Skip directly to content

II- HÓA SANH VÀ NGHIỆP KHÔNG THAM SÂN SI

... Nếu bị lạnh quá thì cái trứng nó bị ung. Trong ống nghiệm người ta cũng phải giữ cái nhiệt độ, ôn độ như thế nào để những cái gen đó nó mới phát triển ra được, chứ còn không khéo thì nó bị hoại diệt, đó là cách thức mà bây giờ khoa học đã tiến triển, nó đã làm cho chúng ta thấy rõ ràng là chứng minh cụ thể trên vấn đề thai sanh và noãn sanh.

Bây giờ hóa sanh thì các con hiểu như thế nào mà Đức Phật nói có hóa sanh?

Hóa sanh không có nghĩa là như con sâu mà hóa thành con bướm, không phải. Ở đây hóa sanh là người đó có đủ năng lực, cái năng lực đó gọi là Bảy Giác Chi. Bảy cái trạng thái Bồ đề, Trạch Pháp Giác Chi là cái cuối cùng hướng tâm của họ. Họ muốn nhìn vào cái chỗ nào đó, cái đó sẽ tạo thành cái năng lực nó muốn là nó làm được. Cho nên, người hóa sanh là người phải có năng lực hướng tâm. Cũng như bây giờ họ muốn hóa sanh thì họ hướng trong không gian chúng ta tất cả các gen, nó đầy đủ các gen, nó hướng nó hợp các gen này lại trong môi trường độ ẩm là năng lực của tâm họ, nó tạo thành cũng như trong ống nghiệm. Cho nên nó hợp lại rồi nó sanh ra ngay liền một con người hẳn hòi hoàn toàn, cũng y như con người chúng ta.

Nhưng mà người có năng lực như vậy là con người toàn thiện, con người phải ly duc ly ác pháp hoàn toàn thì mới có năng lực đó mà làm. Cho nên, khi mà chúng ta tu tập ly dục ly ác pháp thì Bảy Giác Chi nó xuất hiện, chứ không phải bảy pháp giác chi mà tu tập. Nhưng mà đầu tiên là Trạch Pháp Giác Chi, chúng ta nương vào đó mà chúng ta tác ý, niệm câu đó ra, đó là Trạch Pháp Giác Chi. Nhưng mà chúng ta tu đúng trên Tứ Niệm Xứ, Bảy Giác Chi xuất hiện thì Tinh Tấn Giác Chi xuất hiện trước, chớ không phải Trạch Pháp Giác Chi, mà chính Trạch Pháp Giác Chi là pháp hướng tâm cuối cùng, cái năng lực cuối cùng của nó gọi là Dục Như Ý Túc. Bởi vì trong Tứ Như Ý Túc có Dục Như Ý Túc, chúng ta muốn cái gì nó làm cái ấy, đó là Trạch Pháp Giác Chi, tự nó trạch ra bằng cái năng lực của nó.

Cho nên trên cái sự hóa sanh nó phải có cái năng lực đó người đó mới hợp các gen, mới hóa sanh được, vì vậy mà nó hợp trên không gian chúng ta đủ các duyên. Còn trái lại nhà khoa học thì họ không lấy từ trong không gian này các gen được (họ lấy được nhưng bây giờ chưa tới gian đoạn mà họ có thể lấy trong không gian các gen) mà bằng cách họ lấy tinh trùng của người nam và noãn châu của người nữ họ mới bỏ vào một cái ống nghiệm, để rồi từ đó nó mới tạo ra một con người. Nhận xét qua nhiệt độ, ôn độ của bào thai như thế nào để tạo thành con người thì ở trong ống nghiệm nó cũng giữ cái ôn độ đó nó tạo thành. Do đó trong cái ôn độ đó cái gen này, cái nguyên tố này nó sẽ tạo thành, thì đó nó phải giữ cái ôn độ. Còn cái này hóa sanh, người ta giữ ôn độ bằng năng lực của tâm người ta, cho nên nó đặc biệt mà nó rất tuyệt vời, vì vậy mà gọi là hóa sanh. Cho nên từ xưa đến giờ người ta không hiểu Đức Phật hóa sanh như thế nào!?

Không phải là biến hóa, mà là hợp các gen để trở thành một con người, nhưng con người đó là con người toàn thiện bởi vì người mà sanh nó ra là một vị A La Hán rồi, một người vô lậu rồi, tâm họ ly dục ly ác pháp hoàn toàn, tức là toàn thiện, cho nên họ hợp lại với cái tinh thần toàn thiện đó thì con người đó sẽ sống với chúng ta không được. Nghĩa là con người đó có hóa sanh ra thì con người đó sống với chúng ta không được là tại vì con người chúng ta quá ác, lấn chiếm người ta hoài, thì cái người toàn thiện bao giờ họ cũng nhẫn nhịn chúng ta, họ cũng lui, họ không bao giờ chửi chúng ta lại. Cũng như bây giờ, ví dụ như Thầy tu hành tới mức độ này, các con chửi Thầy, Thầy không giận, phải không? Nhưng bây giờ các con thấy cái chùa Thầy các con cứ lấn riết, lấn riết rồi chiếm luôn chùa Thầy thì Thầy cũng bỏ luôn mà đi, cho nên Thầy bơ vơ sống không được. Và món ăn của Thầy, Thầy vừa dọn lên, các con nhảy lên các con lấy các con ăn đi thì Thầy cũng nhịn không có đòi hỏi, không có giựt trở lại, đó là người toàn thiện. Người ta nhẫn nhục, tùy thuận tất cả mọi cái, người ta an vui, vì vậy mà cái người toàn thiện thì sống với cái người chúng ta không được, bây giờ sống với con người chúng ta cũng không được.

