Hồi xưa thì cứ hay nhất là những cái người da trắng với lại da đen hay là người da màu lẫn lộn với nhau đó thì cứ hay có những hiềm khích. Nhưng mà từ khi con áp dụng lời của Thầy, không tự nhiên cái con kết hợp họ lại với nhau, người nào cũng quý trọng lẫn nhau thành ra nó vui quá đi, dạ trong hãng con giờ nó vui quá, nó có nghĩa là…
Trưởng lão: Đúng rồi mấy con áp dụng Phật pháp vào đời sống, vào đời sống.
Phật tử 1: Không còn nghĩa là gây gổ lẫn nhau mà rất là giúp đỡ lẫn nhau. mọi việc đều nghĩa là làm như là, họ rất là thích thú giúp đỡ chứ không phải là bị gò ép giúp đỡ.
(9:56) Trưởng lão: Như anh em trong một nhà vậy đó. Các con làm được vậy Thầy mừng lắm. Ý của Thầy là mong muốn như vậy đó. Mong muốn làm sao mình đối xử với nhau, mình biết tôn trọng, tôn kính lẫn nhau trong cái cuộc sống của mình. Dù là một đứa bé mình cũng đừng kêu nó “mày”. Mà đáng cháu mình kêu “cháu”, đáng con mình kêu “con”, chứ đừng kêu “mày” “tao” ở trong đó. Nghe cách xưng hô, nó làm cho nó thích thú con, cái người mà nghe cách xưng hô của mình họ thích. Còn mình xưng hô một cách nghe nó thô lỗ quá, ỷ lại quá hay hoặc ngã mạn quá, nó làm cho cái người nhỏ hơn người ta mặc cảm. Người ta quen thì người ta không thấy gì, người ta.
Cũng như bây giờ một đứa nhỏ nó quen mình, mình kêu nó “mày", mình xưng với nó “tao” thì nó cũng không thấy gì. Nhưng mà mình thấy cái lời nói của mình nghe nó thô lỗ, nó không có xứng đáng. Mình xưng nó bằng “anh”, “bác” hay “chú”, còn mình nói với nó, kêu nó “cháu” hoặc “em” hay hoặc là bằng “con” nghe nó ngọt ngào, tình nó thắm. Cách xưng hô của mình với cái danh từ của người Việt của mình nó nhiều lắm con, mà nghe nó ngọt ngào, cái tình thắm tình của con người.
Cho nên, sau này các con đọc sách Đạo Đức Thầy sẽ dạy cách xưng hô. Bởi vì cách xưng hô của mình cái đạo đức mà, cái đạo đức rất thâm tình, đem lại cái tình thương cho nhau bằng cách xưng hô. Cho nên Thầy nói Thầy chưa có dạy hết đạo đức, chứ Thầy dạy hết đạo đức con thấy cái giá trị nó ghê gớm lắm.
3- LÒNG YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
(11:29) Phật tử 1: Dạ thưa, con có một cái câu nữa là cái này đối với cái tâm trạng của con, con xin Thầy chỉ dạy. Sau hơn hai mươi năm rời xa quê hương đến nay, nhờ có cơ duyên được biết đến Thầy, chúng con mới có dịp trở về Việt Nam. Thì trên cái chuyến máy bay trở về đó, con nghĩ là khi máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, lòng con sẽ bồi hồi hay là có những xúc động như thế nào đó.
Nhưng lạ thay, không biết tại sao con nhìn qua khung cửa sổ khi máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Tất cả mọi người Việt Nam ở trong máy bay vỗ tay reo hò, riêng con thì lại không có một cái niềm xúc động nào. Nó cũng như bình lặng và con cảm nhận như là con chưa có bao giờ đi xa khỏi cái xứ này. Vì vậy mà coi như là chưa có đi xa thì cũng như là chưa có trở về. Thành ra con không biết rằng cái tâm trạng đó có phải là còn thích hợp hay là một người coi như là quá vô tình, xin Thầy từ bi chỉ giảng?
(12:37) Trưởng lão: Cái đó, cái tâm trạng của con là cái tâm trạng rất hay. Nó không có nghĩa là mình là người mà ly quê hương. Mà cái tâm trạng coi như là con đang hai mươi năm, con đang ở bên đất Mỹ mà con vẫn thấy như mình đang sống ở đất Việt Nam, cái thâm tình của con ở chỗ đó. Bởi vì, theo Thầy thiết nghĩ, cái con người của mình dù ở đâu trên quả địa cầu này, nhưng mà người Việt Nam, cái tình nghĩa của người Việt Nam không quên xứ sở của họ. Mà không phải vì cái lòng mà khi mình bị chia cắt, mình xa ở trên cái quả địa cầu như vậy, bây giờ trở lại cái quê hương của nó là mình reo mừng, không phải.
Tự mình ở đây mình thấy cái tâm tình cảm của mình nó đối với quê hương, nó đã sống tại đây chỗ cái đất nước Mỹ, chứ không phải là đợi mình về Việt Nam mình mới sống với nó. Còn cách thức của những người khác khi họ về được quê hương họ thì họ mừng, thì coi như là họ bị cái sự chia cắt. Còn mình sống ở bên đất Mỹ nhưng mà mình vẫn thấy tình cảm của mình vẫn sống ở Việt Nam. Cho nên con không thay đổi. Còn người ta sống bên Mỹ chứ người ta có những cái tầm trạng thế là mình đang sống ở nước khác chứ không phải nước mình. Còn mình là sống chung ở trên cái hành tinh này trong môi trường sống, làm sao giữ được cái tâm đó con. Cái tâm đó không có chia cắt. Còn cái tâm mà mình bị chia cắt từ cái việc, từ cái đất nước này đến cái đất nước khác, đó là tâm bị chia cắt.
Mình biết rằng rõ ràng là mình có xa quê hương, nhưng cái lòng của mình thấy nó cũng như mình đang gần gũi, mình sống trên quê hương của mình, cái đó cái hay lắm con. Thầy nói cũng là có một cái tâm niệm rất tốt và vững vàng lắm, nó không thấy bị chia cắt. Chứ không khéo, chúng ta hễ từ đất nước Việt Nam mà ra khỏi đất nước Việt Nam rồi, thấy mình xa lìa quê hương của mình. Mình không có đâu, mình mang theo cả quê hương mình ở trong lòng của mình.
(14:27) Thầy thì không có lần nào mà Thầy rời khỏi đất nước quê hương này, nghĩa là không có đi ra ngoại quốc. Nhưng mà Thầy luôn luôn, Thầy thấy Thầy sống ở trong cái lòng yêu thương của mình. Cho nên thí dụ như Thầy ở thành phố Hồ Chí Minh, Thầy sanh trưởng ở miền Nam. Mà khi ra miền Bắc, Thầy cũng như là Thầy đã sanh trưởng ở miền Bắc, mà không thấy là Thầy là sanh trưởng ở miền Nam. Vì vậy mà những người thân ông cố, ông sơ của Thầy là những người miền Bắc, khi mà chạy vào trong này, sanh con đẻ cái trong này.
Cho nên khi mà Thầy về thăm miền Bắc lần đầu tiên, Thầy thấy mấy cụ, cô, bác, anh, chị, em đến mà gặp Thầy họ mừng quá. Thầy thấy như Thầy đã sống ở trong lòng Hà Nội, chứ Thầy không phải thấy là Thầy từ ở trong miền Nam ra thăm miền Bắc. Thầy không có thấy đi thăm miền Bắc, mà Thầy thấy coi như là những cái người thân của mình được cái dịp gặp nhau vậy thôi, chứ còn không thấy nó cách biệt mà Nam, Bắc.
Cho nên trong những cái câu hỏi của những người phật tử miền Bắc hỏi Thầy về Mục Kiền Liên, về Quan Âm Thị Kính đồ đó, thì người bắc Thầy thấy đúng là cái tâm niệm của họ cũng là những cái tâm niệm của Thầy ở trong miền Nam không khác. Cho nên người bắc, người nam không có xa lìa. Cho nên Thầy thấy Thầy hoà, Thầy ra đó Thầy thấy như Thầy đang sống ở trong Hà Nội. Cho nên Thầy leo những cái đồi, cái dốc Thầy nhớ Thầy cũng như Thầy leo ở trên cái núi Phước Hải vậy. Thầy thấy Thầy leo y như vậy chứ không khác gì.
Cho nên đối với Thầy thì Thầy thấy, đúng là Thầy có cái căn duyên với Hà Nội nhiều lắm mấy con. Những cái băng đầu tiên mà Thầy thuyết giảng như “Mùa Xuân Vĩnh Cửu”, “Trở Về Đạo Phật”, “Phật Môn Bảo Huấn”. Những cái cuộn băng đó, thay vì Thầy giảng ở đây chỉ có một số chừng năm mười người nghe thôi. Nhưng mà những cuộn băng đó lại được cái những người Hà Nội họ được nghe, cái duyên được nghe đầu tiên ở đây. Họ mang về Hà Nội họ phổ biến. Cho nên người Hà Nội họ biết Thầy rất nhiều, mà người miền nam không biết. Miền Nam này không ai biết hết.
Sau này Thầy giảng cái giáo án thì cũng những cái người mà ở ngoài Hà Nội họ vô đây, họ đem máy móc vô đây họ thu đó, họ thu băng. Những cái băng mà mấy con nghe là máy móc ở ngoài Hà Nội, họ mang vô, họ từ ngoài đó họ mang vô, chứ Thầy đâu có sắm. Sau này những cái máy mà cô Út mà sang rồi bị nhiều quá nó hư đó, rồi mới mua mấy cái máy đó để phụ sang. Là do anh của con Trang nó ở Cần Thơ, nó làm việc với điện tử, máy điện tử nè. Cho nên nó thấy cái môi trường vầy nó mới đem cái máy lên nó cúng dường. Chứ Thầy, Thầy nói không sắm gì hết Thầy nói rồi, ngay có duyên thì nó còn mình giữ lại, mà không duyên thì nó mất.
Con có hỏi gì Thầy không, hỏi đi con?
4- CÁCH THỌ BÁT QUAN TRAI TRONG GIA ĐÌNH
(17:27) Phật tử 2: Dạ thưa Thầy, Thầy dạy chúng con là hàng tháng đó, thì có một ngày Thọ Bát Quan Trai, nhưng mà thưa Thầy khi con đến những thiền thất ở bên Mỹ đó, họ không có tu giống mình thì thưa Thầy, Thầy dạy con phải làm như thế nào?
Trưởng lão: Thầy dạy con sẽ Thọ Bát Quan Trai. Trong một cái ngày một tháng, con có một cái ngày Chủ Nhật hay ngày nào rảnh đi, cái ngày lễ đi. Thầy nói cái ngày lễ mấy con nghỉ đi. Bắt đầu ở dưới này thí dụ như con Thọ Bát Quan Trai đó, thì con bữa đó con sắm thực phẩm này kia cho gia đình của con hay hoặc là mấy đứa con đồ đó. “Giờ mấy con ăn sao ăn. Hôm nay là mẹ Thọ Bát Quan Trai, mẹ giành cái phòng ở trên đó, mấy con không có được động ở dưới này. Mấy con làm im lặng nghe, để cho mẹ ngày đó mẹ học mẹ làm Phật. Chứ đứa nào mà làm động thì bất hiếu với mẹ”. Đó con dặn nó như vậy. Con cứ lên trên phòng đó con thực hiện pháp Thầy, con sống ngày một bữa. Rồi con ngủ thì con trải dưới sàn nhà, con ngủ như Phật nằm ở dưới đất, con làm y như cái hạnh của Phật. Thọ Bát Quan Trai con giữ gìn tám cái giới nghiêm chỉnh, Thầy có thu cái băng đó.
Phật tử 1: Dạ, con có cái băng đó.
