III- TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
Tâm có một giá trị hay không là do ở chỗ rộng hẹp của nó. Muốn tâm có giá trị thì phải trau dồi, tập sống được như tâm Phật, tâm thương chúng sanh rộng lớn vô bờ, vô biên.
Đó, mình phải tập sao cái tâm của mình rộng lớn được như vậy, trau dồi cho nó rộng lớn được như vậy thì mình mới thấy cái chỗ dứt ác, mà thể hiện thiện thì mới có thể được, mà tâm mà không thương yêu chúng sanh thì khó mà có thể dứt ác được. Bởi vì lúc người ta chửi mình ấy, thì đâu phải như một con vật bình thường kia hoặc là người bình thường kia cho nên chúng ta thấy thương dễ. Lúc mà người ta chửi mình chưa chắc đã là thương được. Nhưng tại sao mà người ta tu tập cái lòng từ đó, mà khi người khác chửi mình, mình thương họ được thì cái đó mới là đối trị được cái tâm sân. Cho nên chúng ta sẽ lần lượt, chúng ta sẽ trau dồi được thân tâm chúng ta bằng cách nào cho đúng pháp. Chứ không biết ấy, hầu hết là quý thầy cũng học Tứ Vô Lượng Tâm nhưng không biết cách thức trau dồi, cho nên tới bây giờ tâm từ của quý thầy có nói có thương không? Chắc chắn là tui đã biết nó như vậy, nhưng bây giờ chưa chắc tui đã thương khi mà người ta chửi tui. Đó, Thầy nói như vậy để quý thầy suy ngẫm lại cái con đường mà Thầy dẫn dắt quý thầy phải tập luyện từng chút. Tu là phải chịu khó tập luyện chứ đâu phải tu mà Thầy nói ran cổ họng Thầy nhưng mà quý thầy nghe rồi về để chơi thì chắc chắn là Thầy mệt mỏi quá. Nói để cho quý thầy về mà rèn luyện, trui luyện từng chút cái tâm của mình, để cho nó được từ, được bi, được hỷ, được xả, thì như vậy nó mới lợi ích cho quý thầy, nó mới giải thoát. Còn nếu mà Thầy nói để quý thầy mà nghe chơi thì thiệt là mệt mỏi cho Thầy. Cho nên Thầy thấy quá khó. Chớ không phải biết ai là người nghe Thầy, ai là người không nghe, mà nghe để chơi cho nên cái đó là cái mệt mỏi.
Như Phật đã dạy, khi vào với đạo Phật, điều tiên quyết quý thầy phải thông hiểu. Đó thì như Thầy đã đem một số điều thông hiểu cho quý thầy rồi đó, những cái bài giảng trước là đem cho sự thông hiểu đó, chứ chưa phải là sự tu tập. Cho nên Chánh Đức nói câu nói rất rõ ràng: “Thầy cho con cái địa danh, chứ chưa cho con cái địa chỉ”. Đúng vậy! Mình phải thông hiểu tức là mình phải thông hiểu cái tỉnh đó, nơi đó ra sao, cái địa danh đó như thế nào, thế nào... Mình phải thông hiểu tổng quát nó hết đi, rồi bây giờ bắt đầu cho địa chỉ để đến cái nhà đó. Đó, thì như vậy là một cái điều mà Thầy đã mở ra một cái vòng để cho thông hiểu đó, rồi tới đây chúng ta sẽ trau dồi, thì tức là cái địa chỉ để chúng ta đến nhà. Đây là cái bắt đầu để nhìn vào cái địa chỉ chúng ta đi, sau đó phải trau dồi, rồi tu tập và đoạn dứt. Đó, lần lượt, khi đó rồi trau dồi, rồi tiếp tục tu tập, rồi mới đoạn dứt nó.
Bây giờ quý thầy phải thông hiểu Tứ Vô Lượng Tâm như thế nào? Bây giờ mình nghe nói Tứ Vô Lượng Tâm, mình không biết tên họ nó là gì hết, không biết nó là sao hết, mình không hiểu nó là cái gì nữa thì như vậy là chỉ cái danh từ suông thôi. Cho nên mình cần phải hiểu thêm nó.
Tứ là bốn, Vô Lượng Tâm là bốn tâm rộng lớn mênh mông, phủ trùm tất cả chúng sanh, không thể lường, tính được. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm, là cái nghĩa của nó, là cái tâm rộng lớn phủ trùm tất cả chúng sanh, không thể tính lường được chỗ nào hết, nghĩa là vô bờ bến.
