Skip directly to content

Ngôi thứ ba: TĂNG BẢO

Vậy Tăng Bảo là gì ?
TĂNG BẢO là những vị tu sĩ Phật giáo tu hành đã chứng đạt chân lý, sống như Phật, giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào, thường làm gương sáng hay làm ngọn đuốc Đức Hạnh cho mọi người soi.
Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Tăng Bảo là một vị Thánh tăng, là người nêu cao Phạm hạnh của Phật giáo; là người mô phạm gương mẫu cho mọi người tu tập theo Phật giáo.
Cho nên, chọn được một vị Thánh tăng không phải dễ, một người chứng đạt được chân lý đời nay quá hiếm, khó tìm, khó gặp.
Khi tìm gặp thì phải nương tựa vào vị ấy.
Nương tựa vào vị ấy tức là QUY Y TĂNG BẢO.
Chọn lựa một vị Thánh tăng là phải chọn lựa như thế nào? Chọn lựa một vị Thánh tăng là phải chọn một vị tu sĩ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không gia đình, không nhà cửa, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, phải biết “thiểu dục tri túc”, tức là luôn luôn biết đủ, không bao giờ thấy thiếu một vật gì.
Trong đời sống làm người, mà tìm thấy một vị Thánh tăng như vậy, mới xứng đáng là người làm gương, làm ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi.
Cho nên chọn lấy Tăng Bảo để quy y không phải dễ. Vô cùng khó, khó vô cùng!
Chứ không phải gặp vị Tăng nào quý vị cũng đều quy y cả, miễn là có nghe đến bốn chữ QUY Y TAM BẢO là đủ.
THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI Muốn tu theo đạo Phật không phải đụng đâu nghe đó, mà phải chọn người thầy rất kỹ như lời đức Phật đã dạy: “Muốn tìm hiểu Phật giáo thì phải chọn một vị thầy tâm hết tham pháp, sân pháp, si pháp”; hay phải thân cận: “Được thấy các bậc Thánh, được thuần thục pháp các bậc Thánh, được tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc chơn nhơn, được thuần thục pháp các bậc chơn nhơn, được tu tập pháp các bậc chơn nhơn”. Chọn được một vị tăng như vậy mới xứng đáng là một vị thầy của mình. Nếu chọn không được một bậc thầy như vậy thì đừng nên QUY Y TĂNG BẢO. Chờ khi nào chọn được Tăng Bảo xứng đáng mới quy y luôn cả ba ngôi Tam Bảo, còn chọn chưa được thì xin phật tử dừng lại, đừng vội vàng mà hiến cuộc đời mình cho tà pháp của ngoại đạo thì thật là uổng phí cho một kiếp người.
Như vậy Tăng Bảo là ngôi thứ ba nhưng lại quan trọng nhất trong ba ngôi Tam Bảo.
Nếu không có Tăng Bảo thì không bao giờ chúng ta giác ngộ chân lý được, không giác ngộ chân lý thì biết gì mà hộ trì chân lý, chân lý không được hộ trì thì làm sao chứng đạt được chân lý.
Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Cho nên Tăng Bảo là một báu vật quý giá nhất trên đời này. Nếu đồng thời sinh ra cùng đức Phật hay cùng một vị chứng quả A La Hán thì đó là phước báu vô lượng không thể nghĩ bàn.
PHẬT BẢO tuy quý nhưng đức Phật đã tịch lâu rồi, khi tu tập gặp những khó khăn muốn thưa hỏi thì làm sao hỏi được. Người tu tập chỉ noi theo gương hạnh của Ngài qua lịch sử ghi lại mà thôi. Nếu chỉ quy y Phật Bảo thì chưa đủ. Cho nên chúng ta muốn tu tập trọn vẹn để đi đến giải thoát hoàn toàn, thì ngoài Phật Bảo, một gương hạnh tốt trên đường đi đến giải thoát, còn cần phải có nhiều điều nữa.
PHÁP BẢO là chữ nghĩa kinh sách, là những bài pháp của đức Phật đã dạy. Ngày nay được các vị Tổ sư kết tập lại thành tạng kinh Nikaya. Chúng ta đều nương tựa theo những lời dạy này mà tu tập. Nhưng khi tu tập gặp những khó khăn hay rắc rối, hỏi kinh thì kinh không thể trả lời được.
Vậy thì nương tựa vào pháp mà pháp không trả lời thì làm sao tu tập tới nơi, tới chốn được. Cho nên Pháp Bảo vẫn quý mà không quý bằng Tăng Bảo, vì có ưu mà còn có khuyết, tức là chưa hoàn toàn ưu hẳn.
THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI TĂNG BẢO là một con người đang sống như mọi người, nhưng là một người đã tu chứng đạt chân lý, nên người ấy có nhiều kinh nghiệm trên đường tu tập để hướng dẫn những người khác. Vì thế khi nương tựa (quy y) vào người này, thì được người ấy khai ngộ chân lý. Sau khi ngộ được chân lý xong, người ấy dạy chúng ta hộ trì chân lý. Chân lý được hộ trì thì không bao lâu chúng ta chứng đạt chân lý. Khi chứng đạt chân lý xong là chúng ta sẽ làm chủ: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Tóm lại, ba ngôi Tam Bảo chỉ có Tăng Bảo là lợi ích nhất, nhờ có Tăng Bảo mà mọi người mới thực hiện đúng Phật pháp, mới ngộ được chân lý, mới biết cách hộ trì chân lý và nhờ đó mới chứng đạt chân lý. Nếu không có Tăng Bảo thì mọi người thực hiện sai pháp và cuộc đời tu hành của mình cũng chỉ là hình thức mà thôi. Vậy chúng ta hãy nhìn xem những tu sĩ Phật giáo hiện giờ, vì không có một vị thầy tu chứng đạt chân lý nên cứ dựa vào kinh sách tưởng giải ra tu tập, nên người đầu, người giữa và người cuối cùng đều là một chuỗi người mù, cho nên không có ai chứng đạt chân lý được.
Hôm nay các phật tử đã được nghe giảng về Ba Ngôi Tam Bảo rõ ràng và cụ thể. Vậy Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC quý phật tử hãy chọn lấy Ba Ngôi Tam Bảo cho tương ưng với tâm nguyện của mình.
Thầy xin nhắc lại: “Phật Bảo là con người thật, không phải là con người mơ hồ, trừu tượng, tưởng tượng. Đó là một con người thật, con người tu hành giải thoát, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Ngài đã đạt được chân lý tối hậu, một mục đích bất động tâm, một đường lối thoát ra bốn sự đau khổ của kiếp người.
Con người trong thế gian này khi đã hiểu đời là khổ, khổ như thật thì chắc ai cũng muốn thoát ra, không có ai muốn sống trong cảnh khổ đau cả. Chỉ vì chưa biết đường lối thoát ra, nên đành lòng ôm chịu, chứ mọi người ai chẳng muốn an vui hạnh phúc, có ai muốn khổ bao giờ!
Cuộc sống hằng ngày luôn luôn bị chi phối bởi từng ác pháp, từng hoàn cảnh, từng sự việc, từng đối tượng, v.v... Cho nên quý phật tử thường gặp những chướng ngại pháp, sinh ra phiền não, đau khổ, tức giận, thương ghét, ganh tỵ, oán hận, sợ hãi, v.v... có nhiều khi không chịu nổi phải tự tử, hoặc sa ngã vào đường trụy lạc, rượu chè, cờ bạc, v.v...
THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI Làm người ai lại không bị bệnh tật. Tuổi càng cao thì thân càng già yếu, nay bệnh này mai bệnh khác, đi đứng không vững vàng.
Thân vô thường, sự thay đổi liên tục trong cơ thể chúng ta làm sao chúng ta không biết! Vì biết rõ sự thay đổi này, chúng ta không thể ngồi yên, trừ khi chúng ta như điếc, như đui, như ngây dại.
Khi chưa biết pháp, chúng ta đành cam phận ôm bốn sự đau khổ này trong lòng, còn khi đã biết pháp để thoát ra mọi sự khổ đau này, thì có ai dại gì ngồi đó chịu đựng bốn sự đau khổ đang dày vò chúng ta. Có phải vậy không quý phật tử?
Hôm nay, Thầy khéo nhắc nhở để quý phật tử hiểu được chánh Phật, Pháp, Tăng.
Chánh Phật, Pháp, Tăng là Ba Ngôi Tam Bảo. Như vậy sau khi nghe Thầy giảng về Ba Ngôi Tam Bảo rõ ràng, cụ thể, ích lợi thiết thực như vậy, quý phật tử có điều gì nghi ngờ gì không? Có còn thưa hỏi nghĩa lý gì về Ba Ngôi Tam Bảo này nữa không? Nghĩa lý của Ba Ngôi Tam Bảo này có xứng đáng để cho quý phật tử nương tựa không?
Theo Thầy thiết nghĩ: ba ngôi Tam Bảo này lợi ích rất lớn, đem lại sự bình an, yên vui cho mọi người. Vậy mọi người hãy đặt Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC lòng tin ở đó, và chính nơi đó là nơi cứu cánh đến với mọi người.
Tóm lại, PHẬT BẢO là gương hạnh cho mọi người soi, là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi. Mặc dù đức Phật không còn tại thế nữa, nhưng nhớ đến đức Phật là nhớ đến người đầu tiên đã đi tìm được con đường giải thoát này, để lại cho loài người ngày hôm nay.