Trưởng lão: Rồi con không cần đến chùa đâu hết. Con giành cái phòng nào trên gác thượng hay trên đâu đó, chỗ nào yên tĩnh trong nhà con. Con lấy cái phòng đó, con dặn mấy con con hết: “Mấy con sinh hoạt thì mấy con hôm nay, mấy con yên lặng một chút, để cho mẹ thực hiện cái cuộc sống của mẹ một ngày làm Phật”. Thì lúc bấy giờ con cứ thực hiện ngay nhà, không cần đi đến chùa. Đi đến chùa nhiều khi nó làm động người ta, mình tu pháp khác làm động. Nếu mà người ta thuận thì tốt, mà người ta không thuận, người ta thấy mình sống nó khác họ, họ thấy họ khó chịu. Rồi họ hỏi ra cái này, cái kia rồi mình nói ra, nó đụng chạm lắm. Đừng có đến chùa mà tu. Tốt hơn là mình cứ lên cái gác thượng của mình hay hoặc dành riêng cái phòng nào yên tĩnh nhất trong nhà mình tu, tốt.
Phật tử 2: Dạ thưa Thầy tại vì con đi làm buổi chiều, thành ra từ sáng từ sáu, coi như từ tám giờ sáng con nó đi làm cho tới khoảng mười hai giờ, một giờ giờ đó con rất là rảnh. Con có thể cắt đường phone đó là không ai quấy rầy con được hết.
Trưởng lão: Thì như vậy là con Thọ Bát Quan Trai trong cái giờ.
Phật tử 2: Thì con có thể trong thời gian con ở mấy tiếng đó được không Thầy?
Trưởng lão: Được! Mấy tiếng được. Thí dụ như thay vì đó mười hai tiếng trong một ngày chứ gì, phải không? Thì giờ con trong khoảng thời gian đó con thấy được sáu tiếng hay năm tiếng đồng hồ tu, con sẽ Thọ Bát Quan Trai lúc đó. Cái hoàn cảnh mình nó thuận mà, mình tu trong đó thôi. Hoàn toàn cái giờ đó ra thì mình sinh hoạt bình thường, mình xin thọ bây nhiêu đó thôi. Mình sống cho đúng những cái hạnh của nó trong mấy giờ đó thôi, quý lắm chứ. Thầy nói chừng một giờ cũng là quý, chứ đừng nói chi mà được nhiều.
Phật tử 1: Dạ, thì tụi con có nhiều ngày, dạ mặc dù ít giờ nhưng mà có nhiều ngày, thành ra cũng như là hàng ngày tụi con có thể làm được như vậy.
Trưởng lão: Đó, làm được như vậy. Nhưng mà cái thời gian đó mình chỉ làm một khoảng thời gian thí dụ hai tiếng hay ba tiếng hay năm tiếng đồng hồ, quá quý rồi. Ngày nào mà cũng được thọ một, hai tiếng đồng hồ là quý nhất. Tức là mình sống được một giờ làm Phật là quý cho mình. Sống mà mình gieo cái duyên đó kinh lắm, chứ không phải không. Rồi nó đủ duyên rồi các con sẽ thấy, các con mới sống một mình trong độc cư. Mới trầm lặng, mới nỗ lực, mới thực hiện cái vi tế của cái nghiệp lực của mình, nó mới hết con.
Chỉ có con đường này nó mới hết được cái vi tế, cái nghiệp lực vi tế của mình. Chứ còn mình sống đạo đức là coi như là mình sống cho cái tâm của mình nó bất động trước các ác pháp, nó làm cho mình giải trừ được nó thôi, chứ còn vi tế nó không hết. Chỉ có Thọ Bát Quan Trai để vi tế mới hết. Bởi vì sống như Phật nó mới hết, còn mình sống chưa đúng như Phật thì không hết. Mà trong một ngày, thì có được một cái khoảng thời gian mà con yên tĩnh như vậy đó thì quý quá rồi. Thầy sợ suốt ngày mà nó không được, nó chỉ còn có giờ ban đêm không. Thì giờ ban đêm, mình làm việc ban ngày, ban đêm phải nghỉ, không nghỉ thì mình làm sao có thì giờ để tu.
(21:21) Phật tử 1: Con được cái để xem con được cái ngược lại ạ con kiên trì vào ban ngày, Thọ Bát con ngược lại vào ban đêm thưa Thầy.
Trưởng lão: À, thì đổi lại thì.
Phật tử 1: Dạ, con đi về thì coi như có mình con ở nhà.
Trưởng lão: Đó thì quá quý rồi mấy con. Thay phiên như vầy mà cứ Thọ Bát. Thì Thầy nói các con chỉ cần một ngày mà các con được một giờ mà sống y như Phật. Trong khi mình phát nguyện con sẽ Thọ Bát Quan Trai, trong một giờ con nghiêm chỉnh giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh cũng đủ rồi.
Trong cái giờ đó mình sẽ tu các pháp. Con thấy không, đến bây giờ thì các con vô trong đó thì các con đi kinh hành hay hoặc ngồi đều là quan sát trên Tứ Niệm Xứ, bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Quan sát cái thân của mình trước. Rồi các cảm thọ ở trong thân của mình coi nó có đau, có nhức, có ngứa chỗ nào không? Hễ mỗi khi mà nó có đau, nhức, ngứa thì mình dùng pháp hướng mình đẩy lui: “Cái thọ là vô thường, cái đau nhức cái chỗ này, đau nhức cái đầu hay nhức cái tay hay hoặc ngứa chỗ này, đẩy lui đi, không được ngứa nữa”.
Mình cứ hướng vậy thôi, nó có hết không hết thì kệ nó. Nhưng mà rồi có ngày nó hết. Tin ở cái tâm lực của mình nó sẽ đẩy lui được hết, nó đề kháng được cái thọ của mình, nó làm cho mình hết đau. Nhưng bây giờ mình cứ kệ nó, đau nhức gì kệ, mình cứ dùng cái tâm lực của mình hướng thôi. Bây giờ nó không hết chứ ngày mai nó sẽ hết. Con cứ tin đi, cái đó là cái điều mà Phật đã làm chủ được cái bệnh mà, thì mình cũng dùng cái tâm lực này để mình làm chủ được cái bệnh của mình, nó sẽ hết.
Cho nên mấy con thấy, Thầy đau bệnh mà Thầy ít có uống thuốc lắm. Vì cái thân này vô thường, thường hay đau bệnh. Nhưng mà mình dùng cái tâm lực của mình, khi nó đau nhức thì mình hướng tâm. Cho nên Thầy hay thường bị, Thầy lao lực nhiều. Vì tư duy, vì nói chuyện nhiều mà, do đó nó bị ảnh hưởng cái phổi. Như Thầy nghỉ, Thầy không nói chuyện thì coi như là nó không phải hao. Bởi vì cái phổi của Thầy nó mau phục hồi lắm, nó không có bệnh, nhưng mà vì nói chuyện này kia, tiếp xúc rồi lao. Cái trí tuệ của mình làm việc nhiều, sức khoẻ nó kém, thì cái phổi nó phát triển, nó dễ bị bệnh.
Nhưng mà Thầy tuỳ thuận, cô Út nấu thuốc Nam này kia đồ, Thầy uống cho vui, chứ Thầy biết là không có hết. Nhưng mà Thầy chỉ cần Thầy hướng tâm nó hết, Thầy hướng tâm nó sẽ hết. Nhưng mà vì cái lòng của người khác thương mình, người ta đi hái từng cái trái cây. Người ta nghe người ta nói cái trái này ngậm nó sẽ hết, mà mình bỏ cái lòng người ta thì nó tội. Cũng như các con đem thuốc về, mà Thầy không dùng một viên thuốc của mấy con, thì cái lòng của các con, Thầy cũng như phụ bạc.
Cho nên khi mà các con đem thuốc về, bây giờ có nhức đầu thì Thầy chỉ hướng tâm, nó hết chứ gì, cái lòng của các con Thầy uống viên thuốc. Chứ Thầy không bao giờ mà Thầy nói là Thầy không uống. Mình trị được nhưng mà điều kiện tấm lòng của người ta mình phải nhận, cái duyên cái phước hữu lậu của mình có. Cho nên có người, người ta thương mình, người ta đem cái viên thuốc, người ta tượng trưng cho cái lòng thương của người ta. Thì mình nhận cái lòng thương của họ mình uống, chứ sự thật ra cái khả năng của Thầy đã làm chủ được cái bệnh, mấy con hiểu không?
Nhưng mà Thầy nhận là nhận cái lòng thương của các con đối với Thầy, cho nên Thầy uống, chứ Thầy biết rằng có thuốc hay không có thuốc, thì Thầy cũng phải tự cứu mình.
5- ĐỌC SÁCH ĐẠO ĐỨC QUÝ HƠN UỐNG THUỐC
(24:32) Cho nên, vì vậy mà các con, Thầy biết các con hỏi mà mua thuốc về cho Thầy hay hoặc chúng Tăng. Thầy nghĩ rằng cái đó là cái lòng của các con. Nhưng mà các con để dành cái số tiền đó, để cho mình in được cái kinh sách Đạo Đức. Để giúp cho người ta sống đạo đức là người ta chuyển được cái bệnh khổ của người ta, nó quý hơn mình mua cái viên thuốc.
Bởi vì Thầy nói khi mà sách Đạo Đức Thầy ra, nó giúp cho con người cái bệnh nó giảm nhiều lắm, nó sẽ giảm được những cái bệnh khổ. Cái đời sống, thay vì bây giờ con sống con an vui, cái thân của con nó mạnh khoẻ. Hơn là con sống trong cái phòng làm việc của mình, người thì vậy, kẻ khác nó buồn bã, hay hoặc là nó tức giận, nó có nhiều chuyện nó buồn, thì tự nó sanh bệnh à con.
Còn cái tâm mà con vui vẻ hàng ngày, con thấy anh em này kia làm việc chung nhau. Nó có cái cởi mở, nó hoà hợp, nó có cái sự đoàn kết, nó có cái sự chia sẻ, theo đó mình thấy thích thì tự nhiên mọi người cũng đều mạnh khoẻ, phải không? Cái này là sự thật mà. Còn mình buồn rầu, mình lo lắng, mình thấy nó tức quá. Thành ra lâu ngày cái thân của mình nó bị bệnh do cái tâm mình bệnh, cái đó là không vui. Cho nên mình làm sao cho tâm hồn mọi người đều cởi mở hết thì cái bệnh nó giảm xuống.
(25:49) Phật tử 2: Chúng con hy vọng là khi Thầy ra quyển sách đó thì chúng con có được chia sẻ phát hành bên Mỹ.
Trưởng lão: Thầy sẽ, Thầy sẽ cho mấy con phát hành bên Mỹ để giúp đỡ.
Phật tử 1: Dạ, dạ cái đó là tụi con đang đợi đó thưa Thầy.
Trưởng lão: Với mấy con sẽ sau này, mấy con có khả năng Anh ngữ mấy con, hay Pháp ngữ mấy con giỏi mấy con dịch ra, rồi mấy con phổ biến cho cái người ngoại quốc nữa. Thầy thấy bữa đó có cái chú Mỹ chú về đây, chú đi với cái đoàn chứ chú cũng chẳng biết gì. Theo Thầy biết thì chú chẳng biết gì hết, đi theo cái đoàn Phật tử về đây thăm Thầy, Thầy thấy rất tội. Chú chỉ biết học tiếng Việt, chú biết cám ơn thôi.
Trong khi đó thì Thầy biết rồi, sau khi mà Thầy trở về phòng của Thầy thì Thầy nắm tay chú. Thầy tỏ ý rằng Thầy, coi như là Thầy tự nói thầm ở trong tâm của mình là Thầy nghĩ rằng Thầy cũng sẽ giúp đỡ những người Mỹ cũng sẽ được một cái nền đạo đức tốt. Nhưng mà chú là người tượng trưng đã gặp Thầy đầu tiên về đây, cái ý của Thầy là cái ý như vậy. Cho nên chú thông cảm được cái ý của Thầy, khi mà nắm tay chú, chú thông cảm, chú: “Xin cảm ơn”. chú chỉ biết nói cảm ơn.
