Skip directly to content

21- KINH DUY MA CẬT LÀ MỘT TRONG NHỮNG BỘ KINH PHI ĐẠO ĐỨC, KHÔNG PHẢI CỦA PHẬT THUYẾT; NAM TÔNG, BẮC TÔNG VÀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

Hỏi: Kính bạch Thầy! Trong kinh Duy Ma Cật dạy: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh”. Câu kinh này dạy có đúng theo giáo lý của đạo Phật hay không? Kính xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Đáp: Kinh Duy Ma Cật là kinh phát triển.

Kinh giáo phát triển là kinh sách chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo và những phong tục tập quán khác nhau của con người trên hành tinh này mà thành lập ra giáo lý của mình, nó không có gì đặc biệt riêng của nó, chỉ khéo dùng những danh từ thật kêu và cũng giống như vẽ rắn thêm chân, thêm râu, khiến cho mọi người dễ bị lường gạt tưởng là rồng thật. Giáo lý phát triển và thiền Đông Độ cũng lường gạt tín đồ như vậy, tưởng là một chân lý siêu việt của đạo Phật, nào ngờ là một giáo lý chắp vá, như chiếc áo may nhiều loại vải thô xấu.

Câu: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh” cũng giống như câu: “Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá là vì Chúa chịu khổ thay cho con người”.

Trên bước đường hoằng hóa độ sanh của Phật giáo, sau Ngài A-Nan nhập diệt, các vị lãnh đạo Phật giáo lúc bấy giờ nguồn gốc là những giáo sĩ Bà La Môn và lục sư ngoại đạo. Vì thế, kinh sách phát triển do các vị này biên soạn và viết ra, nên các ngài cố tình dìm giáo lý của đức Phật xuống và lồng giáo lý của mình vào, để phát triển một Phật giáo mới mang tên là “Phật giáo Đại thừa”.

Trước khi nhập diệt, đức Phật đã nhìn thấy trong môn đồ của mình, chưa có ai là người có đủ khả năng lãnh đạo giáo hội và duy trì giáo pháp của mình. Ngài biết rất rõ, những kẻ có khả năng, có trí tuệ, có học thức đều xuất thân từ trong các gia đình của Bà La Môn và Lục sư ngoại đạo, họ còn mang đầy ắp những kiến chấp trong tôn giáo của họ. Do những kiến chấp này, họ không thực hiện theo giáo pháp của đức Phật.

Và cũng vì thế họ tu hành không giải thoát, không chứng đạt. Còn những đệ tử của đức Phật đã tu chứng thì hầu hết đã nhập diệt, chỉ còn lại một số ít. Khi đức Phật nhập diệt xong và giáo đoàn bị phân hóa chia làm nhiều bộ phái, do những người có trình độ kiến thức tranh danh, đoạt lợi với nhau. Đức Phật biết rất rõ những đệ tử này, nên không trao quyền thừa kế lãnh đạo Phật giáo cho ai cả, chỉ nhắc nhở các đệ tử của mình nên “lấy giới luật và giáo pháp làm Thầy, không nên nương tựa vào ai cả”. Ngài đã từng dạy con người có ba tướng:

1- Nhân tướng 2- Hành tướng 3- Đặc tướng Do ba đặc tướng ấy, nên con người không ai giống ai. Vì thế, đức Phật không trao quyền thừa kế cho người đệ tử nào hết. Bởi nếu được trao quyền, họ sẽ dạy đạo theo đặc tướng riêng của họ, thì Phật pháp sẽ bị lệch đi, không còn đúng chánh pháp, dù đó là những người đệ tử đã tu chứng, còn những hạng đệ tử tu không chứng, thì lại còn không được trao quyền thừa kế hơn nữa.

Vậy mà sau này, các vị giáo sĩ Bà La Môn còn bịa câu chuyện “Niêm Hoa Trên Núi Linh Thứu”, rằng đức Phật đã trao quyền cho Ngài Ca Diếp thừa kế làm tổ thứ nhất. Đó là một câu chuyện bịa đặt, thế mà mọi người vẫn tin và còn tiếp tục xây dựng thành 33 vị Tổ Sư Thiền Đông Độ. Tuy không được trao quyền thừa kế, nhưng họ đã khéo léo biến Phật giáo thành Thần giáo. Giáo lý của Phật biến thành một giáo lý chấp ngã, thần quyền, mê tín, mơ hồ, trừu tượng, lạc hậu, phi đạo đức, đi ngược lại giáo lý chân chánh của đạo Phật.

Những vị giáo sĩ Bà La Môn và giáo sĩ của Lục Sư ngoại đạo theo Phật tu hành đạt được giải thoát thì lần lượt họ đã thị tịch trước hoặc sau Ngài không bao lâu, còn lại những người tu chưa chứng đắc, tâm danh lợi còn dẫy đầy. Những vị tỳ kheo này là những tỳ kheo phá giới, phạm giới, sống không đúng phạm hạnh, tu không đúng lời dạy của Ngài, họ là những người ngoại đạo, với những thâm ý sâu độc, mang lớp tu sĩ Phật giáo, ẩn núp chờ khi đức Phật thị tịch là sẽ biến giáo pháp của Phật thành giáo pháp Bà La Môn và Ấn Độ giáo.

