Skip directly to content

VƯỢT THOÁT CUỘC SỐNG THẾ GIAN

Trong kinh Phật dạy: "Cạo bỏ râu, tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ nhà cửa, sống không gia đình". Đây là giai đọan thứ hai trên đường tu tập của đạo Phật. Người cư sĩ muốn tiến tới giai đoạn nầy thì phải thấu hiểu rõ đời sống xuất gia, và tự hỏi liệu mình có thể sống được hay không.
Qua lời dạy trong đoạn kinh nầy: "Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa". Đây là lời dạy dứt bỏđể cắt các duyên bên ngoài, không trang điểm làm đẹp, phải làm cho mình xấu xí, ăn mặc thì không chải chuốt, chỉ dùng những vải thô xấu. Hình ảnh bên ngoài phải phá và dẹp bỏ cái đẹp của trần gian, khiến cho mọi người không còn để ý đến thì mới dễ tu hành. Trong chuyện "Góp Nhặt Cát Đá" có kể câu chuyện một cô thiện nữ rất đẹp đến xin với một vị thiền sư cho cô tu hành. Vị thiền sư bảo: "Cô tu không được". Cô ngạc nhiên hỏi vị thiền sư: "Tại sao con lại tu không được? Xin thiền sư chỉ dạy cho". Vị thiền sưđáp: "Tại vì cô quá đẹp!" Nghe xong cô trở về nhà tìm cách phá huỷ sắc đẹp của mình. Sau khi vết thương trên mặt đã lành, để lại một vết thẹo trên mặt khiến cho cô như giống ác quỷ. Bấy giờ cô trở lại gặp vị thiền sư. Vừa trông thấy mặt, vị thiền sưđã nhận ra cô và chấp nhận cho cô ở tu.
Câu kế, kinh dạy: "Từ bỏ tài sản, của cải, nhà cửa, sự nghiệp" ý Phật khuyên chúng ta phải buông xả vật chất thế gian, không còn một thứ gì ngoài ba y một bát, để tâm trí không còn lo lắng, hối tiếc, sợ hư hao, sợ mất mát, v.v...
Cũng bài kinh đó, câu cuối cùng, Phật dạy: "Sống không gia đình", nghĩa là đoạn dứt tình cảm cha mẹ, anh em, chị em ruột thịt, vợ con, bè bạn, người thân quyến thuộc, v.v....
Khi hiểu rõ từng đoạn kinh nầy, ta thấy Đức Phật đã chỉ dạy thật rõ ràng. Người cư sĩ quyết tâm đi theo con đường giải thoát của đạo Phật thì bắt đầu chuyển mình qua cuộc sống mới:
cuộc sống đạo. Đoạn kinh nầy tuy ngắn, nhưng ta thấy sự chỉ dạycủa Đức Phật thay đổi vĩ đại cuộc sống con người:
1/. Người tu mà còn trang điểm, làm đẹp, làm dáng là không thể theo đạo Phật tu hành đến nơi, đến chốn được.
2/. Người tu mà không dứt bỏ tài sản, của cải vật chất, vàng bạc, của báu thì không thể nào theo đạo Phật tu hành đến nơi đến chốn được.
3/. Người tu mà không dứt bỏ tình cảm, không cắt đứt lòng luyến ái đối với người thân thì không thể nào theo đạo Phật tu hành đến nơi, đến chốn được.
Cái khó của người tu đạo Phật đầu tiên là ở ba trường hợp nầy: nếu dứt một, còn hai thì đi tu cũng vô ích, nếu dứt hai, còn một thì đi tu cũng chẳng có kết quả gì. Chỉ khi nào dứt trọn vẹn ba trường hợp nầy thì xuất gia tu hành mới đạt kết quả giải thoát. Nếu không dứt được ba trường hợp nầy thì quý vị có tu hành cũng chỉ là một cư sĩ trọc đầu mà thôi.
Xét qua ba trường hợp này, trước tiên ta phải bỏ trang điểm, làm dáng, làm đẹp, tập ăn mặc vải thật xấu. Kếđó tập bố thí, xả bỏ của cải tài sản, buông xả cho thật sạch. Đừng nghĩ rằng để dành, cất chùa, cất am cho thật đẹp, độ người tu. Điều nầy là lập luận của thế gian qua ngõ tôn giáo, và bị tâm mình lừa gạt. Tu để cứu mình thoát khỏi trầm luân. Chưa cứu mình được mà lo cứu người, đó là si mê, dại dột. Đó cũng là tâm danh lợi.