6- XẢ CHƯỚNG NGẠI KHI TU CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC
(27:06) Phật tử 1: Thưa Thầy, thí dụ như là khi mà như đêm hôm qua, khi con ngồi tọa thiền hay đi kinh hành, mặc dù con vẫn Chánh Niệm Tỉnh Giác. Nhưng chẳng hạn như con muỗi mà nó đậu nó cắn con, con có quyền lấy cái tay đuổi nhẹ nó không Thầy, hay là cứ phải im?
Trưởng lão: Không được con. Bởi vì đó là cái chướng ngại pháp nó đến với con rồi, mà con cứ cắn răng con chịu, thì tức là nó làm cho con bất an lắm. Tốt hơn là con quạt nhẹ cho nó bay đi, rồi con gãi đi, cái nó hết ngứa, rồi cái con ngồi lại an ổn. Tức là con xả đó, đức Phật nói mình xả ác pháp. Cho nên cái thọ của mình, khi nó bị cái thọ thì con phải xả ngay nó, đừng có chịu đựng. Chịu đựng tức là mình ôm ấp nó.
Phật tử 1: Dạ, tại vì con nhớ có một người cứ nói là con ruồi nó đậu hay con muỗi nó chích hay con kiến nó cắn là cứ phải nghĩa là ngồi im, không được gãi hay là không được đuổi, là tại vì đuổi như vậy là nó mất cái định. Thành ra con thấy ngạc nhiên quá, tại con thấy con chính con đó, lại như vậy lại càng không có định một chút nào.
(28:14) Trưởng lão: Con thấy đức Phật nói đó là cái chướng ngại pháp rồi. Khi nó bị ngứa, bị con muỗi cắn nên nó ngứa, mà mình ngồi mình ráng mình chịu, để cho mình cố gắng mình nhiếp tâm. Thật sự ra mình ráng, mình cố gắng, mình tập trung trong cái hơi thở, mình ức chế nó đi. Thì mình cũng sẽ quên cái ngứa này, chứ không phải không. Nhưng mà mình quên bằng cách chịu đựng, không hay.
Tốt hơn hết, bây giờ nó ngứa thì mình xả nó đi. Xả nó bằng cách nào? Giờ quạt con muỗi bay đi, chứ không ấy đập nó chết sao? Tội! Quạt cho nó bay. Nó bay rồi cái mình còn ngứa, mình gãi. Gãi hết ngứa cái thôi, nó trở lại bình thường thanh thản, an lạc, quá tốt con. Vậy là mình xả cái ác pháp chứ có gì đâu.
Cho nên Thầy nói thí dụ, bây giờ con ngồi hai cái chân đau. Mà con ráng, bây giờ nó còn năm phút nữa nó mới hết giờ. Hễ con ráng con ngồi cho nó hết giờ, chịu đau trong năm phút này. Trời ơi! quá trời, con phải khổ không? Tức là ác pháp mà không biết. Đứng dậy cái xả cái hết đau rồi, có phải khoẻ không? Vậy mà cái tâm con nó được an lạc, thì đó là nó định chứ gì? Bởi vậy tu sai rồi, thành ra rốt cuộc rồi mình cứ ức chế. Ức chế rồi nó cũng quen đi, nó cũng hết nhưng mà cứ tăng lên thì nó cũng bị, tăng lên nó cũng bị, nó cũng bị thọ hoài, nó không hết đâu.
Cho nên thọ là khi nào mình dừng nó, kêu là mình tịnh chỉ cái thọ. Mình làm cho cái thọ nó ngưng đi, nó không hoạt động được, thì cái thọ nó hết. Chứ bây giờ mình cứ tăng vượt lên để cho nó, cái thọ nó lần lần nó giảm lui đi, chớ không bao giờ nó hết, mà nó cứ còn hoài. Thí dụ như con ngồi một giờ không đau, thì tới giờ rưỡi bị đau, mà giờ rưỡi hết đau, thì nó leo lên hai giờ nó bị đau, nó cứ vậy nó leo hoài lên à. Nhưng mà con hễ con bỏ không tu ít hôm, cái trở lại con ngồi nửa tiếng cũng đau. Tại vì cái thân của mình cái thọ nó còn mà, mình đâu có tịnh chỉ được đâu. Còn người ta nhập Thiền Định là người ta tịnh chỉ cái thọ nó hành, nó ngưng. Cho nên người ta xả, người ta ly cái thọ rồi, cái thọ ở trong thân người ta nó không còn cảm giác, con hiểu không? Vậy người ta mới nhập Định chứ.
7- ĂN UỐNG TRÁNH LÃNG PHÍ
Phật tử 1: Câu hỏi làm cái gì?
Phật tử 2: Trong cái ngày Thọ Bát đó làm cái gì?
Phật tử 1: Cái ngày Thọ Bát làm cái gì? Hình như Thầy có cái, cái cuộn băng đó rồi em ơi.
(30:19) Trưởng lão: Thầy có cuộn băng rồi. Trong những cái ngày mà Thọ Bát Quan Trai đó con không có cái bát, cái bát như Thầy vậy nè, con không có phải không. Mà con cũng sử dụng được là con có thể con mua một cái thố. Cái thố lớn vậy nè. Con cũng sẽ bỏ đồ ăn cơm canh này kia đó, con tuần tự con múc, con đừng có quậy trộn lộn tùm lum trong đó.
Con cứ bỏ như Thầy vậy, con thấy không? Thầy cũng múc đồ ăn, Thầy cũng ăn, nhưng mà Thầy không có múc ngoài cái dĩa. Tại sao vậy? Nó giữ vệ sinh con, bởi vì, thí dụ như mình có nhiều người, người ta gắp người ta ăn, nếu mà lấy cái chiếc đũa mà khác người ta cũng ăn, vừa ăn mà người ta vừa gắp, thì nó thiếu vệ sinh lắm.
Các con thấy, các con lấy đôi đũa các con gắp, rồi các con bỏ vô, các con lấy đôi đũa khác con ăn, thì nó vệ sinh đó. Nhưng mà lỡ nó quên thì sao? Đó nhiều khi đó, cho nên vì vậy mà con bỏ trong đó rồi, bắt đầu bây giờ tới ăn. Canh cái phần ăn canh là cái phần coi như là còn cơm hay hoặc canh con mới đổ vô, còn đồ ăn con đã ăn hết, cái phần canh với cơm vô sau.
Cho nên vì vậy con thấy Thầy không? Thầy chờ cho mấy con ăn hết rồi, bây giờ canh các con ăn còn thừa, Thầy đổ hết vô Thầy ăn hết không bỏ, thấy không? Cho nên vì vậy mà Thầy ăn canh sau cùng. Thứ nhất là nó sẽ tráng được cái bát. Cái bát của mình nó có cơm bựa gì nó đóng, tráng nó không có bỏ những cái bựa cơm.
(31:45) Cho nên đức Phật dạy khi mình ăn rồi đó, mình phải lấy nước, mình đổ trong cái bát vậy đó. Mình tráng những cái bựa cơm đó đó, mình uống cho hết đừng có bỏ. Mỗi cái hột, mỗi một cái bựa cơm đó là cái giọt mồ hôi của cái người nông dân người ta làm cực lắm, cực lắm! Con thấy cái đời sống của ông Phật, nghĩ cái gì Thầy thấy cũng là cái tình hết. Nghĩ đến cái công lao của người khác, cái tình nghĩa của người ta làm ra cho mình sống thì mình ráng ăn cho hết, ăn cho sạch đừng có phí. Có nhiều người ăn thừa phí, bởi vậy Thầy thấy.
Thầy nói thuật lại cho các con nghe, chú Tâm chú giàu có, chú khá lắm. Cái chú mà cúng dường đất Thầy ngoài đó mà có căn cước khu đất ngoài đó. Khi mà thấy chư Tăng ở đây ăn một bữa chú thương lắm, bởi chú nghĩ chú ăn ba bữa, mà chư Tăng ăn một bữa thì khổ lắm, chú mới mua sữa. Cho nên về đây sữa thùng thùng vậy, mua một lần chục thùng, mà thùng lớn vậy, hộp hộp vậy. Về đây Thầy mới phát cho quý Thầy, coi như là hễ ăn hết thì vô xin. Thậm chí như quý Thầy ăn riết mà ớn đó. Con biết uống chừng cỡ độ chừng hai phần ba hộp, còn một phần dưới đít đó há, mấy Thầy nói là bột, đem bỏ qua cô Trang.
Sau này Thầy nói: “Tâm đừng cúng dường nữa, quý Thầy phí lắm. (33:02) Con làm, nghĩa là bây giờ con làm có tiền như vậy là cái phước con có. Nếu mà hết phước rồi, con sẽ ở tù”. Đâu phải chuyện dễ, làm giàu đâu phải chuyện dễ.
8- LÀM GIÀU NHƯNG ĐỪNG THAM LAM
(33:12) Đối với Nhà nước họ sẽ thấy, họ nghi mình có thủ đoạn gì đó, chứ đâu phải khi không mà làm giàu được. Họ kiểm tra lại thử coi cách thức làm ăn như thế nào. Thầy nói thật sự ra nếu mà không có Thầy hướng dẫn, thì kể như nó ở tù đó, chứ không phải dễ đâu. Đối với Nhà nước thì đâu phải dễ, làm giàu đâu phải dễ.
Cho nên khi mà Thầy bảo: “Con bây giờ đó, mặc dù là giờ con đang ngồi trên đống vàng, con phải dừng ngay. Chứ con không dừng là Nhà nước họ kiểm tra lại trong cái quá trình mà con làm việc. Tại sao mà trong mấy năm mà con làm giàu? Họ tịch thu hết tài sản mà còn ở tù đó”. Thầy bảo dừng, Thầy nói dừng trong lúc nó rất tiếc. Bởi vì đang làm ra tiền mà, ai tiền bạc chứ nó cuốn mình ham lắm con. Đương làm ra tiền mà Thầy bảo dừng đó, đừng có cãi Thầy. Cãi Thầy là nguy hiểm. Nó nghe lời nó dừng lại. Bao nhiêu bạn bè của nó đều vô tù hết. Thậm chí còn cái thằng bạn cuối cùng là thằng Phúc đó, phải trốn đi ngoại quốc. Bao nhiêu cơ sở đều sập xuống hết.
Thậm chí cái khu đất mà cúng dường Thầy, công an nó đến, nó hỏi để mà nó tịch thu cái khu đất đó, chứ không phải gì. Nhưng mà Thầy nói cho nó rõ hết những cái ngọn ngành, xong rồi. Bởi vì Thầy nói ra thì coi như cũng có cái đức, thành ra nó cũng tin. Vì nó biết, nó biết từng gốc gác Thầy.
Khi mà nó kêu Thầy, nó nói với Trưởng lão: “Tụi này hoàn toàn biết Thầy là con người sống như thế nào, cho nên tụi này rất tin Thầy. Lời nói của Thầy đối với tụi này có trọng lượng. (34:52) Thầy ở trong chòi tranh vách đất, chứ phải Thầy ở trong chùa to thì mới chết Thầy”. Nó nói thẳng đó: “Thầy ở trong chòi tre, chùa tre vách lá như vậy thì tụi tui biết Thầy là cái người chơn phương. Cho nên lời nói Thầy tụi tui tin tưởng, không bao giờ mà tìm cách làm thoát, chứ còn người khác là chết”.
