Skip directly to content

THOÁT KHỎI TRẦN LAO VIỆC CHẲNG THƯỜNG

Duyên "sanh" có, thì duyên "ưu bi sầu khổ, bệnh, chết" có, nếu duyên sanh không thì duyên ưu bi sầu khổ cũng không. Như vậy, dứt duyên sanh thì ưu bi, sầu khổ bệnh chết sẽ dứt. Ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết đoạn dứt là giải thoát, là niết bàn. Vậy muốn chấm dứt ưu bi sầu khổ, sanh tử luân hồi thì không còn cách nào khác hơn là phải đoạn dứt duyên sanh.
Con đường giải thoát duy nhất của đạo Phật bắt đầu tu tập để trở thành một vị tỳ kheo (tu sĩ) thì phải đoạn lìa sanh y. Nếu không đoạn lìa sanh y thì không thể nào thành tỳ kheo được. Vì vị Tỳ kheo là một tu sĩ đệ tử Phật. Sanh ở đây, quý thầy và các con phải hiểu là "sanh y". "Sanh" có nghĩa là sanh sống, cuộc sống, đời sống; "y" là nương tựa vào để sống, chớ không có nghĩa là "sanh đẻ", đản sanh như có một bài kinh Tương Ương đã giải thích. Do đó các nhà học giả theo nghĩa sanh đẻ, đản sanh mà giải thích "có sanh tức có tử" là không đúng nghĩa của kinh Thập Nhị Nhân Duyên. Đức Phật đã dạy duyên "sanh" chỉ là một duyên kết hợp với một duyên khác để tạo thành, sanh ra một con người, một thế giới đau khổ. Vậy làm cách nào để cho cho mười hai duyên nầy tan rã? Đọc hết giáo lý kinh Nguyên Thủy, ta thấy Đức Phật đã chọn duyên "sanh" làm vị trí cho chặng đường đầu tiên mà một vị tỳ kheo phải tu cho bằng được. Tỳ kheo mà không đoạn dứt được sanh y thì chưa phải là tỳ kheo, nghĩa là không phải là đệ tử xuất gia của đạo Phật.
Nếu chúng ta tu hành mà không đoạn dứt sanh y, còn tình cảm thương ghét, ngồi tại chùa mà tâm hướng về cha mẹ, vợ con, bạn bè, quyến thuộc, của cải, tài sản, v.v... nhớ nhung, thương tiếc thì làm sao mà tu hành giải thoát được? Hiện giờ, người nào cũng có hai tay, một tay thì ôm đời, còn một tay thì ôm đạo. Cũng giống như người đi thuyền, hai chân đứng trên hai chiếc thuyền. Đứng như vậy thì làm sao thuyền đi được? Nếu quý vị muốn tìm đường giải thoát ra khỏi cảnh khổ của cuộc đời thì quý vị phải bỏ tay đời, rồi dùng tay đó cùng với tay kia ôm chặt con đường đạo. Lúc bấy giờ quý vị sẽ thấy giải thoát ngay tức khắc. Đức phật đã dạy: "Dứt bỏ sanh y thì phạm hạnh mới xong". Lời dạy này rõ ràng và cụ thể, xác định dứt khoác "Có dứt bỏ thì có giải thoát".
Nếu chọn đạo làm con đường giải thoát kiếp sống lầm than đau khổ của mình, thì đạo có gian khổ cách nào ta cũng không chùn bước. Thà chết, chết trong đạo, chết trên bồ đoàn, chớ không thể chết dưới bồ đoàn. Chết trong sự giải thoát nhân quả, không thể chết trong tình cảm trói buộc gia đình, cha mẹ, vợ con ,anh, chị em, thân bằng quyến thuộc, v.v... Không thể chết vì của cải tài sản, sự nghiệp mà phải chết vì Đạo, vì sự chấm dứt đau khổ của đời người.
Người tu theo đạo Phật không còn làm ra tiền bạc nữa, cũng không còn cày ruộng, trồng rau để mà ăn. Ngày một bữa, đói xin cơm ăn, không xin tiền, khát xin nước uống, hoặc uống nước suối. Không có thuốc thang đành chịu, không than thân trách phận, không bỏ cuộc tu hành. Y áo rách thì xin y, áo mặc. Không có vẫn vui lòng chấp nhận để xả hết mọi pháp thế gian, để thoát ly những vật chất trói buộc làm khổđau con người muôn đời muôn kiếp.
Đời sống đạo phải hoàn toàn đoạn lìa, không còn mang một chút gì của đời trong tâm hồn thì sự tu hành mới dễ dàng. Đừng ngồi đây mà lo đời, nghĩ nhớ cái này, cái kia, hoặc lo toan thứ này thứ nọ.