Trên thế gian này, không một tôn giáo nào có PHÁP BẢO như Pháp Bảo của Phật.
Vì nó là pháp môn tu tập dùng tự lực chiến đấu với giặc sanh tử luân hồi, nên đức Phật dạy: “Tự lực thắp đuốc lên mà đi”. Khi ngọn đuốc đạo đức giải thoát làm sáng tỏ sự sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai trong từng giây, từng phút; trong từng ngày, từng tháng, từng năm, biến cuộc sống đầy tội ác, đầy đau khổ trở thành cõi Thiên Đàng, Cực Lạc tại thế gian này, chứ không còn ở chỗ nào khác nữa.
Pháp Bảo chỉ dạy rất rõ ràng, nếu có một người nào thường ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp, thì Thầy tin rằng người đó đã hiểu biết Phật pháp rồi, và không bao giờ tu hành sai pháp. Do đó không có một ác pháp nào xâm chiếm thân tâm họ THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI được. Họ không bao giờ để nghiệp lực kéo dài một ngày, hai ngày, ba ngày, mà chỉ trong một tích tắc, một giây, một phút là họ lo diệt sạch. Họ không để trong tâm của họ một chút phiền não. Họ luôn thấy những điều đó là vô thường, là sự đau khổ. Trái lại, nếu chúng ta không biết thì nó dày vò, nó dằn vặt trong tâm ta kéo dài một thời gian, rồi mới lắng dịu và mới hết, đó là chúng ta không biết pháp. Còn nếu chúng ta biết pháp của Phật, thì không bao giờ lại dại gì để cho tâm hồn chúng ta đau khổ, kéo dài từ ngày này sang ngày khác.
Ba ngôi Tam Bảo quý báu và lợi ích như vậy, giúp cho đời người có một cuộc sống thanh nhàn, an lạc, yên vui một cách thiết thực, cụ thể, không có chút mơ hồ, trừu tượng, ảo tưởng nào.
Pháp Bảo không phải là những pháp tu tập để có thần thông biết chuyện quá khứ vị lai, biến hoá tàng hình bằng cách này hay bằng cách khác, có khi phóng quang, có khi đi qua đá, qua tường, qua núi, v.v... Những thần thông này chẳng có lợi ích thiết thực, vì nó chỉ là một trò ảo thuật mãi võ Sơn Đông theo góc chợ, hè phố bán thuốc dạo, nó không có lợi ích bằng pháp ngăn ác, diệt ác pháp.
Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Các con cứ suy nghĩ: một vị tăng tu hành có thần thông, phép tắc, biết chuyện quá khứ, nói chuyện gia đình mình thật hay, hoặc nói chuyện tương lai của mình rất đúng không sai, nhưng thần thông này có lợi ích cho bản thân mình không? Cho nên quý phật tử phải thấy Ba Ngôi Tam Bảo rất quý báu.
Thầy sẽ giảng cho quý phật tử về pháp làm chủ sanh, già, bệnh, chết, để quý phật tử hiểu rõ sự quí báu của PHÁP BẢO.
Ví dụ 1: Quý phật tử đang tức giận một điều gì đó, muốn cho cơn tức giận đó không còn trong tâm nữa, thì quý phật tử lấy Định Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy tâm sân liền tan biến.
Ví dụ 2: Quý phật tử đang bệnh đau bụng, muốn cho cơn đau bụng đó không còn trong thân nữa thì quý phật tử lấy Định Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy thì thân đau bụng sẽ dần dần hết đau.
Ví dụ 3: Quý phật tử cơ thể già yếu, suy mòn, muốn bỏ thân tứ đại này thì nhập vào THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI Thiền Thứ Tư tịnh chỉ hơi thở, liền xả bỏ báo thân vào trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, thì ngay đó quý phật tử chết trong tự tại, và đầy đủ sự an lạc không có khổ đau như người thế tục.
Xét thấy Ba Ngôi Tam Bảo có lợi ích lớn cho đời người như vậy, xin quý phật tử hãy chắp tay lên trước ngực, mặt hướng về tượng Phật và phát nguyện: “Từ đây về sau con xin nguyện một lòng quyết tâm nương theo Ba Ngôi Tam Bảo, đời đời, kiếp kiếp không bao giờ rời bỏ. Xin đức Phật chứng minh cho chúng con”.
Sau khi phát nguyện xong, xin quý phật tử đảnh lễ Phật ba lạy để nhận thọ trì BA NGÔI TAM BẢO.
(Lễ Phật xong, rồi quý phật tử hãy ngồi xuống, nghe Thầy giảng tiếp).