(35:15) Người khác mà mua đất vậy là có những cái thủ đoạn làm giàu đó, chứ còn Thầy thật sự Thầy hông có làm giàu, cho nên Thầy là người thật. Thầy nói cho tụi nó biết rằng Thầy làm lợi ích cho xã hội, cho Phật giáo, cho nên cái đất này Thầy mua là Thầy có mục đích. Khi Thầy đưa cái phương án, để nữa rồi lát nữa Thầy gửi cho con cái phương án cho con đọc, cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc. Tụi nó biết hết à con, nó biết hết. Từ cái phương án của Thầy đưa ra nó cũng biết hết. Nó biết hết, nó nói: “Chính Thầy có cái mục đích Thầy làm lợi ích cho xã hội lớn lắm, tụi tui biết hết. Cho nên cái lời nói của Thầy, Thầy tụi tôi tin không có bao biện”.
Bởi vì Thầy nói người thật, nói thật, cái gì cái mặt vầy mà công an cái gì nó cũng biết tỏng. Nó nói nó ở thành phố phải không, mà nó biết ở đây Thầy làm sao sao, nó biết hết rõ ràng. Từ cái thất cái nhà ở như thế nào, Thầy ngủ trên tảng đá như thế nào, nó cũng biết hết. Nó nói: “Thầy ngủ làm sao, Thầy ở làm sao tui biết, Thầy ăn ngày mấy bữa tui biết hết, rõ hết”.
Chính thật sự ra thì trải qua một cái thời gian mà Thầy ở đây, Thầy tu hành. Thì cái mặt mà công an, mà kêu công an chìm á, nó mặc đồ như mấy con vậy, nữ cũng có mà nam cũng có. Rồi nó lên đây, nó thăm nó viếng, rồi nó hỏi cái này kia. Rồi nó đến thăm cái thất của Thầy, coi thất Thầy coi như thế nào? Thấy thất Thầy có cái tảng đá. Thầy ngủ tảng đá có với cây đèn, cái bóng nhỏ vầy cho giữ không có để cho bị hao nữa. Thành ra nó đến nó thăm Thầy.
Thì có cái thằng công an, nó xin Trưởng lão: “Thầy cho con ngồi ở trên tảng đá của Thầy, để con lấy công đức của Thầy”. Nó xin nó ngồi trên tảng đá, tảng đá mà Thầy nằm đó. Thầy nói: “Được! Chứ không có gì hết. Thầy thì sống đơn giản, mà mấy cháu mà ngồi được, nữa sau này có duyên mà tu như Thầy được, thì coi như mình xả hết rồi. Mình không có còn phiền não, không còn đau khổ nữa, không còn danh lợi thì không còn khổ đau nữa. Còn không xả hết thì nó khổ đau”. Thầy chỉ nói vậy thôi. Nhưng mà Thầy biết nó là công an, là công an nó mới vào.
Thậm chí ở ngoài Hà Nội, về cái công an mà tôn giáo đó, nó cũng đến đây nữa. Nó cũng mặc đồ sơ vin như con vậy, đến đây mà xin băng với xin kinh đồ của Thầy. Băng mà cuồn băng Thầy dạy, nó xin, Thầy cho hết. Cho nên đối với cái Nhà nước này họ biết Thầy rất rõ. Cho nên Thầy yên ổn như thế này, chứ còn không khéo không yên. Vì vậy đó cho nên Thầy biết cái vụ đất mà xảy ra Phước Hải cũng là truy tố thôi, do truy tố.
9-PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG
(38:05) Phật tử 2: Dạ thưa Thầy! Đất ở Phước Hải đến khi nào Thầy định bắt đầu khởi công?
Trưởng lão: Coi như là Thầy giao cho, Thầy nói bởi vì Thầy làm tu sĩ, Thầy không có đứng ra Thầy khởi công làm gì hết. Cái phương án Thầy đã sẵn rồi. Rồi cái hoạ đồ của cái phương án đó, từ cái dãy nhà, từ cái cất như thế nào thế nào, Thầy giao cho cái chú đất là kiến trúc sư đó, kết hợp với chú Tâm. Hai người này sau khi xây cất, thì cái người thì chuyên môn cái ngành đó, còn một cái người thì chuyên môn làm kinh tế. Thì cái người này bỏ tiền ra cho cái người này xây. Thì người này có tiền, thì người này xây theo cái quy hoạch đó. Cái ý của Thầy đã vẽ ra rồi, thì cứ như vậy cứ xây xong rồi cúng dường Thầy.
Chứ còn Thầy không có đứng ra Thầy làm gì hết. Tiền bạc thì hai con cứ làm vậy cho Thầy, Thầy không biết gì hết. Mà hễ xong rồi bây giờ mấy con lên trình Trưởng lão: “Con đã làm xong, xin Thầy con xin cúng dường Thầy”. Thì chừng đó Thầy về, Thầy tiếp nhận thì Thầy đưa chư tăng về ở. Rồi Thầy tổ chức một cái ban bệ ở đó, ai làm ai người nào người nào.
Thì trong mấy con, mấy con có bổn phận, mấy con sẽ xây dựng này. Thì về những cái dịp từ thiện, như về mà cái dịp cư sĩ mà về mà nghỉ ngơi đó, an dưỡng đó, thì các con sẽ tổ chức một cái ban của các con để giúp đỡ cho người ta. Còn riêng Thầy thì Thầy chỉ biết hướng dẫn Tăng Ni thôi, chứ Thầy không biết hoàn toàn là cái gì từ thiện này đâu.
Cái vấn đề này là vấn đề của các con phải làm để giúp cho xã hội đó. Còn Thầy chỉ hướng dẫn tinh thần và đạo đức cho người ta thôi. Cái trách nhiệm của mỗi người đều có cái vị trí nhau. Thầy chỉ là người đi xin ăn thôi, chứ Thầy không có cất giữ tiền bạc. Còn các con thì đứa giữ tiền bạc làm gì đó thì làm, mấy con chi với nhau làm. Tổ chức làm sao mà trả lương hướng cho mọi người trong cái trung tâm này cho được đầy đủ người ta. Nghĩa là đừng có trả lương thiếu. Làm sao mấy con mà tổ chức có trường học, để con em những công nhân viên mà làm việc trong cái trung tâm này, người ta được ở đây, con em người ta được học đào tạo trong trung tâm này đi ra, đào tạo họ trở thành những cái đứa con có đạo đức.
Thầy nói hết những cái ý của Thầy cho tụi nó biết, tụi nó mong nó tổ chức, coi như là tổ chức một cái làng. Trong đó có bệnh viện, có trường học, có những cơ xưởng sản xuất làm ăn tất cả mọi cái trong đó, công nhân viên đều được ở trong khu vực đó. Cho nên khu đất đó vậy chứ khoăn nữa, cả một cái làng mà đâu. Mà đó chỉ cơ sở nhỏ thôi, chứ nó sẽ tổ chức thành cái làng. Trong cái làng đó thì kể như là nhà, bệnh viện, trường học, Thầy dự định làm cái bệnh viện tư từ thiện cũng ở khu vực đó.
Phật tử 2: Dạ, khi Thầy làm cái đó thì Chơn Như còn hay là Thầy chuyển về đó luôn dạ?
(40:56) Trưởng lão: Coi như là Thầy, coi như cái trung tâm trong đó thì nó có cái khu an dưỡng chư Tăng và chư Ni. Nghĩa là cách nói bây giờ là khu an dưỡng thôi. Trong đó coi như là trường học, rồi bệnh viện, rồi nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi. Đó! tất cả những cái này đều có, hoàn toàn có trong này hết. Rồi có những cái nhà máy sản xuất cái này cái kia nọ.
Cho nên bây giờ tụi nó sản xuất, nó làm những cái nhà máy, thì nhà máy có thể nó đặt vào cái vị trí nó xa ở cái tỉnh này hoặc tỉnh kia đi. Nhưng mà ở đâu thì con em cũng phải được gửi về chỗ đó để mà học. Tức là con em công nhân viên ở tại cái nhà máy này, được gửi về vị trí đó để mà nuôi, nuôi dưỡng học tập, ở đó mà nuôi.
Nghĩa là mấy con phải lãnh đạo, mà nuôi dưỡng mấy con em của những công nhân viên. Dù là một cái lao công ở trong cái nhà máy nào đó của của cái trung tâm này. Thì cái trung tâm đó có nhiều cái nhà máy con. Để mình sản xuất làm kinh tế để mình nuôi những cái số này. Cho nên những con em mà của những lao động, những lao công, những thợ thuyền, công chức mà làm việc trong cái nhà máy này, thì được gửi về trong lớp học đó, được mình nuôi dưỡng.
Thì có nhiều người nói Thầy mà tổ chức làm như vậy, thì nó hơn Nhà nước rồi. Thầy nói Thầy làm nhỏ, Nhà nước làm lớn thì đâu có nổi, còn Thầy làm nhỏ thì nổi. Là tại vì, Thầy làm nhỏ mà cái số Phật tử, cái số người, người ta sẽ trợ giúp được nhiều. Coi như cái bệnh viện đó con biết những bác sĩ mà ở bên Pháp đó, bây giờ cũng lớn tuổi rồi, họ cũng về đó gặp Thầy. Họ nói khi Thầy mà mở được cái bệnh viện đó, thì tụi con sẽ trang bị máy móc mua từ ở bên Pháp, tụi con đưa về bên Mỹ. Tụi con đưa về trang bị cái bệnh viện, cho nó đầy đủ những dụng cụ y khoa tối tân để cho mình làm. Và tụi con, coi như là mấy cái người, mấy cái đứa già này, tụi con sẽ xin về Việt Nam làm việc, làm việc từ thiện, để phục vụ quê hương mình.
(43:05) Nhưng mà Thầy nghĩ rằng cái chuyện này nó cũng khó lắm mấy con, không phải dễ đâu. Bây giờ từng bước, mà Thầy nghĩ rằng đời Thầy chưa làm được, chắc chắn là con cháu Thầy sẽ làm được cái điều này, để xây dựng quê hương của mình. Từ cái quê hương mình tốt được, thì mình mới hướng bên ngoài thế giới, con. Mình đã sanh ra người Việt Nam rồi, thì mình phải làm sao cho đất nước Việt Nam mình, nó có cái hướng đi lên về cái tốt của nó đi. Rồi từ cái tốt của mình nó sẽ nhân lên trên thế giới.
Chứ còn mình thấy rằng cái đất nước mình, những người mà lãnh đạo, họ bao giờ họ cũng lưu ý về sợ chính trị thôi, sợ mình làm chuyện phản lại họ thôi. Chứ mình làm tốt, họ hiểu được mình làm tốt cho quê hương, cho xứ sở. Thì những cái tốt của mình, mình cũng cảm hoá họ, họ cũng sẽ làm tốt theo mình thôi, họ cũng chuyển hóa. Bởi vì họ cũng nghĩ đến dân, đến nước chứ đâu phải. Mà họ là người Việt mà, chứ họ đâu phải nghĩ làm cá nhân cho họ đâu.
Nhưng mà khi nó không có đường hướng đường lối rồi, họ không biết cái lối thôi. Chứ nếu mà có cái mô hình nào tốt thì họ vẫn bắt chước theo à. Mà nếu mà mình làm tốt, thì Nhà nước họ vẫn thấy cái này tốt thì họ ủng hộ, rồi bắt đầu họ bắt chước theo. Rồi bắt chước theo thì những cán bộ họ trở thành tốt, thì tất cả đất nước mình tốt chứ sao.
Nhưng mà mình làm tốt, chứ còn mình làm xấu coi chừng mình vì cá nhân, rồi mình vì tiền mà từ thiện này kia nọ, rồi mình lũng đoạn nhau trong này thì…
Phật tử: Nguy cơ mình chết.