Đối với Phật tử, họ chỉ là cái nhân để cho quý thầy tạo cái duyên tu hành cho họ về sau. Đừng khuyến khích cho họ xuất gia tu hành ngay liền bây giờ, hoăc bày vẻ, kêu gọi họ cúng dường, làm từ thiện, xây chùa, xây tháp, hoặc trai tăng, tứ sự vv ? Đó là biến họ trở thành sự trói buộc quý thầy. Cũng vì duyên cúng dường, xây chùa tháp, làm từ thiện, v.v...
mà quý thầy đã ngã quỵ trên đường tu hành của mình. Khi quý thầy làm trụ trì một ngôi chùa nào đó, hầu hết quý thầy ít bị gia đình trói buộc, mà bị Phật tử trói buộc. Họ cúng dường quý thầy cái nầy, để quý thầy thoả mãn nguyện vọng làm Phật sự thì họ cũng đòi hỏi quý thầy ở   cái kia, mặc dù cái kia không phải là giáo pháp của Phật, quý thầy cũng phải làm theo cho vừa lòng họ.
Người tu sĩ lìa khỏi cuộc sống thế gian thì lại bị sai khiến trong cuộc sống xuất thế gian. Chúng ta lià bỏđời đểđi tìm mục đích giải thoát, nhưng không khéo lại bị người đời sai khiến làm lệch đạo.
Vượt thoát cuộc sống thế gian là một việc làm khó, vượt thoát đời sống không đúng của đạo Phật lại càng khó hơn. Vì những điều lệch lạc và không đúng của đạo Phật đã ăn sâu vào tâm não của mọi người. Nó đã trở thành những phong tục, tập quán truyền thống sâu sắc trong đời sống dân gian (mượn danh là Phật giáo). Kinh sách Nguyên Thủy của Đức Phật dạy chúng ta tu hành rõ ràng, cụ thể bằng giấy trắng, mực đen ghi chép từ ngàn xưa để lại. Thế mà chúng ta lại không vượt qua những tà thiền, tà giáo của ngoại đạo đang mượn danh Phật giáo.
Bởi vậy muốn giải thoát cảnh lầm than thế tục, vượt thoát những tà thiền, tà giáo của ngoại đạo, ta phải noi gương người, buông xuống, buông xuống hết. Còn những pháp nào mà Ngài đã thực hiện và giải thoát được sanh tử thì chúng ta phải giữ lấy mà hành trì, không nên biếng trễ, để trở thành người giải thoát hoàn toàn. (I/119-125) ** Mục đích và đường lối tu hành của đạo Phật là diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp. Cho nên những pháp tu tập đều nhắm vào việc ngăn ác, diệt ác, sanh khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp, khiến cho tâm được an vui và thanh thản hoàn toàn. Đó là tâm thanh tịnh, tâm giải thoát, tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi che mờ, và không còn bị thất kiết sử trói buộc nữa. Đó là tâm bất động của đạo Giải Thoát và là thiền định của Đạo Phật. (VIII/218) ** Nếu con không hiểu như vậy mà cứở trong thất tu tập tỉnh thức trong cảnh tịnh, thì tỉnh thức kia là tỉnh thức tưởng sẽ rơi vào trạng thát tỉnh lặng tưởng, thì không thể nào giải thoát tâm con được, mà còn có thể đưa con đến tà thiền, tà định, như các Thầy Tổ của chúng ta đã bị lạc đường theo giáo pháp Đại Thừa từ xưa đến nay.
Con phải tỉnh thức ngay trong các đối tượng, thường sống chánh niệm để tâm con từ bỏ và viễn ly ác pháp... Giáo pháp Đại Thừa chỉ dạy cách thức tu tập không có pháp hành, thường lý luận suông bằng những danh từ, có khi rất trừu tượng, mơ hồ, viễn vông, thiêú thực tế, phi đạo đức khiến cho người tu tưởng mình đã giải thoát theo ngôn ngữ. Nhưng nào ngờ giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy bỏ công lao tu tập, đến khi gặp việc gì thì tâm nào cũng còn tật nấy. Rốt cuộc chỉ bị lừa đảo bằng miệng lưỡi với những danh từ triết lý suông. (VIII/220) ** Người tu hành theo Đạo Phật phải hiểu lý của đạo cho rõ ràng, biết mục đích của đạo phải cụ thể, không được mơ hồ, trừu tượng; và còn phải biết cách tu tập cho đúng, phải nương theo mọi cảnh, mọi đối tượng, mọi sự việc xảy ra, phải biết giữ gìn tâm, phòng hộ tâm, mà còn phải biết tu đức hạnh, tuỳ thuận, nhẫn nhục, bằng lòng trước các đối tượng, hoàn cảnh và mọi sự việc để phòng giữ, xả tâm, diệt tâm, viễn ly và từ khước các ác pháp, v.v...
(VIII/221) ** Tu là buông xả sựưa thích, ham muốn trước cảnh, trước pháp.... Chúng ta phải xa lià ác pháp và lòng ham muốn. Nhờ đó tâm được tịnh và giải thoát ngay liền. Đó chính là thiền định chân chính của Đạo Phật. Còn không tu hành đúng như vậy là tu tập tà thiền ngoại đạo. (VIII/222)