Vô lượng tâm là tâm vô cùng rộng lớn, thoátra khỏi mọi sự ràng buộc các dây mơ rễ má của mọi tâm lý tình cảm, thương ghét, giận hờn, tị hiềm, kiêu căng, nghi ngờ, ngã mạn của phàm phu, phá vỡ tà kiến, thân kiến, chấp kiến trước mọi trí tuệ mê mờ, lầm lạc.Đó là cái tâm nó như vậy đó. Nó làm cho chúng ta, cái thứ nhất là chúng ta hiểu nó rộng lớn mênh mông; cái thứ hai, nó rộng lớn mà thoát ra ngoài những sự ràng buộc của những sự trói buộc tình cảm của chúng ta, rồi nó thoát ra ngoài những thương ghét giận hờn, tỵ hiềm, kiêu căng, ngã mạn, mà nó còn thoát ra ngoài những tà kiến, thân kiến, chấp kiến trước mọi trí tuệ mê mờ, lầm lạc. Đó, chúng ta trau dồi nó, để mà chúng ta thấy được, chúng ta thoát ra được, cho nên nó rộng lớn như vậy, nó phải phủ trùm hết, nó phải hiểu biết, nó rộng lớn cho nên không có một tà kiến, không có một tình cảm nào mà có thể xen vào Tứ Vô Lượng Tâm này được. Chứ không phải là chúng ta tu Tứ Vô Lượng Tâm mà chúng ta hiểu một cách cạn cợt thì chúng ta làm sao mà rộng lớn được như vậy. Cho nên chúng ta càng trau dồi nó, càng ngày càng trau dồi nó thì nó càng rộng lớn và càng rộng lớn thì sự hiểu biết của chúng ta càng rộng lớn. Cho nên từ đó mà chúng ta mới thực hiện được cái tâm vô ngã, chứ đâu phải là dễ. Nếu không có bốn cái tâm này Từ - Bi - Hỷ - Xả, khó mà chúng ta thực hiện được tâm vô ngã.
Vô Lượng Tâm còn có nghĩa là đẳng tâm, là tâm bình đẳng. Tâm này tự nhiên, không so đo, cao thấp, hơn kém, phổ biến, ban rải mọi nơi, mọi chỗ, không giới hạn.Nghĩa là cái tâm bình đẳng, không có thấy người đó hơn mình, không có thấy mình hơn người đó, người nào cũng bình đẳng hết, từ con vật nhỏ tí ti cũng bình đẳng với mình, nghĩa là xem nó như mình chớ không thấy nó là con vật nhỏ. Còn chúng ta hở ra chút thì thấy có lớn, có nhỏ, đối xử với nhau nghe có khác lạ. Thấy con kiến thì mình đối xử như một con vật, chớ còn cái người mà tâm vô lượng này thì họ đối xử con vật như chính đối xử với một con người khác. Đó là những cái định nghĩa để chúng ta thấy được cái tâm vô lượng nó rộng lớn như vậy, nó vượt thoát mọi tà kiến, chớ không phải hẹp hòi ở trong chữ ban rải đối với chúng ta thương yêu một cách cạn cợt. Khi mà hiểu biết được như vậy ấy, thì chúng ta hãy cố gắng mà trau dồi nó, làm cho nó được rộng lớn như vậy.
Do trau dồi tâm bình đẳng này làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh thoát khổ, nên tâm này có công năng mang đến cho con người vô lượng phước báu. Nghĩa là trau dồi cái tâm bình đẳng này thì không bao giờ làm phiền lòng người nào hết, bởi vì mình biết ai cũng như mình hết, mình biết ai cũng thọ khổ, ai cũng như mình hết cho nên trước cái khổ của họ thì mình dùng tâm bi liền tức khắc. Người ta đang tức giận mình, thì ngay đó là tâm bi mình phải thực hiện liền. Như Thầy đã dạy, tâm từ là khi người ta bình thường, người ta không giận, không hờn gì hết thì tâm từ của mình đối xử mọi người rất là kính trọng họ, rất là cung kính họ, luôn luôn không bao giờ nói một lời nặng với họ, đó là tâm từ. Còn tâm bi, khi thấy người ta giận thì ngay đó là biết người ta khổ, do đó mình thực hiện tâm bi là trước cái khổ của người khác, một người đang bị bệnh, một người đang bị tai nạn thì mình mới dùng tâm bi. Tới cái chỗ đó Thầy sẽ dạy rất kĩ cho quý thầy thấy để mà chúng ta trau dồi tâm bi như thế nào, mà tâm từ như thế nào.
Mà nếu cái tâm Tứ Vô Lượng Tâm này, cái tâm bình đẳng này mà chúng ta đã trau dồi được nó thì cái thế giới này, cái con người này là hưởng hạnh phúc, an vui, thanh bình, không bao giờ mà có chiến tranh, có giặc giã nữa hết. Bởi vì, chúng ta từ con vật mà chúng ta còn biết thương y như mình thì thử hỏi con người làm sao chúng ta không thương hơn? Con người đã thông cảm nhau những nỗi khổ của nhau trong cuộc sống, có đâu mà lại tranh giành giết nhau. Cho nên cái tâm từ nó biến chúng ta trở thành một con người chung của mỗi con người.