Ta phải xả bỏ hết của cải như ông Bàng long Uẩn, đem tài sản của cải, châu báu đổ hết xuống sông. Khi xả bỏ được hết của cải, tài sản, châu báu, vàng bạc thì ta giải quyết tình cảm như thế nào để không còn bị trói buôc, nhớ thương? Đây là một giai đoạn rất khó trong đạo Phật. Nghe thì dễ, nhưng thực hiện thì khó vô cùng. Muốn vượt thoát cuộc sống thế gian đâu phải ai cũng làm được. Phải là người gan dạ, đầy đủ nghi lực, cương quyết, dũng cảm thì mới vượt thoát được.
Một người như các cư sĩ đang ngồi đây, nghe thầy thuyết giảng, thử hỏi quý vị có thể bỏ gia đình đi tu ngay liền được hay không? Quý vị muốn đi tu, nhưng vợ con có đồng ý hay không? Nếu quý vịđoạn dứt, bỏ đi, thì quý vịđã làm trái với lời Phật dạy: "Không làm khổ mình, khổ người".
Quý vị sẽ hỏi thầy: "Sao Đức Phật đi tu bỏ cả gia đình, vợ con thương nhớđược?". Quý vị quên rằng khi Đức Phật đi tu thì đạo Phật chưa có. Do đạo Phật chưa có, nên chưa ai dạy điều này (đạo đức nhân quả). Còn bây giờ chúng ta đã có đạo Phật, nên có "đạo đức không làm khổ mình, khổ người". Vì thế bà Dhamar phải chờ chồng chết mới đi tu.
Hai chữ bổn phận trói buộc ta chắc hơn cả dây xích sắt. Bổn phận làm người, đối với cha mẹ, đối với vợ con, liệu chúng ta có dứt bỏđược không? Điều đó ít có ai làm được, đâu phải dễ. Một người làm được điều nầy ví như một bầy cá đang mắc trong lưới, chỉ có một con vượt thoát ra khỏi lưới, đó là một điều hy hữu ít có. Chúng ta là những người bị lưới gia đình, lưới vật chất, lưới danh, lưới lợi bao vây khắp cùng, không thể vượt thoát ra được. Thầy Minh Tông là một cư sĩ có vợ, con còn nhỏ, mẹ già đang bệnh tật. Nhưng đứng trước sự chết sống, bệnh khổ và tái sanh luân hồi của kiếp người, Thầy không chần chờ được nữa, mạnh dạn quyết tâm vượt ra khỏi mạng lưới, để thưcï hiện con đường giải thoát, cứu mình và cứu mọi người, trong đó có gia đình mình, cha mẹ và vợ con.
Không phải ai cũng có thể làm như cư sĩ Minh Tông được. Hầu hết quý vịđang có mặt ởđây, đang nghe thầy thuyết giảng, chẳng qua chỉ để nghe cho hiểu biết, chớ không đủ can đảm vượt qua những mạng lưới của gia đình, cạo bỏ râu tóc xuất gia, thay đổi cuộc sống hoàn toàn, cắt đứt dây mơ rễ má, tình cảm gia đình để thực hiện đời sống cao quý của đạo Phật. "Không làm khổ mình, khổ người", và đi sâu hơn nữa trên con đường của đạo Phật. Đó là thực hiện thiền định, tịnh chỉ các hành trong thân, làm chủ sự sống chết, quét sạch luật nhân quả, luân hồi. Những việc làm nầy, người cư sĩ tại gia, còn sống trong gia đình, không thể làm được. Con đường tu tập của đạo Phật không phải đơn giản như mọi người nghĩ, mà phải thực hiện từng bước. Ban đầu phải có bậc minh sư hướng dẫn tu tập đúng cách, đúng pháp.
Quý thầy và các con thử nghĩ xem các hành trong thân của chúng ta đang tự hoạt động như:
tim đập, phổi hô hấp, bao tử nhồi bóp thực phẩm, ruột non, ruột gìa và da đang bài tiết, óc, thần kinh đang hoạt động, hơi thở ra vô liên tục. Thế mà người ta tập điều khiển làm cho các hành đều ngưng hoạt động, thì quý thầy và các con tự suy nghĩ đây không phải là việc dễ làm, dễ tu tập.
  Nếu tâm quý vị còn đắm nhiễm mùi tục lụy thế gian, còn thương ,còn ghét, còn giận hờn, còn ham muốn vật nầy, vật kia, còn ham thích nói chuyện đời, chuyện đạo, tranh luận hơn thua, chưa từ bỏ viễn ly, chắc chắn quý thầy và các con không thể làm được những chuyện vĩ đại nầy.