Quý vị, nên đọc lại kinh Phạm Võng “Bồ tát giới”, cấm không cho tu sĩ và cư sĩ học và tu theo pháp môn Nguyên Thủy. “Bồ tát giới” cho giáo pháp Nguyên Thủy của Phật là ngoại đạo, là Thinh  Văn  thừa,  là  Nhị  thừa,  là  phàm  phu thiền...

Đọc Bồ tát giới, chúng ta mới thấy rõ thâm ý ác độc của ngoại đạo quyết tâm diệt Phật giáo, có thủ đoạn và sách lược rõ ràng, với ý đồ lật đổ đức Phật Thích Ca Mâu Ni thay vào bằng đức Phật Di Lặc, để dễ bề sử dụng toàn bộ giáo pháp Đại thừa mà không còn ai nghi ngờ.

Và sẽ cấm không cho tín đồ tu và học theo giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, kinh sách và giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ bị đốt sạch.

Đúng vậy, sau khi đức Phật tịch, trong giáo hội chia làm hai bộ phái:

1- Thượng tọa bộ 2- Đại chúng bộ Thượng tọa bộ là những tu sĩ già thủ cựu, cố giữ nguyên giáo lý căn bản Nguyên Thủy của đức Phật, không cho ai thêm bớt một chữ nào cả.

Đem kinh sách này hoằng hóa và phát triển đi về phương Nam, nên người thời bấy giờ gọi là Phật giáo Nam tông.

Trên đường hoằng hóa độ sanh, Thượng tọa bộ tuy cố giữ gốc Nguyên Thủy, nhưng vì các vị tu hành chưa chứng đắc, nên có sự kiến giải trong giáo lý ấy bằng trí tuệ học giả, hoặc bằng những kinh nghiệm chưa đến nơi đến chốn, như thiền sư Mahàsi,  thiền  sư  A-Chaan-chah.  Hai  Ngài  có những bài kinh biên soạn theo kiến giải kinh nghiệm tu hành của mình như: Mặt Hồ Tĩnh Lặng, Thiền Minh Sát Tuệ, v.v.. Làm sai ý nghĩa và giáo pháp của đức Phật rất lớn.

Vì tu hành chưa tới nơi tới chốn, nên các Ngài biên soạn những loại kinh sách này, trong hiện tại và mai sau sẽ để lại cho loài người những tai hại rất lớn, làm hao tài, tốn của và phí cả cuộc đời của họ chẳng ích lợi gì, khi họ theo tu những pháp môn này.

Trong thế kỷ này, tín đồ Phật giáo khắp năm châu bốn biển đua nhau tu tập thiền Minh Sát Tuệ. Tu tập thiền này phải tập trung theo c bụng (phồng, xẹp) nhằm diệt “vọng tưởng”. Loại thiền ấy thuộc về thiền ức chế tâm, nó không phải là thiền của đạo Phật, thiền của Phật giáo là loại thiền xả tâm “ly dục, ly ác pháp”. Mục đích tu hành của đạo Phật là phải khắc phục cho bằng được tâm tham, ưu, tức là diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp, để đạt được tâm thanh tịnh bất động.

Theo kinh nghiệm tu hành của những người đã trải qua, thì tâm thanh tịnh bất động ấy là tâm không còn tham, sân, si. Khi tâm không còn tham, sân, si thì tâm có một năng lực (đạo lực) siêu việt, điều khiển làm chủ sanh, già, bịnh, chết.

Năng lực điều khiển làm chủ sự sống chết của kiếp người mà đức Phật gọi là “Bốn  Như  Ý  Muốn”  (Tứ Như  Ý  Túc), chứ không phải “Minh Sát” theo kiểu thiền sư Mahàsi dạy.

Cũng trong thế kỷ này, thiền sư A Chaan- Chah  người  Thái  Lan  đã  kiến  giải  qua  kinh nghiệm tu hành của mình sản xuất ra một loại thiền “Tĩnh Lặng”. Qua hồi ký tu hành của Ngài, do ức chế tâm hết vọng tưởng, Ngài đã rơi vào thiền tưởng, thay vì ngài tu đúng pháp “ly dục, ly ác pháp” thì tâm Ngài sẽ thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh thì Ngài sẽ nhập được Nhị thiền, Tam thiền đến Tứ thiền và thực hiện Tam Minh, làm chủ  sanh,  già,  bịnh,  chết  một  cách  dễ  dàng, không có khó khăn mệt nhọc. Nhưng vì ức chế tâm để được tâm tĩnh lặng, nên thanh tưởng phát ra tiếng nổ trong đầu Ngài. Ngài cảm thấy như cả vũ trụ đều tan biến (giống như thiền sư Đông Độ lúc ngộ đạo), rồi từ đó tưởng giải phát ra.

Ngài đối đáp vấn đạo giống như thiền sư Đông Độ không khác.

