3- CHỈ LO TU CHO BẢN THÂN
Bền chí kiên trì tác ý và có cuộc sống thật sự độc cư, không nói chuyện với ai, không tiếp duyên với ai để giữ tâm không phóng dật thì tâm sẽ không phóng dật. Ai làm gì cũng đừng để ý, đừng phê phán ai, đừng chê cười ai, ai sao kệ họ, chỉ lo tu cho bản thân. Tâm mình rất dễ phóng. Dễ phóng con mắt, dễ phóng lỗ tai, bên kia họ làm cái cộp thì lỗ tai nó nghe, nó phóng ra, điều đó cho thấy cái tâm mình rất dễ phóng. Bên thất của người, họ làm gì cũng kệ họ. Người ta có ngủ gục hay như thế nào cũng đừng có ý kiến gì, đừng quan tâm tới ai cả. Có âm thanh thì bảo tâm hãy quay vô nghe bên trong, đừng nghe cái âm thanh đó. Làm sao tuy sống gần như vầy mà đừng nhìn sang thất của người ta. Có người lấy vải che thất mình để lở mình có ngủ cũng không ai nhìn thấy, không cho ai nhìn thấy gì trong thất. Đó là cái sai. Đừng che chắn gì cả. Không gì cần che dấu ai. Cứ để thất tự nhiên, đừng che chắn gì cả. Khi bị hôn trầm thùy miên thì đứng dậy đi kinh hành, siêng năng đi kinh hành, đi pháp thân hành niệm tác ý từng hành động. Đó là các pháp phá hôn trầm. Ta có đầy đủ các pháp, cứ ôm chặt các pháp thì sẽ phá các ác pháp đó hết.
Còn các vọng tưởng, loạn tưởng, đừng sợ có niệm, đừng sợ có vọng tưởng, đừng ức chế nó, cứ để tự nhiên, chỉ dùng pháp tác ý. Mỗi khi có niệm thì dùng nó làm đối tượng để tác ý. Càng nhiều niệm càng có cơ hội để tác ý. Mà tác ý nhiều thì có lực ý thức.
Các con còn công việc thì giải quyết cho xong rồi vào thất tu. Các con đã biết cách tu, đừng bỏ phí cuộc đời. Sau khi tu xong thì có người biết cách thức tu tập đúng thì những người đó thay thế Thầy.
Được thân người là khó mà gặp được chánh pháp càng khó hơn. Các con cứ nghĩ đi, được thân người và lớn lên như vầy mình khổ mà cha mẹ mình cũng khổ.
Đừng mong cầu có thần thông mà ch̉ỉ mong sao cho tâm mình không có ác pháp nào, không có dục nào xen vào. Bấy nhiêu đó đủ rồi. Rồi từ đó luyện tập xả tâm cho sạch, luyện cho có Tứ Thần Túc, bốn lực như thần. Mọi người đang ngồi trước mặt Thầy, người nào cũng đều có bốn lực đó nhưng không chịu rèn luyện. Các con nên cố gắng. Rèn luyện thì có các lực đó.
Đừng nghĩ rằng tác ý làm tâm động. Không phải vậy đâu. Chính tác ý là ý thức làm chủ. Bây giờ các con ngồi bất động mà không tác ý thì các con tu riết thành gốc cây thôi, bất động trở thành gốc cây, trở thành cục đá thôi, trở thành cái băng ngồi rồi. Nó không cục kịch, không nói, không nghĩ gì cả. Ngồi bất động mà không biết gì cả, thì tu để làm cái gì?
Chỉ ngồi đó mà không nghĩ gì được hết, vậy thì tu để làm cái gì? Cho nên, chúng ta tu là làm chủ thân tâm. Làm chủ tâm có nghĩa là dù ai nói gì cũng không giận, không hờn, ai đem cái gì cám dỗ mình cũng không ham muốn gì hết. Làm chủ thân là khi già không bị run rẫy yếu đuối, không bị đau nhức chỗ này chỗ kia như một người già bình thường run rẫy sợ té khi đi đứng. Người già là cả ổ bệnh. Người già có tu thì thân già không có những cái khổ đó. Bởi khi có cảm thọ thì tác ý đuổi cảm thọ đi. Chỉ cần tác ý thì không có những cái khổ đó.
Lực ý thức mạnh thì sẽ đuổi sạch tất cả mọi cảm thọ. Tu tập là tu tập làm chủ già, làm chủ bệnh. Lực ý thức mạnh thì bảo thân phải nghe. Có lực ý thức mạnh thì dùng lực ý thức điều khiển thân không bệnh, làm chủ già. Khi làm chủ già và bệnh được rồi thì làm chủ cái chết, muốn chết là chết, bảo cái thân này ngưng thở thì nó ngưng thở liền. Các con bảo thì thân các con không làm được chứ Thầy bảo thì nó làm ngay. Thân của mình mà bảo sao thì nó nghe như vậy. Hạnh phúc vô cùng!
Cố gắng duy trì cho được chánh pháp của Phật để cho con đường Phật pháp nó còn. Chỉ có Phật pháp mới có con đường này. Con đường làm chủ bốn nổi khổ sanh, già, bệnh, chết thì chỉ có đạo Phật mới có con đường này chứ các tôn giáo thì có rất nhiều nhưng có tôn giáo nào làm chủ được bốn cái khổ này đâu. Như Hồi giáo, như Thiên Chúa giáo, Lạt ma giáo, Đại Thừa giáo, Thiền tông... có tôn giáo nào có pháp nào làm chủ bốn sự đau khổ sanh già bệnh chết đâu? Chỉ có đạo Phật mới làm được những điều này. Cho nên, Thầy còn sống đây là để giúp cho con người có kinh nghiệm này biết cách làm chủ bốn sự đau khổ đó. Chỉ đạo Phật mới đem lại sự làm chủ này chứ các tôn giáo khác chủ trương có thần thông hay có cõi trời này kia và khi nào người nào sống thiện, làm thiện thì khi chết sẽ được rút về cõi trời đó. Hay liều chết để bảo vệ tôn giáo của mình như trong các cuộc thánh chiến, bị chết thì sẽ lên cõi trời đó. Tinh thần đó rất mạnh, chứ không phải làm thiện để cứu chúng ta đâu, chỉ là mơ tưởng sự giải thoát theo hướng như vậy.