Giáo lý của Đức Phật đã vạch cho chúng ta thấy con đường tu tập rất rõ ràng. Bắt đầu phải diệt trừ ác pháp, lià tâm ham muốn, lấy nhân quả làm nòng cốt tu tập thiện pháp, khiến cho tâm xa lià và đoạn dứt thất kiết sử, ngũ triền cái. Lần lượt tu tập buông thả, lập hạnh bố thí, cúng dường, và còn trau dồi những đức nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng trong mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh. Nếu bước đầu tu tập đúng như vậy, quý thầy và các con sẽ ly dục, ly ác pháp một cách dễ dàng. Mà đã ly dục, ly ác pháp được thì tâm của quý vị sống trong gia đình được yên vui, hạnh phúc, chẳng ai làm gì động tâm được cả, luôn luôn lúc nào tâm của quý vị lúc nào cũng thanh thản, an lạc.
Khi thực hiện được giai đoạn ly dục, ly ác pháp, quý vị sẽ có được một tâm hồn giải thoát, an lạc, và một cuộc sống an vui, hạnh phúc. Nếu quý vị mãn nguyện nơi đây thì con đường tu hành của quý vị mới đi một phần ba đường. Quý vị muốn đi quãng đường còn lại của đạo Phật trong chiếc áo người cư sĩ, chắc chắn quý vị khó mà thực hiện được.
Giai đoạn chuyển tiếp từ chiếc áo người cư sĩ đến chiếc áo của người tu sĩ, quý vị phải xả bỏ hết tài sản của cải như ông Bàng Long Uẩn. Khi xả bỏ hết tài sản, của cải thì ta mới giải quyết tình cảm như thế nào để không còn bị trói buộc, thương nhớ. Đây là giai đoạn rất khó. Nếu cha mẹ, anh, chị em, vợ con đều thông suốt Phật pháp thì dễ dàng dứt áo ra đi bằng ngược lại thì khó khăn vô vàn. Đó là phần hình thức, đồng ý hay không đồng ý, còn về tình cảm của ta đối với những người này, liệu ta có thể dứt bỏ dễ dàng không? Muốn tìm con đường tu hành giải thoát mà không mạnh dạn dứt bỏ, không đủ nghị lực xa lìa những người thân thương, thì dù tu ngàn kiếp cũng chẳng tới đâu....
Có xa lìa được tài sản, có dứt khoác được tình cảm thì mới nhập được chánh định, bằng không thì chỉ là tu hình thức, chẳng bao giờ nếm được mùi vị của giải thoát. Từ cuộc sống đời bước sang cuộc sống đạo, toàn bộđều khác hẳn. Thế nên người tu muốn giải thoát mà không chuẩn bị sẵn sàng sẽ bị một cơn sốc nặng. Từđó về sau cuộc sống "đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo", sự tu hành cũng chẳng đi tới đâu, phí uổng một đời người, chẳng ích lợi gì cho mình, cho người.
Người nào vượt qua đoạn đường này, ví như cá vượt vũ môn. Xưa Trang Tử cùng một người bạn đứng xem người chài lưới cá. Có một con cá từ trong lưới đang kéo lên vọt thoát ra ngoài, Trang tử vỗ tay ca ngợi: "Hay! Một con cá khôn thật!" Người bạn hỏi: "Sao anh lại biết nó khôn?" Đáp: Tất cả những con cá khác đồng chung số phận sa lưới, mà không thấy mình sa lưới, không thấy sự nguy hiểm, tai hoạ, không thấy sự đau khổ mất mạng, không thấy trên dao, dưới nước sôi lửa bỏng, không thấy mất mạng như chỉ mành treo chuông. Chỉ trong chốc lác, thì than ôi, còn chi là sự sống. Cả một bầy cá mà chỉ có một con vượt ra khỏi, không phải là khôn sao?
Ai là người khôn, thấy được thân này là vô thường, là khổ, là vô ngã, thấy thân này là bất tịnh, uế nhiễm, hôi thúi bệnh tật, khổ đau, thấy những người thân quyến thuộc là nhân quả, là những vay nợ với nhau. Người ấy hiểu rằng không có chi là thường còn, vĩnh viễn, các pháp trong thế gian này không phải là của mình nữa, mà là do duyên hợp, là đau khổ, là trói buộc.
Người tu theo đạo Phật mà không thấy ba trường hợp quyết định số phận tu hành của mình thì dù có tu đến đâu cũng chẳng ra gì, chỉ là hình thức tu sĩ mà thôi.