Cho nên, kinh sách Nguyên Thủy hiện giờ  bên  phái  Nam  tông  chưa  hẳn  đã  là nguyên thủy. Vì các nhà học giả mượn lời Phật dạy rồi thêm bớt rất nhiều theo tưởng giải của mình, khiến cho người đời sau sưu tầm và nghiên cứu những lời Phật dạy, không biết đâu là đúng, đâu là sai. Thật khó cho những ai ở đời sau muốn tu theo đạo Phật, nếu không rõ sẽ lại rơi vào pháp ngoại đạo, rồi chấp nhận giáo pháp của ngoại đạo là giáo pháp của Phật, thật đau lòng!

Ở đây nói về kinh sách Nam tông, tức là kinh sách Nguyên Thủy, mà các sư còn dám thêm bớt và còn nghĩ tưởng theo kiến giải của mình biên soạn và viết ra, thì làm sao đúng ý của Phật được. Bằng chứng chúng ta thấy rất rõ, thiền sư Mahàsi đã dám làm thì các vị trước kia làm sao không dám thêm bớt. Thế mà kinh sách này lại được phổ biến rộng rãi khắp các nước trên thế giới.

Còn kinh sách Bắc tông, với sự phát triển theo kiến giải phóng túng của các nhà học giả, thì thử hỏi, sự sai biệt với lời Phật dạy có gấp trăm, ngàn lần không?

Vả lại, kinh sách Đại thừa bị thế tục mê tín, lạc hậu hóa rất nhiều. Ví dụ một sự mê tín trong dân gian, ngày hai ba tháng chạp, tất cả mọi gia đình đều làm lễ cúng đưa “ông Táo” chầu trời, thì trong chùa cũng học theo điều đó mà làm lễ cúng bái, tiễn “chư Thiên” về trời.

Từ khi Tăng đoàn Phật giáo được chia làm hai nhóm (Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ), thì Đại chúng bộ không còn bị sự kềm chế của Thượng tọa bộ, nên kinh sách tự do phát triển theo kiến giải học giả, không cần có kinh nghiệm tu hành, phần nhiều chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khác và phong tục tập quán của dân gian.

Lợi dụng Phật giáo không có người tu chứng điều khiển, nên Đại chúng bộ mặc sức phát triển theo tâm danh lợi của họ. Do đó, kinh sách phát triển Đại thừa ra đời với một khối lượng vĩ đại.

Những người có khả năng viết lách, ai muốn viết muốn luận như thế nào cứ mặc tình viết và lý luận, miễn sao có lý, nghe xuôi tai là được, đời sau tu được hay không được mặc kệ, chỉ bây giờ ngòi bút viết phóng túng cho thỏa thích mà thôi.

Muốn truyền bá loại kinh sách này, Đại thừa giáo không thể đi về phương Nam được, vì nơi đó đã có kinh sách Nguyên Thủy do Thượng tọa bộ truyền bá, nên tín đồ ở đó xem kinh sách này (kinh sách Đại thừa) là kinh sách Bà La Môn giáo, chẳng ai thèm theo và đọc.

Vì thế, kinh sách này truyền về phương Bắc, những người dân ở phương Bắc chưa hiểu gì về Phật giáo, nên kinh sách Đại thừa truyền đến đâu đều được họ chấp nhận ngay, là vì các nhà Đại thừa biết dựa theo phong tục mê tín lạc hậu của người dân địa phương triển khai thành kinh sách, và còn sử dụng thần thông, kỳ lạ, v.v... Do thế, kinh sách này đã phát triển về phương Bắc dễ dàng, nên gọi là Phật giáo Bắc tông.

Trên  đường  hoằng  hóa  độ  sanh  về phương Bắc, gặp tôn giáo nào thì Phật giáo Bắc tông thu thập tinh ba của tôn giáo ấy, rồi biến thành giáo lý của mình. Khi đến Trung Hoa, nó lấy tinh ba của Lão giáo biến thành giáo lý Tối Thượng thừa của mình, mà các nhà khoa học, tâm lý học gọi là “Thiền tông”, đó là Phật giáo bị thế tục hóa.

Đến Việt Nam thì không có tôn giáo nào đặc biệt, không có tinh ba triết lý nào vĩ đại, nên Đại thừa đã dung hợp ba tôn giáo lớn là Phật (Đại thừa), Lão (Tiên đạo), Khổng (Nho đạo) lại thành một Phật giáo Việt Nam, “Vạn Hạnh dung tam tế”.

Sinh hoạt của “Phật giáo mới” này tiếp tục triển khai kinh sách phát triển, bằng cách dựa theo phong tục tập quán dân gian biến dần thành kinh sách của mình, để đáp ứng nhu cầu mê tín dân gian. Cho nên, trong chùa thờ đủ loại thần, thánh, tiên, Phật, ma, quỷ, cô, cậu, các bà chúa, Quan Thánh Đế Quân, Thập Điện Minh Vương, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Long Thần Hộ Pháp, Bát Bộ Kim Cang, cô hồn, các đảng, thập loại âm binh, Nam Tào, Bắc Đẩu, hài cốt và vong linh của những người chết, v.v...