Trưởng lão: Cái đó là cái chết. Bởi vậy, Thầy nói khi nào sách Đạo Đức Thầy ra đời, thì trung tâm an dưỡng này mới ra nổi. Chứ còn nó chưa có đạo đức đây, mà mấy con mà cùng nhau mà làm việc đó, coi chừng tiền bạc nó vô nhiều, rồi mấy con mới choảng với nhau, mới hại với nhau, mới giết nhau đó, khổ lắm. Mấy con làm riết rồi Nhà nước họ coi mấy con không ra gì hết, họ bắt bỏ tù mấy con đó. Có những cái sự gian xảo, để mà làm giàu cá nhân mình đó, thì nó lòi ra, thì Nhà nước mới bắt cả đám đi thôi. Cho nên cái đạo đức nó ra trước, rồi bắt đầu nó sẽ thực hành những cái điều kiện sau này.
(45:09) Khi mà con đọc cái tập một mà Thầy dạy về đạo đức, Thầy kêu gọi những cái nhà có khả năng, có vốn liếng hùn nhau để mà xoá đói giảm nghèo cho quê hương chúng ta. Không những quê hương chúng ta mà trên thế giới, nước nào nghèo đói chúng ta có thể mở mang tại cái địa phương đó, tại cái xứ đó. Để giúp cho những người đó, họ có công ăn việc làm để xoá đói họ, giảm cái nghèo đói, họ có công việc làm hẳn hoi. Rồi mình sản xuất ra những cái thực phẩm, sản xuất ra những cái hàng tiêu dùng nào đó, để phục vụ lại cái đời sống con người thì quá tuyệt.
Thầy yêu cầu, Thầy xin Chính Phủ, tất cả những vị mà lãnh đạo đất nước nào, bất kỳ đất nước nào ở trên đất nước này, hãy vì dân tộc của mình, mà giúp cho những người có khả năng. Họ vì cái lòng thương yêu của họ đối với con người, mà họ làm vì lợi ích đó, chứ không phải là vì cái lợi tư lợi của họ.
10- HIỂU BIẾT ĐẠO ĐỨC ĐỂ LÀM TỪ THIỆN ĐÚNG CÁCH
(45:59) Bây giờ họ ngồi không, bây giờ họ ăn cũng không hết của. Mấy người đó họ đã có khả năng, họ giàu rồi, bây giờ họ ngồi không họ cũng. Nhưng mà vì những ngày họ còn sống, họ muốn lợi ích cho con người trên hành tinh này. Cho nên họ mới đem đầu óc họ, họ mới đem sức lực ra để mà họ giúp cho những người bất hạnh.
(46:16) Mà giúp những người bất hạnh, Thầy sẽ kêu mà các nhà từ thiện đừng có đem tiền mà đút miệng voi, hổng ăn trật mà nó không có, nó cũng nghèo nó cũng hoàn nghèo. Mà hãy làm cho nó có những công việc làm, thì tự nó, nó làm thì nó phải giàu. Chứ đừng có nay đem một triệu, hai triệu, năm triệu, mười triệu để cứu cho nhà nghèo chỗ này, nó ăn rồi nó cũng nghèo.
Bởi vì nó ăn hết rồi, nó lại còn sinh làm biếng nữa, nó chờ đợi cho mình cho nữa, thì nó còn nghèo nữa. Hơn là mình làm sao bắt buộc nó phải đi ra nó làm. Bởi vì đạo Phật nói mình phải tự lực cứu mình, thì mình làm mình mới có ăn. Còn mình ngồi đây, mình chờ người ta cho mình ăn, cho riết mình nghèo càng nghèo nữa. Mình cứ nhận của bố thí riết mình nghèo.
Còn bây giờ mình cho họ được cái nghề họ làm, rồi từ cái nghề đó họ sản xuất ra, mình có khả năng, mình mới đem cái hàng sản xuất đó mình bán, mình mới lấy cái số tiền đó mình trả lại họ. Họ sống bây giờ họ có dư, họ nuôi vợ, nuôi con, họ có nhà có cửa đầy đủ. Có phải ngay chỗ này là phải mình bố thí ngay cái việc tốt không?
Thầy sẽ viết sách Đạo Đức Thầy sẽ nói những cái hành động đạo đức đúng còn những hành động đạo đức sai. Thí dụ như bây giờ người ta nghèo, người ta sống ở trong những cái xóm lụp xụp đi, thấy không? Bỗng dưng cái cháy nhà, cái bà con mình xúm nhau cho. Họ nói: “Trời ơi, phải mà mình cháy nhà chừng mấy lần như vậy là mình làm giàu, khỏi cần làm mà cũng giàu”.
Rồi từ cái chỗ cháy nhà đó, người ta mới cứu trợ. Nước này nước kia góp nhau cứu trợ, mấy người này bắt đầu bây giờ họ có nhà cửa tốt. Không! Làm như vậy là bất công, bất công. Thầy thấy cứu trợ như vậy là phi đạo đức. Đạo đức mà không có đạo đức chút nào đối với Thầy làm cái chuyện đó. Cho nên Thầy viết bộ sách Đạo Đức, Thầy vạch hết cả những cái việc làm đạo đức thiếu đạo đức. Hầu hết là các nhà từ thiện này chỉ làm danh thôi, chứ không phải làm từ thiện thật sự để cứu người đâu.
Bây giờ, Thầy nói thí dụ như cái lũ lụt năm rồi, ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó chúng ta đóng góp nhau cứu trợ trong cái lúc lũ lụt. Chứ sau lũ lụt rồi không cứu trợ nữa, mà giải quyết cho họ có công ăn việc làm, chứ không cứu trợ nữa. Chứ không có cứ ít bữa có đoàn này đến cứu trợ thêm một thùng mì, ít bữa đem cứu trợ đến một số quần áo, như vậy là sai.
Không cứu trợ, giải quyết cho họ sống trong cái giai đoạn đó thôi. Rồi sau đó họ phải tự giải quyết cuộc sống của họ, bằng cách là mình trợ giúp cho họ có nghề nghiệp sống. Hay là mình trợ giúp cho họ phục hồi lại những cái cơ sở họ đã bị tiêu tan, thì cái đó hay. Để từ đó họ bằng tay họ làm ra họ sống, thì họ không có gì
(48:50) Phật tử 2: Cái đó hiện tại bên Mỹ thì có một số nơi vẫn thường xuyên kêu gọi cứu trợ đó thưa Thầy, vẫn kêu gọi đóng góp rồi cứu trợ mấy người đó.
Trưởng lão: Con thấy bây giờ, thí dụ nghe vậy đó, bắt đầu bên đây. Giải quyết là phải đất nước này người ta giải quyết cho, người ta đâu có để đồng bào người ta đói. Bây giờ ở bên Mỹ kêu, thì các con đi qua, các con cũng cứu trợ cũng vậy, làm cho mấy người này họ lại lười biếng thêm. Thay vì cái số tiền mà các con cứu trợ đó, bây giờ chúng tôi chuẩn bị đồng bằng sông Cửu Long sẽ mở cái nhà máy gì để cho một số người thất nghiệp, số người mà bị tiêu của cải tài sản, họ giàu lên, làm ăn khá lên.
Phật tử 1: Dạ, dạ đó, đó mới đúng đó, cái đó mới đúng đó, dạ.
Trưởng lão: Cái đó cái làm việc từ thiện thật sự đó.
Phật tử 1: Chứ cứ đưa cá nhân mỗi người vài ngàn hay là gì đó vài trăm đại khái vậy thành ra cuối cùng họ cũng họ tiêu hết.
Trưởng lão: Họ cũng đút vô đó, rồi họ ăn cũng rồi tiêu à, chẳng có gì hết à. Thí dụ như chẳng hạn bây giờ các con nè, chùa này đi gọi phật tử đóng góp một mớ, chùa kia gọi đóng góp một mớ. Giáo hội nọ, cơ quan từ thiện kia, kêu gọi đóng góp. Bao nhiêu người Việt mình nói nghĩ thương đồng bào của mình đang khổ, chứ ai không biết, phải không? Ai cũng đóng góp vậy, đóng góp bằng cách từ thiện không đúng cách rồi. Cứ đem bỏ miệng, nghèo đói họ cứ ngồi họ ăn, chứ họ làm biết gì làm ăn nữa. Thành ra ai, ai nuôi họ sau này. Cho nên dân nghèo cứ nghèo hoài à, đâu có làm sao hơn được nữa. Như bây giờ ai cứu nổi? Rồi bây giờ họ cũng không việc làm, rồi cuối cùng họ cũng đói, rồi như không.
Cho nên Thầy nói thật sự, khi mà đóng góp được số tiền mà các con họp nhau vậy, các chùa mà đem về hàng tỷ bạc chứ đâu phải ít đâu. Trong khi đó hàng tỷ bạc chúng ta mở cái gì để người ta cứu trợ được, chứ đâu phải không. Tức là chúng ta sẽ giúp được một số người. Mà bao nhiêu người làm nổi lên bao nhiêu cái nhà máy, thì chúng ta sẽ phục hồi lại những đồng ruộng của họ nè. Chúng ta chỉ đạo cách thức. Những người mà có những học thức về canh nông, kỹ sư canh nông đồ, những người kiến thức họ về, họ điều khiển tất cả những cái sự. Chứ nông dân mình họ đâu có biết đâu. Bởi vì ở bên Mỹ người ta nói khi làm nông dân cũng phải có cấp bằng kỹ sư nữa. Kỹ sư canh nông, nó mới ra làm nông dân mới được. Còn Việt Nam của mình cái ông cày ruộng, ổng cũng ra làm nông dân, cho nên ổng mới đói.
Cho nên vì vậy một cái ông mà kỹ sư canh nông, mà ổng ra ổng điều khiển cái đồng ruộng, thì bây giờ cái đồng ruộng bây lớn đây, họ làm dư sức. Một ông làm dư sức cái đồng ruộng này. Còn bây giờ ở đây, nó phải là hai chục ông nông dân làm chưa hết cái đồng ruộng này, phải không? Mà trong khi làm, hai chục ông nông dân này làm, chứ chưa bằng một người người ta làm. Người ta làm, người ta nuôi cả gia đình của hai chục ông nông dân này mà no mà đủ. Người ta sử dụng máy móc, người ta này kia. Thì cái vốn mà mọi người mà đóng góp làm từ thiện, người ta mở mang những cơ sở. Làm lớn cái cơ sở nông nghiệp ở đây thử coi, thử xem, thì cái sức lao động của nông dân nó giảm xuống biết bao nhiêu.
Thí dụ như bây giờ cái đồng ruộng này, mà cỡ có chiếc trực thăng mà bay ngang nó xịt thuốc rầy, thì nông dân có cần gì mà phải mà bị bệnh thuốc rầy, bị say bị này kia đâu. Nó bay trên trời nó rà xuống vầy nó phun. Nó bay tới bay lui hai vòng, là kể như là trong vòng tích tắc có bao nhiêu phút đồng hồ à, mà cái đồng ruộng này nó xịt đầy đủ không có thiếu chỗ nào, có phải tiện không?
Mà chỉ có mấy cái người mà người ta có học thức, người ta biết và đồng thời người ta kết hợp. Người ta xin viện trợ cho nông dân trong cái cảnh người ta đang đói, bấy giờ cần phải sử dụng cái đồng tiền như vậy. Thì những máy bay mà của quân đội, máy bay trực thăng quân đội nó sẵn sàng hỗ trợ, yểm trợ liền tức khắc. Nó chở mấy cái thùng thuốc rầy đến phun một lát thì đầy hết. Nông dân mình lo làm công chuyện khác, không phải đỡ sao? sản xuất ra cái khác. Con thấy không?
Thầy nói thật sự, Thầy không biết nhưng mà Thầy nghĩ rằng cái nền đạo đức đó phải xây dựng được. Mà trong cái giai đoạn của chúng ta là giai đoạn hiện đại hoá. Khoa học hiện đại hoá đời sống mà, nó không còn mà cái đời sống mà như ngày xưa nữa, tức là phải dùng cái lao động bằng cái sức lao động con người quá. Cho nên, chúng ta sử dụng đồng ruộng, chúng ta có thể bằng cách đem lại cái sự sống cho nông dân rất là giàu.
