TRẢ LỜI KIM QUANG bài 5
Kính thưa Thầy! Xin Thầy cho con hỏi vài câu:
1/ “Bài bỏ Qua Oán Thù” có câu hỏi sau:
Hỏi:- Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi. Câu này dạy đạo đức gì?”
Câu trả lời là: Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH LY THAM.
Theo con thấy câu này là lời nói của người khách thì phải thêm hai chữ Khẩu Hành. Con không biết có phải không? Xin Thầy chỉ dạy thêm cho con.
Nếu con trả lời câu này là
ĐẠO ĐỨC LY THAM HIẾU SINH KHẨU HÀNH,
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH LY THAM KHẨU HÀNH hoặc
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH LY THAM
thì có khác nhau đối với đoạn văn trên không Thầy?
Đáp: Thay đổi vị trí những từ trong câu đều có nghĩa khác nhau.
Ví dụ: Đạo đức hiếu sinh ly tham có nghĩa là nhờ lòng thương yêu mà lìa lòng tham. Còn câu Đạo đức ly tham hiếu sinh có nghĩa là nhờ lìa lòng tham mới có sự yêu thương còn danh từ khẩu hành thêm vào để xác định hành động, nhưng đặt trước hay sau những từ đạo đức nó có nghĩa khác nhau.
Ví dụ: Đạo đức hiếu sinh ly tham khẩu hành có nghĩa là nhờ lòng yêu thương nên mới nói lời ly tham. Còn câu Đạo đức ly tham hiếu sinh khẩu hành có nghĩa là nhờ lìa lòng tham nên mới nói lời yêu thương.
Đọc lại bài: Vì thương mình đang đói nên tôi mới lấy tiền: vì thương mình không tham nên tôi mới trở lại nói lời xin lỗi (ly tham).
Vì vậy câu Đạo đức hiếu sinh ly tham khẩu hành là đúng nhất
Hỏi:Những bài đầu quyển Giáo Án thì Thầy thường trả lời là Đạo Đức, nhưng càng về những bài sau Thầy chỉ dùng chữ ĐỨC thôi. Vậy có khác nhau hay không Thầy? Có lẽ Thầy muốn nhấn mạnh Đức A phải không Thầy? Vì thời gian đầu chúng con còn chưa rõ như thế nào là ý hành, khẩu hành, thân hành. Còn bây giờ thì đi sâu hơn về ý nghĩa các ĐỨC hơn. Và có khi ý Thầy muốn nhắc chúng con nên quán vô lậu về các ĐỨC đó để các Đạo Đức đó thấm nhuần vào trong tâm chúng con để chúng con sẽ trở thành các nhà đạo đức thật sự. Phải không Thầy?
Đáp: Đạo là dạy các con lúc đầu để xác định nền đạo đức của Phật giáo là đức hạnh gắn liền với đời sống con người chứ không phải của riêng của tu sĩ Phật giáo. Khi các con đã thông suốt thì không dùng chữ đạo mà dùng chữ đức hoặc chữ hạnh ngắn gọn., câu có ý định nghĩa mạnh hơn.
Khi đáp án phải suy nghĩ cho kỹ bài học, nghĩa lý phải thông suốt, danh từ dùng phải chính xác, văn phạm phải am tường thì đáp án sẽ không sai. Vì thế trong sách giáo án dạy từ dễ đến khó, từ ít danh từ đến nhiều danh từ ghép lại, cho nên mới gọi là rèn luyện tri kiến nhân cách con người.
Hỏi:Xin Thầy cho con biết những câu trả lời cho câu hỏi sau có đúng không?
Câu hỏi: Trẫm nay xin nguyện luôn luôn cúng dường mọi món cần thiết, không dám để thiếu thốn. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu trả lời đúng trong sách là:ĐỨC CUNG KÍNHHIẾU SINH CÚNG DƯỜNG KHẨU HÀNH.
Nếu con trả lời:
1. ĐỨC CUNG KÍNHHIẾU SINH KHẨU HÀNH CÚNG DƯỜNG.
2. ĐỨC CUNG KÍNH CÚNG DƯỜNGHIẾU SINH KHẨU HÀNH.
3. ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH CUNG KÍNH CÚNG DƯỜNG.
Vì con nghĩ đây là câu nói của vua cho nên con có những thắc mắc. Xin Thầy giải thích cho con rõ.
Đáp: Đức Cung kính Hiếu sinh Cúng dường Khẩu hành, câu này có nghĩa là do lòng cung kính thương tưởng đức Phật thành tâm cúng dường mới nói ra lời .