Kinh sách phát triển dạy đầy ắp những điều mê tín, nào là cúng vong, tiễn linh, thí thực cô hồn các đảng, nào là cúng sao, giải hạn, cúng yếm, thần trù, quỷ dữ, nào là cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, xem ngày tốt xấu, trừ linh, trừ thần, v.v... Mỗi chiều ở các chùa cổ xưa đều cúng thí thực cô hồn, các đảng, quỷ chùa bằng gạo muối, v.v... Phung phí của đàn na thí chủ vô ích.

Hình thức cúng bái tạo ra cớ có vẻ thật sự có thế giới siêu hình đang sống chung đụng với thế giới hữu hình của con người, mà mỗi tai ương, hoạn nạn, tật bịnh của loài người đều do con người của thế giới siêu hình tạo ra.

Kinh sách phát triển của Đại thừa đã lừa đảo con  người  bằng  một  thế  giới  siêu  hình  mang nhiều hình thức mê tín, lại còn gạt người khác bằng cách hy sinh to lớn với lòng đại từ, đại bi như Kinh Duy Ma Cật dạy: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh”.

Có bao giờ Bồ tát “bịnh” để chia sẻ nỗi khổ đau của chúng sanh được chăng?

Đạo Phật đã dạy cho chúng ta biết rất rõ ràng, nhân nào quả nấy, ai đã tạo nhân ác thì phải gặt lấy quả khổ, không ai chịu thay quả khổ đó cho ai được. Đó là một đạo luật nhân quả công bằng và công lý của nhân loại. Vậy mà có Bồ tát chịu khổ, chịu bịnh thay cho chúng sanh (như Chúa chịu đóng đinh trên Thập Tự Giá chịu tội thay cho Môn đồ). Hành động của Bồ tát như vậy có phi đạo đức chăng? Con người sanh ra trên thế gian này, như đức Phật đã xác định, từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết vì nhân quả.

Xác định như vậy thì không có đấng tạo hóa nào sanh ra con người. Vì thế, không có kẻ nào ban phước giáng họa cho con người, mà cũng không có kẻ nào thay thế sự khổ đau của con người.

Cho nên câu: “Bồ Tát bịnh vì chúng sanh bịnh” là câu lừa đảo, gạt người của kinh sánh phát triển, để chứng tỏ Bồ tát là kẻ vĩ đại, Bồ tát có lòng từ bi rộng lớn, thương xót đối với tất cả chúng sanh, nhưng không ngờ lời nói dối trá thành phi đạo đức. Đối với đạo Phật, câu nói này là câu nói gian xảo, lừa bịp người đệ nhất.

Vì kinh Pháp Cú, Phật dạy, ai đã tạo nhân ác thì phải gánh chịu quả khổ, không một ai chịu thay cho ai được, đó là luật nhân quả công bằng tuyệt đối.

Khi còn tại thế, đức Phật đã từ chối: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là một người hướng đạo chỉ đường mà thôi”. Lời dạy này đức Phật đã khẳng định sự từ chối không cứu độ ai hết, mà mọi người phải tự cứu mình. Cho nên, những lời dạy của Ngài luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải tự hành thiện, chỉ có hành thiện mới đem lại sự an vui cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài sanh linh.

Vậy mà Phật giáo phát triển có một Duy Ma Cật dám bịnh thay cho chúng sanh, dám chia sẻ nỗi khổ đau của chúng sanh, thật là gan dạ, dám phá bỏ luật nhân quả. Nếu có một Duy Ma Cật làm được như vậy thì đạo đức trong thế gian này còn gì?

Chúng sanh do không hiểu (vô minh) mà làm điều ác, tạo tội lỗi rồi phải chịu nhiều thống khổ do hành động đó. Đạo Phật ra đời chỉ có mục đích cứu giúp con người thoát khổ bằng cách chỉ dạy cho họ thấu hiểu những điều họ làm là ác, là bất thiện và sẽ đem đến quả khổ đau cho họ, chứ không ai làm cho họ khổ mà chính họ. Để chứng minh lộ trình nhân quả cụ thể cho họ thấy và hiểu rõ hơn, thì từ đó họ không còn hành động làm ác, làm khổ mình, khổ người nữa, thì chừng đó họ sẽ không còn chịu sự khổ đau nữa, tâm hồn họ sẽ được thanh thản, an lạc và luôn sống tùy thuận hòa hợp với mọi người.

Đạo Phật cứu người là giúp con người vén sạch màn “vô minh”, để từ đó họ sáng suốt hiểu rõ không còn lầm lạc trong hành động ác, để không tự tạo khổ cho mình, cho người nữa. Sự hiểu biết tránh làm điều ác và luôn thực hiện làm điều thiện, nên đạo Phật gọi sự hiểu biết đó là trí tuệ, hay gọi là tri kiến giải thoát. Nhờ có tri kiến giải thoát, nên đạo Phật gọi là đạo giải thoát, tri kiến giải thoát đó không phải của ai khác, mà phải chính của mình mới giải thoát cho mình được.

Cho nên câu nói: “Bồ Tát bịnh vì chúng sanh bịnh” là câu nói nghe rất hay, nhưng ý nghĩa rất dở, vì phi đạo đức, thiếu công bằng và công lý.