Rồi từ đó chúng ta mở cái nhà máy chà lúa tại ngay cái địa phương đó, phải không? Gạo lúa của nông dân đem vô đây, nó trở thành là công nhân làm, chứ không phải nông dân làm riêng nữa. Bị vì cái ông kỹ sư này ổng đứng ra ổng tổ chức, thì cả cái đồng ruộng này nó thành ra cái tập thể chứ con. Vô tập thể mà nó không còn là người ta bị buộc vô tập thể. Mà trong khi mà thuỷ tai như vậy đó, thì nó khiến cho người ta đi vào cái tập thể mà rất là, với một cái tổ chức rất hay, mà không có bóc lột trong đó. Bởi vậy người ta nhắm được vào cái hướng từ thiện. Cho nên, khi mà đọc sách Đạo Đức thì Thầy sẽ vẽ ra cái hình ảnh này hết. Vẽ hình ảnh đạo đức để xây dựng đạo đức.
11- DÙNG PHÁP HƯỚNG CÁCH LÌA TÂM SÂN
(53:54) Phật tử 1: Kính bạch Thầy, trước khi con qua đây đó, thì có một lần, con có email con xin phép Thầy rằng có một người bạn thì cũng muốn qua đây tu chung với con. Tại vì trong lúc đó, trong thời gian đó, ảnh gặp một cái hoàn cảnh rất là khó khăn. Nhưng mà khi mà ảnh mua vé máy bay xong rồi, thì ảnh lại được người ta, nghĩa là cho ảnh một cái công việc khác. Vì vậy mà ảnh phải đợi công việc người ta cho ảnh làm. Do đó, ảnh không có qua được với con trong cái kỳ này.
Thì có một cái câu hỏi mà con xin hỏi Thầy để xin Thầy từ bi chỉ dạy cho ảnh. Là lúc xưa đó, ảnh tu theo Mật Tông. Mà ông Thầy Mật Tông đó, thì viết ra những cái câu chú để cho ảnh, ảnh tụng, ảnh tu, ảnh đọc. Chính ông Thầy nhiều khi còn không thuộc cái câu chú bằng anh đó. Tại vì ảnh tu quá là miên mật đi. Nhưng mà không ngờ ảnh tu không biết làm sao là càng ngày cái sân ảnh quá dữ dội. Trong cái kỳ vừa rồi, may là ảnh bị người ta cho ảnh nghỉ, chứ nếu không thì án mạng xảy ra ở trong cái nơi ảnh làm việc.
Thành ra vì vậy, mà bà vợ ảnh là Từ Tâm Tịnh đó thưa Thầy, khuyên ảnh là: “Thôi thì bây giờ anh phải trở lại, với lại học với Hoà thượng, để Hoà thượng chỉ cho anh cách xả tâm như thế nào để cho cái sân của anh nó giảm xuống đi”. Vì vậy mà ảnh muốn qua đây, nhưng mà rất tiếc là ảnh chưa có đủ duyên. Thành ra xin Thầy có cái câu khuyên nào cho anh đó mà giảm được cái lòng sân không?
Trưởng lão: Bây giờ Thầy khuyên như thế này, thì con khi mà qua đó, thì con gặp con nói. Nếu mà có đủ duyên thì về gặp Thầy thì tốt lắm. Nhưng mà không có duyên. Bây giờ vì cái cuộc sống của mình, cho nên như vậy mà về cứ nhắc. Bây giờ mình biết rõ ràng, tâm sân của mình nó mạnh lắm. Cứ dùng cái pháp hướng con nhớ không: “Tâm đừng có sân nữa”.
Phật tử 2: (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Thầy, đây Thầy xin nhận, Thầy cũng ít khi dùng nó lắm nhưng mà cái lòng con.
(56:17) Con về nhắc hằng ngày anh cứ thường phải nhớ, phải nhớ pháp hướng nhắc: “Cái tâm không có sân nữa. Sân là khổ lắm, khổ mình mà khổ người, mà có thể gây án mạng. Từ đây về sau cái tâm đừng có sân”. Cứ nhắc vậy đi, cứ nhắc đừng có sân thôi. Nội bây nhiêu đó thôi. Nhắc riết hết sân thì nó hết tham à. Một cái câu đó thôi cứ nhắc. Nhắc rồi khi nào nó có chuyện gì, cái bắt đầu nó nhảy ra, nó nhắc ảnh đó. Nó nhắc “Đừng có sân”. Thì lúc bấy giờ nó có hiệu quả rồi đó. Mình nhắc riết nó thành ra một cái người, cái người thứ hai của mình. Cho nên cái người này nó sẽ sống vĩnh viễn với mình.
Cho nên con nên về nói, anh bây giờ anh chỉ có mình anh thôi, cho nên sân anh chỉ biết sân thôi, chứ anh không biết gì khác đâu. Anh phải tập anh nhắc, anh nhắc: “Cái tâm không có sân nữa, đừng có sân nữa, sân là khổ”. Anh nhắc nó vậy đi. Thì cứ thỉnh thoảng anh cứ nhắc: “Cái tâm đừng có sân”. Anh tác ý anh nhắc như vậy. Rồi mai kia mốt nọ có điều kiện gì làm cho anh sân thì nó sẽ nhắc anh, cái đó nó sẽ nhắc anh. Và khi mà nó nhắc anh được thì anh hết sân, có vậy thôi. Anh ráng nhắc đi. Nhắc rồi sẽ có một người sẽ nhắc anh. Thì con về con nói.
Thầy sẽ cứu ông bạn của con đó sẽ không còn sân nữa, và đừng có tu tập Mật Tông nữa. Tu tập bị ức chế đó. Niệm chú nó ức chế, bởi vì cố gắng mình niệm, mình rất là chuyên cần, thì cái niệm trong đầu mình nó không có khởi. Mà nó không khởi thì nó bị ức chế, mà cái tâm sân của người này nó đã sẵn rồi. Cho nên càng ức nhiều thì nó lại sân, khi có chuyện nó sân nhiều. Thành ra do bây giờ thì mình tác ý một cái tướng khác, để thực hiện cái tướng khác không còn sân nữa. Thì do đó khi cái tướng này nó thuần thục rồi, có chuyện gì nó nhảy ra nó nhắc mình.
Chứ còn cái lực của mình chưa đủ để mà nó hết sân, nó chưa đâu. Nhưng mà nó nhắc mình rồi, mình hạ xuống, mình dừng xuống. Mình dừng xuống, nó làm cho cái lực của sân nó giảm đi. Mà mỗi lần nó giảm lần ít, lần ít, lần ít, giảm riết cái nó hết. Đó thấy không? Nó nhờ cái người nhắc mà nó làm giảm cái cơn sân, cái lực sân nó giảm đi. Mà cứ nó giảm lần, giảm lần tới khi mà nó hết. Đó! Đây cũng như là mình lấy một cái mình cũng như là mình quét dần, mòn dần hay hoặc là cũng như một cục ngọc mà mình lau dần cái bụi, lau riết cái bụi nó sạch, thì cái cục ngọc nó hiện ra.
Đó, mình lau cho hết cái bụi sân, để sân nó hết thì nó không còn sân nữa. Mà phải lau lần lần, đó thì cái đó là như vậy. Con về con hướng dẫn đi. Thầy nói nếu mà chuyên cần là trong sáu tháng là hết sân đó. Cứ thường xuyên nhắc, nhớ nhắc thôi, thỉnh thoảng nhắc thôi, đang làm thì mình đừng có nhắc. Bây giờ mình không sân nhưng mình cứ nhắc: “Tâm không có có sân nữa, sân là khổ, sân làm khổ mình khổ người, tâm từ đây về sau chừa”. Đó nhắc như vậy, cứ nhớ nhắc như vậy.
Phật tử 1: Dạ con đội ơn Thầy.
12- CÁCH THỨC ĐỐI TRỊ BỆNH TẬT
(59:10) Phật tử 1: Dạ thưa còn một câu hỏi nữa, do bà, coi như là cái này của Từ Tâm Tịnh. Thưa Từ Tâm Tịnh là một thời gian tu Thiền, không biết làm sao mà bị bệnh thận. Cái thận nó coi như là bị không làm việc nữa Thầy. Nếu mà một người thận mà không làm việc nữa đó, thì ở bên Mỹ có thể là dùng phương pháp là lọc thận hay là thay cái quả thận mới của một cái người khác.
Thì trong cái thời gian mà chị bị như vậy thì chị cũng có niệm Phật, có nghĩa là làm mọi cách như uống thuốc này kia, làm mọi cách như là làm việc từ thiện. Không biết là Thầy có cái phương pháp nào chỉ cho chị để cho cái trái thận của chị hoạt động trở lại không?
Trưởng lão: Bây giờ chỉ còn có cái điều kiện là, thứ nhất là mình có những cái phương pháp. Về cái phương pháp thì nó cũng có. Nhưng mà nó ngay cả mà cái sự tu, do cái sự tu mình tập nó sai, nó ảnh hưởng đến trái thận.
Thì bây giờ, thứ nhất là mình đình chỉ lại, mình không tu cái pháp đó nữa. Thí dụ như con mà cái thận con yếu sẵn rồi, con ngồi lâu con cũng bị đau thận, nó không hoạt động đó, ngồi lâu. Thí dụ bây giờ mình ngồi lâu, mình ráng một tiếng, hai tiếng hay ba tiếng đồng hồ mà cái thận mình yếu, nó dễ bị sạn thận mấy con. Nó không có lọc cái hạt sạn đó, chứ không phải không đâu.
Cho nên vì vậy đó cái ngồi là khi nào mà nó ngưng hoạt động đó, thì mình ngồi lâu mới tốt. Mà nó còn hoạt động mà cứ bắt buộc nó ngồi, nó chịu đựng hoài đó, cái thận nó sẽ không tốt, nó không tốt. Cho nên nó cũng có nằm về vấn đề tu sai mà nó ảnh hưởng đến cái phần nội tạng của mình, không cái phần này thì nó cũng đến cái phần khác.
Đó, thì do đó bây giờ chúng ta tu đúng, tu đúng thì coi như là khi đã bị bệnh, thì đầu tiên là mình phải trị thuốc thang. Chứ cái sức của mình không có đủ, để mình đề kháng lại mà chống lại những cái bệnh tật ở trong người. Cái mô bệnh ở trong đó, mình không đủ sức chống lại đâu.
Cho nên mình uống thuốc để cho nó phục hồi lại, nhờ thuốc nó trợ giúp, nó đề kháng hoặc nó phục hồi lại những cái. Nó làm nó cho kích thích, nó làm cho làm việc trở lại, nó thì đầu tiên đó là mình sử dụng thuốc. Cái thứ hai, nếu mà cái thận quá nó không có hoạt động được nữa, nó quá tệ. Thì nó quá tệ, thì mình sẽ như người ta, thì ở ngoài đời thì người ta thay, người ta thay nếu mà điều kiện nó quá tệ. Thì mình cũng nên tập những cái động tác, động tác về cái phần cái cơ thể, mà về phần thận của mình. Mình xoa hay hoặc là mình vận động nó, những phương pháp mà dưỡng sinh đó.
Đồng thời thì mình dùng pháp hướng. Mỗi lần mình vận động như vậy thì mình nhắc pháp hướng, để dùng cái nội lực của tâm của mình: “Cái thận hãy hoạt động trở lại, hoạt động bình thường trở lại”. Mình nhắc nó vậy, mình vô tình mình nhắc nó thôi. Nhưng mà mỗi khi mình nhắc, thì mình có sự hoạt động. Trước khi mình tập những cái phương pháp dưỡng sinh về cái phần cơ thể, cái phần dưới, cái phần thận của mình đó. Thì mỗi khi mình tập luyện như vậy đó, thì mình nhắc trước khi đó mình tập luyện. Thì đồng thời những cái sự co bóp của cơ của mình trong đó, nó làm cho trái thận của mình, nó bắt đầu nó hoạt động, vậy là hết rồi.