Bốn tâm vô lượng này không những làm lợi ích cho chúng sanh an lành, hạnh phúc mà còn ban rải cho mọi nhà, mọi nước và cả thế giới trật tự, an ninh, thanh bình, không chiến tranh. Vô lượng ở đây quý thầy phải hiểu nghĩa của nó bao hàm nhiều nghĩa. Nghĩa chữ vô lượng ở đây nó bao hàm nhiều cái nghĩa của nó chứ không phải như hồi nãy Thầy nói tổng quát, chung chung để cho quý thầy thấy cái vô lượng của nó. Nhưng ở đây chúng ta phải phân ra, chúng ta thấy được nó có mấy cái nghĩa của nó ở trong cái bao hàm đó.
1- Vô lượng nhân lành: nóđem lại cái nhân lành cho mọi người, nó không làm cho mọi người đem cái nhân ác. Chẳng hạn một người chửi Thầy, Thầy nhịn, Thầy nhẫn, Thầy không bao giờ chửi lại họ, mà Thầy còn xuống nước Thầy năn nỉ họ, làm cho họ mát lòng, mát dạ, tức là gieo cái nhân lành cho họ, họ không còn chửi Thầy nữa. Đó là vô lượng nhân lành, còn chúng ta thấy người ta chửi mình thì mình chửi lại đó, đó là cái nhân ác, nó tiếp tục cái nhân ác nữa.
2- Vô lượng quả đẹp: Nghĩa làluôn luôn nó đem đến cho cuộc sống của chúng ta luôn luôn đẹp đẽ, không bao giờ có sự phiền toái trong đó, cho nên gọi là vô lượng quả đẹp, đến đâu thì nó đem cái đẹp đẽ đến đó, cái an vui đến đó.
3- Vô lượng chúng sanh: Đối với chúng sanh nào cũng được an lành, cũng được đẹp đẽ hết chứ không phải có con người không, mà có cả con loài vật. Thầy ví dụ, như chúng ta mà có những cáiy áo mà bị một bầy kiến vào, thì lúc bấy giờ chúng ta thực hiện tâm từ thì không bao giờ mà chúng ta hề hấn đến cái sinh mạng của con vật. Chúng ta nghĩ tiếc bộ quần áo, y áo của mình, đem mà đập, giũ biết bao nhiêu là con vật chết? Như vậy là quý thầy có trau dồi tâm từ ở đâu? Loài vật nó đâu biết, trời mưa, trời gió nó mới vô đó để mà nó nằm, nó ẩn núp, ẩn mưa, ẩn gió, ẩn lạnh. Chúng ta không có thương, không nghĩ đến cảnh khổ, bây giờ giả dụ như mình ở ngoài trời kia, mà trời mưa trời gió chúng ta có chịu nổi không? Thì con kiến nó nhỏ nhít hơn, nó lạnh lẽo mà nó trốn, nó sợ nước trôi nó chết đi, nó quá sợ nó bu vô nhà chúng ta. Thì chúng ta có sợ nó thì chúng ta tìm cách ngăn ngừa nó trước đi, nó không vô nó đi chỗ khác nó lánh thân nó, đằng này để cho nó bò ngập nhà mình lên rồi bắt đầu mà quét, mà đùa, mà hốt, mà đốt, mà giãy thì thử hỏi tâm từ của chúng ta chỗ nào, như vậy có đau khổ chúng sanh không? Như vậy là không có vô lượng chúng sanh được.
4- Vô lượng thế giới:Nghĩa là tất cả thế giới, không phải trong cái thế giới của chúng ta không mà cả thế giới trùng trùng điệp điệp trên không gian này, thế giới nào chúng ta cũng phủ trùm hết.
5- Vô lượng đời kiếp: Nghĩa là từ kiếp này đến kiếp khác, tức là vô lượng thế giới - nói về không gian, mà vô lượng đời kiếp nói về thời gian. Nghĩa là kiếp nào, đời nào nó cũng đẹp đẽ, cũng tốt đẹp, đem đến cho mọi người, mọi sinh vật ở trên thế giới này đều được an lành, đều được tốt.
Đó là năm cái điều kiện mà nó bao hàm cái nghĩa của nó, rộng đẹp như vậy.
Bây giờ Thầy nói về thành phần của bốn cái tâm vô lượng này. Thành phần và hành tướng của bốn tâm vô lượng là:
1- Từ vô lượng
2- Bi vô lượng
3- Hỷ vô lượng
4- Xả vô lượng