Đối với luật nhân quả, không ai có thể đau bịnh hoặc chịu tai nạn thế cho ai được, và cũng không thể chia xẻ nỗi đau khổ với chúng sanh được.

Câu nói: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh” là câu nói láo, lừa đảo thật sự. Nếu quả có một Bồ tát bịnh thay cho chúng sanh hoặc chia sẻ nỗi đau khổ này, thì chúng sanh phải hết khổ, và ít nhất  cũng  phải  giảm  thiểu  được  sự  đau  khổ.

Nhưng con người trên hành tinh này có hết đau khổ  đâu, vậy  thì  Bồ  tát  nói  có  đúng  không?

Nhưng luật nhân quả đã không chấp nhận điều này, nếu chấp nhận điều này thì thế gian này còn lấy đâu gọi là đạo đức, công bằng và công lý.

Một kẻ làm ác mà có người chịu thay tội khổ, thì nhà giàu có, người làm quan, kẻ làm vua chắc không bao giờ có khổ đau, bịnh tật và tai nạn, v.v...

Nhưng thật sự, nhìn cuộc sống con người trên thế gian này từ vua, chúa, quan, dân, người giàu có và đến những kẻ nghèo cùng, khốn khổ, mỗi giới, mỗi giai cấp đều có sự khổ đau, bịnh tật như nhau mà không có ai thoát khỏi, nhất là bốn sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, và cũng chẳng ai thay thế cho ai được bốn sự khổ này chút nào.

Câu nói phi đạo đức nhân quả của Bồ tát Duy Ma Cật đã làm cho kinh sách phát triển mất giá trị, nhất là đạo đức của con người.

Nếu bảo rằng kinh sách phát triển chỉ là để dùng cho bậc Thánh, Hiền, Bồ tát, chư Phật, tâm không còn sống trong các pháp đối đãi (bất nhị), nên lời nói của Bồ tát Duy Ma Cật vượt thoát các pháp đối đãi. Nếu luận như vậy thì còn sai hơn nữa.

Thánh, Hiền, Bồ tát và chư Phật không còn biết đạo đức làm người nữa hay sao?

Tức là không có pháp thiện và cũng không có pháp ác nữa (bất nhị).

Hàn Sơn, Thập Đắc, Tế Công Hòa thượng, Phật sống Cựu Kim Sơn... ăn uống dơ bẩn, lại còn ăn thịt uống rượu, phạm giới tận cùng, đó là các Ngài sống tự tại vô ngại trong pháp môn bất nhị của Đại thừa. Vì thế, các Ngài không còn là con người, mà là loài ác quỷ từ pháp môn bất nhị đã sanh ra, và hiện giờ trong pháp môn bất nhị ấy còn sanh biết bao nhiêu loài ác quỷ nữa. Nếu chúng ta không chặn đứng được pháp môn bất nhị, thì một nguy cơ khiến cho con người không tiến bộ mà còn sống thụt lùi về thời lạc hậu, dã man hung ác.

Nếu bảo rằng: “Chấp giới” thì phạm hạnh, tức là đạo đức của người tu sĩ Phật giáo ở chỗ nào?

Không lẽ đạo Phật không có đạo đức sao? Hay toàn là những thầy tu phạm giới phá giới, v.v...

Hai trăm năm chục giới tỳ kheo tăng và ba trăm bốn mươi tám giới tỳ kheo ni, không phải là đạo đức Phật giáo sao?

Người tu sĩ nào phạm giới, phá giới là người tu sĩ không có đạo đức và thiếu giáo dục đạo đức.

Đừng dùng những danh từ “chấp giới” và “tự tại vô ngại”, hoặc “thỏng tay vào chợ” để bưng bít hay bịt miệng thiên hạ, để được sống chạy theo dục lạc thế gian mà người ta vẫn tưởng đó là Phật sống. Nên các vị giáo sĩ Bà La Môn dựng lên những nhân vật phá giới, phạm giới, như Tế Điên tăng, Phật sống Cựu Kim Sơn, Hàn Sơn, Thập Đắc, để giúp cho quý thầy Đại thừa và các thiền sư Đông Độ tự do phá giới, sống phạm giới mà tín đồ không dám phê phán, đó là một tấm bình phong che dậy cho những người tu danh, tu lợi.

Kinh sách phát triển đã lầm, hay nói cách khác là không hiểu đạo đức của đạo Phật là gì?

Nên thường nói giọng kiêu kỳ: “Đại thừa, Tối Thượng thừa”, tự xưng mình là giải thoát trên hết.

Vì Thánh hiền, chư Phật, chư Bồ Tát, tất cả phàm phu và chúng sanh đều từ nhân quả sanh ra. Mà đã từ nhân quả sanh ra thì không sống trong hành động thiện, ác sao?

Hành động thiện không phải là đạo đức sao? Và hành động ác không phải là phi đạo đức ư?

Toàn bộ “giới luật” của Phật đều dạy chúng ta phải sống và hành động với đạo đức làm Người, làm Thánh nhân, làm Phật.

Cớ sao những người thiếu hành động đạo đức mà chúng ta lại xem họ như Phật. Họ chỉ có một vài thần thông tưởng lòe bịp thiên hạ, chứ đức hạnh chẳng ra gì.

