Skip directly to content

GIỚI

Đạo Phật lấy thiện pháp làm pháp môn tu tập, cho nên đạo đức làm người, làm Thánh nhân được Đức Phật chú ý hàng đầu. Toàn bộ giáo lý của đạo Phật là dạy đạo đức làm người và làm Thánh. Thế nên, những vị tỳ kheo Tăng và tỳ kheo Ni xem thường giới luật, phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới thì dù có tu ngàn kiếp cũng chỉ là sâu bọ trong Phật giáo mà thôi. Những người nầy không bao giờ tìm thấy sự giải thoát trong đạo Phật.
Giới là một pháp môn vô lậu mà cũng là một pháp môn dạy về đạo đức tuyệt vời làm người làm Thánh một cách rõ ràng, và cụ thể. Giới cũng là một pháp môn chuẩn bị cho hành giả nhập các loại định. Nếu không tu giới luật thì không bao giờ nhập định được. Người không tu giới luật mà nói nhập định là nói vọng ngữ, lừa đảo người khác. Thiền định không dành cho những người phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, vv …….. .
? (II 143) Giá trị người tu sĩ đạo Phật không căn cứ vào học thuật, bằng cấp, chùa to, Phật lớn, của cải nhiều, không phải ở chỗ thuyết giảng, dịch kinh sách nhiều, mà ở chỗ sống đúng đạo đức, phạm hạnh của người tu sĩ.
Cho nên, người ngồi Thiền, nhập định, chết để lại nhục thân, hoặc có thần thông, phép tắc, tâm linh biến hóa, làm những điều siêu việt hơn người. Đó không phải là mục đích của đạo Phật, mà là của ngoại đạo, tà giáo, làm những điều kỳ quặc, những cái lạ để “mà” mắt, để lừa đảo, lường gạt người còn mê muội, ngu si. Mục đích chính của đạo Phật là “BẤT ĐỘNG TÂM TRƯỚC CÁC PHÁP”, tức là đạo đức giải thoát, không làm khổ mình, khổ người. Đó cũng là phạm hạnh của người tỳ kheo, tỳ kheo ni.
Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập được Thiền định của đạo Phật thì phải đi qua cửa ngõ giới luật. Tu hành mà không giử giới luật thì tu suốt đời cũng chẳng tới đâu. Chỉ toàn tu danh, tu lợi, tu tưởng mà thôi, chẳng bao giờ có giải thoát được. Nếu tu sĩ không qua cửa ngõ giới luật mà nhập định thì thiền định đó là tà thiền, tà định.
** Chỉ cần sống đúng giới hạnh, và tu tập các pháp Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ để xả tâm thật sach (không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa) và ra lệnh nhập thiền định nào thì nhập ngay thiền định ấy.