Hễ khi mình nhắc là mình phải hoạt động nó, mình phải hoạt động nó. Mình cúi xuống, mình ngửa ra, hoặc mình nghiêng qua, mình ấy lại. Để cho cái phần bàn toạ của mình nó hoạt động, cái phần của cái thận, bàng quang của mình đó nó động, nó động ở trong đó. Thì khi mình nhắc, thì mình lúc lắc thì nó động rồi. Nó động thì coi như nó phải hoạt động. Chứ đừng có ngồi im. Ngồi im tức là nó bị cô đọng lại, nó không hoạt động, con hiểu chưa? Cho nên khi mình hướng tâm mình nhắc, để cho nhờ cái tâm lực nó dẫn dắt cho cái thận nó hoạt động lại. Thì một thời gian, nếu bền chí thì chừng một tháng đến ba tháng, thì coi như nó bình thường nó không đau nữa, con.
(1:03:27) À! Nhưng mà nhớ là trong khi đó, thì cái người đó phải sống trong những cái lúc mà mình điều trị bệnh vậy đó, mình sống cái đời sống thanh tịnh con. Mình ăn chay, mình đừng ăn thịt chúng sanh nữa, để nó giảm thiểu cái sự đau khổ của chúng sanh. Trong những ngày nào đó, mình lấy cái ngày đó mình Thọ Bát Quan Trai thì ngày đó mình luyện tập là hay lắm. Vì đó là cái lời của đức Phật dạy, mình muốn ước nguyện một cái điều gì được, thì mình phải sống cái đời sống thanh tịnh, đời sống giới luật. Thì mình ước nguyện sẽ được và đồng thời mình ước nguyện bằng cách mình có hành động đúng. Tức là mình thắp đuốc lên mà đi đó. Tự mình hoạt động cho nó, thì nó sẽ hoạt động trở lại, chứ đừng ngồi im, ngồi im thì không được. Thí dụ bây giờ Thầy bảo, cái thận không hoạt động mà Thầy cứ ngồi im lìm vậy, Thầy không nhúc nhích nó chút nào thì nó làm sao nó hoạt động? Thầy phải hoạt động.
Con nhớ về hướng dẫn cho cái người bạn con, để cho họ biết cách và từ đây về sau thì họ đừng có tu Thiền đó nữa. Bởi vì tu thì coi như nó bị một cái vết, bây giờ mình tu thì nó trở lại cũ. Còn mình xả, mình không tu nữa, mình thấy cái đó sai đưa đến bệnh tật rồi. Còn cái gì mà đưa đến cho mình được giải thoát, thì mình tiếp tục mình tu, mà đưa đến cái sự không giải thoát thì mình bỏ. Đừng có cố chấp, mình đừng có bị cái kiến chấp nó, cho nó là hay. Mà tại mình tu chưa tới, đừng nghe những cái lời đó. Khi mình đã bị bệnh rồi, thì nó là cái pháp sai. Nó không hợp với mình rồi, thì mình bỏ, mình tu tập cái có lợi ích.
Thà là mình đừng tu, mà đã tu thì phải tu có lợi ích. Cũng như mình không làm thì thôi, mà mình làm thì phải làm cho nó có lợi ích. Như bây giờ con làm công không, mà con không có ăn gì hết, thì con làm, làm gì đây, thấy không? Còn bây giờ con làm ít ra con cũng phải nhận được thù lao, con phải nhận có cái lương hưởng con mới làm chứ, thì nó có nó làm. Còn bây giờ con tu mà nó không lợi ích cho con, mà nó còn có hại cho con thêm, thì con tu làm gì? Do cái chỗ đó nhận xét, cho nên đức Phật nói: “Đừng có tin gì hết mà hãy tin cái gì mình làm có lợi ích cho mình, cho người thì mình làm”. Ngay cả lời của đức Phật nói mình cũng đừng có tin nữa.
Nhưng mà lời ông Phật nói mình làm coi nó có lợi ích không, nó có lợi ích thì mình tin mình làm. Chứ đừng có tin Thầy tổ; đừng có tin kinh điển; đừng có tin cái truyền thuyết; đừng có tin cái người có uy quyền hay hoặc là tin những cái bậc Sa môn. Đức Phật dạy mình mười cái điều không có tin mà. Mà tin cái gì mình làm có lợi cho mình. Cho nên Thầy nói bây giờ không lẽ mình đi làm lao công, mà người ta không trả lương, mà cứ làm cho người ta không. Mình không có lợi gì hết, mình nhịn đói làm cho người ta nữa, thì chuyện đó không ai làm đâu. Thì mình tu cũng vậy, tu phải có lợi, tu không có lợi mình đừng tu.
13- SỐNG ĐẠO ĐỨC ĐỂ CHUYỂN NHÂN QUẢ KHỔ TRONG GIA ĐÌNH
(1:06:04) Phật tử 1: Con xin đội ơn Thầy, dạ con biết giờ nó cũng trễ rồi, xin trước khi con về, không biết là Thầy có nhắn nhủ gì cho anh em, các anh em trong nhóm Nguyên Thủy của chúng con không?
Trưởng lão: Có chứ! Thầy sẽ nhắc, mấy con về nhắc lại trong nhóm Nguyên Thuỷ của mấy con: “Hãy ráng sống một đời sống đạo đức, không làm khổ mình, khổ người”. Nhất là những người trong gia đình của mình là những người gần nhất, mình không nên được làm khổ.
Nghĩa là dù bất cứ cách gì, một tiếng xin lỗi của mình đối với vợ con, không có thiệt thòi chỗ nào hết đâu. Cũng như người vợ hay hoặc con mà xin lỗi ba, hay xin lỗi chồng mình không có thiệt thòi chỗ nào hết. Khi mình thấy cái điều đó đã làm buồn lòng người khác thì mình xin lỗi. Thì nó làm cho người ta vui trở lại, thì đó là mình đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình. Các con nhớ điều đó!
Nhất là những người trong gia đình của mình, mình phải cần khắc phục, đem lại hạnh phúc cho nhau. Bởi vì nó là cái cộng nghiệp của nhân quả. Mà mình đã không chuyển được cái nhân quả ác, mà để tạo cái nhân quả thiện cho cuộc sống cho mình, thì đó là mình không có đủ trí tuệ. Còn mình sống mình đủ trí tuệ, mình chuyển cái ác, làm cho cái gia đình của mình đừng khổ nữa, thì cái đó là cái hay nhất của đạo Phật. Mà các con là nhóm Nguyên Thuỷ của Phật phải sống như vậy mới là hạnh phúc, mới là xứng đáng là đệ tử của Phật. Thầy khuyên như vậy.
Nhớ từng chút, từng chút mỗi mỗi, lỡ có một cái lời nói, một cái hành động nào đó mà làm buồn phiền lòng nhau thì nên xin lỗi nhau, không có mất mát cái chỗ nào hết. Mà chính nó lại nâng cao cái giá trị cho mình, biết hạ mình xuống để tìm hạnh phúc cho nhau thì điều đó hay nhất. Chứ đừng có nghĩ rằng tôi phải, tôi đúng như thế này mà biểu tôi xin lỗi là không được. Chừng nào tôi lầm lỗi, tôi mới xin thì cái điều đó không phải. Dù có lỗi hay không lỗi mà có đau khổ thì trong đó phải có lỗi, con hiểu chưa?
Cho nên mình xin lỗi, để làm cho cuộc sống nó an ổn. Từ đó người ta sẽ thấy được, đứng trên góc độ mình chuyển được cái nhân quả khổ, chứ không phải người này lỗi mà người kia lỗi. Mà đây là nhân quả, cái quả khổ chứ không phải là các con làm khổ cho nhau, các con hiểu không? Cái nhân quả.
Mà cái nhân quả từ đâu có? Từ miệng các con, từ hành động các con, vì vậy mà nó vô tình, các con nói ra một lời nói, làm cho người khác buồn. Thì nó là nhân quả mà. Mà các con không có chuyển nó bằng cái câu xin lỗi của các con và bằng cái mà các con không sửa những cái lỗi của mình, cái lời nói của mình, mai mốt đừng nói lại nữa, các con hiểu không?
Đó là mình chuyển nhân quả mình, để đem lại cái nhân, cái quả tốt, cái quả thiện, cái quả giải thoát. Tức là mình chuyển cái quả ác chứ gì? để mình sống toàn thiện chứ gì? Thì đó là các con đã biết sống nhân quả. Thầy khuyên các con làm điều đó thì các con nghe lời Thầy, thì Thầy nói người nào là đệ tử của Thầy cũng hạnh phúc, không có người nào khổ nữa, Thầy mang đến cái một cái đời sống cho các con tràn trề những cái sự giải thoát, tràn trề những cái sự hạnh phúc, mà từ lâu các con chưa tìm được. Hôm nay, Thầy mang cho các con, để các con tìm được cái hạnh phúc của cuộc sống của các con, đấy là cũng hạnh phúc rồi, các con. Các con nghe lời Thầy các con phải làm được.
Trước khi có điều gì, có chuyện gì buồn mà tức, thì các con nhớ lời Thầy, xin lỗi không có mất mát chỗ nào hết đâu, mà nó chuyển nhân quả. Các con hãy thấy nó là nhân quả, chứ đừng có thấy nó đúng. Mà các con thấy đúng, các con không dám xin lỗi đâu các con. Mình đúng mà mình xin lỗi gì, thì không phải đâu. Xin lỗi để mà chuyển nhân quả các con, các con nhớ kỹ. Những cái lời nói này, các con sẽ truyền đạt lại cho anh em trong nhóm của các con để họ biết. Chứ họ thấy họ đâu có lỗi gì đâu mà phải xin lỗi. Nhưng mà cái lỗi của nhân quả, chứ không phải là cái lỗi của các con.
Cái nhân quả mình đã sống cộng nghiệp đó, thì cái nhân quả nó đang chi phối mình từng chút, vô tình mình không có cảnh giác được. Mình nói cái lời nói, cái lời nói đúng chứ không phải lời nói sai đâu con. Nhưng mà cái người nghe cái lời nói đó, làm cho người ta đau khổ. Cái đúng của mình mà cái đau khổ của người khác thì nhân quả, chứ nó không phải chuyện thường.
Đó thì cho nên vì vậy mà Thầy bảo là các con cố gắng mà chuyển cái nhân quả đi, đừng có thấy lỗi thấy phải gì hết, mà hãy thấy nó là nhân quả để chuyển nó. Hễ có khổ trong đó, có buồn, có phiền não, có buồn một chút là các con biết đó là nhân quả, hãy mau mau chuyển. Khéo léo chuyển xả nó đi, thì các con hạnh phúc. Tu là như vậy đó.
Mà các con luôn luôn, các con sống hạnh phúc, các con sống không có làm phiền nhau, thì đó là các con, tâm các con thấy như thế nào? An lạc! Mà an lạc thì các con hàng ngày, các con lại sống để quét sạch những cái mầm lậu hoặc, cái mầm tái sanh luân hồi của mình. Tức là một ngày các con làm Phật, là các con quét những cái vi tế đi. Thì nó đúng tới cái duyên mà nó đúng rồi, thì cái tâm nó không phóng dật nữa, thì chừng đó các con đã thành tựu chứ gì. Thì mình cứ sống, mình cứ mình sống, rồi mình tập tu như vậy. Mình sống đến một ngày nào đó, nó đúng lúc thì các con sẽ có đủ duyên, các con sẽ gặp lại Thầy.
(1:11:12) Gặp lại Thầy thì Thầy dạy các con cách thức nhập Định. Chứ các con nhập xong, các con làm chủ. Thì thôi bây giờ cuộc đời của mình nó muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Ai chửi mình như cục đất rồi, đâu có giận hờn ai nữa, thì bây giờ còn tu cái gì mấy con? Như Phật tại thế rồi còn cái gì mà tu? Cho nên, lúc bấy giờ có ai làm động được mình đâu? Mình coi như là mang cái lốt người nhưng mà cái tâm hồn là tâm hồn Thánh rồi, không ai mà xâm chiếm mình được nữa rồi đó.