Sao mọi người vô minh điên đảo, hễ thấy ai có chút ít thần thông đều cho họ là Phật, Thánh, Tiên, rồi cung kính, lễ bái và cũng dường, trong khi những hành động đạo đức của họ chẳng ra gì, còn tệ hơn người phàm phu là khác nữa.

Phật và Thánh đều từ những con người phàm phu, tu tập trau dồi thân tâm xa lìa ác pháp, không còn xảo quyệt, gian ngoa, lừa đảo, luôn luôn sống trong hành động đạo đức, thì mới gọi là Thánh nhân, Phật. Có đâu dùng những lời hoa mỹ cao thượng như: “Tự tại vô ngại; chấp giới; thõng tay vào chợ; đói ăn, khát uống, mệt ngủ liền”, khiến cho những người chưa hiểu đạo đức nhân quả của Phật dễ bị lầm lạc. Họ tưởng những người này là bậc Thánh cao thượng dám hy sinh mình vì mọi người, chịu khổ đau vì nhân loại, vì loài người dẹp bỏ cá nhân mình thật là vĩ đại.

Nhưng trong cái vĩ đại đó, là không vĩ đại gì hết.

Vì ai đã làm ác thì người đó phải gánh chịu quả khổ, không thể ai gánh vác được cho ai, dù kẻ đó là  Thánh,  Thần,  chư  Phật,  chư  Bồ  Tát  cũng không thể gánh chịu cho ai được, thế mới gọi là công bằng, công lý. Còn có người chịu thay thế được quả khổ đau cho kẻ khác, thì trên thế gian này con người làm sao có một đạo luật gọi là công bằng và công lý được?

Nếu có người chịu khổ cho kẻ khác thì thế gian này sẽ ra sao? Như trên chúng tôi đã nói, nếu trên thế gian này không có một đạo luật công bằng như đạo luật nhân, quả, thì con người chỉ còn là một ác thú mà thôi. Vì thế, những lời nói chịu khổ cho nhân loại là lời lừa đảo, bịp người, với những người còn đang sống trong giấc mơ “siêu hình”.

Chúng ta là những người còn phàm phu tục tử, còn sống trong cảnh đối đãi, nên chỉ biết ở trong cảnh đối đãi mà tu tập trau dồi đạo đức như thế nào để cùng sống chung nhau, đối xử với nhau mà tâm  hồn  thanh  thản,  an  lạc,  không  làm  khổ mình, khổ người. Thì đó là chân hạnh phúc của loài người, và đó cũng là sự giải thoát của đạo Phật, giải thoát chung cho loài người. Chứ không như kiểu giải thoát của kinh Duy Ma Cật, chỉ dành riêng cho những bậc Bồ tát, chư Phật và Thánh hiền với trí tuệ “Bất nhị”.

Đa số các tôn giáo hiện có mặt trên thế gian này đều xây dựng cho loài người một thế giới tuyệt vời “Bất nhị”. Cái thế giới ấy rất xa vời với loài người, vì con người không thể với tới, không thể có trí tuệ “Nhất nguyên” đó được, chỉ có những bậc Thánh, Hiền như Bồ tát Duy Ma Cật trong kinh sách phát triển mà thôi. Thậm chí như đức Phật, Ngài còn thua xa Bồ tát Duy Ma Cật, chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài cũng không dám sống trong pháp môn “Bất nhị”, vì đó là pháp môn phi đạo đức.

Những bậc Thánh “Bất nhị” này lý luận m hồ, trừu tượng, tưởng giải, chỉ là giấc mộng đẹp của Bà La Môn giáo mà thôi.

Nhìn chung, giáo lý của các tôn giáo đều xây dựng cho loài người một giấc mơ đẹp, để an ủi tinh thần con người trong cuộc sống lầm than và nhiều đau khổ, hơn là giải khổ ngay trên thực tế cho họ.

Ngoài những giáo lý ấy, có một thứ giáo lý khác được mang một cái tên nhỏ bé: “Tiểu thừa Phật giáo”.

Tiểu thừa Phật giáo chỉ mang một cái tên như vậy cũng đủ khiến cho người ta xem thường, coi rẻ, người ta tưởng tượng trong đầu: giáo pháp đó chẳng ra gì, chẳng bằng ai, không cao siêu vi diệu; nhỏ mọn, hạn hẹp, tầm thường, chẳng có gì để cho mọi người đáng quan tâm.

Chính chúng tôi trong những ngày đầu mới xuất gia tu học theo Phật, thấy kinh sách Tiểu thừa là chúng tôi cũng có tư tưởng không muốn đọc, và cũng không muốn tu theo nó nữa.

Các bậc thầy, tổ thường ca ngợi kinh sách Đại thừa, khuyên chúng tôi nên học, đọc và tu theo những bộ kinh Đại thừa như: Pháp Hoa kinh, Thủ Lăng Nghiêm kinh, Viên Giác kinh, Duy Ma Cật kinh, Đại Bửu Tích kinh, Hoa Nghiêm kinh, Pháp Bảo Đàn kinh, kinh Bát Nhã, v.v...

