Skip directly to content

KINH ƯỚC NGUYỆN

Nầy các tỳ kheo, nếu tỳ kheo có ước nguyện, mong rằng “tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng Bốn Thiền thuộc Tăng Thượng Tâm, hiện tại lạc trú”, tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật.
“Các tỳ kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới”.
Tỳ kheo ấy phải kiên trì, nột tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trụ xứ không tịch.
? Nội tâm tịch tĩnh: Tịch tĩnh là tĩnh giác, không phải là lặng lẽ, tịch chiếu. Đây là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, tu trong mọi hành động bằng thân hành niệm Tâm chưa có định mà giữ tâm tịch tĩnh là ức chế tâm, là tu sai thiền của đạo Phật. (Hòa Thượng Thông Lạc nhập được Tứ Thiền mới hiểu được làm sao để tịch tĩnh VI / 160) ? Không gián đoạn thiền định: tu Định Niệm hơi Thở: “quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”... “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”...”Quán vô thường tôi biếi tôi hít vô, quán vô thường tôi biết tôi thở ra” ... (Kinh Xuất Tức Nhập Tức).
? Thành tựu quán hạnh: Định Vô Lậu. Định của đạo Phật là tâm vô lậu (đoạn trừ ngũ triền cái và thất kiết sử).
? Thích sống tại các trụ xứ không tịch: sống độc cư (tịnh chỉ ngôn ngữ để nhập Sơ Thiền) Thiền của đạo Phật lúc nào cũng tỉnh thức trong mọi hành động, thân nội hay ngoại đều phải kèm theo pháp hướng tâm (Như lý tác ý).
Giới sanh Định. Định đây là tỉnh thức, luôn luôn hoạt động trong tầm tứ thiện . Đây không phải là tâm bất động, không vọng tưởng, chẳng niệm thiện, niệm ác, hay tịch chiếu như Thiền Đông Độ.