Cho nên, hồi nãy Thầy có nói nếu có cái thế giới của chư Thiên, thế giới của chư Phật mà con người chúng ta lên trên đó thì chúng ta sống với các người đó không được, là tại vì chúng ta sống cái kiểu mà chúng ta tham lam quá thì lên trên đó chúng ta ăn hiếp mấy người đó. Cho nên mấy người đó họ cũng không muốn cho chúng ta lên đâu. Buộc lòng như vậy, bởi vì cái tâm của chúng ta chưa có chuẩn bị cho mình những cái tốt, mình lên đó làm sao được, bằng chứng là chúng ta phải ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Chúng ta sống toàn thiện thì bấy giời chúng ta không muốn họ cũng rước chúng ta về trên.

Đó là đặt vấn đề có, nhưng mà sự thật là không có mà ngay cái trạng thái của chúng ta nó được thanh thản, an lạc và vô sự là Niết bàn, là trạng thái giải thoát, vì vậy mà từ trường đó vẫn là từ trường thiện. Cho nên khi mà không tu thì chúng ta có cái nghiệp lực thiện ác tái sanh luân hồi chứ không phải linh hồn, mà khi tu thì chúng ta có cái nghiệp, cái nghiệp không tham sân si.

Hằng ngày Thầy tác ý như thế này: “Tâm như cục đất không tham sân si”, không ngờ nó trở thành cái nghiệp không tham sân si, cái tác ý này nó mới tạo thành cái nghiệp không tham sân si, cái lực của nó. Cho nên cuối cùng Thầy còn có được cái này, chứ một người tu rồi chết thì ngũ uẩn này nó không còn một cái vật gì nữa mà nó còn cái nghiệp của nó, cái sức tác ý của nó, tâm không có tham sân si. Nhưng tác ý tới mức tham sân si nó không còn thì cái lệnh này lại là cái lực không tham sân si gọi là nghiệp không tham sân si. Cái nghiệp tham sân si nó luôn luôn tái sanh luân hồi; còn cái nghiệp không tham sân si luôn luôn nó vĩnh viễn nó chấm dứt không còn tái sanh luân hồi bởi vì nó không còn tham sân si nữa.

Cho nên cái người tu hỏi nó còn cái gì, nghĩa là bây giờ mình tu mà ngũ uẩn mình cũng hoại diệt mất hết, cái người không tu cũng mất hết thì vậy tu để làm gì?

Rõ ràng người không tu thì còn cái nghiệp tham sân si đi tái sanh luân hồi; còn người tu thì còn cái nghiệp không tham sân si. Cho nên Đức Phật ví dụ: Một cây kia mới mọc lên thì vỏ và giác, nó đâu có cái lõi phải không? Nhưng mà quá trình thời gian nó lớn lên thì nó sẽ có lõi. Chúng ta cũng như cái cây mới mọc mà không tu tập thì cái cây của chúng ta không bao giờ có lõi, mà do tu tập chúng ta mới có lõi, phải không? Do như vậy mà Đức Phật đưa ví dụ chúng ta như một cái cây, thì cái người hỏi khi một người tu tập rồi thành cái gì thì Đức Phật lấy ví dụ, một cái cây dạt bỏ vỏ, bỏ giác thì còn cái lõi chứ, nhưng mà cái lõi đó nó không phải tự có ở từ cái cây mới mọc lên đâu.

Cho nên, chúng ta nói có Phật tánh, người nào sanh ra cũng có Phật tánh, thực sự đây là không hiểu, nó đâu có. Nó bất tịnh, nó ô nhiễm, cái tâm của chúng ta bây giờ do tham sân si nó ô nhiễm, bất tịnh, nó đâu có thanh tịnh sẵn đâu. Cho nên, một đứa bé nó sanh ra, ví dụ như ông Khổng Tử nói: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Ông ta nói sai! Tại sao sai? - Tại vì một đứa bé sanh ra nó có mang theo cái tham sân si của nó dữ lắm. Thật sự ra một đứa bé, ai dạy nó sân? Thế mà nó khát sữa nó đòi, nó làm dữ lắm. Có sân không? - Chúng ta thấy rõ ràng nó đâu có thiện đâu, nó đang ở trong ác pháp chứ. Như vậy rõ ràng chúng ta thấy mặc dù đức Thánh Khổng Tử là một vị Thánh nhưng có cái nói đúng, có cái nói sai, chứ không phải là đúng hết.

Còn Đức Phật xác định xác định rất đúng, cái chỗ là cái nhân của chúng ta tham sân si tái sanh cho nên tái sanh, lúc bấy giờ đứa bé vừa sanh ra đã thấy cái tướng của nó rồi. Nó khóc thét, rõ ràng là nó đang tức giận, bởi vì nó phải chui qua một cái ngõ quá chật, quá đau, cho nên nó phải tức, nó phải khóc chứ. Mà nếu nó không khóc thì người ta cũng phải móc miệng cho nó khóc nữa, tại sao vậy? - Tại vì, nếu không làm cho nó đau thì nó không khóc, còn làm cho nó đau thì nó khóc. Vì vậy mà người ta phải tìm mọi cách để cho nó sống lại với cái nghiệp của nó, chứ không khéo thì nó phải chết, phải không? - Bởi vì nếu mà sanh đứa trẻ ra mà nó không khóc là đứa nhỏ này sắp chết. Cho nên, do như vậy chúng ta đã thấy rằng phải tạo cho nó sống lại cái nhân quả của nó.