Khi học và đọc những bộ kinh này, chúng tôi thấy nó quá vĩ đại, lý luận tuyệt vời, chỉ rõ bản thể con người rất cụ thể, nếu không có kinh sách này dạy thì khó mà ai nhận ra được “Phật tánh”.

Từ đó, chúng tôi tin kinh sách này như là của báu.

Các Tổ, các bậc Tôn túc và các Thầy, từ bao nhiêu thế kỷ nay đã bị kinh sách này lừa đảo, khiến tu hành lầm lạc, cứ tu theo các pháp môn đó mà tu chẳng đi đến đâu cả, kết quả cũng chẳng có gì, chỉ có cảm giác an lạc của dục tưởng xúc,  và  cuối  cùng  thì  có  một  vài  thần  thông tưởng.  Như  vậy  mà  các  thầy,  tổ  đã  tự  mãn nguyện, hoặc thấy sắc tưởng, thanh tưởng, phát hiện thấy trước mắt và tiếng nổ trong tai là tự cho mình tu chứng đạo.

Con đường tu như vậy thật là đau lòng, họ không biết chứng đạo là chứng cái gì?

Hay chỉ cần nói: “Vô sở đắc” là đủ mãn nguyện tu hành.

Phật tánh, thần thông, các cảnh giới siêu hình như: xuất hồn, nhập định, hay là tự tại vô ngại, ngũ uẩn giai không, phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu, v.v... đó chỉ là sống trong thế giới tưởng của tưởng tri.

Ngộ nhận những trạng thái tưởng này cho là chứng đạo, nên các Ngài truyền thừa với nhau về phương Bắc, nhưng vì danh lợi, nên mỗi Ngài hùng cứ một phương, chia ra làm năm tông bảy phái (Thiền tông Trung Quốc).

Đến Việt Nam, Thiền tông thành lập ra phái Thảo Đường, Trúc Lâm, Liễu Quán, v.v... Tên thì có  khác,  nhưng  khuôn  là  thiền  Đông  Độ  thì không có gì khác cả, đều nhai lại bã mía của Trung Quốc.

Đến thời đại chúng ta, Phật giáo Bắc tông vẫn phát triển đều đều, người tu thì đông vô số kể, mà đạt được thì chẳng có gì, chỉ là một trò lừa đảo bịp người mà thôi. Truyền thừa với nhau từ đời này sang đời khác lúc thịnh lúc suy, nhìn chung chẳng có ai tu đến đâu cả, chỉ là diễn xuất tuồng hát trên sân khấu, hết màn Tịnh Độ tông, đến màn Thiền tông; hết màn Thiền tông, đến màn Mật tông; hết màn Mật tông, đến màn Pháp Hoa tông, v.v... Cứ những tông này diễn tới diễn lui chẳng có gì mới mẻ cả.

Người truyền đạo thì cũng chẳng biết mình truyền đúng hay sai của đạo Phật, người tu thì lại nhắm mắt tu đùa, chẳng cần suy nghĩ xem xét kỹ lưỡng, chỉ nghe Đại thừa, Tối Thượng thừa là ngon lành, là siêu việt, còn những loại kinh sách Tiểu thừa Nguyên Thủy thì xem chẳng ra gì, liệt kê những loại kinh sách này là ngoại đạo.

Lúc chúng tôi mới bước vào chùa tu hành, thích học được kinh sách Đại thừa và thích tu thiền Tối Thượng thừa, xem kinh sách Tiểu thừa A Hàm như đồ bỏ (ngoại đạo), mà trong kinh Phạm Võng Bồ Tát giới đã cấm không cho học và tu giáo lý này.

Tu như ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên, tiên nữ rắc hoa còn dính mắc (trong kinh Duy Ma Cật), các Ngài chỉ là hàng Thinh Văn, không bằng Bồ tát và Phật, uổng công tu hành mà chỉ ở những bậc thấp lè tè. Đối với Đại thừa, thì lời dạy của đức Phật cũng chỉ là ngoại  đạo,  sao  bằng  kinh  sách  Đại  thừa “kiến tánh thành Phật”, nhanh chóng như trở bàn tay.

Đó là quan niệm hết sức sai lầm của chúng tôi, do bị ảnh hưởng kinh sách Đại thừa và thiền Đông Độ. Vì thầy, tổ truyền dạy cho nhau không ngoài kinh sách Đại thừa.

Xướng minh pháp môn Tịnh Độ, tổ Vĩnh Minh Diên Thọ lại còn gạt người hơn nữa bằng những từ ngữ rất kiêu: “Người tu Thiền mà không tu Tịnh Độ, 10 người chưa được một người tu chứng”.

“Người tu Thiền mà tu thêm Tịnh Độ như cọp mọc sừng, 10 người đều chứng cả”.

Tịnh Độ còn dùng những lời lẽ cám dỗ và hăm dọa hơn cả những lời lẽ ở trên, để ngăn chặn và lừa đảo tín đồ một cách có thủ đoạn. Tịnh Độ tông cho rằng thời đại chúng ta là thời đại mạt pháp, loài người sắp tận thế, chỉ có pháp môn Tịnh Độ tu hành dễ chứng và tu chưa chứng đạt cũng được đức Phật A Di Dà rước về cõi Cực Lạc rồi tiếp tục tu hành.