À, bây giờ tới giờ mà sắp sửa chết, thì các con nói: “Bây giờ con sẽ thấy rằng cái duyên của con hết, thôi vợ con ở lại, còn những cái nhân quả phải trả cho hết, đừng có làm khổ cho nhau nữa”. Con khuyên lời nói rồi, ra đi tự tại. Nghĩa là vợ, con hãy cố gắng mà thực hiện được như vậy, để cho mọi người họ sẽ nương theo cái chỗ mà tự tại của mình, họ cố gắng họ tu.
Thì các con, ví dụ như con bây giờ là làm chồng nè, rồi làm cha ở trong gia đình nè, mà các con làm vậy, các con nó phục, nó mến ghê lắm, vợ con cũng kính phục. Sau khi ảnh mất ra đi rồi, mình phải nỗ lực để cho mình gặp ảnh trong Niết Bàn chớ, phải không con?
Không lẽ bây giờ, vợ chồng chung sống với nhau một cái thời gian như thế này, bây giờ ảnh mất đi, mình không biết ảnh đi đâu. Thầy đã nói rồi mà, nghĩa là chỉ có mình tu tập, thì mình sẽ gặp nhau trong Niết Bàn. Tại vì ảnh tự tại như vậy, chắc chắn là ảnh phải ở Niết Bàn, chứ còn ở chỗ nào phải không? Mà bây giờ mình cũng đi được vào chỗ đó. Thì mình đang sống, mình cũng biết chỗ đó thì cũng gặp ảnh được rồi. Thì tới chừng chết cũng ở đó chứ đâu, có gì đâu mà xa cách nhau, có đâu là chia cắt nhau đâu, chia lìa nhau đâu.
Cho nên mình chỉ tu, tu để mà gặp nhau. Và đồng thời con cái của mình nó thấy cha mẹ như vậy, nó cũng nỗ lực tu thì cả vợ, chồng, con cái đều gặp nhau trong một chỗ. Hạnh phúc đó chứ, cả gia đình của mình. Thành ra cái nghiệp lực nhân quả cuối cùng thì chúng ta đều gặp nhau trên một điểm của Phật pháp con. Một điểm sống của Phật pháp để giúp cho gia đình chúng ta không còn chia cắt nhau nữa. Đó, thì phải hạnh phúc không các con? Cho nên ráng đi, có Thầy thì Thầy nhắc nhở.
Nhưng mà con thấy rõ ràng là kết quả cuộc sống các con mà từ ở trong gia đình phải không? Trước khi chưa biết, thì các con thấy các con có những cái khổ. Mà sau khi mà biết cách tu rồi, các con thấy các con xả tâm. Rồi các con đem lại cái niềm vui cả gia đình của mình, rồi cả trong cái việc, trong công sở của mình làm việc chung nhau nữa, mình thấy hạnh phúc lắm. Thật sự mà. Mà đó là chưa, nó đây là mới cuộc sống thôi, mới có sống đạo đức thôi chứ chưa sâu đâu, nó còn nữa.
14- NHỮNG VIÊN NGỌC QUÝ CỦA PHẬT
(01:13:41) Từ đây về sau các con còn tập Thọ Bát Quan Trai, rồi các con quét những cái vi tế trong tâm của mình ra nữa. Quét riết rồi Thầy nói, quét riết mà sạch rác thôi. Mà rác sạch thì nó thanh tịnh chứ gì. Bởi vì trong cái bụng của mình, bây giờ cái đầu của mình rác nó nhiều lắm, mình quét chưa hết đâu. Mình dọn được những cái rác rến mà nó khô, nó lớn. Cọng rác mà nó to lớn đó mình hốt được mớ rồi, mình thấy nó an ổn ghê. Rồi bây giờ mình quét những cái vi tế để cho sạch bóng nữa, trời ơi! Còn biết bao nhiêu? Nó mầu nhiệm ghê gớm lắm phải không? (1:14:14) Con thấy mình tu tới đâu mình thấy có kết quả tới đó con. Cái đó là cái niềm tin của mình thật sự con.
Thầy nói bây giờ mình ngồi bảy tám ngày mà tâm mình còn sân, thôi con dẹp cái đó đi, nó không có lợi ích đâu. Còn bây giờ mình tu mà mình thấy mình xả từng chút, từng chút, mình biết nhẫn, tùy thuận, bằng lòng, vui vẻ không làm khổ người. Mọi lần mình hay nói tiếng nói nó ồn náo, hay hoặc là hét la, giận dữ. Nay nó khác xa rồi thì mình có tiến bộ rồi chứ. Cái này là cái sách tấn các con tu lắm đó. Nó có giải thoát thật sự, nó đem lại hạnh phúc cho mấy con thật.
Cho nên khi mà Thầy tu được rồi, Thầy biết Phật pháp hay quá. Cho nên Thầy thấy cái nền đạo đức của Phật thiệt quan trọng. Đúng là cái đạo Phật ra đời để giúp cho con người, mà người ta không biết, người ta lại ném bỏ nó đi, thiệt! Nếu mà cuộc đời Thầy mà không làm nó sống lại thì người ta đã phí cái của báu của người ta. Con người đã phí của báu mà không biết, cứ đi lấy cái rác rến mà coi nó là báu, mà cái vật báu lại ném bỏ ở đống rác chứ.
Cho nên Thầy móc ra. các con thấy Thầy móc ra cái đống rác. Từ trong đống rác, Thầy móc ra những cái viên ngọc quý của Phật. Rồi từ đó các con sống, các con thấy nó quý thật sự. Mà người nào mà được mà hưởng cái viên ngọc quý đó, mặc dù nó chưa trọn đó, nhưng mà vẫn thấy nó quý, nó giúp cho đời sống mình an lạc các con. Cho nên các con thấy, cái kết quả mà các con trình cho Thầy, Thầy cũng mừng là vì các con đã tu đúng, tập đúng những cái lời Thầy dạy. Tuy rằng không được gặp Thầy, nhưng mà qua kinh sách, nghe lời Thầy dạy, thì các con cũng thực hiện nó cũng đem đến kết quả.
Nhưng mà nó có những cái sai, nhưng mà cái sai nó không đến đỗi mà các con đi lạc đường, dù mất thì giờ. Chẳng hạn bây giờ các con ngồi một, hai tiếng đồng hồ mà quán rồi thở vậy đó, chứ không có ích lợi nhiều đâu, nó làm cho các con mệt sức thêm. Khi mà về đây thì coi như là ngăn chặn bớt cái này đi, rồi bắt đầu mình tu học, rồi mình tập Thọ Bát Quan Trai thôi. Và vì vậy đó thì thấy cách thức của mình đúng, chừng đó đó sẽ quét thôi. Có vậy thôi.
15- GIÚP PHỔ BIẾN ĐẠO ĐỨC ĐỂ ĐEM LẠI HẠNH PHÚC CHO ĐỜI
(1:16:30) Phật tử 2: Dạ thưa Thầy con còn một câu hỏi cuối, dạ thưa cháu gái, con gái con thì mỗi tháng, cháu đều cho tụi con một ít tiền nhưng mà con thì con không muốn dùng của cháu, thì con có thể dùng cái tiền đó để con cúng dường hay làm cái việc khác dùm cháu, thay cháu làm việc đó được không?
Trưởng lão: Được chớ, con nên nhớ rằng, bây giờ cháu cho con, cúng dường cho con. Nó làm việc nó có tiền, mỗi tháng nó cho con một ít, một ít xài. “Được rồi mẹ sẽ xài, nhưng mà mẹ xài cái đồng tiền của con, mẹ xài cái đồng tiền của con rất quý, tại vì cái lòng hiếu con thương mẹ. Bây giờ con làm được, con cho mẹ, mẹ nhận cái lòng của con, mẹ giữ cái tiền này. Để khi nào mà mẹ thấy rằng cái đồng tiền này, bây giờ mẹ đâu có thèm khát cái gì đâu. Quần áo mẹ cũng không có thích nhiều đâu, phải không? Bây giờ mẹ để cái số tiền con cho mẹ, là cái số tiền của con dành dụm, là cái lòng hiếu của con. Mẹ sẽ tích lũy cái lòng hiếu của con, để làm cho cái hiếu lớn, để làm cái hiếu lớn”. Cái hiếu lớn như thế nào con biết không?
Con sẽ nói với cháu, à bây giờ, thí dụ như bây giờ Thầy viết cái bộ sách Đạo Đức: “Mẹ sẽ bỏ toàn bộ cái tiền này để cho tất cả mọi đứa con ở trên xã hội này, nó sẽ hiếu với mẹ nó, thì đó là cái hiếu lớn. Con hiếu với mẹ nó nhỏ. Nhưng mà cái cuốn sách Đạo Đức này mà do cái đồng tiền hiếu của con, mà được in ra cho bao nhiêu đứa con, mà nó hiếu với mẹ cũng như mà con hiếu với mẹ, thấy không? Thì đó là hiếu lớn, con hiểu chưa? Mẹ sẽ giúp con, sẽ làm cái việc hiếu lớn”. Con thấy chưa, thấy không? đó là con sẽ nói với nó.
Vậy hàng tháng nó cứ cho con, con cứ nhận đi, nhận đi. Con sẽ dành lại đó. Rồi khi nào mà cái bộ sách Đạo Đức ra đời, con sẽ thấy nó là cái lợi ích rất lớn để biến những đứa con bất hiếu sẽ thành đứa có hiếu. Thì lúc bấy giờ cái đồng tiền đó bỏ vào in kinh sách này sẽ lợi ích thôi. Đứa con bất hiếu, đứa con chưa biết hiếu nó sẽ hiếu, đó thì nó là hiếu lớn. Nhiều người hiếu thì phải là hiếu lớn chớ. Một đứa con hiếu thì hiếu nhỏ. Nhưng mà bây giờ cả những đứa con ở trên cái đất nước Việt Nam này nó hiếu với cha mẹ nó hết thì phải hiếu lớn chứ. Rồi bây giờ trên hành tinh này mà đứa con của người nào cũng hiếu với họ hết thì nó là hiếu lớn nữa. Thì lúc bấy giờ là con người mình hạnh phúc không? Con mà nó hiếu với mẹ với cha thì mình hạnh phúc quá.
Phật tử 1: Con xin đội ơn Thầy.
Trưởng lão: Rồi bây giờ mấy con hỏi Thầy gì nữa không?
Phật tử: Dạ chắc chắc đủ rồi.
Trưởng lão: Đủ rồi phải không? Thôi bây giờ Thầy nhận mấy cái này, phải không? Để rồi Thầy sẽ trả lời. Rồi Thầy sẽ viết cái này, rồi Thầy sẽ trao cho con, rồi kinh sách Thầy gửi. Con sẽ cố gắng đem về bển để mà trao cho anh, chị, em với trong cái Tu viện Như Lai ở bên đó, mà Hạnh Tâm đã email gửi bên đây cho Thầy biết đó. Kim Tiên đó.
Rồi bắt đầu thì các con cố gắng mang về gửi cho nó. Nó gửi vào cái Tu viện nó cho quý sư ở đó. Đó là cái tu viện của Nguyên Thuỷ đó, mà nó thường vô đó. Người ta cho nó cái thất, nó nhập nó tu đó. Giờ người ta muốn tìm hiểu, thì thôi giờ cái duyên như vậy thì mình cũng cho họ một số ít kinh sách, cho họ tìm hiểu họ tu tập, giúp cho họ. Thì thôi bây giờ Thầy nghỉ mấy con.
Phật tử 1: Thầy cho con lạy Thầy.
Trưởng lão: Thôi mấy con, xá Thầy thôi.
HẾT BĂNG