TỈNH THỨC
(IV / 119) Muốn thoát kiếp khổ làm người thì phải thực hiện một đời sống phạm hạnh của một tu sĩ Phật giáo (giới luật), và tập sống tỉnh thức trong từng niệm của cuộc sống , không làm khổ mình, khổ người. Bằng một ý thức cụ thể, rõ ràng, đối với các pháp, luôn luôn lúc nào cũng cảnh giác, không để tưởng thức xen vào. Tưởng thức xen vào sẽ làm mất ý thức tỉnh giác đối với các pháp.
1/. Thế nào là tỉnh thức? (I / 61) Người tu Phật, khi mê biết mình mê là tỉnh thức; lúc tỉnh, biết mình tỉnh là tỉnh thức.
Tâm mình tham biết tâm mình tham là tỉnh thức.
Tâm mình sân, biết tâm mình sân là tỉnh thức.
Tâm mình phiền não, biết tâm mình phiền não là tỉnh thức.
Tâm mình khởi niệm ác, biết tâm mình khởi niệm ác là tỉnh thức.
Tâm mình lo rầu, biết tâm mình lo rầu là tỉnh thức.
Đi, biết mình đi; ăn, biết mình ăn là tỉnh thức.
Đó là mấu chốt giải thoát của đạo.
2/. Tu tập tỉnh thức bằng cách nào ? (I / 62) ? Định Niệm Trong Hơi Thở là phương cách tỉnh thức trong hơi thở.
? Định Vô Lậu là phương cách tỉnh thức trong quán xét tư duy .
? Định Sáng Suốt là phương cách tỉnh thức hôn trầm, thùy miên, vô ký .
? Định Chánh Niệm Tỉnh Giác là phương cách tỉnh thức trong từng hành động .
? Định Sơ Thiền là ly dục, ly ác pháp.
Định diệt ác tầm, giữ tứ là phương cách giữ gìn tâm trong tác ý.
? Định Nh?Thiền Định diệt tầm, diệt tứ là phương cách giữ gìn tâm yên lặng.
? Định Tam Thiền là phương cách vượt qua mọi trạng thái tưởng.
Định ly hỷ, trú xả là phương cách giữ tâm trong giấc ngủ; xả mộng tưởng. Tịnh chỉ âm thanh là phương cách giữ tâm vắng lặng.
Tịnh chỉ các thọ là phương cách giữ tâm vắng lặng vượt qua thọ.
? Định Tứ Thiền là phương cách tịnh chỉ hơi thở và các hành là phương cách tỉnh thức giữ tâm vắng lặng toàn thân.
3/. Lợi ích của sự tỉnh thức (I / 60, 61) Sức tỉnh thức có lợi ích rất lớn trên đường tu tập.
? Có tỉnh thức mới sáng suốt , sống được chánh niệm.
? Có tỉnh thức mới ở trong chánh niệm.
? Có tỉnh thức mới phá được hôn trầm, thùy miên, vô ký.
? Có tỉnh thức mới tịnh chỉ ngôn ngữ.
? Có tỉnh thức mới thấy được nhân quả.
? Có tỉnh thức mới ly được lòng ham muốn.
? Có tỉnh thức mới ly các ác pháp.
? Có tỉnh thức mới giữ tứ, diệt tầm (Sơ Thiền).
? Có tỉnh thức mới tịnh chỉ tầm, tứ (Nhị Thiền).
? Có tỉnh thức mới xả được 18 loại hỷ tưởng.
? Có tỉnh thức mới xả được mộng tưởng.
? Có tỉnh thức mới xả được âm thanh (Tam Thiền).
? Có tỉnh thức mới tịnh chỉ hơi thở (Tứ Thiền).
? Có tịnh thức mới tu Tứ Như Ý Túc.
? Có tỉnh thức mới hướng đến Tam Minh.
Toàn bộ giáo trình của đạo Phật, quan trọng nhất là tập tỉnh thức. Có được tâm tỉnh thức mới đạt được Niết Bàn giải thoát.