Sau những năm tháng tu hành với hoài bão làm chủ sanh, già, binh, chết, chấm dứt sự khổ đau của kiếp người, chúng tôi bị các pháp môn của Đại thừa và Thiền tông lừa đảo, đã phí hết thời gian của tuổi thanh xuân. Hơn nửa đời người đem hết sức lực tu hành theo các pháp môn Đại thừa và Thiền tông, chúng tôi kiến giải (triệt ngộ) được tất cả các công án và đang sống trong trạng thái tĩnh lặng. Biết bao nhiêu trạng thái tĩnh lặng, biết bao nhiêu trạng thái tưởng xảy ra, như thần thông biết chuyện quá khứ, vị lai, dù biết vậy, nhưng xét kỹ thì chúng tôi cũng chưa làm chủ được sanh, già, bịnh, chết.

Chúng tôi đã trở về với pháp môn Tiểu thừa, may ra, hy vọng còn làm chủ được thân tâm.

Chúng tôi sống độc cư, sống đời sống trầm lặng, sống đúng giới luật không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, với đời sống thiểu dục tri túc, chỉ xin cơm ngày một bữa mà thôi, chẳng có mong cầu gì khác.

Chúng tôi tu pháp Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Định, kết quả chúng tôi hướng tâm đến Tam Minh, chỉ trong vòng sáu tháng với một nhiệt tâm nồng cháy, với một nghị lực dũng mãnh, với một ý chí sắt đá kiên cường, chúng tôi thành tựu làm chủ sự sống chết, tâm chẳng hề dao động trước bất cứ một đối tượng nào.

Từ đó chúng tôi biết rất rõ, kinh sách Đại thừa và thiền Đông Độ là của tôn giáo khác hoặc bị thế tục hóa tôn giáo, với dụng tâm của các vị tỳ kheo giáo sĩ Bà La Môn, thâm ý sâu độc muốn diệt trừ Phật giáo, vì Phật giáo tồn tại và phát triển thì các tôn giáo khác không phát triển được.

Tại sao vậy?

Tại vì Phật giáo đập phá thế giới siêu hình, hủy diệt thần quyền sáng tạo, đem lại cho loài người một nền đạo đức giải thoát, không làm khổ mình, khổ người, biến cảnh thế gian thành Thiên Đường, Niết Bàn.

Đạo Phật và các tôn giáo khác không thể đi chung nhau một đường, vì các tôn giáo khác có thế giới siêu hình, có Thần quyền sáng tạo, có cảnh giới mơ hồ, trừu tượng, ảo huyền, có cuộc sống sau khi chết. Ngược lại, Phật giáo thiết thực và cụ thể hơn nhiều, không có thế giới siêu hình, không có Thần quyền sáng tạo, không có thế giới mơ hồ, trừu tượng, ảo huyền và không có cuộc sống sau khi chết. Nếu chánh pháp và đạo đức nhân bản của Phật giáo được phổ biến sâu rộng, khiến mọi người am tường và thực thi sửa đổi thói hư tật xấu, thì xã hội loài người mới sống đúng đời sống công bằng, bác ái, thì các tôn giáo làm sao còn chỗ đất đứng trên hành tinh này được.

Thấy rõ điều lợi hại này, nên bằng mọi giá, các tôn giáo khác đều ước muốn biến dần Phật giáo thành một tôn giáo chấp ngã, có bản thể vạn hữu (Phật tánh, Đại ngã), còn đạo đức của Phật giáo thì biến thành một thứ đạo đức nhân quả mê tín, để Phật giáo cũng giống như các tôn giáo khác trên hành tinh này.

Cho nên câu nói: “Bồ Tát bịnh vì chúng sanh bịnh” trong kinh Duy Ma Cật cũng là một câu nói lừa đảo, phi đạo đức, nhằm để lường gạt những người chưa hiểu đạo đức nhân quả thiện ác của Phật  giáo,  chứ  không  thể  lừa  đảo,  lường  gạt những người có giới đức và giới hạnh của Phật giáo được.

Hiện giờ, mọi người chưa ai thông suốt đạo đức nhân quả. Luật nhân quả, kinh sách nhân quả của các kinh sách phát triển thuộc về loại kinh sách mê tín, dị đoan, đó toàn là kinh tưởng.

Hiện nay, tín đồ Phật giáo Đại thừa đặt trọn lòng tin vào những vị Bồ tát, vì những vị Bồ tát này thường ban phước lành và cứu khổ cứu nạn, cùng chia sẻ những sự đau khổ của chúng sanh. Không ngờ, sự cứu khổ, cứu nạn và chia sẻ sự đau khổ với chúng sanh là một điều không thể làm được.

Không thể làm được vì luật nhân quả rất công bằng và công lý. Cho nên, hành động cứu khổ cứu nạn và chia xẻ khổ nạn là phi đạo đức, làm mất công bằng và công lý trong kiếp sống của loài người.

(Trích ĐVXP tập 5 trang 32-60)