Hỏi: 1- Đức Cung kính Hiếu sinh Khẩu hành Cúng dường câu này có nghĩa là do lòng cung kính thương tưởng đức Phật mới nói lời thành tâm cúng dường (tạm được)
2- Đức Cung kính Cúng dường Hiếu sinh Khẩu hành câu này có nghĩa là do lòng cung kính cúng dường thương tưởng đức Phật mới nói ra (tối nghĩa).
1- Đức Hiếu sinh Khẩu hành Cung kính Cúng dường câu này có nghĩa là do lòng thương tưởng đức Phật mới nói ra lời thành tâm cung kính cúng dường.
Mọi người đối với đức Phật chỉ có lòng tôn trọng và cung kính trước rồi mới thương tưởng cúng dường.
4/ “Cho rằng làm như vậy ô nhục hàng Sa môn và làm khó khăn sự kính lễ của các hàng vua chúa”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu trả lời trong sách: Câu này nói lên sự cố chấp giai cấp của nhà vua khiến cho nhà vua đánh mất ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH BÌNH ĐẲNG.
Theo con hiểu thì đây là câu nói của nhà vua cho nên chữ BÌNH ĐẲNG để sau chữ Khẩu Hành.
Đáp: Câu này nên sửa lại cho đúng nghĩa Thiếu Đức Bình Đẳng Hiếu Sinh Khẩu Hành
Hỏi:Nhưng đối với một câu khác
“Người đổ phân thưa rằng :
- Con là người gánh phân ô uế không sạch không dám lại gần Ngài”: Câu trả lời này là đạo đức gì?
Câu trả lời là: Câu trả lời này THIẾU ĐẠO ĐỨC BÌNH ĐẲNG HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Ở đây cũng là câu nói của ông Chiên Đà La vậy tại sao chữ BÌNH ĐẲNG lại đặt sau chữ Đạo Đức, mà không trả lời là: THIẾU ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH BÌNH ĐẲNG.
Cũng là câu hỏi và câu trả lời này theo như Đáp Án của kỳ thi đợt trước và kiểm tra ngày hôm qua của chúng con. Thầy và thầy Chơn Thành trả lời là đức MẶC CẢM ... không giống trong Giáo Án dạy, nhưng con suy nghĩ: ý nghĩa của chữ MẶC CẢM và THIẾU BÌNH ĐẲNG cũng giống nhau. Có phải không Thầy? Vậy ai trả lời sao cũng đúng hết.
Ñaùp: Caâu naøy ñaõ traû lôøi roài.
Hỏi:“Còn bùn lầy dơ bẩn kia thì nên quán xem như là bào thai của bà mẹ, chính tự trong bào thai mà sinh nở đóa hoa công đức”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu trả lời trong sách là : Lời dạy này là ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH CHUYỂN ĐỔI NHÂN QUẢ.
Câu này trong sách là câu của vua nói. Vậy thì con nghĩ phải thêm chữ “Khẩu Hành”
Và câu trả lời là: ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNHCHUYỂN ĐỔI NHÂN QUẢ phải không Thầy?
Đáp: Đúng.
Hỏi:Nếu như câu hỏi là “Câu này dạy đạo đức gì?” Thì trả lời như sau có đúng không Thầy?
ĐẠO ĐỨC CHUYỂN ĐỔI NHÂN QUẢ HIẾU SINH KHẨU HÀNH
Đáp: Đúng.
Hỏi:“Chỉ khi nào tôi thay đổi được bản thân mình”. Câu này dạy về đạo đức nhân quả gì?
Câu trả lời trong sách là: Câu này dạy về ĐỨC HIẾU SINH THƯƠNG MÌNH Ý HÀNH.
Nếu con trả lời là: Câu này dạy về ĐỨC THƯƠNG MÌNH HIẾU SINH Ý HÀNH. Thì có đúng không Thầy?
Vậy khi nào thì đặt câu trả lời trước và sau chữ HIẾU SINH ?
Đáp: Khi nào trả lời nhấn mạnh đạo đức đó thì đứng trước Hiếu Sinh, còn nhấn mạnh Đức Hiếu Sinh thì đức hiếu sinh đứng trước
Hỏi:“Nàng liền hỏi rằng:
- Rừng nào tôi cũng vào chơi được, tại sao khu rừng này lại vào chơi không được? Mà còn phải tránh xa?. Câu này dạy đạo đức nhân quả gì?.
Câu trả lời trong sách là: Lời ngăn cản này nói lên tính ganh tỵ, THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH. Các Bà La Môn hèn nhát, tỏ lộ tính khiếp đãm và sợ hãi đức Phật quá rõ rệt.
Hình như câu trả lời này không ăn khớp với câu hỏi phải không Thầy?
Đáp: Đúng vậy, câu này Thầy đã trả lời rồihãy xem lại bài trước